NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên, Tỉnh Sóc Trăng là một ngân hàng có quy mô tương đối nhỏ và cơ cấu tổ chức đơn giản:
- Giám đốc: trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Tiếp nhận các văn bản từ cấp trên sau đó phổ biến và hướng dẫn cho các cán bộ trong ngân hàng. Đồng thời, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Phó Giám đốc: phụ trách kinh doanh, thay mặt cho Giám đốc giải quyết công việc đơn vị khi Giám đốc đi vắng, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật.
- Trưởng phòng Kế hoạch- Kinh doanh: Quản lý, điều hành các hoạt động của phòng, đề ra các chiến lược kinh doanh tham mưu cho Ban Giám đốc.
- Phó phòng Kế hoạch – Kinh doanh: là người phụ giúp công việc cho Trưởng phòng, thay mặt giải quyết một số vấn đề khi Trưởng phòng đi vắng - Cán bộ tín dụng: thực hiện một số công việc cụ thể sau
+ Tiếp cận hồ sơ vay vốn của khách hàng + Thẩm định khách hàng
+ Lập hồ sơ vay vốn
+ Kiểm tra mục đích sử dụng vốn + Đôn đốc khách hàng trả nợ + Xử lý các khoản nợ quá hạn.
- Trưởng phòng Kế toán – Ngân quỹ: kiểm tra, giám sát hoạt động kế toán.
- Phó phòng Kế toán – Ngân quỹ: hỗ trợ cho Trưởng phòng thực hiện một số công việc nhất định.
- Cán bộ Kế toán – Ngân quỹ
+ Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, phát vay, thu nợ gốc và lãi,... + Hướng dẫn khách hàng có nhu cầu mở tài khoản, nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm của khách hàng
19
3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH BA XUYÊN SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng (2010 – 2012) Đơn vị tính: triệu đồng
2011/2010 2012/2011
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền %
Thu nhập 32.192 50.593 50.680 18.401 57,16 87 0,17
Chi phí 24.835 41.728 44.384 16.893 68,02 2.656 6,37
Lợi nhuận 7.357 8.865 6.296 1.508 20,50 (2.569) (28,98)
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
- Thu nhập:
Qua bảng số liệu ta thấy được thu nhập của ngân hàng qua các năm có tăng nhưng có xu hướng giảm vì tốc độ tăng giảm. Năm 2010, thu nhập của ngân hàng rất thấp. Điều này là do năm 2010 là năm đầy khó khăn của nền kinh tế Việt Nam như lạm phát tăng cao (11,75%), giá vàng tăng mạnh, tiền đồng mất giá khiến người dân không còn muốn cất giữ tiền mặt mà thay vào đó là đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản tốt và thường tăng theo lạm phát là USD và vàng, từ đó việc huy động của ngân hàng gặp khó khăn. Sang năm 2011, mặc dù hoạt động trong bối cảnh đầy biến động và chịu sự tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao, lãi suất bị đẩy lên rất cao khiến nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn, hoạt động kinh doanh cũng gặp nhiều trở ngại đồng thời những doanh nghiệp vay vốn cũng gặp nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng, tuy nhiên thu nhập của ngân hàng tăng đáng kể, hơn 57% so với năm 2010. Đến năm 2012 chỉ tiêu so với năm 2011 tăng không đáng kể chỉ có 0,17% vì trong năm 2012, kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, tăng trưởng thấp ở Mỹ..., các chính sách của NHNN ban hành để kìm chế lạm phát như quy định trần lãi suất huy động, hạn chế tăng trưởng tín dụng,... cùng những biến cố lớn trong ngành ngân hàng cũng đã ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng
- Chi phí
Chi phí của ngân hàng qua 3 năm đều tăng, thậm chí tốc độ tăng còn cao hơn tốc độ tăng của thu nhập. Đặc biệt, trong năm 2012 mặc dù thu nhập giảm nhiều nhưng chi phí vẫn tăng nhẹ so với năm 2011. Chi phí của ngân hàng chủ yếu là chi phí lãi. Trong năm 2011, do lãi suất tăng cao và ngân hàng trích khấu hao
20
máy móc thiết bị, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng,..nên chi phí của năm này tăng lên rất nhiều, hơn 68% so với năm 2010. Đến năm 2012, do ngân hàng chi mua sắm trang thiết bị, đầu tư phát triển các dịch vụ, chăm sóc khách hàng...làm các chi phí tăng lên.
- Lợi nhuận
Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của hoạt động kinh doanh mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới. Lợi nhuận càng cao chứng tỏ hoạt động của ngân hàng càng có hiệu quả. Có thể nói lợi nhuận là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, lợi nhuận chịu sự tác động trực tiếp của thu nhập và chi phí, tùy theo sự tăng giảm của chi phí mà lợi nhuận cũng tăng giảm theo. Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của ngân hàng qua các năm không ổn định. Trong năm 2010, 2011 lợi nhuận tăng đều qua các năm, tuy nhiên, đến năm 2012 lợi nhuận lại giảm đáng kể, hơn 28,98% so với năm 2011. Điều này là sự giảm sút của thu nhập do hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thu nhập không cao hơn năm trước bao nhiêu mà chi phí lại tăng lên rất nhiều so với năm 2011.
3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG
3.4.1 Thuận lợi
Hoạt động kinh doanh của NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên Tỉnh Sóc Trăng trong những năm qua đạt được nhiều kết quả khả quan là nhờ có những thuận lợi sau:
- Có trụ sở đặt ngay trung tâm thành phố dưới sự chỉ đạo của NHNNo & PTNT Tỉnh Sóc Trăng, nhận được sự quan tâm của cấp ủy, UBND và các ngành chức năng liên quan
- Được sự hỗ trợ về vốn của NHNNo & PTNT Tỉnh Sóc Trăng phần nào đã giảm bớt gánh nặng về tình hình huy động vốn trong thời gian mới thành lập và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động
- Ban lãnh đạo tạo được sự đoàn kết cho tập thể cán bộ, công nhân viên, đề ra các chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng, từ đó giúp cho đội ngũ cán bộ luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Trang thiết bị, phương tiện lao động được tăng cường
- Hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng được ban hành khá đồng bộ, được sự hỗ trợ của tòa án kinh tế, công an kinh tế để giải quyết các tranh chấp nợ khó đòi và theo dõi sát đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng
21
- Nhận được sự tin cậy của khách hàng, luôn là người bạn đồng hành của người dân trong lao động sản xuất, tạo điều kiện mở rộng kinh doanh dịch vụ.
3.4.2 Khó khăn
- Có trụ sở đặt ngay trung tâm thành phố, nơi có nhiều tổ chức tín dụng hoạt động. Do đó, thị trường hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng
- Do lãi suất thay đổi liên tục nên hoạt động huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư tín dụng. Vì vậy, chi nhánh còn phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ hội sở.
- Thiên tai, dịch bệnh, khí hậu thay đổi thất thường cùng sự biến động của nền kinh tế đã gây ra ảnh hưởng xấu đến hoạt động và thu nhập dân cư dẫn đến mất khả năng thanh toán các khoản vay cho ngân hàng.
3.5 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂM 2013
Tập trung toàn lực thực hiện đồng bộ, nghiêm túc về các chỉ tiêu huy động vốn, dư nợ tín dụng,... phấn đấu đến cuối năm 2013, chi nhánh đạt các chỉ tiêu cơ bản sau:
- Công tác nguồn vốn:
+ Vốn huy động nội tệ: phấn đấu đến cuối năm 2013 đạt 250.000 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 22.296 triệu đồng (250.000 – 227.704); trong đó, số dư tiền gửi dân cư chiếm 87% vốn huy động nội tệ.
+ Vốn huy động ngoại tệ: phấn đấu đến cuối năm 2013 đạt 350.000 USD, tăng so với năm 2012 là 115.361 USD (350.000 – 234.639)
- Công tác đầu tư tín dụng:
+ Dự kiến dư nợ cuối năm 2013 đạt 310.000 triệu đồng, tăng 30.044 triệu đồng so với năm 2012 (310.000 – 279.956), với số tăng trưởng tương đối là 10,73%, trong đó dư nợ trung hạn là 50.000 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 16,13%
22
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỀN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH BA XUYÊN SÓC TRĂNG 4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
* Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn HĐ 214.032 77,90 210.791 73,47 232.592 77,67 (3.241) (1,51) 21.801 10,34
Vốn ĐC 60.731 22,10 76.112 26,53 66.889 22,33 15.381 25,33 (9.223) (12,12)
Tổng 274.763 100 286.903 100 299.481 100 12.140 4,42 12.578 (1,78)
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên) * Ghi chú
Vốn HĐ: Vốn huy động Vốn ĐC: Vốn điều chuyển
Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì nguồn vốn cũng giữ một vai trò rất quan trọng. Vì vậy, muốn hoạt động có hiệu quả thì nguồn vốn phải mạnh và sử dụng vốn một cách hợp lý, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Bởi lẽ, ngân hàng cần phải tạo được nguồn vốn ổn định, chi phí hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn để có khả năng chủ động trước những biến cố của nền kinh tế. Và vốn huy động có ý nghĩa quan trọng với ngân hàng trong việc tạo lập nguồn vốn kinh doanh. Vì vốn huy động càng cao thì ngân hàng có lợi trong việc tận dụng để cho vay và đầu tư.
Qua bảng số liệu, ta thấy rằng tổng nguồn vốn của ngân hàng liên tục tăng qua các năm, trong đó vốn huy động luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy công tác huy động vốn tại ngân hàng được chú trọng, công tác tiếp cận, chăm sóc khách hàng không ngừng cải thiện cùng với thương hiệu và uy tín của ngân hàng đã tạo được niềm tin vững chắc cho khách hàng đến gửi tiền. Mặc dù, trong năm 2011, nguồn vốn huy động có giảm so với năm 2010 nhưng không đáng kể và vốn huy động trong năm 2011 vẫn ở mức cao. Lý giải cho việc giảm sút này là do kinh tế bất ổn, giá cả tăng vọt, lãi suất giảm... ảnh
23
hưởng tâm lý người dân. Bên cạnh vốn huy động, ngân hàng còn nhận được sự hỗ trợ vốn từ Hội sở. Do nhu cầu vốn trên địa bàn tăng nên dù vốn huy động qua các năm đều khá cao nhưng vẫn cần một lượng vốn điều chuyển tương đối lớn từ Hội sở. Đặc biệt, trong năm 2011, tình hình huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn, để đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế, vốn điều chuyển từ Hội sở đã gia tăng rất nhiều so với các năm khác. Trong thời gian qua, ngân hàng đã không ngừng quảng bá thương hiệu, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đổi mới phong cách phục vụ lịch sự, xử lý nhanh chóng, chính xác các chứng từ... nên tạo được uy tín với khách hàng, lượng khách hàng tới giao dịch tương đối ổn định. Vì vậy, nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, cho thấy khả năng tự chủ của ngân hàng ngày càng được khẳng định.
* Cơ cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 – 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
6T đầu năm 2012 6T đầu năm 2013 6T2013/6T2012 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn HĐ 219.239 77,10 226.676 73,52 7.437 3,39
Vốn ĐC 65.113 22,90 81,624 26,48 16.511 25,36
Tổng 284.352 100 308.300 100 23.948 100
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
Qua bảng số liệu, ta thấy vốn huy động 6 tháng đầu 2012 chiếm hơn 90% tổng vốn huy động trong năm này, nguyên nhân là do cuối năm 2011 nền kinh tế chịu ảnh hưởng của chu kỳ lạm phát (8/2011) lãi suất biến động liên tục đạt đỉnh 23,02%, lạm phát gần bằng với năm 2008. Với tình hình biến động nhu vậy nên trong những tháng đầu năm 2012 người dân vẫn còn tâm lý e ngại khi đầu tư nên chủ yếu gửi tiền vào ngân hàng. Nhìn chung vốn huy động năm 2013 tăng so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm một tỷ trọng cao (73,52 %) trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng vốn huy động để cho vay thì không đủ đáp ứng hết nhu cầu về vốn của khách hàng. Vì vậy, ngân hàng ngoài vốn huy động, ngân hàng còn phải phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển, cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2013 vốn điều chuyển đã tăng 16.511 triệu đồng (25,36%) so với cùng kỳ năm 2012.
24
4.1.1 Huy động vốn theo kỳ hạn
Bảng 4.3 Vốn huy động theo kỳ hạn của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Không kỳ
hạn 68.493 32,00 21.040 9,98 19.715 8,47 (47.453) (69,28) (1.325) (6,30)
Dưới 12t 139.687 65,26 183.612 87,11 140.801 60,54 43.925 31,45 (42.811) (23,32)
Trên 12t 5.852 2,74 6.139 2,91 72.076 30,99 287 4,90 65.937 1074,07
Tổng 214.032 100 210.791 100 232.592 100 (3.241) (1,51) 21.801 10,34
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
Qua bảng số liệu ta thấy các loại tiền gửi tăng giảm khác nhau qua các năm. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn giảm rõ rệt còn tiền gửi trên 12 tháng có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt là trong năm 2012, loại hình này chiếm hơn 30% tổng vốn huy động. Luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn huy động qua các năm là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Trong giai đoạn này, khách hàng tập trung nhiều vào tiền gửi dưới 12 tháng vì loại hình này có lãi suất và thời gian rút tiền thích hợp trong điều kiện khó khăn. Ngoài ra, do lạm phát tăng cao, người dân không muốn nắm giữ tiền trong dài hạn nên khi chưa tìm được kênh đầu tư phù hợp thì họ gửi tiền vào ngân hàng và chọn kỳ hạn ngắn để yên tâm hơn. Về sự sụt giảm của tiền gửi không kỳ hạn là do lãi suất của loại hình này không cao, chủ yếu chỉ dùng để thanh toán. Vì vậy, sự sụt giảm của loại hình này cũng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của ngân hàng vì ngân hàng không thể sử dụng toàn bộ tiền này để cho vay hay đầu tư do khách hàng có thể rút toàn bộ số tiền gửi bất cứ lúc nào. Trái lại, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng lại tăng, nhất là vào năm 2012 loại tiền gửi này lại tăng hơn 10 lần so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng đột biến này là do trong năm 2012 NHNN ban hành Thông tư số 19/2012/TT-NHNN ngày 08/06/2012 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 9%/năm, còn tiền gửi trên 12 tháng thì do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định trên cơ sở cung cầu vốn thị trường. Do đó, nhiều khách hàng đã tập trung vào loại tiền gửi này để hưởng lãi suất thỏa thuận, hơn nữa là vì các hình thức đầu tư khác đã không còn hấp dẫn và dễ dẫn đến nhiều rủi ro.
25
Bảng 4.4 Vốn huy động theo kỳ hạn của ngân hàng 6 tháng đầu năm (2012 – 2013)
Đơn vị tính: triệu đồng
6T đầu năm 2012 6T đầu năm 2013 6T2013/6T2012 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
TG không kỳ hạn 17.104 7,80 12.383 5,46 (4.721) (27,60)
TG có kỳ hạn dưới 12t 200.515 91,46 164.911 72,75 (35.604) (17,76)
TG có kỳ hạn trên 12t 1.620 0,74 49.382 21,79 47.762 2.948,27