Quan hệViệt Nam và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

Một phần của tài liệu Ngoại giao đa phương của việt nam thời kỳ đổi mới (1986 2006) (Trang 39 - 40)

6. Bố cục khóa luận

2.1.3. Quan hệViệt Nam và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

Năm 1976, nước CHXHCN Việt Nam chính thức kế tục quy chế hội viên của Việt Nam tại IMF và được quyền hưởng các khoản vay từ IMF. Trong giai đoạn 1976-1981, IMF đã cho Việt Nam vay khoảng 200 triệu USD nhằm giải quyết những khó khăn trong cán cân thanh toán. Sau khi Việt Nam phát sinh nợ quá hạn với IMF vào năm 1984 và IMF đình chỉ quyền vay vốn của Việt Nam, trong suốt thời gian từ 1985 đến tháng 10 - 1993, quan hệ giữa Việt Nam - IMF được duy trì thông qua đối thoại chính sách chủ yếu dưới hình thức tham khảo thường niên về kinh tế vĩ mô.

Từ khi nối lại quan hệ (10 – 1993) đến năm 2004, IMF đã cung cấp cho Việt Nam 4 khoản vay với tổng vốn cam kết 1.094 triệu SD, giải ngân được 670,8 triệu SD – trong đó 209,2 triệu SD của Chương trình Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo (PRGF). Chương trình này được ký kết từ tháng 4 – 2001 với tổng số vốn cam kết là 368 triệu USD. Việt Nam đã rút vốn 3 đợt với tổng số tiền là 158 triệu USD [26]. Từ thời điểm đó đến tháng 4 – 2004 khi chương trình hết hạn, hai bên: IMF và Chính phủ Việt Nam không có đợt giải ngân nào được thực hiện do hai bên không đạt được sự nhất trí về chính sách an toàn mà IMF đưa ra làm điều kiện cho việc giải ngân. Sau nhiều lần kiên trì đàm phán nhưng không đi đến một giải pháp trung hòa mang tính thỏa hiệp, tháng 4 – 2004 IMF và Việt Nam thống nhất sẽ để chương trình Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo kết thúc mà không tiếp tục gia hạn.

Mặc dù chương trình này kết thúc, nhưng IMF cũng như các nhà tài trợ quốc tế khác vẫn công nhận những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội Việt Nam đạt được.Đồng thời trong năm 2004, IMF vẫn rất tích cực tiến hành nhiều hoạt động tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam hàng năm trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, thương mại, tiền tệ, ngoại hối, thị trường mở, thanh tra ngân hàng (Đoàn điều IV: giám sát kinh tế vĩ mô), cải

cách thuế (tư vấn cho Bộ Tài chính), xác định mục tiêu lạm phát, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố... Ngoài ra, hàng trăm lượt cán bộ NHNN và các bộ ngành liên quan được tạo điều kiện tham dự các khóa đào tạo, hội thảo ngắn hạn và xuất học bổng dài hạn theo chương trình do IMF tài trợ tại Singapore, Áo, Mỹ.

2.2. VIỆT NAM TRONG HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

Một phần của tài liệu Ngoại giao đa phương của việt nam thời kỳ đổi mới (1986 2006) (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)