Giai đoạn năm 2010-2012

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 33)

- Thu nhập của VietinBank CNST tăng liên tục qua các năm. Năm 2011 tăng 43,85% so với năm 2010 đạt 162.761 triệu đồng, đến năm 2012 tăng 16,34% so với năm 2011 đạt 189.352 triệu đồng. Trong đó:

Thu nhập từ hoạt động tín dụng: là nguồn thu nhập chính của Ngân

hàng và tăng liên tục qua các năm. Nguyên nhân là do trong năm 2010, tình hình lạm phát xảy ra làm lãi suất huy động tăng lên kéo theo lãi suất cho vay tăng. Mặt khác, nền kinh tế đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng nên nhu cầu vay vốn cũng tăng cao. Đặc biệt năm 2011 thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng 45,22% so với năm 2010 đạt 153.135 triệu đồng. Lý giải cho sự gia tăng đột biến này là do từ ngày 01/09/2011, theo quy định của thông tư 22/2011/TT – NHNN thì tỷ lệ cho vay không được vượt quá 80% vốn huy động (thông tư 13 năm 2010) đã được hủy bỏ, tạo điều kiện cho Ngân hàng tăng doanh số cho vay, vì thế mà thu nhập từ lãi trong năm 2011 đã tăng khá cao so với tốc độ tăng trưởng của năm 2010. Sang năm 2012, thu nhập từ hoạt động tín dụng chỉ tăng 12,97% so với cùng kỳ năm trước do trần lãi suất huy động liên tục hạ xuống, kéo theo lãi suất cho vay cũng hạ theo từ cuối năm 2011, mặc dù thực tế lãi suất cho vay hạ xuống không nhiều nhưng

23

cũng vì thế mà khoản thu nhập lãi của Ngân hàng cũng không tăng cao.

Thu nhập khác: Đây là khoản thu chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu thu

nhập và chủ yếu là nguồn thu khá ổn định từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối. Nhìn chung, khoản thu này đều tăng qua các năm do Ngân hàng mở rộng và tăng cường hoạt động dịch vụ, năm 2011 nguồn thu này tăng 25,06% so với năm 2010, sang năm 2012, thu nhập khác của Ngân hàng tăng đột biến đạt 16.356 triệu đồng, tăng 69,92% so với 2011. Xét trên tỉ lệ gia tăng thì ta thấy tốc độ tăng trưởng của thu nhập khác là một khoản tăng đáng kể, tuy nhiên nếu so sánh số tuyệt đối và cơ cấu nguồn thu thì khoản thu này còn hạn chế, cho thấy Ngân hàng chưa đa dạng được hoạt động kinh doanh, còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng, kéo theo rủi ro về chất lượng tín dụng. Nếu tăng trưởng tín dụng bị hạn chế thì thu nhập của Ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

- Nhìn chung, chi phí hoạt động của Ngân hàng qua các năm cũng gia tăng đáng kể. Năm 2011, tổng chi phí tăng 45,38% so với năm 2010, mức tăng này cao hơn so với mức tăng của thu nhập cho thấy Ngân hàng hoạt động chưa đạt hiệu quả tốt trong năm 2011. Sang năm 2012, chi phí tăng 16,05% so với năm 2011, mức tăng này thấp hơn so với mức tăng của năm 2011. Cụ thể như sau:

Chi phí hoạt động tín dụng: bao gồm các khoản chi từ trả lãi tiền vay,

chi từ trả lãi tiền gửi, chi từ trả lãi phát hành giấy tờ có giá là chủ yếu. Đây luôn là chi phí chính của Ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí qua các năm. Năm 2011, chi phí cho hoạt động tín dụng tăng cao, mức tăng này cao hơn rất nhiều so với năm 2010. Nguyên nhân là do từ tháng 02/2011, để triển khai nghị quyết 11 của chính phủ, NHNN thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, cung tiền hạn chế đã làm cho tính thanh khoản của Ngân hàng bị ảnh hưởng, do vậy Ngân hàng cần tăng vốn huy động, nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá cũng gia tăng nên chi phí trả lãi tăng cao. Sang năm 2012, chi phí cho hoạt động tín dụng là 147.160 triệu đồng, chỉ tăng 12,03% so với cùng kỳ năm trước do nhiều đợt giảm trần lãi suất huy động của NHNN nên chi phí trả lãi của Ngân hàng giảm xuống nhiều.

Chi phí khác: đây là nguồn chi chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu chi

phí, bao gồm các khoản chi cho các hoạt động dịch vụ, chi hoạt động kinh doanh ngoại hối, chi phí cho nhân viên, chi cho hoạt động quản lý và công vụ là chủ yếu. Nguồn chi này có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể: năm 2011 chỉ tăng 7,50% nhưng sang năm 2012 tăng lên tới 64,53%. Sự gia tăng này chủ yếu do tình trạng lạm phát đã kéo chi phí hoạt động của Ngân hàng

24

tăng lên cao thông qua chi phí lương, mặt khác Ngân hàng cũng chủ động tăng các nguồn chi cho cán bộ nhân viên, tăng lương và các chế độ đãi ngộ để thu hút được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Năm 2011, NHNN áp dụng mức trần lãi suất huy động là 14%/năm nên để cạnh tranh được Ngân hàng phải tốn nhiều chi phí khuyến mãi, tiếp thị, hoa hồng môi giới huy động vốn,...nhằm tăng vốn huy động, thu hút các khách hàng mới và giữ chân các khách hàng cũ.

- Lợi nhuận: Là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí, những thay đổi về thu – chi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Ngân hàng. Cùng với xu hướng trên, lợi nhuận của Ngân hàng qua các năm đều tăng. Năm 2011, lợi nhuận có tốc độ tăng lớn nhất là 34,06%, nguyên nhân là do thu nhập năm 2011 tăng 43,85% trong khi chi phí cũng tăng nhưng với tốc độ nhanh hơn so với thu nhập, tăng 45,38% nhưng xét về số tuyệt đối thì thu nhập tăng 49.613 triệu đồng cao hơn chi phí (chỉ tăng 44.402 triệu đồng) nên lợi nhuận của Ngân hàng vẫn tăng. Năm 2012, lợi nhuận cũng tăng nhưng tốc độ tăng không bằng năm 2011, chỉ tăng 18,32%. Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy lợi nhuận của Ngân hàng vẫn tiếp tục tăng so với cùng kì năm trước và đạt 1.212 triệu đồng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)