ĐẶC ĐIỂM NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNGVIỆT NAM THỜI KỲ

Một phần của tài liệu Ngoại giao đa phương của việt nam thời kỳ đổi mới (1986 2006) (Trang 87 - 88)

6. Bố cục khóa luận

3.1. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNGVIỆT NAM THỜI KỲ

3.1. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 2006) ĐỔI MỚI (1986 – 2006)

Thứ nhất, hoạt động ngoại giao đa phương Việt Nam thời kỳ 1986 –

2006 diễn ra trong bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước bao gồm cả những cơ hội và thách thức. Xuất phát từ nhu cầu đó, Đảng đã kịp thời đề ra đường lối đối ngoại đổi mới, trong đó bao gồm cả chính sách mở rộng hoạt động ngoại giao đa phương. Chính sách mà Đảng đề ra đúng đắn và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đất nước, trong khi các nước đều lần lượt tham dự vào tiến trình hội nhập quốc tế thì Việt Nam cũng chủ động hội nhập vào xu thế chung đó để tận dụng các nguồn lực phát triển đất nước, không bị tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ hai, Việt Nam tham gia hoạt động ngoại giao đa phương thế giới

một cách nhanh chóng và liên tục, có chất lượng thể hiện qua việc tham gia các sân chơi quốc tế rộng khắp – gia nhập và tham gia các tổ chức, diễn đàn, hiệp định quốc tế đa phương có trách nhiệm. Từ năm 1995 Việt Nam liên tục tham gia thể chế đa phương và hội nghị đa phương cũng như đăng cai tổ chức nhiều hội nghị khu vực và quốc tế, trở thành thành viên tích cực của 63 tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới, có quan hệ với 650 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Đồng thời, Việt Nam ký hàng nghìn điều ước quốc tế đa phương trên mọi lĩnh vực từ an ninh – chính trị, kinh tế đến văn hóa – xã hội.

Thứ ba, Việt Nam thời kỳ này tỏ ra khá chủ động và tích cựctrong hoạt

động đa phương. Tại các cơ chế đa phương khu vực và toàn cầu như LHQ, Phong trào không liên kết… Việt Nam đã đối thoại với các nền kinh tế phát

triển hơn, phối hợp quan điểm với nhiều nước, trước hết là với các nước đang phát triển và kém phát triển, đấu tranh đòi đối xử công bằng trong thương mại quốc tế. Đồng thời, Việt Nam cũng đưa ra nhiều sáng kiến được bạn bè đánh giá cao. Ngoài ra, Việt Nam đã đảm nhiệm vai trò là chủ tịch của các tổ chức hoặc diễn đàn đa phương, là nước đăng cai tổ chức các hội nghị của tổ chức, diễn đàn đa phương nhiều hơn so với thời kỳ trước. Những cơ hội này tạo dấu ấn cho Việt Nam cả về nội dung và cách tổ chức, nâng cao hình ảnh sâu đậm về một nước Việt Nam năng động, cởi mở, mến khách và hòa bình.

Thứ tư, ngoại giao đa phương Việt Nam phát triển song song với ngoại

giao song phương, đây là một đặc điểm nổi bật của ngoại giao đa phương thời kỳ đổi mới. Ở Việt Nam, công tác ngoại giao song phương và đa phương đều được chú trọng vì ngoại giao song phương là nền tảng để chúng ta mở rộng quan hệ trong các diễn đàn đa phương, như việc Việt Nam muốn tham gia một diễn đàn, tổ chức đa phương phải qua một quá trình đàm phán song phương với các nước thành viên, điều đó có tác dụng tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho đàm phám đa phương. Ngược lại, khi tham gia các diễn đàn đa phương có thể chủ động phát triển quan hệ song phương, như việc Việt Nam tham dự các diễn đàn đa phương là một môi trường rất tốt trong việc cải thiện mối quan hệ với các nước, nhất là trong trường hợp có xung đột diễn đàn đa phương sẽ là đầu tàu đối phó với các vấn đề nảy sinh. Có thể nói, quan hệ song phương và đa phương ở Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau cùng phát triển.

Một phần của tài liệu Ngoại giao đa phương của việt nam thời kỳ đổi mới (1986 2006) (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)