hạn
4.2.2.1 Doanh số cho vay theo kỳ hạn
Phân chia theo kỳ hạn, DSCV được chia theo 2 loại: ngắn hạn và trung – dài hạn. Các khoản vay ngắn hạn thường có tỷ trọng cao hơn các khoản vay trung – dài hạn, mặc dù khoản vay ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhưng nếu tình hình kinh tế biến động và các hợp đồng này nhanh chóng hết hạn thì sẽ ảnh hưởng làm hạn chế lợi nhuận của Ngân hàng.
a) Giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 4.7: DOANH SỐ CHO VAY DOANH NGHIỆP THEO THỜI HẠN TẠI VIETINBANK CNST GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.324.568 2.335.315 3.821.586 810.747 61,21 1.486.271 63,64 Trung và dài hạn 254.502 152.706 217.682 (101.796) (40,00) 64.976 42,55 Tổng cộng 1.579.070 2.488.021 4.039.268 908.951 57,56 1.551.247 62,35
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
- Doanh số cho vay doanh nghiệp ngắn hạn:
So sánh số liệu khi phân chia DSCV DNg theo kỳ hạn, ta thấy DSCV ngắn hạn lớn hơn DSCV trung và dài hạn rất nhiều. Qua các năm, DSCV ngắn hạn đều tăng. Điều này cho thấy nhu cầu vay vốn của các DNg trên địa bàn chủ yếu là những DNg vừa và nhỏ. Các DNg vay vốn ngắn hạn chủ yếu để bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt và do đặc điểm của qui mô hoạt động vừa và nhỏ nên thời gian cần cho một qui trình sản xuất không lâu nên kỳ hạn vay vốn phù hợp là ngắn hạn để giảm chi phí lãi phải trả.
Năm 2011, tốc độ tăng của DSCV thấp hơn so với năm 2012 là do ngân hàng phải thực hiện theo Quyết định số 6239/NHNo-KHTH về việc Quy định lãi suất cho vay đồng Việt Nam và Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước, VietinBank đã áp dụng mức lãi suất từ 17%/năm đến 20,5%/năm và mức lãi suất cho vay bình quân trong năm 2011 khoảng 18,7% tăng hơn 3%/năm so với năm 2010. Sang năm 2012, DSCV đã có tốc độ tăng trưởng khá hơn, là do thực hiện theo tinh thần của NHNN, lãi suất cho vay giảm nhằm hỗ trợ các DNg vay vốn khôi phục sản xuất kinh
40 doanh.
- Doanh số cho vay doanh nghiệp trung – dài hạn:
Doanh số cho vay DNg trung – dài hạn chiếm một tỷ trọng không cao trong tổng DSCV, nhưng vẫn tăng trưởng qua các năm. Đây là một dấu hiệu tốt trong hoạt động tín dụng DNg của Ngân hàng, vì cho vay ngắn hạn lãi suất không cao, mất nhiều thời gian cho cán bộ tín dụng và khách hàng vì phải làm hồ sơ vay vốn lại khi đến thời gian đáo hạn. Đặc biệt năm 2012, so sánh với số liệu năm 2011, DSCV trung – dài hạn tăng mạnh lên tới 217.682 triệu đồng, tăng 64.976 triệu đồng tương đương 42,55%. Nguyên nhân là do năm 2010, các DNg đang khôi phục cần vay vốn nhiều và được Chính phủ hỗ trợ 4% lãi vay, Ngân hàng cũng chủ động tăng DSCV trung và dài hạn, đơn giản hóa các thủ tục vay vốn nhằm hỗ trợ các DNg có dự án kinh doanh hiệu quả. Sang năm 2011, tình hình lãi suất có nhiều biến động, nguồn vốn huy động trung và dài hạn giảm mạnh vì vậy DSCV trung và dài hạn giảm mạnh. Năm 2012, DSCV trung – dài hạn tăng mạnh là do nguồn vốn huy động trung và dài hạn tăng cao, Ngân hàng có khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn vay trung – dài hạn, NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất, cơ hội tiếp cận nguồn vốn của các DNg được mở rộng nên nhu cầu vay đã tăng cao.
b) Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 4.8: DOANH SỐ CHO VAY DOANH NGHIỆP THEO THỜI HẠN TẠI NGÂN HÀNG
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013
So sánh
Số tiền %
Ngắn hạn 1.926.140 2.491.483 565.343 29,35 Trung và dài hạn 45.716 49.654 3.938 8.61 Tổng cộng 1.971.856 2.541.137 569.281 28,87
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
Sang năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013, cả DSCV ngắn hạn và DSCV trung – dài hạn đã có tốc độ tăng trưởng khá hơn, là do thực hiện theo tinh thần của NHNN, lãi suất cho vay giảm nhằm hỗ trợ các DNg vay vốn khôi phục sản xuất kinh doanh. Sau năm 2011 đầy biến động về kinh tế,
41
nền kinh tế tỉnh nhà dần hồi phục và ổn định, lạm phát bắt đầu được kiểm soát, lãi vay ngân hàng giảm. Các doanh nghiệp cần vốn phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh nên DSCV trong năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 tăng trưởng so với cùng kì năm trước.
4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo kỳ hạn
a) Giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 4.9: DOANH SỐ THU NỢ DOANH NGHIỆP THEO KỲ HẠN TẠI VIETINBANK GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.223.951 1.854.779 3.297.185 630.828 51,54 1.442.406 77,77 Trung và dài hạn 199.580 416.287 520.327 216.707 108,58 104.040 24,99 Tổng cộng 1.423.531 2.271.066 3.817.512 847.535 59,54 1.546.446 88,09
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
- Doanh số thu nợ doanh nghiệp ngắn hạn
Qua các năm, DSTN DNg ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với DSTN trung – dài hạn, nguyên nhân là do cho vay ngắn hạn là hoạt động cho vay chủ yếu của Ngân hàng. Vì thế, trong nghiên cứu DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV nên DSTN ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSTN.Qua các năm, DSTN ngắn hạn luôn tăng nhanh. Năm 2012 có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 77,77%, trong khi năm 2011 DSTN tăng 51,54%. Nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng của DSCV ngắn hạn như đã phân tích ở trên thì DSTN tăng 51,54% trong năm 2011 trong khi DSCV trong thời điểm này tăng 61,21% cho thấy công tác thu hồi nợ năm 2011 khá tốt. Năm 2012, DSTN tăng 77,77% chủ yếu do lãi suất vay trong năm giảm, DNg vay vốn cải thiện được tình hình hoạt động nên có nguồn thu trả những khoản nợ cũ trước đây cho Ngân hàng.
- Doanh số thu nợ doanh nghiệp trung và dài hạn
Doanh số thu nợ DNg trung – dài hạn luôn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với DSTN ngắn hạn, bởi vì DSCV DNg trung – dài hạn tại Ngân hàng là rất ít. Năm 2010, DSTN DNg trung – dài hạn là 199.580 triệu đồng, đến năm 2011 t ă n g m ạ n h 108,58%. Năm 2012, DSTN tăng 24,99%. Nguyên nhân
42
của sự gia tăng này là do từ cuối năm 2010, trần lãi suất huy động 14% nên sang năm 2011 mặt bằng lãi suất đã giảm xuống nhiều, rủi ro của DNg giảm xuống và DNg có cơ hội cải thiện kết quả kinh doanh để trả nợ, các dự án vay vốn đầu tư từ trước đó cũng dần hoàn thành và đi vào hoạt động nên đem về nguồn thu cho DNg, do đó công tác thu hồi nợ trung – dài hạn của Ngân hàng đã tăng trưởng tốt.
b) Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 4.10: DOANH SỐ THU NỢ DOANH NGHIỆP THEO KỲ HẠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 So sánh Số tiền % Ngắn hạn 1.512.159 2.024.798 512.639 33,90 Trung và dài hạn 262.286 410.872 148.586 56,65 Tổng cộng 1.774.444 2.435.670 661.226 37,26
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
Nhìn chung, DSTN của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng trưởng khá tốt so với cùng kì năm trước đặc biệt là DSTN trung – dài hạn. DSTN trung – dài hạn tăng nhanh có thể là do các khoản vay này đến hạn trả tăng và ngân hàng vẫn tích cực thu các khoản vay mà một số doanh nghiệp chưa trả được trong năm 2012. Tuy DSTN trung và dài hạn tăng cao hơn DSTN ngắn hạn của ngân hàng nhưng tỉ trọng DSTN trung – dài hạn vẫn còn thấp so với DSTN ngắn hạn.
4.2.2.3 Dư nợ theo kỳ hạn
Sự tăng trưởng của DN DNg theo thời hạn không giống nhau, DN ngắn hạn tăng qua các năm trong khi DN trung – dài hạn chỉ tăng trong năm 2011 sau đó thì giảm vào năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể như sau:
43
Bảng 4.11: DƯ NỢ DOANH NGHIỆP THEO KỲ HẠN VIETINBANK CNST GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 414.997 516.013 890.605 101.016 24,34 374.592 72,59 Trung và dài hạn 255.254 371.103 218.357 115.849 45,39 (152.746) (41,16) Tổng cộng 670.251 887.206 1.108.962 216.955 32,37 220.756 24,88
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
- Dư nợ doanh nghiệp ngắn hạn
Qua các năm, DN DNg ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với DNtrung – dài hạn, do cho vay ngắn hạn là hoạt động cho vay chủ yếu của Ngân hàng, các khoản vay này có tính thanh khoản cao và tốc độ thu hồi vốn nhanh. Tốc độ tăng trưởng của DN ngắn hạn luôn tăng qua các năm. Tổng doanh số DN ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và luôn tăng đã chứng minh được trong thời gian này DNg chủ yếu vay vốn ngắn hạn để đầu tư cho các phương án và hoạt động kinh doanh có chu kỳ ngắn, nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh và giảm bớt chi phí trả lãi cho Ngân hàng. Tổng doanh số DN tăng cho thấy hoạt động tín dụng DNg của Ngân hàng ngày càng phát triển.
- Dư nợ doanh nghiệp trung và dài hạn
Dư nợ DNg trung – dài hạn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với DN ngắn hạn, và có xu hướng giảm, ngoại trừ năm 2011 tăng trưởng 45,39% đạt 371.103 triệu đồng. DN trung – dài hạn giảm là do NHNN tập trung đồng loạt các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Do nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là vốn huy động ngắn hạn, nên tín dụng trung – dài hạn bị hạn chế hơn. Mặt khác, các DNg tại Sóc Trăng đa số là các DNg vừa và nhỏ, trình độ quản lý và tầm nhìn kinh doanh còn hạn hẹp, qui mô nhỏ, trình độ công nghệ còn lạc hậu dẫn đến khả năng cạnh tranh trên thị trường kém do đó khi nền kinh tế chung bị trì trệ thì các DNg này cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy, Ngân hàng thực hiện chính sách tín dụng chặt chẽ theo tinh thần kiềm chế tăng trưởng tín dụng, chống lạm phát của NHNN, công tác cho vay đối với các DNg được tiến hành thận trọng hơn,
44
các hồ sơ vay vốn trung – dài hạn được thẩm định kỹ lưỡng để hạn chế rủi ro tín dụng nên dư nợ có giảm nhưng các món vay trước đó chủ yếu đã được thu hồi.
b) Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Qua bảng 4.12 ta thấy DN ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 15,24% trong khi DN trung – dài hạn giảm 2,11% so với cùng kì 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do DSTN các khoản vay trung – dài hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng nhanh trong khi DSCV trung – dài hạn của ngân hàng trong giai đoạn này chỉ tăng nhẹ. Mặt khác, DN ngắn hạn tăng trong khi DN trung – dài hạn lại giảm làm cho tỷ trọng DN ngắn hạn trong tổng DN của ngân hàng cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012.
Bảng 4.12: DƯ NỢ DOANH NGHIỆP THEO KỲ HẠN TẠI VIETINBANK CNST 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 VÀ 6 THÁNG
ĐẦU NĂM 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 So sánh Số tiền % Ngắn hạn 880.241 1.014.357 134.116 15,24 Trung và dài hạn 204.377 200.072 (4.305) (2,11) Tổng cộng 1.084.618 1.214.429 129.811 11,97
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
4.2.2.3 Nợ xấu theo kỳ hạn
Xem xét nợ xấu DNg phân chia theo kỳ hạn, ta thấy nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn trung – dài hạn. Nợ xấu ngắn hạn n ă m 2 0 1 1 là 3.517 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 59,45%), nợ xấu trung – dài hạn là 2.399 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 40,55%). Điều này là do DSCV DNg theo kỳ hạn trung – dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DSCV DNg. Trong năm 2010, ngân hàng đã mở rộng cho vay ngắn hạn vì những năm trước đây cho vay ngắn hạn mang lại kết quả tốt nhưng đa số là cho vay đối vối những khách hàng quen có quan hệ tín dụng thường xuyên. Đến năm 2011, để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và thực hiện chiến lược mở rộng thị trường xuống tận các huyện, xã thông qua việc mở phòng giao dịch ở các huyện để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng mới và trong năm ngân hàng đã cho vay nhiều
45
khách hàng mới nên thiếu thông tin về khách hàng, cũng như trong tình hình kinh tế biến động nhiều khó khăn như trong năm 2011 thì bên cạnh các DNg làm ăn hiệu quả thì có một số DNg phải điêu đứng, làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, dẫn đến làm tăng nợ xấu cho ngân hàng.
Bảng 4.13: NỢ XẤU DOANH NGHIỆP TẠI VIETINBANK CNST TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Khoản mục Năm2010 Năm2011 Năm2012
6 thángđầu năm2013
Ngắn hạn 2.358 3.517 890 573
Trung - dài hạn 1244 2.399 582 231
Tổng cộng 3.602 5.916 1.472 804
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp VietinBank chi nhánh Sóc Trăng)
4.2.3 Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng theo ngành kinh tế
4.2.3.1 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Doanh số cho vay theo ngành kinh tế được chia ra như sau: Ngành nông – lâm – thủy sản, xây dựng, thương mại – dịch vụ và ngành khác. Theo số liệu phân tích, DSCV DNg của tất cả các ngành qua các năm đều tăng. Đặc biệt, ngành nông –lâm -thủy sản là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất và chiếm tỷ trọng ngày càng cao.
a) Giai đoạn 2010 - 2012
- Doanh số cho vay doanh nghiệp ngành nông – lâm – thủy sản
Qua bảng 4.14 cho thấy DSCV nhóm ngành này chiếm tỷ trọng khá cao và tăng liên tục qua 3 năm, năm 2012 tăng 85,79% đạt 1.578.142 triệu đồng. Hình thức này chủ yếu là cho vay chăn nuôi và sản xuất lúa, nuôi tôm. Trong lĩnh vực này ngân hàng đầu tư cho vay trang trải các loại chi phí như: giống, thức ăn, phân bón, máy móc thiết bị,... Những khoản vay này khả thi, rủi ro thấp nên ngân hàng đẩy mạnh cho vay và do đó DSCV thuộc nhóm ngành này tăng cao trong những năm qua.
- Doanh số cho vay doanh nghiệp ngành xây dựng
46
các năm. Thành phố Sóc Trăng đang thực hiện chủ trương của Nhà nước chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang “công nghiệp – xây dựng”, vì vậy hoạt động thuộc ngành xây dựng được chú trọng phát triển, nhiều dự án được thực hiện do đó nhu cầu vay vốn của các DNg ngành này luôn tăng.
- Doanh số cho vay doanh nghiệp ngành thương mại – dịch vụ
Đây là ngành chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu DSCV DNg của Ngân hàng, tốc độ tăng trưởng qua các năm đều tăng trưởng. Do tình hình kinh tế những năm gần đây của tỉnh nhà có nhiều thay đổi tích cực, người dân gia tăng nhu cầu chi tiêu cho các loại hình vui chơi, giải trí. Từ năm 2012, mặt bằng lãi suất giảm xuống, kinh tế thành phố Sóc Trăng cũng đã có sự phát triển tốt nên DSCV có sự tăng trưởng khả quan. Ngoài ra, tỉnh Sóc Trăng có nhiều di tích văn hóa nổi tiếng và để thu hút khách du lịch nên tỉnh có nhiều chính sách chỉnh trang, nâng cấp, tôn tạo các di tích,... nên nhu cầu vốn cũng tăng mạnh. Một số chủ đầu tư bắt đầu vay vốn tại VietinBank CNST làm cho DSCV nhóm ngành này tiếp tục tăng.
- Doanh số cho vay doanh nghiệp ngành khác
Đối với các ngành còn lại, DSCV DNg tăng nhẹ qua các năm. Nguyên nhân là do các DNg ngành khác mà Ngân hàng cho vay hoạt động trong một