NHNo & PTNT chi nhánh huyện Châu Thành chỉ cho vay ngắn hạn và trung hạn không có loại hình cho vay dài hạn vì người dân tại huyện sống chủ yếu bằng nghề nông nên nhu cầu vay vốn không thuộc loại tín dụng dài hạn, chu kỳ sản xuất kinh doanh không thoả mãn yêu cầu về thời gian. Chính vì vậy, tại chi nhánh chỉ có loại hình cho vay ngắn hạn và trung hạn. Tùy theo đối tượng mà NH có thể cho vay từ 70 – 80% tổng chi phí thực hiện phương án sản xuất và căn cứ vào từng món vay cụ thể.
Do một số đặc trưng của sản xuất nông nghiệp như tính thời vụ, điều kiện của môi trường tự nhiên phù hợp với cho vay ngắn hạn nên doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay đối với HSX. Hầu hết người dân vay để phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi, mà những đối tượng trên đều có chu kỳ sản xuất dưới một năm. Chỉ khi người dân cần cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất, mua giống mới, cải tạo đất, NH mới cho vay trung hạn nên doanh số cho vay trung hạn đối với HSX chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với doanh số cho vay ngắn hạn. Bảng số liệu dưới đây sẽ cho ta thấy rỏ tình hình cho vay HSX giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013:
Bảng 4.4: Tình hình cho vay Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 473.205 573.030 694.008 313.363 352.426 99.825 21,10 120.978 21,11 39.063 12,47
Trung hạn 18.657 23.011 21.091 10.163 8.110 4.354 23,34 (1.920) -8,34 (2.053) -20,20
Tổng cộng 491.862 596.041 715.099 323.526 360.536 104.179 21,18 119.058 19,97 37.010 11,44
Hoạt động cho vay đối với HSX của NH ngày càng được mở rộng nên đã thu hút được nhiều khách hàng đến vay vốn làm cho doanh số cho vay của NH tăng liên tục. Năm 2011 doanh số cho vay đạt 596.041 triệu đồng tăng 21,18% so với năm 2010. Doanh số cho vay tiếp tục tăng thêm 19,97% ở năm 2012. Như vậy qua 3 năm ta thấy doanh số cho vay tăng trưởng tương đối điều và ồn định. Bên cạnh đó doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng 11,44%.
Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay trong năm và tháng tăng là do khi có nhu cầu vay vốn thì đa phần các HSX ở địa phương thường tìm đến NHN0 & PTNT huyện Châu Thành để xin vay bởi đây là NH đầu tiên đặt ngay trung tâm thị trấn Cái Tàu Hạ nên phần nào cũng tạo được uy tín trong tâm trí của bà con nông dân. Hơn nữa nhờ công tác mở rộng cho vay, tìm kiếm khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ…, đã làm doanh số cho vay của NH không ngừng tăng lên.
4.2.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn
Như đã phân tích ở phần trên, do một số đặc điểm kinh tế ở địa phương nên trong tổng doanh số cho vay đối HSX thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao.Hoạt động cho vay ngắn hạn là một trong những hoạt động vừa trực tiếp phục vụ cho đối tượng phát triển, vừa góp phần quan trọng vào kết quả kinh doanh của NH. Thời gian gần đây, hoạt động tín dụng ngắn hạn diễn ra rất sôi nổi, đã cung cấp một lượng vốn ngắn hạn rất lớn cho hầu hết các thành phần kinh tế: nông nghiệp, thương mại, ngành khác. Do đó, hoạt động cho từng định hướng của NH, xác định: khởi đầu chất lượng tín dụng chứ không chạy theo doanh số, bằng cách chủ động tìm khách hàng, mở rộng khách hàng có chọn lọc, củng cố phát triển khách hàng truyền thống.
Cho vay ngắn hạn tuy không mang lại lợi nhuận cao như cho vay trung hạn nhưng ít gặp rủi ro và khả năng thu hồi vốn nhanh. Thực tế đã chứng minh qua hoạt động tín dụng ngắn hạn như sau:
Bảng 4.5: Tình hình cho vay ngắn hạn Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT:triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Trồng trọt 130.597 186.169 226.237 101.078 113.749 55.572 42,55 40.068 21,52 12.671 12,54 Chăn nuôi 118.305 101.697 125.234 55.052 61.910 (16.607) -14,04 23.537 23,14 6.858 12,46 Thủy sản 127.605 153.435 185.984 69.491 78.423 25.830 20,24 32.549 21,21 8.932 12,85 Thương nghiệp 89.157 117.345 138.818 79.280 89.005 28.188 31,62 21.473 18,30 9.725 12,27 Ngành khác 7.541 14.384 17.735 8.462 9.339 6.843 90,74 3.351 23,30 877 10,36 Tổng cộng 473.205 573.030 694.008 313.363 352.426 99.825 21,10 120.978 21,11 39.063 12,47
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn của NH tăng trưởng điều qua các năm. Cụ thể năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 473.205 triệu đồng. Năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn tăng thêm 21,10% so với năm 2010, năm 2012 doanh số cho vay tiếp tục tăng 21,11% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013 khoản mục này cũng tăng 12,47% so với 6 đầu năm 2012. Như vậy trong thời gian qua doanh số cho vay ngắn hạn của NH luôn tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay HSX. Nguyên nhân là do khách hàng chủ yếu của NH là nông dân, hộ gia đình với những ngành nghề sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt và buôn bán nhỏ. Thời gian để sản xuất các ngành nghề này ngắn, thu hồi lại vốn nhanh do đó khi cấn vốn họ chỉ cần vay ngắn hạn, mặt khác cho vay ngắn hạn có thể giúp cho NH có khả năng quay đồng vốn của mình nhanh hơn, giúp cho NH tái sử dụng vốn một cách nhanh chống. Xét về cụ thể từng ngành nghề thì ta có: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, thương nghiệp và ngành khác.
* Trồng trọt:
Do Châu Thành là huyện chuyên canh cây lúa nên doanh số cho vay trồng trọt chủ yếu là cho vay trồng lúa, trồng hoa màu, chăm sóc vườn ngắn hạn. Vì đất đai ở địa bàn huyện rất màu mỡ thuận lợi cho việc trồng trọt nên số lượng vốn vay để trồng trọt trên địa bàn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn đối với HSX .
Năm 2010 doanh số cho vay trồng trọt là 130.597 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 27,60% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn đối với HSX. Đến năm 2011 doanh số cho vay tiếp tăng ở mức cao, đạt 186.169 triệu đồng, tăng 55.572 triệu đồng, tương đương tăng 42,55% so với năm 20010 và chiếm tỷ trọng 32,49% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn năm 2011.
Nguyên nhân doanh số cho vay trồng trọt tăng là do trong năm giá lúa tăng cao nên bà con nông dân đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất như: cày, xới, cây giống, phân bón nên cần nhiều vốn cho sản xuất. Đặc biệt năm 2011, trước tình hình lạm phát tăng cao khiến cho lãi suất cho vay cũng tăng cao nhưng doanh số cho vay ngắn hạn vẫn tăng là do lạm phát tăng cao làm cho giá vật tư nông nghiệp, cây giống tăng lên và tình hình dịch bệnh trên đồng ruộng diễn biến phức tạp hơn nên làm cho chi phí sản xuất tăng cao dẫn đến nhu cầu vay vốn cũng tăng lên. Chính vì vậy, số tiền vay để trang trãi chi phí sản xuất lúa tăng cao so với năm 2010 nên làm cho doanh số cho vay tăng lên.
Sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay tiếp tục tăng lên. Năm 2012 tăng 40.068 triệu đồng tương đương tăng 21,25% so với
năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 tăng 12.671 triệu đồng tương ứng tăng 12,54% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Nguyên nhân tăng là do lãi suất cho vay trong năm 2012 giảm chỉ còn 13% đối với sản xuất nông nghiệp và ở những tháng đầu năm 2013 lãi suất còn 12%. Với mức lãi suất phù hợp người dân sẽ chú trọng hơn về việc trang sửa đồng ruộng, phân bón, thuốc trừ sâu.. từ đó mà doanh số cho vay trồng trọt tiếp tục tăng lên.
* Chăn nuôi:
Có thể nói chăn nuôi được xem là ngành đi đôi với ngành trồng trọt, người dân trong huyện thường chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như: heo, gà, vịt, bò... Tuy qui mô nhỏ lẻ (trừ những trại chăn nuôi có quy mô lớn ở xã Phú Long), nhưng phần đông bà con nông dân thường kết hợp chăn nuôi với trồng trọt để gia tăng thu nhập cho gia đình. Đối với các Hộ không có đất canh tác họ thường nuôi vịt chạy đồng theo mùa vụ, đối những Hộ có đất canh tác thì họ thường chăn nuôi vào những lúc hết mùa vụ trồng lúa hoặc vừa trồng trọt vừa chăn nuôi... Chính vì vậy mà doanh số cho vay ngành này cũng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn.
Năm 2010 doanh số cho vay đạt 118.305 triệu đồng, sang năm 2011 doanh số cho vay có sự giảm xuống, giảm 14,04% so với năm 2010. Doanh số cho vay có sự tăng nhẹ trở lại ở năm 2012(tăng 23,14 so với năm 2011) và 6 tháng đầu năm 2013(tăng 12,46% so với 6 tháng đầu năm 2013).
Do tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diển biến phức tạp. Người dân giảm bớt đầu tư vào chăn nuôi nên doanh số cho vay năm 2011 có sự sụt giảm. Nhưng sau đó được sự quan tâm của chính quyền phương, chăn nuôi dần phát triển ổn định, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được quan tâm thực hiện tốt nên dịch bệnh được khắc phục người dân mạnh dạn đầu tư trở lại nên doanh số vay tăng lên ở thời gian sau đó.
* Thủy sản:
Tuy không phát triển như trồng trọt và chăn nuôi nhưng ngành nuôi trồng thủy sản là một ưu thế ở huyện Châu Thành, chủ yếu là nuôi cá lóc, cá da trơn, cá điêu hồng… được người dân thả nhiều trong các lồng bè, diên tích ao hồ có sẳn xung quanh nhà hoặc nuôi kết hợp theo mô hình VAC (vườn, ao, chuồng). Số Hộ vay không nhiều nhưng chi phí trang trãi cho mục đích này rất cao (mua con giống, thức ăn, thuốc chăm sóc phục vụ cho chăn nuôi...), nên doanh số cho vay đối với ngành thủy sản cũng ở mức tương đương với trồng trọt và chăn nuôi.
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay đối với ngành thủy sản có sự tăng trưởng qua 3 năm và 6 tháng. Năm 2011 doanh số cho vay đạt 153.435 triệu đồng tăng 20,24% so với năm 2010, năm 2012 mức cho vay tiếp tục tăng với tốc độ 21,21% và doanh số cho vay ở 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng 12,58% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Kể từ năm 2011, ngành này có xu hướng tăng mạnh cả về số lượng do có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành. Ngoài xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường truyền thống thì ngành còn tìm kiếm các thị trường mới, chủ động xuất khẩu sang các tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, người dân thấy được ngành thủy sản mang lại nhiều lợi nhuận nên nhanh chóng đến NH xin vay để mở rộng các ao nuôi cá công nghiệp dẫn đến việc doanh số cho vay tăng nhanh.
* Thương nghiệp:
Trong lĩnh vực này NH đầu tư cho vay các ngành nghề như: thương mại, dịch vụ, sản xuất hàng thủ công. Ta thấy doanh số cho vay luôn có sự tăng lên theo thời gian. Năm 2011 tăng 31,62% so với năm 2010, năm 2012 tăng 18,30% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay đối với ngành này cũng tăng 12,27% so với 6 tháng cùng kỳ năm trước.
Như vậy doanh số vay ngắn hạn đối với ngành thương nghiệp trong 3 năm và 6 tháng điều tăng lên. Nguyên nhân là do nền kinh tế của huyện đang từng bước được phát triển, nhiều công trình được thực hiện như: Xây dựng trung tâm thương mại Nha Mân, khu công nghiệp xã An Nhơn, khu công nghiệp thị trấn Cái Tàu Hạ, nâng cấp hệ thống cầu đường, nhiều khu dân cư mọc lên…những yếu tố này thuận lợi cho ngành thương nghiệp phát triển.
* Ngành khác:
Ngoài việc cho vay các ngành nghề chủ yếu trên, NHN0 & PTNT huyện Châu Thành còn cho vay phục vụ nhu cầu đời sống cá nhân như: mua sắm những thiết bị cần thiết, những tiện nghi trong gia đình, sửa chữa nhà ở, cho vay thấu chi. Tuy chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn đối với HSX nhưng ta thấy doanh số cho vay Ngành khác tăng liên tục. Nguyên nhân là trong thời gian qua đối tượng có sự phát triển về mặt số lượng, vì vậy doanh số cho vay đối với ngành nghề này có sự tăng lên đáng kể.
4.2.1.2 Doanh số cho vay trung hạn
Trong hoạt động sản xuất, ngoài nhu cầu vốn ngắn hạn cho chi phí sản xuất như cây giống, thuốc trừ sâu, phân bón,… HSX cũng cần có những khoản mục đầu tư trung hạn để cải tạo vườn cây ăn trái, mua sắm máy móc phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp, xây mới nhà cửa,…. Đặc điểm của những món vay này là thời hạn tương đối lớn, chu kỳ sản xuất – kinh doanh thường dài hơn một năm nên đòi hỏi thời gian vay vốn phải tương ứng để người dân chủ động được nguồn vốn vay. Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn theo mục đích và khả năng trả nợ của người vay với khoảng thời gian lâu hơn so với ngắn hạn, chính vì vậy việc cho vay trung hạn thường cho vay với số tiền lớn hơn so với ngắn hạn và khoảng thời gian dài hơn để người vay có thể thu hồi đủ vốn và đảm bảo khả năng trả nợ cho NH được đúng hạn.
Khác với doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay HSX và có những biến động qua 3 năm và 6 tháng. Qua bảng số liệu 3.7 ta thấy doanh số cho vay có xu hướng giảm dần. Năm 2010 NH cho vay 18.657 triệu đồng, sang năm 2011 doanh số cho vay đạt 23.011 triệu đồng tăng 23,34%. Đến năm 2012 doanh số cho vay chỉ còn đạt 21.091 triệu đồng, giảm 8,34% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay lại tiếp tục giảm, giảm 20,20% so với 6 tháng đầu năm 2012. Có thể do cho vay trung hạn chứa đựng nhiều rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh nên NH xem xét cẩn trọng khi cho vay, từ chối cho vay những dự án không khả thi, từ đó mà doanh số cho vay có xu hướng giảm dần. Bảng số liệu sau sẽ cho thấy rỏ về tình hình cho vay trung hạn của NH giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013:
Bảng 4.6: Tình hình cho vay trung hạn Hộ Sản Xuất của NHNo & PTNT huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT:triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Chăn nuôi 253
Cho vay dự án nông thôn 4.262 5.651 5.860 2.950 2.438 1.389 32,59 209 3,70 (512) -17,36
Cho vay cải tạo ao, vườn
Ngành khác 14.142 17.360 15.231 7.213 5.672 3.218 22,75 (2.129) -12,26 (1.541) -21,36
Tổng cộng 18.657 23.011 21.091 10.163 8.110 4.354 23,34 (1.920) -8,34 (2.053) -20,20
* Chăn nuôi:
Trong lĩnh vực này NH chỉ tài trợ cho các hộ có nhu cầu vay vốn để phục vụ chăn nuôi bò. Tuy nhiên xét thấy việc nuôi bò chỉ mất thời gian khoảng một năm thì có thể xuất chuồng nên trong thời gian gần đây NH chỉ cho vay ngắn hạn với đối tượng này. Năm 2010 NH cho vay 253 triệu đồng.