VIỆT NAM VÀ DIỄN ĐÀN HỢP TÁC Á– ÂU (ASEM)

Một phần của tài liệu Ngoại giao đa phương của việt nam thời kỳ đổi mới (1986 2006) (Trang 46)

6. Bố cục khóa luận

2.3.VIỆT NAM VÀ DIỄN ĐÀN HỢP TÁC Á– ÂU (ASEM)

2.3.1. Việt Nam – thành viên sáng lập ASEM

Bước vào thập kỷ 90, xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng trở nên sâu sắc. Bởi vậy hội nhập khu vực và thế giới trở thành đòi hỏi khách quan; tham gia vào các tổ chức khu vực và liên khu vực là yêu cấu cấp thiết đối với mọi quốc gia.

Trong quá trình đổi mới, Việt Nam cũng nhạy bén trong việc nắm bắt xu thế phát triển khách quan này và đề ra đường lối đối ngoại phù hợp. Tích cực triển khai đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam đã mở rộng quan hệ đối ngoại trên bình diện song phương và đa phương như bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, ký hiệp định khung hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) và gia nhập ASEAN tháng 7 – 1995. Trên cơ sở này, cùng với nhận thức thiết lập cơ chế đối thoại Á – Âu có ý nghĩa quan trọng tạo cơ hội mới về phát triển kinh tế, thúc đẩy hợp tác giữa hai châu lục, góp phần củng cố hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã tham gia ngay từ đầu vào các nỗ lực hình thành Tiến trình hợp tác Á – Âu (ASEM).

Việt Nam tích cực tham gia quá trình chuẩn bị ASEM cả về mặt song phương và đa phương trong khuôn khổ ASEAN, trong Cuộc họp các quan chức cao cấp Ngoại giao (SOM) châu Á và ASEM SOM. Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Khoan đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự cuộc họp SOM Á – Âu tại Man-đơ-rít tháng 12 – 1995 gồm 10 nước châu Á (gồm 7 nước ASEAN, 3 nước Đông Bắc Á), 15 nước châu Âu và Ủy ban châu Âu (EC); dự SOM châu Á tại Brunei tháng 7 – 1995, tại Phu-két tháng 9 – 1995, tại Tô-ki-ô tháng 10 – 1995, tại Man-đơ-rít tháng 12 – 1995. Đồng thời, Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Thương mại đã lần lượt tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế 10 nước châu Á vào tháng 2 – 1996 để bàn vấn đề nội dung cho Hội nghị Cấp cao Á – Âu lần thứ nhất. Việt Nam cũng cử người tham gia Nhóm các Nhân vật nổi tiếng Á – Âu (EPG) nghiên cứu về quan hệ Á – Âu làm nền tảng đưa ra các nội dung thúc đẩy quan hệ giữa hai châu lục. Qua đó, Việt Nam đã đề xuất đặt tên cho Tiến trình hợp tác Á – Âu là ASEM, đóng góp vào hình thành Chương trình nghị sự, chuẩn bị nội dung cũng như xây dựng văn kiện Hội nghị.

Với nỗ lực của Việt Nam cùng với 25 thành viên sáng lập khác, từ ngày 1 đến ngày 2 – 3 – 1996, Hội nghị Cấp cao Á – Âu lần thứ nhất đã diễn ra trọng thể ở Băng Cốc (Thái Lan), đánh dấu sự hình thành Tiến trình Hợp tác Á – Âu.

2.3.2. Việt Nam – thành viên tích cực trong ASEM

Triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế và khu vực, Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập ASEM, luôn phát huy vai trò chủ động tham gia hợp tác Á – Âu trên cả 3 lĩnh vực: đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác trong các lĩnh vực khác, đăng cai một số cuộc họp ASEM, đề xuất nhiều sáng kiến thiết thực. Đặc biệt, Việt Nam đã đảm nhiệm tốt vai trò điều phối viên châu Á kể từ Hội nghị Cấp cao ASEM 3.

Về lĩnh vực chính trị

Việt Nam đã tham gia đầy đủ và có hiệu quả vào các sinh hoạt chính trị của ASEM. Sự tham dự của các vị lãnh đạo Việt Nam tại các kỳ Hội nghị Cấp cao, đã chứng tỏ sự coi trọng của Việt Nam đối với ASEM. Việt Nam đã cử đoàn tham dự các Hội nghị Bộ trưởng, các cuộc họp ASEM SOM, họp điều phối viên. Tại các hội nghị đó, Việt Nam tham gia tích cực vào quá trình thảo luận, xây dựng các văn kiện như Khuôn khổ hợp tác Á - Âu, các Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị nhằm xác định mục tiêu, nguyên tắc, cơ chế, ưu tiên,

định hướng cho hợp tác ASEM, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển và làm phong phú thêm nội dung hợp tác giữa hai châu lục. Trong khi Á – Âu có sự khác biệt về quan tâm và thứ tự ưu tiên hợp tác, Việt Nam đã phối hợp cùng các thành viên châu Á khác kiên trì nguyên tắc đối thoại bình đẳng, dành ưu tiên cao nhất cho hợp tác cùng có lợi; bảo đảm đối thoại chính trị tiến hành trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ, nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tạo bầu không khí ngày càng thuận lợi cho đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực khác. Đề xuất của Việt Nam đưa hợp tác ASEM, nhất là hợp tác kinh tế đi vào thực chất tại Hội nghị Cấp cao ASEM 5 đã được các thành viên hoan nghênh, chứng tỏ khả năng góp tiếng nói tích cực điều hòa lợi ích giữa các thành viên ASEM của Việt Nam. Trong đối thoại chính trị, Việt Nam đã tích cực đóng góp vào nỗ lực chung bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang, trên nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, vì hợp tác bình đẳng và có lợi, vì hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới, xây dựng trật tự chính trị, kinh tế quốc tế dân chủ công bằng.

Trong các vấn đề khác như môi trường, quản lý luồng di cư, tăng cường phúc lợi cho phụ nữ và trẻ em, phát triển nguồn nhân lực, cải thiện chăm sóc sức khỏe cộng đồng, an ninh lương thực..., Việt Nam đã góp tiếng nói tích cực vào nỗ lực của hai châu lục trong đối phó với những vấn đề phức tạp này.

Không chỉ tích cực tham gia, Việt Nam còn đăng cai nhiều hội thảo trao đổi quan điểm và đánh giá chung của các học giả về những vấn đề chính trị mà các thành viên quan tâm, như “Hội thảo Chương trình an ninh toàn cầu mới và triển vọng trong hợp tác Á-Âu”, “Hội thảo bàn tròn về hòa bình và hòa giải”. Thực hiện vai trò điều phối viên, Việt Nam đăng cai nhiều cuộc họp các cấp và phối hợp với các thành viên điều hành tốt, đồng chủ trì và

đóng góp vào nhiều chủ đề thảo luận tại tất cả các cuộc họp ASEM. Việt Nam đã chú trọng tham khảo trong ASEAN, đề cao tiếng nói chung của châu Á, cơ bản xử lý nhanh chóng và tốt các vấn đề, đưa ra nhiều đề xuất giải quyết các vấn đề chung để duy trì tiến trình ASEM phù hợp với lợi ích của các nước trong khu vực cũng như của ASEM.

Về lĩnh vực kinh tế

Việt Nam đã cử đoàn tham gia tất cả các hội nghị cấp Bộ trưởng các ngành kinh tế và tài chính, và các cuộc họp các quan chức cao cấp Thương mại và Đầu tư trong khuôn khổ ASEM. Đặc biệt, Việt Nam còn đăng cai Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế (EMM) ASEM lần thứ ba tại Hà Nội tháng 9 – 2001. Mặc dù lần đầu đảm nhiệm vai trò Chủ tịch EMM với chương trình nghị sự đồ sộ, nhưng Việt Nam đã điều hành hội nghị hiệu quả, chuẩn bị tổ chức hậu cần chu đáo, bảo đảm hội nghị đạt kết quả tốt đẹp, được các đại biểu đánh giá cao.

Trong quá trình tham gia ASEM, Việt Nam đã cùng các nước châu Á nhấn mạnh hợp tác kinh tế là cơ sở vững chắc cho quan hệ đối tác giữa hai châu lục. Việt Nam cho rằng ASEM cần tính đến trình độ phát triển khác nhau giữa các nước, quan tâm thích đáng đến sự phát triển giữa các nước thành viên, hỗ trợ các nước đang phát triển trong chuyển giao công nghệ, giải quyết chênh lệch về kỹ thuật số, thu hẹp khoảng cách phát triển, phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo, để giúp những nước này trở thành đối tác lâu dài, ổn định, đưa sự hợp tác ASEM thực sự trở thành quan hệ đối tác cùng có lợi.

Đối với các chương trình, hoạt động cụ thể của ASEM, Việt Nam đã tham gia xây dựng và triển khai “Kế hoạch Hành động Xúc tiến đầu tư” (IPAP), “Kế hoạch hành động thuận lợi hóa thương mại” (TFAP), cử người tham gia Nhóm chuyên gia về đầu tư (IEG), Nhóm đặc trách ASEM về quan

hệ đối tác kinh tế chặt chẽ hơn. Đặc biệt, với vai trò là một điều phối viên kinh tế của châu Á từ năm 2000, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy hợp tác kinh tế trong ASEM, được các nước đánh giá cao.

Việc tham gia ASEM tạo thêm điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp tục triển khai chính sách đối ngoại đa phương hóa quan hệ, hỗ trợ cho quan hệ song phương, đẩy mạnh ngoại giao đa phương; tranh thủ khả năng hợp tác thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, trao đổi văn hóa, giáo dục đào tạo phục vụ các yêu cầu phát triển đất nước. Đồng thời, tham gia với tư cách là thành viên bình đẳng, Việt Nam có cơ hội cùng xây dựng luật chơi chung của Diễn đàn Á – Âu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở hai khu vực và trên thế giới, từ đó góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam.

Trong khuôn khổ TFAP, Việt Nam đã cùng các thành viên ASEM xây dựng Danh sách các rào cản chung trong thương mại trên 8 lĩnh vực ưu tiên ban đầu của TFAP và một số các rào cản chung khác.

Trong khuôn khổ IPAP, Việt Nam đã tham gia mạng Thông tin về đầu tư ASEM, cung cấp thông tin cập nhật về tình hình đầu tư nước ngoài, các văn bản pháp quy, chính sách đối với các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các chương trình khuyến khích và xúc tiến đầu tư và các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Trong hợp tác về doanh nghiệp, Việt Nam đã tham gia các cuộc họp của Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu, Hội nghị Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Việt Nam chủ động đăng cai tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Á-Âu (AEBF) lần thứ 9.

Trong lĩnh vực tài chính

Việt Nam đã tham gia đóng góp từ những Hội nghị Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của ASEM. Việt Nam đã tích cực trao đổi tài chính, tham gia hầu hết

các chương trình hợp tác như hợp tác chống rửa tiền, trao đổi kinh nghiệm về quản lý nợ công... Thiết thực nhất trong hợp tác tài chính là Việt Nam đã tận dụng được Quỹ Tín thác ASEM (AFT) cho tiến trình cải cách hệ thống tài chính – ngân hàng và hệ thống an sinh xã hội. Các bộ, ngành của Việt Nam đã tranh thủ ATF trợ giúp triển khai 21 dự án với giá trị gần 13,35 triệu USD trên các lĩnh vực cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp, xóa đói giảm nghèo và cải cách hệ thống an sinh xã hội. Trong đó, giai đoạn I (1998-2001), Việt Nam có 7 dự án nhận tài trợ từ Quỹ Tín thác với tổng số vốn là 5,48 triệu SD; giai đoạn II (từ năm 2002) là 14 dự án với tổng giá trị tài trợ 7,87 triệu USD. Hiện một loạt các dự án đã được triển khai một cách có hiệu quả là: “Cải cách và phát triển hệ thống ngân hàng”, “Chương trình phát triển mạng lưới bảo đảm xã hội và tạo công ăn việc làm”, “Thúc đẩy và cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước trong khu vực giao thông vận tải”, “Cải cách các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam”, “Cơ cấu lại khu vực ngân hàng”, “Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo”, và “Đào tạo các nhà lãnh đạo và quản lý về quản trị doanh nghiệp”...Việt Nam cũng đã đóng góp cho Quỹ Á-Âu (ASEF) trong các giai đoạn 1997-2001 và 2002- 2006 (mỗi giai đoạn 100.000 USD).

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, nổi bật nhất về sự tham gia của Việt Nam là sáng kiến “Hội thảo ASEM về tuyến đường sắt tơ lụa Á-Âu (thông qua tại Hội nghịBộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 6 (FMM 6), Ailen, tháng 4 – 2004), Việt Nam đồng tác giả với Hàn Quốc và một số nước ASEM khác.

Đặc biệt với tư cách điều phối viên kinh tế Châu Á trong ASEM và là chủ nhà Hội nghị Cấp cao ASEM 5, Việt Nam đã phát huy vai trò tích cực điều phối viên các hoạt động hợp tác kinh tế, chủ động chuẩn bị nội dung về kinh tế cho Hội nghị. Nổi bật nhất trong nỗ lực của Việt Nam đưa hợp tác

kinh tế ASEM lên một tầm cao mới thể hiện ở sự chủ động đề xuất và chuẩn bị tích cực cho việc đưa ra một Tuyên bố về hợp tác kinh tế ASEM trong thời kỳ mới, đưa hợp tác ASEM, nhất là hợp tác kinh tế ASEM chặt chẽ hơn tại Hội nghị Cấp cao ASEM 5. Đây là một dấu ấn quan trọng, định hình khuôn khổ hợp tác kinh tế ASEM trong thời kỳ mới, đưa hợp tác ASEM, nhất là hợp tác kinh tế đi vào thực chất và hiệu quả hơn, phản ánh đầy đủ mối quan tâm và lợi ích của tất cả các thành viên.

Về các lĩnh vực khác: Hợp tác về văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường, quản lý, khoa học–kỹ thuật, chuyển giao công nghệ là những lĩnh vực hợp tác khác trong ASEM. Sự tham gia thiết thực của Việt Nam vào các hoạt động phong phú và thiết thực này đã góp phần tạo cầu nối gia tăng hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai châu lục.

Trong lĩnh vực giáo dục, Việt Nam tích cực hưởng ứng các chương trình hợp tác giáo dục và phát triển nguồn nhân lực như ủng hộ sáng kiến ASEM về Học tập suốt đời, Chương trình học bổng kép ASEM. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận thức lao động và việc làm là một lĩnh vực hợp tác tiềm năng, thúc đẩy đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý... Việt Nam đã ủng hộ sáng kiến tổ chức Hội thảo ASEM về tương lai việc làm và chất lượng lao động.

Trong hợp tác về văn hóa, Việt Nam đã tích cực tham dự và triển khai nhiều hoạt động trong khuôn khổ ASEM, như chủ động đề xuất sáng kiến “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong các nước ASEM” (Pháp là đồng tác giả) được Hội nghị Cấp cao ASEM 2 thông qua và đã được triển khai. Việt Nam đã chủ động phối hợp với các thành viên soạn thảo và chuẩn bị nội dung cho Tuyên bố ASEM về văn hóa-văn minh tại hội nghị ASEM 5, tạo khuôn khổ đối thoại giữa các nền văn hóa lâu đời Á-Âu, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đem lại khí thế mới cho sự phát triển quan hệ đối tác giữa hai châu lục.

Trong lĩnh vực môi trường, khoa học công nghệ, Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với các thành viên, góp tiếng nói tích cực thúc đẩy quyết tâm chính trị và cam kết bảo vệ môi trường, đẩy mạnh hợp tác trong việc chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính và kỹ thuật và phát triển những ngành kinh tế sạch. Việt Nam đã phối hợp cùng EC tổ chức Hội thảo ASEM về công nghệ sạch tại Hà Nội (tháng 9 – 2004).

Về y tế, Việt Nam là nước đầu tiên đưa ra sáng kiến hợp tác y tế trong ASEM vào năm 1999 về "Kết hợp y dược học cổ truyền với y dược học hiện đại trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân" (thông qua tại Hội nghị FMM 2, Béc- lin tháng 3 – 1999) được các nước đánh giá cao. Sáng kiến về “Xử lý bệnh dịch bùng phát trong cộng đồng” đồng tác giả với Trung Quốc (thông qua tại Hội nghị FMM 5, Ba-li tháng 7 – 2003) không chỉ phát huy được thế mạnh về y dược học của Việt Nam mà còn đáp ứng đòi hỏi bức xúc của các thành viên trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp thời đại toàn cầu hóa, được các nước hưởng ứng. “Hội thảo Hợp tác ASEM về kiểm soát HIV/AIDS”: đồng sáng

Một phần của tài liệu Ngoại giao đa phương của việt nam thời kỳ đổi mới (1986 2006) (Trang 46)