Huy động vốn theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba xuyên – sóc trăng (Trang 34 - 35)

Bảng 4.3 Vốn huy động theo kỳ hạn của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Không kỳ

hạn 68.493 32,00 21.040 9,98 19.715 8,47 (47.453) (69,28) (1.325) (6,30)

Dưới 12t 139.687 65,26 183.612 87,11 140.801 60,54 43.925 31,45 (42.811) (23,32)

Trên 12t 5.852 2,74 6.139 2,91 72.076 30,99 287 4,90 65.937 1074,07

Tổng 214.032 100 210.791 100 232.592 100 (3.241) (1,51) 21.801 10,34

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)

Qua bảng số liệu ta thấy các loại tiền gửi tăng giảm khác nhau qua các năm. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn giảm rõ rệt còn tiền gửi trên 12 tháng có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt là trong năm 2012, loại hình này chiếm hơn 30% tổng vốn huy động. Luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn huy động qua các năm là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Trong giai đoạn này, khách hàng tập trung nhiều vào tiền gửi dưới 12 tháng vì loại hình này có lãi suất và thời gian rút tiền thích hợp trong điều kiện khó khăn. Ngoài ra, do lạm phát tăng cao, người dân không muốn nắm giữ tiền trong dài hạn nên khi chưa tìm được kênh đầu tư phù hợp thì họ gửi tiền vào ngân hàng và chọn kỳ hạn ngắn để yên tâm hơn. Về sự sụt giảm của tiền gửi không kỳ hạn là do lãi suất của loại hình này không cao, chủ yếu chỉ dùng để thanh toán. Vì vậy, sự sụt giảm của loại hình này cũng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của ngân hàng vì ngân hàng không thể sử dụng toàn bộ tiền này để cho vay hay đầu tư do khách hàng có thể rút toàn bộ số tiền gửi bất cứ lúc nào. Trái lại, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng lại tăng, nhất là vào năm 2012 loại tiền gửi này lại tăng hơn 10 lần so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng đột biến này là do trong năm 2012 NHNN ban hành Thông tư số 19/2012/TT-NHNN ngày 08/06/2012 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 9%/năm, còn tiền gửi trên 12 tháng thì do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định trên cơ sở cung cầu vốn thị trường. Do đó, nhiều khách hàng đã tập trung vào loại tiền gửi này để hưởng lãi suất thỏa thuận, hơn nữa là vì các hình thức đầu tư khác đã không còn hấp dẫn và dễ dẫn đến nhiều rủi ro.

25

Bảng 4.4 Vốn huy động theo kỳ hạn của ngân hàng 6 tháng đầu năm (2012 – 2013)

Đơn vị tính: triệu đồng

6T đầu năm 2012 6T đầu năm 2013 6T2013/6T2012 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

TG không kỳ hạn 17.104 7,80 12.383 5,46 (4.721) (27,60)

TG có kỳ hạn dưới 12t 200.515 91,46 164.911 72,75 (35.604) (17,76)

TG có kỳ hạn trên 12t 1.620 0,74 49.382 21,79 47.762 2.948,27

Tổng 219.239 100 226.676 100 7.437 3,39

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên) * Ghi chú

TG: Tiền gửi

Qua bảng số liệu, ta thấy rằng các loại tiền gửi đều có xu hướng giảm, tổng tuy nhiên, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động, chỉ có tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là tăng cao. Tiền gửi trên 12 tháng tăng là một dấu hiệu đáng mừng, bởi lẽ đây là nguồn vốn có tính ổn định cao thuận lợi cho ngân hàng đầu tư hay cho vay các dự án trung và dài hạn. Tiếp đến là tiền gửi không kỳ hạn, có sự sụt giảm. Loại tiền gửi này chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp hoặc các khách hàng cá nhân có nhu cầu chuyển tiền và thanh toán không dùng tiền mặt mà qua hệ thống ngân hàng cho an toàn và nhanh chóng. Vì thế, nó mang lợi ích không nhiều cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ba xuyên – sóc trăng (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)