1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp phát triển mê kông – chi nhánh cần thơ

72 281 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 792,85 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHAN HỒNG VÂN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 Tháng 11 - Năm 2013 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHAN HỒNG VÂN MSSV: LT11095 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Th.s PHẠM XUÂN MINH Tháng 11 - Năm 2013 ii LỜI CẢM TẠ Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giảng dạy tại trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập để tôi có thể vận dụng vào bài nghiên cứu của mình; cám ơn ban lãnh đạo và các anh chị tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – Chi nhánh Cần Thơ đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực tập. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Phạm Xuân Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Nhờ có sự hướng dẫn tận tình của thầy mà tôi đã có thể phát hiện ra những sai sót của mình và đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Do kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của tôi còn hạn hẹp nên luận văn khó tránh được nhũng khuyết điểm, sai sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, ban lãnh đạo cùng các anh chị trong MDB – Cần Thơ để đề tài này được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô, ban lãnh đạo và các anh chị MDB – Cần Thơ luôn được dồi dào sức khoẻ, công tác tốt! Cần Thơ, Ngày … Tháng … Năm … Người Thực Hiện PHAN HỒNG VÂN i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Nếu sao chép tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Cần Thơ, Ngày … Tháng … Năm … Người Thực Hiện PHAN HỒNG VÂN ii MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ------------------------------------------------------------- 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ----------------------------------------------------- 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU --------------------------------------------------------- 2 1.2.1. Mục tiêu chung --------------------------------------------------------------- 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể --------------------------------------------------------------- 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ----------------------------------------------------------- 2 1.3.1. Không gian -------------------------------------------------------------------- 2 1.3.2. Thời gian ---------------------------------------------------------------------- 2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu -------------------------------------------------------- 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ------ 4 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN -------------------------------------------------------------------- 4 2.1.1. Những vấn đề về ngân hàng ------------------------------------------------ 4 2.1.1.1. Ngân hàng thương mại ---------------------------------------------------- 4 2.1.1.2. Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại --------------------- 4 2.1.2. Tín dụng ngân hàng ---------------------------------------------------------- 5 2.1.2.1. Khái niệm tín dụng --------------------------------------------------------- 5 2.1.2.2. Nguyên tắc tín dụng ------------------------------------------------------- 5 2.1.2.3. Điều kiện cấp tín dụng----------------------------------------------------- 5 2.1.2.4. Nhu cầu cấp tín dụng ------------------------------------------------------ 5 2.1.2.5. Phân loại tín dụng ---------------------------------------------------------- 6 2.1.3. Các nhóm nợ trong hoạt động tín dụng------------------------------------ 7 2.1.4 Nghiệp vụ cấp tín dụng trung và dài hạn ---------------------------------- 8 2.1.4.1. Nghiệp vụ cấp tín dụng cho dự án đầu tư ------------------------------- 8 2.1.4.2. Nghiệp vụ cấp tín dụng dưới hình thức cho thuê tài chính ----------- 9 2.1.5. Một số chỉ tiêu phân tích -------------------------------------------------- 10 2.1.5.1. Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động ----------------------------------- 10 2.1.5.2. Tỷ lệ dư nợ TDH trên tổng tài sản ------------------------------------- 10 iii 2.1.5.3. Tỷ lệ dư nợ TDH trên tổng dư nợ -------------------------------------- 10 2.1.5.4. Hệ số thu nợ--------------------------------------------------------------- 11 2.1.5.5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ------------------------------------------- 11 2.1.5.6. Vòng quay vốn tín dụng ------------------------------------------------- 11 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ------------------------------------------------ 11 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu --------------------------------------------- 11 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu -------------------------------------------- 11 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ ---------------------------------------------------- 13 3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG------------------------------------------------ 14 3.1.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông ---------- 14 3.1.2. Quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – Chi nhánh Cần Thơ ---------------------------------------------------------------------------- 15 3.1.3. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – Chi nhánh Cần Thơ ------------------------------------------------------------------------------------ 16 3.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ------------ 17 3.2.1 Thu nhập --------------------------------------------------------------------- 19 3.2.2 Chi phí ------------------------------------------------------------------------ 19 3.2.3 Lợi nhuận--------------------------------------------------------------------- 20 3.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG ------------------------- 21 3.3.1 Thuận lợi --------------------------------------------------------------------- 21 3.3.2 Khó khăn --------------------------------------------------------------------- 21 3.4. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG -------------------- 21 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG - CHI NHÁNH CẦN THƠ---------------------------------------------------------------------------------------- 23 4.1. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG ----------------------------- 23 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG-------------------------------------------------------------------------------------- 26 4.2.1. Doanh số cho vay trung và dài hạn -------------------------------------- 26 4.2.1.1. Theo thành phần kinh tế ------------------------------------------------- 26 4.2.1.2. Theo mục đích sử sụng vốn --------------------------------------------- 29 4.2.2. Doanh số thu nợ trung và dài hạn ---------------------------------------- 32 iv 4.2.2.1. Theo thành phần kinh tế ------------------------------------------------- 32 4.2.2.2. Theo mục đích sử sụng vốn --------------------------------------------- 35 4.2.3. Dư nợ trung và dài hạn ---------------------------------------------------- 37 4.2.3.1. Theo thành phần kinh tế ------------------------------------------------- 37 4.2.3.2. Theo mục đích sử sụng vốn --------------------------------------------- 39 4.2.4. Nợ xấu trung và dài hạn --------------------------------------------------- 42 4.2.4.1. Theo thành phần kinh tế ------------------------------------------------- 42 4.2.4.2. Theo mục đích sử sụng vốn --------------------------------------------- 44 4.2.4.3. Theo nhóm nợ ------------------------------------------------------------ 46 4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN THÔNG QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU --------------------------------------------------- 48 4.3.1. Dư nợ TDH trên vốn huy động ------------------------------------------- 48 4.3.2. Dư nợ TDH trên tổng dư nợ ---------------------------------------------- 48 4.3.3. Dư nợ TDH trên tổng tài sản---------------------------------------------- 49 4.3.4. Hệ số thu nợ ----------------------------------------------------------------- 49 4.3.5. Tỷ lệ nợ xấu ----------------------------------------------------------------- 53 4.3.6. Vòng quay vốn tín dụng --------------------------------------------------- 53 CHƯƠNG 5: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – CHI NHÁNH CẦN THƠ -------------------------------------------------------------------- 54 5.1. THÀNH TỰU ----------------------------------------------------------------------- 54 5.2. TỒN TẠI ----------------------------------------------------------------------------- 55 5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ---------------------------------------------------------------------------------- 56 5.3.1. Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn --------- 56 5.3.2. Đối với công tác nhân sự -------------------------------------------------- 57 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ--------------------------------------- 58 6.1. KẾT LUẬN -------------------------------------------------------------------------- 58 6.2. KIẾN NGHỊ-------------------------------------------------------------------------- 58 6.2.1. Đối với NHNN và các cơ quan ban ngành có liên quan -------------- 58 6.2.2. Đối với Hội Sở -------------------------------------------------------------- 58 v DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Khái quát hoạt động kinh doanh của MDB - Cần Thơ qua 3 năm 20102012 ---------------------------------------------------------------------------------------- 18 Bảng 3.1: Khái quát hoạt động kinh doanh của MDB - Cần Thơ 6 tháng đầu năm ---------------------------------------------------------------------------------------- 18 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của MDB – Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 --- 25 Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của MDB – Cần Thơ 6 tháng đầu năm ---------- 27 Bảng 4.3: Doanh số cho vay trung và dài hạn của MDB – Cần Thơ theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2010-2012 ---------------------------------------------------- 28 Bảng 4.4: Doanh số cho vay trung và dài hạn của MDB - Cần Thơ theo thành phần kinh tế 6 tháng đầu năm ----------------------------------------------------------- 28 Bảng 4.5: Doanh số cho vay trung và dài hạn của MDB - Cần Thơ theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2010-2012 ---------------------------------------------------- 31 Bảng 4.6: Doanh số cho vay trung và dài hạn của MDB - Cần Thơ theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm ----------------------------------------------------------- 31 Bảng 4.7: Doanh số thu nợ trung và dài hạn của MDB – Cần Thơ theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2010-2012 ----------------------------------------------------------- 34 Bảng 4.8: Doanh số thu nợ trung và dài hạn của MDB – Cần Thơ theo thành phần kinh tế 6 tháng đầu năm ----------------------------------------------------------------- 34 Bảng 4.9: Doanh số thu nợ trung và dài hạn của MDB – Cần Thơ theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2010-2012 ---------------------------------------------------- 36 Bảng 4.10: Doanh số thu nợ trung và dài hạn của MDB – Cần Thơ theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm ----------------------------------------------------------- 36 Bảng 4.11: Dư nợ trung và dài hạn của MDB – Cần Thơ theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2010-2012 -------------------------------------------------------------------- 38 Bảng 4.12: Dư nợ trung và dài hạn của MDB – Cần Thơ theo thành phần kinh tế 6 tháng đầu năm -------------------------------------------------------------------------- 38 Bảng 4.13: Dư nợ trung và dài hạn của MDB – Cần Thơ theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2010-2012 --------------------------------------------------------------- 41 Bảng 4.14: Dư nợ trung và dài hạn của MDB – Cần Thơ theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm --------------------------------------------------------------------- 41 Bảng 4.15: Nợ xấu trung và dài hạn của MDB – Cần Thơ theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2010-2012 -------------------------------------------------------------------- 43 vi Bảng 4.16: Nợ xấu trung và dài hạn của MDB – Cần Thơ theo thành phần kinh tế 6 tháng đầu năm -------------------------------------------------------------------------- 43 Bảng 4.17: Nợ xấu trung và dài hạn của MDB – Cần Thơ theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2010-2012 --------------------------------------------------------------- 45 Bảng 4.18: Nợ xấu trung và dài hạn của MDB – Cần Thơ theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm --------------------------------------------------------------------- 45 Bảng 4.19: Nợ xấu trung và dài hạn của MDB – Cần Thơ theo nhóm nợ qua 3 năm 2010-2012 --------------------------------------------------------------------------- 47 Bảng 4.20: Nợ xấu trung và dài hạn của MDB – Cần Thơ theo nhóm nợ 6 tháng đầu năm ----------------------------------------------------------------------------------- 47 Bảng 4.3.1: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng trung và dài hạn qua 3 năm 2010-2012 --------------------------------------------------------------------------- 51 Bảng 4.3.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng trung và dài hạn 6 tháng đầu năm ----------------------------------------------------------------------------------- 51 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MDB – Cần Thơ -----------------------------------17 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TMCP : Thương mại cổ phần NHTM : Ngân hàng Thương mại NHNN : Ngân hàng Nhà nước MDB : Ngân hàng Phát triển Mê Kông MXBank : Ngân hàng Mỹ Xuyên TDH : Trung và dài hạn FFH : Fullerton Financials Holding ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ngân hàng với vai trò vừa là “người đi vay” vừa là “người cho vay”, huy động vốn tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi, đưa vào lưu thông tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế phát triển. Đặc biệt trong những năm gần đây nhu cầu về vốn của nền kinh tế rất lớn, do đó vai trò của ngân hàng ngày càng quan trọng thể hiện qua hai nghiệp vụ chính là: huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế và trong dân cư, sau đó phân phối lại tất cả nguồn vốn cho nền kinh tế có nhu cầu sản xuất kinh doanh một cách hợp lý để sử dụng vốn có hiệu quả ngày càng đưa nền kinh tế đất nước phát triển bền vững và ổn định. Tín dụng trung và dài hạn là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm trở lên, thường cung cấp cho nhu cầu vốn mua sắm tài sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh. Nghiệp vụ cho vay trung và dài hạn có độ rủi ro cao hơn với cho vay ngắn hạn nên tỷ trọng của nghiệp vụ cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và ngày càng phát triển nên nhu cầu vốn trung và dài hạn để phục vụ cho nên kinh tế là rất lớn. Ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông với hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, là ngân hàng đạt danh hiệu “Thương hiệu tiêu biểu Typical Brand 2013”, là ngân hàng đầu tiên sử dụng công nghệ nhận diện dấu vân tay tại Việt Nam. Chi nhánh của ngân hàng tại Cần Thơ đi vào hoạt động từ ngày 10/12/2009 và nghiệp vụ cho vay trung và dài hạn là một trong những nghiệp vụ quan trọng, mang lại nguồn thu ổn định, lâu dài và tốn ít chi phí nghiệp vụ cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng trung và dài hạn lại tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn tín dụng ngắn hạn. Vì vậy, ngân hàng phải lựa chọn và thẩm định khách hàng một cách thận trọng nhằm hạn chế việc sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả làm ảnh hưởng đến khả năng chi trả trong tương lai. Nhận thấy tầm quan trọng của nghiệp vụ tín dụng trong hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng trung và dài hạn nên tôi chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – Chi nhánh Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Việc thục hiện đề tài nhằm giúp ngân hàng thấy được những 1 thuận lợi và khó khăn tại thời điểm hiện tại qua đó đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn và phát huy những thế mạnh hiện có, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng trung và dài hạn nói riêng. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – Chi nhánh Cần Thơ để rút ra những ưu điểm và nhược điểm trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Qua đó, đề xuất các giải pháp phù hợp với hoạt động thực tiễn tại ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu 1: Đánh giá khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng qua 3 năm từ 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thông qua các chỉ tiêu: thu nhập, chi phí, lợi nhuận. Mục tiêu 2: Đánh giá tình hình nguồn vốn của ngân hàng, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu trung và dài hạn của ngân hàng qua 3 năm từ 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Mục tiêu 3: Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tín dụng: hệ số dư nợ trên vốn huy động, hệ số dư nợ trên tổng tài sản, dư nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ, hệ số thu nợ, tỷ lệ nợ xấu và vòng quay vốn tín dụng. Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp giúp ngân hàng nâng cao hoạt động cho vay trung và dài hạn. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian: Luận văn tốt nghiệp được nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – Chi nhánh Cần Thơ. 1.3.2. Thời gian: Số liệu được thu thập trong 3 năm từ năm 2010 đến 2012 và 6 tháng năm 2013. 1.3.3. Đối tưọng nghiên cứu 2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – Chi nhánh Cần Thơ. 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 2.1.1. Những vấn đề về ngân hàng: 2.1.1.1. Ngân hàng thương mại: (Pháp Lệnh các tổ chức tín dụng, 1990) “NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. 2.1.1.2. Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại: (Luật Các Tổ Chức Tín Dụng, 2010) “1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác. 2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài. 3. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây: a) Cho vay; b) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; c) Bảo lãnh ngân hàng; d) Phát hành thẻ tín dụng; đ) Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế; e) Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. 4. Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. 5. Cung ứng các phương tiện thanh toán. 6. Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây: a) Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; 4 b) Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.” 2.1.2. Tín dụng ngân hàng: (Thái Văn Đại, 2012, Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại.) 2.1.2.1. Khái niệm tín dụng: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. 2.1.2.2. Nguyên tắc tín dụng: - Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. - Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. 2.1.2.3. Điều kiện cấp tín dụng: - Có năng lực pháp lực dân sự, có năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tư, có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. - Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2.1.2.4. Nhu cầu cấp tín dụng: - Ngân hàng cho vay các đối tượng sau: + Giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ,... + Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung và dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó. 5 - Ngân hàng không cho vay các nhu cầu vốn sau: + Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi. + Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm. + Để đáp ứng các nhu cầu chính của các giao dịch mà pháp luật cấm + Để trả nợ gốc và lãi vay cho các tổ chức tín dụng khác hay cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn. + Để nộp thuế. 2.1.2.5. Phân loại tín dụng: Tùy theo phương phức phân loại mà tín dụng được phân thành nhiều loại khác nhau. - Thời hạn tín dụng + Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. + Tín dụng trung hạn: là tín dụng có thời hạn từ 1 – 5 năm, được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. + Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn. - Đối tượng tín dụng + Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất. Tín dụng vốn lưu động thường được sử dụng để cho vay bù đắp mức vốn lưu động, thiếu hụt tạm thời. + Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản cố định. Loại này được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. Thời hạn cho vay là trung hạn và dài hạn. 6 - Mục đích sử dụng vốn + Tín dụng sản xuất và lưu động hàng hóa: là loại cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa. + Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng: như mua sắm nhà cửa, xe cộ, các hàng hóa bền chắc và cả những nhu cầu hàng ngày. Tín dụng tiêu dùng có thể được cấp phát dưới hình thức bằng tiền hoặc dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. - Chủ thể trong quan hệ tín dụng + Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. + Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân. + Tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng trong đó Nhà nước là người đi vay (như hình thức phát hành công trái, kỳ phiếu kho bạc). 2.1.3. Các nhóm nợ trong hoạt động tín dụng Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN thì hoạt động tín dụng ở ngân hàng chi thành các nhóm nợ sau: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) - Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày mà tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu). 7 - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định. - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định. 2.1.4. Nghiệp vụ cấp tín dụng trung và dài hạn: (Thái Văn Đại, 2012, Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại.) 2.1.4.1. Nghiệp vụ cấp tín dụng cho dự án đầu tư: Dự án đầu tư là một bộ phận quan trọng trong tổng thể phát triển trong nền kinh tế. Mỗi một dự án có mục tiêu đầu tư khác nhau nên cũng có quy mô khác 8 nhau. Đối với dự án muốn được ngân hàng tài trợ vốn phải là những dự án được cấp phép đầu tư và là những dự án khả thi và có hiệu quả. Như vậy, các doanh nghiệp và chủ đầu tư phải chứng minh được dự án của mình là một dự án khả thi bằng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của dự án. Quy trình cho vay dự án đầu tư: - Tiếp nhận dự án. - Nhân viên tín dụng thẩm định tính khả thi của dự án. - Lãnh đạo ngân hàng quyết định việc cấp tín dụng. - Ký kết hợp đồng tín dụng và thỏa thuận các điều khoản tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. - Ngân hàng giải ngân cho khách hàng. - Ngân hàng kiểm tra các điều kiện sử dụng vốn. - Khách hàng hoàn tất việc trả nợ gốc và lãi, tất toán hợp đồng tín dụng. 2.1.4.2. Nghiệp vụ cấp tín dụng dưới hình thức cho thuê tài chính: Cho thuê tài chính là một hoạt động tài trợ tài chính trung và dài hạn thông qua việc mua cho thuê máy móc thiết bị và các tài sản khác. Bên cho thuê sẽ mua máy móc thiết bị và các tài sản theo yêu cầu của bên thuê giao cho bên đi thuê được sử dụng và người thuê có trách nhiệm thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận và không được hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn. Trong tài trợ cho thuê tài chính, khi kết thúc thời hạn hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu khi mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê hoặc trả lại tài sản theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng. Quy trình cho thuê tài chính: - Khách hàng và nhà cung cấp thỏa thuận với nhau về việc chọn lựa tài sản thuê. - Khách hàng đến liên hệ bên cho thuê để làm thủ tục thuê. - Bên cho thuê đồng ý thì bên cho thuê sẽ ký hợp đồng với nhà cung cấp để mua thiết bị hay tài sản của hợp đồng cho thuê - Ký hợp đồng với bên cho thuê xong, nhà cung cấp sẽ tiến hành giao hàng và lắp đặt tài sản cho người đi thuê sử dụng. 9 - Bên cho thuê thanh toán tiền mua thiết bị, máy móc cho nhà cung cấp. - Khách hành thuê sẽ thanh toán tiền thuê theo định kỳ cho bên cho thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng. 2.1.5. Một số chỉ tiêu phân tích: 2.1.5.1. Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động Chỉ tiêu này xác định khả năng cho vay của ngân hàng hay hiệu quả đầu tư: 100 đồng vốn huy động được đem cho vay được bao nhiêu đồng. Tổng dư nợ Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động = Tổng vốn huy động 2.1.5.2. Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản Đây là chỉ số tính toán mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng hay nói cách khác, chỉ số này giúp nhà phân tích xác định quy mô tín dụng của ngân hàng. Tổng dư nợ Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản = Tổng tài sản 2.1.5.3. Tỷ lệ dư nợ TDH trên tổng dư nợ: Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn. Chỉ số này giúp nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý chưa và có giải pháp điều chỉnh kịp thời. Tỷ lệ dư nợ TDH trên Dư nợ TDH = tổng dư nợ Tổng dư nợ 10 2.1.5.4. Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu đo lường khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, nghĩa là 100 đồng đem cho vay thì ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng. Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = Doanh số cho vay 2.1.5.5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ: Chỉ tiêu này cho biết chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này cao cho thấy chất lượng tín dụng thấp, rủi ro tín dụng cao và ngược lại. Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dư nợ 2.1.5.6. Vòng quay vốn tín dụng: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ luân chuyển của vốn tín dụng. Chỉ tiêu này càng lớn thì vòng quay vốn tín dụng càng nhanh và ngược lại. Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu sử dụng trong bài luận văn là số liệu thứ cấp được thu thập tại Phòng kinh doanh – Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu: Mục tiêu 1: Phân tích kết quả hoạt động của ngân hàng chủ yếu sử dụng phương pháp biểu bảng, bằng cách phân loại số liệu theo từng khoản mục và tính chất trình bày theo các năm trong các biểu bảng. Bên cạnh đó, kết hợp với phương pháp so sánh và phương pháp phân tích để thấy được sự biến động qua các năm. 11 Mục tiêu 2: Từ số liệu thứ cấp được thu thập từ Ngân hàng, phân tích các chỉ tiêu theo phương pháp so sánh (số tuyệt đối và số tương đối) qua 3 năm từ năm 2010 đến 2012; 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 để thấy được sự biến động và tốc độ tăng trưởng của các khoản mục giữa kỳ này so với kỳ trước. Đồng thời, đề tài sử dụng phương pháp tỷ trọng để xem xét sự biến động về cơ cấu của các khoản mục nghiên cứu trên tổng thể. Mục tiêu 3: Đánh giá tình hình cho vay trung và dài hạn của ngân hàng bằng phương pháp so sánh sự biến động của các chỉ tiêu tài chính qua các kỳ để từ đó tìm ra các điểm yếu, điểm mạnh cũng như những nguyên nhân gây ra sự biến động đó. Mục tiêu 4: Tổng hợp các vấn đề đã phân tích để tìm ra những tồn tại và từ đó đề xuất một số giải pháp giúp Ngân hàng nâng cao hoạt động cho vay trung và dài hạn. a. Phương pháp so sánh: + So sánh bằng số tuyệt đối phản ánh quy mô, khối lượng của chỉ tiêu. ∆ tuyệt đối = thực tế năm sau – thực tế năm trước + So sánh bằng số tương đối biểu hiện bằng số lần hoặc phần trăm phản ánh tình hình của chỉ tiêu. Thực tế năm sau - Thực tế năm trước ∆ tương đối = x 100% Thực tế năm trước b. Phương pháp biểu bảng : Thống kê các số liệu thông qua các bảng số liệu, sơ đồ. 12 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG: 3.1.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG Tên ngắn: NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG Tên viết tắt: MDB Vốn điều lệ: 3.750 tỉ đồng Lĩnh vực hoạt động: Ngân hàng Hội sở chính: 248 Trần Hưng Đạo, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang, Việt Nam Tel: (076) 3841706 / Fax: (076) 3841006 Email: mdb@mdb.com.vn Website: www.mdb.com.vn Ngày 12/10/1992, Ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên được thành lập với vốn điều lệ ban đầu 303 triệu đồng, với trụ sở chính đặt tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Năm 1999: Khai trương phòng giao dịch đầu tiên – phòng giao dịch Vĩnh An tại Huyện Châu Thành, An Giang Năm 2000 – 2005: Từng bước tăng vốn điều lệ lên 24,75 tỷ đồng, khai trương phòng giao dịch Châu Đốc và Tân Châu Năm 2006: Ký kết hợp tác chiến lược với Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank), tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng vào cuối năm 2006 Năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng và ký kết hợp tác chiến lược với Công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Nam Việt và Công ty TNHH Áng Mây. Tiếp tục mở rộng mạng lước hoạt động trong tỉnh An Giang thông qua khai trương hàng loạt các điểm giao dịch: Châu Phú, Châu Thành, CN Châu Đốc… 13 Ngày 11/10/2007, được NHNN chấp thuận trên nguyên tắc việc chuyển đổi lên Ngân hàng đô thị. Ngày 13/11/2009, Ngân hàng được NHNN chấp thuận đổi tên NGÂN HÀNG TMCP MỸ XUYÊN (MXBank) thành NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG (MDB). Năm 2010: MDB khi ký kết chiến lược với công ty đầu tư tài chính Fullerton Financials Holding (FFH) – công ty 100% vốn của Teamasek Holdings – một tập đoàn tài chính hàng đầu của chính phủ Singapore. Sự liên minh này cũng đã giúp đưa Vốn Điều Lệ của MDB tăng từ 50 triệu USD lên 150 triệu USD (3.000 tỷ VNĐ). FFH cũng bắt đầu triển khai áp dụng những thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế của ngành ngân hàng tại MDB. Năm 2011: đã mở ra một chương mới trong chiến lược phát triển của MDB khi cùng với cổ đông chiến lược FFH, MDB tiếp tục tăng Vốn Điều Lệ thành công lên 3,750 tỷ VNĐ (187.5 triệu USD). Trong năm, MDB cũng đã đưa vào hoạt động 8 chi nhánh và 1 phòng giao dịch kiểu mẫu hiện đại, đột phá trong lối kiến trúc được đưa vào hoạt động trên khắp cả nước; là năm mà chất lượng sản phẩm - dịch vụ được nâng tầm vượt bậc nhằm phục vụ tốt nhất cho phân khúc khách hàng mục tiêu đại chúng… Tất cả các sự kiện này minh chứng cho một MDB bền vững, mục tiêu đầu tư mang tính chiến lược lâu dài luôn vì lợi ích của khách hàng. Năm 2012: MDB là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á ra mắt thành công chiếc Thẻ Ghi Nợ Nội Địa – MDB Debit Card sử dụng xác thực bằng vân tay. Tại buổi họp báo giới thiệu sản phẩm Thẻ được tổ chức vào tháng 8/2012, hơn 40 báo/ website/ đài truyền hình trong nước và hơn 20 báo/ website nước ngoài (Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore…) đồng loạt đăng tải tin tức về họp báo nói riêng và công nghệ sinh trắc học của thẻ MDB Debit nói chung. Năm 2012 cũng là năm MDB chính thức đưa vào sử dụng hệ thống ngân hàng lõi Core Banking và hệ thống Quản lý Quan hệ Khách hàng CRM chỉ sau 8 tháng triển khai. Ngày 15/01/2013 MDB tiếp tục cung cấp dịch vụ Ngân hàng Trực tuyến Cá nhân (Internet Banking). Ngày 12/3/2013, MDB chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác với Bảo hiểm Nhân thọ Manulife Việt Nam. Sự hợp tác này sẽ góp phần hỗ 14 trợ MDB triển khai mô hình dịch vụ tài chính một cửa (one-stop service), có thể cung cấp đồng thời các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư. Kinh nghiệm 20 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã đưa MDB trở thành ngân hàng thấu hiểu sâu sắc nhu cầu và những bận tâm của người dân Việt Nam. Nay kết hợp với kinh nghiệm quốc tế của đối tác chiến lược nước ngoài Fullerton trong việc mang đến những sản phẩm - dịch vụ ngân hàng chuyên biệt dành cho từng cá nhân đã giúp làm giàu cuộc sống của người dân tại nhiều nước trên thế giới, MDB đã và đang có điều kiện để áp dụng các lợi thế của mình nhằm giúp “Làm giàu cuộc sống, Chắp cánh thành công”, luôn đồng hành trên mọi bước đường phát triển của cộng đồng Việt Nam. 3.1.2. Quá trình phát triển Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – Chi Nhánh Cần Thơ Ngày 10/12/2009, Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB) được Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ký chấp thuận đề nghị mở chi nhánh tại thành phố Cần Thơ, căn cứ theo Quyết Định chuẩn y của NHNN: Quyết định số 9715/ NHNN – TTCSNH. Vào lúc 8h ngày 25/02/2010, MDB đã tiến hành tổ chức lễ khai trương và đưa vào hoạt động Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – Chi nhánh Cần Thơ. Trụ sở MDB – Cần Thơ đặt tại số 89-91 Trần Hưng Đạo, phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Do vừa mới bắt đầu hoạt động nên MDB gặp không ít khó khăn, nhưng với sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, công nhân viên của chi nhánh thì MDB đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Sau hơn 3 năm hoạt động, ngân hàng không ngừng đổi mới hoạt động kinh doanh, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, an toàn, bền vững, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của mình trong quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố. Ngân hàng đã từng bước hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phân định các phòng ban theo mô hình hợp lý, tăng cường hoạt động và hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng mạng lưới, kết nối hệ thống ATM với các ngân hàng khác, thực hiện liên kết kinh doanh với các siêu thị, của hàng trong thành phố, đa dạng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Ngày 28/10/2010, MDB chính thức khai chương và đưa vào hoạt động quỹ tiết kiệm Ô Môn.. Hiện nay, ngân hàng đã thành lập được tổng cộng được 3 quỹ tiết kiệm là: 15 - Quỹ tiết kiệm Ô Môn – đặt tại Đường 26/3, Khu Vực 4, Phường Châu Văn Liêm, Quận Ô Môn, TP. Cần Thơ. - Quỹ tiết kiệm An Hòa – đặt tại số 36/51A Trần Việt Châu, phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. - Quỹ tiết kiệm Tây Đô – đặt tại số 172 đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – Chi nhánh Cần Thơ: GIÁM ĐỐC Phòng Hoạt Động Bộ phận dịch vụ khách hàng Phòng Kinh Doanh Bộ phận hành chính ngân quỹ Bộ phận hỗ trợ Bộ phận kinh doanh Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MDB – Cần Thơ Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ GIÁM ĐỐC: Là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh và thực hiện các chính sách, tổ chức xây dựng phương án kinh doanh, phương thức hoạt động theo sự chỉ đạo của Tổng giám đốc. Có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu học tập, hướng dẫn thi hành các chế độ, thể lệ nhiệm vụ của ngân hàng và các văn bản khác có liên quan. Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch của ngân hàng. Được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật cán bộ đơn vị mình. Là người chịu trách nhiệm cho vay và xem xét nội dung thẩm định do phòng kinh doanh trình lên để ký quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay 16 và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập. Quyết định các biện pháp xử lý nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp đối với khách hàng. PHÒNG HOẠT ĐỘNG: Bộ phận dịch vụ khách hàng: chịu trách nhiệm tiếp thị và chăm sóc khách hàng cá nhân. Hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ, đảm bảo cung cấp sản phẩm dịch vụ và tư vấn tốt cho khách hàng. Chịu trách nhiệm và kiểm soát chứng từ một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ. Kiểm tra, ký kiểm soát chứng từ, hạch toán, báo cáo liệt kê giao dịch. Bộ phận hành chính ngân quỹ: thực hiện cập nhập, lưu trữ, phát hành các văn bản và công văn của toàn chi nhánh. Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh theo đúng quy định. Sắp xếp lịch trực, lịch họp, tổ chức sự kiện… thực hiện công văn liên quan đến hành chính nhân sự của chi nhánh. Chịu trách nhiệm tổng hợp, đề xuất mua văn phòng phẩm, quản lý, phân phối văn phòng phẩm cho các bộ phận, đơn vị trực thuộc. Đồng thời thực hiện một số văn bản, các báo cáo được giám đốc giao trực tiếp. PHÒNG KINH DOANH: Bộ phận kinh doanh: thực hiện nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược tín dụng, chiến lược mở rộng kinh doanh dịch vụ nhằm ổn định và mở rộng thị phần theo hướng tăng trưởng bền vững phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và khả năng quản lý của đơn vị. Xây dựng kế hoạch kinh doanh và phương án kinh doanh hằng năm, hằng quý theo định hướng của MDB – CN Cần Thơ. Là đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng. Thực hiện nghiệp vụ quy trình tín dụng và nghiệp vụ khác do Ban giám đốc giao cũng như kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất. Thực hiện các công tác tiếp thị, hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc khách hàng. Đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn, kết hợp thẩm định tài sản đảm bảo. Chịu trách nhiệm xác minh hồ sơ vay vốn, tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng. Bộ phận hỗ trợ kinh doanh: thực hiện công tác soạn và hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn theo quy định của ngân hàng và pháp luật hiện hành. Kiểm tra hồ sơ vay vốn và tiến hành nhắc nợ khách hàng. 3.2. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM TỪ NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013. 17 Bảng 3.1: KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MDB – CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU I 1 2 II 1 2 III THU NHẬP Thu nhập lãi Thu nhập ngoài lãi CHI PHÍ Chi phí lãi Chi phí ngoài lãi LỢI NHUẬN 2010 Số tiền 10.424 7.355 3.069 11.032 8.114 2.918 (608) 2011 Số tiền 37.668 36.137 1.531 30.918 24.560 6.358 6.750 % 100 70,56 29,44 100 73,55 26,45 % 100 95,94 4,06 100 79,44 20,56 2012 Số tiền 51.374 48.199 3.175 42.154 35.122 7.032 9.220 % 100 93,82 6,18 100 83,32 16,68 2011/2010 Số tiền % 27.244 261,36 28.782 391,33 (1.538) (50,11) 19.886 180,26 16.446 202,69 3.440 117,89 7.358 (1210,20) Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ Bảng 3.2: KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MDB – CẦN THƠ QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM ĐVT: Triệu đồng STT I 1 2 II 1 2 III CHỈ TIÊU THU NHẬP Thu nhập lãi Thu nhập ngoài lãi CHI PHÍ Chi phí lãi Chi phí ngoài lãi LỢI NHUẬN 6 Tháng 2012 Số tiền (%) 35.025 100 33.497 95,64 1.528 4,36 30.991 100 25.822 83,32 5.169 16,68 4.034 6 Tháng 2013 Số tiền (%) 41.441 100 39.233 94,67 2.208 5,33 37.007 100 33.412 90,29 3.595 9,71 4.434 2013/2012 Số tiền % 6.416 61,63 5.736 17,12 680 44,50 6.016 19,41 7.590 29,39 (1.574) (30,45) 400 9,92 Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ 18 2012/2011 Số tiền % 12.706 36,39 12.062 33,38 1.644 107,38 11.236 36,34 10.562 43,00 674 10,60 2.470 36,59 3.2.1. Thu nhập Nhìn chung thu nhập của ngân hàng tăng dần qua 3 năm với tốc độ ngày càng giảm, tăng cao nhất là trong năm 2011. Đi vào hoạt động năm 2010 nên ngân hàng còn khá mới mẻ tại thị trường TP. Cần Thơ. Vì vậy, thu nhập của ngân hàng trong năm 2010 chỉ đạt 10.424 triệu đồng. Trong đó, thu nhập chủ yếu là từ lãi, chiếm 70,56% tổng thu nhập của ngân hàng (7.355 triệu đồng); thu nhập ngoài lãi chiếm 29,44% tổng thu nhập (3.069 triệu đồng). Do vào cuối năm MDB – Cần Thơ thu được một khoản phí điều chuyển từ việc điều chuyển vốn về Hội sở. Đến năm 2011, tổng thu nhập của ngân hàng tăng 261,36% so với năm 2010 và đạt 37.668 triệu đồng. Trong đó, thu nhập từ lãi đạt 36.137 triệu đồng, tăng 391,33% so với năm 2010 do trong năm này lãi suất cho vay tăng cao, trong khi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng chính là cho vay; đồng thời dư nợ tín dụng của ngân hàng cũng tăng cao dẫn đến thu nhập lãi của ngân hàng tăng. Năm 2012: lãi suất cho vay giảm khá nhanh và xuống thấp so với năm 2011 đồng thời dư nợ tín dụng của ngân hàng trong năm 2012 chỉ tăng 32,56% so với năm 2011 nên thu nhập lãi của ngân hàng tăng chậm và chỉ tăng 33,38% so với năm 2011. Bên cạnh đó, các khoản thu từ dịch vụ và các hoạt động khác cũng tăng 1.644 triệu đồng so với năm 2011. Do đó, tổng thu nhập của ngân hàng trong năm 2012 chỉ tăng 36,39% so với năm 2011 và đạt 51.374 triệu đồng. Tổng thu nhập 6 tháng đầu năm 2013 của ngân hàng tăng 61,63% so với cùng kỳ năm 2012 và đạt 41.441 triệu đồng do cả thu nhập lãi và ngoài lãi của ngân hàng đều tăng. Trong đó, thu nhập lãi của ngân hàng tăng 17,12% so với năm 2012 và đạt 39.233 triệu đồng. 3.2.2. Chi phí Ngân hàng đi vào hoạt động từ ngày 25/02/2010. Trong năm đầu tiên hoạt động, ngân hàng phải chi trả nhiều chi phí cho các công tác quảng bá thương hiệu, mua sắm thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất…nên chi phí ngoài lãi của ngân hàng trong năm 2010 chiếm đến 26,45% tổng chi phí (2.918 triệu đồng). Năm 2011: sau một năm hoạt động, ngân hàng ngân hàng bắt đầu mở rộng địa bàn sang các tỉnh lân cận, các tỉnh chưa có chi nhánh của MDB như Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long nên cần tuyển thêm nhân sự đã làn cho chi phí ngoài lãi của ngân hàng tăng 117,89% so với năm 2010, ở mức 6.358 triệu 19 đồng. Bên cạnh đó, công tác huy động vốn đã hiệu quả hơn, cộng thêm lãi suất tăng cao nên chi phí lãi của ngân hàng tăng khá mạnh, tăng đến 87,28% đã làm cho tổng chi phí của ngân hàng trong năm 2011 tăng 202,69% so với 2010 và đạt 42,155 triệu đồng, nên đã làm cho tổng chi phí tăng 19.886 triệu đồng so với năm 2010. Sang năm 2012, ngân hàng đi vào hoạt động ổn định nên các chi phí không cần thiết được kiểm soát hiệu quả như hoạt động dịch vụ, phí điều chuyển, chi phí khác đều giảm dẫn đến chi phí ngoài lãi của ngân hàng chỉ tăng 10,6% so với năm 2011. Bên cạnh đó, để thu hút vốn huy động nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay nên trong năm 2012, ngân hàng đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi với nhưng phần quà hấp dẫn đã làm chi phí lãi của ngân hàng tăng 43% so với 2011. Vì vậy, tổng chi phí của ngân hàng trong năm 2012 tăng 36,34% so với năm 2011, đạt mức 42.154 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2013, ngân hàng triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn đã thu hút khách hàng gửi tiền nên chi phí lãi của ngân hàng tăng 29,39% đạt mức 37.007 triệu đồng. Đồng thời chi phí ngoài lãi của ngân hàng lại giảm 30,45% so với cùng kỳ năm 2012 cho thấy hiệu quả trong quản lý chi phí của ngân hàng đang được phát huy tốt tại MDB – Cần Thơ. Từ đó làm cho tổng chi phí trong 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 19,41% so với cùng kỳ năm 2012. 3.2.3. Lợi nhuận Nhìn chung, sau 3 năm hoạt động, MDB – Cần Thơ đã gặt hái được những thành công nhất định thể hiện qua sự tăng trưởng vượt bậc của lợi nhuận. Năm 2010 là năm đầu tiên ngân hàng chính thức hoạt động nên tổng thu nhập của ngân hàng không thể bù đắp hết tổng chi phí. Do đó, lợi nhuận của ngân hàng trong năm đầu tiên âm 608 triệu đồng. Trong năm kế tiếp, thu nhập khá nhanh và chi phí được quản lý tốt đã đem lại sự tăng trưởng vượt bậc của lợi nhuận trong năm 2011 với mức tăng 7.358 triệu đồng so với 2010. Đến năm 2012, chỉ tiêu này chỉ tăng 2.470 triệu đồng, cho thấy ngân hàng đang bước đầu đi vào hoạt động ổn định hơn. Kết quả trên cho thấy sự nỗ lực không ngừng của nhân viên ngân hàng trong công tác quản lý chi phí cũng như tích cực cho vay, mở rộng địa bàn nhằm tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng. Và đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lợi nhuận ngân hàng đạt 4.434 triệu đồng, tăng 9,92% so với cùng kỳ năm 2012 do diễn biến tốc độ tăng của thu nhập thấp hơn tốc độ tăng của chi phí. 20 3.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG: 3.3.1. Thuận lợi: - Cần Thơ là vùng kinh tế trọng điểm của Đồng Bằng Sông Cửu Long, với lợi thế phát triển về lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản, thuận lợi cho MDB phát huy thế mạnh và kinh nghiệm về đầu tư tài chính nông nghiệp. - Đội ngủ cán bộ nhân viên trẻ, phẩm chất đạo đức tốt, được huấn luyện sâu về chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, nhiệt tình phục vụ khách hàng. - Những thông lệ và tiêu chuẩn Quốc tế của ngành ngân hàng được đối tác chiến lược FFH triển khai áp dụng tại MDB. Làm cho các quy chế, quy trình, thủ tục được đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng trong giao dịch với ngân hàng. Giúp MDB cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. 3.3.2. Khó khăn: - Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông vẫn còn là một thương hiệu khá mới mẻ tại địa bàn Cần Thơ. - Các chương trình khuyến mãi quà tặng cho khách hàng chưa hấp dẫn khách hàng bằng các ngân hàng bạn do lãi suất MDB cho chương trình quà tặng thấp hơn nhiều so với ngân hàng khác, quà tặng chưa nổi bật. Vì vậy rất khó cho nhân viên kinh doanh khi đi chào sản phẩm huy đông với khách hàng. - Vị trí của chi nhánh và một số quỹ tiết kiệm không thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch: vị trí khuất, không có chỗ dừng xe, nằm giữa dãy phân cách đường, chưa được đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ theo mô hình MDB kiểu mẫu nên chưa thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch. 3.4. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG: Định hướng kinh doanh của ngân hàng đến năm 2015 như sau: - Tiếp tục duy trì vị trí là một ngân hàng thuộc nhóm 2. - Phát triển thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng, đầy đủ năng lực cạnh tranh, hoạt động kinh doanh theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. - Đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng mang tính tiện ích và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đời sống hàng ngày càng cao của dân cư; có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và trong khu vực. 21 - Đảm bảo hoạt động của ngân hàng luôn an toàn, hiệu quả, dựa trên nền tảng trình độ quản lý khoa học tiên tiến mang tính chuyên nghiệp cao và hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. 22 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG - CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG: Với chức năng trung gian tài chính, “đi vay để cho vay”, vốn huy động là nguồn vốn rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Vốn huy động giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhìn chung, vốn huy động của ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng đang chậm lại và tập trung chủ yếu vào tiền gửi có kỳ hạn. Năm 2010, do mới được thành lập nên nguồn vốn huy động được chưa cao, chỉ đạt 167.200 triệu đồng. Ngân hàng đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng, điều này làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, tuy nhiên đổi lại vốn huy động tăng nhanh và ngân hàng được biết đến nhiều hơn. Ngoài ra, một phần được cán bộ nhân viên khai thác từ những khách hàng là gia đình, người thân, bạn bè, khách hàng cũ…Do mới đi vào hoạt động, ngân hàng từng bước ổn định nên chưa cho vay được nhiều, vốn huy động không sử dụng hết. Vì vậy trong năm 2010, MDB – Cần Thơ đã thực hiện điều chuyển về Hội sở khoản vốn huy động tạm thời chưa sử dụng đến. Đã làm cho khoản mục vốn điều chuyển âm 65.095 triệu đồng. Trong năm 2011, lãi suất ngân hàng liên tục tăng đã làm cho vốn huy động của ngân hàng tăng 225,06%, đạt 534.500 triệu đồng. Cho thấy ngân hàng đã thực hiện rất tốt công tác huy động vốn và uy tín của ngân hàng ngày được nâng cao. Tuy nhiên, trong năm ngân hàng đã tích cực cho vay với nhiều sản phẩm mang mới thu hút khách hàng nên nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay. Vì thế ngân hàng đã phải sử dụng 55.846 triệu đồng vốn điều chuyển từ trung tâm nguồn Hội sở của MDB. Năm 2012, lãi suất trên thị trường liên tục giảm đã làm cho vốn huy động của ngân hàng chỉ tăng 31,48%, đạt 714.600 triệu đồng. Nguyên nhân là do cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước áp trần lãi suất 14% đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại các tổ chức tín dụng. Đã làm cho người gửi tiền không còn mà với việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng mà chuyển sang một kênh đầu tư khác, cộng thêm sự cạnh tranh với các ngân hàng lớn trên cùng địa bàn làm cho tình hình huy động vốn của ngân hàng gặp không ít khó khăn. 23 Đến đầu năm 2013, lãi suất thị trường tiếp tục giảm so với năm 2012, trước tình hình thực tế, MDB đã giữ mức lãi suất huy động tương đối cao, kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Kết quả tăng trưởng vốn huy động đạt mức 25,04% so với cùng kỳ năm 2012. Cho thấy MDB đã thực hiện hiệu quả công tác huy động vốn và uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao, khách hàng ngày càng tin tưởng vào khả năng phục vụ của ngân hàng. 24 BẢNG 4.1: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA MDB – CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU I Vốn huy động 1 Không kỳ hạn 2 II 2.010 Số tiền 167.200 2.011 Số tiền 543.500 % 2.012 2011/2010 % Số tiền 714.600 % Số tiền 376.300 % 225,06 Số tiền 171.100 % 31,48 38.075 22,77 132.932 24,46 157.106 21,99 94.857 249,13 24.174 18,19 Có kỳ hạn 129.125 77,23 410.568 75,54 557.494 78,01 281.443 217,96 146.926 35,79 Vốn điều chuyển (65.095) 55.846 69.674 120.941 (185,79) 13.828 24,76 102.105 599.346 784.274 497.241 486,99 184.928 30,85 Tổng Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ BẢNG 4.2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA MDB – CẦN THƠ 6 THÁNG ĐẦU NĂM ĐVT: Triệu đồng STT I 1 2 II 2012/2011 CHỈ TIÊU Vốn huy động Không kỳ hạn Có kỳ hạn Vốn điều chuyển Tổng 6 tháng 2012 Số tiền % 440.456 147.974 33,60 292.482 66,40 241.591 682.047 6 tháng 2013 Số tiền % 550.734 171.950 31,22 378.784 68,78 304.841 855.575 2012/2013 Số tiền 110.278 23.976 86.302 63.250 173.528 Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ 25 % 25,04 16,20 29,51 26,18 25,44 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG: 4.2.1. Doanh số cho vay trung và dài hạn: 4.2.1.1. Theo thành phần kinh tế Nhìn chung, doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm: tăng cao nhất trong năm 2011 nhưng lại giảm thấp trong năm 2012. Trong đó, khoản mục cho vay hộ cá nhân là chủ yếu, chỉ trong năm 2011 ngân hàng có một khoản giải ngân cho doanh nghiệp, những năm còn lại không xét duyệt cho doanh nghiệp vay trung và dài hạn. Năm 2010: là năm đầu tiên ngân hàng hoạt động nên ngân hàng tập trung vào thế mạnh của mình là cho vay nông nghiệp và trong năm này ngân hàng chỉ cho vay theo hộ cá nhân, không giải ngân cho các khách hàng doanh nghiệp. Các món vay cá nhân trong năm này chủ yếu là cho vay cá nhân tiêu dùng, cho các hộ nông dân vay để trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Năm 2011: doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng tăng mạnh: tăng gấp 5 lần so với năm 2010 và đạt 469.604 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm này, ngân hàng tiếp tục khai thác thế mạnh của mình trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp dưới hình thức thế chấp, triển khai các gói cho vay tín chấp cá nhân cán bộ công nhân viên phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng theo hình thức trả góp…với kỳ hạn trả góp linh hoạt. Bên cạnh đó, trong năm 2011, ngân hàng đặt biệt phê chuẩn giải ngân cho một đơn vị doanh nghiệp để tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Năm 2012, doanh số cho vay của ngân hàng giảm mạnh so với năm 2011 và chỉ đạt 84.645 triệu đồng do trong năm 2012, ngân hàng không còn xét duyệt cho doanh nghiệp vay trung và dài hạn. Bên cạnh đó, do ngân hàng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của Agribank, trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp và Sacombank, Dongabank trong cho vay tín chấp cá nhân nên doanh số cho vay cá nhân có sự sụt giảm so với năm 2011.Từ đó, tổng doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng trong năm 2012 giảm 81,98% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng tăng 117,70% so với cùng kỳ năm 2012 và toàn bộ đều là các khoản cho vay đối với hộ cá nhân. Sỡ dĩ doanh số cho vay trung và dài hạn trong 6 tháng năm 2013 có sự tăng trưởng như vậy là do ngân hàng đã đơn giản hóa các thủ tục cũng như các điều kiện vay vốn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng nhằm thu hút thêm khách hàng mới cũng như củng cố quan hệ đối với lượng khách hàng cũ. Ngoài ra, các cán bộ tín dụng cũng tích cực mở 26 rộng địa bàn hoạt động ra các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng. Nhìn chung, doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng có sự tăng giảm không đều, cho vay thành phần hộ cá nhân chiếm chủ yêu, chỉ có năm 2011 có cho vay doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2013, ngân hàng đã tích cực trong công tác cho vay, mở rộng địa bàn nên đã đạt những thành tích đáng kể, thể hiện bằng sự tăng trưởng của doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước. 27 BẢNG 4.3: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA MDB – CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU 1 Cá nhân 2 Doanh nghiệp TỔNG 2010 Số tiền 76.246 76.246 2011 (%) 100 100 Số tiền 2012 Số tiền (%) 337.904 71,96 131.700 28,04 469.604 100 2011/2010 (%) 84.645 Số tiền 100 261.658 2012/2011 % Số tiền 343,18 (253.259) (74,95) 515,91 (384.959) (81,98) 131.700 84.645 100 393.358 Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ BẢNG 4.4: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA MDB – CẦN THƠ 6 THÁNG ĐẦU NĂM ĐVT: Triệu đồng 6 Tháng 2012 STT 1 CHỈ TIÊU Cá nhân 2 Doanh nghiệp TỔNG 6 Tháng 2013 2013/2012 Số tiền 46.179 (%) 100 Số tiền 100.530 (%) 100 Số tiền 54.351 % 117,70 46.179 100 100.530 100 54.351 117,70 Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ 28 % 4.2.1.2. Theo mục đích sử dụng vốn: Trong tổng doanh số cho vay trung và dài hạn thì cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm còn cho vay tiêu dùng và cho vay nông nghiệp lại giảm dần qua các năm. Tình hình như sau: Trong năm 2010, ngân hàng phát huy thế mạnh của mình trong lĩnh vực bán lẻ là cho vay tiêu dùng và nông nghiệp nên doanh số cho vay 2 lĩnh vực này lần lượt là 34.007 triệu đồng và 23.074 triệu đồng. Còn cho vay sản xuất kinh doanh chỉ chiếm 25,14% tổng doanh số cho vay trung và dài hạn, đạt 19.165 triệu đồng. Đến năm 2011, doanh số cho vay sản xuất kinh doanh tăng 239.017 triệu đồng và đạt 258.182 triệu đồng do ngân hàng tích cực triển khai các gói cho vay trả góp kinh doanh, vay hộ kinh doanh cá thể với thời hạn tối đa đến 60 tháng. Đồng thời trong năm này, ngân hàng có giải ngân cho một doanh nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Các khoản cho vay tiêu dùng và nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng trong năm 2011 và đạt lần lượt là 137.459 triệu đồng và 73.963 triệu đồng do ngân hàng mở rộng các khoản cho vay tín chấp tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên làm việc tại các cơ quan ban ngành nhà nước sang các địa bàn lân cận như Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng…; hỗ trợ nông dân vay vốn trồng trọt và chăn nuôi ở các địa bàn như Ngã Sáu, Phong Điền, Cờ Đỏ…nên tổng doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng trong năm 2011 tăng 515,91% so với năm 2010 và đạt 469.604 triệu đồng. Năm 2012, doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng là 84.645 triệu đồng, giảm 81,98% so với năm 2011 do hầu hết các khoản mục cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay nông nghiệp đều giảm trong năm này. Trong đó, cho vay tiêu dùng giảm mạnh nhất: giảm 83,42% so với năm 2011 và đạt 22.797 do ngân hàng gặp phải sự cạnh tranh của các ngân hàng như Sacombank, Dongabank, Vietcombank trong lĩnh vực cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó, ngân hàng còn gặp phải sự cạnh tranh của Agribank trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp bới tỷ lệ định giá tài sản đảm bảo cao hơn. Vào 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng có sự cải thiện và đạt 100.530 triệu đồng, tăng 117,70% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, khoản mục tăng mạnh nhất là cho vay sản xuất kinh doanh: tăng 240,70% so với cùng kỳ năm 2012 và đạt 62.831 triệu đồng do nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, đồng thời ngân hàng chỉ tập trung 29 và phát huy thế mạnh của mình vào các lĩnh vực trọng yếu như bán lẻ, nông nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ mà không lấn sân sang các lĩnh vực khác. 30 Bảng 4.5: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA MDB – CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN QUA 3 NĂM 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng STT 1 2 3 CHỈ TIÊU Tiêu dùng SXKD Nông nghiệp TỔNG 2010 Số tiền (%) 34.007 44,60 19.165 25,14 23.074 30,26 76.246 100,00 2011 Số tiền (%) 137.459 29,27 258.182 54,98 73.963 15,75 469.604 100,00 2012 Số tiền (%) 22.797 26,93 49.202 58,13 12.646 14,94 84.645 100,00 2011/2010 Số tiền % 103.452 304,21 239.017 1.247,15 50.889 220,55 393.358 515,91 2012/2011 Số tiền % (114.662) (83,42) (208.980) (80,94) (61.317) (82,90) (384.959) (81,98) Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ Bảng 4.6: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA MDB – CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN 6 THÁNG ĐẦU NĂM ĐVT: Triệu đồng STT 1 2 3 CHỈ TIÊU Tiêu dùng SXKD Nông nghiệp TỔNG 6 Tháng 2012 Số tiền (%) 17.144 37,13 18.442 39,94 10.593 22,94 46.179 100 6 Tháng 2013 Số tiền (%) 22.242 22,12 62.831 62,50 15.457 15,38 100.530 100 2013/2012 Số tiền % 5.098 29,74 44.389 240,70 4.864 45,92 54.351 117,70 Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ 31 4.2.2. Doanh số thu nợ trung và dài hạn: 4.2.2.1. Theo thành phần kinh tế Nhìn chung qua 3 năm công tác thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng có sự tăng trưởng nhất định nhưng tốc độ này giảm dần qua 3 năm. Trong 3 năm qua, doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng chủ yếu tập trung vào thành phần hộ cá nhân vì vậy doanh số thu nợ của ngân hàng vẫn tập trung vào thành phần hộ cá nhân. Năm 2010 ngân hàng chỉ giải ngân trung và dài hạn cho các hộ cá nhân vì vậy doanh số thu nợ trong năm 2010 cũng chỉ tập trung vào hộ cá nhân, không có khách hàng doanh nghiệp nên doanh số thu nợ cá nhân cũng chính là doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng, và đạt 24.000 triệu đồng. Đến năm 2011, ngân hàng có khoản mục cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp vì vậy doanh số thu nợ của thành phần doanh nghiệp trong năm 2011 đạt 12.726 triệu đồng. Về phần hộ cá nhân thì doanh số thu nợ tăng 250,63%, đạt 84.150 triệu đồng do trong năm đó ngân hàng đẩy mạnh công tác cho vay cán bộ công nhân viên với kỳ hạn góp theo tháng, phù hợp với kỳ trả lương của khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn tạo mối quan hệ với chính quyền địa phương, cơ quan chủ quản của đơn vị vay vốn nhằm hỗ trợ ngân hàng trong công tác đốc thúc và thu hồi nợ. Ngoài ra, các đối tượng cho vay cá nhân của ngân hàng như hộ nông dân, hộ kinh doanh cá thể đều được ngân hàng xét duyệt cẩn thận, đa số các đối tượng trên đều có uy tín, có thu nhập khá ổn định cũng như có thiện chí trả nợ. Năm 2012, doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn là 48,09% so với năm 2011. Trong đó, danh mục thu nợ doanh nghiệp giảm 30,12% so với năm 2011 do trong năm 2012 ngân hàng không còn xét duyệt giải ngân cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp, đồng thời khoản cho vay doanh nghiệp năm trước đang được trả dần gốc và lãi. Đối với thành phần hộ cá nhân thì doanh số thu nợ vẫn tiếp tục tăng so với năm 2011 là 59,91%, đạt 134.567 triệu đồng do đặc điểm sản phẩm cho vay trả góp của ngân hàng là lãi giảm dần nên càng về sau thì nợ gốc thu về càng nhiều. Ngoài ra, ngân hàng đẩy mạnh sản phẩm cho vay mua xe trả góp Imotor với tài sản thế chấp là chiếc xe nên bên mua rất có thiện chí trả nợ đúng hạn. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì khoản mục cho vay cá nhân tăng 116,32% so với năm 2012 nhưng khoản mục cho vay doanh nghiệp tiếp tục giảm 6,81% do ngân hàng không còn giải ngân trung và dài hạn cho doanh nghiệp. Vì vậy, tổng doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tiếp tục tăng 105,83% so với cùng kỳ năm 2012 và đạt 103.351 triệu đồng. 32 Nhìn chung qua 3 năm hoạt động, doanh số thu nợ trung và dài hạn của MDB – Cần Thơ có sự tăng trưởng tương ứng với tốc độ tăng của doanh số cho vay trung và dài hạn cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng khá tốt. Điều này phản ánh chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng tốt mặc dù cho vay trung và dài hạn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nhưng ngân hàng đã quản lý rất tốt. 33 Bảng 4.7: DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA MDB – CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU 1 Cá nhân 2 Doanh nghiệp TỔNG 2010 Số tiền 24.000 24.000 2011 (%) 100 100 Số tiền 2012 (%) Số tiền 2011/2010 (%) Số tiền 84.150 86,86 134.567 93,80 60.150 12.726 13,14 8.893 6,20 12.726 96.876 100 143.460 100 72.876 2012/2011 % 250,63 303,65 Số tiền 50.417 59,91 (3.833) (30,12) 46.584 48,09 Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ Bảng 4.8: DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA MDB – CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 6 THÁNG ĐẦU NĂM ĐVT: Triệu đồng STT 1 2 CHỈ TIÊU Cá nhân Doanh nghiệp TỔNG 6 Tháng 2012 Số tiền (%) 45.935 91,48 4.276 8,52 50.211 100 6 Tháng 2013 Số tiền (%) 99.366 96,14 3.985 3,86 103.351 100 2013/2012 Số tiền % 53.431 116,32 (291) (6,81) 53.140 105,83 Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ 34 % 4.2.2.2. Theo mục đích sử dụng vốn: Tương ứng với tình hình cho vay thì tình hình thu hồi nợ của ngân hàng cũng có sự tăng giảm không đều qua 3 năm,. Trong đó, tỷ trọng doanh số thu nợ của sản xuất kinh doanh vẫn chiếm đa số và tăng dần qua các năm. Trong năm 2010, doanh số thu hồi nợ của ngân hàng đạt 24.000 triệu đồng. Trong đó, tiêu dùng chiếm 54%; sản xuất kinh doanh chiếm 22,50%; nông nghiệp chiếm 23,50% do trong năm 2010 thì hoạt động cho vay tiêu dùng chiếm 44,60% tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Đến năm 2011 thì doanh số thu nợ của ngân hàng tăng gấp 3 lần so với năm 2010. Trong đó tăng mạnh nhất là doanh số thu nợ sản xuất kinh doanh: tăng 838,94% và đạt 50.703 triệu đồng do doanh số cho vay doanh nghiệp tăng. Đồng thời đối với các khoản vay trả góp hộ kinh doanh và tiểu thương thì ngân hàng ban đầu đã sàng lọc khách hàng bằng cách xét hồ sơ vay thông qua ban quản lý chợ nhằm tìm hiểu rõ hơn năng lực kinh doanh cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, nhân viên kinh doanh cũng đến tận nơi thu tiền nên tạo điều kiện cho tiểu thương hoàn trả gốc và lãi. Doanh số thu nợ tiêu dùng cũng tăng 111,16 %. Năm 2012, doanh số thu nợ của ngân hàng tăng chậm so với năm 2011: tăng 48,09% và chỉ đạt 143.460 triệu đồng. Trong đó, doanh số thu nợ sản xuất kinh doanh tăng 104,57%, đạt 103.722 triệu đồng., nông nghiệp tăng 15,94% đạt 21.805 triệu đồng. Riêng doanh số thu nợ tiêu dùng lại giảm 34,47%, chỉ đạt 17.933 triệu đông. Nguyên nhân là do đa phần các khoản vay vào năm 2011 đều có thời gian dài và đặc điểm sản phẩm cho vay tiêu dùng là lãi giảm dần nhưng số trả góp hàng tháng đều nhau nên trong năm đầu, số tiền gốc được thu hồi rất ít và tăng dần vê sau. Trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ ở các khoản mục đều tăng tương ứng với mức tăng của doanh số cho vay. Trong đó khoản mục doanh số thu nợ sản xuất kinh doanh tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 64.852 triệu đông. Do đầu năm 2013, ngân hàng đẩy mạnh triển khai sản phẩm cho vay trả góp kinh doanh và đã thu hút được nhiều khách hàng. 35 Bảng 4.9: DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA MDB – CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN QUA 3 NĂM 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU 1 Tiêu dùng 2 3 2010 Số tiền 2011 Số tiền (%) 2012 Số tiền (%) 2011/2010 Số tiền (%) 2012/2011 % Số tiền % 12.960 54,00 27.366 28,25 17.933 12,50 14.406 111,16 (9.433) (34,47) SXKD 5.400 22,50 50.703 52,34 103.722 72,30 45.303 838,94 53.019 104,57 Nông nghiệp 5.640 23,50 18.807 21.805 15,20 13.167 233,46 2.998 15,94 24.000 100 96.876 19,41 100 143.460 100 72.876 303,65 46.584 48,09 TỔNG Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ Bảng 4.10: DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA MDB – CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN 6 THÁNG ĐẦU NĂM ĐVT: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU 6 Tháng 2012 Số tiền 6 Tháng 2013 Số tiền (%) 2013/2012 (%) Số tiền % 1 Tiêu dùng 17.637 35,13 20.805 20,13 3.168 17,96 2 SXKD 20.588 41,00 64.852 62,75 44.264 215,00 3 Nông nghiệp 11.986 23,87 17.694 17,12 5.708 47,62 50.211 100 103.351 100 53.140 105,83 TỔNG Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ 36 4.2.3. Dư nợ trung và dài hạn: 4.2.3.1. Theo thành phần kinh tế. Nhìn chung, tổng dư nợ trung và dài hạn của ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2010 do mới đi vào hoạt động nên dư nợ trung và dài hạn chỉ ở mức 52.246 triệu đồng. Đến năm 2011, dư nợ tăng trưởng vượt bậc với mức tăng 713,41%, đạt 424.974 triệu đồng rồi giảm nhẹ vào năm 2012 với mức giảm 13,84%. Cụ thể như sau: Đối với thành phần cá nhân; trong năm 2010 dư nợ trung và dài hạn của ngân hàng tập trung toàn bộ vào thành phần cá nhân. Vì đây là năm đầu thành lập chi nhánh nên ngân hàng chỉ xét duyệt cho doanh nghiệp vay ngắn hạn. Năm 2011, sau 1 năm hoạt động, dư nợ của thành phần này tăng trưởng mạnh ở mức 487,69% đạt 306.000 triệu đồng. Do trong năm này, doanh số cho vay tăng nhanh hơn so với doanh số thu nợ. Sang năm 2012, gặp phải sự cạnh tranh gay gắt tự các ngân hàng bạn trên cùng địa bàn đã làm cho dư nợ trung và dài hạn của thành phần này giảm 16,31%, chỉ đạt 256.078 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2013, do doanh số cho vay và thu nợ trong khoảng thời gian này gần ngang bằng nhau nên dư nợ giảm 16% so với cùng kỳ năm 2012 và đạt 306.244 triệu đồng. Đối với thành phần doanh nghiệp; do ngân hàng không có chính sách cho doanh nghiệp vay trung và dài hạn nên trong năm 2010 không có dư nợ của thành phần này. Sang năm 2011, ngân hàng đặc biệt giải ngân cho 1 đơn vị doanh nghiệp vay dài hạn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên từ năm 2011 trở đi, ngân hàng không còn cho vay trung và dài hạn đối với thành phần này. Vì vậy, dư nợ cho vay của thành phần này giảm dần qua các năm, chủ yếu là do món vay vào năm 2011. 37 Bảng 4.11: DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA MDB – CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU 1 Cá nhân 2 Doanh nghiệp TỔNG 2010 Số tiền 52.246 52.246 2011 Số tiền (%) 100 100 2012 Số tiền (%) 2011/2010 (%) Số tiền 306.000 72,00 256.078 69,94 253.754 118.974 28,00 110.081 30,06 118.974 424.974 100 366.159 100 372.728 2012/2011 % 485,69 713,41 Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ Bảng 4.12: DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA MDB – CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 6 THÁNG ĐẦU NĂM ĐVT: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU 6 Tháng 2012 Số tiền 6 Tháng 2013 Số tiền (%) 2013/2012 (%) Số tiền % 1 Cá nhân 306.244 72,75 257.242 70,80 (49.002) (16,00) 2 Doanh nghiệp 114.698 27,25 106.096 29,20 (8.602) (7,50) 420.942 100 363.338 100 (57.604) (13,68) TỔNG Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ 38 Số tiền % (49.922) (16,31) (8.893) (7,47) (58.815) (13,84) 4.2.3.2. Theo mục đích sử dụng vốn. Cho vay dùng vào mục đích sản xuất kinh doanh với khách hàng chủ yếu là hộ kinh doanh cá nhân và doanh nghiệp vừ và nhỏ. Với việc phát triển gói sản phẩn “Vay sản xuất kinh doanh” cùng phương châm mang lại “Giải pháp nguồn vốn kinh doanh thành công” đã được rất nhiều khách hàng quan tâm tìn đến liên hệ xin vay vốn. Chính vì vậy, ngay trong năm đầu hoạt động, dư nợ của mục đích này đã đạt 13.765 triệu đồng. Tiếp nối kết quả đạt được, đến năm 2011 dư nợ sản xuất kinh doanh tăng vượt bậc, đạt 221.244 triệu đồng, tăng 1.507,29% so với năm 2010. Do trong năm ngân hàng đã giải ngân cho một doanh nghiệp. Trong năm 2012, với thế mạnh về vốn và kinh nghiệm trong cho vay kinh doanh, Sacombank và Eximbank đang lôi kéo rất nhiều khách hàng của MDB – Cần Thơ trên địa bàn thành phố. Đã làm cho dư nợ giảm 24,64% so với năm 2011. Dư nợ cho vay kinh doanh của ngân hàng vào 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục giảm 20,26% so với cùng kỳ năm 2012. Hiện tại, ngân hàng đang tăng cường các chương trình ưu đãi về lãi suất, đơn giản hóa thủ tục cho vay để giữ khách hàng cũ và thu hút khách hàng quay lại với ngân hàng. Với mục đich tiêu dùng thì khách hàng vay chủ yếu là cán bộ công chức hưởng lương qua ngân sách nhà nước, có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng nhưng họ thường cần tiền để phục vụ các nhu cầu cần thiết. Vì vậy các đối tượng khách hàng này rất được cán bộ ngân hàng quan tâm chăm sóc. Dư nợ cho vay phục vụ mục đích tiêu dùng tăng nhanh vào năm 2011 với tỷ lệ tăng 523,08% so với năm 2010, đạt 131.140 triệu đồng. Trong giai đoạn này, ngân hàng không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động với nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng là cán bộ công chức nên thu hút rất nhiều đơn vị tham gia. Đến năm 2012, dư nợ tiêu dùng có sự tăng nhẹ với tỷ lệ 3,71% so với năm 2011, đạt 136.004 triệu đồng. Do gặp phải sự canh tranh từ các ngân hàng khác như Sacombank, Dongabank... trong cho vay đối tượng khách hàng này với nhiều chương trình hấp dẫn nên nhiều khách hàng đã tất toán hợp đồng trước hạn. cũng vì lẽ đó mà vào 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ tiêu dùng tiếp tục giảm 2,45% so với cùng kỳ năm 2012. Trước tình hình đó, ngân hàng đã phải tích cực tìm thêm nhiều khách hàng mới để đủ bù đắp vào số khách hàng bị mất. Dư nợ cho vay nông nghiệp của ngân hàng thường chiếm tỷ lệ khá thấp trong cơ cấu tổng dư nợ. Trong năm 2011, chỉ tiêu này chỉ tăng 316,37% so với năm 2010. Đến năm 2012, dư nợ cho vay nông nghiệp giảm 12,62% so với năm 2011, do lĩnh vực nông nghiệp vài năm trở lại đây gặp không ít khó khăn như điều kiên thời tiết không thuận lợi, dịch hại phá hoại, giá các loại nguyên liệu, phân bón tăng cao, kèo theo giá cả đầu ra của nông sản không ổn định. Nhiều hộ nông dân phải 39 thi hẹp quy mô sản xuất, chỉ sản xuất cầm chừng. Cũng vì thế, đến 6 tháng đầu năm 2013, khoản mục này tiếp tục giảm 14,05% so với cùng kỳ năm 2012. 40 Bảng 4.13: DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA MDB – CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN QUA 3 NĂM 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU 2010 Số tiền 2011 Số tiền (%) 2012 Số tiền (%) 2011/2010 Số tiền (%) 2012/2011 % Số tiền % 1 Tiêu dùng 21.047 40,28 131.140 30,86 136.004 34,41 110.093 523,08 4.864 3,71 2 SXKD 13.765 26,35 221.244 52,06 166.724 48,26 207.479 1.507,29 (54.520) (24,64) 3 Nông nghiệp 17.434 33,37 72.590 17,08 63.431 17,32 55.156 316,37 (9.159) (12,62) TỔNG 52.246 100 424.974 100 366.159 100 372.728 713,41 (58.815) (13,84) Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ Bảng 4.14: DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA MDB – CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN 6 THÁNG ĐẦU NĂM ĐVT: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU 6 Tháng 2012 Số tiền 6 Tháng 2013 Số tiền (%) 2013/2012 (%) Số tiền % 1 Tiêu dùng 130.647 31,04 127.441 35,08 (3.206) (2,45) 2 SXKD 219.098 52,05 174.703 48,08 (44.395) (20,26) 3 Nông nghiệp 71.197 16,91 61.194 16,84 (10.003) (14,05) 420.942 100 363.338 100 (57.604) (13,68) TỔNG Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ 41 4.2.4. Nợ xấu trung và dài hạn: 4.2.4.1. Theo thành phần kinh tế. Khách hàng chủ yếu của MDB – Cần Thơ là đối tượng khách hàng cá nhân nên nợ xấu của ngân hàng qua các năm cũng tập trung vào đối tượng này là chính. Giống như các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể cũng chịu tác động rất lớn từ sự thăng trầm của nền kinh do đó trong năm 2011 nợ xấu của cá nhân tăng 758,42%, ở mức 5.202 triệu đồng. Mặt khác nhiều cán bộ công chức vì chưa hiểu rõ tầm quan trọng của phân loại nhóm nợ nên chủ quan chậm thanh toán với ngân hàng. Đến năm 2012, nợ xấu cá nhân có chiều hướng giảm 16,71% so với năm 2011. Được cán bộ tín dụng tư vấn kỹ và hiểu rõ tầm quan trọng của việc thanh toán đúng hạn cho ngân hàng, ý thức trả nợ của đa số cán bộ công chức được nâng cao. Trong 6 tháng đầu năm 2013, do tình hình thu nhập của các khách hàng sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ giá cả đầu ra nhất là giá các loại thủy sản như cá tra, cá basa thường bấp bênh không ổn định. Làm cho nợ xấu cá nhân trong giai đoạn này tăng 17,80% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp tư nhân được xem là thành phần chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ sự biến động của nền kinh tế. Trong năm 2011, ngân hàng đã giải ngân cho một doanh nghiệp để mở rộng hoạt động kinh doanh, và năm 2011 cũng là năm nền kinh tế biến động tiêu cực, lạm phát gia tăng, giá cả nguyên vật liệu tăng cao… đẩy doanh nghiệp vào tình thế khó khăn. Do chịu ảnh hưởng của năm 2011, đến năm 2012, nợ xấu của thành phần này tiếp tục tăng nhẹ 6,58%, đạt 1.685 triệu đồng và trong 6 tháng đầu năm 2013, con số đó đã tăng thêm 18,30%. Qua phân tích ta thấy, nợ xấu của doanh nghiệp gắn liền với tình hình của nền kinh tế, do đó công tác dự báo kinh tế và thẩm định năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp, đánh giá khả năng vượt qua những giai đoạn khó khăn được xem là biện pháp quan trọng Ngân hàng cần phải thực hiện. Đây là công tác hết sức khó khăn, đòi hỏi cán bộ tín dụng, người thẩm định phải có năng lực cao và có sự đầu tư trong công tác thẩm định. 42 Bảng 4.15: NỢ XẤU TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA MDB – CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU 1 Cá nhân 2 Doanh nghiệp TỔNG 2010 Số tiền 2011 Số tiền (%) 606 606 2012 100 100 (%) Số tiền 2011/2010 (%) Số tiền 5.202 76,69 4.333 72,00 4.596 1.581 23,31 1.685 28,00 1.581 6.783 100 6.018 100 6.177 2012/2011 % 758,42 1.019,31 Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ Bảng 4.16: NỢ XẤU TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA MDB – CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 6 THÁNG ĐẦU NĂM ĐVT: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU 6 Tháng 2012 Số tiền 6 Tháng 2013 (%) Số tiền 2013/2012 (%) Số tiền % 1 Cá nhân 4.652 74,08 5.480 73,99 828 17,80 2 Doanh nghiệp 1.628 25,92 1.926 26,01 298 18,30 6.280 100 7.406 100 1.126 17,93 TỔNG Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ 43 Số tiền % (869) (16,71) 104 6,58 (765) (11,28) 4.2.4.2. Theo mục đích sử dụng vốn. Trong các lĩnh vực cho vay trung và dài hạn thì cho vay tiêu dùng là lĩnh vực cho vay ít rủi ro nhất, nợ xấu luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu nợ xấu trung và dài hạn của ngân hàng. Năm 2011, nợ xấu cho vay tiêu dùng tăng 468,56% so với năm 2010 ở mức 1.899 triệu đồng. Vì trong năm 2011, doanh số cho vay tiêu dùng tăng khá cao nên tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm trong quy định của NHNN. Do hầu hết khách hàng vay cho mục đích này thường là cán bộ công chức hưởng lương qua ngân sách nhà nước có nguồn thu nhập ổn định. Nợ xấu chỉ phát sinh từ ý thức thanh toán và thiện chí trả nợ của người vay. Sang năm 2012, nợ xấu ở lĩnh vực này giảm 58,82% chỉ còn 782 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu tiêu dùng của ngân hàng tiếp tục giảm 29,73% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càng được nâng cao. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cá nhân luôn tiềm ẩn những rủi ro trong quá trình kinh doanh cũng như phải chụi ảnh hưởng từ những biến động bất thường của nền kinh tế. Năm 2011, nợ xấu trong lĩnh vực này tăng rất cao 2.537,78 % so với năm 2010. Do trong năm này nền kinh tế có chiều hướng đi xuống làm cho cả doanh nghiệp và cá nhân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Đến năm 2012, nợ xấu ở lĩnh vực này vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm lại. Trong 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu cho vay kinh doanh tăng 84,28% so với cùng kỳ năm trước. Trong cho vay trung và dài hạn thì cho vay nông nghiệp có mức rủi ro khá cao, thu nhập và nguồn trả nợ vay của khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như điều kiện tự nhiên, thời tiết, sâu bệnh, dịch hại. Trong năm 2011, nợ xấu của các khoản vay nông nghiệp tăng khá cao so với năm 2010 với tỷ lệ 1.279,12% đạt 2.510 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nợ xấu trung và dài hạn. Ngoài việc phải chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, hoạt động nông nghiệp còn phải chịu tác động từ thị trường hàng hóa, vì giá cả thường không ổn định, hàng nông sản khó bảo quản lâu để chờ giá nên người nông dân phải chịu thiệt. Tuy nhiên sang năm 2012, nợ xấu trong lĩnh vực này có chiều hướng giảm. Đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu cho vay nông nghiệp đã giảm 20,74% so với cùng kỳ năm 2012. 44 Bảng 4.17: NỢ XẤU TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA MDB – CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU 1 Tiêu dùng 2 SXKD 3 2010 Số tiền 2011 Số tiền (%) 2012 Số tiền (%) 2011/2010 Số tiền (%) % 2012/2011 Số tiền 334 55,12 1.899 28 782 12,99 1.565 468,56 (1.117) (58,82) 90 14,85 2.374 35 2.829 47,01 2.284 2.537,78 455 19,17 Nông nghiệp 182 30,03 2.510 37 2.407 40,00 2.328 1.279,12 (103) (4,10) TỔNG 606 100 6.783 100 6.018 100 6.177 1.019,31 (765) (11,28) Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ Bảng 4.18: NỢ XẤU TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA MDB – CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN 6 THÁNG ĐẦU NĂM ĐVT: Triệu đồng STT % CHỈ TIÊU 6 Tháng 2012 Số tiền 6 Tháng 2013 Số tiền (%) 2013/2012 (%) Số tiền % 1 Tiêu dùng 2.331 37,12 1.638 22,12 (693) (29,73) 2 SXKD 2.512 40,00 4.629 62,50 2.117 84,28 3 Nông nghiệp 1.437 22,88 1.139 15,38 (298) (20,74) 6.280 100 7.406 100 1.126 17,93 TỔNG Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ 45 4.2.4.3. Theo nhóm nợ. Trong 3 năm từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 thì thành phần nợ nhóm 3 đều có sự tăng trưởng qua các năm; nợ nhóm 4 và nhóm 5 tăng cao trong năm 2011 nhưng giảm dần trong năm 2012. Nợ nhóm 3 trong năm 2010 chỉ đạt 458 triệu đồng, nhưng đến năm 2011 thì tăng gấp đôi so với năm 2010 do một số khách hàng là cán bộ công nhân viên không nhận thức được vai trò của việc chuyển nhóm nợ nên thanh toán trễ hạn. Sang năm 2012, nhóm nợ này tiếp tục tăng so với năm 2011 và tiếp tục kéo dài đến 6 tháng đầu năm 2013 nhưng tốc độ tăng có phần chậm lại, chủ yếu do yếu tố địa lý, sự quản lý các khoản vay tín chấp cán bộ công nhân viên chưa được hiệu quả (thu tiền thông qua kho bạc), người đại diện đơn vị nộp tiền có dấu hiệu chiếm dụng vốn. Nợ nhóm 4 và nhóm 5 tăng cao trong năm 2011 chủ yếu đến từ thành phần khách hàng cá nhân, do một số hộ kinh doanh và tiểu thương phải chịu sự tác động tiêu cực từ nền kinh tế hàng hóa, lạm phát tăng cao làm cho người tiêu dùng thắc chặc chi tiêu gây ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của họ. Ngoài ra, nợ xấu còn đến từ một vài khách hàng vay nông nghiệp và một ít doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa phải chịu thua lỗ do nền kinh tế hàng hóa có chiều hướng đi xuống. Sang năm 2012, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, cộng thêm sự thận trọng trong quá trình xét duyệt hồ sơ cho vay của cán bộ ngân hàng đã làm cho cả hai nhóm nợ này có chiều hướng giảm, giảm mạnh nhất là nợ nhóm 5 (giảm 50,36% so với năm 2011). Đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ nhóm 4 và nhóm 5 tiếp tục giảm, tuy chỉ giảm với tốc độ chậm nhưng đây cũng là dấu hiệu đáng mừng, cho thấy công tác xử lý nợ cũng như hoạt động tín dụng trung dài hạn đang được nâng cao tại MDB – Cần Thơ. 46 Bảng 4.19: NỢ XẤU TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA MDB – CẦN THƠ THEO NHÓM NỢ QUA 3 NĂM 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU NĂM 2010 % 2011/2012 2011 Số tiền 2012 2012/2011 Số tiền % % 1 Nợ nhóm 3 458 75,58 1.394 20,55 2.386 39,65 936 204,37 992 71,16 2 Nợ nhóm 4 125 20,63 3.318 48,92 2.604 43,27 3.193 2,554,40 (714) (21,52) 3 Nợ nhóm 5 23 3,80 2.071 30,53 1.028 17,08 2.048 8.904,35 (1.043) (50,36) TỔNG 606 100 6.783 100 6.018 100 6.177 1.019,31 (765) (11,28) Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ Bảng 4.20: NỢ XẤU TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA MDB – CẦN THƠ THEO NHÓM NỢ 6 THÁNG ĐẦU NĂM ĐVT: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 2013 1.296 20,64 3.472 2013/2012 Số tiền % 2.176 167,90 1 Nợ nhóm 3 2 Nợ nhóm 4 2.785 44,35 2.576 34,78 (209) (7,50) 3 Nợ nhóm 5 2.199 35,02 1.358 18,34 (841) (38,24) TỔNG 6.280 100 7.406 100 1.126 17,93 46,88 Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ 47 4.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN THÔNG QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU 4.3.1. Dư nợ TDH trên vốn huy động (%) Chỉ tiêu này xác định khả năng đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay cá nhân của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Qua bảng số liệu, có thể thấy dư nợ TDH trên vốn huy động luôn biến động không ngừng, cụ thể năm 2010 chỉ số này là 31,25% tức là trong 100 đồng vốn huy động Ngân hàng cho vay TDH 31,25 đồng; sang năm 2011 thì chỉ số này tăng lên 78,19% , tuy nhiên đến năm 2012 chỉ số này giảm còn 51,24% tức từ 100 đồng vốn huy động được ngân hàng tạo ra 51,24 đồng dư nợ TDH. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ số này chỉ là 65,97 đồng trong khi giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 chỉ số này lên đến 95,57 đồng. Sỡ dĩ chỉ số dư nợ TDH trên tổng vốn huy động có sự biến đổi như trên là do sự tăng trưởng không đồng đều giữa vốn huy động và dư nợ TDH. Năm 2011, dư nợ TDH tăng 713,41% so với năm 2010 do trong năm đó ngân hàng tiến hành giải ngân 1 khoản vay TDH cho doanh nghiệp; tiếp tục phát huy thế mạnh của mình trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, đồng thời ngân hàng tích cực triển khai các gói cho vay trả góp kinh doanh, mở rộng cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên sang các địa bàn lân cận như Hậu Giang, Vĩnh Long. Vốn huy động trong năm 2011 của ngân hàng dù tăng 225,06% so với năm 2010 nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng của dư nợ TDH nên hệ số dư nợ trên vốn huy động của ngân hàng năm 2011 là 78,19%. Năm 2012, trong khi dư nợ TDH giảm 13,84% so với năm 2011 do ngân hàng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của Agribank, Sacombank thì vốn huy động của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng 31,48% nên hệ số này giảm còn 51,24%. 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ TDH của ngân hàng tiếp tục giảm do ngân hàng không giải ngân TDH cho doanh nghiệp mà chỉ tập trung vào phân khúc cá nhân; còn vốn huy động của ngân hàng tiếp tục tăng dẫn đến hệ số này giảm còn 65,97%. 4.3.2. Dư nợ TDH trên tổng dư nợ (%) Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu dư nợ TDH chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao cho thấy quy mô tín dụng TDH càng lớn. Qua bảng số liệu, có thể thấy tỷ trọng dư nợ đối với các khoản cho vay TDH có sự biến động giảm nhanh qua các năm từ 2010 – 2012. Tuy nhiên dư nợ TDH vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ của ngân hàng, đặc biết 48 vào năm 2010, dư nợ TDH chiếm đến 93,66% tổng dư nợ tín dụng. Do các khoản vay TDH có thời gian thu hồi vốn trên một năm và lãi suất cho vay TDH cao hơn ngắn hạn nên việc dư nợ TDH chiếm tỷ trọng cao sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận cao cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng phải chịu mức rủi ro cao hơn, do các khoản cho vay TDH có thời hạn thu hồi vốn dài nên ngân hàng khó có thể dự báo được các biến cố bất ngờ như biến động của nền kinh tế, lạm phát, thiên tai, lũ lụt...ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng, làm tăng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian gần đây, ngân hàng cân đối tỷ trọng dư nợ TDH trên tổng dư nợ ở mức hợp lý và phù hợp với thời hạn của nguồn vốn huy động được, nhằm giảm thiểu rủi ro nhưng vẫn giữ được lợi nhuận cho ngân hàng. 4.3.3. Dư nợ TDH trên tổng tài sản (%) Đây là chỉ số tính toán mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng TDH của ngân hàng hay nói cách khác, chỉ số này giúp xác định quy mô tín dụng TDH của ngân hàng. Tùy vào định hướng của ngân hàng vào từng thời điểm và cơ cấu nguồn vốn mà chỉ số này cao thấp khác nhau. Nhìn chung qua 3 năm từ 2010-2012, chỉ số dư nợ TDH trên tổng tài sản của ngân hàng có chiều hướng giảm và được ngân hàng cố gắng giữ ổn định để phù hợp với cơ cấu nguồn vốn. Vì trong bối cảnh nền kinh tế biến động phức tạp như hiện nay thì tín dụng TDH tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn tín dụng ngắn hạn do thời gian thu hồi vốn kéo dài, lợi nhuận thu về chậm. 4.3.4. Hệ số thu nợ (%) Chỉ tiêu này phản ánh công tác thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng, chỉ tiêu này càng cao thì công tác thu nợ của ngân hàng tiến triển tốt và ngược lại. Năm 2010, hệ số thu nợ TDH của ngân hàng là 31,48% nghĩa là trong năm ngân hàng cho vay ra 100 đồng thì thu lại được 31,48 đồng. Đây là năm đầu tiên ngân hàng hoạt động, chính sách cho vay còn khá thoáng nên hệ số thu nợ còn thấp. Năm 2011, hệ số thu nợ TDH của ngân hàng là 20,63% do doanh số cho vay tăng nhanh hơn so với doanh số thu nợ. Đặc điểm của cho vay TDH là thời gian cho vay dài nên việc thu nợ phải kéo dài sang năm sau, đồng thời ngân hàng áp dụng chính sách lãi giảm dần càng về sau nợ gốc càng thu về nhiều. Vì vậy, trong năm 2011, mặc dù doanh số cho vay TDH của ngân hàng tăng nhanh nhưng doanh số thu nợ vẫn tăng chậm hơn nhiều, chủ yếu là thu nợ từ năm 2010 chuyển sang. Đến năm 2012 thì doanh số thu nợ của ngân hàng 49 tăng mạnh và đạt 169,48% do trong năm đó doanh số cho vay TDH của ngân hàng giảm, còn doanh số thu nợ TDH của ngân hàng lại tăng (các khoản nợ năm 2010, 2011 đến hạn). 6 tháng đầu năm 2012, hệ số thu nợ của ngân hàng là 108,73% nhưng đến cùng kỳ năm 2013 thì hệ số này là 102,81% do doanh số cho vay TDH có sự tăng trưởng cao hơn so với doanh số thu nợ TDH do ngân hàng đã đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều cho khách hàng vay vốn; đồng thời ngân hàng cũng tích cực mở rộng địa bàn hoạt động sang các tỉnh lân cận như Hậu Giang, Sóc Trăng. Vì vậy, doanh số thu nợ TDH 6 tháng đầu năm 2013 của ngân hàng giảm so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, hệ số thu nợ của ngân hàng có sự tăng giảm không đều qua các năm. Và trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013, hệ số thu nợ của ngân hàng giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đó không hoàn toàn do công tác thu nợ của ngân hàng không tốt mà còn bị ảnh hưởng bởi tốc độ tăng của doanh số cho vay TDH cũng như đặc điểm các khoản vay TDH của ngân hàng. 50 Bảng 4.3.1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN QUA 3 NĂM 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu STT Năm 2010 2011 2011/2010 2012 Số tiền 2012/2011 Số tiền % % 1 Doanh số cho vay trung và dài hạn 76.246 469.604 84.645 393.358 515,91 (384.959) (81,98) 2 Doanh số thu nợ trung và dài hạn 24.000 96.876 143.460 72.876 303,65 46.584 48,09 3 Dư nợ trung và dài hạn 52.246 424.974 366.159 372.728 713,41 (58.815) (13,84) 4 Dư nợ bình quân trung và dài hạn 26.123 238.610 395.567 212.487 813,41 156.957 65,78 5 Tổng dư nợ 55.780 545.164 722.652 489.384 877,35% 177.488 32,56% 6 Nợ xấu trung và dài hạn 606 6.783 6.018 6.177 1.019,31 (765) (11,28) 7 Tổng vốn huy động 167.200 543.500 714.600 376.300 225,06 171.100 31,48 8 Tổng tài sản 102.105 599.346 784.274 497.241 486,99% 184.928 30,85% 9 Dư nợ TDH/ Tổng vốn huy động (%) 31,25 78,19 51,24 - - - - 10 Dư nợ TDH/ Tổng dư nợ (%) 93,66 77,95 50,67 - - - - 11 Dư nợ TDH/ Tổng tài sản (%) 51,17 70,91 46,69 - - - - 12 Thu nợ TDH/doanh số cho vay TDH (%) 31,48 20,63 169,48 - - - - 13 Nợ xấu TDH/ Tổng dư nợ TDH (%) 1,16 1,60 1,64 - - - - 14 Vòng quay vốn tín dụng (Vòng) 0,92 0,41 0,36 - - - - 51 Bảng 4.3.1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu STT 6 tháng 2012 2013/2012 Số tiền 2013 % 1 Doanh số cho vay trung và dài hạn 46.179 100.530 54.351 117,7 2 Doanh số thu nợ trung và dài hạn 50.211 103.351 53.140 105,83 3 Dư nợ trung và dài hạn 420.942 363.338 (57.604) (13,68) 4 Dư nợ bình quân trung và dài hạn 422.958 364.749 (58.209) (13,76) 5 Tổng dư nợ 632.392 794.943 162.551 25,70 6 Nợ xấu trung và dài hạn 6.280 7.406 1.126 17,93 7 Tổng vốn huy động 440.456 550.734 110.278 25,04 8 Tổng tài sản 682.047 855.575 173.528 25,44 9 Dư nợ TDH/ Tổng vốn huy động (%) 95,57 65,97 - - 10 Dư nợ TDH/ Tổng dư nợ (%) 66,56 45,71 - - 11 Dư nợ TDH/ Tổng tài sản (%) 61,72 42,47 - - 12 Thu nợ TDH/doanh số cho vay TDH (%) 108,73 102,81 - - 13 Nợ xấu TDH/ Tổng dư nợ TDH (%) 1,49 2,04 - - 14 Vòng quay vốn tín dụng (Vòng) 0,12 0,28 - - 52 4.3.3. Tỷ lệ nợ xấu (%) Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ tiêu này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này cao. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu TDH của ngân hàng có sự tăng trưởng qua các năm cho thấy chất lượng tín dụng TDH của ngân hàng giảm, rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng vẫn còn ở mức an toàn so với tỷ lệ cho phép của NHNN là 3%. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là 1,16%, tập trung chủ yếu ở các khoản vay cá nhân, phục vụ cho mục đích tiêu dùng và nông nghiệp. Sang năm 2011 và 2012, tỷ lệ nợ xấu lần lượt là 1,60% và 1,64% do hoạt động cho vay TDH của ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay cá nhân phục vụ mục đích tiêu dùng và sản xuất nông nghiệp. Trong đó, hoạt động nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan như: thời tiết, kỹ thuật nuôi trồng, giá cả vật tư nông nghiệp, dịch bệnh.... nên người dân gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ. Còn đối với cho vay cán bộ công nhân viên chức thì chủ yếu là cho vay tín chấp, nên khi đến hạn người vay không thể trả nợ thì ngân hàng không thể dùng các biện pháp siết nợ hay phát mãi tài sản bảo đảm mà chỉ có thể đôn đốc khách hàng trả nợ, điều này làm cho nhiều khách hàng chủ quan chỉ thanh toán đúng hạn trong thời gian đầu, về sau càng có nhiều cán bộ trốn nợ hoặc chuyển công tác khiến việc thu nợ của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, làm tăng nợ xấu của Ngân hàng. 4.3.4. Vòng quay vốn tín dụng (vòng) Chỉ tiêu này giúp đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Nếu số vòng quay vốn tín dụng càng cao có nghĩa là đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh và càng đạt hiệu quả cao. Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng có sự sụt giảm qua các năm: năm 2010 là 0,92 vòng, năm 2011 là 0,41 vòng và đến năm 2012 là 0,36 vòng cho thấy tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng càng chậm, tốc độ tăng của thu nợ nhỏ hơn tốc độ tăng của dư nợ bình quân. Tuy nhiên, điều này không hẳn do hiệu quả đầu tư của ngân hàng giảm sút mà do tính chất tín dụng TDH là thời hạn trên 1 năm nên thời gian thu hồi vốn gốc của ngân hàng kéo dài qua các năm. Bên cạnh đó, từ năm 2011 ngân hàng triển khai cho vay tín chấp công nhân viên với lãi giảm dần và khách hàng thường chọn kỳ hạn từ 36 đến 60 tháng nên trong thời gian đầu số vốn thu về sẽ khá thấp. 53 CHƯƠNG 5 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1. THÀNH TỰU Sau hơn 3 năm hoạt động, MDB – Cần Thơ đã đạt được những thành tựu nhất định như sau: - Thu nhập của ngân hàng tăng dần qua các năm trong khi các chi phí lại giảm dần nên lợi nhuận của ngân hàng có sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm. - Lãi suất huy động giảm dần qua các năm và thương hiệu ngân hàng còn khá mới mẻ tại thị trường TP. Cần Thơ nhưng vốn huy động của ngân tăng dần qua các năm, giúp đảm bảo cung cấp đủ vốn phục vụ cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Ngân hàng áp dụng chính sách lãi giảm dần với các kỳ góp linh hoạt phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. - Ngân hàng có đội ngũ cán bộ trẻ, tràn đầy nhiệt huyết, trình độ chuyên môn cao, thái độ phục vụ lịch sự, vui vẻ, tận tình với công việc. - Nghiệp vụ cho vay trung và dài hạn của ngân hàng rất đa dạng với các sản phẩm cho vay, nhất là dành cho khách hàng cá nhân như: cho vay mua máy nông nghiệp; cho vay trồng trọt, chăn nuôi; cho vay trả góp kinh doanh; cho vay cán bộ công nhân viên...đáp ứng được các nhu cầu và từng phân khúc khách hàng. - Nét nổi bật của hoạt động tín dụng TDH của ngân hàng qua 3 năm là công tác thu hồi nợ đạt kết quả khá tốt và có sự tăng trưởng qua các năm. Cụ thể là hệ số thu nợ trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đều lớn hơn 1. Tỷ lệ nợ xấu có sự tăng trưởng qua các năm nhưng vẫn khá thấp so với tỷ lệ an toàn của NHNN. - Ngân hàng luôn bám sát định hướng hoạt động cũng như kế hoạch mà Hội Sở đề ra. 54 5.2. TỒN TẠI Bên cạnh những thành quả đạt được thì MDB – Cần Thơ còn gặp phải các khó khăn như sau: - Mạng lưới hoạt động của MDB – Cần Thơ còn khá mỏng (tại địa bàn TP. Cần Thơ, MDB chỉ mới thành lập được 1 chi nhánh và 3 quỹ tiết kiệm) nên chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng bạn với mạng lưới ngân hàng dày đặt hơn như Sacombank, Agribank, Vietcombank... Bên cạnh đó, MDB – Cần Thơ không chỉ chịu sự cạnh tranh từ bên ngoài mà còn chịu sức ép từ các chi nhánh trong cùng hệ thống. Hiện tại, MDB – Cần Thơ đang mở rộng địa bàn hoạt động sang các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, các chi nhánh MDB ở các tỉnh khác đã hoạt động ở hầu hết các địa bàn còn lại như: MDB – Long Xuyên đang hoạt động mạnh ở Quận Thốt Nốt; MDB – Sa Đéc chiếm gần hết thị phần ở tỉnh Vĩnh Long; MDB – Cà Mau có mặt hầu hết các huyện, xã ở ở tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng... - Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tuy vẫn trong phạm vi kiểm soát và thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn an toàn NHNN quy định nhưng lại tăng dần qua các năm cho thấy chất lượng tín dụng TDH của ngân hàng ngày càng giảm, rủi ro tín dụng TDH của ngân hàng ngày càng tăng. - Thế mạnh của ngân hàng là tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay nông nghiệp của ngân hàng có sự sụt giảm qua các năm do hoạt động nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng bởi kỹ thuật, thời tiết nên rủi ro cao. - Mảng hoạt động chính của tín dụng TDH là cho vay cán bộ công nhân viên trả lương thông qua NSNN và cho vay nông nghiệp nhưng ngân hàng đang gặp sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng lớn, có kinh nghiệm hoạt động như Sacombank, Agribank...đây là các khoản cho vay khá an toàn, độ rủi ro thấp hơn so với cho vay sản xuất kinh doanh. - MDB dù đã hoạt động trên 20 năm nhưng chủ yếu ở địa bàn tỉnh An Giang nên vẫn còn là thương hiệu khá xa lạ tại địa bàn TP. Cần Thơ. Vì vậy, ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác tiếp thị các sản phẩm cho vay cũng như công tác huy động vốn. - Địa bàn hoạt động của ngân hàng khá rộng (Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Hậu Giang...) nhưng số lượng cán bộ kinh doanh của ngân hàng còn khá ít. 55 5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN 5.3.1. Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn - Cần đơn giản, cụ thể hóa các thủ tục và quy trình cho vay nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát tốt chất lượng tín dụng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có nhu cầu vay vốn, tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn; đồng thời có chính sách lãi suất phù hợp, cạnh tranh vì lãi suất cho vay TDH thường cao hơn so với ngắn hạn. - Lĩnh vực tín dụng nông nghiệp nông thôn là thế mạnh của MDB trong suốt hơn 20 năm nay. Vì vậy, MDB – Cần Thơ cần xây dựng cho mình chiến lược phát triển rõ ràng nhằm tiếp tục phát huy thế mạnh của mình. Bên cạnh đó, hiểu biết của các hộ nông dân thường thấp họăc ít cập nhật thông tin nên thường nghĩ là đến thời hạn trả nợ thì mới được trả nợ. Vì vậy, sau khi kết thúc mùa vụ mà chưa tới thời hạn trả nợ thì họ sẽ sử dụng số tiền vào mục đích khác nên khi đến hạn trả nợ thì họ không có khả năng trả được nợ cho Ngân hàng. Do đó, cán bộ tín dụng phải phổ biến họ hiểu cặn kẽ về thời hạn trả nợ để họ trả nợ đúng hạn; đồng thời, cán bộ tín dụng cần phải bám sát địa bàn để biết được những khách hàng có khả năng trả nợ mà cố tình dây dưa không trả nợ để có biện pháp thu nợ thích hợp. Ngoài ra, ngân hàng có thể kết hợp với trung tâm khuyến nông để giúp nông dân tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt; cũng như tạo điều kiện để các khách hàng của mình hợp tác với nhau (đối tượng khách hàng của ngân hàng bao gồm tiểu thương, doanh nghiệp phân phối) để thúc đẩy việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa hiệu quả hơn. - Đối với các khoản vay tín chấp cán bộ công nhân viên: hiện nay các ngân hàng lớn trên địa bàn mà đặc biệt là Sacombank đang đẩy mạnh mảng cho vay tiêu dùng nên thực hiện lãi suất khiến cho khách hàng của MDB – Cần Thơ đến tất nợ trước hạn khá nhiều do khách hàng chỉ nhìn vào biểu lãi suất mà không hiểu rõ sự khác biệt giữa cách tính lãi gộp và lãi giảm dần. Vì vậy, trong quá trình tiếp thị các sản phẩm vay vốn, cán bộ kinh doanh phải giải thích cặn kẽ cho khách hàng để khách hàng nhận rõ sự khác biệt để có cái nhìn khách quan hơn; đồng thời thiết lập mối quan hệ mật thiết với lãnh đạo các đơn vị để hỗ trợ trong công tác thu nợ cũng như tránh tình trạng khách hàng tất nợ trước hạn , chuyển sang vay các ngân hàng khác. - Hiện nay, tỷ lệ nợ xấu TDH của ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm. Vì vậy, để giảm bớt nợ xấu, ngoài việc xét duyệt kĩ hồ sơ trước khi giải 56 ngân thì ngân hàng cần giải thích rõ vai trò của việc phân loại nợ để tránh trường hợp nợ xấu tăng do khách hàng chủ quan mà chậm góp tiền. Bên cạnh đó, để tránh phát sinh nợ xấu, cán bộ kinh doanh cần gửi giấy báo thu nợ kịp thời đến từng khách hàng, thường xuyên nhắc nhở khách hàng kỳ hạn trả nợ nhưng phải thật khéo léo nhằm tạo mối quan hệ gần gũi với khách hàng. 5.3.2. Đối với công tác nhân sự: - Trang bị thêm kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức pháp lý cho cán bộ kinh doanh của ngân hàng. Triển khai các khóa huấn luyện về những kỹ năng cần thiết cho cán bộ nhân viên ngân hàng. - Tổ chức các cuộc điều tra, thăm dò ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng như thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng để nắm bắt được thông tin về khách hàng, biết được những điều khách hàng đang mong đợi cũng như những vấn đề còn tồn tại của ngân hàng để có biện pháp cải thiện. - Số lượng nhân viên kinh doanh tại chi nhánh hiện tại khá ít nên phạm vi quản lý của mỗi nhân viên kinh doanh khá rộng nên gặp khó khăn trong việc đi lại, tiếp xúc khách hàng cũng như xử lý hồ sơ. Vì vậy, ngân hàng nên có kế hoạch tuyển dụng cũng như phân bổ địa bàn hoạt động cụ thể để tạo điều kiện cho nhân viên kinh doanh quản lý tốt hơn. - Có biện pháp khen thưởng cũng như xử lý vi phạm đối với cán bộ kinh doanh nhằm tránh các tiêu cực trong đạo đức nghề nghiệp. Quy định chỉ tiêu cho vay, thu nợ cũng như thầm quyền phê duyệt hạn mức cho vay đối với từng cán bộ nhân viên tín dụng theo chất lượng nợ cũng như thành tích từng tháng. 57 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Qua phân tích tình hình tín dụng TDH của MDB – Cần Thơ, ta thấy được hoạt động tín dụng TDH của ngân hàng diễn ra tốt nhất trong năm 2011 với sự tăng lên của hầu hết các chỉ tiêu như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ. Tuy nhiên, sang đến năm 2012 thì hầu hết các chỉ tiêu trên đều tăng trưởng chậm lại. Doanh số cho vay TDH của ngân hàng tập trung chủ yếu vào mảng cho vay cá nhân, hạn chế giải ngân đối với thành phần khách hàng doanh nghiệp nên doanh số cho vay có sự sụt giảm trong năm 2012 do các món vay cá nhân thường mang tính nhỏ lẻ. Doanh số thu nợ của ngân hàng có sự tăng trưởng dần qua các năm. Nguyên nhân của sự tăng trưởng đó là do chính sách thu nợ của ngân hàng ngày càng hoàn thiện, công tác thu nợ ngày càng tốt. Bên cạnh đó, do đặc điểm sản phẩm cho vay của ngân hàng là lãi giảm dần trên dư nợ gốc nên càng về sau thì nợ gốc thu về càng nhiều nên doanh số thu nợ ngày càng tăng. Do đó, dư nợ của ngân hàng cũng có sự sụt giảm trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Tuy nhiên, do tốc độ tăng của doanh số thu nợ luôn thấp hơn dư nợ và do đặc điểm của các khoản vay TDH nên vòng quay tín dụng TDH của ngân hàng có sự sụt giảm dần qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng luôn ở mức thấp nhưng vẫn có sự tăng trưởng qua các năm nên ngân hàng cần quan tâm hơn đến tỷ lệ này nhằm giảm rủi ro có thể xảy ra cho hoạt động tín dụng TDH đến mức thấp nhất. Với phương châm “Làm giàu cuộc sống, chấp cánh thành công”, MDB – Cần Thơ luôn nỗ lực trong công tác huy động vốn cũng như cho vay để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Việc giám sát chặc chẽ các khoản vay giúp cho ngân hàng kiểm soát tốt chất lượng tín dụng; có thể nhận thấy hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được nâng cao, các sản phẩm dịch vụ đa dạng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng trong địa bàn TP. Cần Thơ cũng như các tỉnh lân cận. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với NHNN và các cơ quan ban ngành có liên quan - NHNN cần hỗ trợ các ngân hàng về các vướn mắc, tồn tại, bất cập (nếu có) trong các văn bản pháp lý đã ban hành và kịp thời xem xét chỉnh sửa hoặc ban hành các văn bản pháp lý mới nhằm tạo môi trường thể chế thuận lợi cho hoạt động Ngân hàng, phù hợp với chuẩn mực quốc tế. 58 - NHNN cần có những thông báo thường xuyên về tình hình biến động kinh tế, cảnh báo các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra đối với hệ thống ngân hàng thương mãi, cũng như nhận định những khả năng có thể xảy ra đối với nền kinh tế Việt Nam để các ngân hàng có thể dự báo và có phương án xử lý các tình huống rủi ro có thể xảy ra. - Các cơ quan chức năng có thẩm quyền (như Tòa Án, các cơ quan hành pháp) cần tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng trong công tác thu hồi nợ, xử lý đối với các tài sản thế chấp của các khách hàng không có khả năng trả nợ. Chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò của mình trong việc hỗ trợ, ký duyệt hồ sơ cũng như cung cấp thông tin về khách hàng để tạo điều kiện cho ngân hàng cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế. 6.2.2. Đối với Hội Sở - Lãi suất cho vay của hệ thống hiện nay chưa linh hoạt, MDB có thể cho phép các chi nhánh tự quyết định áp dụng mức lãi suất cho vay theo một biên độ cụ thể để nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như phù hợp với tình hình kinh tế tại địa phương. - Hiện nay, ngân hàng tập trung cho vay TDH đối với khách hàng cá nhân (chủ yếu là cho vay cán bộ công nhân viên, nông dân) nên cần đa dạng hoá danh mục đầu tư, đa dạng hoá khách hàng, không tập trung cho vay một loại khách hàng, ngành hàng hay lĩnh vực nào đó mà cần mở rộng đối tượng cho vay nhằm giảm thiểu và phân tán rủi ro cho ngân hàng. - Cần có chính sách khen thưởng đối với cá nhân, chi nhánh hoàn thành tốt chỉ tiêu nhằm tạo động lực cho nhân viên, chi nhánh phát triển, hoàn thành tốt chỉ tiêu được giao. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Văn Đại, 2012, Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. 2. Thái Văn Đại, Nguyễn Thị Nguyệt (2010). Quản trị ngân hàng thương mại. 3. Luật Các Tổ Chức Tín Dụng, 2010. 4. Pháp Lệnh các tổ chức tín dụng, 1990. 5. Báo cáo hoạt động kinh doanh của MDB – Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. 60 1 [...]... vay trung và dài hạn 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian: Luận văn tốt nghiệp được nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – Chi nhánh Cần Thơ 1.3.2 Thời gian: Số liệu được thu thập trong 3 năm từ năm 2010 đến 2012 và 6 tháng năm 2013 1.3.3 Đối tưọng nghiên cứu 2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – Chi nhánh Cần Thơ. .. các bảng số liệu, sơ đồ 12 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG: 3.1.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG Tên ngắn: NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG Tên viết tắt: MDB Vốn điều lệ: 3.750 tỉ đồng Lĩnh vực hoạt động: Ngân hàng Hội sở chính: 248 Trần Hưng Đạo, TP Long Xuyên,... đến khả năng chi trả trong tương lai Nhận thấy tầm quan trọng của nghiệp vụ tín dụng trong hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng trung và dài hạn nên tôi chọn đề tài Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – Chi nhánh Cần Thơ làm đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình Việc thục hiện đề tài nhằm giúp ngân hàng thấy được... thuận lợi và khó khăn tại thời điểm hiện tại qua đó đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn và phát huy những thế mạnh hiện có, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng trung và dài hạn nói riêng 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – Chi nhánh Cần Thơ để rút... hành trên mọi bước đường phát triển của cộng đồng Việt Nam 3.1.2 Quá trình phát triển Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – Chi Nhánh Cần Thơ Ngày 10/12/2009, Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB) được Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ký chấp thuận đề nghị mở chi nhánh tại thành phố Cần Thơ, căn cứ theo Quyết Định chuẩn y của NHNN: Quyết định số 9715/ NHNN – TTCSNH Vào lúc 8h ngày 25/02/2010,... hóa – hiện đại hóa và ngày càng phát triển nên nhu cầu vốn trung và dài hạn để phục vụ cho nên kinh tế là rất lớn Ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông với hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, là ngân hàng đạt danh hiệu “Thương hiệu tiêu biểu Typical Brand 2013”, là ngân hàng đầu tiên sử dụng công nghệ nhận diện dấu vân tay tại Việt Nam Chi nhánh của ngân hàng tại Cần Thơ. .. - Nhân viên tín dụng thẩm định tính khả thi của dự án - Lãnh đạo ngân hàng quyết định việc cấp tín dụng - Ký kết hợp đồng tín dụng và thỏa thuận các điều khoản tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng - Ngân hàng giải ngân cho khách hàng - Ngân hàng kiểm tra các điều kiện sử dụng vốn - Khách hàng hoàn tất việc trả nợ gốc và lãi, tất toán hợp đồng tín dụng 2.1.4.2 Nghiệp vụ cấp tín dụng dưới hình thức cho... xấu trung và dài hạn của ngân hàng qua 3 năm từ 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Mục tiêu 3: Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tín dụng: hệ số dư nợ trên vốn huy động, hệ số dư nợ trên tổng tài sản, dư nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ, hệ số thu nợ, tỷ lệ nợ xấu và vòng quay vốn tín dụng Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp giúp ngân hàng. .. VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG - CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG: Với chức năng trung gian tài chính, “đi vay để cho vay”, vốn huy động là nguồn vốn rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng Vốn huy động giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng Nhìn chung, vốn huy động của ngân. .. Cần Thơ đi vào hoạt động từ ngày 10/12/2009 và nghiệp vụ cho vay trung và dài hạn là một trong những nghiệp vụ quan trọng, mang lại nguồn thu ổn định, lâu dài và tốn ít chi phí nghiệp vụ cho ngân hàng Tuy nhiên, hoạt động tín dụng trung và dài hạn lại tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn tín dụng ngắn hạn Vì vậy, ngân hàng phải lựa chọn và thẩm định khách hàng một cách thận trọng nhằm hạn chế việc sử dụng vốn vay

Ngày đăng: 07/10/2015, 12:53

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w