Một số chỉ tiêu phân tích thực trạng và rủi ro trong cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 28)

ngân hàng. Ngân hàng nào gặp nhiều rủi ro là ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Điều này tác động mạnh tới uy tín của ngân hàng làm cho lòng tin của khách hàng vào ngân hàng bị sụt giảm. Nó sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới lƣợng khách hàng đến gửi tiền cũng nhƣ sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Do đó, quy mô hoạt động của ngân hàng bị ảnh hƣởng và gây ra những tổn thất về tài chính. Đây là thiệt hại vô hình mà không thể lƣờng đƣợc giá trị.

- Rủi ro trong cho vay tiêu dùng còn gây ra tổn thất gián tiếp cho các ngân hàng khác

Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng, liên quan đến mọi ngành, mọi thành phần kinh tế, là khâu cốt yếu cung cấp vốn cho nền kinh tế. Vì vậy, ngân hàng có ảnh hƣởng lớn đến chính sách tiền tệ, đến công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nƣớc. Nếu có sự thất thoát lớn trong hoạt động tín dụng dù chỉ ở một ngân hàng cho vay trực thuộc, không khắc phục kịp thời có thể gây nên “phản ứng dây chuyền” đe dọa đến an toàn và ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng, gây hậu quả rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế.

2.1.7. Một số chỉ tiêu phân tích thực trạng và rủi ro trong cho vay tiêu dùng tiêu dùng

- Doanh số cho vay: là phản ánh tất cả các khoản mục tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay tiêu dùng trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chƣa thu hồi.

- Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về đƣợc khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.

- Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh nợ mà ngân hàng đã cho vay và chƣa thu hồi đƣợc vào một thời điểm nhất định

Dƣ nợ cuối kỳ=Dƣ nợ đầu kỳ+Doanh số cho vay trong kỳ- Doanh số thu nợ trong kỳ

- Nợ xấu: là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng và không có lý do chính đáng. Khi đó, ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dƣ nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ xấu.

- Dư nợ trên tổng vốn huy động: chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tƣ của một đồng vốn huy động. Giúp ta phân tích, so sánh khả năng cho vay của ngân hàng đối với nguồn vốn huy động. Chỉ số này quá cao hay thấp đều

16

không tốt bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngƣợc lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả.

Dƣ nợ trên vốn huy động (lần) = Dƣ nợ

Tổng vốn huy động

- Hệ số thu nợ: chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng thu đƣợc bao nhiêu đồng vốn.

Hệ số thu nợ (lần) = Doanh số thu nợ Doanh số cho vay

- Vòng quay vốn tín dụng: chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tƣ đƣợc quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số vòng quay vốn tín dụng cao thì vòng quay vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.

Vòng quay vốn tín dụng= Doanh số thu nợ Dƣ nợ bình quân Trong đó dƣ nợ bình quân đƣợc tính theo công thức:

Dƣ nợ bình quân= Dƣ nợ đầu kỳ+Dƣ nợ cuối kỳ 2

- Tỷ lệ nợ xấu: tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu so với tổng dƣ nợ ở thời điểm so sánh. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro ngân hàng có thể gặp phải là gốc hoặc lãi, hoặc cả gốc lẫn lãi trên các khoản vay mà ngân hàng không nhận đƣợc nhƣ khách hàng đã cam kết. Hiện nay, theo mức độ cho phép thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ là dƣới 3%. Với Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ dƣới 3% thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng đó đƣợc xem là có chất lƣợng tín dụng tốt.

ỷ lệ nợ xấu(%) = Nợ xấu

17

- Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng/tổng dư nợ cho vay tiêu dùng

Tỷ lệ quá hạn(%) =Nợ quá hạn Tổng dƣ nợx100

Chỉ số này gián tiếp cho ta thấy quy mô các khoản vay có rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại. Tỷ lệ này càng cao đánh giá chất lƣợng tín dụng kém hiệu quả.

- Hệ số khả năng bù đắp RRTD

Hệ số khả năng bù đắp RRTD=Dự phòng trích lập Nợ xấu x100

2.2. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

Rủi ro tín dụng làm ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đã đƣợc rất nhiều các tác giả nghiên cứu trong thời gian trƣớc. Tuy nhiên, phần lớn các tác giả nghiên cứu cho đối tƣợng là doanh nghiệp, các nông hộ. Phần còn lại ít hơn là các nghiên cứu rủi ro tín dụng tiêu dùng của khách hàng liên quan đến khả năng trả nợ vay, nhất là các nghiên cứu trong nƣớc còn hạn chế. Trong phần lƣợc khảo này, đề tài sẽ đề cập đến một số các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan chính yếu hoặc liên quan một phần về các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng để làm cơ sở cho phân tích, cụ thể sau:

Trƣớc tiên, Kohansal và Mansoori (2009) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay của nông hộ ở tỉnh Khorasan – Razavi nƣớc Iran. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Logit để ƣớc lƣợng. Kết quả của mô hình chỉ ra rằng trong tổng số 12 biến độc lập đƣa vào mô hình thì có 7 biến có ý nghĩa thống kê. Trong đó, các biến có tƣơng quan thuận với biến phụ thuộc bao gồm: kinh nghiệm canh tác, lƣợng vốn vay, giá trị tài sản thế chấp, thu nhập; các biến có tƣơng quan nghịch với biến phụ thuộc bao gồm: lãi suất vay, số tiền đề nghị vay và số tiền đến hạn trả theo phân kỳ.

Kế đến, nghiên cứu của Lộc và Bình (2011) về các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang. Bằng việc sử dụng mô hình probit tác giả đã chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng mạnh mẽ đến khả năng trả nợ vay đúng hạn bao gồm các nhân tố thu nhập, số thành viên trong gia đình có thu nhập. Bên cạnh đó, tác giả đã chỉ ra rằng lãi suất là nhân tố tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ đúng hạn. Đồng thời, qua phân tích định lƣợng tác giả cũng cho rằng ngành nghề có nguồn thu nhập chính từ hoạt động

18

sản xuất nông nghiệp sẽ có xác suất trả nợ đúng hạn cao hơn các ngành nghề khác.

Tiếp theo, Nghi (2011) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ ở khu vực nông thôn tỉnh Trà Vinh. Theo nghiên cứu, tác giả đã đƣa các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ là tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp chính, tỷ lệ ngƣời phụ thuộc, dân tộc, tiền tiết kiệm, lãi suất vay, mục đích sử dụng vốn. Bằng việc sử dụng mô hình hồi quy Logistic, kết quả cho thấy học vấn của chủ hộ, dân tộc, tiền tiết kiệm và mục đích sử dụng vốn vay tƣơng quan thuận với khả năng trả nợ vay đúng hạn của hộ. Ngƣợc lại, tỷ lệ ngƣời phụ thuộc và lãi suất tỷ lệ nghịch với khả năng trả nợ vay đúng hạn của hộ gia đình.

Gần đây, Kỳ (2012) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trả nợ vay đúng hạn của nông hộ ở Thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Probit để ƣớc lƣợng. Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ bảng câu hỏi phỏng vấn 300 nông hộ có vay vốn. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các biến có tƣơng quan thuận với khả năng trả nợ đúng hạn là mục đích sử dụng vốn, thu nhập nông hộ và số thành viên có thu nhập trong gia đình. Đồng thời, nghiên cứu chỉ ra biến lãi suất tƣơng quan nghịch với khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ.

Một nghiên cứu của Nwosu và cộng sự (2014) về khả năng tiếp cận vốn vay và khả năng trả nợ của nông dân chăn nuôi theo đề án Quỹ bảo lãnh tín dụng nông nghiệp ở Đông Nam, Nigeria. Thống kê mô tả, logit và nhiều kỹ thuật phân tích hồi quy đƣợc sử dụng trong phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy các tổ chức vay có thể đáp ứng nhu cầu vay của nông dân là 53,7%, trong khi thực hiện trả nợ của họ là 90,1%. Đồng thời, kết quả hồi quy cũng cho thấy các yếu tố ảnh hƣởng đến nông dân trả nợ bao gồm các biến số: tiền vay, tuổi, trình độ giáo dục, quy mô hộ, giá trị chăn nuôi, tổng số thu nhập có ý nghĩa ở mức xác suất 5%.

Các kết quả nghiên cứu trên đƣợc sắp xếp thứ tự tăng dần theo năm nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2014. Qua đó, các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trả nợ vay đúng hạn của nông hộ bao gồm: lãi suất tiền vay, tỷ lệ ngƣời phụ thuộc, trình độ học vấn, lƣợng tiền vay, thành viên trong gia đình có thu nhập, lãi suất vay…Trên cơ sở các nghiên cứu thực nghiệm quan trọng này sẽ là những cơ sở khoa học để đề tài đƣa ra các biến số phù hợp cho địa bàn nghiên cứu của mình.

19

2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC TRẢ NỢ ĐÚNG HẠN CỦA KHÁCH HÀNG VAY TIÊU DÙNG VIỆC TRẢ NỢ ĐÚNG HẠN CỦA KHÁCH HÀNG VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ

Theo thực tế, các NHTM luôn lúc nào cũng muốn tăng trƣởng tín dụng càng cao càng tốt. Vì vậy, họ đã dần dần hƣớng đến những khách hàng nhỏ lẻ và lúc này tín dụng trong lĩnh vực tiêu dùng tăng mạnh nhƣng đồng thời xuất hiện nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng tiêu dùng là những khoản lỗ tiềm tàng có thể phát sinh là do khách hàng không trả nợ vay hoặc lãi đúng hạn cho ngân hàng khi ngân hàng cấp tín dụng tiêu dùng cho họ. Vì vậy, các nhân tố nào ảnh hƣởng đến việc trả nợ đúng hạn của khách hàng? Khi xem xét các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn, nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc đƣa ra các nhân tố. Qua lƣợc khảo tài liệu có liên quan, đề tài tiến hành xây dựng phƣơng trình khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng. Đồng thời, đề tài sử dụng mô hình logistic để đo lƣờng các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ.

KNTN = β0 + β1LAISUAT + β2THUNHAP + β3TYLENGUOIPHUTHUOC + β4HOCVAN + β5THOIHANVAY + β6TUOI

Trong đó:

Biến phụ thuộc KNTN là khả năng trả nợ vay của khách hàng, nhận giá trị 1 nếu khách hàng trả nợ đúng hạn, nhận giá trị 0 nếu trả nợ không đúng hạn. Các biến laisuat, thunhap, tylenguoiphuthuoc, hocvan, thoihanvay, tuoi là các biến độc lập. Các biến độc lập đƣợc diễn giải nhƣ sau:

LAISUAT (X1: Lãi suất): Lãi suất đƣợc hiểu theo nghĩa chung nhất là giá cả của vốn – giá cả của quan hệ vay mƣợn. Khi đến hạn, ngƣời đi vay phải hoàn trả cho ngƣời cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài khoản tiền vốn gọi là lãi. Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số vốn gọi là lãi suất. Lãi suất cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thƣơng mại đƣợc xác định dựa trên lãi suất bình quân thị trƣờng và chính sách lãi suất của ngân hàng cộng với mức bù rủi ro. Lãi suất càng cao thì khả năng trả nợ vay đúng hạn càng thấp. Lãi suất đƣợc tính theo %/tháng. Vì vậy, hệ số β1 đƣợc kỳ vọng mang dấu âm.

THUNHAP (X2: thu nhập): Thu nhập của khách hàng đƣợc xác định bằng số tiền lƣơng nhận đƣợc hàng tháng từ công việc chính thức, không bao gồm thu nhập tăng thêm. Thu nhập đƣợc tính theo đơn vị triệu đồng/tháng. Đây là khoản thu nhập dùng để trang trải chi phí cho gia đình và một phần dùng để trả nợ cho Ngân hàng. Một khách hàng có thu nhập cao và ổn thì khả

20

năng trả nợ đúng hạn càng lớn và rủi ro càng thấp. Vì vậy, hệ số β2 đƣợc kỳ vọng mang dấu dƣơng.

TYLENGUOIPHUTHUOC (X3: tỷ lệ ngƣời phụ thuộc): Tỷ lệ ngƣời phụ thuộc đƣợc xác định là số ngƣời phụ thuộc trên tổng số nhân khẩu. Trong đó, số ngƣời phụ thuộc đƣợc xác định bằng số lƣợng: trẻ em, ngƣời chƣa tạo ra đƣợc thu nhập và ngƣời không có khả năng lao động trong cùng hộ khẩu đối với ngƣời đi vay. Một khách hàng mà gia đình họ có số ngƣời phụ thuộc càng nhiều thì khả năng trả nợ đúng hạn càng thấp. Vì vậy, hệ số β3 đƣợc kỳ vọng mang dấu âm.

HOCVAN (X4: Trình độ học vấn): Trình độ học vấn của khách hàng lấy theo số năm đi học của ngƣời đƣợc điều tra. Trình độ học vấn của khách hàng vay càng cao thì họ sử dụng vốn vay có hiệu quả nên khả năng trả nợ đúng hạn sẽ cao. Trình độ học vấn khác nhau thì mức độ nhận thức khác nhau, trình độ hiểu biết khác nhau,…từ đó sẽ cho ra kết quả khác nhau. Vì vậy, hệ số β4 đƣợc kỳ vọng mang dấu dƣơng.

THOIHANVAY (X5: thời hạn vay của khách hàng): Thời hạn vay tính theo số tháng, đƣợc tính kể từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay đầu tiên cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Thời gian vay thƣờng gắn với nhu cầu sử dụng vốn vay của khách hàng. Cùng một khoản vay, khoản vay có thời hạn dài đƣợc chia ra trả góp trong nhiều kỳ việc trả nợ sẽ nhẹ nhàng và ổn định hơn khoản vay có thời hạn ngắn. Bên cạnh đó, thời hạn dài sẽ giúp khách hàng có kế hoạch ổn định, làm ăn có hiệu quả hơn cũng nhƣ chủ động đƣợc việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Vì vậy, hệ số β5 đƣợc kỳ vọng mang dấu dƣơng.

DOTUOI (X6: Độ tuổi): Độ tuổi của khách hàng vay đƣợc tính từ năm sinh đến thời điểm phỏng vấn. Tùy theo độ tuổi của khách hàng vay mà rủi ro có thể cao hoặc thấp. Độ tuổi càng cao thì khả năng trả nợ vay sẽ càng thấp. Vì vậy, hệ số β6 đƣợc kỳ vọng mang dấu âm.

21

Bảng 2.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu

BIẾN SỐ DIỄN GIẢI BIẾN KỲ

VỌNG LAISUAT Lãi suất Ngân hàng mà khách hàng phải trả

khi vay (%/tháng)

- THUNHAP Thu nhập của khách hàng (triệu đồng/tháng) + TYLENGUOIPHUTHUOC Số ngƣời phụ thuộc (không tạo ra thu

nhập)/tổng nhân khẩu

- HOCVAN Trình độ khách hàng đã học tính đến thời

điểm nghiên cứu (số năm)

+ THOIHANVAY Thời hạn vay đƣợc tính bằng số tháng vay

thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng (số tháng)

+

TUOI Tuổi của khách hàng vay vốn (số tuổi) -

2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu 2.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

2.4.1.1. Số liệu thứ cấp

Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ Phòng Kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ. Cụ thể :

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

+ Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ, nợ quá hạn, nợ xấu đối của hoạt động cho vay tiêu dùng.

2.4.1.2. Số liệu sơ cấp

Số liệu đƣợc thu thập trực tiếp từ hồ sơ vay của khách hàng cá nhân thực tế tại ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ từ tháng 1/2014 đến thời điểm tháng 08/2014 vẫn còn số dƣ. Cách chọn nhƣ vậy để

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)