Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 100 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
100
Dung lượng
0,91 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
---------------------
NGUYỄN THỊ TUYẾT TRINH
NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG CỦA
VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(1986 – 2006)
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
THS TRẦN THỊ THU HÀ
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, bên cạnh sự nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên và hướng dẫn của các
thầy cô giáo, bạn bè và gia đình trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ths. Trần Thị Thu Hà – người
đã tận tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi
hoàn thành khóa luận. Xin gửi lời tri ân của tôi với những điều mà cô đã dành
cho tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng đã cho tôi những
lời nhận xét cũng như những ý kiến đóng góp quý báu, giúp tôi hoàn thành
bài khóa luận.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2 về những bài giảng hữu ích và những sự giúp đỡ, quan tâm của các
thầy cô dành cho tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới
những người thân trong gia đình và bạn bè – những người luôn động viên, cổ
vũ và sát cánh bên tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2015
Người thực hiện đề tài
Nguyễn Thị Tuyết Trinh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
đã nêu trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của khóa luận là trung
thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2015
Người thực hiện đề tài
Nguyễn Thị Tuyết Trinh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu........................................... 4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu............................................. 5
5. Đóng góp của khóa luận.......................................................................... 6
6. Bố cục khóa luận ..................................................................................... 6
Chương 1
CƠ SỞ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM
THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 2006) .................................................................. 7
1.1. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC............................................. 7
1.1.1. Tình hình thế giới........................................................................ 7
1.1.2. Tình hình khu vực ..................................................................... 11
1.2. TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC ............................................................ 13
1.2.1. Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam trước năm 1986 ................ 13
1.2.2. Hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam trước năm 198617
1.2.3. Chính sách ngoại giao đa phương của Việt Nam thời kỳ đổi mới
(1986 – 2006) ...................................................................................... 19
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................... 24
Chương 2
HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG
CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 2006) .................................. 25
2.1. BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC TÀI
CHÍNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC.......................................................... 25
2.1.1. Quan hệ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) .................... 25
2.1.2. Quan hệViệt Nam và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ..... 26
2.1.3. Quan hệ Việt Nam và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ..................... 28
2.2. VIỆT NAM TRONG HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
(ASEAN) ................................................................................................... 29
2.2.1. Tiến trình Việt Nam gia nhập ASEAN ..................................... 29
2.2.2. Hoạt động và những đóng góp của Việt Nam trong ASEAN .. 31
2.3. VIỆT NAM VÀ DIỄN ĐÀN HỢP TÁC Á – ÂU (ASEM) .............. 35
2.3.1. Việt Nam – thành viên sáng lập ASEM.................................... 35
2.3.2. Việt Nam – thành viên tích cực trong ASEM........................... 36
2.4. VIỆT NAM VÀ DIỄN ĐÀN KINH TẾ CHÂU Á – THÁI BÌNH
DƯƠNG (APEC) ...................................................................................... 45
2.4.1. Tiến trình Việt Nam gia nhập APEC ........................................ 45
2.4.2. Một số hoạt động của Việt Nam tại APEC ............................... 49
2.4.3. APEC Việt Nam 2006 và ý nghĩa của thành công trong APEC50
2.5. VIỆT NAM TRONG PHONG TRÀO KHÔNG LIÊN KẾT (NAM) 53
2.6. VIỆT NAM TRÊN LỘ TRÌNH GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG
MẠI THẾ GIỚI (WTO) ............................................................................ 58
2.6.1. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO ................. 58
2.6.2. Tiến trình Việt Nam gia nhập WTO ......................................... 63
2.7. QUAN HỆ VIỆT NAM – LIÊN HỢP QUỐC (UN) ......................... 69
2.7.1. Hoạt động của Việt Nam trong LHQ ........................................ 69
2.7.2. Việt Nam trong quá trình vận động tham gia Hội đồng Bảo an
LHQ .................................................................................................... 71
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................... 75
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM,VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNGVIỆT NAM
THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 2006) ................................................................ 76
3.1. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM THỜI KỲ
ĐỔI MỚI (1986 – 2006) ........................................................................... 76
3.2. VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM THỜI
KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 2006) .................................................................... 77
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 85
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 87
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ADB
AIPA
APEC
APPF
ARF
ASC
ASEAN
ASEANAPOL
Nguyên văn tiếng Anh
(nếu có)
Asian Development Bank
Nguyên văn tiếng Việt
Ngân hàng Phát triển
châu Á
ASEAN Inter
Liên minh nghị viện
Parliamentary Assembly
ASEAN
Asia – Pacific Economic
Diễn đàn kinh tế châu Á
Cooperation
– Thái Bình Dương
Asia – Pacific
Diễn đàn Nghị viện châu
Parliamentary Forum
Á – Thái Bình Dương
ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực
ASEAN
ASEAN Security
Cộng đồng An ninh
Community
ASEAN
Asociation of Southeast
Hiệp hội các quốc gia
Asian Nations
Đông Nam Á
ASEAN Chiefs of Police
Cảnh sát các nước
ASEAN
ASEF
Asia – Europe Foundation Quỹ Á – Âu
ASEM
The Asia – Europe
Meeting
Diễn đàn hợp tác Á – Âu
ATF
ASEM Trust Fund
Quỹ tín thác ASEM
CAPs
Community Action
Chương trình hành động
Programs
tập thể
CEPT
Hiệp định về chương
trình thuế quan ưu đãi có
hiệu lực chung
CHXHCN
Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa
Chủ nghĩa xã hội
CNXH
EC
European Commission
Ủy ban châu Âu
ECOTECH
Economic and Technical
Thủ tục Hải quan, Kinh
Cooperation
tế kỹ thuật
Economic Development
Quỹ Hợp tác phát triển
Cooperation Fund
kinh tế
EU
European Union
Liên minh châu Âu
FAO
Food and Agriculture
Tổ chức Lương thực và
Organization of the
Nông nghiệp Liên hợp
United Nations
quốc
Foreign Direct
Đầu tư trực tiếp nước
Investment
ngoài
EDCF
FDI
FEALAC
The Forum for East AsiaLatin America
Cooperation
GDP
G77
GATT
Gross Domestic Product
Group 77
Tổng sản phẩm quốc nội
Nhóm 77 nước đang
phát triển
Hiệp định chung về thuế
Tariffs and Trade
quan và mậu dịch
Hội đồng Bảo an
International
Development
Associtation
IGO
Á – Mỹ Latinh
General Agreement on
HĐBA
IDA
Diễn đàn Hợp tác Đông
Hiệp hội Phát triển quốc
tế
Intergovernmenntal
Tổ chức liên minh chính
Organization
phủ
IMF
Internation Monetary
Fund
INTERPOL
IUCN
MDGs
MFN
NAM
International Criminal
Tổ chức Cảnh sát Hình
Police Organization
sự Quốc tế
International Union for
Liên minh Quốc tế Bảo
Conservation of Nature
tồn Thiên nhiên và Tài
and Natural Resources
nguyên Thiên nhiên
Milennium Development
Mục tiêu phát triển thiên
Goals
niên kỷ
Most AFavoured Nation
Đãi ngộ tối huệ quốc
Non – Aligned Movement
Non – Governmental
organization
NICs
OECD
kết
Tổ chức phi chính phủ
Newly Industrialized
Các nước công nghiệp
Countrys
mới
NXB
ODA
Phong trào không liên
Ngân hàng Nhà nước
NHNN
NGO
Quỹ tiền tệ Quốc tế
Nhà xuất bản
Official Development Aid
Organization for
economic cooperation
and development
Hỗ trợ phát triển chính
thức
Tổ chức Hợp tác và Phát
triển
5 nước thường trực Hội
P5
đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc
SAARC
South Asian Association
Hiệp hội Hợp tác khu
for Regional Cooperation
vực Nam Á
SEANWFZ
Southeast Asia Nuclear –
Hiệp ước Khu vực phi
Weapon – Free – Zone
vũ khí hạt nhân
SEV
Sovet Ekonomicheskoy
(COMECON)
Vzaimopomoshchi
Hội đồng Tương trợ
(Council of Mutual
Kinh tế
Economic Assistance)
SOM
TRIMS
TRIPS
Senior Officials Meeting
Cuộc họp các quan chức
cao cấp
Agreement on Trade-
Hiệp định về các rảo cản
Related Investment
kỹ thuật đối với thương
Measures
mại
Agreement on TradeRelated Aspects of
Hiệp định về sở hữu trí
Intellectual Property
tuệ
Rights
UN (LHQ)
The United Nations
Liên hợp quốc
UNDP
United Nations
Chương trình Phát triển
Development Programme
Liên hợp quốc
UNEP
United Nations
Environment Program
UNESCO
Chương trình môi
trường của Liên hợp
quốc
United Nations
Tổ chức Giáo dục, Khoa
Educational Scientific
học và Văn hóa của Liên
and Cultural Organization hiệp quốc
UNFPA
USD
VNDCCH
United Nations
Quỹ dân số của Liên hợp
Population Fund
quốc
United States Dollar
Đô la Mỹ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
WTO
World Trade
Tổ chức Thương mại
Organization
Thế giới
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tháng 12 năm 1991, chiến tranh Lạnh kết thúc, trật tự thế giới hai cực
Xô – Mỹ tan rã. Cùng với sự tan rã của trật tự thế giới hai cực, hệ thống quan
hệ quốc tế cũng mang những đặc điểm mới về chủ thể, tương quan lực lượng,
cấu trúc quyền lực và nguyên tắc hoạt động. Trong hệ thống mới này, bên
cạnh quan hệ song phương truyền thống, các quan hệ đa phương ngày càng
phong phú, đa dạng và mạnh mẽ. Ngoại giao đa phương trở thành một trong
những phương thức hoạt động ngoại giao phổ biến của quan hệ quốc tế đương
đại. Đồng thời, toàn cầu hóa với sự tăng tốc mạnh mẽ trong hệ thống quan hệ
quốc tế đã và đang tạo ra một thế giới phụ thuộc lẫn nhau cao độ trên nhiều
lĩnh vực. Điều này là tiền đề cho ngoại giao đa phương phát triển với tư cách
là một phương thức tập hợp nguồn lực để triển khai thuận lợi hơn chính sách
đối ngoại của các chủ thể (quốc gia – dân tộc).
Việt Nam với tư cách là chủ thể tích cực, chủ động và có trách nhiệm
trong cộng đồng quốc tế cũng đang nỗ lực thực hiện đổi mới đường lối đối
ngoại. Tháng 5 – 1988, Đảng và Nhà nước ta bước đầu có sự đổi mới tư duy
về công tác đối ngoại thông qua việc đề ra nghị quyết 13-NQ/TW và đến Đại
hội X được bổ xung và phát triển thành đường lối đối ngoại đổi mới: “Thực
hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát
triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ
quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng
hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của
các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác
quốc tế và khu vực” [9, Tr.112].
Sau 20 năm đổi mới, phát triển và thực hiện chính sách ngoại giao đa
phương hóa, hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam ngày càng được
1
mở rộng và đạt được những thành tựu rõ rệt. Việt Nam đã tham gia và tăng
cường mối quan hệ với một số tổ chức đa phương chủ chốt như Liên hợp quốc
(UN), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế
châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM)…
Nghiên cứu về hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam thời kỳ đổi
mới (1986 – 2006) có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc:
Về lý luận: Góp phần làm sáng tỏ quan điểm của Đảng và Nhà nước về
ngoại giao đa phương thời kỳ đổi mới, đưa ra những vai trò, đặc điểm của
ngoại giao đa phương thời kỳ đổi mới (1986 – 2006).
Về thực tiễn: khóa luận góp phần làm sáng tỏ hoạt động ngoại giao đa
phương Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 – 2006), đưa ra những đánh giá về vai
trò và đặc điểm của ngoại giao đa phương thời kỳ này, qua đó có thể rút ra
những bài học để thực hiện có hiệu quả những chính sách và hoạt động ngoại
giao đa phương trong tương lai.
Vấn đề ngoại giao đa phương của Việt Nam thời kỳ 1986 – 2006 đã được
nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu với các cách tiếp cận khác nhau và
nhằm mục đích khác nhau. Song cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa
học nào nghiên cứu đầy đủ cụ thể về vấn đề này.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Ngoại giao đa
phương của Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 – 2006)” là đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngoại giao đa phương Việt Nam là một vấn đề khoa học ngày càng thu
hút sự quan tâm của giới nghiên cứu.
Công trình nghiên cứu liên quan đến ngoại giao đa phương thông qua
các tổ chức quốc tế có cuốn “Các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức kinh tế
quốc tế” của Đoàn Năng, Phạm Việt, Hải Minh xuất bản năm 1991 giới thiệu
các tổ chức liên chính phủ và các cơ quan chuyên môn của nó.
2
Cuốn “Ngoại giao Việt Nam (1945 – 2000)” xuất bản năm 2002 của Học
viện Quan hệ quốc tế và nay là Học viện Ngoại giao có mục “Mở rộng hoạt
động ngoại giao đa phương” viết về ngoại giao đa phương của Việt Nam từ
1979 đến 2000 đề cập đến thành tựu trong quan hệ giữa Việt Nam với các tổ
chức, diễn đàn đa phương quốc tế.
Bàn về hợp tác Á – Âu nhấn mạnh vai trò của Việt Nam, tác giả Trần
Đức Cường có bài “Việt Nam: vai trò và những đóng góp đối với ASEM”
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á xuất bản năm 2004.
Bên cạnh đó Ban tư tưởng Văn hóa trung ương đã xuất bản cuốn sách
“Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới” năm 2005 đã đưa ra cách nhìn tổng
quan về ngoại giao Việt Nam trong đó có một phần nhỏ liên quan đến ngoại
giao đa phương (quan hệ giữa Việt Nam và các tổ chức, diễn đàn quốc tế).
Cuốn “Các tổ chức quốc tế và Việt Nam” của Lê Văn Bằng, Phạm Bình
Minh, Lê Hoài Trung xuất bản năm 2005 cung cấp thông tin khái quát, cập
nhật về những thể chế đa phương toàn cầu lớn nhất hiện nay và về quan hệ
hợp tác giữa Việt Nam với các tổ chức này.
Về hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam có bài “Ngoại giao đa
phương và sự tham gia của Việt Nam” của tác giả Vũ Dương Huân đăng trên
Tạp chí Đối ngoại năm 2012.
Đề cập trực tiếp đến ngoại giao đa phương một cách bài bản có 01 bài
luận văn thạc sĩ và 01 bài luận án tiến sĩ. Đây là hai công trình khoa học tại
Việt Nam đưa ra quan niệm về ngoại giao đa phương trong hệ thống quốc tế
đương đại và ở khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh Lạnh. Thứ nhất là công
trình “Ngoại giao đa phương ở khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh Lạnh”
của tác giảLưu Thúy Hồng, bảo vệ năm 2008 tại Học viện Ngoại giao. Luận
văn đã đưa ra quan niệm về ngoại giao đa phương. Thứ hai là công trình
3
“Ngoại giao đa phương trong hệ thống quan hệ quốc tế đương đại” của tác giả
Lưu Thúy Hồng bảo vệ năm 2013 tại Học viện Ngoại giao. Luận án đã làm rõ
một số vấn đề liên quan ngoại giao đa phương; phân tích, đánh giá những hoạt
động thực tiễn của ngoại giao đa phương trong các lĩnh vực cụ thể trong hệ
thống quan hệ quốc tế đương đại, trong đó có phần khái quát tình hình và kết
quả hoạt động ngoại giao đa phương Việt Nam từ 1991 đến nay; đưa ra những
dự báo về ngoại giao đa phương trong 10 năm tới và đề xuất kiến nghị cho
Việt Nam.
Tuy các công trình nghiên cứu này đều có những phân tích nhất định về
ngoại giao đa phương Việt Nam nhưng chưa có đề tài nào đi chuyên sâu
nghiên cứu hoạt động, đánh giá vị trí, vai trò và đặc điểm của ngoại giao đa
phương Việt Nam. Việc nghiên cứu về ngoại giao đa phương của Việt Nam
thời kỳ đổi mới và đưa ra những đánh giá cho ngoại giao đa phương của Việt
Nam được xem là việc làm cần thiết, góp phần tăng tính hiệu quả cho tiến
trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cở sở tình hình thế giới và trong nước, khóa luận làm rõ hoạt động
của ngoại giao đa phương của Việt Nam trong thời kỳ 1986 – 2006, từ đó rút
ra những vai trò, đặc điểm của ngoại giao đa phương thời kỳ đổi mới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, khóa luận tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu những nét lớn về bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế tác
động đến ngoại giao đa phương Việt Nam thời kỳ 1986 – 2006.
Làm rõ những hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam trên các
diễn đàn, tổ chức lớn của khu vực, liên khu vực và thế giới.
Đánh giá vai trò và đặc điểm của hoạt động ngoại giao đa phương Việt
4
Nam thời kỳ 1986 – 2006.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: từ năm 1986 đến năm 2006. Trong đó, năm 1986 là thời gian
diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, bắt đầu đưa ra đường lối đổi mới;
năm 2006 là thời gian diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.
Không gian: khóa luận tập trung vào phân tích sâu hơn các hoạt động
của Việt Nam tại một số tổ chức, diễn đàn đa phương chính: Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái
Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO), Liên hợp quốc (UN), Phong trào không liên kết (NAM).
Khóa luận không xem xét phân tích các tổ chức, diễn đàn đa phương chuyên
ngành và phi chính phủ (NGO).
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Các sách, bài viết chuyên đề, tạp chí về các tổ chức quốc tế
Giáo trình về ngoại giao Việt Nam
Các văn kiện Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam
Website chính thức của Bộ Ngoại giao, Chính phủ,…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đánh giá; quan điểm
của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm Đảng và Nhà
nước Việt Nam về ngoại giao và những vấn đề quốc tế.
Thực hiện đề tài này, tôi sử dụng phương pháp lịch sử và lôgích, trong
đó phương pháp lịch sử là chủ yếu. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp so sánh, phương pháp phân
5
tích – tổng hợp, phương pháp hệ thống.
5. Đóng góp của khóa luận
Về mặt lý luận: Khóa luận trình bày một cách có hệ thống bối cảnh quốc
tế và Việt Nam tác trước năm 1986; phân tích hoạt động của hoạt động ngoại
giao đa phương của Việt Nam tại các diễn đàn, tổ chức lớn trong khu vực,
liên khu vực và thế giới thời kỳ 1986 - 2006. Đồng thời, khóa luận rút ra
những vai trò, đặc điểm cơ bản nhất của ngoại giao đa phương Việt Nam thời
kỳ đổi mới (1986 – 2006). Khóa luận có thể dùng làm tham khảo tài liệu tham
khảo trong nghiên cứu một số chuyên đề về ngoại giao đa phương, các tổ
chức quốc tế...
Về mặt thực tiễn: Ở một mức độ nhất định, khóa luận có thể làm tài liệu
tham khảo cho việc thực thi chính sách nhằm tăng cường hoạt động ngoại
giao đa phương của Việt Nam trong trương lai.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Khóa luận
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở của hoạt động ngoại giao đa phương Việt Nam thời
kỳ đổi mới (1986 – 2006)
Chương 2: Hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam thời kỳ
đổi mới (1986 – 2006)
Chương 3: Đặc điểm,vai trò của ngoại giao đa phương Việt Nam
thời kỳ đổi mới (1986 – 2006)
6
Chương 1
CƠ SỞ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM
THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 2006)
1.1. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC
1.1.1. Tình hình thế giới
Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có những diễn
biến hết sức phức tạp, đã xuất hiện nhiều yếu tố mới, xu thế mới và đặc điểm
mới làm thay đổi cục diện kinh tế, chính trị thế giới. Những yếu tố này bao
gồm cả những cơ hội và thách thức đòi hỏi các nước lớn nhỏ đều phải suy xét
điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp với bối cảnh mới.
Thứ nhất, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đạt được những tiến
bộ vượt bậc và tạo ra những thời cơ và thách thức đối với các quốc gia.
Từ đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, những tiến bộ khoa học – kỹ thuật đã
đưa lịch sử nhân loại sang một bước tiến vượt bậc, đã mang lại những biến
đổi ngày càng sâu sắc và nhanh chóng mọi mặt đời sống nhân loại.
Sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ vừa là cơ hội và đồng
thời cũng lại là thách thức, các nước chậm tiến, không tranh thủ được các
thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ để phát triển sẽ đối mặt
với nguy cơ bị tụt hậu và ngày càng yếu hơn so với các nước sớm chuyển
giao công nghệ. Đối với nước nghèo và lạc hậu, con đường duy nhất để tiếp
cận với khoa học – công nghệ là mở cửa giao lưu với các nước tiên tiến có
trình độ khoa học – công nghệ cao. Có như vậy các nước nghèo mới có thể
thu hẹp được khoảng cách giữa công nghệ và trình độ phát triển. Một nền
kinh tế khép kín sẽ không đáp ứng được những yêu cầu này. Điều quan trọng
là phải có những bước đổi mới, mở cửa kinh tế, xây dựng quan hệ với các
trung tâm khoa học – công nghệ và nhanh chóng tiếp nhận, ứng dụng các
công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất.
7
Thứ hai, xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đangdiễn
ra mạnh mẽ và trở thành phổ biến và ngày được tăng cường, lôi cuốn ngày
càng nhiều nước tham gia và làm gia tăng các hoạt động kinh tế thương mại
quốc tế.Đây chính là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình hợp tác, liên kết,
nhất thể hóa nền kinh tế khu vực và quốc tế.
Dưới góc độ kinh tế, toàn cầu hoá là quá trình lực lượng sản xuất và
quan hệ kinh tế quốc tế phát triển vượt qua các rào cản bởi biên giới quốc gia
và khu vực, lan toả ra phạm vi toàn cầu, trong đó hàng hoá, vốn, tiền tệ, thông
tin, lao động... vận động thông thoáng; sự phân công lao động mang tính quốc
tế; quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đan xen nhau, hình thành mạng
lưới quan hệ đa chiều.
Những tác động tích cực của toàn cầu hoá: trên cơ sở thị trường được mở
rộng, trao đổi hàng hoá tăng mạnh đã thúc đẩy phát triển sản xuất của các
nước; nguồn vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý cùng các hình
thức đầu tư, hợp tác mang lại lợi ích cho các bên tham gia hợp tác. Mặt khác,
toàn cầu hoá làm tăng tính tuỳ thuộc lẫn nhau, nâng cao sự hiểu biết giữa các
quốc gia, thuận lợi cho việc xây dựng môi trường hoà bình, hữu nghị và hợp
tác giữa các nước.
Bên cạnh đó, toàn cầu hóa cũng không ít những tác động tiêu cực: xuất
phát từ việc các nước công nghiệp phát triển thao túng, chi phối quá trình toàn
cầu hoá tạo nên sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế và làm gia tăng sự
phân cực giữa các nước giàu và nghèo. Đại hội lần thứ IX của Đảng (4 2001) chỉ rõ: “Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày
càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các
tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có
mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh” [8,
Tr.64].
8
Thực tế cho thấy rằng, các nước muốn thoát khỏi nguy cơ bị biệt lập, tụt
hậu, kém phát triển thì phải tích cực, chủ động tham gia vào quá trình toàn
cầu hoá, đồng thời phải có bản lĩnh cân nhắc một cách cẩn trọng các yếu tố
bất lợi để vượt qua.
Thứ ba, ưu tiên phát triển kinh tế trở thành một xu hướng chung của mọi
quốc gia dân tộc. “Hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở
thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới. Các nước
dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết
định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia” [6; Tr.77].
Trong bối cảnh chiến tranh Lạnh, các nước trên thế giới bị kéo vào guồng
quay cuộc đối đầu Đông – Tây và chịu sự chi phối mạnh mẽ của cuộc đối đầu
với cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt giữa 2 siêu cường Liên Xô (đại diện cho
phe các nước XHCN) và Mỹ (đại diện cho phe các nước tư bản chủ nghĩa).
Tuy không phủ nhận vai trò của kinh tế, song về cơ bản, sức mạnh chính trị
và quân sự trong thời kỳ này trở thành nhân tố chủ yếu đảm bảo vị trí siêu
cường của một quốc gia. Sau hơn bốn thập kỷ đối đầu, chạy đua vũ trang tốn
kém để đạt đến thế “cân bằng sợ hãi” hai siêu cường Xô – Mỹ đều cảm thấy
mệt mỏi, không còn đủ sức duy trì cuộc đấu tranh hai phe cực và phải đi đến
hòa hoãn để dành sức cho các vấn đề sống còn bên trong, “việc Liên Xô và
Mỹ ngồi vào bàn đàm phán cấp cao làm cho hình thái đấu tranh trong cùng
tồn tại hòa bình giữa hai hệ thống xã hội đối lập được củng cố và phát triển”
[3; Tr.36]. Chiến tranh Lạnh kết thúc, xu thế hòa hoãn trong quan hệ quốc tế
trở thành xu thế chủ đạo, cuộc chạy đua về kinh tế giữa các nước trên thế giới
đang thay thế cho cuộc chạy đua vũ trang. Các nước lớn nhỏ trên thế giới đều
điều chỉnh đường lối, tập trung sức phát triển kinh tế - xã hội, cố gắng ổn định
chính trị, củng cố sức mạnh quốc gia, đồng thời mở rộng đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm phục vụ phát triển đất
9
nước. Từ năm 1985, liên Xô dưới sự lãnh đạo của Gooc – ba – chốp đã bắt
đầu tiến hành cải cách kinh tế và sau đó là “cải tổ” toàn diện trong nước và
thu hẹp dần hoạt động quân sự quốc tế của mình. Ở khu vực Đông Á, Liên Xô
và Trung Quốc cũng đã bắt đầu đi vào đối thoại giảm căng thẳng và bình
thường hóa quan hệ.
Kinh tế trở thành nhân tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp của mỗi
quốc gia, đảm bảo vai trò, vị trí của quốc gia đó trong đời sống quốc tế. Nước
Mỹ - cường quốc kinh tế số một thế giới nhưng sau chiến tranh Lạnh cũng
buộc phải giảm bớt những cam kết với bên ngoài để tập trung sức mạnh thực
hiện mục tiêu chấn hưng kinh tế ở trong nước.
Mặc dù vậy, không có nghĩa quan hệ quốc tế đã hết khả năng xảy ra căng
thẳng mới, rối loạn hoặc xung đột cục bộ. Những mâu thuẫn về dân tộc, sắc
tộc, tôn giáo, lãnh thổ vẫn diễn ra gay gắt; xung đột vũ trang và chiến tranh
cục bộ xảy ra ở nhiều nơi, với các cuộc can thiệp quân sự như vùng Vịnh,
Đông Timo, Kosovo… Bên cạnh đó, vẫn tồn tại xu hướng chạy đua vũ trang,
mua sắm vũ khí mới. Những biểu hiện bá quyền, ngoại giao cường quyền,
dùng chiêu bài “ưu tiên cho đạo lý”, “nhân quyền cao hơn chủ quyền” và
những mưu toan áp đặt quan niệm và hình mẫu của nước này đối với nước
khác hoặc tự xác định các “tiêu chí chuẩn mực” cho sinh hoạt quốc tế ngày
càng trở nên lộ liễu, công khai. Vì vậy cuộc đấu tranh chính trị vẫn tiếp diễn
gay gắt, quyết liệt dưới những hình thức mới: “diễn biến hòa bình” và “chống
diễn biến hòa bình”, vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa đối thoại vừa đối đầu.
Thêm vào đó là những vấn đề toàn cầu về môi trường sinh thái, bùng nổ
dân số, ma túy, các căn bệnh thế kỷ, chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa phục hưng
tôn giáo, tội phạm xuyên quốc gia, chủ nghĩa khủng bố…. trở nên gay gắt. Hố
ngăn cách Bắc – Nam ngày càng rộng ra. Những thách thức trên không chỉ là
mối lo ngại của riêng quốc gia nào mà nó trở thành vấn đề của toàn cầu, đòi
hỏi các nước liên kết đối phó.
10
Thứ tư, cải cách và mở cửa xuất hiện như một trào lưu tại nhiều nước
trên thế giới. Để đẩy mạnh cải cách kinh tế và hiện đại hóa, một số nước tiến
hành ở mức độ khác nhau quá trình dân chủ hóa và cải cách chính trị. Điển
hình từ năm 1978, Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa nền kinh tế, thu hút
đầu tư từ các nước tư bản và đẩy mạnh buôn bán với thế giới tư bản. Kết quả
là Trung Quốc đã liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, từng bước thoát khỏi
khủng hoảng và trở thành một nước XHCN chuyển đổi kinh tế có nhiều thành
công. Với đường lối ngoại giao độc lập tự chủ, không liên minh được chính
thức đưa ra năm 1982, Trung Quốc dần dần xây dựng một môi trường quốc tế
thuận lợi cho bốn Hiện đại hóa.
1.1.2. Tình hình khu vực
Tình hình khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng có nhiều
biến đổi sâu sắc.
Đông Á trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu trên thế
giới. Một loạt các nước và lãnh thổ ở Đông Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng
Kông và các nước ASEAN đã đạt được thành tựu ngoạn mục trong phát triển
kinh tế, vươn lên trở thành những “con rồng”, “con hổ mới” về kinh tế. Các
nước công nghiệp mới (NICs) và ASEAN đã luôn giữ được tỉ lệ tăng trưởng 6
– 8%. Đặc biệt nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh nhất thế giới, với tỉ lệ
tăng trưởng là 9,5% trong suốt thời kỳ từ 1978 đến 1996. Đa số các nước
trong khu vực đều có nguyện vọng cùng tồn tại trong hòa bình, hữu nghị và
hợp tác để phát triển. Sự hợp tác ngày càng tăng ở nhiều tầng nấc và dưới
nhiều hình thức, như tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
(APEC), Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp hội hợp tác khu
vực Nam Á (SAARC), Diễn đàn hợp tác Đông Á – Mỹ Latinh (FEALAC)…;
cùng một loạt hợp tác tam giác tứ giác, phát triển khác ra đời. Các quốc gia
trong khu vực đều có lợi ích muốn mở rộng thị trường, phối hợp các nguồn
11
nhân lực, tài lực, kết cấu hạ tầng và các nguồn tài nguyên trong khả năng sẵn
có và điều kiện của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ cho phép. Các nước
đều điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược đối ngoại
của mình cho phù hợp các xu thế chung đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.
Quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực tuy còn nhiều trục trặc nhưng nhìn
chung vẫn nằm trong khuôn khổ vừa hợp tác, vừa đấu tranh kiềm chế lẫn
nhau, nhưng tránh đối đầu.
Lần đầu tiên trong lịch sử sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á
trải qua một thập niên phát triển năng động trong cuộc hành trình vào thiên
niên kỷ mới với những bước tiến triển lớn đầy hứa hẹn. Với việc ký Hiệp định
Paris về Campuchia (tháng 10 – 1991), quan hệ giữa hai nhóm nước ASEAN
và Đông Dương thay đổi cơ bản, chuyển từ trạng thái đối đầu sang đối thoại,
thúc đẩy hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Và nó trở thành xu hướng chính ở
Đông Nam Á sau chiến tranh Lạnh và bước sang thế kỷ mới đầy triển vọng.
Các nước trong khu vực phấn đấu thực hiện hóa ý tưởng biến Đông Nam Á
thành khu vực phi vũ khí hạt nhân, thống nhất trong đa dạng, hòa bình, ổn
định, hợp tác và phát triển đồng đều, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất
cả các nước ngoài khu vực.
Mặc dù vào những năm cuối 1990, các nước Đông Nam Á đã lâm vào
khủng hoảng tài chính – tiền tệ, kéo theo khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm
trọng, gây nhiều bất lợi cho các nước trong khu vực trước thềm thiên niên kỷ
mới, song đây vẫn là khu vực lớn, tập trung những nước đông dân nhất thế
giới, với nguồn nhân lực cần cù, sáng tạo, tài nguyên thiên nhiên phong phú
và đa dạng, nằm trên trục đường giao thông quan trọng bậc nhất thế giới, vẫn
được coi là khu vực đầy tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các
khu vực khác và không ngừng lớn mạnh.
Nhìn chung bối cảnh thế giới và khu vực sau chiến tranh Lạnh là các
quốc gia đều tập trung ưu tiên giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở trong
12
nước và đẩy mạnh đấu tranh để phát triển. Do đó, xu thế hòa bình, ổn định,
hợp tác cùng phát triển, giải quyết mọi tranh chấp bất đồng thông qua đàm
phán, đối thoại, thương lượng chính trị trở thành xu thế chủ đạo trong đời
sống quan hệ quốc tế đương đại. Xu thế bình thường hóa, đa dạng hóa, đa
phương hóa quan hệ quốc tế trở thành một đòi hỏi khách quan, cấp thiết của
tất cả các nước do tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong xu thế toàn
cầu hóa, trong đó có Việt Nam.
1.2. TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC
1.2.1. Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam trước năm 1986
Năm 1975, với thắng lợi hoàn toàn và triệt để của cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới – giai đoạn
cả nước độc lập, thống nhất, làm nhiệm vụ chiến lược duy nhất là tiến hành cách
mạng XHCN, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH.
Qua mười năm đất nước độc lập, thống nhất và đi lên CNXH, vượt qua
muôn ngàn khó khăn, thử thách, Đảng và nhân dân ta đã giành được những
thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc: Tiếp quản
và ổn định vùng giải phóng, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh
tế, cấu trúc lại toàn bộ nền kinh tế trên cả hai miền, chuyển từ một nền kinh tế
chủ yếu được xây dựng, hoạt động phục vụ chiến tranh sang hòa bình xây
dựng. Những mất cân đối trong nền kinh tế: thu – chi, xuất – nhập, sản xuất –
tiêu dùng… được thu hẹp hơn. Cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH được xây
dựng, bắt đầu phát huy tác dụng đối với nền kinh tế. An ninh chính trị được
đảm bảo, độc lập và chủ quyền quốc gia được giữ vững. Đặt trong hoàn cảnh
một đất nước từ nghèo nàn, lạc hậu đi lên xây dựng CNXH, đây là những
thành tựu quan trọng, thể hiện cố gắng rất lớn của toàn Đảng toàn dân ta.
Tuy nhiên, từ cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ XX, đặc
biệt là từ sau cuộc cải tạo XHCN ở miền Nam (1978) và sự bùng phát đồng
13
thời của chiến tranh biên giới Tây – Nam, sự cắt giảm viện trợ từ bên ngoài,
tình hình đất nước ngày càng khó khăn. Đất nước ta đã lâm vào một cuộc
khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội, thậm chí có cả những dấu hiệu
khủng hoảng về chính trị.
Nền kinh tế Việt Nam hầu như dựa vào sản xuất nông nghiệp thủ công là
chính. Nền kinh tế lại vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và
chính sách tập thể thể hóa quy mô quá cao, chính sách phát triển kinh tế
không phù hợp, không tương xứng với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước nên
ngày càng bộc lộ yếu kém, giảm sút.
Có thể thấy, giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Việt Nam “đang ở trong
tình trạng trầm trọng nhất của khủng hoảng kinh tế - xã hội” [13, Tr.63]. Sau
5 năm thực hiện những mục tiêu đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ V (3 – 1982), bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta vẫn tồn tại
nhiều mặt yếu kém: Sản xuất đình đốn, lưu thông rối ren, lạm phát tăng vọt và
lên tới 774,7% năm 1986 [6, Tr.10]. Hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp. Các xí
nghiệp nói chung chỉ sử dụng được một nửa công suất thiết kế, năng suất lao
động kém, chất lượng sản phẩm thấp [3, Tr.13]. Nền kinh tế mất cân đối
nghiêm trọng giữa cung và cầu, thu và chi…
Đời sống kinh tế khó khăn nên dẫn đến nhiều hệ lụy xã hội. Thu nhập
quốc dân chưa đảm bảo được tiêu dùng xã hội. Đời sống của nhân dân gặp
nhiều khó khăn. Thất nghiệp gia tăng, tệ nạn xã hội ngày càng nhiều khiến
cho trật tự xã hội không được đảm bảo, kỷ cương pháp luật bị xâm phạm
nghiêm trọng.
Tình trạng mất cân đối kinh tế, thiếu thốn làm gia tăng những căng thẳng
trong đời sống xã hội, làm “mất lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo
của Đảng và sự điều hành của các cơ quan nhà nước” [3, Tr.212]. Dưới những
đòi hỏi của thực tiễn, Đảng ta cũng đã có hững cuộc thử nghiệm điều chỉnh cơ
14
chế quản lý kinh tế. Trên đất nước ta từ giữa năm 1979 trở đi đã diễn ra một
quá trình đổi mới cục bộ về kinh tế, trước hết là về cơ chế quản lí, theo hướng
xóa bỏ dần cơ chế quản lí hành chính, tập trung, quan liêu, bao cấp, chuyển
sang cơ chế hoạch toán, kinh doanh XHCN. Cuộc đổi mới cục bộ đã thu được
những kết quả và kinh nghiệm đầu tiên, tạo ra những tiền đề, điều kiện để đi
tới đổi mới toàn diện, đồng bộ.
Tìm hướng thoát khỏi khó khăn, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, từ
Hội nghị trung ương VI (8 - 1979), Đảng ta đã có những điều chỉnh cần thiết
trong quản lý kinh tế và trong cải tạo XHCN. Trong nông nghiệp, từ thực tiễn
sáng tạo của quần chúng được tổng kết và nghiên cứu, một cơ chế quản lý
mới – khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động được thừa
nhận. Ngày 13 – 1 – 1981, Ban bí thư Trung ương ra Chỉ thị 100 về cải tiến
công tác khoán và mở rộng khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao
động. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (3 - 1982) quyết định: “Cần tập
trung sức mạnh phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu,
đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn XHCN, ra sức đẩy mạnh sản xuất
hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan
trọng”[4, Tr.62-63]. Quyết định 25/CP của Hội đồng chính phủ xác định
quyền tự chủ xí nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, thực hiện “ba phần kế
hoạch”, áp dụng cơ chế “khoán, thưởng” trong sản xuất, kinh doanh đã tạo
động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất. Thành phố Hồ Chí Minh, Long An là
những địa phương kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ổn định nhờ sử dụng
các thành phần kinh tế hoặc xóa bỏ bao cấp qua giá. Bước đột phá trong đổi
mới cơ chế quản lý kinh tế được đẩy mạnh với việc cải cách giá (1981) và
tổng điều chỉnh giá – lương – tiền (1985).
Những giải pháp kinh tế mới đó dù chưa đi đến xóa bỏ cơ chế quản lý
tập chung, quan liêu, nhưng đã tạo ra những hiệu quả sản xuất rõ rệt: năng
15
xuất tăng, thu nhập quốc dân tăng hàng năm 6,4% trong những năm 1981 –
1985 (so với 0,4% trong những năm 1976 - 1980), đời sống nhân dân được
cải thiện, lưu thông phân phối được cải thiện hơn. Tuy nhiên, những hiện
tượng tiêu cực mới lại nảy sinh: sự lộn xộn trong hoạt động kinh tế mà nhà
nước chưa kiểm soát được, sự phân hóa thu nhập, phân hóa giàu nghèo, sự
xuất hiện tình trạng người bóc lột người. Các giải pháp trên không ngăn được
tình trạng khủng hoảng ngày càng trở nên trầm trọng, tình hình đó khiến cho
đổi mới trở thành nhu cầu hết sức cấp bách của đất nước.
Thêm vào đó, lấy cớ Việt Nam đưa quân vào Campuchia, nhiều nước đã
thi hành chính sách bao vây thù địch với nước ta, trong đó có cả Trung Quốc.
Nước ta rơi vào tình trạng bị bao vây cô lập cả về chính trị lẫn kinh tế. Trong
bối cảnh Liên Xô và các nước XHCN khác cũng đang tập trung cho cuộc cải
tổ, do đó cắt giảm viện trợ cho Việt Nam trong khi nền kinh tế trong nước
không đủ nội lực khiến đất nước thiếu nghiêm trọng nguyên, nhiên vật liệu,
hàng tiêu dùng. Cùng với việc các nước ASEAN, Mỹ và các nước phương
Tây bao vây, cấm vận càng làm cho tình hình nước ta trở nên khó khăn hơn.
Vấn đề người Việt Nam “di tản”, “thuyền nhân” đã bị một số thế lực thù địch
với Việt Nam thổi phồng lên hòng gây khó khăn cho Việt Nam ở trong nước
cũng như bên ngoài. Nhận định chung về giai đoạn này là “quan hệ quốc tế
của chúng ta đang thu hẹp dần và gặp nhiều khó khăn” [15, Tr.40]. Hoàn cảnh
đó đặt ra cho Đảng một nhiệm vụ nữa hết sức quan trọng là từng bước phá vỡ
thế bao vây, cấm vận.
Vào giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tình hình Việt Nam có nhiều diễn
biến phức tạp, kinh tế - xã hội rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng,
chính trị có dấu hiệu khủng hoảng, đối ngoại luôn phải đối phó với các thế lực
thù địch trong và ngoài nước, bị bao vây, cấm vận, cô lập với bên ngoài. Có
thể nói Việt Nam khi đó đã rơi vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc và toàn
16
diện, cuộc khủng hoảng kéo dài hơn 15 năm và phải đến Đại hội Đảng lần thứ
VIII (1996) mới được coi là kết thúc. Tình hình đó đòi hỏi phải có những thay
đổi sáng tạo để giải quyết những vấn đề cơ bản về cả đối nội và đối ngoại.
Tuy nhiên thành công của nỗ lực cải cách trong nước phụ thuộc rất nhiều
vào môi trường an ninh, môi trường quốc tế. Điều này có nghĩa là Việt Nam
không thể tiến hành cải cách trong nước trong trạng thái chiến tranh, phải đối
đầu với sự thù địch của láng giềng và nhiều nước lớn trên thế giới. Tình hình
thực tế cho thấy, trước khi tiến hành đổi mới Việt Nam đang phải đối mặt với
nhiều nguy cơ tiềm ẩn về an ninh. Điều không thể không tính đến là đổi mới
đường lối, chính sách đối ngoại, phải đạt cho được hòa bình, ổn định và an
ninh trong môi trường quốc tế để có thể yên tâm tập trung vào đổi mới và giả
quyết các vấn đề trong nước.
1.2.2. Hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam trước năm 1986
Ngoại giao đa phương là một trong những phương thức phổ biến của nền
ngoại giao hiện đại. Nó khẳng định vị trí cũng như tầm ảnh hưởng quan trọng
của mình trong quan hệ quốc tế với tư cách là một công cụ hữu ích của các
chủ thể để giải quyết các vấn đề nảy sinh. Nghiên cứu về ngoại giao đa
phương có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau, nhưng dù cách đặt
vấn đề như thế nào thì ngoại giao đa phương vẫn luôn là một hình thức hoạt
động ngoại giao trong đó có sự tham gia của ba chủ thể quan hệ quốc tế (chủ
yếu là quốc gia – dân tộc) trở lên vào quá trình đàm phán, thương lượng, ra
quyết sách trong cùng một thời điểm và đáp ứng nhiều đòi hỏi khác nhau
trước một vấn đề cụ thể.
Cũng như lịch sử ngoại giao thế giới, ở Việt Nam hoạt động ngoại giao
đa phương ra đời muộn hơn ngoại giao song phương. Lần đầu tiên Việt Nam
cử đoàn đại biểu tham dự hội nghị quốc tế là Hội nghị Giơnevơ năm 1954. Từ
sau năm 1954 đến năm 2006, hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam
17
có thể chia làm 3 thời kỳ chính: Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
(1954 – 1975); thời kỳ hậu chiến (1975 – 1985) và thời kỳ đổi mới (1986 –
2006).
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
Do điều kiện chiến tranh nên chưa có nhiều hoạt động ngoại giao đa
phương. Sự kiện đánh dấu Việt Nam tham gia hoạt động đa phương quốc tế
là dự Hội nghị quốc tế Giơnevơ về Đông Dương với 9 bên tham dự (Liên Xô,
Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, Quốc gia
Việt Nam, Vương quốc Lào và Vương quốc Campuchia). Hội nghị Giơnevơ
bắt đầu từ ngày 8 – 5, kết thúc ngày 21 – 7 – 1954, trải qua 75 ngày thương
lượng với 31 phiên họp. Đoàn đại biểu VNDCCH tham dự hội nghị do Phó
Thủ tướng, quyền Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu. Cuộc
đàm phán đa phương diễn ra gay gắt vì lập trường các bên đối lập nhau,
nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng một đòn quyết định buộc Pháp
phải ký Hiệp định Giơnevơ công nhận quyền độc lập của 3 nước Đông
Dương. Miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng, làm cơ sở cho cuộc đấu
tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Hiệp định là một
thắng lợi ngoại giao quan trọng trong cuộc đàm phán quốc tế đa phương đầu
tiên mà Việt Nam tham gia, tạo nên một cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh sau
này, đặc biệt là trong cuộc đàm phán với Mỹ tại Hội nghị Paris về Việt Nam.
Tiếp đó, trong kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam tham dự cuộc đàm phán
đa phương thứ hai - Hội nghị Paris. Hội nghị Paris về Việt Nam gồm hai cuộc
hội nghị kế tiếp nhau. Hội nghị hai bên giữa VNDCCH và Mỹ, từ 13 – 5 – 1968
đến 1 – 11 – 1968. Hội nghị 4 bên giữa VNDCCH, Mỹ, Đoàn Mặt trận và Việt
Nam Cộng hòa (tức chính quyền Sài Gòn) từ 25 – 1 – 1969 đến 27 – 1 – 1973.
Hội nghị kết thúc bằng việc ta buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris. Hiệp định
đã được Hội nghị quốc tế gồm Bộ trưởng Ngoại giao 12 nước Ký định ước vào
18
ngày 2 – 3 – 1973 thừa nhận. 12 nước bao gồm 4 Bộ trưởng ký Hiệp định Paris,
5 nước Hội đồng bảo an LHQ, 4 nước trong Ủy ban quốc tế Kiểm soát và giám
sát (có 1 nước trùng là Mỹ), với sự hiện diện của Tổng thư ký LHQ.
Thời kỳ 1975 - 1985
Trong thời kỳ hậu chiến, hoạt động ngoại giao đa phương sôi động nhất
là việc chúng ta tham gia các hội nghị của 3 nước Đông Dương về vấn đề
Campuchia và các hoạt động tại LHQ, Phong trào không liên kết…Bên cạnh
đó hoạt động ngoại giao đa phương của chúng ta còn được thực hiện tại các tổ
chức của cộng đồng XHCN, chủ yếu tại Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
Cùng với hoạt động ngoại giao đa phương chính thức, chúng ta đã triển khai
rất nhiều các hoạt động ngoại giao đa phương tại các diễn đàn nhân dân như
các tổ chức hòa bình hữu nghị, các tổ chức đoàn kết Á – Phi – Mỹ Latinh…
nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ đối với cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do
thống nhất và xây dựng đất nước.
Tuy nhiên, ở thời kỳ trước đổi mới, Việt Nam chưa có nhiều hoạt động
ngoại giao đa phương và chưa đi vào chiều sâu. Hoạt động ngoại giao đa phương
của Việt Nam thời kỳ này gặp nhiều hạn chế do hoàn cảnh đất nước có chiến
tranh, bao vây, cấm vận và hạn chế của điều kiện khu vực và quốc tế, Việt Nam
có ít cơ hội để tham gia vào các diễn đàn, tổ chức đa phương trong khu vực và
trên thế giới. Nhưng hoạt động ngoại giao đa phương thời kỳ trước đổi mới là
tiền đề quan trọng cho việc đề ra chính sách và thúc đẩy hoạt động ngoại giao đa
phương phù hợp với hoàn cảnh mới của thế giới và trong nước.
1.2.3. Chính sách ngoại giao đa phương của Việt Nam thời kỳ đổi mới
(1986 – 2006)
Chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan
hệ quốc tế là kết quả của một quá trình đổi mới tư duy đối ngoại, đường lối
đối ngoại để phục vụ tốt nhất các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới.
19
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tháng 12 – 1986 đã chỉ ra “nhiệm vụ
của Đảng và Nhà nước ta trên lĩnh vực đối ngoại là kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại”. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này thì điều đầu tiên Việt
Nam cần làm là thiết lập mạng lưới quan hệ sâu và rộng, đa dạng. Có như thế
Việt Nam mới có thể khai thác được tốt nhất, nhiều nhất “sức mạnh thời đại”
để có thể kết hợp với “sức mạnh dân tộc”, nâng cao sức mạnh dân tộc phục vụ
mục tiêu của cách mạng. Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (5 – 1988) là bước
ngoặt trong đường lối, chính sách đối ngoại Việt Nam. Nghị quyết đã đề ra
biện pháp cụ thể để xây dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho Việt Nam là
“thêm bạn, bớt thù”. Mục tiêu của khẩu hiệu này là bình thường hóa quan hệ
của Việt Nam với tất cả các nước đã từng có quan hệ không tốt với Việt Nam,
mà trước hết là các nước láng giềng trong khu vực.
Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, tình hình thế giới có những biến
chuyển lớn với xu thế chủ đạo là hòa bình, hợp tác và phát triển. Các nước
vừa và nhỏ điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng độc lập, đa dạng hóa,
đa phương hóa và ngày càng phát huy vai trò của mình trong các vấn đề khu
vực. Tháng 6 – 1991, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã đề ra “Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng”. Cương
lĩnh đã đưa ra chính sách “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại,
hợp tác bình đẳng cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ
chính trị - xã hội khác nhau trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình” [5, Tr.88].
Đại hội VII đã nâng phương châm “thêm bạn, bớt thù” lên một mức cao hơn
với tuyên bố “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế
giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [5, Tr.147].
Sau Đại hội VII, tình hình quốc tế và khu vực diễn biến vô cùng nhanh
và phức tạp. hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, so sánh lực
lượng trên thế giới ngả theo hướng có lợi cho lực lượng tư bản chủ nghĩa,
20
Việt Nam hoạt động đối ngoại theo nguyên tắc “giữ vững nguyên tắc vì độc
lập, thống nhất và CNXH; đồng thời phải sáng tạo, năng động, linh hoạt phù
hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta cũng như diễn biến
của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với đặc điểm từng đối tượng ta có
quan hệ” [12, Tr.13]. Trong tình hình đó, Hội nghị Trung ương 3 khóa VII
(tháng 6 – 1992) đã xác định bốn phương châm xử lý trong hoạt động đối
ngoại của Việt Nam:
Đảm bảo lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa
yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân;
Giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa dạng hóa, đa
phương hóa quan hệ đối ngoại;
Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế;
Tích cực tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả
các nước, đặc biệt các nước lớn, các trung tâm kinh tế lớn. [11, Tr.13]
Những phương châm xử lý này cho thấy Việt Nam đã chú trọng đến ngoại
giao đa phương và có những định hướng cụ thể trong việc xử lý các mối quan
hệ quốc tế khi mở rộng quan hệ theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa.
Trên cơ sở những chủ trương đã đề ra cùng với những thành tựu đạt
được, Đại hội Đảng lần thứ VIII (tháng 6 – 1996) đã chính thức nâng chính
sách thành đường lối đối ngoại nhất quán là “đường lối đối ngoại độc lập tự
chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại trên tinh thần Việt
Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì
hòa bình, độc lập và phát triển” [6, Tr.120]. Đại hội khẳng định rõ hơn quan
điểm đối ngoại đối với các đối tác cụ thể với nhiều hình thức hợp tác, trong
đó tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức
ASEAN, không ngừng củng cố mối quan hệ bạn bè truyền thống, coi trọng
quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế - chính trị trên thế
21
giới, đồng thời luôn nâng cao tinh thần đoàn kết với các nước đang phát triển
ở châu Á, Mỹ Latinh, Phong trào không liên kết… Tham gia tích cực và đóng
góp cho hoạt động của LHQ, các tổ chức và diễn đàn quốc tế cũng như phát
triển quan hệ với các đảng cộng sản và công nhân, các đảng cầm quyền và các
đảng khác, các lực lượng cách mạng, độc lập dân tộc và tiến bộ; mở rộng
quan hệ đối ngoại nhân dân…
Đặc biệt Đại hội VIII lần đầu tiên nhấn mạnh: Tăng cường quan hệ với
các tổ chức của LHQ và các tổ chức quốc tế khác. Tích cực hoạt động ở các
diễn đàn quốc tế, tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu” [6, Tr.42].
Như vậy, trước những thay đổi của tình hình Việt Nam cũng như trên thế
giới, Việt Nam đã có những chuyển biến trong nhận thức và triển khai những
phương pháp thực hiện lợi ích quốc gia. Việt Nam chú trọng cả ngoại giao
song phương và đa phương, tích cực tham gia vào các cơ chế hợp tác khu vực
và quốc tế. Cho tới Đại hội IX của Đảng (tháng 4 – 2001), Đảng ta vẫn khẳng
định “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa
phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là
đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình,
độc lập và phát triển” [8, Tr.42].
Sau 20 năm thực hiện đường lối đối ngoại đổi mới, từ nhận thức đúng
đắn về xu thế đa phương hóa, đa dạng hóa, mở của hội nhập khu vực và quốc
tế, Đảng ta đã xác định rõ chủ trương hội nhập khu vực và quốc tế trên tinh
thần chủ động và tích cực. Đặc biệt, Đại hội X của Đảng (tháng 4 – 2006)
không chỉ khẳng định “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” mà còn
phân tích và chỉ rõ những cơ hội và thách thức; quan điểm đa phương, đa
dạng các mối quan hệ, hội nhập khu vực và quốc tế trên tinh thần chủ động và
tích cực; cũng như đề ra những nhiệm vụ cụ thể nhằm đẩy mạnh quá trình hội
nhập của Việt Nam trong thời gian tiếp theo.
22
Đường lối này hoàn toàn phù hợp với những xu thế phát triển trong quan
hệ quốc tế hiện nay, nhất là khi xu thế đa phương, đa dạng các mối quan hệ,
hội nhập khu vực và quốc tế đang trở thành một xu thế nổi trội trong các mối
quan hệ quốc tế. Trên cơ sở đường lối chỉ đạo của Đảng về ngoại giao đa
phương, từ khi bắt đầu thực hiện đổi mới đối ngoại đến 2006, Việt Nam đã
thực hiện chính sách ngoại giao đa phương một cách hợp lý và có những kết
quả nhất định.
23
Tiểu kết chương 1
Ngoại giao đa phương Việt Nam thời kỳ đổi mới chịu tác động mạnh mẽ
của yếu tố trong nước và quốc tế. Tình hình đó đã đặt ra cho Việt Nam hai
nhiệm vụ chiến lược quan trọng hàng đầu: Giải tỏa tình trạng đối đầu, thù
địch, phá thế bị bao vây, cấm vận, tiến tới bình thường hóa và mở rộng quan
hệ hợp tác với các nước, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung xây
dựng kinh tế là nhu cầu cần thiết và cấp bách đối với nước ta; Chống tụt hậu
về kinh tế, phát huy tối đa các nguồn lực trong nước, tranh thủ các nguồn lực
bên ngoài. Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự đổi mới toàn diện cả về
đối nội và đối ngoại. Cùng với đó hoạt động ngoại giao đa phương trước đổi
mới là cơ sở để Đảng và Nhà nước ta đề ra chính sách ngoại giao đa phương
vào nửa sau thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Chính sách đó cùng với nỗ lực của
Việt Nam đã đưa ngoại giao đa phương Việt Nam đổi mới gặt hái được nhiều
thành công, tạo ra thế và lực cho đất nước, đồng thời tạo ra những triển vọng
mới đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
24
Chương 2
HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG
CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 2006)
2.1. BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC TÀI
CHÍNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC
Từ năm 1985, quan hệ giữa Việt Nam với các tổ chức tài chính tiền tệ
quốc tế bước vào một thời kỳ vô cùng khó khăn khi IMF và tiếp sau đó WB
và ADB đình chỉ quyền vay vốn của Việt Nam do các khoản nợ quá hạn.
Đến tháng 10 - 1993, với nỗ lực to lớn và quyết tâm thực hiện cải cách
của Chính phủ Việt Nam cùng với sự vận động dàn xếp tài chính thiện chí của
các nhà tài trợ thuộc Câu lạc bộ Paris, quan hệ tín dụng giữa IMF và Việt
Nam đã chính thức được nối lại. Đây là kết quả của quá trình đàm phán kiên
trì của Chính phủ ta với các Chính phủ và một số ngân hàng nước ngoài để
huy động nguồn tài trợ cho việc trả hết các khoản nợ quá hạn. Ngay sau đó,
WB và ADB cũng như các nhà tài trợ quốc tế khác cũng đã bình thường hoá
quan hệ tín dụng với Việt Nam. Sự trợ giúp cả về tài chính và kỹ thuật của
các tổ chức này cho Việt Nam ngày càng tăng lên và phát huy hiệu quả cao.
2.1.1. Quan hệ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB)
Kể từ khi nối lại đến năm 2006, WB đã có những đóng góp và hỗ trợ tích
cực vào công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế, đặc biệt là công cuộc xóa đói
giảm nghèo ở Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam và WB ngày càng được
củng cố và phát triển. Điều này được thể hiện thông qua các chuyến thăm và
làm việc chính thức tại Việt Nam của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các Tổng giám
đốc WB vào năm 1996, 2000.
Có thể thấy Việt Nam là một trong những nước vay ưu đãi lớn nhất từ
Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA). Hỗ trợ tài chính dưới hình thức cho vay ưu
đãi và hỗ trợ kỹ thuật của IDA chiếm vai trò chủ đạo trong mối quan hệ giữa
25
Việt Nam và WB (thời hạn vay 25 năm, phí dịch vụ 0,75%/năm, phí cam kết
0 - 0,5%/năm, lãi suất 1,25%, 5 năm ân hạn).Kể từ khi nối lại hoạt động tại
Việt nam vào năm 1993, Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ 51 dự án để chống lại
nghèo đói ở Việt nam thông qua việc tài trợ các lĩnh vực như nông nghiệp; cơ
sở hạ tầng; chương trình chăm sóc sức khỏe; trường học và các nhu cầu thiết
yếu khác. Cũng từ năm 1993, WB đã cam kết tài trợ cho Việt Nam 5,6 tỷ
USD. Việt Nam trở thành nước hưởng vốn vay IDA lớn nhất trên thế giới.
Trong 13 năm (1993 – 2006), nguồn vốn IDA đã đóng góp tích cực vào
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo,
đặc biệt là các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa. Nguồn vốn IDA cũng đóng
góp một phần quan trọng vào việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên
niên kỷ (MDGs) của Việt Nam và quốc tế. Nguồn vốn của WB còn đóng vai
trò quan trọng trong việc hỗ trợ thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
giúp chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý tiên tiến và trang bị các kiến
thức về phát triển thể chế.
2.1.2. Quan hệViệt Nam và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)
ADB là một thể chế đa phương cung cấp các khoản tín dụng và hỗ trợ kỹ
thuật nhằm giúp các nước châu Á xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội.
Kể từ khi nối lại quan hệ đến năm 2006, quan hệ Việt Nam - ADB ngày
càng được duy trì, củng cố và phát triển, đã đóng góp tích cực cho sự phát
triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Số cổ phần của Việt Nam tại ADB là 12.076 cổ phần (chiếm 0,341%
tổng số cổ phần của ADB) tương đương với 25.308 quyền bỏ phiếu (chiếm
0,571% tổng số phiếu của ADB).
Các hoạt động của hai bên được định hướng thông qua Chiến lược hoạt
động tạm thời (IOS) 1993 – 1995, Chiến lược hoạt động quốc gia (COS) 1996
– 2000, Chiến lược và Chương trình quốc gia (CPS) 2002 – 2004.
26
Những tác động của hỗ trợ từ ADB đối với quá trình phát triển của Việt
Nam là khá lớn và đã hỗ trợ tích cực các sáng kiến phát triển cũng như các
chương trình cải cách và chương trình hành động của Chính phủ.
Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, tầm quan trọng của những hỗ trợ từ ADB
đã được khẳng định bởi quá trình chuyển đổi kinh tế cũng như sự tăng trưởng
nhanh chóng đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế
Việt Nam. Với sự tài trợ của ADB, đã góp phần đẩy nhanh quá trình xóa đói
giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế tại các khu vực
này. ADB cũng tài trợ phát triển lĩnh vực năng lượng như phát triển năng
lượng hidro, nhiệt điện, tái tạo năng lượng, gas sinh học, hệ thống truyền tải
điện... yếu tố then chốt cho sự phát triển kinh tế quốc gia.
Hỗ trợ của ADB đối với phát triển nông thôn, thủy lợi đã giúp tăng năng
suất nông nghiệp và thu nhập nông dân thông qua việc nâng cao khả năng tiếp
cận thị trường và các đầu vào sản xuất, đa dạng hóa các loại cây trồng có giá
trị cao và cải tiến các thông lệ quản lý nguồn nước.
Kể từ những năm 1990, hỗ trợ của ADB cũng đã có tác động đối với các
lĩnh vực xã hội, chẳng hạn như trong lĩnh vực y tế dự phòng, kiểm soát dịch
bệnh xuyên biên giới, giáo dục trung học và giáo dục chuyên nghiệp. ADB đã
trợ giúp Chính phủ nâng cao chất lượng của các cán bộ nhà nước thông qua
các chương trình đào tạo và hiện đại hoá quản lý nhà nước và hỗ trợ những nỗ
lực của Chính phủ chống tham nhũng và hướng đến bình đẳng giới. ADB
cũng góp phần thay đổi căn bản lĩnh vực hành chính công từ mô hình quản trị
dựa trên đầu vào sang mô hình quản trị dựa trên hiệu quả công việc.
ADB được đánh giá là một đối tác đáng tin cậy trong việc tài trợ giúp
Việt Nam khắc phục những yếu kém và lỗ hổng trong đầu tư cơ sở hạ tầng,
nâng cao năng lực thể chế, đảm bảo cho quá trình chuyển đổi kinh tế của Việt
Nam đi đúng hướng. ADB đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế
cao và nâng cao mức sống của người dân Việt Nam.
27
2.1.3. Quan hệ Việt Nam và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
Năm 1976, nước CHXHCN Việt Nam chính thức kế tục quy chế hội
viên của Việt Nam tại IMF và được quyền hưởng các khoản vay từ IMF.
Trong giai đoạn 1976-1981, IMF đã cho Việt Nam vay khoảng 200 triệu USD
nhằm giải quyết những khó khăn trong cán cân thanh toán. Sau khi Việt Nam
phát sinh nợ quá hạn với IMF vào năm 1984 và IMF đình chỉ quyền vay vốn
của Việt Nam, trong suốt thời gian từ 1985 đến tháng 10 - 1993, quan hệ giữa
Việt Nam - IMF được duy trì thông qua đối thoại chính sách chủ yếu dưới
hình thức tham khảo thường niên về kinh tế vĩ mô.
Từ khi nối lại quan hệ (10 – 1993) đến năm 2004, IMF đã cung cấp cho
Việt Nam 4 khoản vay với tổng vốn cam kết 1.094 triệu SD, giải ngân được
670,8 triệu
SD – trong đó 209,2 triệu
SD của Chương trình Tăng trưởng
và Xoá đói Giảm nghèo (PRGF). Chương trình này được ký kết từ tháng 4 –
2001 với tổng số vốn cam kết là 368 triệu USD. Việt Nam đã rút vốn 3 đợt
với tổng số tiền là 158 triệu USD [26]. Từ thời điểm đó đến tháng 4 – 2004
khi chương trình hết hạn, hai bên: IMF và Chính phủ Việt Nam không có đợt
giải ngân nào được thực hiện do hai bên không đạt được sự nhất trí về chính
sách an toàn mà IMF đưa ra làm điều kiện cho việc giải ngân. Sau nhiều lần
kiên trì đàm phán nhưng không đi đến một giải pháp trung hòa mang tính thỏa
hiệp, tháng 4 – 2004 IMF và Việt Nam thống nhất sẽ để chương trình Tăng
trưởng và Xóa đói Giảm nghèo kết thúc mà không tiếp tục gia hạn.
Mặc dù chương trình này kết thúc, nhưng IMF cũng như các nhà tài trợ
quốc tế khác vẫn công nhận những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội Việt
Nam đạt được.Đồng thời trong năm 2004, IMF vẫn rất tích cực tiến hành
nhiều hoạt động tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam hàng năm
trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, thương mại, tiền tệ, ngoại hối, thị
trường mở, thanh tra ngân hàng (Đoàn điều IV: giám sát kinh tế vĩ mô), cải
28
cách thuế (tư vấn cho Bộ Tài chính), xác định mục tiêu lạm phát, chống rửa
tiền và chống tài trợ khủng bố... Ngoài ra, hàng trăm lượt cán bộ NHNN và
các bộ ngành liên quan được tạo điều kiện tham dự các khóa đào tạo, hội thảo
ngắn hạn và xuất học bổng dài hạn theo chương trình do IMF tài trợ tại
Singapore, Áo, Mỹ.
2.2. VIỆT NAM TRONG HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
(ASEAN)
2.2.1. Tiến trình Việt Nam gia nhập ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á được thành lập ngày 8 – 8 – 1967
bởi Tuyên bố Băng-cốc, Thái Lan, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến
trình phát triển của khu vực.
Những năm 1960 khi cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam
đang ở cao trào và có sự tham gia (trực tiếp hay gián tiếp) của một số nước
ASEAN, hai bên hầu như không có quan hệ với nhau (trừ mối quan hệ giữa
VNDCCH và Indonesia).
Vào những năm 1970, quan hệ Việt Nam - ASEAN đã dần được thiết lập
và phát triển cùng với thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam và
thống nhất đất nước. Có thểnói trong thời gian 1976 -1978 là bước khởi đầu
tốt đẹp của quan hệ giữa ta và các nước ASEAN. Chính sách ngoại giao của
Việt Nam đối với khu vực Đông Nam Á lần đầu tiên được thể hiện trong
chính sách 4 điểm được đưa ra năm 1976, trong đó nêu lên những nguyên tắc
cơ bản cho việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước Đông
Nam Á. Trong các năm 1977, 1978 quan hệ song phương của Việt Nam với
từng nước ASEAN đã phát triển, đặc biệt qua chuyến thăm các nước ASEAN
của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng. Có thể nói trong thời kỳ này quan
hệ Việt Nam với các nước ASEAN phát triển tốt đẹp hơn so với thời kỳ trước.
Bước sang giai đoạn 1979 – 1988, các sự kiện tiếp theo liên quan đến
Campuchia đã làm quan hệ hai bên trở nên xấu đi, thậm chí đối đầu, quan
29
hệ song phương của Việt Nam với từng nước ASEAN giảm xuống mức
thấp nhất.
Giai đoạn 1988 – 1991, quan hệ Việt Nam – ASEAN có những chuyển
biến tích cực. Với việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, trở ngại trong
quan hệ hai bên dần được dỡ bỏ. Các nước ASEAN bắt đầu phát triển quan hệ
song phương với Việt Nam và hoan nghênh việc Việt Nam tham gia vào hợp
tác khu vực.
Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1991 đã khẳng định chủ
trương thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa,
trong đó nhấn mạnh việc “phát triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông
Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương, phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa
bình, hữu nghị và hợp tác” [2].
Thực hiện chủ trương trên, cuối năm 1991 đến giữa năm 1992, Thủ
tướng Võ Văn Kiệt đã lần lượt đi thăm tất cả các nước ASEAN để thúc đẩy
quan hệ song phương (Indonexia, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines
và Brunei). Kể từ đó, quan hệ Việt Nam với từng nước ASEAN đã phát triển
nhanh chóng. Chỉ trong 2 năm Việt Nam đã ký với các nước này gần 40 hiệp
định các loại làm cơ sở pháp lý cho các mối quan hệ hợp tác đang ngày càng
rộng mở. Các quan hệ kinh tế và thương mại cũng phát triển nhanh chóng.
Để tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho sự tham gia của Việt Nam vào
quá trình hợp tác khu vực, nhất là vào ASEAN, từ tháng 2 – 1993, Việt Nam
đã tuyên bố “sẵn sàng tham gia ASEAN vào thời điểm thích hợp”. Điều này
đã được các nước ASEAN, dư luận khu vực và quốc tế đánh giá cao. Đáp lại,
các nước ASEAN tuyên bố “muốn Việt Nam sớm gia nhập ASEAN”. Với
những phát triển ngày càng tích cực và thuận lợi trong quan hệ Việt Nam và
ASEAN, cả về song phương và đa phương. Tháng 4 – 1994 trong chuyến đi
thăm chính thức Indonexia, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã tuyên bố: “Cùng
30
với sự hỗ trợ tích cực của ASEAN, Việt Nam đang xúc tiến các công việc
chuẩn bị thiết thực sớm trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN”. Tuyên bố
này thể hiện thái độ tích cực và chân thành của Việt Nam trong việc gia nhập
ASEAN.
Như vậy, sau một quá trình từng bước tăng cường quan hệ song phương
với từng nước cũng như với cả tổ chức ASEAN, đến tháng 7 – 1994 việc Việt
Nam gia nhập ASEAN đã đạt được sự nhất trí từ hai phía.
Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN ngày 28 – 7 – 1995 tại Brunei.
Với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN, quan hệ Việt Nam
– ASEAN giờ đây đã bước sang một chương mới: quan hệ giữa các nước
thành viên của tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Việt Nam gia nhập
ASEAN là một sự phát triển quan trọng ở khu vực, chấm dứt hơn nửa thế kỷ
Đông Nam Á bị chia ra làm hai trận tuyến đối địch nhau, mở ra một thời kỳ
mới trong khu vực, thời kỳ các bên tăng cường hợp tác phát triển, vì lợi ích
của mỗi bên và vì lợi ích chung của toàn khu vực.
2.2.2. Hoạt động và những đóng góp của Việt Nam trong ASEAN
Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, sự hội
nhập của Việt Nam vào các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ASEAN càng
được thúc đẩy nhanh chóng.
Sự tham gia tích cực của Việt Nam và ASEAN đã được các nước khác
trong tổ chức đánh giá cao. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 5 (tháng 12
– 1995) tại Thái Lan, các nước ASEAN đã quyết định để Việt Nam đứng ra tổ
chức Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội vào tháng 12 – 1998.
Với nỗ lực của chính mình, được hỗ trợ tích cực của các nước ASEAN
và cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã hội nhập khá nhanh chóng vào các hoạt
động của tổ chức và là một thành viên tích cực, chủ động và có nhiều đóng
góp thiết thực vì mục tiêu tăng cường đoàn kết và phát triển vững mạnh của
31
ASEAN.Hoạt động và những đóng góp của Việt Nam tại diễn đàn đa phương
ASEAN được thể hiện rất rõ trên các lĩnh vực cụ thể:
Về chính trị, an ninh và ngoại giao
Việt Nam là một trong 18 thành viên tham gia Diễn đàn khu vực
ASEAN (ARF) ngay từ đầu.
Với tư cách là Chủ tịch ARF nhiệm kỳ 2000 – 2001, Việt Nam đã phối
hợp chặt chẽ với các nước khác trong ASEAN duy trì những nguyên tắc cơ
bản, bước đi vững chắc của ASEAN (tiếp tục tập trung thực hiện các biện
pháp xây dựng và củng cố lòng tin, tăng cường hiểu biết lẫn nhau) trên con
đường tiến tới “ngoại giao phòng ngừa”.
Ngoài sáng kiến xây dựng “Chương trình hành động Hà Nội năm 1998”
tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội (12/1998), Việt Nam đã
cùng với các nước ASEAN khác ký với Trung Quốc Tuyên bố chung
ASEAN-Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (2002) nhằm
duy trì môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
Việt Nam đã chủ động đóng góp nội dung cho “Tuyên bố Bali II” và
“Dự thảo Cộng đồng ASEAN” nhằm hình thành Tuyên bố và Kế hoạch hành
động của Cộng đồng An ninh ASEAN. Việt Nam cho rằng, cách tiếp cận an
ninh toàn diện với việc khẳng định sự ổn định của chính trị - xã hội, tăng
trưởng kinh tế với thu hẹp khoảng cách phát triển, xóa đói giảm nghèo làm
nền tảng và cơ sở đảm bảo sự bền vững của Cộng đồng An ninh ASEAN
(ASC). Đề xuất này được các nước ASEAN nhất trí và được nhấn mạnh
trong Hành động của ASC.
Việt Nam cũng tổ chức thành công Hội nghị ASEANAPOL (1999), Hội
nghị các quan chức cao cấp về tội phạm xuyên quốc gia (SOMTC-2003)…
Quốc hội Việt Nam cũng tích cực tham gia các hoạt động của Liên minh nghị
viện ASEAN (AIPA), trước đây là AIPO. Việt Nam đã chủ trì tổ chức thành
công Đại hội đồng AIPO 23 năm 2002.
32
Bên cạnh việc tăng cường thúc đẩy hợp tác và liên kết nội khối, Việt
Nam đã tích cực tham gia thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với các nước đối tác
bên ngoài trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời góp phần đề cao và giữ
vững vai trò chủ đạo của ASEAN tại các tiến trình hợp tác khu vực. Với tư
cách là nước điều phối quan hệ đối thoại giữa ASEAN với nhiều đối tác quan
trọng như Nhật Bản, Nga, Mỹ, Ôxtrâylia, Canada và Trung Quốc, Việt Nam
đã phát huy vai trò là cầu nối tích cực tăng cường quan hệ giữa ASEAN với
các đối tác này, kể cả việc góp phần tháo gỡ một số vướng mắc, giúp nâng
tầm quan hệ giữa 2 bên, đuợc cả ASEAN và các nước đối thoại đánh giá cao.
Đồng thời, Việt Nam cũng có những đóng góp tích cực nhằm giữ vững vai trò
chủ đạo của ASEAN tại các tiến trình hợp tác khu vực do ASEAN khởi
xướng như ASEAN+1, ASEAN+3, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS)…, qua
đó, góp phần thúc đẩy và đề cao vai trò, vị thế quốc tế của Hiệp hội.
Về kinh tế: Việt Nam không chỉ để lại ấn tượng khá tốt đẹp đối với các
nước ASEAN không chỉ về thành tưu phát triển kinh tế mà còn trong việc
thực hiện cam kết hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã thực hiện lộ trình AFTA, tích cực
và chủ động tham gia mọi chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN, phù hợp
với quyền lợi của đất nước. Từ năm 1995 đến năm 2000, Việt Nam đã đưa
vào danh sách CEPT 4.233 mặt hàng, chiếm 67% trong tổng số 6.332 mặt
hàng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi MFN. Tháng 2 – 2001, Chính phủ Việt
Nam đã công bố lịch trình tổng thể cắt giảm thuế theo Hiệp định CEPT cho
đến 1 – 1 – 2006 là thời điểm hội nhập đầy đủ vào AFTA.
Việt Nam cũng tham gia ký kết Hiệp định khung về Khu vực đầu tư
ASEAN (AIA) ngày 7 – 10 – 1998, với mục tiêu tạo ra một khu vực đầu tư tự
do trong nội bộ các nước ASEAN vào năm 2010 và cho các nước khác ngoài
ASEAN vào năm 2020.
33
Bên cạnh đó, Việt Nam tham gia ký và thực hiện khá tốt Hiệp định
khung về Khu vực tự do hóa mậu dịch ASEAN (AFAS), “Chương trình hợp
tác công nghiệp ASEAN” (AICO), Sáng kiến liên kết ASEAN” (IAI), chủ
động đưa ra và thực hiện Chương trình hợp tác phát triển Tiểu vùng sông Mê
Công mở rộng (GMS).
Việt Nam đã tổ chức thành công một loạt các hoạt động quan trọng của
ASEAN trong lĩnh vực hợp tác kinh tế-chuyên ngành như Hội nghị Bộ trưởng
Kinh tế ASEAN lần thứ 33 (Hà Nội, 8 - 2001) và nhiều hội nghị quan trọng
cấp Bộ trưởng hoặc quan chức cao cấp về hợp tác kinh tế ASEAN; Tuần lễ
khoa học và công nghệ ASEAN (1998)…
Về văn hóa – xã hội: Việt Nam tích cực tham gia và tổ chức các hoạt
động giao lưu học hỏi, tăng cường hiểu biết lẫn nhau với các bạ bè trong
ASEAN. Việt Nam tổ chức thành công Cuộc họp Ủy ban văn hóa thông tin
ASEAN (2002), Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN (2002, 2004), Tuần
văn hóa ASEAN lần II tại Hạ Long (2004), Hội thi tay nghề ASEAN
(2004)…
Sau hơn 10 năm tham gia ASEAN (1995 - 2006), Việt Nam đã khẳng
định được vị thế và uy tín của mình, các nước thành viên ASEAN và các
nước đối tác bên ngoài đều đánh giá cao sự tham gia tích cực và những đóng
góp của Việt Nam trong việc củng cố và phát triển trong Hiệp hội, cũng như
quan hệ hợp tác với các nước đối thoại của ASEAN. Tham gia hợp tác trong
ASEAN đã góp phần quan trọng vào việc củng cố môi trường hòa bình và an
ninh cho sự nghiệp phát triển đất nước; phá thế bao vây về chính trị, cô lập về
kinh tế, tạo thuận lợi cho triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa
phương hóa, đa dạng hoá của Đảng ta, góp phần nâng cao vao trò, vị thế quốc
tế của Việt Nam trong mắt bạn bè khu vực và quốc tế.
34
2.3. VIỆT NAM VÀ DIỄN ĐÀN HỢP TÁC Á – ÂU (ASEM)
2.3.1. Việt Nam – thành viên sáng lập ASEM
Bước vào thập kỷ 90, xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa phát triển cả
về chiều rộng và chiều sâu, tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng
trở nên sâu sắc. Bởi vậy hội nhập khu vực và thế giới trở thành đòi hỏi khách
quan; tham gia vào các tổ chức khu vực và liên khu vực là yêu cấu cấp thiết
đối với mọi quốc gia.
Trong quá trình đổi mới, Việt Nam cũng nhạy bén trong việc nắm bắt xu
thế phát triển khách quan này và đề ra đường lối đối ngoại phù hợp. Tích cực
triển khai đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam đã mở
rộng quan hệ đối ngoại trên bình diện song phương và đa phương như bình
thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, ký hiệp định khung hợp tác với Liên minh
châu Âu (EU) và gia nhập ASEAN tháng 7 – 1995. Trên cơ sở này, cùng với
nhận thức thiết lập cơ chế đối thoại Á – Âu có ý nghĩa quan trọng tạo cơ hội
mới về phát triển kinh tế, thúc đẩy hợp tác giữa hai châu lục, góp phần củng
cố hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Việt
Nam đã tham gia ngay từ đầu vào các nỗ lực hình thành Tiến trình hợp tác Á
– Âu (ASEM).
Việt Nam tích cực tham gia quá trình chuẩn bị ASEM cả về mặt song
phương và đa phương trong khuôn khổ ASEAN, trong Cuộc họp các quan
chức cao cấp Ngoại giao (SOM) châu Á và ASEM SOM. Thứ trưởng Ngoại
giao Vũ Khoan đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự cuộc họp SOM Á – Âu tại
Man-đơ-rít tháng 12 – 1995 gồm 10 nước châu Á (gồm 7 nước ASEAN, 3
nước Đông Bắc Á), 15 nước châu Âu và Ủy ban châu Âu (EC); dự SOM châu
Á tại Brunei tháng 7 – 1995, tại Phu-két tháng 9 – 1995, tại Tô-ki-ô tháng 10
– 1995, tại Man-đơ-rít tháng 12 – 1995. Đồng thời, Bộ trưởng Ngoại giao và
Bộ trưởng Thương mại đã lần lượt tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và
35
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế 10 nước châu Á vào tháng 2 – 1996 để bàn vấn
đề nội dung cho Hội nghị Cấp cao Á – Âu lần thứ nhất. Việt Nam cũng cử
người tham gia Nhóm các Nhân vật nổi tiếng Á – Âu (EPG) nghiên cứu về
quan hệ Á – Âu làm nền tảng đưa ra các nội dung thúc đẩy quan hệ giữa hai
châu lục. Qua đó, Việt Nam đã đề xuất đặt tên cho Tiến trình hợp tác Á – Âu
là ASEM, đóng góp vào hình thành Chương trình nghị sự, chuẩn bị nội dung
cũng như xây dựng văn kiện Hội nghị.
Với nỗ lực của Việt Nam cùng với 25 thành viên sáng lập khác, từ ngày
1 đến ngày 2 – 3 – 1996, Hội nghị Cấp cao Á – Âu lần thứ nhất đã diễn ra
trọng thể ở Băng Cốc (Thái Lan), đánh dấu sự hình thành Tiến trình Hợp tác
Á – Âu.
2.3.2. Việt Nam – thành viên tích cực trong ASEM
Triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa,
tích cực và chủ động hội nhập quốc tế và khu vực, Việt Nam là một trong
những thành viên sáng lập ASEM, luôn phát huy vai trò chủ động tham gia
hợp tác Á – Âu trên cả 3 lĩnh vực: đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp
tác trong các lĩnh vực khác, đăng cai một số cuộc họp ASEM, đề xuất nhiều
sáng kiến thiết thực. Đặc biệt, Việt Nam đã đảm nhiệm tốt vai trò điều phối
viên châu Á kể từ Hội nghị Cấp cao ASEM 3.
Về lĩnh vực chính trị
Việt Nam đã tham gia đầy đủ và có hiệu quả vào các sinh hoạt chính trị
của ASEM. Sự tham dự của các vị lãnh đạo Việt Nam tại các kỳ Hội nghị Cấp
cao, đã chứng tỏ sự coi trọng của Việt Nam đối với ASEM. Việt Nam đã cử
đoàn tham dự các Hội nghị Bộ trưởng, các cuộc họp ASEM SOM, họp điều
phối viên. Tại các hội nghị đó, Việt Nam tham gia tích cực vào quá trình thảo
luận, xây dựng các văn kiện như Khuôn khổ hợp tác Á - Âu, các Tuyên bố
của Chủ tịch Hội nghị nhằm xác định mục tiêu, nguyên tắc, cơ chế, ưu tiên,
36
định hướng cho hợp tác ASEM, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển và
làm phong phú thêm nội dung hợp tác giữa hai châu lục. Trong khi Á – Âu có
sự khác biệt về quan tâm và thứ tự ưu tiên hợp tác, Việt Nam đã phối hợp
cùng các thành viên châu Á khác kiên trì nguyên tắc đối thoại bình đẳng, dành
ưu tiên cao nhất cho hợp tác cùng có lợi; bảo đảm đối thoại chính trị tiến hành
trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ,
nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tạo bầu không khí ngày càng thuận lợi
cho đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực khác. Đề xuất của Việt Nam đưa hợp
tác ASEM, nhất là hợp tác kinh tế đi vào thực chất tại Hội nghị Cấp cao
ASEM 5 đã được các thành viên hoan nghênh, chứng tỏ khả năng góp tiếng
nói tích cực điều hòa lợi ích giữa các thành viên ASEM của Việt Nam. Trong
đối thoại chính trị, Việt Nam đã tích cực đóng góp vào nỗ lực chung bảo vệ
hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang, trên nguyên tắc tôn
trọng luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc
nội bộ của nước khác, tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, vì hợp tác
bình đẳng và có lợi, vì hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở khu vực và trên thế
giới, xây dựng trật tự chính trị, kinh tế quốc tế dân chủ công bằng.
Trong các vấn đề khác như môi trường, quản lý luồng di cư, tăng cường
phúc lợi cho phụ nữ và trẻ em, phát triển nguồn nhân lực, cải thiện chăm sóc
sức khỏe cộng đồng, an ninh lương thực..., Việt Nam đã góp tiếng nói tích
cực vào nỗ lực của hai châu lục trong đối phó với những vấn đề phức tạp này.
Không chỉ tích cực tham gia, Việt Nam còn đăng cai nhiều hội thảo trao
đổi quan điểm và đánh giá chung của các học giả về những vấn đề chính trị
mà các thành viên quan tâm, như “Hội thảo Chương trình an ninh toàn cầu
mới và triển vọng trong hợp tác Á-Âu”, “Hội thảo bàn tròn về hòa bình và
hòa giải”. Thực hiện vai trò điều phối viên, Việt Nam đăng cai nhiều cuộc
họp các cấp và phối hợp với các thành viên điều hành tốt, đồng chủ trì và
37
đóng góp vào nhiều chủ đề thảo luận tại tất cả các cuộc họp ASEM. Việt Nam
đã chú trọng tham khảo trong ASEAN, đề cao tiếng nói chung của châu Á, cơ
bản xử lý nhanh chóng và tốt các vấn đề, đưa ra nhiều đề xuất giải quyết các
vấn đề chung để duy trì tiến trình ASEM phù hợp với lợi ích của các nước
trong khu vực cũng như của ASEM.
Về lĩnh vực kinh tế
Việt Nam đã cử đoàn tham gia tất cả các hội nghị cấp Bộ trưởng các
ngành kinh tế và tài chính, và các cuộc họp các quan chức cao cấp Thương
mại và Đầu tư trong khuôn khổ ASEM. Đặc biệt, Việt Nam còn đăng cai Hội
nghị Bộ trưởng Kinh tế (EMM) ASEM lần thứ ba tại Hà Nội tháng 9 – 2001.
Mặc dù lần đầu đảm nhiệm vai trò Chủ tịch EMM với chương trình nghị sự
đồ sộ, nhưng Việt Nam đã điều hành hội nghị hiệu quả, chuẩn bị tổ chức hậu
cần chu đáo, bảo đảm hội nghị đạt kết quả tốt đẹp, được các đại biểu đánh giá
cao.
Trong quá trình tham gia ASEM, Việt Nam đã cùng các nước châu Á
nhấn mạnh hợp tác kinh tế là cơ sở vững chắc cho quan hệ đối tác giữa hai
châu lục. Việt Nam cho rằng ASEM cần tính đến trình độ phát triển khác
nhau giữa các nước, quan tâm thích đáng đến sự phát triển giữa các nước
thành viên, hỗ trợ các nước đang phát triển trong chuyển giao công nghệ, giải
quyết chênh lệch về kỹ thuật số, thu hẹp khoảng cách phát triển, phát triển
nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo, để giúp những nước này trở thành đối
tác lâu dài, ổn định, đưa sự hợp tác ASEM thực sự trở thành quan hệ đối tác
cùng có lợi.
Đối với các chương trình, hoạt động cụ thể của ASEM, Việt Nam đã
tham gia xây dựng và triển khai “Kế hoạch Hành động Xúc tiến đầu tư”
(IPAP), “Kế hoạch hành động thuận lợi hóa thương mại” (TFAP), cử người
tham gia Nhóm chuyên gia về đầu tư (IEG), Nhóm đặc trách ASEM về quan
38
hệ đối tác kinh tế chặt chẽ hơn. Đặc biệt, với vai trò là một điều phối viên
kinh tế của châu Á từ năm 2000, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực
vào việc thúc đẩy hợp tác kinh tế trong ASEM, được các nước đánh giá cao.
Việc tham gia ASEM tạo thêm điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp tục
triển khai chính sách đối ngoại đa phương hóa quan hệ, hỗ trợ cho quan hệ
song phương, đẩy mạnh ngoại giao đa phương; tranh thủ khả năng hợp tác
thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, trao
đổi văn hóa, giáo dục đào tạo phục vụ các yêu cầu phát triển đất nước. Đồng
thời, tham gia với tư cách là thành viên bình đẳng, Việt Nam có cơ hội cùng
xây dựng luật chơi chung của Diễn đàn Á – Âu vì hòa bình, ổn định, hợp tác
và phát triển ở hai khu vực và trên thế giới, từ đó góp phần nâng cao vị thế
của Việt Nam.
Trong khuôn khổ TFAP, Việt Nam đã cùng các thành viên ASEM xây
dựng Danh sách các rào cản chung trong thương mại trên 8 lĩnh vực ưu tiên
ban đầu của TFAP và một số các rào cản chung khác.
Trong khuôn khổ IPAP, Việt Nam đã tham gia mạng Thông tin về đầu tư
ASEM, cung cấp thông tin cập nhật về tình hình đầu tư nước ngoài, các văn
bản pháp quy, chính sách đối với các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
các chương trình khuyến khích và xúc tiến đầu tư và các dự án kêu gọi đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam.
Trong hợp tác về doanh nghiệp, Việt Nam đã tham gia các cuộc họp của
Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu, Hội nghị Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Việt
Nam chủ động đăng cai tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Á-Âu (AEBF) lần
thứ 9.
Trong lĩnh vực tài chính
Việt Nam đã tham gia đóng góp từ những Hội nghị Bộ trưởng Tài chính
đầu tiên của ASEM. Việt Nam đã tích cực trao đổi tài chính, tham gia hầu hết
39
các chương trình hợp tác như hợp tác chống rửa tiền, trao đổi kinh nghiệm về
quản lý nợ công... Thiết thực nhất trong hợp tác tài chính là Việt Nam đã tận
dụng được Quỹ Tín thác ASEM (AFT) cho tiến trình cải cách hệ thống tài
chính – ngân hàng và hệ thống an sinh xã hội. Các bộ, ngành của Việt Nam đã
tranh thủ ATF trợ giúp triển khai 21 dự án với giá trị gần 13,35 triệu USD
trên các lĩnh vực cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp, xóa
đói giảm nghèo và cải cách hệ thống an sinh xã hội. Trong đó, giai đoạn I
(1998-2001), Việt Nam có 7 dự án nhận tài trợ từ Quỹ Tín thác với tổng số
vốn là 5,48 triệu
SD; giai đoạn II (từ năm 2002) là 14 dự án với tổng giá trị
tài trợ 7,87 triệu USD. Hiện một loạt các dự án đã được triển khai một cách có
hiệu quả là: “Cải cách và phát triển hệ thống ngân hàng”, “Chương trình phát
triển mạng lưới bảo đảm xã hội và tạo công ăn việc làm”, “Thúc đẩy và cổ
phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước trong khu vực giao thông vận tải”, “Cải
cách các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam”, “Cơ cấu lại khu vực ngân
hàng”, “Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo”, và “Đào tạo
các nhà lãnh đạo và quản lý về quản trị doanh nghiệp”...Việt Nam cũng đã
đóng góp cho Quỹ Á-Âu (ASEF) trong các giai đoạn 1997-2001 và 20022006 (mỗi giai đoạn 100.000 USD).
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, nổi bật nhất về sự tham gia của Việt
Nam là sáng kiến “Hội thảo ASEM về tuyến đường sắt tơ lụa Á-Âu (thông
qua tại Hội nghịBộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 6 (FMM 6), Ailen,
tháng 4 – 2004), Việt Nam đồng tác giả với Hàn Quốc và một số nước ASEM
khác.
Đặc biệt với tư cách điều phối viên kinh tế Châu Á trong ASEM và là
chủ nhà Hội nghị Cấp cao ASEM 5, Việt Nam đã phát huy vai trò tích cực
điều phối viên các hoạt động hợp tác kinh tế, chủ động chuẩn bị nội dung về
kinh tế cho Hội nghị. Nổi bật nhất trong nỗ lực của Việt Nam đưa hợp tác
40
kinh tế ASEM lên một tầm cao mới thể hiện ở sự chủ động đề xuất và chuẩn
bị tích cực cho việc đưa ra một Tuyên bố về hợp tác kinh tế ASEM trong thời
kỳ mới, đưa hợp tác ASEM, nhất là hợp tác kinh tế ASEM chặt chẽ hơn tại
Hội nghị Cấp cao ASEM 5. Đây là một dấu ấn quan trọng, định hình khuôn
khổ hợp tác kinh tế ASEM trong thời kỳ mới, đưa hợp tác ASEM, nhất là hợp
tác kinh tế đi vào thực chất và hiệu quả hơn, phản ánh đầy đủ mối quan tâm
và lợi ích của tất cả các thành viên.
Về các lĩnh vực khác: Hợp tác về văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường,
quản lý, khoa học–kỹ thuật, chuyển giao công nghệ là những lĩnh vực hợp tác
khác trong ASEM. Sự tham gia thiết thực của Việt Nam vào các hoạt động
phong phú và thiết thực này đã góp phần tạo cầu nối gia tăng hiểu biết lẫn
nhau giữa nhân dân hai châu lục.
Trong lĩnh vực giáo dục, Việt Nam tích cực hưởng ứng các chương trình
hợp tác giáo dục và phát triển nguồn nhân lực như ủng hộ sáng kiến ASEM về
Học tập suốt đời, Chương trình học bổng kép ASEM.
Nhận thức lao động và việc làm là một lĩnh vực hợp tác tiềm năng, thúc đẩy
đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý... Việt Nam đã ủng hộ
sáng kiến tổ chức Hội thảo ASEM về tương lai việc làm và chất lượng lao động.
Trong hợp tác về văn hóa, Việt Nam đã tích cực tham dự và triển khai
nhiều hoạt động trong khuôn khổ ASEM, như chủ động đề xuất sáng kiến
“Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong các nước ASEM” (Pháp là đồng
tác giả) được Hội nghị Cấp cao ASEM 2 thông qua và đã được triển khai.
Việt Nam đã chủ động phối hợp với các thành viên soạn thảo và chuẩn bị nội
dung cho Tuyên bố ASEM về văn hóa-văn minh tại hội nghị ASEM 5, tạo
khuôn khổ đối thoại giữa các nền văn hóa lâu đời Á-Âu, góp phần tăng cường
hiểu biết lẫn nhau, đem lại khí thế mới cho sự phát triển quan hệ đối tác giữa
hai châu lục.
41
Trong lĩnh vực môi trường, khoa học công nghệ, Việt Nam đã hợp tác
chặt chẽ với các thành viên, góp tiếng nói tích cực thúc đẩy quyết tâm chính
trị và cam kết bảo vệ môi trường, đẩy mạnh hợp tác trong việc chuyển giao
công nghệ, hỗ trợ tài chính và kỹ thuật và phát triển những ngành kinh tế
sạch. Việt Nam đã phối hợp cùng EC tổ chức Hội thảo ASEM về công nghệ
sạch tại Hà Nội (tháng 9 – 2004).
Về y tế, Việt Nam là nước đầu tiên đưa ra sáng kiến hợp tác y tế trong
ASEM vào năm 1999 về "Kết hợp y dược học cổ truyền với y dược học hiện
đại trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân" (thông qua tại Hội nghị FMM 2, Béclin tháng 3 – 1999) được các nước đánh giá cao. Sáng kiến về “Xử lý bệnh
dịch bùng phát trong cộng đồng” đồng tác giả với Trung Quốc (thông qua tại
Hội nghị FMM 5, Ba-li tháng 7 – 2003) không chỉ phát huy được thế mạnh về
y dược học của Việt Nam mà còn đáp ứng đòi hỏi bức xúc của các thành viên
trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp thời đại toàn cầu hóa, được các nước
hưởng ứng. “Hội thảo Hợp tác ASEM về kiểm soát HIV/AIDS”: đồng sáng
kiến với Thụy Điển, Phần Lan (thông qua tại ASEM 5 tại Hà Nội, 10 – 2004)
tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh,từ 22 đến 26 – 11 – 2005.
Dấu mốc nổi bật nhất trong quan hệ hợp tác của Việt Nam trong khuôn
khổ ASEM phải kể đến việc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEM 5 tại
Hà Nội trong hai ngày 8 và 9 – 10 – 2004.
Trong bối cảnh ASEM sau 8 năm phát triển đã đạt những thành tựu đáng
kể, song cũng đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới khi cục diện quốc tế
và khu vực có những chuyển biến phức tạp, chủ đề mà Việt Nam đề xuất cho
ASEM 5 là: “Tiến tới quan hệ đối tác Á-Âu sống động và thực chất hơn”, xác
lập định hướng phát triển cho ASEM trong tình hình mới càng có ý nghĩa
quan trọng. Hội nghị cấp cao ASEM 5 là sự kiện chính trị quan trọng trong
quan hệ đối tác giữa hai châu lục, là cơ hội thúc đẩy các mối quan hệ song
42
phương của Việt Nam với các nước thành viên ASEM. Đồng thời, đây cũng
là một dịp tốt để khuyếch trương hình ảnh của Việt Nam ra thế giới.
Hội nghị đã thông qua 3 văn kiện chính: Tuyên bố của Chủ tịch, Tuyên
bố Hà Nội về quan hệ đối tác Á - Âu, Tuyên bố về đối thoại giữa các nền văn
hóa-văn minh. Hội nghị cũng kết nạp thêm 13 thành viên mới. Đây cũng là cơ
hội để mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam với các nước thành
viên ASEM.
ASEM 5 đã thông qua 9 sáng kiến hợp tác về các lĩnh vực kinh tế, đầu
tư, khoa học-kỹ thuật, công nghệ thông tin, văn hóa-xã hội, y tế, giáo dục và
đào tạo và đã thông qua “Trang thông tin ASEM” nhằm góp phần tăng tính
hiệu quả hơn của sự hợp tác, quảng bá hoạt động của ASEM.
Các cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Phan Văn Khải với các nguyên thủ
quốc gia của các nước thành viên ASEM đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước
này. Cụ thể, Việt Nam và Trung Quốc đã ký 8 văn kiện hợp tác kinh tế - kỹ
thuật, bao gồm: Thỏa thuận hợp tác về thanh tra kiểm dịch và giám sát vệ sinh
sản phẩm thủy sản xuất nhập khẩu, Nghị định thư kiểm dịch thực vật đối với
sản phẩm gạo xuất khẩu sang Trung Quốc, Bản ghi nhớ về việc hợp tác xây
dựng Nhà máy sản xuất Phân đạm từ than tại Ninh Bình, Bản ghi nhớ về
thành lập Nhóm chuyên gia hợp tác kinh tế, thuơng mại Việt Nam-Trung
Quốc, Thư trao đổi vấn đề Việt Nam không áp dụng ba điều khoản bất lợi mà
Trung Quốc chấp nhận khi gia nhập WTO, Nghị định thư về việc sửa đổi bổ
sung "Hiệp định kiểm dịch y tế biên giới giữa hai nước", Thoả thuận về hợp
tác xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm Hà Nội-Hà Đông, Thỏa thuận
thành lập Nhóm công tác để cụ thể hóa ý tưởng xây dựng "Hai hành lang, một
vành đai kinh tế"; Việt Nam và Hàn Quốc đã ký Hiệp định hợp tác xây dựng
Trường Cao đẳng công nghệ thông tin Việt Nam - Hàn Quốc bằng tổng số
43
vốn viện trợ không hòan lại của Chính phủ Hàn Quốc trị giá 10 triệu USD và
Thỏa thuận về việc Việt Nam xây dựng hệ thống quản lý và xử lý chất thải
rắn tại tỉnh Ninh Bình bằng khoản vay từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế
(EDCF) của Hàn Quốc trị giá 21 triệu USD; Cộng hòa Ba Lan cam kết sẽ tiếp
tục dành các khoản tín dụng ưu đãi để hỗ trợ ngành Than và Đóng tầu của
Việt Nam cũng như việc Ba Lan sẵn sàng giúp Việt nam xây dựng Nhà máy
Nhiệt điện công suất lớn.
Các hoạt động bên lề Hội nghị cấp cao như Diễn đàn doanh nghiệp Á –
Âu, Diễn đàn Công đoàn, Diễn đàn Thanh niên, Diễn đàn Nhân dân, Liên
hoan phim, văn nghệ, các hội chợ, triển lãm...Đặc biệt, Diễn đàn doanh
nghiệp Á-Âu đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam
trên nhiều lĩnh vực. Các doanh nghiệp ngành Công nghiệp đã có dịp trao đổi ý
kiến, tìm kiếm cơ hội xuất nhập khẩu và hội nhập sản phẩm công nghiệp của
mình sang các nước thành viên ASEM v.v…
Bên cạnh những đóng góp của Việt Nam tại diễn đàn đa phương ASEM,
việc tham gia vào ASEM cũng đem lại nhiều lợi ích đối với Việt Nam, đặc
biệt về kinh tế. Từ năm 1996, ASEM đã đóng vai trò quan trọng đối với quá
trình hội nhập kinh tế của Việt Nam. Thị trường ASEM đã và đang tạo nhiều
cơ hội hơn cho Việt Nam trong thu hút nguồn vốn FDI và gia tăng khối lượng
thương mại với các đối tác trong ASEM. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, tính đến cuối 2004, Việt Nam đã thu hút được 2.750 dự án đầu tư từ
các thành viên ASEM, với tổng số vốn đăng ký 27,03 tỷ
SD, trong đó vốn
thực hiện đạt 16,4 tỷ USD. Các dự án đầu tư của của các nước thành viên
ASEM chiếm 53% tổng dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ngoài ra,
Việt Nam đã thu hút được khá nhiều vốn ODA từ các nước ASEM, nhất là từ
Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, trong đó, Nhật Bản chiếm khoảng 40% ODA từ
các nước cam kết viện trợ cho các nước thành viên còn kém phát triển. Các
44
nhà đầu tư ASEM có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố của Việt Nam, tập
trung chủ yếu ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương,
Bà Rịa - Vũng Tàu.[24]
Có thể nói, sau 10 năm tham gia ASEM, Việt Nam đã phát huy vai trò
tích cực và chủ động. Với vai trò và vị trí của mình, Việt Nam vẫn đang và sẽ
phấn đấu làm hết sức mình để thúc đẩy Tiến trình Hợp tác Á – Âu trước
những diễn biến ngày càng phức tạp của tình hình thế giới và đưa hai châu lục
phát triển theo hướng thiết thực và hiệu quả hơn.
2.4. VIỆT NAM VÀ DIỄN ĐÀN KINH TẾ CHÂU Á – THÁI BÌNH
DƯƠNG (APEC)
2.4.1. Tiến trình Việt Nam gia nhập APEC
Ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã có những điểm mới trong nhận định về tình hình và xu thế phát triển trong
khu vực: “Châu Á –Thái Bình Dương là một trung tâm đấu tranh gay gắt giữa
cách mạng và phản cách mạng, đồng thời ở khu vực này, quan hệ giữa các
nước có chế độ chính trị khác nhau cũng ở trong xu thế chung là đấu tranh
trong cùng tồn tại hòa bình” [3, Tr.37]. Sự phát triển của Việt Nam phụ thuộc
một phần quan trọng vào việc mở rộng hợp tác với bên ngoài, đặc biệt là hợp
tác với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Từ sau Đại hội VII, cùng với việc xác định quan hệ với khu vực châu Á
– Thái Bình Dương là định hướng đối ngoại quan trọng của Việt Nam, Đảng
đã đề ra chủ trương gia nhập các tổ chức khu vực và quốc tế, trong đó nhấn
mạnh vấn đề gia nhập các tổ chức ở châu Á – Thái Bình Dương. Việc gia
nhập ASEAN là bước đầu, là cầu nối để Việt Nam hội nhập với khu vực này.
Mặt khác, việc triển khai hoạt động đối ngoại song phương trong những năm
đầu của thập kỷ 1990 nhằm tiến tới bình thường hóa quan hệ và thiết lập quan
hệ với các nước, đặc biệt là các nước lớn trong khu vực, đã cho thấy Việt
45
Nam thực sự mong muốn hội nhập với khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Bước đầu là bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc năm 1991, nối
lại quan hệ với Mỹ 1991, khai thông và mở rộng quan hệ Việt Nam – Nhật
Bản đánh dấu bằng chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Taro Nakayama
vào tháng 5 – 1991. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chủ trương mở rộng quan
hệ với các đối tác khác trong khu vực như Niu-di-lân, Canada, Úc, hàn
Quốc…,hội nhập của Việt Nam vào ASEAN.
Đến năm 1995, quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước thành
viên APEC đã được xác lập và đến lúc này phần lớn các nước đều bày tỏ thái
độ ủng hộ Việt Nam gia nhập APEC. Đây là một trong những điều kiện quan
trọng để Việt Nam tham gia APEC.
Bước sang đầu năm 1996, sau quá trình tìm hiểu về tổ chức APEC, đặc
biệt là sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, vị thế của Việt Nam trong khu
vực và quốc tế được nâng cao, đồng thời chúng ta có những hiểu biết và học
hỏi được kinh nghiệm của một số nước trong vấn đề hội nhập. Mặt khác, các
điều kiện chủ quan và khách quan đã chín muổi cho việc Việt Nam gia nhập
APEC. Ngày 15 – 4 – 1996, Ban Cán sự Đảng bộ Thương mại trình Bộ Chính
trị văn bản số 64/BCS về việc nước ta gia nhập APEC. Ngày 14 – 6 – 1996,
Bộ Chính trị trả lời đồng ý với đề nghị của Ban Cán sự Đảng bộ Thương mại.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã giao cho Bộ Ngoại giao
và Bộ Thương mại phối hợp nghiên cứu khả năng tham gia APEC của Việt
Nam.
Ngày 15 – 6 – 1996, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm gửi đơn
xin gia nhập APEC tới Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Phi-líp-pin(nước đăng
cai Hội nghị Cấp cao APEC năm 1996). Tháng 8 – 1996, theo yêu cầu của
APEC, Việt Nam gửi đến tổ chức này “Bản ghi nhớ về hệ thống chính sách
kinh tế thương mại của Việt Nam” (Aide Memoire). Trong thời gian chờ
46
quyết định chính thức kết nạp Việt Nam, ta cũng đã xin tham gia 3 Nhóm
Công tác để làm quen và nắm bắt tình hình hoạt động của tổ chức. Ngày 25 –
4 – 1997, Việt Nam gửi đơn xin tham gia với tư cách khách mời vào Nhóm
Công tác về Xúc tiến Thương mại; Nhóm Công tác về Khoa học và Công
nghệ Công nghiệp; và Nhóm Chuyên gia về Hợp tác Kỹ thuật Nông nghiệp
của APEC. Đây là những Nhóm mà ta có khả năng đóng góp, đồng thời có
thể đem lại những lợi ích cụ thể cho ta.
Để chuẩn bị cho việc Việt Nam gia nhập APEC nói riêng và hội nhập kinh
tế quốc tế nói chung, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung
ương khóa VIII (29 – 12 – 1997) đã đề ra những chủ trương và giải pháp lớn
thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều chỉnh cơ cấu đầu tư nhằm
nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Về các đối tác quan hệ cụ
thể, Nghị quyết nêu rõ: tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán Hiệp
định thương mại với Mỹ, gia nhập APEC và WTO [7, Tr.60].Như vậy, Nghị
quyết đã đề ra các chủ trương và hệ thống giải pháp đồng bộ nhăm xây dựng
phát huy nội lực, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho hội nhập.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước ta tiếp tục tăng cường, mở
rộng quan hệ với các thành viên APEC trên các lĩnh vực, đồng thời vận động
các nước này tích cực ủng hộ Việt Nam gia nhập APEC.
Về phía APEC, tại Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế của APEC họp tại
Manila (Phi-líp-pin) vào tháng 11 – 1996, đề nghị của Thủ tướng Malaysia về
việc kết nạp Việt Nam và Cộng hòa Pêru vào APEC đã được chấp nhận.
Tháng 11 – 1997, Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ năm họp ở
Vancouver (Canada) đã quyết định kết nạp Việt Nam, Liên Bang Nga và
Cộng hòa Pêru làm thành viên chính thức của APEC vào tháng 11 – 1998.
Việt Nam đã tích cực xúc tiến công tác chuẩn bị cho hội nhập. Ngày 10 –
2 – 1998, Thủ tướng Phan Văn Khải ký Quyết định thành lập Ủy ban quốc gia
47
về Hợp tác kinh tế Quốc tế do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm làm
Chủ tịch, nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế thế giới nói chung và quá
trình gia nhập APEC của Việt Nam nói riêng.
Tháng 10 – 1998, ta đã hoàn thành Chương trình hành động quốc gia
(IAP) và nộp cho APEC, sau đó hàng năm chúng ta tiếp tục nâng cấp và cụ
thể hóa hơn các cam kết đưa ra trong IAP. Cam kết và thực hiện IAP của Việt
Nam được đánh giá là nghiêm túc nhất trong số các thành viên mới gia nhập.
Tại Hội nghị Ngoại trưởng APEC ngày 14 và 15 – 11 – 1998 (Kuala
Lampur, Malaysia), Việt Nam được kết nạp làm thành viên chính thức của
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
Ngày 17, 18 – 11 – 1998, đoàn đại biểu nước ta do Thủ tướng Phan Văn
Khải dẫn đầu tham dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ sáu với tư cách nước
thành viên chính thức của APEC.
Việc trở thành thành viên chính thức của APEC là một bước đi sâu hơn
vào con đường hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, góp phần mở rộng kinh tế
đối ngoại, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện điện hoá đất nước mà
Đảng và Nhà nước đã đề ra. APEC đã đóng vai trò quan trọng duy trì quá
trình tự do hoá và tạo thuận lợi hoá cho dòng chảy thương mại và đầu tư trong
khu vực. Thị trường APEC cũng đang tạo nhiều cơ hội hơn cho Việt Nam
trong thu hút nguồn vốn FDI và gia tăng khối lượng thương mại với các đối
tác trong APEC. APEC cũng chính là điều kiện để Việt Nam khẳng định quá
trình hội nhập kinh tế đầy đủ của mình. Việt Nam có nhiều đối tác lớn trong
APEC như các nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,
Liên bang Nga. Thị trường APEC có tiềm năng rất lớn đối với Việt Nam,
chiếm khoảng 80% kim ngạch buôn bán, 75% vốn đầu tư nước ngoài và trên
50% nguồn viện trợ phát triển (ODA).
Quán triệt chủ trương “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo
48
đảm độc lập, tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh
quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường” [8, Tr.120],
ngay sau khi gia nhập APEC, Việt Nam đã tích cực tham gia vào nhiều
chương trình, dự án hợp tác của APEC, tranh thủ được sự hỗ trợ và giúp đỡ to
lớn về vốn, khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ cho các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
2.4.2. Một số hoạt động của Việt Nam tại APEC
Tuy là thành viên mới nhưng Việt Nam cũng đã tích cực và chủ động đề
xuất nhiều sáng kiến tại các Hội nghị và Diễn đàn khác nhau của APEC. Việt
Nam đã đưa ra nhiều đề xuất, sáng kiến.Tại Hội nghị APEC lần thứ 11 tại
Băng Cốc (Thái Lan), có 2 sáng kiến của Việt Nam là tăng cường hợp tác nội
khối và thành lập Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ được Hội nghị đánh
giá cao. Đến nay, Việt Nam đã đề xuất 11 dự án và đều được APEC thông
qua, trong đó tập trung vào các lĩnh vực chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ,
thủy sản, nông nghiệp, khoa học-công nghiệp.
Việt Nam đã tham gia mạnh mẽ vào một số Kế hoạch hành động tập thể
(CAPs) trong hai lĩnh vực hợp tác chủ yếu là Tiêu chuẩn và hợp tác (SCSC)
và Thủ tục Hải quan (SCCCP), dành ưu tiên cho Chương trình hợp tác kinh tế
công nghệ (ECOTECH). Việt Nam đã đứng ra tổ chức một số cuộc hội thảo
trong khuôn khổ APEC như “Hội thảo về phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa” (3 đến 5 – 3 – 2003), hội thảo “Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công
nghệ sau thu hoạch giữa các nền kinh tế APEC” (28 đến 31 – 10 – 2003),
“Hội nghị thường niên Diễn đàn Nghị viện châu Á – Thái Bình Dương
(APPF) lần thứ 13” (10 – 1 – 2005)...Đặc biệt, Việt Nam sẽ lần đầu tiên đăng
cai Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC 2006) vào tháng 11 – 2006. Năm 2006 cũng được
chọn là Năm APEC Việt Nam.
49
2.4.3. APEC Việt Nam 2006 và ý nghĩa của thành công trong APEC
Một sự kiện và đồng thời là đóng góp hết sức quan trọng của Việt Nam
đối với tiến trình hợp tác APEC là việc Việt Nam chủ động đăng cai tổ chức
năm APEC 2006. Điều này thể hiện tính chủ động và tinh thần trách nhiệm
của Việt Nam trong việc thúc đẩy tiến trình hợp tác APEC.
Một số kết quả chính của năm APEC Việt Nam 2006, đặc biệt là kết quả
Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế APEC lần thứ 18, tổ chức từ
ngày 15 đến 16 -11 – 2006 và Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 14 được tổ
chức từ ngày 18 đến 19 – 11 – 2006.
Đối với các vấn đề Kinh tế - Thương mại:
Về vấn đề WTO/DDA, APEC Việt Nam 2006 đã thống nhất: ủng hộ tái
khởi động vòng Đôha (DDA).
APEC Việt Nam 2006 đã thông qua Kế hoạch Hành động Hà Nội để
thực hiện Lộ trình Busan, coi đây là một kết quả quan trọng của năm 2006
nhằm nâng cao tính phù hợp, thiết thực và hiệu quả của APEC. APEC sẽ có
kế hoạch triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động, trên cơ sở phối hợp với khu
vực tư nhân và có báo cáo hàng năm về kết quả thực hiện.
Về các Thỏa thuận Thương mại Tự do song phương và khu vực
(RTAs/FTAs), APEC Việt Nam 2006 đã thông qua 6 biện pháp mẫu về
RTAs/FTAs bao gồm: (i) thương mại hàng hóa; (ii) mua sắm chính phủ; (iii)
hàng rào kỹ thuật trong thương mại; (iv) minh bạch hóa; (v) hợp tác và (vi)
giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, APEC Việt Nam 2006 cũng thảo luận về
ý tưởng xây dựng Khu vực Mậu dịch Tự do châu Á – Thái Bình Dương
(FTAAP) như một mục tiêu dài hạn.
Về Kế hoạch Hành động Thuận lợi hóa Thương mại (TFAP), APEC Việt
Nam 2006 đã hoan nghênh kết quả thực hiện TFAP nhằm mục tiêu giảm 5%
chi phí giao dịch giai đoạn 2001 – 2006 và thông qua khuôn khổ thực hiện
50
TFAP 2 để giảm tiếp 5% chi phí giao dịch tới năm 2010, trong đó chủ trương
đến các kế hoạch hoạt động tập thể và các sáng kiến người tìm đường.
Về đầu tư, APEC Việt Nam 2006 đã thông qua Chương trình làm việc
mở rộng về Tự do hóa và thuận lợi hóa đầu tư và chỉ đạo các thành viên tiếp
tục đẩy mạnh hoạt động này trong khuôn khổ hợp tác đầu tư APEC.
Về Quyền sở hữu Trí tuệ, trong khuôn khổ sáng kiến về chống hàng giả
và hàng nhái, APEC Việt Nam 2006 thông qua hai hướng dẫn mẫu về nâng
cao nhận thức của công chúng về chống hàng giả và hàng nhái và loại bỏ
hàng giả khỏi dây truyền cung ứng.
Về hợp tác Kinh tế Kỹ thuật (ECOTECH), APEC Việt Nam 2006 đã
nhấn mạnh hợp tác ECOTECH là một trong ba trụ cột quan trọng của APEC
nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu thúc đẩy tăng cường và phát triển bền
vững. Thông qua báo cáo của Ban điều hành SOM (SCE) về ECOTECH,
thông qua các khuyến nghị về cải tổ hoạt động của các nhóm công tác và các
diến đàn của APEC theo hướng hiệu quả hơn.
Đối với các vấn đề an ninh con người:
Về chống khủng bố, APEC Việt Nam 2006 thông qua 5 sáng kiến mới
về chống khủng bố của năm 2006, khẳng định quyết tâm của APEC chống
khủng bố vì hòa bình, ổn định và môi trường kinh doanh an toàn trong khu
vực và trên thế giới.
APEC Việt Nam 2006 đã thảo luận về vấn đề đảm bảo an ninh y tế, đối phó
với tình trạng khẩn cấp và nâng cao an ninh năng lượng và đánh giá cao đề xuất
của Việt Nam về Kế hoạch Hành động APEC đối phó với cúm gia cầm và đại
dịch cúm đã được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng về cúm gia cầm.
Về chống tham nhũng, APEC Việt Nam 2006 đã thông qua các kết quả
chính năm 2006 về truy tố tội phạm tham nhũng, tăng cường quản lý và đẩy
liên kết thị trường…
51
Năm APEC Việt Nam khép lại đánh dấu một cột mốc quan trọng trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đẩy tiến trình hội nhập với
thế giới vào một giai đoạn mới: sâu rộng hơn, toàn diện hơn, đầy đủ hơn, tự
tin hơn và chủ động hơn. Qua những thành công của APEC 2006, ta có thể
thấy thành công đó có ý nghĩa về rất nhiều mặt:
Thứ nhất, đây là cơ hội để tuyên truyền, giới thiệu với bạn bè quốc tế về
đất nước và con người Việt Nam; góp phần nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của
Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế.
Thứ hai, khẳng định Việt Nam có đủ năng lực thực hiện các cam kết và
thỏa thuận quốc tế. Trong APEC, Việt Nam là thành viên đang phát triển,
song đã tích cực tham gia, đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực, và đăng cai
APEC 2006 là sự đóng góp lớn nhất của Việt Nam đối với APEC. Đồng thời,
APEC 2006 còn khẳng định hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam
đang phát triển mạnh mẽ, đội ngũ cán bộ ngoại giao đa phương đã trưởng
thành về nhiều mặt, góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Thứ ba, với sự có mặt của lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên, trong đó
có những nền kinh tế lớn, có vai trò quan trọng như Trung Quốc, Hoa Kỳ,
Nga, Nhật Bản. APEC 2006 là cơ hội để củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác
song phương với các thành viên APEC, mà nhiều thành viên là đối tác quan
trọng của Việt Nam về thương mại, đầu tư, du lịch, hợp tác lao động, vốn
ODA.
Thứ tư, với sự có mặt của đại diện các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn
nhất thế giới đến dự Hội nghị thượng đỉnh các Tổng giám đốc APEC (CEO
Summit), đây còn là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường hợp
tác, tìm thêm đối tác, mở rộng thị trường; mặt khác, thông qua các hoạt động
của APEC 2006, cộng đồng doanh nghiệp APEC hiểu rõ hơn các chính sách
52
thông thoáng về thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong
bối cảnh Việt Nam sắp là thành viên của WTO, và họ có thể yên tâm đầu tư,
kinh doanh lâu dài ở Việt Nam.
Nhờ sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát, kiên quyết của Bộ Chính trị, Chủ
tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; sự quan tâm, ủng hộ và khích lệ của nhân
dân; với tinh thần nỗ lực sáng tạo, vượt khó, Ủy ban Quốc gia về APEC 2006
đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà
Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó; Khẳng định đường lối đối ngoại tích
cực hội nhập quốc tế, củng cố hòa bình, tăng cường hợp tác ở khu vực châu Á
– Thái Bình Dương; Tạo dấu ấn Việt Nam cả về nội dung và cách tổ chức,
nâng cao hình ảnh sâu đậm về một nước Việt Nam năng động, cởi mở, mến
khách và an toàn; Tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác song phương với các
nền kinh tế thành viên, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ
với các trung tâm chính trị - kinh tế lớn trên thế giới; Thông qua APEC, Việt
Nam đưa ra các thông điệp mạnh mẽ đối với cộng đồng doanh nghiệp về
chính sách thông thoáng của Việt Nam về thương mại, đầu tư.
Năm APEC 2006 khép lại nhưng chủ đề “Hướng tới một cộng đồng
năng động vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng”, cùng với những kết quả
đạt được dưới sự chủ trì của Việt Nam như Tuyên bố Hà Nội, Kế hoạch Hành
động Hà Nội… trở thành dấu ấn quan trọng của Việt Nam trong tiến trình
phát triển của APEC.
2.5. VIỆT NAM TRONG PHONG TRÀO KHÔNG LIÊN KẾT (NAM)
Phong trào không liên kết ra đời trong cao trào giải phóng dân tộc làm
sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ và trong bối cảnh chiến tranh Lạnh có nguy cơ
dẫn đến chiến tranh thế giới mới. Chính sách không liên kết là biểu thị ý chí
của các nước độc lập non trẻ Á, Phi, Mỹ Latinh đoàn kết đấu tranh bảo vệ và
củng cố độc lập chính trị, từng bước giành độc lập kinh tế, bảo vệ hoà bình
thế giới để tồn tại và phát triển.
53
Năm 1955, Việt Nam tham dự Hội nghị Á – Phi ở Băngđung (Indonexia)
– Hội nghị được nhiều người xem như là tiền thân của Phong trào không liên
kết. Tại Hội nghị, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy đoàn kết giữa các nước mới
giành độc lập, góp phần xác lập những nguyên tắc cơ bản sau này trở thành
các nguyên tắc chỉ đạo cho hoạt động của Phong trào không liên kết.
Từ năm 1970 đến năm 1973, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam là quan sát viên (tại Hội nghị Gioógiơtao, Guyana năm
1972), và trở thành thành viên của Phong trào (tại Hội nghị Cấp cao NAM lần
thứ 4 ởAngiêri, 1973).
Năm 1976, tại Hội nghị Cấp cao Phong trào không liên kết lần thứ 5 (tại
Côlômbô, Xrilanca), Việt Nam đã thống nhất gia nhập Phong trào không liên
kết. bằng tấm gương sáng và thắng lợi của sự nghiệp chống ngoại xâm, Việt
Nam đã sớm gắn bó và đóng góp vào những mực tiêu và quá trình hình thành
Phong trào không liên kết. Ngay cả khi chưa là thành viên chính thức của
Phong trào, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào cuộc đấu tranh
của các nước không liên kết và đang phát triển. Sau khi giành độc lập (năm
1945), Việt Nam đã đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc góp phần quan
trọng vào xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, chống chủ nghĩa đế quốc. Tự khi tham
gia Phong trào, Việt Nam đã tham dự tất cả các Hội nghị Cấp cao Phong trào
không liên kết và Hội nghị ngoại trưởng, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng
tích cực tăng cường đoàn kết đề cao vai trò của Phong trào, nỗ lực đấu tranh
cho mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Việt Nam luôn coi trọng việc tham gia của mình vào Phong trào không
liên kết,coi đó là chủ trương nhất quán, một bộ phận của chính sách đối ngoại
rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá, bổ sung cho quan hệ song phương,
khu vực và quốc tế của ta. Đồng thời với những thành tựu đáng kể trong công
cuộc Đổi mới, ta cũng chủ trương tham gia và đóng góp tích cực hơn vào sự
54
nghiệp phát triển chung của các nước Không liên kết, đang phát triển. Trong
quá trình tham dự, phương châm đóng góp của ta là: kiên trì các mục tiêu cơ
bản Không liên kết, thúc đẩy đoàn kết của Phong trào; đóng góp một cách có
lựa chọn đối với các vấn đề chung của Phong trào, tránh những vấn đề dễ gây
tranh cãi ảnh hưởng tới quan hệ của ta với các nước lớn; tăng cường tham
khảo và phối hợp với các nước Không liên kết chủ chốt.
Trước những biến đổi và thách thức lớn về hòa bình, an ninh, hội nhập
quốc tế, các nước đang phát triển tiếp tục khẳng định Phong trào không liên
kết là chỗ dựa quan trọng, là diễn đàn không thể thiếu để các nước bày tỏ
nguyện vọng, phối hợp lập trường chung tại LHQ và các diễn đàn quốc tế
khác, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia vì hòa bình và phát triển, chống sự áp
đặt của các nước lớn, đóng góp vào việc xây dựng quan hệ quốc tế bình đẳng.
Việt Nam coi trọng quan hệ với các nước trong Phong trào không liên
kết và sắn sàng hợp tác với các nước để tiếp tục triển khai mô hình hợp tác ba
bên trong việc giúp các nước châu Phi phát triển nông nghiệp, mà Việt Nam
đã tiến hành thành công. Việt Nam trở thành một điển hình của mô hình hợp
tác NAM – NAM, mô hình hợp tác do Phong trào không liên kết và LHQ
phối hợp thực hiện nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước trong
phong trào.
Phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao lần thứ 13 Phong trào
Không kiên kết tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 24 – 2 – 2003, Chủ tịch Trần
Đức Lương đã khẳng định Việt Nam luôn coi trọng vai trò và các nguyên tắc
cơ bản của Phong trào không liên kết và cùng các nước thành viên, Việt Nam
tin tưởng mạnh mẽ vào những mục tiêu và giá trị cao cả của nhân loại cũng
như của Phong trào. Việt Nam chia sẻ lập trường chung của Phong trào không
liên kết về việc giải quyết xung đột khu vực bằng biện pháp hòa bình, không sử
dụng vũ khí hủy diệt, giết người hàng loạt, trước hết là vũ khí hạt nhân dù
nhằm mục tiêu khủng bố hoặc dưới danh nghĩa chống khủng bố.
55
Ngày 21 – 3 – 2005, tại Phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ủy ban điều
phối liên chính phủ về hợp tác kinh tế giữa các nước đang phát triển (IFCC
XI) của G-77 họp tại La Habana, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Văn
Bàng cũng nêu rõ: trong nỗ lực đóng góp cho sự hợp tác NAM – NAM, Việt
Nam đề nghị các nước hợp sức trong các diễn đàn của nhóm 77, Phong trào
không liên kết và các diễn đàn quốc tế khác nhằm chấm dứt chủ nghĩa bảo hộ
mậu dịch, chấm dứt phân biệt đối xử và cô lập đối với nhiều nước đang phát
triển. Phái đoàn Việt Nam đề nghị các nước tăng cường chia sẻ những kinh
nghiệm phát triển kinh tế bền vững và xóa đói giảm nghèo, đồng thời khẳng
định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực
này theo phương thức 2 + 1 (giữa hai nước đang phát triển với một đối tác là
nước phát triển hoặc tổ chức quốc tế) hoặc các phương thức hợp tác khác.
Tại Hội nghị Cấp cao Á – Phi diễn ra từ ngày 2 đến ngày 24 – 4 – 2005,
Việt Nam đã rất nỗ lực cho sự thành công của Hội nghị. Trong tuyên bố cấp
cao về quan hệ đối tác chiến lược Á – Phi mới, các nhà lãnh đạo châu Á và
châu Phi đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam về việc tổ chức Diễn đàn Việt
Nam – châu Phi nhằm gắn kết hai châu lục.
Hội nghị Cấp cao Phong trào không liên kết lần thứ 14 diễn ra trong hai
ngày 15 và 16 – 9 – 2006 tai thủ đô La Habana (Cuba), Việt Nam đã tích cực
phối hợp với các nước Không liên kết khác đấu tranh bảo vệ các quan điểm
tích cực trong Phong trào, góp phần tăng cường đoàn kết gắn bó giữa các
nước thành viên, nâng cao tiếng nói của Phong trào trên những vấn đề quan
trọng. Chủ trương chính của ta về đường hướng phát triển và những vấn đề
quan tâm của Phong trào tại Hội nghị Cấp cao Không liên kết 14 là:
- Cần ưu tiên tăng cường đoàn kết, phối hợp nhằm duy trì và nâng cao vị
trí, vai trò của Phong trào. Chính sự tương đồng về lịch sử, quan hệ truyền
thống về chính trị, khát vọng vươn lên làm chủ đất nước, tiềm năng to lớn về
56
kinh tế và sự đa dạng về văn hoá là những nền tảng cơ bản cho sự thống nhất
trong đa dạng của Phong trào.
- Cần kiên trì các mục tiêu cao cả của Phong trào là hoà bình, độc lập
dân tộc, hợp tác phát triển, tiến bộ và công bằng xã hội, tiến tới xây dựng các
quan hệ quốc tế công bằng, lành mạnh, tôn trọng chủ quyền quốc gia, không
có sự can thiệp, áp đặt của bên ngoài, dựa trên cơ sở phát huy những nguyên
tắc cơ bản của Phong trào, của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế.
- Cần phát huy hơn nữa tiếng nói tích cực của Phong trào trên những vấn
đề trọng đại quốc tế và những vấn đề thuộc lợi ích thiết thân của các nước
đang phát triển, như vấn đề cải tổ LHQ, vấn đề thực hiện các Mục tiêu Thiên
niên kỷ, thúc đẩy vòng đàm phán Đô-ha. Phong trào cũng cần tham gia tích
cực hơn nữa vào việc xây dựng một cấu trúc kinh tế quốc tế rộng mở, công
bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử, dành những sự hỗ trợ và ưu đãi
thoả đáng để phát triển cho các nước Không liên kết và các nước đang phát
triển khác.
- Cần tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế- xã
hội, phát huy cao độ nội lực của mình đi đôi với tranh thủ nguồn lực quốc tế
qua những mô hình thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế, xã hội hiệu quả như
hợp tác Nam-Nam, Bắc-Nam.
- Hoàn thiện phương thức làm việc của Phong trào để tăng tính hiệu quả,
thiết thực, gia tăng sự phối hợp, đoàn kết, dựa trên việc kiên trì các mục tiêu,
nguyên tắc cơ bản của Phong trào nhất là nguyên tắc đồng thuận.
Những đóng góp của Việt Nam vào thành công của Hội nghị được các
lãnh đạo đánh giá cao. Đây không chỉ là sự khẳng định sự đúng đắn của
đường lối đối ngoại đổi mới của Việt Nam mà thể hiện vai trò và vị thế mới
của Việt Nam trong Phong trào, tạo đòn bẩy thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều
mặt giữa nước ta với các nước đang phát triển. Việt Nam luôn khẳng định lập
57
trường của mình trong Phong trào không liên kết là đấu tranh cho độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chống đói nghèo, cường quyền, áp bức, chiến tranh.
Việt Nam đã, đang và sẽ có những đóng góp quan trọng cho Phong trào
không liên kết, việc tham gia Phong trào nằm trong đường lối đối ngoại độc
lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa
phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Vì
vậy Việt Nam sẽ tham gia tích cực vào phong trào với tất cả sự cố gắng và
khả năng của mình. Những thành công của Việt Nam trong công cuộc đấu
ranh giải phóng dân tộc trước đây và công cuộc đổi mới đất nước ngày nay là
những kinh nghiệm quý báu đóng góp cho Phong trào không liên kết, các
nước thành viên đánh giá cao những kinh nghiệm đó và vai trò của Việt Nam
đối với Phong trào.
2.6. VIỆT NAM TRÊN LỘ TRÌNH GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG
MẠI THẾ GIỚI (WTO)
Đối với Việt Nam các vấn đề chung quanh Hiệp định chung về thương
mại và thuế quan (GATT) đến WTO là những đại sự không chỉ thuộc phạm vi
quan tâm của riêng ngành thương mại. Dưới ánh sáng của công cuộc đổi mới,
trước tất cả sự phức tạp trên lĩnh vực quan hệ kinh tế đối ngoại, với yêu cầu
mới rất cao của sự phát triển đất nước theo định hướng XHCN, chúng ta
không thể không đến với các thể chế kinh tế đa phương, trong đó có WTO,
một cách thực tế hơn nhằm tiếp tục xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ
và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới.
2.6.1. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO
WTO là một tổ chức thương mại toàn cầu lớn nhất trên thế giới. Gia
nhập WTO là gia nhập một "sân chơi" chung và lớn nhất toàn cầu chứ hoàn
toàn không phải gia nhập một hiệp hội kinh doanh, buôn bán để có thể giàu
lên hay nghèo đi trong cuộc buôn bán này. Đây là một "sân chơi" bình đẳng,
58
mọi người đều bình đẳng trong cả đón nhận cơ hội lẫn phải đối mặt với thách
thức. WTO chỉ tạo môi trường với những "luật chơi" và những cơ hội, thắng
thua, giàu lên hay nghèo đi tùy thuộc vào các đối tác trong "cuộc chơi" này
phải có "cách chơi" thích hợp (và tất nhiên là phải đúng luật) để giảm thiểu
những mặt bất lợi, khai thác tối đa những cơ hội và khả năng cạnh tranh vốn
có; phải chấp nhận bất bình đẳng với những đối thủ không cùng hạng để tìm
ra "cách chơi chung" và "cách chơi riêng" với các đối tác. Nếu mỗi đối tác
đều có chiến lược, giải pháp tốt thì đây sẽ là một "cuộc chơi" mà tất cả các
bên tham gia đều có lợi, không có kẻ thua, người thắng - tất cả đều thắng.
Việc tuân thủ thực hiện các cam kết của WTO sẽ tạo nhiều thời cơ và
thuận lợi mới cho Việt Nam. Song, những thời cơ và thuận lợi mà WTO mang
lại chỉ là những tiềm năng và chỉ trở thành hiện thực nếu chúng ta chủ động
nắm bắt được thời cơ, biến nó thành hiện thực. Với nhận thức rõ ràng như
vậy, có thể thấy Việt Nam có một số cơ hội và thuận lợi khi gia nhập WTO
như sau:
Thứ nhất, xuất khẩu sẽ được tăng cường thông qua việc giải quyết vấn
đề tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ của các thành viên WTO; đồng
thời thực hiện chiến lược kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu, Việt Nam đã xây
dựng được một loạt các ngành hàng có năng lực sản xuất lớn, có sức cạnh
tranh mạnh và kim ngạch xuất khẩu cao trên thế giới. Khi gia nhập WTO,
Việt Nam sẽ có khả năng mở rộng xuất khẩu những mặt hàng có tiềm năng
nhờ thành quả của các cuộc đàm phán giảm thuế và hàng rào phi thuế quan,
tăng cường tiếp cận thị trường cũng như các quy định của WTO về tự do hóa
và thuận lợi hóa thương mại.
Thứ hai, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng cao. Việc
cắt giảm thuế, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ
giúp môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh
59
hơn. Trước sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước không còn sự lựa
chọn nào khác sẽ phải vươn lên để tự hoàn thiện mình, nâng cao tính hiệu quả
và sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Ngoài ra, giảm thuế và loại bỏ các hàng rào
phi thuế quan cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố đầu vào với
các chi phí hợp lý hơn, từ đó có thêm cơ hội để nâng cao sức cạnh tranh
không những ở trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.
Thứ ba, việc tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO cũng
sẽ tạo điều kiện để Việt Nam hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật theo
hướng minh bạch hơn, ổn định hơn và dễ dự đoán; hoàn thiện cơ chế thị
trường, cải cách hành chính và cải cách các doanh nghiệp trong nước, tiếp thu
khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo cán bộ quản lý và cán
bộ kinh doanh năng động, sáng tạo,... tạo thế và lực cho Việt Nam trên trường
quốc tế. Gia nhập WTO cũng tạo điều kiện để Việt Nam không bị đối xử như
một nền kinh tế phi thị trường trong các vụ tranh chấp thương mại như hiện
nay. Việt Nam sẽ có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc
hoạch định chính sách thương mại toàn cầu và có cơ hội tham gia trong việc
xây dựng một khung khổ hợp tác thương mại thế giới công bằng và hợp lý
hơn.
Thứ tư, Việt Nam có một số lợi thế về nguồn lực con người, về đội ngũ
người lao động khéo tay, thông minh, chăm chỉ cần cù; có vị trí địa - chiến
lược trên bản đồ kinh tế thế giới và khu vực; có nguồn tài nguyên đa dạng,
phong phú với tiềm năng trữ lượng lớn, do vậy, xét trên tổng thể, nếu những
lợi thế đó được phát huy tối đa, chúng ta sẽ vượt qua những khó khăn, thách
thức, tạo ra năng lực cạnh tranh trong hoàn cảnh mới và giành được vị thế
vững chắc trên thị trường quốc tế.
Thứ năm, nhờ có môi trường cạnh tranh, cơ sở và công cụ pháp lý lành
mạnh, thông thoáng hơn mà các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
60
nhỏ và vừa có thể bảo vệ quyền lợi và hoạt động chính đáng của mình trong
cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, nhất là sử dụng được cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO. Khi gia nhập WTO, tùy thuộc vào sự chủ động của
mình mà các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tự hoàn thiện, nâng cao năng
lực cạnh tranh và mở rộng thị trường, vươn xa và vươn rộng hơn. Điều đó
cũng đúng đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và kinh doanh ở nước
ta. Đây là nhân tố vừa là cơ hội nhưng cũng lại vừa là thách thức.
Gia nhập WTO, chúng ta có nhiều thời cơ, thuận lợi, nhưng đồng thời,
cũng gặp một số khó khăn, thách thức và một số tác động không thuận.
Một là, năng lực cạnh tranh yếu kém của các doanh nghiệp, các ngành
hàng hóa và dịch vụ. Nền kinh tế nước ta ở trình độ phát triển thấp, đang
trong quá trình chuyển đổi; kinh tế thị trường mới còn đang ở giai đoạn phát
triển sơ khai, các yếu tố cơ bản, đồng bộ của thị trường chưa phát triển đầy
đủ... dẫn đến khả năng kinh doanh và sức cạnh tranh của các chủng loại hàng
hóa dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Thị trường tiêu thụ
hàng hóa của ta trên thế giới rất hạn hẹp, dễ bị thôn tính. Trong bối cảnh thế
giới tự do buôn bán, tự do đầu tư, Việt Nam ở vào thế yếu, rất dễ trở thành
nơi tiêu thụ hàng hóa của nước ngoài. Muốn có thị trường toàn cầu thì Việt
Nam phải mở cửa thị trường nội địa cho các nước. Đây là thách thức lớn đối
với các doanh nghiệp Việt Nam, bởi các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là
vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh kém.
Hai là, các vấn đề liên quan đến chính sách ổn định vĩ mô và hoàn thiện
khuôn khổ luật pháp. Trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường, khi
tham gia WTO, có thể một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của đất nước sẽ phụ thuộc
mạnh vào các diễn biến trên trường quốc tế và khu vực. Vấn đề tỷ giá, lạm
phát, cán cân thanh toán, ngân sách thâm hụt... sẽ có những diễn biến phức
tạp, đòi hỏi có sự chỉ đạo chặt chẽ và uyển chuyển. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực
61
để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến kinh tế và thương mại, Việt
Nam vẫn còn nhiều việc phải làm khi gia nhập WTO. Trước hết, phải liên tục
hoàn thiện các quy định về cạnh tranh để bảo đảm một môi trường cạnh tranh
lành mạnh và công bằng khi hội nhập nhằm thúc đẩy tính năng động và khả
năng thích ứng nhanh - yếu tố quyết định sự thành bại của chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và bố trí nguồn lực. Đồng thời, những cam kết mở cửa thị trường của
ta là cam kết theo lộ trình nên tiến trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sẽ còn
tiếp tục diễn ra trong một thời gian dài.
Ba là, tham gia WTO cũng cần lường trước những tác động xấu ngoài
kinh tế, nhất là các vấn đề xã hội như thu nhập, lao động, việc làm, chênh lệch
thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng miền, các vấn đề về môi
trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,v.v... Đặc biệt, vấn đề an sinh xã hội
sẽ phức tạp do phải cắt giảm lao động trong nhiều ngành nghề, do doanh
nghiệp làm ăn không hiệu quả phải phá sản. Đây là một vấn đề mà hầu như
nước nào mới gia nhập WTO cũng đều gặp phải.
Bốn là, thách thức về nguồn lực. Cần phải có một đội ngũ cán bộ đủ
mạnh, ở mọi cấp từ trung ương đến địa phương, từ khu vực nhà nước đến các
doanh nghiệp. Đây cũng là một thách thức to lớn đối với nước ta do phần
đông cán bộ của ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành một nền kinh tế
mở, có sự tham gia của yếu tố nước ngoài. Nếu không có sự chuẩn bị từ bây
giờ, thách thức sẽ được chuyển thành khó khăn dài hạn rất khó khắc phục.
Ngoài ra, để tận dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và tham
gia có hiệu quả vào các cuộc đàm phán trong tương lai của tổ chức này, chúng
ta cần phải có một đội ngũ thông thạo quy định và luật lệ của WTO, có kinh
nghiệm và kỹ năng đàm phán quốc tế. Thông qua đàm phán gia nhập WTO,
chúng ta đã từng bước xây dựng được đội ngũ cán bộ này, nhưng nhìn chung
còn thiếu nhiều.
62
Mỗi bước đi trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, sự thận trọng là
cần thiết, nhưng không thể chậm trễ, bởi Việt Nam đã là một trong những
nước cuối cùng gia nhập WTO. Tất nhiên sẽ có những mất mát về lợi ích
trước mắt, song về lâu dài đó chính là con đường để phát triển, là cơ chế để
chúng ta giải quyết những vấn đề khó khăn của kinh tế trong nước một cách
hiệu quả. Bài toán về "được", "mất" xét ở cấp độ lợi ích quốc gia đã rõ ràng.
Nhưng không vì thế, chúng ta vội vàng bất chấp mọi giá, nhưng rõ ràng phải
khẩn trương. Thời gian không chờ đợi chúng ta
Chúng ta đã tham gia vào AFTA và APEC, cũng như hàng loạt các tổ
chức đa phương khác với đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm, điều đó cũng sẽ
diễn ra với WTO, bởi xét cho kỹ, đó cũng là cái đích hết sức quan trọng trên
con đường chủ động hội nhập kinh tế quốc tế vì sự phát triển và phồn vinh
của đất nước.
2.6.2. Tiến trình Việt Nam gia nhập WTO
Đàm phán gia nhập WTO diễn ra trên 2 kênh: Kênh đa phương (đàm
phán việc tuân thủ các hiệp định của WTO) và kênh song phương (đàm phán
mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ).
Đàm phán đa phương
Việt Nam nộp đơn gia nhập và được công nhận là quan sát viên của Hiệp
định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT-tiền thân của WTO) vào
tháng 6 năm 1994. Ngày 4 tháng 1 năm 1995, ngay trong ngày đầu mở cửa
của mình, WTO đã tiếp nhận đơn xin gia nhập của Việt Nam. Kể từ đó, Việt
Nam đã chủ động tiến hành những bước đi cần thiết để gia nhập tổ chức này.
Ngày 31 – 1 – 1995, Ban công tác của WTO về việc Việt Nam gia nhập WTO
được thành lập. Tiếp đó, ngày 30 – 11 – 1995, thủ tướng Chính phủ có công
văn số 335/QHQT giao cho Bộ Thương mại phối hợp với bộ ngành chuẩn bị
đàm phán gia nhập tổ chức này.
63
Tháng 8 – 1996, Việt Nam đã hoàn thành “Bị Vong lục về Chế độ ngoại
thương của Việt Nam” (trình bày về hệ thống chính sách thương mại – kinh tế
của Việt Nam) và gửi tới Ban thư ký WTO để chuyển tới các thành viên của
Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (gọi tắt là Ban công tác) để
xem xét. Tất cả các thành viên đều có thể tham gia nhóm công tác này. Ban là
tổ chức chịu trách nhiệm thụ lý đơn xin gia nhập.
Bị vong lục không chỉ giới thiệu tổng quan về nền kinh tế, các chính
sách kinh tế vĩ mô, cơ sở hoạch định và thực thi chính sách, mà còn cung cấp
các thông tin chi tiết về chính sách lên quan tới thương mại hàng hóa, dịch vụ
và quyền sở hữu trí tuệ. Sau khi nghiên cứu “Bị Vong lục về chế độ ngoại
thương Việt Nam” nhiều thành viên đã đặt ra các câu hỏi yêu cầu Việt Nam
trả lời nhằm làm rõ chính sách, bộ máy quản lý và thực thi chính sách của
Việt Nam.
Việt Nam đã trả lời khoảng 2.600 nhóm câu hỏi do các thành viên WTO
đưa ra và đã thông báo hàng chục ngàn trang văn bản cho các thành viên WTO
về hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực thuế, đầu tư,
nông nghiệp, thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ…
Theo quy định của WTO, khi việc xem xét của Ban công tác đã có
những bước tiến đáng kể, nước xin gia nhập có thể bắt đầu các cuộc đàm
phán.
Đàm phán WTO được thành lập theo quyết định số 296/TTG ngày 7 – 5
– 1997 của Chính phủ do Thứ trưởng Bộ Thương mại làm trưởng đoàn.
Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển phát biểu tại
phiên họp thứ nhất Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO diễn ra tại
Giơnevơ từ 27 đến 28 – 7 – 1998. Ngay trong phiên họp này Việt Nam đã
chuyển đến Ban thư ký 1500 câu trả lời về thương mại, dịch vụ và sở hữu trí
tuệ có liên quan đến thương mại.
64
Từ ngày 2 đến ngày 12 – 12 – 2003, tiến hành phiên thứ 7 đàm phán gia
nhập WTO của Việt Nam. Ở phiên đàm phán này, Việt Nam trình Bản chào
lần 3 về chính sách thương mại của Việt Nam. Kết quả của Vòng đàm phán
thứ 7 được coi là bước tiến nhảy vọt giúp Việt Nam tiến nhanh vào WTO. Ở
phiên thứ 7 đã chuyển sang giai đoạn bàn thảo “Một số yếu tố của dự thảo báo
cáo gia nhập WTO”. Qua nhiều vòng đàm phán trước đó, đây là lần đầu tiên
Ban công tác của WTO chính thức nêu ra các điều kiện gia nhập WTO cho
Việt Nam. Tại vòng đàm phán này đã thảo luận hai vấn đề lớn:
+ Việt Nam cung cấp thêm các thông tin về cơ chế thương mại của Việt
Nam hiện tại và tương lai, mức độ đáp ứng yêu cầu của WTO. Cam kết mức
giảm thuế nhập khẩu thêm 45% xuống còn 22%.
+ Các cam kết hội nhập của Việt Nam vào WTO phải được xem xét
trong bối cảnh Việt Nam là nước nghèo, trình độ phát triển thấp nên giai đoạn
chuyển tiếp của Việt Nam dài hơn và được quyền trợ cấp cho hàng phi nông
sản xuất khẩu. Việt Nam đề nghị giữ trợ cấp nông sản xuất khẩu ở mức hiện
hành và sẽ cắt giảm theo quy định của WTO.
Vòng đàm phán thứ 8 diễn ra vào tháng 6 – 2004, Việt Nam đã đưa ra
các cam kết:
+ Thức hiện ngay nghĩa vụ MFN ngay sau khi gia nhập WTO đối với cả
hàng hóa và dịch vụ.
+ Thực hiện Nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong
nước và hàng nhập khẩu theo lộ trình cụ thể (hiện nay, thuế tiêu thụ đặc biệt
đánh vào ô tô sản xuất trong nước là 25%, còn ô tô nhập khẩu là 80%; thuốc
lá sử dụng nguyên liệu nội địa được áp mức thuế thấp hơn so với thuốc lá sử
dụng nguyên liệu nhập khẩu).
+ Việt Nam tuyên bố bãi bỏ ngay việc trợ cấp xuất khẩu cà phê khi gia
nhập WTO; còn đối với các loại nông sản khác, bãi bỏ 3 năm kể từ khi gia nhập.
65
+ Về hiệp định vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ trừ một, hai nghĩa vụ
chúng ta cần thời gian để nâng cao năng lực quản lý (khoảng 2 năm), còn lại
các nghĩa vụ khác đều tuân thủ.
+ Về việc trợ cấp khác có liên quan đến hàng công nghiệp, Việt Nam đã
tuyên bố: trợ cấp gắn với tỉ lệ nội địa hóa sẽ xóa ngay từ thời điểm gia nhập;
các hình thức trợ cấp như từ ngân sách sẽ xóa bỏ trong vòng 5 năm kể từ khi
gia nhập.
+ Việt Nam cam kết mở của thị trường cho doanh nghiệp Hoa Kỳ lúc
nào (theo lộ trình của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ) thì sẽ mở cửa cho các
nước thành viên của WTO khi ấy.
+ Việt Nam chấp nhận giảm thuế nhập khẩu bình quân thêm 4% so với
lần chào ở phiên họp thứ 7, thuế nhập khẩu bình quân còn 18%.
+ Việt Nam câm kết thực hiện đầy đủ ngay từ khi gia nhập các Hiệp định
về Sở hữ trí tuệ (TRIPS); Hiệp định về các biện pháp đầu tư có liên quan đến
đầu tư (TRIMS); Hiệp định về định giá hải quan; Hiệp định về các rào cản kỹ
thuật đối với thương mại (TBT).
Từ ngày 7 – 12 – 2004, Việt Nam tham gia vòng đàm phán thứ 9.Ở vòng
đàm phán đa phương này, Việt Nam và Tổ đàm phán thực hiện 3 công việc:
+ Thứ nhất, rà soát lại bản dự thảo báo cáo của Ban công tác về việc Việt
Nam gia nhập WTO.
+ Thứ hai, là thực hiện hỏi – đáp xung quanh việc minh bạch hóa chính
sách của Việt Nam để đánh giá khả năng thực thi các cam kết gia nhập.
+ Thứ ba, các thành viên nghe lộ trình ban hành các văn bản pháp luật
mới của Việt Nam để thực thi các Hiệp định của WTO.
Ở vòng đàm phán thứ 9, Việt Nam cam kết xóa bỏ trợ cấp đối với các
loại nông sản sau khi gia nhập. Với lý do “nền kinh tế Việt Nam đang phát
triển ở trình độ thấp”, Việt Nam đưa ra đề nghị cần có một số nhân nhượng và
có giai đoạn quá độ trong một số lĩnh vực.
66
Tháng 10 – 2006 Việt Nam hoàn tất đàm phán đa phương tốt đẹp với các
nước. Cuộc đàm phán trước đó diễn ra căng thẳng và tưởng chừng không thể
kết thúc được cho đến phút chót. Tại các phiên 14 và 15 (tháng 10 – 2006),
Việt Nam đã giải quyết dược toàn bộ các vấn đề đa phương còn tồn đọng giữa
Việt Nam với một số đối tác, hoàn tất về cơ bản đàm phán gia nhập WTO,
việc gia nhập WTO của Việt Nam được tổ chức vào ngày 7 – 11 – 2006.
Đàm phán song phương
Đàm phán song phương là đàm phán giữa Việt Nam (nước xin gia nhập)
với từng thành viên khác nhau của WTO bởi vì các nước thành viên có những
lợi ích thương mại và yêu cầu, toan tính khác nhau. Về mặt bản chất, khi gia
nhập WTO, Việt Nam có quyền tiếp cận thị trường của tất cả các thành viên
WTO, được hưởng quyền ngang với các thành viên khác của WTO, trong đó
bao gồm cả việc được hưởng những kết quả đàm phán giữa các thành viên
khác với nhau, theo nguyên tắc tối huệ quốc của WTO. Mặt khác, Việt Nam
cũng phải đưa ra mức thuế suất thấp và loại bỏ các hàng rào phi thuế để các
thành viên khác với nhau tiếp cận được thị trường Việt Nam. Đồng thời, Việt
Nam phải cam kết tuân thủ các quy định trong các hiệp định của WTO liên
quan đến việc mở thị trường cho các đối tác thương mại. Do vậy, nói một
cách khác, một cuộc đàm phán song phương nhằm xác định các lợi ích mà các
thành viên của WTO có thể thu được từ việc gia nhập của một thành viên
mới. Khi các cuộc đàm phán song phương kết thúc, và Việt Nam trở thành
thành viên WTO, các cam kết qua các cuộc đàm phán sẽ trở thành cam kết áp
dụng cho tất cả các thành viên WTO. Có khoảng 28 đối tác có yêu cầu đàm
phán song phương với Việt Nam. Tính đến ngày 30 – 10 – 2005, Việt Nam đã
kết thúc đàm phán với 21 đối tác. Khi bước vào giai đoạn đàm phán, nước xin
gia nhập cũng bắt đầu đưa ra Bản chào. Bản chào là danh mục những cam kết
về thuế quan, về thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ… đáp ứng yêu cầu
67
của các nước thành viên Nhóm công tác. Bản chào là cơ sở để tiến hành các
cuộc đàm phán mở của thị trường. Sau một quá trình đàm phán, các cam kết,
nghĩa vụ đưa ra trong Bản chào này sẽ trở thành những cam kết chính thức
khi kết thúc đàm phán.
Đầu năm 2002, Việt Nam gửi Bản chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ
tới WTO và bắt đầu tiến hành đàm phán song phương với một số thành viên
trên cơ sở bản chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ. Tính đến tháng 12 –
2005, Việt Nam đã đưa ra Bản chào thứ tư.
Ngày 9 – 10 – 2004 Việt Nam và E
đạt thỏa thuận về việc Việt Nam
gia nhập WTO.
Ngày 9 – 6 – 2005 Việt Nam và Nhật Bản đạt được thỏa thuận cơ bản về
vấn đề mở đường cho Việt Nam sớm gia nhập WTO.
Ngày 12 – 6 – 2005, Việt Nam cử một phái đoàn đàm phán sang
Washington trước thềm chuyến thăm Mỹ chính thức của Thủ tướng phan Văn
Khải với quyết tâm đi đến kết thúc đàm phán song phương.
Ngày 18 – 7 – 2005, Việt Nam và Trung Quốc đạt thỏa thuận về việc mở
của thị trường Việt Nam gia nhập WTO.
Ngày 31 – 5 – 2006, ký thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương với
Mỹ - nước cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương.
Theo thông lệ Ban công tác đã kết thúc việc xem xét chế độ ngoại
thương của nước xin gia nhập, đồng thời các cuộc đàm phán đa phương và
song phương về mở của thị trường đã kết thúc, Ban công tác sẽ dự thảo một
Báo cáo gia nhập của các nước xin gia nhập, bao gồm một Nghị định thư gia
nhập và các danh mục ghi các cam kết các nước xin gia nhập (là tổng hợp kết
quả của các thỏa thuận trog các phiên đàm phán đa phương và các cam kết
trong các phiên đàm phán song phương).
Các văn bản này được trình lên Đại hội đồng hoặc Hội nghị bộ trưởng.
Nghị định thư gia nhập của Việt Nam được Tổng giám đốc WTO và Chính
68
phủ Việt Nam ký và Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Phó Thủ tướng
kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Chính
phủ ta tham dự Lễ kết nạp Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
WTO. Tại Lễ gia nhập ngày 7 – 11 – 2006, Phó Thủ tướng và các thành viên
WTO sẽ chứng kiến việc ký Nghị định thư gia nhập giữa Bộ trưởng Thương
mại Trương Đình Tuyển và Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy.
2.7. QUAN HỆ VIỆT NAM – LIÊN HỢP QUỐC (UN)
2.7.1. Hoạt động của Việt Nam trong LHQ
Việt Nam chính thức gia nhập LHQ ngày 20 – 9 – 1977. Trong quá trình
đổi mới, quan hệ Việt Nam và LHQ ngày càng sâu rộng hơn. Hệ thống phát
triển của LHQ vẫn tiếp tục hỗ trợ chúng ta trên nhiều lĩnh vực cấp thiết trong
thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa như đảm bảo phát triển bền
vững và tăng cường khả năng hội nhập quốc tế của Việt Nam, giúp nâng cao
năng lực, thể chế luật pháp, cải cách hành chính, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ
môi trường… cũng như đối phó với nhiều vấn đề xã hội phức tạp như phòng
chống ma túy, HIV/AIDS, dịch bệnh, thiên tai… Nguồn vốn, tri thức, kinh
nghiệm từ hệ thống điều phối viên và tổ chức phát triển LHQ tại Việt Nam
trong những năm qua là một trong những nguồn ngoại lực quan trọng giúp
Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ, trong đó có việc thực hiện Các Mục tiêu
Phát triển Thiên niên kỷ do LHQ đề ra.
Về phần mình, Việt Nam cũng tích cực đóng góp vào tiếng nói chung
yêu cầu LHQtăng cường trợ giúp về phát triển cho các nước đang phát triển,
yêu cầu các nước phát triển thực hiện cam kết dành 0,7% GDP của họ viện trợ
phát triển cho các nước đang phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa
các nước đang phát triển vào thị trường của nước họ và đòi giảm nợ cho các
nước nghèo.
Tại LHQ, Việt Nam làm rõ đường lối đổi mới, chính sách đối ngoại độc
lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, làm bạn và là đối tác tin cậy
69
với tất cả các nước của Nhà nước ta; đấu tranh chống lại những mưu toan, ý
đồ lợi dụng LHQ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước; ra sức tranh
thủ sự giúp đỡ của LHQ về vốn và kỹ thuật phục vụ cho công cuộc phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của Việt Nam
và đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển của chính tổ chức này.
Là một nước đang phát triển, Việt Nam càng coi trọng vai trò của LHQ
trong lĩnh vực kinh tế, phát triển. Vì vậy, Việt Nam đã tham gia ngày một đầy
đủ và thực chất vào các cơ chế hoạch định chính sách của LHQ, chủ động
tham gia bàn bạc, đề xuất hướng xử lý giải quyết, chủ động đối thoại và có
những đóng góp, sáng kiến cụ thể, có ý nghĩa thực tiễn vào công việc của
LHQ, trong vấn đề cải tổ hệ thống LHQ và trong nhiều lĩnh vực cụ thể như
xoá đói giảm nghèo, phát triển xã hội, môi trường, an ninh lương thực, tài
chính cho phát triển, nhà ở, nhân quyền, dân số và phát triển, phụ nữ, trẻ em,
chống phân biệt chủng tộc, phòng chống HIV/AIDS… Những tham gia và
đóng góp của chúng ta đã được LHQ đánh giá cao, thể hiện ở việc Việt Nam
được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ năm 1997, 2000 và 2003, Chủ
tịch Đại hội đồng Tổ chức Nông lương (FAO) khoá 33 (2005), Phó chủ tịch
Hội đồng chấp hành tổ chức UNDP/UNFPA (2000-2002); lần đầu tiên Việt
Nam được bầu Hội đồng Kinh tế- Xã hội (ECOSOC), cơ quan quan trọng
nhất của LHQ về các vấn đề kinh tế - xã hội, nhiệm kỳ 1997-2000; Việt Nam
được bầu vào Ban chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
(UNESCO) tháng 10-2001; Uỷ ban Nhân quyền (2001-2003), Hội đồng thống
đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (1991-1993, 1997-1999 và
2003-2005), Hội đồng điều hành Liên minh Bưu chính thế giới (1999-2004),
Liên minh Viễn thông quốc tế (1994-2006). Việc Việt Nam được LHQ công
nhận là một trong những nước thí điểm thực hiện mô hình “Một LHQ” là
đóng góp tích cực của Việt Nam vào tiến trình cải tổ hoạt động của LHQ
70
trong lĩnh vực phát triển đồng thời sẽ là động lực thúc đẩy khuôn khổ hợp tác
giữa Việt Nam và LHQ trong giai đoạn 2006-2010.
Việt Nam đã tảnh thủ được nhiều dự án đào tạo quản lý, nâng cao trình
độ kỹ thuật sản xuất, phát triển nguồn nhân lực, khao học kỹ thuật cũng như
giải quyết một số vấn đề xã hội, với tổng số viện trợ của hệ thống phát triển
của LHQ trên 2 tỷ đôla Mỹ, trong đó từ năm 1991 – 2000 là hơn 630 triệu
đôla Mỹ.
Việt Nam tích cực tham gia nhiều diễn đàn đa phương quốc tế quan
trọng tổ chức trong và ngoài khuôn khổ LHQ thảo luận và tìm giải pháp cho
các vấn đề toàn cầu, trong đó có các hội nghị quốc tế về môi trường, phát
triển, bảo vệ quyền trẻ em, bình đẳng giới. Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự
Hội nghị thế giới về phụ nữ lần thứ IV họp tại Bắc Kinh, đã tham gia đóng
góp vào xây dựng chương trình hành động tăng cường sự bình đẳng nam nữ
trên thế giới. Tháng 10 – 1995, Chủ tịch nước Lê Đức Anh dự phiên họp đặc
biệt kỷ niệm 50 năm ngày thành lập LHQ.
2.7.2. Việt Nam trong quá trình vận động tham gia Hội đồng Bảo an
LHQ
Trong các hoạt động của Việt Nam tại LHQ sau những năm 90 thì sự
kiện tháng 2 – 1997, Việt Nam tranh cử vào HĐBA LHQ là một hoạt động
ngoại giao nổi bật nhất cùng với những thành công của nó.
Quyết định này là một bước triển khai cao hơn nữa đường lối đối ngoại
đổi mới, thể hiện sự phát triển hợp lý và lôgic của quá trình đổi mới tư duy
đối ngoại Việt Nam. Đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng
hóa nhiều thành tựu đối ngoại và bước đầu hoàn thiện với các chủ trương,
chính sách, phương châm xử lý hướng tới và coi trọng hơn ngoại giao đa
phương bên cạnh ngoại giao song phương. Đây là điều kiện định hướng để
Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa hội nhập vào các tổ chức quốc tế, nhất là tham
71
gia vào một cơ quan có tầm cỡ như HĐBA. Những thành tựu ngoại giao đa
phương đã cho thấy hướng đi đúng đắn và cần thiết phải vươn tới mục tiêu
cao hơn nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đồng thời thế và lực của Việt Nam đã mạnh hơn tạo ra khả năng thực tế để
Việt Nam tham gia vào HĐBA.
Việt Nam đã triển khai chiến dịch vận động toàn diện, mọi lúc mọi nơi,
mạnh mẽ, nhiều cấp và tranh thủ sự ủng hộ của tất cả các nước, các khu vực.
Vận động trên diễn đàn đa phương
Việt Nam đã tận dụng các diễn đàn đa phương như ASEAN, ASEM, các
nhóm nước không liên kết như đã kể trên để tuyên truyền về chính sách chung
của Việt Nam, góp phần làm cho thế giới hiểu rõ hơn về Việt Nam, tạo sự tin
cậy nhằm giành được sự ủng hộ của các nước.
Theo kinh nghiệm của nhiều nước, năm trước khi diễn ra cuộc họp bầu
là thành viên không thường trực ở Đại hội đồng sẽ là năm quyết định. Năm
2006 là năm ta gặt hái được nhiều thắng lợi trên các mặt trận đối ngoại. Việt
Nam đăng cai tổ chức Hội nghị APEC 2006, Việt Nam đã đưa ra vấn đề Việt
Nam ứng cử là thành viên không thường trực HĐBA ra vận động tại diễn đàn
tập trung nhiều quốc gia có tiếng nói quan trọng này. Trong phát biểu của Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn đầu tư APEC 2006, Thủ tướng đã
khẳng định nỗ lực của Việt Nam trong việc đẩy mạnh hơn nữa tiến trình chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện nhất quán chủ trương, mong muốn là
bạn, là đối tác tin cậy của các quốc gia, các dân tộc vì hòa bình hữu nghị, hợp
tác bình đẳng cùng có lợi, cùng phát triển và thông báo về việc Việt Nam đã
là “nước duy nhất được các nước châu Á tiến cử làm Ủy viên không thường
trực của HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008 – 2009”.
Việt Nam tích cực đóng góp cho phong trào chung và cho các hoạt động
của LHQ. Đây chính là cách tốt nhất để Việt Nam tạo uy tín và độ tin cậy đối
72
với bạn bè quốc tế. Tại các Diễn đàn quốc tế, Việt Nam đã đưa ra được nhiều
sáng kiến được cộng đồng đánh giá cao như: Chương trình hành động Hà Nội
tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 6; chủ động đề xuất và triển khai sáng kiến
về “chương trình xây dựng hành lang Đông – Tây” nhằm đẩy nhanh sự phát
triển của các vùng nghèo liên quốc gia dọc hành lang các nước Mianma, Lào,
Campuchia, Thái Lan, miền Trung Việt Nam [1]. Việt Nam cũng xem xét
việc từng bước tham gia các hoạt động giữ gìn hòa bình của LHQ, tham gia
giải quyết hòa bình các tranh chấp trong khu vực (tham gia các hoạt động tái
thiết, viện trợ nhân đạo sau xung đột…), qua đó chứng tỏ sự nhiệt tình và khả
năng tham gia các hoạt động ở LHQ.
Thúc đẩy các mối quan hệ song phương tạo cơ sở để vận động các nước
Vận động ở cấp độ song phương rất quan trọng vì mỗi nước thành viên
đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau. Việt Nam đã tích cực tham gia
vận động tất cả các nước, kể cả nước lớn và nước nhỏ và vừa, cả nước phát
triển và nước đang phát triển. Đại hội X đã không đề cập đến thứ tự ưu tiên
các đối tượng mà Việt Nam có quan hệ [11]. Điều này thể hiện sự linh hoạt
của chính sách đối ngoại của Việt Nam. Trong bối cảnh tình hình thế giới
luôn biến đổi, các hình thức tập hợp lực lượng trên thế giới cũng đa dạng và
linh hoạt hơn, Việt Nam cũng đã có những điều chỉnh thích hợp.
Tuy nhiên để vận động đạt hiệu quả cao nhất, Việt Nam đã vừa phân loại
đối tượng, vừa coi trọng tất cả các nước. Việt Nam luôn cố gắng duy trì mối
quan hệ với tất cả các nước lớn, đặc biệt là các nước P5 (Trung Quốc, Pháp,
Nga, Anh, Mỹ), đây là những nước có tiếng nói quan trọng, dễ gây ảnh hưởng
cho nhiều nước khác; với nước láng giềng và khu vực, là những nước gần gũi
và có quan hệ lâu đời với ta, ta khẳng định mối quan hệ hữu nghị truyền thống
đã có cơ sở vững chắc, đồng thời xây dựng lòng tin, tạo uy tín để có thể nhận
được đề cử từ khu vực.
73
Công tác tuyên truyền đối ngoại ngày càng được nâng cao cả về chiều
rộng và chiều sâu nhằm giúp thế giới hiểu rõ hơn về Việt Nam, nâng cao hình
ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Trong lĩnh vực này phải đề cập đến
vai trò quan trọng của các phương tiện thông tin truyền thông.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ cả trên diễn đàn đa phương và song
phương, Việt Nam đã sớm gặt hái được thành công trong việc vận động tham
gia vào HĐBA LHQ, thể hiện mong muốn tham gia đầy đủ của Việt Nam vào
các diễn đàn đa phương trên thế giới, góp phần phát triển đất nước và nâng
cao vị thế của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
74
Tiểu kết chương 2
Qua những tổ chức và các diễn đàn đa phương chính đã phân tích ở trên,
việc Việt Nam hội nhập quốc tế là cần thiết, phù hợp với xu thế chung của
toàn cầu. Thông qua các hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam ở các
diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực cho thấy Việt Nam đã nhanh chóng
thích ứng với điều kiện mới, nắm bắt những cơ hội phát triển đất nước, đồng
thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Điều đó cho thấy việc
nghiên cứu về ngoại giao đa phương là vô cùng cần thiết để đưa ra cái nhìn
tổng quan về tình hình thế giới và trong nước, những hoạt động đa phương
thiết thực của Việt Nam trên các diễn đàn, từ đó rút ra những vai trò và đặc
điểm của ngoại giao đa phương thời kỳ 1986 – 2006, phục vụ cho việc nghiên
cứu sâu hơn về ngoại giao đa phương cũng như công cuộc đổi mới trong giai
đoạn hiện nay.
75
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM,VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNGVIỆT NAM
THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 2006)
3.1. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM THỜI KỲ
ĐỔI MỚI (1986 – 2006)
Thứ nhất, hoạt động ngoại giao đa phương Việt Nam thời kỳ 1986 –
2006 diễn ra trong bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước bao gồm cả
những cơ hội và thách thức. Xuất phát từ nhu cầu đó, Đảng đã kịp thời đề ra
đường lối đối ngoại đổi mới, trong đó bao gồm cả chính sách mở rộng hoạt
động ngoại giao đa phương. Chính sách mà Đảng đề ra đúng đắn và phù hợp
với yêu cầu thực tiễn của đất nước, trong khi các nước đều lần lượt tham dự
vào tiến trình hội nhập quốc tế thì Việt Nam cũng chủ động hội nhập vào xu
thế chung đó để tận dụng các nguồn lực phát triển đất nước, không bị tụt hậu
so với các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời nâng cao vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế.
Thứ hai, Việt Nam tham gia hoạt động ngoại giao đa phương thế giới
một cách nhanh chóng và liên tục, có chất lượng thể hiện qua việc tham gia
các sân chơi quốc tế rộng khắp – gia nhập và tham gia các tổ chức, diễn đàn,
hiệp định quốc tế đa phương có trách nhiệm. Từ năm 1995 Việt Nam liên tục
tham gia thể chế đa phương và hội nghị đa phương cũng như đăng cai tổ chức
nhiều hội nghị khu vực và quốc tế, trở thành thành viên tích cực của 63 tổ chức
quốc tế trong khu vực và trên thế giới, có quan hệ với 650 tổ chức phi chính
phủ trên thế giới. Đồng thời, Việt Nam ký hàng nghìn điều ước quốc tế đa
phương trên mọi lĩnh vực từ an ninh – chính trị, kinh tế đến văn hóa – xã hội.
Thứ ba, Việt Nam thời kỳ này tỏ ra khá chủ động và tích cựctrong hoạt
động đa phương. Tại các cơ chế đa phương khu vực và toàn cầu như LHQ,
Phong trào không liên kết… Việt Nam đã đối thoại với các nền kinh tế phát
76
triển hơn, phối hợp quan điểm với nhiều nước, trước hết là với các nước đang
phát triển và kém phát triển, đấu tranh đòi đối xử công bằng trong thương mại
quốc tế. Đồng thời, Việt Nam cũng đưa ra nhiều sáng kiến được bạn bè đánh
giá cao. Ngoài ra, Việt Nam đã đảm nhiệm vai trò là chủ tịch của các tổ chức
hoặc diễn đàn đa phương, là nước đăng cai tổ chức các hội nghị của tổ chức,
diễn đàn đa phương nhiều hơn so với thời kỳ trước. Những cơ hội này tạo dấu
ấn cho Việt Nam cả về nội dung và cách tổ chức, nâng cao hình ảnh sâu đậm
về một nước Việt Nam năng động, cởi mở, mến khách và hòa bình.
Thứ tư, ngoại giao đa phương Việt Nam phát triển song song với ngoại
giao song phương, đây là một đặc điểm nổi bật của ngoại giao đa phương thời
kỳ đổi mới. Ở Việt Nam, công tác ngoại giao song phương và đa phương đều
được chú trọng vì ngoại giao song phương là nền tảng để chúng ta mở rộng
quan hệ trong các diễn đàn đa phương, như việc Việt Nam muốn tham gia
một diễn đàn, tổ chức đa phương phải qua một quá trình đàm phán song
phương với các nước thành viên, điều đó có tác dụng tạo ra điều kiện thuận
lợi nhất cho đàm phám đa phương. Ngược lại, khi tham gia các diễn đàn đa
phương có thể chủ động phát triển quan hệ song phương, như việc Việt Nam
tham dự các diễn đàn đa phương là một môi trường rất tốt trong việc cải thiện
mối quan hệ với các nước, nhất là trong trường hợp có xung đột diễn đàn đa
phương sẽ là đầu tàu đối phó với các vấn đề nảy sinh. Có thể nói, quan hệ
song phương và đa phương ở Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho
nhau cùng phát triển.
3.2. VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM THỜI KỲ
ĐỔI MỚI (1986 – 2006)
Quan hệ quốc tế của Việt Nam ngày càng đa dạng. Từ quan hệ chủ yếu
về chính trị với các nước XHCN anh em và một số nước độc lập dân tộc trước
đây, nay nước ta đã mở rộng và phát triển quan hệ với nhiều nước ở tất cả các
77
châu lục, nhiều tổ chức khu vực và quốc tế và các trung tâm kinh tế - chính trị
thế giới trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, khoa học – kỹ thuật, y tế,
giáo dục, văn hóa, xã hội kể cả an ninh và phát triển dưới nhiều hình thức ở
nhiều cấp, nhiều tầng nấc khác nhau. Ngoại giao đa phương có vai trò ngày
càng to lớn và quan trong trong đời sống quốc tế hiện đại. Nó trở thành hình
thức phổ biến, làm thay đổi chất lượng hoạt động ngoại giao. Ngoại giao đa
phương Việt Nam, một bộ phận cấu thành của nền ngoại giao Việt Nam, đã
đóng góp xứng đáng vào những thành tựu của nước ta trong giai đoạn đổi
mới. vai trò của ngoại giao đa phương thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, về an ninh – chính trị, các diễn đàn, tổ chức quốc tế cũng như
khu vực đã tạo ra những cơ chế hợp tác đa phương giúp các nước có thể ngồi
đối thoại nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh, nhất là liên quan đến hòa bình,
an ninh chung, một cuộc đối thoại sẽ tìm ra những giải pháp hợp lý và tích
cực nhất góp phần làm giảm các nguy cơ xung đột trên thế giới để những
quốc gia thành viên trong các tổ chức, diễn đàn đó phát triển một cách tốt
nhất. Các tổ chức quốc tế, khu vực cũng góp phần tạo ra Luật pháp quốc tế,
các chuẩn mực chung cũng như các thỏa thuận/điều ước đa phương, qua đó
thiết lập các trật tự, khuôn khổ cần thiết làm cơ sở thúc đẩy quan hệ quốc tế.
Đối với Việt Nam, cần xác định đối ngoại đa phương là bộ phận rất quan
trọng trong tổng thể chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Đối ngoại đa phương là phương tiện hữu hiệu để triển khai đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hội nhập quốc tế. Các thể
chế, các diễn đàn đa phương là nơi Việt Nam bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích
an ninh và phát triển; nâng cao vị thế của mình trên cơ sở hài hòa với các lợi
ích chung; cùng chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu và xây dựng
quan hệ đối tác bình đẳng, cùng có lợi trên cơ sở đề cao vai trò của luật pháp
quốc tế. Đồng thời đây cũng là nơi để Việt Nam thể hiện tinh thần “Việt Nam
78
là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.
Thông qua các tổ chức, diễn đàn và hội nghị đa phương, Việt Nam có cơ
hội tăng cường tạo dựng lòng tin với các nước. Chẳng hạn như tại các hội
nghị của ASEAN thời gian gần đây cũng đã nêu ra chương trình và biện pháp
hợp tác thông qua tăng cường đối thoại tạo dựng lòng tin và thúc đẩy quan hệ
thân thiện làm giảm thiểu căng thẳng cũng như khả năng xảy ra các xung đột
vũ trang, góp phần giúp Việt Nam và các nước trở nên thông cảm hiểu biết
lẫn nhau hơn. Thêm vào đó, thông qua các cơ chế đa phương (như ASEAN,
ARF) Việt Nam tranh thủ giải quyết các vấn đề an ninh nảy sinh như vấn đề
liên quan đến đảm bảo an ninh biên giới (biến đảo tại biển Đông).
Ngoài ra, ngoại giao đa phương đã đem đến cơ chế đảm bảo an ninh phi
truyền thống cho Việt Nam. Việt Nam tham gia các công ước của LHQ trong
việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống và nhiều công ước, hội
nghị quốc tế về môi trường khác, đặc biệt là Hội nghị thượng đỉnh trái đất về
môi trường và phát triển tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) và hội nghị
thượng đỉnh về phát triển bền vững tại Johannesburg. Việt Nam còn tham gia
nhiều chương trình như chương trình môi trường của LHQ ( NEP), chương
trình LHQ về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên tự nhiên (I CN)…Đối với
vấn đề tội phạm xuyên quốc gia, nhờ có sự hợp tác chặt chẽ với LHQ, tham
gia INTERPOL (1991), cảnh sát các nước ASEAN – ASEANAPOL (1995)
và các văn kiện chống tội phạm xuyên quốc gia trong khuôn khổ ASEAN mà
Việt Nam đã đấu tranh hiệu quả với nhiều loại tội phạm. Lực lượng công an
đã phối hợp xử lý hàng chục nghìn thông tin về đối tượng truy nã quốc tế, đối
tượng khủng bố và nghi khủng bố…
Thứ hai, về kinh tế - thương mại, các thể chế đa phương này đã hỗ trợ
đáng kể cho tiến trình khu vực hóa, toàn cầu hóa đời sống kinh tế thế giới,
thúc đẩy tự do hóa thương mại, tạo dựng luật chơi chung cho hệ thống kinh tế
79
quốc tế, mở rộng thị trường, tại thuận lợi cho sự di chuyển của vốn, tri thức,
lao động… giữa các quốc gia. Đây chính là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của các quốc gia trong các tổ chức quốc tế. Các tổ chức quốc tế là nền tảng
cho quá trình liên kết, nhất thể hóa các nền kinh tế khu vực…
Nhờ ngoại giao đa phương Việt Nam đã tranh thủ được những điều kiện
quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước. Đầu tiên là trong lĩnh vực
vay vốn ưu đãi. Việt Nam đang có quan hệ tốt với các tổ chức tài chính đa
phương thế giới và khu vực. Nhờ quan hệ với Ngân hàng Thế giới , Quỹ tiền
tệ quốc tế hay Ngân hàng Phát triển châu Á, Việt Nam nhận được hỗ trợ phục
vụ các mục tiêu của đất nước.Việc tiếp cận và tận dụng tốt các nguồn vay ưu
đãi đa phương góp phần giúp Việt Nam tháo gỡ một số khó khăn về tài chính
và thúc đẩy phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, tham gia các chương trình phát
triển và hợp tác kinh tế đa phương tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận với
công nghệ mới và thị trường rộng lớn nhằm nâng cao hiện quả cạnh tranh của
nền kinh tế…Khi gia nhập WTO Việt Nam đương nhiên được hưởng các ưu
đãi miễn trừ hợp pháp từ nhiều thị trường lớn trên thế giới, hoặc hợp tác theo
mô hình ASEAN + 1 với Nga, Mỹ, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,….đã
mở thị trường hàng tỉ dân cho Việt Nam khai thác.
Thứ ba, về văn hóa xã hội, các diễn đàn, tổ chức khu vực, quốc tế đã tạo
môi trường thuận lợi cho hợp tác khu vực và quốc tế trên mọi mặt của đời
sống giữa các quốc gia, giúp các quốc gia trong cộng đồng tăng cường hiểu
biết, giao lưu, trao đổi giữa các nền văn hóa khác nhau, tăng cường hợp tác
giải quyết các vấn đề xuyên quốc gia và toàn cầu.
Ngoại giao đa phương đã góp phần không nhỏ vào việc duy trì văn hóa –
xã hội Việt Nam phát triển tốt đẹp và giải quyết các vấn đề nảy sinh.
- Các tổ chức, diễn đàn và hội nghị đa phương là kênh hợp tác để Việt
Nam có nhiều cơ hội đối thoại văn hóa và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm phát
80
triển văn hóa – xã hội với nhiều nước thông qua hoạt động giao lưu văn hóa,
xã hội như các hội thảo của UNESCO, các hoạt động văn hóa của cộng đồng
Pháp ngữ, hội nghị thượng đỉnh về xã hội, thông tin tại Giơnevơ 2003, liên
hoan nghệ thuật ASEAN (2004) ở Campuchia, lễ hội Văn hóa – Du lịch –
Thương mại ở Gieneva, triển lãm quốc tế EXPO 2005 ở Ai-chi (Nhật Bản)…
- Việc gia nhập các điều ước quốc tế đa phương tạo cơ chế hợp pháp –
cơ sở nền tảng phát triển bền vững cho văn hóa – xã hội Việt Nam. Việt Nam
đã tham gia khá nhiều điều ước quốc tế như các công ước của UNESCO;
công ước Berno về bản quyền, FACMA (Liên hoan quốc tế các Hội đồng
nghệ thuật và quản lý văn hóa), CROOM (Tổ chức các Bảo tàng thế giới).
Đặc biệt, tháng 9 – 2000, Việt Nam cùng 188 quốc gia ký cam kết thực hiện
MDGs. Dựa trên những định hướng này, với sự giúp đỡ của LHQ, Việt Nam
đã tích cực thực hiện cam kết MDGs và có những thành công nhất định như
dẫn đầu thế giới về xóa đói giảm nghèo và là nước giảm nghèo thành công
nhất trong 10 năm trở lại đây.
- Thông qua các hoạt động ngoại giao đa phương những tổ chức hội
nghị, hội thảo (ASEAN, APEC, ASEM…) Việt Nam có cơ hội lồng ghép giới
thiệu yếu tố văn hóa xã hội Việt Nam (ví dụ như việc mặc áo dài truyền thống
Việt Nam trong hội nghị APEC 2006).
- Việc quan hệ tốt với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là tổ chức quốc tế
chuyên về văn hóa xã hội như
NESCO, Chương trình Phát triển LHQ
( NDP) đã giúp Việt Nam quảng bá hình ảnh Việt Nam. Chẳng hạn việc
UNESCO công nhận các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam là
di sản thế giới, di sản văn hóa thế giới như di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung
đình Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn…, qua đó đã giới thiệu danh
lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc truyền thống của Việt Nam với bạn bè
quốc tế, góp phần thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế.
81
Thứ tư, ngoại giao đa phương Việt Nam đã góp phần tích cực trong việc
củng cố và phát triển quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước trong
khu vực và trên thế giới.
Tương tự như ngoại giao song phương và các hoạt động khác của chính
phủ, ngoại giao đa phương có thể giúp chính phủ đạt được các mục tiêu và
chính sách của mình, dù là tốt hay xấu. Ngoại giao đa phương là phương tiện
để chỉ ra các vấn đề nội tại của quốc gia một cách trực tiếp (ví dụ như giải
quyết tranh chấp thông qua tài phán quốc tế) hay gián tiếp (ví dụ như đề xuất
một quy định có tính khu vực hay toàn cầu, qua đó tác động đến quốc gia nơi
mà nó muốn ảnh hưởng). Có thể gọi đó là “hành động toàn cầu cho lợi ích địa
phương”. Vì vậy, ngoại giao đa phương trên thực tế không khác ngoại giao
song phương về mặt mục đích, nó chỉ là một trong những phương tiện để các
chính phủ đối phó với các vấn đề cần giải quyết.
Các hoạt động ngoại giao đa phương được triển khai mạnh mẽ và đạt kết
quả nổi bật, góp phần tích cực thúc đẩy các quan hệ song phương và nâng cao
vị thế quốc tế của đất nước.
Khi tham gia vào các tổ chức, diễn đàn và hội nghị đa phương, Việt Nam
có thời cơ tốt để mở rộng hợp tác song phương về mặt ngoại giao và kinh tế.
Cho đến nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước, có quan
hệ về kinh tế, thương mại và đầu tư với hơn 160 nước và 70 vùng lãnh thổ.
Thêm vào đó, với tư cách là một thành viên của các tổ chức, diễn đàn và hội
nghị quốc tế, Việt Nam có vị trí bình đẳng với các nước khác đồng thời cũng
mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trao đổi và giải quyết các vấn đề song
phương với các đối tác quan trọng của Việt Nam. Chẳng hạn như nhờ có hội
nghị đa phương tại Paris về Campuchia năm 1991, quan hệ Việt Nam và
Trung Quốc dần tan băng và đến 11 – 1991 khi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản
Việt Nam Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn kiệt thăm Trung Quốc đã đánh dấu
82
sự bình thường hóa và mở ra một trang sử mới trong quan hệ hai nước. Hai
bên ký kết rất nhiều hiệp định thương mại song phương về mọi mặt: như biên
giới lãnh thổ kinh tế. thông qua nhiều cơ chế đa phương như ASEAN, LHQ
mà Việt Nam và Mỹ đã tiến dần tới bình thường hóa quan hệ (1995), đến 10 –
12 – 2001 hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ chính thức có hiệu
lực, đưa quan hệ hai nước vào bước phát triển mới, ngày càng ổn định. Ngoài
ra, thông qua ASEAN Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước Đông Á và
nhiều nước đối tác quan trọng khác.
Bên cạnh những đóng góp sau 20 năm đổi mới, ngoại giao đa phương
Việt Nam thời kỳ này cũng có những hạn chế nhất định:
Trước hết sau 20 năm hội nhập và mở cửa, Việt Nam vẫn chưa có một
chiến lược, một định hướng và lộ trình tham gia tổng thể chung mang tính dài
hạn nên sự tham gia của Việt Nam tại các thể chế đa phương chưa chủ động,
chưa tận dụng được hết lợi thế của các thể chế đa phương để nâng cao vị thế
của Việt Nam. Việt Nam tham gia nhiều tổ chức quốc tế nhưng chưa thực sự
đi vào chiều sâu, chưa tính đến mục tiêu lâu dài.
Việt Nam chưa chủ động trong quá trình tham gia: một số Bộ/ngành vẫn
coi việc tham gia các hội nghị, diễn đàn đa phương là nghĩa vụ, chưa hiểu rõ
tầm quan trọng của việc tham gia này. Trog một số diễn đàn, ta chưa thực sự
chủ động đưa ra ý tưởng, sáng kiến có giá trị. Khi tham gia một số vấn đề
nhạy cảm như an ninh, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo Việt Nam vẫn tỏ ra e
dè, quan điểm phòng ngự là chính.
Hiệu quả tham gia còn chưa cao, tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế, vị
thế cả một quốc gia là một ưu thế quan trọng trong đàm phán, nhưng Việt
Nam mới chỉ có tiếng nói trong một số tổ chức và diễn đàn, trong một số
lĩnh vực nhất định. Một số tổ chức lớn trên thế giới Việt Nam mới chỉ đạt
được ở mức độ gia nhập. Do vậy nếu Việt Nam không nâng cao vị thế và vai
83
trò của mình thì việc sử dụng phương pháp ngoại giao đa phương trong đối
thoại có nguy cơ thành con dao hai lưỡi khi các quyết định bị ảnh hưởng bởi
các nước lớn.
Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện nhiều dự án hợp tác phát triển đa
phương còn thiếu hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực và giảm lòng tin. Chưa tận
dụng được hết những hỗ trợ đa phương do còn tư tưởng coi trọngsong phương
hơn đa phương. Chưa khai thác có hiệu quả các thể chế đa phương để
khuếchtrương vị thế của Việt Nam, như các dịp tổ chức hoạt động ngoại giao
đa phương ở Việt Nam; chưa tận dụng triệt để vị thế đa phương để thúc đẩy
các mối quan hệ song phương và phát huy các ảnh hưởng khác.
Đôi khi Việt Nam chưa đánh giá chính xác, đầy đủ về thách thức và cơ
hội dẫn đến những chập chững, lo ngại và cẩn trọng thái quá. Vì vậy không ít
những chủ trương, cơ chế, chính sách, luật lệ chậm được đổi mới cho phù hợp
với yêu cầu hội nhập, chưa tận dụng được hết những yêu cầu để phát triển.
Nguyên nhân chính của các hạn chế trên một phần do nhận thức, tư duy
và nguồn lực của nước ta chưa theo kịp thực tiễn tình hình khu vực và thế giới
cũng như hoạt động sôi động và tốc độ gia tăng nhanh chong các hoạt động
ngoại giao đa phương; mặt khác do ta còn chưa chủ động đối phó với những
khó khăn, hạn chế, thiếu sự chuẩn bị chu đáo và phối hợp hành động chưa tốt.
84
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3, khóa luận tổng hợp lại những vai trò, đặc điểm của
ngoại giao đa phương Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 – 2006). Vai trò của
ngoại giao đa phương thể hiện trên các phương diện về an ninh – chính trị,
kinh tế thương mại, văn hóa xã hội, cho thấy tầm ảnh hưởng của hoạt động
ngoại giao đa phương ở nước ta là rất lớn, góp phần không nhỏ vào ngoại
giao đa phương quốc tế và sự thành công của Việt Nam. Trên cơ sở đó rút ra
một số đặc điểm của ngoại giao đa phương Việt Nam thời kỳ đổi mới. Những
đặc điểm của ngoại giao đa phương là cơ sở để Việt Nam phát triển công tác
ngoại giao đa phương trong giai đoạn mới, đồng thời đưa ra những dự đoán,
phương hướng mới cho ngoại giao đa phương trên cơ sở những kinh nghiệm
được đúc rút trong giai đoạn 1986 – 2006.
85
KẾT LUẬN
1. Ngoại giao đa phương đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử các hệ thống
quan hệ quốc tế với tư cách là một phương thức hoạt động ngoại giao của ít nhất
ba chủ thể quan hệ quốc tế nhằm giải quyết một số vấn đề chung dựa trên lợi ích
đồng thuận. Ở Việt Nam hoạt động ngoại giao đa phương ra đời muộn hơn ngoại
giao song phương.Cùng với sự nghiệp đổi mới, ngoại giao Việt Nam nói chung
và ngoại giao đa phương Việt Nam nói riêng đã có sự biến chuyển về chất, nhất
là đầu thập niên 90 sau khi chiến tranh Lạnh chấm dứt.
2. Nhìn lại sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương lớn,
quan trọng từ năm 1986 đến 2006 và cho đến nay có thể thấy Việt Nam đã
quán triệt đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa
phương hóa quan hệ trong từng giai đoạn, triển khai một cách chủ động, dưới
nhiều hình thức linh hoạt và đưa đến những kết quả tích cực. Chúng ta đã đề
ra chính sách về cơ bản là đúng trong quan hệ với các tổ chức quốc tế. Qua
quá trình tham gia đó, ngoại giao đa phương Việt Nam đã có bước trưởng
thành về nhiều mặt, tích lũy được không ít kinh nghiệm quý báu.
3. Việc nghiên cứu quá trình ngoại giao đa phương của Việt Nam với các
tổ chức, diễn đàn quốc tế theo đường lối đổi mới của Đảng là rất cần thiết,
vừa mang ý nghĩa khoa học, vừa có giá trị thực tiến sâu sắc, nhất là trong giai
đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang phấn đấu để tiếp tục hội nhập sâu hơn, chủ
động hơn vào các tổ chức, diễn đàn lớn trên thế giới.
4. Việt Nam hiện nay đang đứng trước những thời cơ lớn do hệ thống
quan hệ quốc tế đương đại đem lại. Cùng với sự phát triển tích cực của ngoại
giao đa phương ở nhiều quy mô và cấp độ khác nhau, tin rằng sự hoàn thiện
về cơ chế chính sách cũng như nhân sự - nền tảng vững chắc cho hoạt động
ngoại giao đa phương của Việt Nam, sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam củng cố
nền độc lập tự chủ và đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Bin (2000), Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí
Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Mạnh Cầm (1993), “Trên đường triển khai chính sách đối ngoại
theo định hướng mới”, Tạp chí Cộng sản (4), Tr.11-15.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ V, Nxb Sự thật, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, NXB Sự thật, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp
hành Trung ương khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, NXB Sự thật, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị
lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
10.Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp
hành Trung ướng khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12.Hồng Hà (1992), “Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của ta”, Tạp
chí Cộng sản (12), Tr.10-14.
87
13.Vũ Dương Huân (2002), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi
mới (1975 – 2002), Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội.
14.Vũ Dương Huân (2012), “Ngoại giao đa phương và sự tham gia của Việt
Nam”, Tạp chí Đối ngoại (28), Tr.20-25.
15.Hồ Quang Minh (2006), “Hội nhập kinh tế, đổi mới và phát triển trong
điều kiện gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới”, Tạp chí Cộng sản (22),
http://tapchicongsan.org.vn/data/tcc/Html_Data/So_119.html
16.Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000 (2005), NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
17.Tô Huy Rứa (tháng 7/2004), “Việt Nam trên lộ trình gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới”, Tạp chí Cộng sản(13),
http://tapchicongsan.org.vn/data/tcc/Html_Data/So_62.html
18.Website Bộ Ngoại giao, Tài liệu cơ bản về diễn đàn hợp tác Á – Âu
(ASEM) và sự tham gia của Việt Nam,
http://www.mofahcm.gov.vn/en/mofa/ctc_quocte/un/nr040824150420/ns0
81120160538/view.
19.Website Bộ Ngoại giao, Tài liệu cơ bản về Việt Nam tham gia ASEAN,
http://www.mofahcm.gov.vn/en/mofa/ctc_quocte/un/nr090311103654/nr0
90311141943/nr100420102426/ns100420102656/view
20.Website Bộ Ngoại giao, Thông tin cơ bản về Liên hiệp quốc và quan hệ
với Việt Nam,
http://www.mofahcm.gov.vn/en/mofa/ctc_quocte/un/nr040819155753/nr0
60928134849/ns040906134037/view.
21.Website Bộ Ngoại giao, Thông tin cơ bản về Phong trào không liên kết và
quan hệ với Việt Nam,
http://www.mofahcm.gov.vn/en/mofa/ctc_quocte/un/nr040906134458/ns0
40906135040/view.
88
22.Website Bộ Ngoại giao, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tiến
trình đàm phán gia nhập của Việt Nam,
http://www.mofahcm.gov.vn/en/mofa/tt_baochi/nr041126171753/ns0611
09093142/view.
23.Website Chính phủ nước CHXHCNViệt Nam, Quan hệ với các tổ chức
quốc tế,
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNViet
Nam/quanhevoicactochucquocte?categoryId=100002827&articleId=1005
0407.
24.Website Chính phủ nước CHXHCNViệt Nam, Tham gia các tổ chức quốc
tế,
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNViet
Nam/ChiTietVeToChucQuocTe?diplomacyOrgId=0.
25.Website NHNN Việt Nam, Quan hệ Việt Nam - ADB,
http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8x
Bz9CP0os3gDFxNLczdTEwN3Uw9TA09_X38fM0NzYwNHM_2CbEd
FAPyMoS8!/?WCM_PORTLET=PC_7_F2A62FH20004D0I460DAKF2
U05_WCM&WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbv_vn/s
bv_vn/vn.sbv.international/vn.sbv.international.qut/vn.sbv.international.a
db.rela/ddfefc0042171e76bcd5be58bcf75fed
26.Website Chính phủ nước CHXHCNViệt Nam, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNViet
Nam/quanhevoicactochucquocte?categoryId=100002827&articleId=1005
0407
89
[...]... động ngoại giao đa phương của Việt Nam trong trương lai 6 Bố cục khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở của hoạt động ngoại giao đa phương Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 – 2006) Chương 2: Hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 – 2006) Chương 3: Đặc điểm,vai trò của ngoại giao đa phương Việt Nam thời kỳ đổi. .. điểm của ngoại giao đa phương thời kỳ đổi mới (1986 – 2006) Về thực tiễn: khóa luận góp phần làm sáng tỏ hoạt động ngoại giao đa phương Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 – 2006), đưa ra những đánh giá về vai trò và đặc điểm của ngoại giao đa phương thời kỳ này, qua đó có thể rút ra những bài học để thực hiện có hiệu quả những chính sách và hoạt động ngoại giao đa phương trong tương lai Vấn đề ngoại giao đa. .. ngoại giao đa phương thời kỳ trước đổi mới là tiền đề quan trọng cho việc đề ra chính sách và thúc đẩy hoạt động ngoại giao đa phương phù hợp với hoàn cảnh mới của thế giới và trong nước 1.2.3 Chính sách ngoại giao đa phương của Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 – 2006) Chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế là kết quả của một quá trình đổi mới tư duy đối ngoại, đường... ngoại giao đa phương trong 10 năm tới và đề xuất kiến nghị cho Việt Nam Tuy các công trình nghiên cứu này đều có những phân tích nhất định về ngoại giao đa phương Việt Nam nhưng chưa có đề tài nào đi chuyên sâu nghiên cứu hoạt động, đánh giá vị trí, vai trò và đặc điểm của ngoại giao đa phương Việt Nam Việc nghiên cứu về ngoại giao đa phương của Việt Nam thời kỳ đổi mới và đưa ra những đánh giá cho ngoại. .. đến năm 2006, hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam 17 có thể chia làm 3 thời kỳ chính: Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1954 – 1975); thời kỳ hậu chiến (1975 – 1985) và thời kỳ đổi mới (1986 – 2006) Thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Do điều kiện chiến tranh nên chưa có nhiều hoạt động ngoại giao đa phương Sự kiện đánh dấu Việt Nam tham gia hoạt động đa phương quốc tế là dự Hội... ở thời kỳ trước đổi mới, Việt Nam chưa có nhiều hoạt động ngoại giao đa phương và chưa đi vào chiều sâu Hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam thời kỳ này gặp nhiều hạn chế do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, bao vây, cấm vận và hạn chế của điều kiện khu vực và quốc tế, Việt Nam có ít cơ hội để tham gia vào các diễn đàn, tổ chức đa phương trong khu vực và trên thế giới Nhưng hoạt động ngoại giao. .. tối đa các nguồn lực trong nước, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự đổi mới toàn diện cả về đối nội và đối ngoại Cùng với đó hoạt động ngoại giao đa phương trước đổi mới là cơ sở để Đảng và Nhà nước ta đề ra chính sách ngoại giao đa phương vào nửa sau thập kỷ 80 của thế kỷ XX Chính sách đó cùng với nỗ lực của Việt Nam đã đưa ngoại giao đa phương Việt Nam đổi mới. .. ngoại giao đa phương của Việt Nam được xem là việc làm cần thiết, góp phần tăng tính hiệu quả cho tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam 3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên cở sở tình hình thế giới và trong nước, khóa luận làm rõ hoạt động của ngoại giao đa phương của Việt Nam trong thời kỳ 1986 – 2006, từ đó rút ra những vai trò, đặc điểm của ngoại giao đa phương thời. .. đa phương chủ chốt như Liên hợp quốc (UN), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM)… Nghiên cứu về hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 – 2006) có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc: Về lý luận: Góp phần làm sáng tỏ quan điểm của Đảng và Nhà nước về ngoại giao đa phương thời kỳ đổi mới, ... cung cấp thông tin khái quát, cập nhật về những thể chế đa phương toàn cầu lớn nhất hiện nay và về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các tổ chức này Về hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam có bài Ngoại giao đa phương và sự tham gia của Việt Nam của tác giả Vũ Dương Huân đăng trên Tạp chí Đối ngoại năm 2012 Đề cập trực tiếp đến ngoại giao đa phương một cách bài bản có 01 bài luận văn thạc sĩ và ... CỦA NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNGVIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 2006) 76 3.1 ĐẶC ĐIỂM NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 2006) 76 3.2 VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG... Việt Nam thời kỳ đổi (1986 – 2006) Chương 2: Hoạt động ngoại giao đa phương Việt Nam thời kỳ đổi (1986 – 2006) Chương 3: Đặc điểm,vai trò ngoại giao đa phương Việt Nam thời kỳ đổi (1986 – 2006). .. đánh giá vị trí, vai trò đặc điểm ngoại giao đa phương Việt Nam Việc nghiên cứu ngoại giao đa phương Việt Nam thời kỳ đổi đưa đánh giá cho ngoại giao đa phương Việt Nam xem việc làm cần thiết, góp