Đối với công tác nhân sự

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp phát triển mê kông – chi nhánh cần thơ (Trang 68)

- Trang bị thêm kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức pháp lý cho cán bộ kinh doanh của ngân hàng. Triển khai các khóa huấn luyện về những kỹ năng cần thiết cho cán bộ nhân viên ngân hàng.

- Tổ chức các cuộc điều tra, thăm dò ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng như thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng để nắm bắt được thông tin về khách hàng, biết được những điều khách hàng đang mong đợi cũng như những vấn đề còn tồn tại của ngân hàng để có biện pháp cải thiện.

- Số lượng nhân viên kinh doanh tại chi nhánh hiện tại khá ít nên phạm vi quản lý của mỗi nhân viên kinh doanh khá rộng nên gặp khó khăn trong việc đi lại, tiếp xúc khách hàng cũng như xử lý hồ sơ. Vì vậy, ngân hàng nên có kế hoạch tuyển dụng cũng như phân bổ địa bàn hoạt động cụ thể để tạo điều kiện cho nhân viên kinh doanh quản lý tốt hơn.

- Có biện pháp khen thưởng cũng như xử lý vi phạm đối với cán bộ kinh doanh nhằm tránh các tiêu cực trong đạo đức nghề nghiệp. Quy định chỉ tiêu cho vay, thu nợ cũng như thầm quyền phê duyệt hạn mức cho vay đối với từng cán bộ nhân viên tín dụng theo chất lượng nợ cũng như thành tích từng tháng.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Qua phân tích tình hình tín dụng TDH của MDB – Cần Thơ, ta thấy được hoạt động tín dụng TDH của ngân hàng diễn ra tốt nhất trong năm 2011 với sự tăng lên của hầu hết các chỉ tiêu như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ. Tuy nhiên, sang đến năm 2012 thì hầu hết các chỉ tiêu trên đều tăng trưởng chậm lại. Doanh số cho vay TDH của ngân hàng tập trung chủ yếu vào mảng cho vay cá nhân, hạn chế giải ngân đối với thành phần khách hàng doanh nghiệp nên doanh số cho vay có sự sụt giảm trong năm 2012 do các món vay cá nhân thường mang tính nhỏ lẻ. Doanh số thu nợ của ngân hàng có sự tăng trưởng dần qua các năm. Nguyên nhân của sự tăng trưởng đó là do chính sách thu nợ của ngân hàng ngày càng hoàn thiện, công tác thu nợ ngày càng tốt. Bên cạnh đó, do đặc điểm sản phẩm cho vay của ngân hàng là lãi giảm dần trên dư nợ gốc nên càng về sau thì nợ gốc thu về càng nhiều nên doanh số thu nợ ngày càng tăng. Do đó, dư nợ của ngân hàng cũng có sự sụt giảm trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Tuy nhiên, do tốc độ tăng của doanh số thu nợ luôn thấp hơn dư nợ và do đặc điểm của các khoản vay TDH nên vòng quay tín dụng TDH của ngân hàng có sự sụt giảm dần qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng luôn ở mức thấp nhưng vẫn có sự tăng trưởng qua các năm nên ngân hàng cần quan tâm hơn đến tỷ lệ này nhằm giảm rủi ro có thể xảy ra cho hoạt động tín dụng TDH đến mức thấp nhất.

Với phương châm “Làm giàu cuộc sống, chấp cánh thành công”, MDB – Cần Thơ luôn nỗ lực trong công tác huy động vốn cũng như cho vay để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Việc giám sát chặc chẽ các khoản vay giúp cho ngân hàng kiểm soát tốt chất lượng tín dụng; có thể nhận thấy hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được nâng cao, các sản phẩm dịch vụ đa dạng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng trong địa bàn TP. Cần Thơ cũng như các tỉnh lân cận.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với NHNN và các cơ quan ban ngành có liên quan

- NHNN cần hỗ trợ các ngân hàng về các vướn mắc, tồn tại, bất cập (nếu có) trong các văn bản pháp lý đã ban hành và kịp thời xem xét chỉnh sửa hoặc ban hành các văn bản pháp lý mới nhằm tạo môi trường thể chế thuận lợi cho hoạt động Ngân hàng, phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

- NHNN cần có những thông báo thường xuyên về tình hình biến động kinh tế, cảnh báo các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra đối với hệ thống ngân hàng thương mãi, cũng như nhận định những khả năng có thể xảy ra đối với nền kinh tế Việt Nam để các ngân hàng có thể dự báo và có phương án xử lý các tình huống rủi ro có thể xảy ra.

- Các cơ quan chức năng có thẩm quyền (như Tòa Án, các cơ quan hành pháp) cần tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng trong công tác thu hồi nợ, xử lý đối với các tài sản thế chấp của các khách hàng không có khả năng trả nợ. Chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò của mình trong việc hỗ trợ, ký duyệt hồ sơ cũng như cung cấp thông tin về khách hàng để tạo điều kiện cho ngân hàng cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế.

6.2.2. Đối với Hội Sở

- Lãi suất cho vay của hệ thống hiện nay chưa linh hoạt, MDB có thể cho phép các chi nhánh tự quyết định áp dụng mức lãi suất cho vay theo một biên độ cụ thể để nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như phù hợp với tình hình kinh tế tại địa phương.

- Hiện nay, ngân hàng tập trung cho vay TDH đối với khách hàng cá nhân (chủ yếu là cho vay cán bộ công nhân viên, nông dân) nên cần đa dạng hoá danh mục đầu tư, đa dạng hoá khách hàng, không tập trung cho vay một loại khách hàng, ngành hàng hay lĩnh vực nào đó mà cần mở rộng đối tượng cho vay nhằm giảm thiểu và phân tán rủi ro cho ngân hàng.

- Cần có chính sách khen thưởng đối với cá nhân, chi nhánh hoàn thành tốt chỉ tiêu nhằm tạo động lực cho nhân viên, chi nhánh phát triển, hoàn thành tốt chỉ tiêu được giao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại, 2012, Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại.

2. Thái Văn Đại, Nguyễn Thị Nguyệt (2010). Quản trị ngân hàng thương mại.

3. Luật Các Tổ Chức Tín Dụng, 2010. 4. Pháp Lệnh các tổ chức tín dụng, 1990.

5. Báo cáo hoạt động kinh doanh của MDB – Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp phát triển mê kông – chi nhánh cần thơ (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)