phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện châu thành tỉnh đồng tháp

91 235 1
phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện châu thành tỉnh đồng tháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ MINH LUÂN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Cần Thơ - 2013 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ MINH LUÂN MSSV: LT11130 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. QUAN MINH NHỰT Cần Thơ - 2013 2 LỜI CẢM TẠ Trãi qua hai năm học tập dưới sự giảng dạy nhiệt tình của quý Thầy, Cô trường Đại Học Cần Thơ, em đã trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về chuyên ngành tài chính Ngân hàng. Hôm nay được giới thiệu vào Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành – tỉnh Đồng Tháp để thực tập cũng như vận dụng những kiến thức của mình vào thực tế, em xin hứa sẽ cố gắng tìm tòi học hỏi và hoàn thành tốt đề tài luận văn. Thời gian thực tập tại Ngân hàng em đã có điều kiện tiếp xúc với các hoạt động của Ngân hàng, vận dụng hết sự hiểu biết của mình đã được trang bị tại trường lớp vào thực tế, qua đó đã giúp em nâng cao thêm sự hiểu biết của mình với công việc thực tiễn bên ngoài. Không quên truyền thống “ tôn sư trong đạo” em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô trường Đại Học Cần Thơ. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Quan Minh Nhựt đã hết lòng hướng dẩn, giúp đỡ em tận tình để em hoàn thành đề tài luận văn này. Em xin cảm ơn Ban Giám đốc cùng các Cô, Chú, Anh, Chị trong Ngân hàng đã nhiệt tình hướng dẩn và chỉ dạy em trong thời gian vừa qua với những thông tin số liệu để em hoàn thành tốt đề tài của mình. Cuối lời em xin: Gởi lời chúc sức khỏe đến quý Thầy, Cô, chúc Thầy, Cô luôn thành công trên từng trang giáo án của mình. Kính chúc toàn thể Ban Lãnh Đạo, Ban Giám đốc cùng các Cô, Chú, Anh, Chị trong Ngân hàng luôn vui khỏe để hoàn thành tốt công việc của mình và đạt nhiều thành công trong cuộc sống. Châu Thành, ngày 23 tháng 10 năm 2013 Sinh viên thực hiện: Lê Minh Luân i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần thơ, ngày 23 tháng 10 năm 2013 Sinh viên thực hiện Lê Minh Luân ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Châu Thành, Ngày tháng năm 2013 Thủ trưởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 NGƯỜI NHẬN XÉT iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN  .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 NGƯỜI NHẬN XÉT v MỤC LỤC trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 1 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu .......................................................................... 1 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn .................................................................. 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 3 1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................ 4 2.1 Phương pháp luận ...................................................................................... 4 2.1.1 Hộ sản xuất và đặc điềm kinh tế của hộ sản xuất .................................... 4 2.1.2 Lý luận chung về tín dụng ngân hàng ..................................................... 5 2.1.3 Một vài chỉ tiêu áp dụng trong phân tích ............................................... 10 2.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 12 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 12 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 12 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH ĐỒNG THÁP ...................................................................................................................... 14 3.1 Sơ lược về kinh tế - xã hội huyện Châu Thành......................................... 14 3.2 Qúa trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT huyện Châu Thành Đồng Tháp .................................................................................................... 14 3.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban ............................................ 15 3.3.1 Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 15 3.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ............................................... 16 3.4 Chức năng của NHNo & PTNT huyện Châu Thành................................. 17 3.4.1 Chức năng trung gian tín dụng .............................................................. 17 3.4.2 Chức năng trung gian thanh toán .......................................................... 18 3.4.3 Chức năng tạo tiền ................................................................................ 18 3.5 Bộ hồ sơ cho vay và quy trình nghiệp vụ cho vay .................................... 19 vi 3.5.1 Bộ hồ sơ vay vốn .................................................................................. 19 3.5.2 Quy trình nghiệp vụ cho vay ................................................................. 21 3.6 Thuận lợi và khó khăn của NHNo & PTNT huyện Châu Thành .............. 22 3.6.1 Thuận lợi .............................................................................................. 22 3.6.2 Khó khăn .............................................................................................. 23 3.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Châu Thành ... 23 3.8 Mục tiêu và định hướng phát triển của NHNo & PTNT huyện Châu Thành ...................................................................................................................... 27 3.8.1 Mục tiêu ............................................................................................... 27 3.8.2 Định hướng phát triển ........................................................................... 27 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH ĐỒNG THÁP ........................................... 28 4.1 Tổng quan tình hình chung của NHNo & PTNT huyện Châu Thành ...... 28 4.1.1 Tình hình nguồn vốn............................................................................. 28 4.1.2 Tình hình huy động vốn ........................................................................ 30 4.1.3 Đánh giá chung về tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................................... 34 4.2 Phân tích thực trạng cho vay – thu nợ - dư nợ - nợ xấu đối với Hộ sản xuất ...................................................................................................................... 38 4.2.1 Doanh số cho vay ................................................................................. 39 4.2.2 Doanh số thu nợ.................................................................................... 49 4.2.3 Tình hình dư nợ .................................................................................... 57 4.2.4 Tình hình nợ xấu .................................................................................. 64 4.3 Đánh giá hoạt động tín dụng đối với Hộ sản xuất NHNo & PTNT huyện Châu Thành qua các chỉ tiêu tài chính ........................................................... 70 4.3.1 Tổng dư nợ/ vốn huy động .................................................................... 71 4.3.2 Tỷ lệ nợ xấu.......................................................................................... 71 4.3.3 Hệ số thu nợ ......................................................................................... 72 4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng........................................................................ 72 4.3.5 Dư nợ bình quân mổi HSX ................................................................... 72 4.4 Đánh giá những mặt đạt được và hạn chế từ kết quả phân tích ................. 73 4.4.1 Những mặt đạt được ............................................................................. 73 4.4.2 Những mặt hạn chế ............................................................................... 73 4.5 Giải pháp khắc phục hạn chế ................................................................... 74 vii 4.5.1 Giải pháp tăng doanh số cho vay trung hạn ........................................... 74 4.5.2 Giải pháp hạn chế nợ xấu...................................................................... 74 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 76 5.1 Kết luận ................................................................................................... 76 5.2 Kiến nghị ................................................................................................. 77 5.2.1 Đối với Ngân hàng cấp trên .................................................................. 77 5.2.2 Đối với chính quyền địa phương ........................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 78 viii DANH MỤC BẢNG trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................... 24 Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................. 29 Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2013 và 6 tháng đầu năm 2013 ..................................................... 31 Bảng 4.3 Các chỉ tiêu tín dụng của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ..................................................... 35 Bảng 4.4 Tình hình cho vay Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .................................. 40 Bảng 4.5 Tình hình cho vay ngắn hạn Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .......................... 42 Bảng 4.6 Tình hình cho vay trung hạn Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............... 47 Bảng 4.7 Doanh số thu nợ Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................... 50 Bảng 4.8 Doanh số thu nợ ngắn hạn Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .......................... 51 Bảng 4.9 Doanh số thu nợ trung hạn Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .......................... 55 Bảng 4.10 Dư nợ đối với Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .............................................. 58 Bảng 4.11 Dư nợ ngắn hạn đối với Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .......................... 60 Bảng 4.12 Dư nợ trung hạn đối với Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .......................... 63 Bảng 4.13 Nợ xấu đối với Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................... 65 Bảng 4.14 Nợ xấu ngắn hạn đối với Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .......................... 66 Bảng 4.15 Nợ xấu trung hạn đối với Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .......................... 67 Bảng 4.16 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ..... 71 ix DANH MỤC HÌNH trang Hình 2.1 Sơ đồ quan hệ tín dụng ..................................................................... 5 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT huyện Châu Thành........................ 15 Hình 3.2 Chức năng trung gian tín dụng của Ngân hàng ................................ 17 Hình 3.2 Chức năng trung gian thanh toán của Ngân hàng ............................ 18 Hình 3.4 Quy trình cho vay của NHNo & PTNT huyện Châu Thành............. 21 x DANH VIẾT TẮT trang NH: Ngân hàng. NHNN: Ngân Hàng Nhà Nước. NHNo & PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp Và Phát triển Nông thôn. HSX: Hộ Sản Xuất. CVHSX: Cho vay Hộ Sản Xuất. VHĐ: Vốn huy động. xi CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu Trong nền kinh tế nước ta hiên nay, nền kinh tế Hộ Sản Xuất chiếm vị trí vô cùng quan trọng với gần 80% dân số sống ở nông thôn, trong đó hơn 70% lao động trong nông nghiệp. Tuy nhiên, do trình độ người dân còn thấp, vốn đầu tư còn hạn chế nên phần lớn đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân ở các vùng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Do đó để mở rộng quy mô và đổi mới trang thiết bị cũng như tham gia vào các quan hệ kinh tế khác, thì Hộ Sản Xuất đều cần vốn và tín dụng Ngân hàng là nguồn cung cấp vốn đáp ứng nhu cầu đó. Là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta nói riêng, mở rộng quan hệ tín dụng trực tiếp với Hộ Sản Xuất, đáp ứng nhu cầu vay vốn của Hộ Sản Xuất để không ngừng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Có được kết quả đó phải kể đến sự đóng góp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp – Một trong những chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ về vốn cho nhiều hộ nông dân, đặc biệt là Hộ Sản Xuất thoát nghèo vươn lên khá giàu cũng như giúp cho họ có điều kiện mở rộng quy mô và đổi mới trang thiết bị sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế việc mở rộng cho vay Hộ Sản Xuất ngày càng khó khăn do món vay nhỏ, chi phí nghiệp vụ cao, hơn nữa đối tượng cho vay gắn liền với điều kiện thời tiết, nắng mưa bảo lụt, hạn hán… Từ đó, ảnh hưởng rất lớn đến đồng vốn vay, khả năng rủi ro luôn tìm ẩn trong hoạt động tín dụng. Với chủ trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới thì nhu cầu vay vốn của Hộ sản xuất ngày càng lớn, hoạt động kinh doanh Ngân hàng trong lĩnh vực cho vay Hộ Sản Xuất sẽ có nhiều rủi ro. Bởi vậy mở rộng tín dụng phải đi kèm với nâng cao hiệu quả tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Có như vậy kinh doanh của Ngân hàng mới thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy kinh tế phát triển. 1 Xuất phát từ những vấn đề trên và thực tiển hoạt động tín dụng cho vay đến Hộ Sản Xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành, em quyết định chọn đề tài : “Phân tích hoạt động tín dụng đối với Hộ Sản Xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành – Đồng Tháp”. Nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng tín dụng đối với Hộ Sản Xuất, từ đó đề ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cũng như đảm bảo an toàn của đồng vốn đầu tư. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn Hội nhập kinh tế quốc tế vừa đem lại cơ hội lớn, vừa phải đương đầu với những thách thức không nhỏ. Đối với các Ngân hàng thách thức lớn nhất là cạnh tranh ngày càng gây gắt hơn. Điều đó, các Ngân hàng thương mại muốn thành công thì phải nhìn thấy hết thách thức để tận dụng thời cơ mới đẩy lùi thách thức. Mục tiêu xuyên suốt của chiến lược phát triển Ngân hàng là phải tạo lập ngành Ngân hàng phát triển đủ mạnh về trình độ công nghệ và kỹ thuật hiện đại để hoạt động của ngành Ngân hàng bắt nhịp với cơ chế thị trường. Tín dụng là lĩnh vực hoạt động chủ đạo của Ngân hàng, trong đó hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, nó góp phần rất lớn trong hiệu quả cũng như sự phát triển của Ngân hàng, đồng thời hỗ trợ tích cực cho sự phát triển kinh tế của Đất Nước. Tóm lại, việc nghiên cứu hoạt động tín dụng để tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là việc quan trọng hàng đầu, là nhân tố quan trọng để cạnh tranh và phát triển trong mỗi Ngân hàng, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Đề tài nghiên cứu dựa trên một số lý thuyết về tài chính Ngân hàng, sử dụng phương pháp dự báo để ước lượng một số chỉ tiêu tín dụng trong tương lai. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu của đề tài này là phân tích thực trạng công tác tín dụng đối với Hộ Sản Xuất tại chi nhánh NHN O & PTNT huyện Châu Thành. Từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của NH nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, đồng thời góp phần phát triển kinh tế trên điạ bàn huyện và ổn định sự tăng trưởng tại NH. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của NH từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. - Phân tích tình hình nguồn vốn và thực trạng tín dụng chung, tín dụng đối với Hộ Sản Xuất của NH từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. - Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đối với Hộ Sản Xuất của NH qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với Hộ Sản Xuất tại NH. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại NHNo & PTNT huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp. - Thời gian: Luận văn được lấy số liệu từ năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Thời gian thực hiện đề tài từ 12/08/2013 đến 11/2013. - Đối tượng nghiên cứu: Là những số liệu phát sinh từ các bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu còn là lĩnh vực huy động vốn và cho vay của NH như tình hình nguồn vốn của NH, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tình hình dư nợ và nợ xấu của NH. Nhưng đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các số liệu có liên quan đến lĩnh vực tín dụng Hộ Sản Xuất như tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu đối với Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành qua 3 năm từ (2010 – 2012) và tháng 6 đầu năm 2013. Hoạt động cấp tín dụng bao gồm nhiều hình thức khác nhau, nhưng vì kiến thức có hạn, thời gian tiếp cận với hoạt động thực tiển tại NH chưa nhiều nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu lĩnh vực cho vay – một trong những hình thức của hoạt động cấp tín dụng. 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Hộ sản xuất và đặc điềm kinh tế của hộ sản xuất 2.1.1.1 Khái niệm hộ sản xuất HSX là một lực lượng sản xuất to lớn ở nông thôn. HSX hoạt động trong nhiều ngành nghề nhưng hiện nay phần lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, các hộ này tiến hành sản xuất kinh doanh đa dạng kết hợp trồng trọt với chăn nuôi và kinh doanh ngành nghề phụ. Chủ hộ là đại diện của HSX trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Chủ hộ có thể ủy quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ trong quan hệ dân sự. Giao dịch dân sự do người đại diện của HSX xác lập, thực hiện vì mục đích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của HSX. Tài sản chung của HSX gồm tài sản do các thành viên cùng nhau tạo lập lên hoặc được tặng cho chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ. HSX phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh HSX. Hộ chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ. Nếu tài sản chung của hộ không đủ dể thực hiện nghĩa vụ chung của hộ, thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình. 2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế hộ sản xuất - Ngoài hoạt động nông nghiệp, HSX còn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau. Khả năng của hộ chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất giản đơn nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất, nhất là ruộng và lao động. - Trong sản xuất gặp nhiều rủi ro, nhất là rủi ro do thiên nhiên gây ra thì hộ chưa có khả năng khắc phục và phòng ngừa. - Hộ nghèo và hộ trung bình còn chiếm tỷ trọng cao, khó khăn nhất của Hộ Sản Xuất là “thiếu vốn.” 4 2.1.2 Lý luận chung về tín dụng ngân hàng 2.1.2.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một khoảng thời gian nhất định người sử dụng trả lại cho gười sở hữu với một lượng giá trị lớn hơn ban đầu. Tín dụng NH là quan hệ giữa các NH với các nhà sản xuất, kinh doanh, các tầng lớp dân cư được thực hiện dưới hình thức cung ứng vốn tín dụng bằng tiền. Là hình thức tín dụng được thực hiện thông qua việc NH tiến hành huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng các nguồn vốn ấy để cho vay lại đối với các tổ chức và cá nhân theo nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi vay. Trong tín dụng NH đối với HSX thì NH chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (Người cung ứng vốn – người cho vay), còn HSX là người nhận cung ứng (Người đi vay). Sau một thời gian nhất định HSX sẽ trả lại số vốn đã nhận từ NH, số vốn hoàn trả lại lớn hơn số vốn ban đầu (Phần lớn hơn gọi là lãi). Khái niệm trên thể hiện ở ba đặc điểm cơ bản, nếu thiếu một trong ba đặc điểm sau thì sẽ không còn gọi là phạm trù tín dụng nữa: + Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác. + Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời. + Lượng giá trị hoàn trả lại cho người sở hữu phải lớn hơn giá trị ban đầu. Quan hệ tín dụng tín được thể hiện qua sơ đồ sau đây: Chuyển giao vốn tiền tệ Người cho vay Người đi vay Hoàn trả vốn gốc và lãi vay Hình 2.1 Sơ đồ quan hệ tín dụng 5 2.1.2.2 Phân loại tín dụng a. Căn cứ vào thời hạn cho vay Thời hạn cho vay là khoản thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm hoàn trả nợ gốc và lãi vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thòi hạn là tối đa là 12 tháng nhằm bù đắp nguồn vốn thiếu hụt, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân trong thời gian ngắn; phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân. - Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn vay từ 12 – 60 tháng chủ yếu để phục vụ nhu cầu đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến nâng cấp máy móc thiết bị công nghệ mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc xây dựng những dự án nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. - Cho vay dài hạn: Là những loại cho vay có thời hạn trên 60 tháng, nhưng không vượt quá thời hạn hoạt động của dự án theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập; đối với pháp nhân không quá 15 năm, chủ yếu để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh có qui mô lớn, xây dựng nhà ở, các phương tiện vận tải lớn. b. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn Tín dụng sản xuất kinh doanh: Là loại tín dụng cung cấp cho các nhà doanh nghiệp để tiến hành sản xuất và kinh doanh. Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như: mua sắm nhà cửa, xe cộ, các hàng hóa bền chắc và cả những nhu cầu hằng ngày. Tín dụng tiêu dùng có thể được cấp phát dưới hình thức bằng tiền hoặc dưới hình thức bán chịu hàng hóa. Tín dụng nông nghiệp: Là hình thức cấp phát tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn của nông dân sản xuất nông nghiệp. c. Căn cứ vào chủ thể tín dụng Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa NH, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân. Tín dụng nhà nước: Là quan hệ tín dụng trong đó Nhà Nước là người đi vay. Chủ thể trong quan hệ tín dụng nhà nước bao gồm: Người đi vay là Nhà 6 Nước, người cho vay là dân chúng, các tổ chức kinh tế, NH và nước ngoài. Mục đích đi vay của Nhà Nước là bù đắp các khoản bội chi ngân sách. Tín dụng quốc tế: Đây là quan hệ tín dụng giữa các Chính phủ, giữa các tổ chức tài chính tiền tệ được thực hiên bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm trợ giúp lẫn nhau để phát triển kinh tế xã hội của một Nước. d. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng Tín dụng có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo như thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có bảo lãnh của người thứ ba. Sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để NH có thêm một nguồn thu thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. Tín dụng không đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của khách hàng. 2.1.2.3 Vai trò của tín dụng - Tín dụng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, là công cụ thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng, tài trợ cho các ngành kinh tế phát triển và góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Khi một nền kinh tế ngày càng phát triển thì đòi hỏi cần phải có một lượng vốn đủ lớn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và tín dụng ra đời để đáp ứng những nhu cầu đó bằng cách tập trung những lượng tiền nhàn rỗi không sử dụng chuyển sang những nơi thiếu vốn. Hay nói cách khác, tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. - Đáp ứng nhu cầu về vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục. - Thúc đẩy quá trình tập trung vốn, tập trung sản xuất, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất hiệu quả. - Là công cụ thực hiện chức năng quản lý kinh tế xã hội của Nhà Nước. - Tín dụng góp phần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. 2.1.2.4 Tín dụng ngân hàng đối với Hộ sản xuất Quy chế về cho vay bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng không phải là Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN (sữa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN) của Thống Đốc NHNN quy định như sau: a) Nguyên tắc vay vốn Khách hàng vay vốn của NH phải phải đảm bảo hai nguyên tắc: 7 - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: Tiền vay phải được sử dụng đúng theo mục đích đã được người đi vay thỏa thuận với NH và NH đã đồng ý. Đây là sự bắt buộc tuân thủ mà NH yêu cầu người vay phải thực hiện, nếu NH phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì NH có quyền thu hồi vốn trước hạn để tránh tình trạng rủi ro do sự thất tín của người vay. Nếu khách hàng tuân thủ đúng nguyên tắc của NH thì cũng có nghĩa giúp cho khách hàng sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh theo thỏa thuận và như vậy sẽ tạo ra được lợi nhuận, khi đó người vay tạo được uy tín với NH, giúp NH thực hiện được sứ mệnh của mình là góp phần phát triển sản xuất đồng thời cũng tạo ra lợi nhuận cho chính mình. - Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: Người đi vay phải chủ động trả nợ gốc và lãi cho NH sau khi đáo hạn. Nếu đến hạn người đi vay không chủ động trả nợ cho NH thì NH sẽ phong tỏa tài khoản tiền gửi của khách hàng (nếu khách hàng có tài khoản tiền gửi tại NH), chuyển nợ quá hạn (trường hợp không được cơ cấu lại thời hạn), hoặc NH sẽ phát mãi tài sản để thu hồi nợ. Trường hợp khách hàng không có khả năng thực hiện được hoặc không muốn thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình có thể làm cho NH thua lỗ, thậm chí bị phá sản. b) Điều kiện vay vốn - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. - Thực hiên các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẩn của NHNN Việt Nam. c) Thời hạn cho vay - Là khoảng thời gian tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa NH và khách hàng. - NH và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của NH để thỏa thuận về thời hạn cho vay. 8 d) Lãi suất cho vay - Mức lãi suất cho vay do NH và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam. - Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do NH ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. e) Mức cho vay - NH căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay. - Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc từng lần cho một dự án, phương án sản xuất, cụ thể như sau: + Đối với cho vay ngắn hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu là 10% trong tổng nhu cầu vốn. + Đối với cho vay trung và dài hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu là 20% trong tổng nhu cầu vốn. - Trường hợp khách hàng tín nhiệm, khách hàng là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không thể đảm bảo bằng tài sản; Nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên, Giám đốc NH nơi cho vay quyết định. - Giới hạn dư nợ cho vay đối với một khách hàng và nhóm khách hàng thực hiện theo quy định về giới hạn tín dụng tại thông tư 13/2010-NHNN. f) Phương thức cho vay - Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và NH nơi cho vay lập thủ tục vay vốn theo qui định và ký hợp đồng tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: NH và khách hàng vay xác định và thoả thuận 1 hạn mức tín dụng duy trì trong 1 thời gian nhất định, hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, hoặc để sử dụng thẻ tín dụng. - Cho vay theo dự án đầu tư: NH cho khách hàng vay để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống. g) Trả nợ gốc và lãi vay NH và khách hàng thỏa thuận về việc trả nợ gốc và lãi vốn vay như sau: + Các kỳ hạn trả nợ gốc; 9 + Các kỳ hạn trả lãi vốn vay cùng với kỳ hạn trả nợ gốc hoặc theo kỳ hạn riêng; + Đồng tiền trả nợ và việc bảo toàn giá trị nợ gốc bằng các hình thức thích hợp, phù hợp với quy định của pháp luật. - Đối với khoản nợ vay không trả nợ đúng hạn, được NH đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp nhận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó là nợ quá hạn và NH thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ; việc phạt chậm trả đối với nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay do hai bên thỏa thuận trên cơ sở quy định của pháp luật. - NH và khách hàng có thể thỏa thuận về điều kiện, số lãi vốn vay; phí trả trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn. h) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ NH tự quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay: - Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/ hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và NH đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo, thì NH xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay. - Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và được NH đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoản thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì NH xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng. Toàn bộ số dư nợ vay gốc của khách hàng có khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được phân loại vào các nhóm nợ thích hợp theo quy định về phân loại nợ của NHNN Việt Nam (Quyết định 493/2005/QĐNHNN). 2.1.3 Một vài chỉ tiêu áp dụng trong phân tích Để thấy bao quát được tình hình hoạt động tín dụng của NH, ta tiến hành phân tích vài chỉ tiêu chính: Doanh số cho vay; Doanh số thu nợ; Dư nợ; Nợ xấu theo thời hạn và theo ngành nghề. - Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà NH cho khách hàng vay trong khoản thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi lại. - Doanh số thu nợ: Là tất cả các khoản thu nợ mà NH đã thu về không phân biệt thời điểm cho vay. 10 - Dư nợ: Là khoản vay của khách hàng qua các năm nhưng chưa đến hạn trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã kí kết hoặc những khoản vay đã đến hạn nhưng do nguyên nhân nào đó chưa trả được. - Nợ xấu: là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đã đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho NH và không có lý do chính đáng. Khi đó NH sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN, nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 trong cơ cấu phân loại nợ. Đồng thời ta tính toán và phân tích các chỉ số như: Dư nợ bình quân mỗi HSX; Hệ số thu nợ đối với HSX; Tổng dư nợ cho vay HSX/Vốn huy động; Vòng quay vốn tín dụng đối với HSX; Nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay HSX nhằm đưa ra nhận xét và đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng đối với HXS. * Dư nợ bình quân mổi HSX Chỉ tiêu này phản ánh số tiền vay mỗi lượt của HSX. Số tiền vay càng cao chứng tỏ hiệu quả cũng như chất lượng cho vay tăng lên. Điều đó thể hiện sức sản xuất cũng như quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của HSX tăng lên cao. Đồng thời thể hiện chất lượng cho vay có xu hướng tăng. Số tiền bình quân HSX vay = Doanh số cho vay HSX Tổng số lượt HSX vay vốn * Hệ số thu nợ Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, NH sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt. Hệ số thu nợ HSX = Doanh số thu nợ HSX Doanh số cho vay HSX * Tổng dư nợ/Vốn huy động Tổng dư nợ CV trên VHĐ = Tổng Dư nợ CVHSX VHĐ x 100 (%) Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn huy động của NH, giúp so sánh khả năng cho vay của NH với nguồn vốn huy động được, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ cũng không tốt, bởi vì chỉ tiêu này quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn của NH thấp ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy NH đã sử dụng vốn huy động ngày càng không có hiệu quả. 11 * Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ nhất định, số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm, số vòng quay càng lớn càng tốt. Doanh số thu nợ HSX Vòng quay vốn tìn dụng = Dư nợ CVHSX bình quân x 100 (%) * Tỷ lệ nợ xấu Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NH, nó đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại NH. Tỷ lệ này càng thấp nghĩa là chất lượng nghiệp vụ tín dụng của NH càng cao và ngược lại. Theo quy định của NHNN thì tỷ lệ này không được phép vượt quá 3%. Tỷ lệ nợ quá hạn HSX = Dư nợ xấu HSX Tổng dư nợ HSX x 100 (%) 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Luận văn được nghiên cứu dựa trên việc thu thập số liệu từ các báo cáo tổng kết cuối năm của NH từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. Luận văn còn thu thập thêm các thông tin từ các tạp chí, các bài báo có liên quan để giúp ích cho quá trình phân tích. Ngoài ra còn có thể hỏi trực tiếp Cán bộ, Nhân viên trong NH để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động tín dụng đối với HSX. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Dùng các chỉ tiêu phân tích có liên quan đến hoạt động tín dụng. - Phương pháp đánh giá tổng quan: Là đưa ra nhận xét chung về vấn đề phân tích. Phương pháp này áp dụng cho mục tiêu: Đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của NH; tình hình nguồn vốn và huy động vốn; phân tích hoạt động cho vay; thu nợ; dư nợ; nợ xấu theo thời hạn tín dụng và theo từng ngành nghề từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. - Phương pháp đánh giá riêng biệt: Là đánh giá từng phần riêng biệt trong cái tổng thể nghiên cứu. Phương pháp này dùng để áp dụng cho mục tiêu: Phân tích hoạt động cho vay HSX, thu nợ HSX, dư nợ HSX, nợ xấu HSX theo thời hạn tín dụng và theo từng ngành từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. - Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử 12 dụng để so sánh số liệu năm sau tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân của sự biến động đó để từ đó đề ra biện pháp khắc phục y = y 1 – y o Trong đó: y o : Chỉ tiêu năm trước y 1 : Chỉ tiêu năm sau y: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. - Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. y = (y 1 / y o )*100% - 100% Trong đó: y o : Chỉ tiêu năm trước y 1 : Chỉ tiêu năm sau y: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. - Phương pháp so sánh tỷ trọng: phương pháp này là xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang xem xét, phân tích. Phương pháp này dùng để áp dụng cho mục tiêu: phân tích tình hình huy động vốn, phân tích hoạt động cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu theo thời hạn tín dụng và theo từng ngành từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. 13 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH ĐỒNG THÁP 3.1 SƠ LƯỢC VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CHÂU THÀNH Châu thành là một huyện phía nam của tỉnh Đồng Tháp, phía Bắc giáp Sông tiền, phía Nam giáp huyện Bình Minh của tỉnh Vĩnh Long, phía Đông giáp thị xã Sa Đéc. Huyện Châu Thành có 11 xã và một thị trấn, diện tích tự nhiên 234km2 chiếm 7,25% diện tích của tỉnh Đồng Tháp. Về kinh tế xã hội, huyện Châu Thành có những đặc điểm cơ bản sau: - Các xã trong huyện phát triển chủ yếu là cây lúa và cây ăn trái. - Ngành nuôi trồng thủy sản cũng khá phát triển tại các xã cù lao, là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các cơ sở chế biến tại các khu công nghiệp như: khu công nghiệp Sa Đéc, khu công nghiệp Cái Tàu Hạ. - Cơ khí phục vụ cho nông nghiệp còn rất ít và nhỏ bé, chủ yếu là nghề rèn, sữa chữa máy móc, nên việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. - Ngành công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp huyện chỉ phát triển mạnh ở khâu xây xát lúa gạo. - Giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh, điện lưới quốc gia đã phủ kính toàn huyện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất. 3.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHNo & PTNT CHÂU THÀNH TỈNH ĐỒNG THÁP NHNo & PTNT huyện Châu Thành là chi nhánh của NHNo & PTNT thôn tỉnh Đồng Tháp. Tên giao dịch: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành – Đồng Tháp. Trụ sở giao dịch: Số 191, quốc lộ 80, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Điện thoại: 067.840622 ; Fax: 067.840228 Giám đốc : Ông Trần Công Quyền Từ khi thành lập đến nay, NH đã qua hai lần đổi tên. Theo sự biến đổi của nền kinh tế, trong đó lĩnh vực tài chính NH nói riêng và những yêu cầu cần thiết trong lĩnh vực này thì tháng 8 năm 1988 NHNN Việt Nam chi nhánh huyện Châu Thành đổi tên thành Ngân hàng Phát triển Nông thôn và hoạt 14 động kinh doanh đa năng hơn. Đến tháng 10 năm 1990 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành. Trong quá trình hòa nhập vào cơ chế mới hoạt động của NH gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự cố gắng của cán bộ Công nhân Viên chức mà NHNo & PTNT huyện Châu Thành đã từng bước khẳng định vị trí của mình trong quá trình đưa huyện nhà ngày một phát triển đi lên. Ngày nay, chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành đã trở thành người bạn đáng tin cậy của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nhiệp tư nhân, cá thể sản xuất kinh doanh và nông nghiệp trên địa bàn huyện. 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN 3.3.1 Cơ cấu tổ chức Bộ máy tổ chức của NHNo & PTNT huyện Châu Thành có thể được diễn đạt qua sơ đồ sau: Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh Cán Bộ Tín Dụng Phòng Kế toán Ngân Quỹ Tổ Ngân Quỹ Bộ Phận Kê Toán Phòng Hành Chính Nhân Sự Tổ Chức Hành Chính Tổ Bảo Vệ Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT huyện Châu Thành 15 3.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Giám đốc: Trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoặc phân công, ủy quyền cho Phó Giám đốc hoặc trưởng phòng nghiệp vụ để thực hiện công tác nghiệp vụ chuyên môn theo quy định. Đồng thời triển khai các chủ trương, chính sách của Nhà Nước có liên quan đến hoạt động của NH. Phó giám đốc: Thay mặt cho Giám đốc điều hành và quyết định toàn bộ hoạt động của NH. Đồng thời, trực tiếp quản lý và theo dõi mọi hoạt động của phòng kế hoạch kinh doanh thông qua các hồ sơ vay và các hợp đồng tín dụng. Phòng kế hoạch kinh doanh: Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh thực hiện kiểm tra tình hình công tác của cán bộ tín dụng và tiến hành thực hiện các công việc như: nghiên cứu xây dựng các đề án chiến lược, tổng hợp phân tích hoạt động kinh doanh tại đơn vị và thực hiện các công việc khác do cấp trên phân công. Cán bộ tín dụng: - Chủ động tìm kiếm và hướng dẫn khách hàng về thủ tục vay vốn, tiến hành thẩm định trước, trong và sau khi thực hiện các hợp đồng tín dụng. - Lập báo cáo thẩm định và thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay, không cho vay khi có quyết định của Giám đốc. - Đôn đốc khách hàng trả nợ vay theo đúng hạn và xử lý những vi phạm tín dụng theo quyết định của Giám đốc hoặc người được ủy quyền. - Thường xuyên phân loại dư nợ, lập kế hoạch thu nợ, quản lý nợ quá hạn đề xuất hướng khắc phục hạn chế. Tổng hợp lập báo cáo và phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm, soạn thảo các báo cáo, tổng kết và thực hiện một số chức năng nhiệm vụ khác do Ban Giám Đốc giao phó. - Lưu trữ hồ sơ theo quy định. Phòng kế toán- ngân quỹ: - Lập kế hạch và thu chi quyết toán hàng năm. - Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh hằng ngày như: rút, gửi tiền tiết kiệm, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các công tác chuyển tiền theo quy định. 16 - Kiểm tra hồ sơ vay theo danh mục và đối chiếu với số dư tiền gửi theo quy định. - Thực hiện thu chi,thống kê báo cáo, lưu trữ hồ sơ và thực hiện các nghiệp vụ khác về kho quỹ theo quy định. Tổ hành chính sự nghiệp: Là nơi tham mưu cho Giám đốc trong việc trong việc điều hành mọi hoạt đông của NH, đề xuất các vấn đề có liên quan đến công tác nhân sự của chi nhánh khu vực. Ngoài ra, còn là bộ phận thực hiện các chế độ lao động, tiền lương, đào tạo cán bộ, tổ chức thi đua, khen thưởng, kỷ luật. 3.4 CHỨC NĂNG CỦA NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH 3.4.1 Chức năng trung gian tín dụng Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng thì NH là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này NH vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay được thể hiện qua một số nghiệp vụ như: - Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn của các thành phần kinh tế trong mọi lĩnh vực và dân cư trên địa bàn hoạt động. - Phát hành các loại kỳ phiếu theo thời gian và lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. - Cấp tín dụng ngắn hạn, trung hạn đối với các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế bằng đồng Việt Nam. Huy động vốn Người cho vay (Tổ chức, cá nhân) Cấp tín dụng Ngân hàng Người đi vay (Tổ chức, cá nhân) Cho vay trực tiếp trong nền kinh tế Hình 3.2 Sơ đồ chức năng trung gian tín dụng của Ngân hàng 17 3.4.2 Chức năng trung gian thanh toán Ở chức năng này NH giúp khách hàng thuận tiện trong việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ khi giữa người mua và người bán có tài khoản tiền gửi thanh toán tại cùng một NH hoặc ở hai NH khác nhau, bằng cách NH sẽ trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để trả tiền mua hàng hóa cho người bán theo Lệnh chi tiền của khách hàng đồng thời báo Nợ tài khoản khách hàng là người mua và NH sẽ báo Có vào tài khoản khách hàng là người bán. Trong trường hợp người mua và người bán có tài khoản tiền gửi thanh toán ở hai NH khác nhau thì khi đó NH sẽ thực hiện thu hộ hay chi hộ thông qua hệ thống liên NH theo yêu cầu của khách hàng. Cung ứng hàng hóa dịch vụ Người trả tiền (Tổ chức, cá nhân) Ngân hàng Người thụ hưởng (Tổ chức, cá nhân) Lệnh chi Báo Nợ Báo Có Hình 3.3 Sơ đồ chức năng trung gian thanh toán của Ngân hàng (trường hợp hai khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán tại một Ngân hàng) 3.4.3 Chức năng tạo tiền Đây là chức năng quan trọng phản ánh rõ bản chất của một NH được thực thi trên cơ sở hai chức năng trên của NH, tức chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, NH sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản thanh toán tiền gửi của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa thanh toán dịch vụ.. Với chức năng này NH đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán chi trả của xã hội. 18 3.5 BỘ HỒ SƠ CHO VAY VÀ QUY TRINH NGHIỆP VỤ CHO VAY 3.5.1 Bộ hồ sơ vay vốn 3.5.1.1 Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp a. Khách hàng vay là tổ chức pháp nhân * Hồ sơ pháp lý: Bản sao có công chứng những giấy tờ sau: - Quyết định thành lập doanh nghiệp (nếu có). - Điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân). - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp; các giấy đăng ký thay đổi (nếu có). - Giấy phép hành nghề (nếu có). - Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). - Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập. - Giấy chứng nhận mã số thuế. - Giấy chứng nhận mã số doanh nghiệp (nếu có). - Biên bản họp về việc vay vốn và thế chấp tài sản (bản chính). - Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản (dùng trong trường hợp cho vay tín chấp). - Các chứng từ khác có liên quan (nếu có). * Hồ sơ kinh tế: - Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kì. - Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh kì gần nhất. - Các loại báo cáo kế toán theo yêu cầu của NH nơi cho vay (Bảng cân đối kế toán, báo cáo quyết toán 2 năm liền kề, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kiểm toán). * Hồ sơ vay vốn: - Giấy đề nghị vay vốn. - Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ. - Các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, các chứng từ liên quan đến việc sử dụng vốn vay. - Các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo. 19 b. Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác * Hồ sơ pháp lý: Bản sao có công chứng những giấy tờ sau: - Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, Sổ hộ khẩu (đối với đại diện hộ gia đình, cá nhân). - Bản photo có công chứng hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác). - Giấy ủy quyền cho người đại diện đi vay vốn. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác có đăng ký kinh doanh). * Hồ sơ vay vốn: - Giấy đề nghị vay vốn. - Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo qui định. - Đối với những người hưởng lương, khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống, phải có giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập ổn định. 3.5.1.2 Hồ sơ do ngân hàng lập - Báo cáo thẩm định, tái thẩm định. - Biên bản họp hội đồng tư vấn tín dụng (nếu có). - Tờ trình gửi NH cấp trên (nếu có). - Các loại thông báo: phê duyệt khoản vay, phê duyệt hạn mức tín dụng, từ chối cho vay… 3.5.1.3 Hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập - Hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn. - Giấy nhận nợ. - Hợp đồng đảm bảo tiền vay. - Biên bản xác định giá trị tài sản đảm bảo (nếu có). - Biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng (trường hợp nợ bị rủi ro). - Biên bản kiểm tra sau khi cho vay. 20 3.5.2 Quy trình nghiệp vụ cho vay Khi khách hàng vay vốn tại NHNNo & PTNT huyện Châu Thành phải thực hiện theo quy trình mà cán bộ tín dụng hướng dẫn thực hiện như sau: (7) Khách Hàng (8) (1) (2) (6a) Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ (6b) (5) Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh (3) Trưởng Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh (4) Giám Đốc Hình 3.4 Quy trình cho vay của NHNo & PTNT huyện Châu Thành Sơ đồ tín dụng trên có thể mô tả như sau: (1) Khách hàng có nhu cầu vay vốn gửi hồ sơ và phương án kinh doanh đến cán bộ tín dụng tại phòng kế hoạch kinh doanh. (2) Cán bộ tín dụng kiểm tra sơ thẩm bộ hồ sơ và hẹn ngày xuống tới nơi khách hàng và thẩm định. (3) Sau khi thẩm định dự án xong, cán bộ tín dụng kiểm soát các yếu tố hợp pháp của hồ sơ vay vốn, đề nghị cho vay với số tiền, mức lãi suất , thời hạn cho vay và sau đó trình lên trưởng phòng kế hoạch kinh doanh. (4) Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh kiểm soát các yếu tố hồ sơ và căn cứ các yếu tố phê duyệt của cán bộ tín dụng làm căn cứ để đồng ý cho vay hoặc không cho vay, nếu đồng cho vay thì trình hồ sơ lên Giám đốc. (5) Giám đốc nhận hồ sơ và xem xét các yếu tố pháp lý của hồ sơ và căn cứ vào nguồn vốn của NH mà quyết định cho vay, sau đó trả hồ sơ lại cho phòng kế hoạch kinh doanh. 21 (6a) Khi nhận lại hồ sơ cán bộ tín dụng lưu hồ sơ vào sổ và nhập thông tin vào hệ thống máy tính và thông báo cho khách hàng đến phòng kế toán ngân quỹ để nhận tiền. (6b) Đồng thời cán bộ tín dụng cũng chuyễn hồ sơ đến phòng kế toán ngân quỹ để nghi vào chứng từ và sổ sách kế toán. (7) Tại phòng kế toán ngân quỹ sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng. (8) Giám sát tín dụng và thanh lý hợp đồng: Giám sát tín dụng là bước nghiệp vụ kế tiếp giai đoạn giải ngân, nhằm bảo đảm cho số tiền vay được sử dụng đúng mục đích, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Thanh lý hợp đồng tín dụng, sau khi khách hàng nộp tiền tất toán nợ gốc và lãi, NH tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ theo qui định. Đến đây có thể nói rằng quy trình tín dụng được kết thúc. Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu vay tiếp thì NH sẽ tiếp tục thực hiện lại các bước mới của qui trình cho vay. Còn nếu khoản vay có vấn đề thì NH sẽ tiến hành phân loại nợ và đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp. 3.6 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG 3.6.1 Thuận lợi Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành là NH đầu tiên đặt ngay trung tâm thị trấn Cái Tàu Hạ, nơi có địa bàn phát triển kinh tế khá mạnh trên toàn huyện, mức sống của người dân cao hơn những xã hay khu vực khác trong huyện. Châu Thành là huyện phát triển mạnh về sản xuất nông nghiệp. Như vậy với cái tên của mình NHNo & PTNT Châu Thành đã sớm khẳng định được thương hiệu của mình trong tâm trí của bà con nông dân nói chung và bộ phận sản xuất trên địa bàn nói riêng. Do đó NHNo & PTNT huyện Châu Thành có thế mạnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh. NH được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của NH cấp trên từ đó tạo điều kiện cho NH có hướng đi đúng đắn và hoàn thiện hơn. NH có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng động, linh hoạt dưới sự quản lý, điều hành của Ban lãnh đạo dồi dào kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao đã tạo lòng tin nơi khách hàng. Đưa hoạt động của NH đi lên và ngày càng hoàn thiện, phát triển hơn nữa. 22 NH có tiềm năng huy động vốn do dân cư trên địa bàn có thu nhập ngày càng ổn định và đời sống dần được nâng cao. 3.6.2 Khó khăn Trên địa bàn ngày càng có nhiều NH thương mại mới hoạt động nên sự cạnh tranh về huy động vốn và cho vay ngày càng gay gắt hơn. Đội ngủ nhân viên tuy nhiệt tình nhưng phần đông là lớn tuổi, nên gánh nặng về tuổi tác, chuyên môn là vấn đề khó khăn. Thẻ ATM phát hành nhưng chưa được sử dụng phổ biến do chi nhánh trang bị hệ Thống ATM còn rất ít. Việc giao dịch ở tại chi nhánh và 1 phòng giao dịch ở Nha Mân là gánh nặng không nhỏ khi mạng lưới giao dịch của NH có đến 11 xã và 1 thị trấn. Nhất là những lúc vào mùa vụ lượng khách hàng đến rất đông, đội ngũ nhân viên đã phải làm việc rất vất vả nhưng vẩn không tránh khỏi tình trạng chậm trễ, sai sót làm cho nguồn vốn đến tay người vay chậm ảnh hưởng đến uy tín cũng như thu nhập của NH. Trên địa bàn huyện dịch bệnh thường xuất hiện gây ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất của người dân, làm đầu ra của họ không đủ trả nợ. 3.7 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG Trong nền kinh tế hiện nay , NH phải đối mặt với nhiều khó khăn như sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ , sự biến động của thị trường tài chính và những quy định về chính sách tiền tệ của NHNN. Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh của NH phải thật sự có hiệ u quả. Nghĩa là phải thu được lợi nhuận. Hơn nữa bất kì một NH nào hoạt động cũng hướng đến mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là nhân tố quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của NH, giúp NH mở rộng quy mô hoạt động của mình trên thị trường. Với NHNo & PTNT huyện Châu Thành, mục tiêu cuối cùng là phải đạt được lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Trong thời gian qua, nhờ sự phấn đấu không ngừng để đạt những mục tiêu đề ra NHNo & PTNT huyện Châu Thành đã được kết quả như sau: 23 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT:Triệu đồng Năm Chêch lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 Số tiền % Tổng thu nhập 42.877 62.632 69.421 36.100 32.299 19.755 46,07 6.789 10,79 (3.801) -10,53 Tổng chi phí 39.438 58.732 65.173 33.587 29.385 19.294 48,92 6.441 10,97 (4.202) -12,51 3.439 3.900 4.248 2.513 2.914 461 13,41 348 8,92 Lợi nhuận (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành) 24 401 15,96 Trong những năm qua, Hệ thống NH hiện nay còn gặp nhiều khó khăn trước bối cảnh kinh tế chưa ổn định, lạm phát ở mức cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của NH. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các NH trên địa bàn cũng là mối quan tâm của NH. Tuy nhiên kết quả hoạt động kinh doanh của NH vẩn tăng trưởng ổn định qua các năm. - Về thu nhập: Ta thấy thu nhập của NH qua 3 năm điều tăng, tốc độ tăng mạnh nhất vào năm 2011. Cụ thể thu nhập năm 2011 đạt 62.632 triệu đồng tăng 19.755 triệu đồng, tương ứng tăng 46,07% so với năm 2010. Nhưng tốc độ tăng có phần chậm lại ở năm 2012, tăng 10,79% so với năm 2011. Riêng về thu nhập 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, mức giảm tương ứng là 10,53%. Nguyên nhân làm cho thu nhập năm 2011 tăng mạnh là do lãi suất cho vay năm 2011 cao lên đến (19% - 21%), tùy theo từng ngành nghề mà NH áp dụng mức lãi suất khác nhau, làm thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng mạnh, từ đó làm cho tổng thu nhập tăng theo. Tốc độ tăng thu nhập năm 2012 có sự châm lại là do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chính là: Năm 2012 NHNN đã thắt chặt lãi suất hơn theo thông tư 19/2012/TTNHNN, theo đó lãi suất tiền gửi tối đa dao động trong mức 9%/năm 9,5%/năm, và dựa vào lãi suất tiền gửi mà NH ấn định mức lãi suất cho vay phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh, đối tượng khách hàng vì vậy mà làm giảm thu nhập từ hoạt động tín dụng. Thu nhập 6 tháng đầu năm 2013 có sự giảm xuống là trong thời gian gần đây tình hình hoạt động của ngành NH nói chung không mấy khả quan về đầu vào cũng như đầu ra. NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành cũng không ngoại lệ, hơn nữa tình hình kinh tế có những chuyển biến phức tạp, giá cả hàng hóa ngày càng leo thang đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của NH. - Về chi phí: Trong hoạt động kinh doanh của NH luôn phát sinh những khoản chi phí, trong đó chi phí cho hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của NH. Qua bảng số liệu ta thấy sự biến động của chi phí cũng tương ứng với sự thay đổi của thu nhập. Năm 2011 tổng chi phí tăng cao, tốc độ tăng là 48,92% so với năm 2010, sau đó tốc độ tăng chậm lại ở năm 2012, 25 tăng 10,97% so với năm 2011 và chi phí ở 6 tháng đầu năm 2013 có sự giảm xuống so với chi phí 6 tháng đầu năm 2012. Sở dĩ có sự tăng nhanh của chi phí vào năm 2011 là do trong năm NH đã tốn khoản chi phí khá lớn cho việc chi trả lải tiền gửi từ đó làm cho tổng chi phí cũng tăng lên (Do NHNN định trần lãi suất huy động lên tới 14%/năm theo thông tư 02/2011/TT-NHNN, vì vậy mà chi phí trả lãi tiền gửi tăng cao). Năm 2012 tốc độ tăng của chi phí chậm lại ở mức 10,97%, vì trong năm 2012 thì NHNN đã tiếp tục điều chỉnh trần lãi suất huy động về mức 9%/năm theo thông tư 19/2012/TT-NHNN theo đó mà chi phí cho hoạt động tín dụng của NH cũng giảm so với năm 2011. Lãi suất huy động ở những tháng đầu năm 2013 lại tiếp tục giảm xuống nên vì thế mà chi phí cho hoạt động tín dụng trong thời gian này cũng giảm theo, mặt khác ban lãnh đạo NH đã tăng cường kiểm soát những khoản chi phí không hợp lý nhằm tối thiểu hóa chi phí cho NH. - Về lợi nhuận: Với sự gia tăng thu nhập cũng như chi phí trong thời gian vừa qua thì lợi nhuận của NH cũng có sự biến động tương ứng với sự thay đổi của thu nhập và chi phí. Qua bảng số liệu trên cho ta thấy được lợi nhuận trong ba năm qua đều tăng trưởng, cụ thể tốc độ tăng năm 2011 là 13,41% so với năm 2010, tốc độ tăng ở mức 8,92% vào năm 2012. Như vậy mức tăng trưởng lợi nhuận trung bình là 11,2%. Riêng lợi nhuận ở 6 tháng đầu năm 2013 vẩn có sự tăng trưởng so với 6 tháng đầu năm 2012, tuy thu nhập giảm nhưng do NH tiết kiệm được chi phí nên lợi nhuận vẩn đạt được mức tăng trưởng là 15,96%. Qua phân tích ta thấy rằng lợi nhuận của NH có xu hướng ngày càng tăng thêm, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng hoạt động kinh doanh của NH luôn có hiệu quả. Có được kết quả trên là nhờ sự nổ lực của toàn thể cán bộ trong NH, đặc biệt là năng lực điều hành của Ban lãnh đạo đã góp phần không nhỏ để đạt được kết quả này. Ban lãnh đạo NH không những có tầm nhìn với những chiến lược phù hợp với tình hình chung của thị trường và luôn đảm bảo tuân thủ đúng theo những quy định và cơ chế của NHNN, các hoạt động quản trị trong nội bộ NH luôn phát huy hiệu quả. Mặt khác trong công tác tín dụng, lợi nhuận luôn là mục tiêu phấn đấu của NH, vì xét trên phương diện nào thì nó vẫn là một trong những nhân tố chứng tỏ hiệu quả hoạt động của NH. Chính vì thế trong thời gian tới, NH cần nỗ lực hơn nữa trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng để lợi nhuận luôn có sự tăng trưởng. 26 3.8 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG 3.8.1 Mục tiêu Nguồn vốn huy động phấn đấu đạt 541.300 triệu đồng tăng trưởng 20,4% so với năm 2012. Trong đó tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng trên 80% tổng nguồn vốn huy động. Tổng dư nợ phấn đấu đạt 454.450 triệu đồng, tăng 11,4% so với năm 2012. Trong đó dư nợ cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng 15% trên tổng dư nợ. Nợ xấu phấn đấu < 1% trên tổng dư nợ. 3.8.2 Định hướng phát triển Tập trung giữ vững thị phần, tăng qui mô hoạt động kinh doanh, dịch vụ của NH nhằm thu hút nhiều hơn khách hàng đến giao dịch với NH. Duy trì tính ổn định và bền vững về nguồn vốn huy động cũng như trong hoạt dộng tín dụng, nhất là giữ vững khách hàng truyền thống. Phân tích đánh giá thị trường, thị phần, chú trọng tập trung thị phần đầu tư tại khu vực nông nghiệp, nông thôn. Xác định HSX, cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là khách hàng vừa cơ bản vừa lâu dài. Xây dựng chương trình, phương án đầu tư phù hợp với chiến lược phát triển của từng địa phương để giảm thiểu rủi ro. Thực hiện nghiêm túc các quy định của ngành, của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có liên quan đến công tác tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng. Nâng cao khả năng tự chủ trong điều hành hoạt động kinh doanh, tự chủ về tài chính để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. 27 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH ĐỒNG THÁP 4.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH 4.1.1 Tình hình nguồn vốn Trong mọi hoạt động của NH nguồn vốn luôn chiếm một vai trò quan trọng, bởi nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Khi các chủ thể trong nền kinh tế cần vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh, họ thường đến NH xin vay vốn. Vì vậy một NH muốn tồn tại ổn định và phát triển thì điều kiện trước tiên là phải có nguồn vốn đủ lớn mới đảm bảo cho các hoạt động của NH. Nguồn vốn của NHNo & PTNT Châu Thành gồm vốn huy động và vốn điều chuyển từ Hội Sở. - Đối với nguồn vốn huy động: NH được toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lại một phần theo tỷ lệ đảm bảo do NHNN quy định, đồng thời có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho khách hàng. - Đối với nguồn vốn điều chuyển: Là nguồn vốn được điều chuyển từ Hội Sở đến các chi nhánh giúp các chi nhánh ổn định nguồn vốn, năng khả năng cho vay. NH chỉ sử dụng nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động, được phép sử dụng không đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động tại Chi Nhánh, khi đó Chi Nhánh sẽ yêu cầu được điều chuyển vốn đến và phải chịu lãi suất bằng với lãi suất huy động bình quân tại thời điểm nhận lệnh điều chuyển. Ta có thể xem xét nguồn vốn của NH dựa vào số liệu trong bảng: 28 Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT:Triệu đồng Năm Chêch lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 Số tiền Vốn huy động 280.046 352.113 449.624 250.293 403.994 Vốn điều chuyển 44.529 9.432 17.605 9.705 18.550 Tổng nguồn vốn 324.575 361.545 467.229 259.998 422.544 72.067 % 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 25,73 97.511 27,69 153.701 61,41 (35.097) -78,82 8.173 86,65 8.845 91,14 105.684 29,23 162.546 62,52 36.970 11,39 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành) 29 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 Ta thấy nguồn vốn của NH liên tục tăng trong thời gian qua, mức gia tăng chủ yếu của nguồn vốn là do vốn huy động tăng bởi trong tổng nguồn vốn của NH thì vốn huy động luôn chiếm một tỷ trọng cao còn lại phần nhỏ là vốn điều chuyển. Thực tế cho thấy trong tổng nguồn vốn của NH thì đa phần là vốn huy động, cụ thể năm 2010 vốn huy động chiếm 86,28% trong tổng nguồn vốn; năm 2011vốn huy động chiếm 97,39% trong tổng nguồn vốn; năm 2012 vốn huy động chiếm 96,23% trong tổng nguồn vốn và 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy động vẩn chiếm tỷ trọng cao, chiếm 95,61% trong tổng nguồn vốn. Vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nó sẽ đánh giá được tính độc lập của chi nhánh, hơn nữa nó sẽ cho thấy được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với NH. Riêng vốn điều chuyển chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn là điều cần phát huy vì việc sử dụng vốn điều chuyển sẽ chịu nhiều chi phí hơn việc sử dụng vốn huy động. Nguồn vốn NH liên tục tăng một mặt là để đáp ứng nhu cầu cung ứng vốn cho các cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế, mặt khác do ý thức được tằm quan trọng của nguồn vốn nên trong thời gian qua NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành đã không ngừng nổ lực làm cho nguồn vốn ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên nguồn vốn kinh doanh của NH còn lệ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển của NH cấp trên. Chính vì vậy trong thời gian tới, NH cần đẩy mạnh công tác huy động vốn để chủ động nguồn vốn kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng. 4.1.2 Tình hình huy động vốn NH là tổ chức tài chính trung gian kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt – tiền tệ dựa vào nguồn vốn đi vay từ công chúng và thị trường. Muốn có đủ nguồn vốn kinh doanh NH phải mua các quyền sử dụng vốn tiền gửi từ các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Do vậy công tác huy động vốn được xem là quan trọng hàng đầu và cần có biện pháp để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Nếu NH huy động được nhiều vốn sẽ chủ động được trong công tác cho vay, đồng thời làm giảm áp lực và gánh nặng cho chính chi nhánh NH và Hội Sở; mặt khác giúp NH mở rộng kinh doanh từ đó làm tăng lợi nhuận cho NH. Do ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn trong những năm qua NH đã không ngừng cải tiến hoạt động huy động vốn trên địa bàn nhằm tận dụng các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để tăng nguồn vốn hoạt động của mình đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn vay hiện nay. Cụ thể trong những năm qua tình hình huy động vốn của NH như sau: 30 Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT:Triệu đồng Năm Chêch lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 Số tiền Tiền gửi không kỳ hạn % 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 29.219 31.640 70.243 33.780 42.198 2.421 8,29 38.603 122 8.418 24,92 Tiền gửi có kỳ hạn: 250.827 320.473 379.381 216.513 361.796 69.646 27,77 58.908 18,38 145.283 67,10 Tổng 280.046 352.113 449.624 250.293 403.994 72.067 25,73 97.511 27,69 153.701 61,41 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành) 31 Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động của NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành không ngừng tăng lên, mức gia tăng ở cả giai đoạn 20102012 và 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể năm 2011 vốn huy động của NH đạt 352.113 triệu đồng tăng 25,73% so với năm 2010, sang năm 2012 vốn huy động tiếp tục tăng, tăng 27,69% so với năm 2012. Đặc biệt, nếu so sánh 6 tháng đầu năm 2013 với 6 tháng cùng kỳ năm trước thì nguồn vốn huy động tăng lên rất nhiều, tăng thêm 153.701 triệu đồng tương ứng tăng 61,41%. Nguyên nhân làm cho nguồn vốn huy động của NH liên tục tăng trong thời gian qua là do người dân ở địa phương khi có thu nhập dư ra họ thường chọn phương án gửi vào NH để sinh lời đồng thời cũng giúp họ tránh được rủi ro khi giữ tiền ở nhà, mặc khác do Ban lãnh đạo NH quyết tâm thực hiện nhiều biện pháp tích cực trong huy động để thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân, vốn huy động đạt được như thế có liên quan đến uy tín, phong cách phục vụ cùng mặt bằng lãi suất tại NH, NH đã tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lượng cao đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn: - Tiền gửi không kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn hay còn gọi là tiền gửi thanh toán. Là khoản tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất kì lúc nào. Đối với loại tiền gửi này khách hàng sẽ được NH mở một tài khoản tiền gửi thanh toán và số dư trong tài khoản này được dùng để đáp ứng các nhu cầu giao dịch của khách hàng mà không có sự ràng buộc về thời gian. Tuy nhiên, đối với loại tiền gửi không kỳ hạn khách hàng có thể gửi vào hay rút ra bất cứ lúc nào nên NH phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, vì vậy lãi suất của tiền gửi thanh toán là rất thấp. Vì lãi suất thấp như vậy nên khách hàng gửi tiền vào tài khoản này không nhằm mục đích sinh lời mà dùng để thanh toán. Đây là loại tiền chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động, tuy nhiên lượng tiền này tăng liên tục qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2011 tiền gửi không kỳ hạn đạt 31.640 triệu đồng tăng 8,29% so với năm 2010, đến năm 2012 khoản tiền gửi này tăng lên rất nhiều tăng 122% so với năm 2011và lượng tiền gửi không kỳ hạn của 6 tháng đầu năm 2013 tăng 24,92% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng ngày càng tăng là do trên địa bàn huyện Châu Thành ngày càng có nhiều tổ chức kinh tế được thành lập, hoạt động trao đổi mua bán diển ra thường xuyên và nhiều hơn nên việc thanh toán qua NH là điều cần thiết. Hơn nữa đời sống vật chất xã hội ngày càng được 32 nâng cao thì nhu cầu gửi tiền và thanh toán qua NH là tất nhiên vì nó rất tiện ít. Thêm một lý do làm cho tiền gửi không kỳ hạn tăng lên là do đây là nguồn vốn có chi phí thấp, NH có thể tận một cách hợp lý nguồn vốn này để cho vay và kiếm được lợi nhuận (Theo quy định thông tư 15/2009/TT-NHNN thì NH được phép sử 30% khoản tiền gửi không kỳ hạn để cho vay trung và dài hạn). - Tiền gửi có kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có sự thỏa thuận giữa NH và khách hàng về thời hạn rút tiền. Về nguyên tắc thì khách hàng không được rút tiền trước thời hạn, tuy nhiên vì yếu tố cạnh tranh nên các NH thường áp dụng mức lãi suất không kì hạn khi khách hàng có nhu cầu rút vốn trước hạn. Đây là loại tiền gửi có lãi suất cao nên NH thường sử dụng lượng tiền này đề cho vay. Đây là khoản tiền chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động và là nguồn tiền chủ yếu NH sử dụng để kinh doanh. Qua bảng số liệu ta thấy, lượng tiền gửi này liên tục tăng trong thời gian qua, mức tăng tương đối điều qua các năm, chỉ riêng ở 6 tháng đầu năm 2013 thì tốc độ tăng tương đối cao. Cụ thể, năm 2011 tăng 69.646 triệu đồng tương ứng tăng 27,77% so với năm 2010, năm 2012 tăng 58.908 triệu đồng tương ứng tăng 18,38% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng lên rất nhiều so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012, tăng 145.283 triệu đồng tương ứng tăng 67,10%. Vì đây là nguồn vốn có tính ổn định, NH có thể chủ động tối đa nguồn tiền này để đầu tư sinh lợi mà không cần dự trữ quá nhiều, nên trong thời gian qua NH đã không ngừng nổ lực để thu hút khách hàng gửi tiền, bằng cách đặc biệt quan tâm đến khách hàng truyền thống có uy tín và mở rộng thiết lập mối quan hệ với khách hàng mới như: Tặng quà khuyến mãi cho khách hàng, áp dụng mức lãi suất linh hoạt với từng thời kỳ kinh tế, gửi tiền có dự thưởng lãnh lãi khi đến hạn... Chính vì những lý do này mà lượng tiền gửi có kỳ hạn cuả NH tăng liên tục trong thời gian qua. Qua phân tích ta thấy: Mặc dù, lãi suất huy động liên tục giảm nhưng công tác huy động vốn của NH vẩn luôn đạt được những kết quả khả quan. Đáng chú ý nhất là trong năm 2012 lãi suất huy động đã 6 lần điều chỉnh theo hướng giảm, lãi suất huy động tiếp tục giảm với 3 lần điều chỉnh ở 6 tháng đầu năm 2013 nhưng nguồn vốn huy động của NH giữ được tốc độ tăng trưởng nhất định. Có được thành tựu khả quan như vậy là do NH có được những yếu tố tốt hơn các đối thũ cạnh tranh như: Được sự tín nhiệm của khách hàng, nhờ công tác tiếp thị quảng bà và sự hướng dẩn tận tình của đội ngủ Cán bộ, Nhân viên NH đối với khách hàng đã chỉ cho người dân thấy được lợi ích của việc gửi tiền là số tiền của họ được an toàn, sinh lợi. 33 4.1.3 Đánh giá chung về tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn (20102012) và 6 tháng đầu năm 2013 Đi đôi với công tác huy động vốn thì NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành đặc biệt quan tâm đến công tác sử dụng vốn. Huy động vốn đã khó nhưng việc sử dụng nguồn vốn như thế nào để đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh như ý muốn, đem lại lợi nhuận cho NH lại càng khó hơn. Đó cũng chính là một trong những thách thức được đặt ra cho NH. Tín dụng là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động kinh doanh và là một hoạt động chủ yếu và quan trọng của bất kì NH thương mại nào vì ngành kinh doanh chính yếu của NH là “kinh doanh quyền sử dụng vốn”. Thế nhưng, hoạt động tín dụng luôn là hoạt động có tính chất rủi ro rất lớn, chính vì vậy NH phải luôn quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ, phân tích đánh giá tìm ra những biện pháp hoạt động hiệu quả nhất nhằm khắc phục kịp thời những hạn chế yếu kém, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro để mang lại lợi nhuận tối đa cho NH. Để đánh giá được hoạt động tín dụng ta phải đánh giá đầy đủ về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu. Mặc dù trong bối cảnh cạnh tranh hết sức quyết liệt với các NH thương mại khác, nhưng hoạt động tín dụng của NH cũng có bước phát triển rõ rệt, nhờ sự chỉ đạo đúng đắn và kịp thời của Ban Giám đốc, cùng với sự nổ lực hết mình của tập thể Cán bộ Nhân viên nên hoạt động tín dụng ngày càng đạt hiệu quả cao. Trong thời gian qua, NH đã thực hiện tốt việc cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân địa phương. Bảng số liệu dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn về tình hình hoạt động tín dụng chung của NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013: 34 Bảng 4.3: Các chỉ tiêu tín dụng của NHNo & PTNT Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT:triệu đồng Năm Chêch lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 Số tiền % Doanh số cho vay 635.637 756.876 930.149 455.773 480.247 121.239 18,98 173.273 22,89 24.474 5,37 Doanh số thu nợ 593.961 719.296 871.073 423.869 466.023 125.335 21,10 151.777 21,10 42.154 9,94 Dư nợ 311.287 348.867 407.943 380.771 422.167 37.580 12,07 59.076 16,93 41.396 10,87 5.177 5.746 4.968 4.189 4.000 569 10,99 (778) -13,54 (189) -4,5 Nợ xấu (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành) 35 * Doanh số cho vay: NH huy động được nguồn vốn kinh doanh muốn có lợi nhuận thì phải cho vay lại. Chính vì vậy mà bất kỳ một NH nào cũng luôn tìm cách mở rộng doanh số cho vay để tăng thêm lợi nhuận. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay của NH đạt mức tăng trưởng điều qua các năm. Cụ thể năm 2011 doanh số cho vay đạt 756.876 triệu đồng, tăng 121.239 triệu đồng so với năm 2010 (tốc độ tăng 18,98%). Nguyên nhân nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính Phủ về chính sách phát triển tín dụng nông nghiệp đã tác động đến doanh số cho vay. Doanh số cho vay tiếp tục tăng lên trong năm 2012, tăng 173.273 triệu đồng so với năm 2011 (tốc độ tăng 22,89%). Mặc dù lãi suất cho vay trong 2011 là khá cao, khoảng 17% - 19% đối với cho vay lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, và có thể lên đến 20% -21% đối với cho vay tiêu dùng, sửa chữa nhà ở…nhưng do nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất để tăng thu nhập cho gia đình, mua sắm thêm các vật dụng sinh hoạt trong gia đình, sửa chửa lại nhà cửa, riêng các hộ kinh doanh thì muốn bổ sung thêm nguồn vốn lưu động…nên doanh số cho vay tăng lên. Trong năm 2012 được chính sách hổ trợ lãi suất của NHNN theo thông tư 19/2012/TT-NHNN để giúp người sản xuất giải quyết khó khăn về vốn trong hoạt động sản xuất, cùng với nhu cầu vốn như trên nên doanh số cho vay của NH lại tiếp tục tăng. Riêng doanh số cho vay ở 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng so với 6 tháng đầu 2012, nhưng tốc độ tăng nhẹ (tăng 5,73%). Do nhu cầu vay vốn của người dân nơi đây chủ yếu là để sản xuất nông nghiệp, mang tính chất thời vụ, NH thường giải ngân vào tháng 3, tháng 9, tháng 10 hàng năm cho người dân có thể quay vòng vốn để sản xuất tiếp vụ sau nên có thể vì lý do đó mà doanh số cho vay ở những tháng đầu năm tăng chậm. * Doanh số thu nợ: NH là tổ chức trung gian đi vay để cho vay. Tiền đi vay qua dân cư, qua các tổ chức kinh tế, qua NH cấp trên… đều phải trả lãi. Đó là chi phí khi NH sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Vì vậy công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ) được NH đặt lên hàng đầu, bởi một NH muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao, không chỉ thu được nợ gốc mà còn phải thu được lãi cho vay khi đáo hạn, để trả lãi lại cho những người cho vay và dư ra phần lợi nhuận cho NH. Mặc dù việc thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH một cách trực tiếp nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khả 36 năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của NH là thành công hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của NH. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho NH qua việc họ trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho NH. Cũng tương tự doanh số cho vay thì doanh số thu nợ của NH cũng tăng với tốc độ đều và ổn định. Từ Năm 2010 đến năm 2012 doanh số thu nợ của NH liên tục tăng, tốc độ tăng trung bình qua các năm là 21,10%. Doanh số thu nợ trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng 42.154 triệu đồng (tốc độ tăng 9,94%) so với 6 tháng cùng kỳ năm trước. Ta thấy doanh số thu nợ có sự biến động theo chiều hướng tăng lên, tuy nhiên điều này chưa thể đánh giá được công tác thu nợ có tốt hay không. Vì tốc độ tăng của doanh số thu nợ phải tương ứng tốc độ tăng của doanh số cho vay và dư nợ. Công tác thu nợ là rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, nó đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất tốt kể từ khâu phân tích thẩm định khách hàng, bởi một khoản tín dụng có độ rủi ro cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất lớn từ khâu đầu tiên này. Cán bộ tín dụng cần quản lý chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có lợi nhuận để trả gốc và lãi cho NH khi đáo hạn. * Tổng dư nợ: Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hoạt động của NH. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của NH như thế nào. Dư nợ được xác định bởi công thức: Dư nợ cuối kì = dư nợ đầu kì + doanh số cho vay trong kì – doanh số thu nợ trong kì Như vậy dư nợ cho vay cuối kì phụ thuộc vào ba yếu tố: - Thứ nhất là dư nợ cho vay đầu kì, đây là chỉ tiêu từ năm trước chuyển sang, là số không thay đổi trong năm nay. - Thứ hai là doanh số cho vay trong kì, doanh số cho vay trong kì tăng thì dư nợ cho vay trong kì cũng tăng và ngược lại. - Thứ ba là doanh số thu nợ trong kì, doanh số thu nợ trong kì tỉ lệ nghịch với dư nợ cho vay cuối kì. Nếu doanh số thu nợ tăng thì dư nợ cho vay cuối kì giảm và ngược lại. 37 Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng tín dụng của một NH, nó cho thấy được sự lớn mạnh về nguồn vốn cũng như quy mô của NH đó. Bên cạnh đó, dư nợ còn phản ánh mức đầu tư vốn để tạo ra lợi nhuận của NH. Dư nợ càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận của NH càng cao. Tuy nhiên, dư nợ càng cao cũng tiểm ẩn nhiều rủi ro vì vậy NH nên có những biện pháp hợp lý để vừa mang lại lợi nhuận cho NH vừa giảm rủi ro đến mức thấp nhất. Nhìn chung thì tình hình dư nợ cũng giống như doanh số cho vay và thu nợ. Tình hình dư nợ của NH tăng đều đặn qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2011 dư nợ tăng 12,07% so với năm 2010, dư nợ tiếp tục tăng nhẹ với 16,93% ở năm 2012. Dư nợ ở 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng 41.396 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Do yêu cầu tăng trưởng tín dụng hàng năm theo chỉ tiêu NH đề ra, thêm vào đó nhu cầu tín dụng trên địa bàn huyện Châu Thành trong thời gian gần đây cũng tăng cao làm cho doanh số cho vay cũng khá cao, nhưng kỳ hạn của mỗi hợp đồng tín dụng khác nhau nên kỳ hạn thu nợ cũng khác nhau làm cho dư nợ cũng tăng giảm theo. * Nợ xấu: Ta thấy tình hình nợ xấu của NH có những biến động rỏ rệt. Năm 2010 nợ xấu của NH là 5.177 triệu đồng, đến năm 2011 nợ xấu của NH là 5.746 triệu đồng tăng 10,99% so với năm 2010. Do trong năm 2011 lạm phát tăng cao lên đến 18,3% làm cho giá trị sản phẩm đầu ra của người dân không có lợi nhuận nhiều nên dẩn đến chậm trể trong việc trả nợ. Nợ xấu trong năm 2012 có sự giảm xuống còn 4.968 triệu đồng, giảm 13,54% so với năm 2011. Đây là dấu hiệu đáng mừng và cần phải được duy trì trong thời gian tới. Nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng giảm nhẹ so với 6 tháng cùng kỳ trong năm 2012. Qua phân tích ta thấy, doanh số cho vay của NH trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 liên tục tăng lên và doanh số thu nợ cũng tăng theo doanh số cho vay, kéo theo mức dư nợ cho vay của NH không ngừng tăng lên là điều rất hợp lý. Nhưng vấn đề nợ xấu vẩn luôn xãy ra trong các năm, mặc dù tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư vẩn đảm bảo theo kế hoạch đề ra nhưng con số này đã gần vươn tới ngưỡng 2% (năm 2010 là 1,66%, năm 2011 là 1,65%, năm 2012 là 1,23%). Đây là một tín hiệu không tốt cho hoạt động kinh doanh của NH. Vấn đề đặt ra cho NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành là cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và có hướng xử lý thích hợp. 38 4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY – THU NỢ - DƯ NỢ - NỢ XẤU ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT Cho vay HSX là hoạt động thường xuyên và liên tục tại NHNo & PTNT huyện Châu Thành, nó luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay, mang lại thu nhập lớn cho NH. Việc cho vay đối với HSX tăng hay giảm đều ảnh hưởng đến thu nhập của NH. Chính vì vậy mà việc phân tích, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng đối với HSX là rất quan trọng . Để thấy được thực trạng tín dụng đối với HSX thì việc phân tích: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ tín dụng, nợ xấu sẽ cho ta thấy rỏ. 4.2.1 Doanh số cho vay NHNo & PTNT chi nhánh huyện Châu Thành chỉ cho vay ngắn hạn và trung hạn không có loại hình cho vay dài hạn vì người dân tại huyện sống chủ yếu bằng nghề nông nên nhu cầu vay vốn không thuộc loại tín dụng dài hạn, chu kỳ sản xuất kinh doanh không thoả mãn yêu cầu về thời gian. Chính vì vậy, tại chi nhánh chỉ có loại hình cho vay ngắn hạn và trung hạn. Tùy theo đối tượng mà NH có thể cho vay từ 70 – 80% tổng chi phí thực hiện phương án sản xuất và căn cứ vào từng món vay cụ thể. Do một số đặc trưng của sản xuất nông nghiệp như tính thời vụ, điều kiện của môi trường tự nhiên phù hợp với cho vay ngắn hạn nên doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay đối với HSX. Hầu hết người dân vay để phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi, mà những đối tượng trên đều có chu kỳ sản xuất dưới một năm. Chỉ khi người dân cần cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất, mua giống mới, cải tạo đất, NH mới cho vay trung hạn nên doanh số cho vay trung hạn đối với HSX chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với doanh số cho vay ngắn hạn. Bảng số liệu dưới đây sẽ cho ta thấy rỏ tình hình cho vay HSX giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013: 39 Bảng 4.4: Tình hình cho vay Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT:triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 Số tiền % Ngắn hạn 473.205 573.030 694.008 313.363 352.426 99.825 21,10 120.978 21,11 39.063 12,47 Trung hạn 18.657 23.011 21.091 10.163 8.110 4.354 23,34 (1.920) -8,34 (2.053) -20,20 Tổng cộng 491.862 596.041 715.099 323.526 360.536 104.179 21,18 119.058 19,97 37.010 11,44 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành) 40 Hoạt động cho vay đối với HSX của NH ngày càng được mở rộng nên đã thu hút được nhiều khách hàng đến vay vốn làm cho doanh số cho vay của NH tăng liên tục. Năm 2011 doanh số cho vay đạt 596.041 triệu đồng tăng 21,18% so với năm 2010. Doanh số cho vay tiếp tục tăng thêm 19,97% ở năm 2012. Như vậy qua 3 năm ta thấy doanh số cho vay tăng trưởng tương đối điều và ồn định. Bên cạnh đó doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng 11,44%. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay trong năm và tháng tăng là do khi có nhu cầu vay vốn thì đa phần các HSX ở địa phương thường tìm đến NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành để xin vay bởi đây là NH đầu tiên đặt ngay trung tâm thị trấn Cái Tàu Hạ nên phần nào cũng tạo được uy tín trong tâm trí của bà con nông dân. Hơn nữa nhờ công tác mở rộng cho vay, tìm kiếm khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ…, đã làm doanh số cho vay của NH không ngừng tăng lên. 4.2.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn Như đã phân tích ở phần trên, do một số đặc điểm kinh tế ở địa phương nên trong tổng doanh số cho vay đối HSX thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao. Hoạt động cho vay ngắn hạn là một trong những hoạt động vừa trực tiếp phục vụ cho đối tượng phát triển, vừa góp phần quan trọng vào kết quả kinh doanh của NH. Thời gian gần đây, hoạt động tín dụng ngắn hạn diễn ra rất sôi nổi, đã cung cấp một lượng vốn ngắn hạn rất lớn cho hầu hết các thành phần kinh tế: nông nghiệp, thương mại, ngành khác. Do đó, hoạt động cho từng định hướng của NH, xác định: khởi đầu chất lượng tín dụng chứ không chạy theo doanh số, bằng cách chủ động tìm khách hàng, mở rộng khách hàng có chọn lọc, củng cố phát triển khách hàng truyền thống. Cho vay ngắn hạn tuy không mang lại lợi nhuận cao như cho vay trung hạn nhưng ít gặp rủi ro và khả năng thu hồi vốn nhanh. Thực tế đã chứng minh qua hoạt động tín dụng ngắn hạn như sau: 41 Bảng 4.5: Tình hình cho vay ngắn hạn Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT:triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền 2011/2010 Số tiền Trồng trọt 130.597 186.169 226.237 101.078 113.749 Chăn nuôi 118.305 101.697 125.234 55.052 61.910 Thủy sản 127.605 153.435 185.984 69.491 78.423 25.830 89.157 117.345 138.818 79.280 89.005 7.541 14.384 17.735 8.462 473.205 573.030 694.008 313.363 Thương nghiệp Ngành khác Tổng cộng 55.572 % 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 42,55 40.068 21,52 12.671 12,54 (16.607) -14,04 23.537 23,14 6.858 12,46 20,24 32.549 21,21 8.932 12,85 28.188 31,62 21.473 18,30 9.725 12,27 9.339 6.843 90,74 3.351 23,30 877 10,36 352.426 99.825 21,10 120.978 21,11 39.063 12,47 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành) 42 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn của NH tăng trưởng điều qua các năm. Cụ thể năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 473.205 triệu đồng. Năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn tăng thêm 21,10% so với năm 2010, năm 2012 doanh số cho vay tiếp tục tăng 21,11% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013 khoản mục này cũng tăng 12,47% so với 6 đầu năm 2012. Như vậy trong thời gian qua doanh số cho vay ngắn hạn của NH luôn tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay HSX. Nguyên nhân là do khách hàng chủ yếu của NH là nông dân, hộ gia đình với những ngành nghề sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt và buôn bán nhỏ. Thời gian để sản xuất các ngành nghề này ngắn, thu hồi lại vốn nhanh do đó khi cấn vốn họ chỉ cần vay ngắn hạn, mặt khác cho vay ngắn hạn có thể giúp cho NH có khả năng quay đồng vốn của mình nhanh hơn, giúp cho NH tái sử dụng vốn một cách nhanh chống. Xét về cụ thể từng ngành nghề thì ta có: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, thương nghiệp và ngành khác. * Trồng trọt: Do Châu Thành là huyện chuyên canh cây lúa nên doanh số cho vay trồng trọt chủ yếu là cho vay trồng lúa, trồng hoa màu, chăm sóc vườn ngắn hạn. Vì đất đai ở địa bàn huyện rất màu mỡ thuận lợi cho việc trồng trọt nên số lượng vốn vay để trồng trọt trên địa bàn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn đối với HSX . Năm 2010 doanh số cho vay trồng trọt là 130.597 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 27,60% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn đối với HSX. Đến năm 2011 doanh số cho vay tiếp tăng ở mức cao, đạt 186.169 triệu đồng, tăng 55.572 triệu đồng, tương đương tăng 42,55% so với năm 20010 và chiếm tỷ trọng 32,49% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn năm 2011. Nguyên nhân doanh số cho vay trồng trọt tăng là do trong năm giá lúa tăng cao nên bà con nông dân đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất như: cày, xới, cây giống, phân bón nên cần nhiều vốn cho sản xuất. Đặc biệt năm 2011, trước tình hình lạm phát tăng cao khiến cho lãi suất cho vay cũng tăng cao nhưng doanh số cho vay ngắn hạn vẫn tăng là do lạm phát tăng cao làm cho giá vật tư nông nghiệp, cây giống tăng lên và tình hình dịch bệnh trên đồng ruộng diễn biến phức tạp hơn nên làm cho chi phí sản xuất tăng cao dẫn đến nhu cầu vay vốn cũng tăng lên. Chính vì vậy, số tiền vay để trang trãi chi phí sản xuất lúa tăng cao so với năm 2010 nên làm cho doanh số cho vay tăng lên. Sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay tiếp tục tăng lên. Năm 2012 tăng 40.068 triệu đồng tương đương tăng 21,25% so với 43 năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 tăng 12.671 triệu đồng tương ứng tăng 12,54% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân tăng là do lãi suất cho vay trong năm 2012 giảm chỉ còn 13% đối với sản xuất nông nghiệp và ở những tháng đầu năm 2013 lãi suất còn 12%. Với mức lãi suất phù hợp người dân sẽ chú trọng hơn về việc trang sửa đồng ruộng, phân bón, thuốc trừ sâu.. từ đó mà doanh số cho vay trồng trọt tiếp tục tăng lên. * Chăn nuôi: Có thể nói chăn nuôi được xem là ngành đi đôi với ngành trồng trọt, người dân trong huyện thường chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như: heo, gà, vịt, bò... Tuy qui mô nhỏ lẻ (trừ những trại chăn nuôi có quy mô lớn ở xã Phú Long), nhưng phần đông bà con nông dân thường kết hợp chăn nuôi với trồng trọt để gia tăng thu nhập cho gia đình. Đối với các Hộ không có đất canh tác họ thường nuôi vịt chạy đồng theo mùa vụ, đối những Hộ có đất canh tác thì họ thường chăn nuôi vào những lúc hết mùa vụ trồng lúa hoặc vừa trồng trọt vừa chăn nuôi... Chính vì vậy mà doanh số cho vay ngành này cũng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2010 doanh số cho vay đạt 118.305 triệu đồng, sang năm 2011 doanh số cho vay có sự giảm xuống, giảm 14,04% so với năm 2010. Doanh số cho vay có sự tăng nhẹ trở lại ở năm 2012(tăng 23,14 so với năm 2011) và 6 tháng đầu năm 2013(tăng 12,46% so với 6 tháng đầu năm 2013). Do tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diển biến phức tạp. Người dân giảm bớt đầu tư vào chăn nuôi nên doanh số cho vay năm 2011 có sự sụt giảm. Nhưng sau đó được sự quan tâm của chính quyền phương, chăn nuôi dần phát triển ổn định, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được quan tâm thực hiện tốt nên dịch bệnh được khắc phục người dân mạnh dạn đầu tư trở lại nên doanh số vay tăng lên ở thời gian sau đó. * Thủy sản: Tuy không phát triển như trồng trọt và chăn nuôi nhưng ngành nuôi trồng thủy sản là một ưu thế ở huyện Châu Thành, chủ yếu là nuôi cá lóc, cá da trơn, cá điêu hồng… được người dân thả nhiều trong các lồng bè, diên tích ao hồ có sẳn xung quanh nhà hoặc nuôi kết hợp theo mô hình VAC (vườn, ao, chuồng). Số Hộ vay không nhiều nhưng chi phí trang trãi cho mục đích này rất cao (mua con giống, thức ăn, thuốc chăm sóc phục vụ cho chăn nuôi...), nên doanh số cho vay đối với ngành thủy sản cũng ở mức tương đương với trồng trọt và chăn nuôi. 44 Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay đối với ngành thủy sản có sự tăng trưởng qua 3 năm và 6 tháng. Năm 2011 doanh số cho vay đạt 153.435 triệu đồng tăng 20,24% so với năm 2010, năm 2012 mức cho vay tiếp tục tăng với tốc độ 21,21% và doanh số cho vay ở 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng 12,58% so với 6 tháng đầu năm 2012. Kể từ năm 2011, ngành này có xu hướng tăng mạnh cả về số lượng do có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành. Ngoài xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường truyền thống thì ngành còn tìm kiếm các thị trường mới, chủ động xuất khẩu sang các tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, người dân thấy được ngành thủy sản mang lại nhiều lợi nhuận nên nhanh chóng đến NH xin vay để mở rộng các ao nuôi cá công nghiệp dẫn đến việc doanh số cho vay tăng nhanh. * Thương nghiệp: Trong lĩnh vực này NH đầu tư cho vay các ngành nghề như: thương mại, dịch vụ, sản xuất hàng thủ công. Ta thấy doanh số cho vay luôn có sự tăng lên theo thời gian. Năm 2011 tăng 31,62% so với năm 2010, năm 2012 tăng 18,30% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay đối với ngành này cũng tăng 12,27% so với 6 tháng cùng kỳ năm trước. Như vậy doanh số vay ngắn hạn đối với ngành thương nghiệp trong 3 năm và 6 tháng điều tăng lên. Nguyên nhân là do nền kinh tế của huyện đang từng bước được phát triển, nhiều công trình được thực hiện như: Xây dựng trung tâm thương mại Nha Mân, khu công nghiệp xã An Nhơn, khu công nghiệp thị trấn Cái Tàu Hạ, nâng cấp hệ thống cầu đường, nhiều khu dân cư mọc lên…những yếu tố này thuận lợi cho ngành thương nghiệp phát triển. * Ngành khác: Ngoài việc cho vay các ngành nghề chủ yếu trên, NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành còn cho vay phục vụ nhu cầu đời sống cá nhân như: mua sắm những thiết bị cần thiết, những tiện nghi trong gia đình, sửa chữa nhà ở, cho vay thấu chi. Tuy chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn đối với HSX nhưng ta thấy doanh số cho vay Ngành khác tăng liên tục. Nguyên nhân là trong thời gian qua đối tượng có sự phát triển về mặt số lượng, vì vậy doanh số cho vay đối với ngành nghề này có sự tăng lên đáng kể. 4.2.1.2 Doanh số cho vay trung hạn Trong hoạt động sản xuất, ngoài nhu cầu vốn ngắn hạn cho chi phí sản xuất như cây giống, thuốc trừ sâu, phân bón,… HSX cũng cần có những khoản mục đầu tư trung hạn để cải tạo vườn cây ăn trái, mua sắm máy móc phục vụ 45 cho sản xuất nông nghiệp, xây mới nhà cửa,…. Đặc điểm của những món vay này là thời hạn tương đối lớn, chu kỳ sản xuất – kinh doanh thường dài hơn một năm nên đòi hỏi thời gian vay vốn phải tương ứng để người dân chủ động được nguồn vốn vay. Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn theo mục đích và khả năng trả nợ của người vay với khoảng thời gian lâu hơn so với ngắn hạn, chính vì vậy việc cho vay trung hạn thường cho vay với số tiền lớn hơn so với ngắn hạn và khoảng thời gian dài hơn để người vay có thể thu hồi đủ vốn và đảm bảo khả năng trả nợ cho NH được đúng hạn. Khác với doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay HSX và có những biến động qua 3 năm và 6 tháng. Qua bảng số liệu 3.7 ta thấy doanh số cho vay có xu hướng giảm dần. Năm 2010 NH cho vay 18.657 triệu đồng, sang năm 2011 doanh số cho vay đạt 23.011 triệu đồng tăng 23,34%. Đến năm 2012 doanh số cho vay chỉ còn đạt 21.091 triệu đồng, giảm 8,34% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay lại tiếp tục giảm, giảm 20,20% so với 6 tháng đầu năm 2012. Có thể do cho vay trung hạn chứa đựng nhiều rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh nên NH xem xét cẩn trọng khi cho vay, từ chối cho vay những dự án không khả thi, từ đó mà doanh số cho vay có xu hướng giảm dần. Bảng số liệu sau sẽ cho thấy rỏ về tình hình cho vay trung hạn của NH giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013: 46 Bảng 4.6: Tình hình cho vay trung hạn Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT:triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Số tiền Chỉ tiêu Chăn nuôi Cho vay dự án nông thôn 6 tháng 6 tháng đầu năm đầu năm Năm 2012 2012 2013 Số tiền Số tiền Số tiền 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 Số tiền % 253 4.262 5.651 5.860 2.950 2.438 1.389 32,59 Ngành khác 14.142 17.360 15.231 7.213 5.672 3.218 Tổng cộng 18.657 23.011 21.091 10.163 8.110 4.354 209 3,70 (512) -17,36 22,75 (2.129) -12,26 (1.541) -21,36 23,34 (1.920) (2.053) -20,20 Cho vay cải tạo ao, vườn (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành) 47 -8,34 * Chăn nuôi: Trong lĩnh vực này NH chỉ tài trợ cho các hộ có nhu cầu vay vốn để phục vụ chăn nuôi bò. Tuy nhiên xét thấy việc nuôi bò chỉ mất thời gian khoảng một năm thì có thể xuất chuồng nên trong thời gian gần đây NH chỉ cho vay ngắn hạn với đối tượng này. Năm 2010 NH cho vay 253 triệu đồng. * Cho vay dự án nông thôn: Chủ yếu cho nông dân vay vốn để đầu tư mua máy nông nghiệp như máy cày, máy xới, máy gặt đập liên hợp hoặc những dự án nuôi trồng mới. Qua bảng số liệu ta thấy việc cho vay với đối tượng này tăng nhẹ qua 3 năm nhưng sau đó có xu hướng giảm ở 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2010 NH cho vay 4.262 triệu đồng, sang năm 2011 doanh số cho vay tăng thêm 1.389 triệu đồng (tốc độ tăng 32,59%) và tiếp tục tăng thêm 3,70% ở năm 2012. Nguyên nhân do người dân thấy được những tiện ích từ việc đưa mày móc vào sản xuất nông nghiệp mang lại như: giảm được thất thoát trong khâu thu hoạch, tiết kiệm được thời gian, chi phí nên nhu cầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ngày càng trở nên rộng rãi và phổ biến hơn. Vì thế, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư mua máy mới, từ đó làm cho doanh số cho vay tăng lên. Ở 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay đạt 2.438 triệu đồng, giảm 17,36% so với 6 tháng đầu năm 2012. Đây là dấu hiệu cho thấy doanh số cho vay có thể giảm xuống hoặc không tăng nhiều ở những tháng cuối năm, NH cần có biện pháp duy trì mức tăng trưởng cho vay như thời gian qua nhằm gia tăng thêm lợi nhuận cho NH và góp phần phát triển kinh tế huyện. * Cho vay cải tạo ao, vườn: Trong khoản thời gian 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013, do không có nhu cầu vay để thực hiện mục đích này nên doanh số cho vay bằng không. * Ngành khác: Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay trung hạn HSX, NH cho vay ngành này đáp ứng các nhu cầu như: xây mới nhà, mua xe máy, cho vay Cán bộ, Nhân viên, cho vay xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay không ổn định qua 3 năm và 6 tháng. Do đặc điểm của ngành này là đa phần khách hàng thường vay vốn một lần để thực hiện mục đích của mình mà không có nhu cầu vay lại trừ những Cán bộ, Nhân viên, Công viên chức họ có thể sẽ vay lại để đáp ứng nhu cầu đời sống của mình bằng cách họ phải thế chấp tiền lương của mình và trả dần trong 36 tháng. Khi kết thúc 36 tháng họ mới có thể quay vòng bắt đầu 48 khoản vay mới với điều kiện họ đã hoàn trả cả gốc và lãi cho NH những khoản vay trước đó. Chính vì vậy mà doanh số cho vay ngành này không ổn định. Từ những phân tích trên ta thấy trong thời gian qua, công tác tín dụng của NH khá tốt, trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và có sự tăng trưởng ổn định trong các ngành kinh tế, còn cho vay trung hạn thì còn chiếm tỷ trọng thấp và luôn có sự biến động trong các ngành kinh tế. Vì vậy, NH cần tiếp tục giữ vững ưu thế của mình đối với nhu cầu vốn ngắn hạn. Tuy nhiên, NH cũng cần có biện pháp giảm thiểu sự rủi ro và nâng dần tỷ trọng đối với việc cho vay trung hạn nhằm khuyến khích người dân có nhu cầu vay vốn trung hạn, mang lại lợi nhuận ổn định cho NH và nhằm góp phần làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển hơn. 4.2.2 Doanh số thu nợ Một NH muốn hoạt động có hiệu quả thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải chú trọng tới doanh số thu nợ của mình. Thu nợ là một bước tiếp theo sau quá trình cho vay, nó phản ánh vốn vay được thu hồi khi đến hạn. Thu hồi nợ có ý nghĩa rất quan trọng vì nó đảm bảo cho hoạt động tái đầu tư sinh lời của NH và một trong những nguyên tắc của tín dụng là “ phải trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn thỏa thuận”, nếu không đảm bảo nguyên tắc này thì kết quả hoạt động kinh doanh của NH không đạt hiệu quả. Nếu thu nợ tốt làm cho vòng quay vốn nhanh, khả năng kinh doanh vốn của NH sẽ tăng, nợ quá hạn sẽ giảm. Ngược lại, sẽ làm nợ quá hạn tăng, vòng quay vốn sẽ giảm và dẫn đến kết quả kinh doanh sẽ giảm. Hoạt động tín dụng đối với HSX không ngừng được mở rộng nhưng đi đôi với việc tăng doanh số cho vay thì NH đã làm tốt công tác thu hồi nợ chưa. Để biết rỏ tình hình thu nợ của NH ra sao, ta phân tích doanh số thu nợ HSX qua giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 dựa vào bảng số liệu 3.8: Vì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn so với doanh số cho vay trung hạn nên tình hình thu nợ ngắn hạn đối với HSX cũng cao hơn thu nợ trung hạn. Qua bảng số liệu ta thấy với tốc độ tăng cao của doanh số cho vay, tình hình thu nợ HSX tại NH cũng có chiều hướng tốt đẹp. Cụ thể, năm 2011 doanh số thu nợ đạt 570.915 triệu đồng, tăng 24,15% so với năm 2010 và doanh số thu nợ tiếp tục tăng thêm 16,35% ở năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ cũng tăng 12,47% so với 6 tháng đầu năm 2012. Như vậy, tốc độ tăng của doanh số thu nợ cũng tương đương với tốc độ tăng của doanh số cho vay (năm 2011, 2012, 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay lần lượt tăng 21,18%; 19,97%; 11,44%). Được kết quả đó là nhờ sự nhiệt tình của cán bộ tín dụng trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. 49 Bảng 4.7: Doanh số thu nợ Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT:triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 % Số tiền % Ngắn hạn 443.192 550.922 643.902 304.435 342.314 107.730 24,31 92.980 16,88 37.879 12,44 Trung hạn 16.636 19.992 20.332 10.684 12.116 3.356 20,18 340 1,70 1.432 13,4 Tổng cộng 459.828 570.914 664.234 315.119 354.430 111.086 24,15 93.320 16,35 39.311 12,47 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành) 50 Bảng 4.8: Doanh số thu nợ ngắn hạn Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT:triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Số tiền Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Năm 2012 2012 Số tiền 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền Số tiền 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 Số tiền % Trồng trọt 122.950 173.653 198.481 96.673 108.306 50.703 41,24 24.828 14,30 11.633 12,03 Chăn nuôi 108.566 109.844 110.985 57.782 63.855 1.278 1,18 1.141 1,04 6.073 10,51 Thủy sản 111.219 152.980 182.383 67.782 76.689 41.761 37,55 29.403 19,22 8.907 13,14 93.535 101.548 133.483 76.109 86.098 8.013 8,57 31.935 31,45 9.989 13,12 6.922 12.897 18.570 6.089 7.366 5.975 86,32 5.673 43,99 1.277 20,97 443.192 550.922 643.902 304.435 342.314 108.730 24,31 92.980 16,88 37.897 12,44 Thương nghiệp Ngành khác Tổng cộng (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành) 51 4.2.2.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn Do doanh số cho vay ngắn hạn đối với HSX tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng doanh số cho vay của NH, vì vậy mà doanh số thu nợ ngắn hạn qua 3 năm và 6 tháng cũng có chiều hướng tăng. Đây là dấu hiệu khả quan, một mặt nó cho thấy sự tích cực trong công tác thu hồi nợ, mặt khác cho thấy sự mở rộng doanh số cho vay của NH. Doanh số thu nợ ngắn hạn có sự tăng trưởng liên tục, năm 2011 tăng 21,34%, năm 2012 tăng 16,88%, 6 tháng 2013 tăng 12,44% so với 6 tháng đầu năm 2012. Ta thấy ngành nông nghiệp nói chung (bao gồm cả trồng trọt; chăn nuôi; thủy sản) và ngành thương nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số thu nợ ngắn hạn mà việc sử dụng vốn vay cho 2 mục đích này thường mất thời gian không đến một năm thì có thể thu hồi vốn lại. Nắm được nguyên tắc này cán bộ tín dụng sẽ quyết định thời hạn cho vay và quản lý việc thu hồi nợ được tốt hơn từ đó mà doanh số thu nợ không ngừng tăng lên. Đối với thu nợ ngắn hạn thì khoản thu bao gồm: thu của dư nợ năm trước và thu của một phần doanh số cho vay năm nay đã đến hạn. Thu ngắn hạn trong kỳ = thu của dư nợ kỳ trước + nợ đến hạn trong kỳ. Như vậy, doanh số thu ngắn hạn trong năm hiện tại phải lớn hơn dư nợ của năm trước đó (riêng khoản thu 6 tháng đầu có thể không lớn hơn dư nợ của năm trước do có thể dư nợ năm trước và khoản nợ năm hiên tại chưa đến hạn thu). Tuy nhiên, vì không được NH cung cấp chi tiết số liệu về tình hình quản lý thu chi nợ nên trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn ta không biết cụ thể đâu là khoản thu của dư nợ năm trước, đâu là khoản thu nợ đến hạn trong năm và không biết được có bao nhiêu khoản thu nợ đến hạn trong năm. Đây là điều hạn chế của luận văn, nên ta chưa thể đánh giá công tác thu hồi nợ có tốt không mà chỉ có thể nhận xét sự tăng, giảm của doanh số thu nợ. Nếu xét theo từng ngành nghề thì thu nợ ngắn hạn gồm: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, thương nghiệp và ngành khác: Do các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản (gọi chung là ngành nông nghiệp) có một số đặc điểm phân tích giống nhau nên chúng sẽ được gom lại và phân tích ngay sau những liệt kê ở ngành thủy sản. * Trồng trọt: Dư nợ ngành trồng trọt năm 2010, năm 2011, năm 2012 lần lượt là 66.261 triệu đồng; 78.778 triệu đồng; 106.534 triệu đồng. 52 Thu nợ ngành trồng trọt năm 2010, năm 2011, năm 2012, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng 2013 lần lượt là 122.950 triệu đồng; 173.653 triệu đồng; 198.481 triệu đồng; 96.673 triệu đồng; 108.306 triệu đồng. * Chăn nuôi: Dư nợ ngành chăn nuôi năm 2010, năm 2011, năm 2012 lận lượt là 66.178 triệu đồng; 58.031 triệu đồng; 72.280 triệu đồng. Thu nợ ngành chăn nuôi năm 2010, năm 2011, năm 2012, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 làn lượt là 108.566 triệu đồng; 109.844 triệu đồng; 110.985 triệu đồng; 57.782 triệu đồng; 63.855 triệu đồng. Tốc độ tăng thu nợ đối ngành này ở mức thấp. Cụ thể, năm 2011 tăng 1,18%, năm 2012 tăng 1,04% và 6 tháng đầu năm 2013 tăng 10,54% so với 6 cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do có những thay đổi trong doanh số cho vay mà doanh số thu nợ có sự tăng trưởng như vậy. * Thủy sản: Dư nợ ngành thủy sản năm 2010, năm 2011, năm 2012 lần lượt là 70.224 triệu đồng; 70.679 triệu đồng; 74.280 triệu đồng. Thu nợ ngành thủy sản năm 2010, năm 2011, năm 2012, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 lần lượt là 111.219 triệu đồng; 152.980 triệu đồng; 182.383 triệu đồng; 67.782 triệu đồng; 76.689 triệu đồng. Ta thấy doanh số thu nợ của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản qua 3 năm và 6 tháng có xu hướng tăng lên và vẩn đảm bảo rằng khoản thu trong năm hiện tại lớn hơn dư nợ của năm trước đó. Doanh số thu nợ tăng là do doanh số cho vay các ngành này liên tục tăng. Bên cạnh đó do chu kỳ sản xuất của nông nghiệp là ngắn hạn, nhu cầu về vốn sản xuất ngày càng tăng nên đa số nông dân thu hoạch xong là trả nợ cho NH rồi tiến hành làm thủ tục vay trở lại trong ngày để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn sản xuất từ đó mà doanh số thu nợ ngắn hạn khá đảm bảo và luôn tăng. Mặt khác do sự nhiệt tình, năng nỗ của cán bộ tín dụng NH trong công tác theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn thanh toán. * Thương nghiệp: Dư nợ ngành thương nghiệp năm 2010, năm 2011, năm 2012 lần lượt là 36.522 triệu đồng; 52.319 triệu đồng; 57.654 triệu đồng. Thu nợ ngành thương nghiệp năm 2010, năm 2011, năm 2012, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 lần lượt là 93.535 triệu đồng; 101.548 triệu đồng; 133.483 triệu đồng; 76.109 triệu đồng; 86.098 triệu đồng. 53 Năm 2010 doanh số thu nợ ngành này đạt 101.548 triệu đồng, tăng thêm 8.013 triệu đồng so với năm 2010 (tốc độ tăng 8,57%), năm 2012 doanh số thu nợ tiếp tục tăng thêm 31,45% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ ngành này cũng tăng 13,12% so với 6 tháng đầu năm 2012. Đây là ngành có mức sinh lợi cao, ít gặp rủi ro nên khách hàng thường trả nợ NH đúng hạn. Chính vì vậy mà ta thấy doanh số thu nợ trong năm hiện tại lớn hơn rất nhiều so với dư nợ của năm trước đó (ví dụ doanh số thu nợ năm 2011 đạt 101.548 triệu đồng. Dư nợ của năm 2010 là 36.522 triệu đồng. Như vậy doanh số thu nợ năm 2011 lớn hơn rất nhiều so với dư nợ năm 2010). * Ngành khác: Dư nợ ngành khác năm 2010, năm 2011, năm 2012 lần lượt là 1.346 triệu đồng; 2.833 triệu đồng; 1998 triệu đồng. Thu nợ ngành khác năm 2010, năm 2011, năm 2012, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 lần lượt là 6.922 triệu đồng; 12.897 triệu đồng; 18.570 triệu đồng; 6.089 triệu đồng; 7.366 triệu đồng. Doanh số thu nợ ngành này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong doanh số thu nợ ngắn hạn vì doanh số cho vay với nó cũng ở mức thấp nhất. Tuy nhiên doanh số thu nợ đối với ngành này luôn có sự tăng lên theo sự gia tăng của doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong năm luôn lớn hơn dư nợ của năm trước đó. Từ những phân tích trên, cho thấy tín dụng ngắn hạn là rất quan trọng đối với NH, vì thời gian thu hồi vốn nhanh, NH dễ dàng theo dõi và kiểm soát quá trình hoạt động của khách hàng nên khả năng thu nợ là rất lớn và ít rủi ro, đảm bảo cho NH có đủ vốn để tái đầu tư. 4.2.2.2 Doanh số thu nợ trung hạn Thu nợ ngắn hạn thu theo chu kỳ, theo mùa vụ sản xuất, còn thu nợ trung hạn cũng dựa theo đặc điểm trên nhưng để đảm bảo đồng vốn kinh doanh được an toàn, NH sẽ phân kỳ trả nợ cho khách hàng (ví dụ một khoản nợ với thời hạn cho vay 3 năm NH sẽ phân cho khách hàng 3 kỳ trả nợ, mổi năm trả một lần). Chính vì vậy, doanh số thu nợ trung hạn của năm hiện tại có thể nhỏ hơn dư nợ trung hạn của năm trước đó. Bảng số liệu sau sẽ cho thấy rỏ từng khoản mục trong doanh số thu nợ trung hạn của NH, giai đoạn từ 20102012 và 6 tháng đầu năm 2013: 54 Bảng 4.9: Doanh số thu nợ trung hạn Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT:triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Chỉ tiêu Chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền Số tiền 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 Số tiền % 36 280 0 0 0 244 677,78 Cho vay cải tạo ao, vườn 561 150 0 0 0 (411) -73,26 Cho vay dự án nông thôn 4.300 3.947 5.225 2.786 3.040 (353) -8,21 1.278 32,38 254 9,12 Ngành khác 11.739 15.615 15.107 7.898 9.076 3.876 33,02 (508) -3,26 1.178 14,92 Tổng cộng 16.636 19.992 20.332 10.684 12.116 3.356 20,18 340 1,70 1.432 13,40 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành) 55 Tuy chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số thu nợ, nhưng doanh số thu nợ trung hạn vẩn đạt được kết quả khả quan. Năm 2011 doanh số thu nợ đạt 19.993 triệu đồng tăng 20,18% so với năm 2010. Năm 2012 khoản mục này tăng thêm 1,7% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ đạt 12.116 triệu đồng, tăng 13,40% so với 6 tháng đầu năm 2012. Việc cho vay trung hạn thường chứa đựng những rủi ro khá lớn nhưng nhờ sự tăng cường quản lý nợ của cán bộ tín dụng trong công tác theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn nên doanh số thu nợ được tăng lên. Mặt khác do làm ăn có hiệu quả nên khách hàng đã trả nợ đúng hạn cho NH. * Chăn nuôi: Dư nợ cuối năm 2010 đối với ngành chăn nuôi là 280 triệu đồng, khoản nợ này được thu hết trong năm 2011. Ở những năm sau đó do không có cho vay trung hạn đối với ngành chăn nuôi nên không có doanh số thu nợ. * Cho vay cải tạo vườn, ao: Doanh số cho vay khoản mục này không có ở giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Nhưng dư nợ năm 2010 của ngành này đã được NH thu hết vào năm 2011, số tiền 150 triệu đồng. * Cho vay dự án nông thôn: Năm 2011 doanh số thu nợ đối với ngành này giảm 8,21% so với năm 2010, sau đó thì tăng lại vào năm 2012 (tăng 32,38%). Trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ tăng 9,12% so với 6 tháng đầu năm 2012. Doanh số thu nợ có sự tăng, giảm là do những khoản cho vay trung hạn có kỳ hạn thu nợ khác nhau. * Ngành khác: Đây là ngành có doanh số thu nợ cao nhất trong tổng doanh số thu nợ trung hạn bởi nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay trung hạn. Năm 2011 tăng 33,03% so với năm 2010, năm 2012 tuy có sự giảm xuống nhưng mức giảm không đáng kể giảm 3,26%. Ở 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ tăng 14,92% so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong ngành này NH cho vay nhiều nhất là đối tượng xuất khẩu lao động mà những đối tượng này sẽ có một khoản thu nhập lớn khi hết hợp đồng lao động, họ sẽ trả nợ NH đúng hạn vì vậy mà doanh số thu nợ đạt ở mức cao. Tuy nhiên việc cho vay trong ngành này vẩn có những khoản mục không sinh lời nên đã dẩn đến việc trả nợ trể hạn. Từ đó mà doanh số thu nợ có sự giảm xuống ở năm 2012. 56 4.2.3 Tình hình dư nợ Dư nợ HSX là kết quả có được từ diễn biến của doanh số cho vay và thu nợ HSX. Dư nợ nó thể hiện vốn mà NH đã cho HSX vay nhưng chưa thu hồi lại được tại thời điểm báo cáo. Dư nợ HSX lớn chứng tỏ qui mô kinh doanh của NH trong việc cho vay HSX ngày càng được mở rộng và ngược lại là sự suy giảm của qui mô tín HSX. Dư nợ cho vay là thước đo quy mô tín dụng của một NH nên bất kỳ NH nào cũng chú trọng đến tăng trưởng dư nợ. Do xác định khách hàng phục vụ chính là các hộ nông dân, NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành luôn phấn đấu tăng trưởng dư nợ HSX bằng cách mở rộng đầu tư tín dụng đối với mọi thành phần kinh tế, áp dụng thời hạn cho vay phù hợp với từng mục đích, dự án sản xuất kinh doanh nên khách hàng tìm đến vay vốn ngày càng nhiều hơn. Bảng số liệu sau đây là tình hình dư nợ đối với HSX tại NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành qua giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013: 57 Bảng 4.10: Dư nợ đối với Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT:triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 Số tiền % 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 240.531 262.640 312.746 271.568 322.858 22.109 9,19 50.106 19,08 51.290 18,89 Trung hạn 26.513 29.531 30.290 29.010 26.284 3.018 11,38 759 2,57 (2.726) -9,40 Tổng cộng 267.044 292.171 343.036 300.578 349.142 25.127 9,41 50.865 17,41 48.564 16,16 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành) 58 Nhìn chung dư nợ HSX của NH có sự tăng trưởng ổn định theo thời gian. Cụ thể, năm 2010 dư nợ đạt 267.044 triệu đồng, năm 2011 dư nợ tăng lên 292.171 triệu đồng với tốc độ tăng 9,41% so với năm 2010. Năm 2012 dư nợ tiếp tục tăng thêm 17,41% so với năm 2011. Bên canh đó dư nợ cho vay trong 6 tháng cũng tăng lên rỏ rệt, dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 tăng 16,16% so với 6 tháng đầu năm 2012. Dư nợ không ngừng tăng lên chứng tỏ quy mô tín dụng đối với HSX của NH ngày càng được mở rộng. 4.2.3.1 Dư nợ ngắn hạn Trong cơ cấu dư nợ của NH, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao so với dư nợ trung hạn. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ HSX trong năm 2010, năm 2011, năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 lần lượt là 90,07%; 89,89%; 91,17%; 92,47%. Bởi vì đa số người dân trong huyện đều sống bằng nghề nông, với chu kỳ sản xuất ngắn và thường xuyên thiếu hụt vốn đầu tư nên nhu cầu vay ngắn hạn là phổ biến. Qua bảng số liệu ta thấy khoản dư nợ này tăng lên liên tục trong 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013. Tính đến cuối tháng 6 năm 2013 dư nợ ngắn hạn HSX đạt 322.858 triệu đồng. Do người dân có xu hướng đầu tư vào kinh doanh sản xuất nhiều hơn trước, nhằm ổn định cuộc sống tăng thu nhập nên nhu cầu vay vốn cũng tăng dẫn đến dư nợ cho vay của NH tăng lên, đồng thời chu kỳ kinh doanh ngắn hạn rủi ro thấp, có thể nhanh thu hồi vốn nên NH cho vay với số lượng nhiều hơn. Dư nợ ngắn hạn tăng phải kể đến sự tăng, giảm dư nợ của những khoản mục trong nó. Bảng số liệu sau sẽ cho thấy chi tiết dư nợ của từng khoản mục trong dư nợ ngắn hạn, giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013: 59 Bảng 4.11: Dư nợ ngắn hạn đối với Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT:triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Chỉ tiêu 2011/2010 Số tiền 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 2012/2011 % Số tiền % Số tiền % Trồng trọt 66.261 78.778 106.534 83.183 111.977 12.517 18,89 27.756 35,23 28.794 34,62 Chăn nuôi 66.178 58.031 72.280 55.301 70.335 (8.147) -12,31 14.249 24,55 15.034 27,19 Thủy sản 70.224 70.679 74.280 72.388 76.014 455 0,65 3.601 5,09 3.626 5,01 Thương nghiệp 36.522 52.319 57.654 55.490 60.561 15.797 43,25 5.335 10,20 5.071 9,14 1.346 2.833 1.998 5.206 3.971 1.487 110,48 240.531 262.640 312.746 271.568 322.858 22.109 9,19 Ngành khác Tổng cộng (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành) 60 (835) -29,47 50.106 19,08 (1.235) -23,72 51.290 18,89 * Ngành trồng trọt: Đây là ngành mà NH đầu tư cho vay nhiều nhất, bởi NH xác định đối tượng vay là khách hàng gắn bó bền vững, lâu dài nên trong những năm qua mức dư nợ cho vay đối với ngành này không ngừng nâng lên. Nếu trong năm 2010 mức dư nợ đạt 66.261 triệu đồng thì đến cuối tháng 6 năm 2013 con số này đã tăng lên thành 111.977 triệu đồng. * Ngành chăn nuôi: Dư nợ cho vay ngành chăn nuôi có sự giảm xuống trong năm 2011, giảm 12,31% so với năm 2010. Sau đó dư nợ tăng trở lại vào năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nhưng nếu so với mức dư nợ trong năm 2010 thì dư nợ trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tăng không nhiều. Dư nợ trong năm 2011 giảm là do doanh số cho vay trong năm này giảm trong khi đó doanh số thu nợ lại tăng từ đó mà dư nợ cũng giảm theo. NH vừa tăng doanh số cho vay mà vẩn đảm bảo tăng doanh số thu nợ, điều này cho thấy dư nợ đối với ngành chăn nuôi được NH đầu tư tăng trưởng ở mức tương đối. * Ngành thủy sản: Cũng giống như ngành chăn nuôi, dư nợ đối với ngành thủy sản cũng được NH duy trì tăng trưởng ở mức tương đối. Dư nợ đối với ngành thủy sản tuy có tăng lên qua các năm, dư nợ sau tăng so với dư nợ trước nhưng tốc độ tăng ở mức thấp. Năm 2011 tăng 0,65%, năm 2012 tăng 5,09%, 6 tháng đầu năm 2013 tăng 5,01% so với 6 tháng đầu năm 2012. Do ngành thủy sản chỉ mới phát triển trong những năm gần đây nên NH cũng cân nhắc mức dư hợp lý đối với ngành này. * Ngành thương nghiệp: Trong lĩnh vực kinh doanh thì đây là loại hình cho vay ít có rủi ro nhất ngược lại có hiệu quả cao nên NH luôn chú trọng nâng cao dư nợ của ngành này. Năm 2011 dư nợ tăng 43,25% so với năm 2010, dư nợ tiếp tục tăng thêm 10,20% trong năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ tăng 9,14% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân dư nợ của ngành này tăng là do được sự quan tâm của huyện, trong thời gian qua địa bàn huyện đã xây dựng, nâng cấp nhiều công trình giao thông quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi và mua bán của người dân. * Ngành khác: Đây là ngành có mức dư nợ thấp nhất trong dư nợ ngắn hạn đối với HSX. Bởi sự tương tác của doanh số cho vay và thu nợ tăng giảm khác nhau trong 61 từng thời điểm nên ta thấy mức dư nợ không ổn định qua các năm. Năm 2011 dư nợ tăng 110,48% so với năm 2010, năm 2012 dư nợ xuống còn 1.998 triệu đồng tương ứng giảm 23,72%. Trong 6 tháng đầu năm 2013 mức dư nợ đạt 3.971 triệu đồng thấp hơn 1.235 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. NH duy trì mức dư nợ thấp đối với ngành này là vì ở ngành này khách hàng vay chủ yếu với mục đích xây dựng nhà ở, vay tiêu dùng …, đồng vốn ít có khả năng sinh lời nên việc hoàn trả nợ cũng không được tốt lắm. Nhìn chung tình hình dư nợ ngắn hạn của NH trong 3 năm qua và 6 tháng đầu năm 2013 luôn tăng và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Qua phân tích ta thấy rằng, trong dư nợ ngắn hạn thì dư nợ đối với ngành trồng trọt và ngành thương nghiệp có sự tăng trưởng ổn định nhất, dư nợ đối với ngành chăn nuôi và thủy sản cũng có sự tăng trưởng nhưng ở mức tương đối, còn dư nợ đối với ngành khác thì chiếm tỷ trọng thấp nhất trong dư nợ ngắn hạn HSX và tăng trưởng không ổn định. Như vậy, NH cần phải chú trọng vào những đối tượng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, những khách hàng có uy tín để đầu tư một cách hợp lý. Đồng thời khai thác thêm để đầu tư vào các ngành kinh tế khác của địa phương, kịp thời nắm bắt thời cơ nhất là tình hình kinh tế, xã hội của địa phương nhằm mở rộng quy mô hoạt động cho NH. 4.2.3.2 dư nợ trung hạn Cho vay trung hạn tuy có nhiều rủi ro nhưng thu được lợi nhuận cao. Phấn đấu của NH đến cuối năm 2013 là làm cho dư nợ trung hạn chiếm 15% trong tổng dư nợ, vì vậy mà NH đang tìm cách nâng dần mức dư nợ này. Tuy tỷ chiếm tỷ lệ thấp hơn so với dư nợ ngắn hạn nhưng dư nợ trung hạn trong thời gian từ 2010-2012 cũng có sự tăng dần qua mổi năm. Cụ thể năm 2010 dư nợ trung hạn của NH là 26.513 triệu đồng. Năm 2011 dư nợ tăng thêm 3.018 triệu đồng tương ứng tăng 11,38 so với năm 2010 và năm 2012 khoản dư nợ này tiếp tục tăng thêm 2,57% so với năm 2011. Tuy nhiên tính đến cuối tháng 6 năm 2013 khoản dư nợ trung hạn chỉ còn đạt 26.284 triệu đồng. Nguyên nhân do trong 6 tháng đầu năm 2013 NH có những khoản thu nợ đến hạn nhiều (12.116 triệu đồng) trong khi khoản cho vay thêm trong 6 tháng chỉ đạt 8.110 triệu đồng. Như vậy để đạt được mục tiêu đề ra NH cần đẩy mạnh công tác cho vay thêm ở những tháng cuối năm. Bảng số liệu sau sẽ chi tiết từng khoản mục dư nợ trung hạn của NH giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013: 62 Bảng 4.12: Dư nợ trung hạn đối với Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT:triệu đồng 6 tháng 6 tháng đầu năm đầu năm 2012 2013 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Chỉ tiêu Số tiền Số tiền 2011/2010 Số tiền 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 2012/2011 % Số tiền % Số tiền % Chăn nuôi 280 0 0 0 0 Cho vay cải tạo ao vườn 150 0 0 0 0 5.262 6.966 7.601 7.130 6.999 1.704 32,38 635 9,12 Ngành khác 20.821 22.565 22.689 21.880 19.285 1.744 8,38 124 0,55 (2.595) -11,86 Tổng cộng 26.513 29.531 30.290 29.010 26.284 3.018 11,38 759 2,57 (2.726) Cho vay dự án nông thôn (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành) 63 (131) -1,84 -9,40 * Ngành chăn nuôi: Dư nợ ngành chăn nuôi năm 2010 đạt 280 triệu đồng. Những năm sau đó dư nợ bằng không. Nguyên nhân do khoản dư nợ đã đến hạn và được NH thu hết trong năm 2011 và những năm sau NH xem xét không cho vay trung hạn đối tượng này nữa, vì vậy mà không có dư nợ ở những năm sau đó. * Cho vay cải tạo ao, vườn: Cũng giống như ngành chăn nuôi, trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay đối tượng này không có. Dư nợ năm 2009 chuyển sang năm 2010 đã đến hạn và được NH thu hết trong năm 2011 vì vậy mà dư nợ bằng không ở những năm tiếp theo. * Cho vay dư án nông thôn và ngành khác: Dư nợ cho vay đối với 2 ngành này có sự tăng dần qua mổi năm nhưng đến cuối tháng 6 đầu năm 2013 thì khoản dư này lại giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 (giảm 1,84% ở những dự án nông thôn và giảm 11,86% ở ngành khác). Như nguyên nhân trên đã phân tích khoản thu nợ đến hạn lớn hơn khoản cho vay ra thêm trong cùng kỳ nên làm cho mức dư nợ giảm xuống. Qua phân tích ta thấy trong dư nợ trung hạn đối với HSX thì dư nợ ngành khác chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là dư nợ dự án nông thôn. Nhưng dư nợ với 2 đối tượng này lại giảm ở 6 tháng đầu năm 2013. Như vậy, muốn tăng dư nợ trung hạn như mục tiêu đề ra NH cần mở rộng cho vay với 2 đối tượng này, đồng thời khai thác cho vay đối tượng cải tạo ao, vườn. 4.2.4 Tình hình nợ xấu Trong dư nợ còn có một khoản nữa đó là nợ xấu, đây là dạng dư nợ mà NH cần phải hạn chế ở mức thấp nhất. Tức là cùng với việc mở rộng quy mô hoạt động tín dụng thì NH cũng phải gánh chịu mức rủi ro tương ứng. Nợ xấu không thể không có ở bất kỳ NH nào vì hầu hết các rủi ro xảy ra sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết, NH không thể biết chắc được những khoản nợ nào có thể thu hồi được và những khoản nợ nào không thể thu hồi. Do hiệu quả kinh doanh của nợ vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nếu nguyên nhân là các yếu tố khách quan thì không sao cưỡng lại được như: thiên tai, dịch bệnh suy thoái kinh tế, … dẫn tới việc khách hàng không thể thanh toán được các khoản nợ cho NH, ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của NH, làm cho lợi nhuận giảm. Vì vậy có thể nói nợ xấu là chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng. Nếu nợ xấu thấp và dư nợ cao thì chất lượng tín dụng cao và ngược lại. Nợ xấu của NH được thể hiện qua những bảng số liệu sau: 64 Bảng 4.13: Nợ xấu đối với Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT:triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 Số tiền % Ngắn hạn 2.962 2.171 1.483 1.120 940 (791) -26,70 (688) -31,69 Trung hạn 1.208 1.004 701 440 510 (204) -16,89 (303) -30,18 70 5,91 Tổng cộng 4.170 3.175 2.184 1.560 1.450 (995) -23,86 (1.191) -37,51 (110) -7,05 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành) 65 (180) -16,07 Bảng 4.14: Nợ xấu ngắn hạn đối với Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT:triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Số tiền Số tiền 6 tháng đầu 6 tháng đầu năm 2012 năm 2013 2011/2010 2012/2011 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền % Trồng trọt 150 125 120 70 60 (25) -16,7 (5) -4,00 (10) -14,28 Chăn nuôi 205 269 255 200 180 64 31,22 (14) -5,20 (20) -10,00 2.607 1.687 1.048 850 700 (920) -35,29 (639) -37,88 (150) -17,64 Thương nghiệp 0 90 60 0 0 90 (30) -33,33 0 0 Ngành khác 0 0 0 0 0 2.962 2.171 1.483 1.120 940 (688) -31,69 (180) -16,07 Thủy sản Tổng cộng (791) -26,70 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành) 66 Bảng 4.15: Nợ xấu trung hạn đối với Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT:triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền 2011/2010 Số tiền 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 2012/2011 % Số tiền % Số tiền % Chăn nuôi 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Cho vay cải tạo ao, vườn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Cho vay dự án nông thôn 110 50 50 40 60 (60) -54,55 0 0 20 50,00 Ngành khác 1.098 954 651 400 450 (144) -13,11 (303) -31,76 50 12,5 Tổng cộng 1.208 1.004 701 440 510 (204) -16,89 (303) -30,18 70 15,91 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của NHN 0 & PTNT huyện Châu Thành) 67 Qua bảng số liệu 3.14 cho ta cái nhìn tổng thể về tình hình nợ xấu của NH đối với HSX. Nợ xấu có xu hướng giảm dần qua các năm, nếu trong năm 2010 dư nợ xấu là 4.170 triệu đồng thì đến cuối tháng 6 năm 2013 con số này chỉ còn 1.450 triệu đồng. Nợ xấu giảm xuống thể hiện chất lượng cho vay của NH đang dần được cải thiện, đồng thời cho thấy NH rất quan tâm đến việc kiểm tra, giám sát kỹ trước và trong khi cho vay đảm bảo khoản vốn vay được sử dụng đúng mục đích nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Trong dư nợ xấu của NH thì dư nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ xấu trung hạn, bởi dư nợ ngắn hạn cao hơn so với dư nợ dài trung hạn. Điều này là đúng, bởi việc mở rộng quy mô hoạt động tín dụng thì NH cũng phải gánh chịu mức rủi ro tương ứng. 4.2.4.1 Nợ xấu ngắn hạn Bảng số liệu 3.15 cho thấy nợ xấu ngắn hạn có xu hướng giảm dần theo thời gian, số dư nợ xấu sau nhỏ hơn số trước đó. Năm 2010 số dư nợ xấu là 2.962 triệu đồng, năm 2011 nợ xấu NH giảm còn 2.171 triệu đồng tương ứng giảm 26,70% so với năm 2010. Nợ xấu tiếp tục giảm xuống trong năm 2012, giảm 31,69% so với năm 2011. Đến cuối tháng 6 năm 2013 số dư nợ xấu ngắn hạn chỉ còn 940 triệu đồng, giảm 16,07% so với 6 tháng đầu năm 2012. Ta thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợ ngắn hạn luôn có sự tăng trưởng qua mổi năm và 6 tháng nhưng dư nợ xấu ngắn hạn lại giảm dần qua mổi năm và 6 tháng. Như vậy ta thấy hiệu quả tín dụng ngắn hạn đối với HSX ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên hoạt động tín dụng là hoạt động chứa nhiều rủi ro, ta chỉ có thể giảm thiểu rủi ro và không thể triệt tiêu được nợ xấu bởi vì trong từng lĩnh vực, từng đối tượng đều chứa đựng mức độ rủi ro khác nhau. * Thủy sản: Trong nợ xấu ngắn hạn thì nợ trong lĩnh thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm trên 72% nợ xấu ngắn hạn mổi kỳ của NH. Đăc biệt nợ xấu trong năm 2010 đối với ngành này là rất cao (2.607 triệu đồng), nếu tính tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ thì nó đã vượt mức cho phép của NHNN (tỷ lệ nợ xấu bằng 3,71% > 3%). Tuy nhiên nhờ có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo, nợ xấu dần được giảm xuống qua mổi kỳ, đến cuối tháng 6 năm 2013 nợ xấu chỉ còn 700 triệu đồng. * Chăn nuôi: Kế đến là lĩnh vực chăn nuôi, nợ xấu tăng giảm không ổn định, năm 2011 nợ xấu là 269 triệu đồng, tăng 31,22% so với năm 2010. Năm 2012 nợ 68 xấu là 255 triệu đồng, tuy có giảm xuống nhưng mức giảm không nhiều chỉ giảm 5,20%. Đến cuối tháng 6 năm 2013 thì con số nợ xấu là 180 triệu đồng. * Trồng trọt: Đối với lĩnh vực trồng trọt, nợ xấu cao nhất trong năm 2010 sau đó có xu hướng giảm xuống qua mổi kỳ tiếp theo. nhưng trong từ năm 2011 trở lại đây thì nợ xấu giảm đáng kể, nguồn trả nợ cho NH cũng đảm bảo hơn, giá các mặt hàng nông sản, lúa gạo trên thị trường cao do nhu cầu thu mua xuất khẩu phục vụ các đơn hàng mới từ Bangladesh và Indonesia, chỉ đạo thu mua lúa gạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 146 ngày 13/4/2012, số 232 ngày 03/7/2012. * Ngành thương nghiệp: Nợ xấu chỉ xuất hiện trong năm 2011 (90 triệu đồng) và năm 2012 (60 triệu đồng), nhưng sau đó nợ xấu được NH thu hồi nhanh chóng. Đến cuối tháng 6 năm 2013 nợ xấu đã không còn. * Ngành khác: Trong lĩnh vực này không có nợ xấu qua giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Bởi dư nợ thấp NH dể quản lý và cho vay với lĩnh này chủ yếu phục vụ cho mục đích tiêu dùng, nguồn vốn không sinh lời nên NH đặc biệt quan tâm, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. 4.2.4.2 Nợ xấu trung hạn Cũng giống như nợ ngắn hạn, nợ xấu trung hạn có xu hướng giảm dần. Nợ xấu chỉ tập trung ở 2 ngành cho vay dự án nông thôn và ngành khác, trong đó nợ xấu ngành khác chiếm tỷ trọng cao nhất. * Ngành khác: Ngành khác nợ xấu chiếm tỷ trong cao vì mục đích của khoản vay tiêu dùng là xây nhà ở và tiêu xài cá nhân,..(trừ vay xuất khẩu lao động), không đảm bảo nguồn vốn vay được sinh lợi, và nguồn dùng để trả nợ cho khoản này là thu nhập từ lương của khách hàng vay vốn, những năm gần đây thì giá các mặt hàng thiết yếu liên tục tăng như: gạo, thực phẩm, xăng dầu,… làm ảnh hưởng đến nguồn trả nợ của khách hàng này. * Cho vay dư án nông thôn: Nợ xấu ngành này cũng có xu hướng giảm, nhưng ta thấy nó có dấu hiệu tăng trở lại ở 6 tháng đầu năm 2013, tăng 50% so với 6 tháng đầu năm 2012. Như vậy ở những tháng cuối năm NH cần có biện pháp khắc phục thì nợ xấu mới giảm xuống bằng hoặc thấp hơn năm 2012. 69 Nhìn chung tình hình nợ xấu đã giảm là một dấu hiệu đáng mừng cho NH nhưng để có thể đạt được kết quả tốt hơn nữa về nợ xấu trong những năm tới, NH cần tìm hiểu rỏ nguyên nhân dẩn đến nợ xấu và có biện pháp tốt về việc xử lý nợ xấu đối với HSX. NH phải cẩn thận hơn nữa khâu thẩm định cho vay và phải căn cứ vào diễn biến của tình hình kinh tế - xã hội, thời tiết, mà có chính sách cho vay thích hợp hơn. 4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA NHN 0 & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Thường xuyên phân tích đánh giá đúng chất lượng và hiệu quả tín dụng đối với HSX là rất quan trọng vì nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng lớn của NH là hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng đối với HSX. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu tín dụng sẽ cho thấy được điểm mạnh để tiếp tục phát huy, thấy được điểm yếu để kịp thời tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục làm cho hoạt động tín dụng đối với HSX ngày càng hiệu quả hơn, hạn chế rủi ro tín dụng, mang lại thu nhập nhiều hơn. Có nhiều cách đánh giá, dưới góc độ NH thì chất lượng tín dụng có thể đánh giá qua các chỉ tiêu sau: 70 Bảng 4.16: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng đối với HSX tại NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính năm 2010 năm 2011 năm 2012 1. Vốn huy động Triệu đồng 280.046 352.113 449.624 403.994 2. Doanh số cho vay Triệu đồng 491.862 596.041 715.099 360.536 3. Doanh số thu nợ Triệu đồng 459.828 570.914 664.234 354.430 4.Tổng dư nợ Triệu đồng 267.044 292.171 343.036 349.142 5. Dư nợ bình quân Triệu đồng 251.027 279.608 317.604 346.089 6. Nợ xấu Triệu đồng 4.170 3.175 2.184 1.450 7. Số lượt hộ tham gia vay vốn Lượt 10.560 10.812 11.096 6.089 8. Dư nợ bq mổi 1 HSX Triệu đồng 47 55 64 59 9. Tổng dư nợ/VHĐ Lần 0.95 0.83 0.76 0.86 10. Tỷ lệ nợ xấu % 1,56 1,09 0,64 0,42 11. Hệ số thu nợ % 93,48 95,78 92,89 98,31 12. Vòng quay vốn tín dụng vòng 1,8 2,04 2,09 1.02 6 tháng 2013 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT huyện Châu Thành) 4.3.1 Tổng dư nợ/ vốn huy động NH huy động được nhiều nguồn vốn là rất tốt, tuy nhiên nó cũng mang lại rủi ro cho NH. Nếu NH huy động được nhiều vốn mà cho vay ít thì nguồn vốn huy động bị ứ động trong khi NH phải trả một khoản chi phí lớn cho nguồn vốn huy động, từ đó làm giảm lợi nhuận của NH. Chỉ tiêu này qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 điều này nhỏ hơn 1, cho thấy nguồn vốn huy động luôn dư khả năng để tài trợ cho hoạt động cho vay đối với HSX. Tuy nhiên ta không thể đánh giá rằng NH sử dụng vốn không hiệu quả vì dư nợ này chỉ là dư nợ đối với HSX và trong nguồn vốn huy động NH không được phép sử dụng hết mà phải trích dự trữ bắt buột và dự trữ thanh toán. 4.3.2 Tỷ lệ nợ xấu Mặc dù có nhiều cố gắn trong công tác thu hồi nợ nhưng không thể tránh khỏi tình trạng thu hồi không được nợ cho vay khi đến hạn phải chuyển thành nợ quá hạn. Nếu khách hàng tiếp tục không có khả năng trả nợ lâu dài 71 NH sẽ chuyển thành nợ nhóm 3, 4, 5. Đây là những nhóm nợ xấu của NH đặc biệt là nợ quá hạn nhóm 5 (quá hạn trên 360 ngày ), NH có khả năng mất vốn nếu như khách hàng không trả nợ và không có tài sản thế chấp để phát mãi. Chính vì vậy mà NH luôn quan tâm đến chỉ tiêu này, tìm mọi biện pháp để hạn chế ở mức thấp nhất có thể, theo mục tiêu phấn đấu của NHNo & PTNT huyện Châu Thành đến cuối năm 2013 tỷ lệ này dưới 1%. Qua tính toán ta thấy nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay HSX qua 3 năm và 6 tháng có sự thay đổi theo xu hướng giảm, tỷ lệ nợ của kỳ sau nhỏ hơn tỷ lệ của kỳ trước đó. Đặc biệt tỷ lệ nợ xấu từ năm 2012 trở lại đây giảm xuống đáng kể, (năm 2012 giảm gần 50% so với năm 2011, đến tháng 6 năm 2013 tỷ nợ tiếp tục giảm và chỉ còn 0,42%). Điều này cho thấy, cán bộ nhân viên đã tích cực trong vấn đề xử lý nợ xấu. Mặt khác, NH cũng sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu trong năm nên nợ xấu giảm mạnh qua các năm. 4.3.3 Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ cho biết số tiền NH sẽ thu được trong một thời kỳ nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Qua phân tích số liệu cho thấy rằng doanh số thu nợ gần bằng với doanh số cho vay nên hệ số thu nợ của NH rất cao, hệ số thu nợ trên 92% trong mổi giai đoạn, đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm 2013 hệ số thu nợ đạt 98,31%. Tuy nhiên không phải dựa vào hệ số thu nợ mà có thể đánh giá chỉ tiêu thu nợ ta nên dựa vào nợ đến hạn phải thu thì việc đánh giá mới chính xác hơn. 4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng Qua số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng có xu hướng tăng dần, nếu trong năm 2010 số vòng quay chỉ đạt 1,8 vòng thì trong 2 năm tiếp số vòng đã được tăng lên, quay trên 2 vòng mổi năm. Trong 6 tháng đầu năm 2013 số vòng quay là 1,02 vòng vì chỉ 6 tháng nên số vòng quay ít, số vòng sẽ được tăng lên trong 6 tháng còn lại. Tóm lại, chỉ tiêu này đạt được tốt nhưng không phải vì thế NH không chú trọng đến nó nữa mà cần phải có những biện pháp giúp vòng quay vốn tín dụng tăng nhanh hơn nữa. Chẳng hạn như trong định hướng sắp tới NH phải chú trọng nhiều hơn những món nợ đã đến hạn thu hồi, cần có những biện pháp hữu hiệu để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn, giúp gia tăng doanh số thu nợ. Từ đó mà góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng tín dụng của NH. 4.3.5 Dư nợ bình quân mổi HSX Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng số tiền trung bình mổi lượt vay của HSX có xu hướng tăng qua mổi năm nhưng mức tăng tương đối chậm. Nhưng 72 với số tiền vay khá cao và số lượt hộ vay ngày càng tăng qua các năm chứng tỏ hiệu quả cho vay đã tăng lên, sức sản xuất cũng như quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của HSX tăng lên và tăng thu nhập cho HSX. Điều này chứng tỏ NH đã chú trong việc nâng cao chất lượng tín dụng tạo được uy tín và góp phần gia tăng nguồn vốn kinh doanh cho HSX nên đã thu hút ngày càng nhiều số lượt hộ vay vốn, từ đó góp phần gia tăng lợi nhuận cho NH. 4.4 ĐÁNH GIÁ NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TỪ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 4.4.1 Những mặt đạt được - NHNo & PTNT huyện Châu Thành có vị trí thuận lợi, nằm ở ngay trung tâm thị trấn Cái Tàu Hạ nên tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch, dễ dàng thu hút nguồn vốn của dân cư, từ đó mà vốn huy động của NH tăng qua mổi giai đoạn. - Trong lĩnh vực hoạt động NH hiện nay đang chịu sự cạnh tranh gay gắt bởi sự ra đời ngày càng nhiều các NH khác trên cùng địa bàn huyện, nhưng NHNo & PTNT huyện Châu Thành đã hoạt động và thu được kết quả khá tốt trong 3 năm và 6 tháng qua cụ thể là vốn huy động tăng, doanh số cho vay tăng, công tác thu hồi nợ đạt kết quả cao (hệ số thu hồi nợ luôn > 92%), dư nợ tăng trưởng ổn định, nợ xấu có xu hướng giảm. 4.4.2 Những mặt hạn chế - Nguồn vốn kinh doanh tăng qua mổi năm nhưng vẩn còn lệ thuộc vào vốn điều chuyển. Chính vì vậy trong thời gian tới, NH cần đẩy mạnh công tác huy động vốn để chủ động nguồn vốn kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng. - Thủ tục và quy trình cho vay của NH cũng còn khá nhiều ràng buộc và hạn chế nhất định, thời gian giải quyết hồ sơ vay đôi khi còn mất nhiều thời gian làm cho khách hàng không hài lòng, nhất là những khách hàng ở xa. Điều này có thể làm mất khách hàng và giảm doanh số cho vay. - Các thông tin liên quan đến quá trình thẩm định, theo dõi khoản vay, thu nợ, phần lớn đều phụ thuộc vào đại diện của đơn vị, vì vậy, các trường hợp lừa đảo, hoặc bị buộc thôi việc đột xuất…, NH khó có thể nắm bắt kịp thời. Cộng thêm một thực trạng tại đây một cán bộ tín dụng phải phụ trách 2 xã số lượng khách hàng tiếp xúc ngày càng đông với nhiều khoản vay khác nhau dẫn đến quá trình thẩm định gặp khó khăn, công tác thu hồi nợ cũng gặp khó khăn.. từ đó mà có thể dẩn đến nợ xấu. Nợ xấu tuy đã dần giảm xuống nhưng qua 3 năm và 6 tháng vẩn còn. 73 - Dư nợ tăng qua mổi năm và 6 tháng nhưng tỷ trọng của dư nợ trung hạn còn rất thấp, để đạt được mục tiêu đề ra (dư nợ trung hạn chiếm 15% trên tổng dư nợ), NH cần đẩy mạnh cho vay trung hạn đối với HSX vì đây là đối tượng khách hàng lớn nhất của NH. 4.5 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ Vì đề tài chỉ tập trung phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với HSX nên phần hạn chế ở vốn kinh doanh đề tài sẽ không đưa ra giải pháp. Đề tài chỉ đưa ra 2 giải pháp đó là: giải pháp tăng doanh số cho vay trung hạn và giải pháp hạn chế nợ xấu. 4.5.1 Giải pháp tăng doanh số cho vay trung hạn Để tăng doanh số cho vay, NH có thể áp dụng các biện pháp sau đây: - Trong quá trình đi công tác, cán bộ tín dụng có thể kết hợp tìm hiểu nhu cầu vay vốn của khách hàng nơi địa bàn mình phụ trách để thoả mãn nhu cầu vay vốn đúng lúc kịp thời. - Có chiến lược thu hút lượng khách đã bị mất. - Mạnh dạn đầu tư vào những ngành có dự án đầu tư khả thi. - Thủ tục vay vốn đơn giản không rườm rà như trước. Thời gian cấp tín dụng nhanh chóng, giúp cho khách hàng có được nguồn vốn để thực hiện việc sản xuất kinh doanh. - Cho khách hàng thấy được cái lợi khi đi vay ở NH vì lãi xuất cho vay thấp hơn lãi suất cho vay nặng lãi ở bên ngoài. Những khách hàng vay vốn với lượng tiền lớn thì có sự thoả thuận về lãi suất cho vay. 4.5.2 Giải pháp hạn chế nợ xấu Nợ xấu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng. Chính vì lẽ đó hạn chế được nợ xấu là một việc làm hết sức quan trọng. Để nâng cao chất lượng tín dụng góp phần giải quyết việc gia tăng nợ xấu NH cần: - Trong cho vay thì công tác thẩm định là quan trọng nên thường xuyên kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay để theo dõi phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không đảm bảo cho vay đúng mục đích theo quy định. - Hàng tháng nên kiểm tra nợ quá hạn của từng cán bộ tín dụng để phân loại nợ tốt, nợ xấu nhằm có biện pháp xử lý kịp thời. Nên đặt ra chỉ tiêu nợ xấu cho từng cán bộ tín dụng nhằm nâng cao trách nhiệm của mình. - Không nên xem tài sản thế chấp là chỗ dựa an toàn tiền vay mà phải tăng cường nhắc nhở, đôn đốc, gửi giấy báo nợ cho khách hàng khi món nợ 74 gần đến hạn để tránh trường hợp khách hàng quên và tạo điều kiện cho khách hàng có đủ thời gian để chuẩn bị tiền trả nợ cho NH. - Nghiên cứu kỹ từng hồ sơ vay vốn, nắm rõ nguyên nhân quá hạn, thời gian quá hạn, mục đích sử dụng vốn để có biện pháp xử lý cho phù hợp. Phải có chính sách cứng rắn đối với những hộ vay cố tình day dưa không trả nợ cho NH. Thực hiện triệt để việc khởi kiện đối với các hộ vay vốn có điều kiện trả nợ nhưng né tránh cố tình không trả nợ. - Nâng cao sự hiểu biết của khách hàng giúp họ biết được khi có nợ quá hạn thì việc vay vốn sau này sẽ khó khăn, khó có thể vay lại được. Nếu họ thực hiện tốt việc trả nợ cho NH thì khi vay lại sẽ dễ dàng hơn. - Song song với việc đôn đốc thu hồi nợ NH cần có biện pháp giúp khách hàng có nợ quá hạn khắc phục khó khăn về tài chính để duy trì việc hoạt động sản xuất kinh doanh để có khả năng trả nợ. 75 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Với phương châm: “Agribank mang phồn thịnh đến khách hàng”. Hệ thống NHNo & PTNT đã không ngừng đổi mới để ngày càng hoàn thiện hơn trong hoạt động tín dụng. Đầu tư vốn vào các thành phần kinh tế, các ngành nghề ở địa phương, góp phần đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là ưu tiên cho vốn ngành sản xuất nông nghiệp để phát huy thế mạnh của Đất Nước, nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh và xuất khẩu. Nhờ có hoạt động cho vay của NHNo & PTNT huyện Châu Thành, cung ứng nguồn vốn khá kịp thời và đầy đủ cho nền kinh tế, cũng như giúp cho những người nông dân có nguồn vốn phục vụ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh với mức lãi suất phù hợp nên đời sống người dân trên địa bàn đã dần được cải thiện hơn trước. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn của NH cũng mang lại cho người dân nguồn thu nhập khá ổn định từ việc gửi tiền tiết kiệm tại NH. Qua phân tích ta thấy trong thời gian qua hoạt động kinh doanh của NH có những thành tựu to lớn, mổi năm đều đạt lợi nhuận tương đối cao. Do đó NH cần đưa ra giải pháp để duy trì mức lơi nhuận, đảm bảo rằng lợi nhuận tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm, có như vậy thì hoạt động kinh doanh của NH mới đạt được những kết quả cao hơn nữa. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì hoạt động của NHNo & PTNT huyện Châu Thành cũng còn một số rủi ro hạn chế như: + Vốn huy động có tăng nhưng chủ yếu là vốn ngắn hạn trong khi đó huy động vốn trung – dài hạn không đủ để đáp ứng nhu cầutín dụng của tổ chức, cá nhân buộc phải dùng đến vốn ngắn hạn để bù đắp. Nếu vượt quá mức an toàn thì sẽ dẫn đến khả năng mất cân đối vốn hoạt động hằng ngày. Hơn nữa vốn huy động vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng buộc phải dùng đến vốn điều chuyển của cấp trên đặc biệt là nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu tín dụng trung hạn. + Trong quá trình hoạt động kinh doanh tiền tệ luôn phát sinh nợ xấu. Tuy nhiên mức nợ này vẩn đảm bảo dưới 3% theo quy định của NHNN. Do những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan như đã phân tích ở trên làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NH. Vì vậy việc mở rộng và nâng cao chất lượng đầu tư tín dụng đối với Hộ sản xuất là điều hết sức cần thiết đối với NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành. 76 Với những kết quả đạt được trong thời gian qua là tất cả những cố gắng và nổ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên trong NHNo&PTNT Châu Thành. NH đã không ngừng nâng cao hoạt động tín dụng của mình, luôn đưa chữ tín lên hàng đầu, tạo được niềm tin đối với khách hàng. 5.2 KIẾN NGHỊ Qua 3 tháng thực tập, tìm hiểu và tiếp xúc thực tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Châu Thành, cũng như qua quá trình phân tích và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay HSX tại NH, em xin đưa ra một vài kiến nghị hy vọng nó sẽ có ý nghĩa thiết thực giúp NH hoạt động ngày càng có hiệu quả. 5.2.1 Đối với Ngân hàng cấp trên - Hổ trợ nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng thêm phòng giao dịch cho NHNo & PTNT huyện Châu Thành. Bởi vì mạng lưới giao dịch của NHNo & PTNT đến 11 xã mà chỉ có thể hoạt động tại chi nhánh và một phòng giao dịch thì rất khó khăn. - Hỗ trợ chi nhánh trong việc đào tạo, tuyển dụng đội ngũ cán bộ, nhân viên nhằm hạn chế bớt tình trạng khi một cán bộ tín dụng phụ trách nhiều xã. 5.2.2 Đối với chính quyền địa phương - Giải quyết nhanh chống cho Bà con nhân dân khi họ đem hồ sơ vay vốn đến chính quyền công chứng hoặc xác nhận nhằm giúp cho việc vay vốn diển ra dể dàng và thuận tiện, giảm phiền hà đi lại cho Bà con. - Hỗ trợ NH trong việc xử lý nợ tồn đọng các loại, đối với những hộ có khả năng trả nợ nhưng cố tình dây dưa, chừng chừ không chịu trả nợ thì kiên quyết xử lý dứt điểm theo pháp luật. - Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn về kiến thức khoa học kỹ thuật chuyển giao công nghệ cho các hộ nông dân nhằm nâng cao hiệu quả của những dự án đầu tư, từ đó công tác thu nợ của NH được tốt hơn. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO (1) Th.S Thái Văn Đại (2012). Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ. (2) Th.S Thái Văn Đại, Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt (2010). Quản trị ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, Cần thơ. (3) Th.S Thái Văn Đại (2010). Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng, tủ sách Đại học Cần Thơ. (4) Quyết định 1627/2001/QĐ- NHNN. (5) Quyết định 127/2005/ QĐ – NHNN. (6) Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. (7) Thông tư 13/2010-NHNN. 78 [...]... vay Hộ Sản Xuất sẽ có nhiều rủi ro Bởi vậy mở rộng tín dụng phải đi kèm với nâng cao hiệu quả tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Có như vậy kinh doanh của Ngân hàng mới thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy kinh tế phát triển 1 Xuất phát từ những vấn đề trên và thực tiển hoạt động tín dụng cho vay đến Hộ Sản Xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành, ... tài : Phân tích hoạt động tín dụng đối với Hộ Sản Xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành – Đồng Tháp Nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng tín dụng đối với Hộ Sản Xuất, từ đó đề ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cũng như đảm bảo an toàn của đồng vốn đầu tư 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn Hội nhập kinh tế quốc tế vừa đem lại cơ hội lớn,... trạng tín dụng chung, tín dụng đối với Hộ Sản Xuất của NH từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 - Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đối với Hộ Sản Xuất của NH qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với Hộ Sản Xuất tại NH 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại NHNo & PTNT huyện Châu Thành tỉnh Đồng. .. lúa gạo - Giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh, điện lưới quốc gia đã phủ kính toàn huyện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất 3.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHNo & PTNT CHÂU THÀNH TỈNH ĐỒNG THÁP NHNo & PTNT huyện Châu Thành là chi nhánh của NHNo & PTNT thôn tỉnh Đồng Tháp Tên giao dịch: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành – Đồng Tháp Trụ sở giao... phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta nói riêng, mở rộng quan hệ tín dụng trực tiếp với Hộ Sản Xuất, đáp ứng nhu cầu vay vốn của Hộ Sản Xuất để không ngừng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân Có được kết quả đó phải kể đến sự đóng góp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp – Một trong những chi nhánh trực thuộc Ngân. .. xem xét, phân tích Phương pháp này dùng để áp dụng cho mục tiêu: phân tích tình hình huy động vốn, phân tích hoạt động cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu theo thời hạn tín dụng và theo từng ngành từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 13 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH ĐỒNG THÁP 3.1 SƠ LƯỢC VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CHÂU THÀNH Châu thành là một huyện phía... nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ về vốn cho nhiều hộ nông dân, đặc biệt là Hộ Sản Xuất thoát nghèo vươn lên khá giàu cũng như giúp cho họ có điều kiện mở rộng quy mô và đổi mới trang thiết bị sản xuất Tuy nhiên trên thực tế việc mở rộng cho vay Hộ Sản Xuất ngày càng khó... PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 58 Bảng 4.11 Dư nợ ngắn hạn đối với Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 60 Bảng 4.12 Dư nợ trung hạn đối với Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 63 Bảng 4.13 Nợ xấu đối với Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành. .. sinh hoạt, sản xuất của người dân ở các vùng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn Do đó để mở rộng quy mô và đổi mới trang thiết bị cũng như tham gia vào các quan hệ kinh tế khác, thì Hộ Sản Xuất đều cần vốn và tín dụng Ngân hàng là nguồn cung cấp vốn đáp ứng nhu cầu đó Là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát. .. ngành Ngân hàng bắt nhịp với cơ chế thị trường Tín dụng là lĩnh vực hoạt động chủ đạo của Ngân hàng, trong đó hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, nó góp phần rất lớn trong hiệu quả cũng như sự phát triển của Ngân hàng, đồng thời hỗ trợ tích cực cho sự phát triển kinh tế của Đất Nước Tóm lại, việc nghiên cứu hoạt động tín dụng để tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng

Ngày đăng: 07/10/2015, 21:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • phân tích hoạt động tín đối với HSX tại NHNN&PTNT huyện châu thành đồng tháp

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan