phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh cần thơ

84 334 0
phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM HOÀNG ANH THƯ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 12 - Năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM HOÀNG ANH THƯ MSSV: 4104557 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PHẠM XUÂN MINH Tháng 12 - Năm 2013 LỜI CẢM TẠ Qua gần bốn năm học tập và rèn luyện tại trường, dưới sự chỉ dạy và quan tâm của quý thầy cô tại Đại học Cần Thơ; đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã giúp em có được kiến thức về mặt lý thuyết và phần nào có thể hiểu biết và ứng dụng vào thực tiễn hàng ngày. Với thời gian thực tập là ba tháng (từ ngày 12/8/2013 đến ngày 18/11/2013) tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ, bản thân em đã có cơ hội tiếp xúc với thực tế, hiểu được một cách sâu sắc về hoạt động của ngân hàng và vận dụng những gì đã được học để đưa vào phân tích đề tài của luận văn. Đặc biệt, em xin chân thành cám ơn thầy Phạm Xuân Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp em giải đáp những thắc mắc, đưa ra các ý kiến và sửa chữa rất nhiều sai sót để em có thể hoàn thành một cách tốt nhất bài luận văn của mình. Bên cạnh đó, em xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc, các cô, các chú cùng các anh, các chị tại các Phòng Ban của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ đã tạo điều kiện thật tốt để cho em được thực tập và hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này. Em xin tri ân và kính chúc quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, các thầy cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh; đặc biệt là thầy Phạm Xuân Minh có nhiều sức khoẻ và thành công trong công tác giảng dạy của mình. Cuối cùng, xin kính chúc Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ được dồi dào sức khoẻ và công tác thật tốt. Cần Thơ, ngày 1 tháng 12 năm 2013 Người thực hiện Phạm Hoàng Anh Thư i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Nếu có sao chép, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Cần Thơ, ngày 1 tháng 12 năm 2013 Người thực hiện Phạm Hoàng Anh Thư ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Thủ trưởng đơn vị (Ký tên và đóng dấu) iii MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3 1.3.1 Không gian ............................................................................................. 3 1.3.2 Thời gian ................................................................................................ 3 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 3 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 4 2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................. 4 2.1.1 Khái niệm về hoạt động tín dụng ........................................................... 4 2.1.2 Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng ngân hàng .............................. 5 2.1.3 Tín dụng ngân hàng trong hoạt động của doanh nghiệp......................... 9 2.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng .................. 11 2.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 14 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 14 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 14 Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ ................................. 16 3.1 Lịch sử hình thành .................................................................................... 16 3.1.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ............... 16 3.1.2 Giới thiệu về Eximbank Cần Thơ .......................................................... 17 3.2 Cơ cấu tổ chức .......................................................................................... 18 3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ............................................................................... 18 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban .............................................. 18 3.3 Sản phẩm - dịch vụ của Eximbank Cần Thơ ............................................ 21 3.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) .................................................................................................... 21 3.5 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của Eximbank Cần Thơ ... 24 3.5.1 Thuận lợi ................................................................................................ 24 3.5.2 Khó khăn ................................................................................................ 24 3.5.3 Định hướng phát triển ............................................................................ 24 Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ ................................................................... 26 iv 4.1 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại Eximbank Cần Thơ .......................................................................................................... 26 4.1.1 Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại Eximbank Cần Thơ qua ba năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 ....................................... 26 4.1.2 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại Eximbank Cần Thơ qua ba năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 ....... 33 4.2 Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại Eximbank Cần Thơ ............................................................. 60 4.2.1 Chỉ tiêu dư nợ doanh nghiệp trên tổng nguồn vốn huy động ................ 60 4.2.2 Hệ số thu nợ doanh nghiệp .................................................................... 60 4.2.3 Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp trên tổng dư nợ doanh nghiệp ..................... 60 4.2.4 Hệ số vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp ........................................ 61 4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại Eximbank Cần Thơ ........................................................................ 63 4.3.1 Tình hình kinh tế - xã hội ...................................................................... 63 4.3.2 Chính sách Nhà nước ............................................................................. 64 4.3.3 Các yếu tố từ phía ngân hàng ................................................................ 65 4.3.4 Các yếu tố từ phía doanh nghiệp vay vốn .............................................. 65 Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ ................................. 68 5.1 Cơ sở đề ra giải pháp ................................................................................. 68 5.1.1 Tồn tại ..................................................................................................... 68 5.1.2 Nguyên nhân .......................................................................................... 69 5.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ................................................................................................... 69 5.2.1 Hoạt động huy động vốn ........................................................................ 69 5.2.2 Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ............................................. 70 5.2.3 Hạn chế rủi ro tín dụng doanh nghiệp ................................................... 70 Chương 6: KẾT LUẬN ................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 72 v MỤC LỤC BẢNG Trang Bảng 3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 ................................................... 23 Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (20102012) ............................................................................................................... 27 Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của Eximbank Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ....................................................................... 27 Bảng 4.3 Tình hình huy động vốn của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 ........................................................... 29 Bảng 4.4 Tình hình sử dụng vốn tại Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (20102012) và 6 tháng đầu năm 2013 ...................................................................... 32 Bảng 4.5 Tình hình doanh số cho vay doanh nghiệp theo thời hạn tại Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013..34 Bảng 4.6 Tình hình doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013..36 Bảng 4.7 Tình hình doanh số cho vay doanh nghiệp theo ngành của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 ................... 39 Bảng 4.8 Tình hình doanh số thu nợ doanh nghiệp theo thời hạn tại Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 ................... 41 Bảng 4.9 Tình hình doanh số thu nợ theo loại hình doanh nghiệp của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013..43 Bảng 4.10 Tình hình doanh số thu nợ doanh nghiệp theo ngành của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 ................... 46 Bảng 4.11 Tình hình dư nợ doanh nghiệp theo thời hạn tại Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 .................................. 48 Bảng 4.12 Tình hình dư nợ theo loại hình doanh nghiệp tại Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 .......................... 50 Bảng 4.13 Tình hình dư nợ doanh nghiệp theo ngành tại Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 .................................. 52 Bảng 4.14 Tình hình nợ xấu doanh nghiệp theo nhóm nợ của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 ........................... 54 Bảng 4.15 Tình hình nợ xấu doanh nghiệp theo thời hạn của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 .......................... 55 Bảng 4.16 Tình hình nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 .......................... 57 Bảng 4.17 Tình hình nợ xấu doanh nghiệp theo ngành của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 .................................. 59 vi Bảng 4.18 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 ......................................................................................................... 62 vii MỤC LỤC HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Eximbank Cần Thơ hiện nay .................. 18 viii DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT NHTM TMCP TCTD NHNN DN TCKT TNHH DNTN DNNN DNNNN DSCV DSTN VHĐ VND : : : : : : : : : : : : : : Ngân hàng thương mại Thương mại cổ phần Tổ chức tín dụng Ngân hàng Nhà nước Doanh nghiệp Tổ chức kinh tế Trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp ngoài Nhà nước Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Vốn huy động Đồng Việt Nam ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh tiền tệ. Đây là nơi trung gian luân chuyển dòng tiền tệ từ nơi thừa vốn đến nơi có nhu cầu sử dụng vốn. Hay nói cách khác, tín dụng là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay. Ngân hàng có hai nhóm khách hàng chủ yếu là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Do đặc điểm của hai đối tượng này khác nhau nên các sản phẩm - dịch vụ phục vụ cũng có sự khác biệt. Trong giai đoạn kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới hiện nay, để giữ vững thị phần trong nước trước sự xâm nhập của các công ty nước ngoài, các DN Việt Nam cần phải có những chính sách, điều chỉnh hướng đi đúng đắn và phù hợp hơn nữa. Cụ thể, các tổ chức kinh tế cần phải tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có, không ngừng đầu tư, đưa ra những sản phẩm mới, đổi mới công nghệ, trang thiết bị,… Để đạt được điều đó, các TCKT phải bỏ ra số vốn rất lớn; thậm chí còn lớn hơn số vốn hiện đang có của mình. Chính vì vậy, tín dụng ngân hàng là một trong những hoạt động cấp thiết hiện nay, giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh của mình không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở nước ngoài. So với khách hàng cá nhân, những món vay của các DN thường rất lớn. Chính vì vậy, khả năng sinh lời từ người đi vay là các TCKT mang đến cho NHTM thường rất cao. Tuy nhiên, song song đó, những TCTD này cũng đứng trước những rủi ro khó lường trước được. Bởi vì nó tổng hợp tất cả các rủi ro của khách hàng. Trên thực tế, các DN muốn được NHTM giải ngân những món vay, TCKT ấy phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà TCTD đó đặt ra. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay chính là có những món vay mà NHTM giải ngân kém chất lượng, thiếu tính chuẩn xác do khâu thẩm định các dự án, phương án sản xuất của DN còn thiếu minh bạch, công tác quản lý mục đích các món vay đó còn thiếu tính chặt chẽ. Vì vậy, chúng không phát huy được những ưu điểm từ hoạt động tín dụng đem lại mà ngược lại, còn đưa NHTM vào tình trạng nợ xấu tăng cao dẫn đến các DN không có khả năng trả nợ hoặc phá sản. Cụ thể, sự kiện Vinashin, công ty cổ phần thuỷ sản Bình An (viết tắt là Bianfishco),… đã phần nào làm các NHTM điêu đứng. Với lợi thế vị trí địa lý rất thuận lợi; là cầu nối giữa các tỉnh miền Đông Nam Bộ với các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,… Bên cạnh đó, đây là nơi nhận được sự quan tâm hỗ trợ về nhiều mặt từ phía Chính phủ như việc hoàn thành dự án cầu Cần Thơ, sân bay Trà Nóc, cảng Cái Cui,… và 1 tất cả đều đang hoạt động rất hiệu quả. Do đó, thành phố Cần Thơ; trung tâm của khu vực ĐBSCL; hiện đang là một trong những điểm đầu tư hấp dẫn, thu hút các TCKT trong nước và ngoài nước. Dựa vào những điều kiện thuận lợi trên, các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ; trong đó có ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ (Eximbank Cần Thơ) đã góp phần giúp các DN hoạt động ổn định hơn thông qua việc luân chuyển luồng tiền từ nơi thừa vốn đến những tổ chức kinh doanh tạm thời thiếu hụt nguồn vốn. Chính vì những lý do trên, việc thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ” là hết sức cần thiết. Thông qua đó, đề tài đưa ra cái nhìn rõ nét hơn về hoạt động tín dụng đối với DN tại ngân hàng. Đồng thời, xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này. Dựa trên những phân tích, đánh giá và nhận định trên để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với loại hình này. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ qua ba năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp cho ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ qua ba năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013. Mục tiêu 2: Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ qua ba năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013. Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ. Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ trong thời gian tới. 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ. 1.3.2 Thời gian Số liệu, thông tin trong đề tài sử dụng trong việc phân tích được thu thập trong năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp và những vấn đề có liên quan đến hoạt động trên tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ. 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái quát về hoạt động tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả (cả vốn và lãi) sau một thời gian nhất định (Phan Thị Cúc và Đoàn Văn Huy, năm 2010, trang 267). Từ khái niệm trên cho thấy quan hệ tín dụng có các đặc trưng cơ bản sau: - Người cho vay chỉ nhượng lại quyền sử dụng vốn cho người đi vay trong một thời gian nhất định; - Tuy nhiên, người đi vay không có quyền sở hữu vốn ấy, nên phải hoàn trả lại cho người cho vay khi đến thời hạn đã thoả thuận; - Sự hoàn trả này không chỉ là sự bảo tồn về mặt giá trị, mà vốn tín dụng còn được tăng thêm dưới hình thức lợi tức. 2.1.1.2 Chức năng của tín dụng Tín dụng có hai chức năng chủ yếu được trình bày sau đây (Trần Ái Kết và cộng sự, năm 2008, trang 62-63): a) Chức năng phân phối lại tài nguyên - Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến; thông qua tín dụng, số tài nguyên đó được phân phối cho người đi vay; - Người đi vay thông qua quan hệ tín dụng đó nhận được phần tài nguyên được phân phối lại. b) Tạo cơ sở để lưu thông dấu hiệu trị giá (tiền không đủ giá) - Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện bình thường, liên tục và phát triển; - Tín dụng tạo nguồn vốn để đầu tư mở rộng phạm vi và quy mô sản xuất; - Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất. 2.1.1.3 Phân loại tín dụng Tuỳ theo tiêu thức phân loại mà tín dụng được phân thành nhiều loại khác nhau như sau (Trần Ái Kết và cộng sự, năm 2008, trang 58-62): a) Dựa vào thời hạn tín dụng - Tín dụng ngắn hạn: Là những khoản vay có thời hạn đến 1 năm. Đây là loại tín dụng được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. 4 - Tín dụng trung hạn: Là những khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Đây là loại tín dụng được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: Là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm. Đây là loại tín dụng được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. b) Dựa vào đối tượng tín dụng - Tín dụng vốn lưu động: Là loại vốn cho vay được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các TCKT như cho vay để dự trữ hàng hoá, mua nguyên vật liệu cho sản xuất. - Tín dụng vốn cố định: Là loại vốn cho vay được sử dụng để hình thành tài sản cố định cho các DN. c) Dựa vào mục đích sử dụng vốn - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: Là hình thức cấp tín dụng cho các DN và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá. - Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức cấp tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. d) Dựa vào chủ thể quan hệ tín dụng - Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các DN được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá. - Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các TCTD khác với các DN và cá nhân. Theo đó, ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức trung gian vừa là người đi vay và vừa là người cho vay. - Tín dụng Nhà nước: Là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước là người đi vay. Người cho vay là dân chúng, các TCKT, ngân hàng và nước ngoài. Mục đích đi vay nhằm bù đắp khoản bội chi Ngân sách. 2.1.2 Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng ngân hàng 2.1.2.1 Nguyên tắc cho vay Việc vay vốn là nhu cầu tự nguyện của khách hàng và là cơ hội để ngân hàng cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hoạt động của mình. Tuy nhiên, cấp tín dụng liên quan đến việc sử dụng vốn huy động của khách hàng nên phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định (Nguyễn Minh Kiều, 2007, trang 226). Nói chung, khách hàng vay vốn phải đảm bảo hai nguyên tắc: a) Sử dụng vốn đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng - Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì do hai bên, ngân hàng và khách hàng, thoả thuận và ghi trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay 5 đúng mục đích thoả thuận nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ vay sau này. - Về phía ngân hàng, trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của khách hàng. Đồng thời, kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng như mục đích đã cam kết hay không. Điều này rất quan trọng vì việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ vay sau này. Việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích dễ dẫn đến thất thoát và lãng phí khiến vốn vay không tạo ra được ngân lưu để trả nợ cho ngân hàng. - Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, đồng thời giúp DN đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. Từ đó, nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng và củng cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng sau này. b) Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng - Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay. Đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là VHĐ từ khách hàng gửi tiền. Do đó, sau khi cho vay trong một thời hạn nhất định, khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả lại cho khách hàng gửi tiền. Hơn nữa, bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định, vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi. 2.1.2.2 Điều kiện cho vay Theo Điều 7 về Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng do NHNN ban hành năm 2001, TCTD xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; + Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự; cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện của hộ gia đình, đại diện của tổ hợp tác, thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; + Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp 6 luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân Sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật; - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam. 2.1.2.3 Phương thức cho vay Theo Điều 16 về Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng do NHNN ban hành năm 2001, các TCTD được phép thoả thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay như sau: a) Cho vay từng lần Mỗi lần vay vốn khách hàng và TCTD thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. b) Cho vay theo hạn mức TCTD và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. c) Cho vay theo dự án đầu tư TCTD cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. d) Cho vay hợp vốn Một nhóm TCTD cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một TCTD làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của Quy chế cho vay và Quy chế đồng tài trợ của các TCTD do Thống đốc NHNN ban hành. e) Cho vay trả góp Khi vay vốn, TCTD và khách hàng phải xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. f) Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng TCTD cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. TCTD và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức trả phí cho hạn mức tín dụng dự phòng. 7 g) Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng TCTD chấp thuận cho khách hàng được sử dụng vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của TCTD. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, TCTD và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. h) Cho vay theo hạn mức thấu chi Là việc cho vay mà TCTD thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. i) Cho vay khác Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quy định Quy chế cho vay đối với khách hàng, điều kiện hoạt động kinh doanh của TCTD và đặc điểm của khách hàng vay. 2.1.2.4 Lãi suất cho vay Lãi suất là tỷ lệ phần trăm (%) giữa tiền lãi (hay chi phí phải trả) trên một số lượng tiền mặt nhất định để được sở hữu và sử dụng tiền ấy trong khoảng thời gian đã thoả thuận trước (Lê Văn Tư và cộng sự, năm 2000, trang 653). Như vậy, lãi suất cho vay là loại lãi suất quy định tỷ lệ lãi mà người đi vay phải trả cho người cho vay (Nguyễn Ngọc Hùng, năm 1998, trang 115). Theo Điều 11 về Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng do NHNN ban hành năm 2001, mức lãi suất cho vay do TCTD và khách hàng thoả thuận phải phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam. Ngoài ra, mức lãi suất áp dụng đối với các khoản nợ gốc quá hạn do TCTD ấn định và thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. 2.1.2.5 Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi (Phan Thị Thu Hà, năm 2009, trang 154). Rủi ro tín dụng là loại rủi ro cơ bản nhất của ngân hàng (Nguyễn Thị Mùi, năm 2006, trang 291). Nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng thường do: 8 - Người vay vốn lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính nên không có đủ khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng; - Do thiếu thông tin về khách hàng nên ngân hàng đã cho những khách hàng kinh doanh kém hiệu quả vay vốn nên việc thu nợ gặp khó khăn; đến hạn khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng; - Cán bộ ngân hàng bất cập về trình độ hoặc hành vi đạo đức trong kinh doanh dẫn đến cho vay khống, cho vay không đúng mục đích, thẩm định dự án đầu tư, phương án kinh doanh không chính xác; - Giá trị tài sản đảm bảo tiền vay không đáp ứng được nhu cầu thu nợ của ngân hàng; - Quá chú trọng về lợi tức, đặt kỳ vọng về lợi tức cao hơn khoản cho vay lành mạnh; - Các nguyên nhân khác như: người vay cố ý không trả nợ, hoặc các lý do bất khả kháng như người vay chết hoặc mất tích. 2.1.3 Tín dụng ngân hàng trong hoạt động của doanh nghiệp 2.1.3.1 Khái niệm về doanh nghiệp Theo Điều 4, Khoản 1 của Luật Doanh Nghiệp năm 2005, doanh nghiệp được định nghĩa là “Tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.” 2.1.3.2 Các loại hình doanh nghiệp a) Công ty trách nhiệm hữu hạn Theo Điều 38, Chương III, Mục 1 của Luật Doanh Nghiệp 2005, công ty TNHH hai thành viên trở lên là DN do cá nhân hoặc tổ chức (có số lượng không quá 50). Thành viên chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp. Theo Điều 63, Chương III, Mục 2 của Luật Doanh Nghiệp 2005, công ty TNHH một thành viên là DN do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty TNHH là DN có tư cách pháp nhân và không được phát hành cổ phần. b) Công ty cổ phần Theo Điều 77, chương IV của Luật Doanh Nghiệp 2005, công ty cổ phần là DN mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông của công ty cổ phần gồm cá nhân và tổ chức, số lượng tối thiểu là ba. Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ khác của DN trong 9 phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (trừ một số trường hợp). Công ty cổ phần là DN có tư cách pháp nhân và được quyền phát hành chứng khoán. c) Công ty hợp danh Theo Điều 130, chương V của Luật Doanh Nghiệp 2005, công ty hợp danh là DN trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh). Ngoài thành viên hợp danh còn có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh là cá nhân chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân và không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. d) Doanh nghiệp tư nhân Theo Điều 141, chương VI của Luật Doanh Nghiệp 2005, DNTN là một đơn vị kinh doanh do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình đối với mọi hoạt động của DN. Do đó, không có tư cách pháp nhân và không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN. e) Doanh nghiệp Nhà nước Theo Điều 1, chương I của Luật Doanh Nghiệp Nhà Nước 2001, DNNN là TCKT do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần và công ty TNHH. f) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Theo Khoản 6 Điều 3 của Luật Đầu Tư 2005, DN có vốn đầu tư nước ngoài là DN do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc DN Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập hoặc mua lại. 2.1.3.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong hoạt động của doanh nghiệp Trong hoạt động của DN, tín dụng ngân hàng có bốn vai trò chủ yếu như sau (Trần Ái Kết và cộng sự, năm 2008, trang 58-62): - Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế; - Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất; 10 - Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn; - Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các DN; - Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. 2.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng 2.1.4.1 Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng phát vay cho khách hàng trong một khoảng thời gian nào đó không kể món vay đó đã thu hồi hay chưa, thường được xác định theo tháng, quý, năm. 2.1.4.2 Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản tín dụng mà ngân hàng đã thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. 2.1.4.3 Dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu hồi được vào một thời điểm nhất định nào đó. Để xác định dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa chỉ tiêu DSCV và DSTN. Mối quan hệ giữa DSCV, DSTN và dư nợ được trình bày dưới dạng công thức như sau: Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + DSCV trong kỳ - DSTN trong kỳ (2.1) 2.1.4.4 Nợ xấu Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN, việc phân loại nợ được xác định như sau: a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) - Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN. b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là DN, tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu); 11 - Các khoản được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN. c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Các khoản nợ có cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này; - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN. d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần thứ hai; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN. e) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN. Nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5. Như vậy, nợ xấu là những khoản tín dụng bao gồm cả lãi và gốc hoặc gốc hoặc lãi không thu được khi đến hạn (Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, năm 2010, trang 6). 2.1.4.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng a) Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động Dư nợ Dư nợ trên tổng nguồn VHĐ (%) = x 100% (2.2) Tổng nguồn VHĐ 12 Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả đầu tư của một đồng VHĐ. Thông qua tỷ số này, ta có thể thấy được khả năng sử dụng vốn của ngân hàng để cho vay. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Vì nếu quá lớn, chứng tỏ ngân hàng không huy động đủ vốn để đáp ứng đủ nhu cầu cho vay vốn của khách hàng. Nếu quá nhỏ cho thấy ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả (Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, năm 2010, trang 138). b)Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ (%) = x 100% (2.3) Doanh số cho vay Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng thông qua việc thu hồi nợ của ngân hàng. Thông qua chỉ tiêu này, ta thấy ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn trong một thời kỳ nào đó với DSCV nhất định. Hệ số này càng cao thì càng tốt cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bởi vì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng lớn và ngược lại (Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, năm 2010, trang 139). c)Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ (%) = x 100% (2.4) Tổng dư nợ Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này càng thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng nghiệp vụ ngân hàng này càng cao, rủi ro tín dụng thấp và ngược lại. Thông thường chỉ số này từ mức 3% trở xuống thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường. Vì vậy, ngân hàng cần có những biện pháp để làm sao duy trì tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt (Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, năm 2010, trang 138). d)Hệ số vòng quay vốn tín dụng Doanh số thu nợ Hệ số vòng quay vốn tín dụng (vòng) = (2.5) Dư nợ bình quân Trong đó, dư nợ bình quân được tính theo công thức sau: Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân = (2.6) 2 Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu số vòng quay tín dụng này càng cao qua các năm và nếu cơ cấu cho vay theo thời hạn không có nhiều thay đổi thì cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng càng nhanh (Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, năm 2010, trang 139). 13 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu thứ cấp. Nguồn tài liệu được thu thập từ: - Các chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như thu nhập, chi phí, lợi nhuận,… của Eximbank Cần Thơ trong ba năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013; - Các số liệu chi tiết từ các khoản mục có liên quan đến thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Eximbank Cần Thơ trong ba năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013; - Các số liệu chi tiết từ bảng báo cáo tình hình huy động vốn và cho vay của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 như VHĐ, DSCV, DSTN, dư nợ và nợ xấu. - Các số liệu từ bảng báo cáo hoạt động tín dụng đối với DN của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 như DSCV, DSTN, dư nợ và nợ xấu của DN. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các thông tin trên Internet, sách báo, tạp chí chuyên ngành,.. có liên quan đến hoạt động kinh doanh và quản trị của ngân hàng. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Với từng mục tiêu cụ thể, đề tài sử dụng các phương pháp như sau: - Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê tổng hợp số liệu, phương pháp so sánh số tương đối và phương pháp so sánh số tuyệt đối để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu DSCV, DSTN, dư nợ và nợ xấu trong hoạt động tín dụng đối với DN tại ngân hàng. - Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích tỷ số tài chính để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng đối với DN tại ngân hàng. - Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp định tính để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với DN tại ngân hàng. - Mục tiêu 4: Sử dụng phương pháp quy nạp để tổng hợp những vấn đề đã phân tích và đánh giá. Từ đó, đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với loại hình này tại ngân hàng. Các phương pháp phân tích số liệu chủ yếu được sử dụng trong đề tài bao gồm: a) Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu Sử dụng phương pháp này để phân tích, đánh giá các số liệu thứ cấp thu được từ các bảng báo cáo hàng năm, hàng quý, hàng tháng của ngân hàng và qua các sách báo, tạp chí chuyên ngành, Internet,… 14 b) Phương pháp so sánh số tuyệt đối - Đây là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. - Công thức tính: y  y1  y0 (2.7) Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trước y1: chỉ tiêu năm sau ∆y: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế - Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm phân tích với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động hay không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế trên. Từ đó, đề ra biện pháp khắc phục. c) Phương pháp so sánh số tương đối - Đây là kết quả của phép chia giữa hiệu số chênh lệch của trị số kỳ phân tích và kỳ gốc so với trị số kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. - Công thức tính: y  y1  y0  100 y0 Trong đó: (2.8) y0: chỉ tiêu năm trước y1: chỉ tiêu năm sau ∆y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế - Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động về mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó, tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. d) Phương pháp phân tích tỷ số Sử dụng các tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả các chỉ tiêu phân tích. e) Phương pháp quy nạp Từ những vấn đề đã phân tích và chứng minh để đưa ra nhận xét và rút ra kết luận. 15 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 3.1.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo Quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi ban đầu là ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (tên tiếng Anh là Vietnam Export Import Bank). Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/01/1990 và nhận được Giấy phép hoạt động số 11/NH-GP ký ngày 06/04/1992 của Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép ngân hàng hoạt động trong 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng và có tên mới là ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (tên tiếng Anh là Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank, viết tắt là Eximbank). Trong hai năm 1991 và 1992, Eximbank được NHNN và Bộ Tài Chính tín nhiệm giao thực hiện một phần chương trình tài trợ không hoàn lại của Thuỵ Điển dành cho các DN Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá từ Thuỵ Điển. Năm 1993, Eximbank tham gia hệ thống thanh toán điện tử của NHNN Việt Nam. Trong năm 1995, Eximbank tham gia Tổ Chức Viễn Thông Tài Chính Liên Ngân Hàng Toàn Cầu (gọi tắt là Swift). Ngoài ra, trong năm này, Eximbank còn được chọn là một trong sáu ngân hàng Việt Nam tham gia Dự án hiện đại hoá ngân hàng do NHNN Việt Nam tổ chức dưới sự tài trợ của Ngân hàng thế giới (gọi tắt là World Bank). Năm 1997, Eximbank trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Mastercard. Năm 2003, Eximbank thực hiện việc triển khai hệ thống thanh toán trực tuyến nội hàng toàn hệ thống. Eximbank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế Visa Debit vào năm 2005. Năm 2007, Eximbank ký kết hợp tác chiến lược với 17 đối tác trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Đáng chú ý trong năm này là sự kiện Eximbank ký kết thoả thuận hợp tác chiến lược với ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) của Nhật Bản. Giai đoạn (2008-2011) là giai đoạn Eximbank tăng vốn điều lệ liên tục. Cụ thể, từ 7.220 tỷ đồng (năm 2008) lên đến 12.355 tỷ đồng (năm 2011). 16 Ngoài những điểm đáng chú ý kể trên, Eximbank được tạp chí The Banker chọn vào Top 1.000 ngân hàng hàng đầu thế giới và Top 25 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh nhất trong năm 2010 và năm 2012. Bên cạnh đó, trong năm 2012, Eximbank nhận giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất năm 2012” do tạp chí AsiaMoney trao tặng. Tính đến hết tháng 7/2013, Eximbank còn được công nhận là “Ngân hàng quản lý tốt nhất tại Việt Nam” và được tạp chí Euromoney trao tặng giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2013”. Eximbank có một công ty con là công ty TNHH Một thành viên Quản lý nợ và Khai thác tài sản với số vốn điều lệ đăng ký 1.700 tỷ đồng. Vốn thực góp đến ngày 31/12/2012 là 870 tỷ đồng. Đồng thời, Eximbank là cổ đông sáng lập hai công ty liên kết là công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt và công ty cổ phần Bất động sản Exim. Hiện tại, Eximbank có trụ sở chính đặt tại Tầng 8, Văn phòng số L8-0111+16, toà nhà Vincom Center, số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Website chính thức là www.eximbank.com.vn. Mạng lưới hoạt động của Eximbank tính đến cuối năm 2012 có 207 điểm giao dịch tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, bao gồm: 1 Sở giao dịch, 41 chi nhánh, 160 phòng giao dịch, 1 quỹ tiết kiệm, 3 điểm giao dịch và 1 văn phòng đại diện tại Hà Nội. 3.1.2 Giới thiệu về Eximbank Cần Thơ Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ được thành lập vào ngày 28/03/1995 theo giấy chấp nhận mở chi nhánh trong nước thuộc ngân hàng TMCP số 0024/GCT của Vụ trưởng vụ các định chế tài chính Đặng Thanh Bình, gọi tắt là Eximbank Cần Thơ. Đây là chi nhánh thứ ba sau chi nhánh Hà Nội và Đà Nẵng. Eximbank Cần Thơ là Chi nhánh cấp 1 với trụ sở giao dịch đặt tại số 08 Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Năm 2003, Chi nhánh cấp 2 Eximbank Cái Khế trực thuộc Eximbank Cần Thơ được thành lập và đặt tại số 08/09/16 Trần Văn Khéo, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Tuy nhiên hiện nay, Chi nhánh cấp 2 này đã chuyển thành Chi nhánh cấp 1 và không còn trực thuộc Eximbank Cần Thơ; với tên gọi tắt là Eximbank Tây Đô. Tính đến ngày 31/12/2012, Eximbank Cần Thơ có năm phòng giao dịch là Cái Răng, Ô Môn, An Hoà, An Phú, Trà Nóc và hai điểm giao dịch công ty chứng khoán là Kim Eng và Phú Hưng. 17 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Eximbank Cần Thơ hoạt động với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, đảm bảo thực hiện có chất lượng và đầy đủ từng công việc theo từng bộ phận. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng bao gồm: Ban Giám đốc và bảy phòng chức năng; tất cả đều chịu sự chỉ đạo thống nhất của Giám đốc. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng và quyền hạn, trách nhiệm của Ban Giám đốc được thực hiện theo quy chế quản lý hoạt động của các Chi nhánh Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam theo quy định số 2A/06/EB/QĐ do Chủ tịch Hội đồng quản trị ký vào ngày 10/01/2006. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức của Eximbank Cần Thơ có sự thay đổi theo từng năm. GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC Phòng giao dịch P.GIÁM ĐỐC Khách hàng cá nhân Dịch vụ khách hàng Ngân quỹ Hành chánh Khách hàng doanh nghiệp Thanh toán quốc tế Nguồn: Phòng hành chánh Eximbank Cần Thơ Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Eximbank Cần Thơ hiện nay 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban a) Giám đốc - Đại diện pháp nhân của Eximbank Cần Thơ. Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh và việc chi tiêu tài chính; trích quỹ độc lập theo quy định của Nhà nước, của Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc; - Thực hiện chỉ đạo các nhiệm vụ, phân chia quyền hạn, trách nhiệm cho các phòng ban nhằm đạt kế hoạch kinh doanh theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc; 18 - Chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản, vốn, tổ chức cán bộ và phân công cho Phó Giám đốc trong một số lĩnh vực kinh doanh; - Quyết định các kế hoạch kinh doanh của chi nhánh như lãi suất cho vay, các hoạt động thu hút vốn huy động, mở rộng các loại hình dịch vụ khác; - Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ, thanh toán trong phạm vi hoạt động của chi nhánh. Xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch của chi nhánh; - Tổ chức nghiên cứu, học tập và hướng dẫn thi hành các chế độ, thể lệ, nghiệp vụ của Eximbank Việt Nam và các vấn đề có liên quan do Nhà nước, NHNN và các Bộ quản lý ban ngành ban hành. b) Phó Giám đốc - Hỗ trợ Giám đốc chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực công tác; tham gia trong việc chuẩn bị, xây dựng và quyết định các chương trình công tác, kế hoạch kinh doanh và phương hướng hoạt động; - Thay mặt Giám đốc giải quyết và ký các văn bản thuộc lĩnh vực đã được phân công; - Thay mặt Giám đốc điều hành và giám sát mọi công tác của chi nhánh khi Giám đốc vắng mặt (trong trường hợp có ủy quyền). c) Phòng dịch vụ khách hàng - Thực hiện công tác thanh toán tập trung liên ngân hàng nội bộ; - Quan hệ với các ngân hàng khác; - Ghi chép toàn bộ các công việc phát sinh trong ngày; - Hạch toán kế toán theo chế độ do Nhà nước quy định, thực hiện hạch toán kế toán BHXH và BHYT, hạch toán thuế phải nộp; - Lưu trữ chứng từ cho cả chi nhánh; - Hướng dẫn khách hàng, các đơn vị nội bộ sử dụng chứng từ, biểu mẫu đúng theo quy định của ngân hàng; - Hạch toán chi phí của toàn chi nhánh. Thực hiện các bút toán liên quan đến quá trình thanh toán như: uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, kế toán thu chi trong ngày, mở tài khoản mới cho khách hàng, với ngân hàng khác và với ngân hàng Hội sở; - Báo cáo quyết toán, phân tích lãi lỗ từng kỳ hoạt động của ngân hàng; - Tổng hợp chi tiết, lên cân đối hoạt động của ngân hàng; - Báo cáo quyết toán thuế hàng năm lên ngân hàng Hội sở. d) Phòng ngân quỹ - Thực hiện lưu giữ các giấy tờ có giá do khách hàng cầm cố, thế chấp; - Tiếp nhận các khoản tiền như tiền gửi, tiền thanh toán của khách hàng; chuyển tiền trong và ngoài hệ thống, nộp bán hàng, trả nợ vay bằng tiền đồng và ngoại tệ theo chứng từ nhờ thu đã được phòng nghiệp vụ kiểm tra; tiếp 19 nhận các khoản tiền mặt bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ của khách hàng gửi tiết kiệm; - Trả tiền cho khách hàng (rút tiền gửi, giải ngân, thanh toán séc du lịch, thanh toán các khoản chi phí, ngân phiếu) theo chứng từ đã được phòng nghiệp vụ kiểm tra và Giám đốc phê duyệt và các khoản chi khác. e) Phòng khách hàng cá nhân - Chịu trách nhiệm liên quan đến mảng tín dụng cá nhân, tổ chức tiếp thị, trực tiếp giao dịch khách hàng, phát triển nguồn VHĐ, thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, kiều hối; - Thực hiện các nghiệp vụ phát hành và thanh toán các loại thẻ quốc tế, thẻ nội địa, mở các đơn vị chấp nhận thẻ, tư vấn du học trọn gói và quản lý hệ thống ATM thuộc chi nhánh; - Tổ chức xét duyệt đơn xin cấp thẻ từ các khách hàng, khuyến dụng và duy trì mối quan hệ với khách hàng; - Để đảm bảo việc phát hành và thanh toán được an toàn, hiệu quả hơn, tổ thẻ thường xuyên thực hiện kiểm tra tín dụng, kiểm soát gian lận và thu hồi nợ. f) Phòng khách hàng doanh nghiệp - Thực hiện các khoản cho vay, thu nợ đối với khách hàng DN; - Thực hiện chức năng kinh doanh ngoại tệ và vàng với khách hàng DN theo quy định quản lý ngoại hối; - Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh hàng hoá trả chậm, trả ngay; - Phối hợp với các phòng ban, Hội sở trong việc xây dựng, đề xuất và thực hiện chiến lược mở rộng, đa dạng hoá các dịch vụ. g) Phòng hành chánh - Thực hiện các chính sách, quy chế theo chế độ Nhà nước như bảo hiểm xã hội, chính sách lương thưởng,… - Thực hiện các công tác về hành chính của ngân hàng như: quản lý lao động, tuyển dụng lao động, tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ lao động,… - Thực hiện mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh; - Phục vụ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho toàn thể cán bộ, công nhân viên trong ngân hàng. h) Phòng thanh toán quốc tế - Thực hiện các hoạt động có liên quan đến quá trình thanh toán xuất nhập khẩu giữa khách hàng và các đơn vị nước ngoài; 20 - Thanh toán tiền hàng bằng các phương thức thanh toán quốc tế như L/C, chuyển tiền, nhờ thu,… được thực hiện nhanh chóng, bảo mật và tiết kiệm chi phí nhờ vào mối quan hệ đại lý mật thiết với các ngân hàng khác trên thế giới. 3.3 SẢN PHẨM - DỊCH VỤ CỦA EXIMBANK CẦN THƠ Hiện nay, Eximbank Cần Thơ chuyên cung cấp các sản phẩm - dịch vụ như sau: - Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và TCKT bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước; - Cho vay ngắn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản; - Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Options); - Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hoá, chiết khấu chứng từ hàng hoá và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque; - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế như Visa, MasterCard, JCB,… thanh toán qua mạng bằng thẻ; - Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước; - Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước: bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước,…; - Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ cho việc du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ; - Dịch vụ đa dạng về Địa ốc; - Home Banking; Mobile Banking; Internet Banking; - Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook Traveller’ Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ tiện ích ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu khách hàng. 3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA EXIMBANK CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN (2010-2012) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Để biết được tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank Cần Thơ trong thời gian qua, cần tập trung phân tích thu nhập, chi phí và lợi nhuận. 21 a) Thu nhập Bảng 3.1 cho thấy thu nhập của Eximbank Cần Thơ có sự biến động. Tổng thu nhập ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất vào năm 2011, khoảng 84,31%. Do tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh nói riêng và của cả hệ thống Eximbank nói chung nên thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu nhập của ngân hàng. Thu từ lãi của chi nhánh tăng với tốc độ 72,51% trong năm 2011. Bên cạnh đó, thu nhập ngoài lãi cũng tăng rất cao (khoảng 297,74%). Điều này chứng tỏ trong năm 2011, mặc dù gặp nhiều khó khăn của nền kinh tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ nhưng chi nhánh đã linh hoạt đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp với sự thay đổi ấy. Vì vậy, góp phần thu hút khách hàng, gia tăng thị phần. Tuy nhiên trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, thu nhập của Eximbank Cần Thơ giảm nhẹ (dưới 10%). Điều này được lý giải là do thu từ hoạt động tín dụng giảm (dưới 15%) trong khi các khoản thu ngoài lãi có tốc độ tăng trưởng khá tốt (dao động từ 6,5% đến 24,5%). Đây là khoản thu từ các hoạt động không phải hoạt động tín dụng nên chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu thu nhập của chi nhánh. Vì vậy, làm cho tổng các khoản thu này giảm nhẹ. b) Chi phí Một cách tổng quát, chi phí của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn này không ổn định (bảng 3.1). Chi phí tăng cao với tốc độ 91,48% vào năm 2011. Đáng chú ý là cả hai khoản chi từ lãi và ngoài lãi trong thời điểm này tăng trưởng khá mạnh. Các khoản chi phí cho nhân viên và chi về tài sản là hai khoản chi trả ngoài lãi lớn nhất trong năm 2011. Tương tự thu nhập, tổng chi phí của Eximbank Cần Thơ trong thời gian còn lại giảm nhẹ (dưới 10%). Nguyên nhân là do chi từ lãi tăng và giảm đi không đáng kể; trong khi đó, các khoản chi ngoài lãi giảm đi khá mạnh trong năm 2012 và giảm không đáng kể ở 6 tháng đầu năm 2013. Đáng chú ý, trong suốt giai đoạn này, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh. Đây chính là yếu tố khiến cho khoản chi ngoài lãi giảm mạnh (hầu như giảm trên 50%). c) Lợi nhuận Do tổng thu nhập và chi phí của Eximbank Cần Thơ như vừa đề cập ở phần trên có sự thay đổi đáng kể. Vì vậy, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng cũng có sự biến động (bảng 3.1). Lợi nhuận của chi nhánh cao nhất ở mức 116.170 triệu đồng trong năm 2011 và giảm không đáng kể trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Tuy chưa đạt được mục tiêu mà chi nhánh đã đề ra nhưng nhìn chung, lợi nhuận này vẫn đạt ở mức khả quan và có thể chấp nhận được trong điều kiện thị trường có nhiều biến động. 22 Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh So sánh So sánh 6 tháng 20132011-2010 2012-2011 6 tháng 6 tháng 6 tháng 2012 Năm Năm Năm đầu đầu Khoản mục Tốc độ Tốc độ Tốc độ 2010 2011 2012 năm năm tăng tăng tăng 2012 2013 Số tiền Số tiền Số tiền trưởng trưởng trưởng (%) (%) (%) Tổng thu nhập 331.729 611.421 552.449 260.855 253.869 279.692 84,31 -58.972 -9,65 -6.986 -2,68 Thu từ lãi 314.338 542.250 466.360 200.144 188.941 227.912 72,51 -75.890 17.391 69.171 86.089 60.711 64.928 51.780 297,74 16.918 24,46 4.217 6,95 Tổng chi phí 258.649 495.251 450.125 220.333 214.773 236.602 91,48 -45.126 -9,11 -5.560 -2,52 Chi phí lãi 221.082 379.620 382.706 180.325 176.885 158.538 71,71 3.086 0,81 -3.440 -1,91 Chi phí ngoài lãi 37.567 115.631 67.419 40.008 37.888 78.064 207,8 -48.212 -41,69 -2.120 -5,30 Lợi nhuận 73.080 116.170 102.324 40.522 39.096 43.090 58,96 -13.846 -11,92 -1.426 -3,52 Thu từ ngoài lãi Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng Eximbank Cần Thơ 23 -14,00 -11.203 -5,60 3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA EXIMBANK CẦN THƠ 3.5.1 Thuận lợi - Eximbank Cần Thơ luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương trong quá trình hoạt động kinh doanh; - Chi nhánh ngân hàng có đội ngũ cán bộ, công nhân viên trẻ, có trình độ chuyên môn, có năng lực, thường xuyên được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ hằng năm; - Trụ sở làm việc của chi nhánh được đặt ngay tại trung tâm thành phố, được hỗ trợ các trang thiết bị hiện đại, góp phần giúp cho chi nhánh hoạt động tốt hơn; - Chi nhánh có khá nhiều khách hàng thân thiết và có uy tín. Các khách hàng DN hoạt động kinh doanh khá tốt, thường xuyên gắn bó với chi nhánh ngân hàng. 3.5.2 Khó khăn - Tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm trở lại đây suy thoái, hàng tồn kho lớn, thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản đóng băng, số lượng DN giải thể, phá sản, ngừng hoạt động tiếp tục tăng cao. Điều này khiến cho các DN không có khả năng trả nợ; - Chi nhánh đặt tại trung tâm thành phố Cần Thơ, có rất nhiều NHTM cùng hoạt động trên cùng địa bàn. Điều này tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng; - Một số cán bộ có tuổi đời còn khá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, năng lực điều hành của một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đã đặt ra; - Quy trình thẩm định, công tác cho vay của ngân hàng vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu xót, thiếu tính chính xác. Một số khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích đã thoả thuận; - Vẫn còn một nhóm khách hàng chưa thật sự quen với việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, còn khá dè dặt và hạn chế trong việc gửi tiền, thanh toán tiền không dùng tiền mặt. 3.5.3 Định hướng phát triển Xuất phát từ định hướng điều hành chính sách tiền tệ năm 2013 của NHNN và kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank Cần Thơ trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013; dựa trên cơ sở đánh giá nền tảng nội lực cũng như những lợi thế của mình; tiếp tục củng cố và nâng cao vị thế trên địa bàn hoạt động, chi nhánh đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm phù hợp với 24 định hướng phát triển của toàn hệ thống ngân hàng; qua đó góp phần giúp Eximbank Việt Nam trong tương lai trở thành một trong ba ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam. Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn trước sự biến động của nền kinh tế, các chỉ tiêu kinh doanh như thu nhập, chi phí và lợi nhuận có sự sụt giảm (nhưng không đáng kể) trong thời gian qua, bản thân Eximbank Cần Thơ cố gắng hoàn thành các kế hoạch ở 6 tháng cuối năm 2013 còn lại. Cụ thể, nỗ lực thực hiện tốt những định hướng đã đề ra cho cả năm 2013 như sau: - Tổng tài sản tăng 18% so với năm 2012; - Dư nợ tăng 15% so với năm 2012; - Huy động vốn tăng 29% so với năm 2012; - Lợi nhuận trước thuế tăng 12% so với năm 2012. Trong năm 2014, Eximbank Cần Thơ đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch như sau: - Tổng tài sản tăng 20% so với năm 2013; - Dư nợ tăng 17% so với năm 2013; - Huy động vốn tăng 32% so với năm 2013; - Lợi nhuận trước thuế tăng 15% so với năm 2013. 25 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI EXIMBANK CẦN THƠ 4.1.1 Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại Eximbank Cần Thơ qua ba năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 4.1.1.1 Phân tích tình hình nguồn vốn Phân tích tình hình nguồn vốn ngân hàng là việc tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của các khoản mục có liên quan đến nguồn vốn. Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm vốn huy động; vốn và các quỹ; vốn khác. VHĐ bao gồm các khoản mục như tiền gửi của TCTD khác, tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá. Đây là loại vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn và là nguồn vốn chủ lực cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, vốn và các quỹ tuy chiếm tỷ trọng khá thấp nhưng đây là khoản mục rất quan trọng vì nó cho biết quy mô hoạt động của ngân hàng nói chung và của chi nhánh nói riêng. Ngoài ra, vốn và các quỹ còn phản ánh mức độ an toàn trong hoạt động ngân hàng. Vốn khác là những loại vốn ngoại trừ VHĐ, vốn và các quỹ như đã nêu trên. a) Tình hình nguồn vốn chung của Eximbank Cần Thơ Dựa vào bảng 4.1 và bảng 4.2, có thể thấy tổng nguồn vốn của Eximbank Cần Thơ giảm liên tục trong suốt quá trình từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Trong năm 2011, tổng nguồn vốn giảm khoảng 12,26%. Nguyên nhân là do VHĐ và vốn khác của chi nhánh giảm mạnh. Điều này cho thấy trong năm 2011, hoà theo xu thế nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế thành phố Cần Thơ nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Trong năm, trên địa bàn, có rất nhiều chi nhánh và phòng giao dịch của các NHTM bạn hoạt động kết hợp với nhiều chương trình khuyến mại được áp dụng; sự ra đời của các loại sản phẩm - dịch vụ mới mang tính cạnh tranh khiến cho VHĐ của Eximbank Cần Thơ không đạt được chỉ tiêu như đã đề ra. Trong giai đoạn còn lại, tổng nguồn vốn của Eximbank Cần Thơ có xu hướng giảm đi. Sự sụt giảm này trong năm 2012 không còn do VHĐ giảm nữa mà là vì các khoản mục như vốn và các quỹ; vốn khác của chi nhánh giảm mạnh (bảng 4.1). Trong khi đó, tổng các loại vốn của chi nhánh trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm nhẹ (dưới 10%). Mặc dù VHĐ giảm ở mức 8,05% nhưng do vốn này chiếm tỷ trọng cao nhất khiến cho tổng nguồn vốn của Eximbank Cần Thơ bị ảnh hưởng khá nhiều (bảng 4.2). 26 Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) Năm 2010 Khoản mục Vốn huy động Vốn và các quỹ Vốn khác Tổng nguồn vốn Số tiền Tỷ trọng (%) 1.866.477 73.126 1.202.631 3.142.234 59,40 2,33 38,27 100,00 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1.759.166 116.289 881.617 2.757.072 63,80 4,22 31,98 100,00 2.054.892 36.775 236.408 2.328.075 88,27 1,58 10,15 100,00 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh So sánh 2011-2010 2012-2011 Tốc độ Tốc độ tăng tăng Số tiền Số tiền trưởng trưởng (%) (%) -107.311 -5,75 295.726 16,81 43.163 59,03 -79.514 -68,38 -321.014 -26,69 -645.209 -73,18 -385.162 -12,26 -428.997 -15,56 Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng Eximbank Cần Thơ Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của Eximbank Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Khoản mục Vốn huy động Vốn và các quỹ Vốn khác Tổng nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2012 Tỷ trọng Số tiền (%) 2.105.349 89,25 10.841 0,46 242.720 10,29 2.358.910 100,00 6 tháng đầu năm 2013 Tỷ trọng Số tiền (%) 1.935.930 88,23 8.416 0,38 249.830 11,39 2.194.176 100,00 Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng Eximbank Cần Thơ 27 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh 6 tháng 2013-6 tháng 2012 Tốc độ tăng trưởng Số tiền (%) -169.419 -8,05 -2.425 -22,37 7.110 2,93 -164.734 -6,98 b) Tình hình vốn huy động của Eximbank Cần Thơ Như vừa nêu trên, VHĐ của Eximbank Cần Thơ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn (thường lớn hơn 50%). Trong đó, khoản mục tiền gửi khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các khoản mục còn lại. Bảng 4.3 cho thấy tiền gửi khách hàng của Eximbank Cần Thơ trong ba năm có xu hướng tăng. Trong thời gian này, ngân hàng không ngừng triển khai, tung ra nhiều loại sản phẩm huy động mới; không ngừng cải tiến các sản phẩm và dịch vụ hiện có và tổ chức các chương trình chăm sóc khách hàng, chương trình khuyến mại. Điển hình năm 2012, chi nhánh triển khai nhiều sản phẩm mới như: “Tiết kiệm Online”; “Tiết kiệm gửi góp”; “Tiết kiệm Phúc Bảo An”;… Từ đó, nhận được sự tin tưởng và hài lòng từ khách hàng. Về phía DN, chi nhánh luôn duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng thân thiết. Do đó, tiền gửi của các khách hàng được giữ vững. Trong 6 tháng đầu năm 2013, khoản mục này của chi nhánh giảm nhẹ (dưới 10%). Trong đó, tiền gửi của khách hàng DN giảm chủ yếu. Trước áp lực của nền kinh tế, với các quy định của NHNN về trần lãi suất huy động làm cho lãi suất tiền gửi kém hấp dẫn. Từ đó, ảnh hưởng đến VHĐ của chi nhánh. Đáng chú ý là tiền gửi khách hàng trong năm 2012 lớn hơn 6 tháng đầu năm 2012 (bảng 4.3). Trong hai quý đầu năm, thông thường các khách hàng có xu hướng gửi tiền nhằm mục đích tiết kiệm. Ngược lại, ở những tháng cuối năm, không chỉ các DN mà cá nhân rút bớt lượng tiền gửi để tiêu dùng, đẩy mạnh hoạt động sản xuất phục vụ lễ Tết. Về tiền gửi của các TCTD khác, bảng 4.3 cho thấy có sự thay đổi đáng kể. Loại tiền này giảm mạnh khoảng 78,29% trong năm 2011; nguyên nhân là do chi nhánh đã có các chính sách đúng đắn trong việc huy động vốn từ khách hàng cá nhân và DN với chi phí rẻ hơn thay vì phải huy động từ các TCTD khác. Trong 6 tháng đầu năm 2013, khoản mục này có xu hướng tăng nhưng do loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng VHĐ. Vì vậy, dù tốc độ tăng trưởng ở mức 20% thì số tiền của chỉ tiêu này tăng lên không đáng kể. Phát hành giấy tờ có giá là một trong những hình thức huy động vốn của ngân hàng nhưng chiếm tỷ trọng thấp. Khoản mục này của Eximbank Cần Thơ có sự biến động (bảng 4.3). Đáng chú ý ở năm 2012, hoạt động này được tập trung đẩy mạnh và tăng trưởng khá cao. Điều này thể hiện phần nào việc đa dạng hoá hình thức huy động vốn của chi nhánh, đồng thời góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên cùng địa bàn hoạt động. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2013, Eximbank Cần Thơ không thực hiện việc huy động vốn từ hoạt động này; công tác huy động từ các loại tiền gửi của khách hàng được tập trung đẩy mạnh; tận dụng ưu thế từ các DN và cá nhân trên địa bàn. 28 Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh So sánh So sánh 6 tháng 20132011-2010 2012-2011 6 tháng 2012 6 tháng 6 tháng Năm Năm Năm Khoản mục đầu năm đầu năm Tốc độ Tốc độ Tốc độ 2010 2011 2012 2012 2013 tăng tăng tăng Số tiền Số tiền Số tiền trưởng trưởng trưởng (%) (%) (%) Tiền gửi của 129 28 27 15 18 -101 -78,29 -1 -3,57 3 20,00 TCTD khác Tiền gửi của 1.325.499 1.702.810 1.890.977 2.105.334 1.935.912 377.311 28,47 188.167 11,05 -169.422 -8,05 khách hàng Phát hành 540.849 56.328 163.888 0 0 -484.521 -89,59 107.560 190,95 0 0,00 giấy tờ có giá Tổng VHĐ 1.866.477 1.759.166 2.054.892 2.105.349 1.935.930 -107.311 -5,75 295.726 16,81 -169.419 -8,05 Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng Eximbank Cần Thơ 29 4.1.1.2 Phân tích tình hình sử dụng vốn Phân tích tình hình sử dụng vốn của ngân hàng là việc xem xét sự biến động của các chỉ tiêu như DSCV, DSTN, dư nợ và nợ xấu. Đồng thời, tìm ra các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi các chỉ tiêu trên. Thông qua bảng 4.4, có thể nhận ra rằng DSCV của Eximbank Cần Thơ hầu như thấp hơn DSTN (ngoại trừ năm 2010). Điều này cho thấy rằng, trong giai đoạn này, chi nhánh tập trung đẩy mạnh xử lý các món nợ, tập trung và đôn đốc thu hồi các món nợ từ khách hàng. Trước diễn biến không mấy khả quan của nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế trên địa bàn nói riêng, để giảm thiểu bớt phần nào rủi ro từ hoạt động tín dụng, ngân hàng đã hạn chế cho khách hàng vay. Những món vay được giải ngân hầu hết đều tập trung cho các khách hàng thân thiết, khách hàng truyền thống. Để thấy được tình hình của DSCV, DSTN, dư nợ, cần xem xét đến từng chỉ tiêu vừa nêu trên như sau: a) Doanh số cho vay Mỗi DN là một phần nhỏ góp phần hình thành nên nền kinh tế của đất nước. Dựa trên cơ sở đó, các tổ chức này vẫn là đối tượng khách hàng chủ yếu của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn này. Do đó, chi nhánh thường giải ngân cho DN cao hơn rất nhiều lần so với dân cư. Nhìn chung, DSCV đối với DN chiếm tỷ trọng khá cao và hầu hết đều trên 63%. Bảng 4.4 cho thấy chỉ tiêu này có sự biến động. Trong năm 2011, chi nhánh tích cực triển khai kinh doanh các sản phẩm có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu mà các ngân hàng khác trên địa bàn chưa có. Điều này đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của của các DN. Vì vậy, DSCV đối với đối tượng này tăng đáng kể (khoảng 26,08%). Xét về hoạt động giải ngân của ngân hàng đối với các tầng lớp dân cư, có thể thấy do việc NHNN ban hành các chính sách quản lý chặt chẽ về tăng trưởng tín dụng; đặc biệt với quy định về tỷ lệ cho vay các lĩnh vực phi sản xuất đến cuối năm phải đạt là 16% nên chi nhánh đã hạn chế cho vay tiêu dùng nên làm cho chỉ tiêu này giảm đi. Từ những nguyên nhân trên làm cho DSCV của chi nhánh (bao gồm khách hàng cá nhân và DN) tăng nhẹ. Năm 2012, chỉ tiêu này giảm mạnh (bảng 4.4). Điều này là do chi nhánh giảm cho vay đối với cả hai đối tượng khách hàng. Nền kinh tế suy giảm làm giảm nhu cầu vay vốn trong nước ở nhóm cá nhân và TCKT; chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô dẫn đến việc hạn chế cho vay ngoại tệ; lãi suất cho vay tiền VND tuy đã được điều chỉnh giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, gây khó khăn cho các tầng lớp dân cư và DN có nhu cầu vay vốn. Tuy trong 6 tháng đầu năm 2013, chỉ tiêu này có xu hướng tăng trở lại, nhưng nhìn chung tăng không đáng kể. 30 b) Doanh số thu nợ Tương tự DSCV, xét về tỷ trọng của DSTN dựa vào đối tượng khách hàng, DN vẫn là đối tượng chiếm tỷ trọng khá cao (đều cao hơn 61%). DSTN của chi nhánh trong giai đoạn này có sự thay đổi đáng kể. Bảng 4.4 cho thấy chỉ tiêu này tăng cao nhất vào năm 2011. Đây là năm mà chi nhánh đã thực hiện công tác thu hồi nợ khá tốt ở cả hai nhóm khách hàng so với năm 2010. Qua đó, cho thấy chi nhánh có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ quy mô, chất lượng tín dụng và thẩm định cẩn thận các đối tượng đi vay. Tuy nhiên, chỉ tiêu này có chiều hướng giảm trong thời gian còn lại. Điều này là do kinh tế địa phương vẫn chưa chuyển biến tích cực, các khoản nợ từ kinh doanh bất động sản, DN không tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường khiến cho các khoản thu từ các tầng lớp dân cư và các TCKT gặp nhiều khó khăn. Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm 2013, chi nhánh thu hồi nợ khá tốt từ khách hàng cá nhân nhưng vì chiếm tỷ trọng khá thấp; trong khi đó, các món nợ của DN lại chưa thu hồi được nên DSTN chung của chi nhánh giảm. c) Dư nợ Xét về cơ cấu dư nợ của Eximbank Cần Thơ, chỉ tiêu này ở DN vẫn chiếm tỷ trọng cao (từ 68,12% trở lên) và cao hơn nhiều so với cá nhân. Dựa vào bảng 4.4, dư nợ của chi nhánh có sự biến động. Chỉ tiêu này giảm trong năm 2011, 2012. Nguyên nhân là do khoản phát sinh năm trước cao; trong khi đó, DSCV trong năm lại thấp hơn DSTN. Xét về khách hàng đi vay, dư nợ năm 2011 của cả hai đối tượng này đều giảm. Trong khi đó, năm 2012 chỉ tiêu này giảm không đáng kể (dưới 5%) là do dư nợ DN giảm nhưng chỉ tiêu này đối với cá nhân tăng trưởng vượt bậc. Trong 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ tăng trưởng trở lại với tốc độ chậm (dưới 10%). Chỉ tiêu này tăng là do dư nợ cá nhân tăng trưởng cao (trên 200%) trong khi đó, đối với DN vẫn chưa tăng trưởng. Từ đó, làm cho chỉ tiêu này có tốc độ tăng khá chậm. d) Nợ xấu Xét về cơ cấu nợ xấu của Eximbank Cần Thơ từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013, chỉ tiêu này ở DN chiếm trên 56% (ngoại trừ năm 2012, chỉ tiêu này chỉ chiếm 48,68%). Qua đó, cho thấy các cá nhân và DN chịu tác động mạnh mẽ từ sự khó khăn của nền kinh tế. Nợ xấu của chi nhánh trong thời gian qua diễn biến khá phức tạp (bảng 4.4). Nợ xấu tăng mạnh trong năm 2011 là do cá nhân sử dụng vốn vay không đúng mục đích, DN không có chỗ đứng ngay trên thị trường; do công tác thẩm định các phương án sản xuất kinh doanh, còn bộc lộ những hạn chế. Việc khống chế nợ xấu xuống mức thấp nhất đã được chi nhánh tập trung xử lý ngay từ năm 2012. Bảng 4.4 cho thấy chỉ tiêu này đã từng bước giảm đi. 31 Bảng 4.4: Tình hình sử dụng vốn tại Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh So sánh So sánh 6 tháng 20132011-2010 2012-2011 6 tháng 2012 6 tháng 6 tháng Năm Năm Năm Khoản mục đầu năm đầu năm Tốc độ Tốc độ Tốc độ 2010 2011 2012 2012 2013 tăng tăng tăng Số tiền Số tiền Số tiền trưởng trưởng trưởng (%) (%) (%) Doanh số cho vay 9.135.320 9.943.060 4.773.300 2.330.140 2.423.760 807.740 8,84 -5.169.760 -51,99 93.620 4,02 Cá nhân 2.907.763 2.091.477 1.082.614 328.903 878.736 -816.286 -28,07 -1.008.863 -48,24 549.833 167,17 Doanh nghiệp 6.227.557 7.851.583 3.690.686 2.001.237 1.545.024 1.624.026 26,08 -4.160.897 -52,99 -456.213 -22,80 Doanh số thu nợ 8.163.230 10.657.610 4.874.690 2.647.840 2.487.920 2.494.380 30,56 -5.782.920 -54,26 -159.920 -6,04 Cá nhân 2.503.258 2.712.995 621.349 371.270 960.514 209.737 8,38 -2.091.646 -77,10 589.244 158,71 Doanh nghiệp 5.659.972 7.944.615 4.253.341 2.276.570 1.527.406 2.284.643 40,36 -3.691.274 -46,46 -749.164 -32,91 Dư nợ 2.951.580 2.237.030 2.135.640 1.919.330 2.071.480 -714.550 -24,21 -101.390 -4,53 152.150 7,93 Cá nhân 841.022 219.504 680.769 177.137 598.991 -621.518 -73,90 461.265 210,14 421.854 238,15 Doanh nghiệp 2.110.558 2.017.526 1.454.871 1.742.193 1.472.489 -93.032 -4,41 -562.655 -27,89 -269.704 -15,48 Nợ xấu 24.433 41.505 45.310 41.063 37.922 17.072 69,87 3.805 9,17 -3.141 -7,65 Cá nhân 1.898 7.580 23.253 12.309 16.658 5.682 299,37 15.673 206,77 4.349 35,33 Doanh nghiệp 22.535 33.925 22.057 28.754 21.264 11.390 50,54 -11.868 -34,98 -7.490 -26,05 Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ 32 4.1.2 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại Eximbank Cần Thơ qua ba năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 4.1.2.1 Doanh số cho vay doanh nghiệp DSCV DN là chỉ tiêu đo lường quy mô tín dụng đối với DN tại ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng. Để thuận tiện trong việc phân tích và tìm hiểu đâu là nguyên nhân gây ra sự biến động của chỉ tiêu này, cần phân chia DSCV DN theo thời hạn, theo loại hình DN và theo ngành kinh tế. a) Doanh số cho vay doanh nghiệp theo thời hạn Việc giải ngân các món vay cho DN tại Eximbank Cần Thơ trong ngắn hạn tính từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 chiếm tỷ trọng rất cao (hầu hết đều trên 94%). Điều này cho thấy ngân hàng tập trung giải ngân các món vay cho DN có thời hạn dưới 1 năm. Bảng 4.5 cho biết DSCV DN trong ngắn hạn có sự thay đổi đáng kể. Tận dụng ưu thế về các sản phẩm dịch vụ cho vay xuất nhập khẩu bao gồm chương trình tài trợ xuất nhập khẩu bằng ngoại tệ với lãi suất ưu đãi; trong năm 2011, Eximbank Cần Thơ được các DN đặc biệt là DN xuất nhập khẩu đánh giá rất cao về sự hỗ trợ chia sẻ rủi ro trong tình hình lãi suất và tỷ giá có nhiều biến động. Do đó, chỉ tiêu này trong ngắn hạn tăng khá tốt (khoảng 24,75%). Tuy nhiên, trong giai đoạn còn lại, chỉ tiêu này có xu hướng giảm mạnh. Tăng trưởng kinh tế trong 9 tháng năm 2012 của Cần Thơ chỉ đạt 10,27% thấp hơn so với cùng kỳ. Bản thân ngân hàng cũng là một DN. Vì vậy, đứng trước tình hình thực tế vừa nêu trên, chi nhánh hạn chế giải ngân các món vay từ phía các TCKT có nhu cầu vay vốn. Về DSCV đối với DN trong trung và dài hạn; đây là một chỉ tiêu góp phần giúp các TCKT có thể vay với mục đích mở rộng quy mô hoạt động, sửa chữa và xây dựng cơ sở sản xuất,… Dựa vào bảng 4.5, chỉ tiêu này có sự biến động. Cũng như trong ngắn hạn, DSCV trung và dài hạn ở các DN tại chi nhánh trong năm 2011 tăng trưởng khá tốt. Trong năm này, nhận thấy được các dự án, phương án sản xuất của các TCKT trên địa bàn có khả thi nên chi nhánh đẩy mạnh hoạt động cho vay trung và dài hạn nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong giai đoạn còn lại, chỉ tiêu này có xu hướng giảm mạnh. Sự bất ổn của kinh tế địa phương là một trong những nguyên nhân khiến cho ngân hàng hạn chế phát vay. Ngoài ra, do các món vay trung và dài hạn có thời gian thu hồi nợ chậm và khá dài; trong khi đó, VHĐ chủ yếu là tiền gửi của khách hàng trong ngắn hạn. Sự chênh lệch giữa thời gian giữa VHĐ và việc sử dụng nguồn vốn đó cho DN vay nên Eximbank Cần Thơ cũng hạn chế giải ngân đối với các món vay của DN trong thời hạn dài. 33 Bảng 4.5: Tình hình doanh số cho vay doanh nghiệp theo thời hạn tại Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 Khoản mục Ngắn hạn Trung-dài hạn Tổng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 5.916.179 7.380.488 3.590.624 1.927.423 1.498.673 311.378 471.095 100.062 73.814 So sánh 2011-2010 Tốc độ tăng Số tiền trưởng (%) 1.464.309 24,75 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh So sánh 6 tháng 20132012-2011 6 tháng 2012 Tốc độ Tốc độ tăng tăng Số tiền Số tiền trưởng trưởng (%) (%) -3.789.864 -51,35 -428.750 -22,24 46.351 159.717 51,29 -371.033 -78,76 -27.463 -37,21 6.227.557 7.851.583 3.690.686 2.001.237 1.545.024 1.624.026 26,08 -4.160.897 -52,99 -456.213 -22,80 Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ 34 b) Doanh số cho vay doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp Tính từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013, Eximbank Cần Thơ tập trung cho các DN ngoài quốc doanh vay. DSCV đối với loại hình DN này chiếm trên 80%. Trong đó, chi nhánh tập trung vào nhóm công ty cổ phần và công ty TNHH (chiếm trên 73%); tiếp sau đó là các DNTN và còn lại là các loại hình DN khác. Thực tế cho thấy, các DN ngoài Nhà nước trên địa bàn thành phố hiện đang hoạt động với số lượng lớn. Trong khi đó, các DNNN do cổ phần hoá nên hoạt động với số lượng khá hạn chế so với những TCKT không thuộc sở hữu của Nhà nước. Dựa trên cơ sở đó, để tìm kiếm lợi nhuận từ nhóm khách hàng DN này, chi nhánh đã tận dụng nguồn VHĐ của mình để cho các DN mà đặc biệt cho DNNNN vay. Dựa vào bảng 4.6, DSCV đối với DNNN tại Eximbank Cần Thơ có xu hướng không ổn định. Tuy chiếm tỷ trọng không cao như DNNNN nhưng chỉ tiêu này tăng trưởng rất khả quan trong năm 2011. DN quốc doanh là TCKT thuộc sở hữu của Nhà nước cho nên uy tín được đặt trên hàng đầu. Thêm vào đó, đây là loại hình DN mang tính rủi ro rất thấp. Ngoài ra, trong năm có khá nhiều dự án kinh doanh được ngân hàng thẩm định và đánh giá khá tốt nên chi nhánh giải ngân các món vay trên khá cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn còn lại, DSCV đối với DNNN lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do kinh tế vẫn còn gặp phải những hạn chế nhất định, một số vụ có liên quan đến việc bê bối, nhiều vụ vỡ nợ từ các tổ chức này như Vinashin, Vinalines, EVN,… đã khiến chi nhánh hạn chế phát vay đối với loại hình này. Cũng giống như DSCV DNNN, chỉ tiêu này đối với DNNNN có xu hướng biến động tương tự (bảng 4.6). Năm 2011, chi nhánh tích cực cho các DN này vay. Trong đó, công ty cổ phần, công ty TNHH và một số loại hình DN khác được chi nhánh phát vay có tốc độ tăng khá cao (ngoại trừ DNTN nhưng giảm không đáng kể). Trên thực tế, trên địa bàn thành phố trong năm, các DNNNN hầu như hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, rất ít công ty sở hữu nguồn vốn lớn. Do đó, thiếu hụt vốn trong quá trình kinh doanh là việc thường xuyên xảy ra. Công tác thẩm định khách hàng, các phương án sản xuất của chi nhánh cho thấy các TCKT này có đầy đủ năng lực pháp lý trong việc đi vay. Vì vậy, DSCV đối với loại hình này được đẩy mạnh, quy mô tín dụng của ngân hàng được mở rộng với con số hết sức khả quan. Tuy nhiên, trong giai đoạn còn lại, chỉ tiêu này có xu hướng giảm đi. Để hạn chế rủi ro tín dụng do sự tăng trưởng với tốc độ khá chậm của nền kinh tế nói chung và kinh tế địa bàn nói riêng, chi nhánh đã thực hiện việc hạn chế giải ngân đối với các tổ chức có báo cáo tài chính thiếu minh bạch, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả; đồng thời tập trung vào công tác thu hồi nợ. 35 Bảng 4.6: Tình hình doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 Khoản mục 1. DNNN Năm 2010 Năm 2011 6 tháng đầu năm 2013 400.247 247.204 Số tiền Tốc độ tăng trưởng (%) 33,49 -859.682 -60,83 -153.043 -38,24 2. DNNNN 5.168.872 6.438.298 3.137.083 1.600.990 1.297.820 1.269.426 24,56 -3.301.215 -51,27 -303.170 -18,94 - Công ty CP-TNHH 3.923.361 5.166.342 2.326.978 1.182.731 1.073.792 1.242.981 31,68 -2.839.364 -54,96 -108.939 -9,21 - DNTN 1.183.236 1.177.737 Tổng 553.603 6 tháng đầu năm 2012 354.600 - Khác 1.058.685 1.413.285 Năm 2012 So sánh 2011-2010 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh So sánh 6 tháng 20132012-2011 6 tháng 2012 Tốc độ Tốc độ tăng tăng Số tiền Số tiền trưởng trưởng (%) (%) 775.044 400.247 216.303 -5.499 -0,46 -402.693 -34,19 -183.944 -45,96 35.061 18.012 7.725 31.944 51,30 -59.158 -62,79 -10.287 -57,11 6.227.557 7.851.583 3.690.686 2.001.237 1.545.024 1.624.026 26,08 -4.160.897 -52,99 -456.213 -22,80 62.275 94.219 Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ 36 c) Doanh số cho vay doanh nghiệp theo ngành Xét về cơ cấu DSCV DN phân theo ngành kinh tế tính từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013, chỉ tiêu này của các TCKT thuộc các nhóm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; ngành công nghiệp, chế biến, chế tạo; xây dựng; nhóm ngành khác có tỷ trọng hầu như không thay đổi nhiều. Điều này cho thấy Eximbank Cần Thơ đã có các điều chỉnh về chính sách khá hợp lý trong việc giải ngân các món vay này. Dựa vào bảng 4.7, DSCV đối với khách hàng DN thuộc các nhóm ngành kinh tế của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể: Trong thời gian này, DSCV đối với các DN thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có xu hướng không ổn định (bảng 4.7). DSCV DN ở nhóm ngành kinh tế trên tăng với tốc độ khá cao trong năm 2011 (trên 65%). Dựa trên thế mạnh về hoạt động cấp tín dụng đối với các DN có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá, Eximbank Cần Thơ không ngừng đưa ra các chính sách hỗ trợ về lãi suất, cung cấp các món vay với lãi suất ưu đãi đối với các TCKT trong nhóm ngành này. Bên cạnh đó, tình hình hoạt động kinh doanh ở nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong thời gian qua được đánh giá là khá tốt. Vì vậy, chi nhánh thực hiện giải ngân đối với các món vay trên. Từ đó, làm cho DSCV đối với các DN thuộc nhóm ngành này tăng trưởng với tốc độ khá khả quan. Tuy nhiên, trong giai đoạn còn lại, chỉ tiêu này đối với các DN thuộc nhóm ngành trên có sự sụt giảm mạnh; nhìn chung trên 49% (số liệu chi tiết tại bảng 4.7). Nguyên nhân là do nhiều khách hàng DN hoạt động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản không đáp ứng đầy đủ điều kiện đi vay mà ngân hàng quy định; không chứng minh được khả năng trả nợ đúng hạn. Vì vậy, chi nhánh hạn chế cấp tín dụng đối với các DN thuộc nhóm ngành này. Về phía nhóm ngành công nghiệp, chế biến và chế tạo, tính từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013, DSCV đối với DN của Eximbank Cần Thơ có chiều hướng giảm đi (bảng 4.7). Nguyên nhân là do sự suy giảm của kinh tế địa phương, sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn, hầu hết các TCKT thuộc nhóm ngành này đều là những DN có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, thiết bị sản xuất giản đơn, công nghệ chậm đổi mới, năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Vì vậy, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua chưa thật sự mang lại hiệu quả cao. Từ đó, Eximbank Cần Thơ hạn chế giải ngân cho những khách hàng DN thuộc nhóm ngành công nghiệp, chế biến và chế tạo. 37 Tương tự như nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, DSCV đối với các DN thuộc ngành xây dựng trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 có sự biến động mạnh (theo bảng 4.7). Năm 2011, chỉ tiêu này tăng khá mạnh (trên 63%). Cần Thơ là một trong những thành phố lớn; mở cửa thị trường, hoà nhập với thế giới thì nhu cầu xây dựng, nâng cấp các công trình, cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, khu vui chơi giải trí ngày càng cao. Trên cơ sở đó, những dự án và công trình đó được thẩm định là có khả thi nên chi nhánh đã chấp nhận giải ngân nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng DN. Trong năm 2012 và hết 6 tháng đầu năm 2013, chỉ tiêu này đối với những TCKT hoạt động trong ngành xây dựng lại có xu hướng giảm tương đối mạnh (trên 40%). Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này là do chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển, các loại chi phí khác cùng giá cả hàng hoá vật liệu xây dựng không ngừng gia tăng. Nhận thấy được điều đó, nhiều khách hàng là DN ngành xây dựng e ngại trước việc đi vay vốn. Điều này khiến cho chỉ tiêu này giảm mạnh đi rất nhiều. Bảng 4.7 cho thấy DSCV đối với DN ngành khác (mà chủ yếu là thương mại, dịch vụ) của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn tính từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 có xu hướng biến động. Cụ thể, chỉ tiêu này tăng trưởng với tốc độ khá tốt vào năm 2011 (khoảng 20,07%) và giảm đi rất nhiều những thời điểm còn lại (giảm mạnh nhất trong năm 2012 với tốc độ là 42,42%). Năm 2011, với sự phát triển nhanh chóng của ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố, nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ mới được hình thành. Nắm bắt được điều đó, chi nhánh đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với các DN thuộc nhóm ngành này, đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường. Tuy nhiên, ở năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tiêu dùng của các khách hàng cá nhân có phần hạn chế, những mặt tồn tại của nền kinh tế và của cả ngân hàng đã phần nào khiến cho việc phát vay cho các DN thuộc nhóm ngành này bị thu hẹp đi. 38 Bảng 4.7: Tình hình doanh số cho vay doanh nghiệp theo ngành của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 So sánh 2011-2010 Số tiền Tốc độ tăng trưởng (%) Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh So sánh 6 tháng 20132012-2011 6 tháng 2012 Tốc độ Tốc độ tăng tăng Số tiền Số tiền trưởng trưởng (%) (%) Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 1.183.236 1.962.896 811.951 520.322 262.654 779.660 65,89 -1.150.945 -58,64 -257.668 -49,52 Công nghiệp, chế biến, chế tạo 1.805.992 1.727.348 738.137 460.285 432.607 -78.644 -4,35 -989.211 -57,27 -27.678 -6,01 622.756 1.020.706 332.162 220.136 127.155 397.950 63,90 -688.544 -67,46 -92.981 -42,24 Khác 2.615.573 3.140.633 1.808.436 800.494 722.608 525.060 20,07 -1.332.197 -42,42 -77.886 -9,73 Tổng 6.227.557 7.851.583 3.690.686 2.001.237 1.545.024 1.624.026 26,08 -4.160.897 -52,99 -456.213 -22,80 Xây dựng Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ 39 4.1.2.2 Doanh số thu nợ doanh nghiệp DSTN DN cho biết các khoản tín dụng đối với DN mà ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng đã thu về khi đáo hạn vào một thời điểm nào đó. Để dễ dàng tìm hiểu sâu sắc về chỉ tiêu này, cần chia DSTN DN theo thời hạn, theo loại hình DN và theo ngành kinh tế. a) Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo thời hạn Thu hồi nợ sau một thời điểm nhất định là việc làm tất yếu của ngân hàng sau khi thực hiện giải ngân các món vay cho khách hàng. Nhìn chung, trong ba năm và 6 tháng đầu năm 2013, DSTN đối với DN trong ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao (tương tự như DSCV DN ngắn hạn) và hầu hết đều trên mức 94%. Dựa vào bảng 4.8, DSTN DN trong ngắn hạn; trung và dài hạn của Eximbank Cần Thơ có xu hướng không ổn định. Trong ngắn hạn, chỉ tiêu này đối với các TCKT tăng trưởng khá cao (khoảng 39,36%). Điều này cho thấy tại thời điểm đang xét, các DN có kết quả kinh doanh tương đối tốt; công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát của các cán bộ tín dụng khá tốt. Ngoài ra, vay vốn ngắn hạn thường dùng để bổ sung vốn lưu động cho các TCKT nên thường có chu kỳ ngắn. Vì vậy, việc thu hồi vốn được thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng. Ngược lại, trong giai đoạn còn lại, chỉ tiêu này sụt giảm khá mạnh (hầu hết đều giảm hơn 30%). Nguyên nhân là do DN gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCKT trong nước trên cùng địa bàn với nhau, giữa các DN trong nước và nước ngoài có mặt tại Cần Thơ. Từ đó, tình hình hoạt động kinh doanh của các DN đi vay không đạt kế hoạch đã đề ra. Một nguyên nhân khác nữa có thể kể đến là do một số DN sử dụng vốn vay sai mục đích. Điều này dẫn đến chi nhánh gặp phải khó khăn trong quá trình thu hồi nợ. Cũng như DSTN DN ngắn hạn, trong trung và dài hạn, chỉ tiêu này tại Eximbank Cần Thơ trong năm 2011 có tốc độ tăng trưởng rất cao (khoảng 64,41% và cao hơn trong ngắn hạn). Đây là năm cho thấy các chính sách thu hồi nợ trung và dài hạn của chi nhánh thực sự mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, trong giai đoạn còn lại, DSTN đối với DN trong thời hạn trung và dài hạn tại chi nhánh giảm khá mạnh (bảng 4.8). Nguyên nhân là do sự gia tăng của các loại chi phí đầu vào làm cho các dự án xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở hạ tầng,… trở nên chậm trễ tiến độ, thậm chí có nhiều dự án “treo”. Từ đó, khiến cho các TCKT vay nợ trung và dài hạn khó có thể trả được nợ cho ngân hàng đúng hạn. 40 Bảng 4.8: Tình hình doanh số thu nợ doanh nghiệp theo thời hạn tại Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 Khoản mục Ngắn hạn Trung-dài hạn Tổng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 So sánh 2011-2010 Số tiền 5.433.573 7.572.398 4.095.418 2.141.341 1.436.461 2.138.825 226.399 372.217 157.923 135.229 90.945 Tốc độ tăng trưởng (%) 39,36 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh So sánh 6 tháng 20132012-2011 6 tháng 2012 Tốc độ Tốc độ tăng tăng Số tiền Số tiền trưởng trưởng (%) (%) -3.476.980 -45,92 -704.880 -32,92 145.818 64,41 -214.294 -57,57 -44.284 -32,75 5.659.972 7.944.615 4.253.341 2.276.570 1.527.406 2.284.643 40,36 -3.691.274 -46,46 -749.164 -32,91 Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ 41 b) Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp Tính từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng của DSTN đối với DN ngoài quốc doanh hầu như không có sự thay đổi nhiều. Cụ thể, dao động từ 80% đến 97%. Điều này cho thấy do DSCV đối với khách hàng này chiếm tỷ trọng khá cao; do đó, số tiền thu hồi từ các món nợ này phải được tập trung đẩy mạnh. Bảng 4.9 cho biết DSTN của Eximbank Cần Thơ đối với khách hàng DNNN có sự biến động. Năm 2011, công tác thu hồi nợ của chi nhánh đối với đối tượng này hết sức khả quan. Điều này thể hiện ở tốc độ tăng trưởng của việc trả nợ các món vay từ các DN này. Cụ thể, tăng khoảng 64,73%. Qua đó, có thể thấy được rằng ý chí trả nợ của khối TCKT này khá tốt. Tuy nhiên, trong giai đoạn còn lại, chỉ tiêu này có xu hướng giảm đi rất nhiều. Các con số sụt giảm được thể hiện rõ ở bảng 4.9. Nguyên nhân dẫn đến xu hướng này là do ở những thời điểm trên, kinh tế trên địa bàn thành phố có tốc độ tăng trưởng chậm (tăng khoảng 8,38% ở 6 tháng đầu năm 2013). Trước tình hình kinh tế hầu như chưa có sự chuyển biến tích cực, các DNNN cũng bị ảnh hưởng phần nào. Tình hình hoạt động kinh doanh của khá nhiều DN không đạt kế hoạch đã đề ra. Do đó, chi nhánh gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ. Tương tự như ở nhóm khách hàng là DN quốc doanh, DSTN đối với loại hình DNNNN tại Eximbank Cần Thơ có sự thay đổi đáng kể. Trong năm 2011, DSTN của các tổ chức này có tốc độ tăng trưởng khá cao (ngoại trừ các DNTN có sự sụt giảm nhưng giảm không đáng kể - dựa vào bảng 4.9). Thực tế cho thấy, việc cấp tín dụng đối với các TCKT này hầu như là khách hàng thân thiết, thường xuyên giao dịch với ngân hàng. Vì vậy, để duy trì mối quan hệ lâu dài cũng như được hưởng các chính sách ưu đãi từ phía Eximbank Cần Thơ, những đối tượng này thường đề cao công tác trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Qua đó, uy tín của các DN ngày càng được nâng cao, tạo được lòng tin cho chi nhánh. Trong giai đoạn còn lại, việc thu nợ ở các công ty cổ phần - công ty TNHH, DNTN và các hình thức sở hữu DN khác có sự sụt giảm đáng kể (thể hiện chi tiết ở bảng 4.9). Sự khó khăn của các DN này ngày càng được bộc lộ rõ. Ở những thời điểm này, sức cầu của thị trường trên địa bàn thành phố khá yếu; mặc dù lạm phát đã được khống chế nhưng nhìn chung giá cả hàng hoá vẫn còn cao. Từ đó, làm cho số lượng tồn kho của các DN tăng lên, chi phí lưu trữ loại hàng hóa này theo thời gian tăng lên. Vì vậy, lợi nhuận của những TCKT này không đạt được như kế hoạch đã đề ra. Do đó, khả năng thu nợ của chi nhánh trong thời gian này không những không tăng mà còn giảm đi khá mạnh. 42 Bảng 4.9: Tình hình doanh số thu nợ theo loại hình doanh nghiệp của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 So sánh 2011-2010 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh So sánh 6 tháng 20132012-2011 6 tháng 2012 Tốc độ Tốc độ tăng tăng Số tiền Số tiền trưởng trưởng (%) (%) 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 159.947 56.934 622.843 64,73 -1.352.677 -85,34 -103.013 -64,40 2. DNNNN 4.697.777 6.359.577 4.020.980 2.116.623 1.470.472 1.661.800 35,37 -2.338.597 -36,77 -646.151 -30,53 - Công ty CP-TNHH 3.594.082 5.220.895 3.098.969 1.436.975 1.150.588 1.626.812 45,26 -2.121.926 -40,64 -286.387 -19,93 - DNTN 1.075.395 1.061.516 Khoản mục 1. DNNN - Khác Tổng Năm 2010 Năm 2011 962.195 1.585.038 Năm 2012 232.361 Số tiền Tốc độ tăng trưởng (%) 874.563 636.045 308.764 -13.878 -1,29 -186.953 -17,61 -327.281 -51,46 47.448 43.603 11.120 48.866 172,67 -29.718 -38,51 -32.483 -74,50 5.659.972 7.944.615 4.253.341 2.276.570 1.527.406 2.284.643 40,36 -3.691.274 -46,46 -749.164 -32,91 28.300 77.166 Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ 43 c) Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo ngành Xét về cơ cấu DSTN đối với DN thuộc các nhóm ngành kinh tế từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013, có thể thấy có ba nhóm ngành chính là nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp, chế biến, chế tạo; xây dựng chiếm tỷ trọng tương đối cao. Mặc dù trong thời gian trên, chỉ tiêu này có sự thay đổi nhưng nhìn chung, trung bình tỷ trọng của DSTN ở các DN trong mỗi nhóm ngành trên đều tăng giảm không nhiều và xoay quanh con số 20%. Bảng 4.10 cho thấy trong thời gian qua, Eximbank Cần Thơ thu hồi các món nợ vay từ các DN ở nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản không ổn định. Năm 2011, DSTN từ các TCKT trong nhóm ngành này có tốc độ tăng trưởng rất mạnh, khoảng 130,37%. Các DN ở thời điểm này hoạt động trong nhóm ngành này kinh doanh có hiệu quả. Trong đó, TCKT thuộc ngành nông nghiệp thực hiện tốt việc áp dụng công nghệ - kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ, hiệu quả trên một diện tích lớn, góp phần nâng cao năng suất bình quân, gia tăng chất lượng lúa gạo. Về phía ngành thuỷ sản, các DN thực hiện khá tốt nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh. Từ đó, những món vay từ chi nhánh được các tổ chức này trả đúng hạn. Tuy nhiên, trong thời gian còn lại, DSTN đối với các DN nhóm ngành trên đều giảm trên 50% (số liệu được trình bày cụ thể ở bảng 4.10). Biến đổi khí hậu chính là nguyên nhân tác động mạnh mẽ đối với các nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Thời tiết thay đổi bất thường khiến các cây nông nghiệp, nguồn thuỷ sản không thể thích nghi ngay lập tức. Do đó, năng suất thu hoạch của các DN bị giảm sút, khả năng trả nợ cho ngân hàng cũng giảm đi đáng kể. DSTN DN ở nhóm ngành công nghiệp, chế biến và chế tạo tại Eximbank Cần Thơ (dựa vào bảng 4.10) cũng có sự thay đổi đáng kể. Chỉ tiêu ở nhóm ngành này tăng trưởng khá tốt trong năm 2011 khoảng 18% là do mặc dù tình hình sản xuất có nhiều khó khăn nhất định nhưng sản xuất công nghiệp, chế biến và chế tạo ở một số DN vẫn duy trì và phát triển khá tốt. Các DN này có công nghệ, thiết bị hiện đại, các sản phẩm phù hợp và đạt tiêu chuẩn cao. Vì vậy, việc trả nợ các món vay cho ngân hàng trong năm này khá tốt. Trái lại, trong năm 2012, DSTN ở nhóm DN này sụt giảm mạnh tương đương 62,15%. Nguyên nhân là do mặc dù lạm phát đã được khống chế nhưng chi phí đầu vào khá cao, thị trường tiêu thụ chưa thật sự tốt; phân phối hàng hoá chưa thực sự hoàn thiện. Vì vậy, rất nhiều DN làm ăn thua lỗ. Từ đó, dẫn đến việc trả nợ cho ngân hàng hết sức khó khăn. Ở 6 tháng đầu năm 2013, DSTN đối với DN thuộc nhóm ngành công nghiệp, chế biến và chế tạo tăng trưởng khá tốt (trên 28%). Dựa trên tình hình thực tế, chi nhánh đã có những hướng điều chỉnh đúng đắn trong công tác thu hồi nợ. Cũng tại địa phương, cuộc vận động 44 “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được tăng cường thực hiện giúp các DN tìm được chỗ đứng trên thị trường. Do đó, doanh thu của các TCKT này được cải thiện. Vì vậy, việc trả nợ các món vay hết sức khả quan. Về các DN thuộc ngành xây dựng, trong suốt ba năm và 6 tháng đầu năm 2013, doanh số mà chi nhánh thu hồi từ các món vay có xu hướng biến động (bảng 4.10). Năm 2011, chỉ tiêu này có tăng khá cao (khoảng 36,22%). Điều này cho thấy đứng trước tình hình kinh tế tại địa bàn hoạt động tăng trưởng chậm, chi nhánh tập trung đẩy mạnh việc thu hồi các món nợ từ phía các DN này nhằm hạn chế bớt rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với ngân hàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn còn lại, chỉ tiêu này có xu hướng giảm đi (hầu hết đều giảm trên 45%). Nguyên nhân làm cho việc thu hồi nợ ở các TCKT thuộc ngành xây dựng tương tự nguyên nhân đối với DSTN DN ở nhóm ngành công nghiệp, chế biến và chế tạo. Bên cạnh đó, các DN thuộc ngành xây dựng hầu như đều vay vốn trung và dài hạn. Các dự án, công trình này chưa thật sự mang lại nhiều lợi nhuận nên việc trả nợ cho ngân hàng trở nên hết sức khó khăn. Vì vậy, DSTN đối với các DN thuộc ngành xây dựng sụt giảm đi mạnh. Nhìn chung, dựa vào bảng 4.10, DSTN đối với DN thuộc nhóm ngành khác có xu hướng biến động. Năm 2011, chỉ tiêu này có tốc độ tăng trưởng khả quan (xấp xỉ 24,98%). Thương mại - dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu nhóm ngành trên. Trong năm này, tình hình hoạt động kinh doanh của các DN khá tốt; một số DN tổ chức các điểm bán lẻ các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá. Mặc dù giá cả hàng hoá thị trường có tăng nhưng nhìn chung không tăng đột biến; vì vậy, không xảy ra cơn sốt về hàng hoá. Ngoài ra, những tổ chức hoạt động ở ngành dịch vụ vận tải cũng tăng cường đầu tư phương tiện, nâng cao chất lượng theo hướng “an toàn, chất lượng, văn minh”. Do đó, doanh thu của các DN ở nhóm ngành này tăng đáng kể. Và, đây chính là nguyên nhân làm cho việc trả nợ vay ngân hàng ngay tại thời điểm này trở nên dễ dàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn còn lại, việc thu nợ của chi nhánh có chiều hướng giảm trên 28% (dựa vào bảng 4.10). Điều này cho thấy các DN hầu như không có khả năng trả nợ trong bối cảnh kinh tế nói chung còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó làm cho chỉ tiêu DSTN của nhóm khách hàng này giảm đi khá nhanh. 45 Bảng 4.10: Tình hình doanh số thu nợ doanh nghiệp theo ngành của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 Khoản mục Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 So sánh 2011-2010 Số tiền 848.996 1.955.859 914.637 615.506 262.662 1.106.863 1.528.192 1.803.226 682.535 335.020 432.599 735.796 1.002.330 366.100 234.713 Khác 2.546.988 3.183.200 2.290.069 1.091.331 Tổng Công nghiệp, chế biến và chế tạo Xây dựng Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh So sánh 6 tháng 20132012-2011 6 tháng 2012 Tốc độ Tốc độ tăng tăng Số tiền Số tiền trưởng trưởng (%) (%) Tốc độ tăng trưởng (%) 130,37 -1.041.222 -53,24 -352.844 -57,33 275.033 18,00 -1.120.691 -62,15 97.579 29,13 127.247 266.534 36,22 -636.230 -63,48 -107.466 -45,79 704.898 636.213 24,98 -893.131 -28,06 -386.433 -35,41 5.659.972 7.944.615 4.253.341 2.276.570 1.527.406 2.284.643 40,36 -3.691.274 -46,46 -749.164 -32,91 Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ 46 4.1.2.3 Dư nợ doanh nghiệp Cũng giống như việc phân tích DSCV và DSTN. Phân tích dư nợ đối với DN là công việc cần thiết giúp ngân hàng nhận thấy được những sự thay đổi qua thời gian đang xét. Đồng thời, tìm ra các nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó. Khi phân tích, cần chia phân loại dư nợ theo thời hạn, theo loại hình DN và theo ngành kinh tế. a) Dư nợ doanh nghiệp theo thời hạn Xét về cơ cấu của các khoản phát vay và chưa thu hồi của Eximbank Cần Thơ phân theo thời hạn tính từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013, dễ dàng nhận thấy dư nợ đối với các DN trong ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao và đều trên 80%. Điều này thể hiện rằng trong thời gian trên, các món vay mà ngân hàng giải ngân tập trung chủ yếu trong thời hạn dưới 1 năm. Đây là những khoản chứa đựng rủi ro ít hơn so với các món trung và dài hạn. Tuy chỉ chiếm tỷ trọng khá thấp, thấp hơn nhiều so với dư nợ DN ngắn hạn nhưng đây cũng là chỉ tiêu khá quan trọng, đáp ứng nhu cầu của các DN vay vốn để đầu tư mới, mua sắm, xây dựng và sửa chữa nhà cửa, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Đồng thời, giúp cho chi nhánh cân đối và đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng. Dựa vào bảng 4.11, tình hình dư nợ đối với DN vay trong ngắn hạn có xu hướng sụt giảm và hầu hết đều ở mức hai con số (trên 10%). Nguyên nhân là do DSCV thấp hơn DSTN và các khoản phát sinh của thời điểm trước có xu hướng giảm đi. Từ đó làm cho dư nợ DN có thời hạn dưới 1 năm giảm mạnh. Qua đó, có thể nhận thấy trong suốt thời gian trên hầu như chi nhánh có xu hướng hạn chế cấp tín dụng đối với các món vay có thời hạn dưới 1 năm nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro trước tình hình kinh tế không được khả quan. Về các món vay đối với các DN từ một năm trở lên của Eximbank Cần Thơ (bảng 4.11) có sự thay đổi đáng kể. Năm 2011, chỉ tiêu này có sự tăng trưởng khá cao khoảng 44,07%. Nguyên nhân là do doanh số cho DN vay cao hơn DSTN làm cho các khoản phát sinh năm trước cộng với các khoản phát sinh thêm năm trước. Ngoài ra, do trong năm, chi nhánh tập trung cho các khách hàng thân thiết và có uy tín vay do có các dự án sản xuất kinh doanh khá khả thi dẫn đến dư nợ DN trung và dài hạn của Eximbank Cần Thơ năm 2011 tăng mạnh. Tuy nhiên, trong thời gian còn lại, chỉ tiêu này đối với các DN vay trung và dài hạn có xu hướng giảm (dựa vào bảng 4.11). Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này cũng giống như lý do dẫn đến sự sụt giảm của chỉ tiêu này đối với DN trong ngắn hạn như vừa giải thích bên trên. 47 Bảng 4.11: Tình hình dư nợ doanh nghiệp theo thời hạn tại Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh So sánh So sánh 6 tháng 20132011-2010 2012-2011 6 tháng 2012 6 tháng 6 tháng Năm Năm Năm Khoản mục đầu năm đầu năm Tốc độ Tốc độ Tốc độ 2010 2011 2012 2012 2013 tăng tăng tăng Số tiền Số tiền Số tiền trưởng trưởng trưởng (%) (%) (%) Ngắn hạn 1.886.200 1.694.290 1.189.496 1.480.372 1.251.708 -191.910 -10,17 -504.794 -29,79 -228.664 -15,45 Trung-dài hạn Tổng 224.358 323.236 265.375 261.821 220.781 98.878 44,07 -57.861 -17,90 -41,040 -15,67 2.110.558 2.017.526 1.454.871 1.742.193 1.472.489 -93.032 -4,41 -562.655 -27,89 -269.704 -15,48 Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ 48 b) Dư nợ doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp Dư nợ đối với các DN không thuộc sở hữu của Nhà nước trong thời gian ba năm và 6 tháng đầu năm 2013 chiếm tỷ trọng khá cao (trên 50%) so với các DN quốc doanh. Điều này cho thấy việc giải ngân các món vay và chưa thu hồi ở các loại hình DNNNN khá cao. Nguyên nhân là do hiện nay, số DNNN hoạt động giảm dần do việc cổ phần hoá công ty. Do có sự chuyển dịch hình thức sở hữu các tổ chức này nên việc cho vay phân theo loại hình DN cũng có sự thay đổi đáng kể. Dựa vào bảng 4.12, dư nợ ở nhóm các DNNN trong thời gian qua có sự thay đổi đáng kể. Chỉ tiêu này đối với những đối tượng này giảm mạnh vào năm 2011 và giảm khoảng 49,19%. Do hoạt động phát vay của chi nhánh thấp hơn những món nợ mà các DN phải trả trong năm. Ngoài ra, do phần phát sinh dư nợ của năm 2010 hầu như không cao. Chính hai lý do trên làm cho dư nợ sụt giảm đáng kể. Ở giai đoạn còn lại, các món vay chưa thu hồi của DNNN lại có xu hướng tăng trưởng khá cao. Điều này được lý giải là do mặc dù việc cấp tín dụng cho các tổ chức này giảm đi theo thời gian nhưng so với DSTN thì chỉ tiêu DSCV vẫn cao hơn. Do đó, sự chênh lệch giữa hai chỉ tiêu trên kết hợp với dư nợ ở thời điểm trước khiến cho dư nợ trong thời gian này tăng trưởng khá tốt. Qua đây, có thể thấy rằng mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng thấp so với các loại hình DNNNN nhưng đây là những khách hàng có quan hệ khá tốt với ngân hàng, được Nhà nước sở hữu và quản lý; các món vay của tổ chức này lại có thời gian từ 1 năm trở lên nên trong thời điểm này chưa đến thời hạn thu hồi. Vì vậy, phần nào khiến cho dư nợ đối với đối tượng này tăng đáng kể. Về phía các DNNNN, trong thời gian qua, dư nợ thật sự không ổn định (bảng 4.12). Trong năm 2011, các món vay của chi nhánh tăng trưởng trên 25% đối với DNTN và các loại hình DN khác (ngoại trừ của công ty cổ phần công ty TNHH giảm nhưng nhìn chung giảm không đáng kể). Năm 2011, DSCV của các loại hình DN trên lớn hơn nhiều so với DSTN. Khoảng chênh lệch này kết hợp với các khoản chưa đến thời hạn thu và quá hạn trong thời điểm trước khiến cho dư nợ tăng mạnh. Ở năm 2012, chỉ tiêu này đối với hầu hết các loại hình DNNNN có xu hướng giảm đi (bảng 4.12) . Nguyên nhân là do hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh trong năm thấp hơn việc thu hồi nợ. Mức chênh lệch này cộng với khoản phát sinh năm 2011 làm cho chỉ tiêu đang xét có sự sụt giảm. Ở thời điểm còn lại, dư nợ có sự tăng trưởng trở lại (ngoại trừ công ty cổ phần và công ty TNHH). Mặc dù hoạt động cấp tín dụng cho các tổ chức này hạn chế so với công tác thu hồi nợ nhưng các khoản phát sinh ở thời điểm trước cao và đủ để bù đắp cho sự sụt giảm của chênh lệch giữ DSCV và DSTN. Từ đó làm cho chỉ tiêu này tăng lên. 49 Bảng 4.12: Tình hình dư nợ theo loại hình doanh nghiệp tại Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh So sánh So sánh 6 tháng 20132011-2010 2012-2011 6 tháng 2012 6 tháng 6 tháng Năm Năm Năm Khoản mục đầu năm đầu năm Tốc độ Tốc độ Tốc độ 2010 2011 2012 2012 2013 tăng tăng tăng Số tiền Số tiền Số tiền trưởng trưởng trưởng (%) (%) (%) 1.DNNN 349.189 177.436 498.678 417.736 688.948 -171.753 -49,19 321.242 181,05 271.212 64,92 2.DNNNN 1.761.369 1.840.090 956.193 1.324.457 783.541 78.721 4,47 -883.897 -48,04 -540.916 -40,84 - Công ty CP-TNHH 1.302.462 1.247.909 475.918 993.665 399.122 -54.553 -4,19 -771.991 -61,86 -594.543 -59,83 - DNTN - Khác Tổng 428.006 544.227 444.708 308.429 352.247 116.221 27,15 -99.519 -18,29 43.818 14,21 30.901 47.954 35.567 22.363 32.172 17.053 55,19 -12.387 -25,83 9.809 43,86 2.110.558 2.017.526 1.454.871 1.742.193 1.472.489 -93.032 -4,41 -562.655 -27,89 -269.704 -15,48 Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ 50 c) Dư nợ doanh nghiệp theo ngành Xét về cơ cấu dư nợ DN theo ngành tính từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013, nhóm công nghiệp, chế biến và chế tạo chiếm tỷ trọng tương đối cao (thấp nhất là 24%); tiếp sau đó là nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (dao động từ 20% đến 25%) và cuối cùng là ngành xây dựng. Các nhóm ngành còn lại nhìn chung có sự thay đổi nhưng so với ba nhóm ngành trên thì tổng dư nợ chỉ chiếm cao nhất khoảng 38,40%. Điều này cho thấy Eximbank Cần Thơ đã thực hiện tốt trong việc ưu tiên vốn tín dụng cho các DN chế biến nông sản, DN sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giầy, linh kiện điện tử, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, DN sản xuất, kinh doanh các mặt hàng sắt, thép, xi măng, gạch, ngói. Bảng 4.13 cho thấy trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013, mặc dù dư nợ đối với các TCKT ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; xây dựng tăng trưởng trong năm 2011 (tăng không đáng kể; dưới mức 7%) nhưng nhìn chung tình hình dư nợ đối với hầu hết các DN thuộc các ngành kinh tế có xu hướng giảm (ngoại trừ ngành công nghiệp, chế biến và chế tạo có sự biến động). Điều này cho thấy trong thời gian này, chi nhánh chủ yếu tập trung vào công tác thu hồi nợ cho nên việc cấp tín dụng cho các DN có phần hạn chế. Từ đó, làm cho chênh lệch giữa DSCV và DSTN giảm; kết hợp với các khoản nợ ở thời điểm trước thời điểm đang xét khiến cho dư nợ có tốc độ giảm đi theo thời gian. Đối với DN thuộc nhóm ngành công nghiệp, chế biến và chế tạo, dư nợ trong suốt quá trình trên cũng có xu hướng không ổn định. Trong năm 2011, chỉ tiêu này giảm khoảng 13,31%. Nguyên nhân là do DSCV của chi nhánh thấp hơn với DSTN. Mức chênh lệch theo chiều hướng giảm này cộng với các khoản phát sinh trước làm cho dư nợ có sự sụt giảm. Ngược lại, ở năm 2012, chỉ tiêu này đối với các DN này tăng trưởng chậm (khoảng 11,26%). Mặc dù việc giải ngân của chi nhánh giảm so với năm 2011 nhưng do chỉ tiêu này vẫn cao hơn hoạt động thu hồi nợ. Chênh lệch này tăng kết hợp với các món vay chưa thu hồi trong năm cũ làm cho dư nợ tăng chậm trong năm 2012. Ở 6 tháng đầu năm 2013, chỉ tiêu này có xu hướng giảm đi. Điều này là do chênh lệch theo chiều hướng tăng của DSCV và DSTN không nhiều. Chênh lệch này cộng với dư nợ trong quá khứ khiến cho dư nợ đối với nhóm ngành này tại thời điểm trên sụt giảm (bảng 4.13). 51 Bảng 4.13: Tình hình dư nợ doanh nghiệp theo ngành tại Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh So sánh So sánh 6 tháng 20132011-2010 2012-2011 6 tháng 2012 6 tháng 6 tháng Năm Năm Năm Khoản mục đầu năm đầu năm Tốc độ Tốc độ Tốc độ 2010 2011 2012 2012 2013 tăng tăng tăng Số tiền Số tiền Số tiền trưởng trưởng trưởng (%) (%) (%) Nông, lâm nghiệp và 450.871 457.908 355.222 362.724 355.214 7.037 1,56 -102.686 -22,43 -7.510 -2,07 thuỷ sản Công nghiệp, chế biến, chế tạo 569.897 494.020 549.622 619.285 549.630 -75.877 -13,31 55.602 11,26 -69.655 -11,25 Xây dựng 279.432 297.807 263.869 283.230 263.777 18.375 6,58 -33.938 -11,40 -19.453 -6,87 Khác 810.358 767.791 286.158 476.954 303.868 -42.567 -5,25 -481.633 -62,73 -173.086 -36,29 2.110.558 2.017.526 1.454.871 1.742.193 1.472.489 -93.032 -4,41 -562.655 -27,89 -269.704 -15,48 Tổng Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ 52 4.1.2.4 Nợ xấu doanh nghiệp Bảng 4.14 cho thấy nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn đối với DN có sự biến động. Điều này dẫn đến nợ xấu cũng có xu hướng tương tự. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng cao (77% đến 83%). Đây là nhóm nợ gây rủi ro cao và hầu như không thể thu hồi được. Cả ba nhóm nợ này tăng cao trong năm 2011 (trên 48%). Nguyên nhân là do ở năm 2010, các món vay đã đến hạn nhưng nhiều DN chưa trả được nợ. Mặc dù đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng chi nhánh vẫn gặp không thể thu hồi đầy đủ các món nợ đã giải ngân. Tuy nhiên, trong giai đoạn còn lại, ba nhóm nợ này có xu hướng giảm. Điều này cho thấy chi nhánh đã có những sự điều chỉnh đúng đắn trong việc hạn chế cho vay và tập trung công tác thu nợ. Để biết được nguyên nhân nợ xấu lại có sự biến động như vậy, cần phải xét đến nợ xấu theo thời hạn, theo loại hình DN và theo ngành kinh tế. a) Nợ xấu doanh nghiệp theo thời hạn Bảng 4.15 cho thấy nợ xấu của các DN trong ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu nợ xấu của các TCKT phân theo thời hạn (100%). Điều này có nghĩa là không có nợ xấu đối với các DN trong thời hạn từ 1 năm trở lên. Như vậy, có thể thấy trong thời gian này công tác thẩm định các dự án sản xuất kinh doanh trong thời gian dài khá tốt. Qua đó, có thể kết luận rằng năng lực đánh giá của các cán bộ tín dụng có hiệu quả. Trong ngắn hạn, nợ xấu đối với DN của Eximbank Cần Thơ có xu hướng biến động. Tăng cao vào năm 2011 với tốc độ 50,54%. Điều này cho thấy trong năm, chất lượng tín dụng mặc dù được quan tâm nhưng vẫn còn bộc lộ những hạn chế. Ngoài ra, một phần do DN gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hoá dẫn đến hàng tồn kho cao. Các chi phí phát sinh từ việc lưu trữ loại hàng này theo đó cũng tăng lên. Chính hai yếu tố này khiến cho các TCKT gặp khó khăn trong việc giải quyết các món vay đúng hạn. Ngoài ra, mặc dù các khoản nợ này ở thời điểm trước đã được chi nhánh cơ cấu lại thời hạn nhưng khi đến thời gian thu hồi, các DN này vẫn chưa thể trả đủ, trả đúng số tiền đi vay (kể cả tiền lãi). Trong thời gian còn lại, nợ xấu DN có xu hướng giảm đi rất nhiều (từ 26% đến 35%). Với tốc độ tăng trưởng rất cao của nợ xấu trong năm 2011, chi nhánh lo ngại chỉ tiêu này có thể tiếp tục tăng cao. Do đó, Eximbank Cần Thơ đã có các chính sách siết chặt lại điều kiện cho vay, tập trung đẩy mạnh việc thu hồi các món nợ đã quá hạn, thực hiện khá nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát và giám sát tất cả các giai đoạn của quá trình cấp tín dụng với mục đích phát hiện sớm, cảnh báo và ngăn chặn rủi ro tín dụng, giảm thiểu được phần nào nợ xấu từ DN có thể tăng cao trở lại. 53 Bảng 4.14: Tình hình nợ xấu doanh nghiệp theo nhóm nợ của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 So sánh 2011-2010 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh So sánh 6 tháng 20132012-2011 6 tháng 2012 Tốc độ Tốc độ tăng tăng Số tiền Số tiền trưởng trưởng (%) (%) -1.690 -39,76 -1.074 -23,70 Nợ nhóm 3 2.755 4.250 2.560 4.531 3.457 1.495 Tốc độ tăng trưởng (%) 54,26 Nợ nhóm 4 1.238 2.088 1.367 2.060 1.096 850 68,66 -721 -34,53 -964 -46,80 Nợ nhóm 5 18.542 27.587 18.130 22.163 16.711 9.045 48,78 -9.457 -34,28 -5.452 -24,60 Tổng nợ xấu 22.535 33.925 22.057 28.754 21.264 11.390 50,54 -11.868 -34,98 -7.490 -26,05 Số tiền Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ 54 Bảng 4.15: Tình hình nợ xấu doanh nghiệp theo thời hạn của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 Khoản mục Ngắn hạn Trung-dài hạn Tổng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 So sánh 2011-2010 Số tiền Tốc độ tăng trưởng (%) Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh So sánh 6 tháng 20132012-2011 6 tháng 2012 Tốc độ Tốc độ tăng tăng Số tiền Số tiền trưởng trưởng (%) (%) 22.535 33.925 22.057 28.754 21.264 11.390 50,54 -11.868 -34,98 -7.490 -26,05 0 0 0 0 0 0 0,00 0 0,00 0 0,00 22.535 33.925 22.057 28.754 21.264 11.390 50,54 -11.868 -34,98 -7.490 -26,05 Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ 55 b) Nợ xấu doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp Xét về cơ cấu nợ xấu theo loại hình DN tính từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 tại Eximbank Cần Thơ, chỉ tiêu này chiếm 100% đối với các DN ngoài quốc doanh. Điều này có nghĩa là ở các DNNN, hầu như không có nợ xấu. Trong thời gian này, hầu hết các món vay của những tổ chức thuộc sở hữu của Nhà nước có thời hạn trung hoặc dài hạn. Như vừa phân tích về nợ xấu phân theo thời hạn bên trên, dễ dàng nhận thấy phần lớn nợ xấu tập trung ở thời hạn dưới 1 năm. Từ đó, có thể thấy công tác cho vay, thẩm định đối với các DNNN khá tốt. Dựa vào bảng 4.16, trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu đối với DN ngoài quốc doanh có xu hướng biến động. Trong năm 2011, nợ xấu ở nhóm khách hàng là các công ty cổ phần, công ty TNHH, DNTN tăng trưởng khá cao (trên 45%). Hầu hết các DN này đều hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, việc vay vốn đối với các tổ chức này chủ yếu nhằm đáp ứng, bổ sung vốn lưu động; mà vốn này tồn tại trong ngắn hạn. Tuy nhiên, tình hình hoạt động kinh doanh của một số DN trong năm thật sự không khả quan, sức mua của người dân trên địa bàn tương đối thấp dẫn đến tình trạng ứ đọng hàng hoá của các DN. Do đó, khả năng trả nợ đúng hạn đối với những tổ chức này trở nên hết sức khó khăn; đặc biệt đối với các TCKT có quy mô vừa và nhỏ. Vì vậy, nợ xấu ở năm này tăng trưởng khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong giai đoạn còn lại, tình trạng nợ xấu của Eximbank Cần Thơ đối với các tổ chức này có xu hướng giảm đi nhiều (bảng 4.16). Điều này có được là do trong giai đoạn này, chi nhánh hạn chế cấp tín dụng đối với các loại hình DN ngoài Nhà nước mà tập trung đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, hạn chế nợ xấu tăng cao như năm 2011. Ngoài ra, do một số món nợ của các DN được chi nhánh cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Qua đó, có thể kết luận rằng, các chính sách của chi nhánh thật sự có hiệu quả trong thời gian này, các cán bộ tín dụng đã thực hiện tốt trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. 56 Bảng 4.16: Tình hình nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 Khoản mục 1. DNNN Năm 2011 Năm 2010 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 So sánh 2011-2010 Số tiền Tốc độ tăng trưởng (%) 0,00 0 0 0 0 0 0 2. DNNNN 22.535 33.925 22.057 28.754 21.264 11.390 - Công ty CP-TNHH 17.983 26.945 17.379 22.766 16.411 4.552 6.980 4.678 5.988 0 0 0 22.535 33.925 22.057 - DNTN - Khác Tổng Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh So sánh 6 tháng 20132012-2011 6 tháng 2012 Tốc độ Tốc độ tăng tăng Số tiền Số tiền trưởng trưởng (%) (%) 0 0,00 0 0,00 50,54 -11.868 -34,98 -7.490 -26,05 8.962 49,84 -9.566 -35,50 -6.355 -27,91 4.853 2.428 53,34 -2.302 -32,98 -1.135 -18,95 0 0 0 0,00 0 0,00 0 0,00 28.754 21.264 11.390 50,54 -11.868 -34,98 -7.490 -26,05 Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ 57 c) Nợ xấu doanh nghiệp theo ngành Trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013, tình trạng nợ xấu của các DN thuộc nhóm xây dựng chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu nợ xấu DN phân theo ngành kinh tế (hầu như hơn 57%). Tiếp sau xây dựng là nhóm ngành công nghiệp, chế biến và chế tạo (chiếm khoảng 23%). Nguyên nhân dẫn đến điều này là do trong thời gian trên, tình hình kinh doanh của các DN này gặp khó khăn. Đây là những DNNNN và các món vay thường dưới 1 năm. Mặc dù được ưu tiên vốn tín dụng theo Chính phủ yêu cầu nhưng do tình trạng các mặt hàng tồn kho khá cao nên các khoản mà những tổ chức thu về không đủ để bù đắp chi phí đã bỏ ra (trong đó có chi phí vay vốn ngân hàng). Bảng 4.17 cho thấy nợ xấu DN phân theo ngành và nhóm ngành có xu hướng biến động. Nợ xấu DN ở nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tại Eximbank Cần Thơ trong năm 2010-2012 đều ở mức 150 triệu đồng. Như vậy, tốc độ tăng trưởng của nợ nhóm ngành này trong thời gian kể trên không thay đổi. Điều này chứng tỏ rằng trong thời gian trên, các DN thuộc nhóm ngành trên không phát sinh thêm các món nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Đây là một kết quả khá tốt vì chi nhánh đã ngăn được tình trạng nợ xấu tăng lên liên tục (xu hướng nợ xấu tăng liên tục hiện nay tại các NHTM). Đáng chú ý là trong 6 tháng đầu năm 2013, hầu như không có nợ xấu ở nhóm ngành này nên tốc độ tăng trưởng giảm đi phần nào (giảm 100%). Qua đó, có thể thấy được chi nhánh đã thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ và cẩn thận hơn đối với món vay thuộc nhóm ngành trên. Đối với các DN thuộc nhóm ngành còn lại như công nghiệp, chế biến và chế tạo; xây dựng và các ngành khác thì nợ xấu ở Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 nhìn chung có sự biến động. Nợ xấu của các TCKT thuộc những nhóm ngành trên tăng mạnh vào năm 2011 (hầu như trên mức 30%). Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ quá hạn của chi nhánh chưa thật sự hiệu quả. Ngoài ra, 2011 là năm lạm phát tăng làm cho chi phí của các yếu tố đầu vào quá cao trong khi sức cầu của thị trường khá yếu. Từ đó, DN không thể tiêu thụ được sản phẩm của mình, gây ra hàng tồn kho cao cho nên khả năng trả nợ đúng hạn của DN kém dẫn đến nợ xấu chi nhánh tăng cao. Tuy nhiên, trong thời gian còn lại, chỉ tiêu này ở các nhóm ngành trên đều giảm mạnh (theo bảng số liệu 4.17). Dựa trên điều kiện thực tế hiện có đối với từng nhóm ngành cụ thể, chi nhánh đã áp dụng các biện pháp thích hợp để kiểm soát nợ xấu ngân hàng. Qua đó, làm giảm nợ xấu đối với các ngành trên xuống mức thấp nhất có thể. 58 Bảng 4.17: Tình hình nợ xấu doanh nghiệp theo ngành của Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh So sánh So sánh 6 tháng 20132011-2010 2012-2011 6 tháng 2012 6 tháng 6 tháng Năm Năm Năm Khoản mục đầu năm đầu năm Tốc độ Tốc độ Tốc độ 2010 2011 2012 2012 2013 tăng tăng tăng Số tiền Số tiền Số tiền trưởng trưởng trưởng (%) (%) (%) Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 150 150 150 150 0 0 0,00 0 0,00 -150 -100,00 5.296 8.295 5.404 6.470 4.359 2.999 36,16 -2.891 -34,85 -2.111 -32,62 14.648 21.203 13.254 17.051 12.325 6.555 30,92 -7.949 -37,49 -4.727 -27,72 Khác 2.442 4.277 3.249 5.083 4.580 1.836 42,92 -1.028 -24,04 -503 -9,89 Tổng 22.535 33.925 22.057 28.754 21.264 11.390 50,54 -11.868 -34,98 -7.490 -26,05 Công nghiệp, chế biến, chế tạo Xây dựng Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ 59 4.2 PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI EXIMBANK CẦN THƠ 4.2.1 Chỉ tiêu dư nợ doanh nghiệp trên tổng nguồn vốn huy động Dư nợ DN trên tổng VHĐ là chỉ tiêu phản ánh khả năng sử dụng vốn của ngân hàng để cho các TCKT vay. Dựa trên kết quả tính toán, trong giai đoạn (2010-2012), chỉ tiêu này có sự biến động. Chỉ tiêu này rất lớn trong năm 2010 và năm 2011; lớn nhất vào năm 2011. Xét về mặt ý nghĩa, cứ 100 đồng VHĐ Eximbank Cần Thơ cho vay từ 113,08 đồng đến 114,69 đồng. Có thể kết luận rằng, trong hai năm vừa nêu trên, chi nhánh chưa thực sự huy động đầy đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Do đó, chi nhánh phải sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở. Để hạn chế nhận vốn từ cấp trên chuyển về, chi nhánh đã linh hoạt đưa ra các gói sản phẩm mới, các chương trình khuyến mại, quà tặng trong năm 2012. Vì vậy, số VHĐ được cải thiện hơn. Từ đó, làm cho chỉ tiêu này giảm xuống (bảng 4.18). Như vậy, cứ 100 đồng VHĐ năm 2012, chi nhánh cho DN vay 70,8 đồng. So với 6 tháng đầu năm 2012, chỉ tiêu này trong năm 2013 có xu hướng giảm nhẹ. Tức 100 đồng VHĐ, chi nhánh ngân hàng cho vay DN khoảng 76,06 đồng. Như vậy, có thể thấy Eximbank Cần Thơ đã sử dụng VHĐ để cho các TCKT vay khá hiệu quả. 4.2.2 Hệ số thu nợ doanh nghiệp Hệ số này cho biết số tiền mà ngân hàng thu hồi được thông qua hoạt động cho vay đối với khách hàng. Nhìn chung (bảng 4.18), hệ số thu nợ của Eximbank Cần Thơ có xu hướng tăng dần trong giai đoạn (2010-2012). Qua đó, có thể kết luận rằng khả năng thu hồi nợ từ khách hàng DN hết sức khả quan. Xét về mặt ý nghĩa, thay vì trong năm 2010, chi nhánh cho vay 100 đồng và thu lại được khoảng 90,89 đồng thì năm 2012, Eximbank Cần Thơ đã thu lại được 115,25 đồng. Tuy trong 6 tháng đầu năm 2013, hệ số này có sự sụt giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 nhưng nhìn chung, chỉ tiêu này vẫn khá lớn (lớn hơn 98%); tức là cứ 100 đồng chi nhánh cho vay thì thu lại khoảng 98,86 đồng. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ cũng như thẩm định khách hàng của chi nhánh khá tốt và có hiệu quả. 4.2.3 Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp trên tổng dư nợ doanh nghiệp Tỷ lệ nợ xấu DN trên tổng dư nợ DN là chỉ tiêu đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng là các TCKT. 60 Trong suốt giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, chỉ tiêu này có xu hướng biến động nhưng nhìn chung đều dưới 2% (chi tiết tại bảng 4.18). Xét về mặt ý nghĩa, một cách tổng quát, cứ 100 đồng ngân hàng cho vay đối với DN thì các khoản tiền được xếp vào nợ xấu của chi nhánh chỉ dưới 2 đồng. Mặt khác, so với mức 3%, có thể thấy trong suốt quá trình nêu trên, hoạt động tín dụng đối với DN của Eximbank Cần Thơ khá tốt. Qua đó, có thể kết luận rằng ngân hàng đã có biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động tín dụng DN khá hiệu quả. 4.2.4 Hệ số vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh thời gian thu hồi nhanh hay chậm. Dựa trên kết quả tính toán, có thể thấy trong thời gian gần đây, hệ số vòng quay vốn tín dụng đối với DN của Eximbank Cần Thơ có xu hướng giảm đi (bảng 4.18). Cụ thể, nhìn chung đều dưới 4 vòng (cao nhất là 3,85 vòng trong năm 2011). Xét về cơ cấu DSCV DN theo thời hạn, có thể thấy các chỉ tiêu này trong ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao (đều chiếm hơn 94%) và hầu như không có sự thay đổi nhiều. Như vậy, trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013, khả năng thu hồi vốn từ các khách hàng là DN tương đối chậm. Cụ thể, trung bình cứ từ 4 tháng đến dưới 12 tháng, chi nhánh có thể thu hồi được các món vay giải ngân cho những TCKT. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này còn cho thấy quy mô tín dụng đối với DN đang có xu hướng thu hẹp lại. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế nói chung và trên địa bàn nói riêng gặp nhiều khó khăn, các DN sản xuất kinh doanh trì trệ, các sản phẩm không tiêu thụ trên thị trường được; một số ít DN phá sản hoặc giải thể. Chính điều này khiến cho thời gian thu hồi vốn chậm lại. 61 Bảng 4.18: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại Eximbank Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 1. Vốn huy động Triệu đồng 1.866.477 1.759.166 2.054.892 2.105.349 1.935.930 2. Doanh số cho vay DN Triệu đồng 6.227.557 7.851.583 3.690.686 2.001.237 1.545.024 3. Doanh số thu nợ DN Triệu đồng 5.659.972 7.944.615 4.253.341 2.276.570 1.527.406 4. Dư nợ DN Triệu đồng 2.110.558 2.017.526 1.454.871 1.742.193 1.472.489 5. Nợ xấu DN Triệu đồng 22.535 33.925 22.057 28.754 21.264 6. Dư nợ DN bình quân Triệu đồng 2.042.268 2.064.042 1.736.199 1.879.860 1.463.680 7. Dư nợ DN/Vốn huy động (=4/1) % 113,08 114,69 70,80 82,75 76,06 8. Hệ số thu nợ DN (=3/2) % 90,89 101,18 115,25 113,76 98,86 9. Tỷ lệ nợ xấu DN/Dư nợ DN (=5/4) % 1,07 1,68 1,52 1,65 1,44 Vòng 2,77 3,85 2,45 1,21 1,04 10. Vòng quay vốn tín dụng DN (=3/6) Nguồn: Tổng hợp các số liệu từ phòng dịch vụ khách hàng và phòng khách hàng doanh nghiệp tại Eximbank Cần Thơ 62 4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI EXIMBANK CẦN THƠ Ở nội dung này, luận văn tập trung phân tích bốn nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng DN là do tình hình của kinh tế - xã hội tại Việt Nam nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng, tác động của các chính sách Nhà nước, các yếu tố chủ quan từ phía ngân hàng và các yếu tố từ phía các TCKT đi vay. Dưới đây là những nhận định mang tính định tính (dựa trên các bài phân tích, báo cáo có liên quan) giúp khái quát lại các nguyên nhân gây ra sự biến động của hoạt động tín dụng đối với DN trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013. 4.3.1 Tình hình kinh tế - xã hội Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn (2010-2012) nhìn chung vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định và chưa có sự phục hồi khả quan. Tốc độ tăng GDP của cả nền kinh tế năm 2012 chỉ đạt hơn 5,03%, thấp hơn năm 2011 (với 5,89%).1 Tổng cầu tiêu dùng tuy có cải thiện hơn so với năm 2011 nhưng vẫn tăng thấp hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, trong giai đoạn này vẫn còn một vài nét tích cực và đáng chú ý như mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm xuống. Ngoài ra, lạm phát được kiềm chế ở mức một con số (tính đến hết năm 2012, lạm phát đạt 6,81%, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đề ra là 8%), thấp hơn nhiều so với mức 18,13% trong năm 2011. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011. Số lượng các DN đã phải thu hẹp, ngừng và thậm chí chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục tăng cao. Theo “Kết quả điều tra thực trạng và tình hình khó khăn của doanh nghiệp” cho thấy số DN thực tế còn hoạt động là 91,6%, số DN phá sản, giải thể và DN ngừng sản xuất kinh doanh, đang hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể chiếm 8,4%. Theo địa phương, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tỷ lệ DN phá sản, giải thể cao nhất cả nước với 13,6%. 2 Nền kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tiếp tục gặp những khó khăn nhất định. Sức mua của thị trường vẫn còn rất yếu. Các DN vẫn không tiêu thụ được sản phẩm, hàng tồn kho còn ở mức cao. Rất nhiều TCKT có năng lực tài chính yếu. Tuy nhiên, lạm phát đã được kiềm chế ở mức thấp khi 6 tháng đầu năm 2013, chỉ số CPI tăng nhẹ khoảng 2,33% so với cuối năm 2012. Về ngoại hối, tỷ giá vẫn tiếp tục xu hướng ổn định, tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm thấp mặt bằng lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. 1 2 Nguồn: http://kinhdoanh.vnexpress.net Nguồn: http://baodientu.chinhphu.vn 63 Tính riêng kinh tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ, chỉ số CPI đến tháng 11 năm 2012 tăng 7,02% so với bình quân 11 tháng năm 2011.3 Tốc độ tăng trưởng GDP toàn thành phố đến tháng 11 năm 2012 ước đạt 11,55% thấp hơn so với chỉ tiêu đã đề ra là 15%. Các DN trên địa bàn hầu hết là những TCKT hoạt động có quy mô vừa và nhỏ. Trước những hạn chế của kinh tế trên địa bàn, các DN gặp nhiều khó khăn giống như xu hướng của các DN trên cả nước như vừa nêu trên. Bước vào năm 2013, kinh tế địa phương chưa thật sự khả quan, còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, thị trường tiêu thụ hàng hoá thu hẹp, nhu cầu tiêu dùng giảm. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 8,38% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực nông nghiệp - thuỷ sản giảm 3,37%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 10,01% và khu vực thương mại - dịch vụ tăng 8,99% so với cùng kỳ. 4.3.2 Chính sách Nhà nước Đứng trước những khó khăn của nền kinh tế, Chính phủ tiếp tục thực hiện các chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô. Mức lạm phát khống chế đến mức thấp nhất ở mức một con số. Tuy nhiên, xét về trung và dài hạn, kinh tế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, khó lường. Năm 2011, đây được xem là năm có nhiều thay đổi trong chính sách điều hành vĩ mô, tác động rất lớn đến hoạt động của các NHTM. Để kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã tiếp tục điều hành chính sách thắt chặt tài khoá và tiền tệ. Tăng trưởng tín dụng được giới hạn dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16%, tỷ trọng dư nợ ở lĩnh vực phi sản xuất giảm dần theo lộ trình của Chỉ thị số 01/CT-NHNN. Đến cuối năm 2011, tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt 10,9% là mức thấp nhất kỷ lục trong nhiều năm qua. Trong năm 2012, NHNN quyết định giảm lãi suất huy động và cho vay. Cụ thể, giảm liên tục 6 lần. Theo đó, lãi suất huy động VND giảm từ 14%/năm xuống còn 8%/năm.4 Cũng trong năm, Chính phủ đã cho triển khai và thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, các chỉ tiêu cơ bản của nền kinh tế đã thu được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, do tác động của các nguyên nhân khách quan và chủ quan, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN còn gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh 3 4 Nguồn: http://www.vietrade.gov.vn Nguồn: http://www.laisuat.vn 64 doanh và hỗ trợ thị trường. Theo đó, một số DN được miễn, giảm, thậm chí hoãn hàng chục tỷ đồng thuế. Trong 6 tháng đầu năm 2013, Chính phủ ban hành kịp thời nhiều văn bản và chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, hiệu quả nhằm thực hiện tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó, trọng tâm Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. 4.3.3 Các yếu tố từ phía ngân hàng Với các NHTM nói chung và Eximbank nói riêng, cụ thể là chi nhánh Cần Thơ đã chủ động kiến tạo một mặt bằng lãi suất thấp, tung ra nhiều gói tín dụng ưu đãi, có điều kiện thủ tục tiếp cận dễ dàng, thuận tiện hơn.5 Trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013, hệ thống Eximbank nói chung và chi nhánh Cần Thơ nói riêng đã áp dụng khá thành công các chương trình tài trợ xuất khẩu vốn là thế mạnh của ngân hàng, bao gồm chương trình tài trợ xuất khẩu bằng ngoại tệ với lãi suất ưu đãi; chương trình tài trợ xuất nhập khẩu bằng VND với lãi suất ngoại tệ; chương trình tài trợ sản xuất kinh doanh đối với DN bằng VND với lãi suất 7%/năm có bảo hiểm tỷ giá. Đây là chương trình tiên phong của Eximbank nói chung và chi nhánh Cần Thơ nói riêng trong hệ thống ngân hàng và được các khách hàng đánh gíá rất cao về sự hỗ trợ chia sẻ rủi ro của chính ngân hàng. Ngoài ra, trong thời gian trên, VHĐ của Eximbank Cần Thơ dần có xu hướng ổn định hơn, đặc biệt là các loại tiền gửi của khách hàng cá nhân và DN luôn chiếm tỷ trọng đáng kể (luôn lớn hơn 70%) trong tổng VHĐ của ngân hàng. Điều này cho thấy, chi nhánh đã tận dụng được nguồn vốn có chi phí rẻ thay vì tiền gửi của các TCTD khác có chi phí cao hơn. Do đó, Eximbank Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi để giải ngân với những món vay lớn từ phía DN vay vốn. Bên cạnh đó, chi nhánh còn áp dụng nhiều biện pháp thích hợp để hỗ trợ khách hàng (đáng chú ý là các TCKT) vượt qua khó khăn, đồng thời kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng. 4.3.4 Các yếu tố từ phía doanh nghiệp vay vốn Theo nhận định mang tính khách quan và dựa trên phân tích bài viết “Khó khăn của ngân hàng khi cho doanh nghiệp vay vốn” của tác giả Nguyễn 5 Nguồn: http://www.eximbank.com.vn 65 Thiện Sơn6, luận văn trình bày một vài yếu tố cần thiết phải có từ phía DN đi vay vốn ngân hàng. Đó là năng lực lãnh đạo, các báo cáo tài chính của TCKT vay vốn, nhận thức của các DN trong chính sách hỗ trợ vay vốn và chất lượng tài sản đảm bảo món vay. Khả năng lãnh đạo, điều hành DN là một trong những nhân tố quan trọng giúp bản thân các TCKT hoạt động hiệu quả. Thực tế cho thấy, việc lựa chọn kinh doanh trong lĩnh vực nào và cạnh tranh bằng cách nào để DN thành công tuỳ thuộc rất nhiều vào nhân tố ấy. Hiện nay, đa số TCKT hoạt động đều dưới hình thức quy mô vừa và nhỏ. Do đó, các nhà lãnh đạo điều hành này thường đi từ kinh nghiệm hoạt động kinh doanh thực tiễn của mình chứ chưa được đào tạo một cách bài bản qua trường lớp nên không nắm bắt được nguyên lý hoạt động của ngành nghề kinh tế đặc thù mà DN đang hoạt động. Điều này khiến cho mục đích vay vốn của DN trở nên sai lệch. Sử dụng vốn sai mục đích khiến DN lâm vào tình trạng khó khăn khi phải giải quyết trả nợ đúng kỳ hạn cho ngân hàng. Ngoài ra, quyết định của các nhà lãnh đạo có ý nghĩa rất lớn đối với chính DN của mình. Cụ thể, quyết định vay nợ với bao nhiêu là đúng và đủ, góp phần tích tiết kiệm được một số tiền từ lá chắn thuế. Ngoài ra, hoạt động có hiệu quả còn mang lại uy tín cho DN. Do đó, các TCKT này có thể vay vốn ngân hàng một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, để được ngân hàng chấp nhận giải ngân, DN cần phải có báo cáo tài chính minh bạch. Tuy nhiên, hiện nay, số liệu báo cáo tài chính của DN thường không trung thực. Số liệu thiếu thống nhất, chưa theo kịp các chuẩn mực quốc tế đang là rào cản lớn đối với DN khi tiếp cận vốn từ NHTM. Các DN, tổ chức thực hiện vay vốn ngân hàng thì được kiểm toán theo quy định của pháp luật về tín dụng. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam, DN thường hoạt động với quy mô vừa và nhỏ cho nên hầu như không kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm. Khi được các NHTM yêu cầu, DN khó có thể đáp ứng vì nó làm tăng chi phí cho DN. Ngoài ra, tuy các chuẩn mực kế toán hiện hành của Việt Nam là khá rõ ràng và đầy đủ nhưng chỉ so với điều kiện thị trường tại Việt Nam, chưa phù hợp chuẩn mực kế toán theo thông lệ quốc tế. Trong khi đó, việc phân loại khách hàng DN để cho vay của các NHTM hiện nay lại đang dựa theo chuẩn mực quốc tế, mà chủ yếu khai thác thông tin trên báo cáo tài chính không theo chuẩn mực quốc tế của DN. Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2012, có tới 46,1% DN chủ yếu là các TCKT có quy mô vừa và nhỏ không biết về những chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi cho đối tượng DN của mình.7 Điều này cho thấy 6 7 Nguồn: http://www.thoibaonganhang.vn Nguồn: http://www.thoibaonganhang.vn 66 mặc dù có rất nhiều TCKT có nhu cầu vay vốn nhưng nhìn chung do một số yếu tố khách quan khiến cho chính những DN này khó có thể tiếp cận và hiểu được các chính sách hỗ trợ vay vốn. Một điều quan trọng nữa là các DN cũng cần thể hiện năng lực trả nợ đối với các món vay mà ngân hàng giải ngân. Điều này được thể hiện qua tài sản đảm bảo. Thông thường, các DN khi vay vốn thường thiếu tài sản đảm bảo theo quy định, nguyên nhân là do nhu cầu vốn vay của DN thì cao và tài sản cố định của DN thực tế trên báo cáo tài chính cũng cao nhưng giấy phép về quyền sử dụng và quyền sở hữu thì không có hoặc có không đầy đủ theo quy định hiện hành nên không thế chấp để vay vốn được. Việc không có các loại giấy tờ về quyền sở hữu và quyền sử dụng chủ yếu là do chi phí cho việc có được giấy phép lớn, thủ tục hành chính rườm rà,… Điều này cũng là một trong những trở ngại lớn đối với DN. Ngoài ra, khi vay vốn NHTM, các DN đi vay luôn phải đảm bảo với ngân hàng dự án, phương án sản xuất kinh doanh có khả thi, hiệu quả nhưng chỉ thiếu tài sản đảm bảo. Các ngân hàng đề nghị tài sản đảm bảo của bên thứ ba thì đại diện DN hoặc người có liên quan đến DN không đồng ý đưa tài sản thuộc quyền sử dụng và quyền sở hữu của mình. Đặc biệt, rủi ro từ việc cho vay mà tài sản bảo đảm là dự án bất động sản sẽ rất lớn. 67 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP 5.1.1 Tồn tại Trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013, ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ đạt được những thành tựu phải kể đến như không tồn tại nợ xấu đối với các DNNN trong thời hạn trên 1 năm, tỷ lệ nợ xấu đối với DN của chi nhánh thấp hơn 3%, mức an toàn để ngân hàng hoạt động bình thường; kết quả hoạt động kinh doanh khá tốt (tín dụng vẫn là hoạt động chính mang lại lợi nhuận cho ngân hàng); VHĐ, trong đó tiền gửi từ khách hàng cá nhân và DN chiếm tỷ trọng cao,… Tín dụng đối với DN vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tín dụng theo khách hàng của chi nhánh. Thông qua quá trình phân tích, có thể thấy hoạt động này vẫn còn bộc lộ những mặt yếu kém cụ thể như sau: - Quy mô tín dụng đối với khách hàng DN theo thời hạn, theo loại hình DN và theo ngành kinh tế của Eximbank Cần Thơ có xu hướng giảm đi. Đáng chú ý, đối với các DN ngoài quốc doanh, trong ngắn hạn và ở các nhóm ngành như nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; ngành xây dựng; - Cũng trong giai đoạn trên, DSTN DN trong ngắn, trung và dài hạn tại Eximbank Cần Thơ đều giảm mạnh. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy chi nhánh gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ ở cả hai loại hình DN chính là TCKT Nhà nước và ngoài Nhà nước. Đối với các nhóm ngành kinh tế, việc thu hồi nợ đúng hạn cũng diễn ra không mấy khả quan ở hầu hết các ngành; - Từ hai yếu tố DSCV và DSTN đối với DN của Eximbank Cần Thơ, nghiên cứu còn cho thấy được dư nợ trong ngắn, trung và dài hạn; đối với các DN không thuộc sở hữu Nhà nước mà cụ thể là công ty cổ phần và công ty TNHH và ở hầu hết những nhóm ngành có sự sụt giảm; - Nợ xấu đối với khách hàng DN ngoài quốc doanh mặc dù giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao. Từ đó, gây ra nhiều rủi ro khó lường cho chi nhánh; - Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn thành phố Cần Thơ có rất nhiều NHTM hoạt động với mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp khiến việc huy động vốn của chi nhánh hạn chế, khó đạt được các chỉ tiêu kế hoạch như đã đề ra; 68 5.1.2 Nguyên nhân - Nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế trên địa bàn Cần Thơ chưa có dấu hiệu phục hồi khả quan. Tăng trưởng kinh tế nhìn chung khá chậm. Khó khăn của các DN hiện nay gồm: chi phí đầu vào quá cao, thiếu vốn lưu động và đầu tư, hàng tồn kho cao, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp; không đáp ứng được các điều kiện cho vay của ngân hàng như không có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, không có tài sản đảm bảo, không có khả năng tiếp tục hoạt động,.. - Ngoài ra, các DN tại địa phương hầu như hoạt động với quy mô vừa và nhỏ cho nên năng lực quản trị, năng lực tài chính của DN yếu kém, chủng loại hàng hoá chưa phong phú, sản phẩm chưa đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Chính vì vậy, năng lực cạnh tranh của các TCKT này còn hạn chế. - Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Cần Thơ nói riêng là khu vực chịu ảnh hưởng khá lớn đối với tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay. Thời tiết thay đổi bất thường khiến cho các DN ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản gặp phải khó khăn khiến năng suất thu hoạch giảm. Từ đó, DN buộc phải thu hẹp quy mô, sản xuất cầm chừng; - Công tác thẩm định, kiểm tra khách hàng DN mặc dù được quan tâm nhưng do các cán bộ tín dụng hầu hết là đội ngũ trẻ tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đôn đốc khách hàng xử lý các khoản nợ đến hạn. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 5.2.1 Hoạt động huy động vốn - Chi nhánh cần tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, đưa các gói sản phẩm - dịch vụ mới của ngân hàng đến từng đối tượng khách hàng cụ thể (bao gồm cá nhân và DN); - Bên cạnh đó, ngân hàng cần tìm kiếm nguồn VHĐ từ mối quan hệ, người thân, giao chỉ tiêu huy động cụ thể đến từng cá nhân tại các phòng ban để tăng cường công tác tìm kiếm khách hàng và hàng tháng có báo cáo kết quả thực hiện; - Eximbank Cần Thơ cần quan tâm và chú ý đến các chính sách ưu đãi về lãi suất đối với các khách hàng thân thiết, khách hàng truyền thống của chi nhánh. Có như vậy thì mới giữ chân khách hàng cũ, góp phần giữ ổn định lượng VHĐ hiện thời của mình; - Ngoài ra, chi nhánh cũng cần phải thường xuyên tìm hiểu về các NHTM khác hiện đang hoạt động trên địa bàn nhằm có những hướng điều chỉnh hợp lý các chính sách về ưu đãi, khuyến mại, quà tặng cho chính ngân 69 hàng của mình. Có như vậy mới nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút được lượng VHĐ cho Eximbank Cần Thơ ngày càng nhiều. 5.2.2 Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp - Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, chi nhánh cần phải tăng cường công tác tìm kiếm khách hàng DN, tư vấn và hỗ trợ DN, giúp các TCKT có thể dễ dàng tiếp cận vốn của ngân hàng một cách dễ dàng, đơn giản; - Tiếp tục phát huy thế mạnh của mình trong việc hỗ trợ các DN trong hoạt động xuất nhập khẩu với các sản phẩm - dịch vụ đặc thù của ngân hàng mà các NHTM khác trên địa bàn chưa có; - Bên cạnh đó, chi nhánh cần đẩy mạnh tập trung trong việc mở rộng hoạt động tín dụng đối với các DN thuộc ngành công nghiệp; phù hợp với định hướng phát triển ngành và lĩnh vực của thành phố Cần Thơ, góp phần đưa Cần Thơ trở thành trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015; - Ngoài ra, Eximbank Cần Thơ cần phải có các chương trình có liên quan đến lãnh đạo chi nhánh tiếp xúc với các DN ngay tại địa bàn của mình. Thông qua cuộc gặp gỡ đó, ngân hàng có thể nắm bắt được những nhu cầu của khách hàng DN để từ đó cho ra các sản phẩm - dịch vụ ngày càng phù hợp với nhu cầu của TCKT, góp phần mở rộng quy mô hoạt động tín dụng đối với đối tượng này; - Căn cứ vào tình hình thực tế, những biến động của kinh tế địa phương mà chi nhánh cân nhắc các chính sách có liên quan nhằm điều chỉnh cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế, theo loại hình DN một cách hợp lý. 5.2.3 Hạn chế rủi ro tín dụng doanh nghiệp - Eximbank Cần Thơ cần tập trung nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng. Ngoài ra, còn giúp họ có những hướng giải quyết khéo léo trong việc thu hồi các khoản nợ của DN khi đến hạn; - Chi nhánh cũng cần phải tăng cường, quan tâm, chú trọng đến công tác thẩm định các dự án. Thường xuyên kiểm tra hiệu quả của các món vay từ phía DN, hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích (kể cả DNNN và DNNNN). - Ngoài ra, chi nhánh cần chủ động phối hợp trong việc rà soát, đánh giá lại khả năng trả nợ của các khách hàng DN phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án; - Bên cạnh đó, Eximbank Cần Thơ cần thực hiện tốt việc đánh giá xếp loại các DN và cơ cấu thời hạn trả nợ cho TCKT này dựa trên cơ sở năng lực tài chính và khả năng phát triển của DN. 70 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN Thông qua việc nghiên cứu đề tài về hoạt động tín dụng đối với DN tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013, luận văn đã cơ bản hoàn thành trong việc phân tích, đánh giá tình hình tín dụng đối với các TCKT. Đồng thời, phân tích khách quan một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng DN. Từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với đối tượng khách hàng này trong thời gian tới. Trong suốt thời gian trên, nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói riêng vẫn có những khó khăn nhất định. Số lượng DN sản xuất kinh doanh phải thu hẹp, ngừng hoặc chấm dứt thậm chí phá sản và giải thể. Không riêng gì các DN ở những lĩnh vực khác, ngân hàng mà cụ thể Eximbank Cần Thơ cũng bị ảnh hưởng và chi phối rất nhiều từ những hệ lụy bất lợi của nền kinh tế. Qua quá trình phân tích và tìm hiểu, nghiên cứu đã cho thấy rõ tiền gửi của khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng VHĐ của ngân hàng. Bên cạnh đó, tín dụng đối với khách hàng DN vẫn là ưu thế của chi nhánh. Mặc dù DSCV DN, DSTN DN, dư nợ DN có xu hướng giảm trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nhưng các chỉ tiêu trên trong ngắn hạn, đối với DN ngoài quốc doanh và với các nhóm ngành như: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp, chế biến và chế tạo; ngành xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu các chỉ tiêu vừa nêu trên theo thời hạn, theo loại hình DN và theo ngành nghề kinh tế. Đáng chú ý là tỷ lệ nợ xấu của Eximbank Cần Thơ thấp và đều dưới mức 3%, mức hoạt động bình thường của ngân hàng. Ngoài ra, thông qua tỷ số tài chính, có thể thấy được trong thời gian gần đây chi nhánh đã dần sử dụng VHĐ khá tốt trong việc cho các DN vay. Như vậy, có thể thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh trong thời gian gần đây vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Vì vậy, để góp phần nâng cao hoạt động tín dụng đối với DN, Eximbank Cần Thơ cần xem xét cẩn thận các nguyên nhân gây ra để từ đó đề ra và thực hiện các giải pháp một cách đúng đắn và có hiệu quả. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục tài liệu tiếng Việt 1. Phan Thị Cúc và Đoàn Văn Huy, 2010. Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 3. Phan Thị Thu Hà, 2009. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Giao thông vận tải. 4. Nguyễn Ngọc Hùng, 1998. Lý thuyết tiền tệ - ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính. 5. Trần Ái Kết và cộng sự, 2008. Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ. Cần Thơ: Nhà xuất bản Giáo dục. 6. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 7. Nguyễn Thị Mùi, 2006. Quản trị ngân hàng thương mại. Hài Nội: Nhà xuất bản Tài chính. 8. Lê Văn Tư và cộng sự, 2000. Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.  Danh mục tài liệu PDF 1. Tổng Cục Thống Kê, 2012. Báo cáo Kết quả điều tra thực trạng và tình hình khó khăn của doanh nghiệp. [pdf] [Ngày truy cập: 20 tháng 09 năm 2012].  Các thông tin khác đăng tải trên Internet 1. Quang Anh, 2013. Doanh nghiệp khó khăn là do thị trường. [Ngày truy cập: 22 tháng 09 năm 2013]. 2. Cục Xúc Tiến Thương Mại, 2012. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) tại Cần Thơ - Phần 1. [Ngày truy cập: 25 tháng 09 năm 2013]. 3. Cục Xúc Tiến Thương Mại, 2012. Tình hình phát triển kinh tế tại Cần Thơ Phần 1. [Ngày truy cập: 20 tháng 09 năm 2013]. 4. Cục Xúc Tiến Thương Mại, 2012. Tình hình phát triển kinh tế tại Cần Thơ Phần 2. [Ngày truy cập: 20 tháng 09 năm 2013]. 5. Bích Diệp, 2012. Sự thật “sức khoẻ” doanh nghiệp hiện nay. [Ngày truy cập: 22 tháng 09 năm 2013]. 6. Dung Hạ, 2013. Những “dấu ấn” thay đổi lãi suất 2012 và “hướng đi” năm 2013. [Ngày truy cập: 22 tháng 09 năm 2013]. 7. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, 2012. Báo cáo thường niên Eximbank 2012. [Ngày truy cập: 15 tháng 08 năm 2013]. 8. Nguyễn Thiện Sơn, 2012. Khó khăn của ngân hàng khi cho doanh nghiệp vay vốn. [Ngày truy cập: 22 tháng 09 năm 2013]. 9. Nhật Thanh, 2012. Tăng trưởng GDP cả năm 5,03%. [Ngày truy cập: 22 tháng 09 năm 2013]. 73 [...]... hình hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ qua ba năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân. .. ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ qua ba năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp cho ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ qua ba năm (2010-2012) và 6 tháng... VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 3.1.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo Quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi ban đầu là ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (tên tiếng Anh là Vietnam... đối và phương pháp so sánh số tuyệt đối để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu DSCV, DSTN, dư nợ và nợ xấu trong hoạt động tín dụng đối với DN tại ngân hàng - Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích tỷ số tài chính để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng đối với DN tại ngân hàng - Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp định tính để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với DN tại. .. về hoạt động tín dụng đối với DN tại ngân hàng Đồng thời, xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này Dựa trên những phân tích, đánh giá và nhận định trên để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với loại hình này 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. .. (Eximbank Cần Thơ) đã góp phần giúp các DN hoạt động ổn định hơn thông qua việc luân chuyển luồng tiền từ nơi thừa vốn đến những tổ chức kinh doanh tạm thời thiếu hụt nguồn vốn Chính vì những lý do trên, việc thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ là hết sức cần thiết... 18/11/2013 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp và những vấn đề có liên quan đến hoạt động trên tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái quát về hoạt động tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng Tín dụng là quan hệ... : : : : : : : : : : : Ngân hàng thương mại Thương mại cổ phần Tổ chức tín dụng Ngân hàng Nhà nước Doanh nghiệp Tổ chức kinh tế Trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp ngoài Nhà nước Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Vốn huy động Đồng Việt Nam ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh tiền tệ Đây là nơi... Anh là Vietnam Export Import Bank) Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/01/1990 và nhận được Giấy phép hoạt động số 11/NH-GP ký ngày 06/04/1992 của Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép ngân hàng hoạt động trong 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng và có tên mới là ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (tên tiếng Anh là Vietnam Export Import Commercial Joint... nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ trong thời gian tới 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ 1.3.2 Thời gian Số liệu, thông tin trong đề tài sử dụng trong việc phân tích được thu thập trong năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm ... 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ 26 iv 4.1 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp. .. DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI EXIMBANK CẦN THƠ 4.1.1 Phân tích tình... lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp cho ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ

Ngày đăng: 12/10/2015, 18:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan