Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 94 - 95)

Từ kết quả phân tích đƣợc ở chƣơng 4, phần này đề tài sẽ đi sâu vào tìm hiểu những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng. Qua đó, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại MDB chi nhánh Cần Thơ.

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, để thu đƣợc lợi nhuận, các Ngân hàng chấp nhận đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nghĩa là không thể không cho vay mà chỉ có thể tìm cách sao cho hoạt động này an toàn và hạn chế thấp nhất những tổn thất có thể có bằng cách đề ra một chiến lƣợc quản lý rủi ro phù hơp. Dựa vào kết quả phân tích về thực trạng cho vay và các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng, MDB chi nhánh Cần Thơ thƣờng gặp các rủi ro bởi các nguyên nhân nhƣ sau:

- Rủi ro do ảnh hƣởng chung từ nền kinh tế vĩ mô, cụ thể từ thị trƣờng không ổn định và môi trƣờng pháp lý chƣa thuận lợi. Một khi thị trƣờng không ổn định thì những phƣơng án hay dự án của khách hàng đều không khả thi và ngân hàng sẽ gặp rủi ro. Bên cạnh đó, luật và các văn bản triển khai vào hoạt động ngân hàng còn nhiều chậm chạp và gặp phải nhiều vƣớng mắc.

- Rủi ro do chi nhánh tập trung quá nhiều vào cho vay tiêu dùng trung và dài hạn làm cho vòng quay vốn tín dụng chậm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Đồng thời, các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Ngân hàng chủ yếu là cho vay CBCNV và cho vay mua xe trả góp chƣa đa dạng các sản phẩm cho vay, dẫn đến nợ xấu của các sản phẩm này rất cao.

- Tỷ lệ ngƣời phụ thuộc càng lớn thì khả năng trả nợ đúng hạn sẽ càng thấp, khi đó rủi ro tín dụng càng cao. Kết quả phản ánh thực tế là hầu nhƣ khách hàng vay vốn tiêu dùng là những khách hàng ở nông thôn. Những khách hàng này thƣờng là những khách hàng thuộc gia đình trẻ có một đến hai con, thu nhập thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Do đó, khi ngân hàng cho vay những khách hàng này nếu không thẩm định thật kỹ thì khả năng thu hồi nợ sẽ thấp, nhất là những khách hàng mà gia đình có số ngƣời phụ thuộc càng nhiều.

82

- Thời hạn vay càng dài thì khả năng trả nợ đúng hạn sẽ càng cao và khi đó rủi ro sẽ càng thấp. Phần lớn những khách hàng ở nông thôn có thu nhập tƣơng đối thấp hơn thành thị. Vì thế, khi ngân hàng cho vay với thời hạn ngắn, số tiền trả góp hàng tháng sẽ cao, họ sẽ không lo kịp tiền để trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó, khi họ gặp rủi ro do gia đình bị ốm đau hay chi tiêu quá nhiều sẽ dẫn đến không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

- Thu nhập của khách hàng càng cao thì rủi ro sẽ càng thấp. Thực tế hiện nay, một số khách hàng cá nhân khi vay không có tài sản thế chấp, chỉ dựa chủ yếu thu nhập từ lƣơng là nguồn trả nợ. Nếu việc làm không ổn định sẽ dẫn đến không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng và phát sinh rủi ro. Do đó, ngân hàng khi cho vay không thẩm định chính xác thu nhập thực tế của khách hàng để định mức cho vay thì khả năng không trả đƣợc nợ sẽ rất lớn.

- Rủi ro do động cơ lệch lạc và lựa chọn sai lầm: Động cơ lệch lạc là hiện tƣợng các cá nhân, vì động cơ lợi ích của chính mình, không thực hiện các thỏa ƣớc với đối tác. Thật vậy, các cán bộ tín dụng rất khó kiểm soát động cơ lệch lạc. Vì đối với khách hàng vay vốn ở địa bàn nông thôn, một số vùng giao thông còn khó khăn, các cán bộ cho vay không gắn kết, kiểm soát đƣợc ngƣời vay dẫn đến sử dụng vốn sai mục đích. Còn lựa chọn sai lầm là do không đủ thông tin nên các cán bộ cho vay có thể chọn nhầm đối tác thiếu tin cậy hay không đủ uy tín. Điều này dẫn đến rủi ro không trả đƣợc nợ là rất lớn.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)