4.2.1.1. Theo thành phần kinh tế
Nhìn chung, doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm: tăng cao nhất trong năm 2011 nhưng lại giảm thấp trong năm 2012. Trong đó, khoản mục cho vay hộ cá nhân là chủ yếu, chỉ trong năm 2011 ngân hàng có một khoản giải ngân cho doanh nghiệp, những năm còn lại không xét duyệt cho doanh nghiệp vay trung và dài hạn.
Năm 2010: là năm đầu tiên ngân hàng hoạt động nên ngân hàng tập trung vào thế mạnh của mình là cho vay nông nghiệp và trong năm này ngân hàng chỉ cho vay theo hộ cá nhân, không giải ngân cho các khách hàng doanh nghiệp. Các món vay cá nhân trong năm này chủ yếu là cho vay cá nhân tiêu dùng, cho các hộ nông dân vay để trồng trọt và chăn nuôi gia súc.
Năm 2011: doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng tăng mạnh: tăng gấp 5 lần so với năm 2010 và đạt 469.604 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm này, ngân hàng tiếp tục khai thác thế mạnh của mình trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp dưới hình thức thế chấp, triển khai các gói cho vay tín chấp cá nhân cán bộ công nhân viên phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng theo hình thức trả góp…với kỳ hạn trả góp linh hoạt. Bên cạnh đó, trong năm 2011, ngân hàng đặt biệt phê chuẩn giải ngân cho một đơn vị doanh nghiệp để tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất.
Năm 2012, doanh số cho vay của ngân hàng giảm mạnh so với năm 2011 và chỉ đạt 84.645 triệu đồng do trong năm 2012, ngân hàng không còn xét duyệt cho doanh nghiệp vay trung và dài hạn. Bên cạnh đó, do ngân hàng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của Agribank, trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp và Sacombank, Dongabank trong cho vay tín chấp cá nhân nên doanh số cho vay cá nhân có sự sụt giảm so với năm 2011.Từ đó, tổng doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng trong năm 2012 giảm 81,98% so với năm 2011.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng tăng 117,70% so với cùng kỳ năm 2012 và toàn bộ đều là các khoản cho vay đối với hộ cá nhân. Sỡ dĩ doanh số cho vay trung và dài hạn trong 6 tháng năm 2013 có sự tăng trưởng như vậy là do ngân hàng đã đơn giản hóa các thủ tục cũng như các điều kiện vay vốn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng nhằm thu hút thêm khách hàng mới cũng như củng cố quan hệ đối với lượng khách hàng cũ. Ngoài ra, các cán bộ tín dụng cũng tích cực mở
rộng địa bàn hoạt động ra các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng.
Nhìn chung, doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng có sự tăng giảm không đều, cho vay thành phần hộ cá nhân chiếm chủ yêu, chỉ có năm 2011 có cho vay doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2013, ngân hàng đã tích cực trong công tác cho vay, mở rộng địa bàn nên đã đạt những thành tích đáng kể, thể hiện bằng sự tăng trưởng của doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước.
BẢNG 4.3: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA MDB – CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
STT CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % Số tiền %
1 Cá nhân 76.246 100 337.904 71,96 84.645 100 261.658 343,18 (253.259) (74,95)
2 Doanh nghiệp 131.700 28,04 131.700
TỔNG 76.246 100 469.604 100 84.645 100 393.358 515,91 (384.959) (81,98)
Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ
BẢNG 4.4: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA MDB – CẦN THƠ 6 THÁNG ĐẦU NĂM
ĐVT: Triệu đồng
STT CHỈ TIÊU
6 Tháng 2012 6 Tháng 2013 2013/2012
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền %
1 Cá nhân 46.179 100 100.530 100 54.351 117,70
2 Doanh nghiệp
TỔNG 46.179 100 100.530 100 54.351 117,70
4.2.1.2. Theo mục đích sử dụng vốn:
Trong tổng doanh số cho vay trung và dài hạn thì cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm còn cho vay tiêu dùng và cho vay nông nghiệp lại giảm dần qua các năm. Tình hình như sau:
Trong năm 2010, ngân hàng phát huy thế mạnh của mình trong lĩnh vực bán lẻ là cho vay tiêu dùng và nông nghiệp nên doanh số cho vay 2 lĩnh vực này lần lượt là 34.007 triệu đồng và 23.074 triệu đồng. Còn cho vay sản xuất kinh doanh chỉ chiếm 25,14% tổng doanh số cho vay trung và dài hạn, đạt 19.165 triệu đồng.
Đến năm 2011, doanh số cho vay sản xuất kinh doanh tăng 239.017 triệu đồng và đạt 258.182 triệu đồng do ngân hàng tích cực triển khai các gói cho vay trả góp kinh doanh, vay hộ kinh doanh cá thể với thời hạn tối đa đến 60 tháng. Đồng thời trong năm này, ngân hàng có giải ngân cho một doanh nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Các khoản cho vay tiêu dùng và nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng trong năm 2011 và đạt lần lượt là 137.459 triệu đồng và 73.963 triệu đồng do ngân hàng mở rộng các khoản cho vay tín chấp tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên làm việc tại các cơ quan ban ngành nhà nước sang các địa bàn lân cận như Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng…; hỗ trợ nông dân vay vốn trồng trọt và chăn nuôi ở các địa bàn như Ngã Sáu, Phong Điền, Cờ Đỏ…nên tổng doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng trong năm 2011 tăng 515,91% so với năm 2010 và đạt 469.604 triệu đồng.
Năm 2012, doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng là 84.645 triệu đồng, giảm 81,98% so với năm 2011 do hầu hết các khoản mục cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay nông nghiệp đều giảm trong năm này. Trong đó, cho vay tiêu dùng giảm mạnh nhất: giảm 83,42% so với năm 2011 và đạt 22.797 do ngân hàng gặp phải sự cạnh tranh của các ngân hàng như Sacombank, Dongabank, Vietcombank trong lĩnh vực cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó, ngân hàng còn gặp phải sự cạnh tranh của Agribank trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp bới tỷ lệ định giá tài sản đảm bảo cao hơn.
Vào 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng có sự cải thiện và đạt 100.530 triệu đồng, tăng 117,70% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, khoản mục tăng mạnh nhất là cho vay sản xuất kinh doanh: tăng 240,70% so với cùng kỳ năm 2012 và đạt 62.831 triệu đồng do nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, đồng thời ngân hàng chỉ tập trung
và phát huy thế mạnh của mình vào các lĩnh vực trọng yếu như bán lẻ, nông nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ mà không lấn sân sang các lĩnh vực khác.
Bảng 4.5: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA MDB – CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN QUA 3 NĂM 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
STT CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % Số tiền %
1 Tiêu dùng 34.007 44,60 137.459 29,27 22.797 26,93 103.452 304,21 (114.662) (83,42) 2 SXKD 19.165 25,14 258.182 54,98 49.202 58,13 239.017 1.247,15 (208.980) (80,94) 3 Nông nghiệp 23.074 30,26 73.963 15,75 12.646 14,94 50.889 220,55 (61.317) (82,90) TỔNG 76.246 100,00 469.604 100,00 84.645 100,00 393.358 515,91 (384.959) (81,98)
Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ
Bảng 4.6: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA MDB – CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN 6 THÁNG ĐẦU NĂM
ĐVT: Triệu đồng
STT CHỈ TIÊU 6 Tháng 2012 6 Tháng 2013 2013/2012
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền %
1 Tiêu dùng 17.144 37,13 22.242 22,12 5.098 29,74 2 SXKD 18.442 39,94 62.831 62,50 44.389 240,70 3 Nông nghiệp 10.593 22,94 15.457 15,38 4.864 45,92
TỔNG 46.179 100 100.530 100 54.351 117,70
4.2.2. Doanh số thu nợ trung và dài hạn: 4.2.2.1. Theo thành phần kinh tế 4.2.2.1. Theo thành phần kinh tế
Nhìn chung qua 3 năm công tác thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng có sự tăng trưởng nhất định nhưng tốc độ này giảm dần qua 3 năm. Trong 3 năm qua, doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng chủ yếu tập trung vào thành phần hộ cá nhân vì vậy doanh số thu nợ của ngân hàng vẫn tập trung vào thành phần hộ cá nhân.
Năm 2010 ngân hàng chỉ giải ngân trung và dài hạn cho các hộ cá nhân vì vậy doanh số thu nợ trong năm 2010 cũng chỉ tập trung vào hộ cá nhân, không có khách hàng doanh nghiệp nên doanh số thu nợ cá nhân cũng chính là doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng, và đạt 24.000 triệu đồng.
Đến năm 2011, ngân hàng có khoản mục cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp vì vậy doanh số thu nợ của thành phần doanh nghiệp trong năm 2011 đạt 12.726 triệu đồng. Về phần hộ cá nhân thì doanh số thu nợ tăng 250,63%, đạt 84.150 triệu đồng do trong năm đó ngân hàng đẩy mạnh công tác cho vay cán bộ công nhân viên với kỳ hạn góp theo tháng, phù hợp với kỳ trả lương của khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn tạo mối quan hệ với chính quyền địa phương, cơ quan chủ quản của đơn vị vay vốn nhằm hỗ trợ ngân hàng trong công tác đốc thúc và thu hồi nợ. Ngoài ra, các đối tượng cho vay cá nhân của ngân hàng như hộ nông dân, hộ kinh doanh cá thể đều được ngân hàng xét duyệt cẩn thận, đa số các đối tượng trên đều có uy tín, có thu nhập khá ổn định cũng như có thiện chí trả nợ.
Năm 2012, doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn là 48,09% so với năm 2011. Trong đó, danh mục thu nợ doanh nghiệp giảm 30,12% so với năm 2011 do trong năm 2012 ngân hàng không còn xét duyệt giải ngân cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp, đồng thời khoản cho vay doanh nghiệp năm trước đang được trả dần gốc và lãi. Đối với thành phần hộ cá nhân thì doanh số thu nợ vẫn tiếp tục tăng so với năm 2011 là 59,91%, đạt 134.567 triệu đồng do đặc điểm sản phẩm cho vay trả góp của ngân hàng là lãi giảm dần nên càng về sau thì nợ gốc thu về càng nhiều. Ngoài ra, ngân hàng đẩy mạnh sản phẩm cho vay mua xe trả góp Imotor với tài sản thế chấp là chiếc xe nên bên mua rất có thiện chí trả nợ đúng hạn.
Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì khoản mục cho vay cá nhân tăng 116,32% so với năm 2012 nhưng khoản mục cho vay doanh nghiệp tiếp tục giảm 6,81% do ngân hàng không còn giải ngân trung và dài hạn cho doanh nghiệp. Vì vậy, tổng doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tiếp tục tăng 105,83% so với cùng kỳ năm 2012 và đạt 103.351 triệu đồng.
Nhìn chung qua 3 năm hoạt động, doanh số thu nợ trung và dài hạn của MDB – Cần Thơ có sự tăng trưởng tương ứng với tốc độ tăng của doanh số cho vay trung và dài hạn cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng khá tốt. Điều này phản ánh chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng tốt mặc dù cho vay trung và dài hạn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nhưng ngân hàng đã quản lý rất tốt.
Bảng 4.7: DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA MDB – CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
STT CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % Số tiền %
1 Cá nhân 24.000 100 84.150 86,86 134.567 93,80 60.150 250,63 50.417 59,91 2 Doanh nghiệp 12.726 13,14 8.893 6,20 12.726 (3.833) (30,12)
TỔNG 24.000 100 96.876 100 143.460 100 72.876 303,65 46.584 48,09
Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ
Bảng 4.8: DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA MDB – CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 6 THÁNG ĐẦU NĂM
ĐVT: Triệu đồng
STT CHỈ TIÊU
6 Tháng 2012 6 Tháng 2013 2013/2012
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền %
1 Cá nhân 45.935 91,48 99.366 96,14 53.431 116,32 2 Doanh nghiệp 4.276 8,52 3.985 3,86 (291) (6,81)
TỔNG 50.211 100 103.351 100 53.140 105,83
4.2.2.2. Theo mục đích sử dụng vốn:
Tương ứng với tình hình cho vay thì tình hình thu hồi nợ của ngân hàng cũng có sự tăng giảm không đều qua 3 năm,. Trong đó, tỷ trọng doanh số thu nợ của sản xuất kinh doanh vẫn chiếm đa số và tăng dần qua các năm.
Trong năm 2010, doanh số thu hồi nợ của ngân hàng đạt 24.000 triệu đồng. Trong đó, tiêu dùng chiếm 54%; sản xuất kinh doanh chiếm 22,50%; nông nghiệp chiếm 23,50% do trong năm 2010 thì hoạt động cho vay tiêu dùng chiếm 44,60% tổng doanh số cho vay của ngân hàng.
Đến năm 2011 thì doanh số thu nợ của ngân hàng tăng gấp 3 lần so với năm 2010. Trong đó tăng mạnh nhất là doanh số thu nợ sản xuất kinh doanh: tăng 838,94% và đạt 50.703 triệu đồng do doanh số cho vay doanh nghiệp tăng. Đồng thời đối với các khoản vay trả góp hộ kinh doanh và tiểu thương thì ngân hàng ban đầu đã sàng lọc khách hàng bằng cách xét hồ sơ vay thông qua ban quản lý chợ nhằm tìm hiểu rõ hơn năng lực kinh doanh cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, nhân viên kinh doanh cũng đến tận nơi thu tiền nên tạo điều kiện cho tiểu thương hoàn trả gốc và lãi. Doanh số thu nợ tiêu dùng cũng tăng 111,16 %.
Năm 2012, doanh số thu nợ của ngân hàng tăng chậm so với năm 2011: tăng 48,09% và chỉ đạt 143.460 triệu đồng. Trong đó, doanh số thu nợ sản xuất kinh doanh tăng 104,57%, đạt 103.722 triệu đồng., nông nghiệp tăng 15,94% đạt 21.805 triệu đồng. Riêng doanh số thu nợ tiêu dùng lại giảm 34,47%, chỉ đạt 17.933 triệu đông. Nguyên nhân là do đa phần các khoản vay vào năm 2011 đều có thời gian dài và đặc điểm sản phẩm cho vay tiêu dùng là lãi giảm dần nhưng số trả góp hàng tháng đều nhau nên trong năm đầu, số tiền gốc được thu hồi rất ít và tăng dần vê sau.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ ở các khoản mục đều tăng tương ứng với mức tăng của doanh số cho vay. Trong đó khoản mục doanh số thu nợ sản xuất kinh doanh tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 64.852 triệu đông. Do đầu năm 2013, ngân hàng đẩy mạnh triển khai sản phẩm cho vay trả góp kinh doanh và đã thu hút được nhiều khách hàng.
Bảng 4.9: DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA MDB – CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN QUA 3 NĂM 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
STT CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % Số tiền %
1 Tiêu dùng 12.960 54,00 27.366 28,25 17.933 12,50 14.406 111,16 (9.433) (34,47) 2 SXKD 5.400 22,50 50.703 52,34 103.722 72,30 45.303 838,94 53.019 104,57 3 Nông nghiệp 5.640 23,50 18.807 19,41 21.805 15,20 13.167 233,46 2.998 15,94
TỔNG 24.000 100 96.876 100 143.460 100 72.876 303,65 46.584 48,09
Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ
Bảng 4.10: DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA MDB – CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN 6 THÁNG ĐẦU NĂM
ĐVT: Triệu đồng
STT CHỈ TIÊU 6 Tháng 2012 6 Tháng 2013 2013/2012
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền %
1 Tiêu dùng 17.637 35,13 20.805 20,13 3.168 17,96 2 SXKD 20.588 41,00 64.852 62,75 44.264 215,00 3 Nông nghiệp 11.986 23,87 17.694 17,12 5.708 47,62
TỔNG 50.211 100 103.351 100 53.140 105,83
4.2.3. Dư nợ trung và dài hạn: 4.2.3.1. Theo thành phần kinh tế. 4.2.3.1. Theo thành phần kinh tế.
Nhìn chung, tổng dư nợ trung và dài hạn của ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2010 do mới đi vào hoạt động nên dư nợ trung và dài hạn chỉ ở