Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 77 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
77
Dung lượng
1,29 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
MAI THU THỦY
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
Tháng 8 - Năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
MAI THU THỦY
4108643
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN THỊ HIẾU
Tháng 8 - Năm 2013
LỜI CẢM TẠ
-----------Luận văn tốt nghiệp thể hiện phần nào những kiến thức tích lũy và
những kinh nghiệm học hỏi được của mỗi sinh viên. Đây là một bước chuẩn
bị cần thiết trước khi sinh viên tốt nghiệp ra trường.
Qua quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ cùng với sự hướng
dẫn của cô Nguyễn Thị Hiếu, sau thời gian thực tập tại Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Sóc Trăng, em đã tích lũy được
nhiều kiến thức để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản
trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho em những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu trong những năm học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hiếu đã tận tình
hướng dẫn, giải đáp những khó khăn, vướng mắc, giúp em hoàn thành luận
văn này.
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám
đốc cùng các cô, chú, anh, chị tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
Thương Việt Nam Chi nhánh Sóc Trăng đã đồng ý và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho em trong quá trình thực tập để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp, dù đã cố gắng rất nhiều nhưng
do kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi
thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2013
Sinh viên thực hiện
Mai Thu Thủy
i
TRANG CAM KẾT
-----------Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2013
Sinh viên thực hiện
Mai Thu Thủy
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
-----------.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Sóc Trăng, ngày
tháng
GIÁM ĐỐC
iii
năm 2013
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................................................ 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi về không gian ............................................................................. 2
1.3.2 Phạm vi về thời gian ................................................................................. 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2
CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 3
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................. 3
2.1.1 Khái quát về tín dụng ................................................................................ 3
2.1.2 Tín dụng doanh nghiệp ............................................................................. 4
2.1.3 Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng .......................... 5
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp ........... 8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 11
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 11
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 11
CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 14
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG ..................................... 14
3.1 VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) ....................................................... 14
3.2 TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG ..................................... 15
3.2.1 Qúa trình hình thành và phát triển .......................................................... 15
3.2.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban ........................................... 16
3.2.3 Lĩnh vực hoạt động ................................................................................. 19
3.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
VIETINBANK CHI NHÁNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6
THÁNG ĐẦU NĂM 2013 .............................................................................. 20
3.3.1 Giai đoạn năm 2010-2012 ...................................................................... 22
3.3.2 Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013 ................................................... 24
3.4 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH: NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIETINBANK CHI NHÁNH
SÓC TRĂNG TRONG THỜI GIAN TỚI ....................................................... 25
3.4.1 Những thuận lợi của ngân hàng ............................................................. 25
3.4.2 Những khó khăn của ngân hàng ............................................................. 26
3.4.3 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới ......................................... 27
CHƯƠNG 4 ..................................................................................................... 28
iv
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH
SÓC TRĂNG ................................................................................................... 28
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG CỦA VIETINBANK CHI NHÁNH SÓC TRĂNG TỪ NĂM 2010
ĐẾN 6 THÁNH ĐẦU NĂM 2013 .................................................................. 28
4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn tại ngân hàng ............................................................ 28
4.1.2 Khái quát tình hình huy động vốn .......................................................... 30
4.1.2 Khái quát tình hình hoạt động tín dụng .................................................. 33
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI
VIETINBANK CHI NHÁNH SÓC TRĂNG .................................................. 36
4.2.1 Phân tích chung hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng ........ 36
4.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng theo kì hạn 39
4.2.3 Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng theo ngành
kinh tế .............................................................................................................. 45
4.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP ........................................................................................... 57
4.3.1 Hệ số thu nợ ............................................................................................ 59
4.3.2 Vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp ................................................... 59
4.3.3 Nợ xấu tín dụng doanh nghiệp trên tổng dư nợ doanh nghiệp ............... 59
4.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI
VIETINBANK CHI NHÁNH SÓC TRĂNG .................................................. 60
CHƯƠNG 5 ..................................................................................................... 61
CÁC BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH SÓC TRĂNG ........................................................................... 61
5.1 NHỮNG THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG .......................................................... 61
5.1.1 Thành tựu ................................................................................................ 61
5.1.2 Tồn tại ..................................................................................................... 61
5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH SÓC
TRĂNG............................................................................................................ 61
5.2.1 Thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường cho vay đối với doanh nghiệp
......................................................................................................................... 61
5.2.2 Tăng cường huy động vốn ...................................................................... 62
5.2.3 Gia tăng khả năng cho vay trung – dài hạn ............................................ 62
5.2.4 Nâng cao chất lượng tín dụng ................................................................. 63
CHƯƠNG 6 ..................................................................................................... 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 64
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................... 64
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 65
6.2.1 Đối với Chính Quyền địa phương .......................................................... 65
6.2.2 Đối với doanh nghiệp.............................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 66
v
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank CNST giai
đoạn 2010 – 2012 ............................................................................................21
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank CNST 6 tháng
đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .........................................................22
Bảng 4.1:Tình hình nguồn vốn của VietinBank CNST giai đoạn
2010 – 2012 .....................................................................................................28
Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của VietinBank CNST 6 tháng đầu
năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................29
Bảng 4.3: Tình hình vốn huy động của VietinBank CNST giai đoạn
2010 – 2012 ....................................................................................................32
Bảng 4.4: Tình hình vốn huy động của VietinBank CNST 6 tháng
đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .........................................................33
Bảng 4.5: Tình hình hoạt động tín dụng chung của VietinBank CNST
giai đoạn 2010 – 2012 .....................................................................................34
Bảng 4.6: Tình hình hoạt động tín dụng chung của VietinBank CNST
6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ..............................................35
Bảng 4.7: Doanh số cho vay doanh nghiệp theo thời hạn của
VietinBank CNST giai đoạn 2010 – 2012 .................................................... 39
Bảng 4.8: Doanh số cho vay doanh nghiệp theo thời hạn của
VietinBank CNST 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ........... 40
Bảng 4.9: Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo thời hạn của
VietinBank CNST giai đoạn 2010 – 2012... ................................................. 41
Bảng 4.10: Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo thời hạn của
VietinBank CNST 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013…….... 42
Bảng 4 . 11: Dư nợ doanh nghiệp theo thời hạn của VietinBank
CNST giai đoạn 2010 – 2012... ..................................................................... 43
vi
Bảng 4 . 12: Dư nợ doanh nghiệp theo thời hạn của VietinBank
CNST 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013................................. 44
Bảng 4.13: Nợ xấu doanh nghiệp theo thời hạn của VietinBank
CNST từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013... .......................................... 45
Bảng 4 . 14: Doanh số cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế
của VietinBank CNST giai đoạn 2010 – 2012…………….….. .................... 47
Bảng 4 . 15: Doanh số cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế của
VietinBank CNST 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013............. 48
Bảng 4.16: Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế của
VietinBank CNST giai đoạn 2010 – 2012....................................................... 50
Bảng 4.17: Doanh số thu nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế của
VietinBank CNST 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013…...….. 51
Bảng 4.18: Dư nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế của VietinBank
CNST giai đoạn 2010 – 2012…………………………...…………...….........54
Bảng 4.19: Dư nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế của VietinBank
CNST 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………………..55
Bảng 4.20: Nợ xấu doanh nghiệp theo ngành kinh tế của VietinBank
CNST từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013... .......................................... 56
Bảng 4.21: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp
tại VietinBank CNST (2010-2012)………..……..…………………………..58
Bảng 4.22: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp
6 tháng đầu năm 2012 và 2013………..……………………………………..58
vii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của VietinBank CNST…..........16
Hình 4.1: Cơ cấu doanh số cho vay doanh nghiệp trong tổng doanh số
cho vay của Ngân hàng giai đoạn 2010 - 6/2013.............................................37
Hình 4.2: Cơ cấu doanh số thu nợ doanh nghiệp trong tổng doanh số thu
nợ của Ngân hàng giai đoạn 2010 – 6/2013 ....................................................37
Hình 4.3: Cơ cấu dư nợ doanh nghiệp trong tổng dư nợ của Ngân
hàng giai đoạn 2010 – 6/2013..........................................................................38
Hình 4.4: Cơ cấu nợ xấu doanh nghiệp trong tổng dư nợ của Ngân
hàng giai đoạn 2010 – 6/2013..........................................................................38
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
CNST
Chi nhánh Sóc Trăng
DSCV
Doanh số cho vay
DSTN
Doanh số thu nợ
DN
Dư nợ
DNg
Doanh nghiệp
GTCG
Giấy tờ có giá
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
TCTD
Tổ chức tín dụng
TMCP
Thương mại cổ phần
Tiếng Anh
INCOMBANK
Ngân hàng Công thương Việt Nam
VietinBank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương
Việt Nam
ix
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đối với nền kinh tế Việt Nam, phát triển doanh nghiệp là một nhiệm vụ
quan trọng luôn được nhà nước quan tâm. Thành phố Sóc Trăng là thành phố
có nhu cầu về vốn phát triển kinh tế của các doanh nghiệp rất lớn. Tuy nhiên,
hiện nay các doanh nghiệp tại Sóc Trăng liên tiếp gặp nhiều khó khăn do ảnh
hưởng lạm phát, suy giảm phát triển kinh tế chung, đặc biệt do bản thân
doanh nghiệp còn thiếu, yếu nhiều lĩnh vực trong đó cơ bản nhất là thiếu vốn.
Nhận thấy được điều này, các Ngân hàng trên địa bàn thành phố Sóc
Trăng nói chung và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
chi nhánh Sóc Trăng (VietinBank C N ST) nói riêng đã có nhiều chủ trương,
chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn hiện nay.
Là chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn của Việt Nam, với
mục tiêu “nâng giá trị cuộc sống”, trong những năm gần đây, Ngân hàng đã
không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, đặc biệt là về
tín dụng doanh nghiệp, mảng tín dụng quan trọng hỗ trợ cho các doanh
nghiệp, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Tuy nhiên, hoạt động tín dụng dưới hình thức cho vay doanh nghiệp trên
địa bàn thành phố Sóc Trăng còn gặp không ít khó khăn do nhiều nguyên
nhân khác nhau, có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Từ thực tiễn
cho vay doanh nghiệp trên địa bàn, Ngân hàng cần có những giải pháp để
hoàn thiện và mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp sao cho phù hợp và
đạt hiệu quả cao.
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín
dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt
Nam chi nhánh Sóc Trăng” làm luận văn tốt nghiệp.
Với mong muốn sau khi hoàn thành đề tài này, thông qua việc tổng hợp,
phân tích số liệu, nghiên cứu thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại VietinBank
CNST, từ đó sẽ đề ra được một số giải pháp góp phần mở rộng và nâng cao
hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng như phát triển kinh tế trong
khu vực.
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hoạt động tín dụng doanh
nghiệp tại VietinBank chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013, qua đó đề xuất biện pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tổng quát tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp
trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
- Đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp trong giai đoạn 2010 –
2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín
dụng doanh nghiệp phù hợp với Ngân hàng trong thời gian tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài luận văn được thực hiện tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Công thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng. Địa chỉ tại số 139 Trần Hưng
Đạo, phường 3, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
1.3.2 Phạm vi về thời gian
Số liệu được sử dụng trong luận văn là số liệu năm 2010, 2011, 2012
và 6 tháng đầu năm 2013.
Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 12/08/2013 – 18/11/2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại VietinBank chi
nhánh Sóc Trăng.
2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái quát về tín dụng
2.1.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá
trị dưới hình thức là tiền hay hiện vật từ người sở hữu sang người sử dụng
trong một thời gian nhất định, sau đó người sử dụng sẽ hoàn trả lại cho người
sở hữu một lượng giá trị lớn hơn. Phần trăm tăng thêm được gọi là phần lời (lãi
suất).
Một hoạt động được gọi là tín dụng phải thỏa các điều kiện sau:
(i)
có sự chuyển giao tạm thời (có thời hạn),
(ii)
một lượng giá trị dưới dạng hàng hóa hoặc tiền tệ,
(iii)
có sự hoàn trả và giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị ban đầu.
2.1.1.2 Phân loại tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong
phú. Trong quản lý tín dụng, các nhà kinh tế dựa vào các tiêu thức nhất định
để phân loại tín dụng. Tùy theo các tiêu thức, tín dụng được phân loại như sau:
Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
• Tín dụng ngắn hạn: là các khoản cho vay có thời hạn đến 12
tháng, nhằm giúp khách hàng tăng cường vốn lưu động tạm thời thiếu hụt.
• Tín dụng trung hạn: là các khoản cho vay có thời hạn trên 1 năm
đến 5 năm, dùng để hỗ trợ khách hàng vay vốn đầu tư mua sắm máy móc
thiết bị, đầu tư vào những dự án vừa và nhỏ.
• Tín dụng dài hạn: là các khoản cho vay có thời hạn trên 5 năm trở
lên, nhằm giúp các khách hàng vay vốn đầu tư vào những dự án lớn.
Căn cứ vào đối tượng tín dụng
Theo tiêu thức này tín dụng chia làm hai hoại:
• Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được sử dụng để hình
thành vốn lưu động để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất.
3
• Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành
tài sản cố định. Loại này được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và
đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình
mới. Thời hạn cho vay là trung và dài hạn.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
• Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng cấp vốn
cho các doanh nghiệp, cá nhân để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa.
• Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
cá nhân. Tín dụng tiêu dùng có thể được cấp phát dưới hình thức bằng tiền
hoặc dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.
Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng
• Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh
nghiệp, được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.
• Tín dụng Ngân hàng: là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ giữa
các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp và các cá nhân.
• Tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng trong đó nhà nước là người
đi vay (như hình thức phát hành công trái, kỳ phiếu kho bạc).
2.1.2 Tín dụng doanh nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm tín dụng doanh nghiệp
Tín dụng doanh nghiệp là một hình thức cấp tín dụng cho đối tượng
khách hàng là doanh nghiệp, theo đó Ngân hàng giao cho khách hàng một
khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận
với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
Khách hàng doanh nghiệp là một đối tượng quan trọng trong mục tiêu
mở rộng thị trường hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Đối tượng khách
hàng là doanh nghiệp đến vay vốn tại Vietinbank chi nhánh Sóc Trăng gồm:
- Các pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phẩn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự.
- Các pháp nhân nước ngoài
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp danh
4
2.1.2.2 Đặc điểm của tín dụng doanh nghiệp
Đặc điểm của hoạt động tín dụng Ngân hàng là luôn tiềm ẩn nhiều rủi
ro, tùy vào đối tượng cho vay mà có mức độ rủi ro thấp hay cao. Trong hoạt
động tín dụng đối với DNg cũng có rủi ro tương đối cao do một số nguyên
nhân sau:
- Các DNg thường chỉ tập trung sản xuất, kinh doanh một số sản
phẩm nhất định, ít đa dạng hóa sản phẩm. Vì thế dễ bị khủng hoảng, đôi khi
dẫn đến phá sản khi thị trường có biến động bất lợi, giá cả thất thường.
- Các DNg thường có mức vốn tự có thấp, tài sản dùng làm đảm
bảo thường không đầy đủ giấy tờ quyền sở hữu nên các khoản tín dụng cho
DNg thường có mức độ rủi ro cao, hoạt động kinh doanh của các DNg bị
ảnh hưởng rất nhiều từ nền kinh tế.
2.1.3 Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng
2.1.3.1 Nguyên tắc tín dụng
Khách hàng vay vốn của VietinBank CNST phải đảm bảo các nguyên tắc
sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng.
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong
hợp đồng tín dụng.
- Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích
sử dụng tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
2.1.3.2 Điều kiện cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp
a) Đối với khách hàng doanh nghiệp Việt Nam:
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
Pháp nhân: được công nhận là pháp nhân theo Điều 94 và Điều 96
Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tư nhân phải có đủ năng lực
pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp.
Công ty hợp danh: Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có
đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp.
5
Mục đích sử dụng vốn hợp pháp.
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh
dịch vụ đời sống.
- Kinh doanh có hiệu quả: có lãi, trường hợp bị lỗ thì phải có phương
án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Đối với
khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu ổn định để
trả.
- Khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản đầy đủ trong suốt thời gian
vay vốn của Ngân hàng cho vay.
Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có
hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống kèm phương án
trả nợ khả thi.
Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính
phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của Vietinbank chi nhánh Sóc Trăng.
b) Đối với khách hàng là pháp nhân nước ngoài
Phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo
quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó
là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ luật Dân sự của nước
CHXHCN Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc
các điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy
định.
2.1.3.3 Thời hạn tín dụng
Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu
kỳ sản xuất – kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của phương án hay dự án đầu
tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của Ngân hàng.
Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không
quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép
hoạt động tại Việt Nam, đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không
vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.
2.1.3.4 Phương thức cấp tín dụng
Tùy theo nhu cầu của khách hàng và thực tế phát sinh, VietinBank
CNST sẽ xem xét cho vay theo các phương thức khác phù hợp với đặc điểm
hoạt động trong từng thời kỳ và không trái với quy định của pháp luật.
6
2.1.3.5 Lãi suất vay vốn
Thực hiện chính sách lãi suất cho vay linh hoạt theo phương thức thỏa
thuận, ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi suất cho vay trong hạn và mức lãi
suất áp dụng đối với nợ quá hạn theo nguyên tắc:
Phù hợp với quy định của NHNN và không thấp hơn lãi suất sàn cho
vay do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam quy định trong từng thời
kỳ, bảo đảm bù đắp các chi phí và lợi nhuận.
Mức lãi suất cho vay DN được xác định dựa trên các yếu tố cơ bản sau:
chi phí vốn chủ sở hữu, chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động, chi phí dự
phòng rủi ro tín dụng, chi phí thanh khoản, lợi nhuận kỳ vòng của Ngân
hàng. Ngoài ra, lãi suất cũng được điều chỉnh theo các yếu tố khác liên qua
đến khách hàng và khoản vay như thời hạn vay vốn, quan hệ của khách
hàng với Ngân hàng.
Mức lãi suất áp dụng đối với các khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc
Ngân hàng quyết định theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn nhưng
không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết hoặc điều
chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
2.1.3.6 Quy trình tín dụng doanh nghiệp tại Vietinbank chi nhánh Sóc
Trăng
Bước 1: Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ khách hàng, có
trách nhiệm đối với danh mục hồ sơ theo quy định. Kiểm tra tính hợp pháp,
hợp lệ của từng loại hồ sơ sau đó báo cáo cho Trưởng phòng kinh doanh.
Trưởng phòng kinh doanh phân công cán bộ thẩm định các điều kiện vay vốn
theo quy định.
Bước 2: Trưởng phòng kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ
vay vốn, kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do
cán bộ thẩm định trình, sau đó xem xét tái thẩm định (nếu cần), ghi ý kiến
vào báo cáo thẩm định và trình lên cho Phó giám đốc kinh doanh quyết định.
Bước 3: Phó giám đốc kinh doanh nhận hồ sơ từ phòng kinh doanh,
kiểm tra các yếu tố pháp lý của hồ sơ và căn cứ vào ý kiến của Trưởng
phòng kinh doanh cùng tờ trình cho vay, đồng thời đối chiếu với khả năng
nguồn vốn của Ngân hàng và ra quyết định.
Bước 4: Tùy thuộc vào mức cho vay mà Phó giám đốc phê duyệt
(nếu mức cho vay nằm trong quyền hạn phán quyết của Phó giám đốc) hoặc
chuyển hồ sơ lên cho Giám đốc xem xét, Giám đốc kiểm tra lại hồ sơ và báo
cáo thẩm định để cho vay hay không cho vay và giao xuống phòng kinh
7
doanh để cán bộ tín dụng hướng dẫn cho khách hàng lập khế ước vay hay mở
sổ vay vốn.
Nếu không cho vay thì cán bộ tín dụng báo cho khách hàng biết, còn
nếu cho vay thì Ngân hàng và khách hàng cùng lập hợp đồng tín dụng hoặc
hợp đồng đảm bảo tiền vay.
Bước 5: Cán bộ sau khi nhận hồ sơ đã được duyệt từ Phó giám đốc
(hoặc Giám đốc) sẽ được chuyển sang phòng kế toán. Phòng kế toán sau khi
nhận được hồ sơ duyệt sẽ tiến hành hạch toán kế toán, giải ngân cho khách
hàng.
Bước 6: Cán bộ tín dụng mở sổ theo dõi cho vay, thu nợ, đồng thời
kiểm tra tình hình vay vốn. Trong trường hợp khách hàng vì lý do bất khả
kháng không thể trả nợ đúng hạn thì khách hàng xin được gia hạn nợ, thời
gian gia hạn nợ không vượt quá thời hạn tài trợ vốn, khi được gia hạn nợ
thì khách hàng không phải trả lãi theo lãi suất nợ quá hạn.
Sau khi khách hàng đã trả xong nợ gốc và lãi, cán bộ tín dụng đối
chiếu xác nhận với kế toán và đóng hồ sơ tài trợ lại, chuyển vào hồ sơ lưu
của khách hàng.
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp
2.1.4.1 Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho
khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay
chưa thu hồi.
2.1.4.2 Doanh số thu nợ
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về
được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
2.1.4.3 Dư nợ
Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu hồi
được vào một thời điểm nhất định.
Dư nợ = Dư nợ đầu kỳ + DSCV trong kỳ - DSTN trong kỳ (1)
2.1.4.4 Nợ xấu
Là những khoản nợ khách hàng không trả được khi quá hạn mà không
có nguyên nhân chính đáng thì Ngân hàng sẽ chuyển khoản dư nợ qua quản
lý tại một tài khoản khác gọi là nợ xấu. Theo quyết định 493/2005/QĐ-
8
NHNN và quyết định bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN thì nợ xấu là những
khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo quy định này.
Nợ xấu là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của
Ngân hàng. Nếu tại một thời điểm nào đó, Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu chiếm
trong tổng dư nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ Ngân hàng kém
hiệu quả và hoạt động của Ngân hàng đang gặp nhiều rủi ro tín dụng.
2.1.4.5 Dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động
Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó
phân tích, so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động.
Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu quá lớn thì khả năng
huy động vốn của Ngân hàng thấp, khả năng thanh toán giảm, nếu quá nhỏ
thì Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả.
Dư nợ
Dư nợ trên vốn huy động(%)=
(2)
Tổng vốn huy động
2.1.4.6 Hệ số thu nợ
Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của Ngân hàng, trong
một chu kỳ kinh doanh, một đồng đem cho vay sẽ thu hồi được bao nhiêu
đồng vốn. Nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt.
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ (%) =
(3)
Doanh số cho vay
2.1.4.7 Nợ xấu trên tổng dư nợ (Hệ số rủi ro tín dụng)
Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Chỉ
số này thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao.
Nợ xấu
Nợ xấu trên tổng dư nợ (%) =
(4)
Tổng dư nợ
Trong đó, nợ xấu được xác định: Là chỉ tiêu phản ánh khoản nợ đến
hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng và không có
9
khả năng giải trình đề nghị ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc không có
lý do chính đáng. Khi đó ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài
khoản nợ quá hạn. Theo quyết định QĐ 493/2005/QĐ- NHNN do thống đốc
NHNN ban hành ngày 22/4/2005 và QĐ 18/2007/QĐ-NHNN về phân loại nợ
trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng của tổ chức tín dụng. Theo quyết định này thì dư nợ cho vay được chia
thành 5 nhóm:
Nhóm 1 hay nhóm nợ đủ tiêu chuẩn:
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng
thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được tổ chức tín dụng đánh giá
là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc
và lãi đúng thời hạn còn lại.
Nhóm 2 hay nhóm nợ cần chú ý:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
- Các khoản nợ đều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
Nhóm 3 hay nhóm nợ dưới tiêu chuẩn:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày,
trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2
theo quy định.
- Các khoản nợ miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi
đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm 4 hay nhóm nợ nghi ngờ
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90
ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5 hay nhóm nợ có khả năng mất vốn
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày
trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời
10
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
Nợ nhóm 1 có thời hạn quá hạn dưới 10 ngày, nên mức độ ảnh hưởng
đến chất lượng tín dụng của ngân hàng không cao. Vì vậy, ngân hàng thường
bỏ qua nợ nhóm 1, chỉ xét nợ quá hạn từ nhóm 2 đến nhóm 5, và đối với nợ
xấu thì từ nhóm 3 đến nhóm 5.
2.1.4.8 Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu
hồi nợ nhanh hay chậm. Số vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của
Ngân hàng quay càng nhanh, được luân chuyển liên tục và đạt hiệu quả cao.
DSTN
Vòng quay vốn tín dụng (vòng) =
(5)
Tổng dư nợ bình quân
Trong đó dư nợ bình quân được tính như sau:
Dư nợ đầu kì + Dư nợ cuối kì
Dư nợ bình quân =
(6)
2
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được sử dụng trong luận văn được thu thập từ:
• Số liệu thứ cấp được thu thập trong quá trình thực tập tại
VietinBank chi nhánh Sóc Trăng.
• Tham khảo từ các nguồn khác như: luận văn, tạp chí, internet…
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thống kê mô tả để
phân tích tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại VietinBank chi nhánh
Sóc Trăng.
Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân
tích bằng cách dựa trên việc so sánh một chỉ tiêu cần phân tích với một chỉ
tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
11
- Kỳ gốc được chọn có thể là cố định hoặc liên hoàn:
Kỳ gốc cố định: dùng để so sánh một chỉ tiêu nào đó trong một
khoảng thời gian tương đối xa nhau. Thông thường người ta chọn kỳ gốc là
kỳ đầu tiên của dãy số.
Kỳ gốc liên hoàn: dùng để nói lên sự biến động của hiện tượng liên
tiếp nhau qua các kỳ nghiên cứu. Kỳ gốc được chọn là kỳ liền kề trước kỳ phân
tích.
- Điều kiện để so sánh: các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố
không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp
tính toán.
So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của hiệu số giá trị kỳ phân tích
và kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh tình hình thực
hiện, sự biến động về quy mô, khối lượng của hiện tượng kinh tế trong một
thời kỳ nhất định.
Công thức:
∆Y = Y 1 – Y 0
Trong đó:
Y 1 là giá trị của kỳ cần nghiên cứu
Y 0 là giá trị của kỳ gốc
∆Y là lượng tăng/giảm tuyệt đối
Phương pháp này được sử dụng trong luận văn để so sánh số liệu kỳ
phân tích với số liệu kỳ trước của các chỉ tiêu xem có sự biến động hay
không và tìm ra nguyên nhân biến động, từ đó có cơ sở để đề ra được các giải
pháp khắc phục.
So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa giá trị
hiệu số của kỳ phân tích và kỳ gốc so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
Số tương đối là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%), kết quả so
sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển của các hiện tượng kinh
tế.
12
Công thức:
Y1 - Y 0
Y =
x 100%
Y0
Trong đó:
Y1
là giá trị của kỳ cần nghiên cứu
Y 0 là giá trị của kỳ gốc
Y
là lượng tăng/ giảm tương đối
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động về mức độ của
các chỉ tiêu kinh tế trong một thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng
của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ
đó tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục.
Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp bao gồm thu thập
số liệu, trình bày, mô tả để phản ánh tổng quát đối tượng nghiên cứu. Biểu
diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so
sánh dữ liệu. Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.
- Sử dụng các chỉ tiêu phân tích tín dụng để đánh giá tình hình hoạt
động tín dụng doanh nghiệp tại VietinBank chi nhánh Sóc Trăng.
- Từ phân tích và đánh giá ở trên liên hệ với thực tế môi trường bên
trong và bên ngoài Ngân hàng, kết hợp với phương pháp suy luận để đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại
VietinBank chi nhánh Sóc Trăng.
13
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
3.1 VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK)
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thành lập vào ngày
26/03/1988 theo nghị định số 53/HĐBT với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng
Chuyên doanh Công thương Việt Nam và chính thức đổi tên thành Ngân hàng
Công thương Việt Nam (INCOMBANK) vào ngày 14/11/1990. Là một trong
những NHTM nhà nước lớn nhất tại Việt Nam, có tổng tài sản chiếm hơn 25%
thị phần toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của ngân hàng luôn
tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996, bình quân hơn 20%/
năm, đặc biệt có năm tăng hơn 35% so với năm trước. Đến ngày 08/07/2009,
ngân hàng được cổ phần hóa và chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam ( với tên giao dịch quốc tế : Vietnam Joint Stock
Commercial Bank For Industry And Trade) và gọi tắt là Vietinbank.
Cho đến nay vốn điều lệ của ngân hàng đạt 15.173 tỷ đồng, vốn chủ sở
hữu đạt 18.372 tỷ đồng, là một trong những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn
nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Vietinbank là ngân hàng có
mạng lưới kinh doanh rộng khắp trên toàn quốc với 03 sở giao dịch, 02 văn
phòng đại diện ( tại TP.HCM và TP Đà Nẵng), 160 chi nhánh, trên 150 phòng
giao dịch và trên 700 phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm, 336 máy rút tiền tự động.
Có 06 công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty
Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty
TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH
MTV Vàng bạc đá quý và 03 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông
tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Trải qua 25 năm xây dựng và trưởng thành (1988-2013), VietinBank đã
vượt qua những khó khăn và thử thách, luôn đi tiên phong trong cơ chế thị
trường, phục vụ và góp phần thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước, không ngừng phấn đấu và vươn lên khẳng định vị trí là một trong những
NHTM hàng đầu Việt Nam.
14
3.2 TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
3.2.1 Qúa trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần (NHTMCP) Công thương Việt Nam là
một doanh nghiệp nhà nước được thành lập và kinh doanh trong lĩnh vực tiền
tệ có trụ sở chính tại Hà Nội và các chi nhánh phân bổ trên toàn quốc có tên
giao dịch “VIETINBANK”.
NHTMCP Công thương Cần Thơ là chi nhánh của NHTMCP Công
thương Việt Nam và có trụ sở tại số 09 đường Phan Đình Phùng, Thành phố
Cần Thơ. Để mở rộng mạng lưới cũng như đáp ứng nhu cầu giao dịch thuận
tiện trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng đã thành lập các phòng
giao dịch trực thuộc như: Phòng giao dịch tại thành phố Cần Thơ, Trà Nóc, Cái
Tắc, An Thới, Phong Điền và Sóc Trăng.
Phòng giao dịch Ngân hàng Công Thương Sóc Trăng đã được hình thành
và đi vào hoạt động vào đầu năm 1995. Sau đó, đến ngày 15/01/2001 phòng
giao dịch Ngân hàng Công thương Việt Nam- Chi nhánh Sóc Trăng đã chính
thức được nâng cấp thành Chi nhánh cấp 2 của Ngân hàng Công thương Cần
Thơ theo quyết định số 098/QĐ- NHCT 29 của Tổng Giám Đốc NHCT Việt
Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh Sóc Trăng thì vào ngày
25/04/2005 Chi nhánh NHTMCP Công thương Sóc Trăng đã được chính thức
nâng cấp thành Chi nhánh cấp 1 phụ thuộc trực tiếp vào NHTMCP Công
thương Việt Nam theo quyết định số 090/QĐ- HĐQT NHCT1.
Chi nhánh NHTMCP Công thương Sóc Trăng có trụ sở đặt tại số 139,
đường Trần Hưng Đạo, phường 3, Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Điện thoại: 079.3828865-079.3827715
Hiện tại, Chi nhánh ngân hàng có 3 phòng giao dịch: Phòng giao dịch
Trần Đề, phòng giao dịch Mỹ Xuyên, phòng giao dịch Lê Lợi. NHCT Sóc
Trăng là một trong những NHTM Nhà nước lớn của tỉnh và giữ một vị thế
quan trọng trong hệ thống NHTM Nhà nước với chức năng kinh doanh tiền tệ,
tín dụng, dịch vụ ngân hàng và góp phần lưu thông tiền tệ trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng. Qua hơn 15 năm hoạt động Chi nhánh NHCT Sóc Trăng đã xây dựng
được cơ cấu tổ chức ổn định với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, dày dặn kinh
nghiệm đồng thời ngân hàng đã khẳng định được thương hiệu của mình, tạo
được uy tín và chiếm được sự tin tưởng của khách hàng. Hòa chung với không
khí cả nước trong công cuộc phát triển kinh tế, ngân hàng đã có những bước
15
trưởng thành khá vững chắc tạo mọi điều kiện cho các đơn vị cơ sở kinh tế có
thêm nguồn vốn để mở rộng hoạt động, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và của tỉnh Sóc Trăng nói
riêng.
Với triết lý kinh doanh: an toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc
tế, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội, khi đến với VietinBank chi
nhánh Sóc Trăng khách hàng sẽ hài lòng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và
phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình.
3.2.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban
3.2.2.1 Cơ cấu tổ chức
BAN GIÁM
ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC
PHÒNG KẾ
TOÁN
PHÓ GIÁM
ĐỐC
PHÒNG NGÂN
QUỸ
PGD
LÊ LỢI
PHÒNG KINH
DOANH
PGD
TRẦN ĐỀ
PHÒNG QUẢN
LÝ RỦI RO VÀ
NỢ CÓ VẤN
ĐỀ
PHÒNG HÀNH
CHÁNH
PGD
MỸ XUYÊN
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
chi nhánh Sóc Trăng
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
3.2.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban
a) Ban giám đốc
- Giám Đốc:
Trực tiếp điều hành và thực hiện nhiệm vụ của Chi nhánh NHCT Sóc
Trăng theo quy định của NHCT Việt Nam
16
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám
đốc NHCT Việt Nam về các quyết định của mình
Thực hiện các cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, tỷ lệ phí và tiền thưởng,
tiền áp phạt áp dụng từng thời kì cho khách hàng do NHCT Việt Nam hướng
dẫn thực hiện trên địa bàn
Đề nghị các vấn đề có liên quan đến tổ chức cán bộ, đào tạo và nghiệp vụ
kinh doanh lên Tổng giám đốc xem xét và quyết định theo phân cấp ủy quyền
của Tổng Giám đốc
Tổ chức việc hạch toán kinh tế, phân phối tiền lương, thưởng và phúc lợi
khác đến người lao động theo kết quả kinh doanh phù hợp với chế độ khoán tài
chính và quy định khác của NHCT Việt Nam
Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh và trên địa bàn
hoạt động, báo cáo định kỳ, đột xuất các hoạt động của chi nhánh lên NHCT
Việt Nam
Phân công Phó Giám đốc tham dự các cuộc họp trong ngoài ngành liên
quan trực tiếp đến hoạt động của chi nhánh khi Giám đốc đi vắng trong một
ngany2 nhất thiết phải ủy quyền bằng văn bản cho Phó Giám đốc chỉ đạo, điều
hành công việc chung
- Phó Giám đốc
Được thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi Giám đốc vắng
mặt và báo cáo lại kết quả công việc khi Giám đốc có mặt tại đơn vị
Giúp Giám đốc chỉ đạo, điều hành một số nghiệp vụ do Giám đốc phân
công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các quyết định của
mình
Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp
vụ của Ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng
Phụ trách kế hoạch kinh doanh, trực tiếp và thừa lệnh Giám đốc ký duyệt
cho vay những dự án trong mức cho phép theo quy định của NHCT Việt Nam.
b)Phòng Kiểm Soát Nội Bộ
Thực hiện chức năng kiểm soát tình hình hoạt động tại chi nhánh
Kiểm tra sự tuân thủ các quy định của NHCT Việt Nam tại chi nhánh,
nếu có sai phạm thì lập biên bản sai phạm
Thực hiện một số công việc giám sát theo quy định của NHCT Việt Nam
c)Phòng kinh doanh
17
Đây là nơi có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công trong hoạt động
cho vay cũng như trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Thực hiện các công việc kinh doanh: giao dịch trực tiếp với khách hàng
có nhu cầu vay vốn, phân công cán bộ thẩm định, hướng dẫn khách hàng thiết
lập dự án, phương án và làm thủ tục hồ sơ cần thiết để xin vay vốn
Kiểm soát lựa chọn đánh giá các phương án, dự án hiệu quả để đề xuất
các ý tưởng kinh doanh, dự án tín dụng cho cấp trên xem xét và giải quyết
Trực tiếp điều tra theo dõi các khoản nợ trong suốt thời gian cho vay kể
từ khi phát sinh cho đến khi kết thúc hợp đồng
Tổng hợp, phân tích thống kê kinh tế, quản lý danh mục khách hàng, trực
tiếp xử lý các rủi ro phát sinh theo các văn bản, chỉ thị của NHNN và những
quy định chung của NHCT
Chấp hành các thể lệ tín dụng theo đúng quy định của NHNN và theo sự
hướng dẫn thực hiện đối với hệ thống NHCT.
d) Phòng Kế toán- Ngân quỹ
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy
định NHCT Việt Nam
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài
chính quỹ tiền lương của chi nhánh
Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu
về hạch toán và các báo cáo, thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước,
thực hiện các ngiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo luật định
Quản lý, sử dụng các thiết bị thông tin, điện toán phục vụ kinh doanh
theo quy định
Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề
Thực hiện các ngiệp vụ khác do Giám đốc yêu cầu.
e) Bộ phận xử lý nợ
Xử lý các khoản nợ xấu (là các khoản nợ dài hạn mà khách hàng không
có khả năng trả nợ) tại địa bàn chi nhánh
Thẩm định hồ sơ nợ xấu và đề xuất phương án trả nợ
Thực hiện phương án xử lý nợ theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác xử lý nợ của bộ phận, chi nhánh
18
Tổng hợp, báo cáo tình hình nợ xấu của Chi nhánh. Thực hiện các nghiệp
vụ khác theo sự phân công của trưởng phòng, trưởng bộ phận và Ban Giám đốc
f) Phòng tổ chức hành chính
Thực hiện chức năng quản lý đầy đủ lực lượng công nhân viên chức,
biên chế cũng như hợp đồng trong việc tham gia các hoạt động của đơn vị
Lập các thủ tục cần thiết trình lên Ban Giám đốc ra quyết định đề nghị
nâng bậc lương hoặc kĩ thuật, có trách nhiệm bảo vệ toàn bộ tài sản của đơn vị,
giám sát trong ngoài, tiếp nhận thông tin, tin tức có liên quan trình lên ban
Giám đốc.
3.2.3 Lĩnh vực hoạt động
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Sóc Trăng cung
cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và tiện ích cao.
Trong đó các sản phẩm dịch vụ được chia làm hai đối tượng:
- Sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân bao gồm:
+ Dịch vụ thẻ
+ Tiết kiệm
+ Chuyển tiền
+ Cho vay
+ Tài khoản
+ Kiều hối
+ Kinh doanh ngoại tệ
+ E-Bank
+ Sản phẩm khác
- Sản phẩm dịch vụ khách hàng doanh nghiệp bao gồm:
+ Tiền gửi
+ Cho vay
+ Chuyển tiền
+ Thanh toán xuất nhập khẩu
+ Tài khoản
+ Kho quỹ
+ Kinh doanh ngoại tệ
19
+ Bảo lãnh
+ E-Bank
+ Sản phẩm khác
3.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
VIETINBANK CHI NHÁNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6
THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thì nền kinh tế Việt
Nam nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp: giá vàng
biến đổi liên tục, đồng nội tệ bị mất giá, giá cả hàng hóa biến động theo chiều
hướng tăng cao làm cho chi tiêu của người dân tăng lên đáng kể nên khoản tiền
dùng để tiết kiệm giảm. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy
động vốn cũng như hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trên địa bàn thành
phố Sóc Trăng, kể cả VietinBank CNST. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này trên
địa bàn tỉnh mọc lên nhiều ngân hàng gây áp lực cạnh tranh cho chi nhánh.
Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy nhưng đội ngũ cán bộ, nhân viên của ngân
hàng vẫn không ngừng phấn đấu để vượt qua khó khăn và duy trì hoạt động
kinh doanh của chi nhánh tiếp tục ổn định, hoàn thành tốt các chỉ tiêu được
giao.
Kết quả tổng hợp từ bảng số liệu cho thấy Ngân hàng hoạt động khá
tốt. Thu nhập, chi phí và lợi nhuận đều tăng liên tục qua 3 năm và kết quả
hoạt động của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng tương đối khả
quan với lợi nhuận tăng 8,14% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động của Ngân
hàng chủ yếu từ hoạt động tín dụng (thu nhập và chi phí từ hoạt động tín dụng
luôn chiếm hơn 70% trong tổng cơ cấu). Cụ thể như sau:
20
Bảng 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
GIAI ĐOẠN 2010-2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục
2010
Số tiền
Thu nhập
Thu nhập hoạt động tín dụng
Thu nhập khác
Chi phí
2011
Số tiền
%
Số tiền
%
113.148
100,00 162.761
100,00
105.451
93,21 153.135
2011/2010
%
Số tiền
%
2012/2011
Số tiền
%
189.352 100,00
49.613
43,85
26,591
16,34
94,09
172.996
91,36
47.684
45,22
19.861
12,97
9.626
5,91
16.356
8,634
1.929
25,06
6.730
69,92
97.849 100,00 142.251
100,00
165.084 100,00
44.402
45,38
22.833
16,05
92,34
147.160
89,14
43.642
49,75
15.803
12,03
17.924 10,856
760
7,50
7.030
64,53
5.211
34,06
3.758
18,32
7.697
6,80
Chi phí hoạt động tín dụng
87.715
89,64 131.357
Chi phí khác
10.134
10,36
Lợi nhuận trước thuế
So sánh
2012
15.299
-
10.894
7,66
20.510
-
24.268
-
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
21
Bảng 3.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
VIETINBANK CHI NHÁNH SÓC TRĂNG 6 THÁNG ĐẦU
NĂM 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục
6 tháng đầu
6 tháng đầu
năm 2012
năm 2013
Số tiền
%
Số tiền
So sánh
Số tiền
%
%
Thu nhập
120.813 100,00
146.238 100,00
25.425
21,05
Thu nhập hoạt động tín dụng
109.807
90,89
133.269
91,13
23.462
21,37
11.006
9,11
12.969
8,867
1.963
17,84
130.144 100,00
24.217
22,86
Thu nhập khác
Chi phí
105.927 100,00
Chi phí hoạt động tín dụng
92.474
87,30
115.908
89,06
23.434
25,34
Chi phí khác
13.453
12,7
14.236
10,934
783
5,82
Lợi nhuận trước thuế
14.886
-
16.094
1.212
8,14
-
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
3.3.1 Giai đoạn năm 2010-2012
- Thu nhập của VietinBank CNST tăng liên tục qua các năm. Năm
2011 tăng 43,85% so với năm 2010 đạt 162.761 triệu đồng, đến năm 2012
tăng 16,34% so với năm 2011 đạt 189.352 triệu đồng. Trong đó:
Thu nhập từ hoạt động tín dụng: là nguồn thu nhập chính của Ngân
hàng và tăng liên tục qua các năm. Nguyên nhân là do trong năm 2010, tình
hình lạm phát xảy ra làm lãi suất huy động tăng lên kéo theo lãi suất cho
vay tăng. Mặt khác, nền kinh tế đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng nên nhu
cầu vay vốn cũng tăng cao. Đặc biệt năm 2011 thu nhập từ hoạt động tín dụng
tăng 45,22% so với năm 2010 đạt 153.135 triệu đồng. Lý giải cho sự gia tăng
đột biến này là do từ ngày 01/09/2011, theo quy định của thông tư
22/2011/TT – NHNN thì tỷ lệ cho vay không được vượt quá 80% vốn huy
động (thông tư 13 năm 2010) đã được hủy bỏ, tạo điều kiện cho Ngân hàng
tăng doanh số cho vay, vì thế mà thu nhập từ lãi trong năm 2011 đã tăng khá
cao so với tốc độ tăng trưởng của năm 2010. Sang năm 2012, thu nhập từ
hoạt động tín dụng chỉ tăng 12,97% so với cùng kỳ năm trước do trần lãi
suất huy động liên tục hạ xuống, kéo theo lãi suất cho vay cũng hạ theo từ
cuối năm 2011, mặc dù thực tế lãi suất cho vay hạ xuống không nhiều nhưng
22
cũng vì thế mà khoản thu nhập lãi của Ngân hàng cũng không tăng cao.
Thu nhập khác: Đây là khoản thu chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu thu
nhập và chủ yếu là nguồn thu khá ổn định từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh
ngoại hối. Nhìn chung, khoản thu này đều tăng qua các năm do Ngân hàng
mở rộng và tăng cường hoạt động dịch vụ, năm 2011 nguồn thu này tăng
25,06% so với năm 2010, sang năm 2012, thu nhập khác của Ngân hàng tăng
đột biến đạt 16.356 triệu đồng, tăng 69,92% so với 2011. Xét trên tỉ lệ gia tăng
thì ta thấy tốc độ tăng trưởng của thu nhập khác là một khoản tăng đáng kể,
tuy nhiên nếu so sánh số tuyệt đối và cơ cấu nguồn thu thì khoản thu này còn
hạn chế, cho thấy Ngân hàng chưa đa dạng được hoạt động kinh doanh, còn
phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng, kéo theo rủi ro về chất lượng tín
dụng. Nếu tăng trưởng tín dụng bị hạn chế thì thu nhập của Ngân hàng sẽ bị
ảnh hưởng rất nhiều.
- Nhìn chung, chi phí hoạt động của Ngân hàng qua các năm cũng gia
tăng đáng kể. Năm 2011, tổng chi phí tăng 45,38% so với năm 2010, mức
tăng này cao hơn so với mức tăng của thu nhập cho thấy Ngân hàng hoạt
động chưa đạt hiệu quả tốt trong năm 2011. Sang năm 2012, chi phí tăng
16,05% so với năm 2011, mức tăng này thấp hơn so với mức tăng của năm
2011. Cụ thể như sau:
Chi phí hoạt động tín dụng: bao gồm các khoản chi từ trả lãi tiền vay,
chi từ trả lãi tiền gửi, chi từ trả lãi phát hành giấy tờ có giá là chủ yếu. Đây
luôn là chi phí chính của Ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi
phí qua các năm. Năm 2011, chi phí cho hoạt động tín dụng tăng cao, mức
tăng này cao hơn rất nhiều so với năm 2010. Nguyên nhân là do từ tháng
02/2011, để triển khai nghị quyết 11 của chính phủ, NHNN thực thi chính
sách thắt chặt tiền tệ, cung tiền hạn chế đã làm cho tính thanh khoản của
Ngân hàng bị ảnh hưởng, do vậy Ngân hàng cần tăng vốn huy động, nguồn
vốn từ phát hành giấy tờ có giá cũng gia tăng nên chi phí trả lãi tăng cao.
Sang năm 2012, chi phí cho hoạt động tín dụng là 147.160 triệu đồng, chỉ
tăng 12,03% so với cùng kỳ năm trước do nhiều đợt giảm trần lãi suất huy
động của NHNN nên chi phí trả lãi của Ngân hàng giảm xuống nhiều.
Chi phí khác: đây là nguồn chi chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu chi
phí, bao gồm các khoản chi cho các hoạt động dịch vụ, chi hoạt động kinh
doanh ngoại hối, chi phí cho nhân viên, chi cho hoạt động quản lý và công
vụ là chủ yếu. Nguồn chi này có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể: năm
2011 chỉ tăng 7,50% nhưng sang năm 2012 tăng lên tới 64,53%. Sự gia tăng
này chủ yếu do tình trạng lạm phát đã kéo chi phí hoạt động của Ngân hàng
23
tăng lên cao thông qua chi phí lương, mặt khác Ngân hàng cũng chủ động
tăng các nguồn chi cho cán bộ nhân viên, tăng lương và các chế độ đãi ngộ
để thu hút được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Năm 2011,
NHNN áp dụng mức trần lãi suất huy động là 14%/năm nên để cạnh tranh
được Ngân hàng phải tốn nhiều chi phí khuyến mãi, tiếp thị, hoa hồng môi
giới huy động vốn,...nhằm tăng vốn huy động, thu hút các khách hàng mới
và giữ chân các khách hàng cũ.
- Lợi nhuận: Là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí, những thay
đổi về thu – chi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Ngân hàng. Cùng với
xu hướng trên, lợi nhuận của Ngân hàng qua các năm đều tăng. Năm 2011, lợi
nhuận có tốc độ tăng lớn nhất là 34,06%, nguyên nhân là do thu nhập năm
2011 tăng 43,85% trong khi chi phí cũng tăng nhưng với tốc độ nhanh hơn
so với thu nhập, tăng 45,38% nhưng xét về số tuyệt đối thì thu nhập tăng
49.613 triệu đồng cao hơn chi phí (chỉ tăng 44.402 triệu đồng) nên lợi nhuận
của Ngân hàng vẫn tăng. Năm 2012, lợi nhuận cũng tăng nhưng tốc độ tăng
không bằng năm 2011, chỉ tăng 18,32%. Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu
năm 2013 cho thấy lợi nhuận của Ngân hàng vẫn tiếp tục tăng so với cùng kì
năm trước và đạt 1.212 triệu đồng.
3.3.2 Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013
- Thu nhập: Số liệu 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy thu nhập vẫn tiếp
tục tăng, tăng 21,05% so với cùng kì năm trước đạt 146.238 triệu đồng.
Trong đó thu từ hoạt động tín dụng và các khoản thu khác đều tăng cho thấy
hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng tương đối khả quan phù hợp bối cảnh
nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
- Chi phí: Cùng với sự gia tăng của doanh thu thì chi phí của ngân
hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng 22,86% so với 6 tháng đầu năm
2012, kể cả chi phí cho hoạt động tín dụng cũng như chi phí khác. Do chi phí
tăng cho phù hợp với sự gia tăng doanh thu cũng như chi phí ngân hàng bỏ ra
cho các chế độ đãi ngộ dành cho nhân viên và khách hàng thân thiết.
- Lợi nhuận của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tiếp tục
tăng so với cùng kì năm trước và đạt 1.212 triệu đồng. Cả thu nhập và chi phí
của ngân hàng đều tăng nhưng xét về số tuyệt đối thì thu nhập tăng cao hơn
chi phí nên ngân hàng vẫn thu được lợi nhuận.
24
3.4 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH: NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ
KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIETINBANK CHI
NHÁNH SÓC TRĂNG TRONG THỜI GIAN TỚI
3.4.1 Những thuận lợi của ngân hàng
- Ngân hàng đặt trụ sở ở một vị trí thuận lợi, ngay trung tâm thành phố,
gần chợ và trụ sở của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và là một
trong bốn ngân hàng lớn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nên được nhiều khách
hàng tín nhiệm. Trụ sở làm việc của chi nhánh được nâng cấp, cải tạo trong
năm 2011 với những trang thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến giúp
khách hàng giao dịch thuận lợi và nhanh chóng.
- Nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng vì vậy chi nhánh luôn chú
trọng trong công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ. Đội ngũ cán bộ công nhân
viên có trình độ chuyên môn, thành thạo nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm
cao và đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc, thái độ phục vụ tận tình và chu
đáo, vì vậy luôn làm hài lòng khách hàng; Ban lãnh đạo tận tâm, kỹ cương và
có trách nhiệm, giúp đỡ nhân viên tạo nên một khối đoàn kết vững mạnh giữa
lãnh đạo và nhân viên, góp phần làm cho hoạt động chi nhánh có hiệu quả cao,
từ dó giúp Ngân hàng ngày càng phát triển vững mạnh.
- Được sự chỉ đạo và quan tâm giúp đỡ của tỉnh ủy, chính quyền địa
phương, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và sự hỗ trợ của các cơ
quan ban nghành có liên quan đã giúp cho VietinBank CNST hoàn thành
nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảnh và
Nhà nước.
- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có hệ thống giao dịch rộng
khắp cả nước và là loại hình Ngân hàng phát triển mạnh mẽ nhất nên chủ động
được nguồn vốn dồi dào, có thể điều hòa vốn cho các chi nhánh trong cả nước.
Đó chính là thuận lợi của VietinBank CNST trong việc đảm bảo thanh toán của
mình, nâng cao uy tín và được nhiều khách hàng tín nhiệm.
- Được sự quan tâm của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là ban
hành các văn bản và chỉ đạo kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, tạo cơ sở
pháp lý cho Ngân hàng, hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Lãnh đạo Ngân hàng
đã đề ra chiến lược đúng đắn và chỉ đạo thực hiện sát sao, tạo điều kiện cho
đơn vị hoàn thành nhiệm vụ và đạt vượt kết quả của cấp trên giao.
- Tình hình kinh tế- chính trị ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn
vị sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả của Ngân hàng.
25
- Các khách hàng của VietinBank CNST đa số là khách hàng truyền
thống, có uy tín, tình hình tài chính lành mạnh và ổn định, sản xuất kinh doanh
có hiệu quả và luôn gắn bó với ngân hàng.
- Phần lớn các DNg trên địa bàn tỉnh đều mở tài khoản và có quan hệ
giao dịch với VietinBank CNST như: Công ty xuất nhập khẩu thủy sản, Công
ty cổ phần thương mại du lịch, Công ty cổ phần vật tư kĩ thuật nông nghiệp,...
- Lãi suất cho vay thấp, nguồn vốn dồi dào nên Ngân hàng luôn chủ động
trong kinh doanh. VietinBank CNST đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá ổn
định về nguồn vốn, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, lợi nhuận tăng lên
theo thời gian,...
3.4.2 Những khó khăn của ngân hàng
Bên cạnh những thuận lợi trên, VietinBank CNST cũng gặp phải
không ít khó khăn như:
- Thiên tai, dịch bệnh, việc áp dụng khoa học kĩ thuật kém phát triển
trong nông nghiệp, thủy sản gây khó khăn trong hoạt động sản xuất chăn nuôi
cho các doanh nghiệp trên địa bàn cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động cho vay
cũng như công tác thu nợ của Ngân hàng. Tình hình kinh tế- xã hội trong nước
và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp nên một số mặt hoạt động không đạt
được kết quả theo kế hoạch đề ra như vấn đề kiểm soát giá cả và kềm chế lạm
phát.
- Do thị trường chế biến xuất khẩu thủy sản bị ảnh hưởng, từ đó các
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn do đó ảnh hưởng đến nhu
cầu vay vốn cũng như trả nợ cho Ngân hàng.
- Sự xuất hiện của nhiều NHTM khác trên địa bàn thành phố Sóc Trăng
và sự cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM trên cùng địa bàn đã gây sức ép
mạnh đến hiệu quả hoạt động của VietinBank CNST. Chính vì vậy mà Ngân
hàng phải hoàn thiện hơn để thu hút khách hàng.
-Giá cả thị trường luôn tăng cao làm cho chi phí sản xuất tăng lên, mặt
khác do công nghệ lạc hậu làm cho giá thành các sản phẩm bán ra thấp, nhiều
hộ gia đình bị thua lỗ không trả được nợ cho Ngân hàng vì thế nợ quá hạn tiềm
ẩn phát sinh.
- Các địa phương chưa có chính sách quy định cụ thể về việc xử lý nợ,
đồng thời ý thức trả nợ của người dân chưa cao, có nhiều trường hợp cố tình
không trả nợ nên Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi các khoản
nợ này.
26
3.4.3 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới
Trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh đạt được trong giai đoạn năm
2010 đến tháng 6 năm 2013, VietinBank CNST đã đề ra những chỉ tiêu cho
năm 2013 và phương hướng hoạt động cho chi nhánh trong thời gian tới như
sau:
- Nguồn vốn huy động: 1.600.000 triệu đồng.
- Thu từ hoạt động tín dụng: 173.500 triệu đồng
- Lợi nhuận: 25.000 triệu đồng.
Tiếp tục giao chỉ tiêu tác nghiệp theo định lượng, định tính, lợi nhuận
đến từng phòng, từng cán bộ công nhân viên, gắn lương kinh doanh theo kết
quả tác nghiệp hàng tháng đối chiếu với chỉ tiêu được giao.
Chấp hành nghiêm nội quy lao động và văn hóa doanh nghiệp.
Mở rộng địa bàn, mở rộng đối tượng đầu tư, đầu tư tới mọi thành phần
kinh tế trên địa bàn với tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tiêu
dùng, sinh hoạt, sửa cữa và xây dựng,...
Đẩy mạnh mở rộng các hình thức huy động vốn đảm bảo tăng trưởng
nguồn vốn hoạt động nhằm nâng cao năng lực tài chính.
Mở rộng và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ của ngân hàng, tiếp thu
và phát triển các sản phẩm mới đi liền với phát huy lợi thế các sản phẩm truyền
thống (thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ). Đồng thời chủ động tiếp cận
khách hàng để thực hiện các hoạt động này hiệu quả hơn.
Thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, tích cực tham gia các hoạt động
xã hội do Trung ương và địa phương phát động.
Thường xuyên phát động phong trào thi đua lao động giỏi, khen thưởng
kịp thời những tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhằm khích lệ
tinh thần làm việc của họ.
Cùng với những mục tiêu trên VietinBank CNST sẽ tiếp tục phát huy
những mặt mạnh và khắc phục những mặt còn hạn chế để nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của mình, nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế của
tỉnh nhà nói chung và của toàn đất nước nói riêng.
27
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG CỦA VIETINBANK CHI NHÁNH SÓC TRĂNG TỪ NĂM 2010
ĐẾN 6 THÁNH ĐẦU NĂM 2013
4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn tại ngân hàng
Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế
thì việc tạo lập vốn cho ngân hàng là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong
hoạt động kinh doanh của các NHTM kể cả VietinBank CNST.
4.1.1.1 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2010-2012
Bảng 4.1: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA VIETINBANK CNST
GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
So sánh
Chỉ tiêu
Vốn huy động
Vốn điều chuyển
Vốn khác
Tổng nguồn vốn
2010
2011
2012
2011/2010
2012/2011
Số tiền
%
Số tiền
%
903.620 1.455.488
318.620
54,46
551.868
61,07
2.761.679 3.337.092 5.188.833
575.413
20,84 1.851.741
55,49
47,69
41.805
32,80
27,24 2.445.414
55,98
585.000
86.290
127.446
169.251
41.156
3.432.969 4.368.158 6.813.572
935.189
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng có sự gia tăng qua
các năm. Cụ thể như sau:
- Vốn huy động: vốn huy động tăng đều qua 3 năm, trong đó vào năm
2012 tăng 61,07% so với năm 2011. Vốn huy động có sự tăng trưởng như vậy
là do cuộc sống người dân được nâng cao, tiền tiết kiệm trong dân cư nhiều.
Bên cạnh đó thì dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến
trong đời sống, người dân không chỉ ở thành thị mà cả nông thôn cũng có xu
28
hướng mở tài khoản tiền gửi tạo điều kiện cho ngân hàng huy động vốn dễ
dàng.
- Vốn điều chuyển: nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng cũng tăng
dần qua các năm. Trong giai đoạn 2010-2012, nhu cầu vay vốn phục vụ sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân tăng cao nên ngân hàng phải
xin huy động một lượng lớn tiền từ hội sở chính.
- Vốn khác: chỉ tiêu này chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu nguồn
vốn của ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn này có gia tăng qua 3
năm do ngân hàng hoạt động tốt, có lợi nhuận nên công tác trích các quỹ được
tăng cường làm nguồn vốn này gia tăng.
4.1.1.2 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 6 tháng đầu năm
2012-2013
Bảng 4.2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA VIETINBANK CNST
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Vốn huy động
Vốn điều chuyển
Vốn khác
Tổng nguồn vốn
6 tháng
đầu năm
2012
6 tháng
đầu năm
2013
Số tiền
%
854.372
989.795
135.423
15,85
3.687.351
4.281.584
594.233
16,12
98.329
86.025
(12.304)
(12,51)
4.640.052
5.357.404
382
15,46
So sánh
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
Qua bảng 4.2 ta thấy trong 6 tháng đầu năm 2013 tổng nguồn vốn của
ngân hàng tăng 15,46% so với cùng kì năm trước do cả vốn huy động được và
vốn điều chuyển của ngân hàng đều tăng. Vốn huy động tăng cho thấy ngân
hàng ngày càng nâng cao uy tín, chất lượng phục vụ có hiệu quả nên thu hút
được lượng tiền gởi từ các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn. Bên cạnh đó
nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng cũng gia tăng là do ngân hàng đang đẩy
mạnh cho vay 4 lĩnh vực: xuất khẩu, nông nghiệp, công nghiệp, hỗ trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và hiệu quả.
Đây là cơ hội giúp ngân hàng tăng trưởng tín dụng. Vì vậy nguồn vốn huy
động của ngân hàng tuy có tăng nhưng vẫn không đủ đáp ứng và ngân hàng
cần phải điều chuyển một lượng vốn lớn từ hội sở chính làm cho vốn điều
chuyển tăng.
29
4.1.2 Khái quát tình hình huy động vốn
Trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng thì thành phần chiếm tỷ trọng
lớn nhất và quan trọng nhất cho hoạt động của Ngân hàng là vốn huy động. Vì
Ngân hàng hoạt động theo tiêu chí “đi vay để cho vay” nên nếu nguồn vốn
đầu vào kém sẽ dẫn đến nguồn vốn cho vay bị hạn chế và lợi nhuận sẽ giảm đi.
Trong thời gian qua, mặc dù tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, áp
lực cạnh tranh huy động vốn trong ngành ngày một tăng cao, lãi suất biến động
nhiều nhưng nguồn vốn huy động của VietinBank CNST luôn tăng, thể hiện
sự phát triển vững mạnh của Ngân hàng. Năm 2011, số vốn huy động của
Ngân hàng đạt 903.620 triệu đồng. Năm 2012, vốn huy động của Ngân hàng
tăng cao hơn so với mức tăng năm 2011, tăng 61,07% đạt 1.455.488 triệu đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, số vốn huy động đã tăng 15,85% so với cùng kỳ
năm trước, đạt 989.795 triệu đồng. Số liệu cụ thể được thể hiện thông qua
bảng 4.3, bảng 4.4.
4.1.2.1 Tình hình huy động vốn của Vietinbank chi nhánh Sóc Trăng
giai đoạn 2010-2012
- Tiền gửi tiết kiệm: Qua bảng 4.3 cho thấy nguồn vốn huy động được từ
tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và có tốc độ tăng mạnh qua mỗi
năm, năm 2011 tăng 62,46% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 65,44% so với
năm 2011. Điều này đã góp phần làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng
tăng lên. Nguyên nhân sự tăng mạnh của khoản tiền gửi tiết kiệm là do ngân
hàng đặc biệt coi trọng loại hình tiết kiệm có kì hạn vì sự yên tâm về thời gian
khi sử dụng đồng vốn này để cho vay. Đặc biệt, trong giai đoạn 2010-2012 tình
hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lạm phát tăng, giá vàng luôn biến động
mạnh. Hầu hết người dân đều có tâm lý sợ đồng tiền mất giá, họ có được
nguồn vốn có tính ổn định không hề dễ dàng. Vì thế mà ngân hàng luôn tạo
điều kiện thuận lợi cho khách hàng bằng cách đa dạnh hình thức huy động vốn
bằng cách chia nhỏ các kì hạn gửi như 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng,
3 tháng, 6 tháng,... khách hàng dễ dành chuyển đổi kỳ hạn theo ý mình, đa
dạng hóa sản phẩm huy động như tiết kiệm thông minh, tiết kiệm tích lũy lãi
suất cao,... cùng với nhiều chương trình tiết kiệm dự thưởng. Bên cạnh đó,
ngân hàng còn tiếp thị đến các khách hàng có nguồn vốn dồi dào, duy trì mối
quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống, liên hệ nhiều tổ chức cá nhân để
duy trì ổn định lượng tiền gửi. Vì vậy ngân hàng luôn thu hút được một số vốn
cao từ loại tiền gửi này. Đây cũng là một trong những thế mạnh của ngân hàng
trong việc cạnh tranh với các NHTM khác vì có được nguồn vốn lớn ổn định
để hoạt động kinh doanh.
30
- Tiền gửi thanh toán: Chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế dùng để
thanh toán trong kinh doanh và của các cá nhân có nhu cầu sử dụng tài khoản
thường xuyên. Qua bảng 4.3 cho thấy số lượng tiền gửi thanh toán tăng mạnh
qua từng năm, cụ thể năm 2011 tăng 69,08% so với năm 2010, năm 2012 tăng
67,40% so với năm 2011. Điều này là do ngân hàng luôn chú trọng phát triển,
cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích, hiện đại, dễ sử dụng trong giao
dịch như dịch vụ chi lương qua thẻ, các khoản tiền thanh toán luôn được
chuyển vào tài khoản người thụ hưởng kịp thời, chính xác nên thu hút nhiều
DNg sử dụng dịch vụ này của ngân hàng góp phần làm tăng lượng tiền gửi
thanh toán của ngân hàng. Đặc biệt, ngân hàng có dịch vụ VBH2.0, là dịch vụ
hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch qua internet, rất thuận tiện cho các
DNg, cá nhân không cần phải đến ngân hàng vào giờ hành chính mà có thể
thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi. Chính vì những tiện ích mà VietinBank
mang lại cho khách hàng nên thu hút được lượng tiện gửi thanh toán của khách
hàng trên địa bàn tỉnh tăng lên đáng kể.
- Phát hành GTCG: Vốn huy động từ nguồn này giảm đều qua 3 năm,
nguyên nhân là do trong năm 2010 ngân hàng tăng cường phát hành trái phiếu
với lãi suất hấp dẫn là 12,5% để huy động vốn trung dài hạn, VietinBank đã áp
dụng mức lãi suất tối đa mà NHNN cho phép áp dụng với GTCG trong năm
2010, trong khi mặt bằng lãi suất chung vào thời điểm đó của các ngân hàng
khác ở mức khoảng 12%/năm. Thêm vào đó là uy tín của ngân hàng nên thu
hút được nhiều khách hàng đầu tư mua GTCG của ngân hàng, làm nguồn vốn
huy động từ khoản này cao trong năm 2010. Vào năm 2011-2012, trong giai
đoạn này ngân hàng vẫn có phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn và kì phiếu
ngắn hạn. Do tình hình kinh tế có nhiều biến động, không ổn định nên GTCG
trong giai đoạn này của ngân hàng không còn hấp dẫn được nhiều khách hàng,
điều này làm cho khoản mục huy động từ nguồn phát hành GTCG giảm xuống.
31
Bảng 4.3: TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG CỦA VIETINBANK CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
GIAI ĐOẠN 2010-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
Số tiền
2011
%
Số tiền
So sánh
2012
%
Số tiền
2011/2010
%
Số tiền
2012/2011
%
Số tiền
%
Tiền gửi thanh toán
198.619
33,95
335.817
37,16
562.141
38,62
137.198
69,08
226.324
67,40
Tiền gửi tiết kiệm
319.257
54,57
518.672
57,40
858.090
58,96
199.415
62,46
339.418
65,44
Phát hành GTCG
67.124
11,48
49.131
5,44
35.257
2,42
(17.993)
(26,81)
(13.874)
(28,24)
585.000
100,00
903.620
Tổng
100,00 1.455.488 100,00
318.620 54,46
551.868
61,07
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
32
4.1.1.2 Tình hình huy động vốn của Vietinbank chi nhánh Sóc Trăng 6
tháng đầu năm 2012 và 2013
Bảng 4.4: TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG CỦA VIETINBANK CNST
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
Số tiền
%
Số tiền
%
Tiền gửi thanh toán
305.387
35,74
324.061
32,74
18.674
6,11
Tiền gửi tiết kiệm
532.538
62,33
651.699
65,84
119.161
22,38
Phát hành GTCG
16.447
1,93
14.035
1,42
854.372
100,00
989.795
100,00
Chỉ tiêu
Tổng
So sánh
Số tiền
(2.412) (14,67)
135.423
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
Nhìn chung, các khoản vốn huy động được từ tiền gửi của các tổ chức,
cá nhân của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 thì tăng hơn so với cùng kì
năm trước. Điều đó cho thấy kết quả công tác huy động vốn của Ngân hàng đã
đạt được nhiều thành công, các loại tiền gửi đều tăng, đặc biệt là tiền gửi
trung và dài hạn tăng mạnh nhất cho thấy cơ cấu vốn của Ngân hàng đang
được cải thiện và có độ thanh khoản cao. Điều đó cho thấy Ngân hàng đã
biết nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của mình để thu hút được nguồn vốn
huy động nhằm phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng được ổn định và bền
vững trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.
4.1.2 Khái quát tình hình hoạt động tín dụng
Công tác tín dụng là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng, trong những
năm qua, VietinBank CNST đã không ngừng tăng cường tìm kiếm nguồn
khách hàng mới, đẩy mạnh công tác thu nợ và xử lý nợ xấu. Để phân tích tình
hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng, ta theo dõi bảng 4.5 và 4.6.
33
%
15,85
Bảng 4.5: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHUNG CỦA
VIETINBANK CNST GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
So sánh
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2011/2010
Số tiền
%
2012/2011
Số tiền
%
Tổng DSCV
3.287.858
5.180.429
8.250.135 1.892.571
57,56 3.069.706
59,26
Tổng DSTN
2.945.674
4.936.168
8.109.700 1.990.494
40,32 3.173.532
64,29
Tổng DN
1.367.580
1.611.841
1.752.276
244.261
17,86
7.495
10.159
3.250
2664
35,54
Tổng nợ xấu
140.435
(6909) (68,00)
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
4.1.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng chung của ngân hàng giai đoạn
2010-2012
- Doanh số cho vay của Ngân hàng tăng qua các năm, riêng năm 2011
có tốc độ tăng thấp hơn (57,56%) so với năm 2012 (59,26%). Nguyên nhân là
do trong năm 2011, tình hình lãi suất trong năm có nhiều biến động, lạm
phát khiến lãi suất cho vay tăng lên khá cao, mặc dù trong năm, NHNN đã
ra quyết định kiềm giữ trần lãi suất nhưng thực tế đến cuối năm 2011, lãi suất
cho vay mới có chiều hướng giảm xuống, nhưng khách hàng vẫn chờ đợi sự
giảm của lãi suất nên vẫn hạn chế vay vốn Ngân hàng. Năm 2010, Chính phủ
sử dụng gói kích cầu 1 tỷ USD (tương đương 17 nghìn tỷ đồng) để hỗ trợ lãi
suất cho vay các dự án và chương trình đầu tư với lãi suất ưu đãi được thực
hiện từ năm 2009 đến năm 2010 và mở gói kích cầu hỗ trợ 4% lãi vay hướng
đến các đối tượng vay vốn như doanh nghiệp vừa và nhỏ, người dân các khu
vực nông thôn,... đã khuyến khích họ mạnh dạn vay vốn nhiều hơn, điều này
đồng nghĩa làm tăng tổng DSCV của Ngân hàng. Năm 2012, NHNN thực
hiện nhiều chính sách để hỗ trợ DNg khó khăn, đặc biệt là việc giảm mặt bằng
lãi suất, điều này đã giúp các DNg tiếp cận được vốn vay của Ngân hàng,
khôi phục mà mở rộng sản xuất. Mặt khác, nhờ việc xóa bỏ hạn chế 80% đối
với tỷ lệ cho vay từ vốn huy động vào những tháng cuối năm 2011 tạo điều
kiện cho Ngân hàng tăng cường hoạt động cho vay. Vì vậy mà DSCV của
Ngân hàng vào năm 2012 đã tăng trưởng tốt hơn năm 2011
- Doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng mạnh qua các năm, cho thấy
công tác thu nợ của Ngân hàng đã được thực hiện rất tốt. Năm 2011, DSTN
tăng 40,32% so với năm 2010, năm 2012 tăng 64,29% so với năm 2011.
34
8,71
DSTN tăng qua các năm do khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng luôn đạt
hiệu quả cao, đó là thành quả từ sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng trong
công tác vận động, đôn đốc thu hồi nợ và tạo điều kiện cho người vay trả
được nợ.
- Cùng với sự tăng lên của DSCV và DSTN thì dư nợ của Ngân hàng
cũng tăng qua các năm nhưng tăng với tốc độ giảm dần. Cụ thể năm 2011 dư
nợ tăng 17,86%, năm 2012 tăng 8,71%. Tốc độ tăng của dư nợ giảm dần là do
chi nhánh kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng dư nợ, đảm bảo khả năng thu hồi nợ
bắt kịp với doanh số cho vay và đảm bảo khả năng thanh khoản cho chi nhánh.
- Nợ xấu của Ngân hàng qua các năm có xu hướng giảm, tuy nhiên vào
năm 2011, tỉ lệ nợ xấu tăng lên đến 35,54% so với năm 2010 nhưng đã được
ngân hàng khắc phục trong năm 2012. Điều đó cho thấy hoạt động của Ngân
hàng khá hiệu quả, công tác thu nợ khá tốt nên nợ xấu qua 3 năm 2010-2012
đã giảm.
4.1.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng chung của ngân hàng trong 6
tháng đầu năm 2012 và 2013
Bảng 4.6: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHUNG CỦA
NGÂN HÀNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu 6 tháng đầu
năm 2012 năm 2013
So sánh
Số tiền
%
Tổng DSCV
3.950.652
5.182.390
1.231.738
31,18
Tổng DSTN
3.166.594
5.032.647
1.866.053
58,93
Tổng DN
2.395.899
1.902.019
(493.880)
(20,61)
2.423
2.805
382
15,77
Tổng nợ xấu
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
Nhìn chung, các chỉ số DSCV và DSTN của ngân hàng trong 6 tháng
đầu năm 2013 đều tăng trưởng so với cùng kì năm trước. Như vậy cho thấy
hoạt động tín dụng tại ngân hàng đạt chất lượng, đáp ứng nhu cầu về vốn cho
sản xuất kinh doanh trong địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, dư nợ trong 6 tháng đầu
năm 2013 giảm 20,61% nhưng nợ xấu lại tăng cao tới 15,77% so với 6 tháng
đầu năm 2012 cho thấy nợ xấu 2013 phát sinh chủ yếu là do các khoản cấp
tín dụng trước đây, nguyên nhân do môi trường kinh doanh đã xấu đi từ
những năm trước, lãi suất tăng cao và lạm phát đã làm cho khách hàng vay
35
gặp nhiều khó khăn về tài chính, hoạt động kinh doanh trì trệ nên không có
khả năng xoay vòng vốn để trả nợ cho Ngân hàng.
Kết luận: Hoạt động tín dụng của VietinBank CNST trong thời gian
nghiên cứu đã đạt kết quả khá tốt. DSCV luôn tăng qua các năm, DSTN
cũng biến thiên cùng chiều với DSCV. Tuy vẫn còn nhiều hạn chế (nợ xấu
gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2013, tăng trưởng tín dụng còn nhiều biến
động…) là do bị ảnh hưởng từ tình hình chung của nền kinh tế, Ngân hàng
mới chuyển lên thành chi nhánh cấp I vào năm 2005 nên năng lực cạnh tranh
vẫn còn yếu so với các Ngân hàng lớn trên cùng địa bàn.
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI
VIETINBANK CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
Tín dụng doanh nghiệp là một thị trường tiềm năng mà VietinBank
CNST đang hướng tới để khai thác do trong những năm gần đây, số lượng
DNg đầu tư vào sản xuất tại Sóc Trăng ngày một tăng. Cùng với sự gia tăng về
số lượng và qui mô của các DNg trên địa bàn thành phố Sóc Trăng, số
lượng DNg có giao dịch với VietinBank CNST cũng tăng lên đáng kể. Mặc dù
số lượng khách hàng DNg của Ngân hàng qua các năm đều tăng nhưng con
số này so với số lượng DNg đang hoạt động trên địa bàn là tương đối thấp.
Qua đó ta có thể thấy Ngân hàng cần nỗ lực nhiều hơn để thu hút được khách
hàng DNg và mở rộng thị phần của mình.
Nhận thấy đây là một phân khúc thị trường hấp dẫn, hứa hẹn mang về
nguồn thu đáng kể nên Ngân hàng đã tăng cường cho vay DNg với nhiều
hình thức tín dụng phù hợp với từng loại hình DNg.
4.2.1 Phân tích chung hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng
- Doanh số cho vay: Qua thống kê và phân tích số liệu về DSCV DNg
tại VietinBank CNST, ta thấy DSCV qua các năm đều tăng. Điều này cho thấy
VietinBank CNST đã chú trọng mảng tín dụng này, thực hiện theo tinh thần
của NHNN là hỗ trợ các DNg tiếp cận được vốn vay Ngân hàng, DSCV DNg
đã tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu DSCV của Ngân
hàng.
36
Hình 4.1: Cơ cấu doanh số cho vay doanh nghiệp trong tổng doanh số cho
vay của Ngân hàng giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng )
- Doanh số thu nợ: DSTN DNg cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn
trong tổng DSTN của ngân hàng qua các năm. Cụ thể:
Hình 4.2: Cơ cấu doanh số thu nợ doanh nghiệp trong tổng doanh số thu
nợ của Ngân hàng giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng )
- Dư nợ: Tình hình cho vay DNg tại Ngân hàng đang có những bước
tiến mới, thị phần ngày càng được mở rộng thể hiện qua dư nợ cho vay DNg
liên tục tăng lên, tỷ trọng dư nợ trong tổng dư nợ của Ngân hàng cũng tăng
qua các năm.
37
Hình 4.3: Cơ cấu doanh số dư nợ doanh nghiệp trong tổng doanh số dư nợ
của Ngân hàng giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng )
- Nợ xấu: Nợ xấu là điều mà bất cứ ngân hàng nào cũng không thể
tránh khỏi, một nhân tố ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng của Ngân
hàng. Vì thế việc quản lý và hạn chế nợ xấu là một vấn đề cần quan tâm
nếu muốn hoạt động có hiệu quả.
Hình 4.4: Cơ cấu nợ xấu doanh nghiệp trong tổng nợ xấu của Ngân hàng
giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng )
Qua các năm, nợ xấu của doanh nghiệp trong tổng nợ xấu của ngân hàng
chiếm tỷ trọng ngày càng giảm cho thấy được sự cố gắng của ngân hàng trong
việc quản lý nợ và thu nợ doanh nghiệp.
38
4.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng theo kì
hạn
4.2.2.1 Doanh số cho vay theo kỳ hạn
Phân chia theo kỳ hạn, DSCV được chia theo 2 loại: ngắn hạn và trung
– dài hạn. Các khoản vay ngắn hạn thường có tỷ trọng cao hơn các khoản
vay trung – dài hạn, mặc dù khoản vay ngắn hạn có tính thanh khoản cao
nhưng nếu tình hình kinh tế biến động và các hợp đồng này nhanh chóng hết
hạn thì sẽ ảnh hưởng làm hạn chế lợi nhuận của Ngân hàng.
a) Giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 4.7: DOANH SỐ CHO VAY DOANH NGHIỆP THEO THỜI HẠN
TẠI VIETINBANK CNST GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
So sánh
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2011/2010
Số tiền
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Tổng cộng
1.324.568 2.335.315 3.821.586
254.502
152.706
810.747
%
908.951
Số tiền
61,21 1.486.271
217.682 (101.796) (40,00)
1.579.070 2.488.021 4.039.268
2012/2011
63,64
64.976
42,55
57,56 1.551.247
62,35
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
- Doanh số cho vay doanh nghiệp ngắn hạn:
So sánh số liệu khi phân chia DSCV DNg theo kỳ hạn, ta thấy DSCV
ngắn hạn lớn hơn DSCV trung và dài hạn rất nhiều. Qua các năm, DSCV
ngắn hạn đều tăng. Điều này cho thấy nhu cầu vay vốn của các DNg trên địa
bàn chủ yếu là những DNg vừa và nhỏ. Các DNg vay vốn ngắn hạn chủ yếu
để bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt và do đặc điểm của qui mô hoạt
động vừa và nhỏ nên thời gian cần cho một qui trình sản xuất không lâu nên
kỳ hạn vay vốn phù hợp là ngắn hạn để giảm chi phí lãi phải trả.
Năm 2011, tốc độ tăng của DSCV thấp hơn so với năm 2012 là do
ngân hàng phải thực hiện theo Quyết định số 6239/NHNo-KHTH về việc
Quy định lãi suất cho vay đồng Việt Nam và Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày
01/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước, VietinBank đã áp dụng mức lãi suất từ
17%/năm đến 20,5%/năm và mức lãi suất cho vay bình quân trong năm 2011
khoảng 18,7% tăng hơn 3%/năm so với năm 2010. Sang năm 2012, DSCV đã
có tốc độ tăng trưởng khá hơn, là do thực hiện theo tinh thần của NHNN, lãi
suất cho vay giảm nhằm hỗ trợ các DNg vay vốn khôi phục sản xuất kinh
39
%
doanh.
- Doanh số cho vay doanh nghiệp trung – dài hạn:
Doanh số cho vay DNg trung – dài hạn chiếm một tỷ trọng không cao
trong tổng DSCV, nhưng vẫn tăng trưởng qua các năm. Đây là một dấu hiệu
tốt trong hoạt động tín dụng DNg của Ngân hàng, vì cho vay ngắn hạn lãi
suất không cao, mất nhiều thời gian cho cán bộ tín dụng và khách hàng vì phải
làm hồ sơ vay vốn lại khi đến thời gian đáo hạn. Đặc biệt năm 2012, so sánh
với số liệu năm 2011, DSCV trung – dài hạn tăng mạnh lên tới 217.682 triệu
đồng, tăng 64.976 triệu đồng tương đương 42,55%. Nguyên nhân là do năm
2010, các DNg đang khôi phục cần vay vốn nhiều và được Chính phủ hỗ trợ
4% lãi vay, Ngân hàng cũng chủ động tăng DSCV trung và dài hạn, đơn giản
hóa các thủ tục vay vốn nhằm hỗ trợ các DNg có dự án kinh doanh hiệu quả.
Sang năm 2011, tình hình lãi suất có nhiều biến động, nguồn vốn huy động
trung và dài hạn giảm mạnh vì vậy DSCV trung và dài hạn giảm mạnh. Năm
2012, DSCV trung – dài hạn tăng mạnh là do nguồn vốn huy động trung và
dài hạn tăng cao, Ngân hàng có khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn vay
trung – dài hạn, NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi
suất, cơ hội tiếp cận nguồn vốn của các DNg được mở rộng nên nhu cầu vay
đã tăng cao.
b) Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 4.8: DOANH SỐ CHO VAY DOANH NGHIỆP THEO THỜI
HẠN TẠI NGÂN HÀNG
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Tổng cộng
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
So sánh
Số tiền
%
1.926.140
2.491.483
565.343
29,35
45.716
49.654
3.938
8.61
1.971.856
2.541.137
569.281
28,87
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
Sang năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013, cả DSCV ngắn hạn và
DSCV trung – dài hạn đã có tốc độ tăng trưởng khá hơn, là do thực hiện
theo tinh thần của NHNN, lãi suất cho vay giảm nhằm hỗ trợ các DNg vay
vốn khôi phục sản xuất kinh doanh. Sau năm 2011 đầy biến động về kinh tế,
40
nền kinh tế tỉnh nhà dần hồi phục và ổn định, lạm phát bắt đầu được kiểm
soát, lãi vay ngân hàng giảm. Các doanh nghiệp cần vốn phục hồi và phát triển
sản xuất kinh doanh nên DSCV trong năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013
tăng trưởng so với cùng kì năm trước.
4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo kỳ hạn
a) Giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 4.9: DOANH SỐ THU NỢ DOANH NGHIỆP THEO KỲ HẠN TẠI
VIETINBANK GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
So sánh
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2011/2010
Số tiền
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Tổng cộng
1.223.951 1.854.779 3.297.185
199.580
416.287
520.327
1.423.531 2.271.066 3.817.512
630.828
%
Số tiền
51,54 1.442.406
216.707 108,58
847.535
2012/2011
77,77
104.040
24,99
59,54 1.546.446
88,09
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
- Doanh số thu nợ doanh nghiệp ngắn hạn
Qua các năm, DSTN DNg ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so
với DSTN trung – dài hạn, nguyên nhân là do cho vay ngắn hạn là hoạt động
cho vay chủ yếu của Ngân hàng. Vì thế, trong nghiên cứu DSCV ngắn hạn
luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV nên DSTN ngắn hạn cũng chiếm
tỷ trọng cao trong tổng DSTN.Qua các năm, DSTN ngắn hạn luôn tăng
nhanh. Năm 2012 có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 77,77%, trong khi năm
2011 DSTN tăng 51,54%. Nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng của DSCV ngắn
hạn như đã phân tích ở trên thì DSTN tăng 51,54% trong năm 2011 trong
khi DSCV trong thời điểm này tăng 61,21% cho thấy công tác thu hồi nợ năm
2011 khá tốt. Năm 2012, DSTN tăng 77,77% chủ yếu do lãi suất vay trong
năm giảm, DNg vay vốn cải thiện được tình hình hoạt động nên có nguồn thu
trả những khoản nợ cũ trước đây cho Ngân hàng.
- Doanh số thu nợ doanh nghiệp trung và dài hạn
Doanh số thu nợ DNg trung – dài hạn luôn chiếm một tỷ lệ nhỏ so
với DSTN ngắn hạn, bởi vì DSCV DNg trung – dài hạn tại Ngân hàng là rất
ít. Năm 2010, DSTN DNg trung – dài hạn là 199.580 triệu đồng, đến năm
2011 t ă n g m ạ n h 108,58%. Năm 2012, DSTN tăng 24,99%. Nguyên nhân
41
%
của sự gia tăng này là do từ cuối năm 2010, trần lãi suất huy động 14% nên
sang năm 2011 mặt bằng lãi suất đã giảm xuống nhiều, rủi ro của DNg giảm
xuống và DNg có cơ hội cải thiện kết quả kinh doanh để trả nợ, các dự án
vay vốn đầu tư từ trước đó cũng dần hoàn thành và đi vào hoạt động nên
đem về nguồn thu cho DNg, do đó công tác thu hồi nợ trung – dài hạn của
Ngân hàng đã tăng trưởng tốt.
b) Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 4.10: DOANH SỐ THU NỢ DOANH NGHIỆP THEO KỲ HẠN
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Tổng cộng
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
So sánh
Số tiền
%
1.512.159
2.024.798
512.639
33,90
262.286
410.872
148.586
56,65
1.774.444
2.435.670
661.226
37,26
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
Nhìn chung, DSTN của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng
trưởng khá tốt so với cùng kì năm trước đặc biệt là DSTN trung – dài hạn.
DSTN trung – dài hạn tăng nhanh có thể là do các khoản vay này đến hạn trả
tăng và ngân hàng vẫn tích cực thu các khoản vay mà một số doanh nghiệp
chưa trả được trong năm 2012. Tuy DSTN trung và dài hạn tăng cao hơn
DSTN ngắn hạn của ngân hàng nhưng tỉ trọng DSTN trung – dài hạn vẫn còn
thấp so với DSTN ngắn hạn.
4.2.2.3 Dư nợ theo kỳ hạn
Sự tăng trưởng của DN DNg theo thời hạn không giống nhau, DN
ngắn hạn tăng qua các năm trong khi DN trung – dài hạn chỉ tăng trong năm
2011 sau đó thì giảm vào năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể như sau:
a) Giai đoạn 2010 – 2012
42
Bảng 4.11: DƯ NỢ DOANH NGHIỆP THEO KỲ HẠN VIETINBANK
CNST GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
So sánh
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2011/2010
Số tiền
%
2012/2011
Số tiền
374.592
%
Ngắn hạn
414.997
516.013
890.605
101.016
24,34
Trung và dài hạn
255.254
371.103
218.357
115.849
45,39 (152.746) (41,16)
Tổng cộng
670.251
887.206 1.108.962
216.955
32,37
220.756
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
- Dư nợ doanh nghiệp ngắn hạn
Qua các năm, DN DNg ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với
DN trung – dài hạn, do cho vay ngắn hạn là hoạt động cho vay chủ yếu của
Ngân hàng, các khoản vay này có tính thanh khoản cao và tốc độ thu hồi
vốn nhanh. Tốc độ tăng trưởng của DN ngắn hạn luôn tăng qua các năm. Tổng
doanh số DN ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và luôn tăng đã chứng minh được
trong thời gian này DNg chủ yếu vay vốn ngắn hạn để đầu tư cho các
phương án và hoạt động kinh doanh có chu kỳ ngắn, nhằm giảm bớt rủi ro
trong hoạt động kinh doanh và giảm bớt chi phí trả lãi cho Ngân hàng. Tổng
doanh số DN tăng cho thấy hoạt động tín dụng DNg của Ngân hàng ngày
càng phát triển.
- Dư nợ doanh nghiệp trung và dài hạn
Dư nợ DNg trung – dài hạn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với DN ngắn hạn,
và có xu hướng giảm, ngoại trừ năm 2011 tăng trưởng 45,39% đạt 371.103
triệu đồng. DN trung – dài hạn giảm là do NHNN tập trung đồng loạt các
giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Do nguồn vốn
huy động của Ngân hàng chủ yếu là vốn huy động ngắn hạn, nên tín dụng
trung – dài hạn bị hạn chế hơn. Mặt khác, các DNg tại Sóc Trăng đa số là các
DNg vừa và nhỏ, trình độ quản lý và tầm nhìn kinh doanh còn hạn hẹp, qui mô
nhỏ, trình độ công nghệ còn lạc hậu dẫn đến khả năng cạnh tranh trên thị
trường kém do đó khi nền kinh tế chung bị trì trệ thì các DNg này cũng bị
ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy, Ngân hàng thực hiện chính sách tín dụng chặt
chẽ theo tinh thần kiềm chế tăng trưởng tín dụng, chống lạm phát của
NHNN, công tác cho vay đối với các DNg được tiến hành thận trọng hơn,
43
72,59
24,88
các hồ sơ vay vốn trung – dài hạn được thẩm định kỹ lưỡng để hạn chế rủi ro
tín dụng nên dư nợ có giảm nhưng các món vay trước đó chủ yếu đã được
thu hồi.
b) Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Qua bảng 4.12 ta thấy DN ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng
15,24% trong khi DN trung – dài hạn giảm 2,11% so với cùng kì 6 tháng đầu
năm 2012. Nguyên nhân là do DSTN các khoản vay trung – dài hạn trong 6
tháng đầu năm 2013 tăng nhanh trong khi DSCV trung – dài hạn của ngân
hàng trong giai đoạn này chỉ tăng nhẹ. Mặt khác, DN ngắn hạn tăng trong khi
DN trung – dài hạn lại giảm làm cho tỷ trọng DN ngắn hạn trong tổng DN của
ngân hàng cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012.
Bảng 4.12: DƯ NỢ DOANH NGHIỆP THEO KỲ HẠN TẠI
VIETINBANK CNST 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 VÀ 6 THÁNG
ĐẦU NĂM 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
So sánh
Số tiền
%
Ngắn hạn
880.241
1.014.357
134.116
15,24
Trung và dài hạn
204.377
200.072
(4.305)
(2,11)
1.084.618
1.214.429
129.811
11,97
Tổng cộng
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
4.2.2.3 Nợ xấu theo kỳ hạn
Xem xét nợ xấu DNg phân chia theo kỳ hạn, ta thấy nợ xấu ngắn hạn
chiếm tỷ trọng lớn hơn trung – dài hạn. Nợ xấu ngắn hạn n ă m 2 0 1 1 là
3.517 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 59,45%), nợ xấu trung – dài hạn là 2.399
triệu đồng (chiếm tỷ lệ 40,55%). Điều này là do DSCV DNg theo kỳ hạn
trung – dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DSCV DNg. Trong năm
2010, ngân hàng đã mở rộng cho vay ngắn hạn vì những năm trước đây cho
vay ngắn hạn mang lại kết quả tốt nhưng đa số là cho vay đối vối những khách
hàng quen có quan hệ tín dụng thường xuyên. Đến năm 2011, để đạt được chỉ
tiêu tăng trưởng tín dụng và thực hiện chiến lược mở rộng thị trường xuống tận
các huyện, xã thông qua việc mở phòng giao dịch ở các huyện để tiếp cận
nhiều đối tượng khách hàng mới và trong năm ngân hàng đã cho vay nhiều
44
khách hàng mới nên thiếu thông tin về khách hàng, cũng như trong tình hình
kinh tế biến động nhiều khó khăn như trong năm 2011 thì bên cạnh các DNg
làm ăn hiệu quả thì có một số DNg phải điêu đứng, làm ăn thua lỗ không có
khả năng trả nợ cho ngân hàng, dẫn đến làm tăng nợ xấu cho ngân hàng.
Bảng 4.13: NỢ XẤU DOANH NGHIỆP TẠI VIETINBANK CNST TỪ
NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Khoản mục
Năm 2010
Năm 2011 Năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
Ngắn hạn
2.358
3.517
890
573
Trung - dài hạn
1244
2.399
582
231
Tổng cộng
3.602
5.916
1.472
804
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
4.2.3 Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng theo
ngành kinh tế
4.2.3.1 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Doanh số cho vay theo ngành kinh tế được chia ra như sau: Ngành nông
– lâm – thủy sản, xây dựng, thương mại – dịch vụ và ngành khác. Theo số
liệu phân tích, DSCV DNg của tất cả các ngành qua các năm đều tăng. Đặc
biệt, ngành nông –lâm -thủy sản là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất và
chiếm tỷ trọng ngày càng cao.
a) Giai đoạn 2010 - 2012
- Doanh số cho vay doanh nghiệp ngành nông – lâm – thủy sản
Qua bảng 4.14 cho thấy DSCV nhóm ngành này chiếm tỷ trọng khá
cao và tăng liên tục qua 3 năm, năm 2012 tăng 85,79% đạt 1.578.142 triệu
đồng. Hình thức này chủ yếu là cho vay chăn nuôi và sản xuất lúa, nuôi tôm.
Trong lĩnh vực này ngân hàng đầu tư cho vay trang trải các loại chi phí như:
giống, thức ăn, phân bón, máy móc thiết bị,... Những khoản vay này khả thi,
rủi ro thấp nên ngân hàng đẩy mạnh cho vay và do đó DSCV thuộc nhóm
ngành này tăng cao trong những năm qua.
- Doanh số cho vay doanh nghiệp ngành xây dựng
Ngành xây dựng chiếm tỷ trọng thấp tuy nhiên có sự tăng trưởng tốt qua
45
các năm. Thành phố Sóc Trăng đang thực hiện chủ trương của Nhà nước
chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang “công nghiệp – xây dựng”, vì vậy hoạt động
thuộc ngành xây dựng được chú trọng phát triển, nhiều dự án được thực hiện
do đó nhu cầu vay vốn của các DNg ngành này luôn tăng.
- Doanh số cho vay doanh nghiệp ngành thương mại – dịch vụ
Đây là ngành chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu DSCV DNg của
Ngân hàng, tốc độ tăng trưởng qua các năm đều tăng trưởng. Do tình hình
kinh tế những năm gần đây của tỉnh nhà có nhiều thay đổi tích cực, người dân
gia tăng nhu cầu chi tiêu cho các loại hình vui chơi, giải trí. Từ năm 2012,
mặt bằng lãi suất giảm xuống, kinh tế thành phố Sóc Trăng cũng đã có sự
phát triển tốt nên DSCV có sự tăng trưởng khả quan. Ngoài ra, tỉnh Sóc Trăng
có nhiều di tích văn hóa nổi tiếng và để thu hút khách du lịch nên tỉnh có nhiều
chính sách chỉnh trang, nâng cấp, tôn tạo các di tích,... nên nhu cầu vốn cũng
tăng mạnh. Một số chủ đầu tư bắt đầu vay vốn tại VietinBank CNST làm cho
DSCV nhóm ngành này tiếp tục tăng.
- Doanh số cho vay doanh nghiệp ngành khác
Đối với các ngành còn lại, DSCV DNg tăng nhẹ qua các năm. Nguyên
nhân là do các DNg ngành khác mà Ngân hàng cho vay hoạt động trong một
số lĩnh vực chủ yếu là: vận tải kho bãi, truyền thông… Cùng với sự phát triển
của nền kinh tế và các ngành nêu trên, DSCV của ngành này cũng bị ảnh
hưởng theo.
46
BẢNG 4.14: DOANH SỐ CHO VAY DOANH NGHIỆP THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI VIETINBANK CNST
GIAI ĐOẠN 2010-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
Số tiền
%
Số tiền
Nông-Lâm-Thủy sản
432.007
27,05
849.410
Xây dựng
281.404
17,62
391.365
Thương mại – Dịch vụ
731.618
45,81 1.088.758
Ngành khác
152.041
Tổng cộng
1.597.070
9,52
158.366
100,00 2.488.021
So sánh
2012
2012/2011
%
Số tiền
%
Số tiền
%
34,14 1.578.142
39,07
417.403
96,62
728.732
85,79
15,73
569.537
14,10
109.961
39,08
178.172
45,53
43,76 1.717.497
42,52
357.140
48,82
628.739
57,75
174.075
4,31
6325
4,16
15.709
9,92
100,00 4.039.268
100,00
890.951
55,79 1.551.247
62,35
%
6,37
Số tiền
2011/2010
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
47
b) Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Qua bảng 4.15 ta thấy các chỉ tiêu trong 6 tháng đầu năm 2013 đều tăng
so với cùng kì năm 2012, trong đó tỷ trọng cho vay nhóm ngành nông – lâmthủy sản tăng cao nhất đạt 45,35% cho thấy định hướng của ngân hàng là chú
trọng cho vay các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này, giúp các doanh
nghiệp vùng nông thôn tiếp cận được nguồn vốn kinh doanh, thúc đẩy phát
triển kinh tế địa phương theo định hướng của Nhà nước.
Bảng 4.15: DOANH SỐ CHO VAY DOANH NGHIỆP THEO NGÀNH
KINH TẾ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu
năm 2012
Số tiền
%
6 tháng đầu
năm 2013
Số tiền
%
So sánh
Số tiền
%
Nông –lâm –thủy sản
718.347
36,43 1.044.153
41,09
325.806
45,35
Xây dựng
260.482
13,21
304.428
11,98
43.946
16,87
Thương mại – Dịch vụ
905.279
45,91 1.085.065
42,70
179.786
19,86
107.490
4,23
19.743
22,50
100,00 2.541.137
100,00
569.281
28,87
Ngành khác
Tổng cộng
87.747
1.971.856
4,45
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
4.2.3.2 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Nhìn chung, DSTN DNg theo ngành kinh tế qua các năm đều tăng
nhưng tốc độ tăng không đều, đa phần DSTN các ngành năm 2011 đều tăng ít
hơn năm 2012. Sang năm 2013, đánh giá chung qua 6 tháng đầu năm là DSTN
của tất cả các ngành đều tăng.
a) Giai đoạn 2010 - 2012
- Doanh số thu nợ doanh nghiệp ngành nông – lâm – ngư nghiệp
Đây là ngành có DSTN DNg chiếm tỷ trọng tương đối cao và ngày càng
tăng trong tổng DSTN DNg. Năm 2012 DSTN là 1.409.807 triệu đồng chiếm
36,93% trong tổng DSTN DNg. Điều này cũng là do DSCV DNg ngành nông
– lâm – ngư như đã phân tích ở trên chiếm tỷ trọng khá cao và do vốn vay
được sử dụng có hiệu quả, người dân làm ăn có lợi nhuận nên nợ được thu hồi
dễ dàng. Qua đó cũng cho thấy vốn cho vay sản xuất nông nghiệp, thủy sản
gặp ít rủi ro, vốn có khả năng xoay vòng nhanh, đem lại lợi nhuận ổn định cho
48
ngân hàng. Vì vậy, việc đẩy mạnh cho vay đối với nhóm ngành này của ngân
hàng là đúng đắn, cần phải tiếp tục nguồn vốn hỗ trợ sản xuất đối với nhóm
ngành này.
- Doanh số thu nợ doanh nghiệp ngành xây dựng
Tốc độ tăng trưởng của DSTN ngành này tăng đều qua các năm và có
tốc độ tăng cao nhất là 64,83% trong năm 2012 so với năm 2011.
Ngành xây dựng tại thành phố Sóc Trăng phát triển nhanh cùng với
quá trình đô thị hóa, nhiều công trình qui mô lớn, chất lượng cao được đưa
vào sử dụng như: các khu dân cư, khu tái định cư, khu đô thị mới, trụ sở làm
việc các cơ quan chính trị, hành chính, công an, quân sự các cấp, các công
trình hạ tầng đô thị được hình thành, góp phần đổi mới diện mạo thành
phố…Các dự án xây dựng đưa vào hoạt động và thu được lợi nhuận vì vậy
những DNg ngành này có điều kiện trả được nợ cho Ngân hàng, mặt khác
DSTN tăng trưởng tốt cũng chứng tỏ công tác thu hồi nợ đối với ngành xây
dựng của Ngân hàng đang thực hiện tốt.
- Doanh số thu nợ doanh nghiệp ngành thương mại – dịch vụ
Là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu DSTN DNg của Ngân
hàng, tốc độ tăng trưởng nhanh. Năm 2011 tăng 58,14%, năm 2012 t ă n g
l ê n 63,69%. Do tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Sóc Trăng
những năm gần đây có nhiều thay đổi. Năm 2012, mặc dù còn nhiều khó
khăn nhưng ngành vẫn duy trì được sự phát triển theo hướng đa dạng hóa
loại hình, hướng tới những ngành dịch vụ có giá trị lớn, chú trọng nâng cao
chất lượng, hiệu quả, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thị trường, kết cấu hạ tầng
thương mại được đầu tư xây dựng, góp phần tăng thêm năng lực bán buôn,
bán lẻ hàng hóa trên địa bàn, DNg có được nguồn thu ổn định nên DSTN
luôn tăng trưởng và ít gặp trở ngại.
49
BẢNG 4.16: DOANH SỐ THU NỢ DOANH NGHIỆP THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI VIETINBANK CNST
GIAI ĐOẠN 2010-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
Số tiền
%
Số tiền
Nông-lâm-ngư nghiệp
407.699
28,64
736.961
Xây dựng
218.227
15,33
Thương mại – Dịch vụ
619.521
Ngành khác
178.084
Tổng cộng
1.423.531
So sánh
2012
2012/2011
%
Số tiền
%
Số tiền
%
32,45 1.409.807
36,93
329.262
80,76
672.846
91,30
320.765
14,12
528.725
13,85
102.538
46,99
207.960
64,83
43,52
979.738
43,14 1.603.737
42,01
360.217
58,14
623.999
63,69
12,51
233.693
10,29
275.243
7,21
55.609
31,23
41.550
17,78
100,00 3.817.512
100,00
847.535
59,54 1.546.446
68,09
100,00 2.271.066
%
Số tiền
2011/2010
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
50
- Doanh số thu nợ doanh nghiệp ngành khác
Doanh số thu nợ DNg thuộc khối ngành khác có xu hướng giảm. Năm
2011 DSTN tăng 31,23% và năm 2012 tăng 17,78% so với năm 2011.
Nguyên nhân là do trong năm 2010 DSCV DNg ngành khác tăng nhanh
rồi lại giảm trong năm 2011 nên kéo theo sự thay đổi của DSTN. DNg ngành
khác hoạt động khó khăn dưới ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các ngành
khác cũng gặp khó khăn nên lĩnh vực vận tải kho bãi cũng bị hạn chế do
nhu cầu ít, mặt khác do số lượng DNg hoạt động nhiều nên sức cạnh tranh
gay gắt, do đó thu nhập DNg giảm đi nên khó trả nợ được cho Ngân hàng.
b) Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 4.17: DOANH SỐ THU NỢ DOANH NGHIỆP THEO NGÀNH
KINH TẾ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu
năm 2012
Số tiền
Nông nghiệp
Xây dựng
Thương mại – Dịch vụ
Ngành khác
Tổng cộng
6 tháng đầu
năm 2013
So sánh
%
Số tiền
%
564.805
31,83
740.930
29.633
12,67
1.171.310
8.696
1.774.444
Số tiền
%
30,42
176.125
31,18
41.162
12,08
11.529
38,91
40,12 1.640.910
42,37
469.600
40,09
15,38
12.668
15,13
3.972
45,68
100,00 2.435.670
100,00
661.226
37,26
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
Qua bảng trên ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 DSTN các nhóm ngành
của ngân hàng đều tăng khá tốt, các doanh nghiệp hoạt động tương đối thuận
lợi nên việc trả nợ vay ngân hàng được thực hiện tốt, bên cạnh đó ngân hàng
đã và đang thực hiện khá tốt công tác thu hồi nợ nên DSCV các nhóm ngành
đều tăng.
4.2.3.3 Dư nợ theo ngành kinh tế
Do tác động của suy thoái kinh tế, kết quả sản xuất kinh doanh và hoạt
động thương mại của thành phố Sóc Trăng đã chịu nhiều ảnh hưởng. Tuy
51
nhiên, nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của Ủy ban nhân dân thành phố và sự nỗ lực
phấn đấu của các DNg trên địa bàn, nhằm duy trì tăng trưởng, thúc đẩy sản
xuất, kinh doanh, ổn định đời sống nhân dân nên kinh tế thành phố Sóc Trăng
đã vượt qua những khó khăn. Số liệu phân tích từ VietinBank CNST cho
thấy DN DNg theo ngành kinh tế qua các năm đều tăng, trong năm 2012
nhiều ngành có DN giảm xuống. Thương mại- dịch vụ vẫn là ngành có tỷ
trọng cao nhất.
- Dư nợ doanh nghiệp ngành nông – lâm – ngư nghiệp
Đây là ngành có DN DNg chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng DN
DNg. Năm 2011 DN là 284.616 triệu đồng, năm 2012 DN tăng 36,61%. Điều
này cũng là do DSCV DNg ngành nông – lâm – thủy sản như đã phân tích ở
trên chiếm tỷ trọng khá và phát sinh vào năm 2011, 2012 VietinBank CNST
thực hiện theo chính sách và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước là ưu tiên cho các
hộ vay nông nghiệp, từng bước nâng cao đời sống nông thôn, mà trên địa bàn
tỉnh đa số người dân sống bằng nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nên DSCV
nhóm ngành này đều tăng cho nên DN ngành này cũng có tăng qua các năm.
- Dư nợ doanh nghiệp ngành xây dựng
Qua số liệu phân tích ta thấy nghành xây dựng có DSCV và DSTN chiếm
tỷ trọng tương đối thấp nên dư nợ của nhóm nghành này không cao. Tuy nhiên
dư nợ có sự gia tăng qua từng năm, năm 2011 tăng 14,50% so với năm 2010
nhưng năm 2012 tăng 16,58% so với năm 2011. Ngành xây dựng tại thành phố
Sóc Trăng phát triển nhanh cùng với quá trình đô thị hóa, các dự án xây dựng
đưa vào hoạt động, mặt bằng lãi suất cho vay cũng hạ xuống nên nhu cầu
vay vốn để mở rộng qui mô của ngành này tăng cao dẫn đến dư nợ cũng tăng
cao trong năm 2011.
- Dư nợ doanh nghiệp ngành thương mại – dịch vụ
Là ngành chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu DN DNg của Ngân
hàng, tốc độ tăng trưởng không ổn định, khi tăng khi giảm. Năm 2011 tăng
31,72% và sang năm 2012, ngành chỉ tăng 21,69% so với năm 2011.
Là nhóm ngành mà ngân hàng chú trọng đẩy mạnh cho vay nên DSCV
luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng qua từng năm. Dư nợ tăng cao là do tuy
trong thời gian qua hoạt động kinh doanh của một số công ty gặp thuận lợi như
đối với những công ty chế biến thủy sản, công ty xuất khẩu luôn được hưởng
những chính sách hỗ trợ như hỗ trợ lãi suất tín dụng, khuyến khích các DNg
đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, đối với ngành du lịch, dịch vụ ăn uống, vui chơi
giải trí ngày càng phát triển và mở rộng, đem lại lợi nhuận nên DSTN tăng qua
52
từng năm. Tuy nhiên, tình hình kinh tế khó khăn trong giai đoạn 2010-2011
gây khó khăn cho không ít DNg trên địa bàn nên không thể trả nợ đúng hạn
cho Ngân hàng. Ngoài ra, trong DSCV nhóm ngành này có nhiều khoản nợ cho
vay với thời hạn trung- dài hạn nên chưa đến thời gian trả nợ nên dư nợ cũng
tăng qua các năm. Năm 2012, ngành nỗ lực duy trì được sự phát triển theo
hướng đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, chú trọng nâng cao chất lượng,
đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thị trường, kết cấu hạ tầng thương mại được
đầu tư xây dựng, góp phần tăng thêm năng lực bán buôn, bán lẻ hàng hóa
trên địa bàn nên DN giảm trong năm 2012.
- Dư nợ doanh nghiệp ngành khác
Dư nợ DNg thuộc khối ngành khác có xu hướng tăng không ổn định.
Nguyên nhân là do trong năm 2011 ngân hàng đặc biệt mở rộng cho vay đối
với nhiều ngành nghề có tiềm năng. Trong năm 2012, DNg ngành khác hoạt
động khó khăn dưới ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các ngành khác cũng
gặp khó khăn nên thu nhập DNg thuộc nhóm này giảm đi nên khó trả nợ
được cho Ngân hàng từ đó nhu cầu vay vốn mới cũng giảm theo.
53
Bảng 4.18: DƯ NỢ DOANH NGHIỆP THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI VIETINBANK CNST
GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
Số tiền
2011
So sánh
2012
%
Số tiền
%
Số tiền
2011/2010
%
Số tiền
%
2012/2011
Số tiền
%
Nông nghiệp
195.982
29,24
284.616
32,08
388.802
35,06
88.634
45,23
104.186
36,61
Xây dựng
126.610
18,89
144.969
16,34
169.006
15,24
18,359
14,50
24.037
16,58
Thương mại – Dịch vụ
288.275
43,01
379.724
42,80
462.104
41,67
91.449
31,72
82.380
21,69
59.384
8,86
77.897
8,78
89.050
8,03
18.513
31,18
11.153
14,32
887.206 100,00 1.108.962 100,00
440.503
65,72
221.756
19,96
Ngành khác
Tổng cộng
670.251 100,00
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
54
b) Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 4.19: DƯ NỢ DOANH NGHIỆP THEO NGÀNH KINH TẾ
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu
năm 2012
Số tiền
%
6 tháng đầu
năm 2013
Số tiền
%
So sánh
Số tiền
%
Nông- lâm- thủy sản
354.019
32,64
463.426
38,16
109.407
30,90
Xây dựng
180.480
16,64
171.477
14,12
(9.003)
(4,99)
Thương mại – Dịch vụ
446.646
41,18
469.984
38,70
23.338
5,23
Ngành khác
103.473
9,54
109.541
9,02
6.068
5,86
1.084.618 100,00 1.214.429
100,00
129.811
11,97
Tổng cộng
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
Qua bảng trên ta thấy DN của nhóm ngành nông – lâm – thủy sản có
sự tăng trưởng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do những doanh
nghiệp nhóm ngành này tiếp tục hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nhu cầu
vay vốn tiếp tục phát triển và ngân hàng đánh giá tình hình thu hồi nợ nhóm
ngành này khá tốt nên ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay trong năm 2012 nên
DN tăng. Trong khi đó, nhóm ngành xây dựng có DN giảm trong 6 tháng đầu
năm 2013 do trong giai đoạn này DSTN của ngân hàng đối với nhóm ngành
này có sự tăng trưởng tốt hơn DSCV, ngân hàng tăng cường thu nợ các ngành
này trong khi hạn chế cho vay các doanh nghiệp mà ngân hàng đánh giá có
khả năng gặp rủi ro trong tương lai làm DN nhóm ngành này giảm so với cùng
kì năm 2012.
4.2.3.3 Nợ xấu theo ngành kinh tế
Nợ xấu là điều mà bất cứ ngân hàng nào cũng không thể tránh khỏi,
một nhân tố ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Vì thế
việc quản lý và hạn chế nợ xấu là một vấn đề cần quan tâm nếu muốn hoạt
động có hiệu quả.
Theo số liệu từ VietinBank CNST, nợ xấu DNg phát sinh n h i ề u vào
năm 2011 do trong năm có khách hàng DNg bị phá sản không trả được nợ
cho Ngân hàng, số nợ xấu DNg là 5916 triệu đồng, chiếm 58,23% trong
tổng nợ xấu của Ngân hàng. Nợ xấu của Ngân hàng năm 2011 được tích lũy
từ trước đây do môi trường kinh doanh xấu đi kể từ năm 2008, khách hàng
vay gặp nhiều khó khăn về tài chính và hoạt động nên đã không trả được nợ
55
vay Ngân hàng.
Trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, hoạt động tín dụng DNg của
Ngân hàng có ít khoản nợ xấu, trong khi tổng nợ xấu của Ngân hàng vẫn
còn tồn tại. Điều này chứng tỏ hoạt động quản lý nợ và thu nợ DNg của Ngân
hàng đã thực hiện r ấ t tốt. Ngân hàng đã thực hiện chọn lọc các khách hàng
DNg tốt để cho vay, đồng thời các khoản vay cũng được xem xét, thẩm định
rất cẩn trọng nên các khoản nợ được thu hồi đúng hạn và đầy đủ. Mặt khác,
trước tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động của các DNg gặp nhiều trở ngại
nên Ngân hàng đã có các biện pháp quản lý nợ vay, xem xét gia hạn nợ và cơ
cấu lại thời hạn trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn khủng hoảng,
khôi phục hoạt động kinh doanh, tạo động lực để khách hàng trả được nợ cho
Ngân hàng.
Bảng 4.20: NỢ XẤU DOANH NGHIỆP TẠI VIETINBANK CNST TỪ
NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Khoản mục
Nông nghiệp
Năm 2010
Năm 2011 Năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
118
189
42
14
Xây dựng
1.058
2.314
547
295
Thương mại – Dịch vụ
2.075
2.951
787
435
351
462
96
60
Ngành khác
Tổng cộng
3.602
5.916
1.472
804
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
Xem xét nợ xấu DNg phân chia theo ngành nghề kinh tế, ta thấy rằng tỷ
lệ nợ xấu nhóm ngành thương mại-dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Do ngày
càng có nhiều DNg trên địa bàn tham gia hoạt động nhóm ngành này, trên địa
bàn tỉnh nhà ngày càng mọc lên nhiều công ty, DNg mới nên nhu cầu vay vốn
tăng mạnh. Nhiều DNg tìm đến VietinBank CNST vay vốn sản xuất kinh
doanh. Mặt khác, đặc thù nhóm ngành này luôn cần một lượng vốn lớn duy trì
kinh doanh, làm tăng dư nợ nên nợ xấu có nguy cơ gia tăng. Trong năm 20102011, mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng khá cao nên việc kinh
doanh kém hiệu quả cùng với gánh nặng lãi suất nên không có khả năng trả nợ
làm tăng nợ xấu cho ngân hàng. Đối với nhóm ngành nông-lâm-thủy sản, năm
2011 giá phân bón, thức ăn chăn nuôi, xăng dầu,...tăng mạnh nên một số nông
hộ không đủ khả năng trang trải những chi phí tăng cao trong quá trình sản
xuất nuôi trồng, doanh thu giảm, kinh doanh thua lỗ không thể trả nợ ngân
56
hàng làm nợ xấu tăng mạnh trong năm. Nhìn chung, nợ xấu nhóm ngành này
chiếm tỷ trọng thấp so cới các nhóm ngành khác, điều đó có nghĩa nguồn vốn
cho vay sản xuất nông- lâm- thủy sản ít rủi ro, ngân hàng nên đẩy mạnh cho
vay đối với nhóm ngành này.
Nợ xấu của các ngành kinh tế phát sinh từ nhóm ngành khác, DNg
ngành này đa phần là các DNg hoạt động với quy mô nhỏ, năng lực tài chính
yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay Ngân hàng, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng
ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh hạn chế. Vì vậy, khi môi
trường kinh doanh xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt, lãi suất tăng thì
DNg dễ gặp khó khăn về khả năng trả nợ. Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu phản
ánh chất lượng tín dụng và an toàn hoạt động tín dụng. Điều quan trọng nhất
là nợ xấu phải được phân loại, ghi nhận và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ
theo mức độ rủi ro, đồng thời có biện pháp bảo đảm tiền vay (tài sản cầm cố,
thế chấp, bảo lãnh,…). Tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng không được trích lập dự
phòng rủi ro đầy đủ và thiếu tài sản bảo đảm thì có thể nguy hiểm hơn là tỷ
lệ nợ xấu cao hơn nhưng được trích lập dự phòng rủi ro và có tài sản bảo đảm
đầy đủ.
Ngân hàng ngoài việc thẩm định một cách chính xác và đầy đủ đối
với khách hàng vay thì Ngân hàng cũng cần phải theo dõi quá trình hoạt động,
hướng dẫn và đôn đốc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích kinh
doanh. Làm tốt công tác quản lý nợ sẽ góp phần vào việc hạn chế nợ xấu
thực sự và nâng cao được chất lượng tín dụng DNg cho Ngân hàng.
4.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP
Để thấy rõ tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại VietinBank
CNST, ta sẽ phân tích một số chỉ tiên tài chính qua bảng 4.21 và 4.22.
57
Bảng 4.21: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP TẠI VIETINBANK CNST (2010 – 2012)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
2010
2011
2012
1. Doanh số cho vay
Triệu đồng
1.579.070 2.488.021 4.039.268
2. Doanh số thu nợ
Triệu đồng
1.423.531 2.271.066 3.817.512
3. Nợ xấu
Triệu đồng
3.602
4. Dư nợ
Triệu đồng
670.251
887.206 1.108.962
5. Dư nợ bình quân
Triệu đồng
600.251
778.729
998.084
%
90,15
91,28
94,51
Vòng
2,37
2,92
3.82
0,54
0,67
0,13
6. Hệ số thu nợ (2/1)
7. Vòng quay vốn tín dụng (2/5)
8. Tỷ lệ nợ xấu (3/4)
%
5.916
1.472
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng
Bảng 4.22: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 VÀ 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Đơn vị
Chỉ tiêu
6 tháng đầu 6 tháng đầu
năm 2012
năm 2013
1. Doanh số cho vay
Triệu đồng
1.971.856
2.541.137
2. Doanh số thu nợ
Triệu đồng
1.774.444
2.435.670
3. Nợ xấu DN
Triệu đồng
1.205
804
4. Dư nợ
Triệu đồng
1.084.618
1.214.429
5. Dư nợ bình quân
Triệu đồng
985.912
1.161.696
6. Hệ số thu nợ (2/1)
%
89,99
95,85
7. Tỷ lệ nợ xấu (3/4)
%
0,11
0,07
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
58
4.3.1 Hệ số thu nợ
Hệ số này phản ánh kết quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả
năng trả nợ vay của DNg. Hệ số này cho biết trong một kỳ kinh doanh, từ
một đồng DSCV, Ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng vốn.
Năm 2010, hệ số thu nợ là 90,15% nghĩa là cứ 100 đồng cho vay sẽ thu
lại được 90,15 đồng. Năm 2011, hệ số thu nợ tăng lên 91,28%, năm 2012
là 94,51%, trong 6 tháng đầu năm 2013, hệ số thu nợ đạt 95,85%.
Hệ số thu nợ của Ngân hàng qua các năm luôn cao (trên 80%) cho
thấy công tác thu nợ của Ngân hàng rất tốt, các cán bộ tín dụng làm tốt công
tác thẩm định khoản vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của
khách hàng do đó mà giảm thiểu được rủi ro.
4.3.2 Vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp
Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng sẽ thể hiện việc đo
lường tốc độ luân chuyển của vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh
hay chậm. Chỉ số vòng quay tín dụng càng cao thể hiện thời hạn thu hồi nợ
vay của Ngân hàng càng nhanh, càng đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng
và hoạt động tín dụng là hiệu quả.
Vòng quay tín dụng của Ngân hàng luôn lớn hơn 1 cho thấy vốn của
Ngân hàng được sử dụng có hiệu quả, tốc độ quay vòng vốn nhanh đảm bảo
khả năng sinh lời. Nguyên nhân làm cho tỷ số này tương đối lớn và có sự
gia tăng qua mỗi năm như vậy là do trong tổng doanh số cho vay ngân
hàng tập trung cho vay ngắn hạn là chủ yếu, mà vốn vay ngắn hạn có thời
hạn dưới một năm nên chỉ số vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng đạt
được cao như vậy. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần có các biện pháp trong
công tác cho vay và công tác thu nợ, giúp gia tăng DSTN, đẩy nhanh tốc độ
vòng quay vốn tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân
hàng, đối với các món vay có thời hạn lâu, cần tăng cường công tác giám sát,
đảm bảo DNg vay vốn sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.
4.3.3 Nợ xấu tín dụng doanh nghiệp trên tổng dư nợ doanh nghiệp
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng
một cách rõ rệt. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất
lượng tín dụng của Ngân hàng này cao. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến cuối
tháng 6 năm 2013, nợ xấu cho vay DNg thấp hơn so với tỷ lệ quy định của
NHNN là 5% là do Ngân hàng đã cẩn trọng trong việc thẩm định hồ sơ vay
vốn, chọn lọc khách hàng để cho vay, nhờ vậy nên tình hình thu nợ được kiểm
soát tốt, nợ xấu DNg không phát sinh cao.
59
Mặc dù nợ xấu còn tồn tại nhưng với hệ số rủi ro ở mức rất thấp cho
thấy cán bộ tín dụng đã có cố gắng trong công tác thu nợ vì giai đoạn này
kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, một số doanh
nghiệp sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù nợ xấu của Ngân hàng được
kiểm soát tốt và phát sinh chủ yếu do những điều kiện khách quan của nền
kinh tế nhưng hoạt động tín dụng DNg của Ngân hàng vẫn cần được quan
tâm nhiều hơn do DSCV DNg ngày càng tăng, Ngân hàng cần chú trọng
các khâu thẩm định dự án, sàng lọc khách hàng đáp ứng đầy đủ những điều
kiện vay vốn, giám sát quá trình sử dụng vốn để nâng cao hiệu quả tín dụng
trong thời gian tới.
4.4 NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI
VIETINBANK CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
Qua phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp từ năm 2010 đến 6 tháng
đầu năm 2013 cho thấy ngân hàng có được những kết quả tốt song song với
những khó khăn còn tồn tại. Một số đặc điểm quan trọng trong công tác tín
dụng doanh nghiệp của ngân hàng như sau:
- Dư nợ DNg chiếm một tỷ trọng khá cao trong cơ cấu DN của Ngân
hàng và tăng qua các năm cho thấy Ngân hàng đã chú trọng đến tín dụng DNg.
- Doanh số cho vay DNg của ngân hàng đã tăng qua các năm, DSTN
DNg cũng tăng liên tục qua ba năm, hệ số thu nợ luôn tăng, khả năng thu hồi
vốn nhanh và nợ xấu DNg chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng dư nợ. Ngân hàng
luôn duy trì một khoản dự phòng hợp lý để bù đắp rủi ro, tập trung đẩy mạnh
công tác thu hồi nợ và xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng bằng nhiều giải pháp linh
hoạt, đồng bộ và đã đạt được thành quả tốt.
- Tín dụng đối với nhóm ngành nông-lâm-thủy sản ngày càng có hiệu
quả. Nguyên nhân là do ngân hàng thực hiên chủ trương của NHNN là cho vay
hỗ trợ các ngành nông nghiệp, chế biến thủy sản-lương thực, DNg xuất
khẩu,...làm cho nhu cầu vốn các ngành này tăng cao, DSCV tập trung vào các
ngành này ngày càng tăng.
60
CHƯƠNG 5
CÁC BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
5.1 NHỮNG THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
5.1.1 Thành tựu
Quy mô tín dụng doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, đáp ứng được
nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn,
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà.
Công tác cho vay và thu nợ thực hiện có hiệu quả, hệ số thu nợ và vòng
quay vốn tín dụng cao.
Tình hình tín dụng đối với nhóm ngành nông – lâm – thủy sản ngày
càng có hiệu quả khi các chỉ số đều ở mức tốt.
5.1.2 Tồn tại
Cơ cấu thu nhập của ngân hàng chưa đa dạng, còn phụ thuộc vào hoạt
động tín dụng. Nếu tăng trưởng tín dụng bị hạn chế thì thu nhập sẽ bị ảnh
hưởng.
Vốn huy động của ngân hàng vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn
của ngân hàng, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn đối với chi nhánh.
Nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn trong khi
nhu cầu vay vốn trung – dài hạn của các doanh nghiệp ngày càng tăng và
những khoản vay này thường có giá trị lớn, nguồn thu lãi cũng cao.
5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH
SÓC TRĂNG
5.2.1 Thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường cho vay đối với doanh
nghiệp
Để phát triển tín dụng DNg, Ngân hàng cần kết hợp đa dạng hóa các
sản phẩm tín dụng với các hoạt động dịch vụ, thanh toán…tăng thêm tiện
ích cho DNg khi sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng, qua đó thu hút được
nhiều DNg đến với Ngân hàng, tạo mối quan hệ với các khách hàng DNg
có năng lực tài chính tốt, hoạt động hiệu quả từ đó đẩy mạnh công tác cho vay
61
và nâng cao được chất lượng tín dụng.
Ngân hàng cần tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá, chủ động tìm
kiếm khách hàng DNg. Đối với ngành nông nghiệp, Ngân hàng có thể triển
khai mô hình cho vay liên kết giữa người dân và DNg trong sản xuất, thu
mua, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.
Mở các cuộc hội thảo giao lưu với DNg để tìm hiểu những khó khăn
và nhu cầu của DNg cũng như xem xét mức độ hài lòng của DNg về các chính
sách, sản phẩm của Ngân hàng…Từ đây Ngân hàng sẽ có định hướng những
mặt tốt, mặt hạn chế cần khắc phục để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với
DNg.
Đơn giản hóa các thủ tục cho vay. Nhiều doanh nghiệp rất ngại ngùng
những quy trình, thủ tục phức tạp và chạm chạp ở ngân hàng.
Cân nhắc cho vay những doanh nghiệp có phương án khả thi dù họ còn
thiếu những đảm bảo đối với ngân hàng.
Thực hiện những biện pháp giúp các doanh nghiệp giải quyết khó khăn
như tồn kho, cho vay với lãi suất ưu đãi. Như vậy các doanh nghiệp sẽ có nhu
cầu vay thêm để tiếp tục săn xuất kinh doanh, đem lại lợi nhuận cho ngân
hàng.
5.2.2 Tăng cường huy động vốn
Nguồn vốn huy động được của ngân hàng còn thấp, ngân hàng cần tăng
cường công tác huy động vốn tại chỗ để có thể có được nguồn vốn với chi phí
thấp, từ đó có nhiều ưu đãi khi cho vay doanh nghiệp.
Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo các chương trình khuyến mãi, ưu
đãi, tri ân khách hàng…để thu hút khách hàng.
Các nhân viên khi phục vụ khách hàng cần tận tâm, niềm nở hơn nữa để
khách hàng thấy được thành ý và sự chuyên nghiệp của ngân hàng.
5.2.3 Gia tăng khả năng cho vay trung – dài hạn
Ngân hàng cần tăng cường huy động vốn trung – dài hạn với lãi suất
ưu đãi, phát hành thêm các GTCG để gia tăng cho vay trung – dài hạn cho các
DNg có dự án hiệu quả. Ngân hàng cần đa dạng hóa sản phẩm huy động, đưa
ra nhiều loại kỳ hạn với lãi suất phù hợp, linh động để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định để có thể đưa ra quyết định
cho vay nhanh chóng đối với các dự án trung – dài hạn có hiệu quả cao,
góp phần tăng cường hoạt động tín dụng trung – dài hạn, đem lại nguồn lợi
62
nhuận đáng kể cho Ngân hàng.
Ngân hàng cần có cơ chế ưu đãi về lãi suất, phí,… đưa ra nhiều loại
kỳ hạn với lãi suất khác nhau để thu hút các DNg vay vốn đầu tư các dự án
trung – dài hạn được thẩm định đạt hiệu quả cao, các dự án đầu tư các nhà
máy áp dụng công nghệ cao trong sản xuất.
5.2.4 Nâng cao chất lượng tín dụng
Mặc dù nợ xấu DNg qua các năm đều rất ít, nhưng tình hình kinh tế
vẫn diễn biến khá phức tạp, Tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng không được trích lập
dự phòng rủi ro đầy đủ và thiếu tài sản bảo đảm thì có thể nguy hiểm hơn là
tỷ lệ nợ xấu cao hơn nhưng được trích lập dự phòng rủi ro và có tài sản bảo
đảm đầy đủ. Do đó Ngân hàng vẫn phải đặc biệt quan tâm đến công tác thu
hồi nợ, giám sát chặt chẽ, phân loại nợ, ghi nhận và trích lập dự phòng rủi ro
đầy đủ theo mức độ rủi ro, đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của
Ngân hàng.
Do đặc điểm của hoạt động DNg chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái
kinh tế nên đối với các khoản nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan và
đánh giá thấy khách hàng có thành ý trả nợ và năng lực hoạt động thì Ngân
hàng nên có biện pháp gia hạn nợ, tư vấn, giúp đỡ khách hàng vượt qua khó
khăn.
Đồng thời Ngân hàng cũng cần tăng cường công tác đạo tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên Ngân hàng…Luôn
cập nhật thông tin, dự báo của ngành, nắm bắt được tình hình DNg trong
địa bàn thành phố, biến động kinh tế và thị trường nhằm phục vụ cho công
tác thẩm đinh và giám sát tín dụng hiệu quả hơn, hạn chế rủi ro.
63
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Nhu cầu tín dụng cho khách hàng DNg ngày càng phát triển, số lượng
DNg trên địa bàn thành phố Sóc Trăng ngày càng tăng và hoạt động trong
nhiều ngành nghề đa dạng. Nguồn khách hàng tuy nhiều nhưng để tiếp cận và
có được các khách hàng tốt, uy tín thì không phải là điều dễ dàng. Ngân hàng
cần có các chính sách tín dụng phù hợp với DNg để gia tăng số lượng và chất
lượng khách hàng. Việc mở rộng hoạt động tín dụng DNg có ý nghĩa rất quan
trọng không chỉ đối với Ngân hàng mà còn góp phần vào sự phát triển kinh
tế của thành phố. Thông qua cung cấp vốn vay Ngân hàng sẽ giúp các DNg
thực hiện được các phương án, dự án kinh doanh khả thi và hiệu quả, tận
dụng được các cơ hội kinh doanh tốt hơn và đổi mới công nghệ, trang thiết bị,
nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển tốt, gia tăng lợi nhuận, tạo công
ăn việc làm cho người dân, phát triển kinh tế trong khu vực và tăng lợi nhuận
cho Ngân hàng.
Qua phân tích hoạt động tín dụng DNg tại V i e t i n B a n k C N S T , ta
thấy tình hình cho vay DNg của Ngân hàng trong thời gian qua đạt được
nhiều thành quả. Công tác thu hồi nợ thực hiện rất tốt, DSCV gia tăng qua các
năm, nợ xấu được kiểm soát an toàn…Những bất cập còn tồn tại đa số do
các nguyên nhân khách quan từ ảnh hưởng chung của nền kinh tế, tuy nhiên
Ngân hàng cũng cần phải nổ lực rất nhiều để cạnh tranh được với các Ngân
hàng lớn cùng địa bàn.
Tóm lại, với sự phấn đấu và sự nổ lực không ngừng của tập thể ban
lãnh đạo và cán bộ công nhân viên nên hoạt động tín dụng doanh nghiệp
của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng đang trên
đà phát triển tốt. Việc cần làm của Ngân hàng trong thời gian tới là giữ vững và
phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được, khẩn trương và ra sức khắc
phục những yếu kém còn tồn tại để đảm bảo hoạt động tín dụng daonh
nghiệp của Ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn góp phần cho sự phát triển lành
mạnh và bền vững của thành phố Sóc Trăng.
64
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với Chính Quyền địa phương
- Hoàn thiện kênh thông tin tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự
giới thiệu về mình và tìm kiếm đối tác, đồng thời giúp Ngân hàng nhanh
chóng, dễ dàng trong việc tiếp cận và tìm hiểu khách hàng doanh nghiệp.
- Hỗ trợ tích cực với Ngân hàng trong việc xử lý nợ khó đòi, nợ xấu.
Đối với những khách hàng cố tình không trả nợ mặc dù có khả năng tài chính,
Chính Quyền địa phương có những biện pháp xử lý cứng rắn hơn, cần thiết
áp dụng biện pháp chế tài pháp luật giúp Ngân hàng thu hồi lại nợ.
6.2.2 Đối với doanh nghiệp
- Chú trọng nhiều hơn đến công tác kiểm toán, minh bạch trong báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó Ngân hàng dễ dàng trong việc quyết
định tín dụng, hợp tác với doanh nghiệp.
- Nâng cao năng lực tài chính và trình độ quản trị DNg, chú trọng
nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh
tranh, xây dựng thương hiệu tốt, nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
- Chủ động tìm hiểu các điều kiện, thủ tục vay vốn, những ưu đãi của
Ngân hàng để lựa chọn Ngân hàng phù hợp.
65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các báo cáo hoạt động tín dụng và bảng cân đối kế toán chi tiết của các
năm 2010, 2011, 2012, 2013. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương
Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng.
2. Nguyễn Văn Tiến (2003). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh
doanh Ngân hàng. Nhà xuất bản Thống Kê.
3. Thái Văn Đại (2010). Giáo trình Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương mại. Tủ
sách Đại học Cần Thơ.
4. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2010). Giáo trình Quản trị Ngân
hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
5. Tổng cục thống kê (2011). Niên giám thống kê. Nhà xuất bản Thống Kê.
Tài liệu của tổ chức:
- Các văn bản quy định liên quan đến hoạt động của ngân hàng tại
website của Ngân hàng nhà nước: http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/vn
- Phòng nghiên cứu và phân tích (2011, 2012). Báo cáo phân tích
ngành Ngân hàng. Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam. http://vcbs.com.vn/.
- Website http://www.mekongdelta.com.vn/mekongdelta/default.asp
của diễn đàn kinh tế Đồng bằng Sông Cửu Long.
66
[...]... CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG 3.1 VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/03/1988 theo nghị định số 53/HĐBT với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Chuyên doanh Công thương Việt Nam và chính thức đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam (INCOMBANK) vào... Tiếng Việt CNST Chi nhánh Sóc Trăng DSCV Doanh số cho vay DSTN Doanh số thu nợ DN Dư nợ DNg Doanh nghiệp GTCG Giấy tờ có giá NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần Tiếng Anh INCOMBANK Ngân hàng Công thương Việt Nam VietinBank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đối với nền kinh tế Việt. .. và mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng làm luận văn tốt nghiệp Với mong muốn sau khi hoàn thành đề tài này, thông qua việc tổng hợp, phân tích số liệu, nghiên cứu thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại VietinBank... về dữ liệu - Sử dụng các chỉ tiêu phân tích tín dụng để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại VietinBank chi nhánh Sóc Trăng - Từ phân tích và đánh giá ở trên liên hệ với thực tế môi trường bên trong và bên ngoài Ngân hàng, kết hợp với phương pháp suy luận để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại VietinBank chi nhánh Sóc Trăng 13 CHƯƠNG... này, các Ngân hàng trên địa bàn thành phố Sóc Trăng nói chung và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng (VietinBank C N ST) nói riêng đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn hiện nay Là chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn của Việt Nam, với mục tiêu “nâng giá trị cuộc sống”, trong những năm gần đây, Ngân hàng đã... góp phần thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, không ngừng phấn đấu và vươn lên khẳng định vị trí là một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam 14 3.2 TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG 3.2.1 Qúa trình hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần (NHTMCP) Công thương Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập và kinh doanh. .. Thới, Phong Điền và Sóc Trăng Phòng giao dịch Ngân hàng Công Thương Sóc Trăng đã được hình thành và đi vào hoạt động vào đầu năm 1995 Sau đó, đến ngày 15/01/2001 phòng giao dịch Ngân hàng Công thương Việt Nam- Chi nhánh Sóc Trăng đã chính thức được nâng cấp thành Chi nhánh cấp 2 của Ngân hàng Công thương Cần Thơ theo quyết định số 098/QĐ- NHCT 29 của Tổng Giám Đốc NHCT Việt Nam Cùng với sự phát triển... chịu hàng hóa Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng • Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp, được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa • Tín dụng Ngân hàng: là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp và các cá nhân • Tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng trong đó nhà nước là người đi vay (như hình thức phát hành công. .. Tín dụng doanh nghiệp 2.1.2.1 Khái niệm tín dụng doanh nghiệp Tín dụng doanh nghiệp là một hình thức cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, theo đó Ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi Khách hàng doanh nghiệp là một đối tượng quan trọng trong mục tiêu mở rộng thị trường hoạt. .. hiện tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng Địa chỉ tại số 139 Trần Hưng Đạo, phường 3, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng 1.3.2 Phạm vi về thời gian Số liệu được sử dụng trong luận văn là số liệu năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 12/08/2013 – 18/11/2013 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về hoạt động tín dụng doanh nghiệp