Định hướng phát triển năm 2013

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba xuyên – sóc trăng (Trang 31)

Tập trung toàn lực thực hiện đồng bộ, nghiêm túc về các chỉ tiêu huy động vốn, dư nợ tín dụng,... phấn đấu đến cuối năm 2013, chi nhánh đạt các chỉ tiêu cơ bản sau:

- Công tác nguồn vốn:

+ Vốn huy động nội tệ: phấn đấu đến cuối năm 2013 đạt 250.000 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 22.296 triệu đồng (250.000 – 227.704); trong đó, số dư tiền gửi dân cư chiếm 87% vốn huy động nội tệ.

+ Vốn huy động ngoại tệ: phấn đấu đến cuối năm 2013 đạt 350.000 USD, tăng so với năm 2012 là 115.361 USD (350.000 – 234.639)

- Công tác đầu tư tín dụng:

+ Dự kiến dư nợ cuối năm 2013 đạt 310.000 triệu đồng, tăng 30.044 triệu đồng so với năm 2012 (310.000 – 279.956), với số tăng trưởng tương đối là 10,73%, trong đó dư nợ trung hạn là 50.000 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 16,13%

22

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỀN NÔNG THÔN CHI

NHÁNH BA XUYÊN SÓC TRĂNG 4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

* Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2010 - 2012

Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn HĐ 214.032 77,90 210.791 73,47 232.592 77,67 (3.241) (1,51) 21.801 10,34

Vốn ĐC 60.731 22,10 76.112 26,53 66.889 22,33 15.381 25,33 (9.223) (12,12)

Tổng 274.763 100 286.903 100 299.481 100 12.140 4,42 12.578 (1,78)

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên) * Ghi chú

Vốn HĐ: Vốn huy động Vốn ĐC: Vốn điều chuyển

Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì nguồn vốn cũng giữ một vai trò rất quan trọng. Vì vậy, muốn hoạt động có hiệu quả thì nguồn vốn phải mạnh và sử dụng vốn một cách hợp lý, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Bởi lẽ, ngân hàng cần phải tạo được nguồn vốn ổn định, chi phí hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn để có khả năng chủ động trước những biến cố của nền kinh tế. Và vốn huy động có ý nghĩa quan trọng với ngân hàng trong việc tạo lập nguồn vốn kinh doanh. Vì vốn huy động càng cao thì ngân hàng có lợi trong việc tận dụng để cho vay và đầu tư.

Qua bảng số liệu, ta thấy rằng tổng nguồn vốn của ngân hàng liên tục tăng qua các năm, trong đó vốn huy động luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy công tác huy động vốn tại ngân hàng được chú trọng, công tác tiếp cận, chăm sóc khách hàng không ngừng cải thiện cùng với thương hiệu và uy tín của ngân hàng đã tạo được niềm tin vững chắc cho khách hàng đến gửi tiền. Mặc dù, trong năm 2011, nguồn vốn huy động có giảm so với năm 2010 nhưng không đáng kể và vốn huy động trong năm 2011 vẫn ở mức cao. Lý giải cho việc giảm sút này là do kinh tế bất ổn, giá cả tăng vọt, lãi suất giảm... ảnh

23

hưởng tâm lý người dân. Bên cạnh vốn huy động, ngân hàng còn nhận được sự hỗ trợ vốn từ Hội sở. Do nhu cầu vốn trên địa bàn tăng nên dù vốn huy động qua các năm đều khá cao nhưng vẫn cần một lượng vốn điều chuyển tương đối lớn từ Hội sở. Đặc biệt, trong năm 2011, tình hình huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn, để đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế, vốn điều chuyển từ Hội sở đã gia tăng rất nhiều so với các năm khác. Trong thời gian qua, ngân hàng đã không ngừng quảng bá thương hiệu, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đổi mới phong cách phục vụ lịch sự, xử lý nhanh chóng, chính xác các chứng từ... nên tạo được uy tín với khách hàng, lượng khách hàng tới giao dịch tương đối ổn định. Vì vậy, nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, cho thấy khả năng tự chủ của ngân hàng ngày càng được khẳng định.

* Cơ cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2013

Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 – 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

6T đầu năm 2012 6T đầu năm 2013 6T2013/6T2012 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn HĐ 219.239 77,10 226.676 73,52 7.437 3,39

Vốn ĐC 65.113 22,90 81,624 26,48 16.511 25,36

Tổng 284.352 100 308.300 100 23.948 100

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)

Qua bảng số liệu, ta thấy vốn huy động 6 tháng đầu 2012 chiếm hơn 90% tổng vốn huy động trong năm này, nguyên nhân là do cuối năm 2011 nền kinh tế chịu ảnh hưởng của chu kỳ lạm phát (8/2011) lãi suất biến động liên tục đạt đỉnh 23,02%, lạm phát gần bằng với năm 2008. Với tình hình biến động nhu vậy nên trong những tháng đầu năm 2012 người dân vẫn còn tâm lý e ngại khi đầu tư nên chủ yếu gửi tiền vào ngân hàng. Nhìn chung vốn huy động năm 2013 tăng so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm một tỷ trọng cao (73,52 %) trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng vốn huy động để cho vay thì không đủ đáp ứng hết nhu cầu về vốn của khách hàng. Vì vậy, ngân hàng ngoài vốn huy động, ngân hàng còn phải phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển, cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2013 vốn điều chuyển đã tăng 16.511 triệu đồng (25,36%) so với cùng kỳ năm 2012.

24

4.1.1 Huy động vốn theo kỳ hạn

Bảng 4.3 Vốn huy động theo kỳ hạn của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Không kỳ

hạn 68.493 32,00 21.040 9,98 19.715 8,47 (47.453) (69,28) (1.325) (6,30)

Dưới 12t 139.687 65,26 183.612 87,11 140.801 60,54 43.925 31,45 (42.811) (23,32)

Trên 12t 5.852 2,74 6.139 2,91 72.076 30,99 287 4,90 65.937 1074,07

Tổng 214.032 100 210.791 100 232.592 100 (3.241) (1,51) 21.801 10,34

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)

Qua bảng số liệu ta thấy các loại tiền gửi tăng giảm khác nhau qua các năm. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn giảm rõ rệt còn tiền gửi trên 12 tháng có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt là trong năm 2012, loại hình này chiếm hơn 30% tổng vốn huy động. Luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn huy động qua các năm là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Trong giai đoạn này, khách hàng tập trung nhiều vào tiền gửi dưới 12 tháng vì loại hình này có lãi suất và thời gian rút tiền thích hợp trong điều kiện khó khăn. Ngoài ra, do lạm phát tăng cao, người dân không muốn nắm giữ tiền trong dài hạn nên khi chưa tìm được kênh đầu tư phù hợp thì họ gửi tiền vào ngân hàng và chọn kỳ hạn ngắn để yên tâm hơn. Về sự sụt giảm của tiền gửi không kỳ hạn là do lãi suất của loại hình này không cao, chủ yếu chỉ dùng để thanh toán. Vì vậy, sự sụt giảm của loại hình này cũng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của ngân hàng vì ngân hàng không thể sử dụng toàn bộ tiền này để cho vay hay đầu tư do khách hàng có thể rút toàn bộ số tiền gửi bất cứ lúc nào. Trái lại, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng lại tăng, nhất là vào năm 2012 loại tiền gửi này lại tăng hơn 10 lần so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng đột biến này là do trong năm 2012 NHNN ban hành Thông tư số 19/2012/TT-NHNN ngày 08/06/2012 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 9%/năm, còn tiền gửi trên 12 tháng thì do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định trên cơ sở cung cầu vốn thị trường. Do đó, nhiều khách hàng đã tập trung vào loại tiền gửi này để hưởng lãi suất thỏa thuận, hơn nữa là vì các hình thức đầu tư khác đã không còn hấp dẫn và dễ dẫn đến nhiều rủi ro.

25

Bảng 4.4 Vốn huy động theo kỳ hạn của ngân hàng 6 tháng đầu năm (2012 – 2013)

Đơn vị tính: triệu đồng

6T đầu năm 2012 6T đầu năm 2013 6T2013/6T2012 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

TG không kỳ hạn 17.104 7,80 12.383 5,46 (4.721) (27,60)

TG có kỳ hạn dưới 12t 200.515 91,46 164.911 72,75 (35.604) (17,76)

TG có kỳ hạn trên 12t 1.620 0,74 49.382 21,79 47.762 2.948,27

Tổng 219.239 100 226.676 100 7.437 3,39

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên) * Ghi chú

TG: Tiền gửi

Qua bảng số liệu, ta thấy rằng các loại tiền gửi đều có xu hướng giảm, tổng tuy nhiên, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động, chỉ có tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là tăng cao. Tiền gửi trên 12 tháng tăng là một dấu hiệu đáng mừng, bởi lẽ đây là nguồn vốn có tính ổn định cao thuận lợi cho ngân hàng đầu tư hay cho vay các dự án trung và dài hạn. Tiếp đến là tiền gửi không kỳ hạn, có sự sụt giảm. Loại tiền gửi này chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp hoặc các khách hàng cá nhân có nhu cầu chuyển tiền và thanh toán không dùng tiền mặt mà qua hệ thống ngân hàng cho an toàn và nhanh chóng. Vì thế, nó mang lợi ích không nhiều cho ngân hàng.

4.1.2 Huy động vốn theo thành phần kinh tế

Bảng 4.5 Vốn huy động theo thành phần kinh tế của ngân hàng giai đoạn (2010 – 2012)

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

TG dân cư 146.253 68,33 187.783 89,08 203.059 87,30 41.530 28,40 15.276 8,13

TG TCKT 67.779 31,67 23.008 10,92 29.533 12,70 (44.771) (66,05) 6.525 28,36

Tổng 214.032 100 210.791 100 232.592 100 (3.241) (1,51) 21.801 10,34

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên) * Ghi chú

26

TG: Tiền gửi

TG của TCKT: Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy rằng tiền gửi từ dân cư luôn tăng qua các năm và luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động (hơn 60%) trong khi tiền gửi từ các tổ chức kinh tế lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân của sự giảm sút của loại tiền gửi này là do lạm phát ở mức cao, giá cả tăng vọt, chi phí sản xuất bị đẩy lên cao gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Nói về tiền gửi từ dân cư, ta thấy rằng nó luôn là nguồn chủ yếu trong tổng vốn huy động, là nguồn tiền dồi dào nhất và là nguồn vốn ổn định có mức tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng vốn huy động. Điều này thể hiện một điều là nguồn vốn trong dân cư hiện nay là rất lớn và tập quán gửi tiền vào ngân hàng để có lãi định kỳ luôn là thói quen của đại bộ phận dân cư khi có tiền nhàn rỗi.

Bảng 4.6 Vốn huy động theo thành phần kinh tế của ngân hàng 6 tháng đầu năm (2012 – 2013)

Đơn vị tính: triệu đồng

6T đầu năm 2012 6T đầu năm 2013 6T2013/6T2012 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

TG dân cư 194.239 88,60 201.471 88,88 7.232 3,72

TG của TCKT 25.000 11,40 25.205 11,12 205 0,82

Tổng 219.239 100 226.676 100 7.437 3,39

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)

Nhìn chung tiền gửi từ dân cư và tiền gửi của tổ chức kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2013 của ngân hàng đều tăng, trong đó tiền gửi từ dân cư vẫn giữ vai trò chủ yếu (gần 90%). Điều này cho thấy kinh tế người dân được cải thiện, lượng tiền nhàn rỗi tăng nhanh qua từng năm. Bên cạnh đó, ngân hàng đã xây dựng được chiến lược kinh doanh và huy động vốn có hiệu quả chú trọng đối tượng là dân cư. Ngoài ra, do nằm ngay trung tâm thành phố nên thuận lợi về giao thông tiện cho việc giao dịch của khách hàng. Thêm vào đó ngân hàng luôn chú trọng vào hoạt động chăm sóc khách hàng, phong cách giao tiếp thân thiện, lịch sự của nhân viên ngân hàng cùng với sự tư vấn, thăm hỏi, hậu mãi cho khách hàng...luôn tạo sự hài lòng cho người dân. Vì vậy mà lượng tiền gửi của khách hàng luôn tăng qua các năm.

27

4.2 TÌNH HÌNH CHO VAY 4.2.1 Doanh số cho vay 4.2.1 Doanh số cho vay

Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn nền thời gian thu hồi vốn nhanh nên tổng doanh số cho vay của ngân hàng qua ba năm luôn cao hơn tổng nguồn vốn. Nhìn chung, doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay tăng 11,96% so với năm 2010, năm 2012 doanh số cho vay tăng 54,15% so với năm 2011. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao khiến giá cả tăng vọt, đầu ra thấp, tình hình tài chính eo hẹp nên nhu cầu vốn của khách hàng trên địa bàn là rất lớn. Bên cạnh đó là sự nỗ lực của cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm, thiết lập mối quan hệ với khách hàng mới; củng cố, duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống để đáp ứng kịp thời nhu cầu của họ góp phần làm tăng doanh số cho vay qua các năm.

Bảng 4.7 Doanh số cho vay của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Theo thời hạn 433.187 466.169 710.333 32.982 7,61 244.164 52,38 - Ngắn hạn 401.233 449.209 692.470 47.976 11,96 243.261 54,15 - Trung và dài hạn 31.954 16.960 17.863 (14.994) (46,92) 903 5,32 Theo thành phần kinh tế 433.187 466.169 710.333 32.982 7,61 244.164 52,38 - Công ty 36.763 59.724 190.734 22.961 62,46 131.010 219,36 - DNTN 58.413 64.082 50.476 5.669 9,71 (13.606) (21,23) - HTX 2.263 1.511 0 (752) (33,23) (1.511) (100) - Hộ SXKD 335.748 340.852 469.123 5.104 1,52 128.271 37,63 Theo ngành nghề kinh tế 433.187 466.169 710.333 32.982 7,61 244.164 52,38 - Nông nghiệp 7.208 11.389 10.706 4.181 58,01 (683) (5,99) - Thủy sản 18.240 33.628 17.860 15.388 84,36 (15.768) (46,89) - CN – XD 15.695 15.425 14.193 (270) (1,72) (1.232) (7,99) - TM – DV 226.916 273.209 390.326 46.293 20,40 117.117 42,87 - Khác 165.128 132.518 277.248 (32.610) (19,75) 144.730 109,22

28

* Ghi chú:

DNTN:Doanh nghiệp tư nhân HTX: Hợp tác xã SXKD: Sản xuất kinh doanh CN-XD: Công nghiệp- xây dựng

TM- DV:Thương mại- dịch vụ

* Doanh số cho vay theo kỳ hạn

Qua 3 năm, doanh số cho vay ngắn hạn luôn tăng và chiếm một tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay (hơn 90%). Nguyên nhân là do trong giai đoạn này nhu cầu vốn ngắn hạn của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tăng cao để phục vụ tái sản xuất, mở rộng kinh doanh hoặc vay vốn theo thời vụ để trồng trọt, chăn nuôi, mua bán nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là loại tiền gửi ngắn hạn cho nên việc cho vay ngắn hạn sẽ giúp ngân hàng thu hồi nợ nhanh chóng, tăng vòng quay vốn và phân tán được rủi ro trong giai đoạn điều kiện kinh tế đầy sóng gió như hiện nay. Và trong thời gian này, doanh số cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm dần. Điều này là do nhu cầu về vốn dài hạn trên địa bàn còn thấp. Ngoài ra, loại hình này lại có thời gian thu hồi chậm kèm theo mức độ rủi ro cao khi nền kinh tế có nhiều biến động. Vì vậy, ngân hàng đã thận trọng trong việc cấp tín dụng trung và dài hạn. Cán bộ tín dụng chỉ xét duyệt cho vay trung và dài hạn khi khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện về vay vốn, có phương án đầu tư khả thi, có kế hoạch trả nợ hữu hiệu để đảm bảo cho việc thu hồi nợ đúng hạn, giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất.

* Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Nhìn chung doanh số cho vay theo thành phần kinh tế có sự tăng giảm khác nhau qua 3 năm. Ngân hàng tập trung cho vay đối với các thành phần kinh tế có nhu cầu phù hợp với cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn của mình, đó là các hộ sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba xuyên – sóc trăng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)