VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNGVIỆT NAM THỜ

Một phần của tài liệu Ngoại giao đa phương của việt nam thời kỳ đổi mới (1986 2006) (Trang 88 - 100)

6. Bố cục khóa luận

3.2. VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNGVIỆT NAM THỜ

ĐỔI MỚI (1986 – 2006)

Quan hệ quốc tế của Việt Nam ngày càng đa dạng. Từ quan hệ chủ yếu về chính trị với các nước XHCN anh em và một số nước độc lập dân tộc trước đây, nay nước ta đã mở rộng và phát triển quan hệ với nhiều nước ở tất cả các

châu lục, nhiều tổ chức khu vực và quốc tế và các trung tâm kinh tế - chính trị thế giới trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, khoa học – kỹ thuật, y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội kể cả an ninh và phát triển dưới nhiều hình thức ở nhiều cấp, nhiều tầng nấc khác nhau. Ngoại giao đa phương có vai trò ngày càng to lớn và quan trong trong đời sống quốc tế hiện đại. Nó trở thành hình thức phổ biến, làm thay đổi chất lượng hoạt động ngoại giao. Ngoại giao đa phương Việt Nam, một bộ phận cấu thành của nền ngoại giao Việt Nam, đã đóng góp xứng đáng vào những thành tựu của nước ta trong giai đoạn đổi mới. vai trò của ngoại giao đa phương thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, về an ninh – chính trị, các diễn đàn, tổ chức quốc tế cũng như

khu vực đã tạo ra những cơ chế hợp tác đa phương giúp các nước có thể ngồi đối thoại nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh, nhất là liên quan đến hòa bình, an ninh chung, một cuộc đối thoại sẽ tìm ra những giải pháp hợp lý và tích cực nhất góp phần làm giảm các nguy cơ xung đột trên thế giới để những quốc gia thành viên trong các tổ chức, diễn đàn đó phát triển một cách tốt nhất. Các tổ chức quốc tế, khu vực cũng góp phần tạo ra Luật pháp quốc tế, các chuẩn mực chung cũng như các thỏa thuận/điều ước đa phương, qua đó thiết lập các trật tự, khuôn khổ cần thiết làm cơ sở thúc đẩy quan hệ quốc tế.

Đối với Việt Nam, cần xác định đối ngoại đa phương là bộ phận rất quan trọng trong tổng thể chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đối ngoại đa phương là phương tiện hữu hiệu để triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hội nhập quốc tế. Các thể chế, các diễn đàn đa phương là nơi Việt Nam bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích an ninh và phát triển; nâng cao vị thế của mình trên cơ sở hài hòa với các lợi ích chung; cùng chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu và xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng, cùng có lợi trên cơ sở đề cao vai trò của luật pháp quốc tế. Đồng thời đây cũng là nơi để Việt Nam thể hiện tinh thần “Việt Nam

là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. Thông qua các tổ chức, diễn đàn và hội nghị đa phương, Việt Nam có cơ hội tăng cường tạo dựng lòng tin với các nước. Chẳng hạn như tại các hội nghị của ASEAN thời gian gần đây cũng đã nêu ra chương trình và biện pháp hợp tác thông qua tăng cường đối thoại tạo dựng lòng tin và thúc đẩy quan hệ thân thiện làm giảm thiểu căng thẳng cũng như khả năng xảy ra các xung đột vũ trang, góp phần giúp Việt Nam và các nước trở nên thông cảm hiểu biết lẫn nhau hơn. Thêm vào đó, thông qua các cơ chế đa phương (như ASEAN, ARF) Việt Nam tranh thủ giải quyết các vấn đề an ninh nảy sinh như vấn đề liên quan đến đảm bảo an ninh biên giới (biến đảo tại biển Đông).

Ngoài ra, ngoại giao đa phương đã đem đến cơ chế đảm bảo an ninh phi truyền thống cho Việt Nam. Việt Nam tham gia các công ước của LHQ trong việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống và nhiều công ước, hội nghị quốc tế về môi trường khác, đặc biệt là Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) và hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững tại Johannesburg. Việt Nam còn tham gia nhiều chương trình như chương trình môi trường của LHQ ( NEP), chương trình LHQ về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên tự nhiên (I CN)…Đối với vấn đề tội phạm xuyên quốc gia, nhờ có sự hợp tác chặt chẽ với LHQ, tham gia INTERPOL (1991), cảnh sát các nước ASEAN – ASEANAPOL (1995) và các văn kiện chống tội phạm xuyên quốc gia trong khuôn khổ ASEAN mà Việt Nam đã đấu tranh hiệu quả với nhiều loại tội phạm. Lực lượng công an đã phối hợp xử lý hàng chục nghìn thông tin về đối tượng truy nã quốc tế, đối tượng khủng bố và nghi khủng bố…

Thứ hai, về kinh tế - thương mại, các thể chế đa phương này đã hỗ trợ

đáng kể cho tiến trình khu vực hóa, toàn cầu hóa đời sống kinh tế thế giới, thúc đẩy tự do hóa thương mại, tạo dựng luật chơi chung cho hệ thống kinh tế

quốc tế, mở rộng thị trường, tại thuận lợi cho sự di chuyển của vốn, tri thức, lao động… giữa các quốc gia. Đây chính là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia trong các tổ chức quốc tế. Các tổ chức quốc tế là nền tảng cho quá trình liên kết, nhất thể hóa các nền kinh tế khu vực…

Nhờ ngoại giao đa phương Việt Nam đã tranh thủ được những điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước. Đầu tiên là trong lĩnh vực vay vốn ưu đãi. Việt Nam đang có quan hệ tốt với các tổ chức tài chính đa phương thế giới và khu vực. Nhờ quan hệ với Ngân hàng Thế giới , Quỹ tiền tệ quốc tế hay Ngân hàng Phát triển châu Á, Việt Nam nhận được hỗ trợ phục vụ các mục tiêu của đất nước.Việc tiếp cận và tận dụng tốt các nguồn vay ưu đãi đa phương góp phần giúp Việt Nam tháo gỡ một số khó khăn về tài chính và thúc đẩy phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, tham gia các chương trình phát triển và hợp tác kinh tế đa phương tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận với công nghệ mới và thị trường rộng lớn nhằm nâng cao hiện quả cạnh tranh của nền kinh tế…Khi gia nhập WTO Việt Nam đương nhiên được hưởng các ưu đãi miễn trừ hợp pháp từ nhiều thị trường lớn trên thế giới, hoặc hợp tác theo mô hình ASEAN + 1 với Nga, Mỹ, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,….đã mở thị trường hàng tỉ dân cho Việt Nam khai thác.

Thứ ba, về văn hóa xã hội, các diễn đàn, tổ chức khu vực, quốc tế đã tạo

môi trường thuận lợi cho hợp tác khu vực và quốc tế trên mọi mặt của đời sống giữa các quốc gia, giúp các quốc gia trong cộng đồng tăng cường hiểu biết, giao lưu, trao đổi giữa các nền văn hóa khác nhau, tăng cường hợp tác giải quyết các vấn đề xuyên quốc gia và toàn cầu.

Ngoại giao đa phương đã góp phần không nhỏ vào việc duy trì văn hóa – xã hội Việt Nam phát triển tốt đẹp và giải quyết các vấn đề nảy sinh.

- Các tổ chức, diễn đàn và hội nghị đa phương là kênh hợp tác để Việt Nam có nhiều cơ hội đối thoại văn hóa và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm phát

triển văn hóa – xã hội với nhiều nước thông qua hoạt động giao lưu văn hóa, xã hội như các hội thảo của UNESCO, các hoạt động văn hóa của cộng đồng Pháp ngữ, hội nghị thượng đỉnh về xã hội, thông tin tại Giơnevơ 2003, liên hoan nghệ thuật ASEAN (2004) ở Campuchia, lễ hội Văn hóa – Du lịch – Thương mại ở Gieneva, triển lãm quốc tế EXPO 2005 ở Ai-chi (Nhật Bản)…

- Việc gia nhập các điều ước quốc tế đa phương tạo cơ chế hợp pháp – cơ sở nền tảng phát triển bền vững cho văn hóa – xã hội Việt Nam. Việt Nam đã tham gia khá nhiều điều ước quốc tế như các công ước của UNESCO; công ước Berno về bản quyền, FACMA (Liên hoan quốc tế các Hội đồng nghệ thuật và quản lý văn hóa), CROOM (Tổ chức các Bảo tàng thế giới). Đặc biệt, tháng 9 – 2000, Việt Nam cùng 188 quốc gia ký cam kết thực hiện MDGs. Dựa trên những định hướng này, với sự giúp đỡ của LHQ, Việt Nam đã tích cực thực hiện cam kết MDGs và có những thành công nhất định như dẫn đầu thế giới về xóa đói giảm nghèo và là nước giảm nghèo thành công nhất trong 10 năm trở lại đây.

- Thông qua các hoạt động ngoại giao đa phương những tổ chức hội nghị, hội thảo (ASEAN, APEC, ASEM…) Việt Nam có cơ hội lồng ghép giới thiệu yếu tố văn hóa xã hội Việt Nam (ví dụ như việc mặc áo dài truyền thống Việt Nam trong hội nghị APEC 2006).

- Việc quan hệ tốt với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là tổ chức quốc tế chuyên về văn hóa xã hội như NESCO, Chương trình Phát triển LHQ ( NDP) đã giúp Việt Nam quảng bá hình ảnh Việt Nam. Chẳng hạn việc UNESCO công nhận các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam là di sản thế giới, di sản văn hóa thế giới như di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn…, qua đó đã giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc truyền thống của Việt Nam với bạn bè quốc tế, góp phần thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế.

Thứ tư, ngoại giao đa phương Việt Nam đã góp phần tích cực trong việc

củng cố và phát triển quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tương tự như ngoại giao song phương và các hoạt động khác của chính phủ, ngoại giao đa phương có thể giúp chính phủ đạt được các mục tiêu và chính sách của mình, dù là tốt hay xấu. Ngoại giao đa phương là phương tiện để chỉ ra các vấn đề nội tại của quốc gia một cách trực tiếp (ví dụ như giải quyết tranh chấp thông qua tài phán quốc tế) hay gián tiếp (ví dụ như đề xuất một quy định có tính khu vực hay toàn cầu, qua đó tác động đến quốc gia nơi mà nó muốn ảnh hưởng). Có thể gọi đó là “hành động toàn cầu cho lợi ích địa phương”. Vì vậy, ngoại giao đa phương trên thực tế không khác ngoại giao song phương về mặt mục đích, nó chỉ là một trong những phương tiện để các chính phủ đối phó với các vấn đề cần giải quyết.

Các hoạt động ngoại giao đa phương được triển khai mạnh mẽ và đạt kết quả nổi bật, góp phần tích cực thúc đẩy các quan hệ song phương và nâng cao vị thế quốc tế của đất nước.

Khi tham gia vào các tổ chức, diễn đàn và hội nghị đa phương, Việt Nam có thời cơ tốt để mở rộng hợp tác song phương về mặt ngoại giao và kinh tế. Cho đến nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước, có quan hệ về kinh tế, thương mại và đầu tư với hơn 160 nước và 70 vùng lãnh thổ. Thêm vào đó, với tư cách là một thành viên của các tổ chức, diễn đàn và hội nghị quốc tế, Việt Nam có vị trí bình đẳng với các nước khác đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trao đổi và giải quyết các vấn đề song phương với các đối tác quan trọng của Việt Nam. Chẳng hạn như nhờ có hội nghị đa phương tại Paris về Campuchia năm 1991, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc dần tan băng và đến 11 – 1991 khi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn kiệt thăm Trung Quốc đã đánh dấu

sự bình thường hóa và mở ra một trang sử mới trong quan hệ hai nước. Hai bên ký kết rất nhiều hiệp định thương mại song phương về mọi mặt: như biên giới lãnh thổ kinh tế. thông qua nhiều cơ chế đa phương như ASEAN, LHQ mà Việt Nam và Mỹ đã tiến dần tới bình thường hóa quan hệ (1995), đến 10 – 12 – 2001 hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ chính thức có hiệu lực, đưa quan hệ hai nước vào bước phát triển mới, ngày càng ổn định. Ngoài ra, thông qua ASEAN Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước Đông Á và nhiều nước đối tác quan trọng khác.

Bên cạnh những đóng góp sau 20 năm đổi mới, ngoại giao đa phương Việt Nam thời kỳ này cũng có những hạn chế nhất định:

Trước hết sau 20 năm hội nhập và mở cửa, Việt Nam vẫn chưa có một chiến lược, một định hướng và lộ trình tham gia tổng thể chung mang tính dài hạn nên sự tham gia của Việt Nam tại các thể chế đa phương chưa chủ động, chưa tận dụng được hết lợi thế của các thể chế đa phương để nâng cao vị thế của Việt Nam. Việt Nam tham gia nhiều tổ chức quốc tế nhưng chưa thực sự đi vào chiều sâu, chưa tính đến mục tiêu lâu dài.

Việt Nam chưa chủ động trong quá trình tham gia: một số Bộ/ngành vẫn coi việc tham gia các hội nghị, diễn đàn đa phương là nghĩa vụ, chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc tham gia này. Trog một số diễn đàn, ta chưa thực sự chủ động đưa ra ý tưởng, sáng kiến có giá trị. Khi tham gia một số vấn đề nhạy cảm như an ninh, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo Việt Nam vẫn tỏ ra e dè, quan điểm phòng ngự là chính.

Hiệu quả tham gia còn chưa cao, tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế, vị thế cả một quốc gia là một ưu thế quan trọng trong đàm phán, nhưng Việt Nam mới chỉ có tiếng nói trong một số tổ chức và diễn đàn, trong một số lĩnh vực nhất định. Một số tổ chức lớn trên thế giới Việt Nam mới chỉ đạt được ở mức độ gia nhập. Do vậy nếu Việt Nam không nâng cao vị thế và vai

trò của mình thì việc sử dụng phương pháp ngoại giao đa phương trong đối thoại có nguy cơ thành con dao hai lưỡi khi các quyết định bị ảnh hưởng bởi các nước lớn.

Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện nhiều dự án hợp tác phát triển đa phương còn thiếu hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực và giảm lòng tin. Chưa tận dụng được hết những hỗ trợ đa phương do còn tư tưởng coi trọngsong phương hơn đa phương. Chưa khai thác có hiệu quả các thể chế đa phương để khuếchtrương vị thế của Việt Nam, như các dịp tổ chức hoạt động ngoại giao đa phương ở Việt Nam; chưa tận dụng triệt để vị thế đa phương để thúc đẩy các mối quan hệ song phương và phát huy các ảnh hưởng khác.

Đôi khi Việt Nam chưa đánh giá chính xác, đầy đủ về thách thức và cơ hội dẫn đến những chập chững, lo ngại và cẩn trọng thái quá. Vì vậy không ít những chủ trương, cơ chế, chính sách, luật lệ chậm được đổi mới cho phù hợp với yêu cầu hội nhập, chưa tận dụng được hết những yêu cầu để phát triển.

Nguyên nhân chính của các hạn chế trên một phần do nhận thức, tư duy và nguồn lực của nước ta chưa theo kịp thực tiễn tình hình khu vực và thế giới cũng như hoạt động sôi động và tốc độ gia tăng nhanh chong các hoạt động ngoại giao đa phương; mặt khác do ta còn chưa chủ động đối phó với những khó khăn, hạn chế, thiếu sự chuẩn bị chu đáo và phối hợp hành động chưa tốt.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, khóa luận tổng hợp lại những vai trò, đặc điểm của ngoại giao đa phương Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 – 2006). Vai trò của ngoại giao đa phương thể hiện trên các phương diện về an ninh – chính trị, kinh tế thương mại, văn hóa xã hội, cho thấy tầm ảnh hưởng của hoạt động ngoại giao đa phương ở nước ta là rất lớn, góp phần không nhỏ vào ngoại giao đa phương quốc tế và sự thành công của Việt Nam. Trên cơ sở đó rút ra một số đặc điểm của ngoại giao đa phương Việt Nam thời kỳ đổi mới. Những đặc điểm của ngoại giao đa phương là cơ sở để Việt Nam phát triển công tác ngoại giao đa phương trong giai đoạn mới, đồng thời đưa ra những dự đoán,

Một phần của tài liệu Ngoại giao đa phương của việt nam thời kỳ đổi mới (1986 2006) (Trang 88 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)