... ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH VÀ CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH VÀ CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ NĂM... DỤNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH VÀ CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG ĐẦU NĂM 2014 30 4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH VÀ CÁ NHÂN TẠI... 2.1.2 Khái quát chung tín dụng HKD & CN 2.1.2.1 Tín dụng cá nhân a Khái niệm Tín dụng cá nhân tín dụng dành cho khách hàng cá nhân Khách hàng cá nhân gồm cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh có
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LÝ HOÀNG YẾN MSSV: C1200214 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH VÀ CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN PHẠM PHÁT TIẾN 12-2014 LỜI CẢM TẠ Tôi rất cám ơn các thầy cô trƣờng Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các thầy cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh đã cung cấp những kiến thức bổ ích cho tôi để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này. Đồng thời, nhờ sự hƣớng dẫn nhiệt tình của giáo viên hƣớng dẫn, thầy Phạm Phát Tiến đã giúp tôi hoàn thành tốt hơn bài luận văn này. Tôi xin cảm ơn Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ, cùng các anh chị trong công ty đã giúp đỡ cho tôi rất nhiều trong quá trình thu thập dữ liệu thực hiện các cuộc phỏng vấn, chia sẽ kinh nghiệm, trao đổi cũng nhƣ cung cấp các số liệu từ công ty, giúp tôi hoàn thành luận văn tốt hơn. Sự nhiệt tình của các thầy cô đã giúp tôi bổ sung thêm lƣợng kiến thức vào bài viết và sớm hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp. Tôi chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014 Sinh viên thực hiện Lý Hoàng Yến i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014 Sinh viên thực hiện Lý Hoàng Yến ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Ngày …. tháng …. năm 2014 Thủ trƣởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) iii BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Họ và tên ngƣời hƣớng dẫn: PHẠM PHÁT TIẾN Học vị: THẠC SĨ Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Cơ quan công tác: KHOA KINH TẾ - QTKD Tên học viên: LÝ HOÀNG YẾN Mã số sinh viên: C1200214 Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Tên đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ kinh doanh và cá nhân tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Bắc Á – chi nhánh Cần Thơ NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 2. Về hình thức …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… 5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc (theo mục tiêu nghiên cứu,…) .................................................................................................................................. ..................................................................................................................... iv 6. Các nhận xét khác …………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………. 7. Kết luận …………………………………………………………………………………..… ……………………………………………………………………………….. Cần Thơ, ngày …. tháng … năm 2014 NGƢỜI NHẬN XÉT v MỤC LỤC CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU..................................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu chung .............................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................ 2 1.3.1 Phạm vi không gian ....................................................................................... 2 1.3.2 Phạm vi thời gian ........................................................................................... 2 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 3 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 4 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN .............................................................................................. 4 2.1.1 Khái quát chung về tín dụng ngân hàng ........................................................ 4 2.1.2 Khái quát chung về tín dụng HKD & CN...................................................... 7 2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của HKD & CN ......................... 11 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 13 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu....................................................................... 13 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ..................................................................... 13 CHƢƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ .............................................................................. 14 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ ............................................................................................. 14 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................. 14 3.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức và chức năng các phòng ban .................................. 15 3.1.3 Tình hình nhân sự .......................................................................................... 17 3.1.4 Định hƣớng phát triển .................................................................................. 18 3.1.5 Các sản phẩm cho vay HKD & CN của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ ...................................................................................................... 19 3.2 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ...................................................................................................................... 22 3.2.1 Thu nhập ...................................................................................................... 22 3.2.2 Chi phí.......................................................................................................... 23 3.2.3 Chênh lệch thu chi ....................................................................................... 23 3.3 KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ........... 25 vi 3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ ........................ 27 3.4.1 Thuận lợi ...................................................................................................... 27 3.4.2 Khó khăn ...................................................................................................... 28 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH VÀ CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ....................................... 30 4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH VÀ CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ...................................................... 30 4.1.1 Phân tích doanh số cho vay đối với HKD & CN ............................................ 30 4.1.2 Phân tích doanh số thu nợ HKD & CN ....................................................... 41 4.1.3 Phân tích dƣ nợ HKD & CN ........................................................................ 49 4.1.4 Phân tích nợ xấu HKD & CN ...................................................................... 58 4.1.2 Đánh giá hoạt động tín dụng của HKD & CN tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – CN Cần Thơ qua các chỉ tiêu tài chính .............................................................. 64 CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH VÀ CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ .............................................................................................. 69 5.1 THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH VÀ CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 .......... 69 5.1.1 Những thành tựu đạt đƣợc ..................................................................... 69 5.1.2 Hạn chế ................................................................................................ 69 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ KINH DOANH VÀ CÁ NHÂN ........................................................................... 70 5.2.1 Căn cứ đề xuất giải pháp ....................................................................... 70 5.2.2 Mục tiêu .............................................................................................. 71 5.2.3 Giải pháp ............................................................................................. 71 CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN ..................................................................................... 74 vii DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2011 – 2013 ......................................................................................... 22 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ ........................... 24 Bảng 3.3 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Bắc Á qua 3 năm 2011 – 2013 ...................................................................................................................... 25 Bảng 3.4: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Bắc Á 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ............................................................................. 27 Bảng 4.1 Doanh số cho vay theo thời hạn HKD & CN của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2011 – 2013 ............................................................. 30 Bảng 4.2 Doanh số cho vay HKD & CN phân theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ............................................................................. 33 Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo lĩnh vực kinh doanh qua 3 năm 2011 – 2013 .. 34 Bảng 4.4 Doanh số cho vay theo lĩnh vực kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 .............................................................................................. 36 Bảng 4.5 Doanh số cho vay theo sản phẩm qua 3 năm 2011 – 2013 ................... 38 Bảng 4.6 Doanh số cho vay theo sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013 – 6 tháng đầu năm 2014............................................................................................................... 40 Bảng 4.7 Doanh số thu nợ theo thời hạn qua 3 năm 2011 – 2013 ........................ 41 Bảng 4.8 Doanh số thu nợ HKD & CN theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 .............................................................................................. 43 Bảng 4.9 Doanh số thu nợ theo lĩnh vực kinh doanh qua 3 năm 2011 – 2013 ..... 44 Bảng 4.10 Doanh số thu nợ HKD & CN theo lĩnh vực kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ..................................................................... 46 Bảng 4.11 Doanh số thu nợ theo sản phẩm qua 3 năm 2011 – 2013.................... 47 Bảng 4.12 Doanh số thu nợ theo sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014............................................................................................................... 49 Bảng 4.13 Dƣ nợ theo thời hạn HKD & CN năm 2011 – 2013 ........................... 50 Bảng 4.14 Dƣ nợ theo thời hạn đối với HKD & CN 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 .............................................................................................. 52 Bảng 4.15 Dƣ nợ theo lĩnh vực kinh doanh qua 3 năm 2011 – 2013 ................... 52 viii Bảng 4.16 Dƣ nợ theo lĩnh vực kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014............................................................................................................... 54 Bảng 4.17 Dƣ nợ theo sản phẩm qua 3 năm 2011 – 2013 .................................... 55 Bảng 4.18 Dƣ nợ cho vay theo sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014............................................................................................................... 57 Bảng 4.19 Nợ xấu HKD & CN của Ngân hàng Bắc Á năm 2011 – 2013............ 58 Bảng 4.20 Nợ xấu HKD & CN 6T/2013 và 6T/2014 ........................................... 63 Bảng 4.21 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng HKD & CN tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 .... 64 ix DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự NHTMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ ........... 16 Hình 3.2 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ............................................................................. 26 Hình 4.1 Cơ cấu doanh số cho vay HKD & CN theo thời hạn qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ............................................................................................... 32 Hình 4.2 Cơ cấu doanh số cho vay theo lĩnh vực kinh doanh qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ............................................................................. 35 Hình 4.3 Cơ cấu doanh số cho vay theo sản phẩm qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 .............................................................................................. 39 Hình 4.4 Cơ cấu doanh số thu nợ theo thời hạn qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 .............................................................................................. 43 Hình 4.5 Cơ cấu doanh số thu nợ theo lĩnh vực kinh doanh qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ............................................................................. 45 Hình 4.6 Cơ cấu doanh số thu nợ theo sản phẩm qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 .............................................................................................. 48 Hình 4.7 Cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ...................................................................................................................... 51 Hình 4.8 Cơ cấu dƣ nợ theo lĩnh vực kinh doanh qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 .............................................................................................. 54 Hình 4.9 Cơ cấu dƣ nợ theo sản phẩm qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014............................................................................................................... 56 x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CN: Chi nhánh DNCV: Dƣ nợ cho vay DSCV: Doanh số cho vay DSTN: Doanh số thu nợ HKD & CN: Hộ kinh doanh và cá nhân NHNN: Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM: Ngân hàng thƣơng mại RRTD: Rủi ro tín dụng TMCP: Thƣơng mại cổ phần xi CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại diễn ra trên thế giới cũng nhƣ ở nƣớc ta, tín dụng chiếm vai trò cực kỳ quan trọng xét trên hai phƣơng diện: quy mô sử dụng vốn và khả năng tạo ra lợi nhuận. Xét về qui mô sử dụng vốn, tín dụng thƣờng chiếm khoảng 70% tổng tài sản có và do đó cũng là khoản mục tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng thƣơng mại (NHTM). Trong điều kiện nền kinh tế nƣớc ta hiện nay còn nhiều khó khăn: bất động sản đóng băng, các ngân hàng bị sáp nhập, thâu tóm, các doanh nghiệp bị thua lỗ và phá sản,… việc mở rộng tín dụng là cần thiết nhƣng khá khó khăn. Bên cạnh việc cho vay các doanh nghiệp thì các hộ kinh doanh (hay còn gọi là cơ sở sản xuất – kinh doanh cá thể) và cá nhân cũng là đối tƣợng cần đƣợc hỗ trợ về vốn của các NHTM. Trong những năm gần đây, kinh tế cá thể trong các lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp phát triển ngày càng nhanh và có sự chuyển biến tích cực cả về qui mô và cơ cấu. Theo Tổng cục thống kê (2012, trang 22) “thời điểm 1/7/2012 cả nƣớc có 4,63 triệu cơ sở sản xuất – kinh doanh cá thể, tăng 23,4% so với năm 2007, thu hút 7,9 triệu lao động, tăng 20,5% so với năm 2007. Mặc dù chiếm tỷ trọng lớn tới 89,6% về số lƣợng đơn vị nhƣng khối này chỉ chiếm 35% tổng số lao động của các đơn vị kinh tế HCSN. Khu vực này tuy đóng góp khiêm tốn trong GDP (khoảng 33% trong GDP) nhƣng lại có ý nghĩa xã hội lớn trong việc tạo doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội, tạo số lƣợng lớn việc làm cho ngƣời lao động, tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế trong nƣớc gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động trong năm 2011 – 2012”. Chính từ những vấn đề trên, việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể cần đƣợc các NHTM chú trọng. Thành phố Cần Thơ là thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, tốc độ kinh tế phát triển nhanh ở các lĩnh vực công, nông, ngƣ nghiệp và thƣơng mại – dịch vụ, tính đến năm 2010 có 60.073 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp (Tổng cục thống kê, 2012, trang 147) (chƣa tính đến các hộ kinh doanh cá thể thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp) và đang có xu hƣớng ngày càng tăng cho thấy đƣợc tiềm năng phát triển của loại hình kinh doanh này. Nhận thức đƣợc vấn đề trên, các NHTM trên địa bàn tỉnh Cần Thơ nói chung cũng nhƣ Ngân hàng thƣơng mại Cổ phần (TMCP) Bắc Á – Chi nhánh (CN) Cần Thơ nói riêng đã đẩy mạnh việc cung ứng vốn giúp cho các hộ kinh tế cá thể và cá nhân có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, phục vụ cho mục đích sản xuất và tiêu dùng, không những góp phần phát triển hoạt động sản xuất của mình mà còn đem lại nguồn thu cho ngân hàng, rộng hơn cả là góp phần tăng trƣởng kinh tế khu 1 vực cũng nhƣ nền kinh tế quốc gia. NHTM cổ phần Bắc Á – CN Cần Thơ đƣợc thành lập năm 2008, còn non trẻ so với các NHTM khác, mặc dù có vị trí ở trung tâm Thành phố Cần Thơ, có điều kiện thuận lợi để tiếp cận nhiều nhóm khách hàng tuy nhiên việc cạnh tranh gay gắt với các NHTM trong cùng địa bàn cũng đem lại không ít khó khăn cho Ngân hàng. Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “ Phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ kinh doanh và cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – CN Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu và đóng góp ý kiến của mình dựa trên nền tảng kiến thức đƣợc học tập ở trƣờng cho sự phát triển hoạt động này của NHTM Bắc Á cũng nhƣ là sự phát triển của đối tƣợng hộ kinh doanh và cá nhân (HKD & CN) ở Thành phố Cần Thơ. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đối với HKD & CN của NHTM Bắc Á – CN Cần Thơ, từ thực trạng đề xuất giải pháp để khắc phục nhƣợc điểm và từng bƣớc hoàn thiện hoạt động tín dụng HKD & CN tại Ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM cổ phần Bắc Á – CN Cần Thơ qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Từ đó nêu lên những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu. - Phân tích hoạt động tín dụng đối với HKD & CN của NHTM cổ phần Bắc Á – CN Cần Thơ qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. - Đánh giá hoạt động tín dụng đối với HKD & CN của NHTM cổ phần Bắc Á – CN Cần Thơ thông qua các chỉ số tài chính. - Dựa trên việc phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng HKD & CN, rút ra những mặt còn hạn chế từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm khắc phục hoặc giảm thiểu những khó khăn góp phần nâng cao và hoàn thiện hoạt động tín dụng HKD & CN của Ngân hàng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài đƣợc thực hiện tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – CN Cần Thơ 1.3.2 Phạm vi thời gian - Số liệu đƣợc phân tích thu thập trong 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. - Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 8/2014 đến tháng 11/2014. 2 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Do hạn chế về số liệu nên đề tài chỉ tiếp cận và tập trung nghiên cứu về hình thức cho vay (hình thức đặc trƣng nhất của NHTM) trong hoạt động tín dụng đối với HKD & CN của Ngân hàng TMCP Bắc Á – CN Cần Thơ. 3 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1.1 Khái quát chung về tín dụng ngân hàng 2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay đến khi hết hạn thanh toán (Lê Văn Tề, 2010, trang 8). 2.1.1.2 Chức năng của tín dụng - Chức năng phân phối lại tài nguyên Phân phối tín dụng đƣợc thực hiện bằng hai cách sau: + Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chƣa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó là kinh doanh và tiêu dùng. Phƣơng pháp phân phối này đƣợc thực hiện trong quan hệ tín dụng thƣơng mại và việc phát hành trái phiếu của công ty. + Phân phối gián tiếp: là việc thực hiện thông qua các tổ chức trung gian, nhƣ ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, Công ty Tài chính. Trong nền kinh tế hiện đại, phân phối vốn tín dụng qua các ngân hàng chiếm vị trí quan trọng nhất. Một mặt ngân hàng tập trung vốn tiền tệ của các xí nghiệp và cá nhân để làm nguồn vốn cho vay mặt khác ngân hàng phân phối nguồn vốn đó dƣới hình thức cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân và một phần kho bạc Nhà nƣớc. - Thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển Ngày nay ngân hàng cung cấp tiền cho lƣu thông chủ yếu thông qua con đƣờng tín dụng. Đây là cơ sở đảm bảo cho lƣu thông tiền tệ ổn định, đồng thời đảm bảo đủ phƣơng tiện phục vụ cho lƣu thông. Nhƣ vậy, nhờ hoạt động của tín dụng mà ngân hàng tạo ra tiền phục vụ cho sản xuất và lƣu thông hàng hóa. Tiền tệ do ngân hàng tạo ra gồm: + Tiền tệ: tiền giấy và tiền kim loại không đủ giá trị + Bút tệ 4 Nhờ vào công cụ nói trên mà tốc độ lƣu thông hàng hóa nhanh hơn và do vậy, hàng hóa đi từ hình thái tiền tệ vào sản xuất và ngƣợc lại thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, tín dụng thúc đẩy lƣu thông hàng hóa và phát triển kinh tế. 2.1.1.3 Nguyên tắc tín dụng Các chủ ngân hàng khi cho vay bao giờ cũng kỳ vọng những đồng vốn bỏ ra của mình sẽ mang lại hiệu quả cho cả ngƣời đi vay và chính bản thân ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng bao giờ cũng đặt ra các nguyên tắc để bắt buộc khách hàng tuân thủ nhằm đảo bảo sử dụng vốn đúng theo kế hoạch đƣợc thỏa thuận với ngân hàng. Các nguyên tắc tín dụng đƣợc ngân hàng xây dựng dựa trên bản chất tín dụng của ngân hàng. Trong việc cấp tín dụng các NHTM xem các nguyên tắc này là cơ sở quyết định của các món tín dụng cấp ra cho khách hàng. Hiện nay ở Việt Nam ngân hàng đặt ra các nguyên tắc sau: - Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng Theo nguyên tắc này, tiền vay phải đƣợc sử dụng đúng theo mục đích đã đƣợc ngƣời đi vay thỏa thuận với ngân hàng và ngân hàng đã đồng ý. Đối tƣợng ngân hàng xem xét cho vay là các khoản chi phí mà ngƣời đi vay cần thực hiện phù hợp với nhu cầu đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh. Nếu khách hàng tuân thủ đúng nguyên tắc này của ngân hàng thì cũng có nghĩa giúp cho khách hàng sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh theo thỏa thuận và nhƣ vậy sẽ ra đƣợc lợi nhuận. Khi đó ngƣời đi vay đảm bảo đƣợc uy tín với ngân hàng, giúp ngân hàng thực hiện đƣợc sứ mệnh của mình là góp phần phát triển sản xuất đồng thời cũng tạo ra lợi nhuận cho chính mình. - Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng Theo nguyên tắc bắt buộc, ngƣời đi vay phải chủ động trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng sau khi đáo hạn. Nếu đến hạn ngƣời đi vay không chủ động trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ phong tỏa tài khoản tiền gửi của khách hàng (trƣờng hợp khách hàng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng), chuyển nợ quá hạn (trƣờng hợp không đƣợc cơ cấu lại thời hạn) hoặc ngân hàng có thể sử dụng biện pháp cứng rắn hơn nhƣ phát mãi tài sản để thu hồi nợ Bất kì rủi ro sai hẹn nào từ phía ngƣời đi vay cũng có thể gây ra ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng. Trƣờng hợp nhiều khách hàng không có khả năng thực hiện đƣợc hoặc không muốn thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình có thể làm cho ngân hàng thua lỗ, thậm chí phá sản. Điều đó cũng có nghĩa sẽ tác động đến hoạt động kinh tế xã hội vì hoạt động của ngân hàng có ảnh hƣởng dây chuyền, có thể lây lan tới nhiều ngân hàng khác (Thái Văn Đại, 2012, trang 36 – 37). 5 2.1.1.4 Các phương thức cho vay Theo Thái Văn Đại (2012, trang 47 – 49) “Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) ban hành qui chế cho vay các tổ chức tín dụng (TCTD) đƣợc phép thỏa thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phƣơng thức cho vay: - Cho vay từng lần Là phƣơng thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và TCTD thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và kí kết hợp đồng tín dụng. Cho vay từng lần thích hợp với các đơn vị kinh doanh theo từng thƣơng vụ hay vay theo thời vụ. Ví dụ cho vay nhập một lƣợng hàng vào dịp Tết, bán xong là trả hết nợ, cho vay dự trữ nguyên vật liệu theo thời vụ, hết vụ là trả hết tiền vay. Tuy nhiên mỗi lần vay thì khách hàng và ngân hàng phải kí kết lại hợp đồng tín dụng. Chính vì vậy, hình thức cho vay này đƣợc gọi là cho vay từng lần. - Cho vay theo hạn mức tín dụng Theo phƣơng thức này thì ngân hàng và khách hàng sẽ xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Thực chất đây là phƣơng thức cho vay luân chuyển cũ nhƣng qui chế cho vay cụ thể của ngân hàng đã biến nó thành một phƣơng thức mới. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng Đây là phƣơng thức cho vay theo hạn mức tín dụng, nhƣng ngân hàng sẽ cam kết dành cho khách hàng số hạn mức tín dụng đã định, không vì tình hình thiếu vốn để từ chối cho vay. Vì ngân hàng phải bớt các món vay của khách hàng để giữ cam kết và hạn mức tín dụng nên khách hàng phải trả một mức phí để duy trì hạn mức dự phòng. Đó là số chênh lệch giữa hạn mức tín dụng với số thực vay. - Cho vay theo dự án Đây là phƣơng thức cho vay trung và dài hạn, ngân hàng phải thẩm định dự án trƣớc khi cho vay. Tuy nhiên, trong cho vay ngắn hạn ngân hàng vận dụng bổ sung phƣơng thức cho vay theo dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống. - Cho vay trả góp Khi vay vốn thì ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với vốn gốc đƣợc chia ra để trả theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Phƣơng thức này thƣờng phù hợp đối với vay tiêu dùng của các khách hàng cá nhân. 6 - Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng TCTD chấp thuận cho khách hàng đƣợc sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt và đại lí của TCTD. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, TCTD và khách hàng phải tuân theo các qui định của Chính phủ và NHNN về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. - Cho vay theo hạn mức thấu chi Là việc cho vay mà TCTD thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vƣợt số tiền có trên tài khoản của khách hàng phù hợp với các qui định của Chính phủ và NHNN về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán - Cho vay hợp vốn Một nhóm TCTD cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phƣơng án vay vốn của khách hàng, trong đó, có một TCTD làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo qui định của quy chế cho vay và quy chế đồng tài trợ của các TCTD do Thống đốc NHNN ban hành.” 2.1.2 Khái quát chung về tín dụng HKD & CN 2.1.2.1 Tín dụng cá nhân a. Khái niệm Tín dụng cá nhân là tín dụng dành cho khách hàng cá nhân. Khách hàng cá nhân ở đây gồm cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh có nhu cầu về vốn của Ngân hàng. Nhu cầu vốn của khách hàng cá nhân chủ yếu là nhu cầu về cƣ trú: mua sắm, sửa chữa, xây dựng nhà cửa; nhu cầu mua sắm tiện nghi: ô tô, xe máy…; nhu cầu chi tiêu hằng ngày; nhu cầu đào tạo, y tế, giáo dục; nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh qui mô hộ gia đình. b. Đặc điểm - Quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng vay lớn. So với việc cho vay sản xuất kinh doanh, giá trị các khoản cho vay cá nhân không lớn. Điều này một phần do giá trị hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ở mức vừa phải. Mặt khác, đa số các khách hàng vay vốn đã có sự tích lũy từ trƣớc đối với các tài sản có giá trị lớn, họ chỉ tìm đến ngân hàng với mục đích hỗ trợ cho hoạt động tiêu dùng cá nhân. Tuy quy mô khoản vay này là nhỏ nhƣng tổng quy mô cho vay của ngân hàng lại rất lớn, do số lƣợng khách hàng có nhu cầu vay vốn tín dụng cá nhân lớn. 7 - Các khoản tín dụng cá nhân có mức lãi suất cho vay chưa linh hoạt. Đối với các khoản vay khác lãi suất đƣợc điều chỉnh theo thị trƣờng, tuy nhiên đối với lãi suất tín dụng cá nhân thƣờng đƣợc ấn định tại một mức nhất định do khách hàng thƣờng ít nhạy cảm với lãi suất. Đối với các khoản cho vay ngắn hạn, lãi suất đƣợc ấn định ngay từ đầu và không thay đổi cho đến hết thời hạn vay. Đối với những khoản vay trung và dài hạn, lãi suất cho vay thƣờng đƣợc điều chỉnh mỗi năm một lần dựa trên cơ sở lãi suất huy động, cộng với một biên độ nhất định tùy theo từng ngân hàng. - Tín dụng cá nhân có chi phí lớn nhất trong danh mục tín dụng của ngân hàng. Do đặc điểm qui mô khoản vay nhỏ, số lƣợng khoản vay lại lớn. Hơn nữa, việc cập nhật các thông tin cá nhân khó có thể đầy đủ và chính xác. Do vậy, ngân hàng phải thực hiện rất nhiều bƣớc trong quá trình cho vay từ lúc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, giải ngân cho đến lúc thu hồi nợ, điều này làm tăng chi phí của Ngân hàng lên rất nhiều. - Tín dụng cá nhân có mức độ rủi ro cao - Lợi nhuận từ tín dụng cá nhân lớn Lãi suất của các khoản tín dụng cá nhân phần lớn đều cao hơn các khoản tín dụng khác của ngân hàng thƣơng mại (NHTM). Điều này xuất phát từ các khoản tín dụng cá nhân có chi phí cao và rủi ro cao nhất trong các loại cho vay của NHTM. Mức lợi nhuận từ trên mỗi khoản tín dụng cá nhân cao, số lƣợng lớn, vì vậy toàn bộ lợi nhuận thu về từ hoạt động này là đáng kể trong tổng thu nhập của NHTM. 2.1.2.2 Khái niệm, đặc điểm về hộ kinh doanh a. Khái niệm Theo Nghị định 88/2006/NĐ – CP về đăng kí kinh doanh (29/08/2006): “Điều 36. Hộ kinh doanh 1. Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm ngƣời hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ đƣợc đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mƣời lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. 2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, làm muối và những ngƣời bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lƣu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trƣờng hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phƣơng. 8 3. Hộ kinh doanh có sử dụng thƣờng xuyên hơn mƣời lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.” b. Đặc điểm pháp lý - Do một cá nhân hay một hộ gia đình làm chủ + Vốn kinh doanh ban đầu là vốn của một cá nhân duy nhất hoặc vốn chung của một hộ gia đình. + Trƣờng hợp hộ kinh doanh do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu thì cá nhân đó là ngƣời quyết định mọi vấn đề liên quan đến hộ kinh doanh, là ngƣời có quyền hƣởng mọi lợi nhuận, mọi nhiệm vụ cũng nhƣ mọi rủi ro trong hoạt động kinh doanh của hộ. + Trƣờng hợp hộ kinh doanh do một gia đình làm chủ thì phải cử ngƣời đại diện thay hộ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cả hộ. Tuy nhiên ngƣời đại diện không chịu trách nhiệm thay cho những thành viên khác trong gia đình. Lợi nhuận cũng nhƣ rủi ro sẽ chia cho những thành viên theo thỏa thuận (có thể dựa theo số vốn, công sức đóng góp). - Thƣờng kinh doanh với qui mô nhỏ hẹp + Chỉ đƣợc kinh doanh tại một địa điểm + Không sử dụng quá 10 lao động + Không có con dấu riêng + Không đƣợc coi là doanh nghiệp và không phải là pháp nhân - Chủ hộ kinh doanh cá thể chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh. 2.1.2.3 Rủi ro của NHTM khi cho vay HKD & CN Rủi ro khi cho vay HKD & CN thƣờng cao hơn đối với doanh nghiệp. Các NHTM thƣờng gặp phải những rủi ro khi cho vay khách hàng cá nhân đó là: - Rủi ro lãi suất Đối với các khoản cho vay kinh doanh, ngân hàng và khách hàng thƣờng có sự thỏa thuận áp dụng mức lãi suất thả nổi, tức là lãi suất đƣợc điều chỉnh theo từng kỳ hạn nhất định trong suốt thời hạn cho vay. Vì vậy, nguy cơ rủi ro về lãi suất đối với cho vay kinh doanh sẽ thấp hơn so với cho vay cá nhân. - Rủi ro đạo đức khi cho vay khách hàng: do chất lƣợng thông tin khách hàng cung cấp thƣờng không cao, tƣ cách khách hàng là yếu tố mang tính định tính, rất khó xác định. Nguồn hoàn trả nợ vay phụ thuộc vào nguồn thu nhập của khách hàng. Các yếu tố chủ quan ảnh hƣởng tới việc trả nợ của khách hàng nhƣ tình trạng tài chính, công việc làm ăn không tốt,... và các yếu tố khách quan nhƣ 9 hạn hán, mất mùa, sự suy thoái của nền kinh tế dẫn đến mất việc cao,.. làm cho khách hàng không thể trả nợ hoặc trì hoãn việc trả nợ, từ đó gây ảnh hƣởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. 2.1.2.4 Vai trò của tín dụng HKD & CN a. Đối với nền kinh tế - xã hội Tín dụng HKD & CN góp phần thúc đẩy sản xuất, lƣu thông hàng hóa, tạo công ăn việc làm, ổn định xã hội Thông qua hoạt động tín dụng này, ngƣời dân đƣợc hỗ trợ vốn đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong cuộc sống. Tiêu dùng tăng, tạo điều kiện gia tăng sản xuất hàng hóa và dịch vụ, từ đó giúp các doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó giải quyết nạn thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Một xã hội phát triển lành mạnh, đời sống ngƣời dân đƣợc ổn định, ai cũng có công ăn việc làm là những tiền đề quan trọng để ổn định trật tự xã hội. b. Đối với ngân hàng - Góp phần nâng cao thƣơng hiệu cho ngân hàng Do có đối tƣợng khách hàng rất rộng nên việc phát triển tín dụng cá nhân sẽ giúp hình ảnh thƣơng hiệu của ngân hàng đƣợc phổ biến rộng khắp. Thông qua tín dụng cá nhân, ngoài việc cấp tín dụng cho khách hàng còn giúp ngân hàng thuận lợi trong bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhƣ: tiền gởi tiết kiệm, giao dịch thanh toán, chuyển lƣơng qua tài khoản, phát hành – thanh toán thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử.... khả năng cung cấp gói sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân đồng bộ thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng sẽ tạo nét khác biệt cho ngân hàng trong cạnh tranh với đối thủ, do đó góp phần nâng cao thƣơng hiệu cho ngân hàng. - Góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng Nếu một ngân hàng chỉ tập trung cho vay các khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn, vì lý do nào đó mà hoạt động kinh doanh của các khách hàng này gặp khó khăn gây ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do vậy, với nguyên tắc “tránh để tất cả trứng vào một rổ”, các ngân hàng phát triển tín dụng cá nhân nhƣ một sự phân tán rủi ro vì với số lƣợng khách hàng cá nhân đông, số tiền vay ít khi có một khách hàng hoặc một số khách hàng gặp rủi ro dẫn đến không có khả năng trả nợ thì ít gây ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 10 c. Đối với HKD & CN Tín dụng cá nhân giúp cho các khách hàng linh hoạt hơn trong việc giải quyết vấn đề thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Thay vì phải tích lũy đủ vốn ở hiện tại để thực hiện kế hoạch bản thân, ngƣời tiêu dùng sẽ khéo léo phối hợp giữa thỏa mãn nhu cầu ở hiện tại với khả năng thanh toán ở hiện tại và tƣơng lai. Nghĩa là họ sẽ tiêu dùng trƣớc bằng cách lựa chọn phƣơng án vay vốn ngân hàng rồi tích lũy và hoàn trả sau cho ngân hàng. Thông qua các khoản cấp tín dụng của ngân hàng hết sức nhanh chóng và thuận tiện thì khách hàng hầu nhƣ đƣợc đáp ứng các nhu cầu cá nhân thiết yếu của cuộc sống nhƣ mua nhà, mua ô tô, học tập, du lịch..., góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Ngoài ra, tín dụng cá nhân còn tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình giúp họ có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành. Với điều kiện cấp tín dụng đơn giản hơn đối với khách hàng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân phù hợp với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, phù hợp với đặc tính và tập quán kinh doanh của đối tƣợng này. 2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của HKD & CN 2.1.4.1 Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, rủi ro tín dụng thấp. Chỉ tiêu này còn biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho khách hàng vay (Nguyễn Đăng Dờn, 2010, trang 188) Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ × 100% Doanh số cho vay (2.1) 2.1.4.2 Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng dùng để đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn của tín dụng ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn tín dụng nhanh, tức việc đƣa vốn vào sản xuất, kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao (Nguyễn Đăng Dờn, 2010, trang 188) Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ Dƣ nợ bình quân (2.2) 2.1.4.3 Dư nợ trên vốn huy động Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng vốn huy động đƣợc sử dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Dƣ nợ trên vốn huy động còn gián tiếp phản ánh khả năng huy động vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ vốn huy động tham gia vào dƣ nợ ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chƣa đƣợc tốt (Nguyễn Đăng Dờn, 2010, trang 188) Dƣ nợ Dƣ nợ trên vốn huy động = ×100% (2.3) Vốn huy động 11 2.1.4.4 Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu so với tổng dƣ nợ ở thời điểm so sánh. Tỷ lệ nợ xấu cho thấy mức độ nguy hiểm mà ngân hàng thƣơng mại phải đối mặt, và do đó phải có biện pháp giải quyết, nếu không muốn ngân hàng của mình gặp tình huống nguy hiểm (Nguyễn Đăng Dờn, 2010, trang 186 – 187) Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu Tổng dƣ nợ (2.4) × 100% 2.1.4.5 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn = Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn Tổng dƣ nợ (%) (2.5) Dƣ nợ mất vốn là các khoản nợ thuộc nhóm 5, bao gồm: các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu,… Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn càng cao thì thiệt hại cho ngân hàng càng lớn vì nó phản ánh những khoản tín dụng ngân hàng không thể thu hồi và buộc ngân hàng phải dùng các quỹ dự phòng để bù đắp. 2.1.4.6 Tỷ lệ dự phòng RRTD Tỷ lệ dự phòng RRTD = Dự phòng RRTD Tổng dƣ nợ (%) (2.6) Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN, các khoản nợ đƣợc phân loại từ nhóm 1 đến 5 có mức trích lập dự phòng cụ thể từ 0% đến 100% của giá trị khoản nợ trừ đi giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo. Ngoài ra, các ngân hàng đƣợc yêu cầu trích lập dự phòng chung ở mức 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Chỉ số này cho biết bao nhiêu % dƣ nợ đƣợc trích lập dự phòng. Chỉ số này càng cao (>1), cho thấy ngân hàng có tỷ lệ dƣ nợ cần phải trích lập dự phòng cao, điều này chứng tỏ chất lƣợng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp. Nếu chỉ số này thấp thì có thể phản ánh chất lƣợng cải thiện của các khoản nợ, hoặc có thể do các khoản dự phòng chƣa đƣợc trích lập đủ theo quy định. 2.1.4.7 Tỷ lệ bù đắp RRTD Dự phòng RRTD (%) (2.7) Nợ xấu Hệ số này cho biết đƣợc khả năng bù đắp rủi ro nợ xấu của ngân hàng dựa trên cơ sở DPRR đƣợc trích lập. Hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ trích lập dự phòng của ngân hàng là đầy đủ và có khả năng bù đắp nợ xấu cho ngân hàng khi xảy ra RRTD. Mặt khác, nếu hệ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ ngân hàng không có đủ khả năng bù đắp rủi ro trong cho vay từ trích lập dự phòng, điều này sẽ làm giảm lợi Tỷ lệ bù đắp RRTD = 12 nhuận kinh doanh trong kỳ, thậm chí có thể làm thâm hụt vốn tự có nếu ngân hàng kinh doanh không có lãi. Trong trƣờng hợp này cần xem xét thêm mức độ ảnh hƣởng của RRTD đến sự suy giảm của vốn tự có bằng cách so sánh phần nợ không có khả năng thu hồi với vốn tự có của ngân hàng. 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ phòng kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bắc Á – CN Cần Thơ thông qua các báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính và những thông tin có liên quan đến hoạt động của ngân hàng. 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu Chủ yếu sử dụng phƣơng pháp so sánh để phân tích. 2.2.2.1 Kỹ thuật so sánh số tuyệt đối Là phƣơng pháp thể hiện mức độ chênh lệch về qui mô của một chỉ tiêu thuộc hiện tƣợng kinh tế - xã hội kỳ báo cáo so với kỳ gốc biểu hiện bằng số tuyệt đối (Nguyễn Thị Kim Thủy, 2009, trang 83) Công thức: ± ∆Y = Y1 - Y0 (2.8) Trong đó: Y0: Chỉ tiêu năm trƣớc. Y1: Chỉ tiêu năm sau. ± ∆Y: là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. 2.2.2.2 Kỹ thuật so sánh số tương đối Là phƣơng pháp phản ánh tốc độ tăng trƣởng ( giảm sút ) phát triển kinh tế xã hội, kinh doanh sản xuất – dịch vụ kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. (Nguyễn Thị Kim Thúy, 2009, trang 105). Công thức: A = Y1 − Y0 (2.9) Y0 Trong đó: Y0: Chỉ tiêu năm trƣớc. Y1: Chỉ tiêu năm sau. A : tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế. 13 CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Bắc Á Ngân hàng TMCP Bắc Á đƣợc thành lập năm 1994 theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, vốn góp cổ phần do các cổ đông có uy tín đóng góp, là một trong số các Ngân hàng TMCP lớn có hoạt động kinh doanh lành mạnh và hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Nghệ An nói riêng và cả nƣớc nói chung. Trụ sở chính của Ngân hàng đƣợc đặt ở Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An với mạng lƣới hoạt động rộng khắp trên các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm của cả nƣớc. Là thành viên chính thức của Hiệp hội thanh toán Viễn thông Liên Ngân hàng toàn cầu, Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam và Phòng thƣơng mại công thƣơng Việt Nam. Ngân hàng TMCP Bắc Á hoạt động dƣa trên 5 tôn chỉ Tiên phong – Chuyên nghiệp – Đáng tin cậy – Cải tiến không ngừng – Vì hạnh phúc dích thực. Giữ tâm sáng nhƣ sao, Ngân hàng TMCP Bắc Á xây dựng chuẩn mực Ngân hàng mới, kết hợp hài hòa giữa bản sắc truyền thống với tinh hoa tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra sức mạnh tài chính cân bằng để cùng cả dân tộc hƣớng đến tƣơng lai thịnh vƣợng. Trụ sở: 117 Quang Trung, TP. Vinh, Nghệ An Giấy phép ĐKKD: 2900325526 do Sở Kế hoạch đầu tƣ tỉnh Nghệ An cấp Điện thoại: 038.3844 277 Fax: 038.3841 757 3.1.1.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ Tên giao dịch: Ngân Hàng Thƣơng Mại Cổ Phần BẮC Á BANK Chi Nhánh Cần Thơ. Tên tiếng anh: Bank of North Asia Commercial Joint Stock Bank Branch in Can Tho. Viết tắt: BacABank Ngày thành lập: 26/04/2008 14 Địa chỉ: Số 34 Trần Văn Khéo, P. Cái Khế, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Bắc Á thành lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ do nhu cầu phát triển của nền kinh tế khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng, đây cũng là một thách thức cũng nhƣ một cơ hội cho Ngân hàng TMCP Bắc Á (trụ sở chính đặt ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) trong quá trình mở rộng địa bàn cũng nhƣ thị phần kinh doanh trên thị trƣờng tài chính. Ngân hàng TMCP Bắc Á Chi Nhánh Cần Thơ là một Ngân hàng thƣơng mại chuyên nghiệp, phạm vi hoạt động chủ yếu là huy động vốn trong các tầng lớp dân cƣ, các thành phần kinh tế khác và cho vay trong nhiều lĩnh vực công – thƣơng nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ và tiêu dùng… Là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng TMCP Bắc Á Chi nhánh Cần Thơ hoạt động dựa vào nguồn vốn huy động tại chỗ và nguồn vốn điều hòa từ Hội sở chính Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng Bắc Á với chiến lƣợc là “phát triển thành một Ngân hàng hiện đại và đa năng” đã và đang đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Trong những năm đầu thành lập, Chi nhánh không ngừng nỗ lực phấn đấu vƣơn lên và đạt đƣợc những thành công, không ngừng lớn mạnh với những nội dung đa dạng hóa kinh doanh và hiệu quả: Về huy động vốn: - Nhận tiền gửi, huy động tài khoản nội và ngoại tệ. - Phát hành các giấy tờ có giá: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu. - Nhận tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác. Về hoạt động tín dụng: - Cho vay ngắn, trung và dài hạn đáp ứng yêu cầu cho sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống, thực hiện các dự án phát triển sản xuất hoặc cho vay lãi suất thấp trong các chƣơng trình vay vốn ƣu đãi. - Chiết khấu, tái chiết khấu. - Thƣc hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ, thanh toán thẻ tín dụng, séc. - Kinh doanh ngoại hối: mua bán ngoại tệ, thu đổi ngoại tệ. Dịch vụ thanh toán điện tử, tƣ vấn quản lý tài chính và dịch vụ khác. 3.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức và chức năng các phòng ban 3.1.2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức Cơ cấu bộ máy tổ chức nhân sự của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ đƣợc thể hình bằng sơ đồ sau: 15 Giám đốc chi nhánh Trƣởng phòng QHKH PGD/QTK Trƣởng phòng tác nghiệp IT Kiểm soát viên Trƣởng quỹ Kiểm soát viên KTTH Nhân viên quỹ Kế toán viên GD CBTD & CV QHKH Bán lẻ Chuyên viên QHKH Bán buôn Hỗ trợ tín dụng Giao dịch viên Hành chính (Nguồn: NHTMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ) Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự NHTMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ 3.1.2.2 Chức năng các phòng ban Giám đốc trực tiếp quản lý mảng bán hàng, mảng tác nghiệp và phòng giao dịch. - Mảng tác nghiệp của Chi nhánh: + Bộ phận dịch vụ khách: Bao gồm Kiểm soát viên, Giao dịch viên và Trƣởng quỹ. Chức năng và nhiệm vụ chính của phòng bộ phận này là sử lý các giao dịch trực tiếp với khách hàng nhƣ gửi và rút tiền gửi tiết kiệm; giải ngân và thu nợ; thu và trả tiền dịch vụ; nhận tiền, chuyển tiền, phát hành thẻ và tất cả các giao dịch khác đƣợc thực hiện tại quầy giao dịch. + Bộ phận Hỗ trợ sau: Gồm 2 bộ phận nhỏ là kế toán tài chính và phòng hành chính 16 + Kế toán tài chính: Gồm Trƣởng bộ phận và các Kế toán viên. Chức năng nhiệm vụ chính là quản lý và lập báo cáo kế toán, báo cáo thống kê; hạch toán bút toán nhƣ thanh toán chi phí nội bộ, tài sản, công cụ; tập hợp lƣu trữ chứng từ toàn chi nhánh gồm chứng từ các phòng giao dịch trực thuộc đến các phòng tại Chi nhánh; kiểm soát sau tất cả các chứng từ giao dịch hàng ngày của toàn Chi nhánh (công tác hậu kiểm). + Hành chính: Quản lý tất cả cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Chi nhánh, an ninh, văn phòng phẩm và nhận / gửi / lƣu công văn. - Mảng Bán hàng và phân phối của Chi nhánh Do trƣởng phòng quan hệ khách hàng quản lý bao gồm hai bộ phận: Bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận hỗ trợ tín dụng. + Bộ phận Quan hệ khách hàng: Chức năng và nhiệm vụ chính là quản lý quan hệ khách hàng tìm kiếm khách hàng mới, bán tất cả các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng nhƣ tiền vay, tiền gửi, chuyển tiền, bảo lãnh, phát hành thẻ…; lần đầu nối tiếp nhận hồ sơ khách hàng, quản lý khách hàng để trao đổi thông tin, chuyển tiếp các thông tin, thông báo, hoàn chỉnh các thủ tục giao dịch giữa Ngân hàng với khách hàng. + Bộ phận Hỗ trợ Tín dụng: Bao gồm trƣởng bộ phận Hỗ trợ Tín dụng và Chuyên viên Hỗ trợ Tín dụng. Chức năng nhiệm vụ chính là thực hiện các bƣớc tiếp theo trong quy trình cho vay sau khi phê duyệt nhƣ kiểm soát các hợp đồng vay, hợp đồng thế chấp, tác nghiệp với Phòng bộ phận liên quan để thực hiện giải ngân, thu nợ, quản lý, kiểm soát và lƣu trữ toàn bộ số liệu báo cáo và hồ sơ tín dụng; theo dõi và quản lý nợ xấu. - Phòng giao dịch có chức năng như phòng hành chánh. 3.1.3 Tình hình nhân sự Nhân lực là yếu tố rất quan trọng đối với bất kỳ một ngân hàng nào. Sự tồn tại và phát triển của nguồn nhân lực luôn song hành cùng sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Với lực lƣợng lao động có tay nghề cao, cán bộ có trình độ chuyên môn quản lý tốt nếu đƣợc bố trí phù hợp sẽ phát huy sức sáng tạo dẫn tới năng suất và hiệu quả lao động cao. Vì lẽ đó, mỗi Ngân hàng có một cách tuyển dụng, một cách chiêu mộ nhân tài riêng, đồng thời cùng với chính sách trả lƣơng, thƣởng và hoa hồng hàng năm, nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh và phát triển của mổi cá nhân từ đó tạo nên sức mạnh của tập thể mà hệ quả là sự phát triển của Ngân hàng. Tổng số lƣợng nhân sự: 27 ngƣời Độ tuổi trung bình: 30 tuổi 17 Trình độ học vấn: trong Chi nhánh chỉ có Giám đốc chi nhánh có trình độ Thạc sĩ, 1 nhân viên quỹ có trình độ trung cấp, 2 bảo vệ và 1 lao công có trình độ phổ thông, còn lại tất cả nhân viên điều có trình độ Đại học ở các chuyên ngành phù hợp với vị trí công tác. Ở Phòng quan hệ khách hàng: Chi nhánh có tổng cộng 11 nhân viên, trong đó có 1 trƣởng phòng và 1 phó phòng cùng 2 nhân viên tín dụng chuyên về bán buôn, 5 nhân viên tín dụng chuyên về bán lẻ và 3 nhân viên ở bộ phận hỗ trợ tín dụng. Với khách hàng là hộ kinh doanh và cá nhân thì tất cả đều thuộc quản lý của nhân viên tín dụng chuyên về bán lẻ. Trung bình, một nhân viên tín dụng bán lẻ quản lý trên dƣới 50 tỷ dƣ nợ, tƣơng ứng với khoảng 15 khách hàng là hộ kinh doanh và khoảng 40 khách hàng cá nhân. Với lƣợng khách hàng cần quản lý nhƣ thế, nếu mỗi tháng nhân viên tín dụng chỉ gặp khách hàng 1 lần thì với lƣợng khách hàng lên đến trên dƣới 55 khách hàng, tƣơng ứng cứ mỗi 2 ngày làm việc một nhân viên tín dụng phải gặp gỡ, trao đổi với ít nhất 5 khách hàng. Đây là một khối lƣợng công việc không hề nhỏ cho nhân viên tín dụng. Điều này đòi hỏi nhân viên tín dụng phải ngày càng nâng cao nghiệp vụ của mình để giải quyết công việc một cách nhanh chóng nhất và đạt kết quả tốt nhất. Song song đó, bộ phận hỗ trợ tín dụng cũng nhƣ các bộ phận khác cần phải làm việc hết sức vất vả mới có thể hoàn thành công việc đƣợc giao, và để hạn chế những rủi ro có thể phát sinh, từng nhân viên một phải biết ý thức công việc cũng nhƣ tự mình học hỏi nâng cao nghiệp vụ để giải quyết công việc đạt hiệu quả nhất. 3.1.4 Định hƣớng phát triển Thực hiện kế hoạch: Bền vững, ổn định,có hiệu quả, tập trung tăng trƣởng cao huy động vốn khách hàng, phát triển dịch vụ. Xây dựng văn hóa kinh doanh và lấy nó làm nền tảng xây dựng đầu tƣ chiều sâu ngay từ ban đầu cho đội ngũ nhân sự và đào tạo đúng ngƣời, đúng việc, thực hiện chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho nhân viên. Tăng cƣờng công tác huy động vốn ở thị trƣờng 1, thúc đẩy mạnh mẽ việc tiếp thị và lập quan hệ với khách hàng doanh nghiệp tốt. Tiếp tục tăng trƣởng nợ phù hợp với mức tăng trƣởng nguồn vốn. Kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng. Phát triển dịch vụ Ngân hàng theo định hƣớng đa dạng hóa, hiện đại hóa chất lƣợng ngày một hoàn thiện. 18 Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu hình ảnh vị thế Ngân hàng Bắc Á trong nƣớc, hƣớng tới khu vực và quốc tế. Phát triển Ngân hàng theo định hƣớng của một Ngân hàng đa năng, vừa có hoạt động đầu tƣ vào các dự án lớn có hiệu quả vừa có hoạt động bán lẻ. Xây dựng đề án phát triển và tầm nhìn trong đó yêu cầu phát triển phải mang tính đột phá, phù hợp với xu hƣớng phát triển thời đại để xây dựng thành một Ngân hàng cổ phần đúng nghĩa hoạt động theo luật doanh nghiệp, có các cổ đông chiến lƣợc mạnh trong và ngoài nƣớc để hỗ trợ phát triển vững mạnh các mặt hoạt động Ngân hàng. Xây dựng phát triển Ngân hàng TMCP Bắc Á vững mạnh về mọi mặt, đủ sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, lấy chất lƣợng sản phẩm dịch vụ đƣợc khách hàng công nhận làm tiêu chí. 3.1.5 Các sản phẩm cho vay HKD & CN của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ Hầu hết các sản phẩm vay vốn của Ngân hàng đều hƣớng đến đối tƣợng cá nhân có việc làm và thu nhập ổn định 3.1.5.1 Cho vay sổ tiết kiệm Cho vay sổ tiết kiệm là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiền để bù đắp sự thiếu hụt tạm thời trong các khoản chi tiêu sinh hoạt gia đình hoặc bổ sung vốn hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi ích đạt đƣợc khi sử dụng sản phẩm: - Thời gian cho vay tối đa bằng thời hạn còn lại của sổ tiết kiệm - Tài sản đảm bảo chính là sổ tiết kiệm của khách hàng do Bắc Á phát hành - Lãi suất hợp lí và tuân theo qui định hiện hành của Bắc Á - Thủ tục cho vay đơn giản. - Giải ngân nhanh chóng, tối đa 30 phút - Phƣơng thức trả nợ gốc và lãi linh hoạt 3.1.5.2 True Shopping Là sản phẩm dành cho khách hàng có nhu cầu vay tiền phục vụ mục đích cá nhân: du lịch, du học, mua sắm,… Lợi ích đạt đƣợc khi sử dụng sản phẩm: - Thời hạn vay linh hoạt đến 5 năm - Khoản vay lên đến 500 triệu đồng - Thủ tục đơn giản, nhanh gọn. 19 - Lãi đƣợc tính trên dƣ nợ giảm dần - Thời gian phê duyệt nhanh chóng 3.1.5.3 True Business Sản phẩm đem đến cho khách hàng giải pháp tài chính tiện lợi khi khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn lƣu động ngắn hạn cho sản xuất kinh doanh. Đối tƣợng củ yếu là cá thể, hộ gia đình đang có hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc pháp luật cho phép. Lợi ích: - Thời hạn vay linh hoạt đến 12 tháng - Hỗ trợ tối đa nhu cầu vốn ngắn hạn thực tế - Lãi suất cạnh tranh, ƣu đãi - Hình thức vay linh hoạt: Cho vay hạn mức/ Cho vay theo món - Thủ tục đơn giản, nhanh gọn. - Thời gian phê duyệt nhanh chóng - Không phí tƣ vấn, không phí thẩm định. 3.1.5.4 Cho vay thấu chi tiêu dùng Sản phẩm hƣớng đến các khách hàng vay vốn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Sản phẩm giúp cho khách hàng có thể giải quyết các vấn đề tài chính khẩn cấp, bất chợt khi không có đủ thời gian làm thủ tục vay vốn tại Ngân hàng. - Hạn mức thấu chi lên đến 500 triệu - Thời hạn cấp hạn mức lên tới 12 tháng - Lãi suất cạnh tranh - Tài sản đảm bảo linh hoạt có thể là bất động sản hoặc ô tô. - Không phải trả lãi nếu nhƣ không sử dụng hạn mức thấu chi. - Cách sử dụng sản phẩm đa dạng nhƣ rút tiền từ máy ATM, thanh toán tại POS, chuyển khoản thanh toán hoặc rút tiền tại quầy. - Thủ tục dễ dàng, đơn giản - Phƣơng thức trả nợ gốc và lãi của khách hàng linh hoạt. 3.1.5.5 True House Sản phẩm dành cho khách hàng có nhu cầu vay vốn mua nhà. Sản phẩm này đem đến giải pháp tài chính hữu hiệu để khách hàng sở hữu căn nhà mơ ƣớc. Lợi ích: 20 - Thời hạn vay linh hoạt đến 15 năm. - Hỗ trợ lên đến 70% nhu cầu vốn - Thủ tục đơn giản, nhanh gọn. - Lãi đƣợc tính trên dƣ nợ giảm dần - Thời gian phê duyệt nhanh chóng - Không phí tƣ vấn, không phí thẩm định 3.1.5.6 True Land Sản phẩm dành cho đối tƣợng vay vốn có nhu cầu mua đất để xây nhà hoặc xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh. Lợi ích: - Thời hạn vay linh hoạt đến 10 năm. - Hỗ trợ lên đến 70% nhu cầu vốn - Thủ tục đơn giản, nhanh gọn. - Lãi đƣợc tính trên dƣ nợ giảm dần - Thời gian phê duyệt nhanh chóng - Không phí tƣ vấn, không phí thẩm định 3.1.5.7 Dream Car Đây là sản phẩm dành cho khách hàng có thu nhập cao và ổn định, có nhu cầu vay vốn để mu xe ô tô. Khi sử dụng sản phẩm Dream Car của Bắc Á, không những khách hàng có thể mua đƣợc chiếc xe mơ ƣớc mà còn hƣởng đƣợc nhiều tiện ích từ gói sản phẩm: Lợi ích: - Thời hạn vay linh hoạt lên đến 60 tháng - Thủ tục đơn giản, nhanh gọn. - Hỗ trợ tới 80% nhu cầu vay vốn thực tế - Lãi suất cạnh tranh, ƣu đãi - Hình thức cho vay linh hoạt. - Thời gian phê duyệt nhanh chóng - Không áp dụng phí tƣ vấn, phí thẩm định Đặc biệt, điều kiện cho vay linh hoạt tùy theo loại hình tài sản đảm bảo. 21 3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động, điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các NHTM trong nƣớc nói chung cũng nhƣ Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ nói riêng. Ngân hàng cũng giống nhƣ là doanh nghiệp, lợi nhuận và tăng trƣởng lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi Ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bắc Á trong thời gian qua đã có những bƣớc tiến tích cực, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót. Việc phân tích doanh thu, chi phí và chênh lệch thu chi của Ngân hàng sẽ cho ta hiểu rõ hơn hoạt động của Ngân hàng cũng nhƣ các nguyên nhân ảnh hƣởng đến lợi nhuận của Ngân hàng trong thời gian gần đây thông qua bảng số liệu sau: Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2011 – 2013 Đơn vị: triệu đồng NĂM CHỈ TIÊU Thu nhập Chi phí Chênh lệch 2011 26.766 22.217 4.549 2012 33.034 27.689 5.345 CHÊNH LỆCH 2012 - 2011 2013 - 2012 2013 Số tiền % Số tiền % 34.415 6.268 23,42 1.381 4,18 27.996 5.472 24,63 307 1,11 6.419 796 17,50 1.074 20,09 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 2011 – 2013) Qua bảng số liệu trên ta thấy các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và chênh lệch thu chi của Ngân hàng có xu hƣớng tăng qua 3 năm, để hiểu rõ hơn ta phân tích từng chỉ tiêu một. 3.2.1 Thu nhập Qua 3 năm 2011, 2012 và 2013, thu nhập của Ngân hàng đều tăng. Năm 2012 thu nhập đạt mức 33.034 tỷ, tăng 23,42% so với năm 2011, sang đến năm 2013 thu nhập tiếp tục tăng, tuy nhiên chỉ đạt ở mức 34.415 tỷ đồng, tăng 4,18% so với năm trƣớc. Sự tăng lên về thu nhập (tăng mạnh trong năm 2012) do thu nhập từ các khoản thu lãi cho vay, các dịch vụ của Ngân hàng và các khoản thu khác, trong đó thu từ lãi cho vay của Ngân hàng là quan trọng nhất chiếm một phần lớn trong tổng thu nhập của Ngân hàng và luôn tăng qua các năm; còn các khoản thu từ dịch vụ của Ngân hàng và thu khác: thu từ chuyển tiền, các khoản thanh toán…thì chiếm một phần nhỏ khoảng 20% trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì năm 2012 là một năm đầy khó khăn, nền kinh tế biến động với nhiều cung bậc khác nhau nhƣng doanh thu của Ngân hàng 22 vẫn tăng cho thấy sự nỗ lực của Ngân hàng trong việc mở rộng qui mô tín dụng, tận dụng cơ hội từ gói hỗ trợ lãi suất, kích cầu, chủ động tìm kiếm khách hàng , tăng cƣờng tiếp thị, khuyến mãi trong công tác huy động vốn và phát triển dịch vụ,…Năm 2013, thu nhập Ngân hàng tăng nhẹ so với năm 2012, một phần do nguồn vốn huy động từ dân cƣ sụt giảm, song tổng nguồn vốn huy động vẫn tăng qua các năm, tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế, hoạt động đầu tƣ và các dịch vụ tiền tệ cũng tăng theo số lƣợng, dƣ nợ năm sau luôn cao hơn năm trƣớc, do đó thu nhập của ngân hàng cũng tăng lên. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, ta cần xem xét tổng quan mối quan hệ giữa thu nhập và chi phí vì suy cho cùng thì lợi nhuận vẫn là mục tiêu cuối cùng mà các nhà kinh tế hƣớng tới. 3.2.2 Chi phí Nhìn chung, tình hình chi phí qua 3 năm của Ngân hàng có xu hƣớng tăng. Năm 2012, tổng chi phí là 27.689 triệu đồng, tăng 24,63% so với năm 2011. Sang năm 2013 chi phí tăng nhƣng không đáng kể đạt mức 29.996 triệu, tăng 1,11% so với năm 2012. Tuy nhiên ta thấy đƣợc tốc độ tăng của chi phí năm 2012 lại tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của thu nhập, bởi vì trong năm 2012, kinh tế biến động theo chiều hƣớng đi xuống, doanh nghiệp làm ăn khó khăn, việc cạnh tranh lãi suất giữa các Ngân hàng trở nên gay gắt, Ngân hàng vì muốn huy động đƣợc nhiều khách hàng nên phải tăng mức lãi suất huy động làm cho chi phí trả lãi tăng cao, tín dụng cá nhân phát triển làm Ngân hàng tốn nhiều chi phí trong công tác tín dụng hơn, mặt khác Ngân hàng phải đầu tƣ ban đầu cho thƣơng hiệu mới, thay đổi hệ thống nhận diện thƣơng hiệu, quá trình mở rộng đầu tƣ công nghệ, bổ sung nhân lực, mở rộng mạng lƣới, chi cho mua sắm máy móc thiết bị, ra sản phẩm mới,…Nợ xấu trong năm 2012 của toàn hệ thống Ngân hàng tăng mạnh làm cho việc trích lập dự phòng nhiều hơn việc tìm kiếm khách hàng ngày càng khó khăn làm cho chi phí tăng cao là tình trạng chung của hầu hết các Ngân hàng. Chi phí trong năm 2013 tăng không đáng kể, tốc độ tăng về chi phí thấp hơn tốc độ tăng về thu nhập, cho thấy đƣợc công tác quản lí về chi phí của Ngân hàng có hiệu quả và lãi suất trong năm 2013 hạ xuống chỉ còn 68%/năm làm cho chi phí trả lãi (chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng chi phí) hạ xuống vì vậy làm chi phí của Ngân hàng giảm bớt một phần, tuy nhiên phát sinh nhiều chi phí khác nên tổng chi phí của Ngân hàng tăng lên. 3.2.3 Chênh lệch thu chi Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả hay không thì lợi nhuận là yếu tố quan trọng hàng đầu. Quan sát tình hình chênh lệch thu chi trong năm 2011, 2012 và 2013 của Ngân hàng TMCP Bắc Á đều tăng. Cụ thể, năm 2012 mức chênh lệch đạt 5.345 triệu đồng, tăng 17,50% so với năm 2011, nhờ vào nguồn vốn huy động tăng trƣởng nhanh, thúc đẩy việc cho vay khách hàng và đạt 23 nhiều kết quả trong chính sách tăng trƣởng tín dụng của Ngân hàng làm cho thu nhập tăng, trong khi các Ngân hàng cùng qui mô trên địa bàn lại giảm trong năm 2012 cho thấy đƣợc những nỗ lực của Ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn lúc bấy giờ. Năm 2013 mức chênh lệch thu chi tăng nhanh hơn năm 2012, đạt mức 6.419 triệu, tăng 20,09% so với năm trƣớc, do chi phí trả lãi hạ xuống cộng thêm việc Ngân hàng cắt giảm các chi phí không cần thiết, làm cho chi phí giảm đáng kể so với thu nhập. Bên cạnh đó,là do nền kinh tế dần hồi phục, mặt bằng lãi suất đƣợc điều chỉnh phù hợp, thu nhập ngƣời dân đƣợc cải thiện, về phía ngân hàng hỗ trợ các khách hàng kinh doanh có hiệu quả vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu khách hàng làm cho tổng chênh lệch tăng lên. Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 CHÊNH LỆCH Số tiền Thu nhập Chi phí Chênh lệch % 14.626 11.499 16.745 12.563 2.119 1.064 14,49 9,25 3.127 4.182 1.055 33,74 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 6T/2013 và 6T/2014) Qua bảng số liệu, 6 tháng đầu năm 2014, Ngân hàng làm ăn khá thuận lợi, chênh lệch thu chi của Ngân hàng tăng trƣởng tốt, đạt mức 4.182 triệu đồng, tăng 33,74% so với 6 tháng đầu năm 2013. Do thu nhập tăng trong khi chi phí lại tăng chậm hơn so với thu nhập. Cụ thể thu nhập trong 6 tháng đầu năm là 16.745 triệu, tăng 14,49 % trong khi chi phí tăng nhẹ, đạt 12.563 triệu, tăng 9,25% so với cùng kỳ năm trƣớc. Có đƣợc kết quả này ngoài các yếu tố bên ngoài nhƣ lạm phát đƣợc kiềm chế, lãi suất cho vay giảm, các doanh nghiệp hoạt động trở lại và có hiệu quả, từ đó thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng, còn do các yếu tố bên trong là công tác huy động vốn tốt làm nguồn vốn huy động tăng qua từng thời kỳ, dẫn đến doanh số cho vay và dƣ nợ tăng dần lên, việc quản lí hiệu quả chi phí và quan trọng hơn cả là sự cố gắng của toàn chi nhánh trong thời gian qua góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Điều này rất thuận lợi cho Ngân hàng tiếp tục phát triển trong tƣơng lai cũng nhƣ mở rộng qui mô hoạt động để có lƣợng khách hàng đáng kể trong những thời gian tới, tăng thế mạnh cạnh tranh của Ngân hàng đối với các Ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn. 24 3.3 KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 Vốn luôn là yếu tố quan trọng cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển nhất là trong lĩnh vực ngân hàng. Vốn chính là công cụ chủ yếu cho sự vận hành của ngân hàng, thể hiện sức mạnh của ngân hàng. Một ngân hàng có nguồn vốn mạnh sẽ đƣợc đánh giá cao về uy tín cũng nhƣ chất lƣợng dịch vụ từ đó có thể thu hút khách hàng yên tâm giao dịch với ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng luôn chú trọng việc làm thế nào để có thể huy động đƣợc nguồn vốn nhiều nhất với chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, cơ cấu vốn mỗi ngân hàng là khác nhau, tùy thuộc vào điều kiên kinh doanh cũng nhƣ chính sách hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn Ngân hàng Bắc Á Cần Thơ đƣợc cấu thành từ vốn huy động và vốn điều chuyển. Tình hình nguồn vốn của chi nhánh trong giai đoạn 2011- 2013 thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.3 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Bắc Á qua 3 năm 2011 – 2013 Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng nguồn vốn NĂM 2011 2012 60.100 101.624 CHÊNH LỆCH 2012 - 2011 2013 - 2012 2013 Số tiền % Số tiền % 74.447 41.524 69,09 (27.177) (26,74) 174.790 167.758 211.857 (7.032) (4,02) 44.099 26,29 234.890 269.382 286.304 14,68 16.922 6,28 34.492 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 2011 – 2013) Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng không ngừng tăng qua các năm. Việc tăng nguồn vốn giúp Ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng vay vốn. Đối với nguồn vốn huy động, nhìn chung đều tăng qua các năm. Trong đó tăng mạnh nhất vào năm 2012. Năm này vốn huy động từ dân cƣ đạt 101.624 triệu, tăng 69,09% so với năm 2011, năm 2012 là một năm đầy khó khăn nhƣng Ngân hàng vẫn huy động đƣợc lƣợng vốn nhiều cho thấy đƣợc hiệu quả trong công tác huy động vốn của Ngân hàng, mặt khác chính sách lãi suất áp dụng của Ngân hàng đối với khách hàng cũng là yếu tố thu hút lƣợng tiền gửi. Thứ hai là trong năm Ngân hàng đã hoàn thành hệ thống bảng hiệu, thay đổi đồng phục, cải tạo nội thất, ấn chỉ, theo quy chuẩn thiết kế mới nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm về một ngân hàng tiên phong, chuyên nghiệp và hiện đại. Thông qua các hoạt động truyền thông, hình ảnh Bắc Á ngày càng đến gần với ngƣời dân hơn. Ngoài ra với việc triển khai nhiều chƣơng trình nằm thu hút khách hàng nhƣ “Năm mới đến nhà, quà xuân gõ cửa”, “Tích điểm nhận quà”, 25 “Mùa hè sôi động” giúp cho Ngân hàng từng bƣớc chinh phục đƣợc niềm tin của ngƣời dân nơi đây. Tuy nhiên đến năm 2013 việc huy động vốn lại giảm đáng kể, đạt mức 74.447 triệu đồng, giảm 26,74% so với năm 2012. Do năm 2013 lãi suất huy động giảm, từ đó làm giảm lƣợng tiền trong dân cƣ, cộng thêm việc cạnh tranh lãi suất ở các Ngân hàng lớn cũng làm cho lƣợng khách hàng gửi tiền của Ngân hàng ít đi. Vốn huy động chỉ là một phần trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, từ bảng số liệu trên ta thấy rằng vốn điều chuyển giảm nhẹ trong năm 2012 và tiếp tục tăng cao trong năm 2013. Cụ thể, năm 2012 Hội sở điều chuyển xuống cho Ngân hàng chi nhánh là 167.758 triệu đồng, giảm 4,02% so với năm 2011, do công tác huy động vốn trong năm này tăng mạnh làm giảm đi lƣợng vốn điều chuyển song sự giảm sút này vẫn làm cho nguồn vốn điều chuyển không thấp hơn vốn huy động. Sang năm 2013, vốn điều chuyển đạt mức 211.857 triệu, tăng 26,29% so với năm 2012. Sự tăng lên về vốn điều chuyển một phần do công tác huy động vốn của Ngân hàng, một phần do doanh số cho vay tăng mạnh, việc huy động vốn tăng không kịp với nhu cầu vay vốn làm cho nguồn vốn này tăng lên. Sau đây ta hãy xem sự biến động về nguồn vốn của Ngân hàng 100% 80% 74,41% 62,28% 74% 68,28% 26% 31,72% 60% 40% 20% 25,59% 37,72 0% 2011 2012 2013 Vốn huy động 6 tháng đầu năm 2014 Vốn điều chuyển (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 2011 – 6T2014) Hình 3.2 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Xét về mặt cơ cấu, ta thấy nguồn vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Năm 2011, vốn huy động chiếm 25,59% trong tổng nguồn vốn, trong khi vốn điều chuyển chiếm tới 74,41%. Sang năm 2012, vốn điều chuyển có giảm xuống, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng lớn, 62,38% trên tổng nguồn vốn của Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ. Đến năm 2013, nguồn vốn này tiếp tục tăng tỷ trọng trở lại. Nguyên nhân là do tăng trƣởng tín dụng của Ngân hàng khá cao, không đủ vốn để phát vay nên cần nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở về để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Đối với ngân hàng TMCP 26 Bắc Á chi nhánh Cần Thơ do còn nhiều hạn chế trong công tác huy động vốn, và áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng lớn mạnh trong địa bàn nên ngân hàng chƣa chủ động trong quản lý nguồn vốn, vốn điều chuyển từ Hội sở còn khá cao. Đây là tín hiệu không tốt trong cơ cấu nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn điều chuyển quá nhiều làm tăng chi phí ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng bởi vì chi phí vốn điều chuyển thƣờng cao hơn chi phí vốn huy động trong nền kinh tế. Do đó trong thời gian tới ngân hàng cần có chính sách huy động phù hợp nhằm nâng cao tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn ngân hàng đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Bảng 3.4: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Bắc Á 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị: triệu đồng 6 tháng đầu năm 2013 CHỈ TIÊU Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2014 CHÊNH LỆCH % Số tiền % Số tiền Số tiền 64.337 26,08 102.352 31,72 38.015 182.343 73,92 220.272 68,28 37.929 246.680 100,00 322.624 100,00 75.944 % 59,09 20,80 30,79 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 6T/2013 và 6T/2014) Tổng nguồn vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014 tăng 30,79% so với 6 tháng đầu năm trƣớc, cả về vốn huy động và điều chuyển. Vốn huy động trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng mạnh, tăng 59,09% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng có bƣớc tiến triển, nguồn vốn điều chuyển tuy vẫn lớn hơn vốn huy động nhƣng tốc độ tăng lại chậm hơn so với tốc độ tăng vốn huy động, tăng 20,08% so với 6 tháng đầu năm trƣớc, do nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân ngày càng tăng với tốc độ nhanh, nên phải cần có vốn điều chuyển để đáp ứng nhu cầu này. Mặt khác, vị thế của Ngân hàng còn yếu so với các Ngân hàng khác nên việc huy động vốn từ dân chúng chƣa đƣợc cao. Ngân hàng cần nỗ lực hơn trong công tác quảng bá hình ảnh, thƣơng hiệu, các chính sách, chƣơng trình nhằm thu hút đông đảo lƣợng khách hàng gửi tiền từ đó giảm bớt luồng vốn từ Hội sở, giúp giảm chi phí và góp phần nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng. 3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.4.1 Thuận lợi - Địa điểm giao dịch của ngân hàng thuận lợi. Chi nhánh đặt tại trung tâm thành phố Cần Thơ, giao thông thuận tiện, dân cƣ đông đúc nên thu hút nhiều khách hàng đến giao dịch. Mặt khác, thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc 27 trung ƣơng, kinh tế ổn định và ngày càng phát triển, là nơi tập trung nhiều ngành nghề, nhiều thành phần kinh tế đang hoạt động ngày càng có hiệu quả và số lƣợng tham gia sản xuất ngày càng tăng lên, tạo điều kiện thu hút nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. - Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ thƣờng xuyên đa dạng hóa sản phẩm, các thủ tục đã đƣợc đơn giản hóa nên khách hàng dễ hiểu, thuận lợi và nhanh chóng hơn trong giao dịch với ngân hàng. Vì vậy đã tạo đƣợc lòng tin cho khách hàng, giữ đƣợc khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới. - Ban giám đốc đã xây dựng đúng tầm quan trọng của công tác tín dụng trong giai đoạn hiện tại mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng, từ đó đã có những bƣớc đầu tƣ phù hợp từ việc chỉ đạo thực hiện đến việc tổ chức đào tạo nhân sự đáp ứng tình hình thực tế. - Đội ngũ nhân viên năng động, có trình độ, thái độ vui vẻ, lịch sự, nhiệt tình với công việc, luôn cố gắng tìm tòi học hỏi, trao dồi thêm kiến thức chuyên môn giữa các Ngân hàng bạn từ đó nâng cao trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm cho bản thân. - Chi nhánh nghiêm túc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên. Triển khai các giải pháp, mục tiêu của các văn bản mới có liên quan đến công tác tín dụng, đảm bảo tính đa dạng và chủ động cho Chi nhánh trong cơ chế quản lí tài chính cũng nhƣ hoạt động tín dụng, lựa chọn khách hàng, đối tƣợng vay vốn, lãi suất cho vay và phƣơng thức cho vay cũng nhƣ biện pháp bảo đảm tiền vay đã tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh. 3.4.2 Khó khăn - Nền kinh tế tăng trƣởng chậm, lạm phát cao, sản xuất kinh doanh trì trệ, đời sống ngƣời dân gặp khó khăn là những nguyên nhân ảnh hƣởng tới công tác huy động vốn cũng nhƣ công tác tín dụng của Ngân hàng. - Tình hình huy động vốn tại chỗ thấp do vậy Ngân hàng phải điều hòa nguồn vốn từ Hội sở để cho vay dẫn đến chi phí đầu vào cao, ảnh hƣởng phần nào đến kế hoạch lợi nhuận. - Công tác tổ chức, quản lí còn nhiều khuyết điểm. Hiện tại Ngân hàng Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ chƣa có bộ phận chuyên chăm sóc khách hàng nên khó tiếp xúc và nắm bắt nguyện vọng của khách hàng, định hƣớng thị trƣờng tín dụng của Ngân hàng. - Do cạnh tranh của các Ngân hàng trên cùng địa bàn đã ảnh hƣởng không ít đến tốc độ tăng trƣởng tín dụng nói riêng và các mặt hoạt động nói chung. Hiện nay các Ngân hàng đang cạnh tranh gay gắt về lãi suất huy động ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng. 28 - Năng lực và trình độ công nghệ phát triển chƣa tƣơng xứng với yêu cầu đòi hỏi, chƣa đáp ứng đầy đủ với tiềm năng của thị trƣờng, cán bộ tín dụng còn ít, một lúc phải đảm nhận quá nhiều công việc, làm hiệu quả công việc giảm xuống. 29 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH VÀ CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH VÀ CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 4.1.1 Phân tích doanh số cho vay đối với HKD & CN Trong bối cảnh tăng trƣởng tín dụng chậm do tình hình sản xuất kinh doanh trì trệ, khả năng hấp thụ vốn yếu và rủi ro về nợ xấu tăng cao, các Ngân hàng đã đẩy mạnh các chƣơng trình ƣu đãi hƣớng tới khách hàng cá nhân song song với khách hàng doanh nghiệp để giảm bớt áp lực tín dụng. Cho vay HKD & CN thƣờng chiếm từ 20 – 40% trong tổng doanh số cho vay (DSCV) của Ngân hàng và có xu hƣớng ngày càng tăng do các Ngân hàng nhận thấy hiện nay cho vay đối với HKD & CN dễ hơn, mặt bằng lãi suất cao hơn và rủi ro cũng thấp hơn cho vay doanh nghiệp, giúp ngân hàng tăng dƣ nợ, tăng lãi và mở rộng thị trƣờng, mà không quá phụ thuộc và căng thẳng trong việc đi đòi nợ các doanh nghiệp con nợ vốn đang bị giảm dần độ tín nhiệm trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn cả trong sản xuất - kinh doanh, cũng nhƣ trong thanh khoản. 4.1.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn Bảng 4.1 Doanh số cho vay theo thời hạn HKD & CN của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2011 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng NĂM CHỈ TIÊU 2011 Theo thời hạn Ngắn hạn Trung - dài hạn 2012 2013 81.272 110.685 154.115 60.767 84.497 117.112 20.505 26.188 37.003 CHÊNH LỆCH 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % 29.413 36,19 23.730 39,05 5.683 27,72 43.430 32.615 10.815 39,24 38,60 41,30 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 2011 – 2013) Nhìn chung DSCV HKD & CN của Ngân hàng TMCP Bắc Á tăng qua các năm. Năm 2012 doanh số cho vay đạt 110.685 triệu đồng, tăng 36,19% so với năm 2011, sang năm 2013 DSCV tiếp tục tăng với tốc độ nhanh hơn so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng trƣởng này là do trong năm 2012 là một năm nền kinh tế đầy khó khăn, nợ xấu tăng cao, các doanh nghiệp phá sản hàng loạt, Ngân hàng phải chuyển hƣớng sang tập trung cho hoạt động bán lẻ, cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân có nhu cầu về vốn nhƣ bổ sung vốn lƣu động cho sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, mua, xây dựng sửa chữa nhà, tiêu dùng,…vừa góp 30 phần giảm áp lực về tăng trƣởng tín dụng vừa thực hiện theo các nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ vốn cho các HKD & CN, mặt khác qua năm 2013, lãi suất cho vay giảm góp phần thúc đẩy thị phần tín dụng của đối tƣợng này đƣa DSCV trong năm 2013 đạt mức 154.115 triệu đồng, tăng 39,24% so với năm 2012. a. Doanh số cho vay ngắn hạn Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn dƣới 1 năm, mục đích vay để đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lƣu động trong sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Qua bảng số liệu, ta thấy DSCV ngắn hạn liên tục tăng qua các năm do đặc điểm nguồn vốn chủ yếu hình thành từ thời hạn ngắn, nên để đảm bảo tính thanh khoản Ngân hàng luôn ƣu tiên tập trung cho vay đối với các nhu cầu vay ngắn hạn, mặt khác cho vay ngắn hạn có vòng quay vốn nhanh nên Ngân hàng có thể cho vay với nhiều đối tƣợng mà vẫn đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Hơn nữa cho vay ngắn hạn tốn ít chi phí về thẩm định, thời gian ngắn, rủi ro thấp, Ngân hàng dễ xoay chuyển đồng vốn, thu hồi nợ, cán bộ tín dụng cũng dễ dàng trong việc lập phƣơng án cho vay. Trong 3 năm 2011 – 2013, DSCV ngắn hạn HKD & CN liên tục tăng, cụ thể năm 2012 doanh số cho vay đạt 84.497 triệu đồng, tăng 39% so với năm 2011, đến năm 2013 lại tiếp tục tăng lên đến 117.112 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 38,60% so với năm trƣớc đó, tuy nhiên tốc độ tăng trong năm 2013 có giảm nhƣng không đáng kể. Sự tăng lên về doanh số liên tục trong 3 năm một phần là do chính sách ƣu tiên cho vay ngắn hạn của Ngân hàng, một phần do số lƣợng hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ trong cùng địa bàn tăng lên, các đối tƣợng này cần nguồn vốn hỗ trợ để bổ sung vốn lƣu động tạm thời, mặt khác nữa thu nhập cá nhân ngày càng tăng, ngƣời dân mạnh tay trong chi tiêu kích thích tiêu dùng làm cho nhu cầu về vốn vay đối với đối tƣợng này tăng lên. b. Doanh số cho vay trung dài hạn Cho vay trung dài hạn đối với HKD & CN nhằm mục đích giúp khách hàng đầu tƣ vào việc mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, mua nhà, mua đất,… DSCV trung hạn tăng qua 3 năm, cụ thể năm 2012 DSCV đạt mức 26.188 triệu, tăng 27,72% so với 2011, sang năm 2013, DSCV tăng mạnh đạt mức 37.003, tăng 41,30% so với năm 2012. Khách hàng vay vốn trung dài hạn thƣờng là hộ kinh doanh cần vốn để đầu tƣ cơ sở hạ tầng, mở rộng sản xuất, cá nhân vay để mua nhà, mua đất, mua xe ô tô…. Sự tăng lên về DSCV trong năm 2012 đem lại nhiều nguy cơ về rủi ro tín dụng cho Ngân hàng vì trong bối cảnh kinh tế chƣa thực sự lạc quan, các doanh nghiệp cũng nhƣ hộ kinh doanh nhỏ lẻ hoạt động chƣa có hiệu quả, nếu cho vay trung dài hạn với năng lực duy trì sản xuất kinh doanh kém thì nợ Ngân hàng sẽ là gánh nặng tiếp tục kìm hãm sản xuất. Sang năm 2013, tình hình hoạt động lĩnh vực sản xuất kinh doanh tăng trƣởng tƣơng đối khá nên DSCV trung dài hạn đƣợc nâng lên. Mặc dù cho vay trung dài hạn tăng và đem lại nguồn thu đáng kể cho Ngân hàng nhƣng vì cho vay càng dài, rủi 31 ro càng lớn nên loại hình cho vay này chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp và có xu hƣớng giảm trong 3 năm 2011, 2012 và 2013, do tính chất của cho vay trung dài hạn là lãi suất cao, rủi ro cao nên Ngân hàng cũng thận trọng trong xác định nhu cầu vốn và đối tƣợng đi vay nên hồ sơ tín dụng của khách hàng đƣợc cho vay đúng với mục đích vay vốn và thời hạn cho vay phù hợp làm cho tỷ trọng tín dụng trung dài hạn thấp hơn so với tín dụng ngắn hạn. Hơn nữa, biến động lãi suất trên thị trƣờng lớn nên khách hàng và Ngân hàng chỉ tập trung vào tín dụng ngắn hạn để hạn chế rủi ro và dễ thay đổi chiến lƣợc trong thời gian điều chỉnh lãi suất. Sau đây, ta hãy xem sự thay đổi về cơ cấu trong 3 năm 2011 – 2013 và 6T/2014 trong DSCV đối với HKD & CN của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2014 83,00% 17,00% 2013 75,99% 24,01% 2012 76,34% 23,66% 2011 74,77% 25,23% Ngắn hạn Trung - dài hạn (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 2011 – 6T/2014) Hình 4.1 Cơ cấu doanh số cho vay HKD & CN theo thời hạn qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Xét về mặt cơ cấu, DSCV ngắn hạn của Ngân hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV HKD & CN do: Ngân hàng muốn kinh doanh an toàn và ổn định nên DSCV chủ yếu tập trung vào đối tƣợng là tín dụng ngắn hạn. Tín dụng ngắn hạn có thời hạn ngắn từ một năm trở xuống nên ngân hàng có thể kinh doanh và thu hồi vốn một cách nhanh chóng. Cho vay trung và dài hạn trong 3 năm 2011 – 2013 có xu hƣớng giảm về tỷ trọng, do bối cảnh kinh tế và chính sách của Ngân hàng, nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn, nếu cho vay trung và dài hạn quá nhiều sẽ dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng, đặc biệt là rủi ro thanh khoản, một phần là do khách hàng vay vốn dài hạn tuy không ít nhƣng việc chọn lọc khách hàng của Ngân hàng khi cấp tín dụng đƣợc xem xét kỹ lƣỡng để hạn chế rủi ro, nhằm tránh nợ xấu cho Ngân hàng. Tỷ trọng của cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay HKD & CN qua 3 năm chỉ dao động trong khoảng 75-76% cho thấy Ngân hàng hoạt động tƣơng đối ổn định trong thời kì nền kinh tế còn nhiều biến động, mặt khác việc cạnh tranh với các Ngân hàng lớn hơn trong cùng địa bàn cũng gây không ít khó khăn trong công tác tìm kiếm khách hàng để cho vay của Ngân hàng. 32 Bảng 4.2 Doanh số cho vay HKD & CN phân theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Theo thời hạn Ngắn hạn Trung - dài hạn 6 tháng đầu năm 6 tháng đầu năm CHÊNH LỆCH 2013 2014 Số tiền 104.665 82.832 21.833 % 100,00 79,14 20,86 Số tiền 100.519 83.431 17.088 % Số tiền % 100,00 (4.146) (3,96) 83,00 599 0,72 17,00 (4.745) (21,73) (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 6T/2013 và 6T/2014) Tình hình cho vay 6 tháng đầu năm 2014 có phần sụt giảm so với 6 tháng đầu năm 2013 mặc dù từ năm 2013 kinh tế có phần khởi sắc, lạm phát giảm, mặt bằng lãi suất hạ xuống, các doanh nghiệp hoạt động tƣơng đối ổn định trở lại, một số doanh nghiệp mới thành lập cần vốn để hoạt động, đồng thời Ngân hàng cũng tích cực hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất và sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác trong ngành cũng làm giảm bớt lƣợng khách hàng cá nhân của Ngân hàng, làm cho tổng doanh số cho vay HKD & CN giảm xuống. Qua bảng số liệu, ta thấy có sự tăng lên về cho vay ngắn hạn nhƣng lại suy giảm trong cho vay trung và dài hạn. Đối với cho vay HKD & CN theo thời hạn ngắn, ta thấy doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2014 tăng 599 triệu so với cùng kỳ năm ngoái, nhƣng tốc độ tăng lại rất chậm, chỉ tăng 0,72% so với 6 tháng đầu năm 2013, dẫn đến tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm tăng từ 79,14% lên 83%. Trong khi cho vay trung dài hạn đối với cho vay đối tƣợng này lại giảm, đạt mức 17.088, chiếm tỷ trọng 17% trong tổng DSCV và giảm 21,73% về doanh số so với cùng kỳ năm trƣớc. Trong giai đoạn này Ngân hàng chỉ tập trung cho vay ngắn hạn cho các hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn hạn. Đối với cho vay trung dài hạn, mặc dù sang năm 2014 tình hình hoạt động của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh ổn định và dần khởi sắc song trong nền kinh tế tăng trƣởng chậm, các Ngân hàng đều có mức lãi suất gần nhƣ ngang nhau làm cho việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng rất khó, thêm nữa một số hộ gia đình kinh doanh hay cá nhân muốn vay vốn nhƣng tài sản đảm bảo không đủ rất dễ mang đến nợ xấu cho Ngân hàng trong khi vấn đề về nợ xấu vẫn còn chƣa đƣợc giải quyết triệt để dẫn đến việc hạn chế cho vay của Ngân hàng. 4.1.1.2 Doanh số cho vay theo lĩnh vực kinh doanh DSCV theo lĩnh vực đối với đối tƣợng HKD & CN đƣợc phân theo hai lĩnh vực chính đó là lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất. Sự biến động về DSCV trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013 của hai lĩnh vực này đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau đây: 33 Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo lĩnh vực kinh doanh qua 3 năm 2011 – 2013 Đơn vị: triệu đồng NĂM CHỈ TIÊU 2011 Theo lĩnh vực kinh doanh Sản xuất kinh doanh Phi sản xuất 2012 2013 CHÊNH LỆCH 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % 81.272 110.685 154.115 29.413 36,19 43.430 39,24 52.380 80.036 116.499 27.656 52,80 36.463 45,56 28.892 30.649 37.616 1.757 6,08 22,73 6.967 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 2011 – 2013) a. Doanh số cho vay lĩnh vực sản xuất Cho vay trong lĩnh vực sản xuất đối với HKD & CN là cung ứng vốn để đầu tƣ cơ sở hạ tầng, mở rộng qui mô sản xuất và các hoạt động khác phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Trong 3 năm vừa qua, hoạt động sản xuất đƣợc Ngân hàng chú trọng nhiều và tăng trƣởng ổn định. Năm 2012, doanh số cho vay trong lĩnh vực sản xuất đối với HKD & CN đạt mức 80.036 triệu đồng, tăng 52,80% so với năm 2011, đến năm 2013, DSCV tiếp tục tăng đạt mức 116.499 triệu đồng tăng 45,56% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng trƣởng tín dụng là do nhu cầu sản xuất ở địa bàn tỉnh Cần Thơ ngày càng tăng do ngày càng có nhiều hộ sản xuất – kinh doanh ra đời, mặc dù tình hình kinh tế còn khó khăn, nhất là năm 2012, nhƣng tình hình sản xuất của các hộ cũng có phần cải thiện vì vậy họ tăng cƣờng đầu tƣ để sản xuất, các hộ này vay vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lƣu động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhƣ phân bón, thuốc trừ sâu,…và các ngành khác nhƣ tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, một số thì vay trung hạn để cải tạo ao vƣờn, mua máy móc,…Năm 2012, thƣơng mại dịch vụ tuy còn nhiều khó khăn nhƣng duy trì đƣợc sự phát triển theo hƣớng đa dạng hóa các loại hình, mạng lƣới kinh doanh đƣợc mở rộng vì thế hoạt động bán buôn, bán lẻ ngày càng có hiệu quả, thứ hai là sản xuất nông nghiệp Cần Thơ đƣợc mùa, sản lƣợng và năng suất cây trồng vật nuôi đều tăng, tạo niềm phấn khởi cho bà con nông dân, góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế-xã hội, thêm nữa là việc chính phủ thúc đẩy các hộ sản xuất đầu tƣ thêm cho việc nuôi cá, mở rộng qui mô sản xuất do đó DSCV trong năm vẫn tăng. Mặt khác, một số khách hàng không thể vay vốn từ các Ngân hàng lớn, họ chuyển sang Bắc Á để vay nhằm đạt đƣợc mục đích vay vốn, phải tiến hành điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh và vay vốn với kỳ hạn ngắn hay dài hạn theo yêu cầu của Ngân hàng. b. Doanh số cho vay lĩnh vực phi sản xuất Nói đến phi sản xuất thì phải nói đến 3 mảng chính đó là: bất động sản, chứng khoán và tiêu dùng. Trong 3 năm qua, xu hƣớng cho vay lĩnh vực này 34 tăng, chủ yếu là vay tiêu dùng. Bởi vì, bất động sản trong thời gian gần đây bị đóng băng, các nhà đầu tƣ bị động về nguồn vốn, làm cho Ngân hàng hạn chế cho vay lĩnh vực này, thị trƣờng chứng khoán ảm đảm nên khách hàng cũng không có nhu cầu đầu tƣ, mặt khác nhu cầu chi tiêu lại tăng lên do hầu hết các Ngân hàng hiện nay đều cho vay tiêu dùng dễ dàng hơn, thủ tục ít, nhằm thu hút lƣợng khách hàng để giảm bớt áp lực tăng trƣởng tín dụng trong khi các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Năm 2012 DSCV đạt mức 30.649 triệu, tăng tƣơng ứng 6,08 % so với năm 2011, sang năm 2013, DSCV tăng đạt 37.616 triệu, tƣơng đƣơng tăng 22,73% % so với năm 2012. Về vốn nhu cầu tiêu dùng chủ yếu là cho vay để đáp ứng nhu cầu chi phí học tập, chữa bệnh, mua thiết bị nội thất gia đình, mua quyền sử dụng đất,….Tuy nhiên tốc độ tăng DSCV năm 2012 chậm hơn năm 2013 do kinh tế lúc này vẫn còn khó khăn, một số cá nhân thắt chặt chi tiêu nên việc tìm kiếm khách hàng nhằm tăng trƣởng tín dụng đối với lĩnh vực này còn hạn chế. Sang năm 2013, kinh tế dần phục hồi, đặc biệt là hai gói sản phẩm ƣu đãi True House và True Land của Ngân hàng cho vay hỗ trợ khách hàng trong nhu cầu mua đất xây nhà, mua nhà, sửa chữa nhà ở góp phần đẩy DSCV lĩnh vực phi sản xuất tăng lên. Sự biến động về tỷ trọng trong DSCV lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng 2014 đƣợc thể hiện ở biểu đồ sau đây 80,12% 6 tháng đầu năm 2014 19.88% 75,59% 2013 24,41% 72,31% 2012 27,69% 64,45% 2011 0% 20% 40% Sản xuất 35,55% 60% 80% 100% Phi sản xuất (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 2011 – 2013) Hình 4.2 Cơ cấu DSCV theo lĩnh vực kinh doanh qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Xét về cơ cấu, ta thấy rằng trong 3 năm 2011 – 2013, tỷ trọng cấp tín dụng cho lĩnh vực sản xuất ngày càng tăng, trong khi tỷ trọng phi sản xuất ngày càng giảm. Lý giải cho điều này là do Ngân hàng có định hƣớng cấp tín dụng cho sản xuất kinh doanh là chủ yếu, thứ hai là chủ trƣơng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng, mà đa số trong giai đoạn này nhu cầu về vốn lƣu động của các hộ sản xuất 35 lớn, việc cho vay ngắn hạn lĩnh vực sản xuất vừa hỗ trợ sản xuất vừa đảm bảo an toàn vì vòng quay vốn nhanh, Ngân hàng có thể dễ dàng thu hồi vốn nhanh chóng. Đối với lĩnh vực phi sản xuất, chủ yếu là các khoản vay tiêu dùng (mua nhà, sắm xe máy, ô tô,…) trong khi việc xác định các thông tin cá nhân nhƣ chứng minh tài chính, thu nhập, khả năng trả nợ còn hạn chế và khó khăn làm tốn rất nhiều chi phí của Ngân hàng, cộng thêm nếu Ngân hàng cho vay quá nhiều có thể đem lại rủi ro gắn với sự mất khả năng thanh toán đúng hạn của ngƣời vay. Các nguồn thu nhập thực tế của ngƣời vay có thể khác xa so với các giấy tờ xác nhận có chữ ký và đóng đủ dấu đỏ hợp lệ theo yêu cầu của ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng có xu hƣớng giảm tỷ trọng cho vay phi sản xuất và hƣớng đến cho vay sản xuất nhiều hơn. Bảng 4.4 DSCV theo lĩnh vực kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Theo lĩnh vực kinh doanh Sản xuất Phi sản xuất 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Số tiền % Số tiền 104.665 100,00 100.519 79.945 24.720 76,38 23,62 80.534 19.985 % CHÊNH LỆCH Số tiền 100,00 (4.146) % (3,96) 80,12 589 0,74 19,88 (4.735) (19,15) (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 6T/2013 và 6T/2014) Ta thấy DSCV trong 6 tháng đầu năm 2013, Ngân hàng tập trung cho vay nhiều hơn so với thời điểm cuối năm. Vì đầu năm 2013, kinh tế có phần khởi sắc, lạm phát giảm, các doanh nghiệp hoạt động tƣơng đối ổn định trở lại, số doanh nghiệp mới thành lập, số hộ gia đình, cá thể tăng lên, đồng thời Ngân hàng cũng tích cực hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, hộ gia đình gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Đối với cho vay tiêu dùng cũng đƣợc đẩy mạnh vào đầu năm vì các doanh nghiệp lƣợng hàng tồn kho còn quá nhiều, cuối năm 2012 bán không hết nên vào đầu năm tiếp tục thực hiện các chƣơng trình khuyến mại mạnh nhằm kích cầu tiêu dùng để có thể nhanh chóng thanh lý hàng tồn kho lấy vốn nhập hàng mùa hè, mặt khác nhu cầu mua sắm cận Tết và du lịch Tết cũng tăng lên, các hình thức khuyến mại đối với mua sắm phƣơng tiện đi lại cũng đƣợc triển khai từ đầu năm. Đây là những nguyên do khiến cho nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trong năm 2013, đến cuối năm mặc dù là thời điểm ngƣời dân có nhu cầu mua sắm, sinh hoạt, trữ hàng nhiều hơn nhƣng do việc cạnh tranh với các NHTM lớn trong địa bàn đã triển khai hàng loạt các hình thức khuyến mại thu hút phần lớn khách hàng. Ngoài ra việc tập trung cho vay ồ ạt dƣới áp lực tăng trƣởng tín 36 dụng, khách hàng đặt niềm tin ở Ngân hàng tuy nhiên các cán bộ tín dụng vì chạy đua doanh số đã tìm mọi cách cho vay đến khi phát sinh rủi ro nhƣ lãi suất biến động, các khoản nợ (nhất là vay tiêu dùng) tăng lên, không những khách hàng trở thành con nợ mà ngân hàng cũng chịu thiệt, nợ xấu tăng, điều này làm suy giảm lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng. Một số hồ sơ vay vốn nhƣ mua nhà, mua xe và các khoản vay tiêu dùng khác vì không đạt yêu cầu nên Ngân hàng cũng không phát vay để tránh rủi ro nợ xấu tăng cao Qua bảng số liệu ta thấy tình hình cho vay 6 tháng đầu năm 2014 thấp hơn so với 6 tháng đầu năm 2013. Mặc dù cho vay sản xuất tăng lên nhƣng doanh số cho vay lĩnh vực phi sản xuất lại giảm nhanh hơn so với lĩnh vực sản xuất. 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay sản xuất đạt 80.534 triệu, tăng 0,74% so với 6 tháng đầu năm 2013, kéo theo tỷ trọng tăng chiếm 80,12% trong tổng doanh số cho vay, còn lĩnh vực phi sản xuất đạt mức doanh số 19.985 triệu, giảm 19,15% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự biến động về doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất do năm 2014 tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ các hộ kinh doanh có hiệu quả hơn do kinh tế Việt Nam năm 2014 đang trên đà phục hồi, nhiều doanh nghiệp mới đƣợc thành lập, một số khác mở cửa hoạt động trở lại làm cho nhu cầu sản xuất tăng lên vì vậy mà có nhiều ngƣời vay vốn nhiều hơn. Thứ hai là lãi suất cho vay giảm hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vay vốn, mở rộng đầu tƣ, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trƣởng. Thứ ba do chính sách tập trung vào cho vay sản xuất, chủ yếu là cho vay ngắn hạn của Ngân hàng đã góp phần nâng cao doanh số cho vay trong những tháng đầu của năm 2014. Tuy nhiên, việc cạnh tranh về lãi suất của các Ngân hàng lân cận trên địa bàn đã làm tốc độ tăng trƣởng tín dụng trong lĩnh vực sản xuất tăng chậm hơn và sự sụt giảm nhanh chóng về lƣợng khách hàng trong lĩnh vực phi sản xuất mặc dù Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong công tác tìm kiếm đối tƣợng vay vốn cũng nhƣ các hình thức chiêu thị, thu hút khách hàng khác. 4.1.1.3 Doanh số cho vay theo sản phẩm Sản phẩm cho vay cá nhân của Ngân hàng cũng khá đa dạng. Doanh số cho vay phân theo sản phẩm bao gồm: cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay thấu chi tiêu dùng, cho vay mua sắm tiêu dùng (True Shopping), cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh (True Business), cho vay mua nhà (True House), cho vay mua đất (True Land) và mua xe ô tô (Dream Car). Mỗi sản phẩm đều có tiện ích riêng của nó phù hợp với nhu cầu cũng nhƣ là sự thuận tiện của khách hàng, do đó có sự phân bổ không đồng đều ở tất cả các sản phẩm. Theo dõi sự biến động về DSCV sản phẩm đối với khách hàng hộ kinh doanh và cá nhân sẽ giúp ta hiểu hơn về hoạt động cho vay theo sản phẩm cũng nhƣ nhu cầu vay vốn của khách 37 hàng tập trung nhiều ở mảng sản phẩm nào, đƣợc thể hiện bằng bảng số liệu dƣới đây: Bảng 4.5 Doanh số cho vay theo sản phẩm qua 3 năm 2011 – 2013 Đơn vị: triệu đồng S T T 1 2 3 4 5 6 7 SẢN PHẨM Cho vay sổ tiết kiệm True Shopping Cho vay thấu chi tiêu dùng True Business True House True Land Dream Car TỔNG CHÊNH LỆCH NĂM 2012-2011 Số tiền % 2013-2012 Số tiền % 2011 2012 2013 11.214 12.982 19.879 1.768 15,77 6.897 53,13 7.431 7.065 9.990 (366) (4,93) 2.925 41,40 3.256 4.453 5.657 1.197 36,76 1.204 27,04 42.568 69.844 98.534 27.276 64,08 28.690 41,08 6.887 2.797 7.119 4.870 2.051 9.420 5.073 3.129 11.853 (2.017) (746) 2.301 (29,29) (26,67) 32,32 203 1.078 2.433 4,17 52,56 25,83 81.272 110.685 154.115 29.413 36,19 43.430 39,24 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 2011 – 2013) Qua bảng số liệu, ta thấy DSCV theo sản phẩm biến động qua các năm, nhìn chung các sản phẩm đều tăng qua 3 năm, chỉ có sản phẩm cho vay mua nhà là giảm. Trong năm 2013, Ngân hàng áp dụng gói hỗ trợ lãi suất 1.000 tỷ đã thu hút đƣợc nhiều khách hàng, kéo DSCV mua đất tăng đạt mức 3.129 triệu, tƣơng đƣơng tăng 52,56% so với năm 2012. Cho vay mua xe lại rất đƣợc ƣa chuộng vì khách hàng đƣợc hỗ trợ đến 80% nhu cầu vay vốn thực tế, lãi suất linh hoạt tùy vào loại hình tài sản đảm bảo, mặt khác thu nhập bình quân của ngƣời dân Cần Thơ tăng qua các năm do đó việc đòi hỏi những nhu cầu tiêu dùng cao hơn trong cuộc sống cũng là điều tất yếu. Các khoản vay tiêu dùng khác cũng áp dụng lãi suất ƣu đãi nhƣ cho vay sửa chữa nhà, mua sắm trang thiết bị nhƣng vì khoản vay nhỏ, thƣờng là ngắn hạn nên khách hàng dễ dàng trả nợ vì thế việc cho vay cũng dễ dàng và an toàn hơn so với cho vay mua nhà và đất. Đối với hộ sản xuất thì việc sử dụng sản phẩm True Business và cho vay sổ tiết kiệm rất tiện lợi. Đối với cho vay sổ tiết kiệm thì không cần tài sản đảm bảo, chỉ cần khách hàng có sổ tiết kiệm tại Ngân hàng thì có thể vay vốn trong thời hạn còn lại của sổ tiết kiệm, hình thức này rất đƣợc ƣa chuộng chỉ sau sản phẩm True Business vì sự tiện lợi của nó. Các hộ kinh doanh ít sử dụng sản phẩm cho vay cầm cố sổ tiết kiệm bởi vì chỉ có một bộ phận khách hàng có nhu cầu vay vốn là sử dụng sản phẩm tiền gửi của Ngân hàng vì vậy các hộ kinh doanh thƣờng chọn True Business để vay bổ sung vốn lƣu động. Ta thấy sản phẩm cho vay True Bussiness chủ yếu phục vụ đối tƣợng hộ kinh doanh có nhu cầu về vốn do nhu cầu cho vay sản xuất quá 38 nhiều cũng nhƣ chủ trƣơng của Ngân hàng là tập trung cho vay lĩnh vực này nhƣ đã phân tích ở trên vì thế DSCV của gói sản phẩm này luôn chiếm ƣu thế và tăng qua các năm. True Shopping và cho vay thấu chi tiêu dùng cũng có mức tăng về DSCV qua 3 năm. True Shopping thƣờng phục vụ cho đối tƣợng có nhu cầu vay vốn để mua sắm trang thiết bị, sửa chữa nhà cửa, du học (rất ít) còn cho vay thấu chi khi khách hàng có nhu cầu tài chính cấp bách và có sử dụng dịch vụ thẻ của Ngân hàng, tuy nhiên hiện nay hệ thống thẻ của Bắc Á chƣa phổ biến nên hình thức này còn hạn chế ngƣời dùng. Dƣới đây là cơ cấu DSCV theo sản phẩm qua 3 năm từ 2011 – 2013 của Ngân hàng TMCP Bắc Á – CN Cần Thơ: Năm 2011 True Land True 3,44% House 8,47% Dream Car 8,76% Cho vay sổ tiết kiệm 13,80% True Business 52,38% Năm 2012 True True Land House 1,85% 4,40% True Shopping 9,14% Cho vay thấu chi tiêu dùng 4,01% Dream Car 7,69% True Business 63,94% Cho vay thấu chi tiêu dùng 4,02% True Business 63,10% Năm 2013 True Land 2,03% True House 3,29% True Shopping 6,38% Cho vay Dream sổ tiết kiệm Car 8,51% 11,73% 6 tháng đầu năm 2014 Cho vay sổ tiết kiệm 12,90% True Shopping 6,48% Cho vay thấu chi tiêu dùng 3,67% True Land 1,09% Dream Car 5,77% True House 4,14% Cho vay sổ tiết kiệm 13,41% True Business 67,66% True Shopping 4,53% Cho vay thấu chi tiêu dùng 3,40% (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – CN Cần Thơ, 2011 – 6T/2014) Hình 4.3 Cơ cấu doanh số cho vay theo sản phẩm qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 39 Về cơ cấu DSCV theo sản phẩm qua 3 năm 2011 – 2013, True Business chiếm tỷ trọng nhiều nhất và có xu hƣớng ngày càng tăng trong cơ cấu qua 3 năm. Năm 2011, tỷ trọng cho vay sản phẩm này đạt trên 50%, sang năm 2012 tăng lên 63,10% và đến năm 2013 đạt tỷ trọng 63,94% do DSCV lĩnh vực sản xuất chiếm nhiều trong tổng DSCV hộ kinh doanh và cá nhân dẫn đến tỷ trọng cho vay gói sản phẩm này cũng lớn. Kế đến là cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, một phần là phục vụ cho mục đích bổ sung vốn lƣu động cho hộ sản xuất kinh doanh, một phần phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân nên chiếm tỷ trọng cũng khá cao so với các nhóm sản phẩm còn lại. Mặc dù chiếm tỷ trọng cao nhƣng có xu hƣớng giảm qua 3 năm, tốc độ giảm không đáng kể do sự tăng lên về DSCV của các sản phẩm khác. Các sản phẩm còn lại không kể đến hai sản phẩm cho vay mua nhà và mua đất thì có DSCV đều tăng nhƣng tỷ trọng lại giảm do tốc độ tăng của cho vay sản phẩm Business nhanh hơn so với tốc độ tăng của những gói sản phẩm này. Nhìn chung thì cơ cấu sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và cá nhân tƣơng đối đa dạng tuy nhiên phân bổ cơ cấu còn tập trung quá nhiều vào sản xuất trong khi cho vay tiêu dùng và các lĩnh vực khác thuộc phi sản xuất lại rất ít mà xu hƣớng hiện nay của các Ngân hàng tập trung vào cho vay tiêu dùng, vì dân số Việt Nam có đến hơn 90 triệu mà nhu cầu sử dụng vào các việc nhỏ lẻ nhƣ mua sắm tài sản, trang thiết bị, mua xe, mua nhà trả góp…. vô cùng lớn vì vậy việc phân bổ nguồn vốn vay này cần tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực tiêu dùng một cách hợp lí, góp phần phân tán rủi ro khi cho vay sản xuất kinh doanh vừa đem lại nguồn thu cho Ngân hàng. Sự biến động về cho vay 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 cũng có sự biến động thông qua bảng dƣới đây: Bảng 4.6 DSCV theo sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013 – 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị: triệu đồng STT 1 2 3 4 5 6 7 SẢN PHẨM Cho vay sổ tiết kiệm True Shopping Cho vay thấu chi tiêu dùng True Business True House True Land Dream Car TỔNG 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Số tiền % 13.798 13,18 13.480 6.765 6,46 4.554 4,53 (2.211) (32,68) 2.825 2,67 3.416 3,40 67.987 64,96 3.947 3,77 1.158 1,11 8.185 7,82 104.665 100,00 Số tiền CHÊNH LỆCH % 13,41 Số tiền (318) 591 (2,30) 20,92 68.008 67,66 21 0,03 4.161 4,14 214 5,42 1.098 1,09 (60) (5,18) 5.802 5,77 (2.383) (29,11) 100.519 100,00 (4.146) (3,96) (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – CN Cần Thơ, 6T/2013 và 6T/2014) 40 % Đối với cho vay 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, DSCV biến động ở hầu hết các sản phẩm. Qua 6 tháng đầu năm 2014, ta thấy DSCV sản phẩm True House, True Bussiness và đặc biệt là cho vay thấu chi tiêu dùng tăng, cho thấy đƣợc tăng trƣởng trong loại hình cho vay này cũng nhƣ việc sử dụng thẻ Bắc Á cũng dần đƣợc phổ biến trong dân cƣ, đối với các sản phẩm còn lại giảm về doanh số cho vay. Trong năm 2013 Ngân hàng TMCP Bắc Á hỗ trợ gói lãi suất ƣu đãi 1.000 tỷ đối với gói sản phẩm cho vay mua nhà và mua đất, vì vậy thu hút nhiều khách hàng làm cho DSCV 2 loại sản phẩm này tăng lên, cụ thể cho vay sản phẩm True House đạt 4.161 triệu, tăng 5,42% so với cùng kỳ năm ngoái, cho vay mua đất True Land có giảm nhẹ, đạt mức 1.098 triệu, giảm 5,18% so với 6 tháng đầu năm 2013. Cho vay mua ô tô và các khoản mục cho vay True Shopping giảm, do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng lớn trên địa bàn làm thu hẹp lƣợng khách hàng của Ngân hàng trong lĩnh vực tiêu dùng. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần cố gắng hơn trong công tác tìm kiếm và chính sách chiêu thị thu hút khách hàng. 4.1.2 Phân tích doanh số thu nợ HKD & CN 4.1.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn Bảng 4.7 Doanh số thu nợ theo thời hạn qua 3 năm 2011 – 2013 Đơn vị: triệu đồng NĂM CHỈ TIÊU 2011 Theo thời hạn 72.949 Ngắn hạn 54.514 Trung-dài hạn 18.435 2012 94.657 77.737 16.920 2013 141.785 109.565 32.220 CHÊNH LỆCH 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % 21.708 29,76 47.128 49,79 23.223 42,6 31.828 40,94 (1.515) (8,22) 15.300 90,43 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 2011 – 2013) Nhìn chung, doanh số thu nợ (DSTN) của HKD & CN tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2012, DSTN đạt 94.657 triệu, tăng 29,76% so với năm 2011. Đến năm 2013 DSTN đạt 141.785 triệu, tăng 49,79% so với năm 2012. Điều này phản ánh công tác thu nợ của Ngân hàng trong 3 năm vừa qua đạt hiệu quả cao. Có các khoản vay các năm trƣớc đƣa vào nợ xấu cũng đã đƣợc Ngân hàng thu hồi làm cho DSTN tăng lên. Để hiểu rõ hơn, ta tiếp tục phân tích từng chỉ tiêu cụ thể. a. Doanh số thu nợ ngắn hạn Cho vay ngắn hạn là loại hình cho vay chủ yếu của Ngân hàng do đó DSTN của nó cũng chiếm tỷ trọng nhiều nhất. Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng DSTN tăng liên tục qua các năm. Năm 2012 DSTN đạt 77.737 triệu, tăng 42,6% so với năm 2011, năm 2013 DSTN đạt 109.565 triệu, tăng 40,94%. Tuy nhiên tốc độ 41 thu nợ năm 2013 tăng chậm hơn so với năm 2012. DSTN tăng do: Thứ nhất, bản chất của cho vay ngắn hạn là thu hồi vốn nhanh nên tốc độ thu nợ của nó cũng cao; Thứ hai, Ngân hàng Bắc Á chủ yếu cho khách hàng vay theo hạn mức tín dụng, nên khách hàng vay tiền trong thời gian ngắn rồi vay tiếp, đa phần khách hàng trả nợ trƣớc hạn, một số vay xong rồi trả khi chƣa có nhu cầu cần thiết, mặt khác đối tƣợng là đa số khách hàng cá nhân quen thuộc của Ngân hàng hay đƣợc giới thiệu cho nên tình hình tài chính của họ cũng tƣơng đối tốt, hoạt động vay vốn của Ngân hàng chủ yếu là bổ sung vốn lƣu động, mua thêm trang thiết bị phục vụ kinh doanh,… vốn tự có của họ bỏ vào kinh doanh cũng tƣơng đối tốt và có khả năng chịu đựng khi kinh tế khó khăn, giá cả leo thang nhƣ trong năm 2012 và điều quan trọng là họ luôn giữ uy tín với Ngân hàng để có thể vay tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, không thể không kể đến là nhờ vào việc Ngân hàng tích cực theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ qua đó làm cho DSTN tăng. b. Doanh số thu nợ trung dài hạn Ta thấy DSTN trung dài hạn biến động qua 3 năm. DSTN giảm trong năm 2012 và tăng cao trong năm 2013. Năm 2012, DSTN giảm 8,22% so với năm 2011, tuy nhiên sang năm 2013, tốc độ thu nợ tăng hơn 90,43% so với năm 2012. Sự sụt giảm DSTN trong năm 2012 do một số khách hàng một số khách hàng vay trung hạn gặp nhiều khó khăn khi đối mặt với lạm phát, kinh tế khó khăn, một số hộ sản xuất vay vốn để mở rộng qui mô vào năm trƣớc nhƣng sang năm sản xuất kém do khả năng chống chọi với biến động kinh tế yếu nên trả nợ chậm hoặc khó có khả năng trả đƣợc nợ, ngoài ra tỷ lệ thất nghiệp trong năm tăng làm cho một số khách hàng bị mất khả năng tài chính nên không có khả năng trả nợ. Chính những điều này làm cho khả năng hoàn trả nợ của khách hàng gặp nhiều khó khăn, giảm sút, làm cho công tác thu hồi nợ cũng bị ảnh hƣởng. Sang năm 2013, kinh tế dần đƣợc phục hồi, các hộ kinh doanh làm ăn có hiệu quả nên việc trả nợ và thu nợ cũng dễ dàng hơn, ngoài ra do chính sách hỗ trợ sản xuất của Chính phủ, các hộ sản xuất và kinh doanh phần nào giảm bớt đƣợc khó khăn, hoạt động sản xuất có lời nên trả nợ đƣợc cho Ngân hàng, đồng thời ngân hàng thƣờng xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ để đƣợc ngân hàng tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp tái sản xuất kinh doanh. Xét về cơ cấu DSTN theo thời hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn của đối tƣợng khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng khá cao qua các năm mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều biến động. Bởi vì doanh số cho vay ngắn hạn của đối tƣợng này cũng tăng trƣởng và chiếm tỷ trọng tƣơng đƣơng thì kéo theo doanh số thu nợ ngắn hạn cũng phải cao thì ngân hàng mới có thể xoay vòng vốn hiệu quả. DSCV ngắn hạn liên tục tăng làm cho DSTN tăng theo về doanh số và tỷ trọng, tuy nhiên ở năm 2013 tỷ trọng DSTN ngắn hạn giảm do sự tăng lên của 42 DSTN trung hạn, tốc độ tăng của DSTN trung dài hạn nhanh hơn nhiều lần so với tốc độ tăng của DSTN ngắn hạn kéo theo sự tăng lên về tỷ trọng của DSTN trung dài hạn. Ngoài ra cũng do nguồn vốn huy động đƣợc chủ yếu là tiền gửi có thời hạn ngắn. Chính vì thế ngân hàng muốn đảm bảo tính thanh khoàn cho mình và phân phối nguồn vốn một cách hợp lí khi cho vay ngắn hạn hơn. Qua đó ta thấy DSTN ngắn hạn luôn tăng trƣởng về mặt tỷ trọng trong cơ cấu thu nợ HKD & CN. 6 tháng đầu năm 2014 77,19% 22,81% 2013 77,28% 22,72% 82,13% 2012 17,87% 74,73% 2011 Ngắn hạn 25,27% Trung - dài hạn (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 2011 – 6T/2014) Hình 4.4 Cơ cấu doanh số thu nợ theo thời hạn HKD & CN năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Tình hình thu nợ trong 6 tháng đầu năm của Bắc Á Cần Thơ cũng có sự tăng trƣởng cả về ngắn hạn và trung – dài hạn, đƣợc trình bày qua bảng sau đây: Bảng 4.8 Doanh số thu nợ HKD & CN theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Theo thời hạn Ngắn hạn Trung – dài hạn 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền 91.926 76.677 15.249 6 tháng đầu năm 2014 % Số tiền 100,00 95.965 83,41 74.078 16,59 21.887 CHÊNH LỆCH % Số tiền 4.039 100,00 77,19 (2.599) 22,81 6.638 % 4,39 (3,39) 43,53 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 6T/2013 – 6T/2014) DSTN ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2014 có sự sụt giảm về cơ cấu và tỷ trọng. Trong 6 tháng đầu năm 2013 DSTN ngắn hạn đạt tỷ trọng 83,41% thì trong 6 tháng đầu năm nay tỷ trọng đã giảm xuống chỉ còn 77,19% trong tổng DSTN HKD & CN, đạt mức 74.078 triệu, giảm 3,39% so với cùng kỳ năm ngoái. 43 Do các khách hàng trong năm trƣớc vay chƣa đến hạn trả nợ, trong 6 tháng đầu năm nay, số lƣợng khách hàng vay vốn tăng không đáng kể, đa số khách hàng vay có thời hạn trên 6 tháng nên không thể trả nợ ngay làm cho việc thu hồi nợ không thể diễn ra nhanh chóng. Mặt khác, các hộ sản xuất kinh doanh làm ăn có lợi, sản xuất nông nghiệp đƣợc mùa, ngƣời dân có lời và họ lại đang cần nguồn vốn để mở rộng qui mô, tăng gia sản xuất nên nhanh chóng trả nợ để có thể vay tiếp làm cho công tác thu hồi nợ dễ dàng hơn nên DSTN trung dài hạn trong 6 tháng đầu năm tăng đạt mức 21.887 triệu, tăng 43,53 % so với cùng kỳ năm ngoái. Do tốc độ tăng về DSTN trung dài hạn nhanh hơn so với DSTN ngắn hạn đã đẩy tỷ trọng DSTN trung dài hạn lên 22,81% trong tổng DSTN. 4.1.2.2 Doanh số thu nợ theo lĩnh vực kinh doanh Bảng 4.9 Doanh số thu nợ theo lĩnh vực kinh doanh qua 3 năm 2011 – 2013 Đơn vị: triệu đồng NĂM CHỈ TIÊU 2011 2012 Theo lĩnh vực 72.949 94.657 kinh doanh Sản xuất 48.530 70.133 Phi sản xuất 24.419 24.524 2013 CHÊNH LỆCH 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % 141.785 21.708 29,76 47.128 49,79 108.477 33.308 21.603 105 44,51 0,43 38.344 8.784 54,67 35,82 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 2011 – 2013) a. Doanh số thu nợ lĩnh vực sản xuất Ta thấy DSTN lĩnh vực sản xuất tăng qua từng năm với tốc độ nhanh. Năm 2012 DSTN tăng 44,51% so với năm 2011, đến năm 2013 DSTN tăng mạnh, đạt mức 108.477 triệu, tăng 54,67% so với năm trƣớc đó. Do trong những năm này các hộ sản xuất, kinh doanh đạt đƣợc hiệu quả tốt trong việc mở rộng sản xuất và kinh doanh, thời tiết thuận lợi nông dân đƣợc mùa trong việc trồng lúa chất lƣợng cao, tranh thủ sự hỗ trợ của các Viện, trƣờng, các ban ngành, chính quyền địa phƣơng về giống, kỹ thuật và vốn đầu tƣ vào ngành nông nghiệp nhằm từng bƣớc công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Bên cạnh đó, các món vay của các hộ vay quá hạn đã trả đƣợc nợ. Nhờ việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên khả năng thu hồi vốn của ngân hàng cũng cao. Kết quả của việc thực hiện công tác thu nợ tốt nhƣ vậy là do toàn thể lãnh đạo chi nhánh ngân hàng và các nhân viên đã hoạt động hết sức nỗ lực trong việc đôn đốc, kiểm tra và thẩm định hoạt động sản suất kinh doanh, buôn bán của khách hàng để có thể giúp họ sử dụng vốn vay đúng mục đích và đem lại hiệu quả cho khách hàng. Ngoài ra, do đƣợc sự quan tâm đầu tƣ các cơ sở hạ tầng chung đƣợc nâng cao nhƣ xây mới, nâng cấp các tuyến đƣờng, làm cho thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa 44 của các hộ đƣợc mở rộng. nhờ có những biện pháp can thiệp của nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ sự hỗ trợ của ngân hàng thị trƣờng bắt đầu có chuyển biến ổn định trở lại các doanh nghiệp cá nhân thu hồi vốn trả nợ ngân hàng do đó DSTN tăng trong năm này. b. Doanh số thu nợ lĩnh vực phi sản xuất DSTN hộ kinh doanh và cá nhân phân theo lĩnh vực phi sản xuất nhìn chung qua 3 năm đều tăng, tăng mạnh vào năm 2013. Năm 2012 là một năm khó khăn không những trong sản xuất kinh doanh mà còn trong sinh hoạt tiêu dùng trong đời sống của ngƣời dân, dân cƣ thắt chặt chi tiêu làm cho nhu cầu vay tiêu dùng trong năm này tăng chậm, việc thu nợ tiêu dùng cũng gặp khó khăn, t thấy tốc độ thu nợ trong năm 2012 tốc độ tăng không đáng kể, hầu nhƣ không đổi so với năm 2011. Đến năm 2013, DSTN tăng khá mạnh đạt mức 33.308 tỷ, tăng 35,82% so với năm 2012, đây là dấu hiệu cho thấy công tác thu nợ trong năm của Ngân hàng có hiệu quả, mặt khác khách hàng có thu nhập nên dễ dàng trả nợ. Đa số các khách hàng cá nhân của Ngân hàng đều đƣợc cán bộ tín dụng xác định thông tin kỹ lƣỡng để xác minh tình hình tài chính cũng nhƣ khả năng trả nợ do đó DSTN trong lĩnh vực này tăng lên. Sau đây là biến động về cơ cấu DSTN hộ kinh doanh và cá nhân phân theo lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 6 tháng đầu năm 2014 80,76% 19,24% 76,51% 2013 23,49% 74,11% 2012 25,89% 66,53% 2011 0% 20% 40% Sản xuất 33,47% 60% 80% 100% Phi sản xuất (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 2011 – 6T/2014) Hình 4.5 Cơ cấu doanh số thu nợ theo lĩnh vực kinh doanh qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Qua biểu đồ ta thấy rằng DSTN sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm, lí do các nhu cầu vay vốn chủ yếu là vay ngắn hạn sản xuất kinh doanh vì 45 vậy DSTN của nó cũng cao, song tốc độ tăng về tỷ trọng lại chậm. Cụ thể, trong năm 2011, DSTN sản xuất chiếm 66,53% trong tổng DSTN, sang năm 2012 tỷ trọng tăng lên 74,11% do DSTN phi sản xuất giảm, đến năm 2013 DSTN tiếp tục tăng đạt 76,51% về tỷ trọng. Trong khi lĩnh vực phi sản xuất mặc dù có nhiều cố gắng trong nâng cao DSCV tuy nhiên lại chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu, qua 3 năm nhìn chung tỷ trọng lĩnh vực phi sản xuất chỉ dao động khoảng 20 – 35% trong cơ cấu thu nợ HKD & CN, do một phần là DSCV phi sản xuất cũng chiếm tỷ trọng thấp, lĩnh vực phi sản xuất có các khoản mục là cho vay mua nhà, đất là cho vay trung dài hạn nên khả năng thu hồi nợ không cao nhƣ các khoản vay ngắn hạn, những năm trƣớc đó nhiều khách hàng vay vốn nhƣng lại không có không có khả năng trả nợ hoặc trả chậm, nhiều nợ xấu nên Ngân hàng cũng hạn chế cho vay lĩnh vực này. Bảng 4.10 Doanh số thu nợ HKD & CN theo lĩnh vực kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Theo lĩnh vực kinh doanh Sản xuất Phi sản xuất 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Số tiền % Số tiền % 91.926 100,00 95.965 100,00 70.848 21.078 77,07 22,93 77.500 18.465 CHÊNH LỆCH Số tiền % 4.039 4,39 80,76 6.652 19,24 (2.613) 9,39 (12,40) (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 6T/2013 và 6T/2014) DSTN 6 tháng đầu năm nhìn chung tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Đối với lĩnh vực sản xuất thì DSTN 6 tháng đầu năm nay tăng 9,39% so với cùng kỳ năm trƣớc trong khi DSTN phi sản xuất lại giảm 12,40% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do DSTN cũng dựa trên DSCV, mà DSCV của giai đoạn này cũng giảm nhanh nên DSTN cũng giảm theo nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc khả năng thu hồi nợ khá tốt của ngân hàng. Đối với hoạt động sản xuất, Ngân hàng cho vay chủ yếu là hoạt động sản xuất kinh doanh là những đối tƣợng kinh doanh nhỏ, chủ yếu là vay ngắn hạn nên họ có khả năng lựa chọn những cơ hội kinh doanh trong một giai đoạn nhất định nhƣ các dịp lễ ,tết,… để thu đƣợc lợi nhuận tốt hơn. Nên đây là nhóm khách hàng tốt của ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng cũng nên chọn những khách hàng có dự án đầu tƣ dài hạn để đảm bảo tính ổn định cho thu nhập của ngân hàng. 4.1.2.3 Doanh số thu nợ theo sản phẩm Qua 3 năm 2011 – 2013, DSTN các gói sản phẩm đều tăng qua 3 năm, riêng DSTN vay mua nhà lại giảm. Do DSCV sản phẩm này giảm, các khoản vay thƣờng là dài hạn nên việc thu nợ thƣờng chậm, một số khách hàng khi đi vay 46 chủ quan vì thủ tục vay ở Ngân hàng khá đơn giản, không tìm hiểu kỹ về lãi suất cũng nhƣ thời hạn cho vay, trả nợ của Ngân hàng, một phần do cán bộ tín dụng chƣa giải thích kỹ và tƣ vấn cho khách hàng biết để cân nhắc về việc vay vốn, khi họ quyết định vay không ít khách hàng gặp tình trạng lãi vay tăng lên nhanh chóng sau vài tháng giải ngân dẫn đến xoay sở không kịp để có tiền trả nợ Ngân hàng, từ đó làm giảm khả năng trả nợ hoặc mất khả năng trả nợ của khách hàng, khoản mục này thƣờng có nợ xấu nhiều hơn so với các khoản mục khác trong các sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và cá nhân của Ngân hàng Bắc Á. Các gói sản phẩm còn lại DSTN đều tăng qua các năm bởi vì đa phần các khoản vay đều là ngắn hạn (trừ cho vay mua đất) nên việc thu hồi vốn cũng dễ dàng hơn, công tác thu nợ của Ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu nhìn chung khá tốt góp phần đẩy DSTN tăng lên. Bảng 4.11 Doanh số thu nợ theo sản phẩm qua 3 năm 2011 – 2013 Đơn vị: triệu đồng S T T 1 2 3 4 5 6 7 SẢN PHẨM Cho vay sổ tiết kiệm True Shopping Cho vay thấu chi tiêu dùng True Business True House True Land Dream Car TỔNG CHÊNH LỆCH NĂM 2012/2011 Số tiền % 2013/2012 Số tiền % 2011 2012 2013 10.587 11.808 18.039 1.121 11,53 6.231 52,77 6.179 6.326 9.116 146 2,36 2.791 44,13 2.132 3.457 4.865 1.325 62,15 1.408 40,73 40.067 59.634 93.803 19.567 48,84 34.169 57,30 5.434 1.916 6.634 4.570 1.352 7.510 4.375 2.015 9.572 (864) (564) 876 (15,90) (29,44) 13,20 (195) 663 2.062 (4,27) 49,04 27,46 72.949 94.657 141.785 21.708 29,76 47.128 49,79 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – CN Cần Thơ, 2011 – 2013) Về cơ cấu DSTN theo sản phẩm qua 3 năm 2011 – 2013: qua biểu đồ dƣới, ta thấy do DSCV của sản phẩm True Business chiếm phần lớn trong DSCV HKD & CN do đó DSTN cho vay phục vụ sản xuất (True Business) cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu và tăng trƣởng qua 3 năm. DSTN sản phẩm cho vay cầm cố sổ tiết kiệm giảm về tỷ trọng mặc dù DSTN lại tăng bởi vì tốc độ tăng về thu nợ của gói sản phẩm này chậm hơn so với tốc độ tăng của các sản phẩm còn lại (nhất là 2 gói sản phẩm cho vay thấu chi tiêu dùng và cho vay sản xuất) kéo theo tỷ trọng thu nợ trong năm 2013 đạt 12,72% tăng 0,25% so với năm 2012 và giảm 1,79% so với năm 2011. Gói sản phẩm True Shopping và cho vay mua xe giảm về tỷ trọng qua 3 năm. Đối với 2 sản phẩm còn lại là True House và True Land 47 do DSCV khá thấp, do cho vay 2 lĩnh vực này đều có thời gian trả nợ dài, vì thế việc thu hồi vốn chậm hơn so với các sản phẩm cho vay cá nhân khác. Năm 2011 True Land True 2,63% House 7,45% Dream Car 9,09% Năm 2012 Cho vay sổ tiết kiệm 14,51% True Land 1,43% True Shopping 8,47% True House 4,83% Cho vay thấu chi tiêu dùng 2,92% True Business 54,92% Dream Car 6,75% True House 3,09% True Business 66,16% Cho vay sổ tiết kiệm 12,72% Cho vay sổ tiết kiệm 12,47% True Shopping 6,68% Cho vay thấu chi tiêu dùng 3,65% True Business 63,00% 6 tháng đầu năm 2014 Năm 2013 True Land 1,42% Dream Car 7,93% True Shopping 6,43% Cho vay thấu chi tiêu dùng 3,43% True Land 0,72% True House 3,36% Dream Car 5,50% Cho vay sổ tiết kiệm 13,11% True Business 69,99% True Shopping 4,13% Cho vay thấu chi tiêu dùng 3,18% (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – CN Cần Thơ, 2011 – 6T/2014) Hình 4.6 Cơ cấu doanh số thu nợ theo sản phẩm qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Doanh số thu nợ hộ kinh doanh và cá nhân theo sản phẩm trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 của Ngân hàng TMCP Bắc Á – CN Cần Thơ cũng có sự biến động cùng chiều hƣớng với doanh số cho vay cùng kỳ. Để hiểu rõ hơn sự biến động về DSTN của các sản phẩm cho vay của Ngân hàng, ta hãy xem bảng số liệu đƣợc trình bày dƣới đây: 48 Bảng 4.12 Doanh số thu nợ theo sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị: triệu đồng 6 tháng đầu năm 6 tháng đầu năm CHÊNH LỆCH 2013 2014 STT SẢN PHẨM Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cho vay sổ 1 tiết kiệm 12.599 13,71 12.581 13,41 (18) (0,14) True 2 Shopping 5.072 5,52 3.968 4,53 (1.104) (21,77) Cho vay thấu 3 chi tiêu dùng 2.003 2,18 3.055 3,18 1.052 52,52 True 4 Business 62.668 68,17 67.168 69,99 4.080 7,18 5 True House 3.044 3,31 3.220 4,14 176 5,78 6 True Land 850 0,92 693 0,72 (157) (18,47) 7 Dream Car 5.690 6,19 5.280 5,77 (410) (7,21) TỔNG 91.926 100,00 95.965 100,00 4.039 4,39 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – CN Cần Thơ, 6T/2013 và 6T/2014) Qua 6 tháng đầu năm 2014, tình hình thu nợ cho vay các sản phẩm cá nhân tại Bắc Á Cần Thơ có phần khởi sắc. DSTN cho vay sổ tiết kiệm vẫn giữ tỷ trọng ổn định, dao động trong khoảng 13 – 14%, trong khi True Shopping và Dream Car lại giảm về DSTN và tỷ trọng do DSCV cả hai khoản mục này đều giảm trong 6 tháng đầu năm 2014. So với 6 tháng đầu năm 2013, DSTN Dream Car giảm 7,21% và DSTN True Shopping giảm 21,77%. True Business và cho vay thấu chi tiêu dùng lại tiếp tục tăng về doanh số và tỷ trọng. Đối với cho vay thấu chi tiêu dùng, mặc dù DSCV giảm trong 6 tháng đầu năm nhƣng DSTN lại tăng do trong giữa năm trƣớc, khách hàng tập trung vay vốn mà thời hạn vay của khách hàng chủ yếu là ngắn hạn, sang năm này hàng loạt khách hàng thanh toán nợ cho Ngân hàng khi đến hạn kéo theo DSTN trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên. Do DSCV mua nhà tăng trong 6 tháng đầu năm nay nên cũng làm cho DSTN tăng theo. Cụ thể cho vay mua nhà tăng 5,78% so với 6 tháng đầu năm 2013, đối với DSTN cho vay mua đất giảm do DSCV giảm, cụ thể giảm 157 triệu tƣơng ứng giảm 74,75% so với 6 tháng cùng kỳ năm trƣớc. 4.1.3 Phân tích dƣ nợ HKD & CN Dƣ nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chƣa đến thời điểm thanh toán, hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả nợ do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Dƣ nợ còn phản ánh một cách thực tế và chính xác về tốc độ tăng trƣởng tín dụng. Tốc độ tăng trƣởng dƣ 49 nợ tín dụng gắn liền với tốc độ tăng trƣởng kinh tế, theo đó tín dụng luôn hƣớng đến việc thoả mãn nhu cầu vốn vay của nông dân trong việc sản xuất, kinh doanh góp phần quan trọng về việc chuyển dịch và phát triển kinh tế địa phƣơng. 4.1.3.1 Phân tích dư nợ cho vay theo thời hạn Bảng 4.13 Dƣ nợ theo thời hạn HKD & CN năm 2011 – 2013 Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2011 2012 Theo thời hạn 47.722 63.750 27.281 34.041 Ngắn hạn Trung-dài hạn 20.441 29.709 2013 76.080 41.588 34.492 CHÊNH LỆCH 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % 16.028 33,59 12.330 19,34 6.760 24,78 7.547 22,17 9.268 45,34 4.783 16,10 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 2011 – 2013) Nhìn chung, dƣ nợ HKD & CN tăng qua các năm. Năm 2012, dƣ nợ đạt 63.749 triệu, tăng 33,59% so với năm 2011, đến năm 2013 dƣ nợ tiếp tục tăng. Tuy nhiên ta thấy dƣ nợ năm 2013 tăng chậm hơn so với năm trƣớc đó do trong năm 2012 do doanh số cho vay tăng dẫn đến DSTN tăng theo song nhu cầu vay vốn tăng nhanh hơn tốc độ thu nợ, trong khi năm 2013 DSCV tăng chậm hơn so với DSTN làm cho dƣ nợ năm 2013 tăng 19,34% so với năm 2012. a. Dư nợ cho vay ngắn hạn Dƣ nợ cho vay (DNCV) ngắn hạn HKD & CN tăng qua 3 năm và tăng với tốc độ ngày càng nhanh. Nhờ vào bản chất của cho vay ngắn hạn là ít rủi ro, xoay vòng vốn nhanh nên DSCV ngắn hạn tăng dẫn đến DNCV tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ của Ngân hàng. Mặt khác, Ngân hàng chủ trƣơng cho vay ngắn hạn đối với HKD & CN chủ yếu là hình thức tín dụng theo hạn mức, tín dụng từng lần vì nó phù hợp với hoạt động kinh doanh của nhóm khách hàng này. Ngân hàng cũng tìm thêm khách hàng mới để nâng cao nguồn thu từ hoạt động tín dụng, chính vì thế mức dƣ nợ tăng hàng năm. Cụ thể, năm 2012 DNCV đạt 34.041 triệu đồng, tăng 24,78% so với năm 2011, năm 2013 DNCV đạt 41.588 triệu đồng, tăng 22,17% so với năm 2012. Trong năm 2012 mặc dù tốc độ thu nợ tăng nhanh hơn cho vay của Ngân hàng nhờ vào hiệu quả trong công tác thu hồi nợ tuy nhiên dƣ nợ năm trƣớc chuyển sang lại lớn làm cho dƣ nợ trong năm 2012 tăng, năm 2013 Ngân hàng tăng cƣờng cho vay để giúp các hộ sản xuất kinh doanh mở rộng qui mô và đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động nhƣng tốc độ thu nợ lại tăng nhanh hơn tốc độ thu nợ năm 2012 và DSCV tăng chậm hơn DSCV năm 2012 vì vậy làm DNCV năm 2013 tăng chậm hơn so với năm 2012. 50 b. Dư nợ cho vay trung dài hạn DSDN tăng liên tục qua các năm. Trong năm 2012, DNCV đạt mức 29.709 triệu đồng, tăng 45,34% so với năm 2011 do Ngân hàng cho vay quá nhiều trong khi thu nợ lại chậm, cho thấy công tác quản lí nợ trung hạn của Ngân hàng trong năm nay chƣa tốt, tình hình kinh tế khó khăn, các hộ gia đình làm ăn không hiệu quả ảnh hƣởng tới việc trả nợ. Ngoài ra Ngân hàng còn cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho một số hộ gặp khó khăn trong kinh doanh do nguyên nhân khách quan để các hộ này có thể khôi phục kinh doanh, trả đƣợc nợ cho Ngân hàng không cần phải dùng đến biện pháp cuối cùng để thu nợ là phát mại tài sản đảm bảo. Nhờ vậy mà trong năm 2013 DSTN tăng lên, tuy nhiên dƣ nợ trong năm này vẫn tăng do dƣ nợ của năm trƣớc chuyển sang, một số khoản vay trong năm chƣa đến hạn trả, một phần là do Ngân hàng cũng muốn mở rộng đầu tƣ vào các món vay dài hạn vì các món vay dài dạn luôn có lãi suất cho vay cao hơn so với ngắn hạn. Dƣ nợ trung hạn tăng nhƣng vẫn thấp hơn so với ngắn hạn, sự gia tăng này cho thấy bên cạnh việc chú trọng cho vay ngắn hạn, ngân hàng vẫn duy trì cấp những khoản vay trung hạn cho khách hàng để mang lại nguồn thu cao hơn và ổn định hơn cho ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện gắn kết lâu dài hơn với khách hàng. Sự biến động về DSCV và DSTN cũng ảnh hƣởng đến cơ cấu dƣ nợ HKD & CN trong thời gian thông qua biểu đồ sau: 6 tháng đầu năm 2014 63,17% 36,83% 2013 54,66% 45,34% 2012 53,40% 46,60% 2011 57,17% 42,83% Ngắn hạn Trung - dài hạn (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 2011 – 6T/2014) Hình 4.7 Cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn HKD & CN 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Ta thấy tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn có xu huớng giảm trong khi tỷ trọng dƣ nợ trung dài hạn lại có xu hƣớng tăng qua 3 năm. Tuy nhiên tốc độ tăng giảm không đáng kể. Mặc dù DSCV trung hạn chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu DSCV HKD & CN song tỷ trọng dƣ nợ của nó lại khá cao, xấp xỉ dƣ nợ ngắn hạn vì, DSCV trung hạn tăng nhanh hơn tốc độ thu nợ trung hạn, vả lại nợ tồn tích từ những năm trƣớc chuyển sang, các khoản vay đƣợc Ngân hàng gia hạn thêm, nhất là các khoản cho vay trung dài hạn về bất động sản, mua nhà, mua máy móc 51 thiết bị trong khi hoạt động sản xuất không có hiệu quả làm tăng dƣ nợ của Ngân hàng. Mặc dù cho vay trung hạn có lãi suất cao hơn nhƣng Ngân hàng cũng cần quản lí chặt chẽ các khoản nợ này vì trong thời buổi kinh tế khó khăn, việc dƣ nợ tăng cao nhất là các khoản vay trung dài hạn vì rất dễ gây rủi ro cho Ngân hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán, không thể trả đƣợc nợ Bảng 4.14 Dƣ nợ theo thời hạn đối với HKD & CN 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị: triệu đồng 6 tháng đầu năm 2013 CHỈ TIÊU Theo thời hạn Ngắn hạn Trung – dài hạn 6 tháng đầu năm 2014 Số tiền % Số tiền 76.489 100,00 80.634 40.195 52,55 50.940 36.294 47,45 29.694 CHÊNH LỆCH % Số tiền 100,00 4.145 63,17 10.745 36,83 (6.600) % 5,42 26,73 (18,19) (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 6T/2013 và 6T/2014) Dƣ nợ ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 tăng, đạt mức 50.940 triệu, tăng 26,73% so với 6 tháng cùng kỳ năm ngoái trong khi dƣ nợ cho vay trung dài hạn lại giảm, đạt mức 29.694 triệu, giảm 18,19% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân do các nhu cầu về vốn ngắn hạn đầu năm 2014 tăng, tuy nhiên DSCV này lại tăng không đáng kể, ngƣợc lại DSTN lại giảm do các khoản vay chƣa đến hạn trả tăng, mặt khác dƣ nợ cuối năm 2013 chuyển sang dẫn đến dƣ nợ 6 tháng đầu năm nay tăng. Đối với dƣ nợ trung dài hạn do DSCV 6 tháng đầu năm giảm nhƣng hoạt động thu nợ trung dài hạn đƣợc nhân viên tín dụng của ngân hàng thực hiện tốt, các món nợ đƣợc trả đúng hạn, một số khách hàng trả nợ trƣớc hạn làm cho DSTN tăng, ngoài ra khó khăn trong quá trình tìm kiếm khách hàng mới thay thế làm cho mức dƣ nợ có xu hƣớng giảm đi. 4.1.3.2 Dư nợ cho vay theo lĩnh vực kinh doanh Bảng 4.15 Dƣ nợ theo lĩnh vực kinh doanh qua 3 năm 2011 – 2013 Đơn vị: triệu đồng NĂM CHỈ TIÊU 2011 Theo lĩnh vực kinh doanh Sản xuất Phi sản xuất 2012 2013 CHÊNH LỆCH 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % 47.722 63.750 76.080 16.028 33,586 30.538 17.184 40.441 48.463 23.309 27.617 9.903 6.125 32,43 35,64 12.330 19,341 8.022 4.308 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 2011 – 2013) 52 19,84 18,48 a. Dư nợ cho lĩnh vực sản xuất Qua bảng số liệu DNCV lĩnh vực sản xuất tăng qua các năm. Ngân hàng đã thực hiện đúng mục tiêu tăng trƣởng tín dụng hỗ trợ tổ chức, cá nhân trong sản xuất kinh doanh. Cụ thể năm 2012, DNCV đạt 40.441 triệu, tăng 32,43% so với năm 2011, năm 2013 DNCV đạt 48.463 triệu, tăng 19,84% so với năm 2012. Ta thấy mức dƣ nợ trong năm 2013 lại tăng chậm hơn so với năm trƣớc đó do DSCV sản xuất tăng chậm hơn với DSTN lĩnh vực này. Sự tăng lên về DNSX phản ánh tốc độ tăng trƣởng tín dụng trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sự tăng lên về dƣ nợ ngành nông nghiệp thủy sản và thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn. Do đƣợc chính phủ hỗ trợ nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp có hiệu quả nên hộ nông dân vay vốn mở rộng thêm quy mô sản xuất để tái đầu tƣ vào mùa sau. Bên cạnh đó, ngành thƣơng mại dịch vụ cũng phát triển, do lãi suất đi vay giảm nên các hộ buôn bán nhỏ lẻ tái lại các khoản vay, cũng nhƣ dịch vụ giao thông vận tải của các hộ sản xuất kinh doanh đã đi vào ổn định nên họ mở rộng sản xuất kinh doanh, một phần là nhờ ngành nghề thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn thành phố không ngừng phát triển qua các năm, do đó ngân hàng mở rộng đầu tƣ với ngành nghề này một mặt đem lại thu nhập cho ngân hàng một mặt góp phần thu đẩy phát triển kinh tế. b Dư nợ cho vay phi sản xuất Cùng xu hƣớng với lĩnh vực sản xuất, dƣ nợ cho vay phi sản xuất cũng tăng từ năm 2011 – 2013, dƣ nợ năm 2012 đạt 23.309 triệu, tăng 35,64% so với năm 2011, sang năm 2013 dƣ nợ đạt mức 27.617 triệu, tăng 18,48% so với năm 2012, tuy vậy ta thấy tốc độ tăng không cao nhƣ năm vừa qua, do mức tăng DSCV phi sản xuất giảm trong khi tốc độ thu nợ lại tăng. Do tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn có sự tăng trƣởng trong 2 năm qua, khi sản xuất kinh doanh phát triển kích thích tiêu dùng, mặt khác cũng góp phần làm tăng thu nhập bình quân qua các năm, ngƣời tiêu dùng đẩy mạnh chi tiêu vì vậy mà dƣ nợ cá nhân tăng, đó là tình hình chung ở hầu hết các Ngân hàng trên địa bàn. Ngoài ra trong năm 2013, nhu cầu vay vốn để mua, xây dựng sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Bắc Á tăng lên do Ngân hàng cung cấp các gói sản phẩm hỗ trợ khách hàng có nhu cầu vay vốn với lãi suất ƣu đãi nhƣ 2 gói sản phẩm True House và True Land hiện có của Ngân hàng và các chƣơng trình cho vay ƣu đãi khác nhằm tạo điều kiện tối đa cho khách hàng đến vay vốn vì vậy làm dƣ nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất tăng lên. Về tỷ trọng DNCV theo lĩnh vực qua 3 năm 2011 – 2013 không có sự biến động nhiều, DNCV phi sản xuất dao động trong khoảng 30 – 40% về tỷ trọng, tỷ trọng DNCV sản xuất dao động trong khoảng 50-70%, đƣợc thể hiện qua biể đồ dƣới đây: 53 6 tháng đầu năm 2014 63,87% 36,13% 2013 63,70% 36,30% 2012 63,44% 36,56% 2011 63,99% 36,01% 0% 20% 40% Sản xuất 60% 80% 100% Phi sản xuất (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 2011 – 2013) Hình 4.8 Cơ cấu dƣ nợ theo lĩnh vực kinh doanh qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đối với lĩnh vực sản xuất, dƣ nợ cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao trong thời kỳ nghiên cứu, qua biểu đồ trên, tỷ trọng cho vay sản xuất chiếm 64%, phi sản xuất chiếm 36% trƣởng luôn giữ ở mức ổn định vì thế tỷ trọng dƣ nợ đối với cho vay sản xuất và phi sản xuất không biến động nhiều. Điều này cho thấy hoạt động Ngân hàng khá ổn định và trọng tâm hƣớng đến cho vay sản xuất nhiều hơn. Cụ thể, trong năm 2011 dƣ nợ sản xuất chiếm 64%, phi sản xuất chiếm 36%. Sang năm 2012, tỷ trọng lĩnh vực sản xuất giảm đạt 63,44% do sự tăng lên về tỷ trọng của lĩnh vực phi sản xuất, nguyên nhân của sự sụt giảm này là do DSCV tăng nhanh hơn DSTN kéo theo tỷ trọng phi sản xuất tăng đạt mức 36,56%. Sang năm 2013, DNCV sản xuất tăng về tỷ trọng do DSCV phi sản xuất giảm xuống, tuy nhiên tỷ trọng của cả hai lĩnh vực này tăng giảm không đáng kể, 63,78% đối với lĩnh vực sản xuất và 36,13% đối với lĩnh vực phi sản xuất. Bảng 4.16 Dƣ nợ theo lĩnh vực kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Theo lĩnh vực kinh doanh Sản xuất Phi sản xuất 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Số tiền Số tiền % 76.489 100,00 49.538 26.951 64,76 35,24 % CHÊNH LỆCH Số tiền 80.634 100,00 4.145 5,42 63,87 36,13 1.959 2.186 3,95 8,11 51.497 29.137 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 6T/2013 và 6T/2014) 54 % Ta thấy sự biến động về mức dƣ nợ đối với 2 lĩnh vực là sản xuất và phi sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2014. Đối với lĩnh vực sản xuất. mức dƣ nợ tăng 1.959 triệu, tức tăng 3,95% so với 6 tháng đầu năm 2013, lĩnh vực phi sản xuất dƣ nợ tăng 2.186 triệu, tƣơng đƣơng, 8,11% so với cùng kỳ năm ngoái. Vì chủ trƣơng Ngân hàng hƣớng đến là cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh nên Ngân hàng đã cố gắng giữ mức dƣ nợ tăng qua từng thời kỳ, tuy nhiên do kinh tế đang trên đà phục hồi việc cho vay sản xuất còn hạn chế, Ngân hàng chuyển sang cho vay tiêu dùng để giảm áp lực tăng trƣởng tín dụng đồng thời đem lại nguồn thu đáng kể cho Ngân hàng. Cu thể, đối với lĩnh vực phi sản xuất 6 tháng đầu năm nay mặc dù cho vay không cao hơn cùng kỳ năm trƣớc nhƣng tốc độ thu nợ lại giảm chậm hơn, trong năm trƣớc, phần lớn các khách hàng vay vốn để mua, xây dựng, sửa chữa nhà, sang năm nay chƣa đến hạn trả nợ vì vậy làm cho mức dƣ nợ tăng. Dƣ nợ cho vay tăng và tốc độ tăng cao hơn so với cho vay sản xuất cho thấy sự cố gắng của Ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng thúc đẩy tăng trƣởng tăng trƣởng tín dụng, nâng cao hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời buổi cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng nhƣ hiện nay. 4.1.3.3 Dư nợ theo sản phẩm qua 3 năm 2011 – 2013 Dƣ nợ qua 3 năm đều tăng ở tất cả các sản phẩm cho vay cá nhân của Ngân hàng đƣợc thể hiện ở bảng sau đây: Bảng 4.17 Dƣ nợ theo sản phẩm qua 3 năm 2011 – 2013 Đơn vị: triệu đồng S T T 1 2 3 4 5 6 7 SẢN PHẨM 2011 Cho vay sổ tiết kiệm True Shopping Cho vay thấu chi tiêu dùng True Business True House True Land Dream Car TỔNG CHÊNH LỆCH NĂM 2012 2013 2012-2011 Số tiền % 2013-2012 Số tiền % 6.647 7.821 9.661 1.174 17,66 1.840 25,53 4.068 4.807 5.681 739 18,17 874 18,18 1.377 2.373 3.165 996 72,33 792 33,38 24.553 4.039 3.318 3.720 34.763 4.339 4.017 5.630 39.494 5.037 5.131 7.911 10.210 300 699 1.910 41,58 7,43 21,07 51,34 4.731 698 1.114 2.281 13,61 16,08 27,73 40,52 47.722 63.750 76.080 16.028 33,59 12.330 19,34 (Nguồn:Ngân hàng TMCP Bắc Á – CN Cần Thơ, 2011 – 2013) Trong năm 2012, sản phẩm có tốc độ tăng dƣ nợ nhanh nhất là cho vay thấu chi (tăng 72,33% so với năm 2011), cho vay sản xuất (tăng 41,58% so với năm 2011) và cho vay mua xe (tăng 51,34% so với năm 2011) do trong năm này, DSCV tăng nhƣng thu nợ lại thấp cộng với nợ từ năm trƣớc chuyển sang làm cho 55 dƣ nợ tăng cao. Dƣ nợ mua nhà có tốc độ tăng chậm nhất (tăng 7,45% so với năm trƣớc) do DSCV và thu nợ đều giảm trong năm, nhƣng do dƣ nợ năm trƣớc chuyển sang làm tăng dƣ nợ trong năm 2012. Năm 2013, DNCV sổ tiết kiệm và mua xe tốc độ có tốc độ tăng nhanh nhất so với các sản phẩm còn lại của cho vay cá nhân. Cụ thể, sản phẩm cho vay sổ tiết kiệm có DNCV đạt mức 9.661 triệu, tăng 25,53% so với năm 2012, DNCV sản phẩm Dream Car đạt 7.911 triệu, tăng 40,52% so với năm 2012. Tốc độ DNCV sản xuất giảm do tình hình thu nợ tăng nhanh hơn so với cho vay, điều này làm cho DNCV sản xuất năm 2013 chỉ tăng 13,61% so với năm ngoái. DNCV mua nhà đƣợc cải thiện vì DSCV tăng nhƣng DSTN lại giảm với tốc độ tƣơng đƣơng kéo theo DNCV mua nhà tăng 16,08% so với năm 2012. Giảm mạnh nhất là sản phẩm cho vay thấu chi tiêu dùng do cho vay trong năm tăng chậm hơn so với thu nợ trong năm, trong năm 2013 DNCV tiêu dùng chỉ tăng 33,38% so với năm 2012. Các sản phẩm còn lại vẫn giữ tốc độ ổn định. Sau đây ta sẽ xem sự biến đổi trong cơ cấu DNCV theo sản phẩm đối với HKD & CN tại Ngân hàng qua biểu đồ dƣới đây: Năm 2011 True Land 6,95% Dream Car 7,80% True House 8,46% Cho vay sổ tiết kiệm 13,93% True Business 51,45% Năm 2012 True Shopping 8,52% True Land 6,30% True House 6,81% Cho vay thấu chi tiêu dùng 2,89% Năm 2013 True Land 6,74% True House 6,62% Dream Car 10,40% Cho vay sổ tiết kiệm 12,70% True Business 51,91% Dream Car 8,83% Cho vay sổ tiết kiệm 12,27% True Shopping 7,54% Cho vay thấu chi tiêu dùng 3,72% True Business 54,53% 6 tháng đầu năm 2014 True Land 6,87% True Shopping 7,47% Cho vay thấu chi tiêu dùng 4,16% True House 7,41% Dream Car 10,46% True Business 50,02% Cho vay sổ tiết kiệm 13,10% True Shopping 7,77% Cho vay thấu chi tiêu dùng 4,37% (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – CN Cần Thơ, 2011 – 2013) Hình 4.9 Cơ cấu dƣ nợ theo sản phẩm qua 3 năm 2011 – 2013 56 Qua cơ cấu DNCV 3 năm, tỷ trọng cho vay mua xe, sản xuất và thấu chi tiêu dùng có xu hƣớng tăng trong khi dƣ nợ các sản phẩm còn lại có xu hƣớng giảm về tỷ trọng. Tuy nhiên tốc độ tăng giảm lại chậm, không có nhiều biến động trong 3 năm. Cụ thể, tỷ trọng DNCV sản xuất từ 51,45% trong năm 2011 tăng lên 51,91% trong năm 2013, đối với cho vay tiêu dùng thấu chi tăng từ 2,89% trong năm 2011 tăng 4,16% trong năm 2013, còn cho vay mua xe đạt tỷ trọng 10,4% trong năm 2013, tăng 2,6% so với năm 2011. DNCV vay 2 gói sản phẩm True House, True Land giảm trong cơ cấu do DSCV 2 khoản mục này đều giảm trong năm 2012, sang năm 2013 DSCV có tăng lên nhƣng tốc độ tăng không đáng kể. Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm và cho vay mua sắm True Shopping cũng giảm tỷ trọng do ảnh hƣởng của các sản phẩm khác trong cùng cơ cấu. Bảng 4.18 DNCV theo sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị: triệu đồng STT SẢN PHẨM 6 tháng đầu năm 6 tháng đầu năm CHÊNH LỆCH 2013 2014 Số tiền 1 2 3 4 5 6 7 Cho vay sổ tiết kiệm True Shopping Cho vay thấu chi tiêu dùng True Business True House True Land Dream Car TỔNG Số tiền % % Số tiền % 9.020 11,79 10.560 13,10 1.540 17,07 6.500 8,50 6.267 7,77 (233) (3,58) 3.195 4,18 3.526 4,37 331 10,36 40.082 52,40 40.334 50,02 252 0,63 5.242 4.325 8.125 76.489 6,85 5,65 10,62 100,00 5.978 5.536 8.433 80.634 7,41 6,87 10,46 100,00 736 1.211 307 4.145 14,04 28,00 3,78 5,42 (Nguồn: Ngân hàng Bắc Á – CN Cần Thơ, 6T/2013 và 6T/2014) Qua bảng số liệu ta thấy DNCV các sản phẩm có nhiều biến động. DNCV mua sắm giảm, các sản phẩm cho vay còn lại tăng. Do trong 6 tháng đầu năm khách hàng có nhu cầu vay mua sắm tiêu dùng ít hơn so với 6 tháng cùng kỳ năm ngoái trong khi trong kỳ này số lƣợng khách hàng trả nợ lại tăng lên vì thế kéo theo dƣ nợ giảm. Đối với sản phẩm cho vay mua nhà, trong 6 tháng đầu năm nhu cầu sử dụng nhà ở của ngƣời dân tăng lên, trong khi tốc độ trả nợ của các khoản vay năm trƣớc còn chậm nên dƣ nợ khoản mục này cũng tăng. DNCV mua xe cũng tăng nhẹ một phần do nợ xấu lĩnh vực này khá cao nên Ngân hàng siết chặt cho vay lại làm cho DSCV giảm dẫn đến DSTN cũng giảm nhƣng tốc độ giảm chậm hơn làm cho dƣ nợ trong kỳ tăng. Đối với cho vay cầm cố sổ tiết kiệm DN tăng trong 6 tháng đầu năm 2014 do DSCV và DSTN đều tăng hằng năm. DNCV 57 sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tuy nhiên tốc độ tăng DNCV trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng chậm, chỉ tăng 0,63% so với cùng kỳ. 4.1.4 Phân tích nợ xấu HKD & CN Nợ xấu HKD & CN của Ngân hàng đƣợc phân theo thời hạn, lĩnh vực sản phẩm và theo nhóm nợ. Nhìn chung nợ xấu HKD & CN của Ngân hàng Bắc Á – CN Cần Thơ tăng mạnh trong năm 2012 và giảm dần trong những năm sau đó. Trƣớc khi phân tích nợ xấu, ta hãy xem sự biến động của nó qua bảng số liệu sau: Bảng 4.19 Nợ xấu HKD & CN của Ngân hàng Bắc Á năm 2011 – 2013 Đơn vị: triệu đồng NĂM CHỈ TIÊU 2011 Theo thời hạn Ngắn hạn Trung dài hạn Theo lĩnh vực kinh doanh Sản xuất Phi sản xuất Theo sản phẩm Cho vay sổ tiết kiệm True Shopping Cho vay thấu chi tiêu dùng True Business True House True Land Dream Car Theo nhóm nợ Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 5 Tổng nợ xấu 2012 2013 CHÊNH LỆCH 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % 151 183 636 907 514 688 485 321,31 724 395,53 (122) (219) (19,15) (24,17) 184 150 1.024 519 850 352 840 456,52 369 246,00 (174) (167) (16,99) (32,18) 52 134 139 82 157,69 5 3,73 184 53 45 1.024 131 106 148 850 88 125 142 192 334 315 340 888 1.543 217 236 749 1.202 840 78 106 103 456,52 147,17 100,00 228,89 173 121,83 340 100 696 362,5 1.209 361,98 (174) (16,99) (43) (32,82) (106) (100,00) (23) (15,54) (98) (104) (139) (341) (31,11) (30,59) (15,65) (22,10) (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ 2011 – 2013) 4.1.4.1 Nợ xấu theo thời hạn Mặc dù chiếm tỷ trọng cao trong dƣ nợ cho vay nhƣng nợ xấu ngắn hạn vẫn thấp hơn so với nợ xấu trung dài hạn. Bởi vì cho vay ngắn hạn lãi suất thấp, rủi ro ít hơn so với cho vay trung dài hạn. Trong năm 2012, nợ xấu tăng cao cả về 58 ngắn hạn lẫn trung hạn. Nợ xấu trung dài hạn đạt 907 triệu trong khi năm 2011 chỉ là 183 triệu đồng. Nợ ngắn hạn cũng tăng đạt 636 triệu, tăng 321% so với năm 2011. Nguyên nhân nợ xấu tăng cao là do những năm trƣớc, Ngân hàng thực hiện chính sách đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng, nhiều dự án, hồ sơ vay vốn không đƣợc kiểm soát cẩn thận, chặt chẽ nên để lại nợ xấu cho những năm về sau. Ngoài ra còn do số lƣợng cán bộ tín dụng còn ít, tuy các cán bộ tín dụng rất có năng lực và nhiệt huyết với nghề nhƣng vẫn không thể kiểm soát hết tất cả khách hàng nên khi có sự cố xảy ra không thể xử lý kịp thời cũng làm cho nợ xấu ngắn hạn tăng cao (vì số lƣợng khách hàng vay ngắn hạn rất lớn). Nợ xấu trung dài hạn tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ xấu HKD & CN do các khoản đầu tƣ dài hạn của ngƣời dân vào những năm trƣớc không thể thu hồi vì tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn cộng vào đó là bất động sản đóng băng, các hộ gia đình buôn bán vật liệu xây dựng vay số vốn rất lớn với thời hạn vay là ngắn hạn nhƣng do kinh doanh không hiệu quả quá thời hạn mà không trả đƣợc nợ nên bị chuyển xuống thành nợ xấu. Ngoài ra, các khoản vay trung và dài hạn ở những năm trƣớc đến nay đã đáo hạn nhƣng do doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả nên không thể hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho ngân hàng. Một phần là do tài sản đảm bảo gắn liền với các khoản vay này chủ yếu là bất động sản. Khi thị trƣờng là bất động sản suy giảm, những khoản nợ xấu, nợ quá hạn đƣợc thế chấp bởi bất động sản sẽ rất khó thanh lý. Việc thanh lý mạnh các tài sản thế chấp sẽ tiếp tục khiến giá bất động sản giảm thêm và càng làm trầm trọng thêm tình hình nợ xấu của ngân hàng. Sang năm 2013, hoạt động kinh doanh dần ổn định, Ngân hàng cũng phần nào giải quyết đƣợc nợ xấu. 4.1.4.2 Nợ xấu theo lĩnh vực kinh doanh Nợ xấu lĩnh vực sản xuất tăng cao trong năm 2012 do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, do một số hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh ở qui mô vừa phải thì có hiệu quả, theo cảm tính họ tiếp tục mở rộng qui mô, nhƣng do kinh nghiệm còn hạn chế, khả năng chịu đựng với biến động của nền kinh tế yếu kém làm họ gặp khó khăn trong việc trả nợ. Thứ hai một số hộ chăn nuôi làm ăn thua lỗ vì trong những năm này dịch bệnh gia cầm, gia súc xảy ra thƣờng xuyên do đó dẫn đến việc trả nợ không đúng hạn hoặc không thể trả nợ, mặt khác một số hộ chạy theo lợi nhuận trƣớc mắt, không am hiểu về kỹ thuật từ đó dẫn đến làm ăn thua lỗ liên tục, mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Thứ ba là do một số nông hộ vay vốn để bù lỗ do thiệt hại từ những vụ mùa trƣớc, giá cả nguyên vật liệu nhƣ phân bón, thuốc trừ sâu tăng làm cho thu nhập đầu ra không ổn định làm giảm khả năng trả nợ cho Ngân hàng, cộng với việc vay vốn nhƣng sử dụng sai mục đích và dự án không khả thi của một số khách hàng làm cho nợ xấu lĩnh vực này tăng lên. 59 Nối tiếp theo xu hƣớng của nợ xấu lĩnh vực sản xuất thì lĩnh vực phi sản xuất nợ xấu cũng tăng mạnh trong năm 2012 và giảm trong năm 2013. Nợ xấu chủ yếu là các món nợ phục vụ cho mục đích tiêu dùng nhƣ: mua nhà, mua xe, …do giá cả tiêu dùng tăng trong năm làm cho chi phí phát sinh tăng đột biến, dẫn đến cá nhân gặp khó khăn về tài chính nên cũng khó trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng. Mặt khác, do tƣ tƣởng một số khách hàng không muốn trả nợ đúng hạn, kéo dài nợ để nhằm sử dụng vào mục đích khác dẫn đến Ngân hàng phải chuyển nợ xấu vì thực tế lãi suất nợ xấu vẫn thấp hơn so với đi vay ngoài nên họ vẫn chấp nhận. Bên cạnh đó, việc cung ứng vốn cho doanh nghiệp gặp khó khăn, trƣớc áp lực tăng trƣởng tín dụng, Ngân hàng hạ thấp chỉ tiêu tín dụng, vay vốn tiêu dùng trở nên dễ dãi hơn rất dễ gây nợ xấu cho Ngân hàng. 4.1.4.3 Nợ xấu theo sản phẩm Nợ xấu theo sản phẩm trong 3 năm vừa qua chỉ tập trung ở 5 nhóm sản phẩm, đó là cho vay mua nhà, mua đất, mua xe ô tô, bổ sung vốn kinh doanh và tiêu dùng. Đối với cho vay sổ tiết kiệm và thấu chi tiêu dùng không có nợ xấu. Do cho vay cầm cố sổ tiết kiệm là hình thức cho vay an toàn, khách hàng đến vay với tài sản đảm bảo là chính sổ tiết kiệm của mình do Ngân hàng phát hành, khi có rủi ro xảy ra Ngân hàng chỉ việc xử lí sổ tiết kiệm để thu hồi nợ mà ít gặp trả ngại gì. Cho vay thấu chi tiêu dùng ở Băc Á cho khách hàng sử dụng thẻ thanh toán của Ngân hàng, khách hàng thƣờng thế chấp bằng tài sản đảm bảo (đa phần là bất động sản hoặc sổ tiết kiệm) và chứng minh tài chính, thu nhập ổn định do đó ít xảy ra rủi ro mất khả năng thanh toán ở khách hàng. Các sản phẩm còn lại nợ xấu tăng cao ở năm 2012 và giảm trong năm 2013 trừ cho vay theo gói True Shopping. Trong cho vay cá nhân thì cho vay bổ sung vốn sản xuất chiếm nhiều nhất do đó tỷ trọng nợ xấu mục này lớn là điều dễ hiểu, nợ xấu mua đất phát sinh trong năm 2012 nhƣng sang năm 2013 đã đƣợc giải quyết, kế đến là nợ xấu cho vay mua nhà, xe ô tô và mua sắm tiêu dùng, đa phần các món nợ này là nợ trung hạn, rủi ro cao, yếu tố khách quan là tài chính của khách hàng gặp khó khăn trong thời buổi kinh tế chậm tăng trƣởng, ảnh hƣởng đến việc trả nợ, do yếu tố chủ quan từ chính bản thân của khách hàng, xu hƣớng tiêu dùng theo thời, không có kế hoạch tài chính rõ ràng, không tìm hiểu kĩ trƣớc khi vay cũng nhƣ cán bộ tín dụng không giải thích rõ trong quá trình tƣ vấn và thẩm định hồ sơ tín dụng chƣa đƣợc chặt chẽ dễn đến phát sinh nợ xấu. 4.1.4.4 Nợ xấu theo nhóm Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy tình hình nợ xấu theo nhóm của Ngân hàng có biến động, nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng lớn, trên 50% tổng nợ xấu. Nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nợ là rủi ro tiềm ẩn cho Ngân hàng, buộc Ngân hàng phải trích lập DPRR tín dụng 100% cho những khoản nợ này. Trong đó thì nợ nhóm 4 không xuất hiện trong năm 2011, tuy nhiên các năm sau đó lại tăng 60 đột biến và hầu hết các khoản nợ xấu theo nhóm đều giảm từ năm 2013 đến hết giai đoạn nghiên cứu. a. Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 3 tăng mạnh trong năm 2012 vì một số khách hàng vay vốn để mở rộng qui mô, cải thiện sản xuất tuy nhiên do không nắm bắt đƣợc tình hình kinh tế, mặt khác một số hộ mới kinh doanh, chƣa có kinh nghiệm, khả năng quản lí còn yếu kém làm cho việc kinh doanh không đƣợc thuận lợi, các hộ chăn nuôi thì do tình hình dịch bệnh nên bị lỗ và do các ảnh hƣởng khác của nền kinh tế. Sang năm 2013 nợ xấu giảm do một số hộ kinh doanh buôn bán thuốc trừ sâu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp bán gối đầu cho nông dân trong năm trƣớc chƣa thu nợ, sang năm 2013 đã thu đƣợc tiền nên làm cho nợ nhóm 3 giảm. Bên cạnh đó, nhờ vào công tác thu hồi nợ, đôn đốc các món nợ trong hạn đƣợc Ngân hàng thực hiện ngày càng chặt chẽ nên đã làm giảm nợ xấu đƣợc phần nào. b. Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 4 tăng trong năm 2012 sau đó giảm trong năm 2013. Trong đó tỷ trọng nợ nhóm 4 tăng rất cao trong năm 2012. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do nợ nhóm 3 chuyển sang khi quá thời hạn mà khách hàng vẫn không thể trả đƣợc nợ. Năm 2013 nợ nhóm 4 giảm là do một phần đã đƣợc chuyển xuống nhóm 5. c. Nợ nhóm 5 Kinh tế càng khó khăn, sản xuất kinh doanh trì trệ thì nợ chuyển sang nhóm 5 ngày càng nhiều. Nợ nhóm 5 tăng trong 2012 do một số cá nhân, hộ kinh doanh làm ăn thua lỗ tuyên bố phá sản nên nợ nhóm 1 chuyển thẳng xuống nợ nhóm 5. Trong năm 2013 mặc dù nợ nhóm 4 chuyển xuống 1 phần nhƣng do trong năm nay Ngân hàng đã bán một phần nợ cho VACM nên làm cho nợ nhóm 5 trong năm giảm. Mặc dù các bộ tín dụng đã sử dụng rất nhiều biện pháp để thu hồi nợ nhƣng tỷ lệ thu hồi đƣợc vẫn còn rất thấp. Do các tài sản đảm bảo khó bán trên thị trƣờng đấu giá, các tranh chấp trong việc xử lí, thu hồi nợ, đƣa ra tòa phát mãi tài sản lại tốn nhiều thời gian và chí phí nhƣng khả năng thu hồi nợ lại không cao. Vì vậy cần có những biện pháp theo dõi nhóm nợ này chặt chẽ hơn để thu hồi nợ một cách nhanh chóng. Tóm lại, nguyên nhân nợ xấu gia tăng bao gồm nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân khách quan bắt nguồn từ hệ lụy của nền kinh tế khó khăn, lạm phát gia tăng dẫn đến nhiều doanh nghiệp hoạt động thua lỗ phải cắt giảm nhân viên hoặc đóng cửa làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng. Từ đó, ảnh hƣởng đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng buộc ngân hàng phải chuyển đến nhóm nợ xấu. Bên cạnh đó, nhiều khách hàng chiếm dụng vốn ngân hàng để đầu tƣ kinh doanh sai mục đích vay vốn đến khi thua lỗ thì họ không có khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng, cũng làm cho nợ xấu gia tăng vào năm 2012 và năm 2013. Bên 61 cạnh những nguyên nhân khách quan thì cũng có những nguyên nhân từ phía ngân hàng đã làm nợ xấu tăng nhanh trong thời gian qua. Do cuộc chạy đua lãi suất cho vay gay gắt nhằm tìm kiếm khách hàng giữa các ngân hàng buộc chi nhánh phải lao vào nếu không muốn bị tụt hậu lại phía sau đã khiến cho công tác thẩm định, đánh giá hồ sơ vay vốn gặp nhiều sai sót, bất cập trƣớc khi cho vay và khâu kiểm tra khách hàng sử dụng khoản vay mang lại hiệu quả nhƣ thế nào sau khi vay chƣa thật sự kỹ lƣỡng và thƣờng xuyên… Tình hình nợ xấu là chỉ tiêu đánh giá hoạt động của ngân hàng, việc nợ xấu gia tăng do ngân hàng đầu tƣ vốn tín dụng không hiệu quả, đồng thời không đƣợc khai thác tốt, nó nói lên mặt yếu kém của ngân hàng khi quyết định đầu tƣ vốn. Mặt khác, nó cũng thể hiện việc sử dụng vốn chƣa đạt hiệu quả của khách hàng, từ đó khách hàng không trả đƣợc nợ dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Tình hình nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 đƣợc thể hiện qua bảng dƣới đây: Bảng 4.20 Nợ xấu HKD & CN 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 591 789 537 532 (54) (9,14) (257) (32,57) 917 463 812 257 (105) (11,45) (206) (44,49) 163 917 143 157 92 812 75 90 (71) (105) (68) (67) (43,56) (11,45) (47,55) (42,68) 273 294 813 1.380 237 175 657 1.069 (36) (119) (156) (311) (13,19) (40,48) (19,19) (22,54) Theo thời hạn Ngắn hạn Trung hạn Theo lĩnh vực kinh doanh Sản xuất Phi sản xuất Theo sản phẩm Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm True Shopping Cho vay thấu chi tiêu dùng True Business True House True Land Dream Car Theo nhóm nợ Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 5 Tổng nợ xấu CHÊNH LỆCH Số tiền % (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, 6T/2013 và 6T/2014) 62 Đối với nợ xấu 6 tháng đầu năm 2014 đều giảm cả về thời hạn, lĩnh vực kinh doanh và nhóm nợ. Cụ thể, nợ xấu giảm chỉ còn 1.069 triệu đồng tại thời điểm 30/06/2014 so với con số 1.380 triệu tại thời điểm 30/06/2013, giảm 22,54% so với cùng kỳ năm trƣớc. Đối với nợ xấu phân theo sản phẩm, ngoài sản phẩm cho vay mua đất không phát sinh nợ xấu, các sản phẩm còn lại nợ xấu đều giảm. Nguyên nhân tổng nợ xấu giảm do yếu tố khách quan nhƣ tình hình kinh tế dần đƣợc cải thiện, các hộ sản xuất kinh doanh làm ăn có hiệu quả và có thiện chí trả nợ, nhằm có thể vay tiếp để mở rộng việc làm ăn của mình, mặt khác do Chính phủ hỗ trợ cho ngành nông nghiệp, thủy sản nên bà con nông dân, các hộ nuôi trồng thủy sản giảm bớt khó khăn, cải thiện thu nhập, tăng khả năng trả nợ, ngoài ra các Ngân hàng cũng đang tích cực cơ cấu lại nợ theo chủ trƣơng của NHNN. Nguyên nhân chủ quan là do công tác mua bán nợ với VACM diễn ra tích cực nên các khoản nợ xấu đƣợc giải quyết phần nào, công tác thu hồi nợ, giám sát nợ đƣợc Ngân hàng quản lí chặt chẽ, tăng cƣờng đôn đốc khách hàng trả nợ làm cho nợ xấu tuy có phát sinh nhƣng chúng vẫn nằm trong tầm quản lí và kiểm soát của Ngân hàng. 63 4.1.2 Đánh giá hoạt động tín dụng của HKD & CN tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – CN Cần Thơ qua các chỉ tiêu tài chính Bảng 4.21 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng HKD & CN tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Chỉ tiêu Tổng vốn huy động DSCV HKD & CN DSTN HKD & CN DNCV HKD & CN đầu kỳ DNCV HKD & CN cuối kỳ DNCV HKD & CN bình quân Nợ xấu Dự phòng RRTD Nợ có khả năng mất vốn Hệ số thu nợ HKD & CN (2.1) Vòng quay vốn tín dụng (2.2) Dƣ nợ HKD & CN/Vốn huy động (2.3) Tỷ lệ nợ xấu (2.4) Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn (2.5) Tỷ lệ quỹ DPRR (2.6) Tỷ lệ bù đắp RRTD (2.7) Đơn vị tính 2011 2012 Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % Vòng Triệu đồng % % % % 60.100 81.272 72.949 39.399 47.722 43.561 334 612 192 89,76 1,67 79,40 0,70 0,40 1,28 183,23 101.624 110.685 94.657 47.722 63.750 55.736 1.543 1.913 888 85,52 1,70 62,73 2,42 1,39 3,00 123,98 2013 6 tháng 6 tháng 2013 2014 74.447 154.115 141.785 63.750 76.080 69.915 1.202 1.778 749 92,00 2,03 102,19 1,58 0,98 2,34 147,92 64.337 102.352 104.665 100.519 91.926 95.965 63.750 76.080 76.489 80.634 70.120 78.357 1.380 1.069 1.922 1.177 813 657 87,83 95,47 1,31 1,28 118,89 78,78 1,80 1,33 1,06 0,81 2,51 1,46 139,28 110,10 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ, giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014) 64 4.1.2.1 Dư nợ trên vốn huy động Qua bảng số liệu, ta thấy dƣ nợ trên vốn huy động đối với HKD & CN biến động qua từng năm. Cụ thể, năm 2011 chiếm 79,6%, sang năm 2012, tỷ lệ này giảm xuống do tốc độ tăng của vốn huy động nhanh hơn tốc độ tăng của dƣ nợ. 6 tháng đầu năm 2013 cho đến cuối năm, vốn huy động giảm trong khi dƣ nợ lại tăng làm cho tỷ lệ này tăng. 6 tháng 2014 dƣ nợ trên vốn huy động đạt 78,78% do vốn huy động tăng mạnh trong khi tốc độ tăng dƣ nợ không đáng kể. Từ đó ta thấy đƣợc hiệu quả sử dụng vốn huy động vào cho vay của Ngân hàng chỉ đạt mức tƣơng đối, bởi vì cho vay HKD & CN chỉ chiếm một phần từ 30 - 40% trong tổng dƣ nợ cho vay của Ngân hàng vì vậy tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động đối với HKD & CN thƣờng nhỏ hơn 1, một số năm trong giai đoạn nghiên cứu, tỷ lệ này lớn hơn 1 do nhu cầu vay của Ngân hàng quá nhiều, vốn huy động đáp ứng không đủ nên cần phải sử dụng vốn điều chuyển, từ đó cho thấy đƣợc phần nào hạn chế trong công tác huy động vốn của Ngân hàng. 4.1.2.2 Hệ số thu nợ Công tác thu nợ của Ngân hàng diễn ra khá hiệu quả trong giai đoạn nghiên cứu. Bằng chứng là hệ số thu nợ của Ngân hàng luôn đạt trên 85%. Hệ số này cao nhất vào 6 tháng đầu năm 2014 đạt 95,47% và thấp nhất vào năm 2012 đạt 85,52%. Điều này dễ hiểu khi hệ số thu nợ thấp trong năm 2012 vì những biến động về kinh tế ảnh hƣởng đến hiệu quả tín dụng và nợ xấu tăng cao là tình hình chung của nhiều Ngân hàng trên địa bàn. Bƣớc qua năm 2013, sự phục hồi về kinh tế và sản xuất kinh doanh dần đi vào ổn định, hệ số này đƣợc cải thiện, bên cạnh đó là nhiều biện pháp đƣợc ngân hàng thực thi nhằm thu về các khoản vay trong thời gian nhất định, mặc khác thì những khách hàng đã đƣợc rà soát kỹ trƣớc khi cho vay, nên phần đông các khách hàng này là những khách hàng quen thuộc và có khả năng trả nợ tốt. Có đƣợc kết quả nhƣ trên là nhờ sự chỉ đạo đúng đắn kịp thời của Ban lãnh đạo cũng nhƣ sự nhiệt tình với công việc của các cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó là nhờ vào ý thức trả nợ của một số khách hàng có lịch sử vay tốt, luôn trả nợ và lãi đúng hạn có khi sớm hơn, qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. 4.1.2.3 Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu đo lƣờng tốc độ luân chuyển của vốn tín dụng, phản ánh số vốn đầu tƣ đƣợc quay vòng nhanh hay chậm, mặc khác giúp ngân hàng tăng khả năng sinh lời từ nguồn vốn, tránh bị ứ động huy động và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhìn chung, ta có thể thấy vòng quay của ngân hàng luôn lớn hơn 1 là do ngân hàng cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Năm 2011, vòng quay là 1,67 vòng, đến năm 2012, là 1,70 vòng . Chỉ tiêu vòng quay tín dụng đi lên nhƣ vây cho thấy khả năng tái đầu tƣ sinh lời của ngân hàng có tăng nhƣng không đáng kể. Xuất 65 phát từ việc doanh số cho vay và thu nợ đều tăng, tốc độ tăng khác nhau. Doanh số tăng cho vay (36,19%) cao hơn thu nợ (29,76%), làm cho dƣ nợ tăng và bình quân lại tăng (27,95%) so với cùng kỳ. Đến năm 2013 là 2,03 vòng, cả DSTN và dƣ nợ bình quân đều tăng nên vòng quay trong năm tăng so với cùng kỳ. Tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2014, vòng quay giảm còn 1,28 vòng, do tốc độ tăng của DSTN chậm hơn tốc độ tăng của dƣ nợ bình quân làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm. Bên cạnh đó các khoản nợ chƣa đến hạn thu hồi của Ngân hàng tƣơng đối lớn nên làm cho dƣ nợ trong thời gian này tăng cao góp phần làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm. Mặc dù tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng chƣa cao, khoản cách giữa các năm không lớn, nhƣng số vòng quay luôn lớn hơn 1, điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của NH đang thực hiện tốt. Việc đƣa vốn vào sản xuất, kinh doanh tƣơng đối ổn định, góp phần vào việc mở rộng qui mô hoạt động, tạo ra nhiều thu nhập cho NH. 4.1.2.4 Tỷ lệ nợ xấu Chỉ tiêu này giúp phản ánh rõ rệt chất lƣợng tín dụng HKD & CN của Ngân hàng, giúp ta đánh giá chính xác thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng HKD & CN của Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên, nhìn chung ta thấy tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong năm 2012 và giảm dần khi bƣớc sang năm 2013. Cụ thể, năm 2011 là 0,7%, sang năm 2012 là 2,42 %, đến năm 2013 là 1,58% và 6 tháng đầu năm 2014 còn 1,33 %. Khoản mục tín dụng HKD & CN không phản ánh hết đƣợc chất lƣợng tín dụng chung của Ngân hàng nhƣng thông qua đó ta có thể thấy tình hình nợ xấu đã giảm bớt. Trong năm 2012 nợ xấu tăng cao do tình hình kinh tế bấp bênh, sản xuất kinh doanh không nhƣ mong đợi, khách hàng không có khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng. Tuy nhiên nợ xấu HKD & CN vẫn chỉ là con số nhỏ không ảnh hƣởng đến tình hình chung của Ngân hàng. Trong thời gian qua do áp lực về doanh số nên có sự sai sót và thiếu chặt chẽ trong việc kiểm soát hồ sơ tín dụng của khách hàng, trong thời gian tới Ngân hàng cần khắc phục những hạn chế này nhằm phát triển hơn nữa mảng cho vay HKD & CN. 4.1.2.5 Tỷ lệ quỹ DPRR Để xử lý nợ xấu, chúng ta biết rằng có nhiều biện pháp để xử lý nhƣ khoanh nợ, xoá nợ, phát mãi tài sản đảm bảo,…. Nhƣng giải pháp trích lập dự phòng và sử dụng nó để xử lý các khoản nợ xấu là tiết kiệm thời gian và hiệu quả nhanh. Đây là cách xử lý mang tính chất lâu dài và ổn định nhất đƣợc cụ thể hoá bằng quy định. Qua các năm thì tỷ lệ trích lập dự phòng tổn thất tín dụng biến động do những thay đổi của dƣ nợ cho vay, dƣ nợ ở mỗi nhóm nợ, tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng và là một tuyến phòng thủ rất vững chắt cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. 66 Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ dự phòng RRTD của ngân hàng thay đổi qua mỗi năm. Năm 2011 chỉ số này là 1,28% , trong 100 đồng dƣ nợ cho vay thì sẽ có 1,28 đồng đƣợc đảm bảo. Năm 2012 tỷ lệ RRTD là 3% và giảm vào năm 2013 là 2,34%, 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ này chỉ còn 1,46%. Nguyên nhân giảm một phần là do nợ xấu giảm phần khác là các khoản vay đƣợc đánh giá là có chất lƣợng nên dự phòng trong năm 2013, 2014 thấp. Tỉ lệ dự phòng RRTD của ngân hàng vẫn ở mức khá thấp so với dƣ nợ là do ngân hàng đã lên kế hoạch kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản vay, đẩy mạnh thu hồi nợ quá hạn, giữ tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lí và ổn định để không là gia tăng các khoản trích lập, đảm bảo lợi nhuận đề ra. Ngoài ra, để hạn chế và giảm đƣợc mức dự phòng chi nhánh cần đẩy mạnh công tác thẩm định, dự báo, đối với từng khách hàng chặt chẽ hơn. 4.1.2.6 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn Tỷ lệ khả năng mất vốn cho biết số vốn có khả năng mất của ngân hànghay số nợ nằm trong nhóm 5 của ngân hàng là khoảng bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao, tức là số vốn ngân hàng mất đi trong tổng dƣ nợ là càng lớn, càng bất lợi cho ngân hàng. Nhìn vào bảng 4.15 ta thấy tỷ lệ khả năng mất vốn năm 2012 là 1.39% tăng 0.99% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợ có khả năng mất vốn nhiều hơn gấp nhiều lần so với tốc độ tăng của dƣ nợ. Đến năm 2013 với tỷ lệ 0,98% giảm 0,41% so với năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2014 là 0,81%. Điều này cho thấy sự nổ lực, cố gắng trong công tác quản lý nợ nhóm 5, đây là nhóm nợ mà ngân hàng đánh giá là rất khó thu hồi và phải trích lập dự phòng đến 100% cho những khoản vay thuộc nhóm nợ này. Do đó, việc giảm hệ số này có ý nghĩa rất lớn trong quản lý rủi ro tín dụng, giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. ngân hành chấp hành nghiêm quy định của NHNN về hoạt động tiền tệ tín dụng, các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, phân loại nợ, mức trích, phƣơng pháp trích lập DPRR và việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý làm cho nợ nhóm 5 có xu hƣớng giảm. Tỷ lệ khả năng mất vốn của ngân hàng đã đƣợc ngân hàng giữ đƣợc ở mức thấp.Điều này là do ngân hàng đang thực hiện các biện pháp để hạn chế nợ mất vốn, nhƣng vẫn tiềm tàng nhiều rủi ro mà ngân hàng không thể lƣờng trƣớc đƣợc nên ngân hàng vẫn phải duy trì ở một tỷ lệ thích hợp, không để tỷ lệnày có khả năng tăng lên, tránh những trƣờng hợp xấu có thể xảy ra ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoat động kinh doanh của ngân hàng. 4.1.2.7 Tỷ lệ bù đắp RRTD Tỷ lệ này cho thấy khả năng bù đắp của ngân hàng khi gặp rủi ro do nợ xấu. Tuy nhiên, việc trích lập dự phòng quá cao sẽ ảnh hƣởng đến cả nguồn vốn lẫn lợi nhuận của ngân hàng, vì đây là những tài sản không sinh lời và cũng thể hiện rằng ngân hàng hoạt động không chất lƣợng nên phải trích lập dự phòng cao 67 nhằm bù đắp rủi ro tín dụng. Tại ngân hàng dự phòng đƣợc trích lập hàng quý, nếu dự phòng cuối năm tại ngân hàng cao hơn thì ngân hàng hội sở sẽ hoàn lại, ngƣợc lại nếu dự phòng trích thấp hơn thì ngân hàng sẽ trích thêm. Trong những năm qua, ngân hàng đã tiến hành những quy định, thủ tục nhằm xác định và đo lƣờng rủi ro tín dụng, đƣa ra quỹ dự phòng rủi ro tín dụng cho những khoản nợ xấu để hạn chế rủi ro thấp nhất, giúp ngân hàng yên tâm trong hoạt động tín dụng. Năm 2012, nợ xấu tăng và dự phòng tăng nhƣng tốc độ tăng của dự phòng chậm hơn tốc độ tăng của nợ xấu làm cho khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng giảm, đạt tỷ lệ là 123,98%, giảm 59,25% so với năm 2011. Đến năm 2013, khả năng bù đắp đạt 147,92%, tăng 23,94% so với năm 2012 do DPRR tăng nhanh hơn nợ xấu và 6 tháng đầu năm 2014 giảm còn 110,10%. Nguyên nhân là do các khoản nợ xấu của ngân hàng giảm và độ giảm của nợ xấu thì nhiều hơn so với độ giảm của dự phòng đƣợc trích lập tại ngân hàng. Điều này cho thấy chi nhánh ngày càng hoàn thiện chính sách, quy trình và thủ tục nhằm xác định và đo lƣờng chính xác rủi ro tín dụng, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm quản lí tốt hơn các rủi ro phát sinh hoạt động tín dụng. 68 CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH VÀ CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1 THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH VÀ CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 5.1.1 Những thành tựu đạt đƣợc Mặc dù tình hình kinh tế - xã hội trong giai đoạn nghiên cứu có nhiều biến động và khó khăn, tuy nhiên Ngân hàng vẫn đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống sinh hoạt, góp phần đƣa nền kinh tế địa phƣơng ngày càng phát triển. Trong những năm vừa qua, nhờ sự nỗ lực và cố gắng, Ngân hàng đã đạt đƣợc nhiều thành tích trong hoạt động tín dụng HKD & CN: - Cho vay tăng liên tục qua các giai đoạn. Trong đó DSCV ngắn hạn luôn đƣợc Ngân hàng quan tâm nên luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng liên tục, công tác thu nợ cũng đạt kết quả khá tốt. Song song đó tình hình dƣ nợ ngày càng tăng cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng HKD & CN đạt hiệu quả khá cao. Mặc dù trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, Ngân hàng vẫn giữ đƣợc thị phần, giữ đƣợc khách hàng truyền thống đồng thời phát triển thêm nhiều mối quan hệ với khách hàng mới, uy tín. - Cơ cấu kinh tế vùng đang dần chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng thƣơng mại - dịch vụ. Sự chuyển dịch cơ cấu này tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng TMCP Bắc Á Cần Thơ thực hiện đa dạng hóa các đối tƣợng đầu tƣ và phân tán rủi ro trong thời gian tới. Với tƣơng lai không xa, Ngân hàng sẽ phát huy mọi khả năng sẵn có của mình để tăng trƣởng tín dụng, góp phần vào sự phát triển chung của khu vực. - Sự nỗ lực của cán bộ tín dụng, tích cực trong công tác thu hồi nợ và đôn đốc của Ban lãnh đạo chi nhánh đã góp phần làm nâng cao hiệu quả thu nợ của Ngân hàng. 5.1.2 Hạn chế Việc thẩm định hồ sơ cho vay tốt, nhƣng chƣa có sự đổi mới và chƣa có sự đa dạng hóa đối tƣợng đầu tƣ và những phƣơng thức cho vay khác. Do Chi nhánh mới đƣợc thành lập nên các lĩnh vực, thị phần cho vay vẫn còn hạn chế. Ngoài ra chi nhánh chƣa quảng bá tốt đƣợc hình ảnh của mình đến ngƣời dân do vậy vẫn còn nhiều ngƣời vẫn còn xa lạ đối với thƣơng hiệu ngân hàng. Chính vì vậy chi nhánh chƣa thu hút đƣợc hết những nhà đầu tƣ vào ngân hàng triệt để. 69 Do chi nhánh ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn và trung hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, đối tƣợng có nhu cầu vay dài hạn Ngân hàng ít quan tâm đến. Ngoài ra trong giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng và lạm phát tăng cao, chi nhánh đối mặt với khó khăn huy động vốn trong dân cƣ vì phải cạnh tranh về lãi suất huy động so với những ngân hàng lớn mạnh có uy tín trên địa bàn. Nợ xấu vẫn chƣa đƣợc xử lí triệt để, nợ xấu tăng mạnh trong năm 2012 và giảm trong các năm sau đó tuy nhiên tốc độ giảm còn chậm. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ KINH DOANH VÀ CÁ NHÂN 5.2.1 Căn cứ đề xuất giải pháp - Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng + Số lƣợng cán bộ tín dụng còn hạn chế và phải phụ trách nhiều lĩnh vực khiến chất lƣợng thẩm định không cao. + Việc cung cấp thông tin cho khách hàng chƣa cụ thể khiến khách hàng hiểu sai thông tin hoặc tiếp cận thông tin không đầy đủ. Cụ thể: Đối với cho vay tiêu dùng, chất lƣợng cuộc sống ngày càng đƣợc nâng cao nhƣ hiện nay, vấn đề vay vốn tiêu dùng dần phổ biến và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Đó cũng là qui luật tất yếu của xã hội. Vì vậy có thể nói vốn vay tiêu dùng là cần thiết. Tuy nhiên cũng có nhiều hạn chế: thủ tục vay vốn tiêu dùng quá dễ dàng chỉ cần chứng minh thƣ nhân dân, bằng lái xe hay sổ hộ khẩu là có thể vay số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. Đơn giản hơn rất nhiều với vay thế chấp ngân hàng nên rất nhiều ngƣời khi có nhu cầu mua sắm ngoài khả năng chi trả là lập tức nghĩ ngay đến hình thức này. Đôi khi những món đồ đó chƣa chắc đã thực sự cần thiết. Nhất là với các bạn trẻ chỉ vì chút sĩ diện muốn thể hiện bản thân mà vay vốn tiêu dùng để đổi điện thoại đời mới, xe đời mới, chạy theo các mẫu thiết bị công nghệ…..rồi trở thành con nợ lớn lúc nào không hay. Mặt khác, kế hoạch chi tiêu không rõ ràng, không biết quản lí tiền bạc sẽ dễ dẫn đến không có khả năng trả nợ. Rất nhiều ngƣời khi đi vay mà không suy xét đến lãi suất do điều kiện vay quá dễ dàng, dẫn đến tình trạng lãi suất thay đổi, số nợ tăng lên nhanh chóng làm cho họ không kịp xoay sở. Vì vậy, việc đánh giá tâm lý của khách hàng giúp cho Ngân hàng có thể tƣ vấn giúp khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả vừa giúp giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng. Đối với hộ kinh doanh nhỏ lẻ, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, việc tiếp cận thông tin còn hạn chế và hiểu biết còn thấp nên một số hộ khi vay vốn mà chƣa hiểu hết các qui định về thời hạn vay và trả nợ cũng gây không ít khó khăn cho Ngân hàng. 70 + Công tác kiểm tra, kiểm soát còn mang tính hình thức. - Năng lực cạnh tranh ảnh hƣởng tới công tác đẩy mạnh tín dụng tại Ngân hàng Hiện nay, mạng lƣới các TCTD ngày càng dày đặc. Có thể nói “ra ngõ là gặp ngân hàng”. Trên địa bàn TP Cần Thơ, hoạt động tín dụng diễn ra sôi nổi với hơn 50 TCTD và 227 địa điểm có giao dịch Ngân hàng. Vì thế việc cạnh tranh giữa các TCTD với nhau ngày càng diễn ra gay gắt. Ngân hàng Bắc Á – CN Cần Thơ thành lập không lâu, đƣơng nhiên hình ảnh Ngân hàng cũng nhƣ năng lực cạnh tranh còn thấp so với các Ngân hàng lớn trong cùng địa bàn. Vì vậy việc nâng cao và quảng bá hình ảnh Ngân hàng cũng nhƣ chất lƣợng phục vụ đến mọi đối tƣợng khách hàng để nâng cao thị phần là điều cần thiết. 5.2.2 Mục tiêu - Thu hút thị phần, nâng cao vốn huy động từ đó góp phần giảm bớt chi phí cho Ngân hàng. - Đẩy mạnh và hoàn thiện hoạt động cho vay hộ kinh doanh và cá nhân. 5.2.3 Giải pháp 5.2.3.1 Giải pháp nâng cao công tác thẩm định tín dụng - Hiện nay tại Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Cần Thơ thì một cán bộ tín dụng phải kiêm nhiệm cùng lúc nhiều công việc khác nhau từ tiếp xúc khách hàng, thẩm định tín dụng, lập hồ sơ vay vốn, nhập thông tin vào hồ sơ vào phần mềm, soạn thảo báo cáo,… đặc biệt còn phải theo dõi từng khách hàng nhằm đảm bảo thu hồi nợ. Nếu đƣợc chia sẻ bớt công việc cho bộ phận kế toán nhƣ: theo dõi và thu lãi khách hàng,.. nhƣ vậy công việc của cán bộ tín dụng nhẹ đi phần nào công việc. Chất lƣợng cán bộ thẩm định mà cụ thể là cán bộ tín dụng sẽ đƣợc nâng cao, công tác thẩm định sẽ ít bị sai sót cũng nhƣ hạn chế đƣợc khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. - Các cán bộ cần phát huy tính sáng tạo, và đƣa ra quyết định trên cơ sở tình hình sản xuất, hiệu quả dự án, uy tín khách hàng hơn là dựa vào tài sản đảm bảo. Bởi vì tài sản đảm bảo chỉ là một biện pháp bảo đảm nợ vay, không nên coi đó là yếu tố chính để đƣa ra quyết định cho vay, mà cần xem xét tất cả các mặt nhƣ khả năng trả nợ, hiệu quả dự án, phƣơng án sản xuất vì chính những yếu tố này mới là điều kiện đảm bảo cho các khoản vay, trong trƣờng hợp xảy ra nợ xấu, nợ quá hạn, rất khó có thể phát mãi tài sản nhanh và ít tốn kém chi phí trong tình hình hiện nay. Mặt khác, nếu đánh giá tốt hiệu quả dự án, phƣơng án sản xuất khả thi và uy tín khách hàng, ngân hàng có thể xem xét cho vay tín chấp đối với những đối tƣợng khách hàng uy tín cao nhằm mở rộng quy mô tín dụng, mang lại nhiều lợi nhuận với ít rủi ro hơn cho ngân hàng. 71 - Cán bộ thƣờng xuyên kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng, theo dõi kết quả sản xuất, kinh doanh nhằm phát hiện kịp thời những rủi ro có thể xảy ra, nắm bắt đƣợc khả năng tài chính của khách hàng. Nếu khách hàng có hiện tƣợng thua lỗ hoặc sắp phá sản thì có thể áp dụng những biện pháp theo quy định để thu hồi nợ. Đối với những trƣờng hợp bất ngờ, do nguyên nhân khách quan, mà khiến cho nợ vay của khách hàng trở thành nợ quá hạn, thì tùy vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề và thiện chí trả nợ của khách hàng, ngân hàng có thể xem xét lại mức lãi suất cho vay, có thể gia hạn thêm thời gian vay nhằm giúp khách hàng có thể khôi phục lại hoạt động kinh doanh của mình tạo điều kiện cho khách hàng có thể hoàn trả nợ. - Cán bộ tín dụng cần phải bám sát địa bàn để biết đƣợc những khách hàng có khả năng trả nợ mà cố tình dây dƣa không trả nợ, thì cần có biện pháp cứng rắn hơn để thu nợ. Đồng thời phân tích cho họ hiểu là khi đƣa ra khởi kiện thì họ tốn rất nhiều chi phí và thiệt hại sẽ về họ. Có nhƣ vậy công tác thu nợ của ngân hàng sẽ đƣợc thuận lợi hơn. - Đa số những hộ nông dân ít đƣợc tiếp cận với thông tin, nên họ không hiểu rõ và không nắm vững về những quy định của hợp đồng tín dụng. Vì vậy, khi cán bộ tín dụng nói thời hạn trả nợ thì họ cứ nghĩ là đến thời hạn trả nợ thì mới trả đƣợc nợ. Vì lúc họ làm xong một mùa vụ thì chƣa tới thời hạn trả nợ, họ sẽ sử dụng số tiền vào dịp khác nên khi đến hạn trả nợ thì họ lại hết tiền không trả đƣợc nợ cho ngân hàng. Việc hiểu sai quy định này ảnh hƣởng rất lớn đến công tác thu nợ của ngân hàng. Do đó cán bộ tín dụng phải phổ biến họ hiểu cặn kẽ về thời hạn trả nợ để họ trả nợ đúng hạn và giải thích sau khi khách hàng trả hết nợ hoàn toàn thì làm hồ sơ vay lại không phải mất uy tín với ngân hàng. - Đối với những khách hàng kinh doanh ngành nghề truyển thống có dƣ nợ lớn và những khách hàng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản gặp thiên tai, dịch bệnh gây thất thu, hoặc sản phẩm bị rớt giá thì nên chia nhỏ số nợ để khách hàng có thể trả nợ từ từ, tạo điều kiện cho việc thu hồi đƣợc thực hiện dễ dàng nhƣng có hiệu quả. 5.2.3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng - Cơ sở vật chất và qui mô hoạt động là một trong những điểm mấu chốt trong việc tạo niềm tin nơi khách hàng, đặc biệt trong hoạt động huy động vốn. Đối với tình trạng trụ sở đang bị xuống cấp và thiếu các thiết bị hiện đại, lãnh đạo Chi nhánh cần có đề xuất với Ngân hàng cấp trên về việc cấp vốn để đầu tƣ nâng cấp trụ sở làm việc, trang bị những thiết bị hiện đại phù hợp với hoạt động của ngân hàng, giúp tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của ngân hàng nhằm tạo sự tin tƣởng cao nơi khách hàng đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh với những ngân hàng khác. 72 - Đề ra mức lãi suất ƣu đãi đối với những khách hàng có số dƣ lớn trong tài khoản. Đối với những khách hàng thƣờng xuyên, gắn bó lâu năm với Ngân hàng, có những chƣơng trình tri ân, chăm sóc, tặng quà cho khách hàng. - Ngân hàng phải nghiên cứu và đƣa ra một mức lãi suất huy động hợp lý, vừa có tính cạnh tranh nhƣng đồng thời cũng hấp dẫn khách hàng. Cần đẩy mạnh huy động vốn và tăng trƣởng nguồn vốn trên địa bàn, đặc biệt là nguồn vốn trung – dài hạn là điều kiện hàng đầu để mở rộng tín dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. - Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động cho vay trung dài hạn: Trong cơ cấu doanh số cho vay thì cho vay trung hạn dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Dẫu cho vay trung dài hạn sẽ kèm theo đó là rủi ro cho ngân hàng nhƣng bù lại ngân hàng sẽ đƣợc nhiều lợi nhuận, giảm đƣợc chi phí hoạt động tín dụng, sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Chính vì thế trong tƣơng lai ngân hàng cần tăng cƣờng đầu tƣ trung dài hạn với những khách hàng tiềm năng, vì nhu cầu này trong ngƣời dân là còn khá lớn giúp cho ngân hàng tăng trƣởng tín dụng, cũng nhƣ tăng thêm thu nhập.Nhƣng đòi hỏi yêu cầu cao trong công tác thẩm định dự án và đánh giá khách hàng, nếu phát sinh sơ suất thì rủi ro xảy ra cao. - Mở rộng các hình thức cho vay nhƣ hình thức tín chấp đối với cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên vƣợt khó học tập,… hoặc sử dụng cho mục đích tiêu dùng cá nhân, du học thông qua việc thành lập các quỹ hỗ trợ vốn liên kết với các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên ở địa phƣơng. 73 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đƣa ra các giải pháp để phát triển mảng tín dụng hộ kinh doanh và cá nhân nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ trong quá trình hội nhập, luận văn đã thực hiện đƣợc những nội dung chủ yếu sau: Một là, trình bày tổng quan lý luận cơ bản về tín dụng hộ kinh doanh và cá nhân. Trong đó đề cập khái niệm, đặc điểm; vai trò của tín dụng hộ kinh doanh và cá nhân đối với các chủ thể trong nền kinh tế; các sản phẩm tín dụng hộ kinh doanh và cá nhân; những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng hộ kinh doanh và cá nhân của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ. Hai là, đi vào nghiên cứu thực trạng phát triển tín dụng hộ kinh doanh và cá nhân ở Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ. Kết quả cho thấy: Tổng nguồn vốn tăng trƣởng đều đặn và bền vững qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ vẫn không ngừng tăng, trong đó tập trung ở thời hạn ngắn hạn và lĩnh vực sản xuất . Nơ ̣ xấu biến động không đồng đều giữa các năm, chủ yếu là nợ trung hạn nhƣng vẫn đạt mức an toàn dƣới 3% trong tổ ng dƣ nơ .̣ Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng tăng qua các năm, các chỉ tiêu khác nhƣ hệ số thu nợ, nợ xấu trên dƣ nợ đều khả quan. Đây là mô ̣t kết quả đáng khích lê ̣ đố i với Bắc Á Cần Thơ trong bố i cảnh nền kinh tế khó khăn nhƣ hiê ̣n nay. Ba là, trên cơ sở những hạn chế của Ngân hàng, đƣa ra các giải pháp để phát triển tín dụng hộ kinh doanh và cá nhân đƣợc thực hiện bởi lãnh đạo Chi nhánh và toàn bộ nhân viên trong Ngân hàng nhằm khắc phục và góp phần nâng cao hoạt động tín dụng đối với HKD & CN của Ngân hàng trong thời gian tới. 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ - Ngân hàng. Đại học Cần Thơ. 2. Thái Văn Đại; 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. 3. Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2010. Quản trị rủi ro ngân hàng thương mại hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Phƣơng Đông. 4. Nguyễn Thị Kim Thúy, 2009. Nguyên lý thống kê. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 5. Lê Văn Tề, 2009. Tín dụng Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Giao thông Vận tải. 6. Tổng cục thống kê, 2010. Tổng quan điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp năm 2010. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 7. Tổng cục thống kê, 2012. Kết quả tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 8. Nghị định của Chính phủ số 88/2006/NĐ – CP về đăng kí kinh doanh ngày 29/08/2006. 9. Báo Đại biểu Nhân dân, (2013). Cho vay tiêu dùng – Bức tranh không chỉ toàn màu hồng ? [Ngày truy cập: 22/09/2014]. 10. Lệ Chi, (2014). Tín dụng tăng thấp, lãi thuần Ngân hàng vẫn cao. [ Ngày truy cập: 17/09/2014]. 11. Trang web bank.vn/default.aspx> Ngân hàng TMCP Bắc Á: 12. Tiền Phong, (2013). Toàn cảnh Ngân hàng . cập: 22/09/2014]. 75 [...]... NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Bắc Á Ngân hàng TMCP Bắc Á đƣợc thành lập năm 1994 theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, vốn góp cổ phần do các cổ đông có uy tín đóng góp, là một trong số các Ngân hàng TMCP lớn có hoạt. .. đoạn nghiên cứu - Phân tích hoạt động tín dụng đối với HKD & CN của NHTM cổ phần Bắc Á – CN Cần Thơ qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 - Đánh giá hoạt động tín dụng đối với HKD & CN của NHTM cổ phần Bắc Á – CN Cần Thơ thông qua các chỉ số tài chính - Dựa trên việc phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng HKD & CN, rút ra những mặt còn hạn chế từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm khắc phục... là huy động vốn trong các tầng lớp dân cƣ, các thành phần kinh tế khác và cho vay trong nhiều lĩnh vực công – thƣơng nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ và tiêu dùng… Là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng TMCP Bắc Á Chi nhánh Cần Thơ hoạt động dựa vào nguồn vốn huy động tại chỗ và nguồn vốn điều hòa từ Hội sở chính Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng Bắc Á với chi n lƣợc là “phát triển... hành.” 2.1.2 Khái quát chung về tín dụng HKD & CN 2.1.2.1 Tín dụng cá nhân a Khái niệm Tín dụng cá nhân là tín dụng dành cho khách hàng cá nhân Khách hàng cá nhân ở đây gồm cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh có nhu cầu về vốn của Ngân hàng Nhu cầu vốn của khách hàng cá nhân chủ yếu là nhu cầu về cƣ trú: mua sắm, sửa chữa, xây dựng nhà cửa; nhu cầu mua sắm tiện nghi: ô tô, xe máy…; nhu cầu chi tiêu hằng... Lợi nhuận từ tín dụng cá nhân lớn Lãi suất của các khoản tín dụng cá nhân phần lớn đều cao hơn các khoản tín dụng khác của ngân hàng thƣơng mại (NHTM) Điều này xuất phát từ các khoản tín dụng cá nhân có chi phí cao và rủi ro cao nhất trong các loại cho vay của NHTM Mức lợi nhuận từ trên mỗi khoản tín dụng cá nhân cao, số lƣợng lớn, vì vậy toàn bộ lợi nhuận thu về từ hoạt động này là đáng kể trong tổng... kinh doanh ngân hàng Do vậy, với nguyên tắc “tránh để tất cả trứng vào một rổ”, các ngân hàng phát triển tín dụng cá nhân nhƣ một sự phân tán rủi ro vì với số lƣợng khách hàng cá nhân đông, số tiền vay ít khi có một khách hàng hoặc một số khách hàng gặp rủi ro dẫn đến không có khả năng trả nợ thì ít gây ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng 10 c Đối với HKD & CN Tín dụng cá nhân giúp... hoạt động tín dụng đối với HKD & CN của NHTM Bắc Á – CN Cần Thơ, từ thực trạng đề xuất giải pháp để khắc phục nhƣợc điểm và từng bƣớc hoàn thiện hoạt động tín dụng HKD & CN tại Ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM cổ phần Bắc Á – CN Cần Thơ qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Từ đó nêu lên những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng trong... bằng cách so sánh phần nợ không có khả năng thu hồi với vốn tự có của ngân hàng 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ phòng kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bắc Á – CN Cần Thơ thông qua các báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính và những thông tin có liên quan đến hoạt động của ngân hàng 2.2.2 Phƣơng pháp phân. .. trí công tác Ở Phòng quan hệ khách hàng: Chi nhánh có tổng cộng 11 nhân viên, trong đó có 1 trƣởng phòng và 1 phó phòng cùng 2 nhân viên tín dụng chuyên về bán buôn, 5 nhân viên tín dụng chuyên về bán lẻ và 3 nhân viên ở bộ phận hỗ trợ tín dụng Với khách hàng là hộ kinh doanh và cá nhân thì tất cả đều thuộc quản lý của nhân viên tín dụng chuyên về bán lẻ Trung bình, một nhân viên tín dụng bán lẻ quản... tác xã tín dụng, Công ty Tài chính Trong nền kinh tế hiện đại, phân phối vốn tín dụng qua các ngân hàng chi m vị trí quan trọng nhất Một mặt ngân hàng tập trung vốn tiền tệ của các xí nghiệp và cá nhân để làm nguồn vốn cho vay mặt khác ngân hàng phân phối nguồn vốn đó dƣới hình thức cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân và một phần kho bạc Nhà nƣớc - Thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát