THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp phát triển mê kông – chi nhánh cần thơ (Trang 32)

3.3.1. Thuận lợi:

- Cần Thơ là vùng kinh tế trọng điểm của Đồng Bằng Sông Cửu Long, với lợi thế phát triển về lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản, thuận lợi cho MDB phát huy thế mạnh và kinh nghiệm về đầu tư tài chính nông nghiệp.

- Đội ngủ cán bộ nhân viên trẻ, phẩm chất đạo đức tốt, được huấn luyện sâu về chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, nhiệt tình phục vụ khách hàng.

- Những thông lệ và tiêu chuẩn Quốc tế của ngành ngân hàng được đối tác chiến lược FFH triển khai áp dụng tại MDB. Làm cho các quy chế, quy trình, thủ tục được đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng trong giao dịch với ngân hàng. Giúp MDB cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn.

3.3.2. Khó khăn:

- Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông vẫn còn là một thương hiệu khá mới mẻ tại địa bàn Cần Thơ.

- Các chương trình khuyến mãi quà tặng cho khách hàng chưa hấp dẫn khách hàng bằng các ngân hàng bạn do lãi suất MDB cho chương trình quà tặng thấp hơn nhiều so với ngân hàng khác, quà tặng chưa nổi bật. Vì vậy rất khó cho nhân viên kinh doanh khi đi chào sản phẩm huy đông với khách hàng.

- Vị trí của chi nhánh và một số quỹ tiết kiệm không thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch: vị trí khuất, không có chỗ dừng xe, nằm giữa dãy phân cách đường, chưa được đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ theo mô hình MDB kiểu mẫu nên chưa thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch.

3.4. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG:

Định hướng kinh doanh của ngân hàng đến năm 2015 như sau: - Tiếp tục duy trì vị trí là một ngân hàng thuộc nhóm 2.

- Phát triển thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng, đầy đủ năng lực cạnh tranh, hoạt động kinh doanh theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

- Đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng mang tính tiện ích và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đời sống hàng ngày càng cao của dân cư; có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và trong khu vực.

- Đảm bảo hoạt động của ngân hàng luôn an toàn, hiệu quả, dựa trên nền tảng trình độ quản lý khoa học tiên tiến mang tính chuyên nghiệp cao và hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG - CHI NHÁNH

CẦN THƠ

4.1. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG:

Với chức năng trung gian tài chính, “đi vay để cho vay”, vốn huy động là nguồn vốn rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Vốn huy động giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhìn chung, vốn huy động của ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng đang chậm lại và tập trung chủ yếu vào tiền gửi có kỳ hạn.

Năm 2010, do mới được thành lập nên nguồn vốn huy động được chưa cao, chỉ đạt 167.200 triệu đồng. Ngân hàng đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng, điều này làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, tuy nhiên đổi lại vốn huy động tăng nhanh và ngân hàng được biết đến nhiều hơn. Ngoài ra, một phần được cán bộ nhân viên khai thác từ những khách hàng là gia đình, người thân, bạn bè, khách hàng cũ…Do mới đi vào hoạt động, ngân hàng từng bước ổn định nên chưa cho vay được nhiều, vốn huy động không sử dụng hết. Vì vậy trong năm 2010, MDB – Cần Thơ đã thực hiện điều chuyển về Hội sở khoản vốn huy động tạm thời chưa sử dụng đến. Đã làm cho khoản mục vốn điều chuyển âm 65.095 triệu đồng.

Trong năm 2011, lãi suất ngân hàng liên tục tăng đã làm cho vốn huy động của ngân hàng tăng 225,06%, đạt 534.500 triệu đồng. Cho thấy ngân hàng đã thực hiện rất tốt công tác huy động vốn và uy tín của ngân hàng ngày được nâng cao. Tuy nhiên, trong năm ngân hàng đã tích cực cho vay với nhiều sản phẩm mang mới thu hút khách hàng nên nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay. Vì thế ngân hàng đã phải sử dụng 55.846 triệu đồng vốn điều chuyển từ trung tâm nguồn Hội sở của MDB.

Năm 2012, lãi suất trên thị trường liên tục giảm đã làm cho vốn huy động của ngân hàng chỉ tăng 31,48%, đạt 714.600 triệu đồng. Nguyên nhân là do cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước áp trần lãi suất 14% đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại các tổ chức tín dụng. Đã làm cho người gửi tiền không còn mà với việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng mà chuyển sang một kênh đầu tư khác, cộng thêm sự cạnh tranh với các ngân hàng lớn trên cùng địa bàn làm cho tình hình huy động vốn của ngân hàng gặp không ít khó khăn.

Đến đầu năm 2013, lãi suất thị trường tiếp tục giảm so với năm 2012, trước tình hình thực tế, MDB đã giữ mức lãi suất huy động tương đối cao, kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Kết quả tăng trưởng vốn huy động đạt mức 25,04% so với cùng kỳ năm 2012. Cho thấy MDB đã thực hiện hiệu quả công tác huy động vốn và uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao, khách hàng ngày càng tin tưởng vào khả năng phục vụ của ngân hàng.

BẢNG 4.1: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA MDB – CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

STT CHỈ TIÊU 2.010 2.011 2.012 2011/2010 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I Vốn huy động 167.200 543.500 714.600 376.300 225,06 171.100 31,48

1 Không kỳ hạn 38.075 22,77 132.932 24,46 157.106 21,99 94.857 249,13 24.174 18,19 2 Có kỳ hạn 129.125 77,23 410.568 75,54 557.494 78,01 281.443 217,96 146.926 35,79

II Vốn điều chuyển (65.095) 55.846 69.674 120.941 (185,79) 13.828 24,76

Tổng 102.105 599.346 784.274 497.241 486,99 184.928 30,85

Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ

BẢNG 4.2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA MDB – CẦN THƠ 6 THÁNG ĐẦU NĂM

ĐVT: Triệu đồng

STT CHỈ TIÊU 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2012/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I Vốn huy động 440.456 550.734 110.278 25,04

1 Không kỳ hạn 147.974 33,60 171.950 31,22 23.976 16,20 2 Có kỳ hạn 292.482 66,40 378.784 68,78 86.302 29,51

II Vốn điều chuyển 241.591 304.841 63.250 26,18

Tổng 682.047 855.575 173.528 25,44

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG: NGÂN HÀNG:

4.2.1. Doanh số cho vay trung và dài hạn: 4.2.1.1. Theo thành phần kinh tế 4.2.1.1. Theo thành phần kinh tế

Nhìn chung, doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm: tăng cao nhất trong năm 2011 nhưng lại giảm thấp trong năm 2012. Trong đó, khoản mục cho vay hộ cá nhân là chủ yếu, chỉ trong năm 2011 ngân hàng có một khoản giải ngân cho doanh nghiệp, những năm còn lại không xét duyệt cho doanh nghiệp vay trung và dài hạn.

Năm 2010: là năm đầu tiên ngân hàng hoạt động nên ngân hàng tập trung vào thế mạnh của mình là cho vay nông nghiệp và trong năm này ngân hàng chỉ cho vay theo hộ cá nhân, không giải ngân cho các khách hàng doanh nghiệp. Các món vay cá nhân trong năm này chủ yếu là cho vay cá nhân tiêu dùng, cho các hộ nông dân vay để trồng trọt và chăn nuôi gia súc.

Năm 2011: doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng tăng mạnh: tăng gấp 5 lần so với năm 2010 và đạt 469.604 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm này, ngân hàng tiếp tục khai thác thế mạnh của mình trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp dưới hình thức thế chấp, triển khai các gói cho vay tín chấp cá nhân cán bộ công nhân viên phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng theo hình thức trả góp…với kỳ hạn trả góp linh hoạt. Bên cạnh đó, trong năm 2011, ngân hàng đặt biệt phê chuẩn giải ngân cho một đơn vị doanh nghiệp để tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất.

Năm 2012, doanh số cho vay của ngân hàng giảm mạnh so với năm 2011 và chỉ đạt 84.645 triệu đồng do trong năm 2012, ngân hàng không còn xét duyệt cho doanh nghiệp vay trung và dài hạn. Bên cạnh đó, do ngân hàng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của Agribank, trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp và Sacombank, Dongabank trong cho vay tín chấp cá nhân nên doanh số cho vay cá nhân có sự sụt giảm so với năm 2011.Từ đó, tổng doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng trong năm 2012 giảm 81,98% so với năm 2011.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng tăng 117,70% so với cùng kỳ năm 2012 và toàn bộ đều là các khoản cho vay đối với hộ cá nhân. Sỡ dĩ doanh số cho vay trung và dài hạn trong 6 tháng năm 2013 có sự tăng trưởng như vậy là do ngân hàng đã đơn giản hóa các thủ tục cũng như các điều kiện vay vốn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng nhằm thu hút thêm khách hàng mới cũng như củng cố quan hệ đối với lượng khách hàng cũ. Ngoài ra, các cán bộ tín dụng cũng tích cực mở

rộng địa bàn hoạt động ra các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng.

Nhìn chung, doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng có sự tăng giảm không đều, cho vay thành phần hộ cá nhân chiếm chủ yêu, chỉ có năm 2011 có cho vay doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2013, ngân hàng đã tích cực trong công tác cho vay, mở rộng địa bàn nên đã đạt những thành tích đáng kể, thể hiện bằng sự tăng trưởng của doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước.

BẢNG 4.3: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA MDB – CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

STT CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % Số tiền %

1 Cá nhân 76.246 100 337.904 71,96 84.645 100 261.658 343,18 (253.259) (74,95)

2 Doanh nghiệp 131.700 28,04 131.700

TỔNG 76.246 100 469.604 100 84.645 100 393.358 515,91 (384.959) (81,98)

Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ

BẢNG 4.4: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA MDB – CẦN THƠ 6 THÁNG ĐẦU NĂM

ĐVT: Triệu đồng

STT CHỈ TIÊU

6 Tháng 2012 6 Tháng 2013 2013/2012

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền %

1 Cá nhân 46.179 100 100.530 100 54.351 117,70

2 Doanh nghiệp

TỔNG 46.179 100 100.530 100 54.351 117,70

4.2.1.2. Theo mục đích sử dụng vốn:

Trong tổng doanh số cho vay trung và dài hạn thì cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm còn cho vay tiêu dùng và cho vay nông nghiệp lại giảm dần qua các năm. Tình hình như sau:

Trong năm 2010, ngân hàng phát huy thế mạnh của mình trong lĩnh vực bán lẻ là cho vay tiêu dùng và nông nghiệp nên doanh số cho vay 2 lĩnh vực này lần lượt là 34.007 triệu đồng và 23.074 triệu đồng. Còn cho vay sản xuất kinh doanh chỉ chiếm 25,14% tổng doanh số cho vay trung và dài hạn, đạt 19.165 triệu đồng.

Đến năm 2011, doanh số cho vay sản xuất kinh doanh tăng 239.017 triệu đồng và đạt 258.182 triệu đồng do ngân hàng tích cực triển khai các gói cho vay trả góp kinh doanh, vay hộ kinh doanh cá thể với thời hạn tối đa đến 60 tháng. Đồng thời trong năm này, ngân hàng có giải ngân cho một doanh nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Các khoản cho vay tiêu dùng và nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng trong năm 2011 và đạt lần lượt là 137.459 triệu đồng và 73.963 triệu đồng do ngân hàng mở rộng các khoản cho vay tín chấp tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên làm việc tại các cơ quan ban ngành nhà nước sang các địa bàn lân cận như Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng…; hỗ trợ nông dân vay vốn trồng trọt và chăn nuôi ở các địa bàn như Ngã Sáu, Phong Điền, Cờ Đỏ…nên tổng doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng trong năm 2011 tăng 515,91% so với năm 2010 và đạt 469.604 triệu đồng.

Năm 2012, doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng là 84.645 triệu đồng, giảm 81,98% so với năm 2011 do hầu hết các khoản mục cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay nông nghiệp đều giảm trong năm này. Trong đó, cho vay tiêu dùng giảm mạnh nhất: giảm 83,42% so với năm 2011 và đạt 22.797 do ngân hàng gặp phải sự cạnh tranh của các ngân hàng như Sacombank, Dongabank, Vietcombank trong lĩnh vực cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó, ngân hàng còn gặp phải sự cạnh tranh của Agribank trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp bới tỷ lệ định giá tài sản đảm bảo cao hơn.

Vào 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng có sự cải thiện và đạt 100.530 triệu đồng, tăng 117,70% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, khoản mục tăng mạnh nhất là cho vay sản xuất kinh doanh: tăng 240,70% so với cùng kỳ năm 2012 và đạt 62.831 triệu đồng do nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, đồng thời ngân hàng chỉ tập trung

và phát huy thế mạnh của mình vào các lĩnh vực trọng yếu như bán lẻ, nông nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ mà không lấn sân sang các lĩnh vực khác.

Bảng 4.5: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA MDB – CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN QUA 3 NĂM 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

STT CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % Số tiền %

1 Tiêu dùng 34.007 44,60 137.459 29,27 22.797 26,93 103.452 304,21 (114.662) (83,42) 2 SXKD 19.165 25,14 258.182 54,98 49.202 58,13 239.017 1.247,15 (208.980) (80,94) 3 Nông nghiệp 23.074 30,26 73.963 15,75 12.646 14,94 50.889 220,55 (61.317) (82,90) TỔNG 76.246 100,00 469.604 100,00 84.645 100,00 393.358 515,91 (384.959) (81,98)

Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ

Bảng 4.6: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA MDB – CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN 6 THÁNG ĐẦU NĂM

ĐVT: Triệu đồng

STT CHỈ TIÊU 6 Tháng 2012 6 Tháng 2013 2013/2012

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền %

1 Tiêu dùng 17.144 37,13 22.242 22,12 5.098 29,74 2 SXKD 18.442 39,94 62.831 62,50 44.389 240,70 3 Nông nghiệp 10.593 22,94 15.457 15,38 4.864 45,92

TỔNG 46.179 100 100.530 100 54.351 117,70

4.2.2. Doanh số thu nợ trung và dài hạn: 4.2.2.1. Theo thành phần kinh tế 4.2.2.1. Theo thành phần kinh tế

Nhìn chung qua 3 năm công tác thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng có sự tăng trưởng nhất định nhưng tốc độ này giảm dần qua 3 năm. Trong 3 năm qua, doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng chủ yếu tập trung vào thành phần hộ cá nhân vì vậy doanh số thu nợ của ngân hàng vẫn tập trung vào thành phần hộ cá nhân.

Năm 2010 ngân hàng chỉ giải ngân trung và dài hạn cho các hộ cá nhân vì vậy doanh số thu nợ trong năm 2010 cũng chỉ tập trung vào hộ cá nhân, không có khách hàng doanh nghiệp nên doanh số thu nợ cá nhân cũng chính là doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng, và đạt 24.000 triệu đồng.

Đến năm 2011, ngân hàng có khoản mục cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp vì vậy doanh số thu nợ của thành phần doanh nghiệp trong năm 2011 đạt 12.726 triệu đồng. Về phần hộ cá nhân thì doanh số thu nợ tăng 250,63%, đạt 84.150 triệu đồng do trong năm đó ngân hàng đẩy mạnh công tác cho vay cán bộ công nhân viên với kỳ hạn góp theo tháng, phù hợp với kỳ trả

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp phát triển mê kông – chi nhánh cần thơ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)