Tình hình cho vay

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba xuyên – sóc trăng (Trang 37)

4.2.1 Doanh số cho vay

Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn nền thời gian thu hồi vốn nhanh nên tổng doanh số cho vay của ngân hàng qua ba năm luôn cao hơn tổng nguồn vốn. Nhìn chung, doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay tăng 11,96% so với năm 2010, năm 2012 doanh số cho vay tăng 54,15% so với năm 2011. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao khiến giá cả tăng vọt, đầu ra thấp, tình hình tài chính eo hẹp nên nhu cầu vốn của khách hàng trên địa bàn là rất lớn. Bên cạnh đó là sự nỗ lực của cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm, thiết lập mối quan hệ với khách hàng mới; củng cố, duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống để đáp ứng kịp thời nhu cầu của họ góp phần làm tăng doanh số cho vay qua các năm.

Bảng 4.7 Doanh số cho vay của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Theo thời hạn 433.187 466.169 710.333 32.982 7,61 244.164 52,38 - Ngắn hạn 401.233 449.209 692.470 47.976 11,96 243.261 54,15 - Trung và dài hạn 31.954 16.960 17.863 (14.994) (46,92) 903 5,32 Theo thành phần kinh tế 433.187 466.169 710.333 32.982 7,61 244.164 52,38 - Công ty 36.763 59.724 190.734 22.961 62,46 131.010 219,36 - DNTN 58.413 64.082 50.476 5.669 9,71 (13.606) (21,23) - HTX 2.263 1.511 0 (752) (33,23) (1.511) (100) - Hộ SXKD 335.748 340.852 469.123 5.104 1,52 128.271 37,63 Theo ngành nghề kinh tế 433.187 466.169 710.333 32.982 7,61 244.164 52,38 - Nông nghiệp 7.208 11.389 10.706 4.181 58,01 (683) (5,99) - Thủy sản 18.240 33.628 17.860 15.388 84,36 (15.768) (46,89) - CN – XD 15.695 15.425 14.193 (270) (1,72) (1.232) (7,99) - TM – DV 226.916 273.209 390.326 46.293 20,40 117.117 42,87 - Khác 165.128 132.518 277.248 (32.610) (19,75) 144.730 109,22

28

* Ghi chú:

DNTN:Doanh nghiệp tư nhân HTX: Hợp tác xã SXKD: Sản xuất kinh doanh CN-XD: Công nghiệp- xây dựng

TM- DV:Thương mại- dịch vụ

* Doanh số cho vay theo kỳ hạn

Qua 3 năm, doanh số cho vay ngắn hạn luôn tăng và chiếm một tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay (hơn 90%). Nguyên nhân là do trong giai đoạn này nhu cầu vốn ngắn hạn của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tăng cao để phục vụ tái sản xuất, mở rộng kinh doanh hoặc vay vốn theo thời vụ để trồng trọt, chăn nuôi, mua bán nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là loại tiền gửi ngắn hạn cho nên việc cho vay ngắn hạn sẽ giúp ngân hàng thu hồi nợ nhanh chóng, tăng vòng quay vốn và phân tán được rủi ro trong giai đoạn điều kiện kinh tế đầy sóng gió như hiện nay. Và trong thời gian này, doanh số cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm dần. Điều này là do nhu cầu về vốn dài hạn trên địa bàn còn thấp. Ngoài ra, loại hình này lại có thời gian thu hồi chậm kèm theo mức độ rủi ro cao khi nền kinh tế có nhiều biến động. Vì vậy, ngân hàng đã thận trọng trong việc cấp tín dụng trung và dài hạn. Cán bộ tín dụng chỉ xét duyệt cho vay trung và dài hạn khi khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện về vay vốn, có phương án đầu tư khả thi, có kế hoạch trả nợ hữu hiệu để đảm bảo cho việc thu hồi nợ đúng hạn, giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất.

* Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Nhìn chung doanh số cho vay theo thành phần kinh tế có sự tăng giảm khác nhau qua 3 năm. Ngân hàng tập trung cho vay đối với các thành phần kinh tế có nhu cầu phù hợp với cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn của mình, đó là các hộ sản xuất kinh doanh, các công ty. Trong đó, doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh luôn tăng qua các năm và chiếm một tỷ trọng cao (hơn 60%). Trong giai đoạn này, ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay đối với khách hàng là cá nhân, hộ nông dân, hộ buôn bán nhỏ lẻ nhằm hỗ trợ vốn để sản xuất kinh doanh, phát triển nông nghiệp cũng như TM – DV nhằm tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân. Ngoài ra, do nhu cầu vốn cho việc đầu tư mở rộng sản xuất tiếp tục tăng, tình hình dịch bệnh, thiên tai cơ bản được khắc phục nên cá nhân, hộ nông dân yên

29

tâm mở rộng sản xuất. Đối với khách hàng là công ty, trong những năm qua doanh số cho vay cũng không ngừng tăng lên. Nguyên nhân là do nhu cầu đầu tư mở rộng quy mô sản xuất của các công ty chế biến lương thực, thực phẩm; chế biến thủy sản; thức ăn gia súc...gia tăng. Ngân hàng cần lưu ý với đối tượng tiềm năng này mà có sự đầu tư đúng mức đối với những công ty làm ăn hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh và có khả năng phát triển trong tương lai. Đối với đối tượng là doanh nghiệp tư nhân thì sự biến động không lớn, thậm chí có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh ở các lĩnh vực sản xuất gạch ngói, mua bán vật liệu xây dựng, chế biến gỗ,...cần vốn để mở rộng quy mô sản xuất, tái sản xuất, đa dạng sản phẩm, tạo sức mạnh cạnh tranh trên thị trường nhưng kinh tế khó khăn, đầu ra không ổn định, giá nguyên liệu tăng khiến các doanh nghiệp không thể mở rộng sản xuất, hơn nữa nhu cầu vốn của các doanh nghiệp là trung, từ đó làm doanh số cho vay cũng theo đó mà giảm sút. Còn lại là hợp tác xã là đối tượng luôn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong doanh số cho vay và giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do thành phần kinh tế này ngày càng ít trong nền kinh tế, số lượng hợp tác xã còn tồn tại trong địa bàn cũng còn rất ít và kinh doanh cũng không đạt được hiệu quả cao.

* Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Qua bảng số liệu, ta thấy rằng hầu như các ngành nghề đều có nhu cầu về vốn. Tuy nhiên, TM - DV là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm. Đây là lĩnh vực then chốt mà ngân hàng muốn hướng tới vì nhu cầu vốn của họ là ngắn hạn, thời gian thu hồi nhanh và sự gia tăng này là do chi nhánh Ba Xuyên được đặt ngay trung tâm thành phố, nơi mua bán kinh doanh nên ngành nghề cho vay chủ yếu là TM – DV. Đa phần khách hàng là những hộ buôn bán tạp hóa, kinh doanh dịch vụ ăn uống, karaoke, du lịch, thẩm mỹ... nên họ có nhu cầu để đầu tư, kinh doanh. Tiếp theo phải kể đến là các ngành khác, đối tượng này cũng chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay. Cho vay ngành khác bao gồm cho vay cán bộ, công nhân viên, tiêu dùng, hợp tác lao động nước ngoài, du học...Các đối tượng này cũng mang lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng vì lãi suất cho vay đối với các đối tượng này là khá cao. Các ngành nông nghiệp, thủy sản doanh số cho vay cũng không ổn định qua các năm. Nguyên nhân là giá đầu vào như cây, con giống, thức ăn, phân bón, chi phí thuê mướn nhân công... đều tăng nhanh trong khi giá thành phẩm rất bấp bênh, thêm vào đó là do thiên tai, dịch bệnh xảy ra, người dân không có nguồn thu nào bù đắp. Điều này khiến người dân e ngại đầu tư mở rộng sản xuất, một số đã chuyển sang kinh

30

doanh, mua bán nhỏ lẻ. Còn lại là ngành CN – XD cũng ít biến động qua các năm. Ngành này gặp nhiều khó khăn do chi phí nguyên, nhiên vật liệu, vận tải...đều tăng trong khi thị trường tiêu thụ rất thấp, lượng hàng tồn kho ngày càng nhiều dẫn đến một số doanh nghiệp đã ngừng hoạt động hoặc thiếu vốn để duy trì nên cầu về vốn không nhỏ. Tuy nhiên, nguồn vốn cho vay của ngân hàng là có hạn, và để phòng rủi ro nên ngân hàng cũng rất cân nhắc khi cho vay đối với ngành này.

Bảng 4.8 Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 của ngân hàng

Đơn vị tính: triệu đồng

6 tháng đầu năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % Theo thời hạn 223.468 286.837 63.369 28,36 - Ngắn hạn 216.093 278.145 62.052 28,72 - Trung, dài hạn 7.375 8.692 1.317 17,86 Theo thành phần kinh tế 223.468 286.837 63.369 28,36 - Công ty 35.615 98.140 62.525 175,56 - DNTN 25.501 13.890 (11.611) (45,53) - HTX - - - - - Hộ SXKD 162.352 174.807 12.455 7,67 Theo ngành kinh tế 223.468 286.837 63.369 28,36 - Nông nghiệp 11.074 1.241 (9.833) (88,79) - Thủy sản 16.010 5.815 (10.195) (63,68) - CN – XD 11.048 120 (10.928) (98,91) - TM – DV 174.721 279.661 104.940 60,06 - Khác 10.615 - (10.615) (100,00)

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)

* Doanh số cho vay theo kỳ hạn

Qua bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay của ngân hàng 6 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, cho vay ngắn hạn luôn giữ một tỷ trọng cao (hơn 90%) trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này khách hàng cần đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh, đổi mới máy móc, thiết bị, phát triển công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm mở rộng thị trường xuất khẩu. Còn các khoản vay trung và dài hạn thì thời gian thu hồi chậm cộng với rủi ro cao

31

nên khi cho vay ngân hàng cũng rất cẩn thận trong khâu thẩm định. Loại hình này chủ yếu dành cho các khách hàng có nhu cầu mở rộng sản xuất, đầu tư các tài sản cố định, phát triển cơ sở hạ tầng, nhà xưởng và lãi suất cho vay cũng khá cao so với cho vay ngắn hạn nên nhu cầu của khách hàng trên địa bàn không nhiều và có xu hướng giảm dần.

* Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Nhìn chung, doanh số cho vay các thành phần kinh tế đều tăng. Giữ vị trí chủ đạo vẫn là hộ sản xuất kinh doanh, đây là đối tượng mang lại thu nhập cao cho ngân hàng và thời gian thu hồi nợ cũng ngắn. Bên cạnh đó, nhờ vào các chính sách khuyến khích đầu tư (nhu thuế, phí, lệ phí, vốn, kỹ thuật..) đã thu hút các loại hình như công ty, doanh nghiệp tư nhân mạnh dạn đầu tư làm cho nhu cầu vay vốn tăng lên. Còn thành phần kinh tế hợp tác xã trong giai đoạn này không phát sinh là do loại hình này rất ít trên địa bàn và hiệu quả kinh tế mang lại rất thấp nên ngân hàng không đầu tư vốn đối thành phần này.

* Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy chỉ có doanh số cho vay đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ là tăng cao, còn lại các lĩnh vực khác thì giảm mạnh thậm chí không phát sinh so với cùng kỳ năm 2012. Doanh số đối với thương mại dịch vụ tăng cao là do xu hướng của nền kinh tế hiện đại thì đây là ngành kinh tế trọng điểm và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, hiểu được tầm quan trọng này nên ngân hàng đã chú trọng đầu tư vào lĩnh vực này và cũng vì nhu cầu vốn của ngành này cũng phù hợp với cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng. Còn việc các ngành khác không có phát sinh thì cũng dễ hiểu, bởi lẽ trong điều kiện kinh tế khó khăn, giá cả tăng cao mà mức lương thì hạn hẹp khiến người dân có xu hướng tiêu dùng tiết kiệm, hạn chế mua sắm...

4.2.2 Doanh số thu nợ

Cùng với sự gia tăng về doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng qua các năm. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng được thực hiện tốt, góp phần tăng trưởng tín dụng, đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng tốt hơn.

32

Bảng 4.9 Doanh số thu nợ của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Theo thời hạn 402.282 439.340 697.459 37.058 9,21 258.119 58,75 - Ngắn hạn 377.886 409.063 674.621 31.177 8,25 265.558 64,92 - Trung, dài hạn 24.396 30.277 22.838 5.881 24,11 (7.439) (24,57) Theo thành phần kinh tế 402.282 439.340 679.459 37.058 9,21 258.119 58,75 - Công ty 22.753 37.859 174.154 15.106 66,39 136.295 360,01 - DNTN 61.258 65.714 60.807 4.456 7,27 (4.907) (7,47) - HTX 1.933 2.905 6 972 50,28 (2.899) (99,79) - Hộ SXKD 316.338 332.862 462.492 16.524 5,22 129.630 38,94 Theo ngành kinh tế 402.282 439.340 679.459 37.058 9,21 258.119 58,75 - Nông nghiệp 7.756 11.526 13.227 3.770 48,61 1.701 14,76 - Thủy sản 23.677 26.350 26.930 2.673 11,29 580 2,20 - CN – XD 19.216 13.728 7.208 (5.488) (28,56) (6.520) (47,49) - TM – DV 182.284 269.238 415.891 86.954 47,70 146.653 54,47 - Khác 169.349 118.498 234.203 (50.851) (30,03) 115.705 97,64

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)

* Doanh số thu nợ theo kỳ hạn

Doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng luôn tăng qua các năm và chiếm một tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ (hơn 90%). Điều này cũng dễ hiểu bởi vì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao và tăng dần qua các năm. Do có vòng quay vốn nhanh, khoản vay phát sinh sẽ nhanh chóng được thu hồi ngay trong năm, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và thu nhập của khách hàng; mặt khác là do các khoản vay ngắn hạn thường có số tiền vay nhỏ mà phương thức trả nợ lại rất thuận lợi cho khách hàng nên công tác thu hồi nợ có nhiều thuận lợi. Bên cạnh đó, công tác thu hồi nợ cũng còn gặp một số khó khăn mà nguyên nhân là do khách hàng gặp những trở ngại trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa hoặc do khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

Doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng có sự biến động tăng giảm qua các năm, đặc biệt tăng cao trong năm 2011. Khoản mục này tăng là do các món vay trước đây đã đáo hạn, đồng thời tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng ít

33

bị ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế nên đảm bảo trả nợ đúng hạn như cam kết cho ngân hàng. Thêm vào đó là ngân hàng còn theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng và đôn đốc họ trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, cũng còn một số khách hàng đầu tư vốn không hiệu quả ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng và mặt khác là do các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán nên ngân hàng chưa thu được.

* Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Nhìn chung tình hình thu nợ diễn ra khác nhau đối với các thành phần kinh tế và biến động giống như sự biến động của chỉ tiêu doanh số cho vay. Trong đó, doanh số thu nợ đối với các hộ SXKD là cao nhất và tăng dần qua các năm. Có được kết quả này cũng nhờ vào sự nỗ lực từ phía ngân hàng từ việc thực hiện tốt quy trình cho vay đến việc giám sát, quản lý thu hồi nợ. Ngoài ra, ngân hàng còn có sự sàng lọc ra những khách hàng có uy tín, đảm bảo các yêu cầu trước khi cho vay. Tuy nhiên, do sự biến động của nền kinh tế ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của một số hộ khiến họ không thể trả nợ vay đúng hạn. Còn đối với thành phần kinh tế hợp tác xã thì hoạt động không mang lại hiệu quả cao nên ngân hàng phải thẩm định rất cẩn thận trước khi cho vay và các món vay đều rất nhỏ. Bên cạnh đó, ngân hàng còn đẩy mạnh công tác thu hồi các món vay đến hạn. Tiếp theo là thành phần kinh tế công ty, doanh nghiệp tư nhân thì mặc dù hoạt động kinh doanh không mấy thuận lợi nhưng họ vẫn đảm bảo hoàn trả tốt các khoản vay đến hạn. Được như vậy một phần là do công tác giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đối với các món vay này, một phần là do khách hàng muốn giữ uy tín cho mình nên thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ đúng hạn.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba xuyên – sóc trăng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)