1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần phân bón miền nam nhà máy phân bón cửu long

117 1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN PHAN HỒNG VI PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN MIỀN NAM - NHÀ MÁY PHÂN BÓN CỬU LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán Mã số ngành: 52340301 Cần Thơ - 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN PHAN HỒNG VI MSSV: LT11273 SĐT: 0938.874.263 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN MIỀN NAM - NHÀ MÁY PHÂN BÓN CỬU LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán Mã số ngành: 52340301 Giáo viên hướng dẫn Th.S NGUYỄN THỊ DIỆU Cần Thơ - 2013 ii LỜI CẢM TẠ Trong quá trình học tập tại trường Đại Học Cần Thơ, em đã được các Thầy Cô truyền đạt một nền tảng kiến thức vững chắc qua các môn học đại cương lẫn chuyên ngành để làm hành trang bước vào cuộc sống. Khi thực tập tại Công ty cổ phần phân bón Miền Nam – Nhà máy phân bón Cửu Long, em được các anh chị trong phòng kế toán và phòng tổng hợp tạo điều kiện thuận lợi cho em bổ sung kiến thức, kinh nghiệm giúp em có thể thấy rõ sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn. Nay em em đã hoàn thành xong đề tài tốt nghiệp của mình với đề tài “ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần phân bón Miền Nam – Nhà máy phân bón Cửu Long”, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Quý Thầy Cô trường Đại Học Cần Thơ nói chung và Thầy Cô khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Cần Thơ nói riêng đã ra sức dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đồng thời, em cũng rất cảm ơn cô Nguyễn Thị Diệu đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em, đưa ra ý kiến và sửa những sai sót của em trong suốt quá trình làm bài luận văn tốt nghiệp giúp em có nhiều kinh nghiệm để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp của em. - Ban lãnh đạo Nhà máy phân bón Cửu Long cùng các anh chị phòng Kế Toán và phòng Tổng Hợp đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và đóng góp ý kiến quý báu cho em trong suốt quá trình thực tập vừa qua, giúp em hoàn thành tốt đề tài luận văn tốt nghiệp của em. Cần Thơ, ngày….tháng…năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Phan Hồng Vi i TRANG CAM KẾT Tôi cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày….tháng…năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Phan Hồng Vi ii NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………….. Vĩnh Long, ngày….tháng…năm 2013 Thủ trưởng đơn vị (đóng dấu, kí tên) iii MỤC LỤC Chương 1: GIỚI THIỆU.............................................................................. 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................ 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2 1.3 . PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................... 2 1.3.1. Phạm vi không gian: ......................................................................... 2 1.3.2. Phạm vi thời gian:............................................................................. 2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................... 2 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................................... 2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................................................... 4 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ......................................................................... 4 2.1.1 Những vấn đề chung .......................................................................... 4 2.1.2 Khái niệm doanh thu, chi phí, lợi nhuận............................................. 5 2.1.3 Một số chỉ số tài chính chủ yếu .......................................................... 9 2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh ................11 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................13 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................13 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu..........................................................13 Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN MIỀN NAM- NHÀ MÁY PHÂN BÓN CỬU LONG. ......................15 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN MIỀN NAM – NHÀ MÁY PHÂN BÓN CỬU LONG ..................................15 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................15 3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy ...............................................16 3.2 MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ MÁY .........................................17 3.2.1 Cơ cấu tổ chức nhà máy....................................................................17 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận ...............................................18 3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN NHÀ MÁY .........................................22 3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán ....................................................................22 3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận .........................................22 3.3.3 Tổ chức thông tin kế toán tại Nhà máy..............................................23 3.5 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN MIỀN NAM- NHÀ MÁY PHÂN BÓN CỬU LONG TỪ NĂM 2010-THÁNG 6 NĂM 2013..........................................................................24 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY TRONG NĂM 2013 ..................................................................27 3.6.1 Thuận lợi...........................................................................................27 3.6.2 Khó khăn ..........................................................................................27 3.6.3 Phương hướng phát triển của nhà máy trong năm 2013.....................28 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP PHÂN BÓN MIỀN NAM- NHÀ MÁY PHÂN BÓN CỬU LONG TỪ 2010- THÁNG 6 NĂM 2013.....................................................29 iv 4.1 PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT ....................................................................29 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU...............................................32 4.2.1 Phân tích chung tình hình doanh thu .................................................32 4.2.2 Phân tích doanh thu từng mặt hàng: ..................................................33 4.2.3 Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu mặt hàng..............................36 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ........................................................40 4.3.1 Phân tích tổng chi phí........................................................................40 4.3.2 Phân tích chi phí giá vốn hàng bán ....................................................45 4.3.3 Phân tích chi phí bán hàng ................................................................53 4.3.4 Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp .............................................57 4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TỪ NĂM 2010 -THÁNG 6 NĂM 2013 ....................................................................................................57 4.4.1 Phân tích chung tình hình lợi nhuận ..................................................57 4.4.2 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.....................................60 4.4.3 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính:........................................61 4.4.4 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận .......................................62 4.5 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THÔNG QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH .................................................................63 4.5.1 Phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời...........................................63 4.5.2 Phân tích các chỉ số về quản trị tài sản ..............................................67 5.1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG KINH DOANH..........72 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .............................................................................................72 Chương 6: KẾT LUẬN ...............................................................................74 Phụ lục v DANH MỤC BẢNG BẢNG 3.1 :Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010-2012 ...........................25 BẢNG 3.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh qua 6 tháng đầu năm 2011-2013..........26 BẢNG 4.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010-2012....................................30 BẢNG 4.2: Kết quả hoạt động kinh doanh qua sáu tháng đầu năm 2011-2013 ........31 Bảng 4.3 Doanh thu theo mặt hàng của nhà máy qua 3 năm 2010-2012...................34 Bảng 4.4 Doanh thu theo mặt hàng của nhà máy 6 tháng đầu năm 2011-2013 .........35 BẢNG 4.5: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân NPK qua 3 năm 2010-2012 ......................................................................37 BẢNG 4.6: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân NPK qua 6 tháng đầu năm 2011-2013 ......................................................37 BẢNG 4.7 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân Cuulong qua 3 năm 2010-2012.................................................................38 BẢNG 4.8: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân Cuulong qua 6 tháng đầu năm 2011-2013.................................................38 BẢNG 4.9: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân bông lúa qua 3 năm 2010-2012.................................................................39 BẢNG 4.10 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân bông lúa qua 6 tháng đầu năm 2011-2013.................................................39 BẢNG 4.11: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân khác qua 3 năm 2010-2012.......................................................................40 BẢNG 4.12: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân khác qua 6 tháng đầu năm 2012-2013.......................................................40 BẢNG 4.13: Chi phí qua ba năm 2010-2012...........................................................42 Bảng 4.14 Chi phí qua sáu tháng đầu năm 2011-2013 .............................................43 BẢNG 4.15: Giá vốn hàng bán theo mặt hàng qua ba năm 2010-2012 ....................46 BẢNG 4.16: Giá vốn hàng bán theo mặt hàng qua sáu tháng đầu năm 2011-2013..47 BẢNG 4.17: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá vốn hàng bán phân NPK qua 3 năm 2010-2012 ............................................................................50 BẢNG 4.18: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá vốn hàng bán phân NPK qua sáu tháng đầu năm 2011-2013 .........................................................50 BẢNG 4.19: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá vốn hàng bán phân Cuulong qua 3 năm 2010-2012.......................................................................51 BẢNG 4.20: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá vốn hàng bán phân Cuulong qua 6 tháng đầu năm 2010-2013.......................................................51 BẢNG 4.21: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá vốn hàng bán phân Bông lúa qua 3 năm 2010-2012 ......................................................................52 BẢNG 4.22: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá vốn hàng bán phân bông lúa qua 6 tháng đầu năm 2011-2013.......................................................52 BẢNG 4.23: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá vốn hàng bán phân khác qua 3 năm 2010-2012.............................................................................53 BẢNG 4.24: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá vốn hàng bán phân khác qua 6 tháng đầu năm 2011-2013 .............................................................53 BẢNG 4.25: Chi phí bán hàng qua ba năm 2010-2012............................................54 BẢNG 4.26: Tình hình chi phí của nhà máy sáu tháng đầu năm 2011-2013 ............55 Bảng 4.27 Lợi nhuận của nhà máy qua 3 năm 2010-2012.......................................58 Bảng 4.28 Lợi nhuận của nhà máy 6 tháng đầu năm 2011-2013 ..............................59 BẢNG 4.29: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của nhà máy qua ba năm 2010-201264 BẢNG 4.30: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của nhà máy sáu tháng đầu năm 2011-2013...............................................................................................................65 vi Bảng 4.31 Các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của nhà máy qua 3 năm 2010-2012 ...............................................................................................................................68 Bảng 4.32: Các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của nhà máy sáu tháng đầu năm 2011-2013...............................................................................................................69 vii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của nhà máy..........................................................17 Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của nhà máy..........................................................22 Hình 4.1: Doanh thu các mặt hàng năm 2010-2012 .................................................36 Hình 4.3: Tổng chi phí qua sáu tháng đầu năm 2011-2013 ......................................44 Hình 4.4: Giá vốn hàng bán các mặt hàng 2010-2012..............................................49 Hình 4.5: Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu 2011-2013.............................................49 Hình 4.7: Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 201 ................................................56 Hình 4.8: Lợi nhuận qua ba năm 2010-2011............................................................60 Hình 4.9: Lợi nhuận qua sáu tháng đầu năm 2011-2013 ..........................................60 Hình 4.10 Tỷ suất sinh lời qua ba năm 2010-2012...................................................66 Hình 4.11 Tỷ suất sinh lời qua sáu tháng đầu năm 2011-2013 .................................67 Hình 4.12: Chỉ tiêu hoạt động qua ba năm 2010-2012 .............................................71 Hình 4.13: Chỉ tiêu hoạt động sáu tháng đầu năm 2011-2013 ..................................71 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BH: Bán hàng CCDV : Cung cấp dịch vụ DN: Doanh nghiệp Doanh thu: Doanh thu HĐKD: Hoạt động kinh doanh HĐTC: Hoạt động tài chính KT: Kế toán LNKT: Lợi nhuận kế toán TNDN HH: Thu nhập doanh nghiệp hiện hành ix Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong nền kinh tế thị trường kết quả kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các công ty, muốn đứng vững được trên thị trường đòi hỏi các công ty phải có chiến lược kinh doanh tinh tế và phải phù hợp với quy luật cung cầu thị trường. Điều đó được phán ánh đầy đủ qua kết quả kinh doanh ở doanh nghiệp, đây là yếu tố quan trọng của tất cả các doanh nghiệp. Kết quả phân tích là cơ sở để đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn. Phân tích kết quả kinh doanh giúp doanh nghiệp dự báo, đề phòng và hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Hiện nay trong xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế nước ta nói riêng đòi hỏi các doanh nghiệp phải nổ lực rất lớn mới có thể tồn tại và phát triển. Đặc biệt đối với doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá, bởi vì trước đây doanh nghiệp được Nhà nước ưu đãi về mọi mặt.Nhưng từ khi chuyển đổi sang hoạt động mô hình cổ phần hoá thì ưu đãi đó không còn nữa. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị của doanh nghiệp phải hiểu rõ thực lực của doanh nghiệp mình để đề ra phương hướng phát triển phù hợp. Để thực hiện tốt điều đó nhà quản trị phải phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hoàn thành hay không hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã được đề ra có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Để rút ngắn giữa kế hoạch và thực tế thì việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phải được thực hiện cẩn trọng nhằm có được sự đánh giá đúng đắn, chính xác. Thông qua việc xem xét, đánh giá những chỉ tiêu kinh tế giúp cho nhà lãnh đạo có những quyết định hay những định hướng cho tương lai của doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phân tích kế quả kinh doanh đối với doanh nghiệp nên em chọn đề tài “ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần phân bón Miền Nam – Nhà máy phân bón Cửu Long” làm đề tài luận văn khi thực tập tại công ty. 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài này là phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phân bón Miền Nam – Nhà máy phân bón Cửu Long, từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần phân bón Miền Nam - Nhà máy phân bón Cửu Long thông qua việc phân tích tình hình chi phí, doanh thu, lợi nhuận của nhà máy qua ba năm 2010-2012 và sáu tháng đầu năm 2011-2013. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần phân bón Miền Nam - Nhà máy phân bón Cửu Long. - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy qua các chỉ tiêu tài chính. 1.3 . PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần phân bón Miền Nam - Nhà máy phân bón Cửu Long. 1.3.2. Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 12.08.2013 đến ngày 18.11.2013. Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu của năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2011, 2012, 2013. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận tại công ty cổ phần phân bón Miền Nam - Nhà máy Phân bón Cửu Long 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2 Nguyễn Thị Ngọc Nguyện (2012)nghiên cứu “ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CP Tư Vấn – Xây Dựng Đoàn Kết”, LVTN đại học, Đại học Cần Thơ. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán của công ty. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tuyệt đối. Bên cạnh đó, kết hợp sử sụng phương pháp phân tích, phương pháp thống kê và sử dụng biểu đồ để phân tích kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2009-2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy công ty gặp khó khăn khi thị trường bất động sản bị mất cân đối dẫn đến “ đóng băng” khiến lượng hàng tồn kho lên đến hàng trăm tỷ đồng, do hàng tồn kho quá nhiều nên công ty không thể hoàn thành tốt các hợp đồng xây dựng đã kí, từ đó đề ra những giải pháp giúp công ty cải thiện tình hình hàng tồn kho như giảm giá đối với những căn hộ cao cấp, phối hợp với công ty thuỷ sản, phổ biến việc bán nhà dành cho công nhân có thu nhập thấp... Tiến hành thoả thuận với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng được mua vật liệu theo phương thức trả chậm giúp công ty có thể hoàn thành công trình đúng tiến độ để giao cho khách hàng. Lâm Vĩnh Chung (2009) nghiên cứu “ Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần chế biến thuỷ sản Út Xi”, LVTN đại học, Đại Học Cần Thơ. Tác giả đã thu thập số liệu trực tiếp từ các tài liệu của phòng kế toán, phòng kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thuỷ sản Út Xi. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh theo dãy số biến động. Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý và phân tích số liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy công ty đã chuyển dịch thị trường đã ảnh hưởng đến công ty vì đây là thị trường đem lại nhiều lợi nhuận nhất so với các thị trường còn lại từ đó đưa ra giải pháp giúp cải thiện tình hình về thị trường như giữ mối quan hệ và thiết lập sự ổn định ở thị trường này. 3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Những vấn đề chung 2.1.1.1 Khái niệm phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối quan hệ qua lại giữa các số liệu biểu hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bằng các phương pháp khoa học. Qua đó nhằm thấy được chất lượng hoạt động, nguồn năng lực sản xuất tiềm tàng, trên cơ sở đó đề ra những phương án và khai thác có hiệu quả. 2.1.1.2 Ý nghĩa của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh - Giúp doanh nghiệp tự đánh giá mình về thế mạnh, điểm yếu để củng cố phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý. - Phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh là cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Nó gắn liền với kết quả kinh doanh, chỉ ra hướng phát triển của các doanh nghiệp. - Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế rủi ro bất định trong kinh doanh. 2.1.1.3 Nhiệm vụ của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh - Đánh giá thường xuyên toàn diện quá trình sản xuất kinh doanh, kết quả đạt được bằng các chỉ tiêu kinh tế. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đạt được và mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố. - Phát hiện và đề ra biện pháp, phương hướng nhằm hạn chế những mặt yếu kém, phát huy những mặt tích cực, khai thác các khả năng tiềm tàng. 4 - Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định, bởi vì nhiệm vụ của phân tích là nhằm xem xét, đánh giá, dự đoán có thể đạt được trong tương lai nên rất thích hợp với chức năng hoạch định các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 2.1.2 Khái niệm doanh thu, chi phí, lợi nhuận 2.1.2.1 Khái niệm về doanh thu Là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán. a) Doanh thu hoạt động kinh doanh - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu bán hàng thuần: Phản ánh khoản tiền thực tế doanh nghiệp thu được trong kinh doanh. Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – các khoản giảm trừ doanh thu. Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: + Chiết khấu thương mại: Là số tiền giảm giá cho khách hàng trong trường hợp khách hàng mua số lượng lớn như đã được thoả thuận ghi trên hợp đồng mua bán. + Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm giá trên giá đã thoả thuận do hàng kém phẩm chất hay không đúng quy cách, mẫu mã…đã ghi trong hợp đồng mua bán. + Hàng bán bị trả lại: Là trị giá của hàng tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng mua bán, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. 5 b) Doanh thu hoạt động tài chính Bao gồm các khoản thu từ hoạt động lãi tiền cho vay, hoạt động liên doanh liên kết , góp vốn cổ phần, cho thuê tài chính, hoạt động từ mua bán chứng khoáng ngắn hạn, dài hạn, từ việc cho thuê tài sản , từ viêc cho vay vốn… c) Doanh thu từ hoạt động khác Các khoản thu khác từ các hoạt động xảy ra thông thường xuyên như: Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ, các khoản thuế do ngân sách Nhà nước hoàn lại… 2.1.2.2 Khái niệm về chi phí - Giá vốn hàng bán: Là trị giá của số sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ hoàn thành đã tiêu thụ trong kỳ kế toán. - Chi phí bán hàng: Là các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho công tác bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ kế toán thường bao gồm các khoản chi phí sau: + Chi phí nhân viên bán hàng gồm tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp cho số nhân viên bán hàng. + Chi phí về nguyên vật liệu, bao bì đóng gói, bảo quản sản phẩm. + Chi phí phân bổ công cụ, dụng cụ. + Chi phí về khấu hao tài sản tại bộ phận bán hàng. + Chi phí về các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác bán hàng: +) Tiền thuê nhà kho, cửa hàng, thuê các tài sản cố định… +) Tiền sửa chữa tài sản cố định, vận chuyển, bốc vác hàng hoá đi bán. +) Tiền hoa hồng cho đại lý, tiền trả cho người uỷ thác xuất khẩu +) Tiền điện, nước, điện thoại… 6 + Chi phí bằng tiền khác: +) Chi tiếp khách, công tác phí cho nhân viên bán hàng, văn phòng phẩm… +) Chi quảng cáo, khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm, hội nghị khách hàng… - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho công tác quản lý chung của doanh nghiệp, chi phí quản lý doanh nghiệp thường bao gồm các khoản chi phí sau: + Chi phí về tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn cho nhân viên bộ phận bán hàng. + Chi phí về nguyên vật liệu, công cụ. dụng cụ dùng cho văn phòng như văn phòng phẩm, các dụng cụ quản lý nhỏ. + Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp. + Thuế môn bài, Thuế nhà đất, thuế GTGT nộp cho sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ (trường hợp doanh ngiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp). + Chi phí về các dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho công tác quản lý như tiền điện nước, điện thoại văn phòng, tiền thuê tài sản cố định… + Các khoản chi phí bằng tiền khác: Chi phí tiếp khách, chi phí đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác phí… + Lãi về nợ vay dùng cho sản xuất kinh doanh. + Các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng trợ cấp mất việc. - Chi phí tài chính: Là các khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán…Khoản nhập và hoàn 7 nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ…trong kỳ kế toán của công ty. - Chi phí khác: Đây là chi phí chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí của công ty, là những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của công ty. Chi phí khác bao gồm: + Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý nhượng bán (nếu có). + Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư tài chính dài hạn khác. + Tiền phạt do vi phạm hợp đồng. + Bị phạt thuế. + Các khoản chi phí khác. 2.1.2.3 Khái niệm về lợi nhuận Lợi nhuận là khoản tiền dôi ra giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong hoạt động của công ty hoặc có thể hiểu là phần dôi ra của một hoạt động sau khi trừ đi mọi chi phí cho hoạt động đó. - Lợi nhuận gộp: Là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy doanh thu trừ đi khoản các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và trừ giá vốn hàng bán. - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của công ty. Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo. 8 - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của công ty.Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí từ hoạt động này. - Lợi nhuận khác: Là những khoản lợi nhuận công ty không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan của đơn vị hay do khách quan đưa tới. Các khoản thu sau khi trừ các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi nhuận khác. 2.1.3 Một số chỉ số tài chính chủ yếu 2.1.3.1 Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi Khả năng sinh lời là điều kiện duy trì tồn tại và phát triển của công ty, chu kỳ sống của công ty rất lớn vào khả năng sinh lợi. a) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( ROS) Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = *100% (2.1) Doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của một đồng doanh thu thì mang lại bao nhiêu phần trăm lợi nhuận. Có thể sử dụng tỷ số này để so sánh với các tỷ số cùa các năm trước hay so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Chỉ tiêu này cho thấy sự hoàn hảo của công ty về khả năng tạo nguồn vốn bằng tiền và nếu chỉ tiêu này giảm thì có nghĩa là khả năng sinh lời thấp, ngược lại chỉ tiêu này càng tăng càng biểu hiện xu hướng tích cực. Sự thay đổi trong mức sinh lời phản ánh những thay đổi về hiệu quả, đường lối sản phẩm hoặc loại khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ. b) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của một đồng tài sản thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý, hiệu quả. 9 Lãi ròng Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản= *100% (2.2) Tổng tài sản c) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE) Chỉ tiêu này mang ý nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. Tỷ lệ này càng lớn biểu hiện xu hướng tích cực, nếu nhỏ và dưới mức thị trường thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút vốn. Lãi ròng Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = * 100% (2.3) Vốn chủ sở hữu 2.1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động a) Số vòng quay hàng tồn kho (vòng) Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = (2.4) Hàng tồn kho bình quân Đây là chỉ tiêu kinh doanh quan trọng bởi sản xuất, dự trữ hàng hoá và tiêu thụ nhằm đạt được mục đích doanh sốvà lợ nhuận mong muốn trên cơ sở đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Số vòng quay tài sản hàng tồn kho càng lớn thì tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho càng nhanh, hàng tồn kho tham gia vào luân chuyển được nhiều vòng quay hơn và ngược lại. b) Vòng quay toàn bộ tài sản (vòng) Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong năm. Doanh thu thuần Số vòng quay tài sản = (2.5) Tổng tài sản bình quân 10 Hệ số vòng quay tổng tài sản nói lên doanh thu được tạo ra từ tổng tài sản hay một đồng tài sản mang lại bao hiêu đồng doanh thu. c) Vòng quay vốn lưu động (vòng) Doanh thu thuần Số vòng quay lưu động = (2.6) Tài sản ngắn hạn bình quân Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, việc tăng vốn lưu động có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với doanh nghiệp, có thể giúp doanh nghiệp giảm một lượng vốn cần thiết trong kinh doanh trên cơ sở vốn hiện có. d) Vòng quay cố định Doanh thu thuần Số vòng quay tài sản cố định = (2.7) Tổng tài sản cố định bình quân Chỉ tiêu này nhằm đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định, nó cho biết một đồng giá trị tài sản cố định dùng để đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao. 2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của đối tượng phân tích. Phương pháp này gồm các bước sau: Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc. Nếu gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc. Đối tượng phân tích được xác định là  Q= Q1 –Q0. Bước 2: Giả sử có 4 nhân tố a, b, c, d đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q Kỳ phân tích Q1 = a1 x b1 x c1 x d 1 Kỳ gốc Q0 = a0 x b 0 x c0 x d 0 Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2 11 Thế lần 1 a1 x b0 x c0 x d 0 Thế lần 2 a1 x b1 x c0 x d 0 Thế lần 3 a1 x b1 x c1 x d0 Thế lần 4 a1 x b1 x c1 x d1 Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng nhân tố a a= a1b0c0d0 – a0b0c0d0 Mức độ ảnh hưởng nhân tố b  b= a1b1c0d0 – a1b 0c0d0 Mức độ ảnh hưởng nhân tố c c= a1b1c1d0 – a1b1c0d0 Mức độ ảnh hưởng nhân tố d d= a1b1c1d1 – a1b1c1d0 Tổng cộng các nhân tố  a+  b+  c +  d= a b c d 1 1 1 1 – a0b0c0d0  Q= Q1 –Q0. 12 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Dữ liệu nghiên cứu của đề tài chủ yếu là dữ liệu thứ cấp thu thập từ phòng kế toán của công ty cổ phần phân bón Miền Nam – Nhà máy phân bón Cửu Long bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2011, 2012, 2013. Đồng thời, tham khảo ý kiến từ các anh phòng kế toán và các phòng ban để phục vụ cho việc phân tích. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần phân bón Miền Nam- Nhà máy phân bón Cửu Long thông qua việc phân tích tình hình chi phí, doanh thu, lợi nhuận của nhà máy qua ba năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2011, 2012, 2013.Với mục tiêu này sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả tình hình hoạt động kinh doanh hiện nay của nhà máy từ đó phân tích các số liệu để hiểu rõ tình hình kinh doanh của nhà máy. Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và để ra các quyết định. Thu thập thông tin số liệu thống kê một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ phản ánh tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất, đồng thời nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy trong từng thời kỳ. So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế. So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. 13 Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với mục tiêu này phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp thay thế liên hoàn Mục tiêu 3: Phương pháp được sử dụng để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu tài chính là phương pháp so sánh qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2011-2013 14 Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN MIỀN NAM- NHÀ MÁY PHÂN BÓN CỬU LONG. 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN MIỀN NAM – NHÀ MÁY PHÂN BÓN CỬU LONG 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần phân bón Miền nam tiền thân của một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công Thương – Tập đoàn Hoá chất Việt Nam được thành lập theo quyết định số 426/HC- QĐ ngày 19/4/1976 của Tổng Cục Hoá Chất Việt Nam. Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam đã chính thức chuyển đổi hình thức quản lý sản xuất kinh doanh sau 34 năm thành lập sang hoạt động mô hình cổ phần hoá chính thức từ ngày 01/10/2010, với số cổ phiếu phát hành lần đầu: - Phát hành đấu giá cổ phiếu lần đầu 9.520.450 cổ phần ( chiếm 25,26%). - Cổ phần Nhà nước: 24.505.000 cổ phần ( chiếm 65% ). - Cổ phần ưu đãi bán cho người lao động trong doanh nghiệp: 1.280.600 cổ phần ( chiếm 3,39%). - Cổ phần ưu đãi bán cho tổ chức Công đoàn tại doanh ngiệp: 131.950 cổ phần (chiếm 0,35%). - Cổ phần bán cho cổ đông chiến lược: 2.262.000 cổ phần ( chiếm 6%). Ngành ngề kinh doanh: - Sản xuất, kinh doanh phân bón, các loại ( super lân, NPK, phân bón lá Yogen…), xi măng, axit sufuric và các sản phẩm hoá chất khác. - Mua bán thiết bị, phụ tùng thay thế và nguyên liệu phục vụ sản xuất phân bón và hoá chất. - Chế tạo, lắp đặt thiết bị, dây chuyền sản xuất hoá chất. Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, bán buôn thuốc bảo vệ thực vật. 15 - Sản xuất kinh doanh bao bì PP và PE. Sản xuất, kinh doanh thức ăn gia xúc, gia cầm, thức ăn thuỷ sản. - Kinh doanh cơ sở hạ tầng và đầu tư khu dân cư. - Kinh doanh bất động sản. Quá trình xây dựng, phát triển Nhà máy phân bón Cửu Long Để thực hiện thành công mục tiêu 21 triệu tấn lương thực do đại hội IV Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, trong các năm từ 1976 đến 1977 Tổng Cục Hoá Chất ( nay là Tổng công ty Hoá chất Việt Nam) đã đồng loạt củng cố và Nhà máy phân bón Cửu Long (MEKOFA), một đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc công ty phân bón Miền nam, là nhà máy duy nhất của công ty toạ lạc trên đồng bằng sông Cửu Long. Nhà máy phân bón Cửu Long chính thức được khởi công xây dựng vào tháng 5 năm 1977, cơ bản hoàn thành vào cuối năm 1979 và chính thức đi vào hoạt động năm 1980. Nhà máy được thành lập ngày 03/11/1979 theo quyết định số: 1005/HC-TCCBĐT của Tổng Cục Hoá chất… - Địa chỉ: ấp Tân Thuận, xã Tân Hoà, Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. - Giấy phép kinh doanh: 0300430500-002. - Mã số thuế: 0300430500-002. - Điện thoại: 0703.822910 - Fax: 0703.815215 3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy 3.1.2.1 Chức năng Nhà máy phân bón Cửu Long là chi nhánh của công ty phân bón Miền Nam. Chịu trách nhiệm về sản xuất và kinh doanh phân bón nông nghiệp. 3.1.2.2 Nhiệm vụ 16 - Chuyên sản xuất các loại phân bón NPK phục vụ cho phát triển nông thôn. - Ổn định và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ nhân viên trong nhà máy, phấn đấu hoàn thành tốt chỉ tiêu, kế hoạch của tổng công ty giao cho. 3.2 MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ MÁY 3.2.1 Cơ cấu tổ chức nhà máy GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC THỊ TRƯỜNG P.TỔNG HỢP P.KẾ TOÁN P.GIÁM ĐỐC KT-SX P.THỊ TRƯỜNG PX.SẢN XUẤT TỔ BẢO VỆ P.KỸ THUẬT TỔ CƠ ĐIỆN CÁC TỔ SẢN XUẤT TỔ CƠ GIỚI Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của nhà máy 17 P.CUNG ỨNG BỘ PHẬN KCS TỔ BX NGOÀI Ghi chú: : Quan hệ chỉ huy, chỉ đạo của cấp trên. : Quan hệ quản lý 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận - Giám đốc: Chịu trách nhiệm trực tiếp về các hoạt động của nhà máy, về tổ chức bổ nhiệm nhân sự, các quy định của nhà máy, ký kết hợp đồng, chỉ đạo và ký duyệt về các vấn đề tài chính, tiền lương, các chế độ chính sách của công ty về khen thưởng, kỷ luật, sa thải…Tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật. - Phó giám đốc thị trường: Chịu trách nhiệm về việc lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu. Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn - Phó giám đốc Kỹ Thuật- Sản Xuất: Tổ chức, điều phối theo dõi, giám sát việc sử dụng tối ưu nguồn nhân lực cho mục đích sản xuất đáp ứng yêu cầu kế hoạch. Giám sát việc sử dụng nguyên vật liệu theo đúng định mức, theo dõi việc thống kê nguyên vật liệu, kiến nghị và thực hiện giải pháp giảm hao hụt nguyên liệu trong sản xuất. - Phòng tổng hợp: + Tham mưu, thừa lệnh tổ chức các hoạt động chung của Nhà máy. + Chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung đối với bộ máy của Nhà máy. + Tổ chức điều hoà, phối hợp hoạt động của Phòng, Ban, đơn vị trong nhà máy để thực hiện chương trình kế hoạch công tác của nhà máy. + Làm công tác tổ chức – cán bộ – đào tạo. + Làm công tác liên quan đến hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm trong nội bộ nhà máy. + Tham mưu, giúp việc cho giám đốc nhà máy trong việc quản lý, điều hành công việc trong lĩnh vực pháp chế. - Phòng kế toán: + Giúp giám đốc quản lý kinh tế nhà máy, thực hiện tốt chế độ quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước. 18 + Tổ chức hạch toán, ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tại đơn vị, phản ánh tình hình về vốn, công nợ, doanh thu, hàng hoá tồn kho. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy theo đúng pháp lệnh về kế toán và thống kê của Nhà nước. + Nghiên cứu, đề xuất với giám đốc các quy định về thu chi tài chính trong nhà máy nhằm sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả. + Cùng với các phòng ban xây dựng các định mức về nguồn vốn và tài chính. Giám sát thực hiện việc chi tiêu tài chính giữa các phòng ban. - Phòng thị trường: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành thuộc lĩnh vực kinh doanh, thông tin kinh tế - thị trường, phát triển thương hiệu, marketing, xúc tiến thương mại, thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu và tham gia thực hiện chương trình liên kết phát triển. - Phân xưởng sản xuất: + Lập kế hoạch sản xuất, điều độ sản xuất. + Kiểm tra sản phẩm trước khi nhập kho, xử lý sản phẩm không phù hợp. + Quản lý trang thiết bị sản xuất, giám sát dụng cụ, thiết bị đo lường. + Lập kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý. Tổ chức, sắp xếp, điều động nhân lực phù hợp để kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. Phân loại, đánh giá nguyên vật liệu đầu vào, đánh giá nhà cung ứng phù hợp với yêu cầu của thực tế sản xuất. + Tổ chức công tác quản lý, kiểm soát quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm khi xuất xưởng. Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ trang thiết bị của công ty. Phát hiện và đề xuất phương án xử lý kịp thời các hỏng hóc đột xuất trong quá trình sản xuất. - Phòng kỹ thuật: + Tham mưu cho giám đốc về công tác kỹ thuật, công nghệ, định mức và chất lượng sản phẩm. + Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm. + Kiểm tra giám sát kỹ thuật sản xuất phân, máy móc thiết bị trong nhà máy. 19 + Tham gia vào việc kiểm tra xác định định mức lao động trong các công việc, các công đoạn sản xuất và xác nhận lệnh sản xuất. Trực tiếp làm các công việc về đăng ký, đăng kiểm chất lượng hàng hoá. Quản lý chỉ đạo về an toàn kỹ thuật trong sản xuất. + Nghiên cứu cải tiến các mặt hàng, sản phẩm của nhà máy đang sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Quản lý các định mức kỹ thuật ( mức tiêu hao năng lượng, vật tư và nguyên liệu của các sản phẩm…) + Xác nhận về thời gian hoàn thành chất lượng công việc của tất cả các lệnh sản xuất để làm cơ sở thanh toán tiền lương, tiền công cho công nhân. -Phòng cung ứng: + Chuyên điều phối ghe để vận chuển hàng hoá, vật tư mua ngoài. + Chuyên mua hàng cho công ty Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy mà bộ phận cung ứng lên chỉ tiêu và danh mục hàng hóa, vật tư cần mua cho nhà máy, đảm bảo cho sản xuất và kinh doanh được liên tục và bình ổn. - Tổ cơ điện + Thực hiện công việc chuyên môn theo chỉ đạo của phụ trách phòng kỷ thuật sản xuất. + Giám sát toàn bộ thiết bị máy móc của nhà máy. + Sửa chữa các thiết bị máy móc nếu bị hư hỏng. + Nghiên cứu, sáng chế các thiết bị mới phục vụ cho sản xuất. + Kiểm tra thường xuyên và lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ cho thiết bị máy móc. + Lập kế hoạch, thực hiện lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì toàn bộ hệ thống điện cho toàn nhà máy. - Bộ phận KCS + Tham mưu và đề xuất với ban lãnh đạo nhà máy về công tác tổ chức quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm. + Bao quát chung về công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm. 20 + Thành lập các bộ phận đảm nhận các hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm trong công ty cho phù hợp với thực tế ( đổi người, bố trí người phù hợp với công việc). + Theo dõi, kiểm tra tỉ lệ và đánh giá cụ thể tình hình chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng. + Theo dõi, tổng hợp, phân tích các phát sinh về chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. + Kiểm tra quy trình quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất. + Tổng hợp và báo cáo tình hình chất lượng hàng tháng. + Quản lý và giám sát thực hiện các nội qui về cấp phát vật tư, nguyên phụ liệu sản xuất. + Phổ biến và hướng dẫn đến từng tổ sản xuất các yêu cầu về chất lượng sản phẩm. + Phát hiện kịp thời những sai hỏng và đề xuất biện pháp sửa chữa. + Lập biên bản những trường hợp sai qui trình kỹ thuật và qui rõ trách nhiệm thuộc về ai. + Tham gia giải quyết đơn khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm. - Tổ bảo vệ: Có trách nhiệm bảo vệ tài sản, con người của nhà máy 24/24 - Các tổ sản xuất: Thực hiện công việc chuyên môn để hoàn thành sản phẩm. - Tổ cơ giới + Thực hiện việc nâng chuyển hàng hoá, nguyên liệu dưới sự điều động của cán bộ điều hành sản xuất và theo chỉ đạo của phòng ky thuật sản xuất. + Nâng chuyển nhập nguyên liệu vào kho và đưa nguyên liệu và đưa vào sản xuất. + Nâng chuyển nguyên liệu, thành phẩm để xuất hàng và lưu kho. +Bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa các thiết bị xe. - Tổ bốc xếp ngoài 21 + Làm việc theo sự điều động của đội trưởng tổ bốc xếp, cán bộ điều hành sản xuất dưới sự chỉ đạo của phòng Cung ứng – Kho vận. + Bốc xếp vận chuyển hàng hoá, chất kho, tiếp liệu cho các dây chuyền sản xuất. + Lưu chuyển hàng hoá nhập, xuất dưới cảng và trên bờ. + Chất Palet nguyên liệu thành phẩm nhập kho, xuất hàng tại nhà máy. 3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN NHÀ MÁY 3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN THANH TOÁN – CÔNG NỢ KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG – BÁO CÁO THUẾ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của nhà máy 3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận ◊ Kế toán trưởng: + Tham mưu cho giám đốc trong các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. + Phụ trách chung công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán trong nhà máy một cách hợp lý và kế hoạch. + Theo dõi, kiểm tra, phân công hợp lý bộ phận kế toán tại đơn vị. + Theo dõi và bảo vệ tài sản, tiền, hàng hoá tại đơn vị, phát hiện kịp thời, phản ánh lãnh đạo những hiện tượng tiêu cực (nếu có). + Báo cáo đầy đủ, chính xác tình hình hoạt động kinh doanh hàng tháng cho lãnh đạo, cấp trên kịp thời, nhanh chóng, đúng mẫu biểu để lãnh đạo có chỉ đạo cần thiết. 22 ◊ Kế toán thanh toán - công nợ : Hằng ngày ghi chép liên tục vào sổ, lập phiếu thu, phiếu chi. Ghi chép, cập nhật, kiểm tra, đối chiếu số liệu liên quan đến công nợ, thanh toán tiền mua hàng, bán hàng. ◊ Kế toán tiền gửi ngân hàng, báo cáo thuế: Thường xuyên liên hệ với các ngân hàng của nhà máy đang giao dịch đến cuối tháng, cuối kỳ kế toán tiền gửi phải kiểm tra, đối chiếu số liệu nhà máy với số liệu ngân hàng, lập báo cáo thuế và chịu trách nhiệm liên hệ với cơ quan thuế. ◊ Kế toán nguyên liệu: Theo dõi nhập xuất nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất kinh doanh của nhà máy thường xuyên liên hệ với thủ kho theo quy định. 3.3.3 Tổ chức thông tin kế toán tại Nhà máy 3.3.3.1 Tổ chức sử dụng hệ thống tài khoản và chế độ chứng từ kế toán: Nhà máy phân bón Cửu Long áp dụng chế dộ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 3.3.3.2 Tổ chức sử dụng chế độ sổ sách kế toán. Hàng ngày, căn cứ các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan, sau đó căn cứ các số liệu trên Nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái các tài khoản có liên quan. Cuối tháng cộng số liệu ở sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính. 3.3.3.3 Các phương pháp kế toán cơ bản tại Nhà máy. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Bình quân gia quyền - Phương pháp thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: Theo phương pháp đường thẳng. 23 3.5 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN MIỀN NAM- NHÀ MÁY PHÂN BÓN CỬU LONG TỪ NĂM 2010-THÁNG 6 NĂM 2013 Nhà máy phân bón Cửu Long trong những năm qua đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trên nhiều phương diện, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, những khó khăn đó không riêng nhà máy mà đa số các doanh nghiệp hoạt động cùng nghành đều gặp phải. Vì vậy, nhà máy không ngừng cải tiến kĩ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ gìn thương hiệu . Theo bảng 3.1 ta thấy tổng doanh thu qua các đều tăng dần, năm 2011 tăng 136.087.038.089 đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 5.325.672.366 đồng, tổng doanh thu tăng là do nhu cầu trong nước và ngoài nước đều tăng nhưng tăng mạnh nhất là năm 2011. Bên cạnh đó tổng chi phí cũng tăng, năm 2011 tăng 36,62% tương ứng số tiền 134.478.452.334 đồng, năm 2012 tiếp tục tăng 5.105.596.931 đồng tương ứng 1,02% nguyên nhân là do giá sản phẩm đầu vào tăng, giá xăng, dầu cũng ảnh hường đến doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng 1.608.585.755 đồng so với năm 2010. Sang năm 2012 lợi nhuận sau thuế tăng 220.075.435 đồng với tỷ lệ 3,26% so với năm 2011. Tổng doanh thu của sáu tháng đầu năm 2011-2013 (bảng 3.2) đều tăng như sáu tháng đầu năm 2012 tăng 1.939.828.990 đồng so với sáu tháng đầu năm 2011, sáu tháng đầu năm 2013 tăng 1.043.098.815 đồng do sức mua. Tổng chi phí của sáu tháng đầu năm 2012 tăng 1,28% so với sáu tháng đầu năm 2011, sang sáu tháng đầu năm 2010 tổng chi phí tăng 0,07% so với cùng kỳ năm 2011. Lợi nhuận sau thuế tăng qua các năm, sáu tháng đầu năm 2012 tăng 327.313.179 đồng so với sáu tháng đầu năm 2011, sáu tháng đầu năm 2013 tăng 958.347.284 đồng so với sáu tháng đầu năm 2012. 24 . BẢNG 3.1 :Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010-2012 Chỉ tiêu 1.Tổng doanh thu 2.Tổng chi phí 3.Lợi nhuận sau thuế Năm 2010 Năm 2011 372.336.718.460 367.194.115.210 508.423.756.549 501.672.567.544 5.142.603.250 6.751.189.005 Chênh lệch 2011 so với 2010 Năm 2012 Tỷ lệ Số tiền % 513.749.428.915 136.087.038.089 36,55 506.778.164.475 134.478.452.334 36,62 6.971.264.440 1.608.585.755 (Nguồn: Báo cáo tài chình Nhà máy trong 3 năm 2010-2011) 25 31,28 ĐVT:đồng Chênh lệch 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ % 5.325.672.366 1,05 5.105.596.931 1,02 220.075.435 3,26 BẢNG 3.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh qua 6 tháng đầu năm 2011-2013 Chỉ tiêu 1. Tổng doanh thu 2.Tổng chi phí 3.Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2011 6 Tháng đầu năm 2012 127.414.487.111 126.287.043.539 129.354.316.101 127.899.559.350 1.127.443.572 1.454.756.751 ĐVT:đồng Chênh lệch 6 Tháng đầu Chênh lệch 6 Tháng đầu 2012 so với 6 tháng đầu 2013 so với 6 Tháng đầu 2011 2012 6 Tháng đầu năm 2013 Tỷ lệ Số tiền % Số tiền Tỷ lệ % 130.397.414.916 1.939.828.990 1,52 1.043.098.815 0,81 127.984.310.881 1.612.515.811 1,28 84.751.531 0,07 2.413.104.035 327.313.179 ( Nguồn: báo cáo tài chính của nhà máy 6 tháng đầu năm 2011-2013) 26 29,03 958.347.284 65,88 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY TRONG NĂM 2013 3.6.1 Thuận lợi -Từ năm 2010 cho đến nay hoạt động theo cơ chế công ty cổ phần nên có nhiều thuận lợi so với trước đây. - Cũng chính vì hoạt động theo cơ chế cổ phần nên nhà máy luôn luôn được sự quan tâm đầu tư, đôn đốc chỉ đạo của tổng công ty là công ty cổ phần Phân bón Miền Nam. - Từ năm 2010 đến nay, dây chuyền công nghệ tạo hạt bằng hơi nước thùng quay là một dây chuyền công nghệ tiến tiến đã bắt đầu phát huy được tác dụng trên thị trường. Tạo ra quá trình phát triển ổn định thị trường tiêu thụ của nhà máy trong thời kì suy thoái kinh tế. - Tập thể cán bộ công nhân viên của nhà máy có truyền thống đoàn kết, phát huy được sức mạnh của tập thể nên đây là thuận lợi rất lớn giúp nhà máy vượt qua khó khăn và để phát triển. -Nhà máy tuy nằm xa tổng công ty nhưng nhà máy được tổng công ty đôn đốc, chỉ đạo thường xuyên liên tục. Bên cạnh đó, nhà máy phân bón Cửu Long còn được sự quan tâm, hổ trợ, tạo điều kiện của các cấp, các ban ngành ở tỉnh Vĩnh Long để nhà máy hoạt động được tốt hơn. 3.6.2 Khó khăn - Sau suy thoái kinh tế, sức tiêu thụ hàng hoá trong nước nói chung và phân bón nói riêng bị suy giảm. - Do việc hình thành và phát triển tràn lan của các cơ sở phân bón nhỏ lẻ có chất lượng thấp ngoài thị trường tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh đối với các công ty lớn. Đây là một khó khăn rất là lớn mà các công ty sản xuất phân bón đều gặp phải. - Do ảnh hưởng của cổ phần hoá, lực lượng lao động chuyển từ thời kỳ trước cổ phần hoá sang thời kỳ sau cổ phần hoá có tay nghề cao thì không còn 27 nhiều, lực lượng lao động mới tuyển thì tay nghề và kỹ năng làm việc chưa đạt yêu cầu đã ảnh hưởng trực tiếp ảnh hưởng đần nhà máy. - Việc tiêu thụ nông sản xuất khẩu không được ổn định đặc biệt là lúa, cà phê, tiêu…Đó là các sản phẩm chủ lực có ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư phân bón của nông dân. 3.6.3 Phương hướng phát triển của nhà máy trong năm 2013 Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng uy tín, chất lượng, giá cả các sản phẩm. Tăng cường hoạt động marketing, xây dựng và quảng bá thương hiệu của nhà máy ngày càng vững mạnh. Lôi kéo các khách hàng cũ đã không còn hợp tác với nhà máy, tiếp tục giữ vững mối quan hệ tót với các khách hàng đang hợp tác, ổn định và tiếp tục mở rộng thị trường mới. 28 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP PHÂN BÓN MIỀN NAM- NHÀ MÁY PHÂN BÓN CỬU LONG TỪ NĂM 2010- THÁNG 6 NĂM 2013 4.1 PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT TỪ NĂM 2010- THÁNG 6 NĂM 2013 ◊ Tình hình doanh thu 3 năm 2011-2012 Qua bảng 4.1 và bảng 4.2, doanh thu của nhà máy được hình thành từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính. Cả hai loại doanh thu đều biến động qua các năm. Năm 2011 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 36,85% tương ứng số tiền 135.560.133.703 đồng so với năm 2010. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng 11,93% tương ứng với số tiền 526.904.386 đồng so với năm 2010. Năm 2012 doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tiếp tục tăng 4.856.352.151 đồng tức tăng với tỷ lệ 0,96%. Về doanh thu hoạt động tài chính thì lại tăng so với năm 2011 số tiền 469.320.215 đồng với tỷ lệ tăng 9,49%. Sang sáu tháng đầu năm 2012 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 1.999.382.398 đồng tương ứng tăng 1,59% so với năm 2011, sáu tháng đầu năm 2013 doanh thu bán hàng tiếp tục tăng 0,90% tức tăng 1.150.381.717 đồng. Doanh thu hoạt động tài chính vào sáu tháng đầu năm 2012 giảm 59.553.408 đồng so với sáu tháng đầu năm 2011, sang sáu tháng đầu năm 2013 doanh thu hoạt động tài chính giảm 107.282.902 đồng so với sáu tháng đầu năm 2012. ◊ Tình hình chi phí 3 năm 2011-2012 Nhìn bảng 4.1 và bảng 4.2, giá vốn hàng bán của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 tăng 131.847.600.583 đồng tương ứng 38,32%. Đến năm 2012 giá vốn hàng bán lại giảm 156.926.580.140 đồng cùng tỷ lệ giảm là 32,97% so với năm 2011. Giá vốn hàng bán của sáu tháng đầu năm 2012 tăng 1.452.901.312 đồng tương ứng tăng 1,22%. Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2013 giảm 402.607.303 đồng với tốc độ giảm 0,33%. 29 BẢNG 4.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010-2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 Số tiền Tỷ lệ % 1.Doanh thu BH và CCDV 2.Các khoản giảm trừ DT 3.Doanh thu thuần BH & CCDV 367.919.665.781 367.919.665.781 503.479.799.484 . 503.479.799.484 508.336.151.635 508.336.151.635 135.560.133.703 135.560.133.703 36,85 4.Giá vốn hàng bán 5.Lợi nhuận gộp về BH CCDV 6.Doanh thu HĐTC 7.Chi phí tài chính Trong đó: chi phí lãi vay 8.Chi phí bán hàng 9.Chi phí quản lý DN 10.Lợi nhuận thuần từ HĐKD 11.Thu nhập khác 12.Chi phí khác 13.Lợi nhuận khác 14.Tổng LN KT trước thuế 15. Chi phí thuế TNDN HH 16.Lợi nhuận sau thuế 344.082.411.771 23.837.54.010 4.417.052.679 10.319.383.548 10.319.383.548 8.488.674.860 2.589.443.948 6.856.804.333 6.856.804.333 1.714.201.083 5.142.603.250 475.930.012.354 27.549.787.130 4.943.957.065 10.666.243.032 10.666.243.032 9.301.557.255 3.524.358.568 9.001.585.340 9.001.585.340 2.250.396.335 6.751.189.005 479.223.216.936 29.112.934.699 5.413.277.280 13.340.915.409 13.340.915.409 8.331.924.245 3.558.353.072 9.295.019.253 9.295.019.253 2.323.754.813 6.971.264.440 131.847.600.583 3.712.533.120 526.904.386 346.859.484 346.859.484 812.882.395 934.914.620 2.144.781.007 2.144.781.007 536.195.252 1.608.585.755 38,32 15,57 11,93 3,36 3,36 9,58 36,10 31,28 (Nguồn: Báo cáo tài chính nhà máy qua 3 năm 2010-2012) 30 36,85 31,28 31,28 31,28 ĐVT:đồng Chênh lệch 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ % 4.856.352.151 4.856.352.151 0,96 0,96 (156.926.580.140) (32,97) 1.563.147.569 5,67 469.320.215 9,49 2.674.672.377 25,08 2.674.672.377 25,08 (969.633.010) (10,42) 33.994.504 0,96 293.433.913 3,26 293.433.913 3,26 73.358.478 3,26 220.075.435 3,26 BẢNG 4.2: Kết quả hoạt động kinh doanh qua sáu tháng đầu năm 2011-2013 Chỉ tiêu 1.Doanh thu BH và CCDV 2.Các khoản giảm trừ DT 3.Doanh thu thuần và BH CCDV 4.Giá vốn hàng bán 5.Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 6.Doanh thu HĐTC 7.Chi phí tài chính Trong đó: chi phí lãi vay 8.Chi phí bán hàng 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.Lợi nhuận thuần từ HĐKD 11.Thu nhập khác 12.Chi phí khác 13.Lợi nhuận khác 14.Tổng lợi nhuận KT trước thuế 15.Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2011 125.914.922.361 125.914.922.361 119.441.269.237 6.473.653.124 1.499.564.750 2.965.932.568 2,965,932,568 2.998.437.277 881.404.457 1.127.443.572 1.127.443.572 1.127.443.572 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 127.914.304.759 127.914.304.759 120.894.170.549 7.020.134.210 1.440.011.342 2.621.829.289 2,621,829,289 3.488.159.379 895.400.133 1.454.756.751 1.454.756.751 1.454.756.751 129.064.686.476 129.064.686.476 120.491.563.246 8.573.123.230 1.332.728.440 3.579.130.022 3,579,130,022 3.010.164.808 903.452.805 2.413.104.035 2.413.104.035 2.413.104.035 ĐVT:đồng Chênh lệch 6 Tháng đầu Chênh lệch 6 Tháng đầu 2012 2013 so với 6 Tháng đầu so với 6 tháng đầu 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1.999.382.398 1.999.382.398 1.452.901.312 546.481.086 (59.553.408) (344.103.279) (344,103,279) 489.722.102 13.995.677 327.313.178 327.313.178 327.313.178 (Nguồn: Báo cáo tài chính nhà máy qua 6 tháng đầu năm 2010-2013) 31 1,59 1,59 1,22 8,44 (3,97) (11,60) (11.60) 16,33 1,59 29,03 29,03 29,03 1.150.381.717 1.150.381.717 (402.607.303) 1.552.989.020 (107.282.902) 957.300.733 957,300,733 (477.994.571) 8.052.672 958.347.284 958.347.284 958.347.284 0,90 0,90 (0,33) 22,12 (7,45) 36,51 36.51 (13,70) 0,90 65,88 65,88 65,88 Chi phí tài chính tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2011 tăng 346.859.484 đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 9,49% so với năm 2010. Chi phí bán hàng năm 2010 là 8.488.674.860 đồng, năm 2011 chi phí tiếp tục tăng 812.882.395 đồng, tăng 9,58%. Sang năm 2013 chi phí này giảm 969.633.010 đồng so với năm 2011. Sang sáu tháng đầu năm 2012 chi phí bán hàng so với 6 tháng đầu năm 2011 tăng 16,33% tương ứng tăng 489.722.102 đồng, sáu tháng đầu năm 2013 giảm 477.994.571 đồng so với sáu tháng đầu năm 2012. Tương tự, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 cũng tăng 934.914.620 đồng so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 lại giảm 10,42% so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2012 tăng 13.995.677 đồng đồng so với sáu tháng đầu năm 2011, sáu tháng đầu năm 2013 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 8.052.672 tương ứng 13,70%. ◊ Tình hình lợi nhuận 3 năm 2011-2012 Năm 2011 lợi nhuận trước thuế của nhà máy giảm so với năm 2010 là 2.144.781.007 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 31,28%. Sang năm 2012 tăng 293.433.913 đồng tức là tăng 3,26% so với năm 2011. Sang sáu tháng đầu năm 2012 tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 327.313.178 đồng tức tăng 29,03% so với sáu tháng đầu năm 2011, sáu tháng đầu năm 2013 tăng 958.347.284 đồng so với sáu tháng đầu năm 2012. ☼ Nhìn chung các tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mõi năm đuề có biến động từ doanh thu đến chi phí làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của nhà máy do thị trường phân bón luôn có sự thay đổi. Tuy nhiên, nhà máy phân bón Cửu Long với sự nổ lực của tập thể ban giám đốc và đội ngũ nhân viên vân cố gắng duy trì giúp cho nhà máy tránh những biến động lớn ảnh hưởng không tốt đến việc kinh doanh của nhà máy. 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU TỪ NĂM 2010 - THÁNG 6 NĂM 2013 4.2.1 Phân tích chung tình hình doanh thu 32 Sản phẩm của nhà máy khá đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại như NPK 30-30-0, Bông lúa – 1M, AT01, CD Dưa hấu, Kali vò viên, CD cây có múi… đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng trên nhiều địa bàn khác nhau. Bên cạnh đó, nhà máy cũng tiến hành cãi thiện khoa học kỹ thuật, mở rộng thị trường…nhằm tăng sản lượng và thu được doanh thu cao. Phân tích về tình hình doanh thu là có thể đánh giá sự biến động số lượng sản phẩm tiêu thụ chung. Từ đó có thể đánh giá khái quát tình hình tiêu thụ và những nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng của nhà máy. 4.2.2 Phân tích doanh thu từng mặt hàng: Nhìn bảng 4.3 và bảng 4.4, hình 4.1 biểu diễn các loại sản phẩm của nhà máy dưới đây cho ta thấy phân NPK là sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất. Đây là sản phẩm được sử dụng nhiều trong nông nghiệp. - Phân NPK: Doanh thu tiêu thụ của năm 2011 tăng 140.900.710.934 đồng, tốc độ tăng 41,63%, Năm 2011 là năm có sức tiêu thụ cao. Sang năm 2012, doanh thu của sản phẩm này tiếp tục tăng 0,94% tương ứng số tiền 4.483.710.245 đồng nguyên nhân do nhu cầu sử dụng phân NPK luôn ở mức cao nhất đặc biệt là vào quí 4. Bên cạnh đó loại phân NPK 20-20-15 là sản phẩm chiếm doanh thu cao hơn các sản phẩm phân NPK khác do sản phẩm này được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, đối với thị trường trong nước thì sản phẩm này cũng rất được ưa chuộng nhờ có thành phần dinh dưỡng cân đối thích hợp với tất cả các loại cây trồng trên nhiều vùng miền sinh thái khác nhau, giúp gia tăng khả năng chống bệnh cho cây trồng. - Đối với phân bông lúa chuyên dùng cho các loại lúa có sản lượng tăng qua các năm. Năm 2011, doanh thu của sản phẩm này giảm 6.106.540.104 đồng, tỷ lệ giảm 24,32%. Hiện tượng “ phân giả” đã làm cho sức mua giảm đi do yếu tố tâm lý của người nông dân làm ảnh hưởng đến doanh thu của mặt hàng này. Sang năm 2012, doanh thu của sản phẩm này có chuyển biến tốt hơn, so với năm 2011 tăng 1.275.341.920 đồng tức tăng 6,71%, do trong năm nhà máy có thêm một số khách hàng mới nên doanh thu sản phẩm này tăng. 33 Bảng 4.3 Doanh thu theo mặt hàng của nhà máy qua 3 năm 2010-2012 CHỈ TIÊU 1.NPK 2.Cuulong 3.Bông lúa 4.Khác TỔNG CỘNG NĂM 2010 338.451.365.176 334.076.805 25.108.668.200 4.025.555.600 367.919.665.781 NĂM 2011 479.352.076.110 237.807.968 19.002.128.096 4.887.787.310 503.479.799.484 ĐVT:ĐỒNG Chênh lệch 2011 so với Chênh lệch 2012 so với 2010 2011 NĂM 2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 483.835.786.355 140.900.710.934 41,63 4.483.710.245 0,94 247.244.389 (96.268.837) (28,82) 9.436.421 3,97 20.277.470.016 (6.106.540.104) (24,32) 1.275.341.920 6,71 3.975.650.875 862.231.710 21,42 (912.136.435) (18,66) 508.336.151.635 135.560.133.703 36,85 4.856.352.151 0,96 (Nguồn: Phòng kế toán nhà máy qua 3 năm 2010-2012) 34 Bảng 4.4 Doanh thu theo mặt hàng của nhà máy 6 tháng đầu năm 2011-2013 CHỈ TIÊU 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 1.NPK 2.Cuulong 3.Bông lúa 4.Khác TỔNG CỘNG 117.777.867.927 322.291.444 6.126.649.750 1.688.113.240 125.914.922.361 115.744.793.274 94.415.515 10.751.093.250 1.324.002.720 127.914.304.759 6 tháng đầu năm 2013 116.695.500.740 121.431.306 10.439.977.600 1.807.776.830 129.064.686.476 ĐVT:ĐỒNG Chênh lệch 6 tháng đầu Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng năm 2013 so với 6 đầu năm 2011 tháng đầu năm 2012 Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền % Số tiền % (2.033.074.653) (1,73) 950.707.466 0,82 (227.875.929) (70,70) 27.015.791 28,61 4.624.443.500 75,48 (311.115.650) (2,89) (364.110.520) (21,57) 483.774.110 36,54 1.999.382.398 1,59 1.150.381.717 0,90 (Nguồn: Phòng kế toán nhà máy trong 6 tháng đầu năm 2011-2013) 35 - Đối với phân cuulong: Tuy doanh thu không cao như hai sản phẩm trên nhưng năm 2011 là năm có biến động lớn, doanh thu giảm 96.268.837 đồng, thị trường phân này không lớn nên sang năm 2012 nhà máy tiến hành mở rộng thị trường loại này và tình hình doanh thu đã được cải thiện khi tăng 9.436.421 đồng, tăng 4,62%. - Các loại phân còn lại cũng có biến động, năm 2012 doanh thu đạt 4.987.845.000 đồng tăng 862.231.710 đồng tương ứng tăng 21,42% so với năm 2010. Năm 2012 doanh thu giảm 912.136.435 đồng tức giảm 18,66%. Thị trường của các loại phân còn lại không lớn, sức tiêu thụ không mạnh do người nông dân ít chú ý đến các sản phẩm này. Sang sáu tháng đầu năm 2012 giảm so với sáu tháng đầu năm 2011 là 364.110.520 đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2013 tăng 483.774.110 đồng so với sáu tháng đầu năm 2012. Triệu đồng 500,000 450,000 400,000 350,000 300,000 1.NPK 2.Cuulong 3.Bông lúa 4.Khác 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 0 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 Hình 4.1: Doanh thu các mặt hàng năm 2010-2012 4.2.3 Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu mặt hàng 4.2.3.1 Phân NPK Nhìn vào bảng 4.5, ta thấy năm 2011 doanh thu tăng thì nhân tố sản lượng bán ra góp phần tăng doanh thu cao hơn, chiếm 93.911,904.263 đồng trên số doanh thu tăng thêm 36 BẢNG 4.5: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân NPK qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: đồng NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 1. Sản lượng hàng bán ra 2. Đơn giá bán ra bình quân CỘNG NĂM 2011 +93.911.904.263 +46.988.806.671 +140.900.710.934 NĂM 2012 -10.100.795.040 +14.581.505.285 +4.483.710.245 (Nguồn: Phụ lục 1) Năm 2012, do sản lượng bán ra giảm do tình hình phân bón tràn lan ảnh hưởng tới tâm lý người nông dân nhưng nhờ ảnh hưởng của đơn giá bình quân nên doanh thu năm 2012 so với năm 2011 vẫn tăng. BẢNG 4.6: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân NPK qua 6 tháng đầu năm 2011-2013 ĐVT: đồng 6 tháng đầu năm 6 tháng đầu năm 2013 2012 -8.459.366.133 +7.046.815.666 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 1. Sản lượng hàng bán ra 2. Đơn giá bán ra bình quân CỘNG +7.441.880.580 -1.017.483.533 -6.096.108.200 +970.707.466 (Nguồn: Phụ lục 2) Sáu tháng đầu năm 2012, doanh thu phân NPK giảm 1.017.483.533 đồng, đơn giá bán ra bình quân có tăng nhưng không thể bù đắp lượng giảm của sản lượng bán ra làm cho doanh thu giảm. Sang sáu tháng đầu năm 2013 nhờ sản lượng bán ra tăng đủ để bù đắp khoản giảm của đơn giá bán ra bình quân giúp cho doanh thu tăng. Ta thấy, việc doanh thu của phân NPK tăng, giảm chủ yếu dựa vào sản lượng bán ra. 4.2.3.2 Phân Cuulong 37 BẢNG 4.7 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân Cuulong qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: đồng NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 1. Sản lượng hàng bán ra 2. Đơn giá bán ra bình quân CỘNG NĂM 2011 -102.696.745 +6.424.490 -96.268.837 NĂM 2012 +7.077.848 +2.358.573 +9.436.421 (Nguồn: phụ lục 3) Năm 2011, sản lượng hàng bán ra giảm 102.679.940 đồng, nhân tố đơn giá bán ra bình quân tăng 6.424.490 đồng nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của loại phân này, doanh thu vẫn giảm so với năm 2011. Năm 2012, các nhân tố đều tăng giúp cho doanh thu năm 2012 tăng. BẢNG 4.8: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân Cuulong qua 6 tháng đầu năm 2011-2013 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 1.Sản lượng hàng bán ra 2. Đơn giá bán ra bình quân CỘNG 6 tháng đầu năm 2012 -229.609.848 ĐVT: đồng 6 tháng đầu năm 2013 +26.238.230 +2.093.539 -227.516.309 +777.561 +27.015.791 (Nguồn: Phụ lục 4) Sáu tháng đầu năm 2012, đơn giá bán ra bình quân chỉ tăng 2.093.539 đồng trong khi sản lương bán ra giảm 229.609.848 đồng làm cho doanh thu giảm. Sáu tháng đầu năm 2013, cả hai nhân tồ đều tăng góp phần tăng doanh thu 4.2.3.3 Phân bông lúa Năm 2011, sản lượng hàng bán ra giảm 8.579.478.600 nhưng đơn giá bán ra bình quân lại tăng bù đắp được một phần giảm của sản lượng bán ra. 38 Năm 2012, các nhân tố đều tăng làm cho doanh thu năm tăng 1.275.341.920 đồng. BẢNG 4.9: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân bông lúa qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: đồng NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 1. Sản lượng hàng bán ra 2. Đơn giá bán ra bình quân CỘNG NĂM 2011 -8.579.478.600 +2.472.938.496 -6.106.540.104 NĂM 2012 +101.337.696 +1.174.004.224 +1.275.341.920 (Nguồn: Phụ lục 5) BẢNG 4.10 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân bông lúa qua 6 tháng đầu năm 2011-2013 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 1. Sản lượng hàng bán ra 2. Đơn giá bán ra bình quân CỘNG 6 tháng đầu năm 2012 +4.345.381.410 ĐVT: đồng 6 tháng đầu năm 2013 +699.002.375 +347.569.590 +4.693.051.000 - 1.010.118.025 -311.115.650 (Nguồn: Phụ lục 6) Sáu tháng đầu năm 2012, cả lượng hàng bán ra và đơn giá bán ra bình quân đều tăng, doanh thu sáu tháng đầu năm 2012. Sáu tháng đầu năm 2013, sản lượng hàng bán ra tăng 699.002.275 đồng trong khi đơn giá bán bình quân giảm 1.010.118.025 đồng. 4.2.3.4 Phân Khác Năm 2011, đơn giá bình quân tăng 1.311.159.310 bù đắp phần giảm của sản lượng hàng bán ra, giúp cho doanh thu tăng 39 BẢNG 4.11: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân khác qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: đồng NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 1. Sản lượng hàng bán ra 2. Đơn giá bán ra bình quân CỘNG NĂM 2011 -448.927.600 +1.311.159.310 +862.231.710 NĂM 2012 -513.480.135 -398.656.300 -912.136.435 (Nguồn: Phụ lục 7) Năm 2012, hai nhân tố sản lượng hàng bán ra và đơn giá bán ra bình quân đều giảm. BẢNG 4.12: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân khác qua 6 tháng đầu năm 2012-2013 ĐVT: đồng NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 1. Lượng hàng bán ra 2. Đơn giá bán ra bình quân CỘNG 6 tháng đầu năm 6 tháng đầu năm 2013 2012 -216.633.520 +404.988.830 -121.976.800 -338.610.310 +78.775.280 +483.774.110 (Nguồn: Phụ lục 8) Sáu tháng đầu năm 2012, doanh thu giảm do cả hai nhân tố đều giảm làm ảnh hưởng đến doanh thu. Sáu tháng đầu năm 2013, doanh thu tăng nhờ hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu đều tăng. Nhận xét Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng doanh thu của nhà máy, doanh thu tăng qua các năm do ảnh hưởng từ hai nhân tố sản lượng bán ra và đơn giá bán ra bình quân. Tuy nhiên việc giá bán ra bình quân tăng sẽ tác động đến sản lượng bán ra, do đó đơn vị cần có giải pháp để hạn chế sự biến động của giá cả 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ 4.3.1 Phân tích tổng chi phí 40 Chi phí là những khoản chi trong quá trình hoạt động kinh doanh của nhà máy, việc tính toán các khoản chi bỏ ra giúp nhà máy nắm được tình hình biến động của các khoản chi này, chi phí cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nhà máy. Mỗi sự biến động của những khoản mục chi phí đều dẫn đến sự biến động của chi phí. Đó chính là mối quan tâm hàng đầu của nhà máy bởi lợi nhuận đạt được nhiều hay ít đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của chi phí. Phân tích chi phí là để đánh giá, xem xét, xác định rõ mức tăng giảm của chi phí. Qua đó có biện pháp tiết kiệm giúp tăng lợi nhuận và nâng cao sức cạnh tranh của nhà máy trên thị trường. Nhìn bảng 4.12 và bảng 4.13, ta thấy tổng chi phí của nhà máy bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2011 tổng chi phí tăng 133.942.257.082 đồng hay tăng 36,65%. Nguyên nhân do sản lượng tiêu thụ tăng và giá phân đầu vào tăng nên giá vốn hàng bán tăng 38,32% tức tăng 131.847.600.583 đồng, chi phí tài chính tăng 346.859.484 đồng tương ứng tăng 3,36%, chi phí tài chính tăng do lãi vay nguyên liệu trong năm tăng, chi phí bán hàng tăng 812.882.395 đồng với tốc độ tăng 9,58% do chi phí vận chuyển tăng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 140.433.718 đồng , mức tăng 4,15%. Đến năm 2012 tổng chi phí tăng hơn so với năm 2011 là 5.032.238.453 đồng với tốc độ tăng 1,01%. Sang sáu tháng đầu năm 2012 tổng chi phí tăng so với năm 2011 là 1.612.515.811 đồng tốc độ tăng 1,28%. Sang sáu tháng đầu năm 2013 tổng chi phí tăng 0,07% tương ứng tăng 84.751.531 đồng. 41 BẢNG 4.13: Chi phí qua ba năm 2010-2012 CHỈ TIÊU 1. Giá vốn hàng bán NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 Tỷ lệ Số tiền % ĐVT:ĐỒNG Chênh lệch 2012 so với 2011 Tỷ lệ Số tiền % 344.082.411.771 475.930.012.354 479.223.216.936 131.847.600.583 38,32 3.293.204.582 0,69 2.Chi phí tài chính 10.319.383.548 10.666.243.032 13.340.915.409 346.859.484 3,36 2.674.672.377 25,08 3.Chi phí bán hàng 8.488.674.860 9.301.557.255 8.331.924.245 812.882.395 9,58 (969.633.010) (10,42) 2.589.443.948 365.479.914.127 3.524.358.568 499.422.171.209 3.558.353.072 504.454.409.662 934.914.620 133.942.257.082 36,10 36,65 4.Chi phí quản lý doanh nghiệp TỔNG CHI PHÍ (Nguồn: Phòng kế toán qua 3 năm 2010-2012) 42 33.994.504 5.032.238.453 0,96 1,01 Bảng 4.14 Chi phí qua sáu tháng đầu năm 2011-2013 CHỈ TIÊU 1.Giá vốn hàng bán 2.Chi phí tài chính 3.Chi phí bán hàng 4.Chi phí quản lý Doanh nghiệp TỔNG CHI PHÍ 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 119.441.269.237 2.965.932.568 2.998.437.277 120.894.170.549 2.621.829.289 3.488.159.379 881.404.457 126.287.043.539 895.400.133 127.899.559.350 ĐVT:ĐỒNG Chênh lệch 6 tháng đầu Chênh lệch 6 tháng đầu 6 tháng đầu năm năm 2012-2011 năm 2013-2012 2013 Tỷ lệ Số tiền % Số tiền Tỷ lệ % 120.491.563.246 1.452.901.312 1,22 (402.607.303) (0,33) 3.579.130.022 (344.103.279) (11,60) 957.300.733 36,51 3.010.164.808 489.722.102 16,33 (477.994.571) (13,70) 903.452.805 127.984.310.881 13.995.676 1.612.515.811 ( Nguồn: Phòng kế toán trong 6 tháng đầu năm 2011-2013 43 1,59 1,28 8.052.672 84.751.531 0,90 0,07 Triệu đồng 500,000 450,000 400,000 350,000 300,000 1. Giá vốn hàng bán 250,000 2.Chi phí tài chính 3.Chi phí bán hàng 4.Chi phí quản lý doanh nghiệp 200,000 150,000 100,000 50,000 0 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 Hình 4.2 : Tổng chi phí qua ba năm 2010-2012 Triệu đồng 140,000 120,000 100,000 80,000 1.Giá vốn hàng bán 2.Chi phí tài chính 3.Chi phí bán hàng 4.Chi phí quản lý Doanh nghiệp 60,000 40,000 20,000 0 SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2011 SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2012 SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Hình 4.3: Tổng chi phí qua sáu tháng đầu năm 2011-2013 44 4.3.2 Phân tích chi phí giá vốn hàng bán Theo bảng 4.15 và bảng 4.16, giá vốn hàng bán năm 2011 tăng 131.847.600.583 đồng tương ứng tăng 38,32% so với năm 2010. Sang năm 2012 giá vốn hàng bán tăng 3.293.204.582 đồng tức tăng 0,69 % so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2012 tăng so với năm 2011 1.452.901.312 đồng, tốc độ tăng 1,22%. Sang sáu tháng đầu năm 2013 giá vốn hàng bán giảm 402.607.303 đồng tương ứng 0,33%. 4.3.2.1 Phân tích chi phí giá vốn hàng bán từng mặt hàng ◊ Giá vốn hàng bán của phân NPK Phân NPK là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong giá vốn, năm 2011 chi phí giá vốn hàng bán tăng hơn năm 2010 là 137.099.793.884 đồng tương ứng 43,35%, nguyên nhân do năm 2011 sản lượng bán ra tăng hơn năm 2010 và do giá phân đầu vào tăng ảnh hưởng đến giá xuất kho của sản phẩm, hai yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn hàng bán. Năm 2012 giá vốn hàng bán tăng so với năm 2011 là 2.723.746.910 đồng với tỷ lệ tăng là 0,60%, trong năm 2012 tuy sản lượng bán ra giảm nhưng giá nguyên liệu đầu vào vẫn tiếp tục tăng làm cho giá vốn hàng bán tăng. Sang sáu tháng đầu năm 2012 giá vốn hàng bán của phân NPK giảm so với năm 2011 là 2.584.783.923 đồng tức giảm 2,31%, nguyên nhân là do sáu tháng đầu năm sản lượng tiêu thụ không cao. Giá vốn hàng bán của sáu tháng đầu năm 2013 so với sáu tháng đầu năm 2012 giảm 438.646.774 đồng tương ứng giảm 0,40%. ◊ Giá vốn hàng bán của phân Cuulong Giá vốn hàng bán của mặt hàng phân Cuulong năm 2011 giảm 85.609.489 đồng so với năm 2010 do sản phẩm tiêu thụ của sản phẩm này giảm nên kéo theo chi phí này giảm theo. Năm 2012 thì giá vốn của phân Cuulong tăng thêm 10.352.776 đồng với tốc độ tăng là 4,62%. 45 BẢNG 4.15: Giá vốn hàng bán theo mặt hàng qua ba năm 2010-2012 CHỈ TIÊU 1.NPK 2.Cuulong 3.Bông lúa 4.Khác TỔNG CỘNG NĂM 2010 316.226.256.376 309.896.685 23.804.321.800 3.741.936.910 344.082.411.771 NĂM 2011 453.326.050.260 224.287.196 17.776.392.088 4.603.282.810 475.930.012.354 NĂM 2012 456.049.797.170 234.639.972 19.291.220.144 3.647.559.650 479.223.216.936 Chênh lệch 2011 so với 2010 Số tiền Tỷ lệ % 137.099.793.884 43,35 (85.609.489) (27,63) (6.027.929.712) (25,32) 861.345.900 23,02 131.847.600.583 38,32 ( Nguồn: Phòng kế toán của nhà máy trong ba năm 2010-2012) 46 ĐVT:ĐỒNG Chênh lệch 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ % 2.723.746.910 0,60 10.352.776 4,62 1.514.828.056 8,52 (955.723.160) (20,76) 3.293.204.582 0,69 BẢNG 4.16: Giá vốn hàng bán theo mặt hàng qua sáu tháng đầu năm 2011-2013 CHỈ TIÊU 1.NPK 2.Cuulong 3.Bông lúa 4.Khác TỔNG CỘNG 6 tháng đầu năm 2011 111.923.907.837 305.677.000 5.694.422.500 1.517.261.900 119.441.269.237 6 tháng đầu năm 2012 109.339.123.914 89.980.925 10.220.902.350 1.244.163.360 120.894.170.549 6 tháng đầu năm 2013 108.900.477.140 114.578.226 9.825.123.150 1.651.384.730 120.491.563.246 ĐVT:ĐỒNG Chênh lệch 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu 2012 so với 6 tháng đầu năm năm 2013 so với 6 tháng 2011 đầu năm 2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % (2.584.783.923) (2,31) (438.646.774) (0,40) (215.696.075) (70,56) 24.597.301 27,34 4.526.479.850 79,49 (395.779.200) (3,87) (273.098.540) (18,00) 407.221.370 32,73 1.452.901.312 1,22 (402.607.303) (0,33) ( Nguồn: Phòng kế toán của nhà máy trong sáu háng đầ năm 2011-2013) 47 Mức tăng này là do trong năm 2012 sản phẩm này được nhà máy tổ chức quảng bá hơn các năm trước tạo được lòng tin cho nông dân giúp sản phẩm tiêu thụ tốt hơn. Đối với sáu tháng đầu năm 2012 giá vốn của mặt hàng này là giảm 215.696.075 đồng tương ứng giảm 70,56%, sản lượng bán ra của sản phẩm này giảm mạnh làm cho giá vốn hàng bán giảm theo, nông dân vốn đã quen sử dụng phân NPK nên thị trường sản phẩm này không cao. Sang sáu tháng đầu năm 2013 giá vốn hàng bán tăng 24.597.301 đồng so với sáu tháng đầu năm 2012 với tốc độ tăng 27,34%, giá nguyên liệu đầu vào ít biến động mà chủ yếu là do sản lượng bán ra nhiều hơn. ◊ Giá vốn hàng bán của phân Bông lúa Năm 2011 giá vốn hàng bán của sản phẩm này thấp so với năm 2010 là 6.027.929.712 tương ứng giảm 25,32% do sản lượng phân bông lúa giảm nên kéo theo giá vốn cũng giảm. Năm 2012 giá vốn của mặt hàng so với năm 2011 tăng với mức tăng 1.514.828.056 đồng cùng tốc độ tăng là 8,52%, giá vốn hàng bán này tăng chủ yếu là do giá nguyên vật liệu tăng dẫn đến giá xuất kho tăng theo. Bước vào sáu tháng đầu năm 2012 giá vốn hàng bán ở mức tăng 4.526.479.850 đồng so với sáu tháng đầu năm 2011. Sang sáu tháng đầu năm 2013 chi phí giá vốn của sản phẩm này giảm 395.779.200 đồng với tốc độ giảm là 3,87%, sáu tháng đầu năm 2013 giá nguyên liệu đầu vào giảm nên giá vốn cũng giảm. ◊ Giá vốn hàng bán của các loại phân khác: Năm 2011 giá vốn các mặt hàng còn lại so với năm 2010 tăng 861.345.900 đồng với tốc độ tăng 23,02%, vì đây là những sản phẩm có thị trường không lớn nên nhà máy đã đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện truyền thông giúp cho việc tiêu thụ tăng. Sang năm 2012 giá vốn hàng bán giảm so với năm 2012 là 955.723.160 đồng với tốc độ giảm là 20,76%, nguyen nhân là do thị trường sản phẩm đã bị thu hẹp vì tình trạng 48 phân bón tràn lan trên thị trường làm cho người nông dân hoang mang, họ trở nên dè dặt trong việc tiêu dùng. Sáu tháng đầu năm 2012 giá vốn hàng bán này giảm so với sáu tháng đầu năm 2011 là 273.098.540 đồng, tốc độ giảm 18%. Sang sáu tháng đầu năm 2013 chi phí này tăng 407.221.370 đồng với tốc độ tăng 32,73%. Triệu đồng 500000 450000 400000 350000 300000 1.NPK 2.Cuulong 3.Bông lúa 4.Khác 250000 200000 150000 100000 50000 0 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 Hình 4.4: Giá vốn hàng bán các mặt hàng 2010-2012 Triệu đồng 120,000 100,000 80,000 1.NPK 2.Cuulong 60,000 3.Bông lúa 4.Khác 40,000 20,000 0 SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2011 SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2012 SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Hình 4.5: Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu 2011-2013 4.3.2.2 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán 49 a. Phân NPK BẢNG 4.17: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá vốn hàng bán phân NPK qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: đồng NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 1. Sản lượng hàng bán ra 2. Đơn giá xuất kho bình quân CỘNG NĂM 2011 +87.744.984.863 +49.354.809.021 +137.099.793.884 NĂM 2012 -9.551.844.380 +12.275.591.290 +2.723.746.910 ( Nguồn: phụ lục 9) Năm 2011 giá vốn hàng bán tăng do cả hai nhân tố cho ảnh hưởng trực tiếp là sản lượng bán ra, đơn giá xuất kho bình quân. Năm 2012 đơn giá xuất kho bình quân tăng 12.275.591.290 đồng trong khi sản lượng bán ra bình quân giảm 9.551.844.380 đồng, giá vốn hàng bán năm 2012 vẫn tăng. BẢNG 4.18: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá vốn hàng bán phân NPK qua sáu tháng đầu năm 2011-2013 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 1.Sản lượng bán ra 2.Đơn giá xuất kho bình quân CỘNG 6 tháng đầu năm 2012 -12.004.885.923 ĐVT: đồng 6 tháng đầu năm 2013 +6.656.823.426 +9.420.102.000 -2.584.783.923 -7.095.470.200 -438.646.774 (Nguồn: Phụ lục 10) Sáu tháng đầu năm 2012 giá vốn hàng bán giảm do nhân tố sản lượng bán ra giảm 12.004.885.923 đồng, sáu tháng đầu năm 2013 giá vốn hàng bán của phân NPK giảm do đơn giá xuất kho bình quân giảm 7.095.470.200 đồng b. Phân Cuulong 50 BẢNG 4.19: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá vốn hàng bán phân Cuulong qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: đồng NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 1.Sản lượng bán ra 2. Đơn giá xuất kho bình quân CỘNG NĂM 2011 -95.263.665 +9.654.176 -85.609.489 NĂM 2012 +6.675.431 +3.677.345 +10.352.776 (Nuồn: phụ lục 11) Năm 2011, do sản lượng bán ra giảm 95.263.665 đồng, tuy đơn giá xuất kho bình quân tăng nhưng không ảnh hưởng nhiều đến giá vốn hàng bán. Năm 2012 cả hai nhân tố đều tăng làm cho giá vốn hàng bán tăng. BẢNG 4.20: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá vốn hàng bán phân Cuulong qua 6 tháng đầu năm 2010-2013 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 1.Sản lượng bán ra 2. Đơn giá xuất kho bình quân CỘNG 6 tháng đầu năm 2012 -218.016.500 ĐVT: đồng 6 tháng đầu năm 2013 +25.005.850 +2.320.425 -215.696.075 -408.549 +24.597.301 (Nguồn: phụ lục 12) Sáu tháng đầu năm 2012, giá vốn hàng bán chịu ảnh hưởng của sản lượng bán ra. Tương tự, sáu tháng đầu năm 2013 cũng chịu ảnh hưởng của sản lượng bán ra. Nhìn chung, sản phẩm phân cuulong chịu ảnh hưởng của sản lượng bán ra do giá thành sản xuất sản phẩm này biến động không lớn, ít ảnh hưởng tới giá vốn hàng bán. c. Phân Bông lúa 51 BẢNG 4.21: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá vốn hàng bán phân Bông lúa qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: đồng NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 1.Sản lượng bán ra 2. Đơn giá xuất kho bình quân CỘNG NĂM 2011 -8.133.791.400 +2.105.861.688 -6.027.929.712 NĂM 2012 +94.800.888 +1.420.027.168 +1.514.828.056 (Nguồn: phụ lục 13) Giá vốn hàng bán của phân bông lúa năm 2011 giảm do sản lượng bán ra giảm 8.133.791.400 đồng. Năm 2012 giá vốn hàng bán tăng do cả hai nhân tố đều tăng nhưng chủ yếu là do đơn giá xuất kho bình quân tăng 1.420.027.168 đồng. BẢNG 4.22: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá vốn hàng bán phân bông lúa qua 6 tháng đầu năm 2011-2013 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 1.Sản lượng bán ra 2. Đơn giá xuất kho bình quân CỘNG SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2012 +4.084.654.100 ĐVT: đồng SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013 +664.531.025 +441.825.750 +4.526.479.850 -1.059.527.225 -395.779.200 (Nguồn: Phụ lục 14) Sáu tháng đầu năm 2012, nhân tố sản lượng bán ra và đơn giá xuất kho bình quân đều tăng. Sáu tháng đầu năm, tuy sản lượng bán ra tăng 664.531.025 đồng nhưng do đớn giá xuất kho bình quân giảm 1.059.527.225 đồng, đơn giá xuất kho bình quân đã có tác động lớn hơn đối với giá vốn hàng bán. d. Phân khác Năm 2011, đơn giá xuất kho bình quân tăng 1.278.664.510 đồng đã ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán năm 2011. Năm 2012, mức ảnh hưởng của hai nhân tố như nhau vì đều giảm một lượng gần như nhau 52 BẢNG 4.23: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá vốn hàng bán phân khác qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: đồng NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 1.Sản lượng bán ra 2. Đơn giá xuất kho bình quân CỘNG NĂM 2011 -417.298.610 +1.278.644.510 +861.345.900 NĂM 2012 -483.591.885 -472.131.275 -955.723.160 (Nguồn: phụ lục 15) BẢNG 4.24: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá vốn hàng bán phân khác qua 6 tháng đầu năm 2011-2013 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 1.Sản lượng bán ra 2. Đơn giá xuất kho bình quân CỘNG 6 tháng đầu năm 2012 -197.694.700 ĐVT: đồng 6 tháng đầu năm 2013 +380.576.790 -75.403.840 -273.098.540 +26.644.580 +407.221.370 (Nguồn: phụ lục 16) Sáu tháng đầu năm 2012, giá vốn hàng bán của giảm do sản lượng bán ra và đơn giá xuất kho bình quân giảm lần lượt là 197.694.700 đồng và 75.403.840 đồng. Sáu tháng đầu năm 2013, giá vốn hàng bán tăng 407.221.370 đồng, chịu ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra nhiều hơn vì sản lượng bán ra tăng 380.576.790 đồng, trong khi đơn giá xuất khỏ chỉ tăng 26.644.580 đồng. 4.3.3 Phân tích chi phí bán hàng Chi phí bán hàng năm 2011 tăng 812.882.396 đồng so với năm 2012, nguyên nhân là do trong năm 2011 nhà máy đã mở rộng thêm thị trường mới, để có thêm nhiều khách hàng ở thị trường mới nhà máy đã hổ trợ chi phí vận chuyển hàng. Bên cạnh đó giá xăng dầu không ngừng biến động đã ảnh hưởng khá nhiều đến nhà máy. 53 BẢNG 4.25: Chi phí bán hàng qua ba năm 2010-2012 CHỈ TIÊU 1.Chi bằng tiền 2.Khấu hao 3.Lương 4.Trích lương 5.Chi phí khác 6.Vận chuyển tt NPK CỘNG NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 1.098.134.728 1.956.239.985 2.012.336.463 462.837.386 1.091.333.271 1.867.793.027 8.488.674.860 1.178.481.087 1.815.098.448 2.260.012.213 611.802.809 1.012.958.268 2.423.204.431 9.301.557.255 1.109.203.464 2.057.377.265 2.150.243.831 494.556.081 1.402.046.304 1.118.497.300 8.331.924.245 ĐVT:ĐỒNG Chênh lệch 2011 so với Chênh lệch 2012 so với 2010 2011 Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền Số tiền % % 80.346.359 7,32 (69.277.623) (5,88) (141.141.538) (7,21) 242.278.818 13,35 247.675.751 12,31 (109.768.382) (4,86) 148.965.423 32,19 (117.246.728) (19,16) (78.375.003) (7,18) 389.088.036 38,41 555.411.404 29,74 (1.304.707.131) (53,84) 812.882.396 67,15 (969.633.010) (10,42) (Nguồn: Phòng kế toán nhà máy trong ba năm 2010-2012) 54 BẢNG 4.26: Tình hình chi phí của nhà máy sáu tháng đầu năm 2011-2013 CHỈ TIÊU 1. Chi bằng tiền 2. Khấu hao 3. Lương 4. Trích lương 5.Chi phí khác 6.Vận chuyển tt NPK TỔNG CHI PHÍ SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2011 422.172.123 373.600.000 969.424.800 222.967.704 39.136.363 971.136.287 2.998.437.277 SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2012 547.095.328 404.785.380 1.110.145.000 255.333.350 61.360.091 1.109.440.230 3.488.159.379 SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013 331.758.622 336.729.331 984.117.744 226.347.081 39.334.545 1.091.877.485 3.010.164.808 ĐVT:ĐỒNG CHÊNH LỆCH SÁU CHÊNH LỆCH SÁU THÁNG ĐẦU NĂM THÁNG ĐẦU NĂM 2012 SO VỚI 2011 2013 SO VỚI 2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 124.923205 29,59 (215.336.706) (39,36) 31.185.380 8,35 (68.056.049) (16,81) 140.720.200 14,52 (126.027.256) (11,35) 32.365.646 14,52 (28.986.269) (11,35) 22.223.728 56,79 (22.025.546) (35,90) 138.303.943 14,24 (17.562.745) (1,58) 489.722.102 16,33 (477.994.571) (13,70) (Nguồn: Phòng kế toán của nhà máy trong 6 tháng đầu năm 2011-2013) 55 Chi phí bán hàng năm 2012 giảm 969.633.010 đồng so với năm 2011 nguyên nhân là do các thị trường của nhà máy đã dần ổn định, nhà máy đã tiến hành giảm bớt chi phí vận chuyển. Nhà máy đã giảm bớt những chi phí khác. Sáu tháng đầu năm 2012 tăng 489.722.102 đồng tương ứng tăng 16,33% so với năm 2011, vì chi phí khác tăng 56,79%. Sáu tháng đầu năm 2013 giảm 477.994.571 đồng tương ứng 13,70%, trong đó chi phí bằng tiền và chi phí khác giảm lần lượt là 39,36% và 35,90%. Triệu đồng 2,500 2,000 1,500 1.Chi bằng tiền 2.Khấu hao 3.Lương 4.Trích lương 5.Chi phí khác 6.Vận chuyển tt NPK 1,000 500 0 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 Hình 4.6: Chi phí bán hàng 2010-2012 Millions 1,200 1,000 800 SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2011 SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2012 600 SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013 400 200 0 1. Chi bằng tiền 2. Khấu hao 3. Lương 4. Trích lương 5.Chi phí khác 6.Vận chuyển tt NPK Hình 4.7: Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2011-2013 56 4.3.4 Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp Năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 934.914.620 đồng tăng 36,10% so với năm 2010, năm 2012 tăng 33.994.504 đồng tăng 0,96% so với năm 2011. Chi phí quản lý doanh nghiệp của nhà máy là khoản chi mà nhà máy gửi lên công ty cổ phần phân bón Miền Nam, các khoản chi khác đều được ghi nhận vào giá thành vì nhà máy đã đưa bộ phận quản lý doanh nghiệp vào bộ phận sản xuất và xem đây là một phân xưởng sản xuất sản phẩm.Vì vậy, việc tăng giảm của chi phí quản lý doanh nghiệp của nhà máy chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc tăng, giảm của doanh thu. 4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TỪ NĂM 2010 -THÁNG 6 NĂM 2013 4.4.1 Phân tích chung tình hình lợi nhuận Qua bảng 4.27 và bảng 4.28, Năm 2011 tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của nhà máy so với năm 2010 thì tổng lợi nhuận tăng 2.144.781.007 đồng , tốc độ tăng 31,28%, nguyên nhân là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 1.964.736.105 đồng và lợi nhuận từ hoạt động tài chính lại tăng 180.044.902 đồng làm cho lợi nhuận năm 2011 tăng. Năm 2012 tổng lợi nhuận kế toán trước thuế so với năm 2011 tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 293.383.913 đồng với tốc độ 3,16%, lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm 2.205.402.162 đồng nhưng mức tăng của lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 2.498.786.075 đồng cao hơn lợi nhuận hoạt động tài chính giúp cho tổng lợi nhuận trước thuế tăng. Sang sáu tháng đầu năm 2012 tổng lợi nhuận kế toán trước thuế so với cùng kỳ năm 2011 tăng 327.313.179 đồng với tốc độ 29,03%. Trong kì nhà máy đã thanh toán một số khoản lãi vay nguyên liệu nên lợi nhuận này tăng 284.549.871 đồng,lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh tăng 42.763.308 đồng. 57 Bảng 4.27 Lợi nhuận của nhà máy qua 3 năm 2010-2012 CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 Tỷ lệ Số tiền % ĐVT:ĐỒNG Chênh lệch 2012 so với 2011 Tỷ lệ Số tiền % 1. Lợi nhuận từ HĐKD 12.759.135.202 14.723.871.307 17.222.657.382 1.964.736.105 15,40 2.498.786.075 16,97 2.Lợi nhuận từ HĐTC (5.902.330.869) (5.722.285.967) (7.927.688.129) (3,05) (2.205.402.162) 38,54 3.Lợi nhuận trước thuế 6.856.804.333 9.001.585.340 180.044.902 9.294.969.253 2.144.781.007 31,28 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của nhà máy qua 3 năm 2010-2012) 58 293.383.913 3,16 Bảng 4.28 Lợi nhuận của nhà máy 6 tháng đầu năm 2011-2013 CHỈ TIÊU 1. Lợi nhuận từ HĐKD 2.Lợi nhuận từ HĐTC 3..Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2.593.811.390 2.636.574.698 4.659.505.617 ĐVT:ĐỒNG Chênh lệch 6 tháng Chênh lệch 6 tháng đầu đầu năm 2012 so vớiI năm 201 so với 6 tháng 6 tháng đầu năm 2011 đầu năm 2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 42.763.308 (1.466.367.818) (1.181.817.947) (2.246.401.582) 284.549.871 1.127.443.572 1.454.756.751 2.413.104.035 327.313.179 1,65 2.022.930.919 76,73 (19,41) (1.064.583.635) 90,08 29,03 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của nhà máy qua sáu tháng đầu năm 2011-2013) 59 958.347.284 65,88 Sang sáu tháng đầu năm 2013 tổng lợi nhuận trước so với cùng kỳ năm 2012 tăng 958.347.284 đồng với tốc độ tăng 65,88% do sáu tháng đầu năm 2013 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 2.022.930.919 đồng nhưng lợi nhuận từ hoạt động tài chính lại giảm 1.064.583.635 đồng làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế có tăng nhưng không cao. Nhìn chung kết quả kinh doanh của nhà máy đạt hiệu quả cao ở năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013, tuy nhiên sự gia tăng này chưa đồng đều giữa các khoản mục lợi nhuận , lợi nhuận của nhà máy chủ yếu là do hoạt động kinh doanh, điều đó cho thấy sự biến động của tổng lợi nhuận phụ thuộc vào lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Triệu đồng 20000.00 15000.00 10000.00 1. Lợi nhuận từ HĐKD 5000.00 2.Lợi nhuận từ HĐTC 3.Lợi nhuận trước thuế 0.00 -5000.00 -10000.00 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 Hình 4.8: Lợi nhuận qua ba năm 2010-2011 Triệu đồng 5,000 4,000 3,000 2,000 1. Lợi nhuận từ HĐKD 1,000 2.Lợi nhuận từ HĐTC 3..Lợi nhuận trước thuế 0 -1,000 -2,000 -3,000 SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2011 SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2012 SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Hình 4.9: Lợi nhuận qua sáu tháng đầu năm 2011-2013 60 4.4.2 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Căn cứ bảng 3.1 và bảng 3.2, vào năm 2011 doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch tăng so với năm 2010 là 135.560.133.703 đồng tương ứng tăng 36,85%. Tuy nhiên giá vốn hàng bán tăng so với năm 2010 131.847.600.583 đồng với tốc độ 38.32%. Vào năm 2012, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 4.856.352.151 đồng với tốc độ tăng là 0,96% so với năm 2011. Giá vốn hàng giảm 156.926.580.140 đồng, với tỷ lệ giảm là 32,97%. Sáu tháng đầu năm 2012, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 1.999.382.398 đồng tương ứng tăng 1,59% so với sáu tháng đầu năm 2011. Sang sáu tháng đầu năm 2013 doanh thu thuần tăng 1.150.381.717 đồng, tốc độ tăng 0,89% so với năm 2012. Sang sáu tháng năm 2013 giá vốn hàng bán giảm 402.607.303 đồng , tốc độ giảm 0,33% so với cùng kỳ năm 2012. Xét về chi phí bán hàng thì vào năm 2011 tăng 812.882.395 đồng, tốc độ 9,58% so với năm 2010, vào năm 2012 giảm 969.633.010 đồng so với năm 2011. Sang sáu tháng năm 2012 chi phí bán hàng tăng 489.722.102 tăng 16,33% so với sáu tháng đầu năm 2011. Sang sáu tháng đầu năm 2013 chi phí bán hàng giảm 477.994.571 đồng so với sáu tháng đầu năm 2012. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 tăng 13.995.676 đồng tăng 1,59% so với năm 2010. Vào năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 8.052.672 đồng. 4.4.3 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính của nhà máy chủ yếu là chênh lệch của tỷ giá do đánh giá lại, chi phí tài chính bao gồm lãi vay nguyên vật liệu , lỗ do đánh giá lại ngoại tệ, lãi vay vốn. Năm 2011 doanh thu tài chính tăng 526.904.386 đồng tương ứng tăng 11,93% so với năm 2010, do trong năm 2012 này các sản phẩm của nhà máy tiêu thụ khá tốt trên thị trường nước ngoài, bên cạnh đó tỷ giá giao dịch ngoại tệ có tăng nhẹ. Chi phí hoạt động tài chính năm 2011 tăng 346.859.484 đồng 61 tương ứng tăng 3,36%. Tuy tốc độ tăng của chi phí tài chính không cao hơn doanh thu hoạt động tài chính nhưng do chi phí hoạt động tài chính chủ yếu là lãi nguyên vật liệu nên doanh thu tài chính không thể bù đắp hết chi phí tài chính. Năm 2012 doanh thu hoạt động tài chính tăng 469.320.215 đồng tốc độ giảm 9,49%. Chi phí tài chính trong kỳ tăng 2.674.672.377 đồng tốc độ tăng 25,08% do tại thời điểm đánh giá lại ngoại tệ thì tỷ giá ngoại tệ thấp hơn tỷ giá ngoại tệ trong kỳ ghi nhận, bên cạnh đó lãi vay nguyên vật liệu có sự biến động. Sang sáu tháng đầu năm 2012 doanh thu hoạt động tài chính giảm 59.553.408 đồng tương ứng giảm 3,97 % so với năm 2011, sang sáu tháng đầu năm 2013 giảm 7,45% tương ứng giảm 107.282.902 đồng. Chi phí hoạt động tài chính của sáu tháng đầu năm 2012 giảm 344.103.279 đồng so với cùng kỳ năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013 chi phí hoạt động tài chính đạt tăng 36,51% so với sáu tháng đầu năm 2012. 4.4.4 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Qua bảng 3.1 và bảng 3.2 ta thấy được tình hình lợi nhuận của nhà máy từ 2010- tháng sáu năm 2013, mức lợi nhuận của nhà máy tăng dần. Năm 2011 lợi nhuận tăng so với năm 2010 là do nhân tố làm tăng lợi nhuận là 136.087.038.089 đồng trong khi nhân tố làm giảm lợi nhuận là 134.478.452.334 đồng nên làm cho lợi nhuận của năm 2011 tăng 1.608.585.755 đồng so với năm 2010. Lợi nhuận năm 2012 tăng 220.075.435 đồng so với 2011 là do nhân tố làm tăng lợi nhuận là 5.325.672.366 đồng, trong khi nhân tố làm giảm lợi nhuận là 5.105.596.931 đồng. Lợi nhuận sáu tháng đầu năm 2012 tăng 327.313.179 đồng so với sáu tháng đầu năm 2011 là do nhân tố làm tăng lợi nhuận là 1.939.828.990 đồng, trong khi nhân tố làm giảm lợi nhuận là 1.612.515.811 đồng. 62 Lợi nhuận sáu tháng đầu năm 2013 tăng 958.347.284 đồng so với sáu tháng đầu năm 2012 là do nhân tố tổng doanh thu tăng 1.043.098.815 đồng, nhân tố tổng chi phí tăng 84.751.531 đồng. 4.5 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THÔNG QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 4.5.1 Phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời 4.5.1.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( ROS) Năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 1,40% tức là cứ 100 đồng doanh thu bỏ ra thì thu được 1,40 đồng lợi nhuận nhưng đến năm 2011 tỷ suất này là 1,34%. Đến năm 2012 tỷ suất này giảm hơn so với năm 2011 là 0,06% tương ứng 4,07%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thấp thấp hơn tốc độ tăng của chi phí, chi phí tăng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. Có thể thấy năm 2011 là năm việc kinh doanh chưa đạt hiệu quả. Nhưng sang năm 2012, nhà máy đã có những giải pháp hợp lý khắc phục và giúp cho tỷ suất này tăng lên. Sang sáu tháng đầu năm qua các năm 2011, 2012, 2013 thì tỷ suất này tăng qua các năm. 4.5.1.2 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản bình quân đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Qua bảng 4.29 ta có tỷ suất sinh lời của tài sản qua các năm như sau: năm 2010 là 8,41% , nghĩa là trong năm 2010 cứ 100 đồng tài sản sẽ tạo ra 8,41 đồng lợi nhuận. Đến năm 2011 tỷ số này giảm là 9,45% và năm 2012 là 11,49%, cho thấy qua mõi năm tỷ suất này đều tăng, có thể nói việc sử dụng tài sản cuả nhà máy ngày càng hiệu quả. Sáu tháng đầu năm 2011-2013 tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản cũng tăng qua các năm. 63 BẢNG 4.29: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của nhà máy qua ba năm 2010-2012 CHỈ TIÊU 1.Lợi nhuận sau thuế 2. Tổng doanh thu thuần 3. Tổng tài sản 4. Tổng vốn chủ sỡ hữu 5. Tỷ suật lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 6.Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) 7. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 Tỷ lệ Số tiền % ĐVT:ĐỒNG Chênh lệch 2012 so với 2011 Tỷ lệ Số tiền % 5.142.603.250 6.751.189.005 6.971.264.440 1.608.585.755 31,28 220.075.435 3,26 367.919.648.976 61.157.529.166 503.479.796.066 71.440.487.556 508.336.151.246 60.666.570.161 135.560.147.090 10.282.958.390 36,85 16,81 4.856.355.180 (10.773.917.395 0,96 (15,08) 15.985.673.787 15.079.088.029 16.217.501.982 (906.585.758) (5,67) 1.138.413.953 7,55 1,40 1,34 1,37 (0,06) (4,07) 0,03 2,27 8,41 9,45 11,49 1,04 12,38 2,04 21,60 32,17 44,77 42,99 12,60 39,17 (1,79) (3,99) ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của nhà máy trong 3 năm 2010-2012) 64 BẢNG 4.30: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của nhà máy sáu tháng đầu năm 2011-2013 CHỈ TIÊU 1.Lợi nhuận sau thuế 2. Tổng doanh thu thuần 3. Tổng tài sản 4. Tổng vốn chủ sỡ hữu 5. Tỷ suật lợi nhuận trên doanh thu(ROS) 6.Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản(ROA) 7. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE) 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011 Số tiền Tỷ lệ % 327.313.179 29,03 1.999.382.398 1,59 4.086.592.786 7,43 1.410.828.237 10,53 ĐVT:ĐỒNG Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Tỷ lệ % 958.347.284 65,88 1.150.381.717 0,90 2.604.865.063 4,41 529.051.915 3,57 1.127.443.572 125.914.922.361 54.993.705.188 13.401.779.191 1.454.756.751 127.914.304.759 59.080.297.974 14.812.607.428 2.413.104.035 129.064.686.476 61.685.163.037 15.341.659.343 0,90 1,14 1,87 0,24 27,01 0,73 64,40 2,05 2,46 3,91 0,41 20,11 1,45 58,87 8,41 9,82 15,73 1,41 16,74 5,91 60,16 ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của nhà máy trong 6 tháng đầu năm 2011-20130) 65 4.5.1.3 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ( ROE) Vốn chủ sở hữu là một trong tổng nguồn vốn của nhà máy, đây là một trong những nguồn vốn phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra tài sản cho nhà máy. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE của nhà máy năm 2010 đạt 32,17%, năm 2011 đạt 44,77% năm 2012 đạt 42,99%. Số liệu cho thấy biệc sử dụng vốn chủ sỡ hữu để tạo ra lợi nhuận của nhà máy năm 2012 là hiệu quả nhất. Sang sáu tháng đầu năm 2012 tỷ suất này là 8,41% tăng 1,41% tương ứng tăng 16,74% so với sáu tháng đầu năm 2011, nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 9,41 đồng lợi nhuận. Đến sáu tháng đầu năm 2013 đạt 15,73% tiếp tục tăng 5,91% tốc độ tăng 60,16% so với sáu tháng đầu năm 2012. % 45 40 35 30 25 5. Tỷ suật lợi nhuận trên doanh thu 6.Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản 7. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 20 15 10 5 0 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 Hình 4.10 Tỷ suất sinh lời qua ba năm 2010-2012 66 % 16 14 12 10 5. Tỷ suật lợi nhuận trên doanh thu 6.Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản 7. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 8 6 4 2 0 SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2011 SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2012 SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Hình 4.11 Tỷ suất sinh lời qua sáu tháng đầu năm 2011-2013 4.5.2 Phân tích các chỉ số về quản trị tài sản 4.5.2.1 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của nhà máy. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa là việc quản lý hàng tồn kho đạt hiệu quả cao vì hàng tồn kho vòng quay nhanh giúp cho nhà máy giảm được chi phí bảo quản, hao hụt. Qua bảng 4.31 ta thấy vòng quay hàng tồn kho tăng qua các năm. Ta thấy tốc độ tăng của giá vốn hàng bán cao hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho đây là một biểu hiện tốt tình hình tiêu thụ hàng tồn kho của nhà máy có khả quan hơn. Năm 2012 đạt 16,08 vòng tăng so với năm 2011là 1,65 vòng với tốc độ tăng 11,42% . Nguyên nhân số vòng quay hàng tồn kho của năm 2012 tăng so với năm 2011 là do giá vốn hàng bán và hàng tồn kho năm 2012 đều tăng với tốc độ lần lượt là 38,32% và 24,14%. Nhìn bảng 4.32, sáu tháng đầu năm 2012 số vòng quay hàng tồn kho là 4,69 vòng giảm 0,02 vòng, tương ứng giảm 0,48%. Đến sáu tháng đầu năm 2013 giảm 0,33 vòng tương ứng giảm 6,98%. 67 Bảng 4.31 Các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của nhà máy qua 3 năm 2010-2012 CHỈ TIÊU 1.Doanh thu thuần 2.Vốn cố định bình quân 3.Vốn lưu động bình quân 4.Tổng tài sản bình quân 5.Giá vốn hàng bán 6. Hàng tồn kho bình quân 7.Vòng quay vốn cố định ( vòng) 8. Vòng quay vốn lưu động( vòng) 9. Vòng quay toàn bộ tài sản( vòng) 10. Số vòng quay hàng tồn kho( vòng) NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 Tỷ lệ Số tiền % 135.560.133.703 36,85 2.824.532.632 22,90 7.458.425.676 15,28 10.282.958.390 16,81 131.847.600.583 38,32 5.756.906.469 24,14 367.919.665.781 12.334.804.824 48.822.724.324 61.157.529.166 344.082.411.771 23.846.693.531 503.479.799.484 15.159.337.456 56.281.150.000 71.440.487.556 475.930.012.354 29.603.600.000 508.336.151.635 16.723.791.000 55.666.570.161 72.390.361.161 479.223.216.936 30.228.264.312 29,83 33,21 30,40 3,38 7,54 8,95 9,13 6,02 7,05 14,43 16,08 4.856.352.151 1.564.453.544 (614.579.839) 949.873.605 3.293.204.582 624.664.312 0,96 10,32 (1,09) 1,33 0,69 2,11 11,35 (2,82) (8,48) 1,41 18,71 0,19 2,08 7,02 1,03 17,15 (0,03) (0,36) 15,85 1,65 11,42 (0,22) (1,39) ( Nguồn: Bảng cân đố kế toán của nhà máy trong ba năm 2010-2012) 68 ĐVT:ĐỒNG Chênh lệch 2012 so với 2011 Tỷ lệ Số tiền % Bảng 4.32: Các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của nhà máy sáu tháng đầu năm 2011-2013 CHỈ TIÊU 1.Doanh thu thuần 2.Vốn cố định bình quân 3.Vốn lưu động bình quân 4.Tổng tài sản bình quân 5.Giá vốn hàng bán 6. Hàng tồn kho bình quân 7.Vòng quay vốn cố định (vòng) 8. Vòng quay vốn lưu động(vòng) 9. Vòng quay toàn bộ tài sản(vòng) 10. Số vòng quay hàng tồn kho( vòng) 6 tháng đầu năm 2011 ĐVT:ĐỒNG Chênh lệch 6 tháng đầu Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2011 đầu năm 2012 Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền % Số tiền % 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 125.914.922.361 12.014.743.600 42.978.961.588 54,993,705,188 119.441.269.237 25.442.508.000 10,48 2,93 2,29 127.914.304.759 15.323.001.456 43.848.296.518 59,080,297,974 120.894.170.549 25.877.488.596 8,35 2,92 2,17 129.064.686.476 15.823.984.919 45.861.178.118 61,685,163,037 120.491.563.246 27.726.039.415 8,16 2,81 2,09 1.999.382.398 3.308.257.856 869.334.930 4,086,592,786 1.452.901.312 434.940.596 (2,13) (0,01) (0,12) 1,59 27,53 2,02 7.43 1,22 1,71 (20,35) (0,43) (5,44) 1.150.381.717 500.983.463 2.012.881.600 2,604,865,063 (402.607.303) 1.848.590.819 (0,19) (0,10) (0,07) 0,90 3,27 4,59 4,41 (0,33) 7,14 (2,30) (3,53) (3,36) 4,69 4,67 4,35 (0,02) (0,48) (0,33) (6,98) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán trong 6 tháng đầu năm 2011-2013) 69 Nguyên nhân là do trong năm sản lượng tiêu thụ nhiều nhất là sáu tháng đầu năm vì vậy sáu tháng đầu năm lượng hàng tồn kho lại tăng dần qua các năm. 4.5.2.2 Tỷ số vòng quay tài sản cố định Qua bảng 4.31 và 4.32, hệ số vòng quay tài sản cố định cho biết một đồng vốn cố định bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu và hệ số càng cao nói lên tài sản cố định được sử dụng ngày càng hiệu quả. Năm 2010 số vòng quay tài sản cố định đạt 29,83 vòng, sang năm 2011 số vòng quay này đạt 33,21 vòng tăng so với năm 2010 là 3,38 vòng với tốc độ tăng là 11,35%. Năm 2012 số vòng quay này giảm hơn năm 2011 là 2,82 vòng với tốc độ giảm là 8,48% số vòng quay này giảm là do tốc độ tăng của doanh thu không cao bằng tốc độ tăng của tài sản. Sang sáu tháng đầu năm 2012 số vòng quay tài sản cố định giảm 2,13 vòng với tỷ lệ giảm 20,35% so với năm 2011 nguyên nhân do vốn cố định bình quân tăng 27,53%, trong khi doanh thu chỉ tăng 1,59% làm cho vòng quay cố định giảm. Đến sáu tháng đầu năm 2013 giảm 0,19 vòng và tốc độ giảm là 2.30%. 4.5.2.3 Vòng quay toàn bộ tài sản Theo bảng 4.31 và bảng 4.32, vòng quay toàn bộ tài sản năm 2012 tăng 1,03 vòng, tương ứng tăng 17,15% nguyên nhân là do doanh thu và tổng tài sản đều tăng. Sang năm 2012 vòng quay toàn bộ tài sản giảm 0,03 vòng với tốc độ 0,36%. Sang sáu tháng đầu năm 2011 số vòng quay tổng tài sản giảm 0,12 vòng, giảm 5,44% so với sáu tháng đầu năm 2010. Đến sáu tháng đầu năm 2013 giảm 0,07% vòng với tốc độ giả 3,36% so với sáu tháng đầu năm 2012. 4.5.2.4 Vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu này thể hiện trong một đồng vốn lưu động sẽ có bao nhiêu đồng doanh thu. Với bảng 4.31 và bảng 4.32 có thể thấy năm 2010 số vòng quay vốn lưu động là 7,54 vòng cho thấy cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra thì sẽ thu được 7,54 đồng doanh thu. Năm 2011 vòng quay tăng so với năm 2010 là 1,41 70 vòng với tốc độ tăng là 18,71, nguyên nhân là do doanh thu tăng với tốc độ 36,85% mà vốn lưu động chỉ tăng 15,28%. Năm 2012 vòng quay vốn lưu động tăng 0,19 vòng giảm so với năm 2011 với tốc độ tăng 2,08% Vòng quay vốn lưu động qua sáu tháng đầu năm 2011-2013 giảm qua các năm. Sáu tháng đầu năm 2012 giảm 0,01 vòng với tốc độ giảm 0,43% so với sáu tháng đầu năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013 giảm 0,10 vòng với tốc độ giảm 3,53%. VÒNG 35 30 25 20 7.Vòng quay vốn cố định ( vòng) 8. Vòng quay vốn lưu động( vòng) 9. Vòng quay toàn bộ tài sản( vòng) 10. Số vòng quay hàng tồn kho( vòng) 15 10 5 0 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 Hình 4.12: Chỉ tiêu hoạt động qua ba năm 2010-2012 VÒNG 12 10 8 7.Vòng quay vốn cố định ( vòng) 8. Vòng quay vốn lưu động( vòng) 9. Vòng quay toàn bộ tài sản( vòng) 10. Số vòng quay hàng tồn kho( vòng) 6 4 2 0 SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2011 SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2012 SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Hình 4.13: Chỉ tiêu hoạt động sáu tháng đầu năm 2011-2013 71 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 5.1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG KINH DOANH Nhà máy phân bón Cửu Long là một đơn vị có rất nhiều kinh nghiệm trong công tác kế toán, đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ trung năng động có trình độ chuyên môn cao, luôn đoàn kết, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và đưa lợi ích của nhà máy lên hàng đầu. Nhà máy phân bón Cửu Long rất chú trọng và quan tâm đến khâu quản lý tiêu thụ hàng hoá và kết quả hoạt động kinh doanh. Phòng kế toán đã góp phần không nhỏ vào thành công của nhà máy. Trong thời gian sắp tới với quy mô ngày càng mở rộng hy vọng công tác kế toán của nhà máy sẽ hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu quản lý của nhà máy và đạt hiệu quả hơn trong kinh doanh. Bên cạnh đó nhà máy còn có một số mặt hạn chế tình hình chi phí của nhà máy thay đổi liên tục, khoản lãi vay nguyên liệu hằng năm chiếm tỉ trọng lớn trong khoản mục chi phí tài chính. Nhà máy có lập các kế hoạch để đưa ra mục tiêu phấn đấu nhưng trong thời gian dài, chưa phù hợp với tình hình biến động của thị trường phân bón. Do tình hình hình thành và phát triển tràn lan các cơ sở phân bón nhỏ lẻ làm ảnh hưởng đến sự phát triể của nhà máy, nhà máy chưa thể phát huy hết các tiềm năng hiện có. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Trong hoạt động kinh doanh, doanh thu là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra lợi nhuận. Muốn tăng lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì phải có những biện pháp tăng doanh thu bên cạnh đó thì khoản mục chi phí cũng phải được điều tiết hợp lý. 5.2.1 Gia tăng doanh thu 72 - Do thị trường phân bón xuất hiện thêm nhiều cửa hàng bán lẻ làm cho môi trường cạnh tranh không lành mạnh làm cho một doanh thu một số mặt hàng giảm. Muốn tăng doanh thu các sản phẩm này, nhà máy cần quảng bá thương hiệu của mình. Dùng uy tín và chất lượng của nhà máy để tạo niềm tin với nông dân. - Tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm khách hàng mới. Dùng những chính sách tốt nhất để phục vụ khách hàng. 5.2.2 Giảm thiểu chi phí - Đối với chi phí giá vốn hàng bán: Trong những năm qua giá phân bón luôn biến động không ngừng. Nhà máy cần tìm những nguồn hàng mới để giảm bớt những chi phí mua hàng đầu vào nhưng phải đảm bảo chất lượng để trấn an tâm lý của người nông dân khi “phân giả” đang xuất hiện tràn lan trên thị trường. - Đối với chi phí tài chính: khoản mục này chủ yếu là lãi vay nguyên liệu và lãi vay ngân hàng. Nhà máy nên tận dụng nguồn vốn vay với lãi suất thấp, khai thác các nguồn vốn với lãi suất ưu đãi như từ quỹ hổ trợ phát triển Vĩnh Long, giao dịch với các tổ chức kinh tế, các ngân hàng để lựa chọn nơi có lãi suất thấp và nhà máy cần sử dụng triệt để và có hiệu quả các nguồn vốn có sẵn. - Đối với chi phí bán hàng: Cần đưa ra lộ trình phù hợp, tận dụng tối đa công suất của phương tiện vận tải tránh sử dụng lãng phí. Tóm lại, tất cả các giải pháp trên chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy trong tương lai sắp tới. Những giải pháp được rút ra trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của nhà máy trong thời gian qua với mục đích những giải pháp này sẽ được nhà máy xem xét và có thể thực hiện, giúp cho hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả và phát triển mạnh mẽ hơn. 73 Chương 6: KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều doanh nghiệp ra đời, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thương trường thì đòi hỏi kinh doanh phải có kết quả hoạt động kinh doanh tốt và tăng qua các năm, muốn nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh bản thân nhà máy phải chủ động hạn chế những khó khăn, phát triển những thuận lợi để tạo ra môi trường hoạt động có lợi cho mình. Toàn bộ những phân tích trên là tổng quan hoạt động kinh doanh của nhà máy phân bón Cửu Long. Nhìn chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy có hiệu quả nhưng tình hình giá cả phân bón luôn biến động, bên cạnh đó tình trạng “ phân giả” cũng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà máy. Việt Nam là một nước nông nghiệp nên ngành phân bón sẽ là một ngành tiềm năng, sẽ không ngừng vươn lên và ngày càng lớn mạnh. Để giữ vững uy tín của mình nhà máy luôn phấn đầu năng lực của mình và đẩy mạnh nâng cao chất lượng lên hàng đầu. Chính sự cố gắng đó đã giúp cho nhà máy đến gần với người tiêu dùng hơn. Với nhu cầu thị trường hiện nay, em tin rằng nhà máy sẽ còn phát triển xa hơn nữa trong tương lao, từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Trần Bá Trí,( 2008). “Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh”, trường Đại Học Cần Thơ. 2.Tài liệu luận văn về phân tích kết quả kinh doanh của cá sinh viên khoá trước. 3.Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần phân bón Miền Nam- Nhà máy phân bón Cửu Long. 4.Trang web: http://www.phanbonmiennam.com.vn/ Nguyễn Thị Ngọc Nguyện ( 2012). “ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CP Tư vấn – Xây Dựng Đoàn Kết”, trường Đại Học Cần Thơ. Lâm Vĩnh Chung (2009).” Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần chế biến thuỷ sản Út Xi”, trường Đại Học Cần Thơ. 75 PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu phân NPK qua 3 năm 2010-2012: ► Doanh thu bán hàng NPK năm 2011 tăng 140.900.710.934 đồng. Doanh thu chịu tác động do hai yếu tố: sản lượng bán ra, giá bán ra bình quân. Gọi Q, P lần lượt là sản lượng bán ra, giá bán ra bình quân. Gọi S0 là doanh thu năm 2011 Gọi S1 là doanh thu năm 2012 Ta có : Doanh thu bán hàng = Sản lượng bán ra x Đơn giá bán ra bình quân. S = Q x P Doanh thu bán hàng năm 2010 : S0 = Q0 x P0 = 338.451.365.176 ( đồng) Doanh thu bán hàng năm 2011 : S1 = Q1 x P1 = 479.352.076.110 (đồng) Đối tượng phân tích là : S =S1 – S0 =+140.900.710.934 đồng Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra  Q = Q1P0 – Q0P0 = 47.320.047 x 9.137 – 37.041.848 x 9.137 = + 93.911.904.263 (đồng) Do số lượng bán ra tăng từ 37.041.848 kg lên 47.320.047 kg (tăng 10.278.199 kg) làm cho doanh thu tăng 93.901.422.750 ( đồng). Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân P = Q1P1 – Q1P0 = 47. 320.047 x 10.130 – 47.320.047 x 9.137 = +46.998.806.671 đồng Do giá bán ra bình quân tăng từ 9.137 đồng/kg lên 10.130 đồng/kg ( tăng 993 đồng) làm cho doanh thu tăng 46.998.372.671 đồng ► Gọi S0 là doanh thu năm 2011 Gọi S1 là doanh thu năm 2012 Doanh thu bán hàng năm 2012 so với năm 2011 tăng 4.483.710.245 đồng. 76 Doanh thu bán hàng của năm 2011: S0 = Q0 x P0 = 479.352.076.110 (đồng) Doanh thu bán hàng của năm 2012: S1 = Q1 x P1 = 483.835.786.355 (đồng) Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 =+ 4.483.710.245 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra Q = Q1P0 – Q0P0 = 46.322.239 x 10.130 – 47.320.047 x 10.130 = -10.107.795.040 (đồng) Do sản lượng bán ra từ 47.320.047 kg xuống 46.322.239 kg (giảm 997.808 kg) làm cho doanh thu giảm 10.107.795.040 đồng Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân  P = Q1P1 – Q1P0 = 46.322.239 x 10.445 – 46.433.239 x 10.130 = +14.591.505.285 (đồng) Do đơn giá bán ra bình quân tăng từ 10.130đ/kg lên 10.445đ/kg (tăng 315 đồng) làm cho doanh thu tăng 14.591.505.285 đồng Phụ lục 2: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân NPK qua 6 tháng đầu năm 2011-2013. ► Gọi S0 là doanh thu sáu tháng đầu năm 2011 Gọi S1 là doanh thu sáu tháng đầu năm 2012 Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2012 giảm 1.017.483.553 đồng so với sáu tháng đầu năm 201. Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2011: S0 = Q0 x P 0 = 116.762.278.827 đồng Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2012: S1 = Q1 x P 1 = 115.744.793.274 đồng Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 =- 1.017.483.533 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra  Q = Q1P0 – Q0P0 77 = 9.420.102 x 11.497 – 10.155.891 x 11.497 = - 8.459.366.133 (đồng) Do sản lượng bán ra giảm từ 10.155.891 kg xuống 9.420.102 kg ( giảm 735.789 kg) làm cho doanh thu giảm 8.459.366.133 đồng Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân  P = Q1P1 – Q1P0 = 9.420.102 x 12.287 – 9.420.102 x 11.497 = +7.441.880.580 (đồng) Do đơn giá bán ra bình quân tăng từ 11.497 đồng/ kg lên 12.287 đồng/kg ( tăng 790 đồng/ kg) làm cho doanh thu tăng 7.441.880.580 đồng ► Gọi S0 là doanh thu sáu tháng đầu năm 2013 Gọi S1 là doanh thu sáu tháng đầu năm 2012 Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2013 tăng 970.707.466 đồng so với sáu tháng đầu năm 2012 Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2012: S0 = Q0 x P0 = 115.744.793.274 đồng Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2013: S1 = Q1 x P1 = 116.695.500.740 đồng Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 =+ 970.707.466 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra:  Q = Q1P0 – Q0P0 = 9.993.620 x 12.287 – 9.420.102 x 12.287 = + 7.046.815.666 (đồng) Do sản lượng bán ra tăng từ 9.420.102 kg lên 9.993.620 kg ( tăng 573.518 kg) làm cho doanh thu tăng 7.046.815.666 đồng Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân P = Q1P1 – Q1P0 = 9.993.620 x 11.677 – 9.993.620 x12.287 = - 6.096.108.200 (đồng) 78 Do đơn giá bán ra bình quân giảm từ 12.287 đồng/ kg xuống 11.677đồng/ kg ( giảm 610 đồng/ kg) làm cho doanh thu giảm 6.096.108.200 đồng. Phụ lục 3: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của .Phân Cuulong qua 3 năm 2010-2011 ► Gọi S0 là doanh thu năm 2010 Gọi S1 là doanh thu năm 2011 Doanh thu bán hàng năm 2011 giảm 96.255.450 đồng so với năm 2010 Doanh thu bán hàng năm 2010: S0 = Q0 x P0 = 334.076.805 đồng Doanh thu bán hàng năm 2011: S1 = Q1 x P1 = 238.793.088 đồng Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = - 96.268.837 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra  Q = Q1P0 – Q0P0 = 24.628 x 9.395 – 35.559 x 9.395 = -102.696.745 (đồng) Do sản lượng bán ra giảm từ 35.559 kg xuống 24.628 kg ( giảm 10.931 kg) làm doanh thu giảm 102.679.940 đồng. Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân P = Q1P1 – Q1P0 = 24.628 x 9.656 – 24.628 x 9.395 = 6.424.490 (đồng) Do đơn giá bán ra bình quân tăng từ 9.395 đồng/kg lên 9.656 đồng/kg (tăng 261 đồng/kg) làm doanh thu tăng 6.424.490 đồng. ► Gọi S0 là doanh thu năm 2011 Gọi S1 là doanh thu năm 2012 Doanh thu bán hàng năm 2012 tăng 9.436.032 đồng so với năm 2011 Doanh thu bán hàng năm 2011: S0 = Q0 x P0 = 237.907.968 đồng Doanh thu bán hàng năm 2012: S1 = Q1 x P1 = 247.244.000 đồng Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = +9.436.421 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra 79  Q = Q1P0 – Q0P0 = 25.361 x 9.656 – 24.628 x 9.656 = +7.077.848 (đồng) Do sản lượng bán ra tăng từ 24.628 kg lên 25.361 kg(tăng 733 kg) làm cho doanh thu tăng 7.081.266 đồng Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân P = Q1P1 – Q1P0 =25.361 x 9.749 – 25.361 x 9.656 = +2.358.573(đồng) Do đơn giá bán ra bình quân tăng từ 9.656 đồng/ kg lên 9.749 đồng/ kg làm cho doanh thu tăng 2.358.573 đồng. Phụ lục 4: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân Cuulong qua sáu tháng đầu năm 2011-2013 ► Gọi S0 là doanh thu sáu tháng đầu năm 2011 Gọi S1 là doanh thu sáu tháng đầu năm 2012 Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2012 giảm 227.516.309 đồng so với sáu tháng đầu năm 2011 Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2011: S0 = Q0 x P0 = 321.934.850đồng Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2012: S1 = Q1 x P1 = 94.414.666 đồng Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = - 227.516.309 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra Q = Q1P0 – Q0P0 = 10.313 x 8.952 – 35.962 x 8.952 = - 229.609.848 (đồng) Do sản lượng bán ra giảm từ 35.962kg xuống 10.313 kg ( giảm 25.649 kg) làm cho doanh thu giảm 229.609.848 đồng Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân  P = Q1P1 – Q1P0 80 = 10.313 x 9155 – 10.313 x 8.952 = +2.093.539 (đồng) Do đơn giá bán ra bình quân tăng từ 8.952 đồng/kg lên 10.313 đồng/kg (tăng 1.361 đồng/kg) làm cho doanh thu tăng 2.093.539 đồng ► Gọi S0 là doanh thu sáu tháng đầu năm 2012 Gọi S1 là doanh thu sáu tháng đầu năm 2013 Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2013 tăng 27.015.791 đồng so với sáu tháng đầu năm 2012 Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2012: S0 = Q0 x P0 = 94.414.666 đồng Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2013: S1 = Q1 x P1 = 121.238.230 đồng Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = +27.015.791 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra Q = Q1P0 – Q0P0 = 13.179 x 9.155 – 10.313 x 9.155 = 26.238.230 (đồng) Do sản lượng bán ra tăng từ 10.313 kg lên 13.179 kg ( tăng 2.866 kg ) làm cho doanh thu tăng 121.431.306 đồng Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân  P = Q1P1 – Q1P0 = 13.179 x 9.214 – 13.179 x 9.155 =777.561 (đồng) Do đơn giá bán bình quân tăng từ 9.155 đồng/ kg lên 9.214 đồng/kg làm doanh thu tăng 777.561 đồng Phụ lục 5: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân bông lúa qua 3 năm 2010-2013 ► Gọi S0 là doanh thu năm 2010 Gọi S1 là doanh thu năm 2011 Doanh thu bán hàng năm 2011 giảm 6.106.540.104 đồng so với năm 2010 81 Doanh thu bán hàng năm 2010: S0 = Q0 x P0 = 25.108.668.200 đồng Doanh thu bán hàng năm 2011: S1 = Q1 x P1 = 19.002.128.096 đồng Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = -6.106.540.104 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra  Q = Q1P0 – Q0P0 = 2.146.648 x 7.700 – 3.260.866 x 7.700 = - 8.579.478.600(đồng) Do sản lượng bán ra giảm từ 3.260.866 kg xuống 2.146.648kg ( giảm 1.114.218 kg ) làm cho doanh thu giảm 8.579.478.600 đồng. Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân  P = Q1P1 – Q1P0 = 2.146.648 x 8.852 – 2.146.648 x 7.700 = 2.472.938.496 (đồng) Do đơn giá tăng từ 7.700 đồng/ kg lên 8.852 đồng/kg (tăng 1.152 đồng/ kg) làm cho doanh thu tăng 2.472.938.496 đồng ► Gọi S0 là doanh thu năm 2011 Gọi S1 là doanh thu năm 2012 Doanh thu bán hàng năm 2012 tăng 1.275.341.920 đồng so với năm 2011. Doanh thu bán hàng năm 2011: S0 = Q0 x P0 = 19.002.128.096đồng Doanh thu bán hàng năm 2012: S1 = Q1 x P1 = 20.277.470.016 đồng Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = +1.275.341.920 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra Q = Q1P0 – Q0P0 = 2.158.096 x 8.852 – 2.146.648x 8.852 = +101.337.696 (đồng) Do sản lượng bán ra tăng từ 2.146.648 kg lên 2.158.096 kg( tăng 11.448 kg) làm cho doanh thu tăng 101.337.696 đồng. Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân  P = Q1P1 – Q1P0 82 = 2.158.096 x 9.396 – 2.158.096 x 8.852 =+ 1.174.004.224 (đồng) Do đơn giá bán ra bình quân tăng từ 8.852 đồng/ kg lên 9.396 đồng/kg (tăng 544 đồng/kg) . Phụ lục 6: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân bông lúa qua sáu tháng đầu năm 2011-2013 ► Gọi S0 là doanh thu sáu tháng đầunăm 2011 Gọi S1 là doanh thu sáu tháng đầu năm 2012 Doanh thu bán hàng sáu tháng năm 2012 tăng 4.693.051.000 đồng so với sáu tháng đầu năm 2011. Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2011: S0 = Q0 x P0 = 6.058.042.250 đồng Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2012 : S1 = Q1 x P1 = 10.751.093.250 đồng Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = +4.693.051.000 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra Q = Q1P0 – Q0P0 = 1.178.202 x 8.830 – 686.075 x 8.830 = + 4.345. 381.410 (đồng) Do sản lượng bán ra tăng từ 686.075 kg lên 1.178.202 (tăng 492.127 kg) làm cho doanh thu tăng 4.345.381.410 đồng. Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân  P = Q1P1 – Q1P0 = 1.178.202 x 9.125 – 1.178.202 x 8.830 = 347.569.590 (đồng) Do đơn giá bán ra bình quân tăng từ 8.830 đồng/ kg lên 9.125 đồng/ kg ( tăng 295 đồng/kg) làm cho doanh thu tăng 347.569.590 đồng. ► Gọi S0 là doanh thu sáu tháng đầu năm 2012 Gọi S1 là doanh thu sáu tháng đầunăm 2013 Doanh thu bán hàng sáu tháng năm 2013 giảm 311.115.650 đồng so với sáu tháng đầu năm 2012. 83 Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2012: S0 = Q0 x P0 = 10.751.093.250đồng Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2013 : S1 = Q1 x P1 = 10.439.977.600 đồng Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = -311.115.650 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra Q = Q1P0 – Q0P0 = 1.254.805 x 9.125 – 1.178.202 x 9.125 = +699.002.375 (đồng) Do sản lượng bán ra tăng từ 1.178.202 kg lên 1.254.805kg (tăng 76.603 kg) làm cho doanh thu tăng 699.002.375 đồng. Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân  P = Q1P1 – Q1P0 = 1.254.805 x 8320 – 1.254.805 x 9.125 = - 1.010.118.025 (đồng) Do đơn giá bán bình quân giảm từ 9.125đồng/kg xuống 8.320đồng/kg (giảm 805 đồng/kg) làm doanh thu giảm 1.010.118.025 đồng. Phụ lục 7:.Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân khác qua ba năm 2010-2012 ► Gọi S0 là doanh thu năm 2010 Gọi S1 là doanh thu năm 2011 Doanh thu bán hàng năm 2011 tăng 862.231.710 đồng so với năm 2010 Doanh thu bán hàng năm 2010: S0 = Q0 x P0 = 4.025.555.600 đồng Doanh thu bán hàng năm 2011: S1 = Q1 x P1 =4.887.787.310 đồng Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = +862.231.710 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra Q = Q1P0 – Q0P0 = 812.870 x 4.400 – 914.899 x 4400 = - 448.927.600(đồng) 84 Do sản lượng bán ra giảm từ 914.899 kg xuống 812.870kg ( giảm 102.029 kg ) làm cho doanh thu giảm 448.927.600 đồng. Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân P = Q1P1 – Q1P0 = 812.870 x 6.013 – 812.870. x 4.400 = + 1.311.159.310(đồng) Do đơn giá bán ra bình quân tăng từ 4.400 đồng/ kg lên 6.013 đồng/kg (tăng 1.613 đồng/ kg) làm cho doanh thu tăng 1.311.159.310 đồng ► Gọi S0 là doanh thu năm 2011 Gọi S1 là doanh thu năm 2012 Doanh thu bán hàng năm 2012 tăng 912.136.435 đồng so với năm 2011. Doanh thu bán hàng năm 2011: S0 = Q0 x P0 = 19.002.128.096 (đồng ) Doanh thu bán hàng năm 2012: S1 = Q1 x P1 = 3.975.650.875(đồng) Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = +912.136.435 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra  Q = Q1P0 – Q0P0 = 727.475 x 6.013 – 821.870 x 6.013 = -513.480.135 (đồng) Do sản lượng bán ra giảm từ 821.870 kg lên 727.475 kg( giảm 94.395 kg) làm cho doanh thu giảm 513.480.135 đồng Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân P = Q1P1 – Q1P0 = 727.475 x 5.465 -727.475 x6.013 = -398.656.300 (đồng) Do đơn giá bán ra bình quân giảm từ 6.013 đồng/ kg xuống 5.465 đồng/ kg ( giảm 548 đồng/kg) làm cho doanh thu giảm 398.656.300 đồng Phụ lục 8: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân khác qua sáu tháng đầu năm 2011-2013 ► Gọi S0 là doanh thu sáu tháng đầu năm 2011 Gọi S1 là doanh thu sáu tháng đầu năm 2012 85 Doanh thu bán hàng sáu tháng năm 2012 giảm 338.610.320 đồng so với sáu tháng đầu năm 2011. Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2011: S0 = Q0 x P0 = 1.662.613.040 (đồng) Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2012 : S1 = Q1 x P1 = 1.324.002.720 (đồng) Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = - 338.610.320 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra Q = Q1P0 – Q0P0 = 221.776 x 6.520 – 255.002 x 6.520 = -216.633.520(đồng) Do sản lượng bán ra giảm từ 255.002kg xuống 221.776 kg ( giảm 33.226 kg) làm cho doanh thu giảm 26.633.520 đồng Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân  P = Q1P1 – Q1P0 = 221.776 x 5.970 – 221.776 x 6.520 = - 121.976.800 (đồng) Do đơn giá bán ra bình quân giảm từ 6.520 đồng / kg xuống 5.970 đồng/ kg (giảm 550đồng/ kg) làm cho doanh thu giảm 121.946.800 đồng ► Gọi S0 là doanh thu sáu tháng đầu năm 2012 Gọi S1 là doanh thu sáu tháng đầu năm 2013 Doanh thu bán hàng sáu tháng năm 2013 tăng 483.774.110 đồng so với sáu tháng đầu năm 2012. Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2012: S0 = Q0 x P0 = 1.324.002.720 (đồng) Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2013 : S1 = Q1 x P1 = 10.439.977.600 (đồng) Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = +483.774.110 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra  Q = Q1P0 – Q0P0 86 = 289.615 x 5.970 – 221.776 x 5970 = +404.998.830 (đồng) Do sản lượng bán ra tăng từ 221.776 kg lên 289.615 (tăng 67.839kg) làm cho doanh thu tăng 404.998.830 đồng. Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân  P = Q1P1 – Q1P0 = 289.615 x 6.242 -289.615 x 5.970 = + 78.775.280 (đồng) Do đơn giá bán ra bình quân tăng từ 5.970 đồng/ kg lên 6.242 đồng/ kg (tăng 272 đồng/ kg) làm cho doanh thu tăng 78.775.280 đồng Phụ lục 9: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chi phí giá vốn hàng bán Phân NPK: ► Giá vốn hàng bán NPK năm 2011 tăng 137.099.793.884 đồng. Giá vốn hàng bán chịu tác động do hai yếu tố: sản lượng bán ra, đơn giá xuất kho bình quân. Gọi Q, P lần lượt là sản lượng bán ra,đơn giá xuất kho bình quân. Gọi S0 là Giá vốn hàng bán năm 2010 Gọi S1 là giá vốn hàng bán năm 2011 Ta có : Giá vốn hàng bán = Sản lượng bán ra x Đơn giá xuất kho bình quân. S = Q x P Giá vốn hàng bán năm 2010 : S0 = Q0 x P0 = 316.226.256.376 ( đồng) Giá vốn hàng bán năm 2011 : S1 = Q1 x P1 = 453.326.050.260 (đồng) Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = +137.099.793.884 đồng Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra  Q = Q1P0 – Q0P0 = 47.320.047 x 8.537 – 37.041.848 x 8.537 = + 87.744.984.863 (đồng) Do số lượng bán ra tăng từ 37.041.848 kg lên 47.320.047 kg (tăng 10.278.199 kg) làm cho giá vốn hàng bán tăng 87.744.984,863 ( đồng). Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá xuất kho bình quân 87  P = Q1P1 – Q1P0 = 47. 320.047 x 9.580 – 47.320.047 x 8.537 = + 49.354.809.021 đồng Do đơn giá xuất kho bình quân tăng từ 8.537 đồng/kg lên 9.580 đồng/kg ( tăng 1.043 đồng) làm cho giá vốn hàng bán tăng 49.354.809.021 đồng ► Gọi S0 là Giá vốn hàng bán năm 2011 Gọi S1 là giá vốn hàng bán năm 2012 Giá vốn hàng bán năm 2012 so với năm 2011 tăng 2.723.746.910 đồng. Giá vốn hàng bán của năm 2011: S0 = Q0 x P0 = 453.326.050.260 (đồng) Giá vốn hàng bán của năm 2012: S1 = Q1 x P1 = 456.049.797170 (đồng) Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = + 2.723.746.910 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra  Q = Q1P0 – Q0P0 = 46.322.239 x 9.580 – 47.320.047 x 9.580 = - 9.551.844.380 (đồng) Do sản lượng bán ra từ 47.320.047 kg xuống 46.322.239 kg (giảm 997.808 kg) làm cho doanh thu giảm 9.551.884.380 đồng Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá xuất kho bình quân P = Q1P1 – Q1P0 = 46.322.239 x 9.845 – 46.433.239 x 9.580 = +12.275.591.290 (đồng) Do đơn giá bán ra bình quân tăng từ 9.580 đ/kg lên 9.845 đ/kg (tăng 265 đồng) làm cho giá vốn hàng bán tăng 12.275.591.290 đồng Phụ lục 10: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chi phí giá vốn hàng bán của phân NPK qua sáu tháng đầu năm 2011-2013. ► Gọi S0 là Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2011 Gọi S1 là giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2012 Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2012 giảm 2.584.783.923 đồng so với sáu tháng đầu năm 2011. 88 Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2011: S0 = Q0 x P0 = 111.923.907.837 đồng Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2012: S1 = Q1 x P1 = 109.339.123.914 đồng Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 =- 2.584.783.923 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra Q = Q1P0 – Q0P0 = 9.420.102 x 10.607 – 10.155.891 x 10.607 = - 12.004.885.923 (đồng) Do sản lượng bán ra giảm từ 10.155.891 kg xuống 9.420.102 kg ( giảm 735.789 kg) làm cho giá vốn hàng bán giảm 12.004.885.923 đồng Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá xuất kho bình quân  P = Q1P1 – Q1P0 = 9.420.102 x 11.607 – 9.420.102 x 10.607 = +9.420.102.000 (đồng) Do đơn giá xuất kho bình quân tăng từ 10.607 đồng/ kg lên 11.607 đồng/kg ( tăng 1.000 đồng/ kg) làm cho giá vốn hàng bán tăng 9.420.102.000 đồng ► Gọi S0 là Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2012 Gọi S1 là giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2013 Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2013 giảm 438.646.774 đồng so với sáu tháng đầu năm 2012 Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2012: S0 = Q0 x P 0 = 109.339.123.914đồng Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2013: S1 = Q1 x P 1 = 108.900.477.140 đồng Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 =- 438.646.774 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra: Q = Q1P0 – Q0P0 = 9.993.620 x 11.607 – 9.420.102 x 11.607 89 = + 6.656.823.426 (đồng) Do sản lượng bán ra tăng từ 9.420.102 kg lên 9.993.620 kg ( tăng 573.518 kg) làm giá vốn hàng bán tăng 6.656.823.426 đồng. Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá xuất kho bình quân P = Q1P1 – Q1P0 = 9.993.620 x 10.897 – 9.993.620 x11.607 = - 7.095.470.200 (đồng) Do đơn giá xuất kho bình quân giảm từ 11.607 đồng/ kg xuống 10.897đồng/ kg ( giảm 710 đồng/ kg) làm cho giá vốn hàng bán giảm 7.095.470.200 đồng. Phụ lục 11:Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chi phí giá vốn hàng bán của phân Cuulong qua 3 năm 2010-2012 ► Gọi S0 là Giá vốn hàng bán năm 2010 Gọi S1 là giá vốn hàng bán năm 2011 Giá vốn hàng bán năm 2011 giảm 85.609.489 đồng so với năm 2010 Giá vốn hàng bán năm 2010: S0 = Q0 x P0 = 309.896.685 đồng Giá vốn hàng bán năm 2011: S1 = Q1 x P 1 = 224.487.196 đồng Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = - 85.609.489 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra Q = Q1P0 – Q0P0 = 24.628 x 8.715 – 35.559 x 8.715 = -95.263.665 (đồng) Do sản lượng bán ra giảm từ 35.559 kg xuống 24.628 kg ( giảm 10.931 kg) làm giá vốn hàng bán giảm 95.263.665 đồng. Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá xuất kho bình quân  P = Q1P1 – Q1P0 = 24.628 x 9.107 – 24.628 x 8.715 = 9.654.176 (đồng) Do đơn giá xuất kho bình quân tăng từ 8.715 đồng/kg lên 9.107 đồng/kg (tăng 392 đồng/kg) làm giá vốn hàng bán tăng 9.654.176 đồng. 90 ► Gọi S0 là Giá vốn hàng bán năm 2011 Gọi S1 là giá vốn hàng bán năm 2012 Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 10.352.776 đồng so với năm 2011 Giá vốn hàng bán năm 2011: S0 = Q0 x P0 = 224.487.776 đồng Giá vốn hàng bán năm 2012: S1 = Q1 x P1 = 234.639.972 đồng Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = + 10.352.776 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra  Q = Q1P0 – Q0P0 = 25.361 x 9.107 – 24.628 x 9.107 = +6.675.431 (đồng) Do sản lượng bán ra tăng từ 24.628 kg lên 25.361 kg(tăng 733 kg) làm cho giá vốn hàng bán tăng 6.675.431 đồng Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá xuất kho bình quân P = Q1P1 – Q1P0 =25.361 x 9.252 – 25.361 x 9.107 = +3.677.345 (đồng) Do đơn giá xuất kho bình quân tăng từ 9.107 đồng/ kg lên 9.252 đồng/ kg ( tăng 145 đồng/kg) làm cho giá vốn hàng bán tăng 3.667.345 đồng. Phụ lục 12: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chi phí giá vốn hàng bán của phân Cuulong qua sáu tháng đầu năm 2011-2013 ► Gọi S0 là Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2011 Gọi S1 là giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2012 Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2012 giảm 217.696.075 đồng so với sáu tháng đầu năm 2011 Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2011: S0 = Q0 x P0 = 305.677.000 đồng Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2012: S1 = Q1 x P1 = 89.980.925 đồng Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = - 217.696.075 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra 91  Q = Q1P0 – Q0P0 = 10.313 x 8.500 – 35.962 x 8.500 = - 218.016.500 (đồng) Do sản lượng bán ra giảm từ 35.962kg xuống 10.313 kg ( giảm 25.649 kg) làm cho giá vốn hàng bán giảm 218.016.500 đồng Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá xuất kho bình quân P = Q1P1 – Q1P0 = 10.313 x 8.725 – 10.313 x 8.500 = 2.320.425 (đồng) Do đơn giá xuất kho bình quân tăng từ 8.500 đồng/kg lên 8.725 đồng/kg (tăng 225 đồng/kg) làm cho giá vốn hàng bán tăng 2.320.425 đồng ► Gọi S0 là Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2012 Gọi S1 là giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2013 Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2013 tăng 24.597.301 đồng so với sáu tháng đầu năm 2012 Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2012: S0 = Q0 x P0 = 89.980.925 đồng Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2013: S1 = Q1 x P1 = 114.578.226 đồng Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = +24.597.301 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra Q = Q1P0 – Q0P0 = 13.179 x 8.725 – 10.313 x 8.725 = 25.005.850 (đồng) Do sản lượng bán ra tăng từ 10.313 kg lên 13.179 kg ( tăng 2.866 kg ) làm cho giá vốn hàng bán tăng 25.005.850 đồng Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá xuất kho bình quân  P = Q1P1 – Q1P0 = 13.179 x 8.694 – 13.179 x 8.725 =- 408.549 (đồng) 92 Do đơn giá xuất kho bình quân giảm từ 8.725 đồng/ kg xuống 8.694 đồng/kg làm giá vốn hàng bán giảm 408.549 đồng Phụ lục 13: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chi phí giá vốn hàng bán của phân bông lúa qua 3 năm 2010-2012 ► Gọi S0 là Giá vốn hàng bán năm 2010 Gọi S1 là giá vốn hàng bán năm 2011 Giá vốn hàng bán năm 2011 giảm 6.027.929.712 đồng so với năm 2010 Giá vốn hàng bán năm 2010: S0 = Q0 x P0 = 23.804.321.800 đồng Giá vốn hàng bán năm 2011: S1 = Q1 x P1 = 17.776.392.088 đồng Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = -6.027.929.712 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra Q = Q1P0 – Q0P0 = 2.146.648 x 7.300 – 3.260.866 x 7.300 = - 8.133.791.400(đồng) Do sản lượng bán ra giảm từ 3.260.866 kg xuống 2.146.648kg ( giảm 1.114.218 kg ) làm cho giá vốn hàng bán giảm 8.133.791.400 đồng. Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá xuất kho bình quân  P = Q1P1 – Q1P0 = 2.146.648 x 8.281 – 2.146.648 x 7.300 = 2.105.861.688 (đồng) Do đơn giá xuất kho bình quân tăng từ 7.300 đồng/ kg lên 8.281 đồng/kg (tăng 981 đồng/ kg) làm cho giá vốn hàng bán tăng 2.105.861.688 đồng ► Gọi S0 là Giá vốn hàng bán năm 2011 Gọi S1 là giá vốn hàng bán năm 2012 Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 1.514.828.056 đồng so với năm 2011. Giá vốn hàng bán năm 2011: S0 = Q0 x P 0 = 17.776.392.088 đồng Giá vốn hàng bán năm 2012: S1 = Q1 x P1 = 19.291.220.144 đồng Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = +1.514.828.056 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra  Q = Q1P0 – Q0P0 93 = 2.158.096 x 8.281– 2.146.648x 8.281 = +94.800.888 (đồng) Do sản lượng bán ra tăng từ 2.146.648 kg lên 2.158.096 kg( tăng 11.448 kg) làm cho giá vốn hàng bán tăng 94.800.888 đồng. Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá xuất kho bình quân  P = Q1P1 – Q1P0 = 2.158.096 x 8.939 – 2.158.096 x 8.281 =+ 1.420.027.168 (đồng) Do đơn giá xuất kho bình quân tăng từ 8.281 đồng/ kg lên 8.939 đồng/kg (tăng 658 đồng/kg) làm cho giá vốn hàng bán tăng 1.420.027.168 đồng . Phụ lục 14:Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chi phí giá vốn hàng bán của phân bông lúa qua sáu tháng đầu năm 2011-2013 ► Gọi S0 là Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2011 Gọi S1 là giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2012 Giá vốn hàng bán sáu tháng năm 2012 tăng 4.526.479.850 đồng so với sáu tháng đầu năm 2011. Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2011: S0 = Q0 x P0 = 5.694.422.500 đồng Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2012 : S1 = Q1 x P 1 = 10.220.902.350 đồng Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = +4.526.479.850 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra  Q = Q1P0 – Q0P0 = 1.178.202 x 8.300 – 686.075 x 8.300 = + 4.084.654.100 (đồng) Do sản lượng bán ra tăng từ 686.075 kg lên 1.178.202 (tăng 492.127 kg) làm cho giá vốn hàng bán tăng 4.084.654.100 đồng Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá xuất kho bình quân P = Q1P1 – Q1P0 = 1.178.202 x 8.675 – 1.178.202 x 8.300 94 = +441.825.750 (đồng) Do đơn giá xuất kho bình quân tăng từ 8.300 đồng/ kg lên 8.675 đồng/ kg ( tăng 375 đồng/kg) làm cho giá vốn hàng bán tăng 441.825.750 đồng ► Gọi S0 là Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2012 Gọi S1 là giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2013 Giá vốn hàng bán sáu tháng năm 2013 giảm 395.779.200 đồng so với sáu tháng đầu năm 2012. Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2012: S0 = Q0 x P0 = 10.220.902.350 đồng Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2013 : S1 = Q1 x P1 = 9.825.130.150 đồng Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = -395.779.200 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra Q = Q1P0 – Q0P0 = 1.254.805 x 8.675 – 1.178.202 x 8.675 = +664.531.025 (đồng) Do sản lượng bán ra tăng từ 1.178.202 kg lên 1.254.805kg (tăng 76.603 kg) làm cho giá vốn hàng bán tăng 664.531.025 đồng Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá xuất kho bình quân P = Q1P1 – Q1P0 = 1.254.805 x 7.830 – 1.254.805 x 8.675 = - 1.059.527.255 (đồng) Do đơn giá xuất kho bình quân giảm từ 8.675 đồng/kg xuống 7.830 đồng/kg (giảm 845 đồng/kg) làm cho giá vốn hàng bán giảm 1.059.527.255 đồng Phụ lục 15: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chi phí giá vốn hàng bán của phân khác qua 3 năm 2010-2012 ► Gọi S0 là Giá vốn hàng bán năm 2010 Gọi S1 là giá vốn hàng bán năm 2011 Giá vốn hàng bán năm 2011 tăng 861.345.900 đồng so với năm 2010 Giá vốn hàng bán năm 2010: S0 = Q0 x P0 = 3.741.936.910 đồng 95 Giá vốn hàng bán năm 2011: S1 = Q1 x P 1 = 4.603.282.810 đồng Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = + 861.345.900 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra Q = Q1P0 – Q0P0 = 812.870 x 4.090 – 914.899 x 4090 = - 417.298.610 (đồng) Do sản lượng bán ra giảm từ 914.899 kg xuống 812.870kg ( giảm 102.029 kg ) làm cho giá vốn hàng bán giảm 417.298.610 đồng. Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá xuất kho bình quân  P = Q1P1 – Q1P0 = 812.870 x 5.663 – 812.870. x 4.090 = + 1.278.644.510(đồng) Do đơn giá xuất kho tăng từ 4.090 đồng/ kg lên 5.663 đồng/kg (tăng 1.573 đồng/ kg) làm cho giá vốn hàng bán tăng 1.278.644.510 đồng ► Gọi S0 là Giá vốn hàng bán năm 2011 Gọi S1 là giá vốn hàng bán năm 2012 Giá vốn hàng bán năm 2012 giảm 955.723.160 đồng so với năm 2011. Giá vốn hàng bán năm 2011: S0 = Q0 x P 0 = 4.603.282.810 (đồng ) Giá vốn hàng bán năm 2012: S1 = Q1 x P 1 = 3.647.559.650(đồng) Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = - 955.723.160 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra Q = Q1P0 – Q0P0 = 727.475 x 5.663 – 821.870 x 5.663 = - 483.591.885 (đồng) Do sản lượng bán ra giảm từ 821.870 kg lên 727.475 kg( giảm 94.395 kg) làm cho giá vốn hàng bán giảm 483.591.885 đồng Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá xuất kho bình quân  P = Q1P1 – Q1P0 = 727.475 x 5.014 -727.475 x 5.663 = - 472.131.275 (đồng) 96 Do đơn giá xuất kho bình quân giảm từ 5.663 đồng/ kg xuống 5.014 đồng/ kg ( giảm 649 đồng/kg) làm cho giá vốn hàng bán giảm 472.131.275 Phụ lục 16: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chi phí giá vốn hàng bán qua sáu tháng đầu năm 2011-2013 ► Gọi S0 là Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2011 Gọi S1 là giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2012 Giá vốn hàng bán sáu tháng năm 2012 giảm 273.098.540 đồng so với sáu tháng đầu năm 2011. Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2011: S0 = Q0 x P0 = 1.517.261.900 (đồng) Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2012 : S1 = Q1 x P1 = 1.244.163.360 (đồng) Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = - 273.098.540 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra Q = Q1P0 – Q0P0 = 221.776 x 5.950 – 255.002 x 5.950 = -216.633.520(đồng) Do sản lượng bán ra giảm từ 255.002kg xuống 221.776 kg ( giảm 33.226 kg) làm cho giá vốn hàng bán giảm 216.633.520 đồng Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá xuất kho bình quân  P = Q1P1 – Q1P0 = 221.776 x 5.610 – 221.776 x 5.950 = - 75.403.840 (đồng) Do đơn giá xuất kho bình quân giảm từ 5.950 đồng / kg xuống 5.610 đồng/ kg (giảm 340 đồng/ kg) làm cho giá vốn hàng bán giảm 75.403.840 đồng ► Gọi S0 là Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2012 Gọi S1 là giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2013 Giá vốn hàng bán sáu tháng năm 2013 tăng 407.221.370 đồng so với sáu tháng đầu năm 2012. 97 Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2012: S0 = Q0 x P0 = 1.244.163.360 (đồng) Giá vốn hàng bán sáu tháng đầu năm 2013 : S1 = Q1 x P1 = 1.651.384.730 (đồng) Đối tượng phân tích là :  S =S1 – S0 = +407.221.370 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra Q = Q1P0 – Q0P0 = 289.615 x 5.610 – 221.776 x 5.610 = +380.576.790 (đồng) Do sản lượng bán ra tăng từ 221.776 kg lên 289.615 (tăng 67.839kg) làm cho giá vốn hàng bán tăng 380.576.790 đồng Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá xuất kho bình quân P = Q1P1 – Q1P0 = 289.615 x 5.702 -289.615 x 5.610 = + 26.644.580 (đồng) Do đơn giá xuất kho bình quân tăng từ 5.610 đồng/ kg lên 5.702 đồng/ kg (tăng 92 đồng/ kg) làm cho giá vốn hàng bán tăng 26.644.580 đồng 98 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Mã số 2 100 3 48,822,724,342 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1,458,583,594 1. Tiền 2. Các khoản tương đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn(*)(2) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1. Phải thu của khách hàng 2. Trả trước cho người bán 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 4.Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 5. Các khoản phải thu khác 111 112 120 121 129 1,458,583,594 1,272,407,180 1,551,131,265 1,551,131,265 130 23,517,447,217 23,961,910,076 23,887,174,584 131 132 133 134 22,430,689,293 23,961,910,076 23,887,174,584 135 1,086,757,924 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 IV. Hàng tồn kho 1. Hàng tồn kho 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) V. Tài sản ngắn hạn khác 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 140 141 149 23,846,693,531 23,846,693,531 150 151 152 1,269,945,558 29,603,600,000 29,603,600,000 ( ) 1,443,232,844 30,228,264,312 30,228,264,312 ( ) 0 1,010,392,329 1,264,285,922 259,553,229 12,334,804,824 178,946,922 15,159,337,456 TÀI SẢN 1 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 3. Thuế và các khoản khác phải thu 154 Nhà nước 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200 (200 = 210+220+230+240) I. Các khoản phải thu dài hạn 1. Phải thu dài hạn của khách Số năm 2010 Đơn vị tính:.đồng. Số Số Năm 2011 Năm 2012 4 5 56,281,150,100 55,666,570,161 210 211 99 1,272,407,180 16,723,791,000 hàng 2.Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 3. Phải thu dài hạn nội bộ 4.Phải thu dài hạn khác 5. Dự phòng tài sản ngắn hạn khó đòi(*) 213 218 219 II Tài sản cố định 210 1. Tài sản cố định hữu hình 12,334,804,824 15,159,337,456 16,723,791,000 6,922,685,000 8,265,319,000 8,464,578,000 -. Nguyên giá -. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 211 14,441,069,000 212 (7,518,384,000) 17,097,553,000 18,743,524,000 (8,832,234,000) (10,278,946,000) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 0 -. Nguyên giá -. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 3. Tài sản cố định vô hình 225 226 227 0 0 5,066,778,000 6,746,193,000 8,259,213,000 -. Nguyên giá -. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 228 229 230 5,066,778,000 6,746,193,000 8,259,213,000 345,341,824 147,825,456 II. Bất động sản đầu tư 1. Nguyên giá 240 241 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1. Đầu tư vào công ty con 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 3. Đầu tư dài hạn khác 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) IV. Tài sản dài hạn khác 1. Chi phí trả trước dài hạn 242 250 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 3.Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 = 100 + 200) NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ 268 270 251 252 258 259 260 261 300 61,157,529,166 45,171,855,379 100 71,440,487,556 72,390,361,161 54,361,399,527 52,572,859,179 (300 = 310 + 320) I. Nợ ngắn hạn 1. Vay ngắn hạn 2. Phải trả cho người bán 3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 5. Phải trả người lao động 6. Chi phí phải trả 7. Phải trả nội bộ 310 311 312 313 314 315 316 317 44,713,455,379 52,418,618,870 51,099,859,179 34,030,309,924 2,653,090,179 1,010,392,329 36,652,275,570 3,013,542,657 1,590,102,205 35,071,337,660 3,563,933,517 1,326,559,833 2,575,443,943 3,524,358,978 3,558,353,064 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 10. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 11. Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 II. Nợ dài hạn 1.Phải trả dài hạn người bán 2. Phải trả dài hạn nội bộ 330 331 332 458,400,000 1,942,780,657 1,473,000,000 3. Phải trả dài hạn khác 333 458,400,000 1,942,780,657 1,473,000,000 4. Vay và nợ dài hạn 334 5.Thuế thu nhập hoan lại phải trả 6 . Dự phòng trợ cấp mất việc làm 7. Dự phòng phải trả dài hạn 335 336 8.Doanh thu chưa thực hiện 9. Quỹ phát triển khoa học công nghệ B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410+430) I. Vốn chủ sở hữu 338 339 400 15,985,673,787 17,079,088,029 19,817,501,982 410 14,385,673,787 15,939,047,029 18,717,501,982 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2. Thặng dư vốn cổ phần 3. Vốn khác của chủ sở hữu 4. Cổ phiếu quỹ (*) 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 7.Quỹ đầu tư phát triển 411 412 413 414 9,243,070,537 9,187,858,024 11,746,237,542 4,444,219,004 7,579,675,105 7,638,339,460 320 323 337 415 8.Quỹ dự trữ tài chính 101 9.Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 12. Quỹ hổ trợ sắp xếp doanh 417 nghiệp II Nguồn kinh phí và quỹ khác 1.Nguồn kinh phí 2.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 5,142,603,250 6,751,189,005 6,971,264,440 1,600,000,000 1,140,041,000 1,100,000,000 1,600,000,000 1,140,041,000 1,100,000,000 61,157,529,166 71,440,487,556 72,390,361,161 430 440 (440 = 300 + 400 ) 102 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Mã số 2 100 Sáu tháng đầu năm 2010 3 42,978,961,588 I. Tiền và các khoản tương đương 110 tiền 2,091,902,088 TÀI SẢN 1 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 1. Tiền 111 2,091,902,088 Đơn vị tính:đồng Sáu tháng đầu Sáu tháng đầu năm 2011 năm 2013 4 5 43,848,296,518 45,861,178,118 2,981,681,000 2,831,449,000 2,981,681,000 2,831,449,000 2. Các khoản tương đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn(*)(2) 112 120 121 129 . III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 15,464,551,500 14,710,180,000 15,083,545,000 1. Phải thu của khách hàng 2. Trả trước cho người bán 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 4.Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 131 132 133 134 14,554,407,500 14,710,180,000 15,083,545,000 5. Các khoản phải thu khác 135 910,144,000 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 IV. Hàng tồn kho 1. Hàng tồn kho 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) V. Tài sản ngắn hạn khác 140 141 149 25,422,508,000 25,422,508,000 25,877,488,596 25,877,488,596 27,726,039,415 27,726,039,415 150 225,333,000 278,946,922 220,144,703 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 151 152 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 225,333,000 278,946,922 220,144,703 154 103 B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210+220+230+240) I. Các khoản phải thu dài hạn 200 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2.Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 3. Phải thu dài hạn nội bộ 4.Phải thu dài hạn khác 5. Dự phòng tài sản ngắn hạn khó đòi(*) 212 II Tài sản cố định 1. Tài sản cố định hữu hình -. Nguyên giá -. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 2. Tài sản cố định thuê tài chính -. Nguyên giá -. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 3. Tài sản cố định vô hình -. Nguyên giá -. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang II. Bất động sản đầu tư 210 1. Nguyên giá 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1. Đầu tư vào công ty con 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 3. Đầu tư dài hạn khác 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) IV. Tài sản dài hạn khác 1. Chi phí trả trước dài hạn 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3.Tài sản dài hạn khác 241 242 250 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 = 100 + 200) NGUỒN VỐN 270 12,014,743,600 15,232,001,456 15,823,984,919 210 213 218 219 211 212 224 225 226 227 228 229 230 12,014,743,600 15,232,001,456 15,823,984,919 6,668,305,000 8,337,983,000 10,464,578,000 14,832,840,000 17,725,972,000 20,743,524,000 (8,164,535,000) (9,387,989,000) (10,278,946,000) 5,066,778,000 5,066,778,000 6,746,193,000 6,746,193,000 5,055,541,622 5,055,541,662 279,660,600 147,825,456 303,865,297 ( ) ( ) 59,080,297,974 61,685,163,037 240 251 252 258 259 260 261 262 268 54,993,705,188 104 A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320) I. Nợ ngắn hạn 1. Vay ngắn hạn 2. Phải trả cho người bán 3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 5. Phải trả người lao động 6. Chi phí phải trả 7. Phải trả nội bộ 300 41,591,925,997 44,267,690,546 46,343,503,694 310 311 312 313 314 41,591,925,997 44,267,690,546 46,343,503,694 35,495,303,999 2,922,229,641 159,387,900 37,654,066,128 3,011,752,080 590,102,205 38,396,811,183 3,868,808,829 326,559,833 881,404,457 895,400,133 903,452,805 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 318 10. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 11. Dự phòng phải trả ngắn hạn II. Nợ dài hạn 1.Phải trả dài hạn người bán 320 2. Phải trả dài hạn nội bộ 3. Phải trả dài hạn khác 4. Vay và nợ dài hạn 5.Thuế thu nhập hoan lại phải trả 6 . Dự phòng trợ cấp mất việc làm 7. Dự phòng phải trả dài hạn 8.Doanh thu chưa thực hiện 9. Quỹ phát triển khoa học công nghệ B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410+430) I. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 332 333 334 335 336 337 338 339 315 316 317 319 2,133,600,000 2,847,871,044 2,116,370,000 323 330 331 400 13,401,779,191 14,812,607,428 15,341,659,343 410 411 12,601,779,191 11,474,335,619 13,272,566,428 11,817,809,677 14,341,659,343 11,928,555,308 2. Thặng dư vốn cổ phần 3. Vốn khác của chủ sở hữu 412 413 4. Cổ phiếu quỹ (*) 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 414 415 7.Quỹ đầu tư phát triển 8.Quỹ dự trữ tài chính 105 9.Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1,127,443,572 1,454,756,751 2,413,104,035 800,000,000 1,540,041,000 1,000,000,000 800,000,000 1,540,041,000 1,000,000,000 54,993,705,188 59,080,297,974 61,685,163,037 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 12. Quỹ hổ trợ sắp xếp doanh nghiệp II Nguồn kinh phí và quỹ khác 417 1.Nguồn kinh phí 2.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430 440 (440 = 300 + 400 ) 106 [...]... tài này là phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phân bón Miền Nam – Nhà máy phân bón Cửu Long, từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần phân bón Miền Nam - Nhà máy phân bón Cửu Long thông qua việc phân tích tình hình chi phí, doanh thu, lợi nhuận của nhà máy qua ba năm 2010-2012... sáu tháng đầu năm 2011-2013 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần phân bón Miền Nam - Nhà máy phân bón Cửu Long - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy qua các chỉ tiêu tài chính 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần phân bón Miền Nam - Nhà máy phân bón Cửu Long 1.3.2 Phạm vi thời gian:... phân tích kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu tài chính là phương pháp so sánh qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2011-2013 14 Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN MIỀN NAM- NHÀ MÁY PHÂN BÓN CỬU LONG 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN MIỀN NAM – NHÀ MÁY PHÂN BÓN CỬU LONG 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần phân bón Miền nam. .. của doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Nhận thấy tầm quan trọng của việc phân tích kế quả kinh doanh đối với doanh nghiệp nên em chọn đề tài “ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần phân bón Miền Nam – Nhà máy phân bón Cửu Long làm đề tài luận văn khi thực tập tại công ty 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài này là phân tích. .. của công ty cổ phần phân bón Miền Nam – Nhà máy phân bón Cửu Long bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2011, 2012, 2013 Đồng thời, tham khảo ý kiến từ các anh phòng kế toán và các phòng ban để phục vụ cho việc phân tích 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần. .. nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận tại công ty cổ phần phân bón Miền Nam - Nhà máy Phân bón Cửu Long 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2 Nguyễn Thị Ngọc Nguyện (2012)nghiên cứu “ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CP Tư Vấn – Xây Dựng Đoàn Kết , LVTN đại học, Đại học Cần Thơ Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán của công ty Tác giả sử dụng phương pháp... cổ phiếu lần đầu 9.520.450 cổ phần ( chiếm 25,26%) - Cổ phần Nhà nước: 24.505.000 cổ phần ( chiếm 65% ) - Cổ phần ưu đãi bán cho người lao động trong doanh nghiệp: 1.280.600 cổ phần ( chiếm 3,39%) - Cổ phần ưu đãi bán cho tổ chức Công đoàn tại doanh ngiệp: 131.950 cổ phần (chiếm 0,35%) - Cổ phần bán cho cổ đông chiến lược: 2.262.000 cổ phần ( chiếm 6%) Ngành ngề kinh doanh: - Sản xuất, kinh doanh phân. .. công ty cổ phần phân bón Miền Nam- Nhà máy phân bón Cửu Long thông qua việc phân tích tình hình chi phí, doanh thu, lợi nhuận của nhà máy qua ba năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2011, 2012, 2013.Với mục tiêu này sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả tình hình hoạt động kinh doanh hiện nay của nhà máy từ đó phân tích các số liệu để hiểu rõ tình hình kinh doanh của nhà máy Thống kê là... hoạt động kinh doanh Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối quan hệ qua lại giữa các số liệu biểu hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bằng các phương pháp khoa học Qua đó nhằm thấy được chất lượng hoạt động, nguồn năng lực sản xuất tiềm tàng, trên cơ sở đó đề ra những phương án và khai thác có hiệu quả 2.1.1.2 Ý nghĩa của phân tích kết quả. .. và Nhà máy phân bón Cửu Long (MEKOFA), một đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc công ty phân bón Miền nam, là nhà máy duy nhất của công ty toạ lạc trên đồng bằng sông Cửu Long Nhà máy phân bón Cửu Long chính thức được khởi công xây dựng vào tháng 5 năm 1977, cơ bản hoàn thành vào cuối năm 1979 và chính thức đi vào hoạt động năm 1980 Nhà máy được thành lập ngày 03/11/1979 theo quyết định số: 1005/HC-TCCBĐT

Ngày đăng: 09/10/2015, 13:16

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w