của Ngân hàng là tƣơng đối tốt. Đạt đƣợc kết quả này là do đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh ngày càng chuyên nghiệp hơn, khả năng phân tích, định lƣợng rủi ro ngày càng tăng, công tác kiểm soát kỹ trƣớc, trong và sau khi vay của chi nhánh ngày càng sáng suốt hơn.
4.4.6. Hệ số giữa dự phòng tổn thất tín dụng so với tổng dƣ nợ cho vay tiêu dùng vay tiêu dùng
Chỉ tiêu này cho biết việc trích lập dự phòng rủi ro trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng. Tỷ lệ này cho ta biết trong 100 đồng dƣ nợ cho vay tiêu dùng, Ngân hàng trích lập dự phòng là bao nhiêu. Hệ số này càng cao thì báo hiệu chất lƣợng tín dụng càng xấu. Qua bảng 4.21, ta thấy tỷ lệ này giảm qua các năm. Cụ thể, tỷ lệ này năm 2011 đạt 1,27%, năm 2012 đạt 1,25% và năm 2013 đạt 0,98%. Nguyên nhân do xu hƣớng năm 2012 tình hình kinh tế còn nhiều nút thắt, sau thời gian nền kinh tế tăng trƣởng nóng và đầu tƣ cao dẫn đến tổng cầu giảm mạnh. Khi tổng cầu giảm mạnh thì tăng trƣởng tín dụng thấp, đời sống của ngƣời dân gặp nhiều khó khăn. Trƣớc bối cảnh đó, doanh số cho vay năm 2012 của chi nhánh vẫn tăng tƣơng đối tốt, tốc độ tăng của doanh số thu nợ thấp hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay nên dƣ nợ năm 2012 tăng rất nhiều so với năm 2011. Vì thế, dự phòng rủi ro của Ngân hàng bắt buộc phải tăng lên để xử lý rủi ro khi nợ xấu tăng mạnh. Tuy nhiên, mức tăng này không quá cao nên hệ số này giảm hơn so với năm 2011. Đến năm 2013 tỷ lệ này tiếp tục giảm. Cụ thể, hệ số dự phòng rủi ro năm 2013 đạt 0,97% nghĩa là trong 100 đồng dƣ nợ Ngân hàng trích lập dự phòng là 0,97 đồng. Nguyên nhân do Ngân hàng đã nâng cao khả năng quản trị rủi ro, có nhiều biện pháp để thu hồi những khoản nợ xấu nên hệ số này của Ngân hàng có xu hƣớng giảm qua các năm.
70