: GIẢIPHÁPNHẰMTĂNGCƯỜNGHOẠTĐỘNGCHOVAYĐỐIVỚIDOANHNGHIỆPTẠINGÂNHÀNGTMCPCTVNCHINHÁNHHOÀNGMAI 1. Định hướng phát triển hoạtđộngchovayđốivớidoanhnghiệptạiNgânhàngTMCPCTVN - ChinhánhHoàngMai Trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngânhàng Thương mại trên địa bàn trong thời kỳ đất nước hội nhập. Để không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong hoạtđộng tín dụng đốivới các doanh nghiệp. Đặc biệt hơn trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như hiện nay, NgânhàngTMCPCTVN – ChinhánhHoàngMai đã đề ra một số định hướng cụ thể chohoạtđộng của mình. Cụ thể như sau : Đẩy mạnh công tác huy động vốn. Tăngcường thêm các hình thức huy động vốn nhằmtăngnhanh nguồn vốn nội, ngoại tệ ổn định và vững chắc; khuyến khích huy động vốn trung và dài hạn và ngoại tệ. Mở rộng chovay mọi đối tượng thuộc các thành phần kinh tế. Tăngcườngchovay các doanhnghiệp lớn và chú trọng khai thác tiềm năng các doanhnghiệp nhỏ và vừa. Không ngừng tìm kiếm các dự án đầu tư hiệu quả. Tìm cách tiếp cận các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án trung và dài hạn nhằm tạo ra sự đột phá trong khâu kinh doanh nguồn vốn cả về tăng trưởng nguồn vốn lẫn thu dịch vụ thông qua việc giảingân dự án. Thực hiện tốt hoạtđộng thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Triển khai các dịch vụ thanh toán hiện đại, ứng dụng thương mại điện tử vào quy trình thanh toán, nâng cao tiện ích của các loại thẻ thanh toán nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế. Triển khai các tổ thu tiền lưu động ở cơ sở, làm tốt các thao tác, quy trình trong nghiệp vụ ngân quỹ nhằm đảm bảo an toàn kho quỹ. Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạtđộng của Chinhánh như: hệ thống các phòng làm việc, máy tính, các trạm rút tiền tự động, Đặc biệt chú trong việc nâng cấp, mở rộng thêm các phòng giao dịch để tạo ra những lợi thế so sánh trong hoạtđộng kinh doanhvới khách hàng của Ngânhàng so với các ngânhàng khác. Thực hiện việc đào tạo lại và tự đào tạo các cán bộ công nhân viên trong toàn Chinhánhnhằm nâng cao chất lượng hoạt động, kỹ năng nghiệp vụ cho họ; góp phần hết sức quan trọng vào sự phát triển của Chinhánh trong những năm tiếp theo. Tăngcường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để kịp thời phát hiện những sai sót để chấn chỉnh kịp thời, đảm bảo an toàn chotài sản và nguồn vốn của Ngân hàng. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành liên quan, đặc biệt là Ngânhàng Công thương Việt Nam và Ngânhàng Nhà nước Việt Nam nhằm tạo ra sự đồng bộ trong chủ trương chính sách hoạtđộng trong toàn hệ thống. Thực hiện kịp thời, đúng đắn các chế độ về lương bổng, khen thưởng, kỷ luật nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả. Căn cứ vào tình hình hoạtđộng thực tiễn trong năm 2009 và các năm trước, cùng với xu hướng triển vọng trong những năm tiếp theo, Chinhánh dự kiến đề ra những mục tiêu sau trong kết quả hoạtđộng kinh doanh năm 2010: Nguồn vốn huy động : 700 tỷ đồng Dư nợ chovay : 500 tỷ đồng Lợi nhuận hạch toán : 25 tỷ đồng Tỷ lệ nợ quá hạn : 0,1% 2. GiảipháptăngcườnghoạtđộngchovayNgânhàngTMCPCTVN - ChinhánhHoàngMai 2.1. Đẩy mạnh công tác huy động vốn Về nguyên tắc, để chovay trung, dài hạn, các ngânhàng phải sử dụng nguồn vốn huy động, đúng chức năng, mục đích sẽ đảm bảo an toàn chohoạtđộng thanh toán. Nhưng trên thực tế đang xảy ra tình trạng mất cân đối cơ cấu nguồn vốn huy động, với nhu cầu vay vốn trung, dài hạn lớn trong khi các NHTM lại thừa vốn ngắn hạn nhưng thiếu vốn trung, dài hạn cho vay. Mặc dù trước đây NHNN đã cho các NHTM sử dụng 30 % vốn huy độngngắn hạn để chovay trung, dài hạn nhưng Chinhánh vẫn cần phải tích cực tìm kiếm được các nguồn vốn huy động trung, dài hạn. Để đạt được diều đó, trước hết Ngânhàng phải có chính sách lãi suất đủ để chấp dẫn khách hàng, phù hợp với từng thời gian địa điểm. Ngânhàng phải tạo ra được một danh mục các loại dịch vụ phong phú, đa dạng, phải có các các chiến lược thu hút khách hàng bằng cách giới thiệu, quảng cáo về các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng, làm thế nào để khách hàng hiểu được tính tiện ích, thuận lợi và dễ dàng khi đến vớiNgân hàng. Chẳng hạn như dịch vụ gửi tiền vào một điểm và có thể rút ra ở nhiều điểm khác nhau, thẻ rút tiền tự động ATM, phát hành, mua bán các loại trái phiếu trung, dài hạn cho dân, phải mua bảo hiểm tiền gửi nhất là đốivới các loại huy động trung, dài hạn để khách hàng an tâm gửi tiền vào Ngânhàng trong thời gian dài. 2.2. Xây dựng cơ chế chovay phù hợp,linh hoạtvói các doanhnghiệp Một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ trọng doanh số chovay các doanhnghiệp ngoài quốc doanhtạiChinhánh còn thấp là do Ngânhàng chưa có những chính sách tín dụng thật sự hợp lý hướng đến đối tượng này. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp này dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng, Chinhánh cần phối hợp xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp, linh hoạt. Về thủ tục cho vay: Cần phải đơn giản hóa thủ tục cho vay, gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo an toàn vốn choNgân hàng. Rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ xin vay. Cần tạo sự đơn giản dễ hiều trong hồ sơ tín dụng, phù hợp với trình độ của mọi khách hàngđồng thời vẫn đảm bảo được điều kiện cơ bản trong hoạt độngcho vay. Về điều kiện cho vay: Cần phải nới lỏng điều kiện vay vốn. Hiện nay, một vấn đề khiến các doanhnghiệp khó tiếp cận được với vốn vayNgânhàng là điều kiện tài sản thế chấp. Để vay được một khoản tiền từ Ngânhàng thì doanhnghiệp cần thế chấp tài sản có giá trị lớn hơn khoản vay đó để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Với những doanhnghiệp có quy mô nhỏ bé, vốn chủ sở hữu là quá ít ỏi, giá trị tài sản không cao thì đây là thách thức lớn. Trên thực tế, một khoản vaycho dù có tài sản thế chấp nhưng doanhnghiệp làm ăn thua lỗ, không hiểu quả thì cũng dẫn tới việc Ngânhàng mất vốn hoặc đọng vốn. Vì vậy, việc giải quyết, xử lý tài sản thế chấp ở nước ta hiện nay không đơn giản và dễ dàng chút nào. Ngược lại, cũng có một số khoản vay có thể không đáp ứng được điều kiện về thế chấp nhưng Ngânhàng vẫn quyết định cho vay. Nếu doanhnghiệp có phương án, dự án kinh doanh có tính khả thi cao, chủ doanh có uy tín và làm ăn có hiệu quả. Qua đó cho ta thấy, vẫn biết rằng tài sản thế chấp là tiêu chuẩn xét duyệt chovay nhưng Ngânhàng cũng cần nhận thức rõ tài sản thế chấp không còn là điều kiện quan trọng nhất để Ngânhàng xem xét chovay nữa, hay nói cách khác nó không phải điều kiện bắt buộc. Khi xem xét chovay thì điều kiện quan trọng nhất chính là kết quả, hiệu quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp có được do vốn vay đem lại, uy tín trong làm ăn và sự sẵn lòng trả nợ của doanh nghiệp. Về thời hạn chovay và kỳ trả nợ: Nhu cầu vốn của các doanhnghiệp là rất lớn, do phải đổi mới công nghệ sản xuất, mua mới, thay thế trang thiết bị. Một hợp đồng tín dụng có thời hạn chovay phải căn cứ vào tình hình thực tế, khả năng sinh lợi và tuổi thọ máy móc. Cũng giống như thời hạn chovay việc xác định kỳ hạn trả phù hợp hay không phụ thuộc vào chính bản thân Ngân hàng, mà cụ thể là cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý món vay đó. Và phải luôn đảm bảo thời hạn chovay và kỳ hạn trả nợ tương thích với chu kỳ sản xuất kinh doanh. Về lãi suất cho vay: Ngânhàng có thể áp dụng các mức lãi suất khác nhau đốivới từng loại hình cho vay, từng đối tượng doanhnghiệpcho vay, các ngành nghề kinh doanh khác nhau. Cần chú ý khuyến khích các doanhnghiệp đi vay bằng nhiều hình thức như: giảm lãi suất cho vay, khuyến mại các dịch vụ, sản phẩm tín dụng đi kèm. Về hình thức cho vay: Trong hoạtđộng tín dụng Ngânhàng trên thế giới có rất nhiều hình thức cho vay. Song hiện nay ở Việt Nam các hình thức này còn đơn điệu, một số hình thức chovay không đúng như nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn như: các doanhnghiệp cần vay vốn trung, dài hạn nhưng bắt buộc phải vay vốn ngắn hạn để đầu tư trung, dài hạn, dẫn đến tình trạng lung túng về tài chính kể cả phải lo đảo nợ khi đáo hạn. Do đó, Ngânhàng cần tiếp tục tăng cường, đa dạng hóa, mở rộng hơn nữa các hình thức chovay hợp lý, hiệu quả và phù hợp với từng doanhnghiệp như: Chovay tín chấp: Dựa trên uy tín của khách hàng để quyết dịnh cho vay. Nên áp dụng với các donh nghiệp là bạn hàng lâu năm, đáng tin cậy. Chovay bảo lãnh: Dựa trên sự bảo lãnh của một bên thứ ba có uy tín mà doanhnghiệp được phép vay vốn như: các doanhnghiệp lớn, các tổ chức khác có quan hệ tín dụng đáng tin cậy đốivớiNgân hàng,… Chovay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu: Trong quan hệ mua bán giữa các doanhnghiệpvới nhau thường xảy ra tình trạng mua bán chịu do các doanhnghiệp cạnh tranh với nhau để thu hút khách hàng. Với các doanhnghiệp đã có ít vốn lại bị các doanhnghiệp khác chiếm dụng vốn nên càng khó khăn, không đủ vốn để mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ. Để giúp đỡ các doanhnghiệp khắc phục khó khăn này, Ngânhàng đã tiến hành chovay dưới dạng chiết khấu thương phiếu. Cùng với việc Pháp lệnh thương phiếu được ban hành có hiệu lực thì nhu cầu chiết khấu thương phiếu để bổ sung vốn lưu động thiếu hụt tạm thời ngày càng tăng. ĐốivớiNgânhàng thì đây là một hình thức cấp tín dụng có ít rủi ro, có tính thanh khoản cao vì khi có nhu cầu tiền mặt, Ngânhàng có thể mang thương phiếu đến tái chiết khấu tại NHNN. Với các doanh nghiệp, hình thức này giúp họ không bị gián đoạn trong sản xuất kinh doanh, bảo đảm vốn cho tiến trình phát triển. 2.3. Nâng cao chất lượng tín dụng đốivới các doanhnghiệp 2.3.1. Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định Thẩm định hồ sơ vay vốn là khâu đầu tiên trong toàn bộ quá trình cho vay. Chất lượng thẩm định thế nào sẽ ảnh hưởng quyết định đến chất lượng tín dụng sau này. Cán bộ tín dụng nghiên cứu hồ sơ vay vốn cần chú ý các vấn đề cốt lõi sau: Năng lực pháp lý của khách hàng: Để đánh giá năng lực pháp lý, Ngânhàng căn cứ vào các giấy tờ chứng nhận về tư cách pháp nhân hoặc thể nhân của khách hàng. Ví dụ như: giấy phép thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp,…Các giấy tờ đó phải chứng minh doanhnghiệp được thành lập và hoạtđộng theo đúng các quy định trong các luật tổ chức hoạtđộng của loại doanhnghiệp đó như: Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật đầu tư nước ngoài,… Năng lực tài chính của khách hàng: Được đánh giá qua các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp và các thông tin thu thập được từ các nguồn bên ngoài, trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu. Từ đó, các bộ tín dụng có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những con số trong các bản báo cáo tài chính chỉcho chúng ta thấy những số liệu trong quá khứ. Để đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất về khả năng thực sự của khách hàng, cán bộ tín dụng phải biết cách kết hợp những số liệu trên với những thông tin thu thập được. Từ đó, dự báo những tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án để có biện phápđối phó kịp thời. Hiệu quả phương án vay vốn và trả nợ: Thực tế và lý luận đã chứng minh điều kiện về tài sản thế chấp không phải là điều kiện quan trọng nhất. Tính khả thi, hiệu quả của phương án, dự án sản xuất kinh doanh của doanhnghiệpvay vốn mới là điều kiện tiên quyết và không thể thiếu để Ngânhàng xem xét cho vay. Để đánh giá được một phương án, dự án có tính hiện thực, khả thi, hiệu quả thì cán bộ tín dụng cần tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án như: giá trị hiện tại ròng, tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư, thời gian hòa vốn, vòng quay của vốn lưu động,…Đối với những dự án thuộc lĩnh vực phức tạp, vượt khỏi tầm thẩm định của các cán bộ tín dụng thì phải thuê chuyên gia về lĩnh vực đó tư vấn thêm. Đánh giá các bảo đảm tiền vay: Tài sản đảm bảo tiền vay là các khoản thu để bù đắp khoản vốn mà Ngânhàng bỏ ra trong trường hợp khách hàng không trả được nợ. Trong quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng phải kiểm tra thủ tục hồ sơ pháp lý, giấy tờ sở hữu, tiêu chuẩn tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh phải đúng với những quy định hiện hành. Tuy nhiên cần lưu ý là điều kiện doanhnghiệp phải đủ tài sản thế chấp chỉ là một trong những biện pháp bảo đảm vốn vay, phòng ngừa rủi ro khi dự án sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, hoặc gặp rủi ro ngoài dự kiến, hoạtđộng không hiệu quả. 2.3.2. Công tác giám sát quá trình sử dụng vốn vay Nâng cao vai trò công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi chovay là công việc quan trọng để đảm bảo chất lượng cho vay. Cán bộ tín dụng phải luôn ở thế chủ động giám sát quá trình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, đặc biệt là giám sát quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhanh chóng phát hiện kịp thời những tình huống có vấn đề và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp khắc phục hoặc có phương cách bảo toàn được vốn vay, tránh thất thoát tiền vay. 2.3.3. Công tác xử lý nợ tồn đọng Cần tranh thủ sự ủng hộ của NHNH, Ngânhàng CTVN, chính quyền địa phương, cơ quan ban ngành để đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ và áp dụng các biện pháp mạnh đốivới những con nợ chây ỳ. 2.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tín dụng Đào tạo không những về chuyên môn mà còn về khả năng giao tiếp với khách hàng, có thể giúp đỡ khách hàng trong việc thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Củng cố và hoàn thiện đội ngũ cán bộ nói chung. Ngânhàng phải tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng đi học nâng cao nghiệp vụ, đó là các điều về thời gian, tài chính. Ngoài ra, Ngânhàng cũng cần đề ra các chế độ thưởng phạt hợp lý để khuyến khích cán bộ tích cực trong công tác tín dụng. Khen thưởng kịp thời đốivới những cán bộ có thành tích tốt, ngược lại cần có biện pháp xử lý nghiêm minh đốivới những người làm sai quy tắc, gây thiệt hại choNgân hàng. 3. Điều kiện thực hiện giảipháp Như đã phân tích ở trên, nguồn vốn huy động của Ngânhàng là tăng lên theo các năm. Năm 2007: 201 tỷ đồng, năm 2008: 306 tỷ đồng, năm 2009: 434,7 tỷ đồng. Đây chính là điều kiện tốt để Ngânhàng tiến hành giảipháp đẩy mạnh huy động vốn. Sự gia tăng của nguồn vốn huy động có thể sẽ kéo theo cả sự tăng lên của vốn huy động trung, dài hạn, giúp Ngânhàng có được một nguồn vốn trung, dài hạn lớn hơn phục vụ chovay theo hình thức trung, dài hạn. Như vậy, giảipháptăngcường vốn huy độngchoNgânhàng là khả thi. Về điều kiện thực hiện giảipháp xây dựng cơ chế chovay phù hợp, linh hoạtvới các doanhnghiệp có những thuận lợi, khó khăn nhất định. Cụ thể: Việc đa dạng hóa các hình thức chovayvới các hình thức kể trên là việc Ngânhàng có thể làm được, đặc biệt với hình thức chovay bảo lãnh. Vì hiện nay đã có sự ra đời của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanhnghiệp nhỏ và vừa. Do đó hình thức chovay này càng tỏ ra có ứng dụng thiết thực vớidoanhnghiệp có quy mô vốn ít ỏi vì vẫn có thể vay được vốn. Trong khi Ngânhàng vẫn có thể yên tâm thu hồi được vốn. Tuy nhiên, với hình thức chovay tín chấp thì chưa khả thi vì số năm hoạtđộng của Ngânhàng mới chỉ trên ba năm, khó có cơ sở xác định được đối tượng doanhnghiệp nào là có chữ tín. Việc giảm lãi suất chovay cũng nằm trong khả năng của Ngân hàng. Song Ngânhàng phải biết áp dụng khéo léo với từng đối tượng doanhnghiệp để mang về lợi nhuận cao nhất choNgânhàng từ doanh số chovaytăng lên. Công tác đơn giản hóa thủ tục chovay thực tiễn cho thấy là việc làm không hề dễ dàng. Hiện nay, tuy Ngânhàng CTVN đã sử dụng thống nhất một bộ hồ sơ chovayđốivới tất cả các loại hình doanhnghiệp nhưng thực tế cho thấy vẫn có sự cồng kềnh trong thủ tục đi vay. Sự đơn giản hóa nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn trong hoạt độngchovay là vấn đề cần có thời gian và phải nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng mới có thể thực hiện được. Việc nâng cao chất lượng tín dụng bằng cách nâng cao nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án là một việc làm vô cùng khó khăn, đòi hỏi Ngânhàng phải có một đội ngũ cán bộ tín dụng thành nghiệp vụ và giàu kinh nghiệm thực tế. Hiện tại, Ngânhàng đã tập hợp được một đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ, giỏi kiến thức nghiệp vụ. Tuy nhiên, hạn chế là do trẻ nên họ chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế. Do vậy, tuy kết quả nợ xấu giảm dần nhưng vẫn còn trong các năm. Để thực hiện giảipháp này Ngânhàng nên có những thay đổi để có một cơ cấu cán bộ tín dụng theo độ tuổi hợp lý. Việc giám sát hoạtđộng của doanhnghiệp là hết sức khó khăn. Mặc dù cán bộ tín dụng có thể tận dụng sự phát triển của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, các mối quan hệ với khách hàng trước đó và các mối quan hệ khác để đánh giá, giám sát hoạtđộng của doanh nghiệp. Mặt khác có thể dựa vào các báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ của doanhnghiệp để phần nào biết được tình hình hoạtđộng của doanh nghiệp. Cần lưu ý rằng phần lớn các con số báo cáo của doanhnghiệp là thiếu trung thực. Công tác tăngcường đào tạo cán bộ tín dụng là hoàn toàn thực hiện được. Bởi lẽ nguồn thu nhập của Ngânhàng qua các năm hoàn toàn đủ khả năng để tảng trải chohoạtđộng này mà vẫn đảm bảo cho việc chicho các hoạtđộng khác. Hơn nữa, cán bộ tín dụng trẻ tuổi có thể học hỏi kinh nghiệm từ các cán bộ công tác lâu năm khác, học hỏi lẫn nhau để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm làm việc cho mình. KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập tạiNgânhàngTMCPCTVN – ChinhánhHoàngMai em đã tìm hiểu thêm được nhiều hoạtđộng của toàn Chi nhánh: hoạtđộng kinh doanh nói chung và hoạtđộngchovayđốivớidoanhnghiệp nói riêng. Trong điều kiện hiện nay, với sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm 2009 thì vấn đề mở rộng chovay phải đề ra một cách hợp lý, sao cho vừa hiệu quả , vừa an toàn. Đảm bảo được sự phát triển của Chinhánh nói riêng và Ngânhàng Công thương nói chung trong sự suy thoái của kinh tế toàn cầu. “Đánh giá hoạt độngchovay các doanh nghiệp” là rất quan trọng với sự phát triển của Ngân hàng. Qua phân tích ở trên có thể thấy hoạt độngchovay doanh nghiệptạiChinhánh đã đạt được hiệu quả đáng kể: ngày càng tăng về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, và ngày càng giảm dần tỷ lệ nợ quá hạn. Đó thực sự là một kết quả đáng khích lệ choChinhánh trong giai đoạn kinh tế suy thoái vì không phải Ngânhàng nào cũng làm được. Đặc biệt là với một Chinhánh còn non trẻ trong thâm niên hoạtđộng như NgânhàngTMCPCTVN -Hoàng Mai. Tuy nhiên vì là Chinhánh mới hoạtđộng do đó Ngânhàng cũng không tránh khỏi những thiếu sót cần khắc phục. Cụ thể ở đây là: vẫn còn có một lượng vốn chovay bị tồn đọng lại ở các doanhnghiệp mà Ngânhàng chưa thu hồi hết được.Cần có kế hoạch cụ thể để thực hiện các giảipháp đã được đề cập ở trên, đặc biệt chú trọng vào giảipháp về lãi suất, nâng cao hiệu quả khâu thẩm đinh tài chính doanh nghiệp, để hoạt độngchovay và các hoạtđộng khác của Ngânhàng đạt hiệu quả hơn. Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sỹ Hoàng Hương Giang cùng toàn thể các thầy cô trong Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế, và các cô chú, anh chị trong NgânhàngTMCPCTVN – ChinhánhHoàngMai đã tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành chuyên đề cuối khóa. . : GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCPCTVN CHI NHÁNH HOÀNG MAI 1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay. hoạt động của toàn Chi nhánh: hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nói riêng. Trong điều kiện hiện nay, với sự tác động