Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện châu thành tỉnh đồng tháp (Trang 77)

Trong dư nợ còn có một khoản nữa đó là nợ xấu, đây là dạng dư nợ mà NH cần phải hạn chế ở mức thấp nhất. Tức là cùng với việc mở rộng quy mô hoạt động tín dụng thì NH cũng phải gánh chịu mức rủi ro tương ứng. Nợ xấu không thể không có ở bất kỳ NH nào vì hầu hết các rủi ro xảy ra sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết, NH không thể biết chắc được những khoản nợ nào có thể thu hồi được và những khoản nợ nào không thể thu hồi. Do hiệu quả kinh doanh của nợ vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nếu nguyên nhân là các yếu tố khách quan thì không sao cưỡng lại được như: thiên tai, dịch bệnh suy thoái kinh tế, … dẫn tới việc khách hàng không thể thanh toán được các khoản nợ cho NH, ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của NH, làm cho lợi nhuận giảm. Vì vậy có thể nói nợ xấu là chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng. Nếu nợ xấu thấp và dư nợ cao thì chất lượng tín dụng cao và ngược lại.

Bảng 4.13: Nợ xấu đối với Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 2.962 2.171 1.483 1.120 940 (791) -26,70 (688) -31,69 (180) -16,07

Trung hạn 1.208 1.004 701 440 510 (204) -16,89 (303) -30,18 70 5,91

Tổng cộng 4.170 3.175 2.184 1.560 1.450 (995) -23,86 (1.191) -37,51 (110) -7,05

Bảng 4.14: Nợ xấu ngắn hạn đối với Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT:triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Trồng trọt 150 125 120 70 60 (25) -16,7 (5) -4,00 (10) -14,28 Chăn nuôi 205 269 255 200 180 64 31,22 (14) -5,20 (20) -10,00 Thủy sản 2.607 1.687 1.048 850 700 (920) -35,29 (639) -37,88 (150) -17,64 Thương nghiệp 0 90 60 0 0 90 (30) -33,33 0 0 Ngành khác 0 0 0 0 0 Tổng cộng 2.962 2.171 1.483 1.120 940 (791) -26,70 (688) -31,69 (180) -16,07

Bảng 4.15: Nợ xấu trung hạn đối với Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT:triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Chăn nuôi 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Cho vay cải tạo ao, vườn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Cho vay dự án nông thôn 110 50 50 40 60 (60) -54,55 0 0 20 50,00

Ngành khác 1.098 954 651 400 450 (144) -13,11 (303) -31,76 50 12,5

Tổng cộng 1.208 1.004 701 440 510 (204) -16,89 (303) -30,18 70 15,91

Qua bảng số liệu 3.14 cho ta cái nhìn tổng thể về tình hình nợ xấu của NH đối với HSX. Nợ xấu có xu hướng giảm dần qua các năm, nếu trong năm 2010 dư nợ xấu là 4.170 triệu đồng thì đến cuối tháng 6 năm 2013 con số này chỉ còn 1.450 triệu đồng. Nợ xấu giảm xuống thể hiện chất lượng cho vay của NH đang dần được cải thiện, đồng thời cho thấy NH rất quan tâm đến việc kiểm tra, giám sát kỹ trước và trong khi cho vay đảm bảo khoản vốn vay được sử dụng đúng mục đích nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Trong dư nợ xấu của NH thì dư nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ xấu trung hạn, bởi dư nợ ngắn hạn cao hơn so với dư nợ dài trung hạn. Điều này là đúng, bởi việc mở rộng quy mô hoạt động tín dụng thì NH cũng phải gánh chịu mức rủi ro tương ứng.

4.2.4.1 Nợ xấu ngắn hạn

Bảng số liệu 3.15 cho thấy nợ xấu ngắn hạn có xu hướng giảm dần theo thời gian, số dư nợ xấu sau nhỏ hơn số trước đó. Năm 2010 số dư nợ xấu là 2.962 triệu đồng, năm 2011 nợ xấu NH giảm còn 2.171 triệu đồng tương ứng giảm 26,70% so với năm 2010. Nợ xấu tiếp tục giảm xuống trong năm 2012, giảm 31,69% so với năm 2011. Đến cuối tháng 6 năm 2013 số dư nợ xấu ngắn hạn chỉ còn 940 triệu đồng, giảm 16,07% so với 6 tháng đầu năm 2012. Ta thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợ ngắn hạn luôn có sự tăng trưởng qua mổi năm và 6 tháng nhưng dư nợ xấu ngắn hạn lại giảm dần qua mổi năm và 6 tháng. Như vậy ta thấy hiệu quả tín dụng ngắn hạn đối với HSX ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên hoạt động tín dụng là hoạt động chứa nhiều rủi ro, ta chỉ có thể giảm thiểu rủi ro và không thể triệt tiêu được nợ xấu bởi vì trong từng lĩnh vực, từng đối tượng đều chứa đựng mức độ rủi ro khác nhau.

* Thủy sản:

Trong nợ xấu ngắn hạn thì nợ trong lĩnh thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm trên 72% nợ xấu ngắn hạn mổi kỳ của NH. Đăc biệt nợ xấu trong năm 2010 đối với ngành này là rất cao (2.607 triệu đồng), nếu tính tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ thì nó đã vượt mức cho phép của NHNN (tỷ lệ nợ xấu bằng 3,71% > 3%). Tuy nhiên nhờ có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo, nợ xấu dần được giảm xuống qua mổi kỳ, đến cuối tháng 6 năm 2013 nợ xấu chỉ còn 700 triệu đồng.

* Chăn nuôi:

Kế đến là lĩnh vực chăn nuôi, nợ xấu tăng giảm không ổn định, năm 2011 nợ xấu là 269 triệu đồng, tăng 31,22% so với năm 2010. Năm 2012 nợ

xấu là 255 triệu đồng, tuy có giảm xuống nhưng mức giảm không nhiều chỉ giảm 5,20%. Đến cuối tháng 6 năm 2013 thì con số nợ xấu là 180 triệu đồng.

* Trồng trọt:

Đối với lĩnh vực trồng trọt, nợ xấu cao nhất trong năm 2010 sau đó có xu hướng giảm xuống qua mổi kỳ tiếp theo. nhưng trong từ năm 2011 trở lại đây thì nợ xấu giảm đáng kể, nguồn trả nợ cho NH cũng đảm bảo hơn, giá các mặt hàng nông sản, lúa gạo trên thị trường cao do nhu cầu thu mua xuất khẩu phục vụ các đơn hàng mới từ Bangladesh và Indonesia, chỉ đạo thu mua lúa gạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 146 ngày 13/4/2012, số 232 ngày 03/7/2012.

* Ngành thương nghiệp:

Nợ xấu chỉ xuất hiện trong năm 2011 (90 triệu đồng) và năm 2012 (60 triệu đồng), nhưng sau đó nợ xấu được NH thu hồi nhanh chóng. Đến cuối tháng 6 năm 2013 nợ xấu đã không còn.

* Ngành khác:

Trong lĩnh vực này không có nợ xấu qua giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Bởi dư nợ thấp NH dể quản lý và cho vay với lĩnh này chủ yếu phục vụ cho mục đích tiêu dùng, nguồn vốn không sinh lời nên NH đặc biệt quan tâm, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn.

4.2.4.2 Nợ xấu trung hạn

Cũng giống như nợ ngắn hạn, nợ xấu trung hạn có xu hướng giảm dần. Nợ xấu chỉ tập trung ở 2 ngành cho vay dự án nông thôn và ngành khác, trong đó nợ xấu ngành khác chiếm tỷ trọng cao nhất.

* Ngành khác:

Ngành khác nợ xấu chiếm tỷ trong cao vì mục đích của khoản vay tiêu dùng là xây nhà ở và tiêu xài cá nhân,..(trừ vay xuất khẩu lao động), không đảm bảo nguồn vốn vay được sinh lợi, và nguồn dùng để trả nợ cho khoản này là thu nhập từ lương của khách hàng vay vốn, những năm gần đây thì giá các mặt hàng thiết yếu liên tục tăng như: gạo, thực phẩm, xăng dầu,… làm ảnh hưởng đến nguồn trả nợ của khách hàng này.

* Cho vay dư án nông thôn:

Nợ xấu ngành này cũng có xu hướng giảm, nhưng ta thấy nó có dấu hiệu tăng trở lại ở 6 tháng đầu năm 2013, tăng 50% so với 6 tháng đầu năm 2012. Như vậy ở những tháng cuối năm NH cần có biện pháp khắc phục thì nợ xấu mới giảm xuống bằng hoặc thấp hơn năm 2012.

Nhìn chung tình hình nợ xấu đã giảm là một dấu hiệu đáng mừng cho NH nhưng để có thể đạt được kết quả tốt hơn nữa về nợ xấu trong những năm tới, NH cần tìm hiểu rỏ nguyên nhân dẩn đến nợ xấu và có biện pháp tốt về việc xử lý nợ xấu đối với HSX. NH phải cẩn thận hơn nữa khâu thẩm định cho vay và phải căn cứ vào diễn biến của tình hình kinh tế - xã hội, thời tiết, mà có chính sách cho vay thích hợp hơn.

4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA NHN0 & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

Thường xuyên phân tích đánh giá đúng chất lượng và hiệu quả tín dụng đối với HSX là rất quan trọng vì nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng lớn của NH là hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng đối với HSX. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu tín dụng sẽ cho thấy được điểm mạnh để tiếp tục phát huy, thấy được điểm yếu để kịp thời tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục làm cho hoạt động tín dụng đối với HSX ngày càng hiệu quả hơn, hạn chế rủi ro tín dụng, mang lại thu nhập nhiều hơn. Có nhiều cách đánh giá, dưới góc độ NH thì chất lượng tín dụng có thể đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

Bảng 4.16: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng đối với HSX tại NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính năm

2010 năm 2011 năm 2012 6 tháng 2013 1. Vốn huy động Triệu đồng 280.046 352.113 449.624 403.994

2. Doanh số cho vay Triệu đồng 491.862 596.041 715.099 360.536

3. Doanh số thu nợ Triệu đồng 459.828 570.914 664.234 354.430

4.Tổng dư nợ Triệu đồng 267.044 292.171 343.036 349.142

5. Dư nợ bình quân Triệu đồng 251.027 279.608 317.604 346.089

6. Nợ xấu Triệu đồng 4.170 3.175 2.184 1.450

7. Số lượt hộ tham gia vay vốn Lượt 10.560 10.812 11.096 6.089

8. Dư nợ bq mổi 1 HSX Triệu đồng 47 55 64 59

9. Tổng dư nợ/VHĐ Lần 0.95 0.83 0.76 0.86

10. Tỷ lệ nợ xấu % 1,56 1,09 0,64 0,42

11. Hệ số thu nợ % 93,48 95,78 92,89 98,31

12. Vòng quay vốn tín dụng vòng 1,8 2,04 2,09 1.02

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT huyện Châu Thành)

4.3.1 Tổng dư nợ/ vốn huy động

NH huy động được nhiều nguồn vốn là rất tốt, tuy nhiên nó cũng mang lại rủi ro cho NH. Nếu NH huy động được nhiều vốn mà cho vay ít thì nguồn vốn huy động bị ứ động trong khi NH phải trả một khoản chi phí lớn cho nguồn vốn huy động, từ đó làm giảm lợi nhuận của NH. Chỉ tiêu này qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 điều này nhỏ hơn 1, cho thấy nguồn vốn huy động luôn dư khả năng để tài trợ cho hoạt động cho vay đối với HSX. Tuy nhiên ta không thể đánh giá rằng NH sử dụng vốn không hiệu quả vì dư nợ này chỉ là dư nợ đối với HSX và trong nguồn vốn huy động NH không được phép sử dụng hết mà phải trích dự trữ bắt buột và dự trữ thanh toán.

4.3.2 Tỷ lệ nợ xấu

Mặc dù có nhiều cố gắn trong công tác thu hồi nợ nhưng không thể tránh khỏi tình trạng thu hồi không được nợ cho vay khi đến hạn phải chuyển thành nợ quá hạn. Nếu khách hàng tiếp tục không có khả năng trả nợ lâu dài

NH sẽ chuyển thành nợ nhóm 3, 4, 5. Đây là những nhóm nợ xấu của NH đặc biệt là nợ quá hạn nhóm 5 (quá hạn trên 360 ngày ), NH có khả năng mất vốn nếu như khách hàng không trả nợ và không có tài sản thế chấp để phát mãi. Chính vì vậy mà NH luôn quan tâm đến chỉ tiêu này, tìm mọi biện pháp để hạn chế ở mức thấp nhất có thể, theo mục tiêu phấn đấu của NHNo & PTNT huyện Châu Thành đến cuối năm 2013 tỷ lệ này dưới 1%.

Qua tính toán ta thấy nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay HSX qua 3 năm và 6 tháng có sự thay đổi theo xu hướng giảm, tỷ lệ nợ của kỳ sau nhỏ hơn tỷ lệ của kỳ trước đó. Đặc biệt tỷ lệ nợ xấu từ năm 2012 trở lại đây giảm xuống đáng kể, (năm 2012 giảm gần 50% so với năm 2011, đến tháng 6 năm 2013 tỷ nợ tiếp tục giảm và chỉ còn 0,42%). Điều này cho thấy, cán bộ nhân viên đã tích cực trong vấn đề xử lý nợ xấu. Mặt khác, NH cũng sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu trong năm nên nợ xấu giảm mạnh qua các năm.

4.3.3 Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ cho biết số tiền NH sẽ thu được trong một thời kỳ nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Qua phân tích số liệu cho thấy rằng doanh số thu nợ gần bằng với doanh số cho vay nên hệ số thu nợ của NH rất cao, hệ số thu nợ trên 92% trong mổi giai đoạn, đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm 2013 hệ số thu nợ đạt 98,31%. Tuy nhiên không phải dựa vào hệ số thu nợ mà có thể đánh giá chỉ tiêu thu nợ ta nên dựa vào nợ đến hạn phải thu thì việc đánh giá mới chính xác hơn.

4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng

Qua số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng có xu hướng tăng dần, nếu trong năm 2010 số vòng quay chỉ đạt 1,8 vòng thì trong 2 năm tiếp số vòng đã được tăng lên, quay trên 2 vòng mổi năm. Trong 6 tháng đầu năm 2013 số vòng quay là 1,02 vòng vì chỉ 6 tháng nên số vòng quay ít, số vòng sẽ được tăng lên trong 6 tháng còn lại. Tóm lại, chỉ tiêu này đạt được tốt nhưng không phải vì thế NH không chú trọng đến nó nữa mà cần phải có những biện pháp giúp vòng quay vốn tín dụng tăng nhanh hơn nữa. Chẳng hạn như trong định hướng sắp tới NH phải chú trọng nhiều hơn những món nợ đã đến hạn thu hồi, cần có những biện pháp hữu hiệu để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn, giúp gia tăng doanh số thu nợ. Từ đó mà góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng tín dụng của NH.

4.3.5 Dư nợ bình quân mổi HSX

Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng số tiền trung bình mổi lượt vay của HSX có xu hướng tăng qua mổi năm nhưng mức tăng tương đối chậm. Nhưng

với số tiền vay khá cao và số lượt hộ vay ngày càng tăng qua các năm chứng tỏ hiệu quả cho vay đã tăng lên, sức sản xuất cũng như quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của HSX tăng lên và tăng thu nhập cho HSX. Điều này chứng tỏ NH đã chú trong việc nâng cao chất lượng tín dụng tạo được uy tín và góp phần gia tăng nguồn vốn kinh doanh cho HSX nên đã thu hút ngày càng nhiều số lượt hộ vay vốn, từ đó góp phần gia tăng lợi nhuận cho NH.

4.4 ĐÁNH GIÁ NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TỪ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH QUẢ PHÂN TÍCH

4.4.1 Những mặt đạt được

- NHNo & PTNT huyện Châu Thành có vị trí thuận lợi, nằm ở ngay trung tâm thị trấn Cái Tàu Hạ nên tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch, dễ dàng thu hút nguồn vốn của dân cư, từ đó mà vốn huy động của NH tăng qua mổi giai đoạn.

- Trong lĩnh vực hoạt động NH hiện nay đang chịu sự cạnh tranh gay gắt bởi sự ra đời ngày càng nhiều các NH khác trên cùng địa bàn huyện, nhưng NHNo & PTNT huyện Châu Thành đã hoạt động và thu được kết quả khá tốt trong 3 năm và 6 tháng qua cụ thể là vốn huy động tăng, doanh số cho

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện châu thành tỉnh đồng tháp (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)