Trong mục tiêu chung của Giáo dục Mầm non đã đặt ra rất nhiều kế hoạch nhằm phát triển trẻ về mọi mặt: tư duy, đạo đức, trí tuệ thẩm mĩ, ngôn ngữ…để trẻ có thể rời trường mầm non, rời cô
Trang 1(KHU VỰC HUYỆN SÓC SƠN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
HÀ NỘI - 2015
Trang 2(KHU VỰC HUYỆN SÓC SƠN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Người hướng dẫn khoa học:
TS LÊ THỊ LAN ANH
HÀ NỘI, 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện tốt khoá luận tốt nghiệp đại học
Đặc biệt em xin chân bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – TS Lê Thị Lan Anh – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này
Qua đây em xin gửi tới Ban giám hiệu và các cô giáo trường Mầm non Tiên Dược – xã Tiên Dược – huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội và trường Mầm non Tân Hưng – xã Tân Hưng – huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội, cùng các bạn sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học lời cảm ơn chân thành nhất
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Lê Thị Hường
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, chúng tôi
đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - TS Lê Thị Lan Anh và các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Kết quả nghiên cứu là trung thực và không trùng với kết quả của các tác giả khác
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Lê Thị Hường
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 5
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
6 Phương pháp nghiên cứu 6
7 Cấu trúc của khóa luận 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 8
1.1 Cơ sở tâm sinh lý của trẻ mầm non 8
1.1.1 Đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non 8
1.1.2 Đặc điểm sinh lý của trẻ mầm non 10
1.2 Cơ sở ngôn ngữ học 11
1.2.1 Đặc điểm của âm tiết Tiếng Việt 11
1.2.2 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non 14
1.2.3 Một số lỗi phát âm của trẻ mầm non 26
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG LỖI PHÁT ÂM CỦA TRẺ MẦM NON VÀ NGUYÊN NHÂN 30
2.1 Thực trạng lỗi phát âm của trẻ mầm non 30
2.1.1 Vài nét khái quát về trường Mầm non Tiên Dược - xã Tiên Dược - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội và trường Mầm Non Tân Hưng - xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn -thành phố Hà Nội 30
2.1.2 Điều tra thực trạng 32
2.1.3 Phân tích kết quả điều tra 34
Trang 62.2.1 Nguyên nhân chủ quan 46
2.2.2 Nguyên nhân chủ quan 47
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO TRẺ MẦM NON 48
3.1 Sửa lỗi phát âm thông qua trò chuyện với trẻ hàng ngày 48
3.2 Sửa lỗi phát âm thông qua luyện phát âm theo mẫu cho trẻ 49
3.3 Sửa lỗi phát âm thông qua các trò chơi phát triển ngôn ngữ 50
3.3.1 Trò chơi luyện thở 50
3.3.2 Trò chơi “Cái gì thay đổi” 50
3.3.3 Trò chơi “Chiếc hộp thần kì” 54
3.3.4 Trò chơi “Bắt chước tiếng kêu” 56
3.3.5 Trò chơi “Thi xem ai tinh” 59
3.4 Sửa lỗi phát âm thông qua sử dụng đồ dùng trực quan 61
3.5 Sửa lỗi phát âm thông qua đọc thơ, các câu nói có vần, đọc bài đồng dao, tập cho trẻ nói đúng, nói nhanh. 63
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác Giáo dục và Đào tạo, xem đây là nhân tố quyết định đến sự phát triển lớn mạnh của đất nước Trong
đó, Giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân
có nhiệm vụ hình thành và phát triển nhân cách trẻ tạo ra những thế hện người
có ích đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội Để làm được như vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta phải luôn chú trọng đến nuôi dưỡng và chăm sóc, giáo dục trẻ Có như vậy trẻ mới phát triển đúng hướng và toàn diện để phù hợp với mục tiêu chung của ngành giáo dục mầm non
Trong mục tiêu chung của Giáo dục Mầm non đã đặt ra rất nhiều kế hoạch nhằm phát triển trẻ về mọi mặt: tư duy, đạo đức, trí tuệ thẩm mĩ, ngôn ngữ…để trẻ có thể rời trường mầm non, rời cô giáo như người mẹ thứ hai để
có thể tự lập bước vào môi trường mới đó là các bậc học phổ thông Từ mục tiêu trên ta thấy việc giáo dục cho trẻ trước tuổi đi học là vô cùng quan trọng
LN Tônxtôi đã nhận định khi nhấn mạnh ý kiến trước tuổi đi học rằng “Tất cả những gì mà đứa trẻ có sau này khi trở thành người lớn đều thu nhận trong thời thơ ấu Trong quãng đời còn lại, những cái mà nó thu nhận được chỉ đáng 1% những cái đó mà thôi” Nếu ta bỏ mặc trẻ, không giáo dục, không
chăm sóc, không cho trẻ được sống trong môi trường xã hội thì đứa trẻ đó không thể lớn lên và phát triển bình thường được Giáo dục Mầm non không chỉ chú trọng phát triển nhân cách cho trẻ mà qua đó còn chuẩn bị cho xã hội tương lai những người công dân có đầy đủ các phẩm chất, trí tuệ, thể chất, cũng như đạo đức đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội Với ý nghĩa to lớn ấy, trong khi lựa chọn nội dung đề tài nghiên cứu, chúng tôi không thể
Trang 8V.I.Lênin đã nói:“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” Do đó ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống
hàng ngày, không có ngôn ngữ đứa trẻ không thể phát triển thành người một cách thực thụ, ngôn ngữ là phương tiện để tư duy, nó đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lí khác
Trẻ từ 0 - 6 tuổi đang trong giai đoạn học nói, là giai đoạn siêu tốc trong phát triển ngôn ngữ Ở giai đoạn này trẻ nói rất nhiều, thường đưa ra nhiều câu hỏi về nguyên nhân, nguồn gốc sự vật hiện tượng xung quanh trẻ,
và đây cũng là thời kì chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 hình thành những yếu tố tiền đọc, tiền viết Cho nên đây là thời điểm tốt nhất để rèn luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ Nếu biết tận dụng thời cơ này thì sẽ đạt được hiệu quả cao mà không tốn sức
Từ những lí do trên, bản thân tôi là một người giáo viên mầm non tương lai, với sự nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ chúng tôi đã tìm hiểu về thực trạng lỗi phát âm thường gặp ở trẻ mầm non từ đó tìm ra nguyên nhân và các biện pháp sửa lỗi phát âm đó cho trẻ Thông qua đó chúng tôi có thêm điều kiện để bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và đặc biệt chúng tôi mong muốn đề tài nghiên cứu này có thể góp phần nào trong công tác
nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở trường mầm non Nhận thức được
tầm quan trọng của vấn đề này nên chúng tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu
đề tài: “Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non khu vực huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội”
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Trên thế giới
Phát triển ngôn ngữ trẻ mầm non được nghiên cứu rất kĩ lưỡng ở Liên
Xô cũ với nhiều nhà sư phạm nổi tiếng Những công trình này đã được đưa vào Việt Nam khá sớm Giáo viên và sinh viên các trường đào tạo giáo viên
Trang 9mầm non đã biết đến E.I Chikhiêva, một nhà sư phạm Nga - Xô viết như một
tác giả có uy tín nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
Cuốn sách “Phát triển ngôn ngữ trẻ em dưới tuổi đến trường phổ thông”
của bà đã được dịch từ những năm 70 của thế kỉ trước và được coi như một tài
“liệu giảng dạy chính trong các trường sư phạm mẫu giáo Việt Nam
Nhiều tác giả Nga khác mà chúng ta biết đến cũng có đóng góp quan trọng vào việc hình thành chuyên ngành phát triển ngôn ngữ trẻ mầm non ở
nước ta Có thể kể đến các tác giả: Xôkhin (1979) “Phương pháp phát triển lời nói trẻ em”, Nxb Giáo dục Mátxcơva; Barodis A.M (1974) với cuốn
“Phương pháp phát triển tiếng cho trẻ em”, Nxb Giáo dục Mátxcơva…
Tác giả Nguyễn Xuân Khoa trong cuốn giáo trình “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” (1997), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Đây là cuốn giáo trình đầu tiên đề cập đến một cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề khoa học và thực tiễn của tiếng mẹ đẻ đang được thực hiện trong các lớp nhà trẻ, mẫu giáo ở nước ta Đây là sản phẩm của niềm say mê hứng thú nghiên cứu, hướng dẫn sinh viên từ thực hành, thực tập trên trẻ, làm khóa luận, luận văn về phát triển tiếng mẹ đẻ cho trẻ mẫu giáo Trong cuốn giáo trình này tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã đưa ra những nhiệm vụ, nội dung của việc dạy nghe và phát âm đúng cho trẻ Tác giả đề cập đến một số lỗi phát âm
Trang 10trúc của âm tiết: lỗi về thanh điệu, âm chính, âm đầu, âm đệm, âm cuối Trong mỗi lỗi tác giả đều đề cập đến nguyên nhân mắc lỗi ở trẻ, qua đó Nguyễn Xuân Khoa cũng đưa ra một số trò chơi nhằm luyện cách phát âm cho trẻ
Trong cuốn “Giáo trình phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non” của tác giả Đinh Hồng Thái (2006), Nxb Đại học Sư phạm cũng chú
trọng tới việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non: giáo dục chuẩn mực ngữ
âm tiếng việt, hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo, dạy trẻ các mẫu câu tiếng việt, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo, phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo qua thơ và truyện để tạo tiền đề tốt cho trẻ bước vào lớp 1
Trong tạp chí Giáo dục mầm non số 2/2013 có bài “Mục tiêu phát triển lĩnh vực ngôn ngữ trong chương trình Giáo dục Mầm non New Zealand”,
Nguyễn Thị Minh Thảo vụ Giáo dục mầm non, Dịch từ chương trình Giáo dục Mầm non New Zealand Bài viết đã đưa ra 4 mục tiêu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ và sự tiếp nối giữa trường mầm non và trường tiểu học
“Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tháng tuổi” của các
tác giả Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức (2005) Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội tìm hiểu các vấn đề luyện phát âm cho trẻ ở các lứa tuổi Trong tạp chí Giáo dục Mầm non, số 1/2006, Đinh Thị Luyên có bài
dịch “Tìm hiểu về chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Hàn quốc”, đây là một góc nhìn mở cho nền giáo dục Việt Nam hiện đại
Tác giả Nguyễn Xuân Khoa với “Tiếng Việt 1, 2” đã cung cấp những
kiến thức cơ bản về tiếng việt giúp giáo viên trong việc phát triển ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ cho trẻ
Bài viết “Một số biện pháp rèn phát âm L - N cho trẻ 5 tuổi, trong tạp
chí Giáo dục mầm non số 3/2006, của Đỗ Thị Lương Huệ, trường Mầm non Đằng Hải, quận Hải An - Hải Phòng Trong bài viết đã đưa ra một số biện
Trang 11pháp để rèn phát âm l - n cho trẻ như: Tự rèn luyện phát âm chuẩn xác l - n,
sửa lỗi phát âm phụ âm l - n thông qua hoạt động chung cho trẻ làm quen với chữ cái, rèn cho trẻ phát âm chữ cái l - n thông qua các hoạt động khác,
khuyến khích cho trẻ tự phát hiện và sửa lỗi phát âm cho nhau
“Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non” của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết
đã đề cập đến sự phát triển vốn từ của trẻ ở từng giai đoạn lứa tuổi
Trong tạp chí Giáo dục Mầm non số 1/2014 có bài“Phát triển ngôn
ngữ cho trẻ 3 tuổi bằng biện pháp sử dụng trò chơi với các con rối” của tác
giả Dương Thị Giác Vũ, trường Mầm non Vàng Anh, Quận 5, TP Hồ Chí Minh Giáo viên đã sử dụng con rối để giúp cho trẻ tập nghe, hiểu, diễn đạt câu… nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đáp ứng tốt mục tiêu chăm sóc giáo
dục mầm non theo phương châm “chơi mà học, học mà chơi”
Và nhiều cuốn sách, tạp chí khác cũng đề cập đến vần đề này
Như vậy có rất nhiều tác giả đã đưa ra những công trình nghiên cứu về các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Tựu chung lại, các nhà khoa học đều hướng tới mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đưa ra các lỗi phát âm ở trẻ, tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp khắc phục, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục mầm non nói riêng
và nền giáo dục của đất nước ta nói chung Tuy nhiên, cho đến thời điểm này theo nhận định của chúng tôi, chưa có một ai hay chưa một công trình khoa học nào đưa ra được những biện pháp tối ưu nhất, mang tính thực tiễn nhất để
sửa lỗi phát âm cho trẻ Chính vì lí do này, chúng tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non khu vực huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội”
3 Mục đích nghiên cứu
Đưa ra các biện pháp khắc phục, sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non khu
Trang 124 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Một số lỗi phát âm của trẻ mầm non, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi đi vào thực tế tìm hiểu một số lỗi phát âm thường gặp ở trẻ mẫu giáo nhưng do thời gian và điều kiện không cho phép nên chúng tôi chỉ có thể điều tra thực tế lỗi phát âm ở hai trường Mầm non của huyện Sóc Sơn:
- Trường Mầm non Tiên Dược - xã Tiên Dược - huyện Sóc Sơn - thành
phố Hà Nội
- Trường Mầm non Tân Hưng – xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn - thành
phố Hà Nội
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc tìm ra một số biện pháp sửa lỗi phát
âm cho trẻ mầm non khu vực huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
- Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân mắc lỗi phát âm của trẻ mầm non
- Đưa ra một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non
6 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi có sử dụng:
Trang 137 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Thực trạng lỗi phát âm của trẻ mầm non và nguyên nhân Chương 3: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non
Trang 14NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Cơ sở tâm sinh lý của trẻ mầm non
1.1.1 Đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non
Trong năm thứ nhất, ngoài sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ về thể
chất thì tâm lí của trẻ mầm non cũng có sự thay đổi rõ rệt và nhanh chóng Ngay từ thuở lọt lòng, trẻ đã được tiếp xúc với những lời “ầu, ơ”, những câu nựng của bà của mẹ Tất cả đã ngấm sâu trong tiềm thức non nớt của chúng Lớn hơn một chút, khi nhu cầu cần được giao tiếp của trẻ phát triển, trẻ biết hóng chuyện thì mẹ là người trò chuyện, tâm sự với trẻ Khi giao tiếp trẻ bắt chước những âm thanh trong lời nói của những người xung quanh Sau 3 tháng, một đứa trẻ bình thường có thể phát ra những âm thanh nhỏ “gừ gừ”; thỉnh thoảng ta có thể bắt gặp những âm thanh “ô, a” trong mồm đứa trẻ theo nhịp điệu “à ơi” hay “ầu ơ” trong lời ru của người lớn
Đến độ tuổi hài nhi, trẻ hình thnahf những tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ Lúc này thì giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo của trẻ hài nhi Tất nhiên trẻ chỉ sẵn sàng giao tiếp với người lớn khi nó thấy an toàn và thoải mái về tình cảm Càng về cuối năm thứ nhất thì trẻ lại càng thích giao tiếp với người lớn bằng những âm bập bẹ của mình Âm bập
bẹ này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ sau này Như vậy trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với người lớn, sự thông hiểu ngôn ngữ của trẻ dần dần mang tính tích cực hơn và trở thành một trong những phương tiện quan trọng để mở rộng khả năng giao tiếp của trẻ với những người xung quanh Có thể nói giao tiếp với người lớn được coi là điều kiện tiên quyết để trẻ lớn lên thành người
Trang 15Ở tuổi ấu nhi (15 - 36 tháng), trẻ đã có thể nắm vững hoạt động với đồ vật và việc giao tiếp với người lớn tạo ra sự biến đổi đáng kể trong các hình thức giao tiếp của trẻ ấu nhi Điều này quyết định sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở lứa tuổi này Tuy nhiên, việc phát triển ngôn ngữ của trẻ ở lưa tuổi này phần lớn phụ thuộc vào sự dạy bảo của người lơn Những đứa trẻ mà ít giao tiếp hay ít được thỏa mãn nhu cầu giao tiếp thì thường nói rất chậm Để kích thích trẻ nói người lớn cần đòi hỏi trẻ phải bày tỏ nguyện vọng của mình bằng lời nói thì mới đáp ứng được nguyện vọng đó
Trẻ đến độ tuổi mẫu giáo đã nắm được một số vốn từ vựng mà người lướn cung cấp Nét tâm lý đặc sắc ở giai đoạn này là sự tò mò, trẻ luôn muốn được tìm hiểu, được khám phá thế giới xung quanh, trẻ luôn hỏi người lớn “vì sao”, “tại sao” trước những sự vật, hiện tượng lạ và luôn yêu cầu người lớn phải giải thích nghĩa của từ đó cho trẻ hiểu Thêm vào đó nhờ ngôn ngữ mà tư duy của trẻ mẫu giáo đã phát triển hơn so với trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ
Tư duy của tre mẫu giáo phát triển trên cơ sở kinh nghiệm cảm tính ngày càng tăng, trong quá trình giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ các hình thức tư duy cũng được hoàn thiện dần khi hiểu biết của trẻ càng mở rộng Sự phát triển tư duy của trẻ gắn chặt với phát triển ngôn ngữ và sự tăng vốn từ
Tư duy trực quan hình tượng của trẻ mẫu giáo phát triển mạnh mẽ và chủ yếu Tuy nhiên ở cuối độ tuổi mẫu giáo thì kiểu tư duy này không đáp ứng được nhu cầu nhận thức đang phát triển mạnh mẽ ở trẻ mẫu giáo lớn, vì vậy xuất hiện thêm kiểu tư duy trực - hình tượng mới đó là kiểu tư duy trực quan - sơ đồ, kiểu tư duy này vẫn giữu mãi tính chất hình tượng song bản thân hình tượng cũng trở nên khác trước: hình tượng đã bị mất đi những chi tiết rườm rà mà còn giữ lại những yếu tố chủ yếu giúp trẻ phản ánh một cách
Trang 16Như vậy, các đặc điểm tâm lý chung của trẻ mầm non đang được hình thành và phát triển mạnh mẽ song lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của sự phát triển ngôn ngữ Sự lĩnh hội ngôn ngữ của độ tuổi này góp phần thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ Sự lĩnh hội ngôn ngữ của độ tuổi này góp phần thúc đẩy sự phát triển cả thể chất lẫn tâm lí của trẻ, bước đầu hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới
1.1.2 Đặc điểm sinh lý của trẻ mầm non
Trẻ em là một thực thê tự nhiên đang phát triển Trẻ càng nhỏ thì tốc độ
phát triển càng nhanh, các cơ quan dần được hoàn thiện về cấu tạo và chức năng, chúng ta có thể quan sát thấy trẻ khôn lớn từng ngày Tuy nhiên, không phải là luôn luôn giống nhau và trùng nhau về mức độ phát triển mà còn tùy thuộc vào từng cơ quan, hệ sơ quan và các giai đoạn phát triển Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện cảu các cơ quan hệ cơ quan có tác động lớn đến tất cả các quá trình tâm lí của trẻ Vì vậy, tính thích nghi và khả năng hoạt dộng khác của trẻ dễ bị thay đổi dưới những tác động khác nhau
Đặc điểm hệ thần kinh của trẻ
Hệ thần kinh điều khiển sự hoạt động của các cơ quan làm cho cơ thể thích nghi được sự thay đổi thường xuyên của môi trường và có thể cải tạo
nó Nhờ có hệ thần kinh mà con người có tư duy, có tâm lý Vỏ não là cơ sở vật chất của toàn bộ hoạt động tâm lý của con người
Ngay từ lúc sinh ra, hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên chưa đủ khả năng để thực hiện chức năng của mình Khi ra đời, não bộ của trẻ chưa phát triển đầy đủ, mặc dù cấu tạo và hình thái không khác người lớn, trọng lượng lúc sơ sinh là 370 - 392 gam, khi được 6 tháng trọng lượng tăng gấp đôi, 3 tuổi tăng gấp 3 và 9 tuổi thì nặng 1300 gam Sự phát triển các đường dẫn truyền diễn ra rất mạnh và tăng lên theo từng lứa tuổi Vì vậy sự phát triển hệ thần kinh của trẻ mẫu giáo cao hơn so với trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ
Trang 17Chức năng của tất cả các cơ quan trong vỏ đại não, hoạt động hệ thần kinh cao cấp được phát triển cao hơn Các phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh chóng trong suốt giai đoạn mẫu giáo theo xu hướng tăng dần Chức năng của vỏ bán cầu đại não tăng hơn so với trung khu dưới vỏ, do đó ta thấy hành vi của trẻ có tính tổ chức hơn Trong mối quan hệ chức năng thì hẹ thần kinh mang tính không ổn định nên các quá trình tâm lý diễn ra không đầy đủ Trẻ em từ 4 - 6 tuổi, quá trình ức chế tích cực đần phát triển, trẻ đã có khả năng phân tích, đánh giá, hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động và phân biệt được các hiện tượng xung quanh Hệ thần kinh có một tác dụng chi phối và điều tiết đối với vận động cơ thể cải thiện tính không cân bằng của quá trình thần kinh Cần chú ý tới sự luân phiên giữa động và tĩnh trong quá trình vận động của trẻ
1.2 Cơ sở ngôn ngữ học
1.2.1 Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt
Mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt có 5 thành phần và được sắp xếp theo sơ đồ sau:
Thanh điệu (5)
Âm đầu (1)
Vần
Âm đệm (2) Âm chính (3) Âm cuối (4)
Thành phần vị trí 5 là thanh điệu bao trùm lên toàn bộ âm tiết Có 6
Trang 18- Thanh ngã: ( ~ )
Thành phần ở vị trí 1 là âm đầu do các phụ âm đảm nhiệm
Thành phần ở vị trí 2 là âm đệm có hai con chữ thể hiện là o và u, ví dụ:
toàn, tuân
Thành phần ở vị trí 3 là âm chính do các nguyên âm đảm nhiệm Âm
chính là hạt nhân của âm tiết
Thành phần ở vị trí 4 là âm cuối do 6 phụ âm là /m/, /n/, /p/, /t/, /k/ và hai
Thanh điệu Âm đầu
Âm đệm Âm chính Âm cuối
Thanh điệu là sự thay đổi độ cao những âm tiết: la, lá, lã đối lập với là,
lả, lạ Các âm tiết trước đều được phát âm với cao độ cao, các âm tiết sau phát
âm với cao độ thấp
Thanh điệu là sự thay đổi về âm điệu, trong những âm tiết trên thì những âm tiết cùng thuộc độ cao lại đối lập nhau về sự biến thiên của độ cao,
Trang 19trong thời gian âm tiết “la” được phát âm với cao độ hoàn toàn bằng phẳng; còn “lã” với đường nét biến thiên, cao độ không bằng phẳng; âm điện là
những đường nét biến thiên về cao độ
Nguyên âm trong tiếng Việt được coi là âm chính, nguyên âm là khi nói
âm phát ra luồng hơi đi tự do không có gì cản trở Trong tiếng Việt có 16
nguyên âm, bao gồm 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi
- Nguyên âm đơn:
+ 9 nguyên âm dài: a, ơ, u, e, ê, o, ô, i, ư
+ 4 nguyên âm ngắn:
- Nguyên âm đôi là gồm hai nguyên âm ghép lại liền nhau Khi phát âm thì đọc nhanh, đọc lướt từ âm này sang âm kia, lúc đầu mạnh, sau yếu hơn, do
đó âm sắc chủ yếu của các nguyên âm đôi là do âm đầu quyết định
Phụ âm: Các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng là các phụ âm Phụ âm là âm vị khi phát âm luồng hơi đi ra bị cản ở chỗ nào đó trong bộ máy phát âm, phụ âm có loại bị cản ở môi, có loại
bị cản ở răng, có loại bị cản ở thanh hầu Về phương thức phát âm người ta chia phụ âm thành:
- Phụ âm tắc: Hơi bị cản lại sau thoát ra đường miệng vào mũi: b, d, t, s,
c, k, m,r, ng
- Phụ âm sát: Hơi đi qua kẽ hở miệng: p, v, s, z, l, x, y, h
- Phụ âm vang: Hơi thoát ra đầu lưỡi và bên lưỡi: m, n, nh
- Phụ âm ồn: Hơi thoát ra đằng miệng có tiếng ồn: b, d, t, c, k, p, x, v, z, y, h
- Phụ âm hữu thanh, vô thanh trong các âm ồn: Căn cứ vào chỗ dây thanh
có rung hay không rung người ta chia ra :
Phụ âm hữu thanh: Dây thanh rung (d, v, y)
Phụ âm vô thanh: Dây thanh không rung (t, k, c, b, s, x, h)
Trang 201.2.2 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non
1.2.2.1 Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non
1.2.2.1.1 Đặc điểm vốn từ của trẻ từ 0 - 3 tuổi
Trẻ từ 0 - 1 tuổi
- Trẻ sơ sinh chưa hiểu được ngôn ngữ cảu người lớn Ở giai đoạn này trẻ mới bắt đầu cảm nhận ngữ điệu trong giọng nói của người mẹ
- Khi trẻ được 7- 8 tháng tuổi trẻ bắt đầu biết tên của mình
- Đến 10 - 11 tháng, trẻ bắt đầu hiểu một số từ chỉ các sự vật, người mà trẻ thường xuyên tiếp xúc
Ví dụ: ăn, đi, chạy…
- Trẻ ở giai đoạn này bắt đầu xuất hiện từ ghép, nhưng khi gặp từ khó phát âm trẻ thường phát âm giản lược hoặc phỏng âm Ngoài danh từ, động
từ, ở trẻ đã có tính từ Nửa sau năm thứ hai (18 - 24 tháng), từ chủ động của trẻ tăng rất nhanh Trẻ không chỉ hiểu những từ chỉ tên sự vật, hành động,
Trang 21trạng thái của sự vật mà còn hiểu được những từ chỉ hiện tượng tự nhiên, những từ đồng nghĩa, trái nghĩa
Ví dụ: nắng, mưa, gió, sấm… nhanh - chậm, sáng - tối…
Ở giai đoạn này, tư duy của trẻ phát triển hơn, nhận thức của trẻ về sự vật, hiện tượng rõ ràng hơn, trẻ có khả năng tách biệt tính chất ra khỏi sự vật
cụ thể cho nên trẻ ít nhầm lẫn các từ loại với nhau, trẻ hiểu ý nghĩa của từ rõ ràng hơn
Vốn từ chủ động của trẻ tăng rất nhanh, khoảng 300 - 400 từ Trẻ hiểu đúng nghĩa của từ nên trẻ sử dụng chính xác hơn những từ chỉ sự vật, hiện tượng cụ thể
- Trẻ cuối năm thứ hai có đầy đủ các loại từ: danh từ, động từ, tính từ, đại phó từ
+ Về danh từ: trẻ sử dụng tương đối chính xác những danh từ chỉ sự vật, hiện tượng cụ thể, gần gũi trẻ Xuất hiện những danh từ chỉ sự vật
Ví dụ: Miếng chân, cái dép…
Trẻ ở lứa tuổi này chưa biết sử dụng danh từ chỉ địa điểm, thời gian như: Trước, sau, trên, dưới, buổi sáng, buổi chiều, hôm nay, ngày mai
+ Về động từ: Số lượng động từ tăng, nhất là những động từ chỉ hành động của bản thân trẻ
Ngoài ra, trẻ còn sử dụng những động từ chỉ trạng thái, hành động của các sự vật khác Nhưng nhiều khi trẻ còn sử dụng lẫn lộn Vì chưa phân biệt
Trang 22được nên trẻ thường gắn những hành động của bản thân mình cho hành động của các sự vật khác
Ví dụ: Của Trang, kệ nó, của nó…
Đến cuối năm thứ hai, trẻ biết chính xác loại đại từ này
+ Về phó từ: Ở trẻ năm thứ hai đã xuất hiện phó từ và trẻ sử dụng tương đối chính xác như: đang, cũng, đã, sẽ, như…
Trẻ từ 2 - 3 tuổi
Tư duy của trẻ phát triển hơn, trẻ nhận thức được sự vật trong mối quan
hệ nhiều mặt, nhiều chiều nên trẻ hiểu được những từ có ý nghĩa khái quát, trừu tượng hơn so với trẻ ở năm thứ hai
Ví dụ: Trẻ hiểu được các từ: Quần áo, đồ chơi, rau quả…
Vốn từ của trẻ tăng nhanh Số lượng từ của trẻ từ 500 - 600 từ (Theo Nguyễn Xuân Khoa trong “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997, tr.22) Trong vốn từ của trẻ có tất cả loại từ đơn, từ ghép Ở trẻ có cả từ ghép 3 tiếng - 4 tiếng
Đến 3 tuổi, trong vốn từ của trẻ có tất cả các loại từ: Danh từ, động từ, tính từ các loại đại từ, phó từ, số từ
- Về danh từ: Số lượng danh từ tăng Trẻ sử dụng chính xác những dang từ loại thể Xuất hiện những danh từ có ý nghĩa khái quát hơn
Trang 23Ví dụ: Đồ gỗ, hoa quả, nhà cửa…
Nhưng dưới 3 tuổi chưa sủ dụng chính xác danh từ chỉ thời gian, không gian
Về động từ: Số lượng động từ cũng tăng, trẻ sử dụng chính xác những từ chỉ hành động của các sự vật khác nhau, kể cả những từ có ý nghĩa khái quát
Ví dụ: Khen, phạt, phê bình…
Về tính từ: Số lượng tăng, ngoài những tính từ chỉ đặc điểm tính chất của các sự vật hiện tượng, còn có những từ chỉ mức độ, đặc điểm tính chất của chúng
Ví dụ: Sáng trưng, tối om, đo đỏ…
Do trẻ còn đánh giá sự vật hiện tượng thông qua những biểu hiện bên ngoài, cho nên nội dung ý nghĩa của tính từ còn rất hẹp, cụ thể và chưa thật chính xác
Ví dụ: Tốt: Do có áo (mũ…) đẹp
Xấu: Do có giầy, dép xấu…
- Về số từ: Trẻ hiểu và sử dụng được các từ: “ít”, “nhiều”, “một”, “hai” Còn có các số từ 3 trở lên trẻ sử dụng không chính xác
- Về đại từ: Trẻ ở lứa tuổi này sử dụng được tất cả các loại đại từ, kể
cả đại từ nghi vấn
- Về hư từ: Trẻ biết sử dụng các loại hư từ như: Phó từ, trợ từ, quan
hệ từ, thán từ
1.2.2.1.2 Đặc điểm vốn từ của trẻ từ 3- 6 tuổi
Nhà tâm lí học người Nga đã nghiên cứu đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo và ông đã chỉ rõ rằng: Trong vốn từ của trẻ mẫu giáo đầu tiên trẻ
em phản ánh những đặc trưng của sự vật, hiện tượng, càng lớn trẻ càng có
Trang 24từ ngữ Tư duy trực quan hành động giải thích việc trẻ mẫu giáo bé và đầu mẫu giáo nhỡ chủ yếu có vốn từ biểu danh Tư duy trừu tượng, tư duy lôgic xuất hiện ở lứa tuổi thứ 5, cho phép trẻ em lĩnh hội những kinh nghiệm đầu tiên Đó
là những kĩ năng về sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh Vốn từ ngữ phong phú, chính xác giúp cho trẻ dễ dàng định hướng trong không gian
Trẻ có 3 loại vốn từ:
- Vốn từ chủ động: là vốn từ mà chủ thể nói năng sử dụng một cách tích cực trong giao tiếp, vốn từ chủ động của trẻ mẫu giáo ít hơn vốn từ thụ động
- Vốn từ thụ động: là vốn từ mà chủ thể nói năng có thể hiểu nhưng không biết cách sử dụng trong giao tiếp Vì vậy ở trẻ mẫu giáo phải chuyển vốn từ thụ động sang vốn từ chủ động cho trẻ
- Vốn từ cơ bản: là những từ có tần số xuất hiện cao trong giao tiếp của trẻ Chính vì vậy dạy trẻ phát triển ngôn ngữ là phát triển vốn từ cơ bản cho trẻ vì chỉ khi đó trẻ mới có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách tốt nhất
Sự phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo phát triển rất nhanh theo từng độ tuổi, được thể hiện ở các mặt sau:
Về số lượng từ:
Trẻ 3 tuổi sử dụng được hơn 500 từ, phần lớn là danh từ, động từ, tính
từ và các loại từ khác Danh từ chỉ đồ chơi, đồ dùng quen thuộc, các con vật gần gũi… Động từ chỉ hoạt động gần gũi với trẻ và những người xung quanh Trẻ 4 tuổi có thể nắm được gần 700 từ, ưu thế vẫn thuộc về danh từ, động từ Hầu hết các loại từ xuất hiện trong vốn từ của trẻ Từ 5 – 6 tuổi vốn từ của trẻ tăng bình quân 1033 từ, tính từ và các loại từ khác đã chiếm một tỉ lệ cao hơn
Tốc độ tăng vốn từ ở các độ tuổi khác nhau, chậm dần theo độ tuổi, cuối 3 tuổi so với đầu 3 tuổi tăng 17%; cuối 4 tuổi so với đầu 4 tuổi tăng 40 – 58%; cuối 5 tuổi so với đầu 5 tuổi vốn từ chỉ tăng 10 – 40%
Trang 25 Về mặt cơ cấu từ loại:
Các loại từ xuất hiện dần dần, ban đàu chủ yếu là danh từ, sau đó đến động từ và tính từ, các loại từ khác xuất hiện muộn hơn
Đến 3 - 4 tuổi về cơ bản trong vốn từ của trẻ đã có đủ các loại từ Tuy nhiên tỉ lệ danh từ và tính từ cao hơn nhiều so với các loại khác: danh từ chiếm 38%; động từ chiếm 32%; tính từ chiếm 6,8%; đại từ chiếm 3,1%; phó
từ chiếm 7,8%; tình thái từ 4,8%; quan hệ từ và số từ còn ít xuất hiện (số từ chiếm 2,5%; quan hệ từ chiếm 1,7%)
Giai đoạn 5 - 6 tuổi là giai đoạn hoàn thiện một bước cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ Tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi (còn khoảng 50%) nhường chỗ cho tính từ và các loại từ khác tăng lên Tính từ đạt tới 15%; quan hệ từ lên đến 5,7%; còn lại là các loại từ khác
Khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ:
Đối với trẻ mầm non khi ở tuổi nhà trẻ, trẻ hiểu được nghĩa biểu danh Theo Federenko (Nga) ở trẻ em có 5 mức độ hiểu nghĩa khái quát của từ như sau:
- Mức độ zero (mức độ không): Mọi sự vật có tên gọi gắn với nó, trẻ
hiểu được ý nghĩa tên này: mẹ, bố, bàn, ghế…(nghĩa biểu danh)
- Mức độ 1: Ý nghĩa biểu niệm ở mức độ thấp, tên gọi chung của các
vật cùng loại
Ví dụ: Tất cả các đồ vật gì có hình tròn trẻ đều cho là quả bóng
Tất cả đồ chơi có hình người là búp bê…
- Mức độ 2: Khái quát hơn
Ví dụ: + Quả (cam, táo, xoài…)
+ Xe (xe đạp, xe máy, ô tô…)
+ Con (con gà, con chó, con mèo…)
Trang 26Ví dụ: + Phương tiện giao thông: ô tô, tàu thủy, xe máy…
+ Đồ vật: Đồ chơi, đồ nấu bếp, đồ dùng học tập…
- Mức độ 4: Khái quát tối đa những khái niệm trừu tượng: Số lượng,
chất lượng, hành động…(học ở cấp phổ thông)
Trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ hiểu được nghĩa biểu danh (mức độ zero và mức
độ 1) Mức độ 2 và 3 chỉ dành cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn
1.2.2.2 Đặc điểm về ngữ âm của trẻ mầm non
1.2.2.2.1 Đặc điểm phát âm của trẻ giai đoạn tiền ngôn ngữ (trẻ từ 0 – 12 tháng)
Thời kì sơ sinh: trẻ phát ra âm thanh đàu tiên là tiếng khóc, tiếng “ọ”
“ẹ” đây không phải là những âm thanh ngôn ngữ Đó là những phản ứng tự nhiên của cơ thể trẻ khi thấy đói, thấy ướt, hoặc nằm bị vướng Tuy nhiên, những âm thanh ban đầu này cũng là những tín hiệu báo cho người mẹ biết những cảm giác khác nhau của bé
Thời kì bập bẹ: Từ tháng thứ 2, thứ 3 trẻ bắt đầu bập bẹ, chúng biết hóng chuyện, cười với những người xung quanh, khoa chân, múa tay và phát
ra cấc âm gừ gừ Những âm thnah này đã mang tính tâm lý và bắt đầu trở thành phương tiện giao tiếp giữa trẻ và người lớn Dần dần trẻ đã biết giao tiếp bằng các âm khác nhau như: “a”, “u”, “ư” Tháng thứ 5 và thứ 6 trẻ nằm một mình và bập bẹ Nó thường nhắc lại âm thanh của chính mình Quá trình nhắc lại ấy có sự lên xuống của giọng Từ tháng thứ 7 trẻ đã phát ra một chuỗi các âm thanh như cha cha, ba ba, da da, ở đây thường có sự kết hợp của một phụ âm với một nguyên hoặc hai nguyên âm với nhau Trong tiếng bập bẹ của trẻ, âm đầu của âm tiết thường được nhấn mạnh, âm sắc của các âm bập bẹ không được rõ ràng
Khoảng gần một năm, trẻ đã dùng một hai âm tiết để biểu thị một nội dung nào đó (ví dụ bé phát âm ò, ò, để chỉ con bò, u u để chỉ tàu hỏa, bim bim
Trang 27chỉ ô tô) Những từ này chúng ta gọi là từ giả Mỗi trẻ sẽ có một hệ thống từ giả của mình mà chỉ những người sống thật gần gũi với trẻ mới có thể hiểu được nghĩa của từ giả đó
Cuối năm thứ nhất trẻ có thể bắt chước tất cả những âm thanh mà trẻ nghe thấy Bập bẹ hàng tràng dài, phát âm được âm tiết đơn giản có nghĩa Tóm lại, trong giai đoạn tiền ngôn ngữ, trẻ em đã tự học cách sử dụng
bộ máy phát âm, tập phát âm các âm vị của tiếng mẹ đẻ, tập lắng nghe và nhìn
sự chuyển động của cơ quan phát âm của người nói Đây là những cơ sở ban đầu rất quan trọng để trẻ tiếp thu ngôn ngữ ở giai đoạn sau
1.2.2.2.2 Đặc điểm phát âm của trẻ giai đoạn ngôn ngữ (trẻ từ 1 năm trở lên)
Giai đoạn này có thể chia thành các thời kì:
Trẻ từ 1 tuổi đến 2 tuổi
Trẻ từ 2 đến 3 tuổi
Trẻ từ 3 đến 6 tuổi
Đặc điểm ngữ âm của trẻ từ 1 đến 2 tuổi
Nhu cầu giao tiếp với mọi người xung quanh ở trẻ ngày càng cao, điều ấy thúc đẩy quá trình tiếp thu ngôn ngữ của trẻ Trẻ ở độ tuổi này có thể nghe và hiểu được các từ gần gũi, quen thuộc (bà, bố, mẹ), các câu đơn giản
“Con chào bà”, “Con chào mẹ”, đồng thời trẻ cũng bắt đầu thể hiện nhu cầu,
mong muốn của mình bằng lời nói, tuy nhiên cách phát âm của trẻ còn rất khó khăn Trẻ vẫn còn sử dụng các âm bập bẹ để thể hiện các nhu cầu khác nhau:
Ví dụ: Măm măm: là đòi ăn, đòi uống
Ầy ầy: là đòi đồ chơi, chỉ đồ chơi
Các âm bập bẹ của trẻ đều có nghĩa (nó thường gắn với một cử chỉ nào
đó của trẻ: chỉ tay, gật đầu, lắc đầu…)
Ngoài các âm bập bẹ với cấu trúc ngữ âm ngày càng phức tạp hơn, trẻ ở
độ tuổi này bắt đầu phát âm được những từ đầu tiên Những từ trẻ hiểu nghĩa
Trang 28Khác với trẻ ở lứa tuổi trước, trẻ ở lứa tuổi này học phát âm những từ , nhận thức hệ thống âm tiết tiếng Việt qua từ Trẻ 18 - 24 tháng có khoảng 200
- 300 từ Như vậy trẻ đã phát âm được hầu hết các âm vị tiếng Việt
Đến cuối 2 tuổi, các âm bập bẹ của trẻ dường như mất hẳn, nhường chỗ cho sự phát triển của các từ chủ động Trẻ đã biết thể hiện ngữ điệu khi nói
Đặc điểm ngữ âm của trẻ 2 - 3 tuổi
Trẻ từ 2 - 3 tuổi, cơ quan phát âm và tai nghe ngôn ngữ đã phát triển, hoàn thiện hơn Trẻ có khả năng phát âm đúng hầu hết các âm đơn và thannh điệu Số lượng từ tăng nhanh Xét về hệ thống các âm vị dần dần xuất hiện trong các từ của trẻ từ 2 - 3 tuổi chúng ta thấy:
Các phụ âm đầu
Các phụ âm môi b, m, v xuất hiện
Các phụ âm xuất hiện nhiều lần: b, m, đ, t, ch
Các phụ âm xuất hiện ít: ph, p
Tuy đã phát âm hầu hết các phụ âm đầu, xong nhiều trường hợp trẻ phát âm sai
Âm đầu: Chuyển từ phụ âm đầu này sang phụ âm đầu khác
Ví dụ: l - n lăm - năm
kh - k khế - kế
th - x thịt gà - xịt gà
Âm đệm: Ở lứa tuổi này trẻ chưa phát âm được âm đệm, gặp những
âm tiết có âm đệm trẻ thường lược bỏ
Ví dụ: hoa - ha
bánh quy - bánh ki
Âm chính: Âm chính là nguyên âm đơn trẻ phát âm tương đối chính xác (trừ nguyên âm đơn ngắn như ă, â)
Trang 29Âm chính là âm đôi thường bị trẻ nói sai do âm lượng phát ra khồn đều Trẻ thường nhấn mạnh vào một âm
Ví dụ: quả chuối - quả chối
Âm cuối: Âm cuối là phụ âm đã xuất hiện trong vốn từ của trẻ 3 tuổi
Thanh điệu:
Trong sáu thanh điệu của tiếng Việt thì thanh hỏi và thanh ngã là những thanh trẻ chưa định vị được Chúng thường chuyển đổi thanh ngã thành thanh sắc, thanh hỏi thành thanh nặng
Ví dụ: ngã - ngá
ngủ - ngụ
Đặc điểm ngữ âm của trẻ 3 - 6 tuổi
Ở thời kì này, trẻ hoàn thiện dần về mặt ngữ âm, các phụ âm đầu, âm đệm, âm cuối, thanh điệu dần dần được định vị Trẻ phát âm đúng hết các âm
vị của tiếng mẹ đẻ, kể cả các âm, các vần khó (iêu, ươn, uông) Trẻ đã biết điều chỉnh nhịp điệu, cường độ của giọng nói khi giao tiếp để phù hợp với từng hoàn cảnh, lời nói của trẻ đã rõ ràng, dứt khoát hơn
Tuy vậy, ở lứa tuổi này, trẻ nhỏ vẫn còn mắc một số lỗi về phát âm, còn nhầm lẫn khi phát âm một vài phụ âm và nguyên âm (x - s, ch - t, ươ, uô, iê) và thanh hỏi, thanh ngã Mỗi trẻ thường hay nói sai một âm hoặc một thanh riêng
Khi nói trẻ 3 - 4 tuổi hay nói chậm và kéo dài giọng, đôi khi còn ậm ừ,
ê, a nói không liên tục, không mạch lạc Trẻ 4 - 5 tuổi ít ê a, ậm ừ hơn, song trẻ vẫn hay phát âm sai thanh ngã, âm đệm và âm cuối Trẻ 5 - 6 tuổi do phạm
vi tiếp xúc rộng hơn, vốn từ và sự hiểu biết của trẻ giàu và phong phú hơn nên các cháu phát âm đúng hơn, phát âm được cả những âm khó (loanh quanh, nghênh ngang) Đến cuối 6 tuổi, về cơ bản trẻ đã phát âm đúng, trừ một vài trường hợp trẻ phát âm sai do các lí do: khuyết tật bẩm sinh của cơ quan phát
Trang 30âm, do ảnh hưởng của môi trường sống (những người xung quanh trẻ phát âm sai nên trẻ bắt trước và phát âm sai)
Căn cứ trên những đặc điểm phát âm của trẻ được tăng dần theo từng
độ tuổi, trẻ nhanh chóng định vị được các âm vị có cấu trúc đơn giản, các âm
vị có cấu âm phức tạp trẻ dễ mắc lỗi, xong nếu kiên trì tập luyện thì hầu hết trẻ em đều có khả năng định vị các âm vị của tiếng mẹ đẻ (trừ các trẻ có khuyết tật về cơ quan phát âm hoặc cơ quan thính giác)
1.2.2.3 Đặc điểm ngữ pháp của trẻ mầm non
Đặc điểm ngữ pháp trong lời nói của trẻ em cũng thay đổi và phát triển
theo từng độ tuổi
Trẻ từ 1 - 3 tuổi
Từ sau 12 tháng tuổi thì nhu cầu giao tiếp của trẻ với thế giới xung quanh ngày càng phát triển, trẻ không chỉ dùng những âm bập bẹ mà đã bắt đầu nắm được một số từ, những câu đầu tiên mà trẻ nói được đó là những câu xuất hiện dưới dạng thức một từ, nhờ có văn cảnh cùng với nét mặt, ngữ điệu,
cử chỉ mà người nghe hiểu được trẻ nói gì
Ví dụ: + Trẻ muốn đi chơi trẻ sẽ nói “đi” và kèm theo cử chỉ tay đưa chỉ về phía trước
+ Trẻ muốn uống nước trẻ sẽ nói “nước”
Lúc này người lớn phải dựa vào văn cảnh để hiểu trẻ nói gì
Ngoài ra, trẻ có thể nói được câu 2 từ như: Hoa đánh, Khang khóc…
Trẻ từ 3 - 4 tuổi
Trẻ đã nói được câu có đủ kết cấu chủ vị, câu của trẻ có thể có nhiều chủ ngữ, vị ngữ đẳng lập
Các loại câu mà trẻ thường nói:
Loại câu có chủ ngữ là danh từ: Thường là chỉ tên người, các sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ
Trang 31Ví dụ: Bố con là bác sĩ Dép của bạn Lan…
Rất ít khi xuất hiện chủ ngữ là động từ và tính từ
Loại câu có vị ngữ là động từ: là loại câu phổ biến trong câu nói của trẻ chủ yếu là các hoạt động gần gũi
Ví dụ: Mẹ con đi chợ Bố con đi làm…
Loại câu có danh từ, tính từ làm vị ngữ chiếm số lượng ít hơn
Danh từ, động từ, tính từ có thể phát triển thành nhóm danh từ, nhóm động từ, nhóm tính từ
Ví dụ: Con thích những quyển sách này (NDT)
Con đã đọc những quyển truyện này rồi (NĐT) Búp bê của con rất xinh, rất ngoan (NTT)
Câu có thành phần trạng ngữ chiếm khoảng 20% trong tổng số câu nói của trẻ và chủ yếu là trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm
Ví dụ: Tối nay, mẹ cho con đi chơi nhé
Trẻ 4 tuổi đã sử dụng được trạng ngữ chỉ thời gian nhưng có lúc chưa chính xác Trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích ít xuất hiện hơn trong lời nói
Trong lời nói của trẻ có nhiều câu đặc biệt dùng làm lời gọi đáp và để miêu tả sự xuất hiện, tồn tại của sự vật, trong lời nói của trẻ có nhiều câu rút gọn
Trẻ 4 tuổi nói câu ghép nhưng chưa nhiều, khoảng 10% rong tổng số câu nói của trẻ, chủ yếu là câu ghép chính phụ - nguyên nhân kết quả và cấu ghép đẳng lập - liệt kê
Ví dụ: Bố con đi làm, mẹ con nấu cơm
Tại vì bạn Lan hư, cô phạt bạn Lan (Trẻ thường hạn chế sử dụng các từ quan hệ)
Trẻ từ 5 - 6 tuổi
Trẻ đã sử dụng đa dạng các loại câu, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế
Trang 32ghép có cấu trúc phức tạp; trẻ hay mắc lỗi khi gặp những đoạn đối thoại làm cho nội dung của truyện không được rõ ràng và tính biểu cảm không cao
Những phương tiện liên kết trong chuyện kể thiếu sự liên kết Trẻ hay dùng các từ chêm xen như: xong, xong là, thì là, một cách tùy tiện làm cho câu chuyện thiếu hẳn mạch lạc Vì vậy, giáo dục ngôn ngữ cho trẻ cần chú ý động viên trẻ nói nững câu đơn giản mở rộng, nói về một hoạt động, trạng thái, dạy trẻ nói các hình thức câu ghép khác nhau giúp trẻ hiểu đúng quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ, cách sử dụng các từ liên kết
1.2.2.4 Những đặc trưng của lời nói mạch lạc
Lời nói của trẻ mang tính tình huống, chủ yếu diễn đạt một cách vội
vàng Ngôn ngữ lời nói mạch lạc đầu tiên của trẻ được cấu tạo từ 2 - 3 câu Trong lứa tuổi mẫu giáo nhỡ sự phát triển lời nói mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hóa vốn từ, lời nói của trẻ trở nên mở rộng hơn, có trật
tự hơn mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện Ở độ tuổi này diễn ra mạnh mẽ
sự phát triển mạnh mẽ lời nói văn cảnh Ở trẻ mẫu giáo lớn, lời nói mạch lạc
đã đạt được trình độ khá cao, trẻ sử dụng câu tương đối chính xác, ngắn gọn
và khi cần thiết mở rộng để trả lời câu hỏi Kĩ năng nhận xét lời nói và câu trả lời của các bạn, bổ sung và sửa chữa các câu trẻ lời đó phát triển 6 tuổi trẻ có thể đặt các câu miêu tả hay theo một chủ đề nào đó cho trước một cách tương đối tuần tự và rõ ràng nhưng trẻ vẫn cần đến mẫu lời nói của cô giáo Kĩ năng truyền đạt trong lời kể, thái độ xúc cảm của mình với các sự vật, hiện tượng trong câu chuyện của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ
1.2.3 Một số lỗi phát âm của trẻ mầm non
Âm tiết của ngôn ngữ là đơn vị âm thanh nhỏ nhất trong lời nói không
thể phân chia được nữa Lúc đầu trẻ hình thành thính giác, âm thanh tức là sự phân biệt các âm của ngôn ngữ còn phát âm chúng sẽ học sau Sự phát âm
Trang 33đúng có liên quan chặt chẽ với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan phát
âm của trẻ
Phát âm đúng là phát âm chính xác những thành phần âm tiết, không ngọng không lắp, biết điều chỉnh âm lượng thể hiện đúng ngữ điệu trong khi nói, biết thể hiện tình cảm qua nét mặt, điệu bộ, nắm được những đặc điểm của văn hóa giao tiếp (ngữ điêu, tư thế, điệu bộ)
Chuẩn phát âm là cách phát âm được được cho là chuẩn Hiện nay, chuẩn phát âm tiếng Việt là chuẩn phát âm Hà Nội bổ sung thêm ba âm s, tr, r
và hai vần ưu, ươu
Trong quá trình học phát âm của trẻ, trẻ phải ghi nhận các âm thanh (nghe bằng tai, nhìn bằng mắt) và tái hiện bằng âm thanh của mình Trẻ tiếp thu âm thanh của tiếng nói một cách dần dần Vào đầu tuổi mẫu giáo, bộ máy máy ngôn ngữ của trẻ đã hình thành, tuy nhiên, khả năng tái tạo ngôn ngữ chưa hoàn chỉnh Trẻ thường nói không đúng một số thành phần khó của âm tiết như phụ âm đầu, âm đệm, âm cuối, thanh ngã, thanh hỏi…Dưới đây là một số lỗi phát âm mà trẻ thường mắc phải
Lỗi về thanh điệu
Trong số các thanh điệu tiếng Việt, thanh hỏi và thanh ngã là hai thanh
có cấu tạo phức tạp
Việc thể hiện thanh ngã với âm điệu gãy ở giữa là cách phát âm khó đối với trẻ Trẻ đã thay thế bằng cách phát âm đơn giản hơn tức là với âm điệu không gãy ở giữa Vì vậy, dễ đồng nhất với âm điệu của thanh sắc
Trang 34Ví dụ: Trẻ phát âm hỏi thành họi, cỏ thành cọ
Đến hết tuổi mẫu giáo, lỗi sai về hai thanh này sẽ được khắc phục hầu như hoàn toàn (miền Bắc) Từ Thanh Hóa trở vào trẻ em thường nói sai thanh điệu hỏi / ngã, trẻ em miền Nam không phân biệt được ba thanh: hỏi / ngã / nặng
Lỗi âm đầu
Trẻ ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ thường có hiện tượng phát âm sai như:
Trẻ thường hay nói lẫn lộn giữa: “l” và “n”
Ví dụ: Con lợn thành con nợn,quả na thành quả la…
Nói lẫn “tr” thành “t” , “kh” thành “h”, “g” thành “h”, “c” thành “t”
Ví dụ: Trăng sáng thành tăng sáng Quả khế thành quả hế Con gà thành con hà Quả cam thành quả tam Con thành ton…
Trang 35Trẻ phát âm sai những âm chính này chủ yếu lầ do nói theo tập quán của địa phương hoặc do nghe chưa chính xác các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi làm cho cấu tạo của âm tiết phức tạp hơn, phát âm khó hơn
Lỗi âm cuối
Trong số phụ âm đứng làm âm cuối thì những cặp “ch”, “nh”, trẻ phát
Lớp 5 tuổi A trường Mầm non Tiên Dược - xã Tiên Dược - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội
Lớp 5 tuổi A trường Mầm non Tân Hưng - xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội
Trang 36
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG LỖI PHÁT ÂM CỦA TRẺ
MẦM NON VÀ NGUYÊN NHÂN
2.1 Thực trạng lỗi phát âm của trẻ mầm non
2.1.1 Vài nét khái quát về trường Mầm non Tiên Dược - xã Tiên Dược - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội và trường Mầm Non Tân Hưng - xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội
Vài nét khái quát về trường Mầm non Tiên Dược - xã Tiên Dược - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội
Trường Mầm non Tiên Dược là trường thuộc xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, với hơn 25 năm hình thành và phát triển, nhà trường
đã liên tục phấn đấu trong sự nghiệp giáo dục và đã đạt được rất nhiều thành tích trong công tác giảng dạy, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ Đội ngũ cán bộ và giáo viên nhà trường khá đông, tổng số là 109 cán bộ và giáo viên, trong đó
có 3 cán bộ quản lí, 80 giáo viên và 26 nhân viên Trong nhiều năm nhà trường.Trường đã hoàn thành nhiệm vụ trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 1 và bắt đầu bước sang giai đoạn 2 Trong nhiều năm trường luôn đạt thành tích cao trong công tác giảng dạy cũng như chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ Hầu hết các giáo viên trong trường đều ở trình độ Cao đẳng sư phạm trở lên có nhiều giáo viên đang theo học hệ Đại học tại chức chuyên ngành Sư phạm Mầm non Năm vừa qua trường Mầm non Tiên Dược được tách thành hai khu: Tiên Dược A và Tiên Dược B Tính đến năm 2015 toàn trường có tổng số là 913 trẻ, được chia thành 21 nhóm lớp, trong đó:
Lớp mẫu giáo lớn: 5 lớp
Lớp mẫu giáo nhỡ: 2 lớp
Lớp mẫu giáo bé: 2 lớp
Nhóm nhà trẻ: 2 nhóm
Trang 37Trường Mầm non Tiên Dược được xây dựng, hình thành và phát triển tại trung tâm của huyện Sóc Sơn – nơi tập trung đầy đủ điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội Hơn nữa, trường Mầm non Tiên Dược là một trong những trường điểm của huyện Sóc Sơn, nên có rất nhiều bậc phụ huynh muốn gửi con em mình học tại trường vì ở đó trẻ sẽ được sống, học tập và vui chơi trong một môi trường khá đầy đủ, thân thiện và được đảm bảo phát triển về mọi mặt
Vài nét khái quát về trường Mầm non Tân Hưng - xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội
Trường Mầm non Tân Hưng là trường thuộc xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội, với hơn 20 năm hình thành và phát triển, nhà trường
đã liên tục phấn đấu trong sự nghiệp giáo dục và đạt được rất nhiều thành tích trong công tác giảng dạy, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Đội ngũ cán bộ và giáo viên nhà trường khá đông, tổng số là hơn 70 cán bộ, nhân viên và giáo viên, trong đó có 3 cán bộ quản lý, 10 nhân viên và 60 giáo viên Giáo viên trong trường hầu như đạt trình độ từ cao đẳng trở lên và có rất nhiều giáo viên đang theo học hệ Đại học tại chức chuyên ngành Giáo dục Mầm non Với lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, và vốn kiến thức khá vững chắc nên hầu hết các giáo viên trong trường đều đã đạt được danh hiệu giáo viên dạy giỏi, còn một
số ít đang trong quá trình phấn đấu Trường hiện có:
Trang 38nên chưa được thực sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu sống, vui chơi cũng như học tập của trẻ
Từ sự khác biệt về đặc điểm của trường, vị trí và đặc trưng của trẻ mà chúng tôi đã lựa chọn hai trường trên Trường Mầm non Tiên Dược được đặt
ở trung tâm của huyện và lại là một trong những trường điểm của huyện Sóc Sơn Còn trường Mầm non Tân Hưng được đặt ở xã Tân Hưng, một xã xa trung tâm Qua việc tìm hiểu, điều tra về hai trường này sẽ phần nào cho chúng ta thấy được thực trạng về lỗi phát âm của trẻ từng địa phương, từng điều kiện khác nhau Từ đó đưa ra được các nguyên nhân và các biện pháp để sửa lỗi phát âm cho trẻ
2.1.2 Điều tra thực trạng
Mục đích điều tra
Tìm hiểu lỗi phát âm của trẻ mẫu giáo lớn:
Trường Mầm non Tiên Dược - xã Tiên Dược - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội
Trường Mầm non Tân Hưng - xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội
Nội dung điều tra
Tình hình phát âm của trẻ mẫu giáo lớn:
Trường Mầm non Tiên Dược - xã Tiên Dược - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội
Trường Mầm non Tân Hưng - xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội
Đặc điểm phát âm của trẻ, của gia đình trẻ và của giáo viên, một số đặc điểm xã hội của gia đình trẻ
Phương pháp điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra dựa trên những phương pháp sau: