APEC Việt Nam 2006 và ý nghĩa của thành công trong APEC

Một phần của tài liệu Ngoại giao đa phương của việt nam thời kỳ đổi mới (1986 2006) (Trang 61 - 69)

6. Bố cục khóa luận

2.4.3. APEC Việt Nam 2006 và ý nghĩa của thành công trong APEC

Một sự kiện và đồng thời là đóng góp hết sức quan trọng của Việt Nam đối với tiến trình hợp tác APEC là việc Việt Nam chủ động đăng cai tổ chức năm APEC 2006. Điều này thể hiện tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của Việt Nam trong việc thúc đẩy tiến trình hợp tác APEC.

Một số kết quả chính của năm APEC Việt Nam 2006, đặc biệt là kết quả Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế APEC lần thứ 18, tổ chức từ ngày 15 đến 16 -11 – 2006 và Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 14 được tổ chức từ ngày 18 đến 19 – 11 – 2006.

Đối với các vấn đề Kinh tế - Thương mại:

Về vấn đề WTO/DDA, APEC Việt Nam 2006 đã thống nhất: ủng hộ tái khởi động vòng Đôha (DDA).

APEC Việt Nam 2006 đã thông qua Kế hoạch Hành động Hà Nội để thực hiện Lộ trình Busan, coi đây là một kết quả quan trọng của năm 2006 nhằm nâng cao tính phù hợp, thiết thực và hiệu quả của APEC. APEC sẽ có kế hoạch triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động, trên cơ sở phối hợp với khu vực tư nhân và có báo cáo hàng năm về kết quả thực hiện.

Về các Thỏa thuận Thương mại Tự do song phương và khu vực (RTAs/FTAs), APEC Việt Nam 2006 đã thông qua 6 biện pháp mẫu về RTAs/FTAs bao gồm: (i) thương mại hàng hóa; (ii) mua sắm chính phủ; (iii) hàng rào kỹ thuật trong thương mại; (iv) minh bạch hóa; (v) hợp tác và (vi) giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, APEC Việt Nam 2006 cũng thảo luận về ý tưởng xây dựng Khu vực Mậu dịch Tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) như một mục tiêu dài hạn.

Về Kế hoạch Hành động Thuận lợi hóa Thương mại (TFAP), APEC Việt Nam 2006 đã hoan nghênh kết quả thực hiện TFAP nhằm mục tiêu giảm 5% chi phí giao dịch giai đoạn 2001 – 2006 và thông qua khuôn khổ thực hiện

TFAP 2 để giảm tiếp 5% chi phí giao dịch tới năm 2010, trong đó chủ trương đến các kế hoạch hoạt động tập thể và các sáng kiến người tìm đường.

Về đầu tư, APEC Việt Nam 2006 đã thông qua Chương trình làm việc mở rộng về Tự do hóa và thuận lợi hóa đầu tư và chỉ đạo các thành viên tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này trong khuôn khổ hợp tác đầu tư APEC.

Về Quyền sở hữu Trí tuệ, trong khuôn khổ sáng kiến về chống hàng giả và hàng nhái, APEC Việt Nam 2006 thông qua hai hướng dẫn mẫu về nâng cao nhận thức của công chúng về chống hàng giả và hàng nhái và loại bỏ hàng giả khỏi dây truyền cung ứng.

Về hợp tác Kinh tế Kỹ thuật (ECOTECH), APEC Việt Nam 2006 đã nhấn mạnh hợp tác ECOTECH là một trong ba trụ cột quan trọng của APEC nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu thúc đẩy tăng cường và phát triển bền vững. Thông qua báo cáo của Ban điều hành SOM (SCE) về ECOTECH, thông qua các khuyến nghị về cải tổ hoạt động của các nhóm công tác và các diến đàn của APEC theo hướng hiệu quả hơn.

Đối với các vấn đề an ninh con người:

Về chống khủng bố, APEC Việt Nam 2006 thông qua 5 sáng kiến mới về chống khủng bố của năm 2006, khẳng định quyết tâm của APEC chống khủng bố vì hòa bình, ổn định và môi trường kinh doanh an toàn trong khu vực và trên thế giới.

APEC Việt Nam 2006 đã thảo luận về vấn đề đảm bảo an ninh y tế, đối phó với tình trạng khẩn cấp và nâng cao an ninh năng lượng và đánh giá cao đề xuất của Việt Nam về Kế hoạch Hành động APEC đối phó với cúm gia cầm và đại dịch cúm đã được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng về cúm gia cầm.

Về chống tham nhũng, APEC Việt Nam 2006 đã thông qua các kết quả chính năm 2006 về truy tố tội phạm tham nhũng, tăng cường quản lý và đẩy liên kết thị trường…

Năm APEC Việt Nam khép lại đánh dấu một cột mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đẩy tiến trình hội nhập với thế giới vào một giai đoạn mới: sâu rộng hơn, toàn diện hơn, đầy đủ hơn, tự tin hơn và chủ động hơn. Qua những thành công của APEC 2006, ta có thể thấy thành công đó có ý nghĩa về rất nhiều mặt:

Thứ nhất, đây là cơ hội để tuyên truyền, giới thiệu với bạn bè quốc tế về đất nước và con người Việt Nam; góp phần nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế.

Thứ hai, khẳng định Việt Nam có đủ năng lực thực hiện các cam kết và thỏa thuận quốc tế. Trong APEC, Việt Nam là thành viên đang phát triển, song đã tích cực tham gia, đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực, và đăng cai APEC 2006 là sự đóng góp lớn nhất của Việt Nam đối với APEC. Đồng thời, APEC 2006 còn khẳng định hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đội ngũ cán bộ ngoại giao đa phương đã trưởng thành về nhiều mặt, góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ ba, với sự có mặt của lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên, trong đó có những nền kinh tế lớn, có vai trò quan trọng như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản. APEC 2006 là cơ hội để củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác song phương với các thành viên APEC, mà nhiều thành viên là đối tác quan trọng của Việt Nam về thương mại, đầu tư, du lịch, hợp tác lao động, vốn ODA.

Thứ tư, với sự có mặt của đại diện các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn nhất thế giới đến dự Hội nghị thượng đỉnh các Tổng giám đốc APEC (CEO Summit), đây còn là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường hợp tác, tìm thêm đối tác, mở rộng thị trường; mặt khác, thông qua các hoạt động của APEC 2006, cộng đồng doanh nghiệp APEC hiểu rõ hơn các chính sách

thông thoáng về thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam sắp là thành viên của WTO, và họ có thể yên tâm đầu tư, kinh doanh lâu dài ở Việt Nam.

Nhờ sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát, kiên quyết của Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; sự quan tâm, ủng hộ và khích lệ của nhân dân; với tinh thần nỗ lực sáng tạo, vượt khó, Ủy ban Quốc gia về APEC 2006 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó; Khẳng định đường lối đối ngoại tích cực hội nhập quốc tế, củng cố hòa bình, tăng cường hợp tác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương; Tạo dấu ấn Việt Nam cả về nội dung và cách tổ chức, nâng cao hình ảnh sâu đậm về một nước Việt Nam năng động, cởi mở, mến khách và an toàn; Tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác song phương với các nền kinh tế thành viên, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ với các trung tâm chính trị - kinh tế lớn trên thế giới; Thông qua APEC, Việt Nam đưa ra các thông điệp mạnh mẽ đối với cộng đồng doanh nghiệp về chính sách thông thoáng của Việt Nam về thương mại, đầu tư.

Năm APEC 2006 khép lại nhưng chủ đề “Hướng tới một cộng đồng năng động vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng”, cùng với những kết quả đạt được dưới sự chủ trì của Việt Nam như Tuyên bố Hà Nội, Kế hoạch Hành động Hà Nội… trở thành dấu ấn quan trọng của Việt Nam trong tiến trình phát triển của APEC.

2.5. VIỆT NAM TRONG PHONG TRÀO KHÔNG LIÊN KẾT (NAM)

Phong trào không liên kết ra đời trong cao trào giải phóng dân tộc làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ và trong bối cảnh chiến tranh Lạnh có nguy cơ dẫn đến chiến tranh thế giới mới. Chính sách không liên kết là biểu thị ý chí của các nước độc lập non trẻ Á, Phi, Mỹ Latinh đoàn kết đấu tranh bảo vệ và củng cố độc lập chính trị, từng bước giành độc lập kinh tế, bảo vệ hoà bình thế giới để tồn tại và phát triển.

Năm 1955, Việt Nam tham dự Hội nghị Á – Phi ở Băngđung (Indonexia) – Hội nghị được nhiều người xem như là tiền thân của Phong trào không liên kết. Tại Hội nghị, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy đoàn kết giữa các nước mới giành độc lập, góp phần xác lập những nguyên tắc cơ bản sau này trở thành các nguyên tắc chỉ đạo cho hoạt động của Phong trào không liên kết.

Từ năm 1970 đến năm 1973, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là quan sát viên (tại Hội nghị Gioógiơtao, Guyana năm 1972), và trở thành thành viên của Phong trào (tại Hội nghị Cấp cao NAM lần thứ 4 ởAngiêri, 1973).

Năm 1976, tại Hội nghị Cấp cao Phong trào không liên kết lần thứ 5 (tại Côlômbô, Xrilanca), Việt Nam đã thống nhất gia nhập Phong trào không liên kết. bằng tấm gương sáng và thắng lợi của sự nghiệp chống ngoại xâm, Việt Nam đã sớm gắn bó và đóng góp vào những mực tiêu và quá trình hình thành Phong trào không liên kết. Ngay cả khi chưa là thành viên chính thức của Phong trào, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào cuộc đấu tranh của các nước không liên kết và đang phát triển. Sau khi giành độc lập (năm 1945), Việt Nam đã đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc góp phần quan trọng vào xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, chống chủ nghĩa đế quốc. Tự khi tham gia Phong trào, Việt Nam đã tham dự tất cả các Hội nghị Cấp cao Phong trào không liên kết và Hội nghị ngoại trưởng, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tích cực tăng cường đoàn kết đề cao vai trò của Phong trào, nỗ lực đấu tranh cho mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Việt Nam luôn coi trọng việc tham gia của mình vào Phong trào không liên kết,coi đó là chủ trương nhất quán, một bộ phận của chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá, bổ sung cho quan hệ song phương, khu vực và quốc tế của ta. Đồng thời với những thành tựu đáng kể trong công cuộc Đổi mới, ta cũng chủ trương tham gia và đóng góp tích cực hơn vào sự

nghiệp phát triển chung của các nước Không liên kết, đang phát triển. Trong quá trình tham dự, phương châm đóng góp của ta là: kiên trì các mục tiêu cơ bản Không liên kết, thúc đẩy đoàn kết của Phong trào; đóng góp một cách có lựa chọn đối với các vấn đề chung của Phong trào, tránh những vấn đề dễ gây tranh cãi ảnh hưởng tới quan hệ của ta với các nước lớn; tăng cường tham khảo và phối hợp với các nước Không liên kết chủ chốt.

Trước những biến đổi và thách thức lớn về hòa bình, an ninh, hội nhập quốc tế, các nước đang phát triển tiếp tục khẳng định Phong trào không liên kết là chỗ dựa quan trọng, là diễn đàn không thể thiếu để các nước bày tỏ nguyện vọng, phối hợp lập trường chung tại LHQ và các diễn đàn quốc tế khác, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia vì hòa bình và phát triển, chống sự áp đặt của các nước lớn, đóng góp vào việc xây dựng quan hệ quốc tế bình đẳng.

Việt Nam coi trọng quan hệ với các nước trong Phong trào không liên kết và sắn sàng hợp tác với các nước để tiếp tục triển khai mô hình hợp tác ba bên trong việc giúp các nước châu Phi phát triển nông nghiệp, mà Việt Nam đã tiến hành thành công. Việt Nam trở thành một điển hình của mô hình hợp tác NAM – NAM, mô hình hợp tác do Phong trào không liên kết và LHQ phối hợp thực hiện nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước trong phong trào.

Phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao lần thứ 13 Phong trào Không kiên kết tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 24 – 2 – 2003, Chủ tịch Trần Đức Lương đã khẳng định Việt Nam luôn coi trọng vai trò và các nguyên tắc cơ bản của Phong trào không liên kết và cùng các nước thành viên, Việt Nam tin tưởng mạnh mẽ vào những mục tiêu và giá trị cao cả của nhân loại cũng như của Phong trào. Việt Nam chia sẻ lập trường chung của Phong trào không liên kết về việc giải quyết xung đột khu vực bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ khí hủy diệt, giết người hàng loạt, trước hết là vũ khí hạt nhân dù nhằm mục tiêu khủng bố hoặc dưới danh nghĩa chống khủng bố.

Ngày 21 – 3 – 2005, tại Phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ủy ban điều phối liên chính phủ về hợp tác kinh tế giữa các nước đang phát triển (IFCC XI) của G-77 họp tại La Habana, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Văn Bàng cũng nêu rõ: trong nỗ lực đóng góp cho sự hợp tác NAM – NAM, Việt Nam đề nghị các nước hợp sức trong các diễn đàn của nhóm 77, Phong trào không liên kết và các diễn đàn quốc tế khác nhằm chấm dứt chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, chấm dứt phân biệt đối xử và cô lập đối với nhiều nước đang phát triển. Phái đoàn Việt Nam đề nghị các nước tăng cường chia sẻ những kinh nghiệm phát triển kinh tế bền vững và xóa đói giảm nghèo, đồng thời khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực này theo phương thức 2 + 1 (giữa hai nước đang phát triển với một đối tác là nước phát triển hoặc tổ chức quốc tế) hoặc các phương thức hợp tác khác.

Tại Hội nghị Cấp cao Á – Phi diễn ra từ ngày 2 đến ngày 24 – 4 – 2005, Việt Nam đã rất nỗ lực cho sự thành công của Hội nghị. Trong tuyên bố cấp cao về quan hệ đối tác chiến lược Á – Phi mới, các nhà lãnh đạo châu Á và châu Phi đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam về việc tổ chức Diễn đàn Việt Nam – châu Phi nhằm gắn kết hai châu lục.

Hội nghị Cấp cao Phong trào không liên kết lần thứ 14 diễn ra trong hai ngày 15 và 16 – 9 – 2006 tai thủ đô La Habana (Cuba), Việt Nam đã tích cực phối hợp với các nước Không liên kết khác đấu tranh bảo vệ các quan điểm tích cực trong Phong trào, góp phần tăng cường đoàn kết gắn bó giữa các nước thành viên, nâng cao tiếng nói của Phong trào trên những vấn đề quan trọng. Chủ trương chính của ta về đường hướng phát triển và những vấn đề quan tâm của Phong trào tại Hội nghị Cấp cao Không liên kết 14 là:

- Cần ưu tiên tăng cường đoàn kết, phối hợp nhằm duy trì và nâng cao vị trí, vai trò của Phong trào. Chính sự tương đồng về lịch sử, quan hệ truyền thống về chính trị, khát vọng vươn lên làm chủ đất nước, tiềm năng to lớn về

kinh tế và sự đa dạng về văn hoá là những nền tảng cơ bản cho sự thống nhất trong đa dạng của Phong trào.

- Cần kiên trì các mục tiêu cao cả của Phong trào là hoà bình, độc lập dân tộc, hợp tác phát triển, tiến bộ và công bằng xã hội, tiến tới xây dựng các quan hệ quốc tế công bằng, lành mạnh, tôn trọng chủ quyền quốc gia, không có sự can thiệp, áp đặt của bên ngoài, dựa trên cơ sở phát huy những nguyên tắc cơ bản của Phong trào, của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế.

- Cần phát huy hơn nữa tiếng nói tích cực của Phong trào trên những vấn đề trọng đại quốc tế và những vấn đề thuộc lợi ích thiết thân của các nước đang phát triển, như vấn đề cải tổ LHQ, vấn đề thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ, thúc đẩy vòng đàm phán Đô-ha. Phong trào cũng cần tham gia tích cực hơn nữa vào việc xây dựng một cấu trúc kinh tế quốc tế rộng mở, công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử, dành những sự hỗ trợ và ưu đãi thoả đáng để phát triển cho các nước Không liên kết và các nước đang phát

Một phần của tài liệu Ngoại giao đa phương của việt nam thời kỳ đổi mới (1986 2006) (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)