Khái quát tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 41)

Trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng thì thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất và quan trọng nhất cho hoạt động của Ngân hàng là vốn huy động. Vì Ngân hàng hoạt động theo tiêu chí “đi vay để cho vay” nên nếu nguồn vốn đầu vào kém sẽ dẫn đến nguồn vốn cho vay bị hạn chế và lợi nhuận sẽ giảm đi.

Trong thời gian qua, mặc dù tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, áp lực cạnh tranh huy động vốn trong ngành ngày một tăng cao, lãi suất biến động nhiều nhưng nguồn vốn huy động của VietinBank CNST luôn tăng, thể hiện sự phát triển vững mạnh của Ngân hàng. Năm 2011, số vốn huy động của Ngân hàng đạt 903.620 triệu đồng. Năm 2012, vốn huy động của Ngân hàng tăng cao hơn so với mức tăng năm 2011, tăng 61,07% đạt 1.455.488 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2013, số vốn huy động đã tăng 15,85% so với cùng kỳ năm trước, đạt 989.795 triệu đồng. Số liệu cụ thể được thể hiện thông qua bảng 4.3, bảng 4.4.

4.1.2.1 Tình hình huy động vốn của Vietinbank chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2010-2012

- Tiền gửi tiết kiệm: Qua bảng 4.3 cho thấy nguồn vốn huy động được từ tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và có tốc độ tăng mạnh qua mỗi năm, năm 2011 tăng 62,46% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 65,44% so với năm 2011. Điều này đã góp phần làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên. Nguyên nhân sự tăng mạnh của khoản tiền gửi tiết kiệm là do ngân hàng đặc biệt coi trọng loại hình tiết kiệm có kì hạn vì sự yên tâm về thời gian khi sử dụng đồng vốn này để cho vay. Đặc biệt, trong giai đoạn 2010-2012 tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lạm phát tăng, giá vàng luôn biến động mạnh. Hầu hết người dân đều có tâm lý sợ đồng tiền mất giá, họ có được nguồn vốn có tính ổn định không hề dễ dàng. Vì thế mà ngân hàng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng bằng cách đa dạnh hình thức huy động vốn bằng cách chia nhỏ các kì hạn gửi như 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng,... khách hàng dễ dành chuyển đổi kỳ hạn theo ý mình, đa dạng hóa sản phẩm huy động như tiết kiệm thông minh, tiết kiệm tích lũy lãi suất cao,... cùng với nhiều chương trình tiết kiệm dự thưởng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn tiếp thị đến các khách hàng có nguồn vốn dồi dào, duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống, liên hệ nhiều tổ chức cá nhân để duy trì ổn định lượng tiền gửi. Vì vậy ngân hàng luôn thu hút được một số vốn cao từ loại tiền gửi này. Đây cũng là một trong những thế mạnh của ngân hàng trong việc cạnh tranh với các NHTM khác vì có được nguồn vốn lớn ổn định để hoạt động kinh doanh.

31

- Tiền gửi thanh toán: Chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế dùng để thanh toán trong kinh doanh và của các cá nhân có nhu cầu sử dụng tài khoản thường xuyên. Qua bảng 4.3 cho thấy số lượng tiền gửi thanh toán tăng mạnh qua từng năm, cụ thể năm 2011 tăng 69,08% so với năm 2010, năm 2012 tăng 67,40% so với năm 2011. Điều này là do ngân hàng luôn chú trọng phát triển, cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích, hiện đại, dễ sử dụng trong giao dịch như dịch vụ chi lương qua thẻ, các khoản tiền thanh toán luôn được chuyển vào tài khoản người thụ hưởng kịp thời, chính xác nên thu hút nhiều DNg sử dụng dịch vụ này của ngân hàng góp phần làm tăng lượng tiền gửi thanh toán của ngân hàng. Đặc biệt, ngân hàng có dịch vụ VBH2.0, là dịch vụ hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch qua internet, rất thuận tiện cho các DNg, cá nhân không cần phải đến ngân hàng vào giờ hành chính mà có thể thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi. Chính vì những tiện ích mà VietinBank mang lại cho khách hàng nên thu hút được lượng tiện gửi thanh toán của khách hàng trên địa bàn tỉnh tăng lên đáng kể.

- Phát hành GTCG: Vốn huy động từ nguồn này giảm đều qua 3 năm, nguyên nhân là do trong năm 2010 ngân hàng tăng cường phát hành trái phiếu với lãi suất hấp dẫn là 12,5% để huy động vốn trung dài hạn, VietinBank đã áp dụng mức lãi suất tối đa mà NHNN cho phép áp dụng với GTCG trong năm 2010, trong khi mặt bằng lãi suất chung vào thời điểm đó của các ngân hàng khác ở mức khoảng 12%/năm. Thêm vào đó là uy tín của ngân hàng nên thu hút được nhiều khách hàng đầu tư mua GTCG của ngân hàng, làm nguồn vốn huy động từ khoản này cao trong năm 2010. Vào năm 2011-2012, trong giai đoạn này ngân hàng vẫn có phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn và kì phiếu ngắn hạn. Do tình hình kinh tế có nhiều biến động, không ổn định nên GTCG trong giai đoạn này của ngân hàng không còn hấp dẫn được nhiều khách hàng, điều này làm cho khoản mục huy động từ nguồn phát hành GTCG giảm xuống.

32

Bảng 4.3: TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG CỦA VIETINBANK CHI NHÁNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

So sánh

2011/2010 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi thanh toán 198.619 33,95 335.817 37,16 562.141 38,62 137.198 69,08 226.324 67,40 Tiền gửi tiết kiệm 319.257 54,57 518.672 57,40 858.090 58,96 199.415 62,46 339.418 65,44 Phát hành GTCG 67.124 11,48 49.131 5,44 35.257 2,42 (17.993) (26,81) (13.874) (28,24)

Tổng 585.000 100,00 903.620 100,00 1.455.488 100,00 318.620 54,46 551.868 61,07

33

4.1.1.2 Tình hình huy động vốn của Vietinbank chi nhánh Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

Bảng 4.4: TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG CỦA VIETINBANK CNST 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 So sánh

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi thanh toán 305.387 35,74 324.061 32,74 18.674 6,11 Tiền gửi tiết kiệm 532.538 62,33 651.699 65,84 119.161 22,38 Phát hành GTCG 16.447 1,93 14.035 1,42 (2.412) (14,67)

Tổng 854.372 100,00 989.795 100,00 135.423 15,85

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)

Nhìn chung, các khoản vốn huy động được từ tiền gửi của các tổ chức, cá nhân của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 thì tăng hơn so với cùng kì năm trước. Điều đó cho thấykết quả công tác huy động vốn của Ngân hàng đã đạt được nhiều thành công, các loại tiền gửi đều tăng, đặc biệt là tiền gửi trung và dài hạn tăng mạnh nhất cho thấy cơ cấu vốn của Ngân hàng đang được cải thiện và có độ thanh khoản cao. Điều đó cho thấy Ngân hàng đã biết nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của mình để thu hút được nguồn vốn huy động nhằm phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng được ổn định và bền vững trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)