QUAN HỆ VIỆT NAM – LIÊN HỢP QUỐC (UN)

Một phần của tài liệu Ngoại giao đa phương của việt nam thời kỳ đổi mới (1986 2006) (Trang 80)

6. Bố cục khóa luận

2.7. QUAN HỆ VIỆT NAM – LIÊN HỢP QUỐC (UN)

2.7.1. Hoạt động của Việt Nam trong LHQ

Việt Nam chính thức gia nhập LHQ ngày 20 – 9 – 1977. Trong quá trình đổi mới, quan hệ Việt Nam và LHQ ngày càng sâu rộng hơn. Hệ thống phát triển của LHQ vẫn tiếp tục hỗ trợ chúng ta trên nhiều lĩnh vực cấp thiết trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa như đảm bảo phát triển bền vững và tăng cường khả năng hội nhập quốc tế của Việt Nam, giúp nâng cao năng lực, thể chế luật pháp, cải cách hành chính, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường… cũng như đối phó với nhiều vấn đề xã hội phức tạp như phòng chống ma túy, HIV/AIDS, dịch bệnh, thiên tai… Nguồn vốn, tri thức, kinh nghiệm từ hệ thống điều phối viên và tổ chức phát triển LHQ tại Việt Nam trong những năm qua là một trong những nguồn ngoại lực quan trọng giúp Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ, trong đó có việc thực hiện Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ do LHQ đề ra.

Về phần mình, Việt Nam cũng tích cực đóng góp vào tiếng nói chung yêu cầu LHQtăng cường trợ giúp về phát triển cho các nước đang phát triển, yêu cầu các nước phát triển thực hiện cam kết dành 0,7% GDP của họ viện trợ phát triển cho các nước đang phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa các nước đang phát triển vào thị trường của nước họ và đòi giảm nợ cho các nước nghèo.

Tại LHQ, Việt Nam làm rõ đường lối đổi mới, chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, làm bạn và là đối tác tin cậy

với tất cả các nước của Nhà nước ta; đấu tranh chống lại những mưu toan, ý đồ lợi dụng LHQ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước; ra sức tranh thủ sự giúp đỡ của LHQ về vốn và kỹ thuật phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của Việt Nam và đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển của chính tổ chức này.

Là một nước đang phát triển, Việt Nam càng coi trọng vai trò của LHQ trong lĩnh vực kinh tế, phát triển. Vì vậy, Việt Nam đã tham gia ngày một đầy đủ và thực chất vào các cơ chế hoạch định chính sách của LHQ, chủ động tham gia bàn bạc, đề xuất hướng xử lý giải quyết, chủ động đối thoại và có những đóng góp, sáng kiến cụ thể, có ý nghĩa thực tiễn vào công việc của LHQ, trong vấn đề cải tổ hệ thống LHQ và trong nhiều lĩnh vực cụ thể như xoá đói giảm nghèo, phát triển xã hội, môi trường, an ninh lương thực, tài chính cho phát triển, nhà ở, nhân quyền, dân số và phát triển, phụ nữ, trẻ em, chống phân biệt chủng tộc, phòng chống HIV/AIDS… Những tham gia và đóng góp của chúng ta đã được LHQ đánh giá cao, thể hiện ở việc Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ năm 1997, 2000 và 2003, Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Nông lương (FAO) khoá 33 (2005), Phó chủ tịch Hội đồng chấp hành tổ chức UNDP/UNFPA (2000-2002); lần đầu tiên Việt Nam được bầu Hội đồng Kinh tế- Xã hội (ECOSOC), cơ quan quan trọng nhất của LHQ về các vấn đề kinh tế - xã hội, nhiệm kỳ 1997-2000; Việt Nam được bầu vào Ban chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) tháng 10-2001; Uỷ ban Nhân quyền (2001-2003), Hội đồng thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (1991-1993, 1997-1999 và 2003-2005), Hội đồng điều hành Liên minh Bưu chính thế giới (1999-2004), Liên minh Viễn thông quốc tế (1994-2006). Việc Việt Nam được LHQ công nhận là một trong những nước thí điểm thực hiện mô hình “Một LHQ” là đóng góp tích cực của Việt Nam vào tiến trình cải tổ hoạt động của LHQ

trong lĩnh vực phát triển đồng thời sẽ là động lực thúc đẩy khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và LHQ trong giai đoạn 2006-2010.

Việt Nam đã tảnh thủ được nhiều dự án đào tạo quản lý, nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, phát triển nguồn nhân lực, khao học kỹ thuật cũng như giải quyết một số vấn đề xã hội, với tổng số viện trợ của hệ thống phát triển của LHQ trên 2 tỷ đôla Mỹ, trong đó từ năm 1991 – 2000 là hơn 630 triệu đôla Mỹ.

Việt Nam tích cực tham gia nhiều diễn đàn đa phương quốc tế quan trọng tổ chức trong và ngoài khuôn khổ LHQ thảo luận và tìm giải pháp cho các vấn đề toàn cầu, trong đó có các hội nghị quốc tế về môi trường, phát triển, bảo vệ quyền trẻ em, bình đẳng giới. Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị thế giới về phụ nữ lần thứ IV họp tại Bắc Kinh, đã tham gia đóng góp vào xây dựng chương trình hành động tăng cường sự bình đẳng nam nữ trên thế giới. Tháng 10 – 1995, Chủ tịch nước Lê Đức Anh dự phiên họp đặc biệt kỷ niệm 50 năm ngày thành lập LHQ.

2.7.2. Việt Nam trong quá trình vận động tham gia Hội đồng Bảo an LHQ LHQ

Trong các hoạt động của Việt Nam tại LHQ sau những năm 90 thì sự kiện tháng 2 – 1997, Việt Nam tranh cử vào HĐBA LHQ là một hoạt động ngoại giao nổi bật nhất cùng với những thành công của nó.

Quyết định này là một bước triển khai cao hơn nữa đường lối đối ngoại đổi mới, thể hiện sự phát triển hợp lý và lôgic của quá trình đổi mới tư duy đối ngoại Việt Nam. Đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa nhiều thành tựu đối ngoại và bước đầu hoàn thiện với các chủ trương, chính sách, phương châm xử lý hướng tới và coi trọng hơn ngoại giao đa phương bên cạnh ngoại giao song phương. Đây là điều kiện định hướng để Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa hội nhập vào các tổ chức quốc tế, nhất là tham

gia vào một cơ quan có tầm cỡ như HĐBA. Những thành tựu ngoại giao đa phương đã cho thấy hướng đi đúng đắn và cần thiết phải vươn tới mục tiêu cao hơn nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời thế và lực của Việt Nam đã mạnh hơn tạo ra khả năng thực tế để Việt Nam tham gia vào HĐBA.

Việt Nam đã triển khai chiến dịch vận động toàn diện, mọi lúc mọi nơi, mạnh mẽ, nhiều cấp và tranh thủ sự ủng hộ của tất cả các nước, các khu vực.

Vận động trên diễn đàn đa phương

Việt Nam đã tận dụng các diễn đàn đa phương như ASEAN, ASEM, các nhóm nước không liên kết như đã kể trên để tuyên truyền về chính sách chung của Việt Nam, góp phần làm cho thế giới hiểu rõ hơn về Việt Nam, tạo sự tin cậy nhằm giành được sự ủng hộ của các nước.

Theo kinh nghiệm của nhiều nước, năm trước khi diễn ra cuộc họp bầu là thành viên không thường trực ở Đại hội đồng sẽ là năm quyết định. Năm 2006 là năm ta gặt hái được nhiều thắng lợi trên các mặt trận đối ngoại. Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị APEC 2006, Việt Nam đã đưa ra vấn đề Việt Nam ứng cử là thành viên không thường trực HĐBA ra vận động tại diễn đàn tập trung nhiều quốc gia có tiếng nói quan trọng này. Trong phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn đầu tư APEC 2006, Thủ tướng đã khẳng định nỗ lực của Việt Nam trong việc đẩy mạnh hơn nữa tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện nhất quán chủ trương, mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các quốc gia, các dân tộc vì hòa bình hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, cùng phát triển và thông báo về việc Việt Nam đã là “nước duy nhất được các nước châu Á tiến cử làm Ủy viên không thường trực của HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008 – 2009”.

Việt Nam tích cực đóng góp cho phong trào chung và cho các hoạt động của LHQ. Đây chính là cách tốt nhất để Việt Nam tạo uy tín và độ tin cậy đối

với bạn bè quốc tế. Tại các Diễn đàn quốc tế, Việt Nam đã đưa ra được nhiều sáng kiến được cộng đồng đánh giá cao như: Chương trình hành động Hà Nội tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 6; chủ động đề xuất và triển khai sáng kiến về “chương trình xây dựng hành lang Đông – Tây” nhằm đẩy nhanh sự phát triển của các vùng nghèo liên quốc gia dọc hành lang các nước Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, miền Trung Việt Nam [1]. Việt Nam cũng xem xét việc từng bước tham gia các hoạt động giữ gìn hòa bình của LHQ, tham gia giải quyết hòa bình các tranh chấp trong khu vực (tham gia các hoạt động tái thiết, viện trợ nhân đạo sau xung đột…), qua đó chứng tỏ sự nhiệt tình và khả năng tham gia các hoạt động ở LHQ.

Thúc đẩy các mối quan hệ song phương tạo cơ sở để vận động các nước

Vận động ở cấp độ song phương rất quan trọng vì mỗi nước thành viên đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau. Việt Nam đã tích cực tham gia vận động tất cả các nước, kể cả nước lớn và nước nhỏ và vừa, cả nước phát triển và nước đang phát triển. Đại hội X đã không đề cập đến thứ tự ưu tiên các đối tượng mà Việt Nam có quan hệ [11]. Điều này thể hiện sự linh hoạt của chính sách đối ngoại của Việt Nam. Trong bối cảnh tình hình thế giới luôn biến đổi, các hình thức tập hợp lực lượng trên thế giới cũng đa dạng và linh hoạt hơn, Việt Nam cũng đã có những điều chỉnh thích hợp.

Tuy nhiên để vận động đạt hiệu quả cao nhất, Việt Nam đã vừa phân loại đối tượng, vừa coi trọng tất cả các nước. Việt Nam luôn cố gắng duy trì mối quan hệ với tất cả các nước lớn, đặc biệt là các nước P5 (Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Mỹ), đây là những nước có tiếng nói quan trọng, dễ gây ảnh hưởng cho nhiều nước khác; với nước láng giềng và khu vực, là những nước gần gũi và có quan hệ lâu đời với ta, ta khẳng định mối quan hệ hữu nghị truyền thống đã có cơ sở vững chắc, đồng thời xây dựng lòng tin, tạo uy tín để có thể nhận được đề cử từ khu vực.

Công tác tuyên truyền đối ngoại ngày càng được nâng cao cả về chiều rộng và chiều sâu nhằm giúp thế giới hiểu rõ hơn về Việt Nam, nâng cao hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Trong lĩnh vực này phải đề cập đến vai trò quan trọng của các phương tiện thông tin truyền thông.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ cả trên diễn đàn đa phương và song phương, Việt Nam đã sớm gặt hái được thành công trong việc vận động tham gia vào HĐBA LHQ, thể hiện mong muốn tham gia đầy đủ của Việt Nam vào các diễn đàn đa phương trên thế giới, góp phần phát triển đất nước và nâng cao vị thế của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Tiểu kết chương 2

Qua những tổ chức và các diễn đàn đa phương chính đã phân tích ở trên, việc Việt Nam hội nhập quốc tế là cần thiết, phù hợp với xu thế chung của toàn cầu. Thông qua các hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam ở các diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực cho thấy Việt Nam đã nhanh chóng thích ứng với điều kiện mới, nắm bắt những cơ hội phát triển đất nước, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu về ngoại giao đa phương là vô cùng cần thiết để đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình thế giới và trong nước, những hoạt động đa phương thiết thực của Việt Nam trên các diễn đàn, từ đó rút ra những vai trò và đặc điểm của ngoại giao đa phương thời kỳ 1986 – 2006, phục vụ cho việc nghiên cứu sâu hơn về ngoại giao đa phương cũng như công cuộc đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM,VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNGVIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 2006)

3.1. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 2006) ĐỔI MỚI (1986 – 2006)

Thứ nhất, hoạt động ngoại giao đa phương Việt Nam thời kỳ 1986 –

2006 diễn ra trong bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước bao gồm cả những cơ hội và thách thức. Xuất phát từ nhu cầu đó, Đảng đã kịp thời đề ra đường lối đối ngoại đổi mới, trong đó bao gồm cả chính sách mở rộng hoạt động ngoại giao đa phương. Chính sách mà Đảng đề ra đúng đắn và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đất nước, trong khi các nước đều lần lượt tham dự vào tiến trình hội nhập quốc tế thì Việt Nam cũng chủ động hội nhập vào xu thế chung đó để tận dụng các nguồn lực phát triển đất nước, không bị tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ hai, Việt Nam tham gia hoạt động ngoại giao đa phương thế giới

một cách nhanh chóng và liên tục, có chất lượng thể hiện qua việc tham gia các sân chơi quốc tế rộng khắp – gia nhập và tham gia các tổ chức, diễn đàn, hiệp định quốc tế đa phương có trách nhiệm. Từ năm 1995 Việt Nam liên tục tham gia thể chế đa phương và hội nghị đa phương cũng như đăng cai tổ chức nhiều hội nghị khu vực và quốc tế, trở thành thành viên tích cực của 63 tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới, có quan hệ với 650 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Đồng thời, Việt Nam ký hàng nghìn điều ước quốc tế đa phương trên mọi lĩnh vực từ an ninh – chính trị, kinh tế đến văn hóa – xã hội.

Thứ ba, Việt Nam thời kỳ này tỏ ra khá chủ động và tích cựctrong hoạt

động đa phương. Tại các cơ chế đa phương khu vực và toàn cầu như LHQ, Phong trào không liên kết… Việt Nam đã đối thoại với các nền kinh tế phát

triển hơn, phối hợp quan điểm với nhiều nước, trước hết là với các nước đang phát triển và kém phát triển, đấu tranh đòi đối xử công bằng trong thương mại quốc tế. Đồng thời, Việt Nam cũng đưa ra nhiều sáng kiến được bạn bè đánh giá cao. Ngoài ra, Việt Nam đã đảm nhiệm vai trò là chủ tịch của các tổ chức hoặc diễn đàn đa phương, là nước đăng cai tổ chức các hội nghị của tổ chức, diễn đàn đa phương nhiều hơn so với thời kỳ trước. Những cơ hội này tạo dấu ấn cho Việt Nam cả về nội dung và cách tổ chức, nâng cao hình ảnh sâu đậm về một nước Việt Nam năng động, cởi mở, mến khách và hòa bình.

Thứ tư, ngoại giao đa phương Việt Nam phát triển song song với ngoại

giao song phương, đây là một đặc điểm nổi bật của ngoại giao đa phương thời kỳ đổi mới. Ở Việt Nam, công tác ngoại giao song phương và đa phương đều được chú trọng vì ngoại giao song phương là nền tảng để chúng ta mở rộng quan hệ trong các diễn đàn đa phương, như việc Việt Nam muốn tham gia một diễn đàn, tổ chức đa phương phải qua một quá trình đàm phán song phương với các nước thành viên, điều đó có tác dụng tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho đàm phám đa phương. Ngược lại, khi tham gia các diễn đàn đa phương có thể chủ động phát triển quan hệ song phương, như việc Việt Nam tham dự các diễn đàn đa phương là một môi trường rất tốt trong việc cải thiện mối quan hệ với các nước, nhất là trong trường hợp có xung đột diễn đàn đa phương sẽ là đầu tàu đối phó với các vấn đề nảy sinh. Có thể nói, quan hệ song phương và đa phương ở Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau cùng phát triển.

3.2. VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 2006) ĐỔI MỚI (1986 – 2006)

Quan hệ quốc tế của Việt Nam ngày càng đa dạng. Từ quan hệ chủ yếu

Một phần của tài liệu Ngoại giao đa phương của việt nam thời kỳ đổi mới (1986 2006) (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)