7. Cấu trúc của khóa luận
3.5. Sửa lỗi phát âm thông qua đọc thơ, các câu nói có vần, đọc bài đồng
dao, tập cho trẻ nói đúng, nói nhanh.
Mục đích
Sửa lỗi phát âm cho trẻ thông qua đọc thơ, các câu nói có vần, đọc bài đồng dao, tập cho trẻ nói đúng, nói nhanh giúp cho trẻ cảm nhận được nhịp điệu của thơ, đồng dao, biết thể hiện lại ngữ điệu, giọng nói, giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện, ghi nhớ có chủ định, khơi gợi ham muốn được nghe, học và kể lại những câu chuyện. Từ đó, sẽ phát hiện ra những lối phát âm của trẻ và dựa vào chính những câu chuyện, bài thơ, đồng dao đó để sửa lỗi phát âm cho trẻ.
Yêu cầu
Các tác phẩm được lựa chọn để sửa lỗi phát âm cho trẻ phải đảm bảo
các yêu cầu sau:
Lựa chọn các tác phẩm phải phù hợp với lứa tuổi của trẻ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ.
Phải biết được lỗi phát âm mà trẻ thường mắc phải để lựa chọn tác phẩm cho phù hợp.
Những tác phẩm được chọn phải được sử dụng vào mục đích sửa lỗi phát âm chứ không chỉ để phát triển vốn từ cho trẻ.
Các tác phẩm được lựa chọn phải có tính thẩm mĩ để gây hứng thú cho trẻ. Từ đó giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động hơn.
Trong quá trình sửa lỗi phát âm cho trẻ giáo viên phải nhẹ nhàng, khích lệ, động viên trẻ, không nên nóng vội, cáu gắt với trẻ.
Một số tác phẩm văn học giúp trẻ sửa lỗi phát âm cho trẻ
Thơ
Xe chữa cháy Mình đỏ như lửa Bụng chứa nước đầy Tôi chạy như bay Hét vang đường phố Nhà nào bốc lửa Tôi dập liền tay Ai gọi chữa cháy?
"Có... ngay! Có... ngay!"
Ăn quả
Bé ăn nhiều quả Người khỏe mạnh ra Bé ăn quả na
Càng thêm rắn chắc Bé ăn quả mận De dẻ hồng hào Bé ăn quả đào
Sạch răng trắng lưỡi Bé ăn quả bưởi Nhiều sinh tố C Bé ăn quả lê
Càng thêm man mát Bé ăn nhiều quả Bé ăn nhiều vào Khỏe mạnh hồng hào
Con rùa
Rì rà rì rà Đội nhà đi chơi Gặp khi trời tối Úp nhà đi ngủ Khi mặt trời ló Lại thò đầu ra Rì rà rì rà. Yêu mẹ Mẹ đi làm Từ sáng sớm Dậy thổi cơm Kho thịt cá Em kề má Được mẹ thơm Ôi mẹ ơi! Yêu mẹ lắm.
Mèo con đi học
Hôm nay trời nắng chang chang Mèo con đi học chẳng mang thứ gì Chỉ mang một cái bút chì
Cu lì bẩn lắm
Cu lì bẩn lắm Chẳng tắm bao giờ Quấn áo nhớp nhơ Mặt mày lem luốc Chân không đi guốc
Nghịch bẩn suốt ngày
Bôi mũi ra tay Chẳng ai yêu cả Một mình buồn quá Thơ thẩn đi chơi Ra góc vườn ngồi Thiu thiu ngủ gật Cả nhà quên mất Chẳng nhớ tới Lì Một lũ chim ri Đi tha hạt cải
Chẳng may đánh vãi Rơi khắp người Lì Lì chẳng biết gì Ba hôm cải mọc Lì bồng thấy ngứa Một tuần lễ sau Cải lên xanh tốt
Hai ba cái lá Cũng đủ bữa xào Vườn cải nhà nào Biết đi thế nhỉ Tức thì lũ trẻ
Xum xít chạy quanh Dứa thì sờ cổ Đứa thì sờ chân Cu Lì xấu hổ Chạy trốn bờ tre Gà mái le te Gọi đàn con nhỏ Bới đất tìm sâu Lì bị bữa đau Vùng lên mà chạy Vừng hay lúc ấy Mẹ gọi Lì ơi Mười một hôm rồi Con đi đâu thế Lì nghe tiếng mẹ Chạy vội về nhà Mẹ không nhận ra Hỏi rằng gì đấy Con Lì đây ạ Mẹ Lì lạ quá Rẽ lá cải ra Ô đúng con nhà ta Đã thành vườn cải Cu Lì sợ hãi
Mẹ chữa cho con Khỏi thành cái vườn Kéo con xấu hổ Mẹ Lì liền dỗ Tắm thì khỏi ngay Rồi mẹ cầm tay Dắt vào buồng tắm Trời tuy rét lắm Nhưng Lì không rên Lì cứ ngồi yên Để cho kỳ cọ Từ đâu đến cổ Mặt mũi gáy tai Lưng bụng chân tay Không đâu còn ghét Từ đầy Lì biết Đòi tắm rửa luôn Lì sợ thành vườn Eo ôi xấu lắm!
- Đồng dao: Nu na nu nống
Nu na nu nống Đánh trống phất cờ Mở cuộc thi dua Chân ai đẹp đẽ Gót đỏ hồng hào Không bẩn tí nào Thì vào đánh trống. Chi chi chành chành Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa đứt cương Ba vương, ngũ đế Bắt dế đi tìm Ù à ù ập
Đống sập cửa vào.
Dung dăng dung dẻ
Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Đi đến nhà trời Lậy cậu lạy mợ Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp Xì xà xì xụp
Ngồi thụp xuống đây
Lộn cầu vồng
Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy Có cô mười bảy
Có chị mười ba Hai chị em ta Ra lộn cầu vồng Nước sông đang chảy Thằng bé lên bảy Con bé lên ba Đôi ta cùng lộn.
Khi sử dụng những biện pháp này phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
Giáo viên luôn luôn là người nêu tấm gương mẫu mực về cách phát âm, dùng từ, dùng câu.
Giáo viên là người nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ và đặc biệt có tính kiên trì để giúp trẻ sửa sai.
Giáo viên cần khai thác triệt để các hoạt động giáo dục trong nhà trường vào việc rèn luyện và phát triển khả năng phát âm cho trẻ được tiến hành mọi lúc, mọi nơi.
Khi trẻ phát âm sai, giáo viên không nên nhắc lại âm sai của trẻ mà cần cung cấp ngay âm đúng và yêu cầu trẻ nói lại.
Giáo viên không bắt trẻ tập nói đi nói lại một âm vị (hay một âm tiết) riêng lẻ nhiều lần một lúc, vì như vậy trẻ dễ bị ức chế, không muốn tập luyện, dễ tạo ra lỗi sai mới trong cách phát âm của trẻ (như nói lắp. nói nhịu).
Giáo viên trao đổi với phụ huynh học sinh về các lỗi phát âm của trẻ để có sự kết hợp giữa gia đình với nhà trường như vậy sẽ đem lại hiệu quả cao.
Trên đây chúng tôi đưa ra năm biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non. Trong qua trình nghiên cứu chúng tôi thấy tất cả các biện pháp đều mang lại những hiệu quả nhất định. Trong quá trình dạy học ở mầm non, chúng ta nên sử dụng các biện pháp trên một cách linh hoạt như vậy sẽ đem lại hiệu quả cao trong sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non.
KẾT LUẬN
Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo là giai đoạn đang hoàn thiện về mọi mặt. Trong quá trình đó không tránh khỏi những sai sót, trẻ thường dễ mắc phải những sai lầm mà chỉ có người lớn mới có thể giúp trẻ sửa chữa. Trong đó, ngôn ngữ là một lĩnh vực quan trọng nhất trong quá trình phát triển tư duy của trẻ. Trẻ cũng mắc những lỗi phát âm nhất định mà tự bản thân trẻ không thể sửa bởi vậy trong quá trình điều tra thực trạng lỗi phát âm của trẻ tại hai trường mầm non, chúng tôi đã tìm ra được nguyên nhân mắc lỗi phát âm của trẻ đồng thời cũng xây dựng một số biện pháp để sửa lỗi phát âm cho trẻ nhằm giúp cho trẻ phát âm chính xác, rõ ràng, mạch lạc.
Qua điều tra thực trạng trẻ mắc lỗi cơ bản vì ba nguyên nhân chính đó là: Do đặc điểm tâm lý của trẻ chưa ổn định, đặc điểm sinh lý chưa hoàn thiện, do đặc điểm gia đình và giáo viên. Dựa vào cơ sở lí luận và thực tiễn phát âm của trẻ ở hai trường: Trường Mầm non Tiên Dược – xã Tiên Dược – huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội và trường Mầm non Tân Hưng – xã Tân Hưng – huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội. Chúng tôi đưa ra năm biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ. Đó là:
Sửa lỗi phát âm thông qua trò chuyện với trẻ hằng ngày.
Sửa lỗi phát âm cho trẻ thông qua luyện phát âm theo mẫu.
Sửa lỗi phát âm cho trẻ thông qua trò chơi phát triển ngôn ngữ
Sửa lỗi phát âm cho trẻ thông qua sử dụng đồ dùng trực quan.
Sửa lỗi phát âm cho trẻ thông qua đọc thơ, các câu nói có vần, đọc bài đồng dao, tập cho trẻ nói đúng, nói nhanh.
Việc sử dụng những biện pháp này đúng đắn sẽ đem lại hiệu quả tốt đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ sẽ phát âm đúng hơn. Hơn nữa còn giúp trẻ mở rộng vốn từ, mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp tốt hơn, tự tin hơn và phát triển toàn diện hơn về mọi mặt.
Nếu được trở lại đề tài này chúng tôi xin phát triển đề tài này ở phạm vi rộng hơn, không chỉ các quận huyện trong thành phố Hà Nội mà cả các tỉnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Thanh Âm (2006), Giáo dục Mầm non, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm. 2. Đào Thanh Âm (2006), Giáo dục Mầm non, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm. 3. Đào Thanh Âm (2006), Giáo dục Mầm non, tập 3, Nxb Đại học Sư phạm. 4. Đỗ Thị Lương Huệ (2006), “Một số biện pháp rèn phát âm l – n cho trẻ 5
tuổi”, Tạp chí Giáo dục Mầm non số 3.
5. Nguyễn Xuân Khoa (2003), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, Nxb Đại học Sư phạm.
6. Nguyễn Xuân Khoa (2006), Tiếng Việt giáo trình đào tạo giáo viên mầm non tập 1, Nxb Đại học Sư phạm.
7. Nguyễn Xuân Khoa (2006), Tiếng Việt giáo trình đào tạo giáo viên mầm non tập 2, Nxb Đại học Sư phạm.
8. Đinh Thị Luyến(2006), “Tìm hiểu về chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Hàn Quốc”, Tạp chí Giáo dục Mầm non số 1.
9. Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức (2005), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Đinh Hồng Thái (2006), Giáo trình phương pháp phát triển lời nói cho trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm.
11. Nguyễn Thị Minh Thảo (2013), “Mục tiêu phát triển lĩnh vực ngôn ngữ trong chương trình Giáo dục Mầm non New Zealand”, Tạp chí Giáo dục mầm non số 2.
12. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2006), Giáo dục Mầm non lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Sư phạm.
13. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2006), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb Đại học Sư phạm.
14. Dương Thị Giác Vũ (2014), “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi bằng biện