Bảng 4.15 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của ngân
hàng giai đoạn 2010 – 2012
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
Vốn huy động Triệu đồng 214.032 210.791 232.592
Tổng tài sản Triệu đồng 248.960 276.958 289.348
Doanh số cho vay Triệu đồng 433.187 466.169 710.333
Doanh số thu nợ Triệu đồng 402.282 439.340 697.459
Dư nợ Triệu đồng 240.253 267.082 279.956
Nợ xấu Triệu đồng 3.859 1.856 1.220
Dư nợ bình quân Triệu đồng 224.801 253.668 273.519
Dự phòng RRTD Triệu đồng 1.213 1.497 3.292 1. Dư nợ/ Vốn HĐ Lần 1,12 1,27 1,20 2. Dư nợ/ Tổng TS Lần 0,97 0,96 0,97 3. Hệ số thu nợ % 92,87 94,24 98,19 4. Vòng quay vốn TD Vòng 1,79 1,73 2,55 5. Hệ số DPRR % 0,28 0,32 0,46
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
* Dư nợ/Vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng vốn huy động được sử dụng để cho vay với nền kinh tế. Chỉ tiêu này quá lớn hoặc quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này quá lớn chứng tỏ vốn huy động ít tham gia vào hoạt động cho vay, khả năng huy động chưa được tốt; ngược lại thì cho thấy việc sử dụng vốn chưa
44
hiệu quả. Chỉ tiêu này càng gần 1 càng tốt. Qua bảng số liệu ta thấy trong năm 2010 bình quân 1,12 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, năm 2011 là 1,27 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia và năm 2012 là 1,20 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Ta thấy rằng trong năm 2012 mặc dù vốn huy động và dư nợ đều tăng nhưng chỉ tiêu này lại giảm. Vì dư nợ của ngân hàng tăng chủ yếu là dư nợ ngắn hạn, nhưng trong năm 2012 lại tăng không nhiều còn dư nợ trung và dài hạn thì có xu hướng giảm qua các năm do ngân hàng hạn chế các khoản vay dài hạn để giảm rủi ro khiến cho do tốc độ tăng của dư nợ không bằng tốc độ tăng của vốn huy động dẫn đến sự giảm sút chỉ tiêu này. Trong thời gian này, ngân hàng tập trung cho vay đối với thành phần kinh tế là hộ sản xuất kinh doanh và công ty vì các loại hình này phù hợp với cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn của ngân hàng, hạn chế các khoản vay đối với thành phần HTX vì hiệu quả không cao. Và trong các ngành nghề kinh tế, ngân hàng chú trọng đầu tư vào các khoản vay cho ngành TM – DV vì các khoản vay này thu hồi vốn nhanh, mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Tóm lại, với tỷ lệ này cho thấy tình hình sử dụng vốn của ngân hàng khá tốt, hạn chế sử dụng vốn điều chuyển từ cấp trên, tốc độ tăng trưởng dư nợ tốt. Đó là nhờ vào chính sách mở rộng hoạt động tín dụng, đa dạng các hình thức cho vay đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là với tỷ số này thì nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay, mặc dù vốn điều chuyển từ cấp trên đã giảm nhưng vẫn còn khá nhiều. Vì vậy, ngân hàng cần có những biện pháp linh hoạt, lãi suất phù hợp để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế.
* Dư nợ/Tổng tài sản
Đây là chỉ số tính toán mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này qua các năm luôn cao và lần lượt là 0,97, 0,96 và 0,97. Điều này có nghĩa là cứ 1 đồng vốn ngân hàng bỏ ra sẽ sử dụng 0,97 đồng để cho vay năm 2010, 0,96 đồng để cho vay năm 2011, 0,97 đồng cho vay năm 2012, còn lại ngân hàng đầu tư vào các sản phẩm dịch vụ khác như phát hành thẻ, chi trả kiều hối... Nhìn chung tỷ lệ này là hợp lý, bởi vì nguồn thu của ngân hàng chủ yếu là từ hoạt động tín dụng và qua tỷ lệ này ta thấy được nguồn vốn của ngân hàng luôn đáp ứng đủ cho dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn. Do hoạt động cho vay luôn có nhiều rủi ro trong môi trường cạnh tranh gay gắt nên ngân hàng cũng cần chú ý phát triển các lĩnh vực đầu tư khác nhằm phân tán rủi ro và nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.
45 * Hệ số thu nợ
Chỉ số này phản ánh hoạt động thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản cho vay hay khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này cho ta thấy tình hình thu nợ của ngân hàng có hiệu quả hay không cho nên chỉ tiêu này càng cao cho thấy tiến trình thu hồi nợ của ngân hàng thực hiện càng tốt. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ của ngân hàng luôn ở mức cao và tăng dần qua các năm, năm 2010 là 92,87, năm 2011 là 94,24 và năm 2012 là 98,19. Những kết quả đạt được rất cao cho ta thấy một điều là các món vay phần lớn là ngắn hạn, cụ thể là chỉ tiêu thu nợ của cho vay ngắn hạn năm 2010 là 94,18%, năm 2011 là 91,06% và năm 2012 là 97,42% nên đáo hạn trong năm, ít rủi ro do biến động kinh tế. Ngoài ra, chúng ta còn thấy rằng ngân hàng đã thực hiện rất tốt từ khâu lựa chọn khách hàng đến xét duyệt cho vay, chỉ cho vay đối với các thành phần kinh tế có mang lại hiệu quả, có tiềm năng như hộ sản xuất và công ty kinh doanh trong nhóm ngành nghề thương mại dịch vụ, hạn chế cho vay các đối tượng hoạt động kém hiệu quả, tăng cường công tác thu hồi nợ đến hạn của các khoản vay mà đặc biệt là các khoản vay trung, dài hạn và các khoản vay đối với các doanh nghiệp và hợp tác xã; đồng thời chi nhánh gắn trách nhiệm cho từng cán bộ tín dụng với các món vay mà mình phụ trách nên tình hình thu nợ của ngân hàng cải thiện đáng kể.
* Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, phản ánh tốc độ thu hồi nợ là nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Chỉ số này càng lớn thì càng có lợi cho ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng tương đối nhanh, đặc biệt trong năm 2012 tăng lên 2,55 vòng do hoạt động cho vay của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Nguyên nhân là do trong thời gian qua lãi suất có nhiều biến động nên ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn nên thời gian thu hồi nhanh, lưu chuyển vốn linh động, đồng thời đối với các khoản cho vay trung và dài hạn ngân hàng cân nhắc khi cho vay nên cũng hạn chế được nhiều rủi ro, góp phần làm gia tăng vòng quay vốn tín dụng. Ngoài ra, ngân hàng cũng rất chú tâm đến việc đầu tư vốn vào các thành phần kinh tế mang lại hiệu quả cao, tìm kiếm, phát triển thêm các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng có nhu cầu phù hợp với cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn của mình nhằm phân tán được rủi ro, mang lại lợi ích cho ngân hàng, đồng thời cũng làm tăng tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng. Mặt khác, công tác thu hồi
46
nợ của ngân hàng được thực hiện tốt, ngân hàng thường xuyên theo dõi hoạt động kinh doanh của khách hàng, động viên, đôn đốc, tạo điều kiện cho khách hàng trả vốn vay đúng hạn nên tác động tích cực đến vòng quay vốn của ngân hàng. * Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Hệ số này thể hiện khả năng bù đắp rủi ro của ngân hàng khi có chuyển biến xấu xảy ra trong quá trình hoạt động tín dụng. Hệ số này của ngân hàng tăng dần qua các năm, đặc biệt là năm 2012. Qua các năm doanh số cho vay của ngân hàng luôn tăng, chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản vay đối với hộ sản xuất kinh doanh nhưng tốc độ tăng cao nhất là doanh số cho vay đối với các công ty. Tuy đối với loại hình này mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng tập trung vào số ít đối tượng thì khi họ gặp khó khăn, biến cố trong kinh doanh sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động của ngân hàng, hơn nữa kinh tế thì luôn biến động không ngừng nên ngân hàng đã chủ động trích lập dự phòng nhằm đảm bảo hoạt động khi có tình huống xấu xảy ra.
Bảng 4.16 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng 6 tháng
đầu năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Vốn huy động Triệu đồng 219.239 226.676 Tổng tài sản Triệu đồng 284.352 310.315
Doanh số cho vay Triệu đồng 223.468 286.837
Doanh số thu nợ Triệu đồng 217.279 281.871
Dư nợ Triệu đồng 273.271 289.794
Dư nợ bình quân Triệu đồng 270.177 284.875
Dự phòng RRTD Triệu đồng 1.497 3.348 1. Dư nợ/ Vốn HĐ Lần 1,20 1,28 2. Dư nợ/ Tổng TS Lần 0,92 0,93 3. Hệ số thu nợ % 97,23 98,27 4. Vòng quay vốn TD Vòng 0,8 0,99 5. Hệ số DPRR % 0,67 1,17
47 * Dư nợ/Vốn huy động
Qua bảng số liệu, ta thấy tình hình sử dụng vốn huy động của ngân hàng khá tốt. Đồng thời cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng ngày càng hiệu quả mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng trên địa bàn nhưng vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, nguồn vốn điều chuyển đã tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng đã không đáp ứng được nhu cầu cho vay của khách hàng. Trong giai đoạn này, nền kinh tế cũng còn khó khăn, hoạt động ngân hàng cũng gặp nhiều trở ngại nên ngân hàng tập trung nhiều vào các khoản vay ngắn hạn và đối tượng là các hộ sản xuất, các công ty kinh doanh nhóm ngành TM – DV làm dư nợ tăng lên rất nhiều. Đây là kết quả đáng khích lệ, ngân hàng cần duy trì và phát huy, như thế mới có thể cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn giúp hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng hiệu quả.
* Dư nợ/Tổng tài sản
Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên. Điều này cho ta thấy ngân hàng đã sử dụng phần lớn nguồn vốn để cho vay, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của người dân, đồng thời qua đó cũng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Do trong thời gian này, nền kinh tế cũng còn nhiều khó khăn nên ngân hàng chỉ tập trung vào các khoản ngắn hạn đối với các hộ sản xuất trong nhóm ngành TM – DV. Vì số tiền vay cũng nhỏ nên cũng hạn chế được rủi ro và thu hồi nhanh chóng. Có thể nói đây là sự thành công trong công tác sử dụng vốn vì khoản mục này tạo ra lợi nhuận rất cao cho ngân hàng.
* Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ đã tăng so với cùng kỳ năm 2012. Điều này cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng được thực hiện tốt. Vì ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn đối với nhóm ngành thương mại – dịch vụ nên thời gian thu hồi nhanh, số tiền vay cũng nhỏ, bên cạnh đó, ngân hàng cũng rất thận trọng trong khâu thẩm định, xét duyệt cho vay, chỉ cho vay đối với các đối tượng khách hàng đủ tiêu chuẩn như các hộ sản xuất, các công ty có phương án kinh doanh khả thi và còn thường xuyên quan tâm đến việc sử dụng vốn của các thành phần kinh tế và đôn đốc họ trả nợ khi đến hạn, đặc biệt là đối với thành phần hoạt động kém hiệu quả như hợp tác xã nên công tác thu hồi nợ của ngân hàng được tiến hành thuận lợi. Chính vì vậy mà trong tương lai ngân hàng cần tăng cường hơn nữa công tác thu nợ cũng như thẩm định khi cho vay để ngày càng nâng cao hiệu quả tín dụng cho
48
ngân hàng. Bên cạnh đó phải kể đến là thiện chí trả nợ của khách hàng trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
* Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng tăng lên so với cùng kỳ năm 2012. Điều này cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng cao, thu hồi nợ nhanh. Vòng quay vốn tín dụng tăng là nhờ ngân hàng tập trung vào các món vay ngắn hạn, số tiền vay tương đối nhỏ đối với các hộ sản xuất hoạt động trong nhóm ngành thương mại dịch vụ nên việc thu hồi vốn được thuận lợi, bên cạnh đó là chính sách chú trọng công tác thẩm định thật kỹ trước khi cho vay, kiểm tra việc sử dụng vốn và công tác thu hồi nợ. Mặt khác, do những khách hàng làm ăn có hiệu quả nên đã hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng góp phần làm tăng trưởng vòng quay vốn tín dụng.
* Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng
Trong giai đoạn này dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao, do nợ xấu tăng cao và chỉ tăng ở các khoản vay ngắn hạn của các hộ sản xuất kinh doanh trong ngành thương mại – dịch vụ. Trong giai đoạn 2010 - 2012, ngân hàng đã cắt giảm các khoản vay dài hạn và các thành phần kinh tế kém hiệu quả nhưng do sự khó khăn của nền kinh tế đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của khách hàng làm nợ xấu tăng lên cao trong năm 2013 nên ngân hàng đã có bước chuẩn bị dự phòng cho những chuyển biến xấu của nền kinh tế ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng làm nợ xấu tăng cao.
4.3 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ 4.3.1 Dịch vụ thẻ
Bảng 4.17 Hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T 2013
Kế hoạch 600 815 515 410
Thực hiện 448 652 695 333
Tổng số thẻ đã phát hành 1.187 1.839 2.514 2.790
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
Qua bảng số liệu ta thấy việc kinh doanh thẻ qua các năm 2010, 2011 không đạt được như kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, số thẻ phát hành qua các năm đều tăng, đặc biệt năm 2012 còn vượt kế hoạch đã đề ra đầu năm. Sang đầu năm 2013, số thẻ phát hành đã gần kế hoạch đầu năm đề ra. Do sự tiện dụng, dịch vụ
49
đa dạng, phong phú cũng như mạng lưới rộng lớn nên đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng. Từ đó, hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng không ngừng được tăng cao và cũng góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng.
4.3.2 Dịch vụ chi trả kiều hối
Trong những năm qua, dịch vụ kiều hối của hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát triển mạnh. Kết quả này cùng hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng đã đưa Việt Nam vào top 10 quốc gia thu hút kiều hối nhiều nhất trên thế giới. Cùng sự phát triển của hệ thống, qua các năm lượng chi trả kiều hối của chi nhánh Ba Xuyên luôn cao, cụ thể năm 2010 đạt 381.204 USD, năm 2011 đạt 451.519 USD, năm 2012 đạt 433.639 USD. Đạt được kết quả như vậy là do ngân hàng đã triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển kiều hối, mở rộng hợp tác chuyển tiền kiều hối qua ngân hàng tại các thị trường Đài Loan, Malaysia, Nga... đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra còn ban hành các quy trình hướng dẫn hoạt động kiều hối; đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, quảng bá với nhiều chương trình khuyến mãi đã thu hút được rất nhiều khách hàng.
4.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Bảng 4.18 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm
2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 32.192 50.593 50.680 18.401 57,16 87 0,17 - Từ lãi 28.762 46.508 45.730 17.746 61,70 (778) (1,67)