0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO TRẺ MẦM NON (KHU VỰC HUYỆN SÓC SƠN THÀNH PHỐ HÀ NỘI) (Trang 52 -52 )

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2.1. Nguyên nhân chủ quan

Do trẻ mầm non ở lứa tuổi này bộ máy phát âm chưa phát triển hoàn

thiện: răng mọc chưa đầy đủ, sự vận động của môi hàm lưỡi chưa hoàn thiện…sẽ dẫn đến phát âm sai lệch.

 Do đặc điểm tâm sinh lí của trẻ ở lứa tuổi này là rất thích bắt chước và có thể bắt chước rất nhanh. Vì vậy khi trẻ sống trong môi trường mọi người thường xuyên phát âm sai thì trẻ có thể sẽ học theo ngay.

 Do trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn ít nói chuyện với mọi người, mới đầu trẻ chỉ nói sai một vài từ nhưng bị mọi người cười chê nên lần sau trẻ sẽ rất ngài giao tiếp.

 Do trẻ ở lứa tuổi này vốn từ còn hạn chế, không có đủ khả năng diễn đạt điều mình mong muốn nên trẻ thường nói lặp đi lặp lại một từ không có nghĩa.

 Do bệnh lí:

Do trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch: gây phát âm khó, thậm chí nghiêm

 Do trẻ bị ngắn lưỡi, đầy lưỡi cũng gây ra phát âm không chuẩn.

 Do trẻ mắc các tật câm điếc (ở mức độ nhẹ và vừa): Trẻ nghe không rõ, không đủ tiếng để nói nên thường nói ngọng, phát âm sai nhiều, đặc biệt là những từ khó.

 Do hậu quả của trẻ bị bại não, viêm não, gập các dây thần kinh ngoại biên điều khiển cơ quan phát âm như: miệng, lưỡi, hàm…kéo theo cả sự co cứng các cơ ở mặt, vai, cổ và tứ chi khiến trẻ khó phát âm.

2.2.2. Nguyên nhân chủ quan

 Trẻ phát âm sai là do tập quán của địa phương, mọi người sống xung quanh trẻ phát âm sai nên trẻ bắt chước hoặc do trẻ nghe chưa chính xác tiếng nói.

 Do độ khó của các phụ âm, nguyên âm và các thanh điệu nên trẻ dễ mắc phải những lỗi phát âm nhất định.

 Về thanh điệu: Thanh hỏi và thanh ngã là hai thanh có cấu tạo phức tạp nêm việc thể hiện thanh ngã với âm điệu gãy ở giữa là cách phát âm khó đối với trẻ. Vì vậy, trẻ sẽ thay thế bằng cách phát âm đơn giản hơn, tức là với

âm điệu không gãy ở giữa nên trẻ dễ đồng nhất với âm điệu của thanh sắc. Ví dụ: Trẻ phát âm ngã thành ngá.

Còn đối với thanh hỏi, quá trình phát âm kéo dài hơn nên đã trở thành khó đối với trẻ vốn có hơi thở ngắn. Vì vậy, khi phát âm trẻ sẽ đồng nhất thanh hỏi với thanh nặng.

Về âm chính: Các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi làm cho cấu

tạo âm tiết phức tạp hơn nên trẻ phát âm khó khăn.

 Về phụ âm đầu: Đây là các phụ âm khó tắc - xát, đầu lưỡi - ngạc cứng làm cho trẻ thường phát âm sai và nhầm lẫn.

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM

CHO TRẺ MẦM NON

Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, đặc điểm phát triển ngôn ngữ,

những lỗi phát âm mà trẻ thường hay mắc phải để đưa ra những biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ một cách hiệu quả

3.1. Sửa lỗi phát âm thông qua trò chuyện với trẻ hằng ngày

Mục đích

 Trò chuyện với trẻ hằng ngày là một trong những biện pháp quan trọng góp phần sửa lỗi phát âm cho trẻ. Giúp cho trẻ mạnh dạ, tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Trẻ có thể nghe và hiểu được nội dung câu nói của người nói chuyện với trẻ, đồng thời trẻ tự nói được những nhu cầu của mình.

 Trò chuyện với trẻ hằng ngày không chỉ làm tăng vốn từ cho trẻ, trẻ sử dụng từ tốt hơn, mạch lạc hơn mà còn giúp người lớn nhận ra trẻ thường phát âm sai ở những lỗi nào để từ đó đưa ra các biện pháp uốn nắn kịp thời.

Yêu cầu

Cuộc nói chuyện phải được diễn ra dưới hình thức thoải mái, tự

nhiên, thân mật để trẻ bộc lộ tự nhiên bản thân.

 Cuộc nói chuyện được diễn ra xoay quanh một chủ đề nhất định và cần xây dựng hệ thống câu hỏi cần hỏi trẻ theo một hệ thống tránh nhàm chán.

 Phải hiểu trẻ, đưa ra những câu hỏi phù hợp với khả năng của trẻ và mang tính chất gợi mở.

Nội dung

 Giáo viên luôn tiếp xúc, trò chuyện với trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Luôn đặt câu hỏi để trẻ trả lời.

Ví dụ: Khi trẻ đang đi dép có thể hỏi trẻ:

 Dép để làm gì? Vì sao phải đi dép

Ví dụ: Trẻ đang chơi xếp hột hạt có thể hỏi trẻ:

 Con đang làm gì đấy?

 Đây là hạt gì?

 Con dùng hạt này để làm gì?...

 Nội dung trò chuyện với trẻ theo chủ đề nhất định mà trẻ đang học Ví dụ:

 Chủ đề “trường mầm non của bé” trò chuyện với trẻ để trẻ biết tên trường, tên lớp, biết trường mình có những khu vực nào, biết trong lớp có những đồ dùng nào...

+ Chủ đề “Bản thân” trò chuyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể mình, cách giữu gìn vệ sinh, trẻ biết đánh răng, rửa mặt, tắm, gội…

3.2. Sửa lỗi phát âm thông qua luyện phát âm theo mẫu cho trẻ

 Đối với trẻ 1 - 3 tuổi, cho trẻ bắt trước người lớn phát âm. Dạy trẻ phát âm theo cô các hợp âm có độ to, nhỏ, nhanh, chậm khác nhau bằng cách cô phát âm mẫu và yêu cầu trẻ nói theo.

Ví dụ: Yêu cầu trẻ nói theo cô âm a a…a…a (kéo dài)

 Đối với trẻ 3 - 6 tuổi cần củng cố, chính xác hóa lại các âm vị Tiếng Việt bằng cách phát âm mẫu rõ ràng, có cường độ vừa phải. Phát âm trước mặt trẻ để trẻ có điều kiện quan sát sự chuyển động của cơ quan phát âm. Với lứa tuổi này giáo viên có thể chỉ ra cho trẻ biết vị trí của các bộ phận phát âm như: môi, răng, độ mở của miệng…(đối với nhũng âm có cấu âm không quá phức tạp) sau đó cho trẻ phát âm lại. Giáo viên nghe và sửa sai cho trẻ.

Ví dụ: Phát âm chữ “u” thì chu môi Phát âm “l” thì uốn lưỡi cong…

3.3. Sửa lỗi phát âm thông qua các trò chơi phát triển ngôn ngữ

Trò chơi được sử dụng rất nhiều và đa dạng, phong phú trong quá trình

phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đây là một phương pháp dạy học thích hợp với trẻ vì trẻ vừa được học, vừa được chơi, đây cũng là một trong những hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mầm non.

3.3.1. Trò chơi luyện thở

 Giáo viên cho trẻ chơi: Thổi bóng bay, thổi chong chóng, ngửi hoa, thổi bong bóng…

 Giáo viên yêu cầu trẻ: Thi xem ai thổi được lâu và mạnh nhất.

 Mục đích: Các trò chơi này sẽ giúp cho trẻ biết cách hít thở đều và biết cách lấy hơi khi nói.Trò chơi này có thể sử dụng trong các hoạt động ngoài trời.

3.3.2. Trò chơi “Cái gì thay đổi”

Mục đích

Sửa lỗi phát âm cho trẻ : thanh hỏi, thanh ngã, âm đầu, âm đệm, âm chính.

Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, phát triển hiểu biết từ và phản ứng nhanh trước các yêu cầu của cô.

 Trò chơi này có thể sử dụng trong hoạt động củng cố, ôn luyện trên các các tiết học.

Chuẩn bị

 Các con vật: con thỏ, con hươu, con nai vàng, con khỉ, con sư tử, con linh dương bằng đồ chơi.

 Mô hình công viên có: cây to, cây nhỏ, cầu trượt, chuồng nuôi các con vật, hàng rào, cổng…

 Đĩa nhạc.

Cách tiến hành

 Trẻ xúm xít xung quanh mô hình công viên để quan sát. Cô yêu cầu trẻ gọi tên tất cả các con vật và các đồ chơi có ở công viên chính xác.

 Sau đó, cô nói “Trời tối, trời tối” - trẻ sẽ nhắm mắt lại và cô sẽ cất một con vật đi. Cô nói “Trời sáng, trời sáng” - trẻ sẽ mở mắt và yêu cầu trẻ gọi tên con vật đã biến mất.

 Tiếp theo, cô có thể đổi vị trí các con vật và yêu cầu trẻ gọi tên con vật đã thay đổi vị trí.

Hoặc cô có thể thêm con vật vào công viên và yêu cầu trẻ gọi tên con vật mới xuất hiện ở công viên.

Cứ chơi như vậy 3 - 4 lần.

Giáo án minh họa

GIÁO ÁN 1

Chủ đề: Thế giới thực vật Trò chơi “Cái gì thay đổi” Lứa tuổi: 3 – 4 tuổi

Thời gian: 7 – 10 phút Số lƣợng trẻ: 15 trẻ I. Mục đích

 Trẻ biết gọi tên đúng các con vật và các đồ vật có trong công viên.

 Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ, tập trung, quan sát, phản ứng nhanh trước những yêu cầu của cô.

 Trẻ biết đoàn kết, hợp tác khi chơi.

II. Chuẩn bị

Các con vật: con thỏ, con hươu, con nai vàng, con khỉ, con linh dương bằng đồ chơi.

Mô hình công viên có: cây to, cây nhỏ, cầu trượt, chuồng nuôi các con vật, hàng rào, cổng…

 Nhạc bài hát: “Đoàn tàu nhỏ xíu”

III. Tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú

 Xúm xít, xúm xít

 Hôm nay, cô thấy lớp mình bạn nào cũng ngoan và học giỏi nên hôm nay cô sẽ thưởng cho chúng mình đi chơi công viên. Các con có muốn đi không nào?

 Bây giờ, các con cùng nhau xếp thành đoàn tàu nối đuôi nhau tới công viên nào. Vừa đi vừa hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”.

 Quanh cô. Quanh cô

 Trẻ lắng nghe  Có ạ  Trẻ thực hiện 2. Tiến hành

 Cô cho trẻ đi tới công viên và đứng thành vòng tròn xung quanh mô hình công viên.

 Các con đang ở đâu?

 Trong công viên có những gì?

 Cô gọi một vài trẻ gọi tên các con vật có ở công viên và cho cả lớp cùng gọi tên.

 Con hươu đang làm gì?

 Trẻ thực hiện

 Ở công viên

 Trẻ thực hiện

 Trẻ thực hiện

 Con gì đang trèo trên cây?

 Con linh dương đang đứng ở đâu?

 Con gì đang chơi với nhau ở gần cổng?

 Các con đã nhớ tên các con vật ở công viên và vị trí của chúng chưa? Các con có muốn chơi cùng các con vật không?

 “Trò chơi, trò chơi”

Bây giờ cô sẽ tổ chức cho chúng mình một trò chơi đó là trò chơi “Con gì thay đổi”

 Cô phổ biến luật chơi:

 Khi cô nói “Trời tối, trời tối”. Các con nhắm hết mắt lại.

 Khi cô nói “Trời sáng, trời sáng”

Các con mở mắt ra và quan sát xem ở công viên các con vật gì đã thay đổi và gọi tên chính xác con vật đó.

 Cô cho trẻ chơi thử

 Cô cho trẻ chơi

 Đảm bảo tất cả trẻ đều nói tên các con vật khi chơi.

 Trẻ phát âm sai cô sửa ngay cho trẻ

 Trẻ trả lời  Trẻ trả lời  Trẻ trả lời  Vâng ạ  “Chơi gì, chơi gì”  Trẻ lắng nghe  Trẻ thực hiện  Trẻ chơi hứng thú 3. Kết thúc

3.3.3. Trò chơi “Chiếc hộp thần kì”

Mục đích

Sửa lỗi phát âm cho trẻ : thanh hỏi, thanh ngã, âm đầu, âm đệm, âm chính.

Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, phát triển hiểu biết từ và phản ứng nhanh trước các yêu cầu của cô.

 Trò chơi này có thể sử dụng trong hoạt động củng cố, ôn luyện trên các các tiết học

Chuẩn bị

Một chiếc hộp bên trong có đựng các loại quả: quả bưởi, quả cam, quả na, quả lựu, quả bầu, quả chuối…

Cách tiến hành

 Cô cho trẻ ngồi hình chữ U, cô đặt hộp ở giữa lớp. Cô mời một trẻ lên cho tay vào trong hộp quà và lấy ra một loại quả. Sau đó, trẻ phát âm tên loại quả đó, rồi cô mời một vài trẻ trong lớp đứng lên phát âm lại và cho cả lớp cùng đồng thanh phát âm. Ngoài ra, cô có thể hỏi trẻ thêm về màu sắc của các loại quả để làm tăng việc phát âm cho trẻ.

 Cứ làm như vậy cho đến khi hết quả trong hộp.

GIÁO ÁN 2

Chủ đề: Thế giới thực vật Trò chơi “Chiếc hộp thần kì” Lứa tuổi: 3 - 4 tuổi

Thời gian: 5 - 7 phút Số lƣợng: 15 trẻ I. Mục đích

 Trẻ phát âm đúng, chính xác tên các loại quả và màu sắc của quả đó.

 Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ, tập trung, quan sát.

 Sửa lỗi phát âm lẫn lộn l với n, âm ưu, uôi, thanh hỏi và thanh ngã

 Trẻ biết đoàn kết, hợp tác khi chơi.

II. Chuẩn bị

 1 chiếc hộp

 Các loại quả để bên trong hộp: Quả bưởi, quả cam, quả na, quả lựu, quả bầu, quả chuối.

III. Tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú

 “Báo tin! Báo tin!”

 Biết tin lớp mình bạn nào cũng ngoan cũng học giỏi nên chị Thỏ Hồng đã gửi tặng cho lớp chúng mình một hộp quà rất đặc biệt đấy. Các con có muốn biết chị Thỏ Hồng đã tặng gì cho chúng mình không?

“Tin gì? Tin gì?”

Trẻ lắng nghe

 Có ạ

hộp quà chị Thỏ Hồng đã tặng gì cho chúng mình.

 Cô cho trẻ cho tay vào trong hộp và lấy ra một loại quả, đưa lên cho cả lớp cùng xem và cô đàm thoại với trẻ:

 Con vừa lấy ra quả gì đây?

(Trẻ phát âm chính xác tên loại quả)

 Quả có màu gì?

 Cô mời một vài trẻ đứng lên phát âm lại tên quả đó.

 Sau đó, cô cho cả lớp đồng thanh phát âm lại.

 Cứ tiếp tục như vậy, cô mời các trẻ khác lên lấy quả trong hộp ra cho đến hết quả.

 Khi lấy hết các loại quả ra, cô đặt quả lên mặt bàn, rồi cho cả lớp phát âm lại tên các loại quả. Những từ khó hoặc từ trẻ hay phát âm sai thì cô cho trẻ nhắc lại nhiều lần. Trẻ thực hiện  Trẻ trả lời  Trẻ trả lời  Trẻ thực hiện  Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện 3. Kết thúc

Cô nhận xét và động viên, khích lệ trẻ.  Trẻ lắng nghe

3.3.4. Trò chơi “Bắt chước tiếng kêu”

Mục đích

 Sửa lỗi phát âm cho trẻ : thanh hỏi, thanh ngã, âm đầu, âm đệm, âm chính thông qua tiếng kêu của các con vật: ủn ỉn, ủn ỉn; be be; rì rì; líu lo líu lo; quạc quạc.

 Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, quan sát, chú ý.

 Trò chơi này có thể sử dụng trong hoạt động củng cố, ôn luyện trên các các tiết học.

Chuẩn bị

 Đồ chơi: con lợn, con dê, con chim, con ong, con vịt.

 Nhạc bài hát

Tiến hành

 Cho trẻ ngồi hình chữ U

 Cô cho lần lượt các con vật xuất hiện và yêu cầu trẻ gọi tên con vật xuất hiện và bắt chước tiếng kêu của con vật đó, cô cho 2 – 3 trẻ đứng lên phát âm rồi cho cả lớp đồng thanh phát âm lại tiếng kêu của con vật được xuất hiện.

 Cứ làm như vậy cho đến khi xuất hiện hết các con vật thì cô cho trẻ chơi theo nhóm với các con vật.

Giáo án minh họa

GIÁO ÁN 3

Chủ đề: Thế giới thực vật

Trò chơi “Bắt chƣớc tiếng kêu” Lứa tuổi: 3 - 4 tuổi

Thời gian: 5 - 7 phút Số lƣợng: 15 trẻ I. Mục tiêu

 Trẻ biết gọi tên các con vật và bắt chước tiếng kêu của các con vật đó chính xác.

 Sửa lỗi phát âm cho trẻ về: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối thông qua các từ: ủn ỉn, ủn ỉn; líu lo, líu lo; quạc quạc quạc; be be; rì rì.

 Rèn cho trẻ chú ý, ghi nhớ, quan sát

 Trẻ biết yêu quý các con vật và tích cự tham gia các hoạt động.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO TRẺ MẦM NON (KHU VỰC HUYỆN SÓC SƠN THÀNH PHỐ HÀ NỘI) (Trang 52 -52 )

×