Một số nhận xét về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba xuyên – sóc trăng (Trang 71)

- Tổng nguồn vốn của ngân hàng năm sau cao hơn năm trước, trong đó vốn huy động chiếm chủ yếu và là nguồn vốn ngắn hạn. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy ngân hàng đã đẩy mạnh công tác huy động vốn.

- Về hoat động cho vay thì DSCV, DSTN, DN đều tăng qua các năm cho thấy ngân hàng luôn cố gắng tìm kiếm khách hàng, mở rộng quy mô tín dụng. Do cơ cấu nguồn vốn là ngắn hạn nên ngân hàng chỉ tập trung vào các khoản vay ngắn hạn.

- Về các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tín dụng: DN/VHĐ, DN/TTS, hệ số thu nợ, tỷ lệ nợ xấu, vòng quay vốn tín dụng, hệ số DPRR đều tương đối tốt, trong đó tỷ lệ nợ xấu luôn ở dưới mức 2% theo kế hoạch đã đề ra. Từ đó cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua là khá tốt.

Bên cạnh đó, hoạt động của ngân hàng cũng còn một số hạn chế cần xem xét để có những biện pháp nhằm khắc phục:

- Công tác nguồn vốn: mặc dù vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhưng vốn điều chuyển vẫn còn cao, chiếm hơn 20% tổng nguồn vốn cho thấy nguồn vốn hoạt động của ngân hàng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào cấp trên, chi phí phải trả cho nguồn này cao hơn vốn huy động nên làm tăng chi phí ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

- Hoạt động cho vay: ngân hàng chỉ tập trung vào các khoản vay ngắn hạn, các khoản vay trung và dài hạn chiếm rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Nhưng xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đầu tư, xây dựng, mở rộng quy mô kinh doanh,... sẽ càng nhiều, nhu cầu về vốn trung và dài hạn sẽ gia tăng. Đối với ngành nông nghiệp thì trong thời gian qua, ngân hàng cũng rất hạn chế cho vay đối với ngành này.

- Về nợ xấu: thời gian qua nợ xấu của ngân hàng đều giảm qua các năm, tuy nhiên thiệt hại mà nó mang lại thì không nhỏ, nó làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt

62

động kinh doanh và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu vẫn còn ở mức cao, tập trung chủ yếu ở thành phần hộ sản xuất hoạt động trong ngành thủy sản. - Về thu nhập – chi phí – lợi nhuận: tốc độ tăng của chi phí luôn cao hơn thu nhập nên dẫn đến sự giảm sút về lợi nhuận. Xét riêng về thu nhập, ta thấy rằng khoản thu này chủ yếu từ lãi, các lĩnh vực đầu tư khác chưa được ngân hàng quan tâm một cách đúng mức, danh mục đầu tư nói chung còn chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa hoạt động để đứng vững trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt. Các chỉ tiêu ROA, ROS, hệ số sử dụng tài sản, tổng CP/Tổng TS, Tổng CP/Tổng TN, khoảng cách thu nhập,... đều chưa cao cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng chưa đạt hiệu quả cao.

- Đội ngũ cán bộ tín dụng: trong thời gian qua đã thể hiện rất tốt vai trò, trách nhiệm của mình, góp phần đáng kể vào sự phát triển của ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn còn số ít cán bộ lơ là trong công tác thẩm định, giám sát việc sử dụng vốn và công tác thu hồi nợ.

63

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH BA XUYÊN SÓC TRĂNG

5.1 Công tác huy động vốn

Ngân hàng muốn duy trì và phát triển các hoạt động của mình thì cần có nguồn vốn và nguồn vốn chủ yếu để phục vụ cho các hoạt động của ngân hàng là vốn huy động. Do vậy, ngân hàng cần có chính sách phù hợp để khai thác triệt để các tiềm năng về vốn, đặc biệt là cần đẩy mạnh công tác huy động vốn từ dân cư bởi đây là đối tượng mang lại nguồn thu dồi dào cho ngân hàng, luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Một số giải pháp cụ thể:

- Cần đẩy mạnh khai thác các nguồn vốn có chi phí thấp vì ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên

- Lãi suất phải thực sự hấp dẫn và cạnh tranh. Trong điều kiện hoạt động cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì ngân hàng phải nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra những chính sách lãi suất phù hợp với mục đích từng đối tượng là cá nhân hay các tổ chức vào những thời điểm khác nhau.

- Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng là vốn huy động nhưng qua các năm nguồn vốn này tăng trưởng không ổn định, tăng không nhiều. Vì vậy, ngoài các khách hàng có quan hệ thường xuyên với ngân hàng, cần tìm kiếm thêm các khách hàng mới.

- Nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, cần tăng cường khai thác nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế đặc biệt là các đơn vị có tiếng vì đây là những đối tượng có nguồn vốn tương đối lớn.

- Nguồn vốn huy động dài hạn của ngân hàng còn hạn chế, cần tăng cường hơn nữa nguồn vốn này để đáp ứng được nhu cầu hoạt động của ngân hàng.

5.2 Hoạt động cho vay

Bên cạnh việc thực hiện chính sách để huy động vốn vào ngày càng nhiều thì ngân hàng cần nỗ lực để sử dụng vốn một cách hiệu quả. Để tăng doanh thu và lợi nhuận ngân hàng cần có những biện pháp thực sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Một số giải pháp cụ thể:

64

- Cần xem trọng việc phân loại khách hàng vì đây là công tác quan trọng phục vụ cho việc nâng cao chất lượng tín dụng. Tùy vào mỗi đối tượng mà có phương thức cho vay khác nhau, chẳng hạn như các hộ SXKD cần vốn theo thời vụ thì ngân hàng sẽ cho vay theo từng lần; đối với các công ty hay doanh nghiệp cần vốn để đầu tư vào các dự án thì ngân hàng sẽ cho vay theo dự án;...với món vay nhỏ hay lớn là tùy vào tính khả thi của phương án kinh doanh cũng như uy tín của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.

- Cần nâng cao chất lượng của công tác thẩm định trước khi tiến hành cho vay, đặc biệt là đối với khách hàng mới hoặc các thành phần kinh tế là DNTN, HTX vì điều này ảnh hưởng đến thiện chí trả nợ của khách hàng.

- Nên có chính sách ưu đãi đối với các khách hàng có uy tín, hoạt động kinh doanh có hiệu quả như các hộ SXKD, các công ty về lãi suất, thời hạn cho vay, hạn mức cho vay...hoặc những hình thức ưu đãi khác mà ngân hàng thấy phù hợp. - Cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn, đặc biệt đối với các HTX vì đây là đối tượng mang lại hiệu quả không cao.

- Các khoản cho vay dài hạn của ngân hàng cũng còn hạn chế, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong doanh số cho vay. Vì nhu cầu đầu tư, xây dựng, mở rộng quy mô kinh doanh... ngày càng nhiều khi xã hội ngày càng phát triển nên ngân hàng cũng nên quan tâm đến khoản mục này để đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như mang lại thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro thì ngân hàng cần xem xét cẩn thận phương án kinh doanh của khách hàng có khả thi hay không rồi mới quyết định cho vay.

- Trong thời gian qua thì ngân hàng chỉ chú trọng vào các hộ SXKD hoạt động trong nhóm ngành TM – DV. Đây là hướng đi đúng, phù hợp xu hướng phát triển trên địa bàn. Tuy nhiên, ngân hàng cũng nên cho vay ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề hơn để phân tán được rủi ro vì nếu chỉ tập trung các hộ hoạt động trong nhóm ngành TM – DV thì khi họ gặp khó khăn thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng. Trong thời gian tới, ngân hàng cần tăng các khoản cho vay phục vụ nông nghiệp giúp bà con tái sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt..nhưng sẽ ưu tiên cho những hộ sản xuất với quy mô lớn, có trình độ và kinh nghiệm sản xuất, biết áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên mở rộng cho vay đối với ngành CN – XD vì nhu cầu xây dựng cơ bản, khu dân cư, khu đô thị,

65

nhu cầu SXKD vẫn còn nhiều. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ nên ưu tiên cho những khách hàng uy tín, có phương án khả thi, sản phẩm có đầu ra tương đối ổn định... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng

- Cán bộ ngân hàng phải có kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Để đạt được điều này thì khâu tuyển dụng cần được chú trọng, sàng lọc cẩn thận, lựa chọn ứng viên phù hợp với vị trí cần tuyển.

- Ngân hàng cần thường xuyên có những đợt tập huấn, học tập kinh nghiệm cho nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ khách hàng. Bên cạnh đó, nhân viên cần tự trao dồi, học hỏi, nghiên cứu thêm các tài liệu chuyên môn, văn bản ngành để bổ sung kiến thức nhằm đáp ứng với yêu cầu công việc của ngân hàng cũng như sự phát triển của xã hội.

- Phải tiến hành phân công nhiệm vụ cán bộ rõ ràng, phù hợp khả năng quản lý từng cán bộ, chủ động tiếp cận khách hàng, giữ mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống, khách hàng đang giao dịch và sẽ giao dịch với phương châm: “Nhanh chóng, an toàn, chính xác, hiệu quả”

- Ngoài ra, ngân hàng cũng cần quan tâm đến lợi ích của nhân viên, có chính sách khen thưởng đối với các nhân viên làm việc có thành tích tốt để khích lệ toàn thể nhân viên cố gắng làm việc hơn.

5.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu chi phí

- Các khoản thu nhập chủ yếu là từ lãi, vì vậy ngân hàng cũng cần tăng cường hơn nữa các khoản thu khác từ dịch vụ, sản phẩm ngân hàng hiện đại vì loại hình này cũng ít rủi ro hơn thu từ hoạt động cho vay. Cần tăng cường các tài sản có sinh lời để tăng thu nhập cho ngân hàng.

- Ngân hàng cần có những biện pháp thu hút nguồn vốn trung và dài hạn để hạn chế nguồn vốn vay từ cấp trên nhằm giảm thiểu chi phí trả lãi vốn vay. Ngân hàng cũng cần rà soát tất cả các bộ phận, phòng ban để cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết, thay mới các thiết bị cũ kĩ làm giảm năng suất hoạt động, sử dụng các thiết bị văn phòng một cách hiệu quả, tránh lãng phí...nhằm góp phần làm giảm chi phí hoạt động.

- Chỉ tiêu về rủi ro lãi suất ngân hàng còn cao. Vì vậy, ngân hàng cần tăng cường hơn nữa nguồn vốn huy động và sử dụng tốt nguồn vốn huy động.

66

- Nợ xấu của ngân hàng tuy còn dưới 2% nhưng vẫn còn ở mức cao, ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng nâng cao thẩm định để giảm thiểu rủi ro nợ xấu.

67

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN

Thông qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ta rút ra một số kết luận:

- Thực hiện tốt công tác huy động vốn, thu hút được nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Hoạt động cho vay, thu hồi nợ và dư nợ luôn tăng qua các năm

- Tỷ lệ nợ xấu giảm qua các năm và dưới ngưỡng 2% theo kế hoạch đề ra

- Các sản phẩm dịch vụ hiện đại cũng đạt được nhiều thành tựu Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng cũng còn một số hạn chế:

- Nguồn vốn huy động của ngân hàng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng nên còn phụ thuộc nhiều vào ngân hàng cấp trên. Vì vậy, chi phí bỏ ra cho khoản vốn này cũng khá lớn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. - Hoạt động cho vay chủ yếu ngắn hạn do cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng là ngắn hạn. Ngân hàng chỉ tập trung vào các hộ sản xuất kinh doanh nhóm ngành thương mại – dịch vụ. Ngành nông nghiệp chưa được ngân hàng quan tâm đúng mức.

- Nợ xấu của ngân hàng tuy giảm qua các năm nhưng cũng còn cao và tập trung ở ngành thủy sản.

- Thu nhập của ngân hàng chủ yếu là từ hoạt động cho vay do ngân hàng chưa mở rộng, đa dạng danh mục đầu tư của mình. Các khoản chi phí của ngân hàng còn cao và tăng cao qua các năm.

Với những thành tựu và hạn chế như trên thì ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa khắc phục những hạn chế, phát huy những mặt tốt để ngày càng hoàn thiện bộ máy hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp ngân hàng có thể đứng vững trong môi trường hoạt động đầy rủi ro và cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại, 2012. Bài giảng Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương

mại. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại, 2012. Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

3. Lê Văn Tư, 2005. Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Thống kê.

4. Dương Mỹ Hạnh, 2011. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của

ngân hàng BIDV, chi nhánh Cần Thơ. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Trần Văn Quyền, 2013. Phân tích tình hình tín dụng tại NHNNo & PTNT

chi nhánh Ba Xuyên, Sóc Trăng. Luận văn Đại học. Đại học Tây Đô.

6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên, Sóc Trăng năm 2010, 2011, 2012, 6 tháng đầu năm 2013

Các trang web: http://www.agribank.com.vn www.soctrang.gov.vn

69

PHỤ LỤC

ROA chịu tác động bởi 2 nhân tố là tỷ suất lợi nhuận và hệ số sử dụng tài sản.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA năm 2011/2010

+ Xác định đối tượng phân tích: ΔR = R11 – R10 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA

ROA được xác định: Rn=an x bn= Tỷ suất lợi nhuận x Hệ số sử dụng tài sản

- Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) thực tế năm 2011 (R11) R11 = a11 x b11 = 13,14 x 0,1827 = 2,401

- Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) thực tế năm 2010 (R10) R10 = a10 x b10 = 17,14 x 0,1293 = 2,216

Đối tượng phân tích: ΔR = R11 – R10 = 0,185

Vậy: ROA thực tế của ngân hàng năm 2011 so với năm 2010 tăng 0,185 do ảnh hưởng bởi các nhân tố như tỷ suất lợi nhuận hệ số sử dụng tài sản.

+ Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố - Ảnh hưởng bởi nhân tố tỷ suất lợi nhuận

Δa = a11b10 –a10b10 = 13,14 x 0,1293 – 17,14 x 0,1293 = - 0,517%

Vậy: do tỷ suất lợi nhuận giảm 4% làm ROA của ngân hàng giảm 0,517% - Ảnh hưởng bởi nhân tố hệ số sử dụng tài sản

Δb = a11b11 – a11b10 = 13,14 x 0,1827 – 13,14 x 0,1293 = 0,702%

Vậy: Do hệ số sử dụng tài sản năm 2011 tăng 0,053 lần so với năm 2010 làm ROA của ngân hàng tăng 0,702%

+ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

70 Nhân tố làm tăng ROA:

Hệ số sử dụng tài sản: 0,702% Nhân tố làm giảm ROA

Tỷ suất lợi nhuận: - 0,517% ──────── 0,185

0,70% – 0,52% = 0,18% = Đối tượng phân tích ROA

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA năm 2012/2011

+ Xác định đối tượng phân tích: ΔR = R12 – R11 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA

ROA được xác định: Rn=an x bn= Tỷ suất lợi nhuận x Hệ số sử dụng tài sản

- Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) thực tế năm 2012 (R12)

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba xuyên – sóc trăng (Trang 71)