thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp phát triển mê kông chi nhánh cần thơ

109 414 2
thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp phát triển mê kông chi nhánh cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH HUỲNH THỊ THÙY LINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ NGÀNH: 52340201 Tháng 11 – 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH HUỲNH THỊ THÙY LINH MSSV: S1200395 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ NGÀNH: 52340201 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN TS. VƢƠNG QUỐC DUY Tháng 11 – 2014 LỜI CẢM TẠ Trƣớc tiên, em kính gửi lời chúc sức khỏe và lời cám ơn chân thành nhất đến Quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh và tất cả thầy cô của trƣờng Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quan trọng và cần thiết để em hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cám ơn thầy Vƣơng Quốc Duy đã nhiệt tình hƣớng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài Luận văn tốt nghiệp. Xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ đã tiếp nhận em vào thực tập tại đơn vị, tạo điều kiện cho em tiếp xúc với tình hình thực tế phù hợp với chuyên ngành của mình. Đặc biệt, cám ơn các anh chị Phòng Kinh doanh đã luôn nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ em trong suốt quá trình làm Luận văn tốt nghiệp. Mặc dù đã cố gắng và nổ lực trong quá trình làm luận văn nhƣng với kiến thức hạn hẹp nên chắc rằng luận văn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc ý kiến của Quý thầy cô và giáo viên hƣớng dẫn để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin gửi lời chúc sức khỏe đến Quý thầy cô, thầy Vƣơng Quốc Duy cùng các anh chị Phòng Kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ. Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2014 Ngƣời thực hiện Huỳnh Thị Thùy Linh i TRANG CAM KẾT Tôi cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2014 Ngƣời thực hiện Huỳnh Thị Thùy Linh ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2014 Thủ trƣởng đơn vị iii MỤC LỤC CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2 1.4.1. Phạm vi không gian ............................................................................. 2 1.4.2. Phạm vi thời gian................................................................................. 2 1.4.3. Phạm vi nội dung ................................................................................. 3 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 4 2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4 2.1.1. Một số vấn đề về tín dụng ................................................................... 4 2.1.2. Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại ....................................................................................................................... 6 2.1.3. Rủi ro trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại ................ 8 2.1.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng. .......... 9 2.1.5. Đánh giá rủi ro tín dụng .................................................................... 11 2.1.6. Hậu quả của rủi ro trong cho vay tiêu dùng ...................................... 14 2.1.7. Một số chỉ tiêu phân tích thực trạng và rủi ro trong cho vay tiêu dùng ..................................................................................................................... 15 2.2. Lƣợc khảo tài liệu ................................................................................. 17 2.3. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trả nợ đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ ............................................................................................ 19 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 21 2.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................ 21 2.4.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu .......................................................... 22 iv CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỐ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG................................................................ 25 3.1. Khái quát về Ngân Hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Phát Triển Mê Kông 25 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................ 25 3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ ............................................................................ 27 3.1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh .................................................. 27 3.1.4. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ ............................................................................ 28 3.1.5. Thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ ...................................................................................... 30 3.1.6. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ ...................................................................................... 30 3.2. Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2011 - 2013 .... 31 3.2.1. Phân tích thu nhập ............................................................................. 31 3.2.2. Phân tích chi phí ................................................................................ 33 3.2.3. Phân tích lợi nhuận ............................................................................ 34 3.3. Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ................................................................................. 35 3.4. So sánh sản phẩm cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông so với các ngân hàng khác........................................................... 36 CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG VÀ RỦI RO TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG – CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY ĐÚNG HẠN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI NHTMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ .......................................................... 39 4.1. Phân tích khái quát nguồn vốn của MDB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ..................................................... 39 4.2. Phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng MDB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ............................................. 42 4.2.1. Phân tích khái quát tín dụng tại MDB giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 .................................................................................... 42 v 4.2.2. Phân tích doanh số cho vay tiêu dùng tại MDB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014...................................... 47 4.2.3. Phân tích doanh số thu nợ tiêu dùng tại MDB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ............................................. 51 4.2.4. Phân tích dƣ nợ cho vay tiêu dùng .................................................... 54 4.3. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tiêu dùng ...................................... 59 4.3.1. Tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng .................................................. 59 4.3.2. Phân tích rủi ro tín dụng tiêu dùng thông qua chỉ tiêu nợ xấu của Ngân hàng .................................................................................................... 61 4.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro trong cho vay tiêu dùng của MDB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn năm 2011 - 2013................. 65 4.4.1. Dƣ nợ tiêu dùng/vốn huy động .......................................................... 66 4.4.2. Hệ số thu nợ tiêu dùng....................................................................... 67 4.4.3. Vòng quay vốn tín dụng .................................................................... 67 4.4.4. Nợ quá hạn/dƣ nợ tiêu dùng .............................................................. 68 4.4.5. Nợ xấu tiêu dùng/dƣ nợ tiêu dùng ..................................................... 68 4.4.6. Hệ số giữa dự phòng tổn thất tín dụng so với tổng dƣ nợ cho vay tiêu dùng ............................................................................................................. 69 4.4.7. Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng tiêu dùng .............................. 70 4.5. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trả nợ vay đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng tại MDB chi nhánh Cần Thơ ............................. 70 4.5.1. Khái quát các rủi ro khách hàng vay thƣờng gặp .............................. 70 4.5.2. Mô tả khái quát mẫu khảo sát ............................................................ 72 4.5.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ............................................................................................................... 76 CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ................................................................................................................. 80 5.1. Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mê Kông .............................................................. 80 vi 5.2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ .................................................... 81 5.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ..................................................................... 82 5.2.2. Các giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ ........................................ 82 CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 86 6.1. Kết luận ................................................................................................ 86 6.2. Kiến nghị .............................................................................................. 87 6.2.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ .............................................................. 87 6.2.2. Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam.................................................. 88 6.2.3. Đối với chính quyền địa phƣơng ....................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 90 vii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu ...................... 21 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn từ năm 2011-2013. ....................................................................................................... 31 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ................................................................................. 35 Bảng 3.3 So sánh sản phẩm cho vay tiêu dùng tại một số ngân hàng trên địa bàn Cần Thơ ..................................................................................................... 38 Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của MDB chi nhánh Cần Thơ 2011-2013 ..... 39 Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của MDB chi nhánh Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng năm 2014 ............................................................................... 41 Bảng 4.3 Tình hình cho vay của MDB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 ........... 43 Bảng 4.4 Tình hình cho vay của MDB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ........................................................................ 44 Bảng 4.5 Doanh số cho vay tiêu dùng theo sản phẩm của MDB giai đoạn 2011-2013 ........................................................................................................ 47 Bảng 4.6 Doanh số cho vay tiêu dùng theo sản phẩm của MDB 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ................................................................ 48 Bảng 4.7 Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn của MDB giai đoạn 20112013 ................................................................................................................. 49 Bảng 4.8 Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn của MDB 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ........................................................................ 50 Bảng 4.9 Doanh số thu nợ tiêu dùng theo sản phẩm của MDB giai đoạn 20112013 ................................................................................................................. 51 Bảng 4.10 Doanh số thu nợ tiêu dùng theo sản phẩm của MDB 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ................................................................ 52 Bảng 4.11 Doanh số thu nợ theo thời hạn của MDB giai đoạn 2011-2013 .... 53 Bảng 4.12 Doanh số thu nợ theo thời hạn của MDB giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ........................................................................ 54 Bảng 4.13 Dƣ nợ theo sản phẩm của MDB giai đoạn năm 2011-2013 .......... 54 viii Bảng 4.14 Dƣ nợ theo sản phẩm của MDB giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ...................................................................................... 56 Bảng 4.15 Dƣ nợ theo thời hạn của MDB giai đoạn năm 2011-2013 ............. 57 Bảng 4.16 Dƣ nợ theo thời hạn của MDB 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ................................................................................................... 57 Bảng 4.17 Nợ xấu theo sản phẩm của MDB giai đoạn năm 2011-2013 ......... 61 Bảng 4.18 Nợ xấu theo sản phẩm của MDB 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ................................................................................................... 63 Bảng 4.19 Nợ xấu theo thời hạn của MDB giai đoạn năm 2011-2013 ........... 64 Bảng 4.20 Nợ xấu theo thời hạn của MDB giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ...................................................................................... 64 Bảng 4.21 Các chỉ tiêu đánh giá tín dụng tiêu dùng của MDB Cần Thơ giai đoạn 2011 - 2013 ............................................................................................. 66 Bảng 4.22 Nguyên nhân ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ ................................ 71 Bảng 4.23 Độ tuổi, học vấn, tỷ lệ ngƣời phụ thuộc, thu nhập của khách hàng vay vốn tiêu dùng ............................................................................................. 72 Bảng 4.24 Nơi cƣ trú của khách hang vay vốn tiêu dùng ................................ 73 Bảng 4.25 Thông tin tiếp cận nguồn vốn vay .................................................. 74 Bảng 4.26 Thời hạn vay của khách hàng vay vốn tiêu dùng ........................... 74 Bảng 4.27 Lãi suất vay vốn của khách hàng vay tiêu dùng ............................. 75 Bảng 4.28 Thay đổi môi trƣờng làm việc ........................................................ 75 Bảng 4.29 Khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn tiêu dùng ...................... 76 Bảng 4.30 Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình Logistic ......................... 77 ix DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của MDB chi nhánh Cần Thơ .................................... 28 Hình 3.2 Tổng thu nhập MDB Cần Thơ giai đoạn năm 2011-2013 ................ 31 Hình 3.3 Tổng chi phí MDB Cần Thơ giai đoạn năm 2011-2013 ................... 33 Hình 3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của MDB Cần Thơ giai đoạn năm 2011-2013 ........................................................................................................ 34 Hình 4.1 Cơ cấu nợ xấu của MDB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng năm 2014 ...................................................................................... 46 Hình 4.2 Biểu đồ tỷ trọng dƣ nợ ngắn và dài hạn của MDB giai đoạn 20112013 ................................................................................................................. 58 Hình 4.3 Biểu đồ tỷ trọng dƣ nợ ngắn và dài hạn của MDB giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ......................................................... 58 Hình 4.4 Tình hình nợ quá hạn của MDB giai đoạn năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.......................................................................................................... 60 x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBCNV : Cán bộ công nhân viên CVTD : Cho vay tiêu dùng ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long DPRR : Dự phòng rủi ro MDB Cần Thơ : Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc NHTMCP : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần TCKT : Tổ chức kinh tế TCTD : Tổ chức tín dụng xi CHƢƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, nền kinh tế nƣớc ta phát triển rất nhanh, kéo theo mức sống của ngƣời dân càng đƣợc nâng cao, họ luôn muốn hƣởng thụ những hàng hóa và dịch vụ tốt hơn. Cuộc sống ngày càng hiện đại, mức sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao, cuộc sống giờ đây không chỉ bó hẹp trong “ăn no, mặc ấm” mà đã chuyển dần sang “ăn ngon, mặc đẹp” và còn biết bao nhu cầu khác cần phải đƣợc đáp ứng. Nắm bắt đƣợc nhu cầu đó, các ngân hàng đã mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng. Theo báo cáo của Công ty cổ phần Truyền thông Tài Chính, tổng quy mô thị trƣờng tài chính tiêu dùng năm 2013 đạt gần 188.000 tỷ đồng với mức tăng trƣởng 12% và chiếm 5,4% GDP. Mặc dù hoạt động cho vay tiêu dùng mang lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng tuy nhiên song song đó là rủi ro cũng không hề nhỏ. Vì vậy, trong nền kinh tế thị trƣờng ngân hàng đều phải hết sức thận trọng trong cho vay, vì nếu để rủi ro xảy ra quá lớn thì khả năng mất vốn là đều không thế tránh khỏi. Do đó, việc hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng là rất quan trọng đối với các ngân hàng. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát Triển Mê Kông (MDB) là một ngân hàng có thế mạnh và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tƣ và phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn và tín dụng tiêu dùng. Hiện nay, dƣ nợ tín dụng tiêu dùng MDB chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dƣ nợ tín dụng bán lẻ và có xu hƣớng ngày càng tăng. Với nền khách hàng cá nhân rộng lớn, MDB hƣớng tới cung cấp các sản phẩm tín dụng đa dạng, chuẩn hóa và tập trung phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách hàng. Đồng thời, thiết kế sản phẩm tín dụng phù hợp với từng phân khúc khách hàng, bao gồm: cho vay mua nhà, sửa chữa nhà ở với thời hạn tối đa lên tới 15 năm, cho vay tín chấp tiêu dùng (vay lƣơng), cho vay trả góp mua xe phục vụ nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm tín dụng bán lẻ khác... Mặc dù khoản cho vay tiêu dùng là một trong những khoản mục tài sản mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Tuy nhiên, dịch vụ cho vay mà ngân hàng cung cấp cho ngƣời tiêu dùng có thể là dịch vụ mang chi phí cao nhất với nhiều rủi ro nhất đối với ngân hàng. Vì tình hình tài chính cá nhân và hộ gia đình có thể thay đổi nhanh chóng tùy theo tình trạng công việc hay sức khỏe của họ. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng. Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của 1 anh chị trong ngân hàng kết hợp với những kiến thức tích lũy học từ trên ghế giảng đƣờng, đề tài “ Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ “ đƣợc chọn để nghiên cứu. Với mong muốn nhỏ bé trong việc phân tích thực trạng trong cho vay tiêu dùng và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng trong thời gian tới. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng và rủi ro trong cho vay tiêu dùng, các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ giai đoạn năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 và từ đó đề xuất ra giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Thực trạng và rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ giai đoạn năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. - Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát Triển Mê Kông. - Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng và rủi ro tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng ra sao? - Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng? - Những biện pháp cần thiết nào để hạn chế rủi ro tín dụng tiêu dùng? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phạm vi không gian Đề tài đƣợc thực hiện tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ. 1.4.2. Phạm vi thời gian Đề tài nghiên cứu đƣợc lấy từ nguồn số liệu thứ cấp của Ngân hàng Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng 2 đầu năm 2014. Đồng thời, việc thu thập số liệu sơ cấp đề tài tập trung nghiên cứu các khoản vay tiêu dùng cá nhân còn dƣ nợ của Ngân hàng từ tháng 1/2014 đến tháng 8/2014. 1.4.3. Phạm vi nội dung Do giới hạn về thời gian, đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng và rủi ro trong cho vay tiêu dùng thông qua các chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu. Đối với các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông, đề tài chỉ nghiên cứu về sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp đối với cán bộ công nhân viên mà Ngân hàng cho vay là những khách hàng thuộc địa bàn tỉnh Hậu Giang. 3 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Một số vấn đề về tín dụng 2.1.1.1. Khái niệm và phân loại tín dụng * Khái niệm Tín dụng là một hoạt động vay mƣợn có hoàn trả mà hoạt động này luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển của việc sản xuất hàng hóa. Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tín dụng: - “Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế đƣợc biểu hiện dƣới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó ngƣời đi vay phải trả cho ngƣời cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định”. - “Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa”. - “Định nghĩa 3: Tín dụng là một hoạt động giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ - ngƣời cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán…dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tƣơng lai của bên kia (thụ trái – ngƣời đi vay)”. Tín dụng đƣợc định nghĩa theo nhiều cách khác nhau nhƣng giữa những định nghĩa đó thể hiện một nội dung chung khi nói về tín dụng là hoạt động cho vay và đi vay có hoàn trả, hoạt động này phải tuân theo pháp luật hiện hành (Đại, 2012). * Phân loại tín dụng - Căn cứ vào thời hạn tín dụng: + Tín dụng ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn đến 12 tháng. + Tín dụng trung hạn: là các khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng. + Tín dụng dài hạn: là các khoản vay có thời hạn từ trên 60 tháng trở lên (Điều 8, QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN). - Căn cứ vào đối tƣợng tín dụng: + Tín dụng vốn lƣu động: là loại tín dụng cấp nhằm hình thành vốn lƣu động của các tổ chức kinh tế, nhƣ cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên liệu cho sản xuất. Tín dụng vốn lƣu động thƣờng đƣợc sử dụng để cho vay bù 4 đắp mức vốn lƣu động thiếu hụt tạm thời. Loại tín dụng này thƣờng đƣợc chia ra các loại: cho vay dự trữ hàng hóa, cho vay chi phí sản xuất và cho vay để thanh toán các khoản nợ dƣới hình thức chiết khấu kỳ phiếu. + Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng đƣợc sử dụng để hình thành tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. Thời hạn cho vay là trung và dài hạn. - Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: + Tín dụng sản xuất và lƣu thông hàng hóa: là loại cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế để tiến hành sản xuất hàng hóa và lƣu thông hàng hóa. + Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhƣ: mua sắm nhà cửa, xe cộ, các hàng hóa bền chắc và cả những nhu cầu hàng ngày. Tín dụng tiêu dùng có thể đƣợc cấp phát dƣới hình thức bằng tiền hoặc dƣới hình thức bán chịu hàng hóa. - Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng: + Tín dụng thƣơng mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp đƣợc biểu hiện dƣới hình thức mua bán chịu hàng hóa. + Tín dụng ngân hàng: là quan hệ giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân. + Tín dụng nhà nƣớc: là quan hệ tín dụng trong đó nhà nƣớc là ngƣời đi vay” (Kết và cộng sự, 2009). 2.1.1.2. Chức năng và nguyên tắc của tín dụng Chức năng: Tập trung và phân phối lại tài nguyên theo nguyên tắc có hoàn trả; tiết kiệm tiền mặt và cho phí lƣu thông; phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế (Kết và cộng sự, 2009). Nguyên tắc: Vốn vay phải hoàn trả đúng hạn cả vốn gốc và lãi; vốn vay phải sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả; vốn vay phải đảm bảo giá trị vật tƣ hàng hóa tƣơng đƣơng (Kết và cộng sự, 2009). 2.1.1.3. Điều kiện cấp tín dụng Theo QĐ số 1627/2001/QĐ-NHNN ban hành ngày 31/12/2001 tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. 5 a) Đối với khách hàng vay là tổ chức và cá nhân Việt Nam: + Tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự; + Cá nhân và chủ doanh nghiệp tƣ nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; + Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; + Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; + Thành viên hợp doanh của công ty hợp doanh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; b) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nƣớc ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nó mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nƣớc ngoài đó đƣợc Bộ Luật dân sự của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản luật của Việt Nam quy định hoặc đƣợc điều ƣớc quốc tế mà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết tham gia quy định. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. - Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hƣớng dẫn của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. 2.1.2. Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại 2.1.2.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng (CVTD) là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của ngƣời tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là nguồn tài chính quan trọng giúp ngƣời tiêu dùng có thể trang trải nhu cầu trong cuộc sống nhƣ nhà ở, phƣơng tiện, đồ dùng gia đình…Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch… cũng có thể đƣợc tài trợ bởi cho vay tiêu dùng (Hạnh, 2012). 6 2.1.2.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng Hạnh (2012) đã nêu lên các đặc điểm riêng biệt của việc cho vay đối với ngƣời tiêu dùng nhƣ sau: - Quy mô của từng hợp đồng cho vay thƣờng nhỏ, dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao. Vì vậy, lãi suất cho vay tiêu dùng thƣờng cao hơn so với lãi suất của các loại cho vay trong lĩnh vực thƣơng mại và công nghiệp. - Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng có chiều hƣớng biến đổi theo chu kỳ, tức là tăng hay giảm theo chu kỳ phát triển kinh tế. Việc cho vay tiêu dùng gia tăng vào những thời kỳ bành trƣớng kinh tế khi ngƣời tiêu thụ nói chung lạc quan hơn về tƣơng lai. Mặt khác, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, nhiều cá nhân và gia đình trở nên bi quan hơn về tƣơng lai, đặc biệt khi họ nhìn thấy nạn thất nghiệp gia tăng và do đó giảm vay mƣợn ngân hàng. - Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc chặt chẽ vào mức thu nhập và trình độ học vấn. Những ngƣời có thu nhập khá và tƣơng đối đều có khuynh hƣớng vay tiền nhiều hơn và liên quan đến quy mô cả các lợi tức hàng năm. - Cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao bởi nguồn trả nợ của ngƣời vay có thể biến động lớn, nó phụ thuộc vào quá trình làm việc, kinh nghiệm, tài năng và sức khỏe của ngƣời vay, sự cố bất thƣờng, tƣ cách khách hàng….Do đó, các ngân hàng thƣờng yêu cầu lãi suất cao, yêu cầu ngƣời vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hàng hóa đã mua… - Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng có tính tƣơng đối không co dãn về lãi suất, tức là khách hàng quan tâm nhiều hơn về quy mô trả tiền hàng tháng theo yêu cầu hợp đồng cho vay hơn là lãi suất phải gánh chịu (dù hiển nhiên, lãi suất của hợp đồng đối với khoản cho vay gây ảnh hƣởng đến quy mô thanh toán tiền vay theo yêu cầu). - Tƣ cách, phẩm chất của khách hàng vay thƣờng rất khó xác định, chủ yếu dựa vào cách đánh giá, cảm nhận và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Đây là điều rất quan trọng quyết định sự hoàn trả của khoản vay. 2.1.2.3. Lợi ích cho vay tiêu dùng - Đối với ngân hàng: CVTD giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. Từ đó, giúp ngân hàng nâng cao thu nhập và phân tán đƣợc rủi ro. 7 - Đối với ngƣời tiêu dùng: Thông qua tín dụng tiêu dùng của ngân hàng, khách hàng đƣợc hƣởng các tiện ích trƣớc khi tích lũy đủ tiền, hơn nữa giúp họ đáp ứng đƣợc các nhu cầu chi tiêu cấp thiết. - Đối với nền kinh tế: Thông qua hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng sẽ kích thích ngƣời dân mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Từ đó, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 2.1.2.4. Các hình thức cho vay tiêu dùng Hạnh (2012) hình thức cho vay tiêu dùng bao gồm các hình thức sau: a. Căn cứ vào mục đích cho vay: bao gồm cho vay tiêu dùng cƣ trú và cho vay tiêu dùng phi cƣ trú. b. Căn cứ phƣơng thức hoàn trả: cho vay tiêu dùng trả góp, cho vay tiêu dùng phi trả góp, cho vay tiêu dùng tuần hoàn, cho vay theo thẻ tín dụng. c. Căn cứ nguồn gốc của khoản nợ: bao gồm cho vay tiêu dùng gián tiếp và cho vay tiêu dùng trực tiếp. 2.1.3. Rủi ro trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại 2.1.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng tiêu dùng Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện đƣợc các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn cho ngân hàng. Rủi ro không những là nỗi ám ảnh của hệ thống ngân hàng trong một nƣớc mà còn là nỗi ám ảnh chung của hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới. Những bất ngờ luôn xảy ra ngay cả đối với các ngân hàng có đội ngũ cán bộ nhân sự giỏi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất cũng khó lƣờng trƣớc đƣợc rủi ro. Đại (2012) đã đề cập đến rủi ro tín dụng nói chung, hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng cũng có các loại rủi ro tƣơng tự thƣờng gặp. Vì vậy, rủi ro trong cho vay tiêu dùng là những vấn đề thời sự cho hệ thống ngân hàng. 2.1.3.2. Các loại rủi ro thường gặp trong cho vay tiêu dùng Long (2010) cho rằng cho vay tiêu dùng thƣờng có rủi ro rất lớn. Do tình hình tài chính của cá nhân, hộ gia đình có thể thay đổi nhanh chóng tùy theo tình trạng sức khỏe hay công việc của họ. Cho vay tiêu dùng chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan nhƣ: thiên tai, bệnh tật, mất mùa, thất nghiệp và chu kỳ kinh tế tăng trƣởng hay suy thoái. Thời kỳ nền kinh tế mở rộng và mọi ngƣời đều lạc quan tin tƣởng vào tƣơng lai thì nhu cầu tiêu dùng sẽ gia tăng. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế suy thoái, các cá nhân hộ gia đình thƣờng có tƣ tƣởng phòng bị cho tƣơng lai, họ sẽ hạn chế tiêu dùng và tăng cƣờng tích lũy. 8 + Rủi ro thanh toán tiền vay: khi ngƣời đi vay không thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ tiền vay khi đến hạn. Do tình hình công việc gặp khó khăn, dẫn đến mất khả năng thanh toán tạm thời hoặc vĩnh viễn hay ngƣời đi vay cố ý không trả tiền vay do ý đồ chiếm dụng hoặc lừa đảo. + Số tiền thu về (cả gốc và lời) không bù đắp đƣợc số vốn mà ngân hàng bỏ ra để cho vay. + Rủi ro khi có sự thay đổi lãi suất bình quân trên thị trƣờng ảnh hƣởng đến mức lãi suất ngân hàng đang áp dụng trong các giao dịch cho vay tiêu dùng. Lãi suất cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thƣơng mại đƣợc xác định dựa trên lãi suất bình quân thị trƣờng và chính sách lãi suất của ngân hàng cộng với mức bù rủi ro. Mức lãi suất này đƣợc áp dụng cho ngƣời đi vay trong suốt thời gian vay (hợp đồng vay lãi suất cố định). Vì vậy, trong thời gian đó nếu có sự biến động lớn về lãi suất sẽ gây ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng đặc biệt là khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trƣờng. + Rủi ro về tài sản đảm bảo biến động về giá cả: rủi ro này xảy ra khi các tài sản đảm bảo bị thay cốt lõi hoặc bị chiếm đoạt hay mất trộm. Điều này gây cho ngân hàng tổn thất khi phát mại tài sản để bù đắp khoản vay. + Rủi ro do khách hàng gian lận Do khách hàng vay tiêu dùng là các cá nhân nên các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm bắt thông tin về khách hàng. Lợi dụng điều này khách hàng có thể cố tình gian lận để chiếm đoạt tiền vay dẫn đến rủi ro không thu hồi đƣợc vốn cho ngân hàng. Để thực hiện cho vay tiêu dùng một cách có hiệu quả, điều không thể không làm là phòng ngừa và hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất, vừa đảm bảo bên vay thỏa mãn tối đa nhu cầu trong khi bên cho vay vẫn thu hồi đƣợc gốc và có lãi. 2.1.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng. Rủi ro tín dụng có thể phát sinh ở mọi nơi, mọi lúc, từ nhiều đối tƣợng khác nhau, có khi có thể lƣờng trƣớc và cũng có những bất ngờ không thể phòng tránh đƣợc. Do vậy, việc lƣợng hóa để giảm thiểu rủi ro là vấn đề trong quan hệ tín dụng, nhất là trong tín dụng tiêu dùng khi việc nắm bắt thông tin còn nhiều hạn chế, cũng nhƣ bản thân lĩnh vực cho vay tiêu dùng vốn dĩ có nhiều rủi ro. 9 2.1.4.1 Về phương diện lý thuyết Ninh (2010) cho rằng nền tảng lý thuyết thông tin không đầy đủ hay còn gọi là thông tin bất đối xứng là khiếm khuyết của thị trƣờng tài chính. Tại các nƣớc đang phát triển do thông tin thị trƣờng là không hoàn hảo nên thƣờng xuất hiện thông tin bất đối xứng, từ đó làm phát sinh hai rủi ro lớn, đó là sự lựa chọn sai lầm và động cơ lệch lạc - Sự lựa chọn sai lầm: Do không có đầy đủ thông tin của ngƣời vay, chủ yếu ở phƣơng cách quy trình giao dịch tài chính, công nghệ, trình độ quản lý, phong cách thói quen ngƣời vay chƣa hiện đại nên ngƣời cho vay lựa chọn để cấp tín dụng cho ngƣời vay có khả năng tài chính thấp, vốn không đúng đối tƣợng…và tƣ cách không tốt dẫn đến rủi ro khi đến hạn thanh toán nợ. - Động cơ lệch lạc: Thể hiện ở ngƣời vay vì lợi ích của họ hơn là quan tâm đến lợi ích của ngƣời cho vay nên thƣờng phá vỡ cam kết trong thỏa thuận hợp đồng ban đầu. Hay do lãi suất vay cao nên ngƣời vay chuyển sang dự án khác có độ rủi ro cao hơn nhằm mục đích kiếm lời, từ đó dẫn đến sử dụng vốn sai mục đích. 2.1.4.2 Về phương diện thực tiễn a. Nguyên nhân khách quan - Môi trƣờng kinh doanh không ổn định: Sự biến đổi quá nhanh và Ngân hàng không dự đoán đƣợc tình hình kinh tế thế giới thay đổi. Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp vốn rất dễ biến đổi với rủi ro biến đổi giá cả thế giới nên dễ bị tổn thƣơng khi thị trƣờng thế giới biến động xấu. - Lãi suất, lạm phát và tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Lãi suất cơ bản phản ánh chính sách can thiệp của Ngân hàng Trung ƣơng, khi lạm phát vƣợt qua mức độ nào đó. Khi lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, nguồn vốn của các ngân hàng sẽ khan hiếm hơn, đồng thời hoạt động tín dụng cũng phải đối mặt với rủi ro cao hơn. - Biến động của thị trƣờng bất động sản: Rất nhiều khoản vay cá nhân có mục đích mua nhà, đất đƣợc đảm bảo bằng bất động sản. Khi có sự thay đổi chính sách của nhà nƣớc kéo theo thị trƣờng này có thể đóng băng và thậm chí gây ra nhiều thua lỗ, lúc đó khả năng trả nợ của ngƣời vay bị đe dọa. - Rủi ro chính sách: Khi chính sách quản lý kinh tế không ổn định nhƣ chính sách thuế, chính sách lãi suất tín dụng, ngƣời vay vốn không chủ động 10 trong chiến lƣợc kinh doanh của mình và khả năng tài chính ngƣời vay vốn bị suy yếu. b. Nguyên nhân chủ quan: - Từ phía khách hàng: Sử dụng vốn sai mục đích so với phƣơng án khi giải ngân. Tình hình tài chính yếu kém, thua lỗ kéo dài. Ngƣời vay bị thất nghiệp tạm thời, hoặc lâu dài ảnh hƣởng đến thu nhập. Hoặc do bản thân ngƣời vay chƣa có ý định trả nợ hoặc có chủ ý lừa gạt, chiếm dụng vốn của Ngân hàng nhƣ dùng một loại tài sản thế chấp đi vay nhiều nơi, không đủ năng lực hành vi dân sự… - Từ phía Ngân hàng: Không có chính sách cho vay rõ ràng phù hợp với nền kinh tế. Công tác thu thập thông tin tín dụng không đầy đủ và chính xác. Lạm dụng tài sản thế chấp để cho vay, thiếu kiểm tra, giám sát. Trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ cho vay còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Ngân hàng quá chú trọng về lợi nhuận, đặt mong muốn về lợi nhuận cao hơn các khoản cho vay lành mạnh. Nhƣ vậy, có rất nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng bao gồm nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh mức độ ảnh hƣởng của nó cũng khác nhau. Phổ biến nhất vẫn là công ăn việc làm và lợi tức thu đƣợc của ngƣời vay bị ảnh hƣởng hay mất đi. Do đó, thất nghiệp của ngƣời vay là đáng sợ nhất đối với khoản tín dụng tiêu dùng. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác nhƣ: bệnh tật, tai nạn chết, hoặc các sự cố trong gia đình …cũng đều trực tiếp ảnh hƣởng tới việc trả nợ đối với Ngân hàng. Việc phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng có tƣơng quan nhƣ thế nào sẽ đƣợc trình bày ở các phần sau. 2.1.5. Đánh giá rủi ro tín dụng Hiện nay, các ngân hàng thƣơng mại thƣờng dùng các mô hình để đo lƣờng rủi ro nhƣ mô hình định lƣợng và mô hình định tính. Hoặc đánh giá rủi ro theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tƣ sửa đổi bổ sung số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Trong đề tài này, rủi ro tín dụng sẽ đƣợc đo lƣờng thông qua chất lƣợng các khoản vay biểu hiện trạng thái nợ quá hạn và nợ xấu. Theo thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức 11 trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng nhƣ sau: a) Nhóm 1 ( Nợ đủ tiêu chuẩn) (i) Nợ trong hạn và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; (ii) Nợ quá hạn dƣới 10 ngày và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn; (iii) Nợ phân loại vào nhóm 1 theo qui định tại khoản 2 Điều này. b) Nhóm 2 (Nợ c n ch ) (i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; (ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; (iii) Nợ đƣợc phân loại vào nhóm 2 theo qui định tại khoản 2 và khoản 3 điều này. c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) (i) Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu; (iii) Nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; (iv) Nợ thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây: + Nợ của khách hàng hoặc bên bảo lãnh là tổ chức, cá nhân thuộc đối tƣợng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài không đƣợc cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; + Nợ đƣợc bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay đƣợc sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu cả chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp; + Nợ không có bảo đảm hoặc đƣợc cấp với điều kiện ƣu đãi hoặc giá trị vƣợt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tƣợng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; 12 + Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vƣợt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật; + Nợ có giá trị vƣợt quá giới hạn cấp tín dụng, trừ trƣờng hợp đƣợc phép vƣợt qua giới hạn, theo quy định của pháp luật; + Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài; + Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. (v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra; (vi) Nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) (i) Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; (iv) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; (v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhƣng quá thời hạn thu đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; (vi) Nợ đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) (i) Nợ quá hạn trên 360 ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai; (iv) Nợ cơ cấu lại lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; 13 (v) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; (vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhƣng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chƣa thu hồi đƣợc; (vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc công bố đặt vào trình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản; (viii) Nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này. 2.1.6. Hậu quả của rủi ro trong cho vay tiêu dùng Theo lý thuyết về rủi ro tín dụng ngân hàng của Hạnh (2012) các rủi ro tín dụng xảy ra có thể gây tốn thất rất lớn cho nền kinh tế của một quốc gia nói chung và cả chính ngân hàng nói riêng. Hậu quả của rủi ro có thể kể đến là: - Rủi ro làm phát sinh tăng chi phí giảm lợi nhuận Khi ngân hàng xuất hiện khoản nợ quá hạn, việc thu hồi nợ quá hạn vừa làm mất thời gian của cán bộ cho vay, vừa làm tăng khoản chi phí đi lại. Nếu các khoản nợ này có liên quan đến nhiều bên thì ngân hàng cho vay phải tốn chi phí về cả thời gian lẫn tiền cho công việc thƣơng lƣợng, gặp gỡ các bên trong quá trình xử lý nợ. Đây là những chi phí trƣớc mắt mà các ngân hàng cho vay phải bỏ ra. Bên cạnh đó, các ngân hàng cho vay phải bỏ ra chi phí cơ hội rất lớn, các khoản nợ quá hạn làm chậm lại vòng quay vốn tín dụng, làm mất đi các khoản đầu tƣ khác của mình, đó là chƣa kể đến sự ảnh hƣởng lớn của nợ quá hạn tới tâm lý của cán bộ cho vay. Nợ quá hạn phát sinh làm cho cán bộ tín dụng phải mất thời gian xử lý nợ, không tiếp cận đƣợc những món vay mới đồng thời còn làm cho cán bộ cho vay ngần ngại mở rộng hoạt động cho vay. Tất cả những vấn đề này làm giảm thu nhập tiềm ẩn và làm tăng chi phí cho các ngân hàng cho vay, từ đó làm ảnh hƣởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho vay. - Rủi ro làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng Rủi ro cho vay tiêu dùng ảnh hƣởng tới việc hoàn trả tiền gửi cho khách hàng của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Các khoản cho vay tiêu dùng thu hồi chậm hoặc không thu hồi đƣợc trong khi đó ngân hàng vẫn phải trả vốn huy động một cách đều đặn cả vốn và lãi đúng kỳ hạn. Chính vì thế, nó làm hạn chế khả năng thanh toán của ngân hàng. 14 - Rủi ro làm giảm uy tín của các ngân hàng cho vay Rủi ro cho vay tiêu dùng làm giảm uy tín và khả năng kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng nào gặp nhiều rủi ro là ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Điều này tác động mạnh tới uy tín của ngân hàng làm cho lòng tin của khách hàng vào ngân hàng bị sụt giảm. Nó sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới lƣợng khách hàng đến gửi tiền cũng nhƣ sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Do đó, quy mô hoạt động của ngân hàng bị ảnh hƣởng và gây ra những tổn thất về tài chính. Đây là thiệt hại vô hình mà không thể lƣờng đƣợc giá trị. - Rủi ro trong cho vay tiêu dùng còn gây ra tổn thất gián tiếp cho các ngân hàng khác Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng, liên quan đến mọi ngành, mọi thành phần kinh tế, là khâu cốt yếu cung cấp vốn cho nền kinh tế. Vì vậy, ngân hàng có ảnh hƣởng lớn đến chính sách tiền tệ, đến công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nƣớc. Nếu có sự thất thoát lớn trong hoạt động tín dụng dù chỉ ở một ngân hàng cho vay trực thuộc, không khắc phục kịp thời có thể gây nên “phản ứng dây chuyền” đe dọa đến an toàn và ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng, gây hậu quả rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. 2.1.7. Một số chỉ tiêu phân tích thực trạng và rủi ro trong cho vay tiêu dùng - Doanh số cho vay: là phản ánh tất cả các khoản mục tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay tiêu dùng trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chƣa thu hồi. - Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về đƣợc khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. - Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh nợ mà ngân hàng đã cho vay và chƣa thu hồi đƣợc vào một thời điểm nhất định Dƣ nợ cuối kỳ = Dƣ nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ Doanh số thu nợ trong kỳ - Nợ xấu: là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng và không có lý do chính đáng. Khi đó, ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dƣ nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ xấu. - Dư nợ trên tổng vốn huy động: chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tƣ của một đồng vốn huy động. Giúp ta phân tích, so sánh khả năng cho vay của ngân hàng đối với nguồn vốn huy động. Chỉ số này quá cao hay thấp đều 15 không tốt bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngƣợc lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả. Dƣ nợ Dƣ nợ trên vốn huy động (lần) = Tổng vốn huy động - Hệ số thu nợ: chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng thu đƣợc bao nhiêu đồng vốn. Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ (lần) = Doanh số cho vay - Vòng quay vốn tín dụng: chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tƣ đƣợc quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số vòng quay vốn tín dụng cao thì vòng quay vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ Dƣ nợ bình quân Trong đó dƣ nợ bình quân đƣợc tính theo công thức: Dƣ nợ bình quân = Dƣ nợ đầu kỳ+Dƣ nợ cuối kỳ 2 - Tỷ lệ nợ xấu: tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu so với tổng dƣ nợ ở thời điểm so sánh. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro ngân hàng có thể gặp phải là gốc hoặc lãi, hoặc cả gốc lẫn lãi trên các khoản vay mà ngân hàng không nhận đƣợc nhƣ khách hàng đã cam kết. Hiện nay, theo mức độ cho phép thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ là dƣới 3%. Với Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ dƣới 3% thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng đó đƣợc xem là có chất lƣợng tín dụng tốt. ỷ lệ nợ xấu(%) = Nợ xấu Tổng dƣ nợ 16 x100 - Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng/tổng dư nợ cho vay tiêu dùng Tỷ lệ quá hạn(%) = Nợ quá hạn Tổng dƣ nợ x100 Chỉ số này gián tiếp cho ta thấy quy mô các khoản vay có rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại. Tỷ lệ này càng cao đánh giá chất lƣợng tín dụng kém hiệu quả. - Hệ số khả năng bù đắp RRTD Hệ số khả năng bù đắp RRTD = Dự phòng trích lập Nợ xấu x100 2.2. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Rủi ro tín dụng làm ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đã đƣợc rất nhiều các tác giả nghiên cứu trong thời gian trƣớc. Tuy nhiên, phần lớn các tác giả nghiên cứu cho đối tƣợng là doanh nghiệp, các nông hộ. Phần còn lại ít hơn là các nghiên cứu rủi ro tín dụng tiêu dùng của khách hàng liên quan đến khả năng trả nợ vay, nhất là các nghiên cứu trong nƣớc còn hạn chế. Trong phần lƣợc khảo này, đề tài sẽ đề cập đến một số các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan chính yếu hoặc liên quan một phần về các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng để làm cơ sở cho phân tích, cụ thể sau: Trƣớc tiên, Kohansal và Mansoori (2009) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay của nông hộ ở tỉnh Khorasan – Razavi nƣớc Iran. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Logit để ƣớc lƣợng. Kết quả của mô hình chỉ ra rằng trong tổng số 12 biến độc lập đƣa vào mô hình thì có 7 biến có ý nghĩa thống kê. Trong đó, các biến có tƣơng quan thuận với biến phụ thuộc bao gồm: kinh nghiệm canh tác, lƣợng vốn vay, giá trị tài sản thế chấp, thu nhập; các biến có tƣơng quan nghịch với biến phụ thuộc bao gồm: lãi suất vay, số tiền đề nghị vay và số tiền đến hạn trả theo phân kỳ. Kế đến, nghiên cứu của Lộc và Bình (2011) về các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang. Bằng việc sử dụng mô hình probit tác giả đã chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng mạnh mẽ đến khả năng trả nợ vay đúng hạn bao gồm các nhân tố thu nhập, số thành viên trong gia đình có thu nhập. Bên cạnh đó, tác giả đã chỉ ra rằng lãi suất là nhân tố tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ đúng hạn. Đồng thời, qua phân tích định lƣợng tác giả cũng cho rằng ngành nghề có nguồn thu nhập chính từ hoạt động 17 sản xuất nông nghiệp sẽ có xác suất trả nợ đúng hạn cao hơn các ngành nghề khác. Tiếp theo, Nghi (2011) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ ở khu vực nông thôn tỉnh Trà Vinh. Theo nghiên cứu, tác giả đã đƣa các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ là tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp chính, tỷ lệ ngƣời phụ thuộc, dân tộc, tiền tiết kiệm, lãi suất vay, mục đích sử dụng vốn. Bằng việc sử dụng mô hình hồi quy Logistic, kết quả cho thấy học vấn của chủ hộ, dân tộc, tiền tiết kiệm và mục đích sử dụng vốn vay tƣơng quan thuận với khả năng trả nợ vay đúng hạn của hộ. Ngƣợc lại, tỷ lệ ngƣời phụ thuộc và lãi suất tỷ lệ nghịch với khả năng trả nợ vay đúng hạn của hộ gia đình. Gần đây, Kỳ (2012) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trả nợ vay đúng hạn của nông hộ ở Thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Probit để ƣớc lƣợng. Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ bảng câu hỏi phỏng vấn 300 nông hộ có vay vốn. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các biến có tƣơng quan thuận với khả năng trả nợ đúng hạn là mục đích sử dụng vốn, thu nhập nông hộ và số thành viên có thu nhập trong gia đình. Đồng thời, nghiên cứu chỉ ra biến lãi suất tƣơng quan nghịch với khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ. Một nghiên cứu của Nwosu và cộng sự (2014) về khả năng tiếp cận vốn vay và khả năng trả nợ của nông dân chăn nuôi theo đề án Quỹ bảo lãnh tín dụng nông nghiệp ở Đông Nam, Nigeria. Thống kê mô tả, logit và nhiều kỹ thuật phân tích hồi quy đƣợc sử dụng trong phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy các tổ chức vay có thể đáp ứng nhu cầu vay của nông dân là 53,7%, trong khi thực hiện trả nợ của họ là 90,1%. Đồng thời, kết quả hồi quy cũng cho thấy các yếu tố ảnh hƣởng đến nông dân trả nợ bao gồm các biến số: tiền vay, tuổi, trình độ giáo dục, quy mô hộ, giá trị chăn nuôi, tổng số thu nhập có ý nghĩa ở mức xác suất 5%. Các kết quả nghiên cứu trên đƣợc sắp xếp thứ tự tăng dần theo năm nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2014. Qua đó, các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trả nợ vay đúng hạn của nông hộ bao gồm: lãi suất tiền vay, tỷ lệ ngƣời phụ thuộc, trình độ học vấn, lƣợng tiền vay, thành viên trong gia đình có thu nhập, lãi suất vay…Trên cơ sở các nghiên cứu thực nghiệm quan trọng này sẽ là những cơ sở khoa học để đề tài đƣa ra các biến số phù hợp cho địa bàn nghiên cứu của mình. 18 2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC TRẢ NỢ ĐÚNG HẠN CỦA KHÁCH HÀNG VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ Theo thực tế, các NHTM luôn lúc nào cũng muốn tăng trƣởng tín dụng càng cao càng tốt. Vì vậy, họ đã dần dần hƣớng đến những khách hàng nhỏ lẻ và lúc này tín dụng trong lĩnh vực tiêu dùng tăng mạnh nhƣng đồng thời xuất hiện nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng tiêu dùng là những khoản lỗ tiềm tàng có thể phát sinh là do khách hàng không trả nợ vay hoặc lãi đúng hạn cho ngân hàng khi ngân hàng cấp tín dụng tiêu dùng cho họ. Vì vậy, các nhân tố nào ảnh hƣởng đến việc trả nợ đúng hạn của khách hàng? Khi xem xét các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn, nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc đƣa ra các nhân tố. Qua lƣợc khảo tài liệu có liên quan, đề tài tiến hành xây dựng phƣơng trình khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng. Đồng thời, đề tài sử dụng mô hình logistic để đo lƣờng các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ. KNTN = β0 + β1LAISUAT + β2THUNHAP + β3TYLENGUOIPHUTHUOC + β4HOCVAN + β5THOIHANVAY + β6TUOI Trong đó: Biến phụ thuộc KNTN là khả năng trả nợ vay của khách hàng, nhận giá trị 1 nếu khách hàng trả nợ đúng hạn, nhận giá trị 0 nếu trả nợ không đúng hạn. Các biến laisuat, thunhap, tylenguoiphuthuoc, hocvan, thoihanvay, tuoi là các biến độc lập. Các biến độc lập đƣợc diễn giải nhƣ sau: LAISUAT (X1: Lãi suất): Lãi suất đƣợc hiểu theo nghĩa chung nhất là giá cả của vốn – giá cả của quan hệ vay mƣợn. Khi đến hạn, ngƣời đi vay phải hoàn trả cho ngƣời cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài khoản tiền vốn gọi là lãi. Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số vốn gọi là lãi suất. Lãi suất cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thƣơng mại đƣợc xác định dựa trên lãi suất bình quân thị trƣờng và chính sách lãi suất của ngân hàng cộng với mức bù rủi ro. Lãi suất càng cao thì khả năng trả nợ vay đúng hạn càng thấp. Lãi suất đƣợc tính theo %/tháng. Vì vậy, hệ số β1 đƣợc kỳ vọng mang dấu âm. THUNHAP (X2: thu nhập): Thu nhập của khách hàng đƣợc xác định bằng số tiền lƣơng nhận đƣợc hàng tháng từ công việc chính thức, không bao gồm thu nhập tăng thêm. Thu nhập đƣợc tính theo đơn vị triệu đồng/tháng. Đây là khoản thu nhập dùng để trang trải chi phí cho gia đình và một phần dùng để trả nợ cho Ngân hàng. Một khách hàng có thu nhập cao và ổn thì khả 19 năng trả nợ đúng hạn càng lớn và rủi ro càng thấp. Vì vậy, hệ số β2 đƣợc kỳ vọng mang dấu dƣơng. TYLENGUOIPHUTHUOC (X3: tỷ lệ ngƣời phụ thuộc): Tỷ lệ ngƣời phụ thuộc đƣợc xác định là số ngƣời phụ thuộc trên tổng số nhân khẩu. Trong đó, số ngƣời phụ thuộc đƣợc xác định bằng số lƣợng: trẻ em, ngƣời chƣa tạo ra đƣợc thu nhập và ngƣời không có khả năng lao động trong cùng hộ khẩu đối với ngƣời đi vay. Một khách hàng mà gia đình họ có số ngƣời phụ thuộc càng nhiều thì khả năng trả nợ đúng hạn càng thấp. Vì vậy, hệ số β 3 đƣợc kỳ vọng mang dấu âm. HOCVAN (X4: Trình độ học vấn): Trình độ học vấn của khách hàng lấy theo số năm đi học của ngƣời đƣợc điều tra. Trình độ học vấn của khách hàng vay càng cao thì họ sử dụng vốn vay có hiệu quả nên khả năng trả nợ đúng hạn sẽ cao. Trình độ học vấn khác nhau thì mức độ nhận thức khác nhau, trình độ hiểu biết khác nhau,…từ đó sẽ cho ra kết quả khác nhau. Vì vậy, hệ số β4 đƣợc kỳ vọng mang dấu dƣơng. THOIHANVAY (X5: thời hạn vay của khách hàng): Thời hạn vay tính theo số tháng, đƣợc tính kể từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay đầu tiên cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Thời gian vay thƣờng gắn với nhu cầu sử dụng vốn vay của khách hàng. Cùng một khoản vay, khoản vay có thời hạn dài đƣợc chia ra trả góp trong nhiều kỳ việc trả nợ sẽ nhẹ nhàng và ổn định hơn khoản vay có thời hạn ngắn. Bên cạnh đó, thời hạn dài sẽ giúp khách hàng có kế hoạch ổn định, làm ăn có hiệu quả hơn cũng nhƣ chủ động đƣợc việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Vì vậy, hệ số β5 đƣợc kỳ vọng mang dấu dƣơng. DOTUOI (X6: Độ tuổi): Độ tuổi của khách hàng vay đƣợc tính từ năm sinh đến thời điểm phỏng vấn. Tùy theo độ tuổi của khách hàng vay mà rủi ro có thể cao hoặc thấp. Độ tuổi càng cao thì khả năng trả nợ vay sẽ càng thấp. Vì vậy, hệ số β6 đƣợc kỳ vọng mang dấu âm. 20 Bảng 2.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu BIẾN SỐ DIỄN GIẢI BIẾN KỲ VỌNG LAISUAT Lãi suất Ngân hàng mà khách hàng phải trả khi vay (%/tháng) - THUNHAP Thu nhập của khách hàng (triệu đồng/tháng) + TYLENGUOIPHUTHUOC Số ngƣời phụ thuộc (không tạo ra thu nhập)/tổng nhân khẩu - HOCVAN Trình độ khách hàng đã học tính đến thời điểm nghiên cứu (số năm) + THOIHANVAY Thời hạn vay đƣợc tính bằng số tháng vay thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng (số tháng) + TUOI Tuổi của khách hàng vay vốn (số tuổi) - 2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu 2.4.1.1. Số liệu thứ cấp Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ Phòng Kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ. Cụ thể : + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 + Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ, nợ quá hạn, nợ xấu đối của hoạt động cho vay tiêu dùng. 2.4.1.2. Số liệu sơ cấp Số liệu đƣợc thu thập trực tiếp từ hồ sơ vay của khách hàng cá nhân thực tế tại ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ từ tháng 1/2014 đến thời điểm tháng 08/2014 vẫn còn số dƣ. Cách chọn nhƣ vậy để đảm bảo rằng tất cả các quan sát đƣợc chọn đều đã phát sinh kỳ hạn nợ phải thanh toán và từ đó mới đánh giá đƣợc khả năng trả nợ của khách hàng. Theo thực tế, đối tƣợng cho vay tiêu dùng của ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ ở rất nhiều địa bàn, chẳng hạn nhƣ: Thới Lai, Cờ Đỏ, Ô Môn, Ngã Năm, Kế Sách, Vị Thanh, Hậu Giang… Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay dƣ nợ cho vay nhiều nhất chủ yếu ở địa bàn Hậu Giang, Ô Môn 21 và Thới Lai. Nhƣng do giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ tập trung phân tích khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng vay vốn tại địa bàn Hậu Giang. - Phƣơng pháp xác định cở mẫu Theo Green (1991) cở mẫu tối thiểu cần đạt đƣợc trong phân tích hồi quy đƣợc xác định theo công thức: n > 8m +50 (trong đó: m: số biến độc lập) Theo Hair và cộng sự cho rằng tỷ lệ mong muốn để xác định cở mẫu thƣờng là khoảng 15 đến 20 đối tƣợng cho mỗi biến độc lập Từ mô hình nghiên cứu có 6 biến độc lập, dựa vào phƣơng pháp xác định cở mẫu của các tác giả trên đề tài quyết định điều tra mẫu có 110 quan sát. Dự kiến số phiếu điều tra phát ra là 110 phiếu. - Phƣơng pháp chọn mẫu: Chọn mẫu xác suất theo phƣơng pháp ngẫu nhiên theo hệ thống Bƣớc 1: Xin danh sách khách hàng đang vay vốn là các khách hàng cá nhân và đối tƣợng là cán bộ công nhân viên mà các khách hàng này ở địa bàn Hậu Giang, bao gồm 240 hồ sơ vay vốn của khách hàng vay từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2014. Bƣớc 2: Dựa vào danh sách tiến hành chọn mẫu. Cách thức chọn mẫu là sắp xếp 240 khoản vay của khách hàng cá nhân thỏa mãn tiêu chí theo thứ tự tên khách hàng và chọn mẫu hệ thống với bƣớc nhảy là 2 (tổng số các khoản vay có trong danh sách trên chia cho số mẫu cần thu thập). Bƣớc 3: Sau khi chọn đƣợc tên khách hàng tiến hành lập bảng câu hỏi phỏng vấn thử và điều chỉnh lại bảng câu hỏi sao cho phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu. Sau đó, gửi bảng câu hỏi cho cán bộ tín dụng cung cấp thông tin cơ bản về khách hàng và tiến hành phỏng vấn. 2.4.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu Phương pháp thống kê mô tả: để mô tả thực trạng tín dụng tiêu dùng của khách hàng ở địa bàn tỉnh Hậu Giang. Các chỉ tiêu đƣợc sử dụng bao gồm lãi suất vay, thu nhập của ngƣời vay, thời hạn vay, khả năng trả nợ vay,… Sử dụng mô hình hồi quy Logistic: do trong đề tài nghiên cứu với biến phụ thuộc là khả năng trả nợ đúng hạn và để đo lƣờng tƣơng quan biến động mức độ các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông, đề tài sử dụng mô hình hồi quy Logistic để phân tích. Mô hình hồi quy Logistic là mô hình nghiên 22 cứu sự phụ thuộc của một biến nhị phân vào các biến độc lập. Nghĩa là mô hình này có thể ƣớc lƣợng xác suất xảy ra là bao nhiêu phần trăm đối với biến phụ thuộc. - Mô hình có dạng tổng quát sau * P( =1) ] =β0 +β1 X1 +β2 X2 +β3 X3 +…+βk Xk + =Ln [ P( =0) Phƣơng trình trên đƣợc kế thừa từ các kết quả nghiên cứu trƣớc đây. Trong đó: Y*chƣa biết, đƣợc gọi là biến ẩn. Chúng ta xem xét biến giả * Yi= 1 nếu *i>0 Yi= 0 trƣờng hợp khác *: biến phụ thuộc, đây là biến giả. Nó có giá trị là 1 nếu khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng, là 0 nếu trả nợ không đúng hạn Xi: biến độc lập (i=1,2,3..,k) Các tham số β1, β2, β3…, βk: đƣợc ƣớc lƣợng bằng phần mềm SATA, các tham số ƣớc lƣợng phản ánh chiều tác động của các biến độc lập X lên xác suất biến phụ thuộc của biến . - Phần mềm EXEL để nhập số liệu và phầm mềm SATA để xử lý số liệu Phương pháp so sánh tỷ trọng từng khoản mục : Phƣơng pháp này xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm đƣợc trong tổng thể các yếu tố đang xem xét phân tích. Phương pháp so sánh tuyệt đối : Là phƣơng pháp áp dụng phép tính trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu nghiên cứu. Phƣơng pháp này giúp ngƣời phân tích sẽ thấy rõ đƣợc sự biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. X = X1 – X0 (2.11) Trong đó: X0 : Chỉ tiêu năm trƣớc X1: Chỉ tiêu năm sau X: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu Phương pháp so sánh tương đối: Là phƣơng pháp áp dụng phép tính chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu nghiên cứu. Phƣơng 23 pháp này giúp cho ngƣời phân tích nắm đƣợc kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu kinh tế cần phân tích. X= X1 -X0 x 100% X0 Trong đó: X0 : Chỉ tiêu năm trƣớc X1 : Chỉ tiêu năm sau X : Biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu 24 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG 3.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tiền thân của Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông là Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên (MXBank). Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên là quỹ tín dụng Mỹ Xuyên đƣợc thành lập vào năm 1989, hoạt động theo quyết định thành lập và cấp phép của Ủy Ban Nhân Dân Thị xã Long Xuyên. Vƣợt qua thời kỳ biến động của nền kinh tế trong giai đoạn 1989-1990, Quỹ tín dụng vẫn đứng vững và phát triển.Vào ngày 12/10/1992, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang cấp giấy phép số 219/QĐ-UB thành lập “Ngân Hàng TMCP Nông thôn Mỹ Xuyên”, với vốn điều lệ là 303 triệu đồng. Tháng 10/2007 Ngân hàng TMCP Nông thôn Mỹ Xuyên đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp thuận về nguyên tắc chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng TMCP Đô thị, MXBank tiếp tục khẳng định định hƣớng phát triển chủ yếu tập trung đầu tƣ tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đây là thế mạnh của Ngân hàng đƣợc khẳng định qua hơn 15 năm hoạt động tại An Giang (chiếm gần 60% tổng dƣ nợ cho vay). Ngày 13/11/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc có quyết định số 2588/QĐ-NHNN chấp thuận việc đổi tên Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên thành Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB). Năm 2010 là một năm bƣớc ngoặc của MDB khi chính thức bắt tay với cổ đông chiến lƣợc là công ty đầu tƣ tài chính Fullerton Financials Holding (FFH) – công ty 100% vốn của Temasek Holdings – một tập đoàn tài chính hàng đầu của chính phủ Singapore. Sự liên minh này cũng đã giúp đƣa Vốn Điều Lệ của MDB tăng từ 50 triệu USD lên 150 triệu USD (3,000 tỷ VNĐ). FFH cũng bắt đầu triển khai áp dụng những thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế của ngành ngân hàng tại MDB. Năm 2011 đã mở ra một chƣơng mới trong chiến lƣợc phát triển của MDB khi cùng với cổ đông chiến lƣợc FFH, MDB tiếp tục tăng Vốn Điều Lệ thành công lên 3,750 tỷ VNĐ (187.5 triệu USD). Năm 2011 còn là năm tiền đề với những dự án lớn trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng đƣợc triển khai đặt nền móng vững chắc cho kế hoạch kinh doanh lâu dài; là năm mà hệ thống mạng lƣới giao dịch đƣợc mở rộng với việc 10 chi nhánh kiểu mẫu 25 hiện đại, đột phá trong lối kiến trúc đƣợc đƣa vào hoạt động trên khắp cả nƣớc; là năm mà chất lƣợng sản phẩm - dịch vụ đƣợc nâng tầm vƣợt bậc nhằm phục vụ tốt nhất cho phân khúc khách hàng mục tiêu đại chúng… Tất cả các sự kiện này minh chứng cho một MDB bền vững, mục tiêu đầu tƣ mang tính chiến lƣợc lâu dài luôn vì lợi ích của khách hàng. Năm 2012 là năm đầu tiên gặt hái thành quả sản phẩm – công nghệ – dịch vụ khi là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á ra mắt thành công chiếc Thẻ Ghi Nợ Nội Địa – MDB Debit Card sử dụng xác thực bằng vân tay. Tại buổi họp báo giới thiệu sản phẩm Thẻ đƣợc tổ chức vào tháng 8/2012, hơn 40 báo/ website/ đài truyền hình trong nƣớc và hơn 20 báo/ website nƣớc ngoài (Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore…) đồng loạt đăng tải tin tức về họp báo nói riêng và công nghệ sinh trắc học của thẻ MDB Debit nói chung. Năm 2012 cũng là năm MDB chính thức đƣa vào sử dụng hệ thống ngân hàng lõi Core Banking và hệ thống Quản lý Quan hệ Khách hàng CRM chỉ sau 8 tháng triển khai. Tiếp nối các thành quả đạt đƣợc, vào ngày 15/1/2013, MDB tiếp tục cung cấp dịch vụ Ngân hàng Trực tuyến Cá nhân (Internet Banking). Ngày 12/3/2013, MDB chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác với Bảo hiểm Nhân thọ Manulife Việt Nam. Sự hợp tác này sẽ góp phần hỗ trợ MDB triển khai mô hình dịch vụ tài chính một cửa (one-stop service), có thể cung cấp đồng thời các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và đầu tƣ. Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG Tên viết tắt: NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG Tên tiếng Anh: MEKONG DEVELOPMENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Tên viết tắt: MDB Vốn điều lệ: 3.750 tỷ đồng Hội sở chính: 248 Trần Hƣng Đạo, Phƣờng Mỹ Xuyên, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang, Việt Nam Điện thoại: +84-76-3841706 +84-76-3843709 Fax: +84-76-841006 Email: mdb@mdb.com.vn Website: www.mdb.com.vn 26 3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông (MDB) chi nhánh Cần Thơ đƣợc thành lập vào ngày 10/12/2009. Sau hơn 4 năm hoạt động, với đội ngũ nhân viên năng động có chuyên môn và nghiệp vụ vững chắc. Ngân hàng đã phát huy truyền thống và không ngừng đổi mới trong hoạt động kinh doanh. Chi nhánh đã khẳng định đƣợc vị thế của mình, góp phần phát triển tích cực vào quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. Đến nay, chi nhánh thấu thiểu những bận tâm của ngƣời dân trong khu vực, cùng với việc mang những dịch vụ ngân hàng chuyên biệt cho từng cá nhân, chi nhánh đã và đang có điều kiện áp dụng lợi thế của mình nhằm thực hiện “Làm giàu cuộc sống, Chắp cánh thành công”. Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ Địa chỉ: 89-91 Trần Hƣng Đạo, P.An Phú, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Tel: 07103.733735 Fax: 07103.733736 3.1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh - Huy động vốn MDB huy động vốn bằng tiền VNĐ, ngoại tệ dƣới các hình thức tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán. - Cho vay + Cho vay trả góp tiêu dùng: Với dịch vụ vay trả góp này, Ngân hàng MDB giúp khách hàng nâng cao ƣớc mơ nhu cầu tận hƣởng cuộc sống hiện tại từ việc mua nhà, các đồ dụng trong gia đình đến các dịch vụ nhƣ cƣới hỏi, du lịch, giáo dục...Về thủ tục thì đơn giản, nhanh chóng và không quá phức tạp. Thƣờng các khoản vay không đảm bảo bằng tài sản hoặc có thể đảm bảo bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay. + Vay nông nghiệp: Trong hơn 20 năm qua, MDB đã và đang hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong tất cả các nhu cầu về tài chính. Nay MDB đã cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt đáp ứng các nhu cầu của nông dân, gia tăng cơ hội thành công nhờ nguồn vốn từ sản phẩm này. Vay sản phẩm sản xuất nông nghiệp, nguồn hỗ trợ tài chính thiết thực với mức vay cao so với nhu cầu vốn cần thiết và trị giá tài sản thế chấp. Phƣơng 27 thức trả nợ linh hoạt cho phép quý khách trả góp đều đặn hàng tháng hoặc trả khoản gốc khi đáo hạn. + Vay cầm cố sổ tiết kiệm: Quý khách đang gửi tiền tại MDB nhƣng chƣa đáo hạn. Quý khách muốn vay nhƣng còn ngại các thủ tục chứng minh thu nhập hay tài sản, hoặc là trong thời gian chƣa đến hạn quý khách có nhu cầu về tiền cấp thiết nhƣng không muốn rút trƣớc hạn vì sẽ thiệt thòi khi chịu lãi suất không kỳ hạn. Sản phẩm này của MDB sẽ giúp quý khách có đƣợc khoản vay cần thiết trong tầm tay. + Cho vay doanh nghiệp: Tài trợ chuỗi cung ứng, giúp nhà cung cấp và nhà phân phối thanh toán các chi phí mua hàng, bán hàng bao gồm cả quá trình đóng gói, vận chuyển đến khâu tiêu thụ ra thị trƣờng. Tài trợ vốn ngắn hạn cho các mục đích nhƣ: mua nguyên vật liệu thô, hàng hóa để bán trong nƣớc hay xuất khẩu, trả lƣơng, trả các chi phí hoạt động gián tiếp và trực tiếp. Phƣơng thức vay vốn: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng. Sản phẩm vay đa dạng, thích hợp cho từng mục đích sử dụng vốn khác nhau của các doanh nghiệp. 3.1.4. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ Giám đốc Phó giám đốc Phòng dịch vụ khách hàng Phòng kinh doanh Phòng ngân quỹ Phòng hành chính nhân sự Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của MDB chi nhánh Cần Thơ Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban - Giám đốc + Điều hành mọi chức năng theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi. 28 + Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban. + Đề xuất, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật hay nâng lƣơng cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trƣởng và kiểm soát trƣởng. + Thực hiện công việc khác theo ủy quyền của chủ tịch Hội Đồng Quản Trị hay của Tổng Giám Đốc. - Phó giám đốc Phó giám đốc có chức năng giúp giám đốc điều hành hoạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền của giám đốc. - Phòng dịch vụ - khách hàng + Trực tiếp thực hiện giao dịch với khách hàng, hƣớng dẫn thủ tục giao dịch + Đề xuất tham mƣu cho Giám đốc về việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, cải tiến qui trình giao dịch và phục vụ khách hàng, các dịch vụ sản phẩm cung cấp trên thị trƣờng. + Giải đáp thắc mắc của khách hàng, giải quyết khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Phòng ngân quỹ + Quản lí và sử dụng quỹ, thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nƣớc, thực hiện nghiệp vụ thanh toán, tổ chức thu chi tiền mặt, phát hiện ngăn chặn tiền giả. + Tổng hợp, lƣu trữ hồ sơ tài liệu kế toán và các báo cáo theo qui định. - Phòng hành chính nhân sự + Lƣu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng. + Thực hiện công tác hành chính, văn thƣ, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động… + Chịu trách nhiệm và quản lý con dấu theo qui định của ngân hàng. - Phòng kinh doanh + Bộ phận kinh doanh: nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn để lập kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn; tổ chức kiểm tra, kiểm soát theo qui trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh và tái bảo lãnh; hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay đúng qui trình nghiệp vụ và trình cấp trên 29 phê duyệt; đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn, quá hạn, đề xuất các biện pháp ngăn ngừa xử lý nợ xấu; thực hiện công tác thông tin phòng ngừa rủi ro, lƣu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng. + Bộ phận hỗ trợ kinh doanh: thu thập thông tin khách hàng, kiểm tra thông tin khách hàng cung cấp sau đó báo cáo lại cho nhân viên kinh doanh. Hỗ trợ thực hiện công tác hƣớng dẫn, tƣ vấn khách hàng. - Chi nhánh không có bộ phận kế toán mà kế toán là ở Hội sở thực hiện và quản lý. 3.1.5. Thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ 3.1.5.1. Thuận lợi - Ngân hàng MDB chi nhánh Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm thành phố Cần Thơ, nơi có nhiều phƣơng tiện giao thông, hoạt động kinh tế sôi nổi và dân cƣ đông đúc. - MDB Cần Thơ là chi nhánh thuộc hệ thống MDB – Ngân hàng có bề dày kinh nghiệm hơn 20 năm xây dựng và phát triển. Bên cạnh đó, ngân hàng còn có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao. Ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm quản lí, nguyên tắc và kỹ cƣơng cao. Các sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú, chất lƣợng, trình độ chuyên môn và uy tín ngân hàng. 3.1.5.2. Khó khăn - Trên địa bàn có rất nhiều Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc và cổ phần đang cùng hoạt động nên việc cạnh tranh rất gay gắt. - Ngoài sự cạnh tranh của các ngân hàng cùng trong khu vực còn có các yếu tố lạm phát, giá cả biến động liên tục làm cho ngƣời dân có tâm lý mua vàng dự trữ làm ảnh hƣởng đến vốn huy động của ngân hàng. 3.1.6. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ Là Ngân hàng TMCP hàng đầu tại khu vực Cần Thơ nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung. - Đối với khách hàng: luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu và giá trị gia tăng mang lại cho khách hàng. - Đối với nhân viên: luôn là môi trƣờng phát triển sự nghiệp và gắn bó lâu dài cùng đại gia đình MDB chi nhánh Cần Thơ. 30 - Đối với xã hội: luôn tham gia chia sẻ và tham gia đóng góp trong công tác xã hội. 3.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 - 2013 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn từ năm 2011-2013. Chỉ tiêu Tổng thu nhập + Thu nhập từ lãi + Thu nhập ngoài lãi Tổng chi phí + Chi phí từ lãi + Chi phí ngoài lãi Lợi nhuận trƣớc thuế 2011 2012 2013 34.414 26.626 7.788 28.837 22.093 6.744 5.577 53.735 44.831 8.904 44.014 35.016 8.998 9.721 70.373 60.301 10.072 59.968 47.774 12.194 10.405 ĐVT: triệu đồng 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % 19.321 56,14 16.638 30,96 18.205 68,37 15.470 34,51 1.116 14,33 1.168 13,12 15.177 52,63 15.954 36,25 12.923 58,49 12.758 36,43 2.254 33,42 3.196 35,52 4.144 74,31 684 7,04 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 2011-2013 3.2.1. Phân tích thu nhập Thu nhập của ngân hàng chủ yếu bao gồm 2 nguồn chính là thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi. Với nguồn thu nhập từ lãi, ngân hàng thu đƣợc chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng và thu nhập ngoài lãi bao gồm các khoản phí dịch vụ và các khoản thu nhập khác. Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 2011-2013 Hình 3.2: Tổng thu nhập MDB Cần Thơ giai đoạn năm 2011-2013 Qua hình 3.2, ta thấy rằng thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng có xu hƣớng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 thu nhập từ lãi đạt 31 26.626 triệu đồng, sang năm 2012 là 44.831 triệu đồng. Nhƣ vậy, thu nhập từ lãi năm 2012 tăng 18.205 triệu đồng, tƣơng đƣơng với tỷ lệ là 68,37% so với năm 2011. Tiếp theo xu hƣớng tăng của thu nhập từ lãi, thu nhập ngoài lãi cũng có chiều hƣớng tăng theo. Cụ thể, năm 2011 thu nhập ngoài lãi đạt 7.788 triệu đồng, sang năm 2012 đạt 8.904 triệu đồng tức tăng 1.116 triệu đồng với tỷ lệ tƣơng đƣơng là 14,33% so với năm 2011. Nguyên nhân do trong những năm 2011 lạm phát cao kéo dài, bất ổn tỷ giá và thị trƣờng vàng, mất cân đối trong cơ cấu kinh tế đã ảnh hƣởng xấu đến hoạt động huy động vốn, tín dụng, đầu tƣ và các dịch vụ của các Ngân hàng, trong đó có MDB. Bƣớc sang năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết tổng rà soát và tái cơ cấu lại hoạt động của nền kinh tế, ổn định vĩ mô. Điều này đã giúp cho MDB có dấu hiệu khả quan biểu hiện qua thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi đều tăng. Đến năm 2013 thu nhập từ lãi đạt 60.301 triệu đồng, tăng 15.470 triệu đồng, tƣơng đƣơng với tỷ lệ là 34,51% so với năm 2012. Thu nhập ngoài lãi đạt 10.072 triệu đồng, tức tăng 1.168 triệu đồng với tỷ lệ tƣơng đƣơng là 13,12% so với năm 2012. Do năm 2013 trƣớc nền kinh tế vĩ mô nổi bật lên nhiều điểm sáng nhƣ lạm phát đƣợc kiểm soát, tỷ giá duy trì ở mức ổn định và lãi suất giảm đáng kể. Chính vì thế, đã tạo thuận lợi cho MDB phát triển mạnh về hoạt động tín dụng đối với phân khúc khách hàng có thu nhập thấp, từ đó làm cho tổng thu nhập của MDB tăng lên. Tuy nhiên, so về tốc độ tăng trƣởng năm 2013 vẫn tăng thấp hơn năm 2012. Nguyên nhân là do chính sách điều hành giảm lãi suất cho vay của NHNN, do đó MDB cũng đã nhiều lần giảm lãi suất cho vay. Mặc dù doanh số cho vay của MDB năm 2013 tăng lên rất nhiều nhƣng thu nhập tăng chƣa tƣơng xứng so với các năm trƣớc. Thu nhập tăng qua các năm chủ yếu do thu nhập từ lãi tăng. Điều này càng khẳng định hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu mang lại thu nhập cho Ngân hàng. Trong những năm qua, mặc dù trƣớc sự cạnh tranh gay gắt của thị trƣờng nhƣng MDB biết tận dụng vị thế của mình hƣớng đến hoạt động tín dụng tiêu dùng với giá trị thấp nhƣ xe gắn máy, đồ gia dụng…đã góp phần đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng tạo ra thu nhập cho Ngân hàng. Theo sau đó, thu nhập ngoài lãi của MDB cũng tăng nhƣng tƣơng đối thấp chỉ chiếm khoảng 13%. Thu nhập ngoài lãi chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh thẻ và các nguồn thu khác. Các hoạt động dịch vụ Ngân hàng vẫn luôn đƣợc quan tâm và phát triển mạnh mẽ đã đem lại nguồn thu nhập khả quan cho Ngân hàng. 32 3.2.2. Phân tích chi phí Các khoản chi phí của ngân hàng gồm chi phí từ lãi và chi phí ngoài lãi. Chi phí từ lãi chủ yếu là chi phí huy động vốn. Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 2011-2013 Hình 3.3: Tổng chi phí MDB Cần Thơ giai đoạn năm 2011-2013 Qua hình 3.3, ta nhận thấy rằng cùng với xu hƣớng tăng thu nhập, chi phí từ lãi và ngoài lãi cũng có chiều hƣớng tăng. Chi phí từ lãi năm 2011 đạt 22.093 triệu đồng, năm 2012 đạt 35.016 triệu đồng, sang năm 2013 đạt 47.774 triệu đồng. Nguyên nhân do trong giai đoạn 2011-2013, Chính phủ nhiều lần ban hành quy định về hạ lãi suất huy động vốn để nhằm kiềm chế lạm phát và hỗ trợ nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp với mục đích là khôi phục nền kinh tế. Do đó, để có đƣợc nguồn vốn huy động Ngân hàng thƣờng cạnh tranh bằng việc huy động vốn với lãi suất cao hơn nhƣng vẫn trong mức giới hạn cho phép. Thêm vào đó, để thu hút lƣợng tiền từ nền kinh tế Ngân hàng đã đƣa ra nhiều chƣơng trình khuyến mãi. Các chƣơng trình chẳng hạn nhƣ: Cào Liền Tay Đoán Vận May Lớn, Ngân Hàng Trực Tuyến Cá Nhân, Đắc Lộc Tân Xuân,…đƣợc tung ra đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều khách hàng để thu hút đƣợc nguồn vốn nhỏ nhất từ nền kinh tế. Từ các yếu tố trên đã làm cho chi phí từ lãi tăng lên khá nhiều. Bên cạnh đó, chi phí ngoài lãi cũng tăng qua các năm nhƣng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí. Chi phí này lên là do tăng dự phòng rủi ro (DPRR). Chi phí rủi ro tăng lên nhiều do trong những năm gần đây, tình hình nợ xấu của Ngân hàng có xu hƣớng tăng lên. Cụ thể, nợ xấu năm 2011 đạt 1.701 triệu đồng, năm 2012 đạt 4.603 triệu đồng và năm 2013 đạt 7.243 triệu đồng. Vì thế, để hạn chế rủi ro và thực hiện theo thông tƣ quy định về phân loại tài sản có, mức trích và phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro của NHNN, MDB Cần Thơ đã trích lập DPRR tƣơng ứng với các nhóm nợ. 33 Đồng thời trong giai đoạn này trƣớc sự cạnh tranh gay gắt của thị trƣờng, MDB đã không ngần ngại chi các khoản chi phí để thực hiện công tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh, sản phẩm nhằm thu hút khách hàng. Điều này có thể giải thích cho nguyên nhân chi phí ngoài lãi tăng liên tục trong giai đoạn này. 3.2.3. Phân tích lợi nhuận Dù ở lĩnh vực kinh doanh nào mục tiêu cuối cùng vẫn là lợi nhuận, ngành ngân hàng cũng không ngoại lệ. Qua bảng 3.1, ta nhận thấy rằng lợi nhuận của MDB có xu hƣớng tăng qua các năm. Năm 2012 lợi nhuận trƣớc thuế của chi nhánh có sự tăng đáng kể 74,31%. Đến năm 2013 lợi nhuận trƣớc thuế tăng 7,04%. Đây là dấu hiệu phấn khởi cho chi nhánh trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn và bị ảnh hƣởng nền kinh tế thế giới đang đi xuống. Điều này góp phần tạo thêm niềm tin và động lực giúp toàn thể Ban lãnh đạo và nhân viên tự tin hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tuy nhiên, mức tăng lợi nhuận của năm 2013 rất thấp, sau đây ta đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân cụ thể. Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 2011-2013 Hình 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của MDB Cần Thơ giai đoạn năm 2011-2013 Dựa vào hình 3.4, ta nhận thấy rằng lợi nhuận trƣớc thuế của MDB chi nhánh Cần Thơ tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 lợi nhuận đạt 5.577 triệu đồng, năm 2012 đạt 9.721 triệu đồng, sang đến năm 2013 lợi nhuận đạt đƣợc là 10.405 triệu đồng. Nhƣ vậy, năm 2013 lợi nhuận tăng lên 684 triệu đồng với tốc độ tăng là 7,04% so với năm 2012. Lợi nhuận tăng có thể giải thích là do chiến lƣợc nguồn nhân lực có sự đột phá, sự đa dạng hóa về dịch vụ ngân hàng và áp dụng kỹ thuật công nghệ thông tin tiên tiến. Đồng thời, MDB nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ mới phù hợp xu thế thƣơng mại điện tử và nền kinh tế tri thức cùng với năng lực quản trị tài giỏi đã góp phần tạo đà tăng 34 lợi nhuận. Nhìn chung, tốc độ tăng trƣởng của lợi nhuận vẫn thấp hơn rất nhiều so với năm 2012. Nguyên nhân tình hình kinh tế có chút khởi sắc, lạm phát giảm, GDP tăng 5,42% cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 (Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, năm 2013) và có tín hiệu phục hối tốt. Tuy nhiên, sức hấp thụ tín dụng của thị trƣờng còn yếu ảnh hƣởng đến tình hình lợi nhuận của Ngân hàng. Thêm vào đó, mặt bằng lãi suất huy động ở thời điểm này khá thấp khoảng 7%/năm dẫn đến lãi suất cho vay cũng thấp. Mặc dù dƣ nợ cho vay năm 2013 tăng khá cao nhƣng do ảnh hƣởng biến động giảm lãi suất nên lợi nhuận của ngân hàng có mức tăng trƣởng thấp hơn các năm trƣớc. Do đó, chi nhánh cần nổ lực hơn nữa, có những biện pháp tích cực kịp thời để tiếp tục phấn đấu và phát triển bền vững. 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 Theo Tổng Cục Thống Kê báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội đầu năm 2014 tốc độ tăng trƣởng GDP 6 tháng đầu năm 2014 là 5,18% cao hơn cùng kỳ năm 2013 là 4,09%. Tuy nhiên, theo báo cáo của NHNN tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng 6 tháng cuối năm 2014, tăng trƣởng tín dụng 6 tháng đầu năm mới đạt 3,52% so với năm 2013, lãi suất hiện nay đã giảm khá nhiều. Vì vậy, trƣớc bối cảnh đầu ra của dòng vốn khó khăn ảnh hƣởng rất nhiều đến lợi nhuận của các Ngân hàng, trong đó có Ngân hàng MDB. Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu Tổng thu nhập + Thu nhập từ lãi + Thu nhập ngoài lãi Tổng chi phí + Chi phí từ lãi + Chi phí ngoài lãi Lợi nhuận trƣớc thuế 6 tháng đầu năm 2013 2014 40.055 56.936 34.515 50.632 5.540 6.304 32.981 49.503 26.275 41.614 6.706 7.889 7.074 7.433 ĐVT: triệu đồng 6 tháng 2014/2013 Số tiền % 16.881 16.117 764 16.522 15.339 1.183 359 42,14 46,70 13,79 50,10 58,38 17,64 5,07 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ giai đoạn 6 tháng đ u năm 2013 và 6 tháng đ u năm 2014. 35 Qua bảng 3.2, ta thấy tổng thu nhập tăng 42,14% và tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2014 của MDB tăng 50,10% so với cùng kỳ của năm 2013. Nguyên nhân theo NHNN 6 tháng đầu năm 2014 mục tiêu tăng trƣởng tín dụng chỉ đạt hơn ¼ so với mục tiêu tăng trƣởng 12-14% đã ảnh hƣởng đến tổng thu nhập của các Ngân hàng. Đồng thời, lãi suất cho vay bình quân hiện nay đã giảm khá nhiều nhƣng doanh nghiệp vẫn còn e dè vì chi phí vốn còn cao trong khi đầu ra kém. Vì vậy để gia tăng thu nhập, MDB cố gắng tìm mọi cách nhƣ hợp tác với cộng tác viên trong việc tăng trƣởng tín dụng của MDB dẫn đến chi phí 6 tháng đầu năm 2014 tƣơng đối cao, đạt 49.503 triệu đồng. Về lợi nhuận của MDB tuy có tăng nhƣng ở mức thấp là do tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của thu nhập và ngân hàng cũng thận trọng trong việc tăng doanh số cho vay vì lo ngại rủi ro. Theo số liệu của NHNN nợ xấu nửa đầu năm nay đạt mức hơn 4%. Bên cạnh đó, do toàn hệ thống Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014 nói chung và MDB nói riêng nợ xấu có xu hƣớng tăng, buộc phải tăng trích lập DPRR. Vì thế, ảnh hƣởng đến tình hình lợi nhuận chung của Ngân hàng. 3.4. SO SÁNH SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG SO VỚI CÁC NGÂN HÀNG KHÁC Nhìn chung, các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng ở địa bàn Cần Thơ hiện nay có các sản phẩm chính tƣơng đồng. Cụ thể, giống nhau về các sản phẩm nhƣ cho vay nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay du học, cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay trả góp đối với CBCNV. Đây là các sản phẩm cơ bản giống nhau ở các ngân hàng, tuy nhiên tên gọi ở mỗi ngân hàng có thể khác nhau. Qua bảng so sánh, ta có thể thấy cho vay tiêu dùng của Kiên Long Bank và Việt Bank có sự đa dạng hơn về sản phẩm. Sự đa dạng về sản phẩm sẽ mở rộng cơ hội cho vay đối với Ngân hàng vì phù hợp với nhiều nhu cầu của khách hàng. Cụ thể, Kiên Long Bank có sản phẩm nổi bật là cho vay trả góp ngày tạo điều kiện thuận lợi đối với những khách hàng nhỏ lẻ với nhu cầu chi tiêu không lớn. Đồng thời, Kiên Long Bank còn nổi bật với sản phẩm riêng về cho vay hỗ trợ đối với cán bộ, nhân viên Kiên Long. Nổi bật không kém là Việt Bank có sản phẩm cho vay đối với thầy thuốc tận tâm. Đây cũng là sự thấu hiểu và trân trọng của Ban lãnh đạo ngân hàng đối với cán bộ công nhân viên công tác tại bệnh viện, đơn vị y tế…Đối với OCB Bank có dịch vụ cho vay ứng tiền ngày T, các ngân hàng khác không có sản phẩm này. Tuy nhiên, MDB chi nhánh Cần Thơ vẫn có những ƣu thế riêng về từng loại sản phẩm tƣơng đƣơng. Cụ thể nhƣ: - Cho vay đối với CBCNV thủ tục đơn giản hơn so với các ngân hàng khác, không giới hạn thâm niên, chỉ cần lƣơng tối thiểu 2 triệu đồng. Đối với 36 KiênLong Bank đòi hỏi phải có thâm niên tối thiểu là 2 năm. Đồng thời, lãi suất tƣơng đối thấp hơn, chỉ khoảng 1,35%/tháng tính theo dƣ nợ giảm dần. Mức cho vay tối đa lên đến 20 lần thu nhập cạnh tranh hơn so với VietBank mức cho vay tối đa lên đến 12 lần thu nhập. - Nổi bật của MDB là hƣớng đến khách hàng cá nhân nhỏ lẻ cần có phƣơng tiện đi lại để phục vụ cho nhu cầu công việc nhƣng còn trở ngại về tài chính. Ngân hàng MDB mang đến sản phẩm cho vay tín chấp IMOTOR. Thời gian duyệt hồ sơ rất nhanh chỉ khoảng 15 phút, kỳ hạn vay linh hoạt từ 9 đến 36 tháng, trong khi các ngân hàng khác không có sản phẩm này. 37 Bảng 3.3: So sánh sản phẩm cho vay tiêu dùng tại một số ngân hàng trên địa bàn Cần Thơ MDB Bank Danh mục các sản phẩm cho vay tiêu dùng Kiên Long Bank OCB Bank VietBank 1.Cho vay hỗ trợ nhu 1.Cho vay phục vụ đời 1.Cho vay trả góp mua 1. Cho vay xây dựng cầu nhà ở. sống nhà sửa chữa nhà 2. Cho vay mua xe máy 2. Cho vay mua xe ô tô trả góp 3. Cho vay trả góp đối 3. Cho vay trả góp tiêu với CBCNV dùng 4. Cho vay cầm cố sổ 2. Cho vay mua xe ô tô 2. Cho vay mua xe ô tô 3. Cho vay tín chấp thế chấp bằng chính xe mua CBCNV 4. Cho vay cầm cố sổ 3. Cho vay sinh hoạt 4. Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có tiết kiệm, giấy tờ có tiêu dùng tiết kiệm giá, ngoại tệ giá, ngoại tệ 4. Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có 5. Cho vay du học 5. Cho vay du học 5. Cho vay du học giá, số dƣ tài khoản 6. Cho vay trả góp ngày 6. Cho vay ứng tiền 5. Cho vay du học 7. Cho vay đối với cán ngày T 6. Cho vay tiêu dùng tín bộ, nhân viên Kiên chấp Long 7. Cho vay ƣu đãi thầy thuốc tận tâm Nguồn: Kết quả so sánh từ việc thu thập thông tin trên trang web của MDB BanK, Kiên Long Bank, OCB Bank và VietBank 38 CHƢƠNG 4 THỰC TRẠNG VÀ RỦI RO TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY ĐÚNG HẠN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI NHTMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN CỦA MDB CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 Đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào nguồn vốn không thể không nhắc đến và nó là tiền đề trong quá trình sản xuất kinh doanh. Riêng đối với NHTM nguồn vốn lại càng quan trọng hơn, nguồn vốn đƣợc dùng để đầu tƣ, cho vay hay sử dụng vào các hoạt động kinh doanh khác. Điều này cũng không ngoại lệ đối với MDB Cần Thơ, do đó trƣớc tiên ta tìm hiểu khái quát về nguồn vốn của MDB Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Nguồn vốn của MDB bao gồm nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển. Mặc dù trƣớc ảnh hƣởng khó khăn, biến động từ nền kinh tế nhƣng MDB chi nhánh Cần Thơ vẫn có lƣợng vốn huy động tăng đều qua các năm. Nguồn vốn huy động dƣới các hình thức nhƣ: nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cƣ,…Sau đây là tổng quát tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013. Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của MDB chi nhánh Cần Thơ 2011-2013 Năm Chỉ tiêu 1. Vốn huy động Tiền gửi của TCKT + Không kỳ hạn Tiền gửi của cá nhân + Không kỳ hạn +Có kỳ hạn 2. Vốn điều chuyển Tổng cộng 2011 2012 2013 156.848 6.876 6.876 149.972 45.199 104.773 30.095 186.943 343.500 11.077 11.077 332.423 87.855 244.568 55.846 399.346 474.600 15.244 15.244 459.356 90.862 368.494 69.674 544.274 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % 186.652 4.201 4.201 182.451 42.656 139.795 25.751 212.403 119,00 61,10 61,10 121,66 94,37 133,43 85,57 113,62 131.100 4.167 4.167 126.933 3.007 123.926 13.828 144.928 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 2011-2013 Qua bảng 4.1, ta thấy tổng nguồn huy động liên tục tăng qua ba năm. Năm 2012 vốn huy động đạt 343.500 triệu đồng, tăng 186.652 triệu đồng, tƣơng đƣơng với tỷ lệ 119,00% so với năm 2011. Năm 2013 tăng 131.100 39 38,17 37,62 37,62 38,18 3,42 50,67 24,76 36,29 triệu đồng, tƣơng đƣơng với tỷ lệ 38,17% so với năm 2012. Nguyên nhân tổng nguồn vốn huy động đều tăng qua các năm do sự tăng lên về tiền gửi của tổ chức kinh tế (TCKT) và tiền gửi của cá nhân. Năm 2012, mặc dù trƣớc ảnh hƣởng khó khăn của nền kinh tế, lãi suất huy động và cho vay liên tục giảm nhƣng không ảnh hƣởng bất lợi cho công tác huy động vốn của Ngân hàng. Do để đạt đƣợc công tác huy động vốn có hiệu quả, chi nhánh không ngừng đổi mới phƣơng pháp tiếp thị, phong cách phục vụ khách hàng, ân cần niềm nở và nghiên cứu ra nhiều loại sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Bên cạnh đó, MDB với vị thế ở tầm trung nên để huy động vốn đƣợc nhiều MDB đƣa ra lãi suất cạnh tranh hơn các Ngân hàng khác. Đồng thời, ngân hàng hoạt động ở nông thôn, đa phần ngƣời dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nên công tác huy động vốn không gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt nhƣ ký séc, hoặc sử dụng thẻ trong thanh toán của khách hàng ngày càng gia tăng. Trong tổng nguồn vốn huy động bao gồm tiền gửi của các TCKT và tiền gửi của cá nhân. Trong đó, ta nhận thấy rằng tiền gửi từ các TCKT tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2012 tiền gửi này tăng 4.201 triệu đồng với tỷ lệ là 61,10% so với năm 2011, năm 2013 tăng 4.167 triệu đồng với tỷ lệ là 37,62% so với năm 2012. Nguyên nhân là do với công nghệ hiện đại từ Ngân hàng, các doanh nghiệp đã dần quen và tin tƣởng trong việc thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, khoản tiền gửi của TCKT chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn, mục đích chính là các doanh nghiệp gửi để thanh toán. Đồng thời, tiền gửi không kỳ hạn giúp các doanh nghiệp có thể linh hoạt hơn trong việc sử dụng vốn của mình. Bên cạnh đó, lƣợng tiền gửi từ cá nhân luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động, trong đó chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn của dân cƣ luôn chiếm tỷ trọng cao. Điều này có thể giải thích là do lãi suất của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bao giờ cũng cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Đồng thời với tính chất tiền gửi có kỳ hạn, Ngân hàng sẽ có đƣợc nguồn vốn ổn định hơn. Từ đó, Ngân hàng sẽ chủ động linh hoạt hơn trong việc sử dụng nguồn vốn này. Vì thế, Ngân hàng luôn cố gắng thu hút đƣợc nguồn vốn này càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, tốc độ tăng tiền gửi của năm 2013 thấp hơn tốc độ tăng tăng tiền gửi của năm 2012 do sự cạnh tranh quá lớn giữa các Ngân hàng. Do đó, MDB cần nổ lực hơn nữa nhằm tạo đƣợc lòng tin đối với khách hàng cũ cũng nhƣ thu hút thêm nhiều lƣợng khách hàng mới. Trong quá trình hoạt động không phải lúc nào các Ngân hàng cũng đảm bảo huy động vốn đủ để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình. 40 Chính vì thế, nguồn vốn điều chuyển là nguồn vốn chủ yếu khi Ngân hàng thiếu vốn. Cùng với việc mở rộng quy mô kinh doanh và tăng trƣởng tín dụng, vốn điều chuyển của chi nhánh tăng lên tƣơng ứng qua 3 năm. Năm 2012 vốn điều chuyển đạt 55.846 triệu đồng, tăng 25.751 triệu đồng, tƣơng đƣơng 85,57% so với năm 2011. Vốn điều chuyển năm 2013 đạt 69.674 triệu đồng, tăng 13.828 triệu đồng, tƣơng đƣơng 24,76% so với năm 2012. Nguyên nhân tăng của nguồn vốn điều chuyển do hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đƣợc mở rộng, nhu cầu vốn tăng. Nguồn vốn huy động mặc dù tăng lên nhƣng chƣa đáp ứng đủ nên phải cần điều chuyển vốn từ Hội sở. Tuy nhiên trong tổng nguồn vốn, vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều so với điều chuyển. Đây là một dấu hiệu khả quan chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, vì vốn huy động tại chỗ có chi phí bình quân thấp hơn nhiều so với lãi suất nhận vốn điều chuyển. Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của MDB chi nhánh Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng năm 2014 Chỉ tiêu 1. Vốn huy động Tiền gửi của TCKT + Không kỳ hạn Tiền gửi của cá nhân + Không kỳ hạn + Có kỳ hạn 2. Vốn điều chuyển Tổng cộng 6 tháng đầu năm 2013 2014 443.030 11.824 11.824 431.206 104.550 326.656 38.321 481.351 660.189 14.968 14.968 645.221 117.982 527.239 34.841 695.030 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch Số tiền % 217.159 3.144 3.144 214.015 13.432 200.583 -3480 213.679 49,02 26,59 26,59 49,63 12,85 61,40 -9,08 44,39 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 6 tháng đ u năm 2013 và 6 tháng đ u năm 2014 Qua bảng 4.2, ta nhận thấy 6 tháng đầu năm 2014 mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn trƣớc sự thay đổi chính sách điều hành của NHNN nhƣng vốn huy động của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014 vẫn tăng so với 6 tháng năm 2013. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2014 vốn huy động đạt 660.189 triệu đồng, vƣợt 49,02% so với cùng kỳ năm 2013. Nguồn vốn tăng chủ yếu đến từ hoạt động nhận tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân tăng 200.583 triệu đồng, vƣợt 61,40% và tiền gửi của TCKT tăng 3.144 triệu đồng, vƣợt 26,59%. Nguyên nhân là đầu năm 2014 sức hấp thụ của thị trƣờng vẫn còn yếu, các kênh đầu tƣ vàng, chứng khoán và bất động sản còn quá nhiều rủi ro. Theo chính sách của Nhà nƣớc để đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng nên liên tục hạ lãi suất huy động xuống. Tuy nhiên, lƣợng tiền gửi không thay đổi mà vẫn tăng lên, trong đó 41 tiền gửi trung và dài hạn là hình thức đƣợc nhiều khách hàng lựa chọn. Bởi vì đây là kênh an toàn và ít rủi ro đối với những khách hàng ngại rủi ro. Về vốn điều chuyển, qua 6 tháng đầu năm 2014 nguồn vốn điều chuyển của Ngân hàng có phần giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2013, giảm 3.480 triệu đồng tƣơng đƣơng với 9,08%. Nguyên nhân là do vốn huy động trong 6 tháng đầu 2014 tăng trƣởng mạnh so với cùng kỳ năm 2013, do đó Ngân hàng giảm lƣợng vốn điều chuyển xuống. Vì đây là nguồn vốn có chi phí cao, Ngân hàng chỉ cần đến nguồn vốn này khi không đủ để cho vay. Lƣợng vốn điều chuyển giảm không có nghĩa là xấu mà còn giúp Ngân hàng giảm bớt gánh nặng về chi phí, do nguồn vốn huy động bao giờ cùng có chi phí rẻ hơn. Nhìn chung, công tác huy động vốn của MDB chi nhánh Cần Thơ khá tốt, tạo ra một nguồn vốn dồi dào để thực hiện việc cung cấp tín dụng cho nền kinh tế mà còn dùng điều hòa vốn trong toàn hệ thống. Tuy nhiên với tình hình khó khăn nhƣ hiện nay, mặt bằng lãi suất trần huy động vốn chỉ còn 6%/năm trong năm 2014. Mặc dù thời điểm này lãi suất huy động tƣơng đối thấp nhƣng các kênh đầu tƣ khác còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thị trƣờng bất động sản đóng băng hàng loạt. Xu hƣớng ngƣời dân chọn lựa gửi tiền vào ngân hàng ngày càng tăng lên – một trong cách đầu tƣ mang lại thu nhập ổn định và “ đờ đau đầu “ nhất. Tuy nhiên, họ có xu hƣớng gửi vào những Ngân hàng có quy mô lớn đã gây ảnh hƣởng không ít đến nguồn vốn huy động của MDB. Do đó, MDB cần đƣa ra những chiến lƣợc đúng đắn trong huy động vốn để giành thị phần khách hàng. Bên cạnh đó, MDB cần có những cuộc nghiên cứu thị trƣờng nhằm vào đối tƣợng khách hàng để nhận biết nguyên nhân cũng nhƣ nguyện vọng của họ, từ đó có giải pháp tốt hơn cho loại hình huy động vốn của Ngân hàng. 4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG MDB CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 4.2.1. Phân tích khái quát tín dụng tại MDB giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 Song song với công tác huy động vốn, việc sử dụng vốn nhƣ thế nào để có hiệu quả tối ƣu nhất đƣợc MDB chi nhánh Cần Thơ rất quan tâm. Để đánh giá tình hình sử dụng vốn của MDB nhƣ thế nào ta có thể tìm hiểu các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ và nợ xấu qua bảng sau: 42 Bảng 4.3: Tình hình cho vay của MDB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 1. Doanh số cho vay -Tiêu dùng -Cho vay khác 2. Doanh số thu nợ -Tiêu dùng -Cho vay khác 3. Dƣ nợ -Tiêu dùng -Cho vay khác 4. Nợ xấu -Tiêu dùng -Cho vay khác 2011 Số tiền (%) 267.857 100,00 95.574 35,68 172.283 64,32 143.680 100,00 57.230 39,83 86.450 60,17 136.661 100,00 42.344 30,98 94.317 69,02 1.701 100,00 968 56,91 733 43,09 2012 Số tiền (%) 424.035 100,00 128.580 30,32 69,68 295455 100,00 249.336 87.179 34,96 162.157 65,04 311.360 100,00 26,90 83.745 73,10 227.615 4.603 100,00 1.662 36,11 2.941 63,89 2013 Số tiền (%) 576.193 180.491 395.702 374.116 101.361 272.755 513,437 162.875 350.562 7.243 1.794 5.449 100,00 31,32 68,68 100,00 27,09 72,91 100,00 31,72 68,28 100,00 24,77 75,23 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 2011-2013 Qua bảng 4.3, ta thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ cho vay tăng qua các năm. Có thể thấy là tình hình tín dụng chung của MDB rất khả quan. Do đó, để đánh giá đƣợc tình hình tín dụng chung của MDB Cần Thơ ta đi sâu vào phân tích từng chỉ tiêu: - Doanh số cho vay Cho vay là một trong những hình thức cấp tín dụng chủ yếu của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động đƣợc Ngân hàng đẩy mạnh công tác đầu tƣ cho vay theo từng mục đích sử dụng vốn khác nhau. Do đó, hoạt động cho vay luôn là vấn đề trọng tâm của Ngân hàng, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển đồng thời tạo ra lợi nhuận chính cho Ngân hàng. Qua bảng 4.3, ta thấy doanh số cho vay có xu hƣớng tăng qua 3 năm. Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là cho vay khác (bao gồm cho vay nông nghiệp và sản xuất kinh doanh). Đây là điều hiển nhiên vì thế mạnh của MDB là cho vay nông nghiệp. Nhân viên tín dụng của chi nhánh không ngừng mở rộng địa bàn cho vay ra các khu vực chƣa có chi nhánh nhƣ: Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai và một số vùng lân cận nhƣ Long Mỹ, Kế Sách, Bình Minh, Long Hồ…với hoạt động kinh tế chủ yếu là làm lúa, chăn nuôi và trồng trọt. Nhờ vậy, doanh số của MDB liên tục tăng qua ba năm. Trong đó, cho vay khác chiếm tỷ trọng lần lƣợt qua các năm là: 64,32%, 69,68%, 68,68%. 43 Bảng 4.4: Tình hình cho vay của MDB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 1. Doanh số cho vay -Tiêu dùng -Cho vay khác 2. Doanh số thu nợ -Tiêu dùng -Cho vay khác 3. Dƣ nợ -Tiêu dùng -Cho vay khác 4. Nợ xấu -Tiêu dùng -Cho vay khác 6 tháng 2013 Số tiền (%) 316.906 100,00 100.527 31,72 216.379 68,28 187.956 100,00 55.749 29,66 132.207 70,34 440.310 100,00 128.523 29,19 311.787 70,81 6.925 100,00 2.756 39,80 4.169 60,20 6 tháng 2014 Số tiền (%) 374.525 100,00 119.319 31,86 255.206 68,14 233.823 100,00 65.885 28,18 167.938 71,82 654.139 100,00 216.309 33,07 437.830 66,93 9.326 100,00 2.255 24,18 7.071 75,82 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 6 tháng đ u năm 2013 và 6 tháng đ u năm 2014 Trong 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay đạt 374.525 triệu đồng, tăng hơn so với cùng kỳ năm 2013. Trong tổng doanh số cho vay, cho vay tiêu dùng chiếm khoản 1/3, cho thấy khả năng tăng trƣởng nhanh chóng của cho vay tiêu dùng tại MDB Cần Thơ. Tín dụng tiêu dùng là một phân khúc kinh doanh quan trọng góp phần tạo nên mô hình ngân hàng bán lẻ hiện đại. Theo Tổng giám đốc Ngân hàng Phát Triển Mê Kông nhận xét rằng “về lâu dài, ngƣời tiêu dùng Việt Nam sẽ vững vàng hơn về mặt tài chính và tiêu dùng cá nhân, thu nhập bình quân đầu ngƣời của ngƣời dân Việt Nam sẽ dần đƣợc nâng cao. Do đó, họ sẽ có điều kiện để nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Đó chính là mấu chốt để tín dụng tiêu dùng phát triển”. Với thông điệp nhƣ thế, tín dụng tiêu dùng đƣợc toàn thể cán bộ Ngân hàng MDB Cần Thơ chú trọng để cải thiện tốc độ tăng trƣởng, giúp vực dậy phần nào sức yếu ớt của nền kinh tế. - Doanh số thu nợ Đây là chỉ tiêu quan trọng để phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bởi vì Ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức trung gian tài chính “đi vay để cho vay”. Do đó, bất cứ Ngân hàng nào muốn tồn tại và hoạt động hiệu quả thì ngoài việc nâng cao doanh số cho vay, Ngân hàng cần phải chú trọng đến công tác thu nợ để đảm bảo vốn mình bỏ ra thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát. Vì thế, thu nợ là vấn đề quan trọng hàng đầu trong 44 hoạt động tín dụng của mỗi Ngân hàng, việc thu hồi nợ có tốt hay không là do mỗi Ngân hàng biết tính toán và tránh những rủi ro có thể xảy ra. Từ đó, việc thu hồi nợ mới nhanh chóng, góp phần thúc đẩy tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Từ bảng số liệu trên ta thấy, cùng với việc gia tăng doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng có chiều hƣớng tăng. Cụ thể, tổng doanh số thu nợ năm 2011 đạt 143.680 triệu đồng, năm 2012 đạt 249.336 triệu đồng và năm 2013 đạt 374.116 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ đạt 233.823 triệu đồng, tăng 45.867 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, doanh số thu nợ của cho vay tiêu dùng cũng tăng liên tục qua các năm, năm 2011 đạt 57.230 triệu đồng, năm 2012 đạt 87.179 triệu đồng, sang năm 2013 đạt đến 101.361 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ tiêu dùng đạt 65.885 triệu đồng. Có kết quả này là do ngân hàng có kinh nghiệm hơn trong việc xây dựng kế hoạch thu nợ, cho vay chặt chẽ sắp xếp lịch thu nợ phù hợp. Trƣớc mỗi đợt thu nợ đều lập kế hoạch, phân công cán bộ sao kê tính lãi và gửi giấy báo đến khách hàng,...Đồng thời, cán bộ tín dụng đều mở sổ theo dõi cho vay - thu nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro nên kết quả luôn đạt theo kế hoạch. - Dƣ nợ Ngoài chỉ tiêu doanh số cho vay, chỉ tiêu dƣ nợ cũng đánh giá quy mô tín dụng của Ngân hàng, nó phản ánh chính xác hơn về tốc độ tăng trƣởng tín dụng trong năm. Dƣ nợ qua 3 năm 2011-2013 có sự thay đổi theo chiều hƣớng tăng. Cụ thể, dƣ nợ năm 2011 đạt 136.661 triệu đồng, năm 2012 đạt 311.360 triệu đồng, đến năm 2013 dƣ nợ đạt 513.437 triệu đồng. Trong đó, dƣ nợ cho vay tiêu dùng cũng chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao so với tổng dƣ nợ qua các năm. Nguyên nhân là do trƣớc bối cảnh nền kinh tế khó khăn, NHNN liên tục giảm lãi suất huy động dẫn đến lãi suất cho vay giảm. Đồng thời, sức hấp thụ tín dụng của thị trƣờng còn yếu, doanh nghiệp chƣa mạnh dạn vay vốn. Lo ngại nguồn vốn bị ứ đọng, MDB mở rộng hoạt động tín dụng tiêu dùng với phân khúc khách hàng nhỏ lẻ, có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, chi nhánh MDB đã mở rộng đa dạng hóa nhiều hình thức cấp tín dụng phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu nhƣ: cho vay tiêu dùng sinh hoạt, mua xe máy trả góp, mua nhà, cho vay du học,...Nhờ việc đa dạng hóa danh mục cho vay, dƣ nợ tiêu dùng tăng liên tục qua các năm. Đến 6 tháng đầu năm 2014 tổng dƣ nợ của MDB đạt 654.139 triệu đồng, tăng 213.829 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân do thời điểm 6 tháng đầu năm 2014 Ngân hàng tập trung nhiều ở lĩnh vực cho vay tiêu dùng trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân nên thời gian thu hồi vốn chậm đã đẩy cho dƣ nợ tăng lên khá lớn. 45 Mặc dù cho vay trung và dài hạn có rủi ro cao nhƣng song song là lãi suất cùng rất lớn mang đến nhiều lợi nhuận hơn cho Ngân hàng. - Nợ xấu Nợ xấu là vấn đề đang đƣợc quan tâm ở các Ngân hàng hiện nay nói chung và MDB nói riêng. Nợ xấu của chi nhánh có dấu hiệu tăng qua các năm, năm 2011 đạt 1.701 triệu đồng, năm 2012 đạt 4.603 triệu đồng, sang năm 2013 nợ xấu đạt 7.243 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu đạt 9.326. Nợ xấu đến từ rất nhiều nguyên nhân, có thể do nguyên nhân khách quan va nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn cầu dẫn đến tình hình hoạt động tín dụng nói chung bị ảnh hƣởng, nợ xấu tăng cao. Nguyên nhân chủ quan do Ngân hàng áp dụng chiến lƣợc tăng trƣởng tín dụng nhanh chóng trong khi năng lực quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế và chậm đƣợc cải thiện.Vì rất khó nhận diện rủi ro từ khách hàng, đặc biệt là các khách hàng cá nhân cũng nhƣ khó kiểm soát đƣợc rủi ro tín dụng trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay nên nợ xấu tăng cao. Một nguyên nhân khác làm nợ xấu của Ngân hàng tăng qua các năm do đời sống của ngƣời dân vẫn còn khó khăn chƣa có khả năng trả nợ, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn hạn chế và những quy định về nợ xấu có nhiều sự thay đổi. Năm 2011 6 tháng năm 2013 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng năm 2014 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đ u năm 2014 Hình 4.1: Cơ cấu nợ xấu của MDB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng năm 2014 46 Trong tổng nợ xấu, nợ xấu cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng ngày càng thấp. Cụ thể, tỷ trọng nợ xấu tiêu dùng chiếm 56,1% năm 2011, 36,11% năm 2012 và 24,77% năm 2013. Đến 6 tháng đầu năm 2014 tỷ trọng nợ xấu chiếm 24,18%. Qua đó ta nhận thấy rằng, mặc dù doanh số cho vay tiêu dùng ngày càng tăng nhƣng nợ xấu tiêu dùng trong tổng nợ xấu chiếm tỷ trọng thấp. Nguyên nhân do công tác thẩm định trong cho vay tiêu dùng của chi nhánh ngày càng đƣợc giám sát chặt chẽ, các cán bộ tín dụng luôn thận trọng trong cho vay và quan tâm công tác thu hồi nợ. Đồng thời, đây là sản phẩm cho vay chiến lƣợc của Ngân hàng nên có nhiều kinh nghiệm trong việc nhìn nhận khách hàng, nâng cao đƣợc chất lƣợng tín dụng. Tuy nhiên, ngân hàng cần siết chặt cho vay tiêu dùng tín chấp nhƣ chỉ dành cho khách hàng thân thiết hay đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng, chứng minh đƣợc uy tín và khả năng trả nợ để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. 4.2.2. Phân tích doanh số cho vay tiêu dùng tại MDB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 4.2.2.1. Doanh số cho vay theo sản phẩm Bảng 4.5: Doanh số cho vay tiêu dùng theo sản phẩm của MDB giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu CBCNV Mua xe Cho vay khác Tổng 2011 2012 2013 52.566 28.672 14.336 95.574 83.577 32.145 12.858 128.580 144.392 27.074 9.025 180.491 2012/2011 Số Tiền % 31.011 58,99 3.473 12,11 -1.478 -10,31 33.006 34,53 ĐVT: Triệu đồng 2013/2012 Số Tiền % 60.815 72,77 -5.071 -15,78 -3.833 -29,81 51.911 40,37 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 2011-2013 Nhìn chung, doanh số cho vay tiêu dùng của MDB có xu hƣớng tăng qua các năm 2011-2013. Nhƣng xét theo từng sản phẩm có sự tăng giảm khác nhau. Sản phẩm cho vay cán bộ công nhân viên (CBCNV) có xu hƣớng tăng qua các năm. Cụ thể, sản phẩm này năm 2012 tăng 31.011 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 tăng 60.815 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013 lạm phát giảm nhƣng các doanh nghiệp vẫn chƣa mạnh dạn vay vốn khi hàng tồn kho còn nhiều, sức hấp thụ của thị trƣờng yếu, khiến một lƣợng vốn lớn bị ứ đọng, đẩy ngân hàng vào tình trạng khó tăng trƣởng tín dụng. Trong khi đó, chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng đƣợc NHNN đặt ra cho cả năm 2013 là 12%. Trong hoàn cảnh cho vay doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, ngân hàng xoay sang khách hàng cá nhân với việc đẩy mạnh cho vay 47 tiêu dùng. Trƣớc tình hình kinh tế khó khăn, MDB đƣa ra mục tiêu tăng trƣởng ở hai sản phẩm chiến lƣợc là tín dụng nông nghiệp nông thôn và cho vay cán bộ công nhân viên. Đặc biệt, theo báo cáo từ Hội Sở của MDB năm 2013 sản phẩm cho vay CBCNV tăng trƣởng dƣ nợ đã vƣợt ngƣỡng 125% so với cuối năm 2012. Trong khi đó, MDB chi nhánh Cần Thơ cũng đã phát triển mạnh mẽ cho vay tiêu dùng đối với CBCNV. Ƣu điểm của sản phẩm cho vay này là không cần tài sản thế chấp, thủ tục vay đơn giản, thời gian giải ngân nhanh chóng và kịp thời. Bảng 4.6: Doanh số cho vay tiêu dùng theo sản phẩm của MDB 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu CBCNV Mua xe Cho vay khác Tổng 6 tháng đầu năm ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm 2014/2013 2013 2014 Số Tiền % 79.453 15.320 5.754 100.527 100.957 13.606 4.756 119.319 21.504 -1.714 -998 18.792 27,07 -11,19 -17,34 18,69 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 6 tháng đ u năm 2013 và 6 tháng đ u năm 2014 Đến 6 tháng đầu năm 2014 sản phẩm cho vay này của chi nhánh tiếp tục tăng 21.504 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân do chi nhánh đã mở rộng hợp tác với các cộng tác viên ở nhiều địa bàn lân cận nhƣ: Phong Điền, Thới Lai, Ô Môn,…Điều này đã góp phần đẩy mạnh doanh số cho vay tiêu dùng của chi nhánh. Đồng thời, đây là một trong những sản phẩm cho vay tín chấp an toàn đầy tiềm năng nên chi nhánh cần chú trọng phát triển hơn nữa. Về sản phẩm cho vay mua xe trả góp, doanh số cho vay sản phẩm này có sự biến động. Cụ thể, sản phẩm vay mua xe trả góp năm 2012 tăng 3.473 triệu đồng, vƣợt 12,11% so với năm 2011. Nguyên nhân do năm 2012 mục tiêu của MDB là hƣớng đến khách hàng nhỏ lẻ có thu nhập thấp. Đồng thời, trong năm này dịch vụ mua xe trả góp nở rộ giúp ngân hàng đạt đƣợc nhiều lợi nhuận do lãi suất vay rất cao từ 30%/năm trở lên. Đến năm 2013 lĩnh vực cho vay này giảm 5.071 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ giảm là 15,78% so với năm 2012. Tiếp đến, trong 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay ở sản phẩm mua xe trả góp tiếp tục giảm 1.714 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 11,19% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân do năm 2013 kéo dài đến 6 tháng đầu năm 2014 nhu cầu này có phần hạ nhiệt do sức mua sụt giảm ảnh hƣởng từ khó khăn chung 48 của nền kinh tế. Vì thế, doanh số cho vay mua xe trả góp của chi nhánh cũng ảnh hƣởng. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt với các công ty tài chính ở việc đơn giản hóa thủ tục, dễ dãi trong cho vay cũng là yếu tố giải thích cho sự sụt giảm doanh số ở sản phẩm này của chi nhánh. Sản phẩm cho vay khác của MDB bao gồm: cho vay sửa chữa nhà, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm hay cho vay du học…có xu hƣớng giảm liên tục qua các năm. Cụ thể, sản phẩm này năm 2012 giảm 10,31% so với năm 2011, năm 2013 giảm mạnh đến 29,81% so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014 doanh số này tiếp tục giảm 17,34% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân do MDB với quy mô Ngân hàng nhỏ bé, khả năng cạnh tranh về lãi suất gặp nhiều khó khăn, vốn huy động còn khá khiêm tốn so với các ngân hàng khác. Trong khi đó, sản phẩm cho vay này đang đƣợc các Ngân hàng lớn đƣa ra mức lãi suất ƣu đãi và nhiều chính sách thu hút khách hàng đã chiếm lấy phần lớn thị phần. Đồng thời, tín dụng tiêu dùng ở sản phẩm này không phải là thế mạnh của chi nhánh. 4.2.2.2. Doanh số cho vay theo thời hạn vay Bảng 4.7: Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn của MDB giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Ngắn hạn Trung - dài hạn Tổng 39.911 55.664 95.575 49.850 78.730 128.580 60.081 120.410 180.491 ĐVT: triệu đồng 2012/2011 2013/2012 Số Tiền % Số Tiền % 9.939 24,90 10.231 20,52 23.066 41,44 41.680 52,94 33.005 34,53 51.911 40,37 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 2011-2013 Doanh số cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn đến 12 tháng nhằm giúp khách hàng tăng cƣờng vốn tạm thời khi thiếu hụt trong tiêu dùng. Nhìn chung, qua 3 năm doanh số cho vay ngắn hạn có chiều hƣớng tăng. Cụ thể, cho vay tiêu dùng ngắn hạn năm 2012 đạt 124,90%, vƣợt 24,90% so với năm 2011, năm 2013 đạt 120,52%, vƣợt 20,52% so với năm 2013. Nguyên nhân là do trƣớc tình hình tăng trƣởng tín dụng khó khăn, Ngân hàng mạnh dạn mở rộng hoạt động tiêu dùng ngắn hạn ra nhiều địa bàn nhƣ Hậu Giang, Sóc Trăng…Đồng thời, trong năm 2013 MDB đã áp dụng chính sách lãi suất cho vay ƣu đãi đối với kỳ hạn ngắn nhằm hỗ trợ khách hàng và thủ tục vay đƣợc giải quyết nhanh gọn, từ đó làm cho doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng lên đáng kể. 49 Doanh số cho vay trung và dài hạn là những khoản vay có thời hạn trên 12 tháng. Tình hình qua 3 năm ta nhận thấy doanh số cho vay tiêu dùng trung và dài hạn của Ngân hàng có chiều hƣớng tăng và chiếm tỷ trọng lớn hơn doanh số cho vay ngắn hạn. Do chủ yếu chi nhánh tập trung vào cho vay CBCNV và cho vay mua xe trả góp với thời hạn dài đã làm cho doanh số cho vay trung và dài hạn luôn tăng và chiếm tỷ trọng lớn. Các khoản vay này có thời gian tƣơng đối dài, rủi ro cao nhƣng đem lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng. Trong giai đoạn này, chi nhánh đã thực hiện đúng theo các quy định của Chính phủ giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn nhằm khôi phục nền kinh tế và lạm phát đã góp phần thúc đẩy tăng trƣởng sản phẩm cho vay này. Bên cạnh đó, năm 2013 tình hình kinh tế chuyển biến có nhiều tích cực vì thế các cá nhân yên tâm hơn khi vay vốn dài hạn. Doanh số cho vay này tăng mạnh đòi hỏi chi nhánh phải quan tâm nhiều hơn nữa đối với khoản vay này để phòng tránh rủi ro. Bảng 4.8: Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn của MDB 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung - dài hạn Tổng 6 tháng đầu năm 2013 2014 33.044 29.052 67.483 90.267 100.527 119.319 ĐVT: triệu đồng 2014/2013 Số tiền % -3.992 -12,08 22.784 33,76 18.792 18,69 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 6 tháng đ u năm 2013 và 6 tháng đ u năm 2014 Qua bảng 4.8, ta nhận thấy doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn của MDB 6 tháng đầu năm 2014 có chiều hƣớng tăng. Trong đó, cho vay trung và dài hạn có xu hƣớng tăng và cho vay ngắn hạn có xu hƣớng giảm. Do năm 2013 kéo dài đến năm 2014, Ngân hàng đẩy mạnh sản phẩm cho vay CBCNV sang các địa bàn trên thành phố và các vùng lân cận. Với hình thức này thời hạn cho vay thƣờng từ 12 tháng trở lên và trả góp hàng tháng. Chính vì thế, doanh số cho vay dài hạn chiếm đa số trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2014 cho vay tiêu dùng trung và dài hạn đạt 133,76%, vƣợt 33,76% so với cùng kỳ năm 2013. Bên cạnh đó, hình thức cho vay tiêu dùng trung và dài hạn phù hợp với những khách hàng muốn “hƣởng thụ trƣớc, trả tiền sau”. Ngoài ra, lãi suất cho vay tiêu dùng trung và dài hạn thƣờng cao hơn lãi suất cho vay tiêu dùng ngắn hạn, từ đó mang lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng. Lãi suất cho vay trung và dài hạn đối với CBCNV của MDB dao động trong khoảng 15%/năm - 17%/năm, đối với cho vay tiêu dùng không có tài sản 50 đảm bảo là 21%/năm - 22%/năm. Điều này là tất yếu khi Ngân hàng phải bù đắp phần nào rủi ro tổn thất trong mảng cho vay này. 4.2.3. Phân tích doanh số thu nợ tiêu dùng tại MDB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 4.2.3.1. Doanh số thu nợ theo sản phẩm Cùng với việc đa dạng hóa các sản phẩm cho vay và phát triển những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu khách hàng để gia tăng doanh số. Ngân hàng MDB chi nhánh Cần Thơ rất coi trọng vấn đề thu hồi nợ. Cho vay và thu nợ đúng hạn thì đồng vốn của ngân hàng mới đƣợc xoay chuyển nhanh, mang lợi nhuận cao cho ngân hàng. Bảng 4.9: Doanh số thu nợ tiêu dùng theo sản phẩm của MDB giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu CBCNV Mua xe Cho vay khác Tổng 2011 2012 31.476 59.193 18.579 21.497 7.175 6.489 57.230 87.179 2013 69.593 22.451 9.317 101.361 2012/2011 Số Tiền % 27.717 88,06 2.918 15,71 -686 -9,56 29.949 52,33 ĐVT: Triệu đồng 2013/2012 Số Tiền % 10.400 17,57 954 4,44 2.828 43,58 14.182 16,27 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 2011-2013 Nhìn chung, doanh số cho vay tiêu dùng tăng, doanh số thu nợ của chi nhánh cũng có xu hƣớng tăng theo. Xét về từng loại sản phẩm cho vay có chiều hƣớng tăng giảm khác nhau. Đối với cho vay CBCNV, doanh số thu nợ tăng qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng năm 2013 thấp hơn tốc độ tăng năm 2012 khá nhiều. Tiếp theo sau đó, 6 tháng đầu năm 2014 doanh số này lại có tốc độ tăng trƣởng âm so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân do từ năm 2013 cho đến nay ngân hàng đẩy mạnh hình thức cho vay trung và dài hạn đối với sản phẩm này. Vì đây là sản phẩm chiến lƣợc của Ngân hàng có nhiều tiềm năng lại ít rủi ro. Chính lý do này, Ngân hàng mạnh dạn đẩy mạnh cho vay với hình thức trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, đồng thời mang lại lợi nhuận đáng kể. Đây là yếu tố dẫn đến doanh số thu nợ của chi nhánh trong 6 tháng đầu năm 2014 giảm so với cùng kỳ 6 tháng năm 2013. Tốc độ tăng doanh số thu nợ ở sản phẩm mua xe năm 2013 so với năm 2012 thấp hơn rất nhiều. Do nhƣ đã phân tích ở phần trên, cho thấy rằng khả năng cạnh tranh quá lớn của các công ty tài chính về thủ tục đơn giản, thời gian giải quyết nhanh chóng. Đồng thời, các công tài tài chính cho vay với những khoản vay rất nhỏ đáp ứng đƣợc nhu cầu vay ở Việt Nam hiện nay là 51 rất lớn. Điều này đã góp phần làm cho doanh số cho vay mua xe trả góp của chi nhánh giảm đi rất nhiều so với năm 2012. Thêm vào đó, loại cho vay này có rủi ro cao nên Ngân hàng đã thắt chặt hơn trong việc đánh giá khách hàng. Vì vậy, doanh số cho vay giảm dẫn đến doanh số thu nợ cũng giảm theo. Đến 6 tháng đầu năm doanh số thu nợ của chi nhánh đạt 11.194 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ 68,08% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là tốc độ doanh số cho vay ở sản phẩm này giảm mạnh, sức hấp thụ của thị trƣờng còn thấp. Qua đó, ta nhận thấy rằng chi nhánh đang tập trung công tác thu hồi nợ và có xu hƣớng thu hẹp quy mô ở sản phẩm này. Bảng 4.10: Doanh số thu nợ tiêu dùng theo sản phẩm của MDB 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu CBCNV Mua xe Cho vay khác Tổng 6 tháng đầu năm 2013 36.159 16.443 3.147 55.749 2014 34.752 27.637 3.496 65.885 6 tháng đầu năm 2014/2013 Số Tiền % -1.407 -3,89 11.194 68,08 349 11,09 10.136 18,18 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 6 tháng đ u năm 2013 và 6 tháng đ u năm 2014 Doanh số thu nợ cho vay khác năm 2012 giảm 9,56% so với năm 2011, chủ yếu do khó khăn trong việc thu hồi khoản cho vay mua nhà. Thời điểm này đối tƣợng mua nhà còn nhiều khó khăn về thu nhập nên tạm thời chƣa đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng. Thêm vào đó, các khoản vay mua nhà thƣờng là khoản vay trung và dài hạn nên doanh số thu nợ giảm do chƣa đến hạn. Đến năm 2013 doanh số thu nợ tăng mạnh lên 43,58% so với năm 2012, chứng tỏ Ngân hàng đã làm tốt công tác thu hồi. Tiếp theo đó, 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ có tốc độ tăng 11,09% so với năm 2013. Do ở những thời điểm này Ngân hàng còn e ngại trong cho vay sản phẩm mua nhà, cho vay du học…Đồng thời để giảm thiểu rủi ro Ngân hàng đã thu hẹp quy mô sản phẩm cho vay này và trong quá trình cho vay chi nhánh thẩm định đối tƣợng vay vốn này rất chặt chẽ. 52 4.2.3.2. Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay Bảng 4.11:Doanh số thu nợ theo thời hạn của MDB giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Ngắn hạn Trung - dài hạn Tổng 11.798 45.432 57.230 19.326 67.853 87.179 25.428 75.933 101.361 2012/2011 Số Tiền % 7.528 63,81 22.421 49,35 29.949 52,33 ĐVT: triệu đồng 2013/2012 Số Tiền % 6.102 31,57 8.080 11,91 14.182 16,27 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 2011-2013 Qua bảng 4.11, ta thấy doanh số thu nợ theo thời hạn có chiều hƣớng tăng qua các năm. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng đƣơng đối đều. Cụ thể, doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2012 tăng 7.528 triệu đồng, vƣợt 63,81% so với năm 2011, năm 2013 tăng 6.102 triệu đồng, vƣợt 31,57% so với năm 2012. Sang 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ đạt 14.528 triệu đồng, tăng 543 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do ngân hàng đã làm tốt công tác giám sát theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ nên đã thu hồi đƣợc các khoản nợ đến hạn nhanh chóng. Ngoài ra, đối với những khoản vay ngắn hạn thời hạn đáo hạn ngắn nên chi nhánh dễ dàng thu hồi nợ, từ đó góp phần làm tăng doanh số thu nợ. Doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng tăng qua các năm. Cụ thể, doanh số thu nợ trung và dài hạn năm 2012 đạt 22.421 triệu đồng, vƣợt 49,35% so với năm 2011. Có thể giải thích do cán bộ tín dụng đã tích cực trong việc theo dõi, giám sát, đôn đốc khách hàng trả nợ cũng nhƣ sự hiệu quả trong điều kiện cấp tín dụng trung và dài hạn đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, cho vay trung và dài hạn nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng là thu nhập hàng tháng. Vì vậy, khi nền kinh tế có chuyển biến tích cực sẽ ảnh hƣởng đến nguồn trả nợ của khách hàng, giúp khách hàng có thể trả nợ cho Ngân hàng. Tuy nhiên, đến năm 2013 doanh số thu nợ tăng tƣơng đối thấp chỉ vƣợt 11,91% so với năm 2012. Do trong năm này Ngân hàng đã đẩy mạnh doanh số cho vay tiêu dùng trung và dài hạn, tốc độ tăng của doanh số cho vay cao hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ, cho thấy thời gian thu hồi vốn chậm ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 53 Bảng 4.12: Doanh số thu nợ theo thời hạn của MDB giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Ngắn hạn Trung - dài hạn Tổng 2013 13.985 41.764 55.749 2014 14.528 51.357 65.885 ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm 2014/2013 Số tiền % 543 3,88 9.593 22,97 10.136 18,18 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 6 tháng đ u năm 2013 và 6 tháng đ u năm 2014 Bảng 4.12 cho ta thấy doanh số thu nợ trung và dài hạn có tốc độ tăng cao hơn doanh số thu nợ ngắn hạn. Cụ thể, doanh số thu nợ trung và dài hạn 6 tháng đầu năm 2014 đạt 51.357 triệu đồng, tăng 22,97% so với cùng kỳ năm 2013. Doanh số thu nợ ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 đạt 543 triệu đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2013. Doanh số thu nợ nhìn chung tăng mạnh là điều đáng mừng và khích lệ tinh thần trong công tác thu hồi nợ của chi nhánh trong thời gian tới. 4.2.4. Phân tích dƣ nợ cho vay tiêu dùng Ngân hàng muốn hoạt động tốt và có hiệu quả không chỉ đẩy mạnh doanh số cho vay mà còn phải quan tâm đến dƣ nợ. Nếu doanh số cho vay phản ánh kết quả hoạt động tín dụng thì dƣ nợ cho vay phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng. Dƣ nợ phản ánh số vốn mà Ngân hàng đã cho khách hàng vay nhƣng chƣa thu hồi tại thời điểm báo cáo, nó có ý nghĩa để đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của Ngân hàng. Đồng thời, còn cho biết tình hình cho vay, thu nợ nhƣ thế nào và số tiền mà khách hàng còn nợ Ngân hàng tại thời điểm báo cáo là bao nhiêu. 4.2.4.1. Dư nợ theo theo sản phẩm Bảng 4.13: Dƣ nợ theo sản phẩm của MDB giai đoạn năm 2011-2013 Chỉ tiêu CBCNV Mua xe Cho vay khác Tổng 2011 21.890 11.293 9.161 42.344 2012 2013 46.274 121.073 21.941 26.564 15.530 15.238 83.745 162.875 2012/2011 Số Tiền % 24.384 111,39 10.648 94,29 6.369 69,52 41.401 97,77 ĐVT: Triệu đồng 2013/2012 Số Tiền % 74.799 161,64 4.623 21,07 -292 -1,88 79.130 94,49 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 2011-2013 54 Cùng với sự tăng giảm của doanh số cho vay, dƣ nợ cho vay theo sản phẩm cũng có sự biến động. Cụ thể, dƣ nợ cho vay CBCNV năm 2012 tăng 24.384 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ 111,39%. Sang năm 2013 dƣ nợ tăng 74.799 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ 161,64%. Đến 6 tháng đầu năm 2014 dƣ nợ tăng 97.710 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ 109,09%. Nguyên nhân do thời gian này điều kiện tín dụng cho vay tiêu dùng đƣợc nới lỏng hơn trƣớc đây, đặc biệt sau khi NHNN không còn khống chế tỷ lệ cho vay tiêu dùng dƣới 16%. Thêm vào đó, tăng trƣởng tín dụng doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn đã tạo động lực để MDB đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Trong đó, sản phẩm cho vay CBCNV với thủ tục vay đơn giản, công tác marketing của Ngân hàng đƣợc chú trọng tiếp thị đến nhiều đơn vị trƣờng học, mở rộng địa bàn cho vay sang các vùng lân cận, từ đó làm cho doanh số cho vay về sản phẩm này đƣợc tăng trƣởng liên tục. Một yếu tố khác là do doanh số thu nợ của sản phẩm này có tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng doanh số cho vay dẫn đến dƣ nợ cho vay CBCNV tăng qua các năm. Đối với sản phẩm mua xe trả góp, dƣ nợ năm 2012 đạt 21.941 triệu đồng tăng 94,29% so với năm 2011. Có thể nói năm này là thời kỳ hƣng thịnh của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng mua xe trả góp vì lãi suất sản phẩm này rất cao. Trong năm này, Ngân hàng đẩy mạnh doanh số cho vay mua xe trả góp bằng cách khuyến mãi nhƣ tặng áo khoác thời trang với bao lì xì khi khách hàng ký hợp đồng mua xe trả góp. Đến năm 2013 dƣ nợ cho vay đạt 26.564 triệu đồng tăng 21,07% so với năm 2012. Mặc dù năm 2013 MDB đƣa ra nhiều chƣơng trình để thu hút khách hàng mua xe trả góp nhƣ mua xe trả góp cào và trúng 100% hay mua xe máy trả góp nhận ngay thẻ xăng và mở rộng mạng lƣới liên kết với các cửa hàng xe gắn máy lên đến 252 cửa hàng. Tuy nhiên thời điểm này, nhiều ngân hàng và các công ty tài chính cũng mở rộng lĩnh vực cho vay mua xe trả góp nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị phần ngày càng bị xẻ nhỏ khiến cho doanh số cho vay giảm dẫn đến dƣ nợ tăng thấp hơn trƣớc. Đến 6 tháng đầu năm 2014 dƣ nợ cho vay mua xe của chi nhánh giảm mạnh khoảng 40% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do tình hình nền kinh tế đầu năm, sức hấp thụ của thị trƣờng còn kém đã ảnh hƣởng đến doanh số mua xe. Đồng thời, doanh số thu nợ trong năm này tăng mạnh đạt 68,08%, trong khi đó doanh số mua xe lại giảm 11,19% dẫn đến dƣ nợ của sản phẩm này giảm. Qua đó, ta thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng làm khá tốt. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng vì lĩnh vực này tuy lãi suất rất cao nhƣng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên chi nhánh đang dần thu hẹp quy mô lại. Về sản phẩm cho vay khác, dƣ nợ năm 2012 tăng 6.369 triệu đồng, tƣơng ứng với 69,52%. Đặc biệt đối với cho vay mua nhà, do năm 2012 thành 55 phố Cần Thơ mở rộng, nâng cấp và đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng nên nhu cầu mua và sửa chữa nhà của ngƣời dân cũng tăng cao. Dƣ nợ tăng cũng một phần do doanh số thu nợ của năm 2012 giảm hơn năm 2011, cho thấy về sản phẩm này thời gian thu hồi vốn chậm vì chủ yếu cho vay với thời gian dài. Bên cạnh đó, năm 2012 tình hình lạm phát còn cao, đời sống của ngƣời dân còn nhiều khó khăn nên việc thanh toán tiền vay chậm trễ gây ảnh hƣởng nhiều đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Đến năm 2013 dƣ nợ có sự sụt giảm so với năm 2012 chủ yếu là do doanh số cho vay của Ngân hàng giảm 30%, trong khi đó doanh số thu nợ lại tăng lên gần 44%. Qua đó, cho thấy thời kỳ này Ngân hàng hạn chế cho vay sản phẩm này đồng thời tập trung thu hồi nợ, do lĩnh vực này có quá nhiều rủi ro. Bảng 4.14: Dƣ nợ theo sản phẩm của MDB giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu CBCNV Mua xe Cho vay khác Dƣ nợ 6 tháng đầu năm 6 tháng đầu năm 2014/2013 2013 Số Tiền 2014 89.568 187.278 20.818 12.533 18.137 16.498 128.523 216.309 % 97.710 109,09 -8.285 -39,80 -1.639 -9,04 87.786 68,30 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 6 tháng đ u năm 2013 và 6 tháng đ u năm 2014 Đến 6 tháng đầu năm 2014 dƣ nợ cho vay khác tiếp tục giảm 9,04% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân nhƣ đã phân tích ở phần doanh số cho vay vì khả năng cạnh tranh gay gắt về lãi suất so với các Ngân hàng khác. Đồng thời, Ngân hàng không có thế mạnh ở lĩnh vực này và ngại rủi ro nên không đẩy mạnh doanh số cho vay. Thêm vào đó, chính sách thay đổi chiến lƣợc hoạt động tín dụng của Hội sở chủ yếu tập trung vào 2 lĩnh vực tín dụng có thế mạnh của Ngân hàng là cho vay tiêu dùng đối với CBCNV và cho vay nông nghiệp. Nhìn chung, dƣ nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng tƣơng đối cao chủ yếu về tín dụng tiêu dùng đối với sản phẩm CBCNV. Qua đó, ta thấy chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Hội sở giao là đẩy mạnh chiến lƣợc cho vay đối với CBCNV. Tuy nhiên, tăng dƣ nợ ngày càng cao thì ngân hàng cũng cần phải đảm bảo chất lƣợng của 56 từng món vay, không vì chạy theo số lƣợng mà quên đi kiểm soát chất lƣợng sẽ ảnh hƣởng mạnh đến nợ xấu của chi nhánh. 4.2.4.2. Dư nợ theo thời hạn cho vay Bảng 4.15: Dƣ nợ theo thời hạn của MDB giai đoạn năm 2011-2013 Chỉ tiêu 2011 Ngắn hạn Trung - dài hạn Tổng 2012 30.113 60.637 12.231 23.108 42.344 83.745 ĐVT: triệu đồng 2013 2012/2011 2013/2012 Số Tiền % Số Tiền % 95.290 30.524 101,36 34.653 57,15 67.585 10.877 88,93 44.477 192,47 162.875 41.401 97,77 79.130 94,49 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 2011-2013 Bảng 4.15 cho ta thấy dƣ nợ cho vay tiêu dùng tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2012 tổng dƣ nợ tăng 41.401 triệu đồng, vƣợt 97,77% so với năm 2011. Do doanh số cho vay luôn đƣợc ngân hàng chú trọng mở rộng quy mô, từ đó làm cho dƣ nợ tăng trƣởng liên tục. Đến năm 2013 tổng dƣ nợ tăng 79.130 triệu đồng, vƣợt 94,49% so với năm 2012. Tuy nhiên, tốc độ tăng tƣởng dƣ nợ trung và dài hạn tăng rất mạnh so với tốc độ tăng trƣởng ngắn hạn. Nguyên nhân là do doanh số cho vay trung và dài hạn đƣợc chi nhánh đẩy mạnh tăng trƣởng, trong khi đó doanh số thu nợ tăng ổn định và tăng thấp hơn doanh số cho vay. Đây là lĩnh vực cho vay mang lại nhiều lợi nhuận lớn cho Ngân hàng nhƣng rủi ro rất cao. Chi nhánh cần đặc biệt quan tâm đến công tác thu hồi nợ, đồng thời cần xem xét kỹ khoản vay để giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất. Bảng 4.16: Dƣ nợ theo thời hạn của MDB 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Ngắn hạn Trung - dài hạn Tổng 2013 2014 79.696 109.814 48.827 106.495 128.523 216.309 ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm 2014/2013 Số tiền % 30.118 37,79 57.668 118,11 87.786 68,30 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 6 tháng đ u năm 2013 và 6 tháng đ u năm 2014 Dƣ nợ 6 tháng đầu năm 2014 đạt 216.309 tăng 87.786 triệu đồng, vƣợt 68,30% so với cùng kỳ năm 2013. Dƣ nợ liên tục tăng là do chi nhánh đẩy mạnh doanh số cho vay, doanh số này tăng cao hơn doanh số thu nợ. Nguyên nhân khác là do trƣớc sự điều chỉnh về chính sách của NHNN, trong bối cảnh 57 tín dụng khó hấp thụ thì lĩnh vực tín dụng này đƣợc phát triển mạnh mẽ nhƣ cứu cánh cho nền kinh tế nhằm kích thích nền kinh tế tăng trƣởng. Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 2011-2013 Hình 4.2: Biểu đồ tỷ trọng dƣ nợ ngắn và dài hạn của MDB 2011-2013 Hình 4.2 cho ta thấy tỷ trọng của cho vay ngắn hạn tăng giảm qua các năm. Năm 2011 tỷ lệ dƣ nợ ngắn hạn chiếm 71,12%, sang năm 2012 tỷ lệ này tăng nhẹ lên 72,41%, đến năm 2013 tỷ lệ này giảm mạnh xuống còn 58,50%. Tình hình dƣ nợ ngắn hạn đột ngột giảm nhƣ vậy là do năm 2013 doanh số cho vay ngắn hạn chỉ chiếm 21% tăng thấp hơn doanh số thu nợ là 31,57% dẫn đến dƣ nợ ngắn hạn của năm 2013 chiếm tỷ trọng thấp hơn so với các năm trƣớc. Đây cũng là xu hƣớng tạm thời của chi nhánh khi nhu cầu vốn của khách hàng còn thấp. Tổng dƣ nợ tăng liên tục trong khi đó tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn có xu hƣớng giảm điều này cho thấy chi nhánh đang có sự chuyển dịch trong cơ cấu tín dụng, quy mô tín dụng ngắn hạn đang bị thu hẹp dần. Tiếp theo, tỷ trọng dƣ nợ trung và dài hạn cũng có sự biến động. Tỷ trọng này năm 2011 chiếm 28,88%, sang năm 2012 chiếm 27,59%, qua đến năm 2013 tiếp tục tăng lên là 41,50%. Điều này cho thấy chi nhánh đang đẩy mạnh cho vay tiêu dùng theo hình thức trung và dài, chủ yếu là đối với sản phẩm cho vay CBCNV. 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Nguồn: Phòng kinh doanh MDB 6 tháng đ u năm 2013 và 6 tháng đ u năm 2014 Hình 4.3: Biểu đồ tỷ trọng dƣ nợ ngắn và dài hạn của MDB giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đến 6 tháng đầu năm 2014 tiếp theo đà chuyển dịch cho vay sang xu hƣớng trung và dài hạn của năm 2013, tỷ trọng ngắn hạn có xu hƣớng giảm, 58 đồng thời tỷ trọng trung và dài hạn có xu hƣớng tăng. Cụ thể, tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013 là 62,01%, đến 6 tháng đầu năm 2014 tỷ trọng này giảm xuống là 50,77%. Mặc dù 6 tháng đầu năm 2014 dƣ nợ ngắn hạn chỉ đạt 30.118 triệu đồng tăng 37,79% so với cùng kỳ năm 2013, trong khi đó dƣ nợ trung và dài hạn đạt 57.668 triệu đồng tăng 118,11% so với cùng kỳ. Nhƣng xét về tỷ trọng, dƣ nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ (trên 50%). Đây là tín hiệu đáng mừng vì dƣ nợ trung và dài hạn chứa đựng nhiều rủi ro. Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 dƣ nợ tín dụng tiêu dùng luôn tăng. Ngoài sự biến động không đáng kể của dƣ nợ trung và dài hạn, dƣ nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ. Điều này giúp Ngân hàng hạn chế đƣợc rủi ro lãi suất khi có sự thay đổi của lãi suất thị trƣờng và tăng vòng quay vốn một cách nhanh chóng, góp phần tăng trƣởng tín dụng. 4.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TIÊU DÙNG 4.3.1. Tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng Nhìn chung, trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào cũng tiềm ẩn những rủi ro, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng không ngoại lệ. Nợ quá hạn là những khoản nợ mà đến hạn khách hàng không thanh toán vốn gốc hoặc gốc hoặc lãi cho ngân hàng. Vì nguyên nhân khách quan nào đó ảnh hƣởng đến việc không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng thì khách hàng có thể yêu cầu cán bộ tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, có thể là điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ. Tuy nhiên, khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ mà khách hàng vẫn không trả nợ đƣợc cho ngân hàng thì sẽ chuyển sang nợ quá hạn. 59 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 2011-2013 Hình 4.4: Tình hình nợ quá hạn của MDB giai đoạn năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 Hình 4.4 cho ta thấy nợ quá hạn của ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2011 nợ quá hạn đạt 1.429 triệu đồng, năm 2012 đạt 2.674 triệu đồng và năm 2013 đạt 3.468 triệu đồng. Các khoản nợ quá hạn này mặc dù đƣợc ngân hàng theo dõi sát sao, thƣờng xuyên kiểm tra. Tuy nhiên, những năm gần đây lĩnh vực tiêu dùng đƣợc đẩy mạnh về doanh số và đây là một trong những hoạt động tín dụng mang yếu tố quyết định đến tăng trƣởng tín dụng của chi nhánh, do đó song song là rủi ro nợ quá hạn đang tăng cao. Nhƣng nợ quá hạn cho vay tiêu dùng chủ yếu thuộc nợ nhóm 2. Thƣờng do nguyên nhân từ phía khách hàng dẫn đến nợ quá hạn tạm thời. Nợ quá hạn tạm thời là những khoản nợ không phải khách hàng gặp khó khăn về tài chính mà do những đơn vị trả lƣơng không trả đầy đủ hoặc đúng hạn. Hoặc có thể do khách hàng bận việc đột xuất hay ngƣời chịu trách nhiệm thanh toán tiền hàng tháng cho Ngân hàng chiếm dụng vốn. Đến 6 tháng đầu năm 2014 nợ quá hạn đạt 4.329 triệu đồng, tăng 248 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân do trong những tháng đầu của năm 2014 tình hình tăng trƣởng tín dụng chung của toàn hệ thống còn thấp, MDB đẩy mạnh cho vay tiêu dùng chiến lƣợc của mình. Cụ thể, MDB tung ra những gói vay tiêu dùng với lãi suất thấp, cạnh tranh giành giật từng khách hàng và tăng hạn mức tín dụng đối với CBCNV lên 24 lần lƣơng. Vì thế, Ngân hàng đối mặt với nợ quá hạn lớn là điều không tránh khỏi. Mặc dù không phải nợ quá hạn đều dẫn đến tổn thất nhƣng qua đó có thể cho biết Ngân hàng gặp khó khăn trong công tác thu hồi nợ, nguồn vốn của Ngân hàng 60 bị chiếm dụng. Bên cạnh đó, nợ quá hạn phát sinh làm cho cán bộ tín dụng mất thời gian xử lý nợ, không tiếp cận đƣợc những món vay mới đồng thời nợ quá hạn nhiều làm cho các cán bộ cho vay ngần ngại mở rộng hoạt động tín dụng. Ngoài ra, nguyên nhân tác động của môi trƣờng kinh tế làm ngƣời đi vay không đủ khả năng trả các khoản nợ khi đến hạn. Do đó, cùng với việc tăng doanh số cho vay tiêu dùng Ngân hàng cần nên thận trọng hơn từ khâu đầu tiên, áp dụng nghiêm ngặt các quy trình cho vay và thu nợ. Nhân viên tín dụng cần theo dõi và kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng. Điều quan trọng nhất, chi nhánh nên nâng cao hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân, vì đây đƣợc coi là một công cụ hữu hiệu của các NHTM trong việc quản trị rủi ro tín dụng tiêu dùng. 4.3.2. Phân tích rủi ro tín dụng tiêu dùng thông qua chỉ tiêu nợ xấu của Ngân hàng Theo thông tƣ 02/2013/TT-NHNN, nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo quy đinh phân loại nợ. Nợ xấu là những khoản nợ có mức độ rủi ro cao, những khoản nợ khó thu hồi hoặc có khả năng mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ đánh giá chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng. Nợ xấu lớn là dấu hiệu cho biết ngân hàng không tận dụng hết các nguồn lực để đánh giá các khoản tín dụng và giám sát các quy trình cho vay. Trong tình hình kinh tế khó khăn, quy mô nợ xấu tiếp tục gia tăng, thực trạng này làm tăng mức độ rủi ro gây ra nguy cơ mất an toàn đối với toàn hệ thống. 4.3.2.1. Nợ xấu theo sản phẩm Tình hình nợ xấu theo sản phẩm của MDB bao gồm nợ xấu cho vay CBCNV, cho vay mua xe trả góp và cho vay khác. Bảng 4.17: Nợ xấu theo sản phẩm của MDB giai đoạn năm 2011-2013 Chỉ tiêu CBCNV Mua xe khác Tổng 2011 2012 2013 352 718 789 323 792 908 293 152 97 968 1.662 1.794 2012/2011 Số Tiền % 366 103,98 469 145,20 -141 -48,12 694 71,69 ĐVT: triệu đồng 2013/2012 Số Tiền % 71 9,89 116 14,65 -55 -36,18 132 7,94 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 2011-2013 Qua bảng 4.17, ta có thể thấy nợ xấu cho vay tiêu dùng có xu hƣớng tăng qua các năm. Trong đó, nợ xấu cho vay CBCNV và cho vay mua xe trả góp chiếm phần lớn trong tổng nợ xấu cho vay tiêu dùng. Cụ thể, đối với sản phẩm cho vay CBCNV nợ xấu năm 2012 tăng 366 triệu đồng, vƣợt 103,98% so với 61 năm 2011. Nguyên nhân do tình hình kinh tế nƣớc ta ảnh hƣởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao đời sống của ngƣời dân gặp nhiều khó khăn. Trong đó, kinh tế thành phố Cần Thơ bị ảnh hƣởng chung của tình hình lạm phát, sự thiếu hụt về tiền chi trả cho các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày đã khiến ngƣời dân không thể hoàn trả các khoản vay trƣớc đó. Theo công bố của NHNN tỷ lệ nợ xấu của hệ thống Ngân hàng năm 2012 là 4,08%. Trƣớc ảnh hƣởng khó khăn chung của nền kinh tế, chi nhánh MDB cũng nhƣ các Ngân hàng khác nợ xấu vẫn ở mức cao. Chiến lƣợc đẩy mạnh doanh số cho vay tiêu dùng CBCNV làm cho nợ xấu tăng lên rất lớn so với năm 2011. Đến năm 2013 nợ xấu ở sản phẩm CBCNV đạt 71 triệu đồng, vƣợt 9,89% so với 2012. Vì đối với sản phẩm này thƣờng vay với thời gian dài nên khả năng trả nợ phụ thuộc phần lớn vào tình trạng sức khỏe, gia đình và công việc của ngƣời đi vay. Tốc độ tăng của nợ xấu năm 2013 thấp hơn tốc độ tăng của nợ xấu năm 2012 do Ngân hàng đã giám sát chặt chẽ trong việc cho vay những khách hàng có uy tín, loại bớt những khách hàng không thiện chí trả nợ, công tác thu hôì nợ cũng đã thực hiện tốt hơn. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng tăng cƣờng trích quỹ dự phòng rủi ro để xử lý. Vì thế, doanh số cho vay CBCNV tăng mạnh nhƣng nợ xấu chỉ tăng khoản 10% so với năm 2012. Cùng với việc đẩy mạnh cho vay CBCNV, sản phẩm cho vay mua xe trả góp cũng đƣợc Ngân hàng chú trọng để tăng doanh số. Song song là Ngân hàng đối diện nhiều rủi ro trong cho vay này. Cụ thể, nợ xấu sản phẩm này năm 2012 so với năm 2011 tăng 469 triệu đồng với tỷ lệ là 145,20%. Đến năm 2013 nợ xấu tăng 116 triệu đồng với tỷ lệ là 14,65% so với năm 2012. Nguyên nhân do lĩnh vực cho vay này thủ tục đơn giản, rất khó đánh giá đƣợc khách hàng vay vốn nhƣ thế nào để có biện pháp quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Thêm vào đó, cho vay mua xe trả góp thƣờng là những khách hàng cá nhân có thu nhập thấp nên khi họ bị sa thảy, thất nghiệp sẽ dẫn đến rủi ro trong việc trả nợ. Đôi khi có những khách hàng không thiện chí trả nợ, gian dối, họ lợi dụng sự quen biết để làm giấy tờ xe mới dẫn đến thất thoát những món nợ đã giải ngân của chi nhánh. Do đó, trong cho vay này để bù đắp rủi ro thì lãi suất cho vay mua xe trả góp là rất cao 50%/năm - 60%/năm. Vì thế, Ngân hàng cần đánh giá khách hàng một cách thận trọng xem khách hàng đó có đáng tin cậy hay không vì với độ tin cậy càng cao thì khả năng trả nợ đúng hạn của họ sẽ càng cao, khi đó rủi ro của Ngân hàng sẽ đƣợc hạn chế. Nợ xấu trong cho vay khác có chiều hƣớng giảm qua các năm. Cụ thể, nợ xấu năm 2012 giảm 48,12% so với năm 2011, năm 2013 giảm 36,18% so với năm 2012. Nguyên nhân do tùy từng lĩnh vực cho vay mà chi nhánh có những khẩu vị rủi ro khác nhau. Đối với lĩnh vực cho vay khác đây không phải là thế 62 mạnh của chi nhánh, ngại rủi ro cao nên Ngân hàng không phát triển mạnh lĩnh vực này biểu hiện qua doanh số cho vay có xu hƣớng giảm qua các năm nhƣ đã phân tích ở phần trƣớc. Doanh số cho vay thấp hơn doanh số thu nợ, qua đó cho thấy chi nhánh đang tập trung công tác thu hồi nợ và thu hẹp dần đối với lĩnh vực cho vay này. Đồng thời cũng khẳng định rằng công tác thu nợ của Ngân hàng và công tác thẩm định đƣợc chú trọng và kiểm soát nên nợ xấu của các khoản vay này giảm qua các năm. Bảng 4.18: Nợ xấu theo sản phẩm của MDB 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu CBCNV Mua xe Cho vay khác Tổng 6 tháng đầu năm 2013 918 1.514 324 2.756 2014 742 1.382 131 2.255 ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm 2014/2013 Số tiền % -176 -19,17 -132 -8,72 -193 -59,57 -501 -18,18 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 6 tháng đ u năm 2013 và 6 tháng đ u năm 2014 Trong 6 tháng năm 2014 nợ xấu của toàn hệ thống có xu hƣớng tăng lên do tình hình kinh tế vĩ mô chƣa có nhiều cải thiện. Mặt khác TCTD áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn làm nợ xấu gia tăng. Đi ngƣợc với tình hình chung, lĩnh vực tín dụng tiêu dùng của MDB chi nhánh Cần Thơ, mặc dù doanh số 6 tháng đầu năm 2014 tăng cao nhƣng nợ xấu giảm so với 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể, đối với sản phẩm cho vay CBCNV nợ xấu giảm 176 triệu đồng, sản phẩm cho vay mua xe trả góp nợ xấu giảm 132 triệu đồng và cho vay khác giảm 193 triệu đồng. Qua đó, ta thấy với thế mạnh cho vay tiêu dùng, Ngân hàng giàu kinh nghiệm trong việc sàng lọc khách hàng cho vay, hạn chế đƣợc rủi ro. Bên cạnh đó, xu hƣớng tất yếu của chi nhánh năm 2014 là thu hẹp dần sản phẩm cho vay mua xe trả góp và sản phẩm cho vay khác nên nợ xấu đã giảm khá nhiều. Mặt khác, dù các yếu tố kinh tế có tác động làm ảnh hƣởng đến tình hình nợ xấu nhƣng bằng mọi nổ lực Ngân hàng vẫn cố gắng duy trì ở mức thấp nhất, dƣới ngƣỡng cho phép là 3% để đảm bảo chất lƣợng tín dụng tốt. 63 4.3.2.2. Nợ xấu theo thời hạn vay Bảng 4.19: Nợ xấu theo thời hạn của MDB giai đoạn năm 2011-2013 Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung - dài hạn Tổng 2011 2012 2013 321 558 598 647 1.104 1.196 968 1.662 1.794 2012/2011 Số Tiền % 237 73,83 457 70,63 694 71,69 ĐVT: triệu đồng 2013/2012 Số Tiền % 40 7,17 92 8,33 132 7,94 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 2011-2013 Nhìn chung qua 3 năm, cơ cấu nợ xấu theo thời hạn của chi nhánh có chiều hƣớng tăng. Trong đó, tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn thấp và nợ xấu trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao. Nợ xấu trung và dài hạn năm 2012 tăng 457 triệu đồng với tỷ lệ là 70,63% so với năm 2011. Trong năm 2012, chi nhánh đã chú trọng nhiều đến cho vay trung và dài hạn nên việc kiểm soát chất lƣợng khoản vay khó khăn hơn, tăng nợ xấu trung và dài hạn. Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao, thu nhập của ngƣời dân tƣơng đối thấp dẫn đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng bị hạn chế làm tăng nợ xấu. Đến năm 2013, mặc dù nợ xấu trung và dài hạn tăng lên nhƣng tốc độ tăng thấp hơn năm 2012 chỉ tăng 8,33%. Nguyên nhân tăng là do dƣ nợ trung và dài hạn năm 2013 cao đạt 67.585 triệu đồng, báo hiệu cho Ngân hàng rủi ro tiềm ẩn là nợ xấu gia tăng. Tuy nhiên, năm 2013 ngân hàng đã đề ra nhiều biện pháp hợp lý để tránh tình trạng nợ xấu tăng cao nhƣ kiểm soát khoản vay trung và dài hạn khắt khe hơn, tăng cƣờng công tác thẩm định dẫn đến tốc độ tăng thấp hơn trƣớc. Mặc dù nợ xấu gia tăng qua các năm nhƣng Ngân hàng là một ngành kinh doanh có rủi ro theo xác suất. Vì thế, chi nhánh không vì quá cẩn trọng và sợ hãi để rồi không cho vay mà phải xác định chi nhánh chấp nhận khẩu vị rủi ro ở mức nào để kinh doanh sao cho có hiệu quả. Bảng 4.20: Nợ xấu theo thời hạn của MDB giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung - dài hạn Tổng 6 tháng đầu năm 2013 927 1.829 2.756 2014 752 1.503 2.255 ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm 2014/2013 Số tiền % -175 -18,88 -326 -17,82 -501 -18,18 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 6 tháng đ u năm 2013 và 6 tháng đ u năm 2014 64 Theo thực tế, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn trong năm 2014 nhƣ tốc độ tăng trƣởng thấp, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, các kênh đầu tƣ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, MDB Cần Thơ dƣới sự chỉ đạo của MDB Hội Sở xác định tiếp tục thực hiện chiến lƣợc đề cao tính an toàn, hiệu quả, cạnh tranh bằng sự khác biệt, chú trọng phát triển dịch vụ Ngân hàng và công tác quản trị rủi ro. Vì vậy, đến 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu trung - dài hạn và nợ xấu ngắn hạn đồng loạt giảm. Cụ thể, nợ xấu ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 giảm 175 triệu đồng với tỷ lệ giảm 18,88%, nợ xấu trung và dài hạn giảm 326 triệu đồng với tỷ lệ là 17,82% so với cùng kỳ năm 2013. Đây là dấu hiệu tốt cho việc đánh giá chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng. Điều này cho thấy Ngân hàng đã hết sức nổ lực trong công tác quản lí và thu hồi nợ, hoàn thành đƣợc kế hoạch mà Hội Sở đã giao. Tóm lại, hoạt động cho vay tiêu dùng là lĩnh vực cho vay có nhiều rủi ro, tồn tại những nguy cơ tiềm ẩn rất lớn từ phía khách hàng ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu tăng qua các năm trong cho vay tiêu dùng thƣờng đến từ phía khách hàng. Có thể là do từ nhiều phía nhƣ: ý muốn kéo dài thời hạn trả nợ của khách hàng, năng lực tài chính, khách hàng bị thất nghiệp tạm thời hay lâu dài ảnh hƣởng đến thu nhập, ảnh hƣởng biến động của các điều kiện kinh tế. Vì thế, chi nhánh khi xem xét cho vay cần phải thu thập thông tin khách hàng thật đầy đủ và chính xác, thẩm định khách hàng vay thật kỹ càng cũng nhƣ quản lý tốt các khoản tín dụng, giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất để nâng cao khả năng sinh lợi cho chi nhánh. 4.4. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA MDB CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN NĂM 2011 - 2013 Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, hiệu quả tín dụng sẽ đem đến cho Ngân hàng phát triển an toàn và vững mạnh, nâng cao chất lƣợng tín dụng và mở rộng quy mô. Do đó, ngoài việc phân tích thực trạng tín dụng đề tài còn phân tích thêm các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả hoạt động cũng nhƣ rủi ro tín dụng để từ đó có thể đƣa ra chiến lƣợc thích hợp giúp Ngân hàng phát triển mạnh hơn nữa. 65 Bảng 4.21: Các chỉ tiêu đánh giá tín dụng tiêu dùng của MDB Cần Thơ giai đoạn năm 2011 - 2013 Chỉ tiêu ĐV tính Doanh số cho vay tiêu dùng Doanh số thu nợ tiêu dùng Dƣ nợ tiêu dùng Dƣ nợ bình quân Nợ quá hạn Nợ xấu tiêu dùng Dự phòng rủi ro Tổng vốn huy động Dƣ nợ tiêu dùng /tổng vốn huy động Hệ số thu hồi nợ tiêu dùng Vòng quay vốn tín dụng Nợ quá hạn/tổng dƣ nợ Nợ xấu / tổng dƣ nợ Hệ số DPRR Khả năng bù đắp triệu đồng triệu đồng triệu đồng triệu đồng triệu đồng triệu đồng triệu đồng triệu đồng lần % Vòng % % % lần 2011 95.575 57.230 42.344 23.172 1.429 968 542 156.848 0,27 59,88 2,47 3,37 2,29 1,28 0,56 ĐVT: triệu đồng Năm 2012 2013 128.580 180.491 87.179 101.361 83.745 162.875 63.045 123.310 2.674 3.468 1.662 1.794 1.044 1.583 343.500 474.600 0,24 0,34 67,80 56,16 1,38 0,82 3,19 2,13 1,98 1,10 1,25 0,97 0,63 0,88 Nguồn: kết quả tính toán dựa vào số liệu cung cấp từ phòng kinh doanh của MDB chi nhánh C n Thơ giai đoạn 2011 đến 6 tháng đ u năm 2014 4.4.1. Dƣ nợ tiêu dùng/vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt đối với ngân hàng. Vì nếu chỉ tiêu này quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngƣợc lại chỉ tiêu này quá nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn chƣa hiệu quả. Chỉ tiêu này thể hiện tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dƣ nợ. Qua bảng 4.21, ta thấy chỉ tiêu này tăng giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 bình quân khoảng 0,27 đồng dƣ nợ tiêu dùng thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Đến năm 2012 chỉ tiêu này giảm nhẹ, bình quân khoảng 0,24 đồng dƣ nợ tiêu dùng thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2013 chỉ tiêu này tăng trở lại bình quân 0,34 đồng thì mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Qua đó, ta có thể nhận thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng là khá tốt, nguồn vốn mà ngân hàng dùng để cho vay chủ yếu là nguồn vốn huy động. Do nguồn vốn này có chi phí thấp hơn nhiều so với nguồn vốn phải điều chuyển từ Hội Sở. Đồng thời, ta nhận thấy rằng dƣ nợ cho vay tiêu dùng còn khá thấp so với nguồn vốn mà ngân hàng huy động. Do thời gian gần đây các ngân hàng thƣờng tập trung vào cho vay tiêu dùng nhằm kích thích tăng trƣởng tín dụng 66 trong hoàn cảnh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, sức hấp thụ vốn kém. Nhƣng do MDB là một ngân hàng có quy mô nhỏ nên khả năng cạnh tranh trong cho vay tiêu dùng so với các ngân hàng khác còn nhiều khó khăn. Thêm vào đó, lãi suất liên tục biến động, mức cho vay cũng bị thắt chặt làm cho MDB không có nhiều cơ hội phát triển thêm nhiều khách hàng mới. Vốn huy động tăng liên tục qua mỗi năm trong khi sức tăng dƣ nợ về tín dụng tiêu dùng vẫn còn tăng rất chậm làm cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng bị ứ đọng, tăng chi phí cho Ngân hàng dẫn đến ảnh hƣởng kết quả hoạt động kinh doanh. Vì vậy, dù cho vay tiêu dùng của ngân hàng phát triển mạnh mẽ nhƣng ngân hàng cần đa dạng hơn với nhiều sản phẩm cho vay khác nhau để tăng trƣởng dƣ nợ tiêu dùng cho phù hợp với kế hoạch đã đề ra. Bên cạnh đó, chính sách thận trọng phải đặt lên hàng đầu trong cho vay để hạn chế tối thiểu rủi ro do lĩnh vực này mang lại. 4.4.2. Hệ số thu nợ tiêu dùng Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trong việc thu hồi nợ. Nó phản ánh trong một thời kỳ nhất định, ứng với doanh số cho vay ngân hàng thu đƣợc bao nhiêu đồng vốn. Bảng 4.21 cho ta thấy, hệ số thu nợ của MDB chi nhánh Cần Thơ đạt tỷ lệ tƣơng đối cao. Hệ số thu nợ năm 2011 đạt 59,88% sang năm 2012 đạt 67,80%. Kết quả này có đƣợc là do chi nhánh đã thực hiện tốt các chỉ đạo của Hội sở, tăng cƣờng công tác thu hồi nợ. Cùng với sự nổ lực không ngừng của cán bộ tín dụng thẩm định trƣớc, trong và sau khi cho vay nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, đến năm 2013 hệ số thu nợ giảm xuống chỉ còn 56,16%, cho thấy trong 100 đồng doanh số cho vay thu nợ đƣợc 56,16 đồng. Nguyên nhân không phải do công tác thu hồi nợ kém hiệu quả, trong những năm này chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay tiêu dùng với hình thức trung và dài hạn, thời gian thu hồi nợ kéo dài nên dẫn đến hệ số thu nợ thấp. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần tiếp tục duy trì và phát huy các biện pháp thu hồi nợ, cần kiểm soát sát sao những khoản nợ trung và dài hạn, hạn chế rủi ro để giúp cho đồng vốn của ngân hàng luôn đƣợc đảm bảo an toàn. 4.4.3. Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh hay chậm. Hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng của ngân hàng càng tốt, hiệu quả hoạt động càng cao. Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng trong 3 năm 2011-2013 theo chiều hƣớng giảm. Trong năm 2012 vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng là 1,38 vòng, nghĩa là chỉ cần mất hơn gần 9 tháng nguồn vốn của Ngân hàng đạt đƣợc 1 vòng, điều này cho thấy tốc độ 67 luân chuyển vốn của Ngân hàng trong năm 2012 chậm hơn năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2011 Ngân hàng chỉ mới đi vào hoạt động hơn 2 năm nên doanh số cho vay tƣơng đối thấp, chủ yếu cho vay ngắn hạn vì vậy thời gian thu hồi vốn nhanh dẫn đến dƣ nợ thấp, vòng quay vốn tín dụng nhanh. Đến năm 2013 vòng quay vốn tín dụng là 0,82 vòng, nghĩa là để có 1 vòng quay tín dụng Ngân hàng mất hơn 14 tháng. Do trong năm này tình hình kinh tế khó khăn gây ảnh hƣởng đến công tác thu hồi nợ và do ngân hàng mở rộng cho vay trung và dài hạn nên ảnh hƣởng đến vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh. Đồng thời, trong bối cảnh khó khăn về tăng trƣởng tín dụng, để hoàn thành chỉ tiêu về tăng doanh số từ Hội Sở giao, Ngân hàng đã mạnh dạn đẩy mạnh cho vay CBCNV với hình thức vay dài hạn thƣờng là 60 tháng. Doanh số thu nợ tiêu dùng tăng thấp hơn doanh số cho vay dẫn đến dƣ nợ tiêu dùng rất cao, điều này gây ảnh hƣởng rất lớn đến vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng. Bên cạnh đó, vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh chậm làm mất cân đối cơ cấu giữa nguồn vốn và tài sản sẽ ảnh hƣởng đến thanh khoản của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động chủ yếu của chi nhánh ở kỳ hạn ngắn nên cho vay trung và dài hạn sẽ dẫn đến rủi ro về mặt thanh khoản. Vì vậy, chi nhánh cần có biện pháp tăng vòng quay vốn tín dụng lên bằng cách quản lý tốt công tác thu hồi nợ càng nhanh càng tốt. 4.4.4. Nợ quá hạn/dƣ nợ tiêu dùng Chỉ tiêu này gián tiếp cho ta thấy quy mô các khoản vay tiêu dùng có rủi ro của các ngân hàng. Chỉ tiêu này càng thấp thì rủi ro càng thấp. Bảng 4.21 cho ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ có chiều hƣớng giảm qua các năm, nằm trong giới hạn cho phép là 5%. Cụ thể, chỉ tiêu này năm 2011 đạt 3,37%, năm 2012 đạt 3,19%, sang năm 2013 đạt 2,13%. Qua phân tích về nợ quá hạn, ta thấy nợ quá hạn luôn tăng qua các năm, do Ngân hàng mở rộng cho vay tiêu dùng phù hợp với xu hƣớng của thị trƣờng, tất yếu nợ quá hạn cũng tăng lên là điều không tránh khỏi. Nhƣng xét về tỷ lệ, chi tiêu này có xu hƣớng ngày càng giảm. Tỷ lệ này cho ta nhận thấy trên 95% dƣ nợ của Ngân hàng là trong hạn do đó không đẩy chi nhánh đến tổn thất do rủi ro tín dụng từ hoạt động này mang lại. Việc Ngân hàng hạn chế đƣợc tỷ lệ nợ quá hạn đối với loại hình cho vay tiêu dùng phần nào giúp chi nhánh giảm thiểu đƣợc rủi ro trong tín dụng . 4.4.5. Nợ xấu tiêu dùng/dƣ nợ tiêu dùng Nợ xấu là vấn đề không thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động của các Ngân hàng. Điều quan trọng nhất là làm thế nào để giữ tỷ lệ này ở mức chấp nhận đƣợc nhằm bảo đảm sự an toàn cho Ngân hàng. Chỉ tiêu này đo lƣờng 68 chất lƣợng tín dụng Ngân hàng. Ngân hàng có chỉ số này càng thấp có nghĩa là chất lƣợng tín dụng của ngân hàng này cao. Qua bảng 4.21, ta thấy chỉ tiêu này có dấu hiệu giảm xuống rõ rệt từ giai đoạn năm 2011 đến năm 2013. Năm 2011 chỉ tiêu này đạt 2,29%, sang năm 2012 chỉ tiêu này giảm chỉ còn 1,98%, đến năm 2013 chỉ tiêu này tiếp tục giảm còn 1,1%. Năm 2011 sở dĩ Ngân hàng có nợ xấu cao do ảnh hƣởng chung của nền kinh tế, ảnh hƣởng lớn đến thu nhập của ngƣời dân dẫn đến khả năng trả nợ của họ kém nên tỷ lệ nợ xấu năm này cao. Nhƣng đến giai đoạn năm 2012-2013 chi nhánh có những biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, kiểm soát tốt nợ xấu tiêu dùng làm giảm tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ tiêu dùng của Ngân hàng luôn dƣới ngƣỡng cho phép là 3%. Từ đó, cho thấy chất lƣợng tín dụng trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng là tƣơng đối tốt. Đạt đƣợc kết quả này là do đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh ngày càng chuyên nghiệp hơn, khả năng phân tích, định lƣợng rủi ro ngày càng tăng, công tác kiểm soát kỹ trƣớc, trong và sau khi vay của chi nhánh ngày càng sáng suốt hơn. 4.4.6. Hệ số giữa dự phòng tổn thất tín dụng so với tổng dƣ nợ cho vay tiêu dùng Chỉ tiêu này cho biết việc trích lập dự phòng rủi ro trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng. Tỷ lệ này cho ta biết trong 100 đồng dƣ nợ cho vay tiêu dùng, Ngân hàng trích lập dự phòng là bao nhiêu. Hệ số này càng cao thì báo hiệu chất lƣợng tín dụng càng xấu. Qua bảng 4.21, ta thấy tỷ lệ này giảm qua các năm. Cụ thể, tỷ lệ này năm 2011 đạt 1,27%, năm 2012 đạt 1,25% và năm 2013 đạt 0,98%. Nguyên nhân do xu hƣớng năm 2012 tình hình kinh tế còn nhiều nút thắt, sau thời gian nền kinh tế tăng trƣởng nóng và đầu tƣ cao dẫn đến tổng cầu giảm mạnh. Khi tổng cầu giảm mạnh thì tăng trƣởng tín dụng thấp, đời sống của ngƣời dân gặp nhiều khó khăn. Trƣớc bối cảnh đó, doanh số cho vay năm 2012 của chi nhánh vẫn tăng tƣơng đối tốt, tốc độ tăng của doanh số thu nợ thấp hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay nên dƣ nợ năm 2012 tăng rất nhiều so với năm 2011. Vì thế, dự phòng rủi ro của Ngân hàng bắt buộc phải tăng lên để xử lý rủi ro khi nợ xấu tăng mạnh. Tuy nhiên, mức tăng này không quá cao nên hệ số này giảm hơn so với năm 2011. Đến năm 2013 tỷ lệ này tiếp tục giảm. Cụ thể, hệ số dự phòng rủi ro năm 2013 đạt 0,97% nghĩa là trong 100 đồng dƣ nợ Ngân hàng trích lập dự phòng là 0,97 đồng. Nguyên nhân do Ngân hàng đã nâng cao khả năng quản trị rủi ro, có nhiều biện pháp để thu hồi những khoản nợ xấu nên hệ số này của Ngân hàng có xu hƣớng giảm qua các năm. 69 4.4.7. Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng tiêu dùng Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng. Qua 3 năm, hệ số này biến động theo chiều hƣớng tăng. Cụ thể, hệ số này năm 2011 là 0,56, năm 2012 là 0,63 sang năm 2013 là 0,88. Nguyên nhân là ngân hàng ngày càng quan tâm đến việc trích lập dự phòng rủi ro để bù đắp những khoản nợ xấu tăng theo thời gian đảm bảo tình hình hoạt động an toàn của Ngân hàng. Dự phòng đƣợc trích lập càng cao thì tổn thất tín dụng sẽ càng thấp khi đó khả năng bù đắp tốt. Đồng thời, ta thấy chi nhánh ngày càng chủ động hơn trong việc kiểm soát nợ xấu để tránh những tác động khó lƣờng do nợ xấu mang lại. Dự phòng rủi ro càng cao cho thấy khả năng bù đắp tốt, tuy nhiên dự phòng cao sẽ gia tăng chi phí hoạt động từ đó ảnh hƣởng đến lợi nhuận của chi nhánh. Qua đó, đòi hỏi nhà quản lý cần có biện pháp trích lập dự phòng sao cho hợp lí, hạn chế chi phí ở mức thấp nhất có thể. Qua phân tích các chỉ tiêu trên, rủi ro tín dụng tiêu dùng của chi nhánh ngày càng đƣợc cải thiện. Hệ số thu nợ của chi nhánh tƣơng đối cao mặc dù hệ số thu nợ trong năm 2013 có giảm so với các năm trƣớc nhƣng mức giảm tƣơng đối ít. Thêm vào đó, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ có chiều hƣớng giảm, hệ số dự phòng tổn thất tín dụng trên tổng dƣ nợ cũng có chiều hƣớng giảm. Qua đó, có thể đánh giá đƣợc rằng chất lƣợng tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng là tƣơng đối tốt. Tuy nhiên, nợ xấu của Ngân hàng luôn tăng qua các năm mà chủ yếu nợ xấu xuất phát từ cho vay trung và dài hạn. Do đó, chi nhánh cần cơ cấu lại thời hạn vay cho thích hợp để giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, chi nhánh phải tuân thủ theo tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng cho vay trung và dài hạn theo TT 13/2000/TT-NHNN qui định là 30% đối với các NHTM. Bên cạnh đó, hệ số khả năng bù đắp của chi nhánh có xu hƣớng tăng làm tăng chi phí hoạt động. Vì vậy, chi nhánh cần trích dự phòng rủi ro sao cho phù hợp vừa đảm đƣợc tình hình hoạt động an toàn của ngân hàng vừa tiết kiệm chi phí ở mức tối thiểu. 4.5. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC TRẢ NỢ VAY ĐÚNG HẠN CỦA KHÁCH HÀNG VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.5.1. Khái quát các rủi ro khách hàng vay thƣờng gặp Trong cuộc sống nhất là ở vùng nông thôn, ngƣời dân thƣờng gặp những rủi ro do những nhân tố chủ quan hay những nhân tố khách quan dẫn đến việc họ không thể hoàn thành nghĩa vụ trả nợ vay đúng hạn cho Ngân hàng. Những nguyên nhân bất khả kháng nhƣ: thiên tai, mất mùa hay dịch bệnh, thành viên 70 trong gia đình bị ốm đau hay mất việc, hay bản thân bị thất nghiệp…gây ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp đến khả năng tạo ra thu nhập của họ. Từ đó dẫn đến khó khăn về tài chính, mất cân đối trong việc thu chi. Vì thế, việc trích ra chi phí hàng tháng để dành để trả nợ là đều khó thực hiện, nhất là nợ từ Ngân hàng. Bảng 4.22: Nguyên nhân ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ Loại rủi ro Tần số Tỷ trọng (%) Bị ảnh hƣởng bởi thiên tai 10 9,1 Mất mùa hay dịch bệnh 10 9,1 Thất nghiệp 50 45,5 Thành viên trong gia đình bị ốm đau 21 19,1 Nguyên nhân khác 19 17,3 110 100 Tổng cộng Nguồn: Thống kê từ điều tra từ 110 quan sát, 2014 Kết quả khảo sát ở bảng 4.22 cho ta thấy rủi ro thƣờng gặp nhất đối với khách hàng vay tiêu dùng tại địa bàn Hậu Giang là thất nghiệp chiếm đến 45,5% trong tổng số 110 quan sát thu thập đƣợc. Do đa phần hình thức cho vay tiêu dùng CBCNV chủ yếu là hình thức cho vay tín chấp, không tài sản đảm bảo. Nguồn trả nợ của họ chủ yếu là thu nhập từ lƣơng hàng tháng nên nếu một cá nhân nào đó bị sa thải hoặc thay đổi vị trí công việc dẫn đến giảm sút thu nhập. Rủi ro không thực hiện đƣợc đầy đủ nghĩa vụ trả nợ là rất cao. Kế đến, rủi ro do thành viên trong gia đình bị ốm đau chiếm 19,1%. Điều này cũng dễ hiểu vì đối với CBCNV nguồn thu nhập chủ yếu là lƣơng hàng tháng. Do đó, khi gia đình bị ốm đau thì nhu cầu chi tiêu của họ càng nhiều hơn. Ngoài chi phí phải lo trang trải cuộc sống hàng ngày, họ còn tốn thêm chi phí thuốc men. Chi tiêu ngày càng nhiều trong khi thu nhập của họ lại không bù đắp đủ điều đó dẫn đến rủi ro họ không thanh toán tiền vay là rất lớn. Ngoài hai nguyên nhân quan trọng đó, các nguyên nhân khác cũng chiếm tỷ lệ khá lớn đến 17,3%. Họ cho rằng những nguyên nhân khác khiến họ gặp rủi ro không thanh toán nợ cho ngân hàng là do đời sống gia đình khó khăn ngoài những khoản vay của tổ chức tín dụng chính thức họ còn vay thêm nợ ở bên ngoài với hình thức tín dụng phi chính thức. Những khoản vay này có lãi suất rất lớn nên lúc nào họ cũng muốn thanh toán càng sớm càng tốt, từ đó trì hoãn 71 việc thanh toán tiền vay cho Ngân hàng. Thêm vào đó, công việc thay đổi đột xuất ảnh hƣởng xấu đến thu nhập của họ hay do chi tiêu quá nhiều trong tháng dẫn đến thiếu hụt. Một tình trạng nghiêm trọng hơn là do ngƣời trực tiếp chịu trách nhiệm trích lƣơng hàng tháng để trả nợ cho một đơn vị nào đó (chẳng hạn nhƣ thủ quỹ) không chấp hành đúng qui định, chiếm dụng vốn chi xài cho cá nhân,...Đối với rủi ro về thiên tai và mất mùa thì ít dẫn đến rủi ro hơn vì công việc của họ không ảnh hƣởng nhiều bởi những yếu tố đó. Cho dù có mất mùa hay thiên tai thì thu nhập của họ vẫn không thay đổi. 4.5.2. Mô tả khái quát mẫu khảo sát Dựa vào kết quả khảo sát qua điều tra từ 110 quan sát khách hàng đang có dƣ nợ vay tiêu dùng ở Ngân hàng Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ. Đề tài phân tích khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng cụ thể là cán bộ công nhân viên tại địa bàn Hậu Giang thông qua các chỉ tiêu nhƣ: tuổi của khách hàng, tỷ lệ ngƣời phụ thuộc, lãi suất vay, thu nhập… 4.5.2.1. Đặc điểm của khách hàng vay vốn Đặc điểm vay vốn của khách hàng đƣợc phân tích thông qua các yếu tố cụ thể nhƣ: tuổi, tỷ lệ ngƣời phụ thuộc, thu nhập, trình độ học vấn.. Bảng 4.23: Độ tuổi, học vấn, tỷ lệ ngƣời phụ thuộc, thu nhập của khách hàng vay vốn tiêu dùng Chỉ tiêu Số quan sát Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất ĐLC Tuổi 110 37,86 24 53 7,83 Học vấn 110 14 12 16 1,86 Tỷ lệ ngƣời phụ thuộc 110 0,30 0,00 0,50 0,11 Thu nhập 110 4,38 2,0 8,5 1,44 Nguồn: Thống kê từ điều tra từ 110 quan sát, 2014 - Tuổi của khách hàng: Tuổi của khách hàng thấp nhất là 24 tuổi và cao nhất là 53 tuổi và độ tuổi trung bình là 37,86. Phần lớn đối tƣợng tham gia vay vốn là ở tuổi trung niên. Kết quả giải thích đƣợc rằng những ngƣời ở độ tuổi trung niên thƣờng khá ổn định về mặt gia đình – xã hội. Họ luôn muốn cải thiện cuộc sống kinh tế ngày một tốt hơn. Đôi khi gặp khó khăn về mặt kinh tế họ thƣờng tìm đến nguồn vốn tài trợ từ Ngân hàng. Bên cạnh đó, những ngƣời vay vốn là những ngƣời có thu nhập ổn định, uy tín và phải có năng lực hành vi dân sự thì Ngân hàng mới ƣu tiên xét duyệt khoản vay. 72 - Trình độ học vấn của khách hàng vay vốn tiêu dùng: trình độ học vấn của khách hàng vay vốn đƣợc mã hóa theo số năm đến trƣờng (trong đó tốt nghiệp trung học là 12, trung cấp và cao đẳng là 14 và đại học là 16). Kết quả khảo sát cho ta thấy trình độ học vấn thấp nhất của khách hàng là ở trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học. Trình độ học vấn cao nhất là đại học. Khách hàng có trình độ học vấn cao sẽ đƣa ra các quyết định chính xác hơn trong kế hoạch vay vốn và sử dụng vốn vay để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Điều này cho thấy sự nổ lực của chính quyền địa phƣơng trong công tác xóa mù chữ, là yếu tố tích cực giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận tín dụng chính thức. - Tỷ lệ người phụ thuộc: là tỷ lệ giữa số ngƣời phụ thuộc trên tổng số nhân khẩu. Tỷ lệ ngƣời phụ thuộc càng lớn thì khả năng trả nợ đúng hạn sẽ càng thấp. Qua bảng thống kê, tỷ lệ ngƣời phụ thuộc trung bình là 30%, tỷ lệ ngƣời phụ thuộc cao nhất là 50% và thấp nhất là 0%. Những gia đình có tỷ lệ ngƣời phụ thuộc cao thƣờng có 3 thế hệ sống chung một gia đình. - Thu nhập: thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc hoàn trả vốn vay cho các tổ chức tín dụng. Thu nhập của khách hàng trung bình là 4,38 triệu đồng. Biên độ dao động thu nhập xoay quanh giá trị trung bình là 1,44. Trong đó, khách hàng có thu nhập hàng tháng thấp nhất là 2 triệu đồng, cao nhất là 8,5 triệu đồng. Khách hàng có kinh nghiệm nghề nghiệp càng nhiều thì thu nhập của họ càng cao, khi đó khả năng tiếp cận tín dụng sẽ dễ dàng hơn, đồng thời khả năng trả nợ đúng hạn sẽ cao. - Nơi cư tr của khách hàng vay vốn Bảng 4.24: Nơi cƣ trú của khách hàng vay vốn tiêu dùng Định cƣ Số quan sát Định cƣ ổn định tại địa phƣơng Định cƣ không ổn định Tổng Tỷ lệ(%) 103 93,6 7 6,4 110 100,0 Nguồn: Thống kê từ điều tra từ 110 quan sát, 2014 Bảng thống kê 4.24 cho ta thấy khách hàng vay vốn tiêu dùng là những ngƣời sống ổn định tại địa phƣơng, với 103 ngƣời chiếm 93,6%. Nhƣ vậy, cho thấy mức độ an cƣ lạc nghiệp của khách hàng, nơi cƣ trú ổn định sẽ có định hƣớng tốt hơn trong công việc làm ăn cũng nhƣ có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay đƣợc dễ dàng hơn. Đối với những ngƣời chƣa có nơi cƣ trú ổn định, đời sống của họ sẽ dễ bị thay đổi do thƣờng xuyên di chuyển chổ ở. Vì thế, việc tiếp cận tín dụng là điều rất khó khăn. 73 4.5.2.2. Thực trạng vay vốn và hoàn trả vốn vay của khách hàng Về thực trạng vay vốn và hoàn trả vốn vay của khách hàng vay tiêu dùng đƣợc phân tích thông qua nguồn thông tin tiếp cận đƣợc vốn vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay, môi trƣờng làm việc thay đổi và khả năng trả nợ đúng hạn. - Thông tin tiếp cận nguồn vốn vay Bảng 4.25: Thông tin tiếp cận nguồn vốn vay Số quan sát Thông tin Chính quyền địa phƣơng Tỷ lệ (%) 3 2,7 Ngƣời thân giới thiệu 22 20,0 Cán bộ tổ chức cho vay 51 46,4 4 3,6 Thông tin quảng cáo 13 11,8 Nguồn khác 17 15,5 110 100,0 Tự liên hệ Tổng Nguồn: Thống kê từ điều tra từ 110 quan sát, 2014 Thông tin tiếp cận vốn vay đến từ rất nhiều nguồn khác nhau. Nhƣng nguồn chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là từ cán bộ tổ chức cho vay (chiếm 46,4%). Do để tăng trƣởng tín dụng phải có đƣợc khách hàng, Ban giám đốc đã giao chỉ tiêu về doanh số cho vay cho từng cán bộ tín dụng. Vì thế, cán bộ tín dụng tiếp thị đến nhiều đơn vị khác nhau để có đƣợc khách hàng. Ngoài ra, thông tin từ ngƣời thân cũng chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao (chiếm 20,0%). Do những khách hàng có nhu cầu vay vốn họ đƣợc ngƣời thân giới thiệu và họ cảm thấy hình thức cho vay phù hợp với năng lực của họ thì họ sẽ tìm đến vay. Thông tin tiếp cận vốn vay từ các nguồn còn lại chiếm tỷ lệ tƣơng đối thấp. - Thời hạn vay Bảng 4.26: Thời hạn vay của khách hàng vay vốn tiêu dùng Chỉ tiêu Số quan sát Trung bình Thấp nhất Cao nhất Thời hạn vay (tháng) 110 45,22 6 ĐLC 60 18,55 Nguồn: Thống kê từ điều tra từ 110 quan sát, 2014 Thời hạn vay vốn của khách hàng khác nhau, tùy vào phƣơng án sử dụng vốn của khách hàng mà vay ngắn hạn hay dài hạn. Qua bảng 4.26, ta thấy khách hàng vay với thời hạn ngắn nhất là 6 tháng, phần lớn còn lại khách hàng 74 chủ yếu vay với thời hạn dài, cao nhất là 60 tháng. Đa số khách hàng vay tiêu dùng có nhu cầu chi tiêu trƣớc trả tiền sau nên họ thƣờng vay dài hạn. Bên cạnh đó, với cùng một khoản vay thì thời hạn vay càng dài số tiền trả góp mỗi tháng sẽ thấp hơn thời hạn vay ngắn nên họ sẽ dễ dàng hơn trong việc cân đối chi tiêu, áp lực trả nợ hàng tháng sẽ thấp. Từ đó, khả năng trả nợ đúng hạn của họ sẽ cao. -Lãi suất vay vốn Bảng 4.27: Lãi suất vay vốn của khách hàng vay tiêu dùng Chỉ tiêu Số quan sát Trung bình Thấp nhất Cao nhất Lãi suất vay (%/năm) 110 16,26 15,60 16,80 ĐLC 0,32 Nguồn: Thống kê từ điều tra từ 110 quan sát, 2014 Kết quả điều tra lãi suất vay của khách hàng đƣợc trình bày ở bảng 4.27 cho ta thấy lãi suất trung bình của khách hàng vay vốn năm 2014 là 16,26%/năm. Lãi suất vay thấp nhất là 15,60%/năm và cao nhất là 16,80%/năm (lãi suất dao động từ 1,3%/tháng – 1,4%/tháng). Tùy theo thời hạn vay mà có lãi suất vay tƣơng ứng. Lãi suất vay vốn bình quân tƣơng đối cao, do cho vay tiêu dùng thƣờng ẩn chứa rủi ro cao hơn các khoản cho vay khác. Lãi suất cho vay cao nên áp lực chi phí hàng tháng để trả nợ của họ nhiều, ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn vay và việc trả nợ đúng hạn của khách hàng. - Thay đổi môi trường làm việc Qua điều tra 110 khách hàng, sự thay đổi của môi trƣờng làm việc ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng đƣợc trình bày ở bảng sau: Bảng 4.28: Thay đổi môi trƣờng làm việc Môi trƣờng làm việc thay đổi Số quan sát Tỷ lệ (%) Không ảnh hƣởng gì 77 70,0 Có ảnh hƣởng nhƣng không đáng kể 18 16,4 Ảnh hƣởng xấu 15 13,6 110 100,0 Tổng Nguồn: Thống kê từ điều tra từ 110 quan sát, 2014 Bảng trên cho ta thấy sự thay đổi môi trƣờng làm việc sẽ không ảnh hƣởng gì đến khả năng trả nợ của khách hàng, gồm có 77 khách hàng chiếm 70,0%. Kế đến có 18 khách hàng cho rằng có ảnh hƣởng nhƣng không đáng 75 kể, chiếm 16,4%. Sau cùng có 13,6 % khách hàng cho rằng sự thay đổi môi trƣờng làm việc sẽ ảnh hƣởng xấu đến khả năng trả nợ của họ. Nhìn chung, có thể nhận thấy rằng sự thay đổi môi trƣờng sẽ không ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ là do họ làm việc trong cơ quan nhà nƣớc nên dù họ có bị chuyển đơn vị công tác thì họ vẫn làm trong lĩnh vực đó, đồng thời thu nhập của họ sẽ không bị ảnh hƣởng nhiều. - Khả năng trả nợ vay Bảng 4.29: Khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn tiêu dùng Khả năng trả nợ Số quan sát Tỷ lệ (%) Đúng hạn 78 70,91 Không đúng hạn 32 29,09 110 100,0 Tổng Nguồn: Thống kê từ điều tra từ 110 quan sát, 2014 Qua phỏng vấn 110 khách hàng đang vay vốn tiêu dùng tại Ngân hàng, có 78 ngƣời trả nợ đúng hạn chiếm 70,91%, số khách hàng trả nợ không đúng hạn chiếm tỷ lệ tƣơng đối thấp 29,09%. Những nguyên nhân khách hàng không trả nợ đúng hạn hàng tháng là do: - Thứ nhất là mong muốn trả nợ nhƣng thực tế khả năng hạn chế chƣa đáp ứng việc hoàn trả theo hợp đồng. Các nguyên nhân trả nợ không đúng hạn thƣờng là do xuất phát từ các nguyên nhân mà khách hàng gặp phải nhƣ đã trình bày ở mục trƣớc. Ngoài ra, còn có những nguyên do khác nhƣ khách hàng bận đi công việc, du lịch xa chƣa về kịp, nhà có đám tiệc… nên tại thời điểm nợ đến hạn chƣa có tích lũy đủ vốn để trả nợ cho Ngân hàng. - Thứ hai là do yếu tố mang tính chất không sẵn lòng chi trả dù có khả năng. Với nhiều nguyên nhân nhƣ chƣa muốn trả để tiền tiêu xài vào mục đích khác, nhƣ vậy đồng nghĩa với sử dụng vốn sai mục đích, trái với quy định trong hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng. Hay lý do khác là có ý định tiêu cực, muốn lừa đảo, chiếm dụng vốn,… 4.5.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ Để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng tại Ngân hàng MDB chi nhánh Cần Thơ, phần này sẽ trình bày kết quả phân tích bằng mô hình hồi quy Logistic. Trong đó, 76 biến phụ thuộc của mô hình là khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng và 6 biến độc lập giải thích các nhân tố: tuổi, học vấn, thời hạn vay, lãi suất, thu nhập, tỷ lệ ngƣời phụ thuộc. Khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng đƣợc đo lƣờng theo hai khả năng là trả nợ đúng hạn (nhận giá trị 1) và không trả nợ đúng hạn (nhận giá trị 0). Theo kết quả hồi quy bằng mô hình Logistic, do biến phụ thuộc là biến nhị phân nhận hai giá trị 1 và 0 nên các ƣớc lƣợng β trong hàm hồi quy sẽ không phản ánh tác động biên của các biến độc lập lên xác suất biến phụ thuộc, mà β dùng để phản ánh chiều tác động của các biến độc lập lên xác suất biến phụ thuộc. Để giải thích mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc cần phải quy các hệ số tác động biên về hệ số tác động góc. Để xác định mô hình có hiện tƣợng đa cộng tuyến hay không, ta kiểm định tƣơng quan cặp giữa các biến độc lập trong mô hình, thấy rằng các hệ số trong ma trận tự tƣơng quan đều thấp hơn 0,8. Điều này cho ta thấy mô hình không có hiện tƣợng đa cộng tuyến. Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình Logistic đƣợc thể hiện ở bảng: Bảng 4.30: Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình Logistic Biến độc lập Hệ số β Mức ý nghĩa X1(LAISUAT) -0,824 0,928 X2(THUNHAP) 0,569 0,025** -9,183 0,002*** X3(TYLENGUOIPHUTHUOC) X4(HOCVAN) 0,050 0,735 X5(THOIHANVAY) 0,028 0,047** X6(DOTUOI) -0,027 0,617 Hằng số -0,403 0,974 Số quan sát 110 Log likelihood -52,807 Prob>chi2 0,0001 Correctly classified 80,00% Nguồn: tính toán từ số liệu khảo sát Ghi ch : *: Mức nghĩa 10%, **: Mức nghĩa 5%, ***:Mức nghĩa 1% Dựa theo kết quả trên, mô hình có ý nghĩa thống kê, giá trị Prob>chi2 của mô hình là 0,0001chi2=0,0001) rất nhỏ, do đó các biến đƣa vào mô hình hoàn toàn phù hợp. Kiểm định đa cộng tuyến, kết quả không phát hiện hiện tƣợng đa cộng tuyến. Đồng thời, sau khi kiểm tra phân phối chuẩn của phần dƣ thì kết quả chỉ ra rằng phần dƣ không tuân theo phân phối chuẩn (Pr (Skewness) là 0,0000 và Pr (Kurtosis) là 0,0000). Theo Trọng và Ngọc (2008) phần dƣ có phân phối chuẩn khi Pr (Skewness) là 0,000 và Pr (Kurtosis) là 3,000. Vì thế, ta thấy đƣợc tính chắc chắn của mô hình hồi quy Logistic đƣợc sử dụng trong phân tích đề tài này. 79 CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CẦN THƠ Qua phân tích thực trạng và rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng MDB chi nhánh Cần Thơ có thể nhận thấy rằng đây là lĩnh vực cho vay đầy tiềm năng, đang trên đà phát triển và mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên, song song đó là rủi ro do hoạt động này mang lại nhƣ sau: - Rủi ro đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng còn cao biểu hiện qua nợ quá hạn và nợ xấu tăng qua các năm, vòng quay vốn tín dụng còn rất thấp, đồng thời việc trích lập rủi ro đối với lĩnh vực này tăng qua các năm. Xét về sâu bên trong, rủi ro tăng chủ yếu đến từ hoạt động cho vay mua xe trả góp và cho vay cán bộ công nhân viên. Vì đây là hình thức cho vay không có tài sản đảm bảo nên ngân hàng không có nguồn thứ hai để thu nợ, từ đó nguy cơ không thu đƣợc gốc và lãi đúng hạn là rất lớn. Đồng thời, qua phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng đối với sản phẩm cho vay CBCNV nhân tố thu nhập, tỷ lệ ngƣời phụ thuộc và thời hạn vay có ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng trả nợ đúng hạn. Đặc biệt là nguồn thu nhập của đối tƣợng này lại ảnh hƣởng rất nhiều từ sự biến động của nền kinh tế. Do đó, ngân hàng cần có biện pháp thích hợp hơn để theo dõi các khoản vay này, tình hình thu nợ nhằm giảm thiểu rủi ro. - Mặc dù cho vay tiêu dùng là một thế mạnh của chi nhánh biểu hiện qua doanh số cho vay luôn tăng qua các năm. Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và có sự tham gia ngày càng nhiều các định chế tài chính trong và ngoài nƣớc, trong khi đó chi nhánh với quy mô nhỏ thị phần huy động cũng nhƣ cho vay cũng còn thấp là một trở ngại đối với hoạt động ngân hàng. - Thủ tục cho vay tiêu dùng còn nhiều hạn chế so với các ngân hàng thƣơng mại cổ phần khác trên địa bàn. Hạn mức cho vay đối với gói sản phẩm cán bộ công nhân viên còn thấp. Đồng thời, hoạt động marketing về sản phẩm cho vay tiêu dùng còn nhiều hạn chế, chƣa tiếp cận rộng rãi đến các tầng lớp dân cƣ. - Các cán bộ tín dụng trong chi nhánh phải thực hiện tất cả các công việc từ khâu giới thiệu sản phẩm, tƣ vấn, tìm kiếm khách hàng, giao dịch trực tiếp, thẩm định và kiểm tra đối tƣợng vay vốn, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn 80 đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn. Nếu các khoản vay có vấn đề nhƣ xảy ra nợ quá hạn hay nợ xấu thì các cán bộ phải kiêm luôn công tác đi thu hồi nợ. Do đó, công việc của cán bộ tín dụng khá nhiều mà chi nhánh có số nhân lực vẫn còn hạn chế nên chất lƣợng tín dụng chƣa đƣợc nhƣ mong đợi. 5.2. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp Từ kết quả phân tích đƣợc ở chƣơng 4, phần này đề tài sẽ đi sâu vào tìm hiểu những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng. Qua đó, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại MDB chi nhánh Cần Thơ. Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, để thu đƣợc lợi nhuận, các Ngân hàng chấp nhận đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nghĩa là không thể không cho vay mà chỉ có thể tìm cách sao cho hoạt động này an toàn và hạn chế thấp nhất những tổn thất có thể có bằng cách đề ra một chiến lƣợc quản lý rủi ro phù hơp. Dựa vào kết quả phân tích về thực trạng cho vay và các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng, MDB chi nhánh Cần Thơ thƣờng gặp các rủi ro bởi các nguyên nhân nhƣ sau: - Rủi ro do ảnh hƣởng chung từ nền kinh tế vĩ mô, cụ thể từ thị trƣờng không ổn định và môi trƣờng pháp lý chƣa thuận lợi. Một khi thị trƣờng không ổn định thì những phƣơng án hay dự án của khách hàng đều không khả thi và ngân hàng sẽ gặp rủi ro. Bên cạnh đó, luật và các văn bản triển khai vào hoạt động ngân hàng còn nhiều chậm chạp và gặp phải nhiều vƣớng mắc. - Rủi ro do chi nhánh tập trung quá nhiều vào cho vay tiêu dùng trung và dài hạn làm cho vòng quay vốn tín dụng chậm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Đồng thời, các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Ngân hàng chủ yếu là cho vay CBCNV và cho vay mua xe trả góp chƣa đa dạng các sản phẩm cho vay, dẫn đến nợ xấu của các sản phẩm này rất cao. - Tỷ lệ ngƣời phụ thuộc càng lớn thì khả năng trả nợ đúng hạn sẽ càng thấp, khi đó rủi ro tín dụng càng cao. Kết quả phản ánh thực tế là hầu nhƣ khách hàng vay vốn tiêu dùng là những khách hàng ở nông thôn. Những khách hàng này thƣờng là những khách hàng thuộc gia đình trẻ có một đến hai con, thu nhập thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Do đó, khi ngân hàng cho vay những khách hàng này nếu không thẩm định thật kỹ thì khả năng thu hồi nợ sẽ thấp, nhất là những khách hàng mà gia đình có số ngƣời phụ thuộc càng nhiều. 81 - Thời hạn vay càng dài thì khả năng trả nợ đúng hạn sẽ càng cao và khi đó rủi ro sẽ càng thấp. Phần lớn những khách hàng ở nông thôn có thu nhập tƣơng đối thấp hơn thành thị. Vì thế, khi ngân hàng cho vay với thời hạn ngắn, số tiền trả góp hàng tháng sẽ cao, họ sẽ không lo kịp tiền để trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó, khi họ gặp rủi ro do gia đình bị ốm đau hay chi tiêu quá nhiều sẽ dẫn đến không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. - Thu nhập của khách hàng càng cao thì rủi ro sẽ càng thấp. Thực tế hiện nay, một số khách hàng cá nhân khi vay không có tài sản thế chấp, chỉ dựa chủ yếu thu nhập từ lƣơng là nguồn trả nợ. Nếu việc làm không ổn định sẽ dẫn đến không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng và phát sinh rủi ro. Do đó, ngân hàng khi cho vay không thẩm định chính xác thu nhập thực tế của khách hàng để định mức cho vay thì khả năng không trả đƣợc nợ sẽ rất lớn. - Rủi ro do động cơ lệch lạc và lựa chọn sai lầm: Động cơ lệch lạc là hiện tƣợng các cá nhân, vì động cơ lợi ích của chính mình, không thực hiện các thỏa ƣớc với đối tác. Thật vậy, các cán bộ tín dụng rất khó kiểm soát động cơ lệch lạc. Vì đối với khách hàng vay vốn ở địa bàn nông thôn, một số vùng giao thông còn khó khăn, các cán bộ cho vay không gắn kết, kiểm soát đƣợc ngƣời vay dẫn đến sử dụng vốn sai mục đích. Còn lựa chọn sai lầm là do không đủ thông tin nên các cán bộ cho vay có thể chọn nhầm đối tác thiếu tin cậy hay không đủ uy tín. Điều này dẫn đến rủi ro không trả đƣợc nợ là rất lớn. 5.2.2. Các giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ 5.2.2.1. Giải pháp hạn chế rủi ro do thu nhập khách hàng vay vốn Theo kết quả phân tích từ mô hình Logistic, thu nhập của khách hàng càng cao thì khả năng trả nợ đúng hạn sẽ càng cao, khi đó rủi ro tín dụng càng thấp. Do đó, để hạn chế rủi ro tín dụng tiêu dùng từ nhân tố khách hàng vay vốn, chi nhánh nên thẩm định các nguồn thu của khách hàng một cách chính xác hay phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sử dụng lao động, xác định thu nhập thực tế của khách vay vốn để đánh giá đƣợc khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh cần xây dựng cho mình hệ thống thu thập thông tin thị trƣờng đủ mạnh để có thể ƣớc đoán chính xác những ngành nghề đang và sẽ tạo ra khả năng thu nhập cao, hay những ngành nghề có khuynh hƣớng không đem thu nhập cao. Từ đó, chi nhánh mới đánh giá đúng khả năng trả nợ của khách hàng vay. Đối với những khách hàng không thiện chí trả nợ, cố ý lừa đảo, chi nhánh cần phối hợp chặt chẽ với Bảo hiểm Xã Hội để tận thu số tiền còn lại san sẻ rủi ro mất vốn. Chi nhánh thƣờng xuyên phối hợp với chính quyền địa phƣơng mở các chƣơng trình dạy nghề nhằm tạo công ăn việc làm 82 nâng cao thu nhập cho ngƣời dân. Nhờ vậy, vừa giúp chi nhánh thu nợ dễ dàng vừa tạo uy tín đối với khách hàng, đồng thời thu hút đƣợc khách hàng mới. 5.2.2.2. Giải pháp hạn chế rủi ro do thời hạn vay vốn Thời hạn vay có ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Thời hạn vay càng dài thì khả năng trả nợ đúng hạn sẽ càng cao, rủi ro sẽ thấp. Vì vậy, Ngân hàng cần phân nhỏ ra nhiều mức thời hạn cho vay để đảm bảo các nguyên tắc tín dụng nhƣ khả năng hoàn trả, đảm bảo mục đích sử dụng cũng nhƣ tạo điều kiện kiểm tra theo dõi. Đồng thời, Ngân hàng cần tƣ vấn cho khách hàng hình thức vay để áp lực trả nợ đối với khách hàng là không quá lớn. Tùy theo nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng, nếu mua sắm trang bị những dụng cụ sinh hoạt có giá trị thấp thì thời hạn trả nợ từ 12 tháng trở xuống. Nếu để mua sắm máy móc, xe máy… thời hạn có thể lên đến 2-3 năm. Với những trƣờng hợp để mua nhà, ngân hàng có thể kéo dài thời gian cho vay trả góp lên đến 10 năm. Thông qua những gói tín dụng thiết thực nhƣ vậy, Ngân hàng sẽ góp phần hỗ trợ nguồn tài chính giúp khách hàng linh hoạt và chủ động hơn trong các nhu cầu chi tiêu cá nhân và gia đình. Từ đó, sẽ giúp Ngân hàng thu hút thêm đƣợc nhiều khách hàng mới, đồng thời hạn chế đƣợc rủi ro trả nợ không đúng hạn. Tuy nhiên, Ngân hàng cần phải đảm bảo đƣợc tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung và dài hạn, điều này sẽ giúp cho Ngân hàng tránh đƣợc rủi ro về thanh khoản. Vì phần lớn nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng là ở kỳ hạn ngắn. 5.2.2.3. Giải pháp hạn chế rủi ro do tỷ lệ người phụ thuộc Theo kết quả phân tích chƣơng 4, tỷ lệ ngƣời phụ thuộc tác động mạnh đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng. Những gia đình có số ngƣời không tạo ra thu nhập càng nhiều thì khả năng trả nợ sẽ thấp, rủi ro tín dụng sẽ cao. Do đó, Ngân hàng cần phối hợp với trung tâm giới thiệu việc làm tạo điều kiện cho những ngƣời trong độ tuổi lao động đang thất nghiệp có cơ hội tìm đƣợc việc làm, tránh làm tăng thêm gánh nặng cho gia đình. Qua đó, Ngân hàng cần có các chƣơng trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ và Ngân hàng, tuyên truyền, bổ sung những kiến thức, những qui định mới về một số chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Quan trọng hơn hết là mỗi gia đình cần thực hiện kế hoạch hóa, đảm bảo số thành viên để tạo nguồn lao động phù hợp ở hiện tại và trong tƣơng lai. Giới thiệu các cán bộ làm công tác Hội tìm hiểu và tiếp cận dễ dàng hơn các nguồn vốn vay tiêu dùng, đồng thời hạn chế đƣơc rủi ro. Bên cạnh đó, Ngân hàng nên liên kết mạnh mẽ với Đoàn thanh niên và Hội cựu chiến binh chung tay trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau làm kinh tế, tạo điều kiện cho ngƣời dân tìm đƣợc việc làm dễ dàng hơn, cũng 83 nhƣ giúp họ tiếp cận đƣợc vốn vay, đảm bảo đƣợc chất lƣợng cuộc sống ngày một tốt hơn. 5.2.2.4 Giải pháp giảm thiểu rủi ro khách hàng thường gặp Qua kết quả khảo sát, rủi ro khách hàng thƣờng gặp dẫn đến không trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng nhƣ: thất nghiệp, gia đình có thành viên bị ốm đau…Vì thế, mục đích của giải pháp này nhằm giúp khách hàng có thể phòng tránh đƣợc rủi ro làm ảnh hƣởng đến thu nhập, làm giảm hiệu quả hoàn trả vốn vay. Ngân hàng nên tuyên truyền, vận động khách hàng vay tham gia mua bảo hiểm y tế cho ngƣời thân trong gia đình và cho chính bản thân họ và đồng thời mua bảo hiểm cho ngành nghề mà họ kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro thất thoát thu nhập. Đây là biện pháp có thể san sẻ rủi ro cho Ngân hàng và cho khách hàng trong các trƣờng hợp bất khả kháng không thể lƣờng trƣớc đƣợc. 5.2.2.5. Giải pháp hạn chế rủi ro động cơ lệch lạc và lựa chọn sai lầm Ngân hàng cần tiếp thị tín dụng đến từng địa bàn, có thể thông qua khách hàng trung tâm có uy tín và am hiểu địa bàn để ký hợp đồng hợp tác nhằm giới thiệu những khách hàng thật sự cần vốn làm ăn và có thiện chí trả nợ. Nhƣ vậy, chi nhánh sẽ hạn chế đƣợc thông tin bất đối xứng để có thể chọn lọc cho vay hợp lý cũng nhƣ hạn chế đƣợc tín dụng đen cho vay nặng lãi trên thị trƣờng. Bên cạnh đó, chi nhánh nên áp dụng cho vay theo cơ chế tăng dần để giảm đƣợc sự lựa chọn sai lầm và tạo động cơ trả nợ cho khách hàng. Đầu tiên chi nhánh tiếp cận làm quen và giới thiệu các nguyên tắc thủ tục, quyền và nghĩa vụ các bên. Sau đó, đầu tƣ cho vay với món vay nhỏ trƣớc với cam kết sẽ tăng dần khi khách hàng thanh toán tốt gốc và lãi ở kỳ này. 5.2.2.6. Giải pháp hạn chế rủi ro bằng cách cơ cấu lại hoạt động cho vay hợp lí Trong cơ cấu cho vay theo thời hạn, xu hƣớng cho vay tiêu dùng trung và dài hạn có sự tăng trƣởng mạnh mẽ đang làm cho rủi ro của ngân hàng tăng lên. Vì thế, để hạn chế rủi ro do cho vay với kỳ hạn dài Ngân hàng nên ƣu tiên cho vay ngắn hạn. Đối với những khoản cho vay trung và dài hạn chỉ giải ngân cho những khách hàng uy tín, công tác thẩm định cho vay đối với kỳ hạn này cần phải hiệu quả và chính xác hơn. Bên cạnh đó, trong cơ cấu cho vay theo sản phẩm của Ngân hàng thì Ngân hàng chủ yếu là đẩy mạnh doanh số cho vay CBCNV làm cho nợ xấu của Ngân hàng tăng mạnh trong thời gian qua. Đồng thời, sản phẩm cho vay mua xe trả góp và sản phẩm cho vay khác đang dần bị thu hẹp quy mô. Do đó, Ngân hàng nên đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng chẳng hạn nhƣ 84 cho vay theo hạn mức thấu chi, vì hiện nay chi nhánh chƣa có sản phẩm này. Từ đó, giúp Ngân hàng có nguồn khách hàng mới, đồng thời giúp cho Ngân hàng phân tán đƣợc rủi ro do tập trung ở sản phẩm quan trọng này. Vì có nhiều nền tảng thì hoạt động sẽ vững hơn là chỉ dựa vào nền tảng nói trên. Đối với sản phẩm cho vay mua xe trả góp nợ xấu đang chiếm tỷ lệ rất lớn. Vì vậy, đối với sản phẩm này cần theo dõi sát sao tình hình trả nợ nếu khách hàng còn khả năng trả nợ, nếu không, cần thông báo cho tổ chức bảo lãnh để thu hộ, xử lý tài sản thế chấp... Đồng thời kết hợp chặt chẽ các công ty, cửa hàng xe phát triển dịch vụ kinh doanh mới, mở rộng quy mô hoạt động. 5.2.2.7. Kiểm tra, giám sát các khoản cấp tín dụng, thiết lập hệ thống kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng tiêu dùng Kiểm tra, giám sát khoản vay tín dụng một cách thƣờng xuyên nhằm phát hiện những khoản vay có vấn đề để có biện pháp khắc phục kịp thời. Bên cạnh việc giám sát riêng lẻ từng khoản vay, từng khách hàng, Ngân hàng cần giám sát tổng thể thành phần và danh mục tín dụng tiêu dùng. Thƣờng xuyên đánh giá rủi ro cho từng thị trƣờng, từng vị trí địa lý, từng sản phẩm…để có cái nhìn về mức độ rủi ro trong danh mục nhằm sớm phát hiện nhũng rủi ro tập trung để có biện pháp phân tán rủi ro kịp thời. Thiết lập hệ thống kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng tiêu dùng một cách hiệu quả. Trong đó, tách bạch chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận một cách cụ thể. Hiện tại, chi nhánh chƣa có bộ phận quản lý rủi ro nên cần xây dựng thêm bộ phận quản lý rủi ro. Một mặt vừa hạn chế đƣợc rủi ro, mặt khác tạo ra sự kiểm soát chéo giữa các bộ phận nhằm tránh tình trạng ôm đồm làm nhiều việc một lúc. 85 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Qua phân tích thực trạng và rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại MDB chi nhánh Cần Thơ ta nhận thấy rằng đây là một trong những sản phẩm chiến lƣợc quan trọng mà chi nhánh hƣớng tới đẩy mạnh việc tăng doanh số cho vay. Tuy sản phẩm này mới xuất hiện trong thời gian gần đây nhƣng đây là lĩnh vực đầy tiềm năng, nó có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống thông qua việc cung cấp các khoản vay phục vụ nhu cầu chi tiêu của xã hội, từ đó gián tiếp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Qua quá trình phân tích cho thấy, hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng tƣơng đối hiệu quả. Biểu hiện qua lợi nhuận luôn tăng qua các năm, doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ cho vay tiêu dùng có chiều hƣớng tăng lên, đây là dấu hiệu khả quan cho chi nhánh trong tƣơng lai tiếp tục đẩy mạnh và phát huy hơn nữa. Tuy nhiên, các sản phẩm cho vay tiêu dùng của chi nhánh chƣa thật sự đa dạng, công tác quảng bá chƣa hiệu quả. Đồng thời, cho vay tiêu dùng của chi nhánh đa phần theo hình thức trung và dài hạn nên sẽ dẫn đến nhiều rủi ro chi nhánh phải đối mặt. Phần lớn nguồn vốn huy động trung và dài hạn của chi nhánh không nhiều, nếu tập trung vốn quá nhiều vào cho vay trung và dài hạn sẽ dẫn đến rủi ro về thanh khoản. Thêm vào đó, nợ xấu trong cho vay tiêu dùng vẫn còn rất cao mặc dù so trong tổng nợ xấu thì tỷ trọng có xu hƣớng giảm. Do đó, chi nhánh cần áp dụng các giải pháp để tiếp tục hạn chế nợ xấu, thu thập thông tin khách hàng một cách thận trọng, đồng thời giám sát quá trình vay vốn của khách hàng. Hơn nữa, chi nhánh cần nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ tín dụng, thực hiện tốt việc trích lập dự phòng rủi ro. Về phân tích khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng chủ yếu là đối với CBCNV, đề tài đã khảo sát 110 khách hàng ở địa bàn Hậu Giang có vay tiêu dùng tại Ngân hàng MDB chi nhánh Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố về thời hạn vay, tỷ lệ ngƣời phụ thuộc và thu nhập của khách hàng ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn. Trong đó, nhân tố thu nhập và thời hạn vay có tƣơng quan thuận với khả năng trả nợ vay đúng hạn, nhân tố tỷ lệ ngƣời phụ thuộc tƣơng quan nghịch đối với khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng. Do đó, khi cán bộ tín dụng giải ngân các khoản vay này thì cần phải thu thập đƣợc thông tin khách hàng một cách chính xác và có cơ sở. Đồng thời, phối hợp với nơi công tác của khách hàng vay hay chính quyền địa phƣơng nơi họ cƣ trú để có thể nắm bắt đƣợc thông tin cá nhân kịp thời, tránh 86 rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy ngoài các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng thì còn có các nhân tố khác ảnh hƣởng mà mô hình chƣa nghiên cứu tới. Đây cùng là hạn chế của đề tài đồng thời cũng mở ra cho các nghiên cứu tiếp theo đánh giá toàn diện hơn về khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng ở địa bàn tỉnh Hậu Giang hay địa bàn ở các địa phƣơng khác. Trên cơ sở phân tích thực trạng và rủi ro trong cho vay tiêu dùng, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng cũng nhƣ những giải pháp đẩy mạnh khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Từ đó, giúp cho Ngân hàng có thể cho vay tiêu dùng đạt hiệu quả, hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó, đề tài giúp cho chính quyền địa phƣơng và các tổ chức khác có cái nhìn tổng quan hơn về những ngƣời dân sử dụng vốn vay tiêu dùng và từ đó giúp họ vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả, nâng cao khả năng trả nợ đƣợc đúng hạn cho ngân hàng. Với quy mô nhỏ, dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức từ các tác nhân khác nhau nhƣ đối thủ cạnh tranh, môi trƣờng pháp lý, lãi suất… nhƣng chi nhánh MDB đã hết sức nổ lực phát huy để phát triển sản phẩm tiêu dùng. Định hƣớng trong những năm tới thị trƣờng tiêu dùng Việt Nam sẽ còn nhiều tiềm năng và phát triển mạnh mẽ. Vì thế, chi nhánh cần nổ lực hơn nữa để tăng thị phần cho vay tiêu dùng đồng thời có những phƣơng pháp quản trị rủi ro thích hợp, cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và hạn chế tối đa rủi ro ở mức thấp nhất. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ - Tạo môi trƣờng kinh tế ổn định và môi trƣờng pháp lý đầy đủ hơn trong hoạt động tín dụng: Nhà nƣớc cần có các chính sách, biện pháp để đảm bảo cho nền kinh tế ổn định, đƣa ra các giải pháp thiết thực tháo gỡ khó khăn khi có sự điều chỉnh cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Chính Phủ cần phải tiến hành song song xây dựng các quy định pháp luật trong văn bản Luật Kinh tế, trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các tổ chức kinh tế và bổ sung thêm Luật Thế chấp phát mãi tài sản,…Điều này sẽ làm giảm rủi ro cho các ngân hàng, tạo điều kiện mở rộng quan hệ tín dụng. - Chính phủ cần có cơ chế ƣu đãi hơn để hỗ trợ bù đắp cho tất cả các Ngân hàng có tham gia tín dụng tiêu dùng và khách hàng khi khách hàng gặp rủi ro bất khả kháng nhƣ: không cần trả lãi khoản vay cũ mà vẫn cho vay 87 khoản vay mới để bù đắp, tạo điều kiện cho khách hàng có cơ hội khôi phục hiệu quả hoàn trả vốn vay trong tƣơng lai. Thông thƣờng khách hàng muốn vay khoản vay mới phải thanh toán hết gốc và lãi còn tồn đọng. Tuy nhiên, khi khách hàng gặp rủi ro nhƣ thất nghiệp, ốm đau hay bị tai nạn thì có thể họ sẽ không có khả năng thanh toán lãi và gốc đúng hạn và không có cơ hội khắc phục khó khăn nếu nhƣ Nhà nƣớc không có chính sách hỗ trợ cho cả Ngân hàng và khách hàng trong hoạt động tín dụng này. - Chính Phủ cần chỉ đạo cho địa phƣơng thực hiện tốt các chƣơng trình phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp nhƣ tăng cƣờng đào tạo nghề tại chỗ và hỗ trợ những nghề thiết thực để giải quyết việc làm cho ngƣời dân ở địa phƣơng. Tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các thị trấn, các cụm tuyến dân cƣ để thu hút lực lƣợng lao động trẻ vừa nâng cao đƣợc thu nhập cho ngƣời dân ở địa phƣơng. - Nghiên cứu và điều chỉnh phù hợp với nguyên tắc thị trƣờng, tuyên truyền và áp dụng diện rộng chính sách bảo hiểm cho từng đối tƣợng. Qua đó, bên bán bảo hiểm phải là những công ty có uy tín đƣợc Nhà nƣớc bảo lãnh. Điều này sẽ tránh đƣợc bán bảo hiểm nhƣ phần tài trợ ồ ạt, thiếu kiểm soát, có kẻ hở để trục lợi vì mục đích cá nhân. 6.2.2. Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam - Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Sau hơn 10 năm thành lập, CIC đã đạt đƣợc một số thành tựu quan trọng, góp phần hạn chế đƣợc rủi ro cho các NHTM. Tuy nhiên, CIC còn có những mặt hạn chế nhƣ: tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin chƣa cao, chƣa thu thập đƣợc dƣ nợ của khách hàng vay vốn tại các tổ chức tín dụng phi chính thức…Vì vậy, NHNN cần phối hợp với các tổ chức tín dụng, các tổ chức thông tin trong và ngoài nƣớc để nâng cao chất lƣợng thông tin tín dụng. Từ đó, đảm bảo thông tin đƣợc chọn lọc và cung cấp kịp thời, chính xác đến với các ngân hàng để ngân hàng căn cứ và có giải pháp trong hoạt động tín dụng nhằm tránh rủi ro tín dụng xảy ra. - NHNN sớm thành lập quỹ bảo hiểm tín dụng, đây là biện pháp nhằm san sẻ rủi ro để góp phần hạn chế bớt những thiệt hại do những rủi ro trong quan hệ tín dụng gây ra. 6.2.3. Đối với chính quyền địa phƣơng - Tổ chức nhiều lớp tập huấn, diễn đàn về các công việc làm có thu nhập cao, tạo công ăn việc làm tại chỗ cho lao động ở địa phƣơng. Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời dân ở địa phƣơng. 88 - Tổ chức giao lƣu giữa ngƣời dân ở địa phƣơng với Ngân hàng để có thể tiếp cận đƣợc tín dụng dễ dàng hơn. Qua đó, ngƣời dân có thể hiểu rõ đƣợc những quy định và phí phạt khi khách hàng không trả đúng hạn cho Ngân hàng, cũng nhƣ những khoản nợ rơi vào nhóm nợ xấu thì sẽ không thể vay tiếp tục ở các Ngân hàng khác đƣợc. - Chính quyền địa phƣơng cần thông tin cho Ngân hàng rõ ràng tình trạng khách hàng di chuyển nơi cƣ trú, xuất ngoại để Ngân hàng có biện pháp kịp thời thu hồi nợ tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dƣơng Hữu Hạnh, 2012. Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại trong nền kinh tế toàn c u. TP Hồ Chí Minh: Nhà sách Kinh Tế 2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức. 3. Lê Khƣơng Ninh, 2010. Giáo trình tài chính vi mô. Đại Học Cần Thơ. 4. Lehana Thabane, 2004. Sample size determiation in clinial trials. McMaster University 5. Mai Văn Nam, 2006. Giáo trình kinh tế lượng. Nhà xuất bản Thống kê. 6. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại Học Cần Thơ. 7. Trần Ái Kết và cộng sự, 2009. Giáo trình lí thuyết Tài chính – Tiền tệ. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản giáo dục. 8. Kohansal and Mansoori, 2009. Factors Affecting on loan Repayment Performance of Farmers in Khorasan-Razavi Province of Iran. Conference on International Research on Food Security, Natuarl Resourse. Management and Rural Development. 9. Lê Nam Long, 2010. Rủi ro tín dụng tiêu dùng – Thực tiễn quản lý tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần quân đội. Khoa Học Thương Mại, số 37, trang 46-51 Trƣơng Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình, 2011. Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Công Nghệ Ngân hàng, số 64, trang 3-7 10. Nwosu, F.O et al, 2014. Loan Accessibility and Repayment Performance of Livestock Farmers under the Agricultural Credit Guarantee Scheme Fund in Southeast, Nigeria. Developing Country Studies, No.6 Vol.4. 11. Trƣơng Đông Lộc, 2010. Các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí phát triển, số 156, trang 49-52. 12. Nguyền Trƣờng Kỳ, 2012. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc trả nợ vay đ ng hạn của nông hộ thành phố C n Thơ. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Cần Thơ 13. Quốc Hội, 2011. Luật các tổ chức tín dụng. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia – sự thật. 14. Ngân Hàng Nhà Nƣớc, 2001. QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN. Hà Nội 90 PHỤ LỤC Mẫu số: ……….. BẢNG CÂU HỎI PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY ĐÚNG HẠN CỦA KHÁCH HÀNG VAY TIÊU DÙNG TẠI MDB CHI NHÁNH CẦN THƠ Xin chào Ông (Bà). Tên tôi là …………………….., hiện đang là sinh viên Khoa kinh tế - QTKD, trƣờng Đại học Cần Thơ. Hiện nay, tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng tại MDB”. Ý kiến của Ông (Bà) là nguồn dữ liệu quý giá giúp tôi hoàn thành tốt đề tài của mình. Tất cả các thông tin của Ông (Bà)sẽ đƣợc bảo mật hoàn toàn. Rất mong sự cộng tác chân thành của quý Ông (Bà). I. THÔNG TIN KIỂM TRA  Ngày phỏng vấn: .......................................................................................  Địa bàn phỏng vấn: ...................................................................................  Điện thoại:.................................... II. THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG 1. Họ tên khách hàng: ............................. 2. Giới tính:  Nam  Nữ 3. Tuổi: ................................................................................................................. 5. Nghề nghiệp hiện tại: ....................................................................................... 6. Số nhân khẩu:................................................................................................... 7. Số ngƣời phụ thuộc (không tạo ra thu nhập) trong gia đình: 8. Trình độ học vấn của khách hàng (ngƣời đi vay)  Tốt nghiệp PTTH  Đại học  Trung cấp và cao đẳng  Sau đại học 9. Vui lòng cho biết Ông/Bà có sinh sống ổn định tại địa phƣơng không?  Có  Không III. VỀ NỘI DUNG 1. Trong năm 2014, Ông/Bà có vay vốn hay vay tiền không?  Có  Không (nếu không dừng lại) 1 2. Nguồn cung cấp thông tin vay vốn cho Ông/Bà là?  Chính quyền địa phƣơng  Ngƣời thân giới thiệu  Cán bộ tổ chức cho vay  Tự liên hệ  Thông tin quảng cáo  Nguồn khác 3. Vui lòng cho biết mục đích vay vốn của Ông/Bà?  Tiêu dùng  Nông nghiệp  Kinh doanh  Khác 4. Vui lòng cho biết số tiền xin vay của Ông/bà vay là bao nhiêu?.....triệu đồng 5. Vui lòng cho biết lãi suất món vay của Ông/bà vay là bao nhiêu?.............. .% 6. Vui lòng cho biết thời hạn vay của Ông/bà vay là bao nhiêu?..............tháng 7. Vui lòng cho biết thu nhập hàng tháng từ lƣơng của Ông/Bà là bao nhiêu? ………triệu đồng 8. Vui lòng cho biết Ông/Bà có từng trễ hạn khi thanh toán lãi hay vốn gốc cho Ngân hàng không?  Có  Không 9. Vui lòng cho biết nguyên nhân thƣờng gặp nhất khi trễ hạn thanh toán tiền vay cho Ngân hàng?  Thiên tai  Mất mùa hay dịch bệnh  Thất nghiệp  Thành viên trong gia đình bị ốm đau  Khác (ghi rõ): ......................................................................................... 10. Sự thay đổi môi trƣờng làm việc có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến khả năng trả nợ vay?  Không ảnh hƣởng gì  Có ảnh hƣởng nhƣng không đáng kế  Ảnh hƣơng xấu (tức là: không trả đƣợc nợ) 11. Cán bộ của tổ chức cho vay có tiến hành kiểm tra trong quá trình vay vốn không?  Có  Không Xin chân thành cảm ơn Ông/ Bà đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn! 2 KẾT QUẢ HỒI QUY LOGISTIC BẰNG PHẦN MỀM STATA . tab ruiro RUIRO Freq. Percent Cum. 1 2 3 4 5 10 10 50 21 19 9.09 9.09 45.45 19.09 17.27 9.09 18.18 63.64 82.73 100.00 Total 110 100.00 . sum tuoi tylenpt hocvan thunhap Variable Obs Mean tuoi tylenpt hocvan thunhap 110 110 110 110 37.86364 .3049091 13.96364 4.375455 Std. Dev. 7.830167 .1130864 1.856935 1.43656 Min Max 24 0 12 2 53 .5 16 8.5 . sum laisuat Variable Obs Mean laisuat 110 16.23091 Std. Dev. .3069067 Min Max 15.6 16.8 . sum thoihan Variable Obs Mean thoihan 110 45.21818 Std. Dev. 18.55435 . tab kntn kntn Freq. Percent Cum. 0 1 32 78 29.09 70.91 29.09 100.00 Total 110 100.00 3 Min Max 6 60 . logit kntn tuoi tylenpt hocvan thoihan laisuat thunhap Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration 0: 1: 2: 3: 4: log log log log log likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood = = = = = -66.326003 -53.323691 -52.808991 -52.807295 -52.807295 Logistic regression Number of obs LR chi2(6) Prob > chi2 Pseudo R2 Log likelihood = -52.807295 kntn tuoi tylenpt hocvan thoihan laisuat thunhap _cons Coef. Std. Err. _ .0267617 -9.183525 .0504689 .0276384 -.8237169 .5692339 -.4033674 .053577 2.894334 .1489669 .0138995 9.064298 .2541793 12.41178 z _ 0.50 -3.17 0.34 1.99 -0.09 2.24 -0.03 P>|z| 0.617 0.002 0.735 0.047 0.928 0.025 0.974 = = = = 110 27.04 0.0001 0.2038 [95% Conf. Interval] -.0782473 -14.85632 -.2415009 .0003958 -18.58941 .0710517 -24.73 .1317707 -3.510735 .3424386 .054881 16.94198 1.067416 23.92327 . lstat Logistic model for kntn True Classified D ~D Total + - 72 6 16 16 88 22 Total 78 32 110 Classified + if predicted Pr(D) >= .5 True D defined as kntn != 0 Sensitivity Specificity Positive predictive value Negative predictive value Pr( +| D) Pr( -|~D) Pr( D| +) Pr(~D| -) 92.31% 50.00% 81.82% 72.73% False False False False Pr( +|~D) Pr( -| D) Pr(~D| +) Pr( D| -) 50.00% 7.69% 18.18% 27.27% + + - rate rate rate rate for for for for true ~D true D classified + classified - Correctly classified 80.00% . corr tuoi tylenpt hocvan thoihan laisuat thunhap (obs=110) tuoi tylenpt hocvan thoihan laisuat thunhap tuoi tylenpt hocvan thoihan laisuat thunhap 1.0000 0.5461 -0.3676 0.3240 0.1197 0.6912 1.0000 -0.1826 0.2160 0.0294 0.3196 1.0000 0.0897 -0.1701 -0.0767 1.0000 -0.0393 0.3516 1.0000 -0.0214 1.0000 4 . predict phandu, res . sktest phandu Skewness/Kurtosis tests for Normality Variable Obs Pr(Skewness) Pr(Kurtosis) adj chi2(2) phandu 110 0.0000 0.0009 31.77 5 joint Prob>chi2 0.0000 6 [...]... 2014 và từ đó đề xuất ra giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Thực trạng và rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ giai đoạn năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 - Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát Triển Mê Kông - Giải pháp hạn. .. phân tích thực trạng trong cho vay tiêu dùng và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng trong thời gian tới 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng và rủi ro trong cho vay tiêu dùng, các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ giai đoạn năm 2011... Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của 1 anh chị trong ngân hàng kết hợp với những kiến thức tích lũy học từ trên ghế giảng đƣờng, đề tài “ Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ “ đƣợc chọn để nghiên cứu Với mong muốn nhỏ bé trong việc phân tích thực trạng. .. Mê Kông - Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng và rủi ro tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng ra sao? - Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng? - Những biện pháp cần thiết nào để hạn chế rủi ro tín dụng tiêu dùng? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN... khoản nợ: bao gồm cho vay tiêu dùng gián tiếp và cho vay tiêu dùng trực tiếp 2.1.3 Rủi ro trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại 2.1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng tiêu dùng Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện đƣợc các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn cho ngân hàng Rủi ro không những là nỗi ám ảnh của hệ thống ngân hàng trong một nƣớc mà còn là... tế phát triển 2.1.2.4 Các hình thức cho vay tiêu dùng Hạnh (2012) hình thức cho vay tiêu dùng bao gồm các hình thức sau: a Căn cứ vào mục đích cho vay: bao gồm cho vay tiêu dùng cƣ trú và cho vay tiêu dùng phi cƣ trú b Căn cứ phƣơng thức hoàn trả: cho vay tiêu dùng trả góp, cho vay tiêu dùng phi trả góp, cho vay tiêu dùng tuần hoàn, cho vay theo thẻ tín dụng c Căn cứ nguồn gốc của khoản nợ: bao gồm cho. .. dung Do giới hạn về thời gian, đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng và rủi ro trong cho vay tiêu dùng thông qua các chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu Đối với các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông, đề tài chỉ nghiên cứu về sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp đối với cán bộ công nhân viên mà Ngân hàng cho vay là những khách hàng thuộc... lớn cho ngân hàng tuy nhiên song song đó là rủi ro cũng không hề nhỏ Vì vậy, trong nền kinh tế thị trƣờng ngân hàng đều phải hết sức thận trọng trong cho vay, vì nếu để rủi ro xảy ra quá lớn thì khả năng mất vốn là đều không thế tránh khỏi Do đó, việc hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng là rất quan trọng đối với các ngân hàng Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát Triển Mê Kông (MDB) là một ngân hàng. .. đƣợc trong khi đó ngân hàng vẫn phải trả vốn huy động một cách đều đặn cả vốn và lãi đúng kỳ hạn Chính vì thế, nó làm hạn chế khả năng thanh toán của ngân hàng 14 - Rủi ro làm giảm uy tín của các ngân hàng cho vay Rủi ro cho vay tiêu dùng làm giảm uy tín và khả năng kinh doanh của ngân hàng Ngân hàng nào gặp nhiều rủi ro là ngân hàng hoạt động kém hiệu quả Điều này tác động mạnh tới uy tín của ngân hàng. .. mở rộng hoạt động cho vay Tất cả những vấn đề này làm giảm thu nhập tiềm ẩn và làm tăng chi phí cho các ngân hàng cho vay, từ đó làm ảnh hƣởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho vay - Rủi ro làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng Rủi ro cho vay tiêu dùng ảnh hƣởng tới việc hoàn trả tiền gửi cho khách hàng của ngân hàng gặp nhiều khó khăn Các khoản cho vay tiêu dùng thu hồi chậm ... vay tiêu dùng Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mê Kông 80 vi 5.2 Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay tiêu dùng Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ 81 5.2.1 Cơ sở đề xuất giải. .. hạn khách hàng vay tiêu dùng ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát Triển Mê Kông - Giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần. .. HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH HUỲNH THỊ THÙY LINH MSSV: S1200395 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI NHÁNH CẦN

Ngày đăng: 01/10/2015, 22:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan