Đánh giá chung về tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn (2010-2012)

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện châu thành tỉnh đồng tháp (Trang 47 - 52)

2012) và 6 tháng đầu năm 2013

Đi đôi với công tác huy động vốn thì NHN0 & PTNT huyện Châu Thành đặc biệt quan tâm đến công tác sử dụng vốn. Huy động vốn đã khó nhưng việc sử dụng nguồn vốn như thế nào để đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh như ý muốn, đem lại lợi nhuận cho NH lại càng khó hơn. Đó cũng chính là một trong những thách thức được đặt ra cho NH.

Tín dụng là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động kinh doanh và là một hoạt động chủ yếu và quan trọng của bất kì NH thương mại nào vì ngành kinh doanh chính yếu của NH là “kinh doanh quyền sử dụng vốn”. Thế nhưng, hoạt động tín dụng luôn là hoạt động có tính chất rủi ro rất lớn, chính vì vậy NH phải luôn quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ, phân tích đánh giá tìm ra những biện pháp hoạt động hiệu quả nhất nhằm khắc phục kịp thời những hạn chế yếu kém, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro để mang lại lợi nhuận tối đa cho NH. Để đánh giá được hoạt động tín dụng ta phải đánh giá đầy đủ về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu.

Mặc dù trong bối cảnh cạnh tranh hết sức quyết liệt với các NH thương mại khác, nhưng hoạt động tín dụng của NH cũng có bước phát triển rõ rệt, nhờ sự chỉ đạo đúng đắn và kịp thời của Ban Giám đốc, cùng với sự nổ lực hết mình của tập thể Cán bộ Nhân viên nên hoạt động tín dụng ngày càng đạt hiệu quả cao. Trong thời gian qua, NH đã thực hiện tốt việc cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân địa phương. Bảng số liệu dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn về tình hình hoạt động tín dụng chung của NHN0 & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013:

Bảng 4.3: Các chỉ tiêu tín dụng của NHNo & PTNT Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chêch lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 635.637 756.876 930.149 455.773 480.247 121.239 18,98 173.273 22,89 24.474 5,37

Doanh số thu nợ 593.961 719.296 871.073 423.869 466.023 125.335 21,10 151.777 21,10 42.154 9,94

Dư nợ 311.287 348.867 407.943 380.771 422.167 37.580 12,07 59.076 16,93 41.396 10,87

Nợ xấu 5.177 5.746 4.968 4.189 4.000 569 10,99 (778) -13,54 (189) -4,5

* Doanh số cho vay:

NH huy động được nguồn vốn kinh doanh muốn có lợi nhuận thì phải cho vay lại. Chính vì vậy mà bất kỳ một NH nào cũng luôn tìm cách mở rộng doanh số cho vay để tăng thêm lợi nhuận. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay của NH đạt mức tăng trưởng điều qua các năm. Cụ thể năm 2011 doanh số cho vay đạt 756.876 triệu đồng, tăng 121.239 triệu đồng so với năm 2010 (tốc độ tăng 18,98%). Nguyên nhân nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính Phủ về chính sách phát triển tín dụng nông nghiệp đã tác động đến doanh số cho vay. Doanh số cho vay tiếp tục tăng lên trong năm 2012, tăng 173.273 triệu đồng so với năm 2011 (tốc độ tăng 22,89%). Mặc dù lãi suất cho vay trong 2011 là khá cao, khoảng 17% - 19% đối với cho vay lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, và có thể lên đến 20% -21% đối với cho vay tiêu dùng, sửa chữa nhà ở…nhưng do nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất để tăng thu nhập cho gia đình, mua sắm thêm các vật dụng sinh hoạt trong gia đình, sửa chửa lại nhà cửa, riêng các hộ kinh doanh thì muốn bổ sung thêm nguồn vốn lưu động…nên doanh số cho vay tăng lên. Trong năm 2012 được chính sách hổ trợ lãi suất của NHNN theo thông tư 19/2012/TT-NHNN để giúp người sản xuất giải quyết khó khăn về vốn trong hoạt động sản xuất, cùng với nhu cầu vốn như trên nên doanh số cho vay của NH lại tiếp tục tăng.

Riêng doanh số cho vay ở 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng so với 6 tháng đầu 2012, nhưng tốc độ tăng nhẹ (tăng 5,73%). Do nhu cầu vay vốn của người dân nơi đây chủ yếu là để sản xuất nông nghiệp, mang tính chất thời vụ, NH thường giải ngân vào tháng 3, tháng 9, tháng 10 hàng năm cho người dân có thể quay vòng vốn để sản xuất tiếp vụ sau nên có thể vì lý do đó mà doanh số cho vay ở những tháng đầu năm tăng chậm.

* Doanh số thu nợ:

NH là tổ chức trung gian đi vay để cho vay. Tiền đi vay qua dân cư, qua các tổ chức kinh tế, qua NH cấp trên… đều phải trả lãi. Đó là chi phí khi NH sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Vì vậy công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ) được NH đặt lên hàng đầu, bởi một NH muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao, không chỉ thu được nợ gốc mà còn phải thu được lãi cho vay khi đáo hạn, để trả lãi lại cho những người cho vay và dư ra phần lợi nhuận cho NH.

Mặc dù việc thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH một cách trực tiếp nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khả

năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của NH là thành công hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của NH. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho NH qua việc họ trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho NH.

Cũng tương tự doanh số cho vay thì doanh số thu nợ của NH cũng tăng với tốc độ đều và ổn định. Từ Năm 2010 đến năm 2012 doanh số thu nợ của NH liên tục tăng, tốc độ tăng trung bình qua các năm là 21,10%. Doanh số thu nợ trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng 42.154 triệu đồng (tốc độ tăng 9,94%) so với 6 tháng cùng kỳ năm trước.

Ta thấy doanh số thu nợ có sự biến động theo chiều hướng tăng lên, tuy nhiên điều này chưa thể đánh giá được công tác thu nợ có tốt hay không. Vì tốc độ tăng của doanh số thu nợ phải tương ứng tốc độ tăng của doanh số cho vay và dư nợ. Công tác thu nợ là rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, nó đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất tốt kể từ khâu phân tích thẩm định khách hàng, bởi một khoản tín dụng có độ rủi ro cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất lớn từ khâu đầu tiên này. Cán bộ tín dụng cần quản lý chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có lợi nhuận để trả gốc và lãi cho NH khi đáo hạn.

* Tổng dư nợ:

Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hoạt động của NH. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của NH như thế nào. Dư nợ được xác định bởi công thức:

Dư nợ cuối kì = dư nợ đầu kì + doanh số cho vay trong kì – doanh số thu nợ trong kì

Như vậy dư nợ cho vay cuối kì phụ thuộc vào ba yếu tố:

- Thứ nhất là dư nợ cho vay đầu kì, đây là chỉ tiêu từ năm trước chuyển sang, là số không thay đổi trong năm nay.

- Thứ hai là doanh số cho vay trong kì, doanh số cho vay trong kì tăng thì dư nợ cho vay trong kì cũng tăng và ngược lại.

- Thứ ba là doanh số thu nợ trong kì, doanh số thu nợ trong kì tỉ lệ nghịch với dư nợ cho vay cuối kì. Nếu doanh số thu nợ tăng thì dư nợ cho vay cuối kì giảm và ngược lại.

Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng tín dụng của một NH, nó cho thấy được sự lớn mạnh về nguồn vốn cũng như quy mô của NH đó. Bên cạnh đó, dư nợ còn phản ánh mức đầu tư vốn để tạo ra lợi nhuận của NH. Dư nợ càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận của NH càng cao. Tuy nhiên, dư nợ càng cao cũng tiểm ẩn nhiều rủi ro vì vậy NH nên có những biện pháp hợp lý để vừa mang lại lợi nhuận cho NH vừa giảm rủi ro đến mức thấp nhất.

Nhìn chung thì tình hình dư nợ cũng giống như doanh số cho vay và thu nợ. Tình hình dư nợ của NH tăng đều đặn qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2011 dư nợ tăng 12,07% so với năm 2010, dư nợ tiếp tục tăng nhẹ với 16,93% ở năm 2012. Dư nợ ở 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng 41.396 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.

Do yêu cầu tăng trưởng tín dụng hàng năm theo chỉ tiêu NH đề ra, thêm vào đó nhu cầu tín dụng trên địa bàn huyện Châu Thành trong thời gian gần đây cũng tăng cao làm cho doanh số cho vay cũng khá cao, nhưng kỳ hạn của mỗi hợp đồng tín dụng khác nhau nên kỳ hạn thu nợ cũng khác nhau làm cho dư nợ cũng tăng giảm theo.

* Nợ xấu:

Ta thấy tình hình nợ xấu của NH có những biến động rỏ rệt. Năm 2010 nợ xấu của NH là 5.177 triệu đồng, đến năm 2011 nợ xấu của NH là 5.746

triệu đồng tăng 10,99% so với năm 2010. Do trong năm 2011 lạm phát tăng cao lên đến 18,3% làm cho giá trị sản phẩm đầu ra của người dân không có lợi nhuận nhiều nên dẩn đến chậm trể trong việc trả nợ. Nợ xấu trong năm 2012 có sự giảm xuống còn 4.968triệu đồng, giảm 13,54% so với năm 2011. Đây là dấu hiệu đáng mừng và cần phải được duy trì trong thời gian tới. Nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng giảm nhẹ so với 6 tháng cùng kỳ trong năm 2012.

Qua phân tích ta thấy, doanh số cho vay của NH trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 liên tục tăng lên và doanh số thu nợ cũng tăng theo doanh số cho vay, kéo theo mức dư nợ cho vay của NH không ngừng tăng lên là điều rất hợp lý. Nhưng vấn đề nợ xấu vẩn luôn xãy ra trong các năm, mặc dù tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư vẩn đảm bảo theo kế hoạch đề ra nhưng con số này đã gần vươn tới ngưỡng 2% (năm 2010 là 1,66%, năm 2011 là 1,65%, năm 2012 là 1,23%). Đây là một tín hiệu không tốt cho hoạt động kinh doanh của NH. Vấn đề đặt ra cho NHN0 & PTNT huyện Châu Thành là cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và có hướng xử lý thích hợp.

4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY – THU NỢ - DƯ NỢ - NỢ XẤU ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện châu thành tỉnh đồng tháp (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)