6. Bố cục khóa luận
2.1.1. Quan hệViệt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB)
Kể từ khi nối lại đến năm 2006, WB đã có những đóng góp và hỗ trợ tích cực vào công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế, đặc biệt là công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam và WB ngày càng được củng cố và phát triển. Điều này được thể hiện thông qua các chuyến thăm và làm việc chính thức tại Việt Nam của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các Tổng giám đốc WB vào năm 1996, 2000.
Có thể thấy Việt Nam là một trong những nước vay ưu đãi lớn nhất từ Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA). Hỗ trợ tài chính dưới hình thức cho vay ưu đãi và hỗ trợ kỹ thuật của IDA chiếm vai trò chủ đạo trong mối quan hệ giữa
Việt Nam và WB (thời hạn vay 25 năm, phí dịch vụ 0,75%/năm, phí cam kết 0 - 0,5%/năm, lãi suất 1,25%, 5 năm ân hạn).Kể từ khi nối lại hoạt động tại Việt nam vào năm 1993, Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ 51 dự án để chống lại nghèo đói ở Việt nam thông qua việc tài trợ các lĩnh vực như nông nghiệp; cơ sở hạ tầng; chương trình chăm sóc sức khỏe; trường học và các nhu cầu thiết yếu khác. Cũng từ năm 1993, WB đã cam kết tài trợ cho Việt Nam 5,6 tỷ USD. Việt Nam trở thành nước hưởng vốn vay IDA lớn nhất trên thế giới.
Trong 13 năm (1993 – 2006), nguồn vốn IDA đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa. Nguồn vốn IDA cũng đóng góp một phần quan trọng vào việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) của Việt Nam và quốc tế. Nguồn vốn của WB còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, giúp chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý tiên tiến và trang bị các kiến thức về phát triển thể chế.