- Dùng các chỉ tiêu phân tích có liên quan đến hoạt động tín dụng. - Phương pháp đánh giá tổng quan: Là đưa ra nhận xét chung về vấn đề phân tích. Phương pháp này áp dụng cho mục tiêu: Đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của NH; tình hình nguồn vốn và huy động vốn; phân tích hoạt động cho vay; thu nợ; dư nợ; nợ xấu theo thời hạn tín dụng và theo từng ngành nghề từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013.
- Phương pháp đánh giá riêng biệt: Là đánh giá từng phần riêng biệt trong cái tổng thể nghiên cứu. Phương pháp này dùng để áp dụng cho mục tiêu: Phân tích hoạt động cho vay HSX, thu nợ HSX, dư nợ HSX, nợ xấu HSX theo thời hạn tín dụng và theo từng ngành từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013.
- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử
dụng để so sánh số liệu năm sau tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân của sự biến động đó để từ đó đề ra biện pháp khắc phục
y = y1 – yo Trong đó:
yo: Chỉ tiêu năm trước y1: Chỉ tiêu năm sau
y: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
y = (y1 / yo)*100% - 100% Trong đó:
yo: Chỉ tiêu năm trước y1: Chỉ tiêu năm sau
y: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
- Phương pháp so sánh tỷ trọng: phương pháp này là xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang xem xét, phân tích. Phương pháp này dùng để áp dụng cho mục tiêu: phân tích tình hình huy động vốn, phân tích hoạt động cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu theo thời hạn tín dụng và theo từng ngành từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH ĐỒNG THÁP 3.1 SƠ LƯỢC VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CHÂU THÀNH
Châu thành là một huyện phía nam của tỉnh Đồng Tháp, phía Bắc giáp Sông tiền, phía Nam giáp huyện Bình Minh của tỉnh Vĩnh Long, phía Đông giáp thị xã Sa Đéc. Huyện Châu Thành có 11 xã và một thị trấn, diện tích tự nhiên 234km2 chiếm 7,25% diện tích của tỉnh Đồng Tháp.
Về kinh tế xã hội, huyện Châu Thành có những đặc điểm cơ bản sau: - Các xã trong huyện phát triển chủ yếu là cây lúa và cây ăn trái.
- Ngành nuôi trồng thủy sản cũng khá phát triển tại các xã cù lao, là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các cơ sở chế biến tại các khu công nghiệp như: khu công nghiệp Sa Đéc, khu công nghiệp Cái Tàu Hạ.
- Cơ khí phục vụ cho nông nghiệp còn rất ít và nhỏ bé, chủ yếu là nghề rèn, sữa chữa máy móc, nên việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.
- Ngành công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp huyện chỉ phát triển mạnh ở khâu xây xát lúa gạo.
- Giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh, điện lưới quốc gia đã phủ kính toàn huyện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất.
3.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHNo & PTNT CHÂU THÀNH TỈNH ĐỒNG THÁP
NHNo & PTNT huyện Châu Thành là chi nhánh của NHNo & PTNT thôn tỉnh Đồng Tháp.
Tên giao dịch: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành – Đồng Tháp.
Trụ sở giao dịch: Số 191, quốc lộ 80, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Điện thoại: 067.840622 ; Fax: 067.840228 Giám đốc : Ông Trần Công Quyền
Từ khi thành lập đến nay, NH đã qua hai lần đổi tên. Theo sự biến đổi của nền kinh tế, trong đó lĩnh vực tài chính NH nói riêng và những yêu cầu cần thiết trong lĩnh vực này thì tháng 8 năm 1988 NHNN Việt Nam chi nhánh huyện Châu Thành đổi tên thành Ngân hàng Phát triển Nông thôn và hoạt
động kinh doanh đa năng hơn. Đến tháng 10 năm 1990 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành.
Trong quá trình hòa nhập vào cơ chế mới hoạt động của NH gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự cố gắng của cán bộ Công nhân Viên chức mà NHNo & PTNT huyện Châu Thành đã từng bước khẳng định vị trí của mình trong quá trình đưa huyện nhà ngày một phát triển đi lên. Ngày nay, chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành đã trở thành người bạn đáng tin cậy của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nhiệp tư nhân, cá thể sản xuất kinh doanh và nông nghiệp trên địa bàn huyện.
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN3.3.1 Cơ cấu tổ chức 3.3.1 Cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức của NHNo & PTNT huyện Châu Thành có thể được diễn đạt qua sơ đồ sau:
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT huyện Châu Thành
Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh Phòng Kế toán Ngân Quỹ Phòng Hành Chính Nhân Sự Cán Bộ Tín Dụng Tổ Ngân Quỹ BKê Toán ộ Phận Tổ Chức Hành Chính Tổ Bảo Vệ
3.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Giám đốc: Giám đốc:
Trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoặc phân công, ủy quyền cho Phó Giám đốc hoặc trưởng phòng nghiệp vụ để thực hiện công tác nghiệp vụ chuyên môn theo quy định. Đồng thời triển khai các chủ trương, chính sách của Nhà Nước có liên quan đến hoạt động của NH.
Phó giám đốc:
Thay mặt cho Giám đốc điều hành và quyết định toàn bộ hoạt động của NH. Đồng thời, trực tiếp quản lý và theo dõi mọi hoạt động của phòng kế hoạch kinh doanh thông qua các hồ sơ vay và các hợp đồng tín dụng.
Phòng kế hoạch kinh doanh:
Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh thực hiện kiểm tra tình hình công tác của cán bộ tín dụng và tiến hành thực hiện các công việc như: nghiên cứu xây dựng các đề án chiến lược, tổng hợp phân tích hoạt động kinh doanh tại đơn vị và thực hiện các công việc khác do cấp trên phân công.
Cán bộ tín dụng:
- Chủ động tìm kiếm và hướng dẫn khách hàng về thủ tục vay vốn, tiến hành thẩm định trước, trong và sau khi thực hiện các hợp đồng tín dụng.
- Lập báo cáo thẩm định và thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay, không cho vay khi có quyết định của Giám đốc.
- Đôn đốc khách hàng trả nợ vay theo đúng hạn và xử lý những vi phạm tín dụng theo quyết định của Giám đốc hoặc người được ủy quyền.
- Thường xuyên phân loại dư nợ, lập kế hoạch thu nợ, quản lý nợ quá hạn đề xuất hướng khắc phục hạn chế. Tổng hợp lập báo cáo và phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm, soạn thảo các báo cáo, tổng kết và thực hiện một số chức năng nhiệm vụ khác do Ban Giám Đốc giao phó.
- Lưu trữ hồ sơ theo quy định.
Phòng kế toán- ngân quỹ:
- Lập kế hạch và thu chi quyết toán hàng năm.
- Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh hằng ngày như: rút, gửi tiền tiết kiệm, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các công tác chuyển tiền theo quy định.
- Kiểm tra hồ sơ vay theo danh mục và đối chiếu với số dư tiền gửi theo quyđịnh.
- Thực hiện thu chi,thống kê báo cáo, lưu trữ hồ sơ và thực hiện các nghiệp vụ khác về kho quỹ theo quy định.
Tổ hành chính sự nghiệp:
Là nơi tham mưu cho Giám đốc trong việc trong việc điều hành mọi hoạt đông của NH, đề xuất các vấn đề có liên quan đến công tác nhân sự của chi nhánh khu vực. Ngoài ra, còn là bộ phận thực hiện các chế độ lao động, tiền lương, đào tạo cán bộ, tổ chức thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
3.4 CHỨC NĂNG CỦA NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH3.4.1 Chức năng trung gian tín dụng 3.4.1 Chức năng trung gian tín dụng
Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng thì NH là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này NH vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay được thể hiện qua một số nghiệp vụ như:
- Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn của các thành phần kinh tế trong mọi lĩnh vực và dân cư trên địa bàn hoạt động.
- Phát hành các loại kỳ phiếu theo thời gian và lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
- Cấp tín dụng ngắn hạn, trung hạn đối với các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế bằng đồng Việt Nam.
Cho vay trực tiếp trong nền kinh tế
Hình 3.2 Sơ đồ chức năng trung gian tín dụng của Ngân hàng
Huy động vốn Cấp tín dụng
Người cho vay
3.4.2 Chức năng trung gian thanh toán
Ở chức năng này NH giúp khách hàng thuận tiện trong việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ khi giữa người mua và người bán có tài khoản tiền gửi thanh toán tại cùng một NH hoặc ở hai NH khác nhau, bằng cách NH sẽ trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để trả tiền mua hàng hóa cho người bán theo Lệnh chi tiền của khách hàng đồng thời báo Nợ tài khoản khách hàng là người mua và NH sẽ báo Có vào tài khoản khách hàng là người bán. Trong trường hợp người mua và người bán có tài khoản tiền gửi thanh toán ở hai NH khác nhau thì khi đó NH sẽ thực hiện thu hộ hay chi hộ thông qua hệ thống liên NH theo yêu cầu của khách hàng.
Cung ứng hàng hóa dịch vụ
Lệnh chi
Hình 3.3 Sơ đồ chức năng trung gian thanh toán của Ngân hàng (trường hợp hai khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán tại một Ngân hàng)
3.4.3 Chức năng tạo tiền
Đây là chức năng quan trọng phản ánh rõ bản chất của một NH được thực thi trên cơ sở hai chức năng trên của NH, tức chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, NH sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản thanh toán tiền gửi của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa thanh toán dịch vụ.. Với chức năng này NH đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán chi trả của xã hội.
Báo Nợ Báo Có
Người trả tiền
3.5 BỘ HỒ SƠ CHO VAY VÀ QUY TRINH NGHIỆP VỤ CHO VAY 3.5.1 Bộ hồ sơ vay vốn
3.5.1.1 Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp
a.Khách hàng vay là tổ chức pháp nhân
* Hồ sơ pháp lý: Bản sao có công chứng những giấy tờ sau: - Quyết định thành lập doanh nghiệp (nếu có).
- Điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp; các giấy đăng ký thay đổi (nếu có).
- Giấy phép hành nghề (nếu có).
- Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). - Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập.
- Giấy chứng nhận mã số thuế.
- Giấy chứng nhận mã số doanh nghiệp (nếu có).
- Biên bản họp về việc vay vốn và thế chấp tài sản (bản chính).
- Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản (dùng trong trường hợp cho vay tín chấp).
- Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).
* Hồ sơ kinh tế:
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kì.
- Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh kì gần nhất.
- Các loại báo cáo kế toán theo yêu cầu của NH nơi cho vay (Bảng cân đối kế toán, báo cáo quyết toán 2 năm liền kề, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kiểm toán).
* Hồ sơ vay vốn:
- Giấy đề nghị vay vốn.
- Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
- Các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, các chứng từ liên quan đến việc sử dụng vốn vay.
b. Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác
* Hồ sơ pháp lý: Bản sao có công chứng những giấy tờ sau:
- Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, Sổ hộ khẩu (đối với đại diện hộ gia đình, cá nhân).
- Bản photo có công chứng hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác). - Giấy ủy quyền cho người đại diện đi vay vốn.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác có đăng ký kinh doanh).
* Hồ sơ vay vốn:
- Giấy đề nghị vay vốn.
- Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo qui định.
- Đối với những người hưởng lương, khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống, phải có giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập ổn định.
3.5.1.2Hồ sơ do ngân hàng lập
- Báo cáo thẩm định, tái thẩm định.
- Biên bản họp hội đồng tư vấn tín dụng (nếu có). - Tờ trình gửi NH cấp trên (nếu có).
- Các loại thông báo: phê duyệt khoản vay, phê duyệt hạn mức tín dụng, từ chối cho vay…
3.5.1.3 Hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập
- Hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn. - Giấy nhận nợ.
- Hợp đồng đảm bảo tiền vay.
- Biên bản xác định giá trị tài sản đảm bảo (nếu có).
-Biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng (trường hợp nợ bị rủi ro). - Biên bản kiểm tra sau khi cho vay.
3.5.2 Quy trình nghiệp vụ cho vay
Khi khách hàng vay vốn tại NHNNo & PTNT huyện Châu Thành phải thực hiện theo quy trình mà cán bộ tín dụng hướng dẫn thực hiện như sau:
(7) (8) (1) (2) (6a) (6b) (5) (3) (4)
Hình 3.4 Quy trình cho vay của NHNo & PTNT huyện Châu Thành
Sơ đồ tín dụng trên có thể mô tả như sau:
(1) Khách hàng có nhu cầu vay vốn gửi hồ sơ và phương án kinh doanh đến cán bộ tín dụng tại phòng kế hoạch kinh doanh.
(2) Cán bộ tín dụng kiểm tra sơ thẩm bộ hồ sơ và hẹn ngày xuống tới nơi khách hàng và thẩm định.
(3) Sau khi thẩm định dự án xong, cán bộ tín dụng kiểm soát các yếu tố hợp pháp của hồ sơ vay vốn, đề nghị cho vay với số tiền, mức lãi suất , thời hạn cho vay và sau đó trình lên trưởng phòng kế hoạch kinh doanh.
(4) Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh kiểm soát các yếu tố hồ sơ và căn cứ các yếu tố phê duyệt của cán bộ tín dụng làm căn cứ để đồng ý cho vay hoặc không cho vay, nếu đồng cho vay thì trình hồ sơ lên Giám đốc.
(5) Giám đốc nhận hồ sơ và xem xét các yếu tố pháp lý của hồ sơ và căn cứ vào nguồn vốn của NH mà quyết định cho vay, sau đó trả hồ sơ lại cho phòng kế hoạch kinh doanh.