1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích báo cáo tại công ty cổ phần lạc an hà tĩnh

85 604 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 833,01 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới tiến vào quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu xuất hiện hàng loạt các tổ chức kinh tế thế giới cùng nhau vượt qua những khó khăn, thách thức để chung tay xây dựng nền kinh tế ổn định và bền vững. Năm 2014 vừa qua là một năm đầy biến động của nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế của Việt Nam. Đánh dấu sự phục hồi của nền kinh tế tuy còn chậm nhưng phần nào đã nói lên những sự cố gắng của chính phủ các quốc gia. Nền kinh tế Việt Nam trong năm qua đã có những sự phát triển đáng mừng như tăng trưởng GDP đã vượt lên chỉ tiêu - đạt 5,93%, lạm phát đã giảm đáng kể - đạt hơn 2%, lãi suất tín dụng giảm…tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận được với nguồn vốn. Đây là những mảng sáng của nền kinh tế Việt Nam bên cạnh đó thì nền kinh tế vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Vì thế các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất vật liệu nói riêng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.Doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển trong nền kinh tế như hiện nay thì nhà quản trị cần có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của đơn vị. Để làm được điều này thì việc phân tích báo cáo tài chính là một nhu cầu cấp thiết. Với chức năng là công cụ quản lý tài chính, phân tích báo cáo tài chính cần được chú trọng tổ chức thực hiện với các chỉ tiêu phân tích phù hợp giúp nhà quản lý điều hành hoạt động quản lý doanh nghiệp hiệu quả nhất. Ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng là một ngành phần chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Những năm qua các công ty trong ngành luôn nỗ lực phấn đấu không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, lớn mạnh về quy mô và có uy tính về chất lượng, đồng thời phải đặt việc nâng cao hiệu quả quản lý là điều kiện thiết yếu để đạt được các mục tiêu trên. Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh là một công ty trong ngành xây dưng và sản xuất vật liệu xây dựng, được thành lập và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường luôn biến động, không nằm ngoài quy luật chung của toàn bộ nền kinh tế, khi nền kinh tế trong nước biến đổi thì sẽ kéo theo hàng loạt sự thay đổi ở các công ty. Nhận thức được vấn đề đó công ty đã chú trọng đến công tác tổ chức thực hiện và phân tích các chỉ tiêu phân tích phân tích báo cáo tài chính để kiểm soát tốt quá trình hoạt động của mình cũng như theo dõi tình trạng sức khỏe tài chính của công ty trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh em thấy các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính của công ty chưa được xây dựng một cách hợp lý và vẫn còn gặp một số hạn chế nhất định, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu quản SVTH: Phạm Thị Tuyết 1 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà lý cần tiếp tục nghiên cứu và bổ sung cho hoàn thiện. Xuất phát từ thực tế đó, em quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích báo cáo tại Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh” làm chuyên đề tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài • Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp. • Tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời xem xét và đánh giá các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh. • Từ cơ sở lý luận và thực tiễn các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính tại công ty để đưa ra các giải pháp hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Thông qua các báo cáo tài chính, giáo trình, mạng internet...tiến hành thu thập, nghiên cứu để tìm hiểu về hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại Công ty. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp hỏi trực tiếp người cung cấp thông tin, dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài. Phương pháp này sử dụng trong giai đoạn thu thập những thông tin cần thiết và số liệu thô liên quan tới đề tài. Phương pháp nghiên cứu và tham khảo tài liệu: Nghiên cứu những tài liệu, giáo trình, khóa luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp phân tích: là phương pháp dựa trên những số liệu có sẵn để phân tích nhằm hiểu rõ hơn về vấn đề từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Phương pháp so sánh: phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Với hai hình thức là so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối từ đó để thấy được sự tăng giảm chỉ tiêu của phân tích. 4. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các lý luận cơ bản và thực tiễn về các chỉ số phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh. SVTH: Phạm Thị Tuyết 2 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà 5. Phạm vi nghiên cứu Về không gian Đề tài nghiên cứu tại Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh Về thời gian Đề tài đi sâu nghiên cứu và đề cập các chỉ tiêu phân tích báo cáo của Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh qua số liệu của ba năm 2012, 2013, 2014. Thời gian nghiên cứu vấn đề từ ngày 12/01/2015 đến ngày 22/03/2015 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, phụ lục, chuyên đề được kết cấu theo 3 chương sau: Chương I: Cơ sở lý luận chung về các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp Chương II: Thực trạng các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh. Chương III: Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh – Hà Tĩnh. SVTH: Phạm Thị Tuyết 3 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM VÀ MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính Trong quá trình hình thành và hoàn thiện báo cáo tài chính có nhiều khái niệm về báo cáo tài chính đã được đưa ra, mỗi tác giả lại có một khái niệm riêng. Tác giả trích dẫn một số khái niệm về báo cáo tài chính sau: Theo PGS. TS Nguyễn Ngọc Quang: “ Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của kế toán tài chính, cung cấp nhưng thông tin hữu ích cho mọi đối tượng trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh và phát triển. Song để các thông tin trên hệ thống báo cáo biết “ nói” phải thông qua các phương pháp phân tích, các chuyên gia đánh giá khi đó các thông tin mới có ý nghĩa cho các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định có độ tin cậy cao”[7] Theo PGS. TS Nguyễn Văn Công: “ Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và khả năng sinh lời trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho người sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá, phân tích và dự đoán tình hình tài chính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính được sử dụng như nguồn dữ liệu chính khi phân tích hoạt động tài chính”[1] Cũng theo TS Phan Đức Dũng thì: “Báo cáo tài chính (còn gọi là báo cáo kế toán định kỳ) bao gồm những báo cáo phản ánh các mặt khác nhau trong hoạt động kinh tế - tài chính của doanh nghiệp nhằm phục vụ yêu cầu quản lý đa dạng ở cấp độ vĩ mô lẫn vi mô. Báo cáo tài chính định kỳ được Nhà nước quy định thống nhất về danh mục hệ thống các chỉ tiêu taì chính phương pháp tính toán và xác lập từng chỉ tiêu cụ thể”[2] Mỗi khái niệm được nêu ra tuy khác nhau về câu từ nhưng đều tương đồng về bản chất và chức năng của Báo cáo tài chính. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tác giả đưa ra một khái niệm về Báo cáo tài chính sau: “Báo cáo tài chính là những báo cáo được tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản suất kinh doanh, tình hình lưu chuyển các dòng tiền và tình hình vận động sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định”. SVTH: Phạm Thị Tuyết 4 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà 1.1.2. Mục đích của báo cáo tài chính [9] Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: - Tài sản; - Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; - Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác; - Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; - Thuế và các khoản nộp Nhà nước; - Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán; - Các luồng tiền. Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính. 1.2. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.2.1. Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính [7] Theo PGS. TS Nguyễn Ngọc Quang: “ Phân tích báo cáo tài chính thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệ thống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệ thống báo cáo nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu theo những mục tiêu khác nhau”. Các chỉ tiêu tài chính trên hệ thống báo cáo tài chính bao gồm tài sản, nguồn vốn, vốn chủ sở hữu… có từ Bảng cân đối kế toán. Chỉ tiêu doanh thu bán hàng, lợi nhuận,… có từ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu ROA, ROE, ROS,… Nguồn thông tin từ các báo cáo tài chính cung cấp Phân tích báo cáo tài chính chủ yếu cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp là chủ yếu đưa ra các quyết định theo những mục tiêu khác nhau. 1.2.2. Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ. Qua phân tích báo cáo tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, SVTH: Phạm Thị Tuyết 5 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Phân tích báo cáo tài chính là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Đây là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. Phân tích báo cáo tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác quản lý của cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của Nhà nước, xem xét việc cho vay vốn. Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình thực hiện các mặt hoạt động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh tế. Những báo cáo này do kế toán soạn thảo định kỳ nhằm mục đích cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho những người có nhu cầu sử dụng nó. Tuy nhiên nhu cầu sử dụng các thông tin trên báo cáo tình chính lại rất khác nhau phụ thuộc vào mục đích của họ. • Đối với nhà quản lý doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc: báo cáo tài chính cung cấp thông tin để doanh nghiệp phân tích, đánh giá tổng hợp về thực trạng và tiềm năng tài chính, khả năng thanh toán, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình và thực trạng quản lý kinh tế tài chính, để từ đó hoạch định các chính sách quản lý và sử dụng tài sản, chính sách huy động và sử dụng vốn, chính sách quản lý doanh thu, chi phí và sử dụng các luồng tiền của doanh nghiệp. • Đối với những đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp như các nhà đầu tư, các chủ nợ, ngân hàng: thông tin trên báo cáo tài chính có thể giúp họ đánh giá tiềm năng và thực trạng tài chính, thực trạng hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và những rủi ro, để có những quyết định hợp lý đối với việc đầu tư, mức độ và thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, đối với các nhà cung cấp và khách hàng thông tin trên báo cáo tài chính có thể giúp họ có những đánh giá về triển vọng kinh doanh và khả năng cung cấp nguồn hàng, khả năng thanh toán ngắn hạn, để có những quyết định đúng đắn về các quan hệ kinh doanh, bạn hàng. • Đối với người lao động: thông tin trên báo cáo tài chính giúp họ hiểu được khả năng tiếp tục hoạt động, khả năng sinh lời và khả năng thanh toán, chi trả của doanh nghiệp để họ có những quyết định việc làm và thu nhập. • Đối với các cơ quan quản lý nhà nước như cơ quan quản lý tài chính, đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và các cơ quan quản lý nhà nước khác: căn cứ vào thông tin trên báo cáo tài chính để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát tính tuân thủ pháp SVTH: Phạm Thị Tuyết 6 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà luật kinh doanh, pháp luật về quản lý tài chính, thuế của các doanh nghiệp và đề ra các quyết định quản lý Nhà nước phù hợp… 1.2.3. Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính là nhằm để “hiểu được các con số” hoặc để “nắm chắc các con số”, tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là phương tiện hỗ trợ để hiểu các số liệu tài chính trong các báo cáo. Do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Do đó, người sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra các đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của Công ty, dựa trên sự phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai. Phân tích báo cáo tài chính nhằm đánh giá các chính sách tài chính trên cơ sở quyết định kinh doanh của một doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính nhằm nhận biết được các tiềm năng tăng trưởng và phát triền của doanh nghiệp. Qua phân tích báo cáo tài chính có thể nhận biết được những tồn tại về mặt tài chính của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính giúp cho doanh nghiệp có cơ sở để lập nhu cầu vốn cần thiết cho năm kế hoạch 1.3. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH [3] 1.3.1. Khái niệm về các chỉ tiêu phân báo cáo tài chính Các chỉ tiêu tài chính là một bộ phận cấu thành của hệ thống chỉ tiêu kinh tế nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong hiện tại và quá khứ để đưa ra quyết định trong tương lai. Hệ thống chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp quyết định đến chất lượng của thông tin phục vụ cho các cấp quản lý, để đưa ra các quyết định điều hành trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Do vậy để đánh giá tổng hợp kết quả của các hoạt động tài chính, cần xây dựng một hệ thống chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính hoàn chỉnh có độ chính xác cao phục vụ tốt các yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và tổng thể nền kinh tế. 1.3.2. Cơ sở xây dựng các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính được xây dựng dựa trên các nội dung phân tích đã đề ra theo yêu cầu quản lý tài chính của doanh nghiệp. Thông thường các nội dung phân tích bao gồm phân tích khái quát tình hình tài chính, khả năng thanh toán, phân tích luồng tiền, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản và phân tích khả năng sinh lãi. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp khác nhau có thể có những yêu cầu khác nhau về nội dung phân tích. SVTH: Phạm Thị Tuyết 7 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà • Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính được xây dựng dựa trên đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp thuộc các ngành kinh doanh khác nhau có các đặc thù về hoạt động kinh doanh khác nhau. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính được xây dựng dựa trên các đặc điểm này mới giúp cho người phân tích đánh giá được chuẩn xác tình hình tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. • Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cần được xây dựng dựa trên nhu cầu thông tin của các chủ thể phân tích hay các đối tượng quan tâm. Mỗi đối tượng lại có sự quan tâm đến các khía cạnh khác nhau. Nhà đầu tư sẽ quan tâm trước hết đến khả năng sinh lãi, bên cạnh đó là mức độ tự chủ về tài chính nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Các nhà cung cấp tín dụng dài hạn sẽ quan tâm nhiều đến mức độ tự chủ tài chính và bên cạnh đó là khả năng sinh lãi nhằm đảm bảo khả năng doanh nghiệp sẽ tồn tại lâu dài và thanh toán được các khoản nợ dài hạn. Còn các nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn thường quan tâm đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhằm đảm bảo các khoản cho vay nợ ngắn hạn của họ được thu hồi. Các nhà quản lý của doanh nghiệp thường phải quan tâm đến tất cả các khía cạnh phân tích để có các quyết định phù hợp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính được xây dựng vừa cần phản ánh tổng quát tình hình tài chính, vừa cần phản ánh chi tiết phù hợp với nhu cầu thông tin của các đối tượng khác nhau. • Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính được xây dựng trên cơ sở các loại hình phân tích được lựa chọn theo yêu cầu của quản lý. Phân tích có nhiều loại hình như phân tích toàn diện, phân tích chuyên đề, phân tích tổng thể, phân tích bộ phận...Mỗi loại hình phân tích có yêu cầu về loại thông tin khác nhau, mức độ tổng hợp hay chi tiết của thông tin cũng khác nhau. Do đó, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cần được xây dựng để có thể vừa phản ánh khái quát tình hình tài chính vừa phản ánh chi tiết theo yêu cầu của các loại hình phân tích cụ thể. • Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính được xây dựng trên cơ sở chế độ chính sách tài chính kế toán hiện hành. Điều này có thể đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng đáp ứng yêu cầu về báo cáo các chỉ tiêu phân tích tài chính theo quy định. Mặt khác, điều này sẽ đảm bảo tính khả thi cho việc tính toán các chỉ tiêu dựa trên cơ sở các số liệu kế toán tài chính sẵn có. 1.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính Hệ thống chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính là tổng thể các chỉ tiêu được sắp xếp theo một trình tự xác định nhằm đánh giá hoạt động tài chính của doanh nghiệp theo yêu cầu của các cấp quản lý và cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để đạt được các lợi ích mong muốn. Vì vậy ta có thể chia hệ thống các chỉ tiêu phân tích báo SVTH: Phạm Thị Tuyết 8 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà cáo tài chính theo các tiêu thức khác nhau để thuận tiện cho quá trình quản lý và sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp thường bao gồm nhiều nhóm chỉ tiêu nhằm phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách toàn diện, trên nhiều khía cạnh khác nhau, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu về phân tích tài chính cho nhiều đối tượng khác nhau. Mặc dù giữa các nhóm chỉ tiêu có sự giao thoa nhưng thông thường, hệ thống chỉ tiêu được chia thành các nhóm như sau: chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính, chỉ tiêu phân tích cấu trúc và tình hình tài chính, chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh, chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lãi và chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính. Ta có thể khái quát hệ thống chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính theo nội dung kinh tế theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp a. Nhóm chỉ tiêu phân tích khái quát tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp Phân tích khái quát tài sản, nguồn vốn là việc xem xét, nhận định về quy mô của doanh nghiệp thông qua giá trị tài sản và nguồn vốn. Phân tích khái quát tài sản, nguồn vốn thường sử dụng các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu được quan tâm trước tiên là chỉ tiêu tổng tài sản và tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của doanh nghiệp. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn được tính toán để đánh giá khả năng huy động vốn của doanh nghiệp từ các nguồn khác nhau và việc phân bổ, sử dụng lượng vốn này đầu tư vào các loại tài sản có hợp lý không. Cụ thể doanh nghiệp có thể sử dụng một số chỉ tiêu như sau: Tài sản cố định đã và đang đầu tư Tỷ suất đầu tư = x 100 (%) Tổng tài sản SVTH: Phạm Thị Tuyết 9 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Chỉ tiêu này phản ánh tình hình đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị của doanh nghiệp. Qua chỉ tiêu này có thể thấy được năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ tiêu này sẽ phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của các ngành khác nhau. Ngoài ra, chỉ tiêu này cũng thay đổi tùy thuộc vào điều kiện và các giai đoạn kinh doanh như đổi mới, thay thế, nâng cấp trong nội bộ doanh nghiệp. Ngoài việc xem xét tình hình phân bổ vốn, doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác cần phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh. Điều này được phản ánh qua việc xác định tỷ suất tự tài trợ. Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn x 100 (%) Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng độc lập về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng lớn. Bên cạnh chỉ tiêu trên, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ để phân tích cơ cấu nguồn vốn. Chỉ tiêu này tính theo tỷ lệ giữa nguồn vốn vay nợ và tổng nguồn vốn. Ngược với chỉ tiêu trên, tỷ lệ nợ càng lớn thì khả năng độc lập về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng thấp. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty. Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu được tính bằng cách chia tổng nợ cho vốn chủ sở hữu: Tỷ lệ nợ = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn x 100 (%) Thông thường, nếu hệ số này sấp xỉ bằng 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất. b. Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán SVTH: Phạm Thị Tuyết 10 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Tình hình công nợ của doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản mà các nhà quản trị quan tâm, các khoản công nợ ít không dây dưa kéo dài sẽ tác động tích cực đến tình hình tài chính thúc đẩy các hoạt động kinh doanh phát triển. Các khoản công nợ tồn đọng nhiều sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn của nhau ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và làm cho các hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Tình hình công nợ của doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và hiệu quả sử dụng vốn do vậy doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong mối quan hệ mật thiết với nhau để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp với thực trang như thế nào. Phân tích tình hình công nợ Các hệ số này đánh giá năng lực hoạt động thông qua tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, khả năng kiểm soát các khoản phải thu, phải trả thông qua tốc độ thu hồi các khoản phải thu và thanh toán các khoản phải trả. Với năng lực hoạt động tốt và khả năng kiểm soát các khoản phải thu, phải trả một cách hợp lý sẽ tạo cơ sở cho doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt. - Phân tích tình hình phải thu của khách hàng thông qua các chỉ tiêu: Số vòng quay phải thu khách hàng KH Doanh thu hoặc doanh thu thuần = Số dư bình quân phải thu khách hàng Số dư bình quân các khoản phải thu của khách hàng được tính như sau: Số dư bình quân phải thu của khách hàng = Số dư phải thu khách hàng đầu kỳ và cuối kỳ 2 Hệ số này phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu thụ làm giảm doanh thu do phương thức thanh toán tiền của doanh nghiệp quá chặt chẽ. Vì thế doanh nghiệp cần cân nhắc thực hiện các chính sách mềm dẻo trong việc bán hàng để thu hút được khách hàng. Bên cạnh hệ số quay vòng các khoản phải thu, người phân tích còn có thể sử dụng chỉ tiêu số ngày của một vòng quay khoản phải thu để đánh giá khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp: Số ngày của một vòng quay các khoản phải thu KH SVTH: Phạm Thị Tuyết = 11 Số ngày của kỳ phân tích Hệ số quay vòng các khoản phải thu Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Trong đó, số ngày của kỳ phân tích có thể là tính theo tháng (30 ngày), quý (90 ngày) hoặc năm (360 ngày). Nếu chỉ tiêu số ngày của một vòng quay các khoản phải thu tính được lớn hơn thời hạn thanh toán thông thường của các hợp đồng bán hàng trả chậm thì có nghĩa là doanh nghiệp đã không kiểm soát tốt các khoản nợ phải thu, điều này là không tốt do làm tăng vốn bị chiếm dụng, tăng chi phí nợ quá hạn và có thể dẫn đến không thu hồi được nợ. - Phân tích tình hình phải trả người bán thông qua các chỉ tiêu: Để đánh giá khả năng kiểm soát các khoản phải trả, doanh nghiệp có thể sử dụng hệ số quay vòng các khoản phải trả: Hệ số quay vòng các khoản phải trả NB Giá trị hàng mua trả chậm/ Giá vốn = Số dư bình quân các khoản phải trả NB Cũng tương tự như ở hệ số quay vòng hàng tồn kho và hệ số quay vòng các khoản phải thu, trong hệ số trên, mẫu số được tính như sau: Số dư bình quân các khoản = phải trả NB Các khoản phải trả NB đầu kỳ và cuối kỳ 2 Hệ số này phản ánh khả năng kiểm soát các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Nếu kiểm soát không tốt, doanh nghiệp có thể bỏ lỡ các cơ hội được giảm giá mua hàng khi thanh toán tiền sớm hơn thời hạn trả chậm được quy định, hơn nữa doanh nghiệp sẽ bị giảm uy tín nếu thanh toán tiền chậm hơn thời hạn quy định. Trong trường hợp này, có thể doanh nghiệp sẽ không được tiếp tục mua trả chậm trong tương lai, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh. Bên cạnh hệ số này, cũng có thể sử dụng chỉ tiêu số ngày của một vòng quay các khoản phải trả để đánh giá khả năng kiểm soát các khoản nợ của doanh nghiệp: Số ngày của một vòng quay các khoản phải trả NB Số ngày của kỳ phân tích = Hệ số quay vòng các khoản phải trả NB Trong đó, số ngày của kỳ phân tích có thể là tính theo tháng (30 ngày), quý (90 ngày) hoặc năm (360 ngày). Người phân tích có thể so sánh chỉ tiêu số ngày của một vòng quay các khoản phải trả với thời hạn thanh toán thông thường của các hợp đồng mua hàng trả chậm. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn có nghĩa là doanh nghiệp đã không kiểm soát tốt các khoản nợ phải trả của mình. Điều này có thể sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đối với hoạt động kinh doanh. Phân tích khả năng thanh toán SVTH: Phạm Thị Tuyết 12 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh giá chất lượng tài chính và hiệu quả hoạt động. Để đánh giá khả năng thanh toán có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản Tổng nợ phải trả Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này thể hiện mối tương quan giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp có thể sử dụng để trả nợ và tổng số nợ phải trả. Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp cũng càng lớn. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này càng nhỏ thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa giá trị tài sản ngắn hạn là loại tài sản mà doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh và các khoản nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán cũng trong khoảng 1 năm. Qua đó, có thể thấy được khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, ngược lại nếu chỉ tiêu càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp. Để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số thanh toán nhanh. Hệ số này phản ánh tỷ lệ giữa tổng số tiền và tương đương tiền với tổng số nợ ngắn hạn Tổng số tiền và tương đương tiền Hệ số thanh toán nhanh = Tổng số nợ ngắn hạn Trong đó, dữ liệu về tổng số tiền và tương đương tiền được lấy từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các khoản đầu tư ngắn hạn được coi là tương đương tiền trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó. Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp càng cao. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao thì cũng không tốt vì như vậy có nghĩa là doanh nghiệp duy trì lượng vốn bằng tiền quá lớn sẽ làm giảm tốc độ luân chuyển vốn dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Nếu hệ số này > 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, nếu hệ số < 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và do đó, có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Bên cạnh đó, SVTH: Phạm Thị Tuyết 13 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà để phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn nhanh hay chậm, từ đó xác định tiềm lực của doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, có thể xem xét chỉ tiêu hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn: Tổng số tiền và tương đương tiền Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền = của tài sản ngắn hạn Tổng tài sản ngắn hạn Nếu hệ số này càng lớn thì doanh nghiệp càng nhiều tiền để đảm bảo thanh toán, ngược lại hệ số này càng nhỏ thì doanh nghiệp càng thiếu tiền để chi trả cho các khoản nợ của mình. Tuy nhiên, thừa hay thiếu tiền đều gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu thừa sẽ gây ứ đọng vốn, còn nếu thiếu sẽ không bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Thông thường, nếu hệ số này > 0,5 thì lượng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp quá nhiều, thừa khả năng thanh toán, nếu < 0,1 thì doanh nghiệp lại không đủ tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn. Cũng có thể xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp trên một góc độ khác, đó là khả năng thanh toán các khoản lãi vay. Để đánh giá vấn đề này có thể sử dụng hệ số phản ánh khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay(EBIT) Chi phí lãi vay Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận trước thuế và lãi vay có thể bù đắp chi phí lãi vay hay không? Hay nói cách khác hệ số này phản ánh khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. Do trên thực tế, chi trả lãi vay thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh nên hệ số trên cũng có thể được tính bằng cách khác là thay tử số bằng luồng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế và lãi vay. c. Nhóm chỉ tiêu phân tích luồng tiền trong doanh nghiệp Khi phân tích luồng tiền, nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Hệ số luồng tiền trên = doanh thu Doanh thu Hệ số này được phân tích để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp, phản ánh tỷ lệ giữa luồng tiền thuần của hoạt động kinh doanh với doanh thu. Chỉ tiêu này cho thấy “chất lượng” của doanh thu. Doanh nghiệp có thể có doanh thu lớn nhưng vẫn khó khăn trong việc thanh toán do doanh thu bao gồm doanh thu trả chậm làm doanh nghiệp thiếu tiền để trang trải các khoản nợ. Hệ số trên càng cao, khả năng tạo tiền từ doanh thu càng lớn và tạo điều kiện tốt cho hoạt động thanh toán của doanh nghiệp và ngược lại. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Hệ số luồng tiền trên = lợi nhuận Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh SVTH: Phạm Thị Tuyết 14 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Tương tự như chỉ tiêu hệ số luồng tiền trên doanh thu thì chỉ tiêu hệ số luồng tiền trên lợi nhuận cho ta thấy được khả năng tạo tiền từ lợi nhuận của công ty. Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng tạo tiền từ lợi nhuận của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại. Hệ số luồng tiền trên tài sản = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Tổng tài sản Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng tạo tiền nhưng ở mức độ tổng quát hơn, phản ánh mức độ tạo tiền từ việc sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Cung như hai hệ số trên, chỉ tiêu này càng lớn thì mức độ tạo tiền từ việc sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và càng tạo điều kiện tốt cho hoạt động thanh toán của doanh nghiệp và ngược lại. Ngoài ra để so sánh được mức độ tạo tiền của hoạt động kinh doanh với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp thì ta còn có thể sử dụng chỉ tiêu sau: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Mức độ tạo tiền từ hoạt = động kinh doanh Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ Bên cạnh việc phân tích luông tiền để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp, luồng tiền còn được phân tích để đánh giá khả năng thanh toán, trong mảng này thì nhà phân tích có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: Hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền Tổng số nợ = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Hệ số này phản ánh tỷ lệ nợ giữa tổng số nợ phải trả với luồng tiền tiền ròng (lưu chuyển tiền thuần) của hoạt động kinh doanh, qua đó có thể thấy được khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Do tổng số nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn nên hệ số này phản ánh khả năng thanh toán tổng quát các khoản nợ. Hệ số này càng nhỏ thì khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. d. Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Hiệu quả sử dụng tài sản có thể được đánh giá chung một cách tổng hợp bằng cách tính hiệu quả sử dụng tổng tài sản qua các chỉ tiêu như hệ số quay vòng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Ngoài ra thì hiệu quả cũng được đánh giá riêng rẽ theo từng loại tài sản: hiệu quả sử dụng tài sản cố định và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định Để đánh giá hiệu quả sử dụng của TSCĐ thì sử dụng các chỉ tiêu sau: Sức sản xuất của TSCĐ = Doanh thu thuần Tổng TSCĐ bình quân Trong đó: Tổng tài sản bình quân được tính như sau: TSCĐ đầu kỳ + TSCĐ cuối kỳ Tổng TSCĐ bình quân = 2 SVTH: Phạm Thị Tuyết 15 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Chỉ tiêu này cho biết một đồng giá trị TSCĐ đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng lớn và ngược lại, sức sản xuất của TSCĐ càng thấp thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng giảm. Sức sinh lợi của TSCĐ = Lợi nhuận sau thuế Tổng TSCĐ bình quân Tương tự như chỉ tiêu trên, cho biết một đồng giá trị TSCĐ bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Sức sinh lợi của TSCĐ càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao và ngược lại. Suất hao phí của TSCĐ Tổng TSCĐ bình quân = Doanh thu thuần hay Lợi nhuận sau thuế Qua chỉ tiêu này, cho ta thấy để có được một đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận sau thuế thù doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng TSCĐ bình quân. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng thấp và ngược lại. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Hiệu quả sử dụng TSNH được phản ánh qua các chỉ tiêu như sau: Lợi nhuấn sau thuế Sức sinh lời của = TSNH Tổng TSNH bình quân Trong đó: Tổng TSNH được tính như sau TSNH đầu kỳ + TSNH cuối kỳ Tổng TSNH = bình quân 2 Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSNH bình quân dùng sản xuất kinh doanh trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sức sinh lợi của TSNH càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSNH càng cao và ngược lại. Bên cạnh chỉ tiêu sức sinh lợi của TSNH thì ta cần xét đến chỉ tiêu suất hao phí TSNH như sau: Suất hao phí của TSNH Tổng TSNH bình quân = Doanh thu thuần hay lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này giúp nhà phân tích biết được để tạo ra một đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận sau thuế thì cần phải đầu tư bao nhiêu đồng giá trị TSNH bình quân. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng TSNH càng thấp và ngược lại. Bên cạnh hai chỉ tiêu trên, thì để đánh giá hiệu quả của TSNH nhà phân tích có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số vòng quay TSNH để phân tích tốc độ luân chuyển TSNH. Hệ số vòng quay TSNH SVTH: Phạm Thị Tuyết = Doanh thu thuần Tổng TSNH bình quân 16 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Chỉ tiêu cho biết trong một kỳ kinh doanh TSNH quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ TSNH vận động nhanh,tốc độ luân chuyển cao góp phần tăng doanh thu, và là điều kiện để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Số ngày của kỳ phân tích Số ngày của một vòng = quay TSNH Hệ số vòng quay TSNH Trong đó, số ngày của kỳ phân tích có thể tính theo tháng (30 ngày), quý (90 ngày) và năm (360 ngày). Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để TSNH luân chuyển được một vòng. Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn, hiệu quả sử dụng TSNH càng cao và ngược lại. e. Nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lãi Lợi nhuận của doanh nghiệp là vấn đề được các nhà đầu tư cũng như các nhà cung cấp tín dụng coi trọng, bởi nó gắn liền với lwoij ích của họ. Để đánh giá khả năng sinh lãi thì nhà phân tích có thể dùng các chỉ tiêu sau: - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận sau thuế = trên doanh thu (ROS) Doanh thu thuần x 100 (%) Trong chỉ tiêu trên, mẫu số là doanh thu thuần để tăng tính chính xác của chỉ tiêu do doanh thu thuần phản ánh giá trị doanh thu thực sự được thực hiện trong kỳ. Chỉ tiêu này đánh giá số lợi nhuận thực tế để lại cho doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trong doanh thu thuần. Do vậy, chỉ tiêu này càng cao thì phản ánh khả năng sinh lãi của doanh nghiệp càng lớn. - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Để đánh giá khả năng sinh lãi của doanh nghiệp một cách khái quát hơn, người phân tích thường sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản bình quân của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế x 100 (%) Tổng tài sản bình quân Trong chỉ tiêu này, mẫu số được dùng có thể là giá trị tài sản bình quân hoặc giá trị tài sản cuối kỳ. Tuy nhiên, tử số trong chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận được tạo ra trong suốt cả kỳ nên việc lấy mẫu số là số bình quân sẽ hợp lý hơn là chỉ lấy số cuối trên tổng tài sản (ROA) = kỳ. Cụ thể, giá trị tài sản bình quân được tính như sau: Tổng tài sản đầu kỳ + cuối kỳ Tổng tài sản bình quân = 2 Mặt khác, để loại bỏ ảnh hưởng của cơ cấu nguồn vốn, người phân tích có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản. Hai doanh SVTH: Phạm Thị Tuyết 17 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà nghiệp với cùng một giá trị tổng tài sản và hiệu quả sử dụng tài sản như nhau nhưng nếu cơ cấu nguồn vốn khác nhau thì chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản sẽ khác nhau do có chi phí lãi vay khác nhau làm cho lợi nhuận khác nhau. Do đó, nhằm loại bỏ ảnh hưởng của yếu tố cơ cấu nguồn vốn bằng cách loại trừ yếu tố lãi tiền vay, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản sẽ được sử dụng: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tỷ suất lợi nhuận trước thuế = x 100 (%) và lãi vay trên tổng tài sản Tổng tài sản bình quân - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Để đánh giá khả năng sinh lãi của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, người phân tích có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu này chỉ rõ một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế x 100 (%) VCSH bình quân Cũng tương tự như ở chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản, mẫu số có thể sử dụng vốn chủ sở hữu bình quân hoặc vốn chủ sở hữu cuối kỳ nhưng ta sử dụng vốn chủ sở hữu bình quân với lý do tương tự . trên VCSH(ROE) = Cũng với lý do để loại bỏ ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp, người phân tích có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất lợi nhuận trước thuế = x 100 (%) trên VCSH(ROE) VCSH bình quân Trong khi sử dụng các chỉ tiêu trên, người phân tích cũng có thể xem xét mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa các chỉ tiêu này. Mối quan hệ đó được thể hiện như sau: Lợi nhuận Lợi nhuận Doanh Tài sản Tỷ suất sinh lời sau thuế sau thuế thu bình quân của vốn chủ sở = = x x Vốn chủ sở Doanh Tài sản Vốn chủ hữu (ROE) hữu thu bình quân sở hữu Tỷ suất sinh lời của Tỷ suất sinh lợi của Số vòng Đòn bẩy Vốn chủ sở hữu = x x doanh thu ROS quay Tài sản tài chính (ROE) Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của ba yếu tố là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, hệ số quay vòng của tài sản và đòn bẩy tài chính. Ba yếu tố này tác động cùng chiều đến tỷ suất lợi nhuận trên VCSH f. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng chi phí Chi phí trong kỳ doanh nghiệp chi ra thường bao gồm: Giá vốn bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác,…Đó là các SVTH: Phạm Thị Tuyết 18 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà khoản chi phí bỏ ra để thu lợi trong kỳ. Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí thường thông qua số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh. Bao gồm các chỉ tiêu sau: - Tỷ suất sinh lời của giá vốn bán hàng Tỷ suất sinh lời của giá vốn bán hàng = Lợi nhuận gộp về bán hàng x 100% Giá vốn bán hàng Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng giá vốn bán hàng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn bán hàng càng lớn, thể hiện các mặt kinh doanh có lời nhất. - Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng Lợi nhuận thuần từ HĐKD Tỷ suất sinh lời của chi = x 100% phí bán hàng Chi phí bán hàng Chi tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích doanh ngiệp đầu tư 100 đồng chi phí bán hàng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy mức lợi nhuận trong chi phí bán hàng càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí bán hàng. - Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ HĐKD Tỷ suất sinh lời của chi = x 100% phí quản lý DN Chi phí quản lý DN Chỉ tiêu này cho biết, doanh nghiệp dầu tư 100 đồng chi phí quản lý DN thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ DN càng tiết kiệm chi phí quản lý. - Tỷ suất sinh lời của tổng chí phí Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất sinh lời của tổng = x 100% chí phí Tổng chi phí Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được các chi phí chi ra trong kỳ. h. Phân tích rủi ro tài chính thông qua đòn bẩy tài chính Đòn bẩy TC là mối quan hệ giữa tổng số nợ và vốn chủ sở hữu, hay hệ số nợ. Thông qua hệ số nợ người ta xác định được mức vốn góp của vón chủ sở hữu vơi số nợ vay, nó có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt và được coi như một chính sách tài chính của doanh nghiệp. Gồm các chỉ tiêu: Nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp đang sử dụng thì có bao nhiêu đồng được hình thành từ các khoản nợ. Hệ số này càng lớn thì SVTH: Phạm Thị Tuyết 19 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà vốn chủ sở hữu càng có lợi vì khi đó vốn chủ sở hữu phải đóng một lượng nhỏ nhưng được sử dụng một lượng tài sản lớn. Đòn bẩy tài chính Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản so với vốn chủ sở hữu thấp chứng tỏ đòn bẩy tài chính thấp độ rủi ro tài chính cao. Để hạn chế rủi ro tài chính cần duy trì một cơ cấu vốn vay và vốn chủ sở hữu phù hợp. Đòn bẫy tài chính là sự đánh giá chính sách vay nợ được sử dụng trong việc điều hành doanh nghiệp. Vì lãi vay phải trả không đổi khi sản lượng thay đổi, do đó đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có hệ số nợ cao và ngược lại trong các doanh nghiệp có hệ số nợ thấp. Những doanh nghiệp không mắc nợ ( hệ số nợ bằng không) sẽ không có đòn bẩy tài chính. Vì vậy, đòn bẩy tài chính đặt trong trọng tâm vào hệ số nợ. Đòn bẩy tài chính ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế và lãi vay, hay lợi nhuận ròng sẵn có để chia cho các chủ sở hữu. Độ lớn của đòn bẩy tài chính là tỷ lệ % thay đổi của lợi nhuận sau thuế hoặc lợi nhuận trên cổ phiếu khi có một tỷ lệ % thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Độ nhạy của đòn bẩy tài chính = % thay đổi của lợi nhuận sau thuế % thay đổi của lợi nhuận trước thế và lãi vay 1.4. TÀI LIỆU PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH [9] Để tiến hành phân tích báo cáo tài chính yêu cầu phải có những tài liệu cần thiết, cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời. Thông tin mà nhà phân tích cần để phân tích các chỉ tiêu là chính dựa trên cơ sở của bốn bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Bốn bản báo cáo này được lập theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính bao gồm: + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Bản thuyết minh báo cáo tài chính • Đây chính là những tài liệu chủ yếu được sử dụng khi phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 1.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Phương pháp phân tích là sự tổng hợp các cách thức, thủ pháp, công thức, mô hình,… được sử dụng để nghiên cứu bản chất và quy luật vận động của các hiện tượng kinh tế. Trong phân tích các chỉ tiêu báo cáo tài chính, nhà phân tích sủ dụng các phương pháp sau: SVTH: Phạm Thị Tuyết 20 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà 1.5.1. Các phương pháp phân tích định tính - Phương pháp chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích: Trong tổng thể các phương pháp phân tích kinh doanh nói chung, phân tích báo cáo tài chính nói riêng, phương pháp chi tiết hoa chỉ tiêu phân tích giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là phương pháp tuân theo quy luật của quá trình nhận thức từ khái quát đến cụ thể. Theo phương pháp phân tích này, các chỉ tiêu nghiên cứu thường được chi tiết theo thời gian, không gian và yếu tố cấu thành. Phân tích chỉ tiêu tài chính được chi tiết theo thời gian cho biết nhịp độ phát triển, tính thời vụ, khả năng mất cân đối trong quá trình kinh doanh của các chỉ tiêu. Tùy theo đặc điểmcủa hoạt động kinh doanh, mục đích của việc phân tích, nội dung kinh tế của chỉ tiêu có thể chi tiết hóa các đối tượng nghiên cứu theo tháng, quý, năm,… Chi tiết theo không gian có ý nghĩa đánh giá kết quả thực hiện của các đơn vị, bộ phân theo địa điểm phát sinh công việc nhằm tăng cường công tác hạch toán nội bộ. Chi tiết theo thời gian và không gian thường bổ sung cho nhau trong quá trình nghiên cứu vừa được chi tiết theo thời gian vừa được chi tiết theo không gian thì kết qur phân tích càng đầy đủ và sâu sắc. - Phương pháp phân tích tác nghiệp: Là một trong nhưng phương pháp giải quyết nhanh các tình huống về các tình huống bất thường nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin kịp thời cho quản lý sản xuất. Nội dung của phương pháp này thể hiện các cuộc giao ban định kỳ, các cuộc họp bất thường để thảo luận, bàn bạc một vấn đề tài chính nào đó nhằm đưa ra các quyết định. 1.5.2. Các phương pháp phân tích định lượng 1.5.2.1. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành được cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh. - Xác định số gốc để so sánh: + Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, số gốc để so sánh là chỉ tiêu ở kỳ trước. + Khi nghiên cứu nhịp độ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng khoảng thời gian trong năm thường so sánh với cùng kỳ năm trước. + Khi nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường có thể so sánh mức thực tế với mức hợp đồng. - Điều kiện để so sánh được các chỉ tiêu kinh tế: SVTH: Phạm Thị Tuyết 21 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà + Phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu + Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu + Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng, thời gian và giá trị. - Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh: + Xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. + Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc. + Mức độ biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quy mô của chỉ tiêu phân tích. • So sánh tuyệt đối: Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị về một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Đơn vị tính là hiện vật, giá trị, giờ công. Mức giá trị tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số chỉ tiêu giữa hai kỳ. • So sánh tương đối: Mức độ biến động tương đối là kết quả so sánh giữa thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích. • So sánh con số bình quân: Số bình quân là số biểu hiện mức độ về mặt lượng của các đơn vị bằng cách sau: Bằng mọi chênh lệch trị số giữa các đơn vị đó, nhằm phản ánh khái quát đặc điểm của từng tổ, một bộ phận hay tổng thể các hiện tượng có cùng tính chất. Số so sánh bình quân ta sẽ đánh giá được tình hình chung, sự biến động về số lượng, chất lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh, đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp. 1.5.2.2. Phương pháp loại trừ Là phương pháp xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh bằng các loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. • Phương pháp thay thế liên hoàn: Đây là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách thay thế lần lượt và liên tục các yếu tố giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu thay đổi. Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng kinh tế nghiên cứu. Nó tiến hành đánh giá so sánh và phân tích SVTH: Phạm Thị Tuyết 22 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà từng nhân tố ảnh hưởng trong khi đó giả thiết là các nhân tố khác cố định. Do đó để áp dụng nó phân tích hoạt động kinh tế cần áp dụng một trình tự thi hành sau: - Căn cứ vào mối liên hệ của từng nhân tố đến đối tượng cần phân tích mà từ đó xây dựng nên biểu thức giữa các nhân tố - Tiến hành lần lượt để xác định ảnh hưởng của từng nhân tố trong điều kiện giả định các nhân tố khác không thay đổi. - Ban đầu lấy kỳ gốc làm cơ sở, sau đó lần lượt thay thế các kỳ phân tích cho các số cùng kỳ gốc của từng nhân tố. - Sau mỗi lần thay thế tiến hành tính lại các chỉ tiêu phân tích. Số chênh lệch giữa kết quả tính được với kết quả tính trước đó là mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được thay đổi số liệu đến đối tượng phân tích. Tổng ảnh hưởng của các nhân tố tương đối tương đương với bản thân đối tượng cần phân tích. • Phương pháp số chênh lệch: Là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp này sử dụng khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu diễn dưới dạnh tích, các nhân tích được sắp xếp theo thứ tự nhân tố số lượng rồi đến nhân tố chất lượng. Khi thực hiện phương pháp này, muốn phân tích sự ảnh hưởng của một nhân tố ta lấy phần chênh lệch của nhân tố đó nhân với trị số các nhân tố khác, nhân tố chưa thay đổi trị số giữ nguyên ở kỳ gốc, nhân tố đã thay đổi trị số chuyển sang kỳ phân tích, cứ như thế cho đến khi hết. Phương pháp loại trừ được sử dụng trong cả ba loại hình phân tích: phân tích trước, phân tích tác nghiệp và phân tích sau. 1.5.2.3. Phương pháp liên hệ Các chỉ tiêu tài chính thường có mối liên hệ mật thiết với nhau, để lượng hóa các mối liên hệ đó ta thường nghiên cứu trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau của các chỉ tiêu. Phương pháp này thường bao gồm: liên hệ cân đối, liên hệ thuận và ngược chiều, liên hệ tương quan. Liên hệ cân đối thường thể hiện bằng phương trình kinh tế hoặc quan hệ tương xứng giữa các chỉ tiêu tài chính với nhau: Tổng Tài sản = Tổng Nguồn vốn ∑TS = NPT + NVCSH Phương pháp này thường sử dụng trong phương pháp phân tích sau nhằm kiểm tra các kết quả thu được. Từ mối liên hệ đó ta xác định ảnh hưởng của các nhân tố biết SVTH: Phạm Thị Tuyết 23 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà được tính quy luật liên hệ giữa các nhân tố. Phương pháp này sử dụng trong phân tích trước, phân tích tác nghiệp để lập kế hoạch tài chính, luận cứ cho việc ra quyết định 1.5.2.4. Phương pháp phân tích theo mô hình Dupont Mô hình Dupont là kỹ thuật có thể được sử dụng để phân tích khả năng sinh lãi của một công ty bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Dưới góc độ nhà đầu tư cổ phiếu, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản. Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont như sau: Lợi nhuận Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở = hữu (ROE) sau thuế Vốn chủ sở hữu Tỷ suất sinh lời của Vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận Doanh sau thuế = x Doanh thu Tỷ suất sinh lợi của doanh thu ROS x thu Tài sản bình quân Số vòng quay Tài sản Tài sản bình quân x Vốn chủ sở hữu x Đòn bẩy tài chính Như vậy qua khai triển chỉ tiêu ROE chúng ta có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính là lợi nhuận ròng biên, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính.Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE như sau: – Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động. – Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản. – Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.5.2.5. Phương pháp đồ thị SVTH: Phạm Thị Tuyết 24 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Phương pháp này dùng để minh họa các kết quả tài chính thu được trong quá trình phân tích bằng các biểu đồ, sơ đồ, đồ thị qua đó mô tả xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu hay mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong tổng thể. Phương pháp đồ thị gồm nhiều dạng: đồ thị hình cột, đồ thị hình tròn, đồ thị hình đường, …được sử dụng tùy theo nội dung phân tích cho phù hợp. Do đó trong quá trình phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần phải áp dụng một cách linh hoạt, hợp lý và khoa học các phương pháp phân tích để nâng cao chất lượng của nguồn thông tin. Nhờ vào đó, thực trạng hoạt động của doanh nghiệp được phản ánh một cách trung thực, chính xác, đầy đủ và được minh họa bằng số liệu một cách thuyết phục người sử dụng hơn. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính rất phong phú và đa dạng, sử dụng thành thạo các phương pháp phân tích góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống chỉ tiêu phân tích. Do vậy sự đa dạng của các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính dẫn đến sự hình thành một hệ thống các phương pháp phân tích khác nhau để phù hợp với từng nội dung phân tích cụ thể. Khi sử dụng phương pháp phân tích còn phụ thuộc vào loại hình phân tích, mục đích và nhu cầu thông tin phân tích và các điều kiện vật chất, trình độ của người sử dụng để khai thác tối đa thông tin của chỉ tiêu phân tích. 1.6. TỔ CHỨC CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Tổ chức công tác phân tích chỉ tiêu tài chính bao gồm các công việc cơ bản là lựa chọn loại hình phân tích phù hợp với yêu cầu mục đích phân tích, xây dựng quy trình phân tích phù hợp và tổ chức bộ máy thực hiện. Các công việc này cụ thể như sau: Thứ nhất là lựa chọn loại hình phân tích phù hợp. Các loại hình phân tích được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau. Người phân tích cần nắm vững đặc điểm của từng loại hình, cụ thể được phân loại như sau: - Theo thời điểm phân tích, phân tích tài chính bao gồm phân tích trước, phân tích hiện hành và phân tích sau: Phân tích trước là phân tích khi chưa tiến hành hoạt động kinh doanh như phân tích dự án, kế hoạch, dự toán…Để một dự án hay kế hoạch có tính thuyết phục cao, người ta cần tính toán hiệu quả của dự án trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu tài chính, đây cũng là căn cứ để đánh giá và lựa chọn dự án hay kế hoạch kinh doanh. Phân tích hiện hành là phân tích được tiến hành đồng thời với quá trình kinh doanh. Dựa trên đó, nhà phân tích có thể xác minh hiệu quả của hoạt động kinh doanh và tính đúng đắn của các dự án, kế hoạch nhằm điều chỉnh kịp thời các bất hợp lý trong các dự án, kế hoạch đó. Phân tích sau là phân tích được tiến hành khi dự án, kếhoạch… đã hoàn thành. Phân tích sau nhằm đánh giá hiệu quả toàn bộ dự án, kế hoạch… - Theo nội dung phân tích, phân tích chỉ tiêu tài chính bao gồm phân tích toàn diện và phân tích chuyên đề. Phân tích toàn diện là phân tích tất cả các khía cạnh tài SVTH: Phạm Thị Tuyết 25 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà chính trong mối quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau. Phân tích chuyên đề là phân tích tập trung vào một khía cạnh nào đó như phân tích khả năng thanh toán, phân tích khả năng sinh lãi, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản… - Theo phạm vi phân tích, phân tích tài chính bao gồm phân tích tổng thể và phân tích bộ phận. Phân tích tổng thể là phân tích trong phạm vi toàn doanh nghiệp còn phân tích bộ phận chỉ giới hạn trong những bộ phận hay đơn vị cụ thể của doanh nghiệp. Khi tiến hành phân tích, cần xác định rõ mục tiêu phân tích để lựa chọn loại hình phân tích phù hợp. Trên thực tế, tùy theo mục tiêu cụ thể, có thể kết hợp nhiều loại hình trong quá trình phân tích. Thứ hai là xây dựng quy trình phân tích phù hợp. Tùy theo đặc điểm kinh doanh, mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng quy trình phân tích riêng, tuy nhiên nói chung, phân tích tài chính thường bao gồm các giai đoạn sau: - Giai đoạn lập kế hoạch phân tích: đây là giai đoạn khởi đầu của quy trình phân tích, là một giai đoạn quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng phân tích. Lập kế hoạch phân tích bao gồm việc xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi, thời gian và các bước phân tích. Mục tiêu phân tích được xác định trên cơ sở yêu cầu của quản lý doanh nghiệp. Trên cơ sở mục tiêu đặt ra cần xác định rõ nội dung, phạm vi và thời gian phân tích. Nội dung phân tích bao gồm các vấn đề cần được phân tích, có thể là toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc chỉ một số vấn đề cụ thể. Phạm vi phân tích có thể là toàn doanh nghiệp hoặc một số đơn vị trong doanh nghiệp. Thời gian ấn định trong kế hoạch phân tích được xác định trên cơ sở phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Các bước phân tích bao gồm các công việc cụ thể được tiến hành trong quá trình phân tích. - Giai đoạn tiến hành phân tích: đây là giai đoạn thực hiện các công việc đã được xác định trong kế hoạch. Tiến hành phân tích thường bao gồm các công việc cụ thể như sau: • Thu thập và kiểm tra tài liệu: đây là khâu quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng thông tin cho phân tích tài chính. Tài liệu được thu thập kịp thời từ các nguồn khác nhau và được tiến hành đối chiếu, kiểm tra tính chính xác để có được thông tin chuẩn xác đưa vào phân tích. • Trên cơ sở mục tiêu và nội dung phân tích đã được xác định, lựa chọn các chỉ tiêu tài chính và phương pháp phân tích phù hợp • Tính toán các chỉ tiêu tài chính, xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu này • Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, kết luận về tình hình tài chính của DN - Giai đoạn kết thúc: đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình phân tích, giai đoạn này bao gồm các công việc như sau: SVTH: Phạm Thị Tuyết 26 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà • Viết báo cáo phân tích: báo cáo phân tích là bản tổng hợp những đánh giá cơ bản được rút ra từ quá trình phân tích cùng những tài liệu minh họa. Đánh giá và minh họa cần nêu rõ thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu và các nguyên nhân. Trên cơ sở đó có thể đề xuất biện pháp phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm. • Hoàn chỉnh hồ sơ phân tích Thứ ba là tổ chức bộ máy thực hiện phân tích: Để phân tích tài chính được tiến hành đầy đủ, kịp thời và có hiệu quả trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp cần có bộ phận phân tích riêng. Với mục tiêu đó, doanh nghiệp cần xây dựng bộ phận phân tích tài chính phù hợp với quy mô của doanh nghiệp. Tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể giao nhiệm vụ phân tích tài chính cho một cán bộ chuyên trách. Với các công ty lớn và các tổng công ty nên thiết lập một bộ phận phân tích tài chính riêng, bộ phận này có thể đặt nằm trong bộ máy tài chính kế toán. Để thu thập đầy đủ, kịp thời thông tin cho phân tích tài chính, bộ phận phân tích phải có mối quan hệ chặt chẽ với các phòng ban chức năng như kế toán, kế hoạch, phòng kinh doanh… Doanh nghiệp cần thiết lập quy trình cung cấp thông tin từ các bộ phận chức năng cho bộ phận phân tích tài chính nhằm đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác. Trên cơ sở đó, bộ phận phân tích sẽ tổng hợp, đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đưa ra những nhận xét, tư vấn cho ban giám đốc và hội đồng quản trị, giúp cho doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn trong kinh doanh. TÓM TẮT CHƯƠNG I Với yêu cầu là nghiên cứu những cơ sở lý luận về các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính, chương 1 đã tìm hiểu về báo cáo tài chính và đi sâu vào nghiên cứu các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp. Bao gồm 7 chỉ tiêu, cụ thể là nhóm chỉ tiêu khái quát tài sản - nguồn vốn, phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, phân tích luồng tiền, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, phân tích khả năng sinh lời, phân tích hiệu quả sử dụng chi phí và phân tích rủi ro tài chính thông qua đòn bẩy tài chính. Ngoài ra, trong chương 1 cũng đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính bao gồm tài liệu, phương pháp và công tác tổ chức phân tích đã được tìm hiểu chi tiết. Đây là cở sở khoa học cho hoạt động nghiên cứu thực tiến và giải pháp sẽ được đề xuất trong chương 2 và chương 3. SVTH: Phạm Thị Tuyết 27 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LẠC AN – HÀ TĨNH 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LẠC AN – HÀ TĨNH 2.1.1. Tên địa chỉ của công ty Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN LẠC AN Tên giao dịch quốc tế: LACAN JOINT STOCK COMPAMY Tên viết tắt: Trụ sở chính : LACAN JSC xã Kỳ Liên, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh Mã số thuế: 0302888896 Điện thoại: 083 8620 358 Giấy ĐKKD: 4103001483 Tài khoản: 007.100.110.4306 - Fax: 083 8632 209 Ngân hàng: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương TP.HCM chi nhánh Phú Thọ Vốn điều lệ của Công ty: 15.000.000.000 đồng 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh Công ty hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực: - Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng độ thị khu công nghiệp - Xây dựng công trình cấp thoát nước, hệ thống chiếu sáng vỉa hè - San lấp mặt bằng, đào dắp đất nền công trình - Lắp đặt máy móc thiết bị cơ khí- điện- nước - Mua bán vật tư, máy móc thiết bị ngành điện- nước, vật liệu xây dựng, hàng gia dụng - Dịch vụ môi giới thương mại - Sản xuất vật liệu xây dựng (không sản xuất tại trụ sở) - Khai thác cát, đá xây dựng 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Với hơn 10 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh luôn củng cố và xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước theo mô hình trực tuyến SVTH: Phạm Thị Tuyết 28 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà chức năng để đem lại hiệu quả cao nhất cho công tác quản lý cũng như phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty. 2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Lạc An Hà Tĩnh (Nguồn: Phòng hành chính Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh) 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty - Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất công ty, tổ chức và điều tiết mọi hoạt đông của công ty đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty trước pháp luật. Là người có đầy đủ các quyền được quy định trong điều lệ của công ty. - Phó giám đốc: là người hổ trợ cho giám đốc trong công tác quản lý và điều hành công ty, ngoài ra phó giám đốc còn phụ trách việc giao dịch với đối tác, đề xuất các phương án tổ chức sản xuất và tổ chức nhân sự. - Phòng kế hoạch tài vụ: Chịu trách nhiệm về tài chính kế toán của công ty, thực hiện các chế độ tài chính thống kê, báo cáo tài chính định kỳ theo quy định của ban Giám đốc công ty. Bảo đảm việc sử dụng tiền vốn, việc thu chi thanh toán đúng quy định của công ty, sử dụng lao động, vật liệu đúng mức.Cung cấp kịp thời, đầy đủ SVTH: Phạm Thị Tuyết 29 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà các số liệu, tài chính trong việc điều hành xản xuất kinh doanh.Theo dõi việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do phòng kinh doanh đề ra về mặt tài chính kế toán. - Phòng hành chính: Đảm nhiệm công tác quản lý lao động, theo dõi thi đua, công tác văn thư, tiếp khách, bảo vệ tài sản. Ngoài ra còn làm công tác tuyển dụng lao động, quản lý theo dõi bổ sung nhân viên của toàn công ty. - Phòng kỹ thuật: Phụ trách vấn đề xây dựng và quản lý các quy trình trong sản xuất, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới đưa vào sản xuất, tổ chức hướng dẫn nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân, tăng khả năng nghiệp vụ cho các kỹ thuật viên. Ngoài ra còn có nhiệm vụ cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, điều hành mọi phương tiện thiết bị được giao cho toàn công ty. - Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán tài vụ cũng như quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Tổ chức thực hiện việc ghi chép, xử lý, cung cấp số liệu về tình hình kinh tế, tài chính, phân phối và giám sát vốn, giám sát và hướng dẫn đối với những người làm công tác kế toán trong công ty. Xây dựng kế hoạch sản xuất, giá thành kế hoạch của sản phẩm, ký kết hợp đồng sản xuất, quyết toán sản lượng, tham gia đề xuất với giám đốc các quy chế quản lý kinh tế áp dụng nội bộ. Như vậy, mỗi phòng ban trong công ty đều có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ dưới sự điều hành của ban giám đốc công ty nhằm đạt lợi ích cao nhất cho công ty. 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty 2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình một phòng kế toán trung tâm của công ty, bao gồm các bộ phận cơ cấu phù hợp với các khâu công việc, thực hiện toàn bộ công tác kế toán của công ty. Phòng kế toán của công ty thu nhận, kiểm tra hồ sơ bộ chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của tổ, đội và gửi chứng từ kế toán đó về để hạch toán và xử lý. Từ đó, đưa ra các thông tin tài chính, kế toán tổng hợp, chi tiết đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty. SVTH: Phạm Thị Tuyết 30 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ghi chú: GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán của Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh (Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh) 2.1.4.2. Tổ chức vận hành chế độ kế toán của công ty - Kế toán trưởng: Chỉ đạo và tổ chức các nghiệp vụ công tác tài chính, thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính kế toán của doanh nghiệp - Kế toán tổng hợp: Là người trợ lý, giúp kế toán trưởng trong lúc kế toán trưởng đi công tác. Ngoài ra còn phụ trách các công việc có tính chất tổng hợp như: ghi sổ cái, lập bảng cân đối kế toán. - Kế toán doanh thu công nợ: là người chịu trách nhiệm ra hóa đơn kiểm tra, đối chiếu công nợ và doanh thu - Kế toán vật tư, TSCĐ: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn của vật liệu, xác định chi chí nguyên vật liệu cho từng công trình. Theo dõi tình hình biến động của TSCĐ, vật tư, phản ánh chính xác tình hình TSCĐ, khấu hao TSCĐ - Thủ quỹ: là người quản lý tiền mặt tại công ty khi có yêu cầu của cấp trên thủ quỷ mới có quyền chi. Sau mỗi ngày phải kiểm tra quỹ, số liệu này phải khớp với báo cáo quỹ. - Kế toán thu chi: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng, có nhiệm vụ theo dõi trực tiếp các nghiệp vụ thu chi tài chính. - Kế toán lương: Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu và các khoản phụ cấp trợ cấp, phân bổ tiền lương và các khoản trích vào các đối tượng sử dụng. Mở sổ sách cần thiết và hạch toán nghiệp vụ tiền lương theo đúng chế độ. 2.1.4.3. Tổ chức vận hành chế độ kế toán SVTH: Phạm Thị Tuyết 31 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà • Niên độ kế toán: niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ: sử dụng trong ghi chép kế toán Việt Nam Đồng; phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán theo tỷ giá liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà Nước công bố tại thời điểm phát sinh. Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ Kế Toán Doanh Nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. • Phương pháp kế toán hàng tồn kho + Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo giá gốc + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho cuối kỳ: được đánh giá theo phương pháp bình quân gia quyền • Phương pháp kế toán xuất kho + Kế toán xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. • Phương pháp kế toán khấu hao + Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, vô hình: đánh giá theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán. + Phương pháp khấu hao (KH): Khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Thời gian để tính khấu hao được xác định theo QĐ số 203/2006/QĐ-BTC • Phương pháp kế toán thuế GTGT + Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. • Hình thức kế toán Hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính theo hình thức Chứng từ ghi sổ. Phần mềm mà công ty đang sử dụng là phần mềm Effect Hình thức kế toán này có trình tự ghi sổ như sau: Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định TK ghi Nợ. TK ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy định của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập số vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối kỳ, cuối năm kế toán tiến hành thao tác khoá sổ. Tuy nhiên, do phần mềm này chưa hoàn chỉnh nên việc lập báo cáo tài chính, kế toán tiến hành lập bằng tay trên bảng tính excel. SVTH: Phạm Thị Tuyết 32 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Cuối kỳ, cuối năm sổ kế toán tổng hợp, chi tiết được in ra giấy và đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm. (theo số tứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hệ thống chứng từ: - Chỉ tiêu hàng tồn kho: Phiếu yêu cầu vật tư, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho. Hoá đơn GTGT - Chỉ tiêu lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương… - Chỉ tiêu tiền tệ: Phiếu chi, phiếu thu, giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, giấy nộp tiền. - Chỉ tiêu bán hàng: Phiếu xuất kho, HĐ GTGT, hợp đồng mua bán hàng hoá… 2.1.5. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Chức năng - Khai thác nguồn vốn, tài sản của công ty trong quá trình kinh doanh sao cho có hiệu quả cao nhất. - Tổ chức, sắp xếp, điều hành, quản lý mọi hoạt động của công ty phù hợp với ngành nghề kinh doanh. - Bảo toàn các nguồn vốn, tài sản Công ty giao. - Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ hạch toán, kế toán thống kê, thực hiện đúng chế độ báo cáo và chịu sự quản lý của các cơ quan ban ngành. Nhiệm vụ: - Là doanh nghiệp tư nhân, vì vậy nhiệm vụ chủ yếu của công ty là kinh doanh xây dựng làm công trình quy hoạch, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. - Tự tạo nguồn vốn, quản lý, sử dụng có hiệu quả của nguồn vốn đó. Đảm bảo mở rộng đầu tư, đổi mới trang thiết bị, bù đắp chi phí, cân đối giữa nhập và xuất, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước. - Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại của nhà nước. - Thực hiện cam kết trong hợp đồng kinh tế có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty trong nước cũng như nước ngoài. - Thực hiện theo lao động phân phối và cân bằng xã hội, tổ chức tốt đời sống tinh thần và vật chất cho người lao động. SVTH: Phạm Thị Tuyết 33 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà - Làm tốt các công tác an toàn lao động, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, tuân thủ pháp luật. 2.1.6. Loại hình doanh nghiệp Là một doanh nghiệp tư nhân, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản riêng tại ngân hàng và hoạt động theo sự ủy quyền của giám đốc công ty. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng kí kinh doanh. 2.1.7. Quá trình hình thành và lịch sử phát triển của công ty Công ty Cổ Phần Lạc An có chi nhánh tại Hà Tỉnh được thành lập theo quyết định số 2813000051 ký ngày 18/01/2005 đăng ký thay thế lần thứ nhất ngày 26/01/2006 do sở kế hoạch đầu tư Hà Tỉnh cấp. Khi mới thành lập công ty có ba thành viên tổng số vốn kinh doanh ban đầu là 15.000.000.000 (mười lăm tỷ đồng) trong nhưng năm qua công ty không ngừng phát triển, nhận được nhiều đơn đặt hàng, công trình v.v… nên công ty ngày càng mở rộng và phát triển thêm. Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh là công ty tư nhân sử dụng chế độ hạch toán độc lập, có con dấu riêng và mở tài khoản ngân hàng để tiện cho kinh doanh và thanh toán tiền tại công ty. Như vậy hơn mười năm hình thành và phát triển công ty đã qua nhiều biến động cùng với nền kinh tế của đất nước. Song với tinh thần đoàn kết của toàn bộ công nhân viên giúp cho công ty không ngừng phát triển và mở rộng. Hiện nay công ty đã ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và làm ăn có hiệu quả mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội. 2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LẠC AN – HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 2.2.1. Phân tích tình hình mặt hàng, sản phẩm của công Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh với đặc thù là công ty chuyên về các công trình xây dựng và giao thông khai thác đá và vật liệu xây dựng. Mặt hàng, sản phẩm của công ty bao gồm: - Xây dựng công trình + Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng + Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ SVTH: Phạm Thị Tuyết 34 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà + Lắp đặt hệ thống điện + Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp - Kinh doanh vật liệu xây dựng + Sản xuất kinh doanh bê tông và các sản phẩm từ thạch cao + Khai thác đá, sỏi, đất, cát Qua quá trình hình thành và phát triển, Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh đã cho mở rộng phạm vi khai thác mỏ đá ở Kỳ Liên, đồng thời xây thêm các trạm trộn mới để làm đa dạng thêm các sản phẩm của mình nhằm đáp ứng với nhu câu của thị trường ngày càng cao lên. Bên cạnh đó các công trình xây dựng cũng được công ty tiến hành thúc đẩy xây dựng để kịp với tiến độ thi công mà nhà thuần mong muốn. Có thể nói, Công ty Cổ phần Lạc An với một khối lượng máy móc sẵn có và được tân tiến, mua mới ngày càng cho ra các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng khó tính, đòi hỏi đầy đủ về số lượng cũng như tỷ mỷ về chất lượng như các công ty trong khu kinh tế Vũng Áng – Formosa, các công ty xây dựng trong huyện Kỳ Anh, … 2.2.2. Phân tích tình hình sử dụng lao động của công ty Lao động là một trong bốn nguồn lực trọng yếu của công ty, được coi là bộ não của doanh nghiệp, nó là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức qua quá trình tổ chức và quản lý con người. Vì thế để nắm bắt đầy đủ và kịp thời về tình hình lao động, từ đó phân bổ lao động một cách hợp lý nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động thì ta tiến hành phân tích như sau. Bảng 2.1: Tình hình sử dụng lao động tại công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh giai đoạn 2012 – 2014 (ĐVT: Người) Năm 2012 Chỉ tiêu SL 1. Phân theo chức năng Lao động trực tiếp 95 Lao động gián tiếp 20 Năm 2013 % 82,61 17,39 SL Năm 2014 % 126 84,00 24 16,00 2. Phân theo giới tính Nam 102 88,70 138 92,00 Nữ 13 11,30 12 8,00 3. Phân theo trình độ chuyên môn ĐH, CĐ 12 10,43 15 10,00 Trung cấp 1 0,87 3 2,00 SVTH: Phạm Thị Tuyết 35 So sánh 2013/2012 2014/2013 SL % SL % 140 84,85 25 15,15 31 4 32,63 20,00 14 1 11,11 4,17 159 96,36 6 3,64 36 -1 35,29 -7,69 21 -6 15,22 -50 17 5 3 2 25 200,0 2 2 13,33 66,67 SL % 10,30 3,03 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà 0 Lao động phổ thông 102 88,70 Tổng số lao động 115 100 132 88,00 143 86,67 30 29,41 11 8,33 150 165 35 30,43 15 10,00 100 100 (Nguồn: Phòng hành chính, Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh) Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy rằng số lượng lao động của của công ty tăng qua các năm. Năm 2012, số lượng lao động của công ty 115 lao động sang năm 2013 do nhu cầu mở rộng sản xuất nên công ty tăng lượng lao động lên thành 150 lao động tương ứng với tăng 30,43%. Lượng lao động tiếp tục tăng vào năm 2014 tăng thêm 10% so với năm 2013 nâng con số lao động lên tới 165 lao động. Có thể nói nguồn lao động của công ty đã có sự biến đổi về số lượng lẫn chất lượng làm cho cơ cấu lao động thay đổi. Cụ thể: - Về chức năng: Thuộc loại hình công ty sản xuất nên lao động trực tiếp của công ty chiếm một tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên trong cơ cấu lao động theo chức năng. Năm 2012 lao động trực tiếp chiếm 82,61% và tăng lên trong năm 2013, 2014, … Trong khi đó lao động gián tiếp giảm xuống còn 15,15% trong năm 2014, do nhu cầu cắt giảm lao động dư thừa trong hoạt động quản lý. - Về giới tính: Cũng do đặc thù của công ty là xây dựng công trình và sản xuất vật liệu xây dựng, đá, sỏi… nên cơ cấu lao động theo giới có sự phân chia rõ rệt nhất. Đa phần lao động của công ty là nam, tỷ lệ nữ lao động trong công ty rất nhỏ chỉ chiếm 3,64% năm 2014, lao động nữ giảm dần qua các năm, thay vào đó là sự tăng lên đáng kể của lao động nam. - Về trình độ chuyển môn: Lao động có trình độ Đại Học và Cao Đẳng chiếm tỷ lệ không cao và tất cả các lao động này chủ yếu làm việc ở các phòng, ban quản lý của công ty. Các lao động làm việc tại các trạm, các công trình, lái xe… công ty không đòi hỏi về trình độ chuyên môn mà chủ yếu tuyển chọn dựa vào tay nghề của mỗi lao động. Nên đa phần trình độ lao động của công ty là lao động phổ thông. 2.2.1. Phân tích khái quát doanh thu, lãi lỗ, vốn và chi phí sản xuất của Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh Bảng 2.2: Khái quát tình hình doanh thu, lãi lỗ, vốn và chi phí sản xuất của công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh giai đoạn 2012 – 2014 (ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu 1. Tổng doanh thu 2. Lợi nhuận sau thuế 3. Vốn chủ sở hữu bình quân 4. Giá trị TSCĐ bình quân 5. Vốn lưu động bình SVTH: Phạm Thị Tuyết 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % 112.022 3.473 2.608 474 3,07 24,94 24.347 1.842 27,77 77,44 51.662 53.838 1.306 2,59 2.176 4,21 44.554 38.726 44.979 46.625 2.025 2.770 4,76 7,70 425 7.899 0,95 20,39 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 85.066 1.904 87.675 2.378 50.356 42.529 35.956 36 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà quân 6. Tổng chi phí kinh doanh trong năm 83.193 85.296 107.803 2.103 2,53 22.506 26,39 (Nguồn: Báo cáo quyết toán của Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh) (ĐVT: Triệu đồng) 120000 100000 Tổng doanh thu 80000 Tổng chi phí Lợi nhuận sau thuế 60000 Giá trị TSCĐ BQ Vốn lưu động BQ 40000 Vốn chủ sở hữu BQ 20000 0 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Biểu đồ 2.1: Khái quát tình hình doanh thu, lãi lỗ, vốn và chi phí sản xuất của Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Từ bảng số liệu và Biểu đồ 2.1 trên ta thấy rằng, nhìn chung tất cả các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận, giá trị TSCĐ, vốn lưu động và vốn chủ sở hữu đều có biến động tăng qua ba năm 2012 -2014, mức tăng cao nhất là doanh thu, tiếp theo là lợi nhuận và vốn lưu động. Cụ thể là: Doanh thu Việc đẩy mạnh sản xuất và tăng cường mở rộng thị phần đã làm cho chỉ tiêu doanh thu của công ty tăng mạnh nhất trong các chỉ tiêu được xét. Năm 2012 doanh thu của công ty là 85.066 triệu đồng, năm 2013 chỉ tiêu này tăng lên 87.675 triệu đồng tăng so với năm 2012 là 3,07%. Đến năm 2014, với việc tăng lượng cung ứng đá cho khu kinh tế Vũng Áng – Formosa nên doanh thu đã tăng đáng kể lên mức 112.022 triệu đồng tăng 27,77% so với năm 2013. Doanh thu tăng là tín hiệu tốt cho sự phát triển kinh doanh của công ty. Có được kết quả như vậy là nhờ vào công tác chỉ đạo đứng đắn của bao lãnh đạo công ty, đồng thời thể hiện chiến lược và tầm nhìn trong tương lai và việc hiệu quả trong công tác mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo uy tín, niềm tin cho khách hàng. Tổng chi phí SVTH: Phạm Thị Tuyết 37 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Chi phí kinh doanh của công ty bao gồm: Giá vốn ( Chi phí sản xuất), chi phí tài chính (chi phí lãi vay), chi phí quản lý doanh nghiệp. Cùng với với tăng lên của doanh thu thì chi phí kinh doanh của công ty cũng tăng lên qua ba năm. Cụ thể: Năm 2012, tổng chi phí của công ty là 83.193 triệu đồng, qua năm 2013 tăng lên 2,53% tương đương với mức 2.103 triệu đồng. Đến năm 2014 thì chỉ tiêu này tăng lên mức 107.803 triệu đồng. Doanh thu tăng kéo theo chi phí tăng là điều khó tránh khỏi nhưng công ty cũng phải xem xét đến mức tăng của hai chỉ tiêu này. Công ty cần có biện pháp để làm cho tốc độ tăng của chi phí thấp hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thông qua việc cắt giảm các chi phí không cần thiết trong sản xuất cũng như cân nhắc lại các khoản vay nợ để sản xuất… Có như vậy thì Công ty mới phát huy hết hiệu quả của việc tăng doanh thu và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Giá trị tài sản bình quân Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng kết cấu của tài sản đang có sự biến đổi nhỏ. Đó là giá trị TSCĐ đang có xu hướng giảm thay với đó là việc tăng của tài sản lưu động. Trong đó tài sản lưu động bình quân năm 2014 tăng so với năm 2013 là 7.899 triệu đồng tương ứng 20,39% trong khi đó TSCĐ bình quân năm 2014 lại không tăng đáng kể so với năm 2013 chỉ tăng 425 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 0,95%. Điều này chứng tỏ công ty đang tập trung đầu tư vào tài sản lưu động nhiều hơn TSCĐ đã làm cho tỷ trọng của TSCĐ năm 2014 giảm hơn năm 2013 từ 52,67% xuống 45,96% và tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng từ 47,33% ở năm 2013 tăng lên 54,04% ở năm 2014. Vốn chủ sở hữu bình quân Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2013 chiếm 62,02% sang năm 2014 chiếm 55,92%. Tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu giảm trong khi đó quy mô cuối kỳ lại tăng hơn so với đầu kỳ : 2.176 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 4,21%. Ta nhận thấy rằng, công ty đang thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình bằng cách tăng nguồn vốn hay nói cách khác là công ty đang tăng cường sử dụng các khoản vay ngắn hạn để thúc đẩy hoạt động này thông qua việc tăng mạnh nguồn này trong cuối kỳ thay bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Tuy tỷ trọng vốn chủ sở hữu ở cuối kỳ giảm so với đầu kỳ nhưng nguồn này vẫn giữ một tỷ trọng cao và ổn định trong tổng nguồn vốn, chứng tỏ tính tự chủ về mặt tài chính của công ty đang được đảm bảo. Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Như phân tích ở trên, cả doanh thu và chi phí đều tăng qua ba năm tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu luôn lớn SVTH: Phạm Thị Tuyết 38 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận của công ty đã được tăng liên tục qua ba năm 2012 -2014. Năm 2014, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng vượt trội đạt mức 1.842 triệu đồng tương đương 77,44% so với năm 2013. Tuy nhiên, để đạt được kết quả cao hơn nữa thì công ty cần có các chính sách nâng cao công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ các chi phí phát sinh giúp doanh nghiệp giảm thiểu được các khoản chi phi nâng cao hiêu quả hoạt động. 2.3. THỰC TRẠNG CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LẠC AN – HÀ TĨNH Quá trình phát triển các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh gắn liền với quá trình phát triển của công ty và chịu ảnh hưởng của sự đổi mới chế độ kế toán Việt Nam. Công ty áp dụng chế độ Kế Toán Doanh Nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính chính vì thế các báo cáo tài chính của công ty cũng được lập theo chế độ Kế toán theo quyết định 15. Và các chỉ tiêu phân tích báo cáo của công ty cũng được tính toán dựa trên cơ sở của những báo cáo này. Trong những năm qua, việc phân tích báo cáo tài chính cũng như các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính luôn được công ty chú trọng tiến hành dựa trên cơ sở pháp lý và tuân thủ những quy định chặt chẽ theo yêu cầu của Nhà nước và đã đem lại những chuyển biến tích cực thể hiện qua việc mở rộng phạm vi phân tích tài chính. 2.3.1. Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính được tính toán dựa trên cở sở của các bản báo cáo tài chính và được thể hiện trên phần Thuyết minh báo cáo tài chính được lập vào cuối mỗi năm. Qua việc khảo sát cũng như việc thu thập số liệu tại công ty Cổ Phần Lạc An Hà Tĩnh tác giả nhận thấy các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính của công ty được chia thành 3 nhóm chính, bao gồm: Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn, gồm 2 phần: + Cơ cấu tài sản, gồm 2 chỉ tiêu: Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản + Cơ cấu nguồn vốn, gồm 2 chỉ tiêu: Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn SVTH: Phạm Thị Tuyết 39 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Các chỉ tiêu này đều được tính theo số liệu cuối kỳ của các loại tài sản, nguồn vốn Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, gồm 4 chỉ tiêu: Khả năng thanh toán hiện hành Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lãi, gồm 3 chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên Tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu Công ty đã tiến hành lấy số liệu phân tích các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính trên, từ đó rút ra các đánh giá, nhận xét, so sánh, xem xét nguyên nhân và dự báo về tình hình biến động của các chỉ tiêu đó cho năm tới. Nguồn số liệu được công ty sử dụng như sau: Bảng 2.3. Các chỉ tiêu phân tích BCTC áp dụng tại Công ty Cổ Phần Lạc An Hà Tĩnh STT Chỉ tiêu Công thức Nguồn số liệu NHÓM CHỈ TIÊU KHÁI QUÁT TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN 1 2 3 4 Tỷ suất đầu tư Tỷ suất tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Tổng tài sản x 100% số là chỉ tiêu mã số 270 trong BCĐKT Tử số là chi tiêu mã số 100 và mẫu Tài sản ngắn hạn 100% Tổng tài sản số là chỉ tiêu mã số 270 trong BCĐKT Tử số là chi tiêu mã số 300 và mẫu Nợ phải trả Tỷ lệ nợ Tử số là chỉ tiêu mã số 200 và mẫu Tổng nguồn vốn Tỷ suất tự tài Vốn chủ sở hữu trợ Tổng nguồn vốn x 100% số là chỉ tiêu mã số 440 trong BCĐKT 100 % Tử số là chi tiêu mã số 400 và mẫu số là chỉ tiêu mã số 440 trong BCĐKT NHÓM CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN Hệ số khả 5 năng thanh toán hiện hành Tổng tài sản Tổng nợ phải trả Hệ số khả 6 năng thanh toán nợ ngắn Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn hạn SVTH: Phạm Thị Tuyết 40 Tử số là chi tiêu mã số 270 và mẫu số là chỉ tiêu mã số 300 trong BCĐKT Tử số là chi tiêu mã số 100 và mẫu số là chỉ tiêu mã số 310 trong BCĐKT Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hệ số khả 7 GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Tiền và tương đương tiền Tử số là chi tiêu mã số 70 và mẫu số năng thanh là chỉ tiêu mã số 310 trong BCĐKT Nợ ngắn hạn toán nhanh NHÓM CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LÃI Tỷ suất lợi 8 Tử số là chi tiêu mã số 60 trong nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu Doanh thu thuần BCKQHĐKD và mẫu số là tổng doanh thu thuần cộng doanh thu hoạt động tài chính công thu nhập khác thuần Tỷ suất lợi 9 x 100% nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế trên Tổng tài Bình quân tổng TS sản Tử số là chi tiêu mã số 60 trong x 100% BCKQHĐKD và mẫu số là chỉ tiêu mã số 270 trong BCĐKT Tỷ suất lợi nhuận sau thuế 10 Lợi nhuận sau thuế trên bình quân Bình quân VCSH vốn chủ sở Tử số là chi tiêu mã số 60 trong x 100% BCKQHĐKD và mẫu số là chỉ tiêu mã số 400 trong BCĐKT hữu (Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh) Các chỉ số trên được bộ phận kế toán công ty so sánh giữa số liệu năm báo cáo với số liệu năm ngay trước năm báo cáo. Như vậy, các chỉ tiêu báo cáo của công ty đã được sử dụng để phản ánh 3 khía cạnh tài chính quan trọng là cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanh toán và khả năng sinh lãi. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về các loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí thuộc BCĐKT và Báo cáo KQHĐKD cũng được phân tích chi tiết. Công ty tiến hành phân tích các nhóm chỉ tiêu trên như sau: SVTH: Phạm Thị Tuyết 41 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà 2.3.1.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn Bảng 2.4. Phản ánh cơ cấu vốn của Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh Chỉ tiêu ĐV T 2013 2014 Chênh lệch +/- % 1. Tài sản ngắn hạn Trđ 40.563 52.688 12.124 29,89 2. Tài sản dài hạn Trđ 45.141 44.817 (324) -0,72 3. Nợ phải trả Trđ 32.552 42.981 10.429 32,04 4. Vốn chủ sở hữu Trđ 53.152 54.523 1.371 2,58 Trđ 85.704 97.505 11.800 13,77 6. Tỷ suất đầu tư % 52,67 45,96 -6,71 -12,74 7. Tỷ suất TSNH % 47,33 54,04 6,71 14,18 8. Tỷ lệ nợ % 37,98 44,08 6,10 16,06 9. Tỷ lệ tự tài trợ % 62,02 55,92 -6,10 -9,84 5. Tổng TS (Tổng NV) (Nguồn: Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh) Từ số liệu ở BCĐKT, công ty đã tiến hành tính toán các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản, nguồn vốn trong hai năm 2013- 2014. Tỷ suất đầu tư của năm 2014 là 45,96% so với năm 2013 (52,67%) thì đã giảm đi 6,71%, tỷ suất này giảm là do tài sản dài hạn trong năm 2014 giảm so với năm 2013. Tỷ suất TSNH của năm 2014 tăng 6,10% so với năm 2013 đạt mức 54,04%. Tỷ suất này tăng cho thấy năng lực sản xuất theo xu hướng phát triển ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ của năm 2014 tăng lên mức 44,08%. doanh nghiệp đẩy mạnh việc đi vay nợ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tỷ lệ này càng tăng thì mức độ tài trợ của doanh nghiệp càng thấp. Bên cạnh đó thì tỷ lệ tự tài trợ của doanh nghiệp năm 2014 là 55,92%. năm 2013 là 62,02% giảm 6,1%. Tuy tỷ lệ tự tài trợ có giảm nhưng chỉ tiêu này vẫn giữ giá trị khá cao trong cơ cấu nguồn vốn vì vậy khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên các chỉ tiêu này chỉ mới được phân tích về sự biến động tăng giảm, mà vẫn chưa được xem xét, đánh giá để phản ánh cơ cấu tài sản, nguồn vốn đã hợp lý hay chưa, các nguyên nhân và yếu tố đã ảnh hưởng đến các chỉ tiêu này để từ đó tìm ra các biện pháp phù hợp cho quản lý. SVTH: Phạm Thị Tuyết 42 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà 2.3.1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Bảng 2.5: Khả năng thanh toán của Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch +/- % 1. Tài sản ngắn hạn Trđ 40.563 52.688 12.124 29,89 2. Tiền và tương đương tiền Trđ 5.793 8.521 2.728 47,09 3. Hàng tồn kho Trđ 18.962 24.143 6.608 50,86 4. Nợ ngắn hạn Trđ 32.552 42.981 10.429 32,04 5. Hệ số khả năng thanh toán hiện Lần 1.25 1.23 -0.02 -1,6 hành 6. Hệ số khả năng thanh toán Lần nhanh 7. Hệ số khả năng thanh toán Lần nhanh bằng tiền 0.66 0.66 0 0 0.18 0.20 0.02 11,11 ( Nguồn: Công ty Cổ Phần Lạc – An Hà Tĩnh) Dựa vào việc tính toán các số liệu của các chỉ số trên, công ty tiến hành phân tích như sau: Chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2014 là 1,23 lần. Chỉ tiêu này cho biết cứ 01 đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo bằng 1,23 đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, số liệu cho thấy chỉ tiêu này của công ty tương đối cao, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn là rất lớn. Khả năng thanh toán nhanh của năm 2013 và 2014 là 0,66 lần. Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh khoản đối với các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, cứ 01 đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo bằng 0,66 đồng tài sản lưu động (không kể hàng tồn kho). Và chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh bằng tiền năm 2014 là 0,20 lần. Có nghĩa là cứ 01 đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo bằng 0,20 đồng tiền và các khoản tương đương tiền, chỉ tiêu cho thấy khả năng thanh khoản của công ty tương đối tốt. Mặc dù công ty đã đưa ra được sự biến động của các chỉ tiêu về khả năng thanh toán trong 2 năm, nhưng vẫn chưa giải thích được việc tăng, giảm về khả năng thanh toán này có đảm bảo đáp ứng được việc thanh toán các khoản nợ đến hạn hay không? SVTH: Phạm Thị Tuyết 43 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà 2.3.1.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lãi Bảng 2.6: Khả năng sinh lãi của Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh Chênh lệch Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 1. Doanh thu thuần Trđ Trđ 112.022 91.605 24.347 8.323 27,77 2. Tổng tài sản bình quân 87.675 83.282 3. Vốn chủ sở hữu bình quân Trđ Trđ 53.838 3.473 2.176 1.095 4,21 4. Lợi nhuận sau thuế 51.662 2.378 % 2,71 3,10 0,39 14,39 % 2,86 3,79 0,93 32,51 % 4,60 6,45 1,85 40,22 5. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 6. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên Bình quân tổng tài sản 7. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên Bình quân VCSH +/- % 9,99 46 ( Nguồn: Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh) Qua bảng số liệu trên, công ty tiến thành phân tích như sau: qua 2 năm các chỉ tiêu về khả năm sinh lời đều tăng lên, cụ thể: Năm 2014 tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty là 3,10% có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu của công ty thì công ty sẽ thu về 3,1 đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này tăng lên 14,39% so với năm 2013, cho thấy công ty đang mở rộng thị phần kinh doanh của mình đồng thời kiểm soát tốt các chi phí. Tương tự công ty tiến hành phân tích tỷ suất sinh lời trên tài sản, trong năm 2014, cả lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản bình quân đều tăng hơn so với năm 2013, tuy nhiên tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lại cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân vì thế đã làm cho tỷ suất sinh lời của tổng tài sản tăng lên so với năm 2013 là 32,51% , đạt mức 3,79%. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty có sự biến động mạnh nhất, năm 2013 chỉ tiêu này là 4,6% đến năm 2014 chỉ tiêu này đã tăng lên 6,45%, gấp 40,22% so với năm trước đó. Việc tăng ROE được xem là tín hiệu đáng mừng cho công ty, khi mà nền kình tế của thế giới và của Việt Nam đang gặp những khó khăn trong việc tăng trưởng. Qua bảng trên và qua việc phân tích số liệu của công ty so sánh số liệu của các chỉ tiêu khả năng sinh lời của công ty năm 2014 với năm 2013 đã cho ta thấy được mức độ biến động của các chỉ tiêu này. Tuy nhiên, ta vẫn chưa thấy được và phân tích được các yếu tố và nguyên nhân gây ra biến động. Đồng thời các chỉ tiêu này cũng chưa được xem xét đánh giá để phản ánh khả năng sinh lãi của Công ty ở mức đó có SVTH: Phạm Thị Tuyết 44 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà hợp lý hay không, các giải pháp phù hợp để khắc phục những vấn đề tồn tại và phát huy những điểm mạnh đã đạt được. Tất cả những điều này chưa được đề cập đến khi áp dụng các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Lạc An. 2.3.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu tài chính Để có sự nhìn nhận thực tế chính xác nhất về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tài chính của công ty thì Công ty Cổ phần Lạc An sử dụng nhiều phương pháp như: Phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ và phương pháp liên hệ cân đối, trong đó phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình phân tích. Công ty đã sử dụng 2 cách so sánh đó là so sánh ngang và so sánh dọc chủ yếu kết hợp cả hai hình thức so sánh tương đối và tuyệt đối. Trong quá trình sử dụng phương pháp so sánh thì công ty đã đảm bảo các điều kiện so sánh được các chỉ tiêu và gốc so sánh được chọn. Sự kết hợp này sẽ bổ trợ cho nhau giúp chúng ta vừa có được những chỉ tiêu cụ thể về khối lượng và giá trị hoạt động của doanh nghiệp vừa thấy được tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong kỳ phân tích. 2.3.3. Tổ chức công tác phân tích Hoạt động phân tích báo cáo tài chính được các công ty rất chú trọng trong những năm qua, tuy nhiên công ty vẫn chưa có bộ phận làm công tác phân tích báo cáo tài chính riêng mà việc phân tích thuộc chức năng của phòng kế toán. Kế toán trưởng – người đứng đầu bộ máy kế toán sẽ trực tiếp đảm nhiệm công tác phân tích. Nguồn số liệu chủ yếu dùng để phân tích lấy từ các báo cáo tài chính, các sổ chi tết cũng như các số liệu liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Nội dung phân tích chủ yếu là phân tích một số nội dung cơ bản phản ánh khái quát cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh của công ty. Việc phân tích này được thực hiện 1 năm 1 lần và chỉ thực hiện vào thời điểm báo cáo tài chính năm được lập xong hoặc có yêu cầu của ban giám đốc để phân tích báo cáo tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Nhìn chung, công ty vẫn chưa có một quy trình phân tích tài chính cụ thể. SVTH: Phạm Thị Tuyết 45 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LẠC AN – HÀ TĨNH Trên cơ sở thực trạng các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh, tác giả đưa ra phần đánh giá trên hai phương diện là ưu điểm và nhược điểm của các chỉ tiêu phân tích báo tài chính. 2.4.1. Ưu điểm: Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh qua quá trình hình thành và phát triển của công ty đã có những bước phát triển nhất định. Đã hình thành một số chỉ tiêu tài chính quan trọng bao quát được nhiều khía cạnh như cơ cấu tài sản, nguồn vốn, khả năng thanh toán và khả năng sinh lãi. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài c hính đã được áp dụng thông qua một số phương bao gồm: Phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp liên hệ cân đối. Nhờ các phương pháp này nên các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính mới thể hiện được mức độ biến động khái quát của các chỉ tiêu trong năm báo cáo so với năm trước. 2.4.2. Nhược điểm Các chỉ tiêu phân tích: Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh còn đơn giản, sơ lược, chỉ bao gồm một số chỉ tiêu tài chính được quy định theo mẫu. Các chỉ tiêu này chỉ mới đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh, chưa đủ để cho người phân tích thấy được các khía cạnh chi tiết hơn như hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn, tình hình công nợ, hiệu quả sử dụng chi phí, luồng tiền trong doanh nghiệp và phân tích các rủi ro tài chính thông qua đòn bẫy tài chính... Bên cạnh đó, mặc dù công ty đã sử dụng một số chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán và khả năng sinh lãi nhưng còn tổng quan chưa đủ để đánh giá một cách sâu sắc các khía cạnh này. Ngoài ra, các chỉ tiêu phân tích của công ty chưa được xem xét, đánh giá mức độ phù hợp, các nguyên nhân, yếu tố tác động đến các chỉ tiêu để từ đó đưa ra các giải pháp khả thi cho quản lý. Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính được sử dụng chưa đầy đủ, chưa giúp cho phân tích đánh giá được tình hình tài chính một cách toàn diện trên tất cả các khía cạnh, chưa đáp ứng tốt yêu cầu quản lý tài chính cũng như chưa đủ làm cơ sở vững chắc cho dự báo và định hướng các kế hoạch tài chính của công ty. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu tài chính: Các phương pháp phân tích mà công ty đang sử dụng chỉ mới dừng lại ở mức so sánh giữa số liệu năm báo cáo với số liệu năm trước của công ty chứ chưa quan tâm đến so sánh với các số liệu cùng ngành. SVTH: Phạm Thị Tuyết 46 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Các phương pháp phân tích bị giới hạn về thời gian (chỉ mới phân tích sự biến động trong 2 năm 2013 – 2014) chưa xem xét trong dài hạn đây cũng là một hạn chế trong công tác phân tích của công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng nên đưa phương pháp biểu đồ vào để thể hiện rõ ràng, trực quan sinh động về diễn biến của từng đối tượng nghiên cứu và nhanh chóng phân tích định hướng các chỉ tiêu tài chính để tìm ra nguyên nhân của sự biến động các chỉ tiêu. Phương pháp Dupont cũng không được sử dụng trong việc phân tích của công ty vì thế công ty mới chỉ đưa ra các chỉ tiêu về tỷ suất mà chưa đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu này. Đây là những hạn chế trong phương pháp phân tích của Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh. Tổ chức công tác phân tích của công ty hiện tại chưa được chú trọng, hoạt động phân tích báo cáo chủ yếu vào cuối năm báo cáo hoặc theo yêu cầu của ban giám đốc nên việc nắm bắt tình hình của công ty vẫn chưa kịp thời. Công ty chưa có một bộ phận cụ thể đảm nhiệm công tác phân tích báo cáo tài chính nên phân tích không mang lại tính hiệu quả cao phần nhiều mang tính hình thức chưa thực sự phát huy được tác dụng đối với việc đưa ra những quyết định quản lý tài chính của doanh nghiệp. Chính vì lý do này mà việc phân tích chỉ mới dừng lại ở việc phân tích thực trạng qua đó chưa nên được những giải pháp cũng như những định hướng cho công tác quản lý tài chính của công ty, việc phân tích cũng chưa rõ ràng phục vụ cho đối tượng sử dụng thông tin nào. Quy trình phân tích và các bảng biểu báo cáo phân tích mẫu chưa được xây dựng, do vậy nhân viên làm nhiệm vụ phân tích này tiến hành theo cách làm riêng của mình. Bên cạnh đó, nếu như trong trường hợp công việc này được giao cho một nhân viên khác thì nội dung kết cấu của báo cáo này có thể thay đổi và sẽ gây khó khăn cho người sử dụng báo cáo. Cơ sở dữ liệu phân tích: Nguồn thông tin dùng để phân tích chủ yếu sử dụng nguồn số liệu từ 2 báo cáo kế toán là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc phân tích ít nhiều giảm tính khách quan chỉ dựa vào tính chủ quan của người phân tích. Trong khi muốn phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì phải sử dụng thông tin ở nhiều nguồn khác nhau: thông tin bên trong, thông tin bên ngoài, các thông tin liên quan đến tình hình kinh doanh thị trường, môi trường pháp lý, sự điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Vì vậy, việc đánh giá về tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh chỉ đơn thuần qua sự so sánh các số liệu và các chỉ tiêu qua các năm của công ty. SVTH: Phạm Thị Tuyết 47 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà TÓM TẮT CHƯƠNG II Việc phân tích các chỉ tiêu báo cáo tài chính sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn thực tế hơn về tình hình tài chính của công ty và sẽ trở thành công cụ đắc lực cho quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua thực tế tìm hiểu tình hình hoạt động phân tích tại Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh cho thấy các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính của công ty còn sơ lược, việc tổ chức phân tích báo cáo tài chính chưa được chú trọng và xây dựng một cách phù hợp. Việc phân tích các chỉ tiêu báo cáo tài chính chỉ mới dừng lại ở mức độ tổng quát với những chỉ tiêu đơn giản và còn gặp phải nhiều vấn đề cần khắc phục và hoàn thiện. Trên cơ sở tìm hiểu về thực trạng các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính và những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả áp dụng các chỉ tiêu như: phương pháp phân tích, cơ sở dữ liệu phân tích và tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại công ty, từ đó chương 2 đã đưa ra những nhận xét về ưu điểm đã đạt được và những nhược điểm còn tồn tại trong các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính. Đây là những cơ sở quan trọng để hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích tài chính và bên cạnh đó là hoàn thiên phương pháp, cơ sở dữ liệu,và tổ chức công tác phân tích nhằm tạo điều kiện cho hệ thống chỉ tiêu được áp dụng tốt trong chương 3. SVTH: Phạm Thị Tuyết 48 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LẠC AN 3.1. VỊ THẾ VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHÂN LẠC AN – HÀ TĨNH Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh Hà Tĩnh trong lĩnh vực xây dựng công trình và sản xuất vật liệu xây dựng với tổng tài sản gần một trăm tỷ đồng. Theo đuổi phương châm kinh doanh đa ngành nghề, luôn đi trước đón đầu, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, luôn giữ chữ tín với khách hàng và các đối tác, luôn lấy chất lượng sản phẩm làm mục tiêu phấn đấu và xây dựng văn hoá doanh nghiệp lành mạnh nên công ty đã gặt hái được nhiều thành công trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng đô thị khu công nghiệp, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng. Mục tiêu phấn đấu của Công ty là tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh để trở thành một trong những tập đoàn kinh tế mạnh của tỉnh và trong khu vực miền Trung. Sau đây là một số định hướng và chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới để phục vụ cho mục tiêu các mục tiêu trên: • Là một đơn vị xây dựng công trình dân dụng, giao thông và sản xuất, các sản phẩm chính là vật liệu xây dựng nên Công ty đã và đang từng bước thực hiện quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của UBND Tỉnh Hà Tĩnh. • Không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ, thay thế các máy móc thiết bị lạc hậu bằng các thiết bị tiên tiến hiện đại, tiêu hao ít điện năng nhưng vẫn nâng cao được công suất và chất lượng sản phẩm. • Giảm chi phí, tiết kiệm trong quản lý và sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, tạo khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. • Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đã nâng cao được chất lượng sản phẩm và quản lý chặt chẽ quy trình SVTH: Phạm Thị Tuyết 49 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà sản xuất. Bên cạnh đó Công ty đã và đang thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường sản xuất, phấn đấu đạt tiêu chuẩn về môi trường theo ISO 14000. • Công ty đang dần dần hoàn thiện mô hình tiêu thụ, lựa chọn các nhà phân phối có đủ năng lực, áp dụng các biện pháp, chính sách để mở rộng thị trường các dịch vụ sau bán hàng nhằm nâng cao sản lượng tiêu thụ, đặc biệt là nâng cao sản lượng tiêu thụ ở những địa bàn có hiệu quả. • Hoàn thành các dự án đang triển khai và thu hút thêm các dự án mới. Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở các lĩnh vực mà công ty đang hoạt động nhằm tối đa hoá lợi nhuận mang lại doanh thu ổn định cho doanh nghiệp. • Cải cách, tinh giảm bộ máy quản lý của Công ty một cách năng động, gọn nhẹ và hiệu quả. Thường xuyên có những chính sách để thu hút nhân tài, lực lượng lao động có trình độ, tay nghề cao. Tiếp tục rà soát, sàng lọc, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBCNV để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động cả về chuyên môn cũng như ý thức, trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, bảo đảm làm chủ được thiết bị và công nghệ mới. • Thường xuyên quan tâm đến đời sống người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên. • Không ngừng phát triển, mở rộng sản xuất để tạo công ăn việc làm cho người lao động của địa phương, thực hiện đầy đủ và ngày càng tăng nghĩa vụ nộp ngân sách, tích cực vận động cán bộ công nhân viên tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa. 3.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN LẠC AN – HÀ TĨNH Trong xu thế hội nhập – phát triển hiện nay mức độ cạnh tranh giữa các công ty ngày một trở nên gay gắt hơn, việc phân tích báo cáo tài chính không đơn thuần là việc cung cấp những thông tin cho nhà quản trị, nhằm đánh giá khách quan khả năng của doanh nghiệp cũng như tình hình kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà còn cung cấp các thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, như các nhà đầu tư, khách hàng, các chủ nợ cũng như cho các nhà cạnh tranh…Việc quyết định nên cho doanh nghiệp vay, hay không cho vay, cho nợ hay không cho nợ thì đều coi việc phân tích báo cáo tài chính là một công việc hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết SVTH: Phạm Thị Tuyết 50 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà định, mặc dù sự phân tích đó là khác nhau. Trong khi nhà đầu tư tập trung nhiều đến cơ cấu vốn và khả năng sinh lợi thì ngân hàng coi việc phân tích giá trị tài sản và khả năng cơ động chuyển sang tiền mặt trong thời gian ngắn hạn là thiết yếu. Qua việc tìm hiểu thực trạng các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh trong chương 2, tác giả đã đưa ra những nhược điểm còn tồn tại trong các chỉ tiêu phân tích Báo cáo tài chính chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý và những đối tượng quan tâm, chưa phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty, các chỉ tiêu phân tích báo cáo chưa phát huy hết được vai trò của nó. Do vậy, các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính tại công ty cần được hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu của quản lý và các đối tượng quan tâm, phù hợp với chiến lược phát triển của công ty. Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh: • Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính phải bao gồm các chỉ tiêu có khả năng phản ánh tình hình tài chính của Tổng công ty một cách toàn diện, trên nhiều khía cạnh khác nhau, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu về phân tích tài chính cho nhiều đối tượng khác nhau • Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính cần được xây dựng trên cơ sở chế độ chính sách tài chính kế toán hiện hành. Điều này đảm bảo cho công ty có thể đáp ứng yêu cầu về báo cáo các chỉ tiêu phân tích tài chính theo quy định. Mặt khác, điều này sẽ đảm bảo tính khả thi trong việc tính toán các chỉ tiêu dựa trên cơ sở các số liệu kế toán tài chính sẵn có. • Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính cần có tính khoa học nhưng đồng thời cần dễ hiểu, dễ áp dụng để nâng cao tình khả thi và có hiệu quả. Các chỉ tiêu phân tích nên sắp xếp theo các nhóm nội dụng khác nhau. Điều này giúp cho người đọc dễ sử dụng và liên hệ giữa các nhóm chỉ tiêu cùng phản ánh một khía cạnh của tình hình tài chính trong doanh nghiệp. Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính thì tác giả còn đưa ra các biện pháp hoàn thiện phương pháp phân tích, cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích và tổ chức công tác phân tích để đảm bảo các chỉ tiêu phân tích được áp dụng một cách hiệu quả, khắc phục các nhược điểm đang tồn tại. 3.3. HOÀN THIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LẠC AN – HÀ TĨNH SVTH: Phạm Thị Tuyết 51 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính được hoàn thiện theo từng nhóm, mặc dù giữa các nhóm có sự giao thoa, một chỉ tiêu có thể thuộc về nhiều nhóm. Tuy nhiên, về cơ bản thì bao gồm các nhóm sau: Nhóm chỉ tiêu phân tích khái quát tài sản, nguồn vốn Nhóm chỉ tiêu này cần phải làm rõ các vấn đề sau: - Sự biến động của tài sản, nguồn vốn và phân tích nguyên nhân, ảnh hưởng của các yếu tố có tác động đến tài sản, nguồn vốn. - Tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản hiện tại có phù hợp với đặc điểm và yêu cầu kinh doanh của Công ty hay không? - Mức độ đầu tư vào tài sản dài hạn có phù hợp với chiến lược phát triển dài hạn và các yêu cầu về kỹ thuật công nghệ trong ngành hay không? - Tỷ trọng từng loại vốn trong tổng nguồn vốn hiện tại. Mức độ độc lập về tài chính thể hiện qua nguồn vốn chủ sở hữu. Sức ép về tài chính phản ánh qua nguồn vốn vay nợ. Nhóm chỉ tiêu phân tích công nợ và khả năng thanh toán Các vấn đề cần làm rõ trong nhóm chỉ tiêu này: - Khả năng thanh toán tổng quát của Tổng công ty có ở mức hợp lý hay không? - Tiền và các tài sản ngắn hạn khác có đáp ứng được yêu cầu chi trả các khoản nợ ngắn hạn hay không? - Mối tương quan giữa các khoản nợ phải thu và phải trả có hợp lý hay không? Nhóm chỉ tiêu phân tích luồng tiền Nhóm chỉ tiêu này chưa được Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh sử dụng trong việc phân tích của mình. Theo tác giả, phân tích luồng tiền cần thể hiện được các vấn đề sau: - Công ty đã tạo ra tiền như thế nào, từ nguồn nào là chủ yếu? - Việc chi dùng tiền của công ty có hợp lý hay không? - Nguồn tiền của công ty có đảm bảo khả năng thanh toán hay không? Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Nhóm chỉ tiêu này cần làm rõ các khía cạnh sau: - Hiệu suất sử dụng và sinh lãi chung của tổng tài sản - Tài sản cố định được sử dụng như thế nào và khả năng sinh lãi - Tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn SVTH: Phạm Thị Tuyết 52 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lãi - Khả năng sinh lãi của công ty có ở mức độ hợp lý trong ngành hay không - Xu hướng biến động của khả năng sinh lãi - Các biện pháp cải thiện hiệu quả kinh doanh của công ty Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh đã sử dụng một số chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lãi, bao gồm: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, theo tác giả cần phân tích sâu hơn các biến chuyển của từng tỷ suất để thấy rõ hơn, chính xác hơn về các tỷ suât này. Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng chi phí Chi phí trong kỳ của doanh nghiệp chi ra thường bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác. Đó là các khoản chi phí bỏ ra để thu lợi nhuận trong kỳ. Tuy nhiên, hiện tại công ty vẫn chưa sử dụng những chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí của công ty. Vì thế, theo tác giả công ty nên sử dụng các chỉ tiêu sau để phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí trong công ty: tỷ suất sinh lời của giá vốn bán hàng, tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng, tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp, tỷ suất sinh lời của tổng tài sản. Nhóm chỉ tiêu phân tích mức độ tăng trưởng Mức độ tăng trưởng được phản ánh qua các chỉ tiêu cơ bản: Tổng tài sản, Tổng vốn chủ sở hữu, doanh thu và lợi nhuận. Hiện nay, công ty chỉ mới sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế, nhưng theo tác giả để đánh giá được sự phát triển lớn mạnh của Công ty cả về chiều rộng và chiều sâu thì cần sử dụng các chỉ tiêu sau: Tốc độ tăng trưởng tài sản, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng doanh thu, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Nhóm chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính thông qua đòn bẫy tài chính Rủi ro có nhiều loại, nhưng trong bài báo cáo tác giả chỉ đề cấp đến rủi ro tài chính thông qua đòn bẫy tài chính để phản ánh mối quan hệ giữa tổng số nợ và vốn chủ sở hữu. Loại rủi ro này sẽ tiếp cạnh xát với tình hình thực tế, liên quan đến chính sách tài chính của công ty. Bao gồm các chỉ tiêu tài chính sau: Hệ số nợ, đòn bẫy tài chính và hệ số đảm bảo nợ. Các chỉ tiêu này sẽ giúp công ty nắm bắt được mức độ tự chủ về tình hình tài chính cũng như những rủi ro trong các khoản vay nợ của mình. SVTH: Phạm Thị Tuyết 53 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Bảng 3.1: Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích tài chính tại Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh STT Tên chỉ tiêu Ghi chú I. NHÓM CHỈ TIÊU KHÁI QUÁT TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN 1 Tỷ suất đầu tư 2 Tỷ suất tài sản ngắn hạn 3 Tỷ lệ nợ Đã được công ty sử dụng 4 Tỷ suất tự tài trợ II. NHÓM CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN Chưa được sử dụng5 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát được bổ sung 6 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 7 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 8 Hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền 9 Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản 10 Hệ số nợ phải thu so với nợ phải trả 11 Hệ số quay vòng hàng tồn kho 12 Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho 13 Hệ số quay vòng của các khoản phải thu 14 Số ngày của một vòng quay các khoản phải thu 15 Hệ số quay vòng của các khoản phải trả 16 Số ngày của một vòng quay các khoản phải trả Đã được sử dụng Chưa được sử dụngđược bổ sung Chưa được sử dụng – Được bổ sung sử dụng III. NHÓM CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH LUỒNG TIỀN 17 Hệ số luồng tiền trên doanh thu thuần 18 Hệ số luồng tiền trên lợi nhuận sau thuế 19 Hệ số luồng tiền trền tổng Tài sản bình quân 20 Mức độ tạo tiền từ hoạt động kinh doanh 21 Hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền Chưa sử dụng – Được bổ sung IV. NHÓM CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN 22 Tỷ suất sinh lời của tài sản 23 Hệ số quay vòng của tài sản 24 Số ngày của một vòng quay tài sản 25 Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần 26 Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế SVTH: Phạm Thị Tuyết 54 Chưa được sử dụng – Được bổ sung Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà V. NHÓM CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LÃI 27 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu 28 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản 29 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Đã được sử dụng VI. NHÓM CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ 30 Tỷ suất sinh lời trên giá vốn 31 Tỷ suất sinh lời trên chi phí tài chính 32 Tỷ suất sinh lời trên chi phí quản ký doanh nghiệp 33 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản VII. Chưa được sử dụng – Được bổ sung NHÓM CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG 34 Tốc độ tăng trưởng tài sản 35 Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu 36 Tốc độ tăng trưởng doanh thu 37 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận Chưa được sử dụng – Được bổ sung VIII. NHÓM CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH RỦI RO THÔNG QUA ĐÒN BẪY TC 38 Hệ số nợ 39 Đòn bẫy tài chính 40 Hệ số đảm bảo nợ Chưa được sử dụng – Được bổ sung Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính được hoàn thiện có thể áp dụng cho Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh bao gồm 8 nhóm chỉ tiêu trong đó có 40 chỉ tiêu con giúp cho sự phân tích báo cáo tài chính của công ty được chi tiết hơn và phản ánh được các nguyên nhân yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi của các chỉ tiêu tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty. Tác giả tiến hành phân tích các chỉ tiêu trên như sau: SVTH: Phạm Thị Tuyết 55 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà 3.3.1. Nhóm chỉ tiêu phân tích khái quát tài sản, nguồn vốn Bảng 3.2: Các chỉ tiêu phân tích khái quát tài sản, nguồn vốn của Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh 2013/2012 Năm Năm Năm 2012 2013 2014 Trđ 36.890 40.563 52.688 2. Tài sản dài hạn Trđ 43.968 45.141 3. Nợ phải trả Trđ 30.687 4. Vốn chủ sở hữu Trđ Chỉ tiêu ĐVT 1. Tài sản ngắn hạn 5. Tổng TS (Tổng NV) 6. Tỷ suất đầu tư [6=(2)/(5)] 7. Tỷ suất TSNH [7=(1)/(5)] 8. Tỷ lệ nợ [8=(3)/(5)] 9. Tỷ lệ tự tài trợ [9=(4)/(5)] +/- 2014/2013 % +/- % 3.672 9,96 12.124 29,89 44.817 1.172 2,67 (324) -0,72 32.552 42.981 1.864 6,07 10.429 32,04 50.171 53.152 54.523 2.981 5,94 1.371 2,58 Trđ 80.859 85.704 97.505 4.485 5,99 11.800 13,77 % 54,38 52,67 45,96 -1,71 -3,15 -6,71 -12,74 % 45,62 47,33 54,04 1,71 3,75 6,71 14,18 % 37,95 37,98 44,08 0,03 0,08 6,10 16,06 % 62,05 62,02 55,92 -0,03 -0,05 -6,10 -9,84 (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Hiện nay, Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh đã sử dụng tất cả các chỉ tiêu: Tỷ suất đầu tư, tỷ suất TSNH, tỷ lệ nợ và tỷ lệ tự tài trợ. Tuy nhiên việc phân tích các chỉ tiêu này của công ty chỉ mới dừng lại là phân tích sự biến động tăng giảm qua các năm chưa được ra các đánh giá về cơ cấu tài sản và nguồn vốn đã hợp lý hay chưa, và các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu này từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp cho nhà quản lý. Tác giả đề xuất sử dụng thêm các đồ thị minh họa cho các chỉ tiêu được phản ánh để tăng tính trực quan hơn cho nhà quản lý đồng thời đi sâu vào phân tích các nội dung của các chỉ tiêu trên. SVTH: Phạm Thị Tuyết 56 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà 120.000 100.000 80.000 44.817 45.141 60.000 Tài sản dài hạn 43.968 Tài sản ngắn hạn 40.000 20.000 36.890 40.563 Năm 2012 Năm 2013 52.688 0 Năm 2014 (Đơn vị tính: Triệu đồng) Biểu đồ 3.1: Biến động tài sản của Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) 120.000 100.000 80.000 54.523 60.000 50.171 53.152 30.687 32.552 Năm 2012 Năm 2013 Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả 40.000 20.000 42.981 0 Năm 2014 (Đơn vị tính: Triệu đồng) Biểu đồ 3.2: Biến động nguồn vốn của Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Biểu đồ 3.1, 3.2 thể hiện tổng tài sản và nguồn vốn của công ty đã tăng lên rõ rệt từ năm 2012 đến 2014, cụ thể là đã tăng 5,99% trong năm 2013 so với 2012 và tăng 13,77% 2014. Sự biến động này cho thấy xu hướng đầu tư vào tài sản ngắn hạn của công ty. Nguồn tài trợ chính cho đầu tư tài sản vẫn là nguồn vốn chủ sở hữu, mặc dù chỉ tiêu này có giảm nhưng nó vẫn giữ một tỷ lệ trọng yếu trong tổng nguồn vốn. Tỷ suất đầu tư và tỷ suất tài sản ngắn hạn biến động không nhiều vẫn ở mức ngang nhau. Mặc dù tỷ suất đầu tư có giảm từ 54,38% xuống 45,96% nhưng do đầu tư thêm vào tài sản ngắn hạn đã làm giảm tỷ suất đầu tư, trên thực tế thì giá trị tài sản cố định có giảm nhưng giảm không đáng kể chỉ giảm 0,72% trong năm 2014 so với năm 2013. Qua bảng trên ta cũng thấy rằng, mức độ tự chủ về tài chính của công ty đang giảm dần qua các năm thể hiện qua tỷ lệ tự tài trợ nợ giảm từ 62,05% năm 2012 xuống còn 55,92% năm 2014. Tỷ lệ nợ đang có xu hướng tăng dần do nguồn nợ phải trả đã SVTH: Phạm Thị Tuyết 57 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà tăng từ 30.687 triệu đồng lên 42.981 triệu đồng. Như vậy, tỷ suất tự tài trợ giảm là do nguồn vốn vay nợ tăng mạnh còn trên thực tế nguồn vốn chủ sở hữu vẫn tăng từ 50.171 triệu đồng lên 54.523 triệu đồng chủ yếu được bổ sung từ lợi nhuận. Qua kết quả này có thể cho thấy, Công ty đang dần chuyển đổi nguồn vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu qua nợ phải trả thông qua việc huy động vốn bằng các khoản nợ vay để tài trợ cho tài sản của mình. Khoản nợ phải trả tăng lên đồng nghĩa là hệ số nợ tăng lên, việc sử dụng nợ vay nhiều như một lá chắn thuế và là đòn bẩy khuyếch đại lợi nhuận nếu như công ty làm ăn thuận lợi và có hiệu quả, mặt khác chúng ta cần chú ý việc sử dụng đòn bẩy tài chính như con dao hai lưỡi khi chi phí lãi vay quá lớn trong đó lợi nhuận không đủ để bù đắp được sẽ giảm hiệu quả sử dụng vốn. Nếu quá lạm dụng khoản vay thì nguy cơ rủi ro sẽ rất cao, vì thế công ty cần có kế hoạch cụ thể để sử dụng vốn một cách hiệu quả và đem lại lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên có thể thấy, trong cấu trúc tài chính của Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh vẫn sử dụng nhiều nguồn vốn chủ sở hữu, chứng tỏ khả năng tự đảm bảo và mức độ độc lập về tài chính vẫn đang cao. 3.3.2. Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán Công nợ và tình hình thanh toán là nội dung quan trọng mà bất cứ đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính điều muốn biết. Phân tích tình hình công nợ nhằm cung cấp các thông tin về cơ cấu các khoản nợ phải thu và phải trả, từ đó đưa ra các biện pháp thu hồi và thanh toán nhằm ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp.Trong khi đó, phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và dài hạn giúp cho nhà quản trị có kế hoạch tài chính thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính hiện tại và tương lai. Vì thế, đây là hai nội dung phân tích quan trong trong các nội dung phân tích báo cáo tài chính của công ty. SVTH: Phạm Thị Tuyết 58 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà 3.3.2.1. Phân tích khả năng thanh toán Bảng 3.3: Các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán của Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh giai đoạn 2012 – 2014 Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm Chênh lệch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 1. Tài sản ngắn hạn Trđ 36.890 40.563 52.688 3.672 12.124 2. Tiền và tương đương tiền Trđ 5.103 5.793 8.521 689 2.728 3. Hàng tồn kho Trđ 15.920 18.962 24.143 3.041 5.181 4. Nợ ngắn hạn Trđ 30.687 32.552 42.981 1.864 10.429 5. Tổng tài sản Trđ 80.859 85.704 97.505 4.845 11.800 6.Tổng nợ phải trả Trđ 30.687 32.552 42.981 1.864 10.429 Lần 2,64 2,63 2,27 0,01 -0,36 Lần 1,20 1,25 1,23 0,05 -0,02 7. Hệ số khả năng thanh toán nợ tổng quát [7=(5)/(6)] 8. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn [8=(1)/(4)] 9. Hệ số khả năng thanh toán nhanh [9=((1)-(3))/4] Lần 0,68 0,66 0,66 -0,02 0 Lần 0,17 0,18 0,20 0,01 0,02 Lần 0,14 0,14 0,16 0 0,02 10. Hế số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền [10=(2)/(4)] 11. Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn [11=(2)/(1)] (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Trong các chỉ tiêu ở bảng trên, hiện tại thì công ty đã sử dụng các chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán bằng tiền.Theo tác giả, ngoài các chỉ tiêu trên thì Công ty cần bổ sung thêm hai chỉ tiêu sau: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản như đã được thể hiện ở Bảng 3.1. Đồng thời công ty cần chú ý phân tích chi tiết hơn các yếu tố ảnh hưởng đến tất cả các chỉ tiêu trên để có sự nhìn nhận chính xác hơn về khả năng thanh toán của công ty. SVTH: Phạm Thị Tuyết 59 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Hệ số khả năng thanh toán nợ tổng quát 120.000 100.000 80.000 2,7 2,64 2,63 85.704 80.859 2,5 2,4 60.000 40.000 2,6 97.505 2,27 30.687 20.000 2,3 2,2 42.981 32.552 0 2,1 Tổng tài sản Tổng nợ phải trả Hệ số khả năng thanh toán nợ tổng quát 2 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Biểu đồ 3.3: Biến động khả năng thanh toán tổng quát (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Dựa vào Biểu đồ 3.3 ta thấy hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty năm 2012 là 2,64 lần, điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nợ của công ty rất cao doanh nghiệp có thừa khả năng thanh toán, qua số liệu này nói lên tình hình của doanh nghiệp đang rất khả quan và hoạt động rất tích cực. Giá trị này được duy trì đến năm 2013, qua năm 2014 hệ số khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm, chỉ số này giảm xuống còn 2,27 lần, nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ tăng của các khoản nợ phải trả. Mặc dù chỉ tiêu này có sụt giảm nhưng nó vẫn giữ một giá trị tương đối cao, nhìn chung tổng tài sản của công ty có thể sử dụng để trả nợ tăng qua các năm, vì thế khả năng thanh toán nợ tổng quát của doanh nghiệp vẫn được đảm bảo. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Qua đồ thị trên ta thấy, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh có biến động qua các ba năm tuy nhiên biến động này không lớn. Năm 2012, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là 1,2 lần, điều này có nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bởi 1,2 đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số này của công ty năm 2014 là 1.23 lần, tuy giảm so với năm 2013 là 0,02 lần nhưng hệ số này không thấp, chứng tỏ tài sản ngắn hạn của công ty được đầu tư từ nguồn vốn ổn định, là nhân tố tăng tính tự chủ trong hoạt động tài chính. Để đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, theo tác giả công ty nên phân tích thêm chỉ tiêu khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn. Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn SVTH: Phạm Thị Tuyết 60 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà 60.000 52.688 50.000 36.890 40.000 0,16 40.563 0,16 0,155 0,15 30.000 5.103 Tiền và các khoản tương đương tiền Tài sản ngắn hạn 0,145 0,14 20.000 10.000 0,165 0,14 0,14 5.793 8.521 0 0,135 Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài khoản ngắn hạn 0,13 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Biểu đồ 3.4: Biến động hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của TSNH (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Chỉ tiêu này cho biết khả năng biến đổi thành tiền của TSNH trong công ty tại thời điểm phân tích. Chỉ tiêu này cao quá, chứng tỏ khả năng chuyển đổi thành tiền lớn dẫn điến tình trạng thanh toán dồi dào và ngược lại, khi chỉ tiêu này quá nhỏ khả năng chuyển đổi kém sẽ gây áp lực tài chính trong quá trình đi tìm nguồn thanh toán. Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy khả năng chuyển đổi thành tiền của doanh nghiệp còn thấp ở mức 0,14 lần vào năm 2012 và năm 2013 và tăng lên 0,16 lần vào năm 2014. Qua đây cho thấy tốc độ chuyển đổi thành tiền của TSNH trong công ty vẫn còn chậm, khả năng thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp vẫn chưa cao. Thông thường thì chỉ tiêu này phụ thuộc vào điều lệ thanh toán của các công ty đối với các khách hàng trong các hợp đồng kinh tế. Vì các hệ số khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn không tính đến khả năng chuyển nhượng của tài sản trong nhóm TSNH nên để có thể đánh giá một cách chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp chúng ta có thể sử dụng thêm hệ số khả năng thanh toán nhanh. SVTH: Phạm Thị Tuyết 61 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu đã loại trừ ảnh hưởng của hàng tồn kho. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn khả năng chuyển đổi thành tiền thấp vì thế hệ số này cho biết khả năng thanh toán nhanh của các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2012 hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 0,68 lần hệ số này bị giảm còn 0,66 lần vào năm 2013 và năm 2014. Điều này nói rằng một đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo thanh toán bởi 0,66 đồng TSNH khi đã loại trừ hàng tồn kho. Chỉ tiêu này tương đối thấp và có xu hướng giảm vì vậy công ty cần có các biện pháp phù hợp để đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty giảm các rủi ro về tài chính trong thời gian tới. Tương tự như khả năng thanh toán nhanh thì khả năng thanh toán nhanh bằng tiền mặt của doanh nghiệp vẫn còn thấp, tuy có dấu hiệu tăng qua các năm nhưng tăng không đáng kể cụ thể: Hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền năm 2012 là 0,17 lần chỉ tiêu này tăng lên 0,18 lần vào năm 2013 và 0,20 lần vào năm 2014. Chỉ tiêu này đang ở mức thấp, tình trạng thanh toán các khoản công nợ bằng tiền mặt của công ty không được đảm bảo. Công ty cần có biện pháp để đẩy nhanh tốc độ tăng của hệ số này nhằm mang lại sự ổn định về tình hình thanh toán của công ty. 3.3.2.2. Phân tích tình hình công nợ Phân tích tình hình công nợ nhằm cung cấp các thông tin về cơ cấu các khoản nợ phải thu và phải trả, từ đó đưa ra các biện pháp thu hồi và thanh toán nhằm ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ tiêu này không được Công ty đề cấp đến trong việc phân tích các chỉ tiêu phân tích BCTC. Chính vì vây, theo tác giả nên bổ sau theo các chỉ tiêu trong bảng sau để tăng tính đầy đủ và rõ ràng hơn tròn việc phân tích của công ty. Bảng 3.4: Các chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ của Công ty Cổ Phần Lạc An Hà Tĩnh giai đoạn 2012 – 2014 Chênh lệch ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 1. Các khoản phải thu Trđ 10.589 12.993 19.602 2.404 6.609 2. Các khoản phải trả Trđ 30.687 32.552 42.981 1.865 10.429 3. Bình quân các khoản phải thu khách hàng Trđ 7.491 8.299 12.753 808 4454 4. Bình quân các khoản phả trả người bán Trđ 11.181 12.653 14.418 1.472 1.765 Chỉ tiêu SVTH: Phạm Thị Tuyết 62 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà 5. Doanh thu thuần Trđ 85.066 87.675 112.022 2.609 24.347 6. Giá vốn hàng bán Trđ 76.112 79.454 99.117 3.342 19.663 Lần 0.34 0.40 0.46 0.06 0.06 Vòng 11,35 10,56 8,78 -0,79 -1,78 Ngày 32,16 34,56 41,57 2,40 7,01 Vòng 6,81 6,28 6,87 -0,53 0,59 Ngày 53,60 58,12 53,13 4,52 -4,99 7. Hệ số nợ phải thu so với nợ phải trả [7=(1)/(2)] 8. Số quay vòng của các khoản phải thu [8=(5)/(3)] 9. Số ngày của một vòng quay các khoản phải thu [9=365/(8)] 10. Số quay vòng của các khoản phải trả [10=(6)/(4)] 11. Số ngày của một vòng quay các khoản phải trả [11=365/(10)] (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Hệ số nợ phải thu so với nợ phải trả Hệ số nợ phải thu so với nợ phải trả phản ánh mối quan hệ giữa vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng. Qua bảng số liệu và đồ thị trên cho ta thấy, hệ số nợ phải thu trên nợ phải trả của Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh năm 2012 là 0,34 lần, tỷ lệ này tăng liên tục vào hai năm tiếp theo, năm 2013 đạt mức 0,4 lần và năm 2014 là 0,46 lần. Hệ số này tăng đều qua ba năm là do các khoản phải thu và các khoản phải trả tăng lên tuy nhiên tốc độ tăng của các khoản phải trả nhiều hơn các khoản phải thu. Hệ số này tăng lên chứng tỏ công ty đang đi vay và nợ người bán nhiều hơn so với cho người mua nợ, hay nói cách khác là công ty đang đi chiếm dụng vốn của các tổ chức, doanh nghiệp khác. Thực tế cho thấy việc đi chiếm dụng vốn qua nhiều sẽ ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả kinh doanh chính vì thế công ty cần thân trọng với các khoản vay và khoản nợ này và có kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn vốn này nhằm đem lại hiêu quả kinh tế cao. Số vòng quay các khoản phải thu Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu khách hàng quay được bao nhiêu vòng, phản ánh tốc độ thu hồi nợ từ khách hàng. Qua ba năm chỉ tiêu này của Công ty luôn ở mức thấp và có dấu hiệu giảm xuống từ 11,35 vòng năm 2012 xuống còn 8,78 vòng năm 2014. Việc hệ số này bị sụt giảm mạnh vào năm 2014 mặc dù doanh thu năm 2014 của công ty đang ở mức cao nhất trong vòng ba năm bởi vì tốc độ tăng của các khoản phải thu khách hàng bình quân cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần làm cho hệ số này bị giảm xuống. Điều này nói lên tình trạng thu hồi tiền hàng còn chậm, vốn đang bị người mua chiếm dụng nhiều. Do đó công ty cần chú SVTH: Phạm Thị Tuyết 63 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà trọng đến công tác thu hồi nợ từ khách hàng, không để nợ quá hạn dẫn đến việc vốn bị chiếm dụng quá nhiều không kiểm soát được. Số vòng quay khoản phải trả Trong các khoản phải trả, phải trả nhà cung cấp thường có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng thanh toán và uy tín của công ty. Khi các khoản phải trả không có khả năng thanh toán, dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện gây ra hiện tương phá sản cho công ty. Do vậy doanh nghiệp cần thường xuyên phân tích tình hình phải trả người bán để nắm rõ hơn tình trạng thanh toán của doanh nghiệp. Ta có thể nhận thấy được sự biến động mạnh của số vòng quay các khoản phải trả. Năm 2012, chỉ tiêu này đạt mức 6,81 vòng chỉ tiêu này giảm xuống còn 6,28 vòng vào năm 2013, nếu năm 2012 công ty mất 53,60 ngày cho một vòng qua thì năm 2013 công ty mất đến 58,12 ngày cho một vòng quay. Có thể thấy chỉ tiêu này của doanh nghiệp đang ở mức thấp cho thấy khả năng thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp của công ty chưa được kịp thời. Qua năm 2014, số vòng quay các khoản phải trả tăng lên 6,87 vòng nên một vòng quay các khoản phải trả mất 53,13 ngày. Nguyên nhân của việc tăng này là do trong năm 2014 công ty thúc đẩy hoạt động kinh doanh thông qua việc bán hàng của mình đẩy giá vốn hàng bán của công ty tăng mạnh so với năm 2013 trong khi đó các khoản phải trả người bán có tăng nhưng tăng chậm. Đây là dấu hiệu tốt cho công ty, tuy nhiên nhìn chung thì giá trị của chỉ tiêu này trong ba năm vẫn đang ở mức thấp chính vì vậy công ty phải có kế hoạch thanh toán các khoản nợ cho nhà cung cấp một cách hợp lý đối với từng mặt hành cụ thể để có thể làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. 3.3.3. Nhóm chỉ tiêu phân tích luồng tiền Số liệu để phân tích nhóm chỉ tiêu này được lấy từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đây có thể được coi là báo cáo quan trọng nhất trong số các BCTC, vì nó chỉ ra được tiền đi đâu về đâu, tại sao cả năm làm ăn có lãi mà trong năm thường xuyên thiếu tiền. Một trong những dòng quan trọng nhất trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (mã số 20 trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ). Theo tác giả để giải quyết được vấn đề doanh nghiệp có khả năng “sinh tiền” hay không. Khi phân tích tỷ trọng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các lãnh đạo nên so sánh các dòng trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ với Doanh thu thuần như được báo cáo ở trên Báo cáo kết Bảng 3.5: Các chỉ tiêu phân tích luồng tiền của Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh Chỉ tiêu 1. Tổng tài sản bình quân SVTH: Phạm Thị Tuyết ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Trđ 79.915 83.282 91.605 64 Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 3.367 8.323 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà 2. Doanh thu thuần Trđ 85.066 87.675 112.022 2.609 24.347 3. Lợi nhuận sau thuế Trđ 1.904 2.378 3.473 474 1.095 4. Nợ phải trả bình quân Trđ 30.368 31.619 37.766 1.251 6.147 5. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Trđ 11.528 13.521 6.641 1.993 -6.880 6. Dòng tiền thuần trong kỳ Trđ 2.767 689 2.728 -2078 2.039 Lần 0,14 0,15 0,06 0,01 -0,09 Lần 6,05 5,69 1,91 -0,36 -3,78 Lần 0,14 0,16 0,07 0,02 -0,09 10. Mức độ tạo tiền từ hoạt động kinh doanh [10=(5)/(6)] Lần 4,17 19,62 2,43 15,45 -17,19 11. Hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền [11=(4)/(5)] Lần 2,63 2,34 5,69 -0,29 3,35 7. Hệ số luồng tiền trên doanh thu [7=(5)/(2)] 8. Hệ số luồng tiền trên lợi nhuận [8=(5)/(3)] 9. Hệ số luồng tiền trên tài sản bình quân [9=(5)/(1)] (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Qua số liệu Bảng 3.5 ta thấy rằng khả năng tạo tiền cả doanh thu, lợi nhuận và tài sản của Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh đều giảm qua các năm. Nguyên nhân là do dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm qua các năm mặc dù cả chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều tăng so với năm liền kề. Năm 2014 dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh (giảm 6.880 triệu đồng) so với năm 2013, điều này chứng tỏ rằng mặc dù công ty làm ăn có lãi nhưng lượng tiền lưu thông trong doanh nghiệp còn ít, tăng tình trạng khan hiếm tiền trong công ty, khả năng đảm bảo thanh toán nhanh không tốt. Mặt khác, qua bảng trên ta có thể thấy hệ số đảm nhận nợ của công ty năm 2014 tăng hơn năm 2013 là 3,35 lần, hệ số này càng tăng lên chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty giảm. Bên cạnh đó, mức độ tạo tiền từ hoạt động kinh doanh có xu hướng giảm nhưng vẫn luôn dương qua ba năm, điều này chứng tỏ tại công ty hoạt động tạo tiền chủ yếu vẫn là hoạt động kinh doanh, mức độ tạo tiền của năm 2014 giảm là do trong thời gian này công ty đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào sản xuất và trả nợ cho các khoản vay của mình. Qua việc phân tích trên, ta thấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là dòng tiền quan trọng trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Chính vì vậy, nhà lãnh đạo công ty phải thường xuyên theo dõi và phân tích luồng tiền này để biết được khả năng tạo tiền của doanh nghiệp như thế nào. 3.3.4. Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản SVTH: Phạm Thị Tuyết 65 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Bảng 3.6: Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh Chênh lệch Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 1. Tổng tài sản bình quân Trđ 79.915 83.282 91.605 3.367 8.323 2. Doanh thu thuần Trđ 85.066 87.675 112.022 2.609 24.347 3. Lợi nhuận sau thuế Trđ 1.904 2.378 3.473 474 1.095 4. Số vòng quay của tài sản [4=(2)/(1)] Vòng 1,06 1,05 1,22 -0,01 0,17 Ngày 344,33 347,62 299,18 3,29 -48,44 % 2,38 2,86 3,79 0,48 0,93 Lần 0,94 0,95 0,82 0,01 -0,13 Lần 41,97 35,02 26,38 -6,95 -8,64 5. Số ngày của một vòng quay tài sản[5=365/(4)] 6. Tỷ suất sinh lời của tài sản [6=(3)/(1)] 7. Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần [7=(1)/(2)] 8. Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế [8=(1)/(3)] (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Nhìn vào Bảng 3.6, ta thấy số vòng quay của tài sản cố định năm 2014 là 1,22 vòng cao hơn năm 2013 là 0,17 vòng. Chứng tỏ tài sản đang có sự vận động nhanh hơn so với năm trước chứng tỏ sức sản xuất của các tài sản tăng nhanh là nhân tố để thúc đẩy tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên, về mặt khách quan thì số vòng quay tài sản của công ty có tăng lên nhưng hệ số quay còn khá thấp, công ty mất 299,18 ngày cho một vòng quay có nghĩa tài sản vận động quá chậm. Nguyên nhân là do trong thời gian này tình hình sản xuất của Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh khá thuận lợi, đá công trình và vật liệu xây dựng được sản xuất nhiều, công ty đang cố gắng tìm kiếm nguồn đầu ra cho sản phẩm tuy nhiên vẫn còn gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm điều này làm cho sản phẩm dở dang và tồn kho nhiều trong khi doanh thu tăng không cao. Tỷ suất sinh lời của tài sản tăng liên tục qua ba năm từ 2,38% năm 2012 lên3,79% năm 2014 tăng 1.41%. Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2014 doanh nghiệp đầu tư 100 đồng tài sản thì thu về 3,79 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này cả ba năm đều tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng các tài sản tăng, tuy nhiên mức tăng không cao. Theo tác giả, để phân tích sâu hơn về khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà công ty sử dụng dưới sự phản ánh cụ thể của những bộ phận tài sản, chi phí và doanh SVTH: Phạm Thị Tuyết 66 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà thu nào thì công ty cần sử dụng mô hình Dupont. Đồng thời xem xét chúng trong mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra. Cụ thể như sau: Lợi nhuận sau Tỷ suất sinh lời của tài sản thuế = (ROA) Lợi nhuận sau = Tài sản bình quân thuế Doanh thu x Doanh thu thuần Tài sản bình thuấn quân Hay: Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) = Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) x Số vòng quay của tài sản bình quân Ta đi vào phân tích mô hình Dupont như sau: Tỷ suất sinh lời của tài sản chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là tỷ suất sinh lời của doanh thu và số vòng quay của tài sản bình quân. + Trước tiên ta phân tích vòng quay của tài sản bình quân chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: - Tổng doanh thu càng lớn thì số vòng quay càng nhiều - Tài sản bình quân càng nhỏ thì số vòng quay càng nhiều Song tổng doanh thu và tài sản bình quân có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong thực tế thì chúng có mối quan hệ cùng chiều. Vì thế công ty muốn tăng số vòng quay tài sản cần nâng cao sức sản xuất của các tài sản, phát hiện các mặt tích cực và tiêu cực của từng nhân tố. + Nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến số vòng quay tài sản cố định là tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần, công ty cần có các biện pháp để cắt giảm chi phí tăng lợi nhuận, đồng thời nâng cao doanh thu, giảm các khoản giảm trừ. Như vậy, tỷ suất sinh lời của tài sản năm 2014 cao hơn năm 2013 là 0,93%. Việc tăng này chịu ảnh hưởng của hai nhân tố: - Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần năm 2014 tăng so với năm 2013 là 14,39%, chứng tỏ công ty đang thực hiện tốt công tác kiểm soát chi phí - Số vòng quay tài sản năm 2014 tăng 16,19% so với năm 2013, chứng tỏ sức sản xuất của các tài sản được nâng cao. Đây là hai nhân tố giúp nhà quản trị tăng ROA. Suất hao phí tài sản so với doanh thu thuần Khả năng tạo doanh thu thuần của tài sản là chỉ tiêu kinh tế cơ bản để dự kiến vốn đầu tư khi doanh nghiệp muốn có một mức doanh thu như mong muốn. Năm 2012, suất hao phí tài sản so với doanh thu thuần là 0,94, có nghĩa là trong năm này doanh nghiệp muốn thu về 1 đồng doanh thu thuần thì phải bỏ ra 0,94 đồng SVTH: Phạm Thị Tuyết 67 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà tài sản. Đến năm 2013 thì chỉ tiêu này tăng lên 0,95 bởi vì trong năm này công ty chưa kiểm soát tốt chi phí để tạo ra doanh thu thuần, chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,82 trong năm 2014 có nghĩa là trong năm này doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra 0,82 đồng tài sản để thu về 1 đồng doanh thu thuần, tiết kiệm 0,13 đồng tài sản so với năm 2013 để tạo ra một mức doanh thu thuần như nhau, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của công ty tốt hơn năm 2013. Suất hao phí tài sản cố định so với lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích công ty muốn thu được một đồng lợi nhuận sau thuế thì phải đầu tư bao nhiêu đồng tài sản. Suất hao phí tài sản so với lợi nhuận sau thuế của công ty đang trên đà giảm dần, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của công ty ngày càng được cải thiện, có sức hấp dẫn với các cổ đông đầu tư. Năm 2014, chỉ tiêu này giảm xuống đạt mức 26,38 nghĩa là doanh nghiệp cần đầu tư 26,38 đồng tài sản để thu được một đồng lợi nhuận sau thuế, đã tiết kiệm cho công ty 8,64 đồng tài sản để tạo ra một mức lợi nhuận. Tóm lại, hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp đang biến chuyển theo chiều hướng tích cực, tuy nhiên vẫn chư cao, tốc độ luân chuyển tài sản còn chậm gây ra hiện tượng ứ đọng tài sản. Do đó công ty nên chú trọng công tác quản lý hàng tồn kho, đồng thời lên kế hoạch sử dụng tài sản hiện có của công ty sao cho có hiệu quả nhất để năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.3.5. Nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lãi Bảng 3.7: Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lãi của Công ty Cổ Phần Lạc An Hà Tĩnh giai đoạn 2012 - 2014 Chênh lệch Chỉ tiêu ĐV T Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 1. Doanh thu thuần Trđ 85.066 87.675 112.022 2.609 24.347 2. Tổng tài sản bình quân Trđ 79.915 83.282 91.605 3.367 8.323 3. Vốn chủ sở hữu BQ Trđ 50.356 51.662 53.838 1.306 2.176 4. Lợi nhuận sau thuế Trđ 1.904 2.378 3.473 474 1.095 % 2,24 2,71 3,10 0,47 0,39 % 2,38 2,86 3,79 0,48 0,93 % 3,78 4,60 6,45 0,82 1,85 5. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu [5=(4)/(1)] 6. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân [6=(4)/(2)] 7. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu SVTH: Phạm Thị Tuyết 68 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp bình quân [7=(4)/(3)] 8. Suất hao phí vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận sau thuế [8=(3)/(4)] GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Lần 26,45 21,72 15,50 -4,73 -6,22 (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) 7 6,45 6 5 4 3 2 3,78 2,38 2,24 4,6 3,79 2,86 3,1 2,71 ROS ROA ROE 1 0 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Biểu đồ 3.5: Biến động các chỉ tiêu sinh lời của công ty (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Nhìn vào Biểu đồ 3.5 và bảng số liệu trên ta thấy các chỉ tiêu khả năm sinh lời của công ty tăng qua các năm, nhìn chung cả lợi nhuận sau thuế, doanh thu thuần, tổng tài sản bình quân và vốn chủ sở hữu bình quân đều có biến động tăng lên kéo theo sự biến động của cả ba chỉ tiêu sinh lời. Nhìn vào đồ thị ta thấy tốc độ tăng của tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu cao hơn tốc độ tăng của hai chỉ tiêu còn lại, trong khi đó cả hai chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản và tỷ suất sinh lời của doanh thu tăng gần như ngang nhau. Tỷ suất sinh lời của doanh thu Năm 2012, tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty là 2,24%, chỉ tiêu này cho biết trong một 100 đồng doanh thu thuần mà công ty thu được thì có 2,24 đồng lợi nhuận. Công ty muốn có nhiều lợi nhuận thì càng phải thúc đẩy hoạt động tiêu thụ đồng thời cắt giảm các khoản chi phí khác. Chỉ tiêu này được tăng thêm qua hai năm tiếp theo, cụ thể là tăng lên 2,71% vào năm 2013 và 3,10% vào năm 2014, tức là trong 100 đồng doanh thu thuần sẽ cho công ty 3,1 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 0,39 đồng so với năm 2013. Mặc dù chỉ tiêu này có biến động tăng qua các năm nhưng mức độ tăng không cao, nguyên nhân trong các năm 2012, 2013 ảnh hưởng của sự lặm phát và suy thoái của nền kinh tế toàn cầu khiến tốc độ phát triển kinh tế đứng lại đã ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Bước sang năm 2014, nền kinh tế tuy đã có những bước chuyển đáng kể nhưng vẫn còn chậm, sự tăng lên của nhân tố doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế được xem là sự nổ lực cố gắng của công ty. Trong nhưng năm tới công ty cần có các chính sách để kiểm soát tốt hơn nữa các khoản chi phí, SVTH: Phạm Thị Tuyết 69 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà đồng thời kích thích các hoạt động sản xuất để gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lời của tài sản Chỉ tiêu này phản ánh, việc sử dung 100 đồng tài sản thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012, tỷ suất sinh lời của lợi nhuận sau thuế là 2,38% có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản đầu tư vào thì sẽ tạo ra 2,38 đồng lợi nhuận sau thuế. Qua năm 2013 thì chỉ tiêu này có sự tăng nhẹ lên mức 2,86 đồng tăng 0,48 đồng lợi nhuận so với năm 2012. Đến năm 2014, cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế toàn cầu thì công ty cũng kinh doanh và sử dụng tài sản của mình có hiệu quả hơn. Chỉ tiêu này trong năm 2014 tăng 0,93 % so với năm 2013, tức là cùng một lượng tài sản thì công ty sẽ gia tăng lợi nhuận của mình lên thêm 0,93 đồng trong 100 đồng tài sản. Đây là kết quả kinh doanh còn thấp đòi hỏi công ty cần sử dụng có hiệu quả hơn cơ sở vật chất, lao động, tiền vốn, giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng sức sinh lời của đồng vốn. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Trong ba chỉ tiêu sinh lời của công ty thì chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất, chỉ tiêu này cho biết khi họ bỏ ra 100 đồng vốn thì sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, ROE càng cao thì chứng tỏ việc sử dụng vốn của các nhà đầu tư càng có hiệu quả và ngược lại. Trong ba năm 2012 – 2014 mặc dù chịu sự ảnh hưởng nặng nề từ suy thoái kinh tế và lạm phát nhưng công ty vẫn luôn cố gắng vận động để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn trong công ty minh chứng là tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm từ 3,78% trong năm 2012 lên 6,45% năm 2014 tăng 2,67%. Nếu như trong năm 2012 nhà đầu tư bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu về được 3,78 đồng lợi nhuận sau thuế thì năm 2014 nhà đầu tư thu thêm được 2,67 đồng từ 100 đồng vốn bỏ ra nâng mức tăng lên là 6,45 đồng lợi nhuận sau thuế. Để có cái nhìn rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến mức tăng này thì theo tác giả công ty nên sử dụng thêm đồ thị và mô hình Dupont. Cụ thể như sau: SVTH: Phạm Thị Tuyết 70 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà 60.000 6 50.000 4,6 40.000 53.838 4 Vốn chủ sở hữu 3 51.662 20.000 Lợi nhuận sau thuế 5 3,78 30.000 10.000 7 6,45 50.356 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hưu 2 1 3.473 2.378 1.904 0 0 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Biểu đồ 3.6: Biến động tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Phân tích mô hình Dupont: Lợi nhuận Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở = hữu (ROE) sau thuế Doanh thu Doanh thu Tài sản thuần x bình quân x Tài sản Vốn chủ sở bình quân thuần hữu Hay: Tỷ suất sinh lời Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở = của doanh thu hữu (ROE) Số vòng quay x của tài sản (ROS) x Tỷ số đòn bẩy tài chính Ta nhận thấy rằng, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố là tỷ suất sinh lời trên doanh thu, số vòng quay tài sản, tỷ số đòn bẫy tài chính. Muốn đẩy nhanh tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE thì phải có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của từng nhân tố. Ta tiến hành phân tích như sau: - ROE năm 2012 ROE (Năm 2012) = 3,78% = - Tiến hành phân tích ROE của năm 2013: ROE (Năm 2013) 4,60% - Và phân tích ROE năm 2014: ROE (Năm 2014) SVTH: Phạm Thị Tuyết 1.904 85.066 2,24% = 2.378 87.675 = 2,71% = 3.473 112.022 71 x 85.066 79.915 x 1,06 x x 79.915 50.356 x 1,59 87.675 83.282 x 1,05 x x 83.282 51.662 x 1,61 112.022 91.065 x 91.065 53.838 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 6,45% GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà = 3,10% x 1,23 x 1,69 Như vậy, ta thấy chỉ tiêu ROE của năm 2014 tăng so với năm 2013 là 1,85% và tăng 2,67% so với năm 2012, chứng tỏ hiệu quả vốn sử dụng trong công ty đa được nâng cao. Việc tăng đó là do ảnh hưởng của ba nhân tố sau: (xét trong pham vị hai năm 2013 – 2014) - Tỷ suất sinh lời của doanh thu năm 2014 cũng tăng 0,39% so với năm trước, chứng tỏ công ty đã mở rộng được thị phần, kiểm soát tốt chi phí, đây là nhân tố cần tích cực phát huy nhiều hơn nữa. - Số vòng quay của tài sản năm 2014 cũng tăng so với năm 2013 là 0,18 vòng, chứng tỏ tài sản trong công ty đang được vận động và luân chuyển nhanh, cần được nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong tất cả các bộ phận của công ty để góp phần nâng cao ROE thông qua nhân tố này. - Đòn bẩy tài chính năm 2014 cũng tăng hơn so với năm 2013 là 0,08 lần, đây là dấu hiệu trong việc thay đổi kết cấu vốn chủ sở hữu và vốn vay của công ty theo chiều hướng tăng dần nguồn vốn vay. Các tài sản của công ty sẽ được tài trợ bằng vốn vay do đó làm cho độ lớn đòn bẩy tài chính được cao lên giúp cho ROE tăng nhanh. Suất hao phí vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này cho biết, muốn kiếm được một đồng lợi nhuận sau thuế thì nhà đầu tư phải bỏ ra bao nhiêu vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng đồng vốn chủ sở hữu càng lớn và ngược lại. Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, hai nhân tố ảnh hưởng đến suất hao phí vốn chủ sở hữu trên lợi nhuận sau thuế là vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế đều có dấu hiệu tăng qua ba năm. Tuy nhiên mức tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn mức tăng của vốn chủ sở hữu dẫn đến suất hao phí vốn chủ sở hữu trên lợi nhuận sau thuế giảm xuống có nghĩa là chi phí để tạo ra một đồng lợi nhuận được giảm xuống, điều này có lợi cho doanh nghiệp. Cụ thể là: Năm 2012 suất hao phí của vốn chủ sở hữu trên lợi nhuận sau thuế là 26,45 lần, điều này có nghĩa là để tạo ra một đồng lợi nhuậu sau thuế thì công ty cần phải bỏ ra 26,45 đồng vốn chủ sở hữu. Qua năm 2013,chỉ tiêu này giảm xuống còn 21,72 lần, công ty chỉ bỏ ra 21,72 đồng vốn chủ sở hữu để thu về 1 đồng lợi nhuận sau thuế, tiết kiệm 4,73 đồng vốn chủ sở hữu. Năm 2014, nhờ công tác kiểm soát và bảo toàn vốn tốt đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh nên suất hao phí vốn chủ sở hữu trên lợi nhuận sau thuế giảm đáng kể chỉ còn 15,5 lần, giảm so với năm 2013 là 6,22 lần, có nghĩa là công ty đã tiết kiệm được 6,22 đồng vốn chủ sở hữu để tạo ra một đồng lợi nhuận sau thuế. Công ty cần phát huy và nâng cao hơn nữa công tác kiểm soát vốn và lên kế hoạch sử dụng SVTH: Phạm Thị Tuyết 72 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà nguồn vốn cho hiệu quả để giảm suất hao phí vốn chủ sở hữu trên lợi nhuận sau thuế nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty. 3.3.6. Nhóm chỉ tiêu phân tích mức độ tăng trưởng Bảng 3.8: Các chỉ tiêu phân tích mức độ tăng trưởng của Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh giai đoạn 2012 -2014 Mức độ tăng trưởng năm Mức độ tăng trưởng năm 2013 so vơi năm 2012 2014 so với năm 2013 Tăng trưởng Tài sản 5,99% 13,77% +Tài sản ngắn hạn 9,96% 28,89% +Tài sản dài hạn 2,67% -0,72% Tăng trưởng Vốn chủ sở hữu 5,94% 2,58% Tăng trưởng Doanh thu 3,07% 27,77% Tăng trưởng Lợi nhuận 24,94% 46,00% Chỉ tiêu (Nguồn: Xử lý số liệu tác giả) 50,00% 45,00% 40,00% 35,00% 30,00% 25,00% 20,00% 15,00% 10,00% 5,00% 0,00% 46% Tăng trưởng tài sản 27,77% 24,94% Tăng trưởng vốn chủ sở hữu Tăng trưởng doanh thu 13,77% 5,94% 5,99% 3,07% 2013/2012 2,58% Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 2014/2013 Biểu đồ 3.7: Biến động các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của công ty giai đoạn 2012 – 2014 (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Qua bảng trên và Biểu đồ 3.7 ta có thể thấy trong giai đoan 2012 – 2014 tất cả các chỉ tiêu mà công ty đang xét đều tăng trưởng, trong đó công ty đã tăng trưởng mạnh về doanh thu và tài sản, đặc biệt tăng trưởng mạnh nhất vẫn là lợi nhuận sau thuế. Năm 2014 vốn chủ sở hữu của công ty không tăng nhiều, tài sản tăng trưởng chủ yếu là do tăng nguồn vốn vay nợ trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn. Năm 2014 với việc bổ sung nhiều thiết bị máy móc phục vụ cho việc xây dựng và sản xuất và đặc biệt là việc mở rộng thêm các trạm trộn ngay tại mỏ đá đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty, sản phẩm được tạo ra nhiều mẫu mã, phong phú hơn tăng doanh thu từ đó tăng lợi nhuận sau thuế. Vì thế tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận sau thuế của công ty trong SVTH: Phạm Thị Tuyết 73 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà năm 2014 so với 2013 rất cao là 46%. Đây là tín hiệu tốt cho đà tăng trưởng của công ty trong những năm sau. SVTH: Phạm Thị Tuyết 74 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà 3.3.7. Nhóm phân tích hiệu quả sử dụng chi phí Bảng 3.9: Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng chi phí trong Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh giai đoạn 2012 - 2014 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1. Giá vốn Trđ 76.112 79.454 99.117 3.341 19.663 2. Chi phí tài chính Trđ 2.715 1.022 2.163 (1.693) 1.141 3. Chí phí quản lý doanh nghiệp Trđ 4.365 4.820 6.521 454 1.701 4. Lợi nhuận sau thuế Trđ 1.904 2.378 3.473 474 1.094 5. Tỷ suất sinh lời trên giá vốn [5=(4)/(1)] % 2,50 2,99 3,50 0,49 0,51 % 70,12 232,68 160,56 162,56 -72,12 % 43,62 49,34 53,26 5,72 3,92 6. Tỷ suất sinh lời trên chi phí tài chính [6=(4)/(2)] 7. Tỷ suất sinh lời trên chi phí quản lý doanh nghiệp [7=(4)/(3)] Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 (Nguồn: Xử lý số liệu tác giả) Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích công ty đầu tư 100 đồng giá vốn hàng bán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện mức lợi nhuận trong giá vốn càng lớn, thể hiện các mặt hàng kinh doanh có lời nhất. Năm 2012 tỷ suất sinh lời trên giá vốn của công ty là 2,5%, điều này có nghĩa là trong 100 đồng giá vốn hàng bán ra thì doanh nghiệp sẽ thu được 2,5 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2013 chỉ tiêu này tăng lên 0,49% đạt mức 2,99% và chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên 3,5% trong năm 2014. Việc tỷ suất này tăng lên tục qua ba năm thể hiện tình hình kinh doanh của công ty đang khả quan, tuy nhiên cũng phải nói đánh giá rằng tỷ suất này còn quá thấp đối với một công ty trong ngành vật liệu xây dựng. Nguyên nhân của vấn đề này là giá thành sản xuất vật liệu và hàng hóa quá cao nên phần chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn quá nhỏ dẫn đến lợi nhuận thu lại không lớn, đồng thời công tác kiểm soát và tiết kiệm chi phí của công ty còn chưa chặt chẽ đã đẩy lượng chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất quá lớn. Vì vậy muốn chỉ tiêu này tăng lên và đem lại hiệu quả kinh doanh thì công ty không những mở rộng thị phần tìm kiếm nguồn tiêu thụ để đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ mà còn phải thắt chặt hơn nữa, đưa ra các biện pháp tăng cường trong công tác kiểm soát chi phí. SVTH: Phạm Thị Tuyết 75 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Tỷ suất sinh lời trên chi phí tài chính Chi phí tài chính của công ty chủ yếu là các khoản lãi vay ngắn hạn, công ty luôn cân nhắc trong các khoản nợ vay này nên giá trị của khoản này được nằm trong phạm vi kiểm soát chặt chẽ của doanh nghiệp và giữ một giá trị không lớn.Tỷ suất sinh lời trên chi phí tài chính cho biết trong 100 đồng lãi vay doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nhìm vào đồ thị trên có thể thấy tỷ suất này của công ty đang giữ một mức rất lớn. Cụ thể: Năm 2012 tỷ suất sinh lời trên chi phí tài chính của công ty là 70,12% có nghĩa là trong 100 đồng chi phí tài chính mà công ty bỏ ra thì công ty sẽ thu được 70,12 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này tăng lên cao ở mức 232,68% trong năm 2013 nguyên nhân của việc tăng mạnh này là do chi phí tài chính giảm trong khi giá trị lợi nhuận sau thuế của công ty lại tăng cao hơn so với năm trước đó. Sang năm 2014, chỉ tiêu này có dấu hiệu giảm nhưng vẫn ở mức cao là 160,56%, trong 100 đồng chi phí tài chính bỏ ra doanh nghiệp sẽ thu về 160,56%. Chi phí tài chính là con số nói lên tình trạng vay nợ của công ty nhiều hay ít, và nó là con dao hai lưỡi trong việc khuyếch đại lợi nhuận hay là các khoản lỗ cho công ty. Chính vì thế công ty phải có cơ chế kiểm soát khoản chi phí tài chính này một cách thận trọng để đem lại tối ưu những hiệu quả từ việc đi vay nợ. Tỷ suất sinh lời trên chi phí quản ký doanh nghiệp Tỷ suất sinh lời trên chi phí quản ký doanh nghiệp của công ty là 43,62%, chỉ tiêu này cho biết trong năm 2012 doanh nghiệp cứ đầu tư 100 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp thì thu được 43,62%, trong năm 2013, 2014 chỉ tiêu này đạt mức là 49,34% và 53,26%. Ta thấy rằng chỉ tiêu này đang chiếm một giá trị khá lớn và tăng liên tục qua các năm, điều này chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí quản lý doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp đã làm tốt công tác tiết kiệm chí phí quản lý. Tóm lại, phân tích hiệu quả sử dụng chi phí là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát và tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp, các nhân tố đó chính là trình độ quản lý của nhà quản trị, tình hình đầu tư máy móc, thiết bị,chất lượng nguyên vật liệu, tay nghề của người công nhân,... thông qua đó công ty đưa ra các biện pháp tăng cường kiểm soát chi phí nhằm đạt được chi phí thấp nhất. 3.3.8. Nhóm chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính Qua tìm hiểu thực trạng các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh cho thấy, công ty chưa thực sự chú trọng đến công tác phân tích rủi ro tài chính. Theo tác giả, cần bổ sung nội dung này trên hai khía cạnh: SVTH: Phạm Thị Tuyết 76 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà + Hệ số đảm bảo nợ (Phân tích rủi ro tài chính dựa trên mối quan hệ giữa nợ phải trả với vốn chủ sở hữu). + Đòn bẩy tài chính ( phân tích rủi ro tài chính dựa trên mối quan hệ giữa tổng tài sản với nguồn vốn chủ sở hữu). Bảng 3.10: Các chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính của Công ty Cổ Phần Lạc An Hà Tĩnh Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % 1. Nợ phải trả Trđ 30.687 32.552 42.981 1.864 6,07 10.429 32,04 2. Vốn chủ sở hữu Trđ 50.171 53.152 54.523 2.981 5,94 1.371 2,58 3. Tổng tài sản Trđ 80.859 85.704 97.505 4.845 5,99 11.800 13,77 4. Hệ số đảm bảo nợ [4=(1)/(2)] Lần 0,61 0,61 0,79 0 0 0,18 29,51 5. Đòn bẩy tài chính [5=(3)/(2)] Lần 1,61 1,61 1,79 0 0 0,18 11,18 (Nguồn: Xử lý số liệu tác giả) Hệ số đảm bảo nợ Phân tích rủi ro tài chính qua hệ số đảm bảo nợ là phân tích sự ảnh hưởng của cơ cấu nợ đến khả năng sinh lợi nguồn vốn chủ sở hữu. Việc phân tích rủi ro tài chính qua cơ cấu nợ thường sử dụng các chỉ tiêu phản ánh đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp. Qua bảng số liệu trên cho thấy hệ số vốn vay nợ trên vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng qua các năm. Điều này là do tổng số nợ phải trả có tốc độ tăng nhanh hơn vốn chủ sở hữu. Năm 2013 vốn chủ sở hữu của công ty đạt 53.152 triệu đồng tăng 5,94% so với năm 2002. Năm 2014, vốn chủ sở hữu lại tiếp tục tăng thêm 2,58% so với năm trước. Cùng với đó là sự gia tăng của các khoản nợ vay, năm 2013 nợ phải trả của doanh nghiệp là 32.552 tăng 6,07% so với năm 2012 và tiếp tục tăng lên 32,04% vào năm 2014 đạt mức 42.981 triệu đồng. Điều này cho thấy rằng công ty tài sản của công ty đang được tài trợ bằng các khoản nợ vay. Tuy nhiên thì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tuy tăng nhẹ nhưng vẫn có một tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn, chính vì thế công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ của mình và có nghĩa là rủi ro trong khả năng trả nợ của công ty cũng thấp. Đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính được xem xét dưới góc độ mối quan hệ giữa tổng tài sản và SVTH: Phạm Thị Tuyết 77 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà nguồn vốn chủ sở hữu. Từ kết quả bảng số liệu trên cho thấy trị số đòn bẩy tài chính có sự biến động qua ba năm. Năm 2012 và năm 2013 hệ số này ổn định và giữ mức 1,61, qua năm 2014 hệ số này tăng lên khá cao với 1,79. Con số này có ý nghĩa là một đồng vốn chủ sở hữu tài trợ cho 1,79 đồng tài sản. Điều này một lần nữa thể hiện khả năng tự chủ về nguồn vốn chủ sở hữu giảm dần qua các năm. Công ty hoàn toàn có thể giảm bớt các rủi ro tài chính với số vốn chủ sở hữu được huy động thêm. Đòn bẩy tài chính giữa tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu tăng dần qua ba năm thể hiện mức độ độc lập về tài chính giảm, bởi khi tăng đòn bẫy tài chính đồng nghĩa với việc tăng hệ số nợ. Khi tăng đòn bẩy tài chỉnh có nghĩa là công ty đang vướng nợ ngày một lớn, khi đó công ty cần lập ra một kế hoạch trả các khoản nợ một cách chi tiết nhất để tránh những chi phí phát sinh trong việc đi vay ảnh hưởng đến chỉ số nhảy cảm ROE. Như vậy, chúng ta có thể thấy vai trò của vốn chủ sở hữu và việc tăng vốn có vị trí đặc biệt quan trọng trong kinh doanh của công ty. Nếu thiếu vốn hoặc nguồn vốn được huy động từ những nguồn không chắc chắn thì sự phát triển của công ty sẽ không đảm bảo tính bền vững để có thể mở rộng quy mô hoạt động của mình. 3.4. HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP, CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LẠC AN – HÀ TĨNH Để các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính phát huy hết vai trò của mình, ngoài việc hoàn thiện đầy đủ về số lượng cũng như nội dung của các chỉ tiêu phân tích thì việc hoàn thiện những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả áp dụng các chỉ tiêu như: phương pháp phân tích, cơ sở dữ liệu phân tích và tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại công ty cũng là vấn đề bức thiết. Tác giả đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện các yêu tố: phương pháp phân tích, cơ sở dữ liệu và công tác tổ chức phân tích như sau. 3.4.1. Hoàn thiện phương pháp phân tích Việc hoàn thiện phương pháp phân tích các chỉ tiêu tài chính được tiến hành theo hai hướng là hoàn thiện các phương pháp đang sử dụng và bổ sung một số phương pháp mới cho phù hợp. Các phương pháp mà công ty hiện đang sử dụng bao gồm: phương pháp tỷ lệ, phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ cân đối. - Phương pháp so sánh đang được công ty sử dụng nhưng chỉ dừng lại ở mức so sánh các số liệu tài chính giữa năm báo cáo với năm ngay trước nó nên chưa phản ánh được chính xác xu hướng biến động của các chỉ tiêu. Để phát huy đầy đủ hiệu quả của phương pháp này cần mở rộng thêm các năm so sánh. Khi so sánh số liệu của công ty cần sử dụng số liệu của 5 năm liên tiếp, ít nhất từ 3 năm trở lên mới thấy rõ xu hướng SVTH: Phạm Thị Tuyết 78 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà biến động của các chỉ tiêu. - Phương pháp tỷ lệ cần được áp dụng một cách đầy đủ, tính toán tất cả các chỉ tiêu tài chính đã được đề cập ở trên giúp cho phân tích được thực hiện trên tất cả các khía cạnh nhằm đánh giá toàn diện tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty. Công ty nên áp dụng các phương pháp phân tích một cách hợp lý và linh hoạt mang lại hiệu quả cao hơn để tránh tính đơn lẻ, rời rạc trong việc phân tích. Cụ thể: • Phương pháp đồ thị: Tại công ty hiện nay chưa sử dụng phương pháp đồ thị trong việc phân tích các chỉ tiêu tài chính. Phương pháp này cần được sử dụng nhiều vì nó giúp cho việc phân tích thể hiện được rõ ràng, trực quan mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính, xu hướng biến động tăng giảm hay so sánh chỉ tiêu trong mối tương quan với các doanh nghiệp khác. Đồ thị sử dụng tại công ty có thể sử dụng một cách đa dạng và linh hoạt dưới dạng hình cột, hình tròn, đồ thị đường… Trong quá trình hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tài chính tại công ty, tác giả đã tiến hành lồng ghép một số các đồ thị để giúp cho việc theo dõi quá trình phân tích rõ ràng, trực quan và sinh động hơn. • Phương pháp Dupont xem xét tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính bằng cách biến một chỉ tiêu tổng hợp thành hàm số của một loạt các biến số. Vì vậy nhà phân tích có thể đánh giá ảnh hưởng của nhiều yếu tố đến sự biến động của một yếu tố tài chính đang nghiên cứu, do đó việc phân tích sẽ giúp cho nhà quản lý có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính của công ty bằng cách nào. Phương pháp này thường áp dụng trong phân tích ROE hay ROA. ROE = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Số vòng quay x tài sản Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu Hay: ROE = LN sau thuế Doanh thu x Doanh thu Tổng tài sản x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Qua phương pháp này ta thấy được tác động của doanh thu tiêu thụ, hiệu suất sử dụng tài sản, nghịch đảo của hệ số cơ cấu nguồn vốn đối với sự biến động của doanh lợi vốn chủ sở hữu. Như vậy chỉ tiêu lợi nhuận đã được chi tiết thành 3 chỉ tiêu là tỷ suất lợi SVTH: Phạm Thị Tuyết 79 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà nhuận trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời, số vòng quay tài sản phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản và hệ số tài sản phản ánh rủi ro tài chính. 3.4.2. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu cho phân tích Hoàn thiện cơ sở dữ liệu cho phân tích là hoàn thiện hai nội dung sau: hoàn thiện báo cáo tài chính phục vụ cho việc phân tích và hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ cho phân tích. Báo cáo tài chính được hoàn thiện chủ yếu trên hai khía cạnh: - Thứ nhất là bổ sung một số chỉ tiêu để đảm bảo cung cấp đủ số liệu cho phân tích báo cáo tài chính. - Thứ hai là lập báo cáo tài chính hợp nhất phục vụ cho việc phân tích toàn công ty. Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán hợp nhất, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất và bản thuyết minh báo cáo tài chính Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ cho phân tích: Để phân tích các chỉ tiêu tài chính đạt hiệu quả cao, cần có hệ thống thông tin cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các tin tức cần thiết. Hệ thống thông tin phục vụ cho phân tích chỉ tiêu tài chính tại công ty chưa ổn định cần phải hoàn thiện một số mặt như sau: - Hoàn thiện nguồn cung cấp thông tin cho phân tích tài chính chủ yếu là nguồn thông tin bên ngoài của hệ thống kế toán như: các thông tin về tình hình kinh tế xã hội, thông tin về đặc điểm hoạt động của công ty cũng như các chính sách tài chính, tín dụng, chính sách đầu tư - Cần xây dựng quy trình cung cấp thông tin: Việc cung cấp và thu nhận thông tin có liên quan đến nhiều bộ phận, cá nhân trong đơn vị, do vậy quy trình này cần quy định cụ thể bộ phận, cá nhân rõ ràng bộ phân nào có trách nhiệm cung cấp thông tin, bộ phận nào có trách nhiệm thu nhận và phân tích thông tin. - Tăng cường giám sát hoạt động của hệ thống thông tin: Để giám sát tốt hơn hoạt động của hệ thống thông tin cần quan tâm đến các công cụ quản lý và biện pháp kiểm tra để đảm bảo chất lượng công việc cung cấp và thu nhận thông tin cho phân tích tài chính, đảm bảo cho thông tin được cung cấp kịp thời và đầy đủ nội dung. 3.4.3. Hoàn thiện tổ chức công tác phân tích báo cáo tài chính 3.4.3.1. Hoàn thiện về bộ máy phân tích SVTH: Phạm Thị Tuyết 80 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Để hoàn thiện công tác phân tích tài chính cho Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh cần thiết phải lập một bộ phận phân tích riêng. Bộ phận này sẽ lập kế hoạch và tiến hành các bước phân tích, đồng thời bộ phận này phải phối hợp chặt chẽ với bộ phận cung cấp thông tin để thu nhận thông tin cho phân tích. Hiện tại thì công ty vẫn chưa có một bộ máy phân tích báo cáo tài chính, chưa có nhân viên chuyên thực hiện phân tích, tổng hợp tình hình và viết báo cáo nhận xét, đánh giá tình hình tài chính cùng các giải pháp kiến nghị để giải quyết các vấn đề còn tồn tại và phát huy tiềm năng trong kinh doanh.Vì thế việc hoàn thiện bộ máy phân tích báo cáo tài chính sẽ giải quyết được tất cả các yêu cầu trên góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 3.4.3.2. Hoàn thiện về quy trình phân tích Thứ nhất về xây dựng quy trình phân tích và lựa chọn loại hình phân tích phù hợp. Để làm được điều này cần xác định mục tiêu, phạm vi, thời gian, cách tổ chức phân tích phù hợp với mục tiêu đề ra. Nội dung phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty cần liệt kê những nội dung cụ thể bao gồm: Phân tích khái quát tình hình tài chính, phân tích công nợ và khả năng thanh toán, phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn và tình hình đảm bảo vốn kinh doanh, phân tích hiệu quả và rủi ro trong kinh doanh. Về phạm vi phân tích: Hiện nay, Công ty tiến hành phân tích tài chính vào cuối mỗi kỳ kế toán năm nên việc cung cấp thông tin có thể bị chậm trễ, vì vậy việc phân tích tài chính cần được tiến hành một cách thường xuyên hơn theo tháng, quý, năm. Phạm vi của việc phân tích có thể mở rộng ra nhiều năm để có những đánh giá đúng đắn trong dài hạn. Thông tin phục vụ cho việc phân tích không nên chỉ giới hạn trong báo cáo tài chính của Công ty mà có thể mở rộng ra là các thông tin bên ngoài như: thông tin khách hàng, đối thủ cạnh tranh, thông tin khu vực và quốc tế… Thứ hai về thực hiện phân tích: Để có thể tiến hành phân tích một cách hiệu quả tình hình tài chính của Công ty thì vấn đề tổ chức nhân lực, sử dụng nhân lực trình độ cao góp phần quyết định chất lượng của các kết quả phân tích. Do vậy, muốn làm tốt vấn đề này, Công ty cần tổ chức một bộ phận đảm nhiệm công tác phân tích và dự báo tài chính cho công ty, bộ phận này phải được tách biệt với bộ phận kế toán để đảm bảo tính khách quan. Quá trình phân tích có thể được xây dựng qua những bước sau: - Thu nhận và kiểm tra thông tin phân tích: Thông tin cho quá trình phân tích được cung cấp từ hệ thống thông tin nội bộ bao gồm các phòng, ban chức năng trong SVTH: Phạm Thị Tuyết 81 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Công ty. Trên cơ sở thông tin được thu thập được cần tiến hành so sánh đối chiếu số liệu thu nhận được. - Tiến hành quá trình phân tích thực hiện theo đúng nội dung, phạm vi và phương pháp đã đề ra. - Đánh giá, nhận xét những kết quả phân tích trên cơ sở tổng hợp, tính toán, đối chiếu các thông tin thu thập về hoạt động kinh doanh, đưa ra những nguyên nhân, thuận lợi, khó khăn và hạn chế trong hoạt động của Công ty. Từ đó đưa ra các giải pháp, phương hướng để giải quyết vấn đề và dự báo trong thời gian tới tình hình tài chính của Tổng công ty sẽ như thế nào. Như vậy, hoàn thiện công tác tổ chức phân tích tình hình tài chính sẽ là điều kiện tiên quyết để cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động phân tích tại Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh. Một quy trình phân tích tài chính được tổ chức khoa học, hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao cho sự phát triển chung của toàn công ty. 3.5. NHỮNG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN NHẰM HOÀN THIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LẠC AN – HÀ TĨNH Trong quá trình tìm hiểu về công ty và thực trạng các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh, ta dễ dàng thấy được những ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại trong hệ thống các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính. Và để khắc phục những tồn tại đó không những cần những sự nỗ lực và cố gắng của công ty mà còn phụ thuộc vào sự can thiệp của các cấp có thẩm quyền. 3.5.1. Về phía nhà nước - Có thể thấy rằng chế độ kế toán Việt Nam còn chưa có tính đồng bộ và thống nhất, thường xuyên có sự thay đổi, bổ sung. Đây chính là yếu tố gây khó khăn cho Công ty trong quá trình thực hiện. Vì vậy, Nhà Nước cần hoàn thiện chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán và chính sách pháp luật. Để phù hợp với sự phát triển nền kinh tế trong quá trình hội nhập, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và giúp các doanh nghiệp hoà nhập với sự thay đổi đó. Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện kịp thời hệ thống kế toán và các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam. Chế độ kế toán mới phải đảm bảo giải quyết các hoạt động kinh tế mới đã hoặc sẽ phát sinh trong tương lai, nhằm phản ánh đầy đủ các thông tin tài chính doanh nghiệp. Do đó, SVTH: Phạm Thị Tuyết 82 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Nhà nước cần xây dựng một cách đồng bộ hệ thống các văn bản pháp luật như Luật kế toán, Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Thông tư, chuẩn mực, …để tạo điều kiện để nâng cao chất lượng của phân tích tài chính tại công ty. Ngoài ra Nhà nước cũng cần tiếp thu những ý kiến phản hồi từ phía doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán mới. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu tài chính đặc trưng cho từng ngành trong nền kinh tế quốc dân, tiến tới xây dựng các chỉ tiêu định hướng cụ thể phát triển cho từng ngành nghề. 3.3.2. Về phía công ty - Công ty nên thành lập bộ phận phân tích báo cáo tài chính, phân công nhân viên chuyên thực hiện phân tích, tổng hợp tình hình và viết báo cáo nhận xét, đánh giá tình hình tài chính cùng các giải pháp kiến nghị để giải quyết các vấn đề còn tồn tại và phát huy tiềm năng trong kinh doanh. - Hiện nay, tại Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh với chế độ hiện hành về kế toán máy theo phần mềm EFFECT, chế độ chứng từ và ghi sổ kế toán, công ty đang gặp một số khó khăn trong công tác kế toán. Ví dụ như: phần mềm kế toán mà công ty đang áp dụng thường xuyên bị lỗi ảnh hưởng tới tiến trình làm việc của các nhân viên kế toán. Do phần mềm này chưa hoàn chỉnh nên việc lập báo cáo tài chính, kế toán tiến hành lập bằng tay trên bảng tính excel, tốn kém về thời gian và dễ gây sai sót. Chính vì thế công ty nên hoàn thiện về phần mềm kế toán trong công ty để tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên kế toán và cho ra các kết quả chính xác. - Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên trách, chọn lọc những nhân viên cho bộ phận tài chính phải có trình độ cơ bản về tài chính và có kinh nghiệm và thâm niên trong công tác tài chính của công ty, có khả năng tiếp nhận những thay đổi chính sách kế toán và những chuẩn mực kế toán mới. - Cập nhật những thay đổi của chế độ kế toán theo TT200/2014 để áp dụng vào Công ty nhằm thực hiện việc tổ chức kế toán chính xác nhất tuân thủ theo đúng quy định của Bộ Tài chính. - Thực hiện nghiêm túc công tác kế toán và kiểm toán theo chế độ kế toán mới ban hành, những chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam và hệ thống pháp luật về kinh tế. Để có được những thông tin kế toán có giá trị, thì công ty nên có những biện pháp kiểm tra bằng chính nội bộ hoặc kiểm toán. SVTH: Phạm Thị Tuyết 83 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà - Nâng cao trình độ và phẩm chất của cán bộ quản lý bởi vì tất cả các quyết định về kinh doanh, tài chính, quản lý của công ty đều từ cán bộ quản lý. Do vậy, trình độ, năng lực và đạo đức của họ là quyết định sự hoạt động có hiệu quả của công ty, hiệu quả hoạt động tài chính và công tác phân tích tài chính tại công ty. - Thường xuyên trao đổi thông tin với bên ngoài về kinh tế, tài chính, thị trường qua các phương tiện thông tin hoặc các hình thức khác. - Mở lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện các kỹ năng lập, phân tích và đánh giá các báo cáo tài chính, nhằm nâng cao chất lượng phân tích cho đội ngũ nhân viên. - Tổ chức các đợt thi đua hoàn thành nhiệm vụ, từ đó biểu dương và khen thưởng các cá nhân, bộ phận đạt kết quả tốt trong kỳ. Tạo không khí làm việc vui vẻ từ đó nâng cao năng suất làm việc của đội ngũ nhân viên trong toàn công ty. Như vậy, cần có sự phối, kết hợp giữa Nhà nước, cơ quan chủ quản và bản thân công ty trong việc hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính thì kết quả thu được mới đạt hiệu quả, mang tính khả thi cao. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Việc hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính là một yêu cầu cấp thiết của Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh. Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế hội nhập và phát triển. Trong chương này, tác giả đã bổ sung và điều chỉnh các chỉ tiêu tài chính của Công ty. Bao gồm 8 nhóm chỉ tiêu và 40 chỉ tiêu con,các nhóm khái quát tài sản, nguồn vốn, nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu phân tích luồng tiền, nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, chi phí, nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lãi, phân tích tốc độ tăng trưởng và phân tích rủi ro tài chính thông qua đòn bẫy tài chính. Các nhóm chỉ tiêu được phản ánh chi tiết qua các tập chỉ tiêu con và được phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các chi tiêu một cách đầy đủ nhất. Bên cạnh hoàn thiện các chỉ tiêu tài chính tác giả còn hoàn thiện phương pháp, cơ sở dữ liệu và tổ chức công tác phân tích nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho việc phân tích. Để đạt được điều đó, cần có các điều kiện về chính sách của Nhà nước và của Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh để hoàn thiện các chế độ kế toán, bộ máy tổ chức, công tác quản lý tại công ty... SVTH: Phạm Thị Tuyết 84 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà PHẦN KẾT LUẬN Qua gần 10 năm hình thành và phát triển Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh đã có những bước tiến lớn và đem lại những thành tựu đáng kể, đang dần khẳng định vị thế của mình trong tỉnh. Trong nền kinh tế hiện nay, công ty đang phải đối đầu với sức ép cạnh tranh càng gay gắt để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh cạnh tranh như vậy, công ty phải tự xây dựng cho mình một tiềm lực tài chính vững chắc cũng như một hệ thống công tác kế toán chặt chẽ. Một trong những công cụ đắc lực của việc quản lý cần được quan tâm chính là phân tích báo cáo tài chính với các chỉ tiêu phân tích phù hợp. Chính vì thế, việc hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính tại công ty là một nhu cầu bức thiết hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, bài báo cáo đã hoàn thành những vấn đề sau: Về lý luận: Bài báo cáo đã tổng hợp được những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính cũng như hệ thống các chỉ tiêu phân tích doanh nghiệp. Ngoài ra, bài báo cáo làm rõ phương pháp, cơ sở dữ liệu và tổ chức công tác phân tích. Về thực tiễn: Báo cáo đã đi sâu vào tìm hiểu tình hình của công ty, ngành nghề kinh doanh, các đặc điểm của công ty. Trên cơ sở đó, báo cáo tìm hiểu về thực trạng các chỉ tiêu phân tích đang áp dụng tại Công ty, từ đó có một số đánh giá về ưu điểm cũng như những hạn chế còn tồn tại của hệ thống các chỉ tiêu cần khắc phục. Dựa trên việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Báo cáo tiến hành hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh, ngoài ra báo cáo cũng linh hoạt hoàn thiện các phương pháp phân tích, cơ sở dữ liệu và tổ chức công tác phân tích để các chỉ tiêu phân tích được phát huy vai trò trong chúng trong Công ty. Nhằm tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích thì bài báo cáo cũng đưa ra một số kiến nghị đối với nhà nước và công ty liên quan đến hoạt động của kế toán Qua đây, em xin chân thành cảm ơn quý Công ty đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong quá trình thực tập cũng như việc thu thập và phân tích số liệu, xin cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của Th.s Phan Thị Thu Hà trong suốt quá trình thực hiện đề bài báo cáo. Với những nội dung trong bài báo cáo, em mong muốn một số giải pháp khả thi sẽ được áp dụng để giải quyết những vấn đề còn hạn chế trong việc phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính. Trong quá trình báo cáo, sẽ không tránh khỏi những sai sót, vì vậy kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo để đề tài có thể hoàn thiện và có tính ứng dụng cao vào thực tiễn Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Tuyết SVTH: Phạm Thị Tuyết 85 Lớp ĐH Kế Toán K53 [...]... K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LẠC AN – HÀ TĨNH 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LẠC AN – HÀ TĨNH 2.1.1 Tên địa chỉ của công ty Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN LẠC AN Tên giao dịch quốc tế: LACAN JOINT STOCK COMPAMY Tên viết tắt: Trụ sở chính : LACAN JSC xã Kỳ Liên, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà. .. cho công ty không ngừng phát triển và mở rộng Hiện nay công ty đã ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và làm ăn có hiệu quả mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội 2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LẠC AN – HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 2.2.1 Phân tích tình hình mặt hàng, sản phẩm của công Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh với đặc thù là công ty chuyên về các công. .. các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính, chương 1 đã tìm hiểu về báo cáo tài chính và đi sâu vào nghiên cứu các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp Bao gồm 7 chỉ tiêu, cụ thể là nhóm chỉ tiêu khái quát tài sản - nguồn vốn, phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, phân tích luồng tiền, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, phân tích khả năng sinh lời, phân tích hiệu quả... lựa chọn loại hình phân tích phù hợp Các loại hình phân tích được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau Người phân tích cần nắm vững đặc điểm của từng loại hình, cụ thể được phân loại như sau: - Theo thời điểm phân tích, phân tích tài chính bao gồm phân tích trước, phân tích hiện hành và phân tích sau: Phân tích trước là phân tích khi chưa tiến hành hoạt động kinh doanh như phân tích dự án, kế hoạch,... Quan hệ chỉ đạo trực tiếp Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Lạc An Hà Tĩnh (Nguồn: Phòng hành chính Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh) 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty - Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất công ty, tổ chức và điều tiết mọi hoạt đông của công ty đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp đến toàn bộ hoạt động kinh doanh... tích báo cáo tài chính rất phong phú và đa dạng, sử dụng thành thạo các phương pháp phân tích góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống chỉ tiêu phân tích Do vậy sự đa dạng của các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính dẫn đến sự hình thành một hệ thống các phương pháp phân tích khác nhau để phù hợp với từng nội dung phân tích cụ thể Khi sử dụng phương pháp phân tích còn phụ thuộc vào loại hình phân tích, ... các thông tin tài chính, kế toán tổng hợp, chi tiết đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty SVTH: Phạm Thị Tuyết 30 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ghi chú: GVHD: Th.S Phan Thị Thu Hà Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán của Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh (Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ Phần Lạc An – Hà Tĩnh) 2.1.4.2 Tổ chức vận hành chế độ kế toán của công ty. .. liên kết chặt chẽ với nhau Phân tích chuyên đề là phân tích tập trung vào một khía cạnh nào đó như phân tích khả năng thanh toán, phân tích khả năng sinh lãi, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản… - Theo phạm vi phân tích, phân tích tài chính bao gồm phân tích tổng thể và phân tích bộ phận Phân tích tổng thể là phân tích trong phạm vi toàn doanh nghiệp còn phân tích bộ phận chỉ giới hạn trong những bộ... thông tin phân tích và các điều kiện vật chất, trình độ của người sử dụng để khai thác tối đa thông tin của chỉ tiêu phân tích 1.6 TỔ CHỨC CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Tổ chức công tác phân tích chỉ tiêu tài chính bao gồm các công việc cơ bản là lựa chọn loại hình phân tích phù hợp với yêu cầu mục đích phân tích, xây dựng quy trình phân tích phù hợp và tổ chức bộ máy thực hiện Các công việc... khi phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp 1.5 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Phương pháp phân tích là sự tổng hợp các cách thức, thủ pháp, công thức, mô hình,… được sử dụng để nghiên cứu bản chất và quy luật vận động của các hiện tượng kinh tế Trong phân tích các chỉ tiêu báo cáo tài chính, nhà phân tích sủ dụng các phương pháp sau: SVTH: Phạm Thị Tuyết 20 Lớp ĐH Kế Toán K53 Báo cáo ... chung tiêu phân tích báo cáo tài doanh nghiệp Chương II: Thực trạng tiêu phân tích báo cáo tài Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh Chương III: Hoàn thiện tiêu phân tích báo cáo tài Công ty Cổ Phần Lạc. .. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LẠC AN 3.1 VỊ THẾ VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHÂN LẠC AN – HÀ TĨNH Công ty Cổ Phần Lạc An - Hà Tĩnh doanh nghiệp hàng đầu... Phan Thị Thu Hà CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LẠC AN – HÀ TĨNH 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LẠC AN – HÀ TĨNH 2.1.1 Tên địa công ty

Ngày đăng: 07/10/2015, 11:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w