Chỉ tiêu này xác định khả năng đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay cá nhân của ngân hàng với nguồn vốn huy động.
Qua bảng số liệu, có thể thấy dư nợ TDH trên vốn huy động luôn biến động không ngừng, cụ thể năm 2010 chỉ số này là 31,25% tức là trong 100 đồng vốn huy động Ngân hàng cho vay TDH 31,25 đồng; sang năm 2011 thì chỉ số này tăng lên 78,19% , tuy nhiên đến năm 2012 chỉ số này giảm còn 51,24% tức từ 100 đồng vốn huy động được ngân hàng tạo ra 51,24 đồng dư nợ TDH. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ số này chỉ là 65,97 đồng trong khi giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 chỉ số này lên đến 95,57 đồng. Sỡ dĩ chỉ số dư nợ TDH trên tổng vốn huy động có sự biến đổi như trên là do sự tăng trưởng không đồng đều giữa vốn huy động và dư nợ TDH. Năm 2011, dư nợ TDH tăng 713,41% so với năm 2010 do trong năm đó ngân hàng tiến hành giải ngân 1 khoản vay TDH cho doanh nghiệp; tiếp tục phát huy thế mạnh của mình trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, đồng thời ngân hàng tích cực triển khai các gói cho vay trả góp kinh doanh, mở rộng cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên sang các địa bàn lân cận như Hậu Giang, Vĩnh Long. Vốn huy động trong năm 2011 của ngân hàng dù tăng 225,06% so với năm 2010 nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng của dư nợ TDH nên hệ số dư nợ trên vốn huy động của ngân hàng năm 2011 là 78,19%. Năm 2012, trong khi dư nợ TDH giảm 13,84% so với năm 2011 do ngân hàng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của Agribank, Sacombank thì vốn huy động của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng 31,48% nên hệ số này giảm còn 51,24%. 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ TDH của ngân hàng tiếp tục giảm do ngân hàng không giải ngân TDH cho doanh nghiệp mà chỉ tập trung vào phân khúc cá nhân; còn vốn huy động của ngân hàng tiếp tục tăng dẫn đến hệ số này giảm còn 65,97%.