Đây là chỉ số tính toán mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng TDH của ngân hàng hay nói cách khác, chỉ số này giúp xác định quy mô tín dụng TDH của ngân hàng. Tùy vào định hướng của ngân hàng vào từng thời điểm và cơ cấu nguồn vốn mà chỉ số này cao thấp khác nhau.
Nhìn chung qua 3 năm từ 2010-2012, chỉ số dư nợ TDH trên tổng tài sản của ngân hàng có chiều hướng giảm và được ngân hàng cố gắng giữ ổn định để phù hợp với cơ cấu nguồn vốn. Vì trong bối cảnh nền kinh tế biến động phức tạp như hiện nay thì tín dụng TDH tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn tín dụng ngắn hạn do thời gian thu hồi vốn kéo dài, lợi nhuận thu về chậm.
4.3.4. Hệ số thu nợ (%)
Chỉ tiêu này phản ánh công tác thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng, chỉ tiêu này càng cao thì công tác thu nợ của ngân hàng tiến triển tốt và ngược lại.
Năm 2010, hệ số thu nợ TDH của ngân hàng là 31,48% nghĩa là trong năm ngân hàng cho vay ra 100 đồng thì thu lại được 31,48 đồng. Đây là năm đầu tiên ngân hàng hoạt động, chính sách cho vay còn khá thoáng nên hệ số thu nợ còn thấp.
Năm 2011, hệ số thu nợ TDH của ngân hàng là 20,63% do doanh số cho vay tăng nhanh hơn so với doanh số thu nợ. Đặc điểm của cho vay TDH là thời gian cho vay dài nên việc thu nợ phải kéo dài sang năm sau, đồng thời ngân hàng áp dụng chính sách lãi giảm dần càng về sau nợ gốc càng thu về nhiều. Vì vậy, trong năm 2011, mặc dù doanh số cho vay TDH của ngân hàng tăng nhanh nhưng doanh số thu nợ vẫn tăng chậm hơn nhiều, chủ yếu là thu nợ từ năm 2010 chuyển sang. Đến năm 2012 thì doanh số thu nợ của ngân hàng
tăng mạnh và đạt 169,48% do trong năm đó doanh số cho vay TDH của ngân hàng giảm, còn doanh số thu nợ TDH của ngân hàng lại tăng (các khoản nợ năm 2010, 2011 đến hạn). 6 tháng đầu năm 2012, hệ số thu nợ của ngân hàng là 108,73% nhưng đến cùng kỳ năm 2013 thì hệ số này là 102,81% do doanh số cho vay TDH có sự tăng trưởng cao hơn so với doanh số thu nợ TDH do ngân hàng đã đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều cho khách hàng vay vốn; đồng thời ngân hàng cũng tích cực mở rộng địa bàn hoạt động sang các tỉnh lân cận như Hậu Giang, Sóc Trăng. Vì vậy, doanh số thu nợ TDH 6 tháng đầu năm 2013 của ngân hàng giảm so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn chung, hệ số thu nợ của ngân hàng có sự tăng giảm không đều qua các năm. Và trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013, hệ số thu nợ của ngân hàng giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đó không hoàn toàn do công tác thu nợ của ngân hàng không tốt mà còn bị ảnh hưởng bởi tốc độ tăng của doanh số cho vay TDH cũng như đặc điểm các khoản vay TDH của ngân hàng.
Bảng 4.3.1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN QUA 3 NĂM 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011
2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền %
1 Doanh số cho vay trung và dài hạn 76.246 469.604 84.645 393.358 515,91 (384.959) (81,98) 2 Doanh số thu nợ trung và dài hạn 24.000 96.876 143.460 72.876 303,65 46.584 48,09 3 Dư nợ trung và dài hạn 52.246 424.974 366.159 372.728 713,41 (58.815) (13,84) 4 Dư nợ bình quân trung và dài hạn 26.123 238.610 395.567 212.487 813,41 156.957 65,78
5 Tổng dư nợ 55.780 545.164 722.652 489.384 877,35% 177.488 32,56%
6 Nợ xấu trung và dài hạn 606 6.783 6.018 6.177 1.019,31 (765) (11,28) 7 Tổng vốn huy động 167.200 543.500 714.600 376.300 225,06 171.100 31,48 8 Tổng tài sản 102.105 599.346 784.274 497.241 486,99% 184.928 30,85%
9 Dư nợ TDH/ Tổng vốn huy động (%) 31,25 78,19 51,24 - - - -
10 Dư nợ TDH/ Tổng dư nợ (%) 93,66 77,95 50,67 - - - -
11 Dư nợ TDH/ Tổng tài sản (%) 51,17 70,91 46,69 - - - -
12 Thu nợ TDH/doanh số cho vay TDH (%) 31,48 20,63 169,48 - - - -
13 Nợ xấu TDH/ Tổng dư nợ TDH (%) 1,16 1,60 1,64 - - - -
Bảng 4.3.1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu 6 tháng 2013/2012
2012 2013 Số tiền %
1 Doanh số cho vay trung và dài hạn 46.179 100.530 54.351 117,7 2 Doanh số thu nợ trung và dài hạn 50.211 103.351 53.140 105,83
3 Dư nợ trung và dài hạn 420.942 363.338 (57.604) (13,68)
4 Dư nợ bình quân trung và dài hạn 422.958 364.749 (58.209) (13,76)
5 Tổng dư nợ 632.392 794.943 162.551 25,70
6 Nợ xấu trung và dài hạn 6.280 7.406 1.126 17,93
7 Tổng vốn huy động 440.456 550.734 110.278 25,04
8 Tổng tài sản 682.047 855.575 173.528 25,44
9 Dư nợ TDH/ Tổng vốn huy động (%) 95,57 65,97 - -
10 Dư nợ TDH/ Tổng dư nợ (%) 66,56 45,71 - -
11 Dư nợ TDH/ Tổng tài sản (%) 61,72 42,47 - -
12 Thu nợ TDH/doanh số cho vay TDH (%) 108,73 102,81 - -
13 Nợ xấu TDH/ Tổng dư nợ TDH (%) 1,49 2,04 - -
4.3.3. Tỷ lệ nợ xấu (%)
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ tiêu này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này cao.
Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu TDH của ngân hàng có sự tăng trưởng qua các năm cho thấy chất lượng tín dụng TDH của ngân hàng giảm, rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng vẫn còn ở mức an toàn so với tỷ lệ cho phép của NHNN là 3%. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là 1,16%, tập trung chủ yếu ở các khoản vay cá nhân, phục vụ cho mục đích tiêu dùng và nông nghiệp. Sang năm 2011 và 2012, tỷ lệ nợ xấu lần lượt là 1,60% và 1,64% do hoạt động cho vay TDH của ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay cá nhân phục vụ mục đích tiêu dùng và sản xuất nông nghiệp. Trong đó, hoạt động nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan như: thời tiết, kỹ thuật nuôi trồng, giá cả vật tư nông nghiệp, dịch bệnh.... nên người dân gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ. Còn đối với cho vay cán bộ công nhân viên chức thì chủ yếu là cho vay tín chấp, nên khi đến hạn người vay không thể trả nợ thì ngân hàng không thể dùng các biện pháp siết nợ hay phát mãi tài sản bảo đảm mà chỉ có thể đôn đốc khách hàng trả nợ, điều này làm cho nhiều khách hàng chủ quan chỉ thanh toán đúng hạn trong thời gian đầu, về sau càng có nhiều cán bộ trốn nợ hoặc chuyển công tác khiến việc thu nợ của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, làm tăng nợ xấu của Ngân hàng.
4.3.4. Vòng quay vốn tín dụng (vòng)
Chỉ tiêu này giúp đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Nếu số vòng quay vốn tín dụng càng cao có nghĩa là đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh và càng đạt hiệu quả cao.
Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng có sự sụt giảm qua các năm: năm 2010 là 0,92 vòng, năm 2011 là 0,41 vòng và đến năm 2012 là 0,36 vòng cho thấy tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng càng chậm, tốc độ tăng của thu nợ nhỏ hơn tốc độ tăng của dư nợ bình quân. Tuy nhiên, điều này không hẳn do hiệu quả đầu tư của ngân hàng giảm sút mà do tính chất tín dụng TDH là thời hạn trên 1 năm nên thời gian thu hồi vốn gốc của ngân hàng kéo dài qua các năm. Bên cạnh đó, từ năm 2011 ngân hàng triển khai cho vay tín chấp công nhân viên với lãi giảm dần và khách hàng thường chọn kỳ hạn từ 36 đến 60 tháng nên trong thời gian đầu số vốn thu về sẽ khá thấp.
CHƯƠNG 5
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT
TRIỂN MÊ KÔNG – CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1. THÀNH TỰU
Sau hơn 3 năm hoạt động, MDB – Cần Thơ đã đạt được những thành tựu nhất định như sau:
- Thu nhập của ngân hàng tăng dần qua các năm trong khi các chi phí lại giảm dần nên lợi nhuận của ngân hàng có sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm.
- Lãi suất huy động giảm dần qua các năm và thương hiệu ngân hàng còn khá mới mẻ tại thị trường TP. Cần Thơ nhưng vốn huy động của ngân tăng dần qua các năm, giúp đảm bảo cung cấp đủ vốn phục vụ cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Ngân hàng áp dụng chính sách lãi giảm dần với các kỳ góp linh hoạt phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Ngân hàng có đội ngũ cán bộ trẻ, tràn đầy nhiệt huyết, trình độ chuyên môn cao, thái độ phục vụ lịch sự, vui vẻ, tận tình với công việc.
- Nghiệp vụ cho vay trung và dài hạn của ngân hàng rất đa dạng với các sản phẩm cho vay, nhất là dành cho khách hàng cá nhân như: cho vay mua máy nông nghiệp; cho vay trồng trọt, chăn nuôi; cho vay trả góp kinh doanh; cho vay cán bộ công nhân viên...đáp ứng được các nhu cầu và từng phân khúc khách hàng.
- Nét nổi bật của hoạt động tín dụng TDH của ngân hàng qua 3 năm là công tác thu hồi nợ đạt kết quả khá tốt và có sự tăng trưởng qua các năm. Cụ thể là hệ số thu nợ trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đều lớn hơn 1. Tỷ lệ nợ xấu có sự tăng trưởng qua các năm nhưng vẫn khá thấp so với tỷ lệ an toàn của NHNN.
- Ngân hàng luôn bám sát định hướng hoạt động cũng như kế hoạch mà Hội Sở đề ra.
5.2. TỒN TẠI
Bên cạnh những thành quả đạt được thì MDB – Cần Thơ còn gặp phải các khó khăn như sau:
- Mạng lưới hoạt động của MDB – Cần Thơ còn khá mỏng (tại địa bàn TP. Cần Thơ, MDB chỉ mới thành lập được 1 chi nhánh và 3 quỹ tiết kiệm) nên chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng bạn với mạng lưới ngân hàng dày đặt hơn như Sacombank, Agribank, Vietcombank... Bên cạnh đó, MDB – Cần Thơ không chỉ chịu sự cạnh tranh từ bên ngoài mà còn chịu sức ép từ các chi nhánh trong cùng hệ thống. Hiện tại, MDB – Cần Thơ đang mở rộng địa bàn hoạt động sang các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, các chi nhánh MDB ở các tỉnh khác đã hoạt động ở hầu hết các địa bàn còn lại như: MDB – Long Xuyên đang hoạt động mạnh ở Quận Thốt Nốt; MDB – Sa Đéc chiếm gần hết thị phần ở tỉnh Vĩnh Long; MDB – Cà Mau có mặt hầu hết các huyện, xã ở ở tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng...
- Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tuy vẫn trong phạm vi kiểm soát và thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn an toàn NHNN quy định nhưng lại tăng dần qua các năm cho thấy chất lượng tín dụng TDH của ngân hàng ngày càng giảm, rủi ro tín dụng TDH của ngân hàng ngày càng tăng.
- Thế mạnh của ngân hàng là tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay nông nghiệp của ngân hàng có sự sụt giảm qua các năm do hoạt động nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng bởi kỹ thuật, thời tiết nên rủi ro cao.
- Mảng hoạt động chính của tín dụng TDH là cho vay cán bộ công nhân viên trả lương thông qua NSNN và cho vay nông nghiệp nhưng ngân hàng đang gặp sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng lớn, có kinh nghiệm hoạt động như Sacombank, Agribank...đây là các khoản cho vay khá an toàn, độ rủi ro thấp hơn so với cho vay sản xuất kinh doanh.
- MDB dù đã hoạt động trên 20 năm nhưng chủ yếu ở địa bàn tỉnh An Giang nên vẫn còn là thương hiệu khá xa lạ tại địa bàn TP. Cần Thơ. Vì vậy, ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác tiếp thị các sản phẩm cho vay cũng như công tác huy động vốn.
- Địa bàn hoạt động của ngân hàng khá rộng (Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Hậu Giang...) nhưng số lượng cán bộ kinh doanh của ngân hàng còn khá ít.
5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TRUNG VÀ DÀI HẠN
5.3.1. Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn
- Cần đơn giản, cụ thể hóa các thủ tục và quy trình cho vay nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát tốt chất lượng tín dụng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có nhu cầu vay vốn, tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn; đồng thời có chính sách lãi suất phù hợp, cạnh tranh vì lãi suất cho vay TDH thường cao hơn so với ngắn hạn.
- Lĩnh vực tín dụng nông nghiệp nông thôn là thế mạnh của MDB trong suốt hơn 20 năm nay. Vì vậy, MDB – Cần Thơ cần xây dựng cho mình chiến lược phát triển rõ ràng nhằm tiếp tục phát huy thế mạnh của mình. Bên cạnh đó, hiểu biết của các hộ nông dân thường thấp họăc ít cập nhật thông tin nên thường nghĩ là đến thời hạn trả nợ thì mới được trả nợ. Vì vậy, sau khi kết thúc mùa vụ mà chưa tới thời hạn trả nợ thì họ sẽ sử dụng số tiền vào mục đích khác nên khi đến hạn trả nợ thì họ không có khả năng trả được nợ cho Ngân hàng. Do đó, cán bộ tín dụng phải phổ biến họ hiểu cặn kẽ về thời hạn trả nợ để họ trả nợ đúng hạn; đồng thời, cán bộ tín dụng cần phải bám sát địa bàn để biết được những khách hàng có khả năng trả nợ mà cố tình dây dưa không trả nợ để có biện pháp thu nợ thích hợp. Ngoài ra, ngân hàng có thể kết hợp với trung tâm khuyến nông để giúp nông dân tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt; cũng như tạo điều kiện để các khách hàng của mình hợp tác với nhau (đối tượng khách hàng của ngân hàng bao gồm tiểu thương, doanh nghiệp phân phối) để thúc đẩy việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa hiệu quả hơn.
- Đối với các khoản vay tín chấp cán bộ công nhân viên: hiện nay các ngân hàng lớn trên địa bàn mà đặc biệt là Sacombank đang đẩy mạnh mảng cho vay tiêu dùng nên thực hiện lãi suất khiến cho khách hàng của MDB – Cần Thơ đến tất nợ trước hạn khá nhiều do khách hàng chỉ nhìn vào biểu lãi suất mà không hiểu rõ sự khác biệt giữa cách tính lãi gộp và lãi giảm dần. Vì vậy, trong quá trình tiếp thị các sản phẩm vay vốn, cán bộ kinh
doanh phải giải thích cặn kẽ cho khách hàng để khách hàng nhận rõ sự khác biệt để có cái nhìn khách quan hơn; đồng thời thiết lập mối quan hệ mật thiết với lãnh đạo các đơn vị để hỗ trợ trong công tác thu nợ cũng như tránh tình trạng khách hàng tất nợ trước hạn , chuyển sang vay các ngân hàng khác.
- Hiện nay, tỷ lệ nợ xấu TDH của ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm. Vì vậy, để giảm bớt nợ xấu, ngoài việc xét duyệt kĩ hồ sơ trước khi giải
ngân thì ngân hàng cần giải thích rõ vai trò của việc phân loại nợ để tránh trường hợp nợ xấu tăng do khách hàng chủ quan mà chậm góp tiền. Bên cạnh đó, để tránh phát sinh nợ xấu, cán bộ kinh doanh cần gửi giấy báo thu nợ kịp thời đến từng khách hàng, thường xuyên nhắc nhở khách hàng kỳ hạn trả nợ nhưng phải thật khéo léo nhằm tạo mối quan hệ gần gũi với khách hàng.