5.1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG KINH DOANH
Nhà máy phân bón Cửu Long là một đơn vị có rất nhiều kinh nghiệm
trong công tác kế toán, đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ trung năng động có trình
độ chuyên môn cao, luôn đoàn kết, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và
đưa lợi ích của nhà máy lên hàng đầu.
Nhà máy phân bón Cửu Long rất chú trọng và quan tâm đến khâu quản
lý tiêu thụ hàng hoá và kết quả hoạt động kinh doanh. Phòng kế toán đã góp
phần không nhỏ vào thành công của nhà máy. Trong thời gian sắp tới với quy
mô ngày càng mở rộng hy vọng công tác kế toán của nhà máy sẽ hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu quản lý của nhà máy và đạt hiệu quả hơn trong kinh
doanh.
Bên cạnh đó nhà máy còn có một số mặt hạn chế tình hình chi phí của
nhà máy thay đổi liên tục, khoản lãi vay nguyên liệu hằng năm chiếm tỉ trọng
lớn trong khoản mục chi phí tài chính.
Nhà máy có lập các kế hoạch để đưa ra mục tiêu phấn đấu nhưng trong
thời gian dài, chưa phù hợp với tình hình biến động của thị trường phân bón.
Do tình hình hình thành và phát triển tràn lan các cơ sở phân bón nhỏ lẻ
làm ảnh hưởng đến sự phát triể của nhà máy, nhà máy chưa thể phát huy hết
các tiềm năng hiện có.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐỘNG KINH DOANH
Trong hoạt động kinh doanh, doanh thu là yếu tố quan trọng hàng đầu
trong việc tạo ra lợi nhuận. Muốn tăng lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh thì phải có những biện pháp tăng doanh thu bên cạnh đó thì
khoản mục chi phí cũng phải được điều tiết hợp lý.
- Do thị trường phân bón xuất hiện thêm nhiều cửa hàng bán lẻ làm cho
môi trường cạnh tranh không lành mạnh làm cho một doanh thu một số mặt
hàng giảm. Muốn tăng doanh thu các sản phẩm này, nhà máy cần quảng bá
thương hiệu của mình. Dùng uy tín và chất lượng của nhà máy để tạo niềm tin
với nông dân.
- Tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm khách hàng mới. Dùng
những chính sách tốt nhất để phục vụ khách hàng.
5.2.2 Giảm thiểu chi phí
- Đối với chi phí giá vốn hàng bán: Trong những năm qua giá phân bón
luôn biến động không ngừng. Nhà máy cần tìm những nguồn hàng mới để
giảm bớt những chi phí mua hàng đầu vào nhưng phải đảm bảo chất lượng để
trấn an tâm lý của người nông dân khi “phân giả” đang xuất hiện tràn lan trên
thị trường.
- Đối với chi phí tài chính: khoản mục này chủ yếu là lãi vay nguyên liệu
và lãi vay ngân hàng. Nhà máy nên tận dụng nguồn vốn vay với lãi suất thấp,
khai thác các nguồn vốn với lãi suất ưu đãi như từ quỹ hổ trợ phát triển Vĩnh
Long, giao dịch với các tổ chức kinh tế, các ngân hàng để lựa chọn nơi có lãi suất thấp và nhà máy cần sử dụng triệt để và có hiệu quả các nguồn vốn có
sẵn.
- Đối với chi phí bán hàng: Cần đưa ra lộ trình phù hợp, tận dụng tối đa
công suất của phương tiện vận tải tránh sử dụng lãng phí.
Tóm lại, tất cả các giải pháp trên chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy trong tương lai sắp tới. Những giải pháp được
rút ra trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của nhà máy trong
thời gian qua với mục đích những giải pháp này sẽ được nhà máy xem xét và
có thể thực hiện, giúp cho hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả và phát
Chương 6: KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều doanh nghiệp ra đời, cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt. Các doanh nghiệp
muốn tồn tại và đứng vững trên thương trường thì đòi hỏi kinh doanh phải có
kết quả hoạt động kinh doanh tốt và tăng qua các năm, muốn nâng cao kết quả
hoạt động kinh doanh bản thân nhà máy phải chủ động hạn chế những khó
khăn, phát triển những thuận lợi để tạo ra môi trường hoạt động có lợi cho
mình.
Toàn bộ những phân tích trên là tổng quan hoạt động kinh doanh của nhà máy phân bón Cửu Long. Nhìn chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của nhà máy có hiệu quả nhưng tình hình giá cả phân bón luôn biến động, bên cạnh đó tình trạng “ phân giả” cũng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà máy.
Việt Nam là một nước nông nghiệp nên ngành phân bón sẽ là một ngành tiềm năng, sẽ không ngừng vươn lên và ngày càng lớn mạnh. Để giữ vững uy
tín của mình nhà máy luôn phấn đầu năng lực của mình và đẩy mạnh nâng cao
chất lượng lên hàng đầu. Chính sự cố gắng đó đã giúp cho nhà máy đến gần
với người tiêu dùng hơn. Với nhu cầu thị trường hiện nay, em tin rằng nhà máy sẽ còn phát triển xa hơn nữa trong tương lao, từng bước khẳng định vị trí
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trần Bá Trí,( 2008). “Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh”, trường
Đại Học Cần Thơ.
2.Tài liệu luận văn về phân tích kết quả kinh doanh của cá sinh viên khoá
trước.
3.Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần phân bón Miền Nam- Nhà máy phân bón Cửu Long.
4.Trang web:
http://www.phanbonmiennam.com.vn/
Nguyễn Thị Ngọc Nguyện ( 2012). “ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
tại Công ty CP Tư vấn – Xây Dựng Đoàn Kết”, trường Đại Học Cần Thơ.
Lâm Vĩnh Chung (2009).” Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu phân NPK
qua 3 năm 2010-2012:
► Doanh thu bán hàng NPK năm 2011 tăng 140.900.710.934 đồng.
Doanh thu chịu tác động do hai yếu tố: sản lượng bán ra, giá bán ra bình quân.
Gọi Q, P lần lượt là sản lượng bán ra, giá bán ra bình quân.
Gọi S0 là doanh thu năm 2011
Gọi S1 là doanh thu năm 2012
Ta có : Doanh thu bán hàng = Sản lượng bán ra x Đơn giá bán ra bình quân. S = Q x P
Doanh thu bán hàng năm 2010 : S0 = Q0 x P0 = 338.451.365.176 ( đồng)
Doanh thu bán hàng năm 2011 : S1 = Q1 x P1 = 479.352.076.110 (đồng)
Đối tượng phân tích là : S =S1 – S0 =+140.900.710.934 đồng
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra
Q = Q1P0 – Q0P0
= 47.320.047 x 9.137 – 37.041.848 x 9.137
= + 93.911.904.263 (đồng)
Do số lượng bán ra tăng từ 37.041.848 kg lên 47.320.047 kg (tăng
10.278.199 kg) làm cho doanh thu tăng 93.901.422.750 ( đồng).
Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân
P = Q1P1 – Q1P0
= 47. 320.047 x 10.130 – 47.320.047 x 9.137
= +46.998.806.671 đồng
Do giá bán ra bình quân tăng từ 9.137 đồng/kg lên 10.130 đồng/kg ( tăng 993 đồng) làm cho doanh thu tăng 46.998.372.671 đồng
► Gọi S0 là doanh thu năm 2011
Gọi S1 là doanh thu năm 2012
Doanh thu bán hàng năm 2012 so với năm 2011 tăng 4.483.710.245 đồng.
Doanh thu bán hàng của năm 2011: S0 = Q0 x P0 = 479.352.076.110
(đồng)
Doanh thu bán hàng của năm 2012: S1 = Q1 x P1 = 483.835.786.355
(đồng)
Đối tượng phân tích là : S =S1 – S0 =+ 4.483.710.245 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra
Q = Q1P0 – Q0P0
= 46.322.239 x 10.130 – 47.320.047 x 10.130 = -10.107.795.040 (đồng)
Do sản lượng bán ra từ 47.320.047 kg xuống 46.322.239 kg (giảm
997.808 kg) làm cho doanh thu giảm 10.107.795.040 đồng
Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân
P = Q1P1 – Q1P0
= 46.322.239 x 10.445 – 46.433.239 x 10.130
= +14.591.505.285 (đồng)
Do đơn giá bán ra bình quân tăng từ 10.130đ/kg lên 10.445đ/kg (tăng 315 đồng) làm cho doanh thu tăng 14.591.505.285 đồng
Phụ lục 2: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân NPK qua 6 tháng đầu năm 2011-2013.
► Gọi S0 là doanh thu sáu tháng đầu năm 2011
Gọi S1 là doanh thu sáu tháng đầu năm 2012
Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2012 giảm 1.017.483.553 đồng
so với sáu tháng đầu năm 201.
Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2011: S0 = Q0 x P0 =
116.762.278.827 đồng
Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2012: S1 = Q1 x P1 =
115.744.793.274 đồng
Đối tượng phân tích là : S =S1 – S0 =- 1.017.483.533 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra
= 9.420.102 x 11.497 – 10.155.891 x 11.497 = - 8.459.366.133 (đồng)
Do sản lượng bán ra giảm từ 10.155.891 kg xuống 9.420.102 kg ( giảm
735.789 kg) làm cho doanh thu giảm 8.459.366.133 đồng
Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân
P = Q1P1 – Q1P0
= 9.420.102 x 12.287 – 9.420.102 x 11.497
= +7.441.880.580 (đồng)
Do đơn giá bán ra bình quân tăng từ 11.497 đồng/ kg lên 12.287 đồng/kg
( tăng 790 đồng/ kg) làm cho doanh thu tăng 7.441.880.580 đồng
► Gọi S0 là doanh thu sáu tháng đầu năm 2013
Gọi S1 là doanh thu sáu tháng đầu năm 2012
Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2013 tăng 970.707.466 đồng so
với sáu tháng đầu năm 2012
Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2012: S0 = Q0 x P0 =
115.744.793.274 đồng
Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2013: S1 = Q1 x P1 =
116.695.500.740 đồng
Đối tượng phân tích là : S =S1 – S0 =+ 970.707.466 (đồng)
Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra:
Q = Q1P0 – Q0P0
= 9.993.620 x 12.287 – 9.420.102 x 12.287
= + 7.046.815.666 (đồng)
Do sản lượng bán ra tăng từ 9.420.102 kg lên 9.993.620 kg ( tăng 573.518 kg) làm cho doanh thu tăng 7.046.815.666 đồng
Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân
P = Q1P1 – Q1P0
= 9.993.620 x 11.677 – 9.993.620 x12.287 = - 6.096.108.200 (đồng)
Do đơn giá bán ra bình quân giảm từ 12.287 đồng/ kg xuống
11.677đồng/ kg ( giảm 610 đồng/ kg) làm cho doanh thu giảm 6.096.108.200
đồng.
Phụ lục 3: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của .Phân Cuulong qua 3 năm 2010-2011
► Gọi S0 là doanh thu năm 2010
Gọi S1 là doanh thu năm 2011
Doanh thu bán hàng năm 2011 giảm 96.255.450 đồng so với năm 2010
Doanh thu bán hàng năm 2010: S0 = Q0 x P0 = 334.076.805 đồng
Doanh thu bán hàng năm 2011: S1 = Q1 x P1 = 238.793.088 đồng
Đối tượng phân tích là : S =S1 – S0 = - 96.268.837 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra
Q = Q1P0 – Q0P0
= 24.628 x 9.395 – 35.559 x 9.395 = -102.696.745 (đồng)
Do sản lượng bán ra giảm từ 35.559 kg xuống 24.628 kg ( giảm 10.931
kg) làm doanh thu giảm 102.679.940 đồng.
Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân
P = Q1P1 – Q1P0
= 24.628 x 9.656 – 24.628 x 9.395
= 6.424.490 (đồng)
Do đơn giá bán ra bình quân tăng từ 9.395 đồng/kg lên 9.656 đồng/kg
(tăng 261 đồng/kg) làm doanh thu tăng 6.424.490 đồng.
► Gọi S0 là doanh thu năm 2011
Gọi S1 là doanh thu năm 2012
Doanh thu bán hàng năm 2012 tăng 9.436.032 đồng so với năm 2011
Doanh thu bán hàng năm 2011: S0 = Q0 x P0 = 237.907.968 đồng
Doanh thu bán hàng năm 2012: S1 = Q1 x P1 = 247.244.000 đồng
Đối tượng phân tích là : S =S1 – S0 = +9.436.421 (đồng)
Q = Q1P0 – Q0P0
= 25.361 x 9.656 – 24.628 x 9.656
= +7.077.848 (đồng)
Do sản lượng bán ra tăng từ 24.628 kg lên 25.361 kg(tăng 733 kg) làm cho doanh thu tăng 7.081.266 đồng
Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân
P = Q1P1 – Q1P0
=25.361 x 9.749 – 25.361 x 9.656
= +2.358.573(đồng)
Do đơn giá bán ra bình quân tăng từ 9.656 đồng/ kg lên 9.749 đồng/ kg
làm cho doanh thu tăng 2.358.573 đồng.
Phụ lục 4: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân Cuulong qua sáu tháng đầu năm 2011-2013
► Gọi S0 là doanh thu sáu tháng đầu năm 2011
Gọi S1 là doanh thu sáu tháng đầu năm 2012
Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2012 giảm 227.516.309 đồng so
với sáu tháng đầu năm 2011
Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2011: S0 = Q0 x P0 =
321.934.850đồng
Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2012: S1 = Q1 x P1 = 94.414.666
đồng
Đối tượng phân tích là : S =S1 – S0 = - 227.516.309 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra
Q = Q1P0 – Q0P0
= 10.313 x 8.952 – 35.962 x 8.952
= - 229.609.848 (đồng)
Do sản lượng bán ra giảm từ 35.962kg xuống 10.313 kg ( giảm 25.649
kg) làm cho doanh thu giảm 229.609.848 đồng
Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân
= 10.313 x 9155 – 10.313 x 8.952
= +2.093.539 (đồng)
Do đơn giá bán ra bình quân tăng từ 8.952 đồng/kg lên 10.313 đồng/kg
(tăng 1.361 đồng/kg) làm cho doanh thu tăng 2.093.539 đồng
► Gọi S0 là doanh thu sáu tháng đầu năm 2012
Gọi S1 là doanh thu sáu tháng đầu năm 2013
Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2013 tăng 27.015.791 đồng so
với sáu tháng đầu năm 2012
Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2012: S0 = Q0 x P0 = 94.414.666
đồng
Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2013: S1 = Q1 x P1 = 121.238.230
đồng
Đối tượng phân tích là : S =S1 – S0 = +27.015.791 (đồng)
Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra
Q = Q1P0 – Q0P0
= 13.179 x 9.155 – 10.313 x 9.155 = 26.238.230 (đồng)
Do sản lượng bán ra tăng từ 10.313 kg lên 13.179 kg ( tăng 2.866 kg )
làm cho doanh thu tăng 121.431.306 đồng
Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân
P = Q1P1 – Q1P0
= 13.179 x 9.214 – 13.179 x 9.155
=777.561 (đồng)
Do đơn giá bán bình quân tăng từ 9.155 đồng/ kg lên 9.214 đồng/kg làm
doanh thu tăng 777.561 đồng
Phụ lục 5: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân bông lúa qua 3 năm 2010-2013
► Gọi S0 là doanh thu năm 2010
Gọi S1 là doanh thu năm 2011
Doanh thu bán hàng năm 2011 giảm 6.106.540.104 đồng so với năm
Doanh thu bán hàng năm 2010: S0 = Q0 x P0 = 25.108.668.200 đồng
Doanh thu bán hàng năm 2011: S1 = Q1 x P1 = 19.002.128.096 đồng
Đối tượng phân tích là : S =S1 – S0 = -6.106.540.104 (đồng) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra
Q = Q1P0 – Q0P0
= 2.146.648 x 7.700 – 3.260.866 x 7.700 = - 8.579.478.600(đồng)
Do sản lượng bán ra giảm từ 3.260.866 kg xuống 2.146.648kg ( giảm
1.114.218 kg ) làm cho doanh thu giảm 8.579.478.600 đồng.
Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân
P = Q1P1 – Q1P0
= 2.146.648 x 8.852 – 2.146.648 x 7.700
= 2.472.938.496 (đồng)
Do đơn giá tăng từ 7.700 đồng/ kg lên 8.852 đồng/kg (tăng 1.152 đồng/
kg) làm cho doanh thu tăng 2.472.938.496 đồng
► Gọi S0 là doanh thu năm 2011
Gọi S1 là doanh thu năm 2012
Doanh thu bán hàng năm 2012 tăng 1.275.341.920 đồng so với năm
2011.
Doanh thu bán hàng năm 2011: S0 = Q0 x P0 = 19.002.128.096đồng
Doanh thu bán hàng năm 2012: S1 = Q1 x P1 = 20.277.470.016 đồng
Đối tượng phân tích là : S =S1 – S0 = +1.275.341.920 (đồng)
Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán ra
Q = Q1P0 – Q0P0
= 2.158.096 x 8.852 – 2.146.648x 8.852
= +101.337.696 (đồng)
Do sản lượng bán ra tăng từ 2.146.648 kg lên 2.158.096 kg( tăng 11.448
kg) làm cho doanh thu tăng 101.337.696 đồng.
Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá bán ra bình quân
= 2.158.096 x 9.396 – 2.158.096 x 8.852
=+ 1.174.004.224 (đồng)
Do đơn giá bán ra bình quân tăng từ 8.852 đồng/ kg lên 9.396 đồng/kg
(tăng 544 đồng/kg) .
Phụ lục 6: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của phân bông lúa qua sáu tháng đầu năm 2011-2013
► Gọi S0 là doanh thu sáu tháng đầunăm 2011
Gọi S1 là doanh thu sáu tháng đầu năm 2012
Doanh thu bán hàng sáu tháng năm 2012 tăng 4.693.051.000 đồng so với
sáu tháng đầu năm 2011.
Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2011: S0 = Q0 x P0 =
6.058.042.250 đồng
Doanh thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2012 : S1 = Q1 x P1 =