1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai.DOC

55 826 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 517 KB

Nội dung

Đánh giá hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Hoàng Hương Giang – Giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình hướng dẫn, chỉnh sửa đề cương và bản thảo giúp em trong quá trình làm chuyên đề Em cũng xin trân trọng cảm ơn các cô chú, anh chị trong Phòng Khách hàng doanh nghiệp nói riêng và trong Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai nói chung đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập để em có thể hoàn thành chuyên đề này.

Trang 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Những đóng góp của chuyên đề 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚIDOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HOÀNG MAI 3

1 Khái quát về Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai 3

1.1 Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCPCTVN - Chi

Trang 3

1.3.5 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh

Hoàng Mai giai đoạn 2007 – 2009 16

2 Phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tạiNgân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoành Mai 17

2.1 Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp 18

2.1.1 Cho vay khách hàng doanh nghiệp theo khu vực kinh tế 19

2.1.1.1 Khu vực kinh tế quốc doanh 19

2.1.1.2 Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 19

2.1.2 Cơ cấu cho vay khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn chovay 20

2.2 Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp 21

2.2.1 Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo khu vực kinhtế 22

2.2.2 Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn chovay 24

2.3 Dư nợ khách hàng doanh nghiệp 25

2.3.1 Dư nợ khách hàng doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế .262.3.2 Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay 27

2.4 Nợ quá hạn của doanh nghiệp 28

2.4.1 Nợ quá hạn của doanh nghiệp theo khu vực kinh tế 29

2.4.2 Nợ quá hạn của doanh nghiệp theo thời hạn cho vay 30

2.5 Hệ số sử dụng vốn huy động 31

3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với doanhnghiệp của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai 32

3.1 Các nhân tố thuộc về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 32

3.2 Các nhân tố thuộc về Ngân hàng Công thương Việt Nam 33

4 Đánh giá hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàngTMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai 34

4.1 Những thành tựu 34

Trang 4

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNGCHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNGTMCPCTVN - CHI NHÁNH HOÀNG MAI 39

1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tạiNgân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai 39

2 Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay Ngân hàng TMCPCTVN -Chi nhánh Hoàng Mai 40

2.1 Đẩy mạnh công tác huy động vốn 40

2.2 Xây dựng cơ chế cho vay phù hợp,linh hoạt vói các doanhnghiệp 41

2.3 Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp 44

2.3.1 Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định 44

2.3.2 Công tác giám sát quá trình sử dụng vốn vay 45

2.3.3 Công tác xử lý nợ tồn đọng 45

2.3.4 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tín dụng 45

3 Điều kiện thực hiện giải pháp 46

KẾT LUẬN 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCPCTVN Chi nhánh Hoàng Mai 4Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCPCTVN Chi nhánhHoàng Mai giai đoạn 2007 – 2009 7Bảng 2.1: Cơ cấu tín dụng của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh HoàngMai giai đoạn 2007 - 2009 9Bảng 3.1: Cân đối ngân quỹ Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Maigiai đoạn 2007 - 2009 12Bảng 4.1: Tình hình hoạt động dịch vụ của Ngân hàng TMCPCTVN Chinhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 – 2009 13Bảng 5.1: Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ củaNgân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 – 2009

14

Bảng 6.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCPCTVN – Chinhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 - 2009 16Bảng 7.1: Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàngTMCPCTVN -Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 - 2009 18Bảng 8.1: Tình hình thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo khu vực kinh tế củaNgân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007- 2009 22Bảng 9.1: Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay củaNgân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 – 2009 24Bảng 10.1: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế củaNgân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 – 200926Bảng 11.1: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay của Ngânhàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 – 2009 28Bảng 12.1: Tình hình nợ quá hạn theo khu vực kinh tế của doanh nghiệp tạiNgân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 – 2009 29Bảng 14.1: Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn cho vay của doanh nghiệp tạiNgân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 – 2009 30

Trang 6

Bảng 15.1: Hệ số sử dụng vốn huy động khách hàng doanh nghiệp của Ngân

hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 - 2009 31

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TMCPCTVN Thương mại cổ phẩn Công thương Việt Nam

CTVN Công Thương Việt nam

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NNVN Nhà nước Việt Nam

NHTM Ngân hàng Thương mại

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hệ thống Ngân hàng đã được hình thành và phát triển từ rất lâu đời và được coi là mạch máu nền kinh tế Vì vậy, bất kỳ quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải chú trọng xây dựng phát triển hệ thống ngân hàng Nếu như hệ thống ngân hàng được coi là mạch máu thì lực lượng các doanh nghiệp được ví như xương sống của nền kinh tế Do đó, một trong những vấn đề mà Chính phủ và Nhà nước quan tâm hàng đầu chính là phát triển các doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Không chỉ có Chính phủ quan tâm hỗ trợ, phát triển các doanh nghiệp, các Ngân hàng luôn hướng tới đối tượng này vì nhu cầu vay vốn của các đối tượng này là rất lớn, với số lượng các doanh nghiệp hiện nay lại không ngừng tăng lên Trong xu hướng chung đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (TMCPCTVN) - Chi nhánh Hoàng Mai đã rất chú trọng đến hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh và mở rộng đầu tư phát triển Điều này cũng phù hợp với tinh thần chung về định hướng phát triển của Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTVN).

Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai, em thực sự quan tâm đến hoạt động cho vay của Chi nhánh với đối tượng cho vay cụ thể là các doanh nghiệp Bởi đây chính là hoạt động chủ yếu quyết định tới sự phát triển của Chi nhánh Do đó, em đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai” cho chuyên đề cuối khóa của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về phát triển cho vay các doanh

nghiệp Phân tích thực trạng cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai, từ đó đánh giá kết quả, hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế trong cho vay các doanh nghiệp tại Chi nhánh

Trang 8

Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phát triển cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai.

Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007-2009

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề, phương pháp nghiên cứu được

sử dụng là phương pháp luận duy vật biện chứng, trên cơ sở đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp thống kê phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, so sánh và đánh giá.

5 Những đóng góp của chuyên đề

Đánh giá thực trạng cho vay đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai.

Đề xuất các giải pháp có tính khả thi để phát triển cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai.

Chuyên đề được chia thành 3 phần : Mở đầu - Nội dung - Kết luận Trong đó phần Nội dung bao gồm 2 chương :

Chương I Thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCPCTVN

-Chi nhánh Hoàng Mai.

Chương II Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động cho vay tại Ngân

hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai.

Trang 9

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚIDOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HOÀNG MAI

1 Khái quát về Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai

1.1 Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánhHoàng Mai

Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai là một chi nhánh của Ngân hàng CTVN, có trụ sở chính đặt tại số 2 - số 4 Kim Đồng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, được thành lập ngày 10/11/2006 theo Quyết định số 269/QĐ -HĐQT của Ngân hàng CTVN.

Hơn 3 năm kể từ khi là chi nhánh của Ngân hàng CTVN, Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai đã có những bước trưởng thành và phát triển vượt bậc, khẳng định vị thế vững vàng trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt Chi nhánh luôn phấn đấu để có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng Song song với việc mở rộng thị trường, Chi nhánh không ngừng nâng cao chất lượng các nghiệp vụ của mình và đa dạng hóa các dịch vụ đến mức có thể Kết quả là dự nợ và nguồn vốn tăng nhanh, chất lượng và cơ cấu khách hàng có nhiều thay đổi, cụ thể là trong những năm gần đây tại Chi nhánh tỷ lệ phát sinh các khoản nợ quá hạn là rất ít, các khoản vay hầu hết đều được thu hồi khi đến hạn.

1.2 Bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ 1.2.1 Bộ máy tổ chức

Hiện nay, Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai gồm có các

phòng ban: Phòng Tổ chức hành chính, Tổ Tổng hợp, Tổ Thông tin điện toán, Tổ Thẻ, Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Khách hàng cá nhân, Quỹ Tiền gửi, Phòng Kế toán, Phòng Tiền tệ kho quỹ, Phòng Quản lý rủi ro,

Trang 10

Phòng Giao dịch Các phòng ban này có mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp với nhau để thực hiện tốt các hoạt động của Ngân hàng Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCPCTVNChi nhánh Hoàng Mai

Trang 11

Nguồn: Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh HoàngMai

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ

Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao

dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng CTVN; trực tiếp quảng cáo, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp Hiện nay, Phòng Thanh toán quốc tế đã được sáp nhập vào Phòng Khách hàng doanh nghiệp, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh đối ngoại : mở L/C cho khách hàng, thanh toán L/C, thu đổi và mua bán ngoại tệ, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Kinh doanh ngoại tệ trong nước chủ yếu gồm ba nghiệp vụ chủ yếu : mua ngoại tệ, bán ngoại tệ, chuyển đổi ngoại tệ trong nước

Phòng Khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch

với khách hàng là cá nhân, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng CTVN; trực tiếp quảng cáo, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các cá nhân.

Phòng Quản lý rủi ro: Là phòng nghiệp vụ có nhiệm vụ tham mưu

cho giám đốc chi nhánh; quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư, đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng; thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng; thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động Ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng CTVN Chịu trách nhiệm về quản lý, xử lý nợ xấu (nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 theo phân loại nợ), nợ đã xử lý rủi ro, nợ được Chính phủ xử lý; là đầu mối khai thác tài sản đảm bảo tiền vay theo quyi định của Nhà nước nhằm thu hồi nợ xấu.

Phòng Kế toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp

với khách hàng, các nghiệp vụ và công việc liên quan đến công tác quản lý tài

Trang 12

chính, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý, hạch toán các giao dịch Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng CTVN Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng.

Phòng Giao dịch: Có nhiệm vụ huy động vốn và đầu tư cho vay mọi

thành phần kinh tế, thanh toán, chuyển tiền, mở L/C cho khách hàng

Phòng Tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ

chức cán bộ đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước, thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh toàn Chi nhánh.

Tổ Tổng hợp: Tổ nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến

kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của Chi nhánh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của Chi nhánh Tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng về dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử Thực hiện công tác phát triển mạng lưới của Chi nhánh, thực hiện công việc liên quan đến triển khai áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại Chi nhánh

Phòng Tiền tệ kho quỹ: Phòng quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền

mặt theo quy định của NHNN và Ngân hàng CTVN: ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi cho các doanh nghiệp có thu , chi tiền mặt lớn.

Tổ Thông tin điện toán: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống

thông tin điện toán tại Chi nhánh, bảo trì, bão dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng máy tính của Chi nhánh.

1.3 Kết quả hoạt động của Ngân hàng trong những năm vừa qua 1.3.1 Huy động vốn

Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ Huy động vốn là một trong những hoạt động chính của Ngân hàng.Ý thức được

Trang 13

tầm quan trọng trong việc khai thác các nguồn vốn, Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai luôn coi công tác huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mình Yêu cầu đặt ra đối với công tác huy động vốn của Ngân hàng là tận dụng khai thác nguồn vốn với chi phí hợp lý nhất , cơ cấu phù hợp, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục nhằm phục vụ hiệu quả cho việc cấp tín dụng của Ngân hàng Mặc dù Chi nhánh mới hoạt động được hơn ba năm nhưng đã có các quỹ tiết kiệm được bố trí trên khắp địa bàn quận một cách hợp lý Với phong cách phục vụ văn minh, lịch sự, tận tình và chu đáo, Chi nhánh đã tạo được sự tin tưởng cho khách hàng, vì vậy đã thu hút được một lượng tiền gửi khá lớn Tình hình huy động vốn của Chi nhánh trong các năm qua được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây.

Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCPCTVNChi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 – 2009

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007 - 2009 Ngân hàngTMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai

Ngân hàng huy động vốn từ hai nguồn chính là các tổ chức kinh tế và dân cư Trong đó lượng tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn so với lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế.Tuy nhiên tỷ trọng của vốn huy động từ dân cư ngày càng giảm cùng với sự tăng dần trong tỷ trọng vốn huy động từ

Trang 14

các tổ chức kinh tế: năm 2007, 2008, 2009 tỷ trọng vốn dân cư lần lượt giảm từ 88,81 % xuống 86,76 % và còn 82,76 % trong khi tỷ trọng vốn dân cư lần lượt tăng dần từ 11,19 % lên 13,24 % và tăng đến 17,24 % Điều này cho thấy xu hướng thay đổi trong cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng là giảm dần tỷ trọng vốn huy động từ dân cư và tăng dần tỷ trọng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế

Số vốn huy động của Ngân hàng ngày càng tăng lên theo các năm với tốc

độ tăng lên rất cao Tổng vốn huy động trong các năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 201 tỷ đồng, 306 tỷ đồng, 434,7 tỷ đồng Số vốn huy động trong năm 2008 tăng so với năm 2007 là 105 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 52,24 % Số vốn huy động trong năm 2009 tăng so với năm 2008 là 128,7 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 42,1 % Đặc biệt, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế có sự gia tăng rất lớn trong năm sau so với năm trước đó Cụ thể là năm 2008 so với năm 2007 tăng 20 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 80 %, năm 2009 so với năm 2008 tăng 34,35 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng 84,8 % Vốn huy động từ dân cư tuy có tốc độ tăng thấp hơn so với vốn huy động từ các tổ chức kinh tế song lại có sự gia tăng về số tuyệt đối lớn hơn: năm 2008 so với năm 2007 tăng 87 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 48,74 %; năm 2009 so với năm 2008 tăng 94,35 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 35,5 %

Mặc dù số vốn huy động của năm sau so với năm trước là tăng lên song tốc độ tăng của tổng vốn huy động trong năm 2009 so với 2008 (42,1%) thấp hơn tốc độ tăng của năm 2008 so với năm 2007 (52,24%) Điều này giải thích là do: tuy có sự tăng lên của tốc độ tăng trong lượng tiền gửi các tổ chức kinh tăng từ 80 % lên 84,8 % nhưng bên cạnh đó lại có sự giảm đi đáng kể hơn về tốc độ tăng trong tiền gửi dân cư giảm từ 48,74% xuống còn 35,5%.

Đánh giá chung lại có thể thấy: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng khá cao, cơ cấu vốn thay đổi theo xu hướng giảm dần tỷ trọng vốn dân cư, tăng dần tỷ trọng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tuy nhiên vốn huy động từ dân cư vẫn rất lớn Với công tác huy động vốn của mình, Ngân hàng không những

Trang 15

tạo được nguồn vốn ổn định và thế chủ động trong kinh doanh cho Chi nhánh mà còn đóng góp không nhỏ cho nguồn vốn điều hoà chung của hệ thống Ngân hàng CTVN.

1.3.2 Hoạt động tín dụng

Song song với nghiệp vụ huy động vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có một vai trò quyết định trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nếu huy động được nhiều vốn mà không cho vay sẽ gây ra hậu quả hoặc ách tắc vốn, ngược lại nếu cho vay mà không thu hồi được nợ thì càng không tốt Nhận thức đúng đắn vấn đề này Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai luôn coi trọng nghiệp vụ sử dụng vốn Bảng số liệu sau phản ánh một cách tổng quát tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.

Bảng 2.1: Cơ cấu tín dụng của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánhHoàng Mai giai đoạn 2007 - 2009

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007 - 2009 Ngân hàngTMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai

(KHCN: Khách hàng cá nhân; KHDN: Khách hàng doanh nghiệp; QD: Quốcdoanh; NQD: Ngoài quốc doanh; NH: Ngắn hạn; TDH: Trung, dài hạn)

Trang 16

Trong cơ cấu tín dụng của Ngân hàng, tỷ trọng doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ của khách hàng doanh nghiệp chiếm ưu thế hơn so với khách hàng cá nhân Cụ thể, tỷ trọng doanh số cho vay của khách hàng doanh nghiệp: năm 2007 là 79,93 %, năm 2008 là: 81,97 %, năm 2009 là 85 %.Tỷ trọng doanh số thu nợ của khách hàng doanh nghiệp năm 2007 là 80,87 %; năm 2008 là 82,86 %; năm 2009 là 83,12 % Tỷ trọng dư nợ của khách hàng doanh nghiệp năm 2007 là 81,82 %; năm 2008 là 85 %; năm 2009 là 89,03 %.

Đối tượng khách hàng cá nhân: qua các năm doanh số cho vay tăng

dần Doanh số cho vay năm 2007 là 61 tỷ đồng; năm 2008 là 64 tỷ đồng, tăng so với năm 2007 là 3 tỷ đồng; năm 2009 là 88 tỷ đồng, tăng so với năm 2008 là 24 tỷ đồng Như vậy doanh số cho vay khách hàng cá nhân có sự gia tăng mạnh nhất trong năm 2009 Doanh số thu nợ cũng có sự thay đổi tương tự: doanh số thu nợ năm 2007 là 44 tỷ đồng, năm 2008 tăng lên 1 tỷ đồng, và năm 2009 tăng so với năm 2008 là 4 tỷ đồng Dư nợ có sự gia tăng mạnh hơn so với cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ Năm 2007 dư nợ là 29 tỷ đồng, năm 2008 là 36 tỷ đồng, tăng 7 tỷ đồng; năm 2009 là 46 tỷ dồng, tăng so với năm 2008 là 10 tỷ đồng Nhìn chung ta thấy, tuy cả doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ của đối tượng khách hàng cá nhân tăng theo từng năm nhưng sự gia tăng chưa đáng kể, nên doanh nghiệp vẫn là các khách hàng chủ yếu của Ngân hàng.

Đối tượng khách hàng doanh nghiệp: Doanh số cho vay tăng lên qua

các năm: doanh số cho vay năm 2007 là tỷ đồng, sang năm 2008 tăng lên đến 291 tỷ đồng và trong năm 2009 doanh số cho vay đạt 499,5 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2008 Cho vay khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh đều tăng lên theo các năm Năm 2007, 2008, 2009 tại khu vực kinh tế quốc doanh doanh số cho vay lần lượt là 160,5 tỷ đồng, 181,5 tỷ đồng, 361,5 tỷ đồng; doanh số cho vay tại khu vực kinh tế ngoài quốc doanh lần lượt là 82,5 tỷ đồng, 109,5 tỷ đồng, 138 tỷ đồng Từ các con số trên có thể thấy được Ngân hàng cho vay tại khu vực kinh tế quốc doanh nhiều hơn so với khu vực

Trang 17

ngoài quốc doanh Cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn cũng tăng lên qua các năm: năm 2007, 2008, 2009 doanh số cho vay ngắn hạn lần lượt là 219 tỷ đồng, 229,5 tỷ đồng, 327 tỷ đồng; doanh số cho vay trung, dài hạn lần lượt là: 24 tỷ đồng, 61,5 tỷ đồng, 172,5 tỷ đồng Tương tự với trường hợp cho vay khu vực quốc doanh, cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế so với cho vay trung, dài hạn qua từng năm.

Các khoản cho vay cơ bản đảm bảo khả năng thu hồi vốn Tuy doanh số thu nợ khu vực kinh tế quốc doanh năm 2008 đạt 129 tỷ đồng giảm so với năm 2007 đạt 130,5 tỷ đồng song sự suy giảm này không đáng kể Còn lại doanh số thu nợ hầu hết tăng lên ở các năm, theo từng khu vực thu nợ: thu nợ khu vực kinh tế quốc doanh năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 130,5 tỷ đồng, 129 tỷ đồng, 229,5 tỷ đồng; thu nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh lần lượt là: 55,5 tỷ đồng, 88,5 tỷ đồng, 105,5 tỷ đồng Thu nợ theo thời hạn cũng tăng lên qua các năm: thu nợ ngắn hạn năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 180 tỷ đồng, 204 tỷ đồng, 295,5 tỷ đồng; thu nợ dài hạn lần lượt là: 6 tỷ đồng, 13,5 tỷ đồng, 34,5 tỷ đồng.

Dư nợ cũng tăng lên qua từng năm chứng tỏ sự tăng trưởng của Ngân hàng ngày càng tăng Theo khu vực kinh tế, dư nợ quốc doanh lớn hơn so với dư nợ ngoài quốc doanh và tăng lên từ năm này qua năm khác: năm 2007, 2008, 2009 dư nợ quốc doanh lần lượt là: 73,5 tỷ dồng, 126 tỷ đồng, 258 tỷ đồng; dư nợ ngoài quốc doanh lần lượt là: 57 tỷ đồng, 78 tỷ đồng, 115,5 tỷ đồng Dư nợ ngắn hạn lớn hơn so với dư nợ trung, dài hạn ở tất cả các năm và cũng tăng dần qua các năm: năm 2007, năm 2008, năm 2009 dư nợ ngắn hạn lần lượt là: 93 tỷ đồng, 118,5 tỷ đồng, 150 tỷ đồng; dư nợ trung, dài hạn lần lượt là: 37,5 tỷ đồng; 85,5 tỷ đồng; 223,5 tỷ đồng Như vậy, có thể nói hầu hết đồng vốn của Ngân hàng đã đi đến các thành phần kinh tế có hiệu quả

1.3.3 Dịch vụ thanh toán ngân quỹ

Hoạt động dịch vụ ngân quỹ của các NHTM trên địa bàn ngày càng

phát triển Ngân hàng tổ chức thu, chi hộ trực tiếp tại các công ty, tổ chức

Trang 18

kinh tế tạo điều kiện cho khách hàng tiết kiệm thời gian và an toàn hơn trong việc thu chi.

Bảng 3.1: Cân đối ngân quỹ Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánhHoàng Mai giai đoạn 2007 - 2009

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007 - 2009 Ngân hàngTMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai

Có thể đánh giá tổng quát rằng hoạt động ngân quỹ của Chi nhánh đạt

hiệu quả tốt Bằng chứng là trong các năm ngân quỹ không bị thâm hụt và luôn bội thu Năm 2007 bội thu 76,2 tỷ đồng, sang năm 2008 đạt 114,15 tỷ đồng, bội thu tăng thêm là 37,95 tỷ đồng; năm 2009 đạt 212,25 tỷ đồng tăng so với năm 2008 là 98,1 tỷ đồng

Mặt khác ta thấy tổng thu và tổng chi cũng tăng đều qua từng năm Tổng thu năm 2007 đạt 267,15 tỷ đồng, sang năm 2008 đạt 477,9 tỷ đồng, tăng 210,75 tỷ đồng; đến năm 2009 là 726,75 tỷ đồng tăng so với năm 2008 là 248,85 tỷ đồng Tổng chi cũng tăng lên theo tổng thu: năm 2007 chi 190,95 tỷ đồng, năm 2008 chi 348,75 tỷ đồng tăng 157,8 tỷ đồng, năm 2009 chi 514,5 tỷ đồng tăng so với năm 2008 là 165,75 tỷ đồng Điều này cho thấy Ngân hàng không những cung cấp đầy đủ lượng tiền mặt trên địa bàn mà còn duy trì được một lượng tiền ổn định, đảm bảo công tác thanh toán cho các đối tượng gửi tiền vào Ngân hàng

1.3.4 Các hoạt động khác

1.3.4.1 Hoạt động dịch vụ

Dịch vụ thanh toán: Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động

thanh toán đã tạo ra khả năng thanh toán nhanh, chính xác, an toàn, bảo mật, thu hút nhiều tổ chức kinh tế, khách hàng quan hệ giao dịch và thanh

Trang 19

toán với ngân hàng

Dịch vụ khác: Dịch vụ ngân hàng điện tử (home banking, internet

banking, ebanking,…), thẻ ngân hàng (ATM),… Sự phát triển các loại hình dịch vụ này sẽ tạo nhiều thuận lợi, tiện ích và an toàn cho khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các hoạt động dịch vụ khác trong nền kinh tế phát triển như: hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh xuất nhập khẩu, du lịch dịch vụ,…Các hoạt động này đã mang lại cho Ngân hàng nguồn thu dịch vụ trong năm 2009 đạt 1.425 triệu đồng tăng 37% so năm trước.

Bảng 4.1: Tình hình hoạt động dịch vụ của Ngân hàng TMCPCTVNChi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 – 2009

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007 - 2009 Ngân hàngTMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai

Thu dịch vụ các năm tăng dần cả về dịch vụ thanh toán thẻ, séc, và các dịch vụ khác Dịch vụ thanh toán thẻ chiếm ưu thế so với thanh toán séc, trong các năm 2007 đến năm 2008 thu từ thanh toán thẻ tăng từ 248 triệu đồng lên 307 triệu đồng, tăng 59 triệu đồng; năm 2009 đạt 513 triệu tăng 206 triệu đồng so với năm 2008 Dịch vụ thanh toán séc trong năm 2008 tăng so với năm 2007 là 51 triệu đồng, năm 2009 so với năm 2008 tăng 109 triệu đồng Thu từ các dịch vụ khác tuy có tăng lên nhưng không đáng kể: năm 2008 so với năm 2007 tăng 63,5 triệu đồng; năm 2009 so với năm 2008 tăng 70 triệu đồng.

1.3.4.2 Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ

Trang 20

Nhờ vào việc Ngân hàng thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ mà doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đã được tăng lên qua các năm Bên cạnh đó hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng cũng có những chuyển biến ngày càng tích cực.

Bảng 5.1: Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệcủa Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn

2007 – 2009

Đơn vị : Triệu USD

Chỉ tiêuNăm 2007Năm 2008Năm 2009Thanh toán quốc tế 4,064 5,412 6,741

Kinh doanh ngoại tệ 2,074 2,188 3,364

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007 - 2009 Ngân hàngTMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai

Doanh số thanh toán quốc tế tăng lên theo các năm: Năm 2007 đạt 4,064 triệu USD, năm 2008 đạt 5,412 triệu USD tăng 1,348 triệu USD so với năm 2007; năm 2009 đạt 6,741 triệu USD tăng 1,329 triệu USD so với năm 2008 Trong đó doanh số thanh toán nhập khẩu chiếm một lượng lớn hơn doanh số thanh toán xuất khẩu Theo từng năm doanh số thanh toán tăng dần cả về nhập khẩu và xuất khẩu Doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2007 đạt 2,841 triệu USD; năm 2008 đạt 3,937 triệu USD, tăng 1,096 triệu USD so với năm 2007; năm 2009 đạt 5,118 triệu USD tăng 1,181 triệu USD so với năm 2008 Doanh số thanh toán xuất khẩu năm 2007 đạt 1,223 triệu USD; năm 2008 đạt 1,475 triệu USD,tăng 0,252 triệu USD so với năm 2007; năm 2009 đạt 1,623 triệu USD tăng 0,148 triệu USD so với năm 2008 Thu phí từ hoạt động thanh toán quốc tế năm 2009 đạt 987 triệu đồng, tăng 1,3 lần so với năm

Trang 21

Doanh số kinh doanh ngoại tệ tăng dần qua các năm: năm 2007 đạt 2,074 triệu USD, năm 2008 đạt 2,188 triệu USD, tăng so với năm 2007 là 0,114 triệu USD, tương ứng với tốc độ tăng 5,5 % Năm 2009 đạt 3,364 triệu USD, tăng so với năm 2008 là 1,176 triệu USD, tương ứng với tốc độ tăng là 53,75 %

Doanh số mua ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn hơn so với doanh số bán ngoại tệ và cũng tăng dần qua các năm Năm 2007 đạt 1,130 triệu USD, năm 2008 đạt 1,187 triệu USD, tăng so với năm 2007 là 0,057 triệu USD, tương ứng với tốc độ tăng là 5,04 % Năm 2009 đạt 1,78 triệu USD, tăng so với năm 2008 là 0,593 triệu USD, tương ứng với tốc độ tăng là 49,96 %.

Doanh số bán ngoại tệ tăng dần qua các năm Năm 2007 đạt 0,944 tiệu US, năm 2008 đạt 1,001 triệu USD, tăng so với năm 2007 là 0,057 triệu USD, tương ứng với tốc độ tăng 6,03 % Năm 2009 đạt 1,584 triệu USD, tăng so với năm 2008 là 0,583 triệu USD, tương ứng với tốc độ tăng 58,24 %.

Như vậy có thể thấy: Doanh thu từ hoạt động thanh toán xuất khẩu

nhìn chung là thấp hơn so với hoạt động thanh toán nhập khẩu Điều này có thể giải thích là do kim ngạch xuất khẩu ở nước ta trong các năm là thấp hơn nhập khẩu Doanh số mua ngoại tệ từ khách hàng của Chi nhánh tăng lên cho thấy Ngân hàng ngày càng đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng bên cạnh đó Ngân hàng vẫn phải luôn mua về một lượng ngoại tệ lớn hơn Điều đó có nghĩa là để có đáp ứng được cầu ngoại tệ của doanh nghiệp thì Ngân hàng vẫn phải mua ngoại tệ từ thị trường bên ngoài chứ chưa có được nguồn dự trữ ngoại tệ đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Ngân hàng cần tìm biện pháp để tăng nguồn cung ngoại tệ cho doanh nghiệp hơn nữa mà vẫn đảm bảo lượng ngoại tệ dự trữ cần thiết cho mình.

Trang 22

1.3.5 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánhHoàng Mai giai đoạn 2007 – 2009

Năm 2009, một năm tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức lớn đối với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Tình hình kinh tế thế giới liên tục có những diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội nói chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động của ngành tài chính ngân hàng Nhưng với sự quyết tâm nỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên trong toàn Chi nhánh năm 2009 là một năm đạt kết quả và thành công, các chỉ tiêu kinh doanh tài chính cao hơn những năm trước đó.

Bảng 6.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCPCTVN –Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 - 2009

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007 - 2009 Ngân hàngTMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai

Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng tăng qua các năm Năm 2007 đạt 111,56 tỷ đồng, năm 2008 đạt 117,083 tỷ đồng, tăng 5,523 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 4,95 %; năm 2009 đạt 144,631 tỷ đồng tăng 27,548 tỷ đồng so với năm 2008 tương ứng với tốc độ tăng là 23,53% Chi phí cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng tăng dần qua các năm: chi phí cho hoạt động kinh doanh năm 2007 là 97,615 tỷ đồng, năm 2008 là 101,472 tỷ đồng, tăng 3, 857 tỷ đồng, so với năm 2007 tương ứng với tốc độ tăng là 3,95 % ; năm 2009 chi phí là 123,796 tỷ đồng, tăng 22,324 tỷ đồng so với năm 2008 tương ứng với tốc độ tăng là 22 % Nhận thấy, doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng tăng, chi phí cho hoạt động kinh doanh cũng tăng theo là tất yếu.Tuy nhiên có thể thấy sự gia tăng

Trang 23

của doanh thu luôn lớn hơn sự gia tăng của chi phí cả về số tuyệt đối và số tương đối qua các năm Điều này là tín hiệu đáng mừng cho Ngân hàng vì số đồng chi phí phải bỏ ra thêm để thu về thêm một đồng doanh thu là càng lúc càng giảm dần Kết quả của điều này là lợi nhuận của Ngân hàng tăng lên theo từng năm: Năm 2007 đạt 13,945 tỷ đồng, năm 2008 đạt 15,611 tỷ đồng tăng 1,666 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng với tốc độ tăng là 11,95 %; năm 2009 đạt 20,835 tỷ đồng, tăng 5,224 tỷ đồng so với năm 2008 tương ứng với tốc độ tăng là 33,46 % Ngân hàng cần phát huy lợi thế này để tăng sức cạnh tranh với các Chi nhánh khác trên địa bàn.

2 Phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngânhàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoành Mai

Hoạt động cho vay vốn luôn được xem là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các Ngân hàng, đặc biệt là các Ngân hàng Thương mại (NHTM) Nó là nguồn mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng Nếu xét về thời hạn thì nghiệp vụ cho vay chủ yếu trong các NHTM là cho vay ngắn hạn Loại cho vay này giúp cho Ngân hàng giữ được khả năng thanh toán Tuy nhiên đối với các Ngân hàng lớn thì khi tỷ trọng các loại tiền gửi dài hạn tăng lên, họ sẽ mở rộng các khoản tín dụng trung và dài hạn

Bằng những khoản cho vay, Ngân hàng tạo lợi nhuận cho mình là những khoản tiền lãi thu được từ các đối tượng đi vay là các doanh nghiệp, dân cư Các doanh nghiệp sẽ sử dụng khoản tiền đi vay tùy theo mục đích của mình, chủ yếu là : thực hiện các khoản thanh toán và dự trữ hàng hóa.

Nghiệp vụ cho vay mang lại phần lớn lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng lại là nghiệp vụ dễ phát sinh rủi ro Do đó Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai hết sức chú trọng vào công tác này nhằm đảm bảo đem lại những lợi nhuận và cho Chi nhánh và hạn chế tối thiểu những rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ Phân tích dưới đây nhằm làm sáng rõ về thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai.

Trang 24

2.1 Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp

Như đã phân tích trong mục 1.3.2, doanh số cho vay của Ngân hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu là doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp Qua các năm doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng lên cả về đối tượng cho vay và thời hạn cho vay Điều này cho thấy Ngân hàng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn của doanh nghiệp về: lượng vốn vay, hình thức cho vay

Bảng 7.1: Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàngTMCPCTVN -Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 - 2009

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007 - 2009 Ngân hàngTMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai

Ngân hàng cho vay quốc doanh nhiều hơn so với cho vay ngoài quốc doanh, biểu hiện là tỷ trọng cho vay tại khu vực quốc doanh trong từng năm luôn lớn hơn so với tỷ trọng cho vay tại khu vực ngoài quốc doanh Cụ thể, tỷ trọng cho vay khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh lần lượt là: năm 2007: 66,65 % và 33,95 %; năm 2008: 62,37 % và 37,63 %; năm 2009: 72,37 % và 27,63 % Tỷ trọng cho vay khu vực quốc doanh năm 2007 đến năm 2008 giảm nhẹ từ 66,65 % giảm xuống còn 62,37 % song sang năm 2009 tỷ trọng này lại tăng lên đến 72,37 % và đạt mức cao nhất trong ba năm Điều này phần nào cho thấy các doanh nghiệp quốc doanh vẫn nhận được sự quan

Trang 25

tâm nhiều hơn từ phía Ngân hàng Cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế hơn cho vay trung, dài hạn khi chiếm tỷ trọng cao hơn trong từng năm song qua từng năm tỷ trọng này giảm dần, thay vào đó là sự tăng dần tỷ trọng trong cho vay trung, dài hạn Tỷ trọng cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn lần lượt trong các năm: năm 2007: 90,1 % và 9,9 %; năm 2008: 78,9 % và 21,2 %; năm 2009: 65,5 % và 34,5% Như vậy đã có sự thay đổi dần trong cơ cấu cho vay, tăng cường hơn vào cho vay trung và dài hạn để doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, xây dựng kết cấu hạ tầng.

2.1.1 Cho vay khách hàng doanh nghiệp theo khu vực kinh tế

2.1.1.1 Khu vực kinh tế quốc doanh

Cho vay doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn hơn so với cho vay ngoài quốc doanh Tỷ trọng này giảm đi trong năm 2008 song lại tăng lên trong năm 2009

Doanh số cho vay quốc doanh không những chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay mà còn có sự gia tăng vượt bậc qua các năm tăng Về số tuyệt đối: năm 2008 so với năm 2007 tăng 21 tỷ đồng, đến năm 2009 sự chênh lệch so với năm 2008 lên đến 180 tỷ đồng, tương ứng với sự gia tăng về số tương đối từ 13,08% lên 99,17%.

2.1.1.2 Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

Trong khi doanh số cho vay ngoài quốc doanh vừa chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, mặc dù đã tăng lên ở những năm sau nhưng tốc độ tăng lại giảm dần: năm 2008 so với 2007 tăng 32,73 % nhưng đến năm 2009 so với năm 2008 tốc độ tăng này này giảm xuống chỉ còn 26,03% Tuy vậy, sự giảm sút về tốc độ tăng của doanh số cho vay ngoài quốc doanh là không đáng kể so với sự tăng lên của tốc độ tăng doanh số cho vay quốc doanh Do đó doanh số cho vay qua các năm vẫn tăng lên với tốc độ tăng là khá cao Giá trị chênh lệch của năm sau so với năm trước tăng lên từ 48 tỷ đồng (năm 2008 so với năm 2007) lên đến 208,5 tỷ đồng (năm 2009 so với năm 2008) tương ứng với sự tăng lên của tốc độ tăng từ 19,75% lên 71.65%

Trang 26

Tóm lại, Ngân hàng chủ yếu và đã đáp ứng hiệu quả nhu cầu vốn của các doanh nghiệp quốc doanh Đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mặc dù đã có sự chú trọng song vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của đối tượng này.

2.1.2 Cơ cấu cho vay khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay

Theo cách này, phân loại cho vay tại Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai chia thành :

Cho vay ngắn hạn : Là hình thức cho vay trong đó thời hạn của các

khoản vay là từ một năm trở xuống Hình thức vay này nhằm tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp Phần lớn các khoản vay này có thế chấp hoặc cầm cố tài sản Các doanh nghiệp bán lẻ, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng theo thời vụ là khách hàng chủ yếu của Ngân hàng

Cho vay trung và dài hạn : Là hình thức vay trong đó thời hạn cho

vay lớn hơn một năm Doanh nghiệp có nhu cầu vay trung và dài hạn để mua trang thiết bị, xây dựng, cải tiến kỹ thuật, công nghệ Để tồn tại nhu cầu vốn trung và dài hạn ngày càng cao Một trong những yêu cầu cho vay của Ngân hàng là người vay phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích, kế hoạch đầu tư, cũng như quy trình thực hiện dự án Thẩm định dự án là điều kiện để Ngân hàng quyết định phần vốn cho vay và xác định khả năng hoàn trả của doanh nghiệp.

Phân tích trong mục 1.2.3 và mục 2.1 nêu trên cho thấy cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với cho vay trung và dài hạn, điều này thể hiện rõ rệt nhất trong năm 2007: cho vay ngắn hạn đạt 219 tỷ đồng chiếm 90,1%; trung, dài hạn đạt 24 tỷ đồng chiếm 9,9 % trong tổng doanh số cho vay Tuy nhiên trong các năm 2008, 2009 thì tỷ trọng này giảm dần: cho vay ngắn hạn năm 2008 và năm 2009 lần lượt đạt 229,5 tỷ đồng và 327 tỷ đồng, tỷ trọng tương ứng với doanh số giảm dần từ 78,9% xuống 65,5 %; trung, dài hạn năm 2008 và 2009 lần lượt đạt 61,5 tỷ đồng và 172,5 tỷ đồng, tỷ trọng tương ứng

Trang 27

với doanh số tăng từ 21,2 % lên 34,5 % Điều này là thực trạng chung trong hầu hết các NHTM.

Như trên đã phân tích ta thấy rõ dù tỷ trọng cho vay ngắn hạn ngày càng giảm qua các năm nhưng điều đó không có nghĩa doanh số cho vay và tốc độ tăng doanh số cho vay ngắn hạn giảm Ngược lại, ta thấy sự gia tăng doanh số cho vay ngắn hạn là khá nhanh Năm 2008 so với năm 2007 tăng 10,5 tỷ đồng, đến năm 2009 so với năm 2008 tăng lên đến 97,5 tỷ đồng, tương ứng với sự gia tăng của tốc độ tăng từ 4,79% lên 42,48% Bên cạnh đó doanh số cho vay dài hạn cũng không ngừng tăng Đáng nói hơn, sự tăng lên doanh số cho vay trung, dài hạn của năm sau so với năm trước đó là một con số thực sự đáng kể : năm 2008 so với năm 2007 tăng 37,5 tỷ đồng, năm 2009 so với năm 2008 tăng 111 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng từ 156,25% lên 180,49% và tốc độ tăng này cũng có chiều hướng tăng lên.

Qua phân tích cho thấy, bên cạnh nghiệp vụ chủ yếu là cho vay ngắn hạn Chi nhánh vẫn không ngừng mở rộng hình thức cho vay trung và dài hạn Điều này cũng phần nào cho thấy sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Chi nhánh Phải huy động được một lượng vốn đủ lớn Ngân hàng mới có thể tăng cường cho doanh nghiệp vay theo loại hình trung và dài hạn Như đã nói ở trên, thông thường các Ngân hàng lớn thường mở rộng cho vay trung và dài hạn khi họ có một lượng tiền gửi dài hạn ngày càng tăng lên Đây quả là điều đáng khích lệ đối với hoạt động cho vay của Ngân hàng và Ngân hàng cần tiếp tục phát huy và tận dụng tối đa những lợi thế từ kết quả đã đạt được.

2.2 Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp

Trong nghiệp vụ cho vay, quá trình cho vay và thu nợ là hai giai đoạn có mối liên hệ vô cùng mật thiết Công tác cho vay phải luôn được đảm bảo rằng chắc chắn phải đòi được nợ Nếu chỉ một mặt chú trọng đến việc cho vay mà thả lỏng khâu đòi nợ thì chắc chắn Ngân hàng sẽ phải đối mặt với các khoản nợ quá hạn Điều này cũng đồng nghĩa với việc Ngân hàng tự đưa mình vào kết cục của sự phá sản nếu các khoản nợ quá hạn là một con số không

Ngày đăng: 04/09/2012, 14:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 10.1: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn  2007 – 2009............................................................................................26 Bảng 11.1: Dư nợ khách hàn - Đánh giá hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai.DOC
Bảng 10.1 Dư nợ khách hàng doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 – 2009............................................................................................26 Bảng 11.1: Dư nợ khách hàn (Trang 7)
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCPCTVN Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 – 2009 - Đánh giá hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai.DOC
Bảng 1.1 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCPCTVN Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 – 2009 (Trang 15)
Bảng 5.1: Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn  - Đánh giá hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai.DOC
Bảng 5.1 Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn (Trang 22)
Bảng 7.1: Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCPCTVN -Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 - 2009 - Đánh giá hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai.DOC
Bảng 7.1 Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCPCTVN -Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 - 2009 (Trang 26)
Bảng 8.1: Tình hình thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo khu vực kinh tế của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn  - Đánh giá hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai.DOC
Bảng 8.1 Tình hình thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo khu vực kinh tế của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn (Trang 30)
Bảng 9.1: Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn  - Đánh giá hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai.DOC
Bảng 9.1 Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn (Trang 32)
Bảng 10.1: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn  - Đánh giá hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai.DOC
Bảng 10.1 Dư nợ khách hàng doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế của Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn (Trang 34)
Bảng 11.1: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay của Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 – 2009 - Đánh giá hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai.DOC
Bảng 11.1 Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay của Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 – 2009 (Trang 36)
Bảng 12.1: Tình hình nợ quá hạn theo khu vực kinh tế của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn  - Đánh giá hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai.DOC
Bảng 12.1 Tình hình nợ quá hạn theo khu vực kinh tế của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPCTVN – Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn (Trang 37)
Bảng 14.1: Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn cho vay của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn  - Đánh giá hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai.DOC
Bảng 14.1 Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn cho vay của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn (Trang 38)
Bảng 15.1: Hệ số sử dụng vốn huy động khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng  TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 - 2009  - Đánh giá hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai.DOC
Bảng 15.1 Hệ số sử dụng vốn huy động khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2007 - 2009 (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w