Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tiêu dùng

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 72)

4.3.1. Tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng

Nhìn chung, trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào cũng tiềm ẩn những rủi ro, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng không ngoại lệ. Nợ quá hạn là những khoản nợ mà đến hạn khách hàng không thanh toán vốn gốc hoặc gốc hoặc lãi cho ngân hàng. Vì nguyên nhân khách quan nào đó ảnh hƣởng đến việc không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng thì khách hàng có thể yêu cầu cán bộ tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, có thể là điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ. Tuy nhiên, khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ mà khách hàng vẫn không trả nợ đƣợc cho ngân hàng thì sẽ chuyển sang nợ quá hạn.

60

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 2011-2013

Hình 4.4: Tình hình nợ quá hạn của MDB giai đoạn năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Hình 4.4 cho ta thấy nợ quá hạn của ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2011 nợ quá hạn đạt 1.429 triệu đồng, năm 2012 đạt 2.674 triệu đồng và năm 2013 đạt 3.468 triệu đồng. Các khoản nợ quá hạn này mặc dù đƣợc ngân hàng theo dõi sát sao, thƣờng xuyên kiểm tra. Tuy nhiên, những năm gần đây lĩnh vực tiêu dùng đƣợc đẩy mạnh về doanh số và đây là một trong những hoạt động tín dụng mang yếu tố quyết định đến tăng trƣởng tín dụng của chi nhánh, do đó song song là rủi ro nợ quá hạn đang tăng cao. Nhƣng nợ quá hạn cho vay tiêu dùng chủ yếu thuộc nợ nhóm 2. Thƣờng do nguyên nhân từ phía khách hàng dẫn đến nợ quá hạn tạm thời. Nợ quá hạn tạm thời là những khoản nợ không phải khách hàng gặp khó khăn về tài chính mà do những đơn vị trả lƣơng không trả đầy đủ hoặc đúng hạn. Hoặc có thể do khách hàng bận việc đột xuất hay ngƣời chịu trách nhiệm thanh toán tiền hàng tháng cho Ngân hàng chiếm dụng vốn.

Đến 6 tháng đầu năm 2014 nợ quá hạn đạt 4.329 triệu đồng, tăng 248 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân do trong những tháng đầu của năm 2014 tình hình tăng trƣởng tín dụng chung của toàn hệ thống còn thấp, MDB đẩy mạnh cho vay tiêu dùng chiến lƣợc của mình. Cụ thể, MDB tung ra những gói vay tiêu dùng với lãi suất thấp, cạnh tranh giành giật từng khách hàng và tăng hạn mức tín dụng đối với CBCNV lên 24 lần lƣơng. Vì thế, Ngân hàng đối mặt với nợ quá hạn lớn là điều không tránh khỏi. Mặc dù không phải nợ quá hạn đều dẫn đến tổn thất nhƣng qua đó có thể cho biết Ngân hàng gặp khó khăn trong công tác thu hồi nợ, nguồn vốn của Ngân hàng

61

bị chiếm dụng. Bên cạnh đó, nợ quá hạn phát sinh làm cho cán bộ tín dụng mất thời gian xử lý nợ, không tiếp cận đƣợc những món vay mới đồng thời nợ quá hạn nhiều làm cho các cán bộ cho vay ngần ngại mở rộng hoạt động tín dụng. Ngoài ra, nguyên nhân tác động của môi trƣờng kinh tế làm ngƣời đi vay không đủ khả năng trả các khoản nợ khi đến hạn. Do đó, cùng với việc tăng doanh số cho vay tiêu dùng Ngân hàng cần nên thận trọng hơn từ khâu đầu tiên, áp dụng nghiêm ngặt các quy trình cho vay và thu nợ. Nhân viên tín dụng cần theo dõi và kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng. Điều quan trọng nhất, chi nhánh nên nâng cao hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân, vì đây đƣợc coi là một công cụ hữu hiệu của các NHTM trong việc quản trị rủi ro tín dụng tiêu dùng.

4.3.2. Phân tích rủi ro tín dụng tiêu dùng thông qua chỉ tiêu nợ xấu của Ngân hàng của Ngân hàng

Theo thông tƣ 02/2013/TT-NHNN, nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo quy đinh phân loại nợ. Nợ xấu là những khoản nợ có mức độ rủi ro cao, những khoản nợ khó thu hồi hoặc có khả năng mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ đánh giá chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng. Nợ xấu lớn là dấu hiệu cho biết ngân hàng không tận dụng hết các nguồn lực để đánh giá các khoản tín dụng và giám sát các quy trình cho vay. Trong tình hình kinh tế khó khăn, quy mô nợ xấu tiếp tục gia tăng, thực trạng này làm tăng mức độ rủi ro gây ra nguy cơ mất an toàn đối với toàn hệ thống.

4.3.2.1. Nợ xấu theo sản phẩm

Tình hình nợ xấu theo sản phẩm của MDB bao gồm nợ xấu cho vay CBCNV, cho vay mua xe trả góp và cho vay khác.

Bảng 4.17: Nợ xấu theo sản phẩm của MDB giai đoạn năm 2011-2013

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số Tiền % Số Tiền % CBCNV 352 718 789 366 103,98 71 9,89 Mua xe 323 792 908 469 145,20 116 14,65 khác 293 152 97 -141 -48,12 -55 -36,18 Tổng 968 1.662 1.794 694 71,69 132 7,94

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 2011-2013

Qua bảng 4.17, ta có thể thấy nợ xấu cho vay tiêu dùng có xu hƣớng tăng qua các năm. Trong đó, nợ xấu cho vay CBCNV và cho vay mua xe trả góp chiếm phần lớn trong tổng nợ xấu cho vay tiêu dùng. Cụ thể, đối với sản phẩm cho vay CBCNV nợ xấu năm 2012 tăng 366 triệu đồng, vƣợt 103,98% so với

62

năm 2011. Nguyên nhân do tình hình kinh tế nƣớc ta ảnh hƣởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao đời sống của ngƣời dân gặp nhiều khó khăn. Trong đó, kinh tế thành phố Cần Thơ bị ảnh hƣởng chung của tình hình lạm phát, sự thiếu hụt về tiền chi trả cho các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày đã khiến ngƣời dân không thể hoàn trả các khoản vay trƣớc đó. Theo công bố của NHNN tỷ lệ nợ xấu của hệ thống Ngân hàng năm 2012 là 4,08%. Trƣớc ảnh hƣởng khó khăn chung của nền kinh tế, chi nhánh MDB cũng nhƣ các Ngân hàng khác nợ xấu vẫn ở mức cao. Chiến lƣợc đẩy mạnh doanh số cho vay tiêu dùng CBCNV làm cho nợ xấu tăng lên rất lớn so với năm 2011. Đến năm 2013 nợ xấu ở sản phẩm CBCNV đạt 71 triệu đồng, vƣợt 9,89% so với 2012. Vì đối với sản phẩm này thƣờng vay với thời gian dài nên khả năng trả nợ phụ thuộc phần lớn vào tình trạng sức khỏe, gia đình và công việc của ngƣời đi vay. Tốc độ tăng của nợ xấu năm 2013 thấp hơn tốc độ tăng của nợ xấu năm 2012 do Ngân hàng đã giám sát chặt chẽ trong việc cho vay những khách hàng có uy tín, loại bớt những khách hàng không thiện chí trả nợ, công tác thu hôì nợ cũng đã thực hiện tốt hơn. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng tăng cƣờng trích quỹ dự phòng rủi ro để xử lý. Vì thế, doanh số cho vay CBCNV tăng mạnh nhƣng nợ xấu chỉ tăng khoản 10% so với năm 2012.

Cùng với việc đẩy mạnh cho vay CBCNV, sản phẩm cho vay mua xe trả góp cũng đƣợc Ngân hàng chú trọng để tăng doanh số. Song song là Ngân hàng đối diện nhiều rủi ro trong cho vay này. Cụ thể, nợ xấu sản phẩm này năm 2012 so với năm 2011 tăng 469 triệu đồng với tỷ lệ là 145,20%. Đến năm 2013 nợ xấu tăng 116 triệu đồng với tỷ lệ là 14,65% so với năm 2012. Nguyên nhân do lĩnh vực cho vay này thủ tục đơn giản, rất khó đánh giá đƣợc khách hàng vay vốn nhƣ thế nào để có biện pháp quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Thêm vào đó, cho vay mua xe trả góp thƣờng là những khách hàng cá nhân có thu nhập thấp nên khi họ bị sa thảy, thất nghiệp sẽ dẫn đến rủi ro trong việc trả nợ. Đôi khi có những khách hàng không thiện chí trả nợ, gian dối, họ lợi dụng sự quen biết để làm giấy tờ xe mới dẫn đến thất thoát những món nợ đã giải ngân của chi nhánh. Do đó, trong cho vay này để bù đắp rủi ro thì lãi suất cho vay mua xe trả góp là rất cao 50%/năm - 60%/năm. Vì thế, Ngân hàng cần đánh giá khách hàng một cách thận trọng xem khách hàng đó có đáng tin cậy hay không vì với độ tin cậy càng cao thì khả năng trả nợ đúng hạn của họ sẽ càng cao, khi đó rủi ro của Ngân hàng sẽ đƣợc hạn chế.

Nợ xấu trong cho vay khác có chiều hƣớng giảm qua các năm. Cụ thể, nợ xấu năm 2012 giảm 48,12% so với năm 2011, năm 2013 giảm 36,18% so với năm 2012. Nguyên nhân do tùy từng lĩnh vực cho vay mà chi nhánh có những khẩu vị rủi ro khác nhau. Đối với lĩnh vực cho vay khác đây không phải là thế

63

mạnh của chi nhánh, ngại rủi ro cao nên Ngân hàng không phát triển mạnh lĩnh vực này biểu hiện qua doanh số cho vay có xu hƣớng giảm qua các năm nhƣ đã phân tích ở phần trƣớc. Doanh số cho vay thấp hơn doanh số thu nợ, qua đó cho thấy chi nhánh đang tập trung công tác thu hồi nợ và thu hẹp dần đối với lĩnh vực cho vay này. Đồng thời cũng khẳng định rằng công tác thu nợ của Ngân hàng và công tác thẩm định đƣợc chú trọng và kiểm soát nên nợ xấu của các khoản vay này giảm qua các năm.

Bảng 4.18: Nợ xấu theo sản phẩm của MDB 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2014/2013 2013 2014 Số tiền % CBCNV 918 742 -176 -19,17 Mua xe 1.514 1.382 -132 -8,72 Cho vay khác 324 131 -193 -59,57 Tổng 2.756 2.255 -501 -18,18

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 6 tháng đ u năm 2013 và 6 tháng đ u năm 2014

Trong 6 tháng năm 2014 nợ xấu của toàn hệ thống có xu hƣớng tăng lên do tình hình kinh tế vĩ mô chƣa có nhiều cải thiện. Mặt khác TCTD áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn làm nợ xấu gia tăng. Đi ngƣợc với tình hình chung, lĩnh vực tín dụng tiêu dùng của MDB chi nhánh Cần Thơ, mặc dù doanh số 6 tháng đầu năm 2014 tăng cao nhƣng nợ xấu giảm so với 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể, đối với sản phẩm cho vay CBCNV nợ xấu giảm 176 triệu đồng, sản phẩm cho vay mua xe trả góp nợ xấu giảm 132 triệu đồng và cho vay khác giảm 193 triệu đồng. Qua đó, ta thấy với thế mạnh cho vay tiêu dùng, Ngân hàng giàu kinh nghiệm trong việc sàng lọc khách hàng cho vay, hạn chế đƣợc rủi ro. Bên cạnh đó, xu hƣớng tất yếu của chi nhánh năm 2014 là thu hẹp dần sản phẩm cho vay mua xe trả góp và sản phẩm cho vay khác nên nợ xấu đã giảm khá nhiều. Mặt khác, dù các yếu tố kinh tế có tác động làm ảnh hƣởng đến tình hình nợ xấu nhƣng bằng mọi nổ lực Ngân hàng vẫn cố gắng duy trì ở mức thấp nhất, dƣới ngƣỡng cho phép là 3% để đảm bảo chất lƣợng tín dụng tốt.

64

4.3.2.2. Nợ xấu theo thời hạn vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.19: Nợ xấu theo thời hạn của MDB giai đoạn năm 2011-2013

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số Tiền % Số Tiền % Ngắn hạn 321 558 598 237 73,83 40 7,17 Trung - dài hạn 647 1.104 1.196 457 70,63 92 8,33 Tổng 968 1.662 1.794 694 71,69 132 7,94

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 2011-2013

Nhìn chung qua 3 năm, cơ cấu nợ xấu theo thời hạn của chi nhánh có chiều hƣớng tăng. Trong đó, tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn thấp và nợ xấu trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao. Nợ xấu trung và dài hạn năm 2012 tăng 457 triệu đồng với tỷ lệ là 70,63% so với năm 2011. Trong năm 2012, chi nhánh đã chú trọng nhiều đến cho vay trung và dài hạn nên việc kiểm soát chất lƣợng khoản vay khó khăn hơn, tăng nợ xấu trung và dài hạn. Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao, thu nhập của ngƣời dân tƣơng đối thấp dẫn đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng bị hạn chế làm tăng nợ xấu. Đến năm 2013, mặc dù nợ xấu trung và dài hạn tăng lên nhƣng tốc độ tăng thấp hơn năm 2012 chỉ tăng 8,33%. Nguyên nhân tăng là do dƣ nợ trung và dài hạn năm 2013 cao đạt 67.585 triệu đồng, báo hiệu cho Ngân hàng rủi ro tiềm ẩn là nợ xấu gia tăng. Tuy nhiên, năm 2013 ngân hàng đã đề ra nhiều biện pháp hợp lý để tránh tình trạng nợ xấu tăng cao nhƣ kiểm soát khoản vay trung và dài hạn khắt khe hơn, tăng cƣờng công tác thẩm định dẫn đến tốc độ tăng thấp hơn trƣớc. Mặc dù nợ xấu gia tăng qua các năm nhƣng Ngân hàng là một ngành kinh doanh có rủi ro theo xác suất. Vì thế, chi nhánh không vì quá cẩn trọng và sợ hãi để rồi không cho vay mà phải xác định chi nhánh chấp nhận khẩu vị rủi ro ở mức nào để kinh doanh sao cho có hiệu quả.

Bảng 4.20: Nợ xấu theo thời hạn của MDB giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 6 tháng đầu năm

2014/2013

2013 2014 Số tiền %

Ngắn hạn 927 752 -175 -18,88

Trung - dài hạn 1.829 1.503 -326 -17,82

Tổng 2.756 2.255 -501 -18,18

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB chi nhánh C n Thơ 6 tháng đ u năm 2013 và 6 tháng đ u năm 2014

65

Theo thực tế, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn trong năm 2014 nhƣ tốc độ tăng trƣởng thấp, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, các kênh đầu tƣ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, MDB Cần Thơ dƣới sự chỉ đạo của MDB Hội Sở xác định tiếp tục thực hiện chiến lƣợc đề cao tính an toàn, hiệu quả, cạnh tranh bằng sự khác biệt, chú trọng phát triển dịch vụ Ngân hàng và công tác quản trị rủi ro. Vì vậy, đến 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu trung - dài hạn và nợ xấu ngắn hạn đồng loạt giảm. Cụ thể, nợ xấu ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 giảm 175 triệu đồng với tỷ lệ giảm 18,88%, nợ xấu trung và dài hạn giảm 326 triệu đồng với tỷ lệ là 17,82% so với cùng kỳ năm 2013. Đây là dấu hiệu tốt cho việc đánh giá chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng. Điều này cho thấy Ngân hàng đã hết sức nổ lực trong công tác quản lí và thu hồi nợ, hoàn thành đƣợc kế hoạch mà Hội Sở đã giao.

Tóm lại, hoạt động cho vay tiêu dùng là lĩnh vực cho vay có nhiều rủi ro, tồn tại những nguy cơ tiềm ẩn rất lớn từ phía khách hàng ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu tăng qua các năm trong cho vay tiêu dùng thƣờng đến từ phía khách hàng. Có thể là do từ nhiều phía nhƣ: ý muốn kéo dài thời hạn trả nợ của khách hàng, năng lực tài chính, khách hàng bị thất nghiệp tạm thời hay lâu dài ảnh hƣởng đến thu nhập, ảnh hƣởng biến động của các điều kiện kinh tế. Vì thế, chi nhánh khi xem xét cho vay cần phải thu thập thông tin khách hàng thật đầy đủ và chính xác, thẩm định khách hàng vay thật kỹ càng cũng nhƣ quản lý tốt các khoản tín dụng, giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất để nâng cao khả năng sinh lợi cho chi nhánh.

4.4. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA MDB CHI NHÁNH CẦN THƠ TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA MDB CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN NĂM 2011 - 2013

Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, hiệu quả tín dụng sẽ đem đến cho Ngân hàng phát triển an toàn và vững mạnh, nâng cao chất lƣợng tín dụng

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 72)