Khi khách hàng vay vốn tại NHNNo & PTNT huyện Châu Thành phải thực hiện theo quy trình mà cán bộ tín dụng hướng dẫn thực hiện như sau:
(7) (8) (1) (2) (6a) (6b) (5) (3) (4)
Hình 3.4 Quy trình cho vay của NHNo & PTNT huyện Châu Thành
Sơ đồ tín dụng trên có thể mô tả như sau:
(1) Khách hàng có nhu cầu vay vốn gửi hồ sơ và phương án kinh doanh đến cán bộ tín dụng tại phòng kế hoạch kinh doanh.
(2) Cán bộ tín dụng kiểm tra sơ thẩm bộ hồ sơ và hẹn ngày xuống tới nơi khách hàng và thẩm định.
(3) Sau khi thẩm định dự án xong, cán bộ tín dụng kiểm soát các yếu tố hợp pháp của hồ sơ vay vốn, đề nghị cho vay với số tiền, mức lãi suất , thời hạn cho vay và sau đó trình lên trưởng phòng kế hoạch kinh doanh.
(4) Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh kiểm soát các yếu tố hồ sơ và căn cứ các yếu tố phê duyệt của cán bộ tín dụng làm căn cứ để đồng ý cho vay hoặc không cho vay, nếu đồng cho vay thì trình hồ sơ lên Giám đốc.
(5) Giám đốc nhận hồ sơ và xem xét các yếu tố pháp lý của hồ sơ và căn cứ vào nguồn vốn của NH mà quyết định cho vay, sau đó trả hồ sơ lại cho phòng kế hoạch kinh doanh.
Khách Hàng
Giám Đốc Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh
Trưởng Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh
(6a) Khi nhận lại hồ sơ cán bộ tín dụng lưu hồ sơ vào sổ và nhập thông tin vào hệ thống máy tính và thông báo cho khách hàng đến phòng kế toán ngân quỹ để nhận tiền.
(6b) Đồng thời cán bộ tín dụng cũng chuyễn hồ sơ đến phòng kế toán ngân quỹ để nghi vào chứng từ và sổ sách kế toán.
(7) Tại phòng kế toán ngân quỹ sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng. (8) Giám sát tín dụng và thanh lý hợp đồng:
Giám sát tín dụng là bước nghiệp vụ kế tiếp giai đoạn giải ngân, nhằm bảo đảm cho số tiền vay được sử dụng đúng mục đích, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
Thanh lý hợp đồng tín dụng, sau khi khách hàng nộp tiền tất toán nợ gốc và lãi, NH tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ theo qui định. Đến đây có thể nói rằng quy trình tín dụng được kết thúc. Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu vay tiếp thì NH sẽ tiếp tục thực hiện lại các bước mới của qui trình cho vay. Còn nếu khoản vay có vấn đề thì NH sẽ tiến hành phân loại nợ và đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp.
3.6 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG 3.6.1 Thuận lợi
Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành là NH đầu tiên đặt ngay trung tâm thị trấn Cái Tàu Hạ, nơi có địa bàn phát triển kinh tế khá mạnh trên toàn huyện, mức sống của người dân cao hơn những xã hay khu vực khác trong huyện.
Châu Thành là huyện phát triển mạnh về sản xuất nông nghiệp. Như vậy với cái tên của mình NHNo & PTNT Châu Thành đã sớm khẳng định được thương hiệu của mình trong tâm trí của bà con nông dân nói chung và bộ phận sản xuất trên địa bàn nói riêng. Do đó NHNo & PTNT huyện Châu Thành có thế mạnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
NH được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của NH cấp trên từ đó tạo điều kiện cho NH có hướng đi đúng đắn và hoàn thiện hơn.
NH có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng động, linh hoạt dưới sự quản lý, điều hành của Ban lãnh đạo dồi dào kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao đã tạo lòng tin nơi khách hàng. Đưa hoạt động của NH đi lên và ngày càng hoàn thiện, phát triển hơn nữa.
NH có tiềm năng huy động vốn do dân cư trên địa bàn có thu nhập ngày càng ổn định và đời sống dần được nâng cao.
3.6.2 Khó khăn
Trên địa bàn ngày càng có nhiều NH thương mại mới hoạt động nên sự cạnh tranh về huy động vốn và cho vay ngày càng gay gắt hơn.
Đội ngủ nhân viên tuy nhiệt tình nhưng phần đông là lớn tuổi, nên gánh nặng về tuổi tác, chuyên môn là vấn đề khó khăn.
Thẻ ATM phát hành nhưng chưa được sử dụng phổ biến do chi nhánh trang bị hệ Thống ATM còn rất ít.
Việc giao dịch ở tại chi nhánh và 1 phòng giao dịch ở Nha Mân là gánh nặng không nhỏ khi mạng lưới giao dịch của NH có đến 11 xã và 1 thị trấn. Nhất là những lúc vào mùa vụ lượng khách hàng đến rất đông, đội ngũ nhân viên đã phải làm việc rất vất vả nhưng vẩn không tránh khỏi tình trạng chậm trễ, sai sót làm cho nguồn vốn đến tay người vay chậm ảnh hưởng đến uy tín cũng như thu nhập của NH.
Trên địa bàn huyện dịch bệnh thường xuất hiện gây ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất của người dân, làm đầu ra của họ không đủ trả nợ.
3.7 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
Trong nền kinh tế hiện nay , NH phải đối mặt với nhiều khó khăn như sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ , sự biến động của thị trường tài chính và những quy định về chính sách tiền tệ của NHNN. Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh của NH phải thật sự có hiệ u quả. Nghĩa là phải thu được lợi nhuận.
Hơn nữa bất kì một NH nào hoạt động cũng hướng đến mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là nhân tố quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của NH, giúp NH mở rộng quy mô hoạt động của mình trên thị trường. Với NHNo & PTNT huyện Châu Thành, mục tiêu cuối cùng là phải đạt được lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Trong thời gian qua, nhờ sự phấn đấu không ngừng để đạt những mục tiêu đề ra NHNo & PTNT huyện Châu Thành đã được kết quả như sau:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chêch lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng thu nhập 42.877 62.632 69.421 36.100 32.299 19.755 46,07 6.789 10,79 (3.801) -10,53
Tổng chi phí 39.438 58.732 65.173 33.587 29.385 19.294 48,92 6.441 10,97 (4.202) -12,51
Lợi nhuận 3.439 3.900 4.248 2.513 2.914 461 13,41 348 8,92 401 15,96
Trong những năm qua, Hệ thống NH hiện nay còn gặp nhiều khó khăn trước bối cảnh kinh tế chưa ổn định, lạm phát ở mức cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của NH. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các NH trên địa bàn cũng là mối quan tâm của NH. Tuy nhiên kết quả hoạt động kinh doanh của NH vẩn tăng trưởng ổn định qua các năm.
- Về thu nhập:
Ta thấy thu nhập của NH qua 3 năm điều tăng, tốc độ tăng mạnh nhất vào năm 2011. Cụ thể thu nhập năm 2011 đạt 62.632 triệu đồng tăng 19.755 triệu đồng, tương ứng tăng 46,07% so với năm 2010. Nhưng tốc độ tăng có phần chậm lại ở năm 2012, tăng 10,79% so với năm 2011. Riêng về thu nhập 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, mức giảm tương ứng là 10,53%.
Nguyên nhân làm cho thu nhập năm 2011 tăng mạnh là do lãi suất cho vay năm 2011 cao lên đến (19% - 21%), tùy theo từng ngành nghề mà NH áp dụng mức lãi suất khác nhau, làm thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng mạnh, từ đó làm cho tổng thu nhập tăng theo.
Tốc độ tăng thu nhập năm 2012 có sự châm lại là do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chính là:
Năm 2012 NHNN đã thắt chặt lãi suất hơn theo thông tư 19/2012/TT- NHNN, theo đó lãi suất tiền gửi tối đa dao động trong mức 9%/năm - 9,5%/năm, và dựa vào lãi suất tiền gửi mà NH ấn định mức lãi suất cho vay phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh, đối tượng khách hàng vì vậy mà làm giảm thu nhập từ hoạt động tín dụng.
Thu nhập 6 tháng đầu năm 2013 có sự giảm xuống là trong thời gian gần đây tình hình hoạt động của ngành NH nói chung không mấy khả quan về đầu vào cũng như đầu ra. NHN0 & PTNT huyện Châu Thành cũng không ngoại lệ, hơn nữa tình hình kinh tế có những chuyển biến phức tạp, giá cả hàng hóa ngày càng leo thang đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của NH.
- Về chi phí:
Trong hoạt động kinh doanh của NH luôn phát sinh những khoản chi phí, trong đó chi phí cho hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của NH. Qua bảng số liệu ta thấy sự biến động của chi phí cũng tương ứng với sự thay đổi của thu nhập. Năm 2011 tổng chi phí tăng cao, tốc độ tăng là 48,92% so với năm 2010, sau đó tốc độ tăng chậm lại ở năm 2012,
tăng 10,97% so với năm 2011 và chi phí ở 6 tháng đầu năm 2013 có sự giảm xuống so với chi phí 6 tháng đầu năm 2012.
Sở dĩ có sự tăng nhanh của chi phí vào năm 2011 là do trong năm NH đã tốn khoản chi phí khá lớn cho việc chi trả lải tiền gửi từ đó làm cho tổng chi phí cũng tăng lên (Do NHNN định trần lãi suất huy động lên tới 14%/năm theo thông tư 02/2011/TT-NHNN, vì vậy mà chi phí trả lãi tiền gửi tăng cao).
Năm 2012 tốc độ tăng của chi phí chậm lại ở mức 10,97%, vì trong năm 2012 thì NHNN đã tiếp tục điều chỉnh trần lãi suất huy động về mức 9%/năm theo thông tư 19/2012/TT-NHNN theo đó mà chi phí cho hoạt động tín dụng của NH cũng giảm so với năm 2011.
Lãi suất huy động ở những tháng đầu năm 2013 lại tiếp tục giảm xuống nên vì thế mà chi phí cho hoạt động tín dụng trong thời gian này cũng giảm theo, mặt khác ban lãnh đạo NH đã tăng cường kiểm soát những khoản chi phí không hợp lý nhằm tối thiểu hóa chi phí cho NH.
- Về lợi nhuận:
Với sự gia tăng thu nhập cũng như chi phí trong thời gian vừa qua thì lợi nhuận của NH cũng có sự biến động tương ứng với sự thay đổi của thu nhập và chi phí. Qua bảng số liệu trên cho ta thấy được lợi nhuận trong ba năm qua đều tăng trưởng, cụ thể tốc độ tăng năm 2011 là 13,41% so với năm 2010, tốc độ tăng ở mức 8,92% vào năm 2012. Như vậy mức tăng trưởng lợi nhuận trung bình là 11,2%. Riêng lợi nhuận ở 6 tháng đầu năm 2013 vẩn có sự tăng trưởng so với 6 tháng đầu năm 2012, tuy thu nhập giảm nhưng do NH tiết kiệm được chi phí nên lợi nhuận vẩn đạt được mức tăng trưởng là 15,96%.
Qua phân tích ta thấy rằng lợi nhuận của NH có xu hướng ngày càng tăng thêm, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng hoạt động kinh doanh của NH luôn có hiệu quả. Có được kết quả trên là nhờ sự nổ lực của toàn thể cán bộ trong NH, đặc biệt là năng lực điều hành của Ban lãnh đạo đã góp phần không nhỏ để đạt được kết quả này. Ban lãnh đạo NH không những có tầm nhìn với những chiến lược phù hợp với tình hình chung của thị trường và luôn đảm bảo tuân thủ đúng theo những quy định và cơ chế của NHNN, các hoạt động quản trị trong nội bộ NH luôn phát huy hiệu quả. Mặt khác trong công tác tín dụng, lợi nhuận luôn là mục tiêu phấn đấu của NH, vì xét trên phương diện nào thì nó vẫn là một trong những nhân tố chứng tỏ hiệu quả hoạt động của NH. Chính vì thế trong thời gian tới, NH cần nỗ lực hơn nữa trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng để lợi nhuận luôn có sự tăng trưởng.
3.8 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG 3.8.1 Mục tiêu
Nguồn vốn huy động phấn đấu đạt 541.300 triệu đồng tăng trưởng 20,4% so với năm 2012. Trong đó tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng trên 80% tổng nguồn vốn huy động.
Tổng dư nợ phấn đấu đạt 454.450 triệu đồng, tăng 11,4% so với năm 2012. Trong đó dư nợ cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng 15% trên tổng dư nợ.
Nợ xấu phấn đấu < 1% trên tổng dư nợ.
3.8.2 Định hướng phát triển
Tập trung giữ vững thị phần, tăng qui mô hoạt động kinh doanh, dịch vụ của NH nhằm thu hút nhiều hơn khách hàng đến giao dịch với NH.
Duy trì tính ổn định và bền vững về nguồn vốn huy động cũng như trong hoạt dộng tín dụng, nhất là giữ vững khách hàng truyền thống.
Phân tích đánh giá thị trường, thị phần, chú trọng tập trung thị phần đầu tư tại khu vực nông nghiệp, nông thôn. Xác định HSX, cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là khách hàng vừa cơ bản vừa lâu dài.
Xây dựng chương trình, phương án đầu tư phù hợp với chiến lược phát triển của từng địa phương để giảm thiểu rủi ro.
Thực hiện nghiêm túc các quy định của ngành, của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có liên quan đến công tác tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng.
Nâng cao khả năng tự chủ trong điều hành hoạt động kinh doanh, tự chủ về tài chính để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH ĐỒNG THÁP
4.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH CHÂU THÀNH
4.1.1 Tình hình nguồn vốn
Trong mọi hoạt động của NH nguồn vốn luôn chiếm một vai trò quan trọng, bởi nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Khi các chủ thể trong nền kinh tế cần vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh, họ thường đến NH xin vay vốn. Vì vậy một NH muốn tồn tại ổn định và phát triển thì điều kiện trước tiên là phải có nguồn vốn đủ lớn mới đảm bảo cho các hoạt động của NH.
Nguồn vốn của NHNo & PTNT Châu Thành gồm vốn huy động và vốn điều chuyển từ Hội Sở.
- Đối với nguồn vốn huy động: NH được toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lại một phần theo tỷ lệ đảm bảo do NHNN quy định, đồng thời có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho khách hàng.
- Đối với nguồn vốn điều chuyển: Là nguồn vốn được điều chuyển từ Hội Sở đến các chi nhánh giúp các chi nhánh ổn định nguồn vốn, năng khả năng cho vay. NH chỉ sử dụng nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động, được phép sử dụng không đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động tại Chi Nhánh, khi đó Chi Nhánh sẽ yêu cầu được điều chuyển vốn đến và phải chịu lãi suất bằng với lãi suất huy động bình quân tại thời điểm nhận lệnh điều chuyển. Ta có thể xem xét nguồn vốn của NH dựa vào số liệu trong bảng:
Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chêch lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động 280.046 352.113 449.624 250.293 403.994 72.067 25,73 97.511 27,69 153.701 61,41
Vốn điều chuyển 44.529 9.432 17.605 9.705 18.550 (35.097) -78,82 8.173 86,65 8.845 91,14
Tổng nguồn vốn 324.575 361.545 467.229 259.998 422.544 36.970 11,39 105.684 29,23 162.546 62,52
Ta thấy nguồn vốn của NH liên tục tăng trong thời gian qua, mức gia