1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần phân bón và hóa chất cần thơ

92 682 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 847 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ Giáoviênhướngdẫn: Sinh viên thựchiện: ĐOÀN TUYẾT NHIỄN Họ tên : TRẦN NGỌC MINH TÂN MSSV : 4084331 Lớp : Cần Thơ 2012 Kế toán kiểm toán 1 – K34 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................... 1 1.1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ................................................................ 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 1 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................... 2 1.3.1. Không gian ........................................................................................... 2 1.3.2. Thời gian .............................................................................................. 2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 2 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN................................................ 2 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................... 4 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................. 4 2.1.1. Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa phân tích hoạt động kinh doanh...............................................................................................................4 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh .................... 5 2.1.3. Phân tích các tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ... 7 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 12 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 12 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 12 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ........................................................................... 21 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ........................................ 21 3.1.1. Lĩnh vực hoạt động ............................................................................... 22 3.1.2. Sản phẩm ............................................................................................... 23 3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY....................................... 24 Trang ii 3.3. Thuận lợi và khó khăn ................................................................................. 29 3.3.1 Thuận lợi ........................................................................................................ 29 3.3.2 Khó khăn ......................................................................................................... 30 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ................ 15 4.1 Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tư 2009 đến 6.2012 .......................................................................................................... 32 4.2. PHÂN TÍCH DOANH THU....................................................................... 34 4.2.1. Phân tích tình hình biến động doanh thu theo mặt hàng ....................... 35 4.2.2. Phân tích doanh thu hoạt động tài chính của công ty............................ 44 4.2.3. Phân tích tình hình thu nhập khác của công ty ..................................... 44 4.3. PHÂN TÍCH CHI PHÍ................................................................................4 5 4.4. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN ........................................................................ 54 4.5. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH ..................................................... 63 4.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHÂN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ 2009 – 6.2012 ............................................................................................................................ 71 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ ..............................................................................................................72 5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN............................................................... 72 5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP................................................................................ 73 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 76 6.1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 76 6.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 76 6.2.2. Đối với Nhà nước ................................................................................. 76 PHẦN PHỤC LỤC .............................................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................86 Trang viii DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM (2009-2011) ............. 31 Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG QUÝ I, II (2010-2012) ....................................................................................................................... 32 Bảng 3: TÌNH HÌNH DOANH THU BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY THEO CƠ CẤU SẢN PHẨM (2009 - sáu tháng 2012)................................................................................ 34 Bảng 4: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ BÁN BÌNH QUÂN CỦA CÁC SẢN PHẨM (20102011) .................................................................................................................................. 38 Bảng 5: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY (2010/2009) ........................................................................................... 40 Bảng 6: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY (2011/2010) ........................................................................................... 42 Bảng 7: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY (2009-2011)......................................... 45 Bảng 8: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY TRONG QUÝ I,II (2010-2012) .......... 47 Bảng 9: SẢN LƯỢNG, GIÁ THÀNH, GIÁ BÁN CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY (2009-2011) ....................................................................................................................... 49 Bảng 10: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ CỦA CÔNG TY (2010/2009)........................................................................................................................ 52 Bảng 11: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ CỦA CÔNG TY (2011/2009)........................................................................................................................ 54 Bảng 12: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY (2009-2011)............................... 55 Bảng 13: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TRONG QUÝ I,II (2010-2012) 57 Bảng 14: TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY (2009 - 2011) ......................... 58 Bảng 15: CÁC CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY (2009-2011) ........................................................................................................................................... 64 Bảng 16: CÁC CHỈ SỐ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÔNG TY (2009-2011)................. 66 Bảng 17: CÁC CHỈ SỐ QUẢN LÝ NỢ CỦA CÔNG TY (2009-2011)........................... 68 Bảng 18: CÁC CHỈ SỐ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÔNG TY (2009-2011) ............ 70 Trang viii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1 : SƠ ĐỒ DUPONT ............................................................................................. 11 Hình 2 : SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY......................................................................... 25 Trang ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CP : Cổ phần TSCD : Tài sản cố định TP : Thành phố TD : Triệu đồng Trang x Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP phân bón và hóa chất cần thơ CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, vấn đề các doanh nghiệp đang gặp phải là việc cạnh tranh gay gắt để có thể duy trì và đứng vững trên thị trường. Nhiệm vụ đặt lên hàng đầu đối với các doanh nghiệp là hiệu quả hoạt động kinh doanh. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao và đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến và kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh như đánh giá tình hình sản xuất, tiêu thụ, tình hình sử dụng lao động, vật tư, tài sản cố định, tăng năng suất lao động, hạ giá thành, tăng lợi nhuận,… Để thực hiện tốt công tác trên công ty phải thường xuyên tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh. Như vậy nếu không tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh thì không thể quản lý được quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó, ta có thể thấy được phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ không thể thiếu, là giai đoạn của quá trình quản lý, là cơ sở để đề ra các quyết định đúng đắn, là điều kiện để có thể tồn tại của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty CP Phân Bón và Hoá Chất Cần Thơ nói riêng. Công ty sản xuất kinh doanh mặt hàng chủ yếu là phân bón. Phân bón rất cần thiết trong ngành nông nghiệp mà Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, công ty phải luôn phân tích, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh để đưa ra mức giá phân bón phù hợp có thể cạnh tranh trên thị trường. Hơn nữa, thông qua việc phân tích, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch kinh doanh cho tương lai và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Thấy được tầm quan trọng của phân tích hoạt động kinh doanh và để hiểu rõ hơn về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nên tôi chọn đề tài “Phân tích hoạt động kinh doanh của Công Ty CP Phân Bón Và Hoá Chất Cần Thơ” làm đề tài tốt nghiệp. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần phân bón và hóa chất Cần Thơ trong 3 năm gần nhất để biết được tình hình kinh doanh GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 1 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP phân bón và hóa chất cần thơ của công ty này, đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần phân bón và hóa chất Cần Thơ. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần phân bón và hóa chất Cần Thơ. - Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm tiếp theo. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian Đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần phân bón và hóa chất Cần Thơ. Địa chỉ: Khu công nghiệp Trà Nóc 1 Cần Thơ. 1.3.2. Thời gian Đề tài được thực hiện trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần phân bón và hóa chất Cần Thơ từ ngày 04/09/2012 đến ngày 04/11/2012. Số liệu dùng để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là số liệu trong 3 năm 2009, 2010, 2011, tháng 6 năm 2012 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Do thời gian thực tập có hạn nên đề tài chỉ tập trung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần phân bón và hóa chất Cần Thơ đối với các sản phẩm như phân bón, hóa chất, xà phòng… 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN Huỳnh Thị Cẩm Thơ (2008). Bài phân tích này đã thể hiện tình hình doanh thu, lợi nhuận của xí nghiệp qua 3 năm, cho thấy rõ mức độ ảnh hưởng của từng khoản mục doanh thu, chi phí đến lợi nhuận của xí nghiệp. Tuy nhiên đề tài chỉ sử dụng nhóm chỉ tiêu lợi nhuận để phân tích và so sánh còn trong đề tài nghiên cứu của tôi sử dụng tất cả các chỉ tiêu tài chính: khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu quản trị nợ và nhóm chỉ tiêu lợi nhuận. Ngoài ra, tôi đã so sánh chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu khi đầu tư vào xí nghiệp với khoản tiền lãi nhận được nếu gửi tiền vào ngân hàng. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 2 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP phân bón và hóa chất cần thơ Trần Lê Nhã Trân (2008). Nội dung chính của luận văn là phân tích các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính của công ty. Kết quả nghiện cứu cho ta thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2005-2007 của công ty trách nhiệm hữu hạn Thủy Tiên nhằm đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Võ Ngọc Huỳnh (2006). Nội dung chính của luận văn là phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2003-2005 và các tỷ số tài chính nhằm đánh giá kết quả kinh doanh, biết được mặt mạnh mặt yếu và xu hướng của doanh nghiệp. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Tóm lại : Các công ty chỉ phân tích được doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính nhưng chưa so sánh được các chỉ số của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vức để thấy rõ hiệu quả doanh nghiệp đạt được so với những công ty khác như thế nào. Và trong đề tài nghiên cứu của tôi đã làm được điều đó, đã thể hiện được sư khác biệt về hiểu quả của công ty với các doanh nghiệp khác. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 3 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP phân bón và hóa chất cần thơ CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa phân tích hoạt động kinh doanh 2.1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là nghiên cứu quá trình sản xuất kinh doanh bằng những phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật khác nhằm đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những quy luật của các mặt hoạt động trong doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các dự báo và hoạch định chính sách. 2.1.1.2. Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh − Hoạt động kinh tế: là toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế diễn ra trong quá trình kinh doanh…được phản ánh thông qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế và các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. − Những nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh bao gồm những nhân tố chủ quan và khách quan. Vậy đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là kết quả và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có kế hoạch của đơn vị kinh tế, những nhân tố phát sinh bên trong hoặc bên ngoài đơn vị kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.1.3. Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh − Đánh giá một cách toàn diện tình hình thực hiện các kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước. − Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. − Khai thác và động viên mọi khả năng tìm tàng, để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm và nâng cao hiệu quả kinh doanh. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 4 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP phân bón và hóa chất cần thơ 2.1.1.4. Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh doanh − Phân tích hoạt động kinh doanh là một trong những công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp. − Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh hợp lý. − Phân tích hoạt động kinh doanh giúp cho các nhà đầu tư, cho vay có những quyết định đúng đắn. − Phân tích hoạt động kinh doanh giúp cho nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về những điểm mạnh và hạn chế trong doanh nghiệp từ đó xác định được chiến lược kinh doanh có hiệu quả. 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.2.1. Nhân tố doanh thu Doanh thu là chỉ tiêu tài chính quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này không những có ý nghĩa quan trọng trong nội bộ doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân. Doanh thu của doanh nghiệp gồm có: − Doanh thu về bán hàng: Là doanh thu về bán sản phẩm hàng hoá thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. − Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh: là toàn bộ số tiền bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ sau khi trừ các khoản giảm giá (chiết khấu hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) và được khách hàng chấp nhận thanh toán. − Doanh thu hoạt động tài chính: là các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính của công ty như góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản. − Doanh thu khác: là các khoản thu nhập từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên như: thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng, thu tiền bảo hiểm được bồi thường và các khoản thu khác. 2.1.2.2. Nhân tố chi phí Doanh thu càng nhiều sẽ góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh nhưng chi phí cũng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả phân tích hoạt động kinh doanh. Do đó đòi hỏi nhà quản lý phải quan tâm và tìm cách giảm thiểu chi phí để tối đa hoá được lợi nhuận của doanh nghiệp mình. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 5 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP phân bón và hóa chất cần thơ Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận. 2.1.2.3. Nhân tố lợi nhuận Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Lợi nhuận được mọi người quan tâm và cố gắng tìm hiểu cho nên phải phân tích kịp thời để cung cấp thông tin theo yêu cầu. Lợi nhuận là khoản thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, thuế. Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm: − Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hoá và dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo. − Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ cho chi phí phát sinh từ hoạt động này. − Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận của doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. * Công thức tính lợi nhuận: L = Σ Q. (Pi - Zi - CBHi - CQLi - Ti) Trong đó: − L : lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh − Q : khối lượng sản phẩm hàng hoá − P : giá bán sản phẩm hàng hoá − Z : giá vốn sản phẩm hàng hoá − CBH : Chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm hàng hoá − CQL : Chi phí quản lý doanh nghiệp sản phẩm hàng hoá − T : Thuế suất đơn vị của sản phẩm hàng hoá GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 6 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP phân bón và hóa chất cần thơ * Đối tượng phân tích: Trong đó: ∆L = L1 – L0 − L1 : lợi nhuận kỳ thực hiện (năm nay, thực hiện) − L0 : lợi nhuận kỳ gốc (năm trước, kế hoạch) * Các nhân tố ảnh hưởng: − Ảnh hưởng bởi nhân tố khối lượng hàng hoá: ∆Q = L0 . % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ - L0 Trong đó: ΣQ1P0 % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ = ΣQ0P0 − Ảnh hưởng bởi nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm: ∆K = Σ( Q1 – Q0)( (P0 - Z 0 - CBH0 - CQL0 - T0) - ∆Q − Ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: ∆P = ΣQ1 (P1 - P 0) − Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn đơn vị sản phẩm: ∆ Z = ΣQ1 (Z1 - Z 0) − Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí bán hàng: ∆ CBH = ΣQ1 (CBH1 - CBH0) − Ảnh hưởng bởi nhân tố chi ∆ CQL = ΣQ1 (CQL1 - CQL0) − Ảnh hưởng bởi nhân tố thuế suất đơn vị sản phẩm: ∆T = ΣQ1 (T1 - T 0) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận: ∆L = ∆Q + ∆K + ∆P + ∆ Z + ∆CBH + ∆CQL + ∆T 2.1.3. Phân tích các tỷ số tài chính đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.3.1. Tỷ số thanh toán a) Tỷ số thanh toán hiện thời ( RC ) + Được xác định dựa trên số liệu trình bày trên bảng cân đối kế toán. + Đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số này tăng lên có thể là do tình hình tài chính được cải thiện tốt hơn hoặc do hàng tồn kho bị ứ đọng… GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 7 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP phân bón và hóa chất cần thơ Tài sản ngắn hạn RC = Các khoản nợ ngắn hạn b) Tỷ số thanh toán nhanh (RQ ) + Đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao. Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng nhanh. Tài sản ngắn hạn – Giá trị hàng tồn kho RQ = Các khoản nợ ngắn hạn 2.1.3.2. Tỷ số hoạt động a) Vòng quay hàng tồn kho (RI ) + Phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một công ty. + Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và ứ đọng hàng tồn kho. Giá vốn hàng bán RI = Hàng tồn kho bình quân Giá trị hàng tồn kho các kỳ trong năm Hàng tồn kho bình quân = Số kỳ được sử dụng trong năm b) Kỳ thu tiền bình quân (RT ) + Đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu (Các khoản bán chịu) của một công ty. + Tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu một khoản phải thu. Các khoản phải thu bình quân RT = Doanh thu bình quân một ngày GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 8 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP phân bón và hóa chất cần thơ Doanh thu một năm Doanh thu bình quân một ngày = 360 c) Vòng quay tổng tài sản (RA ) + Đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong công ty. + Tỷ số này cho biết trong một năm một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Doanh thu thuần RA = Tổng giá trị tài sản bình quân 2.1.3.3. Tỷ số khả năng sinh lợi a) Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) + Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh cứ một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vì vậy tỷ số này càng cao càng tốt. Lợi nhuận ròng Hệ số lãi ròng = (ROS) x 100% Doanh thu thuần b) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản có (ROA) + Còn gọi là suất sinh lời của tài sản dùng để đo lường khả năng sinh lời của tài sản. + Thể hiện một đồng tài sản trong một thời gian nhất định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. + Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và hiệu quả. Lợi nhuận ròng ROA = x 100% Tổng tài sản bình quân c) Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) + Dùng để đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. + Thể hiện trong một thời gian nhất định một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 9 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP phân bón và hóa chất cần thơ + Tỷ số này quan trọng đối với nhà đầu tư vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ. Lợi nhuận ròng ROE = x 100% Vốn chủ sở hữu bình quân d) Phân tích sơ đồ Dupont Phương pháp phân tích ROE dựa vào mối quan hệ với ROA để thiết lập phương trình phân tích, lần đầu tiên được công ty Dupont áp dụng nên được gọi là phương trình Dupont. Phân tích tài chính công ty bằng sơ đồ Dupont là kỹ thuật phân tích trong đó người ta chia ROE thành những bộ phận có mối quan hệ với nhau để đánh giá ảnh hưởng của từng bộ phận lên chỉ tiêu này. Dựa trên phân tích sơ đồ Dupont các nhà quản lý có thể đề ra các quyết định phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Phân tích Dupont chủ yếu dựa vào 2 phương trình sau: ROA = ROS x Vòng quay tổng tài sản Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần ROA = x Doanh thu thuần ROE = ROA x Tổng tài sản bình quân Hệ số vốn chủ sở hữu Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân ROE = x Tổng tài sản bình quân Lợi nhuận ròng ROE = Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần x Doanh thu thuần GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn Tổng tài sản bình quân x Tổng tài sản bình quân 10 Vốn chủ sở hữu SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP phân bón và hóa chất cần thơ ROE Nhân ROA Nhân ROS Doanh thu Tổng chi phí chia Trừ Hệ số VCSH Vòng quay tổng TS Lợi nhuận ròng Doanh thu Doanh thu Tổng TSDH chia Cộng Tổng TS Tổng TSNH Hình 1 : Sơ đồ Dupont GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 11 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập các số liệu sơ cấp từ các báo cáo tài chính của công ty qua ba năm 2009, 2010, 2011 và 6 tháng đầu năm 2012. Đồng thời, tác giả thu thập một số thông tin từ tạp chí, internet để phục vụ thêm cho việc phân tích. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Có nhiều phương pháp phân tích số liệu, tùy vào mỗi đối tượng phân tích mà ta áp dụng các phương pháp cho phù hợp. Trong đề tài này, phương pháp so sánh và phương pháp số chênh lệch là phương pháp được sử dụng chủ yếu để phân tích các đối tượng có liên quan. Ngoài ra, tôi còn sử dụng thêm phương pháp thay thế liên hoàn. Các phương pháp phân tích được sử dụng vào các mục tiêu của đề tài như sau: Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Phương pháp so sánh và phương pháp số chênh lệch đều được sử dụng trong phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty. a. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được sử dụng rộng rãi và là một trong những phương pháp chủ yếu sử dụng để phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. Tác dụng của phương pháp so sánh là có thể đánh giá các chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng phản ánh trong hệ thống các báo biểu và trong những tài liệu hạch toán. Đây là phương pháp dùng để xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa vào việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở hay còn gọi là chỉ tiêu gốc Nguyên tắc so sánh Chỉ tiêu so sánh: - Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh. - Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua. - Chỉ tiêu của doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. - Các thông số thị trường. - Các chỉ tiêu có thể so sánh được với nhau. Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 12 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Trong việc thực hiện phương pháp so sánh gồm có hai phương pháp đó là phương pháp so sánh tuyệt đối và phương pháp so sánh tương đối. * Phương pháp so sánh bằng số Phương pháp so sánh tuyệt đối là hiệu số của hai chỉ tiêu là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu gốc, chẳng hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa việc thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước. ∆F = F1 - Fo Trong đó: F1: chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích. F0: chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc. ∆F: số chênh lệch của chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích so với kỳ gốc. * Phương pháp so sánh bằng tương đối Phương pháp so sánh tương đối là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu cần phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp, hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Phương pháp số tương đối còn giúp ta nghiên cứu cơ cấu của một hiện tượng như cơ cấu ngành, cơ cấu doanh thu. ∆F = F1 – F0 x 100 Fo Trong đó: F1: chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích. F0: chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc. ∆F: tỷ lệ phần trăm chênh lệch của chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích so với kỳ gốc. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 13 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ b. Phương pháp số chênh lệch Đây là phương pháp có cách tính đơn giản và cho phép tính ngay được kết quả cuối cùng bằng cách xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị của năm này so với giá trị của năm trước. Ngoài hai phương pháp trên, tôi sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn cho từng phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty. Cụ thể như sau: c. Phương pháp thay thế liên hoàn: Khái niệm Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích, tức là đối tượng phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. Đặc điểm Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó thì chỉ có nhân tố đó được biến đổi còn các nhân tố khác được cố định lại. Lần lượt đem số năm nay vào thay cho số năm trước của từng nhân tố, lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước sẽ được mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa biến đổi các lần thay thế hình thành một mối quan hệ liên hoàn. Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải đúng bằng đối tượng phân tích. ♦ Phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích doanh thu bán hàng của công ty * Công thức tính doanh thu bán hàng: Q = a*b Trong đó: Q : Doanh thu bán hàng a : Sản lượng sản phẩm b : Giá bán bình quân sản phẩm Quy ước: Năm gốc ký hiệu là 0 Năm phân tích ký hiệu là 1 GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 14 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ * Đối tượng phân tích: ∆Q = Q1 – Q0 Với: Q0 = a0*b0 Q1 = a1*b1 * Các nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng bởi nhân tố số lượng sản phẩm: ∆a = (a1*b0) - (a0*b0) - Ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán bình quân sản phẩm: ∆b = (a1*b1) - (a1*b0) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ∆a + ∆b = a1*b1 - a0*b0 Đúng bằng đối tượng phân tích: ∆Q = Q1 – Q0 ♦ Phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích chi phí trên 1.000 đồng sản phẩm: * Công thức tính chi phí trên 1.000 đồng sản phẩm: i=3 Σ Q*Z i=1 F = × 1.000 i=3 Σ Q*P i=1 Trong đó: F : Chi phí trên 1.000 đồng sản phẩm Q : Sản lượng sản phẩm Z : Giá thành đơn vị sản phẩm P : Giá bán đơn vị sản phẩm Quy ước: Năm gốc ký hiệu là 0 Năm phân tích ký hiệu là 1 GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 15 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ i=3 Σ Q0*Z0 i=1 × 1.000 F0 = i=3 Σ Q0*P0 i=1 i=3 Σ Q1*Z1 i=1 × 1.000 F1 = i=3 Σ Q1*P1 i=1 * Đối tượng phân tích: ∆F = F1 - F0 * Các nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng bởi kết cấu sản lượng sản phẩm i=3 Σ Q1*Z0 i=1 Fk = × 1.000 – F0 i=3 Σ Q1*P0 i=1 - Ảnh hưởng bởi giá thành đơn vị sản phẩm: i=3 i=3 Σ Σ Q1*Z1 FZ Q1*Z0 i=1 i=1 × 1.000 × 1.000 – = i=3 i=3 Σ Σ Q1*P0 Q1*P0 i=1 i=1 - Ảnh hưởng bởi giá bán đơn vị sản phẩm: i=3 Σ Q1*Z1 i=1 FP = F1 – × 1.000 i=3 Σ Q1*P0 i=1 GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 16 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: i=3 Σ i=3 Σ Q1*Z1 i=1 Fk + FZ + FP = – × 1.000 × 1.000 i=3 i=3 Σ Q0*Z0 i=1 Σ Q1*P1 Q0*P0 i=1 i=1 Đúng bằng đối tượng phân tích: ∆F = F1 – F0 ♦ Phương pháp phân tích lợi nhuận: * Công thức tính lợi nhuận i=3 L= Σ Qi*(Pi – Zi – CBHi – CQLi) i=1 Trong đó: L : Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Q : Sản lượng sản phẩm Z : Giá vốn đơn vị sản phẩm P : Giá bán đơn vị sản phẩm CBH : Chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm CQL : Chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm Quy ước: Năm gốc ký hiệu là 0 Năm phân tích ký hiệu là 1 i=3 L0 = Σ Q0i*(P0i – Z0i – CBH0i – CQL0i) i=1 i=3 L1 = Σ Q1i*(P1i – Z1i – CBH1i – CQL1i) i=1 * Đối tượng phân tích ∆L = L1 – L0 GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 17 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ * Các nhân tố ảnh hưởng - Ảnh hưởng bởi nhân tố khối lượng sản phẩm i=3 Σ Q1*P0 i=1 ∆Q = L0 × – L0 i=3 Σ Q0*P0 i=1 - Ảnh hưởng bởi nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm i=3 ∆K = [ Σ (Q1i – Q0i)*(P0i – Z0i – CBH0 i– CQL0i)] – ∆Q i=1 - Ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm i=3 ∆P = Σ Q1i*(P1i – P0i) i=1 - Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn đơn vị sản phẩm i=3 ∆Z = Σ Q1i*(Z1i – Z0i) i=1 - Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm i=3 ∆CBH = Σ Q1i*(CBH1i – CBH0i) i=1 - Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm i=3 ∆CQL = Σ Q1i*(CQL1i – CQL0i) i=1 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ∆Q + ∆K + ∆P + ∆Z + ∆CBH + ∆CQL i=3 i=3 i=1 i=1 = [ Σ Q1i*(P1i – Z1i – CBH1i – CQL1i)] – [ Σ Q0i*(P0i – Z0i – CBH0i – CQL0i)] Đúng bằng đối tượng phân tích: ∆L = L1 – L0 GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 18 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ Mục tiêu 2: Phân tích các chỉ số tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Từ những số liệu đã tập hợp được tôi tính toán các chỉ số tài chính và dung phương pháp số chênh lệch và phương pháp so sánh để thấy sự tăng giảm của các chỉ số qua ba năm (2009 tháng 6 – 2012). a. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được sử dụng rộng rãi và là một trong những phương pháp chủ yếu sử dụng để phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. Tác dụng của phương pháp so sánh là có thể đánh giá các chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng phản ánh trong hệ thống các báo biểu và trong những tài liệu hạch toán. Đây là phương pháp dùng để xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa vào việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở hay còn gọi là chỉ tiêu gốc Nguyên tắc so sánh Chỉ tiêu so sánh: - Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh. - Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua. - Chỉ tiêu của doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. - Các thông số thị trường. - Các chỉ tiêu có thể so sánh được với nhau. Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Trong việc thực hiện phương pháp so sánh gồm có hai phương pháp đó là phương pháp so sánh tuyệt đối và phương pháp so sánh tương đối. * Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối Phương pháp so sánh tuyệt đối là hiệu số của hai chỉ tiêu là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu gốc, chẳng hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa việc thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước. ∆F = F1 - Fo Trong đó: F1: chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 19 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ F0: chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc. ∆F: số chênh lệch của chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích so với kỳ gốc. * Phương pháp so sánh bằng số tương đối Phương pháp so sánh tương đối là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu cần phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp, hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Phương pháp số tương đối còn giúp ta nghiên cứu cơ cấu của một hiện tượng như cơ cấu ngành, cơ cấu doanh thu. ∆F = F1 – F0 x 100 Fo Trong đó: F1: chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích. F0: chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc. ∆F: tỷ lệ phần trăm chênh lệch của chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích so với kỳ gốc. b. Phương pháp số chênh lệch Đây là phương pháp có cách tính đơn giản và cho phép tính ngay được kết quả cuối cùng bằng cách xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị của năm này so với giá trị của năm trước. Ngoài hai phương pháp trên, tôi sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn cho từng phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty. Cụ thể như sau: Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của công ty Áp dụng phương pháp suy luận: Dựa vào kết quả phân tích các chỉ tiêu phân tích kinh tế trong 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012 và những thuận lợi khó khăn của công ty, đưa ra kết luận chung về tình trạng quản lý, kinh doanh của công ty trước đó, biết được những thiếu sót, khuyết điểm mà công ty đang có, từ đó đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đề khắc phục tình trạng trên. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 20 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Công ty Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ được thành lập năm 1977, tiền thân là nhà máy nghiền Apatid Lào Cai (loại phân khoáng tự nhiên). Nằm trong khu công nghiệp Trà Nóc – TP.Cần Thơ tọa lạc trên diện tích 8,5 ha có vị trí thuận lợi cả về đường thủy và đường bộ. Công ty có lợi thế rất lớn trong việc phát triển trở thành một trong những trung tâm sản xuất và phân phối các sản phẩm phân bón và hóa chất trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và khu vực các nước Asean lân cận. Từ 01/01/2006 công ty chính thức chuyển sang Cổ phần hóa, và lấy tên là Công ty Cổ Phần Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ. Tên Công ty: Công ty CP Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ (CanTho Fertilizer and Chemical Joint-Stock Company). Trụ sở chính: Khu Công Nghiệp Trà Nóc 1, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ. Điện thọai: 0710.3842304 – 3841521 Fax: 0710.3841429. E-mail: ctfechem@hcm.vnn.vn Websiye: http://wwwcfc-cobay.com.vn Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên nghiệp, đội ngũ quản lý nhiều kinh nghiệm. Sau hơn 30 năm phát triển, công ty đã trở thành một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón, hoá chất, các sản phẩm cải tạo môi trường, thức ăn chăn nuôi trong nước và quốc tế. Hơn nữa, với mục tiêu kinh doanh là: “Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm có chất lượng tốt với giá cả hợp lý”. Và phương châm hoạt động là: “Không chỉ cung cấp sản phẩm mà còn có những hoạt động hỗ trợ khách hàng, có trách nhiệm về sản phẩm của mình và sẵn sàng đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu khách hàng”. Cho nên, công ty đã giữ được sự tín nhiệm của khách hàng. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 21 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ Về tính chuyên nghiệp và hiện đại, công ty quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ sản xuất mới, không ngừng cải tiến chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm để tạo cho mình lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Tin học hóa các quy trình quản lý kinh doanh và sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9001:2000) để cung cấp cho thị trường những sản phẩm tốt nhất, tin tưởng nhất và giá cạnh tranh nhất. Trong năm 2011 công ty mở các lớp tập huấn về môi trường cho các công nhân viên và các cấp quản lý về tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14000. Tiến hành xây dựng để đạt tiêu chuẩn về quản lý môi trường. Công ty luôn hướng tới tiêu chí thân thiện môi trường, định hướng một nền nông nghiệp hiện đại, an toàn, bền vững. Với nguồn nhân lực luôn được trẻ hóa, đào tạo chính quy chuyên nghiệp, sự hỗ trợ của các chuyên viên, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm. Cùng với đội ngũ công nhân lành nghề, ý thức kỷ luật cao, công ty luôn nghiêm khắc với chính mình nhằm đảm bảo tối đa cho chất lượng và hiệu quả của công việc. 3.1.1 Lĩnh vực hoạt động Công ty sản xuất và kinh doanh: - Phân bón NPK, phân hữu cơ. - Hóa chất: bột giặt, chất tẩy rửa, Silicate. - Thủy sản: Zeolite, Dolomite Canxi-Manhê. Công ty khai thác với năng lực sản xuất: - Phân bón NPK: 300.000 tấn/năm - Phân hữu cơ: 15.000 tấn/năm - Bột giặt: 20.000 tấn/năm - Silicate: 5.000 tấn/năm - Zeolite: 6.000 tấn/năm. - Thủy sản: 30.000 tấn/năm. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 22 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ 3.1.2 Sản phẩm 3.1.2.1 Các sản phẩm phân bón NPK • Sản phẩm phân bón NPK: Với khả năng cung ứng 300.000 tấn phân bón NPK, trong đó có trên 150.000 tấn phân bón/năm bao gồm hơn 30 chủng loại phân bón NPK được sản xuất bằng công nghệ “STEAM”, thương hiệu sản phẩm phân bón NPK “Cò bay” của công ty là một trong những thương hiệu mạnh tại thị trường Việt Nam, bao gồm các dòng sản phẩm chính: - Dòng sản phẩm NPK đa dụng: có tính năng đa dụng cho các đối tượng cây trồng trên nhiều loại đất. - Dòng sản phẩm NPK chuyên dùng: có tính năng sử dụng chuyên biệt cho từng đối tượng cây trồng/từng thời kỳ sinh trưởng/loại đất. - Dòng sản phẩm Hi-End: gồm các chủng loại phân bón NPK có tiêu chuẩn chất lượng cao cấp, được bổ sung các thành phần đạm Nitrat và các hoạt chất trung - vi lượng tạo ra loại phân bón NPK tích hợp đầy đủ các chất đa trung - vi lượng trong cùng một hạt. Đây là dòng sản phẩm đặc biệt cao cấp lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam. • Sản phẩm phân bón lá: là dòng các loại phân bón qua lá dạng bột và dạng nước, được nghiên cứu kỹ trong nhiều năm qua. • Sản phẩm khoáng tự nhiên: gồm các sản phẩm khoáng được khai thác trong tự nhiên: Dolomit, đá vôi có tính năng cải tạo tạo đất, bổ sung thành phần trung lượng cho đất bạc màu và dùng làm chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra sản phẩm đá vôi khai thác còn được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp thủy tinh. Hiện nay, công ty có năng lực khai thác hàng năm trên 25.000 m3 các loại khoáng nói trên. • Dòng phân bón hữu cơ đậm đặc: được sản xuất bằng công nghệ, phân bón hữu cơ đậm đặc của công ty là một trong những sản phẩm mang tính đột phá, khác biệt với các sản phẩm cùng loại được sản xuất trong nước và hoàn toàn có thể thay thế phân ngoại nhập. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 23 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ 3.1.2.2 Các sản phẩm hóa chất • Dòng sản phẩm chất tẩy rửa: với khả năng sản xuất hơn 20.000 tấn/năm sản phẩm chất tẩy rửa. Hiện nay, sản phẩm bột giặt của công ty đang cung ứng cho nhu cầu của thị trường vùng Đồng bằng sông Cửu Long và xuất khẩu sang các nước khu vực: Campuchia, Philippin, Nhật. • Dòng sản phẩm Zeolite: bao gồm các sản phẩm Zeolite A, Zeolite X-P là dòng các sản phẩm được tổng hợp bằng quá trình hóa học có tính năng và phẩm chất cao hơn hẳn so với các loại Zeolite trong tự nhiên. Những sản phẩm này được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản và làm nguyên liệu trong công nghiệp sản xuât chất tẩy rửa. Công suất hiện tại của dây chuyền này là 6.000 tấn/năm. • Sản phẩm khác: ngoài các dòng sản phẩm nêu trên, hiện công ty đang mở ra thêm hướng kinh doanh các mặt hàng hóa chất nguyên liệu các loại nhằm đáp ứng cho nhu cầu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY Tổ chức sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp là sự phối hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư liệu sản xuất cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ sản xuất, qui mô và công nghệ nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội với hiệu quả kinh tế cao. Cơ cấu sản xuất phản ánh sự bố cục về chất và tính cân đối về lượng của quá trình sản xuất. Nó được tạo bởi các bộ phận với nhau, với những hình thức tổ chức xây dựng, sự phân bố không gian và mối quan hệ giữa các bộ phận. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 24 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ HĐ Quản Trị Chủ tịch HĐQT Tổng Giám Đốc XNK -HĐ Phó Tổng GĐ Phó Tổng GĐ KTCĐ Phó Tổng GĐ CNSX-KCS Trưởng khối NVTH Khối kinh doanh Khối KTCĐ Khối CN-KCS Khối NVTH KHC.Ứng Maketing Kho P. KTCĐ Đội cơ điện Đội vận tải P. CNKCS XN thức ăn chăn nuôi BP. ĐĐSX XN phân bón BP. QA P. KTTC XN hóa chất P. TCHC CN KTĐV Hà Tiên Đội bảo vệ Cty TNHH MTV PB HCĐĐ Hình 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 25 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, công ty đã tuyển dụng và bố trí lao động phù hợp với từng khâu. Trách nhiệm và quyền hạn của các phòng chức năng như sau: * Phòng kinh doanh * Phòng kỹ thuật - cơ điện * Khối nghiệp vụ tổng hợp * Phòng kế toán tài chính * Phòng tổ chức hành chính * Phòng công nghệ - KCS * Xí nghiệp phân bón * Xí nghiệp hóa chất * Chi nhánh khai thác đá vôi hóa chất Hà Tiên Trách nhiệm và quyền hạn của các phòng chức năng 3.2.1 Phòng kinh doanh Có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo công ty trong các lĩnh vực: - Kế hoạch hóa. - Quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh. - Công tác thị trường, hậu mãi khuyến nông. - Công tác thống kê. - Công tác quản lý kho tàng. - Công tác quản lý đội vận tải. 3.2.2 Phòng kỹ thuật - cơ điện - Khoa học kỹ thuật. - Môi trường. - Kỹ thuật an toàn lao động. - Chất lượng sản phẩm. - Quản lý cơ điện và sửa chữa lớn. - Quản lý đội vận tải. - Đầu tư xây dựng. 3.2.3 Khối nghiệp vụ tổng hợp Có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo công ty trên các lĩnh vực thuộc phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính, đội bảo vệ bao gồm: GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 26 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ - Hạch toán chi tiết và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn công ty. - Lập báo cáo theo đúng định kỳ. - Tạo nguồn vốn và phân phối tài chính. - Công tác tổ chức, quản lý. - Công tác lao động tiền lương. - Công tác hành chính quản trị. - Công tác y tế cơ quan. - Quản lý đội bảo vệ. • Phòng kế toán tài chính - Hạch toán tài sản cố định và xây dựng nội bộ. - Hạch toán nguyên nhiên vật liệu. - Hạch toán vốn bằng tiền và tiền gửi ngân hàng. - Hạch toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. - Hạch toán thành phẩm và tiêu thụ. - Hạch toán kết quả tài chính của công ty. - Công tác khác: + Tham gia kiểm kê, kết luận nghiệm thu, kỷ luật khen thưởng đối chiếu công nợ, báo cáo tình hình tài chính cho cấp trên và các cơ quan tài chính có liên quan, chịu sự kiểm tra của cơ quan kiểm tra Nhà nước. + Là thành viên của Hội đồng kiểm kê, Hội đồng thanh lý Thành phố. • Phòng tổ chức hành chính - Công tác tổ chức cán bộ, chính sách. - Công tác lao động tiền lương. - Công tác hành chính quản trị. - Công tác y tế cơ quan. - Đội bảo vệ kinh tế. • Phòng công nghệ - KCS a. Công nghệ - Qui trình qui phạm và đào tạo. - Quản lý định mức kinh tế kỹ thuật. - Quản lý tiêu chuẩn. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 27 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ - Phát triển sản phẩm mới. b. Chức năng KCS - Kiểm tra tất cả các loại nguyên vật liệu, thành phẩm sau khi xuất nhập kho. Đồng thời đánh giá kết quả kiểm tra. - Thiết lập quy trình kiểm tra chất lượng nguyên liệu cho phù hợp với yêu cầu sản xuất. - Lập biên bản, kiến nghị với lãnh đạo cho ý kiến chỉ đạo cho những nguyên vật liệu, thành phẩm không đúng chất lượng trước khi cho xuất, nhập cho công ty. - Theo dõi kiểm tra việc thực hiện các đơn phối liệu đã được ban hành. - Là thành viên của hội khoa học kỹ thuật. 3.2.4 Xí nghiệp phân bón - Tổ chức thực hiện sản xuất các loại sản phẩm phân bón NPK (số lượng, chất lượng,…) theo kế hoạch công ty giao, theo lệnh sản xuất hàng ngày từ phòng kinh doanh. - Phải đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong phân xưởng. Phải đảm bảo đúng lệnh sản xuất hàng ngày về số lượng, chất lượng, màu sắc, cỡ hạt,… - Tổ chức nhân sự, đào tạo kiềm cặp tay nghề, bố trí lao động phù hợp với dây chuyền sản xuất. - Điều hành toàn bộ mọi hoạt động sản xuất trong phạm vi được Giám đốc giao phó. - Chịu sự điều hành của Phó Giám đốc sản xuất kỹ thuật. - Tổ chức quản lý sản xuất ở phân xưởng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. - Là thành viên của Hội đồng thi đua - khen thưởng. 3.2.5 Xí nghiệp hóa chất - Tổ chức thực hiện sản xuất các loại sản phẩm hóa chất (bột giặt, Zolite,…) theo số lượng, chất lượng từ kế hoạch công ty giao, theo lệnh sản xuất hàng ngày từ phòng kinh doanh. - Phải đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong phân xưởng. Phải đảm bảo đúng lệnh sản xuất hàng ngày về số lượng, chất lượng, độ ẩm,… GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 28 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ - Tổ chức nhân sự, đào tạo kiềm cặp tay nghề, bố trí lao động phù hợp với dây chuyền sản xuất. - Điều hành toàn bộ mọi hoạt động sản xuất trong phạm vi được Giám đốc giao phó. - Chịu sự điều hành của Phó Giám đốc sản xuất kỹ thuật. - Tổ chức quản lý sản xuất ở phân xưởng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. - Là thành viên của Hội đồng thi đua - khen thưởng. 3.3 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 3.3.1 Thuận lợi Có thể nói dù ở mức độ khác nhau nhưng giống như tất cả các các ngành kinh tế khác, ngành phân bón cũng đứng trước những thách thức và cơ hội khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO Nhà sản xuất, người kinh doanh phân bón cần phải có sự tăng cường hợp tác để có các lợi nhuận tương hỗ. - Công ty với vị trí địa lý nằm ngay trung tâm Đồng bằng sông Cửu long, đây là một thuận lợi lớn cả về đường thủy lẫn đường bộ trong công tác vận chuyển sản phẩm ra các tỉnh trong nước và xuất khẩu, cũng như công tác thu mua nguyên liệu. Lợi thế lớn nhất là đường thủy với chi phí vận chuyển rẻ nhưng khối lượng vận chuyển được nhiều lần so với đường bộ. - Về công nghệ hiện đại, cho ra sản phẩm chất lượng tốt, luôn ổn định về chất lượng. - Nhìn chung giá thuê công nhân hiện nay ở Việt Nam rẻ hơn so với các nước, đây cũng một điểm mạnh của Công ty trong việc cạnh tranh ở thị trường xuất khầu - Thương hiệu “Cò bay” đã được khẳng định là thương hiệu mạnh trong nước trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ phân bón NPK. Với tiêu chuẩn quản lý ISO 9001:2000, thương hiệu “Cò bay” nhiều năm liền được người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao, nhiều danh hiệu đã được các tổ chức đánh giá và cấp các chứng nhận về chất lượng, các bằng khen đã được Chính phủ, Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp khen tặng… - Khi thương hiệu, sản phẩm công ty đã ổn định và chiếm lĩnh được thị phần cơ bản vững chắc tại khu vực thì công ty đã mạnh dạn mở rộng phân phối ra các khu vực nhiều tiềm năng là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và miền Trung kể từ năm 2000. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 29 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ - Việc phân công, phân cấp dựa trên trình độ chuyên môn và năng lực thực tế, dần dần phát huy được tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng suất lao động ứng với công việc được giao. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, đảm đương được nhiệm vụ quản lý cũng như nắm bắt, phân tích được sự biến động của thị trường. - Xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp, khả thi, chấn chỉnh, định hướng có hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 3.3.2 Khó khăn - Lo ngại thiếu phân: lượng nguyên liệu phân bón nhập khẩu giảm, tồn kho của các doanh nghiệp trong nước thấp đang gây ra lo ngại thiếu phân bón. Đây cũng là khó khăn chung cho ngành phân bón và cũng là khó khăn riêng cho Công ty Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ - Thời gian gần đây, nền kinh tế biến động nên làm cho giá cả nguyên vật liệu liên tục biến đổi tăng lên với tốc độ cao gây nhiều khó khăn cho việc cạnh tranh giá cả trên thị trường. - Tình trạng kẹt vốn tăng: Do thiếu hụt về nguyên liệu và giá các loại nguyên liệu tăng cho nên giá bán của các loại phân tăng, đã gây khó cho Công ty trong công tác huy động vốn, do lượng nợ của khách hàng cũng tăng lên. - Máy móc thiết bị được trang bị và cải tiến để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất của công ty nhưng được đầu tư chủ yếu từ nguồn vốn vay nên làm phát sinh thêm khoản chi phí thanh toán lãi vay tương đối cao ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Đội ngũ cán bộ công nhân viên đã qua đào tạo chuyên nghiệp còn ít, công ty cần gia tăng thêm số lượng nhân viên đạt trình độ chuyên môn cao đủ sức tham mưu cho ban lãnh đạo trong sản xuất kinh doanh gia tăng thị phần và nâng cao chất lượng sản phẩm. - Hiện nay trên thị trường xuất hiện phân bón giả, kém chất lượng gây mất lòng tin đối với khách hàng. Do đó, vấn đề này đã ảnh hưởng đến sản phẩm của công ty. 3.4 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY - Tiếp tục triển khai đào tạo đại lý, sàn lọc mạng lưới để họ có tính chuyên nghiệp hơn, để đào tạo sâu và nâng cao chất lượng cho các đại lý. Tăng cường quản lý chi phí kinh doanh trên tinh thần “tiết kiệm, hiệu quả”. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 30 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ - Nâng cao chất lượng đời sống cho cán bộ công nhân viên, tạo tình đoàn kết trong nội bộ. - Khai thác hết công suất máy móc thiết bị để đạt được giá thành sản phẩm cạnh tranh. Tiếp cận công suất thiết kế, mở rộng dây chuyền sản xuất và nắm bắt kịp thời kinh nghiệm quản lý để điều hành và nhất là giám sát được định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phí trong tiêu dùng, mua sắm. Bên cạnh đó, từng bước đào tạo huấn luyện nâng cao tay nghề cho công nhân. - Tăng cường công tác quản lý, thường xuyên giáo dục tư tưởng nhận thức, nâng cao trình độ và quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên tập trung sản xuất kinh doanh. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 31 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ 4.1 Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 20096.2012 - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2009-2011) Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty sẽ chịu tác động của một loạt các yếu tố như giá cả nguyên vật liệu, nhân công, biến động của thị trường, các chính sách xã hội và đặc biệt là sự tác động của tình hình suy thoái kinh tế trong những năm gần đây làm cho hoạt động của công ty gặp rất nhiều khó khăn. Để có cái nhìn tổng quát, đầu tiên sẽ đánh giá khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm qua bảng số liệu sau: Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY (2009-2011) ĐVT: Triệu đồng 2010/2009 Chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ doanh thu Giá vốn hàng bán và dịch vụ Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính - Trong đó: Chi phí lãi vay Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Chi phí thuế TNDN hiện hành Lợi nhuận sau thuế TNDN Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2009 2010 2011 Số tiền % 2011/2010 Số tiền % 684.629 801.008 784.016 116.379 17,00 (16.992) (2,12) 14 0 9 595.377 643.378 695.819 (14) 48.001 (100) 9 8,06 52.441 0 8,15 68.392 76,64 (69.442) (44,05) 89.238 157.630 88.188 379 23.863 23.863 35.247 10.018 1.941 54.805 52.697 33.579 33.297 1.976 1.562 18.038 30.942 17.660 28.834 25.747 (1.668) 10.317 23.279 412,14 35 129,67 (36.767) 120,83 (35.037) (4,73) (7.832) 232,37 (22.980) 1,80 (67,09) (66,49) (23,32) (69,02) 20.489 37.890 36.062 17.401 84,93 (1.828) (4,82) 4.177 3.308 869 9.387 12.789 (3.402) 3.243 4.042 (799) 5.210 124,73 (6.144) 9.481 286,61 (8.747) (4.271) (491,48) 2.603 (65,45) (68,39) (76,51) 21.358 34.488 35.263 13.130 61,48 0 21.358 0,0084 0 34.488 0,0128 2.859 0 32.404 13.130 0,0086 0,0043 0 2.859 61,48 (2.084) 51,05 (0,0042) 775 2,25 0 (6,04) (32,72) (Nguồn: Phòng kế toán tài chính của công ty Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ) GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 32 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta nhận thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty biến động qua ba năm. Cụ thể, doanh thu bán hàng tăng năm 2010 tăng lên so với năm 2009 tức tăng Nguyên nhân là do sản lương tiêu thụ và giá bán đều tăng. Nhưng sang năm 2011, doanh thu bán hàng giảm so với năm 2010. Nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ trong năm 2011 đã giảm nên làm cho doanh thu thuần bán hàng giảm so với năm 2010. Qua khái quát kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trong ba năm 20092011 ta nhận thấy công ty không ngừng phát triển trong sản xuất kinh doanh. Biểu hiện cho việc kinh doanh ngày càng phát triển là sự gia tăng lợi nhuận. Căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận của công ty, ta thấy vẫn còn ở mức tương đối qua các năm là dấu hiệu chứng tỏ công ty hoạt động còn khó khăn và cần tìm ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan và nhanh chóng đề xuất cách giải quyết - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 6.2010 - 6.2012 Hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành liên tục, thường xuyên, chịu tác động nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Cho nên, việc phân tích hoạt động kinh doanh phải luôn được thực hiện và theo sát thời gian hoạt động kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp đã chia quá trình hạch toán kinh doanh trong một năm kinh doanh thành bốn quý. Như vậy, doanh nghiệp sẽ đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Để thấy rõ hoạt động kinh doanh của công ty ở thời điểm gần nhất với thời gian làm đề tài luận văn này, tôi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua sáu tháng đầu năm (2010-2012). Qua khái quát hoạt động kinh doanh sáu tháng đầu năm của ba năm (20102012), ta thấy quá trình hoạt động kinh doanh có hiệu quả, biểu hiện rõ thông qua giá trị lợi nhuận vẫn tăng và đã tiết kiệm chi phí. Và ta thấy sáu tháng đầu của các năm chiếm tỷ trọng hơn 40% so với cả năm do công ty hoạt động sản xuất theo thời vụ, do đó doanh thu của công ty đạt cao điểm vào sáu tháng cuối năm. Tuy nhiên, công ty phải chú ý đến việc gia tăng doanh thu trong các năm tới. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 33 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 6.2010-6.2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính - Trong đó: Chi phí lãi vay Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Chi phí thuế TNDN hiện hành Lợi nhuận sau thuế TNDN Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền Số tiền (%) (%) 6.2010 6.2011 6.2012 457.718 364.787 319.883 (92.931) (20,30) (44.904) 0 0 457.718 0 0 0 (12,31) 0 0 364.787 319.883 (92.931) (20,30) (44.904) (12,31) 367.645 315.852 267.212 (51.793) (14,09) (48.640) (15,40) 90.074 48.935 1.109 1.209 31.317 52.671 (41.139) (45,67) 3.736 7,63 9,02 604 49,96 14.336 22.031 (16.981) (54,22) 7.695 53,68 30.113 14.231 21.546 (15.882) (52,74) 7.315 51,40 19.188 14.489 (4.699) (24,49) (6.913) (47,71) 19.027 3.723 4.335 (15.304) (80,43) 612 16,44 21.651 17.596 20.542 (4.055) (18,73) 2.946 16,74 5.364 7.308 (1.944) 1.052 1.604 (552) 1.719 591 1.128 (4.312) (80,39) (5.704) (78,05) 1.392 (71,60) 19.707 17.044 21.670 (2.663) (13,51) 0 1.278 1.625 19.707 15.766 20.045 0 0 0 1.813 7.576 100 667 63,40 (1.013) (63,15) 1.680 (304,35) 4.626 27,14 0 347 27,15 (3.941) (20,00) 4.279 27,14 0 0 1.278 0 0 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính của công ty Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ) 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY (2009-2011) Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty được đánh giá một phần thông qua doanh thu của công ty đạt được. Sau khi sản phẩm được sản xuất thì công ty phải tiến hành khâu tiêu thụ sản phẩm để có được doanh thu. Tuy nhiên, vấn đề tiêu thụ sản phẩm, tức là giải quyết đầu ra cho sản phẩm được xem xét trước khi GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 34 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ tiến hành sản xuất để chủ động trong việc ra quyết định sản xuất sản phẩm hay cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Doanh thu của công ty có được từ các hoạt động sau: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Doanh thu hoạt động tài chính. - Thu nhập khác. Để thấy được sự tăng trưởng hay sụt giảm của doanh thu, ta đi sâu phân tích vào các khoản mục doanh thu. 4.2.1 Phân tích tình hình doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty theo mặt hàng (2009-2011) 4.2.1.1 Phân tích tình hình doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty (2009-2011) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu. Và phân tích tình hình biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là sẽ đi sâu vào phân tích doanh thu bán hàng theo cơ cấu sản phẩm. Qua đó, giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình doanh thu của doanh nghiệp, biết được sản phẩm nào có doanh thu cao, sản phẩm nào có nhu cầu cao trên thị trường, sản phẩm nào có nguy cơ có cạnh tranh để từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. • Phân tích sự biến động của phân bón NPK: Từ bảng số liệu trên ta thấy phân bón NPK là sản phẩm ưu thế của công ty nên doanh thu phân bón NPK qua ba năm chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh thu, chiếm trên 70%. Năm 2010 doanh thu phân bón NPK tăng so với năm 2009. Nguyên nhân doanh thu phân bón năm 2010 tăng là sản lượng tiêu thụ giảm nhưng giá của phân bón thì lại tăng do tốc độ tăng giá cả nhanh hơn so với sản lượng nên mặc dù sản lượng giảm nhưng doanh thu vẫn tăng. Đến năm 2011, doanh thu phân bón NPK tiếp tục tăng so với năm 2010. Mặc dù giá phân bón NPK năm 2011 giảm hơn so với năm 2010 nhưng sản lượng phân bón lại tăng. Bởi vì tốc độ tăng của sản lượng cao hơn so với tốc độ giảm của giá phân bón (bảng 4, trang 38) nên làm cho doanh thu phân bón NPK năm 2011 tăng lên. Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu phân bón NPK trong 6 tháng đầu năm giảm qua ba năm. Cụ thể, trong quý 6 tháng đầu năm 2011 doanh thu phân bón NPK so với 6 tháng đầu năm 2010. Đến 6 tháng đầu năm 2012, doanh thu GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 35 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ phân bón tiếp tục giảm so với 6 tháng đầu năm 2011. Nguyên nhân doanh thu phân bón trong sáu tháng đầu năm 2012 giảm là do giá xuất khẩu nông sản biến động mạnh. Điều này đã dẫn đến việc tiết kiệm phân bón nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất. • Phân tích sự biến động của bột giặt: Bột giặt là mặt hàng có doanh thu chiếm tỷ trọng trên 10% qua ba năm trong tổng doanh thu bán hàng của công ty, cao nhất ở năm 2010. Doanh thu bột giặt đạt nhiều nhất vào năm 2010 tăng so với năm 2009. Bởi vì năm 2010 công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu bột giặt hơn năm 2009 và giá cũng tăng đột biến và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến doanh thu từ bột giặt tăng mạnh vào năm 2010. Sang năm 2011 doanh thu bột giặt giảm mạnh so với năm 2010. Nguyên nhân là do sản lượng và giá đều giảm trong năm 2011. (bảng 4, trang 38) Doanh thu bột giặt biến động mạnh trong 6 tháng đầu năm của năm 2011. Cụ thể, doanh thu bột giặt trong 6 tháng đầu năm 2011 giảm so với 6 tháng đầu của năm 2010. Tuy nhiên, đến 6 tháng đầu năm 2012 thì doanh thu bột giặt đã tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2011. Việc gia tăng doanh thu bột giặt trong đầu năm 2012 là một điều khích lệ để công ty tiếp tục phát triển sản phẩm bột giặt cho 6 tháng cuối của năm 2012. • Phân tích sự biến động của sản phẩm khác : Ngoài sản phẩm phân bón NPK, bột giặt, công ty còn có một số loại sản phẩm như: phân hữu cơ vi sinh, đá vôi nghiền, phân bón lá và những sản phẩm hóa chất từ dòng sản phẩm Zoeolite. Nguồn thu từ các sản phẩm này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh thu. Năm 2009, doanh thu sản phẩm khác tăng so với năm 2010. Nhưng sang năm 2011 thì doanh thu này tăng với số lượng thấp thấp so với năm 2010. Điều này công ty cần phải xem xét lại khâu tìm kiếm và phát triển thị trường sản phẩm nghiền để góp phần nâng cao doanh thu bán hàng. Ngày nay, phân hữu cơ vi sinh và dòng sản phẩm Zeolite cũng khá phổ biến, nên công ty tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm thị trường để góp pần gia tăng doanh thu. Nguồn thu từ sản phẩm khác trong sáu tháng đầu năm 2011 tăng so với hai quý đầu năm 2010 nhưng ở sáu tháng đầu năm 2012 doanh thu này lại giảm so với 2011. Ta thấy doanh thu của sản phẩm khác biến động mạnh trong hai quý đầu của ba năm (2010-2012). GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 36 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ Tóm lại qua đánh giá sự biến động của doanh thu từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm của 2012, ta thấy sản phẩm phân bón NPK chiếm tỷ trọng cao hơn 75% trong tổng doanh thu và có thể nói đây là sản phẩm chủ lực của công ty. Nhưng nhìn chung trên bản số liệu tuy phân bón NPK có tăng giảm nhẹ nhưng không ảnh hưởng mạnh đến việc làm giảm doanh thu. Còn về phía bột giặt tuy chiếm khoảng 10% trong tỷ trọng nhưng giá cả giảm nhẹ còn sản lượng giảm mạnh nên bột giặt đã làm cho doanh thu giảm qua các năm từ đó cho ta thấy được tuy doanh thu chủ lực của công ty là từ phân bón NPK nhưng bột giặt mới là nguyên nhân chủ lực làm cho doanh thu của công ty giảm xuống. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 37 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ Bảng 3: TÌNH HÌNH DOANH THU BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY THEO CƠ CẤU SẢN PHẨM (2009 – 6.2012) ĐVT: Triệu đồng Sản phẩm 2009 2010 2011 6.2010 6.2011 6.2012 2010/2009 2011/2010 Số Số tiền Phân Bón NPK 610.950 645.270 660.378 343.289 339.252 293.161 34.320 Bột Giặt Sản phẩm khác % 5,62 tiền 15.108 % 6.2011/6.2010 Số tiền % 10.431 10.853 687 3.283 2.832 3.131 42,89 422 Số tiền % 2,34 (4.037) (1,18) (46.091) (13,59) 66.379 145.307 112.785 113.743 22.252 23.889 78.928 118,91 (32.522) (22,38) (91.491) (80,44) 7.300 6.2012/6.2011 4,05 2.597 3780,20 1.637 7,36 (451) (13,74) Tổng doanh thu 684.629 801.008 457.718 784.016 364.787 319.882 116.379 17,00 (16.992) (2,12) (92.931) (20,30) (44.905) (12,31) bán hàng (Nguồn: Phòng kế toán tài chính của công ty Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ) GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn SVTH:38 Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ 4.2.1.3 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty (2009-2011) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có được là do quá trình tiêu thụ các sản phẩm ra thị trường. Doanh thu của các sản phẩm này chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố: số lượng sản phẩm bán ra và giá bán của sản phẩm. Doanh thu = Số lượng sản phẩm * Giá bán Sự biến động của doanh thu sẽ phụ thuộc vào sự biến động của sản lượng và giá bán. Sau đây là bảng số liệu về sản lượng và giá bán của từng sản phẩm trong ba năm qua. Thông qua bảng số liệu này, ta sẽ phân tích chi tiết về mức độ ảnh hưởng của sản lượng và giá bán của từng sản phẩm đến doanh thu của từng mặt hàng. Bảng 4: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ BÁN BÌNH QUÂN CỦA CÁC SẢN PHẨM (2010-2011) ĐVT: Triệu đồng 2009 CHỈ TIÊU SL (tấn) Phân 93.560 Bón NPK Bột 8.104 Giặt Sản phẩm 4.787 khác 2010 GBBQ GBBQ SL SL (triệu (triệu (tấn) (tấn) đồng/tấn) đồng/tấn) 6,53 87.911 7,34 95.430 8,19 11.503 12,63 9.120 3,66 2.423 1,52 2.852 Chênh lệch Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 GBBQ GBBQ GBBQ SL SL (triệu (triệu (triệu (tấn) (tấn) đồng/tấn) đồng/tấn) đồng/tấn) 2011 6,92 (5.649) 12,37 3.399 4,48 (1.935) 0,81 7.519 4,44 (2.383) 2,13 (429) (Nguồn: Phòng kế toán tài chính của công ty Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ) a1: Sản lượng phân bón NPK b1: Giá bán bình quân phân bón NPK a2: Sản lượng bột giặt b2: Giá bán bình quân bột giặt a3: Sản lượng sản phẩm khác b3: Giá bán bình quân sản phẩm khác GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 39 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân (0,42) (0,27) 0,82 Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ • Năm 2010 so với năm 2009: Đối tượng phân tích: i=3 ∆Q = Σ Q10 i=3 – i=1 Σ Q09 i=1 = (87.911*7,34 + 11.503*12,63 +2.852*3,66) – (93.560*6,53 + 8.104*8,19 + 4.787* 1,52) = 116.379 (triệu đồng) Vậy doanh thu của các sản phẩm năm 2010 so với năm 2009 tăng lên 116.379 triệu đồng. Nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng bởi nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ: i=3 ∆a = Σ (a10*b09 – a09*b09) i=1 = (87.911*6,53 – 93.560*6,53) + (11.503*8,19 – 8.104*8,19) + (2.852*1,52– 4.787*1,52) = - 36.888 + 27.841 + (- 2.951) = – 11.998 (triệu đồng) - Ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán của sản phẩm: i=3 ∆b = Σ (a10*b10 – a10*b09) i=1 = (87.911*7,34 – 87.911*6,53) + (11.503*12,63 – 11.503*8,19) + (2.852*3,66 – 2.852*1,52) = 71.208 + 51.087 + 6.082 = 128.377 (triệu đồng) Căn cứ vào những kết quả tính toán trên ta có bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng như sau: GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 40 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ Bảng 5: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY (2010/2009) ĐVT: Triệu đồng Nhân tố khối Nhân tố giá bán Tổng hợp lượng sản phẩm (36.888) 71.208 34.320 Phân Bón NPK 27.841 51.087 78.928 Bột Giặt 6.082 3.131 (2.951) Sản phẩm khác Tổng hợp (11.998) 128.377 116.379 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính của công ty Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ) Sản phẩm Nhận xét: Đối với sản phẩm phân bón NPK: Doanh thu năm 2010 tăng so với năm 2009 là 34.320 triệu đồng là do: - Khối lượng sản phẩm tiêu thụ của phân bón NPK năm 2010 giảm 5.649 tấn làm cho doanh thu giảm 36.888 triệu đồng. - Giá bán năm 2010 tăng 0,81 triệu đồng/tấn làm cho doanh thu tăng lên là 71.208 triệu đồng. Tổng hợp: – 36.888 + 71.208 = 34.320 (triệu đồng) Đối với sản phẩm bột giặt: Năm 2010 doanh thu tăng lên so với năm 2009 là 78.928 triệu đồng do: - Khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên so với năm 2009 là 3.399 tấn làm cho doanh thu tăng lên 27.841 triệu đồng. - Giá bán của bột giặt tăng lên 4,44 triệu đồng/tấn góp phần làm cho doanh thu tăng lên 51.087 triệu đồng. Tổng hợp: 27.841 + 51.087 = 78.928 (triệu đồng) Đối với sản phẩm khác: Doanh thu tăng lên so với năm 2009 là 3.131 triệu đồng do: - Khối lượng tiêu thụ năm 2010 giảm 1.935 tấn so với năm 2009 làm cho doanh thu giảm 2.951 triệu đồng. - Giá bán năm 2010 tăng lên 2,13 triệu đồng/tấn so với năm 2009 đã làm cho doanh thu tăng lên 6.082 triệu đồng. Tổng hợp: (-2.951) + 6.082 = 3.131 (triệu đồng) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đối với các sản phẩm: 34.320 + 78.928 + 3.131 = 116.379 (triệu đồng) GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 41 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ Nhận xét: (1) Vậy sự biến động về doanh thu theo từng nhân tố của các sản phẩm năm 2010 so với năm 2009 đúng bằng đối tượng phân tích. • Năm 2011 so với năm 2010: Đối tượng phân tích: i=3 Σ Q11 ∆Q = i=3 – i=1 Σ Q10 i=1 = (95.430*6,92 + 9.120*12,37 + 2.423*4,48) – (87.911*7,34 + 11.503*12,63 + 2.852*3,66) = – 16.992 (triệu đồng) Vậy doanh thu của các sản phẩm năm 2011 so với năm 2010 giảm triệu đồng. Nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng bởi nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ: i=3 ∆a = Σ (a11*b10 – a10*b10) i=1 = (95.430*7,34 – 87.911*7,34) + (9.120*12,63 – 11.503*12,63) + (2.423*3,66 – 2.852*3,66) = 55.189 + (– 30.102) + (– 1.569) = 23.517 (triệu đồng) - Ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán của sản phẩm: i=3 ∆b = Σ (a11*b11 – a11*b10) i=1 = (95.430*6,92 – 95.430*7,34) + (9.120*12,37 – 9.120*12,63) + (2.423*4,48– 2.423*3,66) = – 40.081 + (– 2.420) + 1.991 = – 40.509 (triệu đồng) Căn cứ vào những kết quả tính toán trên ta có bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng như sau: GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 42 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ Bảng 6 : TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY (2011/2010) ĐVT: Triệu đồng Sản phẩm Nhân tố khối lượng sản phẩm Nhân tố giá bán Tổng hợp 55.189 (40.081) 15.108 Phân Bón NPK (30.102) (2.420) (32.522) Bột Giặt (1.569) 1.991 422 Sản phẩm khác Tổng hợp 23.517 (40.509) (16.992) (Nguồn: Phòng kế toán tài chính của công ty Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ) Nhận xét: Đối với sản phẩm phân bón NPK: Doanh thu năm 2011 tăng so với năm 2010 là 15.108 triệu đồng là do: - Khối lượng sản phẩm tiêu thụ của phân bón NPK năm 2011 tăng 7.519 tấn làm cho doanh thu tăng 55.189 triệu đồng. - Giá bán năm 2011 giảm 0,42 triệu đồng/tấn làm cho doanh thu giảm 40.081 triệu đồng. Tổng hợp: 55.189 + (– 40.081) = 15.108 (triệu đồng) Đối với sản phẩm bột giặt: Năm 2011 doanh thu giảm so với năm 2010 là 32.522 triệu đồng do: - Khối lượng sản phẩm tiêu thụ giảm so với năm 2010 là 2.383 tấn làm cho doanh thu giảm 30.102 triệu đồng. - Giá bán của bột giặt giảm 0,27 triệu đồng/tấn góp phần làm cho doanh thu giảm 2.420 triệu đồng. Tổng hợp: – 30.102 + (– 2.420) = – 32.522 (triệu đồng) Đối với sản phẩm khác: Doanh thu giảm với năm 2010 là 422 triệu đồng do: - Khối lượng tiêu thụ năm 2011 giảm 492 tấn so với năm 2010 làm cho doanh thu giảm 1.569 triệu đồng. - Giá bán năm 2008 tăng lên 0,82 triệu đồng/tấn so với năm 2008 đã làm cho doanh thu tăng lên 1.991 triệu đồng. Tổng hợp: – 1.569 + 1.991 = 422 (triệu đồng) GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 43 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đối với các sản phẩm: 15.108 + (– 32.522) + 422 = – 16.992 (triệu đồng) Nhận xét : (2) Vậy sự biến động về doanh thu theo từng nhân tố của các sản phẩm năm 2011 so với năm 2010 đúng bằng đối tượng phân tích. Từ (1) và (2) cho ta thấy nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu nhiều nhất chính là hai nhân tố sản lượng và nhân tố giá bán. 4.2.2 Phân tích tình hình doanh thu hoạt động tài chính của công ty 4.2.2.1 Phân tích tình hình doanh thu hoạt động tài chính của công ty (2009-2011) Từ số liệu ở bảng 1 (trang 31) kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2009-2011), ta thấy doanh thu hoạt động tài chính đều tăng qua ba năm. Nguyên nhân là do lãi tiền gửi, tiền cho vay và lãi chênh lệch tỷ giá đã tăng mạnh trong năm 2010. Đó là trong năm 2010 doanh thu bán hàng cao nhất và khách hàng thanh toán tiền cho công ty bằng chuyển khoản qua ngân hàng. Do đó, công ty nhận được khoản lãi từ tiền gửi thanh toán của khách hàng. 4.2.2.2 Phân tích tình hình doanh thu hoạt động tài chính trong sáu tháng đầu năm (2010-2012) Qua số liệu ở bảng 2 kết quả hoạt động kinh doanh của sáu tháng đầu năm (2010-2012), ta thấy doanh thu hoạt động tài chính biểu hiện khá tốt. Khi so sánh với sáu tháng đầu năm 2011 thì doanh thu hoạt động tài chính trong sáu tháng đầu năm 2012 tăng mạnh hơn so với 2011. Khách hàng đã thanh toán cho công ty trong hai quý đầu năm 2012 nên làm tăng lãi tiền gửi. Bên cạnh đó, công ty được hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá. Vì vậy, trong sáu tháng cuối năm 2012 công ty nên có chính sách thu nợ từ khách hàng để gia tăng doanh thu hoạt động tài chính, cũng như góp phần mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của công ty. 4.2.3 Phân tích tình hình thu nhập khác của công ty 4.2.3.1 Phân tích tình hình thu nhập khác của công ty (2009-2011) Thu nhập khác là khoản thu được từ hoạt động bất thường xảy ra trong kỳ kinh doanh như thanh lý tài sản, nhập hàng trả lại,... Do đó, khoản thu nhập này công ty khó có thể dự đoán được. Từ bảng 1 kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy thu nhập khác biến động mạnh. Nguyên nhân của sự tăng giảm của thu nhập khác chủ yếu là do khoản nhập hàng trả lại. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 44 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ 4.2.3.2 Phân tích tình hình thu nhập khác trong sáu tháng đầu năm (2010-2012) Từ số liệu ở (bảng 2 trang 32) kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy tình hình thu nhập khác trong sáu tháng đầu năm của ba năm (2010-2012) biến động cũng giống như trong ba năm (2009-2011). Thu nhập khác của sáu tháng đầu năm 2012 tăng mạnh so với hai quý đầu năm 2011. Với tỷ lệ tăng như vậy thì sáu tháng cuối năm 2012, thu nhập khác cũng ở con số tương đối. Nhìn chung qua ba năm doanh thu của công ty đã giảm nhưng với tỷ lệ không cao. Để có hoạt động hiệu quả trong thời gian tới, công ty nên chú trọng việc phát triển thị trường để gia tăng sản lượng nhằm góp phần nâng cao doanh thu. Như vậy, qua phân tích ta nhận thấy nguồn thu của công ty có được trong ba năm chủ yếu là từ hoạt động bán hàng, còn từ hoạt động tài chính thì hạn chế có thể do công ty sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi vào hoạt động sản xuất kinh doanh như đầu tư vào máy móc, thiết bị và cơ sở hạ tầng để tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu của người nông dân. 4.3 PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY Phân tích chi phí của công ty (2009-2011) Chi phí là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đên lợi nhuận của công ty. Do đó, cần phải xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận nhằm hạn chế tối đa các loại chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí có ảnh hưởng tiếp đến doanh thu, mỗi sự tăng giảm của chi phí chính là sự tăng giảm của doanh thu. Nếu tốc độ tăng doanh thu mà nhanh hơn tốc độ tăng chi phí thì đây là một kết quả đáng mừng, vì như thế lợi nhuận sẽ tăng, ngược lại nếu chi phí tăng lên mà doanh thu vẫn ổn định hay có xu hướng giảm đi thì lại là một điều đáng lo ngại, vì như thế nó sẽ làm giảm lợi nhuận. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Để chứng minh được điều này ta đã thông qua phân tích ở bảng số liệu 1 về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta đã so sánh giữa tốc độ tăng doanh thu với tốc độ tăng chi phí thì ta nhận thấy rằng tốc độ tăng chi phí chậm hơn tốc độ tăng doanh thu. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 45 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ Bảng 7: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY (2009-2011) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 Số tiền Giá vốn hàng bán 595.377 643.378 695.819 48.001 2011/2010 % Số tiền 8,06 52.441 % 8,15 Chi phí tài chính 23.863 54.805 18.038 30.942 135,33 (36.767) (67,09) Chi phí bán hàng 35.247 33.579 25.747 (1.668) (4,73) (7.832) (23,32) 10.018 33.297 10.317 23.279 232,37 (22.980) (69,02) 3.308 12.789 4.042 9.481 286,61 (8.747) (68,39) 0 0 2.859 Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí khác Chi phí thuế TNDN Tổng 667.813 777.848 0 0 756.822 110.035 16,48 2.859 0 (21.026) (2,70) (Nguồn: Phòng kế toán tài chính của công ty Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ) Cụ thể thông qua bảng số liệu trên và biểu đồ ta thấy tình hình thực hiện chi phí của công ty trong ba năm có nhiều biến động, tổng chi phí thực hiện năm 2010 thì tăng so với năm 2009. Năm 2011, tổng chi phí thực hiện trong năm 2011 thì lại giảm so với năm 2010. Trong đó ta thấy chi phí giá vốn hàng bán chiếm hơn 80% so với các chi phí khác nhưng nhìn bảng số liệu ta thấy được tuy chi phí giá vốn hàng bán qua 3 năm điều tăng nhưng vào năm 2011 thì tổng chi phí lại giảm so với năm 2010. Nguyên nhân làm cho tổng chi phí giảm như vậy là do các chi phí khác của công ty điều giảm vào năm 2011. Từ đó cho ta thấy được chi phí năm 2011 giảm là điều kiện tốt để công ty có thêm lợi nhuận. Từ bảng 3 và bảng 7 ta thấy được tốc tộ tăng giảm doanh thu chậm hơn tốc tộ tăng giảm chi phí. Cụ thể là năm 2011 tổng doanh thu giảm 2,12% còn chi phí giảm 2,7%. Chứng tỏ tốc độ giảm doanh thu chậm hơn chi phí. Nên ta có thể thấy được công ty đã có hiệu quả được trong việc giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận của công ty. 4.3.3 Phân tích chi phí của công ty trong sáu tháng đầu năm (2010-2012) Để thấy rõ sự thay đổi chi phí trong sáu tháng đầu năm của ba năm 2010, 2011, 2012 ta sẽ đi sâu vào phân tích từng khoản mục chi phí. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 46 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ Bảng 8: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY TRONG 6.2010 - 6.2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6.2010 6.2011 6.2012 2011/2010 Số tiền 2012/2011 % Số tiền % Giá vốn hàng bán 367.645 315.852 267.212 (51.793) (14,09) (48.640) (15,40) Chi phí tài chính 31.317 14.336 22.031 (16.981) (54,22) Chi phí bán hàng 19.188 14.489 19.027 3.723 7.308 1.604 591 (5.704) 0 1.278 1.625 1.278 444.485 351.282 Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí khác Chi phí thuế TNDN Tổng 7.576 (4.699) 4.335 (15.304) 303.370 (93.203) 7.695 53,68 (24,49) (6.913) (47,71) (80,43) 16,64 612 (78,05) (1.013) 0 347 (63,15) 27,15 (20,97) (47.912) (13,64) (Nguồn: Phòng kế toán tài chính của công ty Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ) Tham khảo bảng số liệu trên ta thấy, cùng với sự sụt giảm doanh thu thì tổng chi phí đều giảm ở sáu tháng đầu năm của ba năm (2010-2012). Nếu như ở sáu tháng đầu năm 2011 tổng chi phí giảm so với năm 2010. Không dừng lại ở đây, sáu tháng đầu năm 2012 tổng chi phí tiếp tục giảm so với năm 2011. Nguyên nhân của sự giảm tổng chi phí qua các năm là do sự tác động của các khoản mục chi phí trong kết cấu của tổng chi phí. Bên cạnh đó tổng doanh thu trong sáu tháng đầu năm 2012 giảm so với những tháng đầu năm của năm 2010, năm 2011. Cụ thể như sau: Trước tiên ta đi vào tìm hiểu giá vốn hàng bán. Đây là loại chi phí quan trọng nhất vì nó góp phần chủ yếu trong việc tạo ra thành phẩm. Sáu tháng đầu năm 2011 giá vốn hàng bán giảm so với sáu tháng đầu năm 2011. Nguyên nhân là do tại thời điểm quý II năm 2010, giá phân bón thế giới tăng mạnh khiến giá phân bón trong nước tăng cao dẫn đến chi phí đầu vào tăng đáng kể. Đến sáu tháng đầu năm 2012 thì khoản chi phí lại tiếp tục giảm so với sáu tháng đầu năm 2011. Nguyên nhân là do Trung Quốc là một trong những quốc gia cung cấp phân bón chủ yếu cho nước ta, do nhu cầu phân bón ở nước ta cho những tháng đầu năm 2012 đã giảm sút bởi ảnh hưởng của thời tiết. Trong khi đó, nguồn cung tương đối dồi dào đã khiến cho giá phân bón ở nước này giảm mạnh. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 47 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ Cùng với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng giảm qua các tháng trong khi đó chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng giảm không đều. Sáu tháng đầu năm 2011 giảm so với sáu tháng đầu năm 2010. Nguyên nhân là sang năm 2011, công ty được hỗ trợ lãi suất. Đến sáu tháng đầu năm 2012, chi phí tài chính tiếp tục tăng so với sáu tháng đầu năm 2011 là do sang năm 2012 nhà nước chỉ hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn nên chi phí tài chính tăng so với năm 2011. Bên cạnh đó chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác biến động nhẹ qua sáu tháng đầu năm (2010-2012). Nhìn chung tình hình chi phí của công ty trong sáu tháng đầu năm 2012 có xu hướng giảm. Vì thế công ty nên tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi phí nhằm tăng lợi nhuận trong cả năm 2012. 4.3.4 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí trên 1.000 đồng sản phẩm của công ty (2009-2011) Giá thành là một trong những chỉ tiêu chất lượng quan trọng, phản ánh chất lượng tổ chức quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhằm đánh giá công tác quản lý giá thành của doanh nghiệp, ta tiến hành phân tích chi phí trên 1.000 đồng sản phẩm. Bảng 9: SẢN LƯỢNG, GIÁ THÀNH, GIÁ BÁN CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY (2009-2011) Sản phẩm Phân Bón NPK Bột Giặt Sản phẩm khác Giá bán (triệu đồng/tấn) Sản lượng (tấn) 2009 2010 2011 93.560 87.911 95.430 8.104 11.503 4.787 2.852 2009 2010 2011 6,53 7,34 6,92 9.120 8,19 12,63 12,37 2.423 1,52 3,66 4,48 Giá thành (triệu đồng/tấn) 2009 2010 2011 5,89 6,10 7,35 10,63 11,44 5,66 1,24 1,13 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính của công ty Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ) Gọi Q1, Q2, Q3 lần lượt là sản lượng của phân bón NPK, bột giặt, sản phẩm khác Z1, Z2, Z3 lần lượt là giá thành của phân bón NPK, bột giặt, sản phẩm khác P1, P2, P3 lần lượt là giá bán của phân bón NPK, bột giặt, sản phẩm khác i=3 Σ Q11*Z11 = (95.430*6,10) + (9.120*11,44) + (2.432*3,73) = 695.819 i=1 GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 48 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân 3,73 Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ i=3 Σ Q11*P11 = (95.430*6,92) + (9.120*12,37) + (2.432*4,48) = 784.016 i=1 i=3 Σ Q11*P10 = (95.430*7,34) + (9.120*12,63) + (2.423*3,66) = 824.525 i=1 i=3 Σ Q11*Z10 = (95.430*5,89) + (9.120*10,63) + (2.423*1,13) = 661.867 i=1 i=3 Σ Q10*P10 = (87.911*7,34) + (11.503*12,63) + (2.852*3,66) = 801.008 i=1 i=3 Σ Q10*Z10 = (87.911*5,89) + (11.503*10,63) +(2.852*1,13) = 643.378 i=1 i=3 Σ Q10*Z09 = (87.911*5,66) + (11.503*7,35) + (2.852*1,24) = 585.948 i=1 i=3 Σ Q10*P09 = (87.911*6,53) + (11.503*8,19) + (2.852*1,52) = 672.631 i=1 i=3 Σ Q09*Z09 = (93.560*5,66) + (8.104*7,35) + (4,787*1,24) = 595.377 = (93.560*6,53) + (8.104*8,19) + (4,787*1,52) = 684.629 i=1 i=3 Σ Q09*P09 i=1 i=3 Σ Q09*Z09 i=1 F09 = × 1.000 i=3 Σ Q09*P09 i=1 595.377 × 1.000 = 684.629 = 869,63 GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 49 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ i=3 Σ Q10*Z10 i=1 × 1.000 F10 = i=3 Σ Q10*P10 i=1 643.378 × 1.000 = 801.008 = 803,21 i=3 Σ Q11*Z11 i=1 × 1.000 F11 = i=3 Σ Q11*P11 i=1 695.819 × 1.000 = 784.016 = 887,51 • Năm 2010 so với năm 2009 Đối tượng phân tích: ∆F = F10 – F09 i=3 Σ i=3 Σ Q10*Z10 i=1 × 1.000 = × 1.000 – i=3 Σ Q09*Z09 i=1 i=3 Σ Q10*P10 i=1 Q09*P09 i=1 = 803,21 – 869,63 = – 66,42 (ngàn đồng) Nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng bởi nhân tố kết cấu sản lượng sản phẩm: i=3 Σ Q10*Z09 i=1 Fk = × 1.000 – F09 i=3 Σ Q10*P09 i=1 GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 50 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ 585.948 × 1.000 = – 869,63 672.631 = 1,5 (ngàn đồng) - Ảnh hưởng bởi nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm: i=3 i=3 Σ Σ Q10*Z10 FZ × 1.000 × 1.000 – = i=3 i=3 Σ Σ Q10*P09 643.378 585.948 × 1.000 – 672.631 672.631 = Q10*P09 i=1 i=1 = Q10*Z09 i=1 i=1 × 1.000 85,38 (ngàn đồng) - Ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: i=3 Σ Q1*Z1 i=1 FP = F1 – × 1.000 i=3 Σ Q1*P0 i=1 643.378 = 803,21 – × 1.000 672.631 = – 153,30 (ngàn đồng) Bảng 10: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ CỦA CÔNG TY (2010/2009) ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Tổng hợp 1,50 Nhân tố kết cấu sản lượng sản phẩm 85,38 Nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm (153,30) Nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm Tổng hợp (66,42) (Nguồn: Phòng kế toán tài chính của công ty Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ) Nhận xét: (1) Chi phí trên 1.000 đồng sản phẩm năm 2010 giảm so với năm 2009 là 66,42 ngàn đồng là do: GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 51 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ - Tổng sản lượng năm 2010 giảm 4.185 tấn làm cho chi phí trên 1.000 đồng sản phẩm tăng 1,5 ngàn đồng. - Giá thành năm 2010 tăng 0,7 triệu đồng/tấn làm cho chi phí trên 1.000 đồng sản phẩm tăng 85,38 ngàn đồng. - Giá bán năm 2010 tăng 1,4 triệu đồng/tấn góp phần làm cho chi phí trên 1.000 đồng sản phẩm giảm 153,30 ngàn đồng. Tổng hợp: 1,5 + 85,38 + (– 153,3) = – 66,42 ngàn đồng • Năm 2011 so với năm 2010 Đối tượng phân tích: ∆F = F11 – F10 i=3 Σ i=3 Σ Q11*Z11 i=1 × 1.000 = i=3 Σ Q11*P11 i=1 Q10*P10 i=1 695.819 = × 1.000 – i=3 Σ Q10*Z10 i=1 × 1.000 – 784.016 643.378 × 1.000 801.008 = 887,5 – 803,21 = 84,29 (ngàn đồng) Nhân tố ảnh hưởng: Ảnh hưởng bởi nhân tố kết cấu sản lượng sản phẩm: - i=3 Σ Q10*Z09 i=1 Fk = × 1.000 – F09 i=3 Σ Q10*P09 i=1 661.867 × 1.000 – = 803,21 824.525 = 802,72 – 803,21 = – 0,49 (ngàn đồng) GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 52 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ - Ảnh hưởng bởi nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm: i=3 i=3 Σ Σ Q10*Z10 FZ Q10*Z09 i=1 i=1 × 1.000 × 1.000 – = i=3 i=3 Σ Σ Q10*P09 695.819 661.867 × 1.000 – = Q10*P09 i=1 i=1 × 1.000 824.525 824.525 = 843,9 – 802,72 = 41,18 (ngàn đồng) - Ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: i=3 Σ Q1*Z1 i=1 FP = F1 – × 1.000 i=3 Σ Q1*P0 i=1 695.819 = 887,51 – × 1.000 824.525 = 887,51 – 843,9 = 43,60 (ngàn đồng) Bảng 11: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ CỦA CÔNG TY (2011/2009) ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Tổng hợp (0,49) Nhân tố kết cấu sản lượng sản phẩm 41,18 Nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm 43,60 Nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm Tổng hợp 84,29 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính của công ty Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ) Nhận xét: (2) Chi phí trên 1.000 đồng sản phẩm năm 2011 tăng so với năm 2010 là 84,29 ngàn đồng là do: - Tổng sản lượng năm 2010 tăng 4.707 tấn làm cho chi phí trên 1.000 đồng sản phẩm giảm 0,49 ngàn đồng. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 53 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ - Giá thành năm 2011 tăng 0,21 triệu đồng/tấn đã làm cho chi phí trên 1.000 đồng sản phẩm tăng lên 41,18 ngàn đồng. - Giá bán năm 2011 giảm 0,5 triệu đồng/tấn đã góp phần làm cho chi phí trên 1.000 đồng sản phẩm tăng 43,60 ngàn đồng. Tổng hợp: – 0,49 + 41,18 + 43,60 = 84,29 (ngàn đồng) Từ (1) va (2) suy ra nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chi phí của công ty sản lượng tăng, giá thành tăng đồng thời giá bán giảm. qua đó cho ta thấy nếu như sản lượng tăng thì dẫn đến chi phí tăng nhưng đồng thời làm cho doanh thu tăng sẽ làm cho lợi nhuận tăng theo. Nhưng nếu giá thành tăng và giá bán thì giảm nó sẽ làm cho chi phí của công ty tăng nhưng doanh thu thì giảm lại dẫn đến lợi nhuận của công ty sẽ giảm từ đó hoạt động kinh doanh của công ty sẽ giảm hiệu quả. 4.4 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 4.4.1 Phân tích lợi nhuận của công ty (từ 2009 đến tháng 6 - 2012) Trong hoạt động kinh doanh, mục tiêu cuối cùng của công ty chính là lợi nhuận. Hay nói cách khác lợi nhuận chính là thước đo hiệu quả kinh doanh tại đây. Lợi nhuận cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô của công ty. Để thấy được lợi nhuận tại công ty như thế nào? Hoạt động hiệu quả ra sao? Ta đi vào phân tích lợi nhuận Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình kinh doanh của đơn vị. Mục đích của việc phân tích lợi nhuận là đánh giá được mức độ hoạt động của công ty trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong từng kỳ kinh doanh tiếp theo. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngoài lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh chính thì công ty còn thu được một nguồn lợi nhuận nhỏ từ hoạt động bất thường khác. Qua bảng số liệu bên dưới, ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế của công ty biến động qua ba năm. Cụ thể, năm 2010 tổng lợi nhuận sau thuế tăng so với năm 2009 nguyên nhân là do tốc doanh thu tăng và chi phí tăng nhưng do tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng chi phí (phần này đã được phân tích ở trên mục 4.1 và mục 4.2). Nhưng đến năm 2011, tổng lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2010 nguyên nhân là do doanh thu và chi phí điều giảm nhưng do tốc độ giảm doanh thu chậm hơn tốc độ giảm chi phí. Đồng thời trong năm 2011 phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp đã làm giảm tổng lợi nhuận sau thuế. Để thấy được rõ sự tăng giảm lợi nhuận sau thuế, ta sẽ đi vào phân tích lợi nhuận theo cơ GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 54 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ cấu của công ty, bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Bảng 12: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY (2009-2011) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Lợi nhuận thuần từ HĐKD 2009 20.489 TNDN 2011 37.890 36.062 869 (3.402) Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận sau thuế 2010 21.358 2010/2009 Số tiền (%) 17.401 84,93 (1.828) (799) (4.271) (491,48) 34.488 32.404 2011/2010 13.130 Số tiền (%) (4,82) 2.603 (76,51) 61,48 (2.084) (6,04) (Nguồn: Phòng kế toán tài chính của công ty Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ) 4.4.1.1 Phân tích lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty (2009-2011) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phầm hàng hóa từ các hoạt động kinh doanh của công ty. Lợi nhuận này chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng mức lợi nhuận của công ty. Đây cũng là điều kiện tiền đề để công ty thực hiện tích lũy cho tái sản xuất kinh doanh mở rộng. Đồng thời, cũng là điều kiện để lập ra các quỹ của công ty như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, phúc lợi,…Và là điều kiện để không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người lao động. Từ bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty, ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh biến động qua các năm. Trong năm 2010, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng so với năm 2009. Sang năm 2011, lợi nhuận này giảm so với năm 2010. Nguyên nhân làm giảm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong năm 2011 là do sự giảm sút của doanh thu từ hoạt động kinh doanh và sự gia tăng của giá vốn hàng bán. Mặc dù công ty đã có biện pháp làm giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đáng kể. Nhưng tốc độ giảm của các chi phí thấp hơn tốc độ giảm của doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Cho nên, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đã bị giảm trong năm 2011. Như vậy, muốn đạt được lợi nhuận cao trong kỳ kinh doanh tới thì công ty phải có những giải pháp gia tăng doanh thu. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 55 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ 4.4.1.2 Phân tích lợi nhuận khác của công ty (2009-2011) Lợi nhuận khác tỷ trọng rất thấp trong tổng lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận này là lợi nhuận thu từ hoạt động bất thường xảy ra trong kỳ kinh doanh bao gồm: hoạt động thanh lý tài sản, nhập hàng trả lại, nhập hàng thừa theo kiểm kê,… Qua bảng số liệu, ta thấy lợi nhuận khác biến động qua ba năm và bị âm ở năm 2010 và 2011. Lợi nhuận này ở năm 2010 giảm so với năm 2009. Đến năm 2011, lợi nhuận này tăng so với 2010. Nguyên nhân trong năm 2010 lợi nhuận này bì giảm mạnh và mang giá trị âm là do các máy móc, thiết bị cũ đã được thay thế mới nên phải tiến hành thanh lý. Do hao mòn vô hình nên giá của các máy móc, thiết bị thanh lý nhỏ hơn giá trị còn lại hoặc giá thanh lý nhỏ hơn các chi phí phục vụ cho việc thanh lý. Tuy nhiên, đây là hoạt động bất thường nên công ty không thể dự tính trước. Tóm lại, lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng của doanh thu và chi phí. Do đó, để giữ vững sự tăng trưởng lợi nhuận thì công ty phải có biện pháp gia tăng doanh thu và hạn chế các khoản chi phí. 4.4.1.3 Phân tích lợi nhuận của công ty trong sáu tháng đầu năm (20102012) Lợi nhuận thay đổi liên tục trong các quý của một năm. Do đó, ta sẽ phân tích các khoản lợi nhuận phát sinh trong 6 tháng của ba năm 2010, 2011, 2012. Bảng 13: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 6 THÁNG ĐẦU NĂM (2010-2012) ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 Chỉ tiêu 6.2010 6.2011 Số tiền Lợi nhuận thuần từ HĐKD Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận sau thuế TNDN 2012/2011 6.2012 Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 21.651 17.596 20.542 (4.055) (18,73) 2.946 16,74 (1.944) (552) 1.128 1.392 (71,60) 1.680 (304,35) 19.707 15.766 20.045 (3.941) (20,00) 4.279 27,14 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính của công ty Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ) GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 56 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ Từ kết quả trên ta thấy, tổng lợi nhuận sau thuế tăng giảm không đều qua các quý. Nguyên nhân là cùng với tổng doanh thu giảm và tổng chi phí giảm qua sáu tháng đầu năm (2010-2012). Hơn nữa tốc độ giảm doanh thu thấp hơn tốc độ giảm của tổng chi phí nên trong sáu tháng đầu năm 2012 lợi nhuận sau thuế tăng so với 6 tháng đầu năm năm 2011. Trong hai quý cuối năm 2012, công ty nên tiếp tục thực hiện công tác tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu trong các vụ mùa tiếp theo. 4.4.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của công ty (2009-2011) Phân tích mức ảnh hưởng của các yếu tố đến lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận. Căn cứ vào số liệu của công ty, ta tính toán bảng số liệu phục vụ cho việc phân tích như sau: BẢNG 14: TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY (2009 - 2011) SO SÁNH 2010 VỚI 2009 Tên sản phẩm 2009 Phân Bón NPK Bột Giặt Sản phẩm khác Giá bán bình Giá vốn quân (triệu (triệu đồng/tấn) đồng/tấn) 2009 2010 2009 2010 Sản lượng (tấn) 2010 CPBH CPQL(triệu (triệu đồng/tấn) đồng/tấn) 2009 2010 2009 2010 93.560 87.911 6,53 7,34 5,66 5,89 0,34 0,32 0,10 0,21 8.104 11.503 8,19 12,63 7,35 10,63 0,35 0,29 0,08 0,15 4.787 1,52 3,66 1,24 1,13 0,07 0,06 0,07 0,02 2.852 SO SÁNH 2011 VỚI 2010 Tên sản phẩm Sản lượng (tấn) 2010 Phân Bón NPK Bột Giặt Sản phẩm khác 2011 87.911 95.430 11.503 9.120 2.852 2.423 Giá bán bình quân (triệu đồng/tấn) 2010 2011 7,34 CPBH CPQL(triệu (triệu đồng/tấn) đồng/tấn) 2010 2011 2010 2011 5,89 6,10 0,32 0,24 0,21 0,10 12,63 12,37 10,63 11,44 0,29 0,23 0,15 0,09 3,73 0,06 0,11 0,02 0,09 3,66 6,92 Giá vốn (triệu đồng/tấn) 2010 2011 4,48 1,13 Từ bảng số liệu trên ta có: L09 = 93.560*(6,53 – 5,66 – 0,34 – 0,1) + 8.104*(8,19 – 7,35 – 0,35 – 0,08) GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 57 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ + 4.787*(1,52 –1,24 – 0,07 – 0,07) = 43.987 L10= 87.911*(7,34 – 5,89 – 0,32 – 0,21) + 11.503*(12,63 – 10,63 – 0,29 – 0,15) + 2.852*(3,66 – 1,13 – 0,06 – 0,02) = 105.473 L11 = 95.430*(6,92 – 6,1 – 0,24 – 0,1) + 9.120*(12,37 – 11,44 – 0,23 – 0,09) + 2.423*(4,48 – 3,73 – 0,11 – 0,09) = 52.390 • Năm 2010 so với năm 2009 Đối tượng phân tích: ∆L = L10 – L09 = [ i=3 i=3 i=1 i=1 Σ Q10*(P10 – Z10 – CBH10 – CQL10)] – [ Σ Q09*(P09 – Z09 – CBH09 – CQL09)] = 105.473 – 43.987 = 61.486 (triệu đồng) Vậy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2010 so với năm 2009 tăng một lượng là 61.846 triệu đồng. Mức biến động này chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố: - Nhân tố sản lượng sản phẩm: Q10*P09 ∆Q = L09 × – L09 Q09*P09 102.266*16,25 = – 43.987 43.987 × 106.451*16,25 = – 1.729 (triệu đồng) Vậy do khối lượng sản phẩm năm 2010 so với năm 2009 thay đổi, cụ thể: phân bón NPK giảm 5.649 tấn, bột giặt tăng 3.399 tấn, sản phẩm khác giảm 1.935 tấn, đã làm hco lợi nhuận giảm 1.729 triệu đồng. - Nhân tố kết cấu sản lượng sản phẩm: i=3 ∆K = [ Σ (Q10 – Q09)*(P09 – Z09 – CBH09 – CQL09)] – ∆Q i=1 = {[(87.911 – 93.560)*(6,53 – 5,66 – 0,34 – 0,1)] + [(11.503 – 8.104)*(8,19 – 7,35 – 0,35 – 0,08)] + [(2.852 – 4.787)*(1,52 – 1,24 – 0,07 – 0,07)]} – (–1.729) GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 58 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ = 469 (triệu đồng) Vậy do cơ cấu khối lượng sản phẩm năm 2010 thay đổi so với năm 2009, cụ thể: khối lượng phân bón NPK và sản phẩm khác giảm, khối lượng bột giặt tăng, đã làm cho lợi nhuận tăng 469 triệu đồng. - Nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: i=3 ∆P = Σ Q10*(P10 – P09) i=1 = [87.911*(7,34 – 6,53)] + [11.503*(12,63 – 8,19)] + [2.852*(3,66 – 1,52)] = 128.377 (triệu đồng) Vậy do giá bán năm 2010 thay đổi so với năm 2009, cụ thể: phân bón NPK tăng 0,81 triệu đồng, bột giặt tăng 4,44 triệu đồng, sản phẩm khác tăng 2,14 triệu đồng đã làm cho lợi nhuận tăng 128.377 triệu đồng. - Nhân tố giá vốn đơn vị sản phẩm: i=3 ∆Z = Σ Q10*(Z10 – Z09) i=1 = [87.911*(5,89 – 5,66)] + [11.503*(10,63 – 7,35)] + [2.852*(1,13 – 1,24)] = 57.430 (triệu đồng) Vậy do giá vốn năm 2010 thay đổi so với năm 2009, cụ thể : phân bón NPK tăng 0,23 triệu đồng, bột giặt tăng 3,28 triệu đồng, sản phẩm khác giảm 0,11 triệu đồng, đã làm cho lợi nhuận giảm 57.430 triệu đồng. - Nhân tố chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm: i=3 ∆CBH = Σ Q10*(CBH10 – CBH09) i=1 = [87.911*(0,32 – 0,34)] + [11.503*(0,29 – 0,35)] + [2.852*(0,06 – 0,07)] = – 2.283 (triệu đồng) Vậy do chi phí bán hàng năm 2010 so với năm 2009 thay đổi, cụ thể: phân bón NPK giảm 0,02 triệu đồng, bột giặt giảm 0,06 triệu đồng, sản phẩm khác giảm 0,01 triệu đồng, đã làm cho lợi nhuận tăng 2.283 triệu đồng - Nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm: GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 59 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ i=3 ∆CQL = Σ Q10*(CQL10-CQL09) i=1 = [87.911*(0,21 – 0,10)] + [11.503*(0,15 – 0,08)] + [2.852*(0,02 – 0,07)] = 10.484 (triệu đồng) Vậy do chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 so với năm 2009 thay đổi, cụ thể: phân bón NPK tăng 0,11 triệu đồng, bột giặt giảm 0,07 triệu đồng, sản phẩm khác giảm 0,05 triệu đồng, đã làm cho lợi nhuận giảm 10.484 triệu đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: Các nhân tố làm tăng lợi nhuận: 131.129 + Kết cấu khối lượng sản phẩm: 469 + Giá bán đơn vị sản phẩm: 128.377 + Chi phí bán hàng: 2.283 Các nhân tố lám giảm lợi nhuận: + Sản lượng sản phẩm: 69.643 1.729 + Giá vốn đơn vị sản phẩm: 57.430 + Chi phí quản lý doanh nghiệp: 10.484 Tổng cộng: 131.129 - 69.643 = 61.486 đúng bằng đối tượng phân tích • Năm 2011 so với năm 2010 Đối tượng phân tích: ∆L = L11 – L10 = i=3 i=3 i=1 i=1 [ Σ Q11*(P11 – Z11 – CBH11 – CQL11)] – [ Σ Q10*(P10 – Z10 – CBH10 – CQL10)] = 52.390 – 105.473 = – 53.083 (triệu đồng) Vậy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2011 so với năm 2010 giảm một lượng là 53.083 triệu đồng. Mức biến động này chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố: GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 60 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ - Nhân tố sản lượng sản phẩm: Q11*P10 ∆Q = L10 × – L10 Q10*P10 106.973*23,63 – 105.473 = 105.473 × 102.266*23,63 = 4.854 (triệu đồng) Vậy do khối lượng sản phẩm năm 2011 so với năm 2010 thay đổi, cụ thể: phân bón NPK tăng 7.519 tấn, bột giặt giảm 2.383 tấn, sản phẩm khác giảm 429 tấn, đã làm hco lợi nhuận tăng 4.854 triệu đồng. - Nhân tố kết cấu sản lượng sản phẩm: i=3 ∆K = [ Σ (Q11 – Q10)*(P10 – 1010 – CBH10 – CQL10)] – ∆Q i=1 = {[(95.430 – 87.911)*(7,34 – 5,89 – 0,32 – 0,21)] + [(9.120 – 11.503)*(12,63 – 10,63 – 0,29 – 0,15)] + [(2.423 – 2.852)*(3,66 – 1,13 – 0,06 – 0,02)]} – 4.884 = – 2.748 (triệu đồng) Vậy do cơ cấu khối lượng sản phẩm năm 2011 thay đổi so với năm 2010, cụ thể: khối lượng phân bón NPK tăng, khối lượng bột giặt và sản phẩm khác giảm, đã làm cho lợi nhuận giảm 2.748 triệu đồng. - Nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: i=3 ∆P = Σ Q11*(P11 – P10) i=1 = [95.430*(6,92 – 7,34)] + [9.120*(12,37 – 12,63)] + [2.423*(4,48 – 3,66)] = – 40.509 (triệu đồng) Vậy do giá bán năm 2011 thay đổi so với năm 2010, cụ thể: phân bón NPK giảm 0,42 triệu đồng, bột giặt giảm 0,26 triệu đồng, sản phẩm khác tăng 0,82 triệu đồng đã làm cho lợi nhuận giảm 40.509 triệu đồng. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 61 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ - Nhân tố giá vốn đơn vị sản phẩm: i=3 ∆Z = Σ Q11*(Z11 – Z10) i=1 = [95.430*(6,1 – 5,89)] + [9.120*(11,44 – 10,63)] + [2.423*(3,73 – 1,13)] = 33.952 (triệu đồng) Vậy do giá vốn năm 2011 thay đổi so với năm 2010, cụ thể : phân bón NPK tăng 0,21 triệu đồng, bột giặt tăng 0,81 triệu đồng, sản phẩm khác giảm 2,6 triệu đồng, đã làm cho lợi nhuận giảm 33.952 triệu đồng. - Nhân tố chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm: i=3 ∆CBH = Σ Q11*(CBH11-CBH10) i=1 = [95.430*(0,24 – 0,32)] + [9.120*(0,23 – 0,29)] + [2.423*(0,11 – 0,06)] = – 8.299 (triệu đồng) Vậy do chi phí bán hàng năm 2011 so với năm 2010 thay đổi, cụ thể: phân bón NPK giảm 0,08 triệu đồng, bột giặt giảm 0,06 triệu đồng, sản phẩm khác tăng 0,05 triệu đồng, đã làm cho lợi nhuận tăng 8.299 triệu đồng - Nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm: i=3 ∆CQL = Σ Q11*(CQL11 – CQL10) i=1 = [95.430*(0,1 – 0,21)] + [9.120*(0,09 – 0,15)] + [2.423*(0,09 – 0,02)] = – 10.974 (triệu đồng) Vậy do chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 so với năm 2010 thay đổi, cụ thể: phân bón NPK giảm 0,11 triệu đồng, bột giặt giảm 0,06 triệu đồng, sản phẩm khác tăng 0,07 triệu đồng, đã làm cho lợi nhuận tăng 10.484 triệu đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: Các nhân tố làm tăng lợi nhuận: 24.127 + Sản lượng sản phẩm: 4.854 + Chi phí bán hàng: 8.299 + Chi phí quản lý doanh nghiệp: 10.974 Các nhân tố lám giảm lợi nhuận: 77.210 GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 62 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ + Kết cấu khối lượng sản phẩm: 2.748 + Giá vốn đơn vị sản phẩm: 33.952 + Giá bán đơn vị sản phẩm: 40.509 Tổng cộng: 24.127 – 77.210 = 53.083 đúng bằng đối tượng phân tích 4.5 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA VIỆC PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 4.5.1 Phân tích các chỉ số về khả năng thanh toán của công ty (2009-2011) Tình hình khả năng thanh toán là chỉ tiêu phản ánh rõ nét rủi ro về thanh toán của công ty. Qua đó, nó phản ánh được tình hình tài chính của công ty đang ở tình trạng ra sao. Bởi vì tình hình khả năng thanh toán sẽ phản ánh mối quan hệ giữa các khoản thanh toán trong kỳ (nợ ngắn hạn) và các khoản có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán (tài sản lưu động) trong công ty. Bảng 15: CÁC CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY (2009-2011) ĐVT: Triệu đồng 2010-2009 Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011-2010 2011 Số tiền % Số tiền Tài sản lưu động TD 398.616 460.474 599.170 61.858 138.696 Hàng tồn kho TD 180.753 237.192 297.844 56.439 60.652 Nợ ngắn hạn TD 363.734 417.455 521.751 53.721 104.296 Tỷ số thanh toán hiện thời Tỷ số thanh toán nhanh Lần 1,10 1,10 1,15 0,00 0,15 Lần 0,60 0,53 0,58 (0.07) 0.05 % (Nguồn: Phòng kế toán tài chính của công ty Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ) * Tỷ số thanh toán hiện thời của công ty (2009-2011) Tỷ số thanh toán hiện thời thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trong vòng một năm hoạt động kinh doanh. Tỷ số này cho biết tại một thời điểm nhất định một đồng nợ thì được đảm bảo thanh toán bằng bao nhiêu đồng tài sản lưu động. Tỷ số này có giá trị càng cao thì chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 63 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ các khoản nợ ngắn hạn càng lớn. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao thì điều này lại không tốt. Bởi vì nó phản ánh việc mà công ty đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động, vốn của công ty sẽ không được sử dụng có hiệu quả, điều này sẽ không tạo thêm doanh thu cho công ty. Thông qua bảng số liệu trên, ta thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty tăng qua ba năm và lớn hơn một. Điều này chứng tỏ công ty vẫn đảm bảo khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn và công ty giữ được uy tín đối với khách hàng trong việc trả nợ. Nhưng công ty không nên quá chủ quan trong việc thu hồi nợ vì trong tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao vẫn là khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho. Cho nên, việc giải phóng hàng tồn kho chậm trễ khi ngày thanh toán gần kề là công ty sẽ rơi ngay vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Do đó, công ty cần có biện pháp điều chỉnh tỷ số thanh toán hiện thời ở mức vừa phải là tốt nhất. * Tỷ số thanh toán nhanh của công ty (2009-2011) Tỷ số thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. Khoản có thể trả ngay các khoản nợ ngắn hạn là tiền, không dựa vào việc bán vật tư, hàng hóa tồn trong kho. Bởi vì vật tư hàng hóa tồn kho chưa thể biến đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng. Nó là khoản có khả năng chuyển đổi và thanh toán kém, cho nên khi tính tỷ số này ta phải trừ nó ra khỏi tài sản lưu động. Từ bảng số liệu, ta thấy tỷ số thanh toán nhanh tăng giảm không ổn định qua ba năm. Điều này thể hiện khả năng thanh toán của công ty phụ thuộc vào hàng tồn kho. Hàng tồn kho có giá trị cao, bởi vì đặc điểm kinh doanh của công ty là sản xuất sản phẩm theo vụ mùa. Cho nên, công ty phải gia tăng dự trữ nguyên vật liệu để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất trong mùa vụ chính đồng thời phải tăng cường dự trữ thành phẩm tồn kho để bảo đảm cung ứng đầy đủ và kịp thời nhucầu của khách hàng. Ta thấy nếu so sánh với tỷ số thanh toán hiện thời thì hệ số này còn thấp hơn nhiều. Vì vậy, công ty cần phải xem xét đánh giá và cân nhắc kỹ khi dự trữ hàng tồn kho để bả đảm khả năng thanh toán trong tương lai. Tóm lại, tỷ số thanh toán của công ty trong ba năm 2009, 2010 và 2011 thể hiện khả năng huy động chuyển đổi thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán cần thiết là hơi chậm. Trong trường hợp xấu nhất là công ty có thể gặp khó khăn khi xuất hiện những khoản thanh toán ngắn hạn. Bởi vì khả năng thanh toán còn phụ GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 64 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ thuộc nhiều vào hàng tồn kho và nợ ngắn hạn cũng rất cao. Do đó, để giảm tối đa rủi ro về tài chính thì công ty nên chú trọng điều phối dòng tiền cũng như các kế hoạch tài chính ngắn hạn để đảm bảo khả nângthnh tônảtng tương lai. 4.5.2 Phân tích các chỉ số quản lý tài sản của công ty (2009-2011) Tài sản của công ty bao gồm nhiều loại có vai trò và vị trí khác nhau chúng thường xuyên biến động về quy mô, kết cấu và tình trạng kỹ thuật, tác động nhiều đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Vì vậy, việc phân tích các chỉ số quản lý tài sản hết sức cần thiết trong quản trị và điều hành hoạt động của công ty. Bảng 16: CÁC CHỈ SỐ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÔNG TY (2009-2011) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010-2009 2011-2010 Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Các khoản phải thu bình quân Doanh thu thuần Tổng tài sản cố định bình quân Tổng tài sản bình quân Vòng quay hàng tồn kho Kỳ thu tiền bình quân Vòng quay tài sản cố định Vòng quay tổng tài sản Triệu đồng Triệu đồng 595.377 643.378 695.819 157.244 208.973 267.519 48.001 52.441 51.729 58.546 Triệu đồng 198.043 207.586 215.384 9.543 7.798 Triệu đồng 684.615 801.008 784.007 116.393 99.392 58.228 9.062 30.588 379.565 457.186 588.051 77.621 130.865 Triệu đồng Triệu đồng 18.578 27.640 Vòng 3,79 3,08 2,60 (0,71) (0,48) Ngày 104,14 93,30 98,90 (10,84) 5,6 Vòng 36,85 28,98 13,46 (7,87) (15,52) Vòng 1,80 1,75 1,33 (0,05) (0,42) (Nguồn: Phòng kế toán tài chính của công ty Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ) GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 65 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ * Phân tích chỉ số vòng quay hàng tồn kho của công ty (2009-2011) Nhu cầu vốn luân chuyển của công ty cũng bị ảnh hưởng của độ dài thời gian của hàng hóa trong kho. Điều này có thể tính được bằng cách tính chỉ số vòng quay của hàng tồn kho, là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân được bán trong kỳ kế toán. Chỉ số vòng quay của hàng tồn kho cao thì việc kinh doanh thường được đánh giá tốt. Ngoài ra, đứng trên góc độ của vốn luân chuyển thì một công ty có chỉ số vòng quay cao thường đòi hỏi đầu tư thấp hơn cho hàng tồn kho so với các công ty khác có cùng mức doanh thu nhưng có chỉ số vòng quay thấp. Mặt khác, nếu chỉ số vòng quay hàng tồn kho rất cao thì việc duy trì mức tồn kho thấp có thể khiến cho mức tồn kho đó không đủ để đáp ứng các hợp đồng tiêu thụ của kỳ sau. Và điều này có thể gây ảnh hưởng không tốt cho việc kinh doanh của công ty. Ta thấy chỉ số vòng quay hàng tồn kho giảm qua ba năm. Bởi vì năm 2010 là năm khủng hoảng kinh tế nên đã đẩy giá cả tăng lên làm cho giá vốn hàng bán tăng rất cao. Thêm vào đó, hàng tồn kho cũng nhiều hơn nên làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm. Và tiếp tục tình hình đó, đến năm 2011 vòng quay hàng tồn kho giảm còn 2,60 vòng. * Phân tích chỉ số kỳ thu tiền bình quân của công ty (2009-2011) Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là để thu được các khoản phải thu thì cần một khoảng thời gian bao lâu. Số vòng quay các khoản phải thu hay kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của công ty. Nếu số vòng quay cao quá thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều. Nhưng nếu vòng quay các khoản phải thu thấp thì sẽ giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu. Từ bảng số liệu, ta thấy kỳ thu tiền bình quân của công ty biến động qua ba năm nhưng với tốc độ thấp. Điều này cho thấy công ty đã có sự cố gắng rút ngắn số ngày thu tiền bình quân và hạn chế được lượng vốn bị chiếm dụng. Đây là một biểu hiện tốt trong hoạt động kinh doanh của công ty. * Phân tích chỉ số vòng quay tài sản cố định của công ty (2009-2011) Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của công ty. Tài sản cố định đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 66 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ sản lượng và tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm,… Vì vậy, phân tích vòng quay tài sản cố định để biết được cường độ sử dụng tài cố định, đồng thời cũng cho biết đặc điểm ngành nghề kinh doanh và đặc điểm đầu tư. Trong một kỳ kinh doanh thì một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay tài sản cố định quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ. Qua bảng phân tích, ta thấy số vòng quay tài sản cố định liên tục giảm với tốc độ tương đối nhanh. Và cũng chính do sự tăng trưởng, làm việc có hiệu quả đó nên công ty đã mở rộng quy mô, tiếp tục phát triển hơn nữa làm cho tài sản cố định bình quân cũng tăng thêm. Điều này cho thấy công ty đã đầu tư vào cơ sở vật chất và máy móc thiết bị chuẩn bị cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai. Cho nên, công ty cần phải có chính sách sử dụng và khai thác các tài sản cố định đã đầu tư để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai. * Phân tích chỉ số vòng quay tổng tài sản của công ty (2009-2011) Chỉ số này cho thấy trong một đồng vốn có bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Ta thấy vòng quay tổng tài sản có xu hướng giảm dần, vì tổng tài sản bình quân có xu hướng tăng dần. Năm 2009, cứ trong 1 đồng vốn thì có 1,80 đồng doanh thu thuần, đến năm 2010 chỉ số này giảm còn 1,75 đồng và sang năm 2011 tiếp tục giảm còn 1,33 đồng. Bởi vì tốc độ quay vòng của hàng tồn kho và của tài sản cố định đều giảm xuống. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, trước tình hình khủng hoảng kinh tế của khu vực và thế giới thì công ty cũng không thể tránh khỏi những tác động của suy thoái kinh tế. Đây là tình hình chung mà tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều chịu ảnh hưởng chung 4.5.3 Phân tích các chỉ số quản lý nợ của công ty (2009-2011) Phân tích các chỉ số quản lý nợ là một trong những yêu cầu rất cần thiết khi phân tích tình hình kinh doanh công ty. Thông qua việc phân tích các chỉ số này, chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa tình hình nợ của công ty so với tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu cũng như khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của công ty đối với các khoản đi vay như thế nào để kịp thời điều chỉnh khi công ty có nguy cơ mất khả năng thanh toán. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 67 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ Bảng 17: CÁC CHỈ SỐ QUẢN LÝ NỢ CỦA CÔNG TY (2009-2011) ĐVT: Triệu đồng ĐVT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010-2009 2011-2010 Tổng nợ phải trả Triệu đồng 364.591 424.330 559.575 59.739 135.245 Tổng tài sản Triệu đồng 417.060 497.311 678.790 80.251 181.479 Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 20.511 46.234 Chỉ số nợ trên tổng tài sản Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu 52.470 72.981 119.215 Lần 0,87 0,85 0,82 (0,02) (0,03) Lần 6,95 5,81 4,69 (1,14) (0,12) (Nguồn: Phòng kế toán tài chính của công ty Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ) * Phân tích chỉ số nợ trên tổng tài sản của công ty (2009-2011) Chỉ số này cho biết là một đồng tài sản của công ty sẽ được tài trợ bởi bao nhiêu đồng nợ. Chỉ số này càng thấp thì các chủ nợ sẽ an tâm hơn vì món nợ được đảm bảo an toàn hơn trong những trường hợp mà công ty bị phá sản. Chỉ số nợ trên tổng tài sản của công ty giảm qua ba năm nhưng với tốc độ giảm không cao. Do nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh nên công ty đã huy động thêm vốn từ bên ngoài, chủ yếu là từ ngân hàng nên đã làm cho nợ ngắn hạn của công ty tăng lên và kéo theo tổng nợ phải trả cũng tăng lên. Tổng tài sản tuy có tăng và tốc độ tăng của tổng tài sản cao hơn tốc độ tăng của tổng nợ phải trả nên đã làm cho chỉ số này giảm qua ba năm. Tóm lại, ta thấy chỉ số này khá cao cho thấy sự chênh lệch giữa bên nợ và khả năng tài chính của công ty. Điều này một mặt cho thấy uy tín của công ty đối với các đối tác ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, công ty cần phải cẩn trọng đối với nguồn vốn vay, phải phát huy tối đa lợi ích mà những nguồn vốn vay này mang lại, nhằm tạo sức bậc cho công ty phát triển. Công ty nên tránh tình trạng công nợ quá lớn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. * Phân tích chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty (2009-2011) Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu là điểm quan tâm nhất của các chủ nợ, bởi vì nó đảm bảo cho các khoản tín dụng của người vay. Đây là hệ số cho biết cơ cấu GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 68 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ tài chính của công ty một cách rõ nhất. Dựa vào bảng số liệu chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu, ta thấy vốn hoạt động chủ yếu của công ty là vốn vay nợ. Nhưng chỉ số này giảm qua các năm thể hiện công ty đã tiến hành tái cấu trúc tại nguồn vốn đi vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này sẽ giúp cho khả năng thanh toán dài hạn được thuận lợi hơn. 4.5.4 Phân tích các chỉ số khả năng sinh lợi của công ty (2009-2011) Khả năng sinh lợi của một công ty được thể hiện rõ nét qua kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đây có thể thấy được công tác tổ chức và sử dụng vốn của công ty có tốt hay không? Và để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà công ty đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể. Do đó, ta sẽ nghiên cứu một số chỉ số sinh lợi sau: chỉ số lợi nhuận trên doanh thu, chỉ số lợi nhuận trên tài sản và chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Các chỉ số này là thước đo hàng đầu đánh giá hiệu quả và tính sinh lợi của quá trình hoạt động kinh doanh. Bảng 18: CÁC CHỈ SỐ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÔNG TY (2009-2011) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT Tổng tài sản Triệu đồng Vốn chủ sở hữu Triệu đồng Doanh thu thuần Triệu đồng Lợi nhuần ròng Triệu đồng Lợi nhuận ròng/Doanh thu Lợi nhuận ròng/Tài sản Lợi nhuận ròng/VCSH 2009 2010 2011 417.060 497.311 678.790 Chênh lệch 2010-2009 2011-2010 80.251 181.479 72.981 119.215 20.511 46.234 684.615 801.008 784.007 116.393 (17.001) 52.470 21.358 34.488 32.404 13.130 (2084) % 3,12 4,31 4,13 1,19 (0,18) % 5,12 6,93 4,77 1,81 (2,16) % 40,70 47,26 27,18 6,56 (20,08) (Nguồn: Phòng kế toán tài chính của công ty Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ) * Phân tích chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty (2009-2011) GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 69 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty luôn mong muốn được lợi nhuận là cao nhất. Bởi vì có lợi nhuận thì công ty mới có thể tồn tại và phát triển được. Và chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu sẽ cho ta biết được mức lợi nhuận thu được trong mức doanh thu có được thông qua quá trình tiêu thụ hàng hóa trong kỳ kinh doanh. Chỉ số này càng cao thì càng tốt đối với mỗi công ty. Qua bảng số liệu, ta thấy lợi nhuận ròng trên doanh thu qua ba năm đều tăng. Chỉ số này tăng lên là do lợi nhuận ròng của công ty tăng lên, tuy doanh thu cũng tăng lên nhưng tốc độ tăng của doanh thu không cao bằng tốc độ tăng của lợi nhuận ròng nên đã làm cho chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu tăng lên. * Phân tích chỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản của công ty (2009-2011) Chỉ số này phản ánh khả năng sinh lợi của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Dựa vào bảng số liệu, ta nhận thấy chỉ số ROA qua ba năm ta thấy chỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản có biến động nhưng với mức độ nhỏ. Và chỉ số này tương đối thấp cho thấy việc sử dụng tài sản chưa thực sự tốt. Lượng tài sản có giá trị tương đối lớn nhưng lợi nhuận nó đem lại chưa tương xứng. Do đó, bên cạnh việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường đầu tư cho hoạt động kinh doanh thì công ty cần có biện pháp chú trọng hơn nữa việc sử dụng tài sản cho có hiệu quả hơn. * Phân tích chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của công ty (2009-2011) Vốn chủ sở hữu là một phần trong tổng nguồn vốn của công ty. Đây là một trong những nguồn vốn phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra tài sản cho công ty. Dựa trên vốn chủ sở hữu và lợi nhuận ròng để tính chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu. Và đây là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh khả năng sinh lợi của mỗi đồng vốn đầu tư. Chỉ số này biến động qua các năm. Nhưng nhìn chung chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm nhưng ở mức tương đối cho nên công ty đã sử dụng vốn chủ sở hữu của mình khá hiệu quả. Trong thời gian tới, công ty cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty. Khi vốn chủ sở hữu nhiều sẽ tạo cho công ty làm chủ về mặt tài chính của mình nên giảm bớt rủi ro và tạo nguồn tài trợ vững chắc cho công ty trong tương lai. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 70 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ 4.6 Đánh giá chung về tình hình hoạt kinh doanh của công ty cổ phần phân bón và hóa chất Cần Thơ từ 2009 đên 6.2012 Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty từ 2009-6.2012 ta nhận thấy công ty không ngừng phát triển trong sản xuất kinh doanh. Biểu hiện cho việc kinh doanh ngày càng phát triển là sự gia tăng lợi nhuận và đã tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, công ty phải chú ý đến việc gia tăng doanh thu trong các năm tới. Căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận của công ty, ta thấy vẫn còn ở mức tương đối qua các năm là dấu hiệu chứng tỏ công ty hoạt động còn khó khăn và cần tìm ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan và nhanh chóng đề xuất cách giải quyết. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 71 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ CHƯƠNG 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ 5.1. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CỦA CÔNG TY Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi đã đi vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì chỉ mong tạo được lợi nhuận, mở rộng thị trường hoạt động, tạo được thương hiệu trên thị trường, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh như hiện nay. Và tất cả những điều đó được thể hiện qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ nhìn thấy được mình đang đứng ở đâu, bên cạnh những điểm mạnh và những cơ hội thì công ty còn gặp phải những khó khăn hay những đe dọa nào để rồi từ đó có những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Qua toàn bộ quá trình phân tích ở trên thì có thể thấy được một số điểm mạnh và điểm yếu của công ty như sau: 5.1.1. Điểm mạnh Hiện nay giá cả các mặt hàng nông sản thiết yếu như lúa, cây ăn trái, rau màu và cây công nghiệp,… được duy trì ở mức cao, có lãi cho người sản xuất; là động lực chính để nông dân yên tâm duy trì sản xuất đầu tư cho nông nghiệp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc gia tăng sử dụng phân bón và hóa chất cho cây trồng. Tình trạng khan hiếm nguyên liệu trong những năm gần đây tạo ra những khó khăn nhất định trong việc cung ứng nguyên liệu đầu vào, nhưng nhờ máy móc sản xuất có công nghệ tiên tiến nên đây cũng là điểm mạnh của công ty. Công ty có vị trí địa lý thuận lợi, có quá trình hoạt động lâu dài, uy tín, chiếm được tình cảm và lòng tin của đông đảo khách hàng. Công ty có đội ngũ lãnh đạo, công nhân trẻ, năng động sáng tạo, làm việc có tinh thần trách nhiệm cao. Đội ngũ công nhân trẻ, lành nghề và luôn có chính sách để nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên công ty. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 72 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ 5.1.2. Điểm yếu Bên cạnh những điểm mạnh, công ty cũng còn tồn tại những điểm yếu: Trong thời gian qua, công ty gặp phải một vấn đề nan giải là cạnh tranh với hàng nhập từ nước ngoài, và sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành dẫn đến việc tiêu thụ khó khăn. Tuy công ty có nhiều nổ lực, cố gắng khắc phục khó khăn trong công việc cải tiến các thiết bị cần thiết nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động; song kết quả vẫn chưa được như mong đợi, nhiều loại sản phẩm thị trường nhu cầu cao công ty vẫn chưa làm được hay làm được nhưng năng suất thấp chưa đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Công tác quản trị chất lượng tuy đã được công ty chú trọng và tăng cường kiểm tra giám sát, nhưng vẫn chưa đạt được như ý muốn, vẫn còn hiện tượng một số loại phân bị đóng bánh xảy ra. Vì vậy chưa thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng. Vấn đề khủng hoảng kinh tế làm cho giá cả tăng liên tục cũng gây khó khăn về nhiều mặt cho công ty, đặc biệt là kiểm soát chi phí của công ty. Nguồn vốn của công ty chưa cao, vốn sử dụng chủ yếu là vốn vay làm cho công ty phải chịu khoản lãi vay mỗi năm khá nhiều . 5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP 5.2.1 Tăng doanh thu: Doanh thu chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố là giá và sản lượng tiêu thụ, để tăng doanh thu thì ta có thể thực hiện một trong nhũng cách sau: Một là tăng giá bán, hai là tăng sản lượng tiêu thụ, ba là tăng đồng thời sản lượng và giá bán. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt nên việc tăng giá bán là việc không thể thực hiện được, chỉ còn cách là chúng ta tăng sản lượng tiêu thụ và thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó công ty cần đẩy mạnh hoạt động bán hàng để quảng bá hình ảnh của công ty. Mặc khác công ty nên sử dụng chính sách hoa hồng chiếc khấu, chiêu thị nhằm quảng bá hình ảnh, thu hút khách hàng về phía công ty. Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng thiết bị máy móc sản xuất hiện đại có công nghệ cao nhằm tăng sản lượng và tăng doanh thu cho công ty, đào tạo đội ngũ công nhân viên chuyên nghiệp GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 73 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ 5.2.2 Giảm chi phí 5.2.2.1 Kiểm soát giá vốn hàng bán: Tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hoá, công ty cần xây dựng định mức chi phí vận chuyển hàng hoá. Công ty cần đầu tư đào tạo đội ngũ nghiên cứu thị trường, để họ làm việc hiệu quả hơn và khi họ hiểu rõ tình hình thị trường thì việc ra quyết định thời điểm, lượng hàng dự trữ sẽ tốt hơn. Nghiên cứu tình hình thị trường nhất là trong giai đoạn lạm phát cao như hiện nay, công ty dự đoán được tình hình thị trường giá những loại này sẽ tăng nữa thì nên mua vào với khối lượng nhiều để tránh sự tăng giá quá cao sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của công ty. Trường hợp không dự đoán được Công ty nên tồn trữ với khối lượng vừa đủ dùng để giảm ảnh hưởng của giá giảm vì nếu tồn kho nhiều khi giá giảm công ty phải gánh chịu một khoản chi phí rất lớn. Đối với các đơn vị cung ứng công ty cũng cần xây dựng mối quan hệ kinh tế mang tính lâu dài và ổn định để mua hàng với giá ưu đãi hơn và chất lượng. Bên cạnh đó, công ty cần tìm kiếm nhà cung cấp mới vì khi đó công ty có nhiều nhà cung cấp để lựa chọn hơn. 5.2.2.2 Kiểm soát chi phí bán hàng Hiện nay, giá xăng dầu đang biến động không ổn định, giá xăng dầu tăng kéo theo chi phí vận chuyển gia tăng. Vì vậy, công ty cần sử dụng tối đa công suất của phương tiện vận chuyển, tránh sử dụng lãng phí xe và sử dụng không đúng mục đích. Bên cạnh đó, công ty nên xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu cho phù hợp để dễ dàng quản lý chi phí. Để giảm chi phí bán hàng thì công tác bán hàng là rất quan trọng. Do đó, công ty cần tuyển chọn nhân viên bán hàng một cách hợp lý như nhân viên phải có trình độ, năng lực, thực hiện tốt công tác bán hàng. 5.2.2.3 Kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí cụ thể hơn. Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí, ví dụ: đối với chi phí văn phòng phẩm, tuy nhiên không khống chế nó ở mức quá thấp vì nó chỉ hỗ trợ cho văn phòng làm việc công ty cần lập ra một biên độ dao động thích hợp. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 74 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ Nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên, xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của doanh nghiệp. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 75 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Hiện nay, các doanh nghiệp đang hoạt động và phát triển trên trường quốc tế, một môi trường kinh doanh mới đầy cạnh tranh và thử thách. Do đó, để có thể tồn tại, đứng vững, phát triển và nâng cao vị thế cạnh tranh trong một môi trường phức tạp đối với một đất nước còn non như đất nước của chúng ta, thì các doanh nghiệp cần phải xây dựng phương hướng, hiểu rõ khả năng của mình nhằm hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh mới có thể hòa nhập được. Mặc dù, đây là một thách thức rất lớn đối với Công ty Cổ Phần Phân Bón Và Hóa Chất Cần Thơ nhưng với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo và tinh thần đoàn kết, sự sáng tạo,…của cán bộ công nhân viên trong công ty đã giúp cho công ty luôn đứng vững trên thị trường cạnh tranh gay gắt ấy. Với sự nổ lực công ty đã được những thành quả như mong đợi như đạt danh hiệu “Bạn nhà nông Việt Nam” hay “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Qua phân tích ta thấy công ty hoạt động hiệu quả, lợi nhuận tăng qua ba năm, quy mô hoạt động của công ty ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả mà công ty đã đạt được thì công ty còn một số hạn chế cần khắc phục để nâng cao hiệu quả trong hoạt đông sản xuất kinh doanh như: máy móc thiết bị vẫn còn lạc hậu, tính đa dạng của sản phẩm vẫn chưa cao, thị trường tiêu thụ vẫn còn hạn chế. Do đó, công ty cần phải sử dụng điểm mạnh của mình để tận dụng các cơ hội, đồng thời cũng phải biết khắc phục những điểm yếu giúp cho công ty luôn đứng vững trên thị trường đầy cạnh tranh như ngày nay. 6.2 KIẾN NGHỊ * Đối với Nhà nước - Nhà nước cần có chính sách tín dụng hỗ trợ lãi suất đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón và hóa chất để nâng cao máy móc thiết bị cũng như cơ sở vật chất để mở rộng quy mô sản xuất. - Nhà nước phải có biện pháp mạnh để xóa bỏ phân bón giả, kém chất lượng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón và hóa chất có uy tín về chất lượng. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 76 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ - Nhà nước phải xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho ngành phân bón và hóa chất tốt hơn nữa để các doanh nghiệp nắm được thông tin kịp thời về thị trường và giá cả phân bón trong và ngoài nước. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 77 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ PHỤ LỤC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31/12/2009 ĐVT: Ngàn đồng Mã Thuyết Tài sản 31/12/2009 01/01/2009 398.616.449 323.359.190 6.241.577 1.397.755 6.241.577 1.397.755 209.029.858 187.055.042 201.445.983 170.269.674 132 2. Trả trước cho người bán 2.880.882 10.167.488 133 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 3.124 số minh 100 A. Tài sản ngắn hạn 110 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 111 1. Tiền V.1 130 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 131 1. Phải thu khách hàng V.2 135 4. Các khoản phải thu khác V.3 139 5. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 140 II. Hàng tồn kho 141 1. Hàng tồn kho V.4 5.815.583 8.873.455 (1.115.714) (2.255.575) 180.753.947 133.734.565 181.063.569 133.734.565 149 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) (309.622) 150 V. Tài sản ngắn hạn khác 2.591.067 1.171.828 152 1. Thuế GTGT được khấu trừ 1.636.000 674.005 497.823 497.823 154 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 158 3. Tài sản ngắn hạn khác V.5 457.244 200 B. Tài sản dài hạn 18.443.836 18.710.765 220 I. Tài sản cố định 15.131.633 15.184.563 13.178.351 13.694.837 42.045.583 39.330.466 (28.867.232) (25.635.629) 330.848 238.111 228 - Nguyên giá 405.504 247.469 229 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) (74.656) (9.358) 221 1. Tài sản cố định hữu hình V.6 222 - Nguyên giá 223 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 227 2. Tài sản cố định vô hình V.7 230 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang V.8 1.622.434 1.251.615 240 II. Bất động sản đầu tư V.9 1.184.121 1.340.272 1.561.514 1.561.514 241 - Nguyên giá GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 78 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ 242 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) (377.393) (221.242) 260 III. Tài sản dài hạn khác 2.128.082 2.185.930 261 1. Chi phí trả trước dài hạn 2.128.082 2.185.930 417.060.285 342.069.955 31/12/2009 01/012009 300 A. Nợ phải trả 364.590.691 310.011.500 310 I. Nợ ngắn hạn 363.734.093 308.665.382 275.213.796 205.006.970 36.508.514 61.490.672 271.258 10.219.762 4.895.586 3.307.184 8.797.026 6.030.474 270 Tổng cộng tài sản Mã Thuyết Nguồn vốn số minh 311 1. Vay và nợ ngắn hạn V.10 312 2. Phải trả người bán 313 3. Người mua trả tiền trước 314 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước V.11 315 5. Phải trả người lao động 316 6. Chi phí phải trả V.12 32.141.510 15.499.243 319 7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác V.13 5.906.403 7.111.077 856.598 1.346.118 677.325 1.276.716 179.273 69.402 400 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 52.469.594 32.058.455 410 I. Vốn chủ sở hữu 51.536.812 31.448.144 27.024.870 23.500.000 417 2. Quỹ đầu tư phát triển 8.059.593 3.044.480 418 3. Quỹ dự phòng tài chính 1.287.841 380.852 772.705 228.512 420 5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 14.391.804 4.294.300 430 II. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 932.782 610.311 431 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1.228.359 905.888 432 2. Nguồn kinh phí (296.704) (296.704) 1.127 1.127 417.060.285 342.069.955 330 II. Nợ dài hạn 334 1. Vay và nợ dài hạn V.14 336 2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 411 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu V.15 419 4. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 433 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 440 Tổng cộng nguồn vốn GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 79 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31/12/2010 ĐVT: Ngàn đồng Mã Thuyết Tài sản 31/12/2010 01/01/2010 460.474.646 398.616.449 14.306.829 6.241.577 14.306.829 6.241.577 206.140.507 209.029.858 189.309.684 201.445.983 132 2. Trả trước cho người bán 11.430.007 2.880.882 133 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 3.124 3.124 6.513.406 5.815.583 (1.115.714) (1.115.714) 237.192.726 180.753.947 261.019.768 181.063.569 (23.827.042) (309.622) 150 V. Tài sản ngắn hạn khác 2.834.584 2.591.067 152 1. Thuế GTGT được khấu trừ 1.602.748 1.636.000 497.823 497.823 734.013 457.244 200 B. Tài sản dài hạn 36.836.204 18.443.836 220 I. Tài sản cố định 35.808.235 15.131.633 12.822.023 13.178.351 43.319.090 42.045.583 (30.497.067) (28.867.232) 66.890 330.848 405.504 405.504 (338.614) (74.656) số minh 100 A. Tài sản ngắn hạn 110 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 111 1. Tiền V.1 130 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 131 1. Phải thu khách hàng V.2 135 4. Các khoản phải thu khác V.3 139 5. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 140 III. Hàng tồn kho 141 1. Hàng tồn kho V.4 149 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 154 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 158 3. Tài sản ngắn hạn khác V.5 221 1. Tài sản cố định hữu hình V.6 222 - Nguyên giá 223 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 227 2. Tài sản cố định vô hình V.7 228 - Nguyên giá 229 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 230 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang V.8 22.919.322 1.622.434 240 II. Bất động sản đầu tư V.9 1.027.969 1.184.121 241 - Nguyên giá 1.561.514 1.561.514 242 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) (533.545) (377.393) GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 80 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ 2.128.082 260 V. Tài sản dài hạn khác 261 1. Chi phí trả trước dài hạn 2.128.082 270 Tổng cộng tài sản 497.310.850 417.060.285 31/12/2010 01/012010 300 A. Nợ phải trả 424.330.234 364.590.691 310 I. Nợ ngắn hạn 417.455.667 363.734.093 302.514.656 275.213.796 28.953.910 36.508.514 375.010 271.258 622.497 4.895.586 3.522.144 8.797.026 Mã số Thuyết Nguồn vốn minh 311 1. Vay và nợ ngắn hạn V.10 312 2. Phải trả người bán 313 3. Người mua trả tiền trước 314 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước V.11 315 5. Phải trả người lao động 316 6. Chi phí phải trả V.12 38.683.455 32.141.510 319 7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác V.13 42.783.995 5.906.403 6.874.567 856.598 6.693.520 677.325 181.047 179.273 400 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 72.980.616 52.469.594 410 I. Vốn chủ sở hữu 71.014.390 51.536.812 27.024.870 27.024.870 16.140.714 8.059.593 2.749.320 1.287.841 772.705 772.705 420 5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 24.326.781 14.391.804 430 II. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 1.966.226 932.782 431 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 2.261.803 1.228.359 432 2. Nguồn kinh phí (296.704) (296.704) 1.127 1.127 497.310.850 417.060.285 330 II. Nợ dài hạn 334 1. Vay và nợ dài hạn V.14 336 2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 411 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu V.15 417 2. Quỹ đầu tư phát triển 418 3. Quỹ dự phòng tài chính 419 4. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 433 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 440 Tổng cộng nguồn vốn GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 81 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31/12/2011 ĐVT: Ngàn đồng Mã Thuyết Tài sản 31/12/2011 01/01/2011 599.170.343 460.474.646 69.080.744 14.306.829 69.080.744 14.306.829 224.625.998 206.140.507 197.950.032 189.309.684 132 2. Trả trước cho người bán 21.131.674 11.430.007 133 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 3.214 3.124 6.870.114 6.513.406 (1.328.946) (1.115.714) 297.843.720 237.192.726 297.843.720 261.019.768 số minh 100 A. Tài sản ngắn hạn 110 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 111 1. Tiền V.1 130 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 131 1. Phải thu khách hàng V.2 135 4. Các khoản phải thu khác V.3 139 5. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 140 III. Hàng tồn kho 141 1. Hàng tồn kho V.4 149 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) (23.827.042) 150 V. Tài sản ngắn hạn khác 7.619.881 151 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 6.000 152 2. Thuế GTGT được khấu trừ 6.173.127 154 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 158 4. Tài sản ngắn hạn khác V.5 2.834.584 1.602.748 497.823 1.440.754 734.013 200 B. Tài sản dài hạn 79.619.471 36.836.204 220 I. Tài sản cố định 78.734.955 35.808.235 13.736.623 12.822.023 47.408.082 43.319.090 221 1. Tài sản cố định hữu hình V.6 222 - Nguyên giá 223 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) (36.671.459) (30.497.067) 227 2. Tài sản cố định vô hình V.7 228 - Nguyên giá 229 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 33.302 66.890 405.504 405.504 (372.201) (338.614) 230 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang V.8 64.965.029 22.919.322 240 II. Bất động sản đầu tư V.9 871.818 1.027.969 1.561.513 1.561.514 241 - Nguyên giá GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 82 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ 242 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) (689.696) (533.545) 260 V. Tài sản dài hạn khác 12.698 261 1. Chi phí trả trước dài hạn 12.698 270 Tổng cộng tài sản 678.789.814 497.310.850 31/12/2011 01/01/2011 300 A. Nợ phải trả 559.574.809 424.330.234 310 I. Nợ ngắn hạn 521.751.429 417.455.667 391.228.974 302.514.656 312 2. Phải trả người bán 72.670.25 28.953.910 313 3. Người mua trả tiền trước 4.845.003 375.010 5.408.197 622.497 7.559.377 3.522.144 Mã Thuyết Nguồn vốn số minh 311 1. Vay và nợ ngắn hạn V.10 314 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước V.11 315 5. Phải trả người lao động 316 6. Chi phí phải trả V.12 24.447.687 38.683.455 319 7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn V.13 15.591.766 42.783.995 37.823.380 6.874.567 37.775.832 6.693.520 47.548 181.047 400 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 119.215.005 72.980.616 410 I. Vốn chủ sở hữu 115.255.664 71.014.390 45.401.310 27.024.870 khác 330 II. Nợ dài hạn 334 1. Vay và nợ dài hạn V.14 336 2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 411 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu V.15 416 2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (255.875) 417 3. Quỹ đầu tư phát triển 21.932.694 16.140.714 4.343.352 2.749.320 772.705 772.705 420 6. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 43.061.477 24.326.781 430 II. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 3.959.341 1.966.226 431 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 4.027.918 2.261.803 (69.704) (296.704) 1.127 1.127 678.789.814 497.310.850 418 4. Quỹ dự phòng tài chính 419 5. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 432 2. Nguồn kinh phí 433 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 440 Tổng cộng nguồn vốn GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 83 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (2009-2011) ĐVT: Triệu Đồng Năm Mã số 1 2 10 11 20 21 22 23 24 25 30 31 32 40 50 51 60 70 Thuyết minh Chỉ tiêu VI.16 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ VI.17 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ VI.18 2009 2010 2011 684.629 801.008 784.016 14 9 684.615 801.008 784.007 595.377 643.378 695.819 89.238 157.630 88.188 379 1.941 1.976 23.863 54.805 18.038 23.863 52.697 17.660 35.247 33.579 25.747 10.018 33.297 10.317 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 20.489 37.890 36.062 11. Thu nhập khác 4.177 9.387 3.243 12. Chi phí khác 3.308 12.789 4.042 869 (3.402) (799) 21.358 34.488 35.263 VI.19 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ VI.20 6. Doanh thu hoạt động tài chính VI.21 7. Chi phí tài chính - Trong đó: Chi phí lãi vay VI.22 8. Chi phí bán hàng VI.23 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế VI.24 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 2.859 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 21.358 34.488 32.404 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 8,448 12,761 8,585 GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 84 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 6.2010 – 6.2012 ĐVT: Triệu Đồng Mã số Chỉ tiêu Thuyết minh 6.2010 6.2011 6.2012 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ VI.16 457.718 364.787 319.883 10 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ VI.18 457.718 364.787 319.883 11 Giá vốn hàng bán VI.19 367.645 315.852 267.212 20 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 90.074 48.935 52.671 21 Doanh thu hoạt động tài chính VI.20 1.109 1.209 1.813 22 Chi phí tài chính VI.21 31.317 14.336 22.031 23 - Trong đó: Chi phí lãi vay 30.113 14.231 21.546 24 Chi phí bán hàng VI.22 19.188 14.489 7.576 25 Chi phí quản lý doanh nghiệp VI.23 19.027 3.723 4.335 30 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 21.651 17.596 20.542 31 Thu nhập khác 5.364 1.052 1.719 32 Chi phí khác 7.308 1.604 591 40 Lợi nhuận khác (1.944) (552) 1.128 50 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 19.707 17.044 21.670 51 Chi phí thuế TNDN hiện hành 0 1.278 1.625 70 Lợi nhuận sau thuế TNDN 19.707 15.766 20.045 GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn VI.24 85 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Mỵ, Phan Đức Dũng (2006). “Phân tích hoạt động kinh doanh”, Nhà xuất bản Thống Kê, Thành phố Hồ Chí Minh “Giáo trình quản trị tài chính” của Th.S Trương Thị Bích Liên. (2009). Trường Đại học Cần Thơ. Báo cáo tài chính và báo cáo tiêu thụ báo cáo tổng kết năm qua 3 năm 2009 2011 của công ty cổ phần phân bón và hóa chất thành phố Cần Thơ. GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 86 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân [...].. .Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP phân bón và hóa chất cần thơ 2.1.1.4 Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh doanh − Phân tích hoạt động kinh doanh là một trong những công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp − Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh hợp lý − Phân tích. .. khuyết điểm mà công ty đang có, từ đó đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đề khắc phục tình trạng trên GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 20 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Công ty Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ được thành... phí Doanh thu càng nhiều sẽ góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh nhưng chi phí cũng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả phân tích hoạt động kinh doanh Do đó đòi hỏi nhà quản lý phải quan tâm và tìm cách giảm thiểu chi phí để tối đa hoá được lợi nhuận của doanh nghiệp mình GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 5 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP phân bón và. .. chăn nuôi BP ĐĐSX XN phân bón BP QA P KTTC XN hóa chất P TCHC CN KTĐV Hà Tiên Đội bảo vệ Cty TNHH MTV PB HCĐĐ Hình 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 25 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, công ty đã tuyển dụng và bố trí lao động phù hợp với từng khâu Trách nhiệm và quyền hạn của các... Long và khu vực các nước Asean lân cận Từ 01/01/2006 công ty chính thức chuyển sang Cổ phần hóa, và lấy tên là Công ty Cổ Phần Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ Tên Công ty: Công ty CP Phân Bón và Hóa Chất Cần Thơ (CanTho Fertilizer and Chemical Joint-Stock Company) Trụ sở chính: Khu Công Nghiệp Trà Nóc 1, Q.Bình Thủy, TP .Cần Thơ Điện thọai: 0710.3842304 – 3841521 Fax: 0710.3841429 E-mail: ctfechem@hcm.vnn.vn... SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP phân bón và hóa chất cần thơ + Tỷ số này quan trọng đối với nhà đầu tư vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ Lợi nhuận ròng ROE = x 100% Vốn chủ sở hữu bình quân d) Phân tích sơ đồ Dupont Phương pháp phân tích ROE dựa vào mối quan hệ với ROA để thiết lập phương trình phân tích, lần đầu tiên được công ty Dupont áp dụng nên... CQL0i)] Đúng bằng đối tượng phân tích: ∆L = L1 – L0 GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 18 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ Mục tiêu 2: Phân tích các chỉ số tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Từ những số liệu đã tập hợp được tôi tính toán các chỉ số tài chính và dung phương pháp số chênh lệch và phương pháp so sánh để thấy... Bộ Công nghiệp khen tặng… - Khi thương hiệu, sản phẩm công ty đã ổn định và chiếm lĩnh được thị phần cơ bản vững chắc tại khu vực thì công ty đã mạnh dạn mở rộng phân phối ra các khu vực nhiều tiềm năng là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và miền Trung kể từ năm 2000 GVHD: Đoàn Tuyết Nhiễn 29 SVTH: Trần Ngọc Minh Tân Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ - Việc phân công, phân. .. hoàn cho từng phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty Cụ thể như sau: Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của công ty Áp dụng phương pháp suy luận: Dựa vào kết quả phân tích các chỉ tiêu phân tích kinh tế trong 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012 và những thuận lợi khó khăn của công ty, đưa ra kết luận chung về tình trạng quản lý, kinh doanh của công ty trước đó,... nhiều năm kinh nghiệm Cùng với đội ngũ công nhân lành nghề, ý thức kỷ luật cao, công ty luôn nghiêm khắc với chính mình nhằm đảm bảo tối đa cho chất lượng và hiệu quả của công việc 3.1.1 Lĩnh vực hoạt động Công ty sản xuất và kinh doanh: - Phân bón NPK, phân hữu cơ - Hóa chất: bột giặt, chất tẩy rửa, Silicate - Thủy sản: Zeolite, Dolomite Canxi-Manhê Công ty khai thác với năng lực sản xuất: - Phân bón NPK:

Ngày đăng: 13/10/2015, 22:55

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w