1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện u minh – tỉnh cà mau

74 305 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 18,14 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢN THƠ

KHOA KINH TE - QUAN TRI KINH DOANH

x Ll ce

LUAN VAN TOT NGHIEP

PHAN TICH HIEU QUA TIN DUNG DOI VOI HO SAN XUAT TAI NGAN HANG NONG NGHIEP VA PHAT

TRIEN

NONG THON HUYEN U MINH - TINH CA MAU

Giáo viên hướng dẫn Sĩnh viên thực hiện

Trang 2

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Vũ Thùy Dương

LOI CAM TA

Được sự phân công của các thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại Học Cần Thơ, sau gần 2 tháng thực tập, em đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo &

PTNT huyện U Minh tỉnh Cà Mau” Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của

mình, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô và các anh chị, chú bác trong ngân hàng

Đạt được kết quả này em vô cùng biết ơn quý thầy cô của khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại Học Cần Thơ đã nhiệt tình dạy bảo em trong những năm học vừa qua Ngoài việc truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản về chuyên ngành kinh tế, thầy cô còn tạo điều kiện để em tiếp cận với những kiến thức thực tế ngoài xã hội mà em tin chắc rằng những kiến thức đó sẽ giúp em trở nên vững vàng và tự tin hơn khi bước vào đời

Em chân thành cám ơn cô Vũ Thùy Dương là người đã trực tiếp hướng dẫn,

đìu đắt và tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này

Qua đây em cung xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh chị, cô chú trong NHNo & PTNT huyện U Minh đã rất tận tình giúp đỡ, hướng dẫn chỉ tiết, giúp em hoàn thiện đề tài này

Tuy nhiên vì kiến thức chuyện môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu kinh

nghiệm thực tiễn nên nội dung đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, em

kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn

Một lần nữa xin gửi đến quý thầy cô cùng các anh chị, chú bác trong NHNo

& PTNT huyện U Minh lời cám ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất

Trân trọng kính chào!

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Lê Thanh Nguyên cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực

hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài nghiên cứu khoa học nào

Trang 4

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Vũ Thùy Dương

NHAN XET CUA CO QUAN THUC TAP

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

SCR

e_ Họ và tên người hướng dẫn: Vũ Thùy Dương

e Học vị: Thạc Sĩ

e Chuyên ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp

e Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại Học Cần Thơ

e Tên học viên: Lê Thanh Nguyên

e_ Mã số sinh viên: 4061807

e_ Chuyên ngành:Kinh tế nông nghiệp 2 khóa 32

e Tên đề tài: Phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện U Minh — Tỉnh Cà Mau

NỘI DUNG NHẬN XÉT

Trang 6

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Vũ Thùy Dương

9° con ae

Cẩn Thơ, ngày tháng năm 2010

Trang 7

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHÁN BIỆN

Trang 8

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Vũ Thùy Dương

MỤC LỤC

; Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU 5 5 S2 S32 3391128118533 5E 5555155 re 1 1.1 Đặt vẫn đề nghiên cứu - + << + E3 E4 E115 1115111111111 1

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cCỨu 2< SE k+Ek+Ee ke khe 1

1.1.2 Can ctr khoa hoc VA thu tin oo eceeecesceccecceccecceececceceecceccseceeeecees 2

1.2 Muc ti€u nghién CUU 00 3

1.2.1 Mic ti€u CHUNG — 3

oi on ơn 3

IENẰ® ¡8i bia 0n 3

1.4 Pham ¿630v n6 3

1.4.1 Đối tượng nghiên CỨU - + + SE SEE E3 ke vn re, 3 1.4.2 Phạm vi về không gian - 2 + SE k+E+E+E£E*EeEeEckckeke re, 4 1.4.3 Phạm vi về thời gian ¿<< kẻ xSkEkEEEE KH TT 1 tr 4 1.5 Luge khao tai liu Mghién UU 4

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU5 2.1 Phương pháp luận - - - - - -G Ă SH TH nọ nọ HH 5 2.1.1 Hộ sản xuất và vai trò của hộ sản xuất đối với phát triển kinh tế nông 1149919)98410)1501410)11 0P 5 2.1.1.1 Khái niệm hộ sản xuất -. -cccs2rsrtsrerrrrrrrrrrrrrrkee 5 2.1.1.2 D&C ố ẻ 5 2.1.1.3 Vai trò của hộ sản xuất đối với phát triển kinh tế nông nghiệp 1111501010001 6

2.1.2 Tín dụng và hiệu quả của tín dụng đối với hộ sản xuắt 7

2.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của tín dụng đối với hộ sản xuất 7

2.1.2.2 Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất 8

2.1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín đụng đối với HSX 10 2.1.3 Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình và hiệu quả của tín dụng đối với hộ

Trang 9

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 2 + 2+ + +k£E+x+£z£zcez 12 Chương 3: GIỚI THIỆU TỎNG QUAN VÈ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VA PHAT TRIEN NONG THON HUYEN U MINH TINH CA MAU 14

3.1 Khái quát về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện U Minh ¬— 14 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triỂn +5 2 s2 s2 ££zs+z+szezed 14 3.1.2 Chức năng và vai trò của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển huyện U Minh tinh 0:8 1 0007 n5 g 14 SA yÄnH 9i 1 .Ả 14 SAU, Val tO 15

3.1.3 Cơ cầu tô chức bộ máy tổ chức ¿-¿- 5+ 2 + ke vEzkxerkeered 15

3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức - se +ttzrerttritrrrirrrrrrrrrrrrrce 15

3.1.3.2 Nhiệm vụ các phòng ban -Q 2Ă Gv eg 15 3.1.3.3 Quy trình xét duyệt cho vayy - - -cĂQ SH nh 16 3.2 Sơ lược kết quả hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Minh - - << + 199910 g0 ng ng và 17 3.3 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện U Minh - tỉnh Cà Mau - << < x1 SH HH và 18

3.3.1 Tiền gởi kho bạc Nhà nưỚc ¿- - - *+k+k£ kẻ eEekxEzcxzvrxrkrereở 19 3.3.2 Tiền gởi của các tô chức tín đụng + << cceceEszxcerkeeced 21

3.3.3 Tiên gởi của các tô chức đân cư - - - +s+s+ xxx cererxreret 21 3.3.4 Phát hamh cdc gidy tO CO Gide cccccccscscsssscsesessseseessesesssssseessesteees 22

Chương 4: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT HUYỆN U MINH TỈNH CÀ MAU -. 5 75552 23 4.1 Tình hình cho vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp -. 75s ce¿ 23

4.1.1 Doanh số cho Vay + - SE SE EKEEEE HT E1 grc 23 4.1.1.1 Doanh số cho vay phân theo kì hạn 555552 23 4.1.1.2 Doanh số cho vay phân theo ngành nghề 5-5-5 26

4.1.2 Doanh số thu nỢ - - 2-52 +S+++E+2EEEEESEEEEktrEterkerkrrksrkrrkrrrrres 29

4.1.2.1 Doanh số thu nợ phân theo kì hạn 5 5 5S s+++++2 29 4.1.2.2 Doanh số thu nợ phân theo ngành nghề - 2-5-5 +: 32

Trang 10

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Vi Thuy Dương

4.2.3.1 Tình hình dư nợ phân theo kì hạn - 5 55+ +++<< +2 34

4.2.3.2 Tình hình dư nợ phân theo ngành nghè 2555 <2: 37

4.1.4 NO qua hat 39 4.1.4.1 Nợ quá hạn phân theo kì hạn -.- «55555 SS 5S +2 41 4.1.4.2 Nợ quá hạn phân theo ngành nghè 5-5-5 5555 sx¿ 43

4.2 Phân tích hiệu quá sử dụng vốn đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT

huyện U Minh thông qua các chỉ tiêu tài chính - << + + se e*s 45 4.2.1 Đánh giá chung về tình hình cho vay hộ sản xuất 45 4.2.1.1 Doanh số cho vay hộ sản xuất trên tong doanh sé cho vay 45 4.2.1.2 Dư nợ hộ sản xuất trên tông dư TỢ - << << << << <5 46

4.2.2 HE 86 thu 10 mm 46

4.2.3 Tông đư nợ trên tổng vốn huy động -¿- ¿5 <+scs+ze+rsxe2 47 4.2.4 Nợ quá hạn trên tổng dư nỢ -.- + + 2 2E +E+E+EE+EzEeErEeErerexes 48 4.2.5 Vòng quay vốn tín đụngg ¿- -<k +k+k+E*kEESEkeke ke 48

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ TÍN DỤNG ĐÓI VỚI HSX TẠI NHNo & PTNT HUYỆN U MINH - TỈNH CÀ MAU 50

5.1 Đánh giá về hiệu quả tín dụng đối với HSX kinh doanh tại ngân hàng trong 3 §1000201002/20) 5000800888886 e 50 5.1.1 Những mặt làm được - - - - - - - Ă Ă +5 SH nhe ke 50 5.1.2 Những mặt chưa làm được - - - ĂĂ 6 S5 S5 S119 99 xxx 51 ñh»su.om 52 hs) cao eo 52 5.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với HSX tại NHNo & PTNT huyén U Minh — 53

5.2.1 Nâng cao hiệu quả huy dOng VON ec eeseececeesecestssseseseseseeeees 53

5.2.2 Déi voi cng tac tham inh ccc ceesseseseseseeesesescesseeeseeseseeen 54

5.2.3 Đối với công tác cho Vayy ¿-¿ 6-56 Set xxx 1111211 1 1xx 55

5.2.4 Công tác thu hồi nợ và xử lí nợ quá hạn 2-5-2 5 + c+z£zse£ 56 CHƯƠNG 6: KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, - 52 Ss+ccecesrered 58

“ca na 58

Trang 11

6.2.2 Đôi với chính quyên địa phương + 2s + ++s2 2xx zxsxecxe: 59

Trang 12

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Vũ Thùy Dương

DANH MỤC BIẾU BANG

Bảng 1: Tình hình hoạt động kinh doanh tạ NHNo & PTNT huyện U Minh qua S200) 0n 18 Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT huyện U Minh qua 3 năm

2007-2000 SH H HT HH Ti TT TH ki 20

Bảng 3: DSCV đối với HSX nông nghiệp phân theo kì hạn tại NHNo & PTNT huyện U Minh qua 3 năm 2007-2009 LG - - Ăn S9 1 9 1g ng vớ 24 Bảng 4: DSCV đối với HSX nông nghiệp phân theo ngành nghề tại NHNo & PTNT huyện U Minh qua 3 năm 2007-2009 c5 23321 11111 ze 27 Bảng 5: DSTN đối với HSX phân theo kì hạn tại NHNo & PTNT huyện U Minh Qua 3 NAM 2007-2009 107 a 30 Bảng 6: DSTN đối với HSX phân theo ngành nghề tại NHNo & PTNT huyện U Minh qua 3 năm 2007-2000 - GGĂ Ăn TH nọ HH 33 Bảng 7: Dư nợ đối với HSX tại NHNo & PTNT huyện U Minh qua 3 năm 2007- 2000 QQQ LG HH TH ng co TT g n 35 Bang 8: Du nợ đối với HSX phân theo ngành nghề tại NHNo & PTNT huyện U Minh qua ¡0200/2002 38 Bảng 9: NQH phân theo kì hạn đối với HSX tại NHNo & PTNT huyện U Minh qua 3 năm 2007-2009 G9991 19 1 vớ 42 Bảng 10: NQH đối với HSX phân theo ngành nghề tại NHNo & PTNT huyện U Minh qua ¡0200/2002 44

Bảng 11: Các chỉ tiêu tải chính dùng để đánh giá hiệu quả tính dụng đối với HSX

Trang 13

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT huyện U Minh tỉnh Cà Mau.15 Hình 2: Quy trình cho vay HSX tại NHNo & PTNT huyện U Minh tỉnh Cà Mau

¬ 17 Hình 3 DSCV đối với HSX nông nghiệp phân theo kì hạn 26 Hình 4 DSCV đối với HSX nông nghiệp phân theo ngành nghề 29

Hình 5 DSTN đối với HSX phân theo kì hạn 2 552 c2 c2 £ecszeceở 31 Hình 6 DSTN đối với HSX phân theo ngành nghề - 5-52 25552 sẻ 34 Hình 7 Dư nợ đối với HSX phân theo kì hạn 2 - + 552 25s £sSese: 36

Trang 14

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Vũ Thùy Dương

DANH MUC CAC TU VIET TAT

Trang 15

Chương 1

GIỚI THIỆU

1.1 DAT VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Ngày nay hộ sản xuất đang trở thành một nhân tố quan trọng của sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước và là sự tồn tại tất yếu trong quá trình xây dựng một nên kinh tế đa thành phân theo định hướng xã hội chủ nghĩa Khả năng đóng góp của kinh tế hộ sản xuất trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước cũng không kém phan quan trọng Hiện nay hộ sản xuất hoạt động trong nhiều ngành nghề nhưng phần lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển

nông thôn Thành phần chủ yếu của hộ sản xuất là: hộ gia đình, hộ tư nhân Các

hộ này tiến hành sản xuất kinh doanh đa dạng, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi và kinh doanh ngành nghề phụ Đặc điểm sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề nói trên đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các hộ sản xuất ở nước ta

Tuy nhiên nước ta hiện nay là một nước nông nghiệp, sản xuất hàng hóa kém phát triển, đơn vị sản xuất chủ yếu là những hộ gia đình kinh tế thấp, qui mô ruộng đất, vốn, tiềm lực nhỏ bé, việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, trình độ dân trí còn thấp, chưa hiểu biết nhiều về nền sản xuất hàng hóa Thêm nữa việc mở rộng cho vay vốn đối với hộ sản xuất rất khó khăn do món vay nhỏ, chi phí nghiệp vụ cao Hơn nữa hiệu quả hoạt động của các hộ sản xuất gan liền với điều kiện thời tiết, nắng mưa bão lụt, hạn hán nên ảnh hưởng rất lớn đến đồng vốn vay, khả năng rủi ro luôn tiềm an trong hoạt động tín dụng Nhưng với chủ trương cơng nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp và nơng thơn, xố đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới thì nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất ngày càng lớn Do đó hoạt động kinh doanh Ngân hàng trong lĩnh vực cho vay hộ sản xuất sẽ có nhiều rủi ro Bởi vậy mở rộng tín dụng phải đi kèm với việc nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Có như vậy hoạt động kính doanh của ngân hàng mới thực sự trở thành

“đòn bây” thúc đây nền kinh tế phát triển

Trang 16

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Vũ Thùy Dương

của hệ thông Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong hoạt động

tín dụng cho kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay Với mong muốn tìm hiểu tại sao tín dụng ngân hàng chưa thật sự chiếm lĩnh thị trường tín dụng nông thôn và sau thời gian tiếp cận thực tế tình hình cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện U Minh, tôi xin viết về đề tài: “Phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện U Minh - tỉnh Cà Mau” Nhằm mục đích tìm hiểu tình hình thực tế và từ đó tìm ra những giải pháp để đầu tư đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện và đảm bảo an toàn vốn đầu tư

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

Với vị trí nằm ở nông thôn, nền kinh tế địa phương phần lớn là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản chủ yếu mang tính thời vụ Để tồn tại và phát triển, buộc hộ sản xuất phải tự cân đối nguồn vốn của mình bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn bố sung cho chu kì sản xuất kinh doanh là rất cần thiết Bên cạnh những nơi có nhu cầu cấp thiết về vốn nhằm đầu tư vào sản xuất kinh doanh còn có những nơi có một khối lượng vốn tạm thời nhàn rỗi chưa được sử đụng, mà người thừa vốn bao giờ cũng muốn rằng vừa giữ được nguồn vốn không bị thất thoát đồng thời phải làm sao cho nó tăng lên về giá trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã giải quyết được vấn đề trên, là người cần vốn và người thiếu vốn, ngân hàng đã từng bước phát huy vai trò hỗ trợ về vốn cho ngành sản xuất nông nghiệp Trong thời gian qua Ngân hàng là cánh tay đắc lực cùng tiến bước với nông dân xóa nghèo và nâng cao đời sống của người dân

Trong thời gian sinh sống tại địa bàn và một thời gian thực tập tại Ngân hàng, em đã có điều kiện tiếp xúc với tình hình thực tế tại địa phương, qua đó

cũng có cái nhìn khái quát về điều kiện kinh tế xã hội, tình hình sản xuất nông

Trang 17

nhiêu cho em trong việc phân tích nội dung dé tài “Phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện U

Minh — tỉnh Cà Mau”, nhằm có những hiểu biết hơn về tình hình sản xuất nông

nghiệp ở địa phương từ đó có thể mang lại những ứng dụng thực tiễn nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, cụ thể là cấp tín đụng kịp thời cho người dân, đồng thời ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng

1.2 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng và hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện U Minh - tỉnh Cà Mau Từ đó tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả trong đầu tư tín đụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện U Minh - tỉnh Cà Mau

- Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại

NHNo & PTNT huyện U Minh - tỉnh Cà Mau

- Để xuất những giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện U Minh - tỉnh Cà Mau

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Tình hình hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT huyện U Minh - tỉnh Cà Mau đối với hộ sản xuất như thế nào?

- Những tổn tại và khó khăn mà NHNo & PTNT gặp phải trong cho vay đối

với hộ sản xuất ở 3 năm (2007 - 2009) như thế nào?

- Dựa vào tình hình thực tế thì những giải pháp cụ thể nào sẽ được đưa ra để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Minh - tỉnh Cà Mau trong thời gian tới?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 18

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Vi Thuy Dương nông nghiệp nên nhu câu vệ vôn của người dân chủ yêu là đê trang trai chi phi

sản xuất nông nghiệp Vì vậy trong khuôn khổ giới hạn của đề tài, em chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động tín dụng nông nghiệp, đối tượng chủ yếu là hộ sản xuất nông nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả và rủi ro khi Ngân hàng cho vay đối với đối tượng này Đề tài không phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ sản xuất 1.4.2 Phạm vỉ về không gian Dé tai duoc nghiên cứu tại phòng tín dụng của NHNo & PTNT huyện U Minh - tỉnh Cà Mau 1.4.3 Phạm vi về thời gian

- Số liệu phân tích được thu thập trong 3 năm 2007 — 2000

- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 02/2010 đến tháng 04/2010 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

- Thái Văn Đại (2005), “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại, các vẫn đề liên quan đến Ngân hàng thương mại, phân tích hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại

- Đinh Thanh Chí (2007), “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cái Răng” Luận văn đã phân tích tình hình hoạt động tín đụng ngắn hạn và trung hạn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cái Răng Đồng thời cũng phân tích và nêu lên những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng Từ những cơ sở lí luận và trên những cơ sở phân tích, luận văn đã đưa ra một số biện pháp nhằm từng bước hoàn thiện hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cái Răng, từ đó có thể hạn chế những khó khăn, rủi ro mà ngân hàng gặp phải

Trang 19

Chuong 2

PHUONG PHAP LUAN VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU

2.1 PHUONG PHAP LUAN

2.1.1 Hộ sản xuất và vai trò của hộ sản xuất đối với phát triển kinh tế

nông nghiệp nông thôn

2.1.1.1 Khái niệm hộ sản xuất

Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề của lĩnh vực nông nghiệp, được Nhà nước giao đất quản lí và sử dụng vào sản xuất kinh đoanh

2.1.1.2 Đặc điểm

Theo khái niệm hộ sản xuất thì hộ sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp Hoạt động phân lớn trong ngành nông nghiệp thuần nông, mang tính truyền thống, cha truyền con nối

Một đặc điểm nữa của kinh tế hộ sản xuất là việc tiễn hành sản xuất đa năng, vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi và làm nghề phụ Sự đa dạng ngành nghề sản xuất ở một góc độ nào đó là sự hỗ trợ cần thiết để kinh tế hộ sản xuất có hiệu quả

Đối tượng sản xuất phức tạp và đa dạng, chỉ phí sản xuất thường là thấp, vốn đầu tư có thê rải đều trong quá trình sản xuất Sản xuất của hộ mang tính thời vụ, cùng một lúc có thê kinh doanh nhiều loại cây trồng, vật nuôi hoặc tiễn hành các ngành nghề khác lúc nông nhàn, vì vậy thu nhập cũng rải đều, đó là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển toàn diện

Trình độ sản xuất của hộ ở mức thấp, chủ yếu là sản xuất thủ công, máy móc có chăng cũng còn ít, giản đơn, tổ chức sản xuất mang tính tự phát, quy mô nhỏ không được đào tạo bài bản Hộ sản xuất vẫn hoạt động theo kiểu truyền thống, thái độ lao động tùy thuộc vào nếp sinh hoạt và phong tục tập quán của

từng vùng Từ những đặc điểm trên ta thấy kinh tế hộ rất dễ chuyên đổi hoặc mở

rộng cơ cấu vì chỉ phí bỏ ra ít, trình độ khoa học kĩ thuật bỏ ra thấp Quy mô sản

xuất của hộ thường nhỏ, hộ có điều kiện về sức lao động, có điều kiện về đất đai,

Trang 20

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Vũ Thùy Dương

nêu không có sự hồ trợ của Nhà nước về cơ chê chính sách, về vôn thì kinh tê hộ khó có thể phát triển được 2.1.1.3 Vai trò của hộ sản xuất đối với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn a Kinh tế hộ sản xuất với vẫn đề việc làm và sử dụng tài nguyên ở nông thôn

Việc làm là một trong những van dé cấp bách đối với toàn xã hội nói chung, đặc biệt là nông thôn hiện nay Với đội ngũ lao động di dào, kinh tế đất nước cũng đang phát triển, nhiều công ty, xí nghiệp, nhà máy ra đời tạo được việc làm cho người lao động song mới chỉ giải quyết được việc làm cho một số lượng lao động nhỏ Lao động thủ công và lao động nông nhàn còn nhiều Việc sử dụng khai thác số lao động này là vấn đề cốt lõi cần được quan tâm giải quyết Vì vậy hộ sản xuất đã góp phân rất lớn trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn hiện nay

Ngoài ra, với chính sách giao đất, giao rừng cho hộ nông dân của Nhà nước

đã làm cơ sở cho mỗi hộ gia đình sử dụng hợp lí, có hiệu quả nhất nguồn lao

động và tài nguyên sẵn có của mình Đồng thời chính sách này đã tạo đà cho một số hộ sản xuất, kinh doanh trong nông thôn tự vươn lên mở rộng sản xuất thành các mô hình kinh tế trang trại, thu hút lao động, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn

b Kinh tế hộ có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường thúc đây sản

xuất hàng hóa phát triển

Trang 21

2.1.2 Tín dụng và hiệu quả của tín dụng đối với hộ sản xuất 2.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của tín dụng đối với hộ sản xuất

a Khái niệm tín dụng hộ sản xuất

Tín dụng hộ sản xuất là quan hệ tín dụng Ngân hàng giữa một bên là Ngân hàng với một bên là hộ sản xuất hàng hóa Là một chủ thể trong quan hệ xã hội, có thừa kế, có quyền sở hữu tài sản, có phương án kinh doanh hiệu quả, có tài sản thế chấp thì hộ sản xuất mới có khả năng và tư cách để tham gia quan hệ tín dụng với Ngân hàng, đây cũng chính là điều kiện để hộ sản xuất đáp ứng được điều kiện vay vốn của Ngân hàng Khi hộ sản xuất hoạt động hiệu quả nhưng còn thiếu vốn để mở rộng hoạt động sản xuất Đứng trước tồn tại đó, thì việc tồn tại một hình thức tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất là một quá trình tất yếu phù hợp với cung cầu trên thị trường được môi trường xã hội, pháp luật cho phép

Như vậy, tín dụng hộ sản xuất là việc tô chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động đề cấp tín dụng cho hộ sản xuất nông nghiệp

b Đặc điểm

Tín dụng hộ sản xuất có những đặc điểm sau:

- Tính thời vụ: Tín dụng hộ sản xuất mang tính thời vụ Trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu kì sinh trưởng của động, thực vật trong ngành nông nghiệp Tính thời vụ được biểu hiện ở những điểm sau:

+ Vụ mùa trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thu nợ Nếu ngân hàng quyết định cho các hộ sản xuất vay thì phải tập trung vào một

thời gian nhất định để cho phù hợp với đối tượng đầu tư Đầu vụ tiến hành cho

vay, dén ki thu hoach, tiéu thu thi tién hanh thu ng

+ Chu kì sống, phát triển của cây trồng và vật nuôi là yếu tố quyết định để tính toán thời hạn cho vay Chu kì cho vay ngắn hạn hay đài hạn phụ thuộc vào loại giống cây hoặc con hay qui trình sản xuất Nếu chu kì sinh trưởng của đối tượng đầu tư ngăn thì thời hạn cho vay ngăn Nếu chu kì sinh trưởng của đối

tượng đầu tư dài thì thời hạn cho vay dài

Trang 22

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Vũ Thùy Dương

mở rộng cho vay thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ

Mặc khác, do đặc thù kinh doanh của hộ sản xuất đặc biệt là hộ nông dân có độ rủi ro tương đối cao (thiên tai, dịch bệnh ) nên chi phí dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác

- Môi trường tự nhiên có ảnh hướng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng: Nguồn trả nợ của khách hàng có được là từ việc bán nông sản và các sản phẩm chế biến có liên quan đến nông sản Như vậy sản lượng nông sản thu được là yếu tố quyết định khả năng trả nợ của khách hàng Mà sản lượng nông sản này phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên Bên cạnh đó, yếu tố tự nhiên cũng tác động tới giá cả của nông sản (thời tiết thuận lợi được mùa thì giá cả lại hạ ) Vì vậy thiện ý trả nợ khách hàng luôn ở thế bị động nên khả năng trả nợ của khách hàng luôn tiềm ân nhiều rủi ro

2.1.2.2 Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất Hộ sản xuất không thể tiễn hành sản xuất kinh doanh mà không có vốn Hiện tượng thiếu vốn là hiện tượng rất phổ biến đối với các loại hình kinh tế chứ không chỉ riêng đối với kinh tế hộ sản xuất Vì vậy, vốn tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng, đóng vai trò như “bà đỡ” Nhờ có vốn tín dụng các đơn vị kinh tế không những đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh bình thường mà còn mở rộng sản xuất, cải tiến kĩ thuật, áp dụng kĩ thuật mới, đảm bảo hiệu quả kinh doanh Riêng đối với hộ sản xuất, tín đụng Ngân hàng có vai trò quan trọng trong

việc phát triển kinh tế hộ sản xuất

a Tin dung Ngan hang dap ứng nhu cau von cho hộ sản xuất để duy trì quá trình sản xuất liên tục, góp phân thúc đấy phat trién kinh té

Trang 23

định răng tín dụng của Ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất ở nước ta hiện nay

b Tín dụng Ngân hàng góp phân thúc đấy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuẤt

Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, mà vốn này nằm phân tán ở khắp mọi nơi, trong tay các nhà doanh nghiệp các cơ quan nhà nước và của cá nhân, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế Bằng cách tập trung vốn vào kinh doanh giúp cho các hộ có điều kiện để mở rộng sản xuất, làm cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, thúc đây quá trình tăng trưởng kinh tế và đồng thời ngân hàng cũng đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng

Thực hiện tốt chức năng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, Ngân hàng quan tâm đến nguồn vốn huy động được để cho hộ sản xuất vay Vì vậy Ngân hàng sẽ thúc đây các hộ sử dụng vốn tín dụng có hiệu quá, tăng nhanh vòng quay vốn, tiết kiệm vốn cho sản xuất và lưu thông Trên cơ sở đó hộ sản xuất biết phải tập trung vốn như thế nào để sản xuất góp phần tích cực vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn

c Tín dụng Ngân hàng tạo điều kiện để khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, ngành nghệ mới, giải quyết việc làm cho lao động

Trang 24

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Vi Thuy Dương d Tin dung ngân hàng góp phân hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn

Vùng nông thôn là vùng sản xuất đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội nhưng lại là ngành chịu sự tắc động mạnh nhất của thiên nhiên, cơ sở vật chất nên nó cần được ưu đãi Ở nông thôn hiện nay hình thức cho vay nặng lãi,

góp vốn đóng hụi phát triển mạnh mẽ, hoạt động đan xen lợi dụng lẫn nhau

Chính vì vậy chính sách cho vay vốn trực tiếp của ngân hàng tới sản xuất làm dịu cơn khát vốn của hộ sản xuất nông nghiệp Tín dụng ngân hàng cùng với chế độ lãi suất ưu đãi không chỉ đáp ứng nhu cầu về vốn trong sản xuất mà còn khuyến khích người sản xuất có thể mở rộng đầu tư mà còn hạn chế được cho vay nặng lãi ở nông thôn

2.1.2.3 Các yếu tố ảnh hướng đến hiệu quả tín dụng đối với HSX

- Yếu tổ môi trường: Môi trường là yếu tô có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến chất lượng tín dụng hộ sản xuất Đặc biệt ở nước ta, nông nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên nên điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn

+ Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên có tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất nhất là huyện U Minh là nơi đa số các hộ sản xuất nông nghiệp nên phụ thuộc vào tự nhiên rất nhiều Nếu “mưa thuận gió hòa” thì sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi, người dân được mùa Ngược lại nếu thiên tai bất ngờ xảy ra thì sản xuất gặp nhiều khó khăn gây thiệt hại lớn về kinh tế cho hộ sản

xuất dẫn đến khoản tín dụng của Ngân hàng có vấn đề

+ Nôi trường kinh tế xã hội: Có ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình sản

xuất của hộ Môi trường kinh tế ôn định và phát triển sẽ tạo điều kiện cho hộ sản xuất có hiệu quả, do vậy hộ sản xuất sẽ vay nhiều hơn, các khoản vay đều được hộ sản xuất sử dụng đúng mục đích mang lại hiệu quả kinh tế Từ đó khoản vay được hoàn trả đúng thời hạn, làm cho chất lượng tín dụng hộ sản xuất được nâng lên

Trang 25

- Yêu tô thuộc về khách hàng: Phụ thuộc vào trình độ của khách hàng

Trình độ sản xuất, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, mục đích sử dụng vốn của khách hàng được đảm bảo thì sản xuất có hiệu quả, khả năng trả nợ của khách hàng cho Ngân hàng sẽ cao

- Yếu tô thuộc về Ngân hàng

+ Chính sách tín dụng của Ngân hàng: Nếu Ngân hàng có những chính sách tín dụng đúng đắn sẽ đưa ra hình thức cho vay phù hợp với nhu cầu, thu hút được khách hàng, đồng thời cũng khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn

+ Chấp hành quy chế tín dụng: Việc chấp hành các quy chế tín dụng của cán bộ tín dụng phải đúng, phải chính xác thì việc cho vay mới đúng với từng khách hàng

+ Trình độ cán bộ tín dụng và quá trình kiểm tra, kiểm soát: Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khoản vay Cán bộ tín dụng am hiểu sâu sắc quy trình, nghiệp vụ cho vay, có kinh nghiệm trong quả trình cho khách hàng vay hay quá trình kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng được tiễn hành một cách chính xác và kịp thời thì Ngân hàng sẽ tạo ra những khoản vay có chất lượng Đồng thời có thể sẽ xử lí được những khoản vay có vấn đề

+ Hệ thông thông tin: Yếu tỗ này rất quan trọng trong thời buổi hiện nay Hệ thống thông tin của Ngân hàng có tốt thì mới nắm bắt được nhu cầu cũng như thông tin về khách hàng Do đó Ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn cũng như thu hồi nợ

2.1.3 Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình và hiệu quả của tín dụng đối với

hộ sản xuất

Để đánh giá được tình hình tín dụng đối với hộ sản xuất Ta có thê đùng

các chỉ tiêu sau:

- Doanh số cho vay: Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền mà Ngân hàng đã cho vay đối với hộ sản xuất trong một thời kì nhất định Tỷ trọng cho vay đối với hộ sản xuất cao và tăng qua các năm chứng tỏ Ngân hàng quan tâm và chú trọng đến việc phát triển kinh tế hộ sản xuất

Trang 26

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Vi Thuy Dương trong một thời kì nhất định Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ công tác thu hôi nợ của Ngân hàng đạt hiệu quả Doanh số thu nợ HSX Tỷ lệ thu nợ = ; x 100 Doanh sô cho vay HSX

- Dự nợ: Đây là chỉ tiêu phản ánh số tiền Ngân hàng chưa thu hồi được trong thời hạn cho vay tại thời điểm báo cáo Chỉ tiêu này cao góp phần làm hiệu quả cho vay càng cao Được tính theo công thức:

Dư nợ năm n = (Dư nợ năm n-1 + Doanh số cho vay năm n) - Doanh số thu nợ năm n

- Dự nợ quá hạn: Dư nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh tổng thể số tiền Ngân hàng chưa thu hồi được sau khi hết hạn cho vay mà khách hàng chưa trả Chỉ tiêu này thấp thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao

Dư nợ quá hạn HSX

Ty lệ no qua han = - x 100

Tông dư nợ HSX

- Vòng vay vốn tín dụng: Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyên vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm Số vòng quay vốn tín dụng cao và tăng qua các năm thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyên liên tục, đạt hiệu quả cao

; Doanh số thu nợ HSX

Vòng quay vôn tín dụng = x100 Dư nợ bình quân HSX

Dư nợ bình quân HSX được tính theo công thức sau:

Dư nợ đầu năm HSX + Dư nợ cuối năm HSX

Dư nợ bình quân HŠX = x100

2

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp từ bảng báo cáo năm của phòng tín dụng và các bảng cân đối kế toán của phòng kế toán tại NHNo & PTNT huyện U Minh qua 3 năm 2007 - 2009

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Trang 27

sự tăng giảm của các chỉ tiêu cân phân tích Bên cạnh đó, dé tai còn dùng một sô tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quá cho vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo & PTNT huyện U Minh - tỉnh Cà Mau

+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kì phân tích với kì gốc của chỉ tiêu kinh tế

Ay=y y

Trong đó:

y': Chỉ tiêu năm trước VÌ: Chỉ tiêu năm sau

Ay: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu của năm sau với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động

của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục

+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế y TY Ay = x100 y’ Trong đó:

y': Chỉ tiêu năm trước VÌ: Chỉ tiêu năm sau

Ay: Biều hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

Trang 28

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Vũ Thùy Dương

Chương 3

GIỚI THIỆU TỎNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VA PHAT TRIEN NONG THON HUYEN U MINH - TINH CA MAU

3.1 KHAI QUAT VE NGAN HANG NHNo & PTNT HUYEN U MINH -

TINH CA MAU

3.1.1 Lich sir hinh thanh va phat trién

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện U Minh được tái

thành lập lại vào ngày 01/01/1996, sau một thời gian sáp nhập hai ngân hàng Huyện U Minh và huyện Thái Bình thành NHNo & PTNT huyện Bình Minh Trên cơ sở kế thừa đội ngũ cán bộ tại phòng giao dịch U Minh Biên chế ban đầu chỉ có 17 cán bộ, trình độ đại học 1 cán bộ, bố túc sau trung học 2 cán bộ, trung cấp 7 cán bộ còn lại là sơ học và chưa qua đào tạo Kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế còn rất hạn chế

Đến nay, trình độ nhận thức, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ đã được nâng lên rõ rệt Số lượng cán bộ tăng lên gồm 32 cán bộ, trong đó 21 cán bộ đã tốt nghiệp đại học, 3 cán bộ đang theo học đại học, 3 cán bộ tốt nghiệp trung học, còn lại 5 cán bộ sơ học Từ khi được thành lập đến nay NHNo & PTNT huyện U Minh đã không ngừng phát triển cả quy mô lẫn chất lượng tín dụng, Ngân hàng luôn tìm cách đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của người dân Ngân hàng đã tạo được lòng tin đối với nhân dân trong toàn huyện và là nơi đáng tin cậy của hộ khi có nhu cầu về vốn để sản

xuất, kinh doanh, mua sắm, phục vụ đời sống Sự ra đời của NHNo & PTNT

huyện U Minh đã góp phần không nhỏ trong sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao điện mạo nông thôn, đưa nông dân thoát khỏi cảnh khó khăn, đói nghèo, từng bước cải thiện đời sống nông thôn Hiện nay trụ sở của NHNo & PTNT huyện U Minh dat tai khém 3 thi tran U Minh, huyén U Minh, tinh Ca Mau

3.1.2 Chức năng và vai trò của NHNo & PTNT huyện U Minh tỉnh Cà Mau

3.1.2.1 Chức năng

Trang 29

các lĩnh vực tiên tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng, nhận làm đại lí ủy thác cho

các nguồn vốn của chính phủ, các tô chức kinh tế trong và ngoài nước 3.1.2.2 Vai trò

Nhận tiền tiết kiệm, phát hành kì phiếu, trái phiếu tạo nguồn vốn Cung cấp tín dụng, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển kinh tế nông thôn

3.1.3 Cơ cầu tổ chức bộ máy tô chức

3.1.3.1 Cơ cầu tô chức

NHNo & PTNT huyện U Minh có trụ sở chính đặt tại thị tran va cũng là nơi hoạt động của Ngân hàng, tất cả các xã trong huyện đều có cán bộ tín dụng trực tiếp quản lí khách hàng tại địa phương Cơ cấu tổ chức nhân sự của NHNo & PTNT huyện U Minh gồm Ban giám đốc, 2 phó giám đốc và các phòng ban Trong quá trình hoạt động các phòng ban luôn phối hợp chặc chẽ, nhịp nhàng, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong công tác nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác và đáp ứng yêu câu quản lí của ngành GIÁM ĐỐC PHO GIAM DOC \ y

PHONG PHONG PHONG

TIN HANH KE TOAN

DUNG CHINH NGAN QUY

Hình 1: Sơ đồ tổ chức của NHNo & PTNT huyện U Minh

3.1.3.2 Nhiệm vụ các phòng ban

- Giám đốc: Trực tiếp điều hành mọi công việc của chi nhánh theo quy

Trang 30

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Vi Thuy Dương - Phó giám đốc: Ciúp việc cho Giám độc điêu hành một sô công tác do

giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Ciám đốc trước nhiệm vụ được giao

- Phong tin dung: Tham gia xây dựng chiến lược kinh doanh, thâm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, lập hỗ sơ và đề xuất ý kiến việc xem xét cho vay vốn với Giám đốc Kiểm soát quá trình sử dụng vốn của đơn vị, cá nhân vay vốn

+ Phân công cán bộ phụ trách địa bàn, kiểm tra đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ quy chế cho vay

+ Lưu trữ hỗ sơ theo quy định và hàng tháng thực hiện báo cáo tín dụng - Phòng hành chính: Sắp xếp bỗ trí nhân sự tại đơn vị, xây dựng quy chế làm việc, tham mưu xây dựng mạng lưới kinh doanh tại đơn vị Giao tiếp VỚI khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh

+ Nghiên cứu, đề xuất thực hiện định mức lao động tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm theo quy định, chăm lo đời sống nhân viên

+ Quản lí con dẫu, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của ngân hàng nông nghiệp Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sữa chữa tài sản cỗ định, mua săm công cụ lao động, quản lí nhà tập

thể

- Phòng kế toán, ngân quỹ:

+ Kiểm tra hỗ sơ vay theo danh mục quy định

+ Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền vay, tiền gửi + Làm thủ tục phát vay theo lệnh của Giám đốc

+ Thực hiện các khoản thu chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ thu chi phát sinh trong ngày, đảm bảo việc thực hiện chính xác kịp thời theo đúng chế độ kho quỹ quy định Phát hiện và ngăn chặn tiền giả, xác định tiền đúng tiêu chuẩn lưu thông và là nơi bảo quản tiền mặt, các giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, hỗ sơ vay vốn, các hỗ sơ khác theo quy định

+ Cuối ngày phải đối chiếu giữa tiên mặt và trên số sách phải khớp đúng

+ Thực hiện chế độ ra vào kho tiền đúng quy định 3.1.3.3 Quy trình xét duyệt cho vay

Trang 31

(2) Cán bộ sau khi nhận hô sơ tiễn hành thâm định các điêu kiện vay von theo quy định, báo cáo thấm định cho vay trình trưởng phòng tín dụng

(3) Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm xem xét tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ và báo cáo thâm định do cán bộ tín dụng lập, nếu có nghi van thi tién

hành tái thấm định, nếu thấy đảm bảo và mang tính khả thi thì trình lên giám đốc

xem xét và ký duyệt

(4) Giám đốc căn cứ vào báo cáo thâm định, tái thâm định do phòng tín

dụng trình, nếu giám đốc quyết định không đồng ý cho vay thì ngân hàng thông báo từ chối cho vay cho khách hàng biết bằng văn bản và nêu rõ lí do (4a) Nếu giám đốc quyết định cho vay thì ngân hàng cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay (trường hợp cho vay có đảm bảo tài sản) Hồ sơ vay vốn được giám đốc ký duyệt cho vay và chuyên cho phòng kế toán thực

hiện nhiệm vụ hạch toán kế toán (4b) Khách Hàng (6) Kế Toán Ngân Quỹ (1) (7) (5) a (4a) cn Cán Bộ Tín Dụng Kê Toán Cho Vay (2) ị (4b) Trưởng Phòng (3) Giám Đốc Tín Dụng

Hình 2: Quy trình xét duyệt cho vay tại NHNo & PTNT huyện U Minh

(5) Chuyển đến thủ quỹ kiểm tra đầy đủ giấy tờ hồ sơ hợp lệ và tiến hành

ø1ải ngân

(6) Phát tiền vay cho khách hàng

(7) Hồ sơ được chuyên về phòng kế toán lưu trữ độc lập

3.2 SO LUGC KET QUA HOAT DONG CUA NHNo & PTNT HUYỆN U

MINH - TiNH CA MAU

Trang 32

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Vũ Thùy Dương

kết quả lại không được như mong đợi Bảng 1 là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm (2007 -2009)

Bảng 1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo VÀ PTNT HUYEN U MINH QUA 3 NAM 2007-2009

Don vi tinh : Triéu dong Nam Chénh léch Chitiéu | 2007 | 2008 | 2009 2008/2007 2009/2008 Sô tiên | Số tiên | Sô tiên | Sôtiên | % | S6 tién % Doanh thu | 32.181| 47.525] 30.761| 15.344| 47,7] (16.764)| (35,3) Chiphí | 25.480| 42.466] 40.116| 16.986| 66,7] (2.350)| (5,5) Lợi nhuận | 6.701| 5.059 | (9.355) | (1.642) | (24,5) | (14.414) | (284,9)

Ngn: Phịng kế tốn — ngân quỹ của NHNo & PTNT huyện U Minh

Nhìn vào bảng l ta thấy tình hình lợi nhuận giảm liên tục qua các năm Cụ

thể lợi nhuận năm 2008 giảm so với năm 2007 là 1.642 triệu đồng tương đương giảm với 24,5%, đến năm 2009 lợi nhuận lại tiếp tục giám mạnh dẫn đến Ngân

hàng bị lỗ nặng, cụ thể năm 2009 Ngân hàng lỗ 14.414 triệu đồng tương đương giảm 284,9% so với năm 2008 Nguyên nhân của tình trạng lỗ trên là do trong năm 2009 bị ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động của mình Trong năm này, tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn nên nợ quá hạn tăng cao, Ngân hàng phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp nên dẫn tới lợi nhuận của Ngân hàng bị lỗ trong năm 2009 Mặc dù toàn thể cán bộ của Ngân hàng đã cố gắng hết sức để khắc phục nhưng do tác động của môi trường vượt ngoài tầm kiểm soát ảnh hưởng đến các hộ sản xuất kinh doanh nên làm cho quá trình hoạt động của Ngân hàng khó khăn lại càng khó khăn thêm Tuy vậy, với mức lợi nhuận năm 2007 là 6.701 triệu đồng, năm

2008 là 5.059 triệu đồng mà Ngân hàng đạt được đã khẳng định được tinh thần

trách nhiệm, nhuyệt huyết của toàn thể ban lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ công nhân viên của ngân hàng

3.3 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÓN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN U MINH

- TỈNH CÀ MAU

Trang 33

đa huy động nguồn vôn nhàn rỗi trong dân cư, từng bước chủ động nguôn vôn

đầu tư, đồng thời mở rộng mạng lưới huy động khắp các vùng tập trung dân cư và những nơi có môi trường kinh tế phát triển để huy động toàn bộ số vốn nhàn

rỗi trong dân cư

Nhìn chung tình hình huy động vốn của Ngân hàng đều tăng qua các năm phân tích Điều này càng khẳng định uy tín của Ngân hàng đối với dân cư trên địa bàn ngày càng được củng cố Tổng vốn huy động qua các năm được thể hiện như sau: Năm 2007, tổng nguồn vốn huy động là 46.780 triệu đồng, sang năm

2008 là 47.796 triệu đồng, tăng 2,2% so với năm 2007 Năm 2009, tổng vốn huy động là 67.548 triệu đồng tăng 41,3% so với năm 2008 Có được con số khả quan

như vậy là do sự có gắng của cán bộ Ngân hàng đã tích cực vận động người dân gởi tiền vào Ngân hàng Ban chỉ đạo đã triển khai đến tất cả cán bộ công nhân viên đề án huy động vốn và có thành lập bạn chỉ đạo huy động vốn Luôn bám sát tuyên truyền vận động, tranh thủ chính quyền địa phương vận động người dân khu đền bù giải tỏa gửi tiền vào ngân hàng Đồng thời đến tại gia đình những người đột xuất có thu nhập cao để vận động họ gửi tiền Giao chỉ tiêu huy động cho từng cán bộ, khen thưởng những người có thành tích kịp thời, tặng quà lưu niệm cho khách hàng theo quy định Chính những việc làm đó đã góp phần cho sự tăng lên của tổng nguồn vốn huy động

3.3.1 Tiền gới kho bạc Nhà nước

Trang 34

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Vi Thuy Duong

Bang 2: TINH HINH HUY DONG VON TAI NHNo & PTNT HUYEN U MINH QUA 3 NAM 2007-2009 Don vi tinh: Triéu dong Nam Chénh léch Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Sốtiền | % | Sốtền| % | Sốtền | % | Sốtền | % | Sétién % Tiền gởi KBNN 21.288 | 45,5| 10.553| 22,1] 10.528] 15,6 | (10.735) | (50,4) (25)| (0,2) Tiền gởi TCKT 150| 0,3 150) 0,3 3 0 0 0| (1447| (98,0) Tiền gởi đân cư 11.265] 24,1] 36.883] 77,2| 47.064] 69,7| 25.618| 2274| 10.181 21,6 Phát hànhGTCG | 14.086] 30,1 210! 0,4; 9.953] 14,7] (13.876) | (98,5)| 9.743] 4639,5 Tổng vốn huy động | 46.780 | 100,0| 47.796 | 100,0| 67.548| 100,0| 1.016| 2,2] 19.752 41,3

Nguôn: Phòng kế toán NHNo và PTNT huyện U Minh

Trang 35

thực thi công trình chưa giải ngân hết, vì vậy trong kho bạc còn một lượng lớn vốn chưa sử dụng nên kho bạc gởi vào Ngân hàng Sang năm 2008, 2009 con số huy động giảm xuống khá mạnh là do các công trình Nhà nước đầu tư cơ bản đã

hoàn thành Ngoài ra, năm 2008 kho bạc Nhà nước huyện U Minh thực hiện cơ

chế số dư tiền gởi tối đa tại ngân hàng huyện bằng hoặc nhỏ hơn 15 tỷ đồng nên

số dư giảm so với 2007, do đó tiền gởi của kho bạc Nhà nước năm 2008, 2009

giảm Tuy tiền gởi của kho bạc Nhà nước giảm qua các năm nhưng qua 2009 so

với 2008 con số này giảm không đáng kể, giảm 0,2% chứng tỏ Ngân hàng đã có mối quan hệ tốt đẹp đối với kho bạc Nhà nước tại huyện nhà

3.3.2 Tiền gởi của các tô chức kinh tế

Trong 3 năm con số tiền gởi của các tô chức kinh tế góp phần vào sự tăng trưởng nguồn vốn huy động của Ngân hàng không đáng kể Năm 2007 và 2008, số tiền huy động này không tăng lên vẫn là con số huy động 150 triệu đồng Đến năm 2009, con số tiền gởi của các tô chức tín dụng chỉ còn lại 3 triệu đồng Tỷ trọng của loại tiền gởi này trong tổng nguồn vốn huy động qua từng năm rất nhỏ Nguyên nhân là do trong thời gian này thị trường giá cả các mặt hàng tiêu dùng

tăng đáng kể, đặc biệt là giá vàng luôn biến động đã tạo tâm lí không yên tâm

cho khách hàng nên các tô chức kinh tế đã rút tiền ra đê dùng tiền này đầu tư vào

các lĩnh vực khác mang lại lợi nhuận cao hơn

3.3.3 Tiền gởi của các tô chức dân cư

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng, thì tiền gởi của khách hàng, của các tô chức dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất Năm 2007 chiếm 24,1% so với tổng nguồn vốn huy động năm 2007, năm 2008 chiếm 77,2% so với tong nguồn vốn huy động năm 2008 Bước sang năm 2009 chiếm 69,7% so với nguồn vốn huy động năm 2008 Tuy năm 2009, tỷ trọng loại tiền gởi này có giảm xuống nhưng nhìn chung trong những năm qua Ngân hàng luôn chú trọng mở rộng huy động nguồn tiền gởi này Trong 3 năm huy động, số tiền gởi luôn tăng lên theo

từng năm Năm 2007, số tiền gởi tô chức dân cư huy động được là 11.265 triệu đồng, sang năm 2008, số tiền gởi này tăng lên 36.883 triệu đồng, tăng lên 25.618 triệu đồng tương đương tăng 227,4% so với năm 2007 Đến năm 2009, con số này tiếp tục tăng lên 47.064 triệu đồng, so với năm 2008 tăng 10.181 triệu đồng

tương đương tăng 21,6% Nguyên nhân trong năm 2008, 2009 loại tiền gởi này

Trang 36

Luan van tét nghiép GVHD: Th.s Vi Thùy Dương tăng nhanh đến như vậy là do trong thời gian này, Chính phủ đên bù giải tỏa lây mặt bằng mở rộng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế của huyện Nhân cơ hội này cán bộ tín dụng của Ngân hàng đã vận động người dân gởi số tiền nhàn rỗi này vào Ngân hàng

3.3.4 Phát hành các giấy tờ có giá

Đây là nguồn vốn huy động thông qua việc phát hành trái phiếu và kì phiếu, nó chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tông nguồn vốn huy động Nhưng với hình thức huy động này, nguồn vốn huy động được qua các năm không ổn định, ngân

hàng chỉ huy động dùng để bù đắp nguồn vốn tạm thời bị thiếu hụt nên hình thức

này chỉ diễn ra từng đợt và không liên tục

Tóm lại, trong 3 năm 2007 — 2009, tình hình huy động vốn tại Ngân hàng có xu hướng tốt, trong thời gian qua Ngân hàng đã nỗ lực để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi để nâng cao khả năng về tài chính và chủ động hơn trong công tác đầu tư tín dụng

Trang 37

Chương 4

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐÓI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIEN NÔNG THÔN

HUYỆN U MINH - TỈNH CÀ MAU

4.1 TÌNH HÌNH CHO VAY ĐÓI VỚI HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

4.1.1 Doanh số cho vay

4.1.1.1 Doanh số cho vay phân theo kỳ hạn

Với vị trí là Ngân hàng đặt tại trung tâm của huyện U Minh Trong nhiều năm qua Ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của huyện Cùng với xu hướng phát triển kinh tế của địa phương, NHNo & PTNT huyện U Minh đã thu hút một lượng lớn khách hàng có nhu cầu vay vốn đến với mình Bên cạnh đó ngân hàng cũng phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ việc cung cấp nguồn vốn cho người dân sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đã làm giảm việc đi vay bên ngoài với lãi suất cao Đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng là các hộ sản xuất nông nghiệp, mà sản xuất nông nghiệp thường có chu kì ngắn hạn (trồng lúa, nuôi tôm ) và trung hạn (cải tạo đất, vườn, trồng cây ) Thời hạn cấp tín dụng được căn cứ vào chu kì của từng loại cậy trồng, vật nuôi được ghi trong hồ sơ xin vay vốn Vì vậy thời hạn cho vay chủ yếu là ngắn hạn và trung hạn Mặt khác do trên địa bàn nhu cầu vay vốn đài hạn chưa có và thường có rủi ro cao nên hoạt động của NHNo & PTNT huyện U

Minh chủ yếu là ngắn hạn và trung hạn

Nhìn vào bảng 3, ta thấy trong thời gian (2007-2009) nhìn tông thể doanh số

cho vay của Ngân hàng đều tăng qua các năm phân tích Cụ thể: năm 2007 tổng

doanh số cho vay là 222.763 triệu đồng sang năm 2008 là 238.796 triệu đồng, tăng 16.033 triệu đồng tương đương tăng 7,2% so với năm 2007 Đến năm 2009 doanh số cho vay là 35.630 triệu đồng, tiếp tục tăng lên so với 2008, tăng 35.630

triệu đồng tương đương tăng 14.9% Tuy nguồn vốn huy động tại địa phương còn hạn chế, nhưng được sự quan tâm của ngân hàng cấp trên, nên ngân hàng NHNo & PTNT huyện U Minh luôn đủ nguồn vốn để đáp ứng đầu tư cho những phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả ở địa phương Đặc biệt ngân hàng luôn quan tâm chú trọng cho vay đối với các hộ sản xuất trên địa phương Năm 2009,

Trang 38

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Vi Thuy Duong

Bang 3: DSCV DOI VOI HSX NONG NGHIEP PHAN THEO Ki HAN TAI NHNo VA PTNT HUYEN U MINH QUA 3 NAM 2007-2009

Trang 39

doanh số cho vay đôi với hộ sản xuất tăng cao hơn so với năm 2008, vì sang năm 2009, tình hình kinh tế đã dần hồi phục sau 1 năm lâm vào khủng hoảng việc thắt chặt tín dụng đã giảm Ngoài ra, trong năm này Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ nông dân trong việc tiếp cận vay vốn ngân hàng Nhà nước hỗ trợ lãi suất 4% đối với các khoản vay ngắn, trung hạn bằng đồng Việt Nam của các tổ chức, cá nhân vay để mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn Do đa số đối tượng cho vay của ngân hàng là nông dân nên doanh số cho vay của ngân hàng trong năm 2009 tăng lên

* Doanh số cho vay ngắn hạn: Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số cho vay trung hạn và tỷ trọng này mặc dù giảm qua các năm phân tích nhưng giảm không đáng kể Năm 2007 là 75,0%, sang năm 2008

là 73,4%, đến năm 2009 tiếp tục giảm còn 70,5% Đa số hộ sản xuất ở địa bàn huyện

chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (lúa, hoa màu ) và nuôi trồng thủy sản (tôm, cua, cá ) nên các khoản vay chủ yếu là ngắn hạn, có thời hạn đến 1 năm Năm 2007 là

167.097 triệu đồng, đến năm 2008 là 175.207 triệu đồng tăng 8.110 triệu đồng tương

đương tăng 4,9% so với năm 2007, sang năm 2009 là 193.450 triệu đồng tăng 18.243 triệu đồng tương đương tăng 10,4% so với năm 2008 Tình hình cho vay ngăn hạn tăng qua các năm là do trong các năm này huyện U Minh thực hiện phương an chuyển đổi sản xuất từ sản xuất một vụ lúa sang sản xuất một vụ lúa — một vụ tôm Nên việc đầu tư ngắn hạn cho các hộ sản xuất vay để mua con giống, phân bón, thuốc trừ sâu tăng, từ đó làm cho các khoản vay ngắn hạn tăng lên

* Doanh số cho vay trung hạn: Cũng giống như cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay trung hạn cũng tăng dần qua các năm Cụ thể năm 2007 là 55.666 triệu đồng, qua năm 2008 là 63.589 triệu đồng, tăng 7.923 triệu đồng tương đương tăng

14,2% so với năm 2007 Đến năm 2009 con số này tiếp tục tăng lên 80.976 triệu

đồng, tăng 17.387 triệu đồng tương đương 27,3% so với năm 2008 Thời hạn cho vay trung hạn ở đây là trên l năm và khoảng 36 tháng Cho vay trung hạn ở đây là để cơ giới hóa nông nghiệp, người dân vay để đầu tư mua sắm các dụng cụ sản xuất như: máy cày, máy bơm, cải tạo đất, đào ao nuôi cá Tỷ trọng cho vay trung hạn

Trang 40

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Vũ Thùy Dương

tăng qua các năm Cụ thê năm 2007 là 25,0%, đến năm 2008 là 26,6% sang năm

2009 là 29,5% Đây là huyện giáp biển nên việc trồng cây ăn trái mang lại hiệu quả

không cao, nên nhiều hộ đã chuyển dịch sang nuôi tôm kết hợp trồng lúa theo định hướng phát triển kinh tế của huyện nên việc cơ giới hóa trong nông nghiệp rất quan trọng Vì vậy nên cho vay trung hạn mới tắng qua các năm 250000 200000 ¬ 150000 - Sng & 190000 - @ Trung han E¬ 50000 ¬ 0 2007 2008 2009 Năm

Hình 3 DSCV đối với HSX nông nghiệp phân theo kì hạn

4.1.1.2 Doanh số cho vay phân theo ngành nghề

Đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là sản xuất nông nghiệp Phần lớn là cho vay nuôi trồng thủy sản và trồng trọt, chăn nuôi chiếm tỷ trọng rất nhỏ

* Ngành trồng trọt: Đây là máng cho vay chiếm tỷ trọng khá lớn trong hoạt động cho vay của ngân hàng sau cho vay NTTS Doanh số cho vay trồng trọt là

97.650 triệu đồng Sang năm 2008 là 101.215 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 3.565 triệu đồng tương đương tăng 3,7% Năm 2009 là 109.755 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 8.540 triệu đồng tương đương tăng 8,4% Do đất vườn ở đây không

thích hợp cho việc trồng cây ăn trái, nên việc trồng trọt ở đây chủ yếu là trồng lúa, trồng rừng và rất ít một số nơi trên địa bàn huyện trồng hoa màu Tỷ trọng cho vay

ngành này giảm nhẹ đần qua các năm Năm 2007 là 43,8%, năm 2008 là 42,4% đến

Ngày đăng: 11/04/2014, 15:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w