1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín việt nam

122 503 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ----000---- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA 2010-2014 ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG VÀ THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Linh Lý Băng Tâm MSSV:5105905 Lớp: Luật Thƣơng mại 1- K36 Cần Thơ, 12/2013 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sacombank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín PGD Phòng giao dịch CV.QLTD Chuyên viên quản lý tín dụng TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh CV.KH Chuyên viên khách hàng TCTD Tổ chức tín dụng KSVTD Kiểm soát viên tín dụng GDV.TD Giao dịch viên tín GDV Giao dịch viên DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU BẢNG Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bảo lãnh vay vốn Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bảo lãnh thanh toán Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bảo lãnh dự thầu Sơ đồ 1.4: Sơ đồ bảo lãnh thực hiện hợp đồng Sơ đồ 1.5: Sơ đồ bảo lãnh chất lƣợng sản phẩm Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hoàn trả tiền ứng trƣớc Sơ đồ 1.7: Sơ đồ bảo lãnh đối ứng Sơ đồ 1.8: Sơ đồ xác nhận bảo lãnh Sơ đồ 1.9: Sơ đồ đồng bảo lãnh Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức, quản lý của Sacombank Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng Bảng 3.1: Bảng thẩm quyền ký văn bản liên quan đến bảo lãnh của Sacombank Bảng 3.2: Bảng biểu phí hiện hành dịch vụ bảo lãnh của Sacombank Bảng 3.3: Bảng tỷ lệ phát hành bảo lãnh tối đa/ trị giá tài sản bảo đảm đối với khách hàng là doanh nghiệp Bảng 3.4: Bảng tỷ lệ phát hành bảo lãnh tối đa/ trị giá tài sản bảo đảm đối với khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh cá thể Bảng 3.5: 2012) Bảng doanh số bảo lañ h theo loa ̣i hìn Bảng 3.6: Bảng doanh thu tƣ̀ ho ̣at đô ̣ng bảo lañ h Bảng 3.7: hàng Bảng mƣ́c đô ̣ tâ ̣p trung rủi ro theo ngành nghề kinh doanh của khách h bảo lañ h trong 3 năm (2010- Biể u đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấ u các loa ̣i bảo lañ h Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện mức độ tập trung rủi ro theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU BẢNG LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG ................ 11 1.1. Khái niệm chung về bảo lãnh ngân hàng ........................................................ 11 1.2. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng trong phát luật Việt Nam .............................................................................. 13 1.2.1. Giai đoạn đặt nền móng pháp luật cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng .......... 14 1.2.2. Giai đoạn xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật về bảo lãnh ngân hàng. 14 1.2.3. Giai đoạn cũng cố và hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng……............................................................................................................... 15 1.3. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng .................................................................. 16 1.4. Phân loại bảo lãnh ngân hàng ......................................................................... 18 1.4.1. Bảo lãnh vay vốn ......................................................................................... 19 1.4.2. Bảo lãnh thanh toán ..................................................................................... 20 1.4.3. Bảo lãnh dự thầu.......................................................................................... 22 1.4.4. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng ....................................................................... 23 1.4.5. Bảo lãnh chất lƣợng sản phẩm ..................................................................... 25 1.4.6. Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trƣớc. ................................................................. 27 1.4.7. Bảo lãnh đối ứng ......................................................................................... 28 1.4.8. Xác nhận bảo lãnh ....................................................................................... 30 1.4.9. Đồng bảo lãnh ............................................................................................. 32 1.4.10. Các loại bảo lãnh khác ............................................................................... 34 1.5. Chức năng và vai trò của bảo lãnh ngân hàng ............................................... 35 1.5.1. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng .............................................................. 35 1.5.2. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng .................................................................... 36 CHƢƠNG 2: NHƢ̃ NG QUY ĐINH VỀ BẢO LÃ NH NGÂN HÀ NG THEO PHÁP ̣ LUẬT VIỆT NAM .................................................................................................. 37 2.1. Chủ thể trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng .................................................. 38 2.1.1. Bên bảo lañ h ................................................................................................ 38 2.1.2. Bên đƣơ ̣c bảo lañ h ....................................................................................... 40 2.1.3. Bên nhâ ̣n bảo lañ h ....................................................................................... 43 2.2. Hình thức của bảo lãnh ngân hàng ................................................................. 44 2.2.1. Hồ sơ đề nghi ̣bảo lañ h ngân hàng .............................................................. 44 2.2.3. Cam kế t bảo lañ h ngân hàng ........................................................................ 48 2.2.4. Thủ tục bảo lãnh ngân hàng ......................................................................... 51 2.4. Nô ̣i dung của bảo lãnh ngân hàng ................................................................... 53 2.4.1. Quyề n và nghiã vu ̣ của các chủ thể trong quan hê ̣ bảo lañ h ngân hàng ........ 54 2.4.1.1. Quyề n và nghiã vu ̣ của bên bảo lañ h...................................................... 54 2.4.1.2. Quyề n và nghiã vu ̣ của khách hàng đƣơ ̣c bảo lañ h ................................. 57 2.4.1.3. Quyề n và nghiã vu ̣ của bên nhâ ̣n bảo lañ h ............................................. 59 2.4.2. Phạm vi bảo lãnh ngân hàng ........................................................................ 60 2.4.3. Phí bảo lãnh ngân hàng ................................................................................ 63 2.4.4. Bảo đảm cho nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh ............................................. 65 2.4.5. Hiê ̣u lƣ̣c của cam kế t bảo lañ h ..................................................................... 66 2.4.5.1. Thời ha ̣n bảo lañ h ngân hàng ................................................................. 66 2.4.5.2. Thời điể m phát sinh nghiã vu ̣ bảo lañ h ngân hàng ................................. 68 2.5. Chấ m dƣ́t nghiã vu ̣ bảo lã nh ngân hàng ......................................................... 69 CHƢƠNG 3: THƢ̣C TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀ I GÒN THƢƠNG TÍ N ................................................................................................................................. 78 3.1. Tổ ng quan về Ngân hàng thƣơng m ại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín ............ 78 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sacombank ......................................... 78 3.1.2. Hoạt động ngân hàng của Sacombank.......................................................... 79 3.2. Thƣ ̣c tiễn hoa ̣t đô ̣ng bảo lãnh ta ̣i Ngân hàng thƣơng m ại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín ............................................................................................................. 79 3.2.1. Tổ chƣ́c thƣ̣c hiê ̣n hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h ta ̣i Sacombank .................................. 79 3.2.2. Chính sách hoạt động bảo lãnh tại Sacombank............................................. 80 3.2.2.1. Các loại bảo lãnh Sacombank đang phát hành ....................................... 80 3.2.2.2. Đối tƣợng đƣợc Sacombank bảo lãnh .................................................... 81 3.2.2.3. Điề u kiê ̣n bảo lañ h cho khách hàng ....................................................... 81 3.2.2.4. Hình thức và nội dung của các văn bản liên quan đến bảo lãnh .............. 83 3.2.2.5. Tóm tắt quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng .................... 89 3.2.2.6. Mƣ́c phí bảo lañ h................................................................................... 94 3.2.2.7. Thời ha ̣n bảo lañ h .................................................................................. 97 3.2.3.8. Biê ̣n pháp bảo đảm ................................................................................ 98 3.2.3. Đánh giá thƣ̣c tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h ta ̣i Sacombank qua 3 năm (20102012) ..................................................................................................................... 99 3.2.3.1. Đánh giá chung hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h ta ̣i Sacombank ............................... 99 3.2.3.2. Nhƣ̃ng vấ n đề còn tồ n ta ̣i và nguyên nhân trong hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h ta ̣i Sacombank ...................................................................................................... 107 3.3. Một số bất cập trong pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ảnh hƣởng đến hoạt động bảo lãnh của Sacombank. ............................................................................ 109 3.4. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo lãnh ngân hàng và nâng cao hiêụ quả hoa ̣t đô ̣ng bảo lãnh ta ̣i Sacombank ................................................ 112 3.4.1. Một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam .................................................................................................................... 112 3.4.2. Kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Sacombank ............................................................................................................................ 114 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong những thập niên qua, với sự bùng nổ và phát triển của hệ thống ngân hàng đã khẳng định vai trò quan trọng của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng thƣơng mại nói riêng đối với sự vận hành phát triển nền kinh tế. Để khẳng định vai trò của mình các ngân hàng thƣơng mại có xu hƣớng ngày càng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bảo lãnh ngân hàng là một trong những loại hình dịch vụ đƣợc các ngân hàng thƣơng mại thực hiện từ rất lâu trên thế giới và đƣợc sử dụng nhƣ công cụ để đảm bảo tính lành mạnh cho các quan hệ tài chính ngày càng phức tạp. Tại Việt Nam, bảo lãnh ngân hàng đã đƣợc thực hiện từ những năm 90 của thế kỷ 20 với sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật hoàn thiện dần qua các thời kỳ, đặc biệt ngày 03/12/2012 Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành Thông tƣ số 28/2012/TT- NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng, và đã trở thành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ngân hàng hiện nay, theo đó một lần nữa hệ thống pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam đƣợc hoàn thiện tạo môi trƣờng pháp lý cho các chủ thể tham gia bảo lãnh ngân hàng an toàn, hiệu quả. Vì vậy, trong những năm gần đây hoạt động bảo lãnh ngân hàng ngày càng đƣợc các ngân hàng thƣơng mại đẩy mạnh phát triển, góp phần phát triển ngân hàng. Bên cạnh đó, các cá nhân, tổ chức Việt Nam đã có sự hỗ trợ đắc lực để phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời tiêu giảm những rủi ro từ đối tác khi sử dụng biện pháp bảo lãnh ngân hàng. Tuy nhiên, sau khi áp dụng và thực hiện Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN, các quy định của Thông tƣ này đã bộc lộ nhiều hạn chế, chƣa đề cập hết các vấn đề thực tiễn đặt ra, gây không ít khó khăn cho các ngân hàng nói chung trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Chính vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam là điều vô cùng cần thiết, bên cạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Là một trong những ngân hàng có uy tín cũng nhƣ kinh nghiệm, đƣợc biết đến trên thị trƣờng quốc tế, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank) tại Việt Nam đã triễn khai và chú trọng phát triển thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng của mình. Nhƣng để phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tƣơng xƣớng với tiềm năng sẵn có của Sacombank đòi hỏi Ngân hàng có chính sách phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng phù hợp. Và trên hết Sacombank cũng nhƣ các ngân hàng khác cần có khung pháp lý vững chắc để hỗ trợ về mặt pháp lý đảm bảo phát triển an toàn hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Xuất phát từ những lý do trên, ngƣời viết đã chọn đề tài “ Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín ở Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp cử nhân luật. 2. Tình hình nghiên cứu Có thể nói cho đến hiện nay, pháp luật về bảo lãnh ngân hàng là một trong những đề tài đƣợc nhiều tác giả lựa chọn nghiên cứu. Tuy nhiên trong đó có đề tài đƣợc nghiên cứu khi quy định mới về pháp luật bảo lãnh chƣa đƣợc ban hành, hay một số đề tài chỉ nghiên cứu về một trong những loại hình bảo lãnh hoặc đã có nghiên cứu bảo lãnh ngân hàng dƣới góc độ pháp luật nhƣng chƣa đề cập đến tình hình thực tiễn của hoạt động này tại Sacombank. Do đó, việc nghiên cứu một cách toàn diện về hệ thống pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn tại Sacombank là vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Nhằm làm rõ cơ sở lý luận về bảo ngân hàng; nghiên cứu, đánh giá những quy định của pháp luật Việt Nam về bảo lãnh ngân hàng hiện nay; đồng thời nghiên cứu, đánh giá thực tiễn hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Sacombank so với quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng , từ đó đƣa ra các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và phát triển hoạt động bảo lãnh tại Sacombank, đó là mục tiêu ngƣời viết hƣớng đến khi nghiên cứu luận văn này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu Ngƣời viết tập trung phân tích khái quát về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Chƣơng 1 và những quy định của pháp luật Việt Nam về bảo lãnh ngân hàng trong Chƣơng 2, đồng thời ở Chƣơng 3 phân tích thực tiễn hoạt động bảo lãnh tại Sacombank từ đó đƣa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật, cũng nhƣ nâng cao hiệu quả hoạt động của Sacombank về bảo lãnh ngân hàng - Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu trọng tâm những quy định về bảo lãnh ngân hàng trong Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/12/2012 quy định về bảo lãnh ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. Ngoài ra, nghiên cứu về tình hình hoạt động bảo lãnh ngân hàng của Saombank trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2012. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nhằm để hoàn thiện luận văn, ngoài việc sử dụng các phƣơng pháp lý luận phổ biến nhƣ: phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phân tích luật viết và nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách vở,…ngƣời viết còn tiếp cận nghiên cứu luận văn thông qua các phƣơng pháp thực tế chẳng hạn: phƣơng pháp sƣu tầm số liệu thực tế; phƣơng pháp thống kê, tổng hợp số liệu thực tế và phƣơng pháp phân tích đánh giá số liệu. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn có kết cấu gồm 03 chƣơng sau: Chƣơng 1: Khái quát chung về bảo lãnh ngân hàng Trong chƣơng này ngƣời viết trình bày sơ lƣợc về lịch sử hình hành và phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng trong pháp luật Việt Nam, cũng nhƣ nêu khái quát về đặc điểm, chức năng, vai trò của bảo lãnh ngân hàng và các loại hình bảo lãnh ngân hàng. Chƣơng 2: Những quy định về bảo lãnh ngân hàng theo pháp luật Việt Nam Những quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến chủ thể, hình thức và nội dung của bảo lãnh ngân hàng, thêm vào đó là các trƣờng hợp chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng sẽ đƣợc đề cập trong Chƣơng này của Luận văn. Chƣơng 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín ở Việt Nam Ở Chƣơng 3 ngƣời viết nêu tổng quan về Sacombank, bên cạnh đó còn đề cập đến thực tiễn hoạt động bảo lãnh tại Sacombank. Từ đó, nêu lên một số bất cập của pháp luật về bảo lãnh ảnh hƣởng đến hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến bảo lãnh ngân hàng cũng nhƣ nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Sacombank. CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG Bảo lãnh ngân hàng là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ . Vâ ̣y làm thế nào để phân biê ̣t bảo lañ h ngân hàng với các hình thƣ́c bảo đảm thƣ̣c hiê ̣n nghĩa vụ khác nói chung và hình thức bảo lãnh mang tính dân sự nói riêng , cũng nhƣ chƣ́c năng và vai trò của bảo lãnh ngân hàng nhƣ thế nào ? Các vấn đề đó sẽ đƣợc làm rõ trong chƣơng 1. Ngoài ra , trong chƣơng này còn nêu khái quát về bảo lãnh ngân hàng để thấy đƣợc những đặc trƣng và tìm ra loại hình bảo lãnh ngân hàng phù hợp với mục đić h của bên yêu cầ u thƣ̣c hiê ̣n bảo lãnh ngân hàng trong nhiề u loa ̣i hin ̀ h khác nhau. 1.1. Khái niệm chung về bảo lãnh ngân hàng Trong xã hội hiện nay, việc xác lập các các giao dịch giữa các chủ thể và vấn đề đảm bảo thi hành các nghĩa vụ đã đƣợc xác lập trong các giao dịch đã trở thành một vấn đề mang tính phổ biến và cần thiết trong đời sống hằng ngày, mặc dù đƣợc pháp luật quy định rõ về quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ pháp luật hoặc giữa các chủ thể này đã có thỏa thuận với nhau nhƣng không phải lúc nào cũng đƣợc đảm bảo nghiêm túc. Vì vậy nhằm góp phần giải quyết tình hình thực tiễn trên để chủ thể có quyền đƣợc đảm bảo quyền lợi thì việc xác lập một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là vô cùng cần thiết, do đó hình thức bảo lãnh ngân hàng đƣợc pháp luật quy định đƣợc xem nhƣ là một nhu cầu tất yếu mang tính dự phòng, có độ bảo đảm thực hiê ̣n nghiã vu ̣ an toàn hơn biê ̣n pháp bảo lañ h thông thƣờng . Cơ sở pháp luật tiền đề hình thành nên hoạt động bảo lãnh ngân hàng đó là chế định bảo lãnh trong pháp luật dân sự. Trong pháp luật thực định (1), khái niệm bảo lãnh đƣợc xác định là “ việc ngƣời thứ ba (gọi là ngƣời bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là ngƣời nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là ngƣời đƣợc bảo lãnh), nếu khi đến hạn mà ngƣời đƣợc bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên đƣợc bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ chính mình”. Nhƣ vậy, với định nghĩa này có thể hiểu rằng trong bảo lãnh bao giờ cũng có ba bên tham gia quan hệ bảo lãnh và nếu một bên cam kết dùng tài sản của mình để đảm bảo cho nghĩa vụ tài sản của một ngƣời khác thì đó chính là sự bảo lãnh. Chính vì đă ̣c tính của bảo lañ h (1) Điề u 361 Bô ̣ luâ ̣t dân sƣ̣ năm 2005 thƣờng là bên thƣ́ ba đƣ́ng ra bảo lañ h dƣ̣a trên quan hê ̣ thân quen , ít nhận đƣợc quyền lơ ̣i gì tƣ̀ bên đƣơ ̣c bảo lañ h , nhƣng đế n khi thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ sẽ bi ̣thiê ̣t ha ̣i về vâ ̣t chấ t, dẫn đế n ngƣời bảo lãnh thƣờng thoái thác trách nhiệm, do vâ ̣y dễ ảnh hƣởng đế n lơ ̣i ić h của bên nhâ ̣n bảo lañ h nên giao dich ̣ bảo lañ h do bên thƣ́ ba đƣ́ng ra bảo lañ h không đƣơ ̣c áp du ̣ng phổ biế n . Tuy nhiên, đến khi các tổ chức tín dụng coi bả o lañ h nhƣ mô ̣t nghiê ̣p vu ̣ ngân hàng , thì đã tạo ra nhiều sự khác biệt khiến cho các giao dịch trở nên an toàn hơn vì rủi ro đã đƣơ ̣c chuyể n tƣ̀ bên có quyề n về phiá tổ chƣ́c tin ́ du ̣ng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thƣ̣c hiê ̣n bảo lañ h. Bảo lãnh ngân hàng vừa có các thuộc tính chung của bảo lãnh với chức năng là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ, vừa phản ánh những nét riêng biệt của một hình thức bảo lãnh mang tính chất hoạt động thƣơng mại. Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định “bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận”. Hiện nay với quy định mới của pháp luật (2), cụm từ “ bảo lãnh ngân hàng” càng đƣợc định nghĩa một cách rõ ràng và chi tiết hơn, “ bảo lãnh ngân hàng ( sau đây gọi là bảo lãnh) là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh sẽ cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên đƣợc bảo lãnh khi bên đƣợc bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên đƣợc bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận”. Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng, song về bản chất có thể hiểu hoạt động này nhƣ sau: - Bao giờ cũng tồn tại các chủ thể sau bên bảo lãnh, bên đƣợc bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài hoă ̣c tổ chƣ́c tí n dụng nƣớc ngoài (trong đồ ng bảo lañ h ) giữa vai trò là bên bảo lãnh cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng đƣợc bảo lãnh khi ngƣời này không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ với bên có quyền với tƣ cách là bên nhận bảo lãnh. - Mỗi bên tham gia hoạt động bảo lãnh ngân hàng đều có quyền và nghĩa vụ riêng đƣợc thể hiện bằng văn bản (hợp đồng) đã ký kết. (2) Khoản 1 Điề u 3 Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 quy đinh ̣ về bảo lañ h ngân hàng - Trong một nghiệp vụ bảo lãnh, thƣờng sẽ bao gồm ba hợp đồng riêng biệt, tồn tại độc lập nhƣng có mối quan hệ ảnh hƣởng chi phối lẫn nhau, làm phát sinh các mối quan hệ pháp luật giữa các bên tham gia, trong đó: + Hợp đồng giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ (xét trong quan hệ bảo lãnh là giữa bên nhận bảo lãnh và bên đƣợc bảo lãnh) - đây là hợp đồng chính. Từ hợp đồng đã đƣợc thỏa thuận này làm phát sinh nhu cầu bảo lãnh và dẫn đến việc tạo lập các hợp đồng trong bảo lãnh ngân hàng, nếu bên có quyền yêu cầu cần có sự bảo lãnh ngân hàng và chỉ khi bên có nghĩa vụ đáp ứng đƣợc yêu cầu của bên bảo lãnh thì bảo lãnh ngân hàng mới đƣợc xác lập. + Hợp đồng cấp bảo lãnh là sự thỏa thuận giữa bên bảo lãnh với bên đƣợc bảo lãnh về việc bên bảo lãnh chấp nhận việc bảo lãnh. Hợp đồng này làm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài cho bên đƣợc bảo lãnh, vì thế nên dẫn đến việc hình thành hợp đồng bảo lãnh (cam kế t bảo lañ h) xác lập giữa tổ chức tín dụng với bên có quyền. + Hợp đồng bảo lãnh hay thƣ bảo lãnh đƣợc ký kết giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, trong hợp đồng này bên bảo lãnh cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ cho bên nhận bảo lãnh, nếu bên đƣợc bảo lãnh không thực hiện đúng. Việc xác lập và thực hiện hợp đồng bảo lãnh đã chứng minh việc thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng cấp bảo lãnh với khách hàng đƣợc bảo lãnh. - Bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay khi bên đƣợc bảo lãnh thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ. Và khách hàng đƣợc bảo lãnh phải nhận nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đứng ra bảo lãnh , đồng thời phải hoàn trả số tiền đã đƣợc trả thay cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận. Như vậy , bảo lãnh ngân hàng là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ , theo đó tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kế t bằ ng văn bản với bên nhận bảo lãnh về viê ̣c đảm bảo viê ̣c thực hiê ̣n nghĩa vụ tài của khách hàng được bảo lãnh bằ ng viê ̣c thực hiê ̣n nghiã vụ tài chính thay nế u khách hàng không thực hiê ̣n hoặc thực hiê ̣n không đầ y đủ nghiã vụ đã cam kế t ; đồ ng thời bên được bả o lãnh phải nhận nợ và hoàn trả các nghiã vụ tài chính mà bên bảo lãnh đã thực hiê ̣n. 1.2. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng trong phát luật Việt Nam Cùng với sự phát triển của xã hội về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì hệ thống pháp luật của Việt Nam về hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũng dần dần phát triển theo từng giai đoạn, nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của các quan hệ xã hội trong vấn đề bảo lãnh ngân hàng. Cụ thể mỗi giai đoạn có từng bƣớc phát triển riêng nhƣ sau: 1.2.1. Giai đoạn đặt nền móng pháp luật cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng Từ những năm 90 của thế kỉ 20, hệ thống pháp luật của Việt Nam về hoạt động bảo lãnh ngân hàng đƣợc đánh dấu sự ra đời của các chế định về bảo lãnh ngân hàng. Đầu tiên với quyết định số 196/ QĐ - NH14 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ngày 16/04/1994 về quy chế bảo lãnh ngân hàng của các ngân hàng thƣơng mại và Quyết định số 23/QĐ- NH14 của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc ngày 21/02/1994 về quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vốn nƣớc ngoài, đã thực sự đƣa các quy định của pháp luật về bảo lãnh tại các ngân hàng vào đời sống, mở ra sự lựa chọn mới về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cho các chủ thể tham gia các giao dịch trên nhiều lĩnh vực có thể chọn để tạo sự chắc chắn nghĩa vụ sẽ đƣợc thực hiện với bên có quyền khi có chủ thể bảo lãnh mới (các ngân hàng). Theo đó, bảo lãnh là cam kết của ngân hàng bảo lãnh với hình thức thƣ bảo lãnh và chịu trách nhiệm trả tiền thay cho doanh nghiệp đƣợc bảo lãnh, nếu họ không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận với bên yêu cầu bào lãnh. Tiếp theo đó, từng văn bản quy phạm pháp luật ra đời để sửa đổi, bổ sung một số điều nhƣ: Quyết định số 262/QĐ- NH14 ngày 19/9/1995 về việc sửa đổi một số điều của Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng ban hành kèm theo tiên quyết định số 196/ QĐ - NH14 ngày 16/04/1994 của Thống đốc ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, Quyết định số 263/QĐ- NH14 ngày 19/9/1995 của Thống đốc ngân hàng Nhà nƣớc về việc sửa đổi một số điều của Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nƣớc ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 23/QĐ- NH14 ngày 21/02/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc. Hơn nữa, Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 đƣợc ban hành lần đầu, một lần nữa thể hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng đƣợc coi nhƣ hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng đƣợc bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với bên nhận bảo lãnh. Có thể nói hệ thống pháp luật trong giai đoạn này đã đánh dấu bƣớc ngoặc nền tảng đầu tiên của pháp luật Việt Nam về hoạt động bảo lãnh ngân hàng để đáp ứng nhu cầu đa dạng về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia giao dịch, đồng thời cũng tạo hành lang pháp lý mới để các chủ thể này có thể tham gia hoạt động bảo lãnh ngân hàng dƣới sự bảo vệ của pháp luật. 1.2.2. Giai đoạn xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật về bảo lãnh ngân hàng Tuy nhiên vì các văn bản quy phạm pháp luật hình thành trƣớc đó còn sơ khai nhƣ chƣa quy định rõ về: quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo lãnh, cũng nhƣ chƣa xác định rõ bên nhận bảo lãnh là các chủ thể nào hay các vấn đề về phạm vi bảo lãnh, hình thức và nội dung của thƣ bảo lãnh, trình tự thủ tục thực hiện bảo lãnh,…nên dẫn đến nhiều bất cập, tạo tâm lý chƣa an toàn cho các bên tham gia bảo lãnh ngân hàng. Vì vậy, phát triển theo hƣớng mở rộng các loại hình bảo lãnh ngân hàng cũng nhƣ các chủ thể tham gia hoạt động bảo lãnh này và khắc phục những hạn chế, trong giai đoạn này hệ thống pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng từng bƣớc phát triển, các quy định đƣợc hƣớng dẫn, sửa đổi bổ sung một cách chi tiết hơn thông qua các văn bản nhƣ: Quyết định số 283/2000/QĐ- NHNN14 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ngày 25/8/2000 về việc ban hành quy chế bảo lãnh, quyết định này có hiệu lực thay thế các văn bản quy phạm pháp luật về bảo lãnh ngân hàng trƣớc đó; Quyết định số 386/2001/QĐ- NHNN của Thống đốc Ngân hàng nƣớc ngày 11/4/2001 và Quyết định số 112/2003/QĐ- NHNN của Thống đốc ngân hàng nhà nƣớcngày 11/02/2003 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 283/2000/QĐNHNN14 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc. Đặc biệt trong mốc giai đoạn này, ngày 26/6/2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành Quyết định số 26/2006/QĐ- NHNN về quy chế bảo lãnh ngân hàng (sau đây gọi tắt là quyết định số 26), một lần nữa thay thế hoàn toàn chế độ pháp lý có hiệu lực về hoạt động liên quan đến bảo lãnh ngân hàng trƣớc đó. Quyết định số 26 đã góp phần làm cho hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo lãnh dần đƣợc hoàn thiện đáp ứng nhu cầu thực tiễn. 1.2.3. Giai đoạn cũng cố và hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng Tuy nhiên, qua hơn nhiều năm áp dụng và thực hiện Quyết định số 26 đã bộc lộ nhiều bất cập, chƣa đề cập hết vấn đề thực tiễn đặt ra, đã gây không ít khó khăn vƣớng mắc cho các chủ thể tham gia bảo lãnh ngân hàng. Ngoài ra, một số quy định của Quyết định số 26 không còn phù hợp với Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.Vì vậy việc cũng cố và hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam là vô cùng cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu tất yếu, khách quan này dẫn đến việc ban hành văn bản thay thế để áp dụng thống nhất trên thực tế, Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành ngày 03/10/2012 quy định về bảo lãnh ngân hàng đã đƣợc ban hành, một lần chế định bảo lãnh ngân đƣợc hoàn thiện hơn. Và cho đến hiện nay, khung pháp lý điều chỉnh chi tiết hoạt động bảo lãnh ngân hàng là Thông tƣ này . Nhìn chung, hoạt động bảo lãnh ngân hàng theo phát luật Việt Nam trãi qua nhiều giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn đều có bƣớc phát triển riêng, điều này chứng tỏ rằng chế độ pháp lý về hoạt động ngày càng đƣợc hoàn thiện hơn theo nhu cầu và sự phát triển của xã hội. Việc tạo một hành lang pháp lý chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng phát triển. 1.3. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng Sở dĩ bảo lãnh ngân hàng đƣợc coi là một loại hình bảo lãnh đặc biệt so với các hình thức bảo lãnh khác bởi vì ngoài việc chứa đựng những đặc điểm của bảo lãnh thông thƣờng mang tính dân sự thuần túy, hình thức này có những đặc điểm riêng biệt đƣợc cụ thể nhƣ sau:  Bão lãnh ngân hàng là giao dịch thƣơng mại đặc thù. Do tính chất giao dịch thƣơng mại này nên các tổ chức tín dụng ,chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động bảo lãnh đều phải đăng ký kinh doanh, đăng ký mở chi nhánh theo quy định của pháp luật tại cơ quan có thẩm quyền và hoạt động mang tính chất chuyên nghiệp nhƣ kinh doanh với tƣ cách là thƣơng nhân. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động này trên thị trƣờng đƣợc pháp luật ghi nhận nhƣ một ngành nghề kinh doanh có điều kiện- phải có giấy phép hoạt động đƣợc cấp bởi cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền (Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam) và phải có vốn pháp định theo quy định với mục đích thu lợi nhuận thông qua việc thu phí bảo lãnh . Thêm nữa, khi tổ chức tín dụng bảo lãnh, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phải thanh toán thay khách hàng khách hàng đƣợc bảo lãnh, thì sẽ buộc khách hàng nhận nợ bắt buộc và khi đó, nghĩa vụ thanh toán trở thành khoản vay và ngân hàng có quyền thu nợ và đƣợc hƣởng lãi suất từ khoản vay đó, việc này góp phần tăng doanh thu khi đóng góp khoản lợi nhuận cho tổ chức hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Do tính chất giao dịch thƣơng mại dƣới hình thức bảo lãnh ngân hàng nên các giao dịch bảo lãnh này không đơn phƣơng hủy ngang vì những ngƣời đại diện có thẩm quyền của tổ chức tín dụng ký kết bảo lãnh. Ngoài ra, tính đặc thù này còn đƣợc cụ thể ở việc kỹ năng hoạt động bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài khi bảo lãnh đƣợc xem là nghiệp vụ ngân hàng, các khâu từ trình tự thủ tục bảo lảnh đến thực hiện bảo lãnh nếu có đều đƣợc thực hiện một cách có quy trình mang tính chuyên nghiệp sử dụng đến kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao độ an toàn cho nguồn vốn khi thực hiện bảo lãnh trong trƣờng hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài sản bảo lãnh thay cho khách hàng. Hơn thế nữa, hoạt động kinh doanh này thƣờng đƣợc pháp luật quy định chặt chẽ ràng buộc một số nội dung cũng nhƣ là hình thức đặc thù cho việc bảo lãnh chuyên nghiệp của ngân hàng so với các hình thức bảo lãnh thông thƣờng khác nhƣ các quy định về chủ thể tham gia bảo lãnh, giới hạn bảo lãnh, phí bảo lãnh, trình tự thủ tục bảo lãnh. Tấ t cả điề u đó ta ̣o nên dich ̣ vu ̣ uy tin ̣ đẳ ng cấ p của ́ khác biê ̣t , đồ ng thời khẳ ng đinh tƣ̀ng tổ chƣ́c tín du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài khi thƣ̣c hiê ̣n nghiê ̣p vu ̣ bảo lãnh ngân hàng.  Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc xem là chủ thể đặc biệt luôn tồn tại để thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng. So với các loại hình bảo lãnh khác đây là đặc điểm nổi bật nhất để phân biệt hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Cũng vì đặc điểm này nên các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài chỉ có thể thực hiện hoạt động bảo lãnh đặc thù trên khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật cũng nhƣ tính chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm vì đây là hoạt động kinh doanh mang tính rủi ro cao do phải đảm bảo nghĩa vụ tài chính của khách hàng. Ngoài ra, việc quy định quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng càng làm rõ đặc điểm này. Các quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài trong mối quan hệ bảo lãnh ngân hàng cũng có điểm khác biệt so với quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh trong quan hệ bảo lãnh thông thƣờng, do khi thực hiện việc bảo lãnh với tƣ cách là bên bảo lãnh, tổ chức tín dụng còn đƣợc coi là một thƣơng nhân kinh doanh lĩnh vực ngân hàng.  Hoạt động bảo lãnh ngân hàng là giao dịch kép. Để phát hành bảo lãnh tổ chức tín dụng phải ký kết các hợp đồng theo thứ tự hợp đồng cấp bảo lãnh trƣớc rồi đến hợp đồng bảo lãnh.Vì vậy với mục đích và hệ quả tạo lập nên hai hợp đồng song song cùng tồn tại trong mối quan hệ bảo lãnh, hai hợp đồng này có mối quan hệ ảnh hƣởng lẫn nhau.Do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài cung cấp việc bảo lãnh cho khách hàng đƣợc bảo lãnh nhƣ loại hình dịch vụ khi khách hàng có yêu cầu bảo lãnh nên đã hình thành hợp đồng cấpbảo lãnh khi có đủ điều kiện, và tất nhiên khi đã tạo lập hợp đồng cấp bảo lãnh giữa tổ chức tín dụng – khách hàng đƣợc bảo lãnh có nghĩa vụ thì sẽ phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho khách hàng đối với bên có quyền trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh đƣợc ký kết giữa tổ chức tín dụng – bên có quyền. Dù hoạt động bảo lãnh ngân hàng tạo ra hai hợp đồng song song trong bảo lãnh, nhƣng hai hợp đồng này vẫn tồn tại độc lập vì xét trong từng hợp đồng thì quyền và nghĩa vụ của các bên không giống nhau.  Bảo lãnh ngân hàng là loại hình bảo lãnh độc lập. Hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng tƣơng đối độc lập với hợp đồng chính giữa bên nhận bảo và bên đƣợc bảo lãnh. Mặc dù mục đính của hoạt động bảo lãnh trên là đảm bảo khách hàng đƣợc bảo lãnh thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận với bên nhận bảo đảm và chỉ thanh toán thay khi thực hiện nghĩa vụ không theo thỏa thuận, tuy nhiên việc thanh toán bảo lãnh thay cho khách hàng hoàn toàn tách rời với nghĩa vụ của ngƣời đƣợc bảo lãnh và việc thanh toán chỉ căn cứ vào các điều kiện và điều khoản ghi trong cam kết bảo lãnh. Tính độc lập còn thể hiện trong trách nhiệm thanh toán của ngân hàng phát hành bảo lãnh trong mối quan hệ với khách hàng, tổ chức tín dụng bảo lãnh không thể viện dẫn khách hàng còn nợ tiền của tổ chức tín dụng hay mà trì hoãn việc thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận bảo lãnh nếu các điều kiện bảo lãnh đƣợc đáp ứng.  Bảo lãnh ngân hàng là giao dịch đƣợc xác lập và thực hiện trên cơ sở chứng từ. Tất cả các hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đều dựa trên chứng từ và hoạt động bảo lãnh cũng không phải ngoại lệ. Hợp đồng cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh đều đƣợc lập thành văn bản, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh đều dựa các văn bản này. Do đó khi bên nhận bảo lãnh đến yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đƣợc bảo đảm thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phát hành cam kết bảo lãnh có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ do bên nhận bảo lãnh xuất trình có hợp lệ không, nếu không hợp lệ hoặc những điều kiện, điều khoản bảo lãnh không đáp ứng đƣợc thì bên bảo lãnh có quyền từ chối không thực hiện nghĩa vụ, ngƣợc lại khi bên nhận bảo lãnh đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì bên bảo lãnh phải thanh toán ngay cho bên có quyền nhận bảo lãnh. Khi thanh toán nghĩa vụ tài chính thay cho khách hành đƣợc bảo lãnh, bên bảo lãnh có quyền yêu cầu đƣợc hoàn trả lại số tiền đã bảo lãnh, thu phí bảo lãnh cũng nhƣ một số quyền lợi khác đối với bên đƣợc bảo lãnh dựa trên những thỏa thuận của hợp đồng cấp bảo lãnh. 1.4. Phân loại bảo lãnh ngân hàng Với bản chất là một loại hình cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, vì vậy bảo lãnh ngân hàng đƣợc xem là loại dịch vụ có nhiều tác động tích cực ngày càng đƣợc khách hàng sử dụng nhiều với các mục đích khác nhau trong việc thúc đẩy các giao dịch có liên quan đến nguồn vốn của khách hàng. Do vậy để mở rộng khả năng cấp tín dụng của tổ chức tín dụng và đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng ở một số lĩnh vực cần đảm bảo về nghĩa vụ tài sản, nên việc đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh ngân hàng là cần thiết, theo đó pháp luật (3) quy định tổ chức tín dụng đƣợc thực hiện những loại hình bảo lãnh ngân hàng sau đây: (3) - Bảo lãnh vay vốn ; - Bảo lãnh thanh toán ; - Bảo lãnh dự thầu ; Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/12/2012 quy đinh ̣ về bảo lañ h ngân hàng - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng ; - Bảo lãnh đảm bảo chất lƣợng sản phẩm ; - Bảo lãnh hoàn tiền ứng trƣớc ; - Bảo lãnh đối ứng ; - Xác nhận bảo lãnh ; - Đồng bảo lãnh; - Các loại bảo lãnh khác. 1.4.1. Bảo lãnh vay vốn Đây là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, trong đó có cam kết của bên bảo lãnh (tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài) với bên nhận bảo lãnh (bên cho vay) về việc bảo lãnh cho nghĩa vụ trả nợ vay của khách hàng đƣợc bảo lãnh( bên vay) trong hợp đồng tín dụng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ vay.  Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bảo lãnh vay vốn Bên bảo lãnh (Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài) (1) (2) ) Bên đƣợc bảo lãnh ( Bên vay) (3) Bên nhận bảo lãnh ( Bên cho vay ) Ghi chú: (1) Hợp đồng cấp bảo lãnh; (2) Hợp đồng bảo lãnh ; (3) Nghĩa vụ trả nợ của bên vay đối với bên cho vay. Ví dụ: Ngân hàng A bảo lãnh cho anh B vay tiền của ngân hàng C. Trong trƣờng hợp này ngân hàng A là bên bảo lãnh (hay bên cấp bảo lãnh cho anh B), anh B với tƣ cách là bên đƣợc bảo lãnh (hay bên có nghĩa vụ với ngân hàng C), ngân hàng C là bên nhận bảo lãnh ( bên có quyền trong mối quan hệ vay vốn). Dù đƣợc xem là một trong những hình thức của bảo lãnh ngân hàng, nhƣng bảo lãnh vay vốn cũng có một số dấu hiệu nổi bật để phân biệt với các loại hình khác nhƣ - Về chủ thể, bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh đều là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc Ngân hàng nhà nƣớc cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hành nƣớc ngoài bảo lãnh không những tồn tại với vai trò là bên bảo lãnh trong mối quan hệ với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng bảo lãnh, mà còn có vai trò là bên cung cấp dịch vụ bảo lãnh trong mối quan hệ với khách hàng đƣợc bảo lãnh theo hợp đồng cấp bảo lãnh; riêng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài nhận bảo lãnh ngoài tƣ cách bên cho vay trong mối quan hệ với khách hàng đƣợc bảo lãnh đi vay vốn, chủ thể này còn có tƣ cách là bên nhận bảo lãnh trong mối quan hệ bảo lãnh. Nhƣ vậy mỗi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài có một tƣ cách pháp lý khác nhau trong quan hệ bảo lãnh vay vốn. - Về đối tƣợng của bảo lãnh này chính là nghĩa vụ trả nợ vay (bao gồm: nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi, nghĩa vụ nộp phạt vi phạm hợp đồng cho vay, nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại và các nghĩa vụ tài chính khác nếu có thỏa thuận)của bên vay đối với bên cho vay. Giữa hợp đồng cho vay và hợp đồng bảo lãnh có mối quan hệ với nhau về nghĩa vụ trả nợ vay và nghĩa vụ bảo lãnh, vì cơ sở để phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh là hợp đồng cho vay. Vì vậy chỉ khi nào hợp đồng cho vay còn có hiệu lực thì khi đó mới phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh và nghĩa vụ này mới thực sự có giá trị pháp lý. Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp hợp đồng cho vay bị vô hiệu (do Tòa án tuyên ) thì bên bảo lãnh vẫn có thể yêu cầu bên đƣợc bảo lãnh thanh toán các nghĩa vụ vể phí dịch vụ cho mình vì đã thực tế phát hành cam kết bảo lãnh theo đề nghị của bên khách hàng đƣợc bảo lãnh, cho dù hợp đồng bảo lãnh cũng bị vô hiệu theo. - Mục đích của bảo lãnh vay vốn là đảm bảo khả năng hoàn lại số tiền đã vay cho bên cho vay, giúp nâng cao sự tin tƣởng về khả năng hoàn trả nợ vay của bên vay. 1.4.2. Bảo lãnh thanh toán Đây cũng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó là cam kết của bên bảo lãnh - tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phát hành cam kết bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh ( bên đƣơ ̣c thanh toán) về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho bên đƣợc bảo lãnh( khách hàng – bên thanh toán ), nếu ngƣời này không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn đối với bên có quyền. Xét ví dụ, ngân hàng A cam kết bảo lãnh nghĩa vụ thanh toán của Anh C đối với Anh B, trong trƣờng hợp này nếu anh C thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với anh B thì ngân hàng A sẽ thực hiện thay cho anh C - đây chính là hình là hình thức bảo lãnh thanh toán của ngân hàng A với tƣ cách là bên bảo lãnh, tƣơng tự anh C và anh B là bên đƣợc bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.  Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bảo lãnh thanh toán Bên bảo lãnh ( Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài) (1) Bên đƣợc bảo lãnh (2) (3) ( Bên thanh toán ) Bên nhận bảo lãnh ( Bên đƣơ ̣c thanh toán ) Ghi chú: (1) Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh; (2) Hợp đồng bảo lãnh; (3) Nghĩa vụ thanh toán của bên đƣợc bảo lãnh- bên nhận bảo lãnh. Dù bảo lãnh thanh toán cũng là hình thức bảo lãnh ngân hàng nhƣng hình thức này chứa đựng nhiều nét riêng để phân biệt với các hình thức bảo lãnh khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thực hiện trên thị trƣờng, chẳng hạn một số điểm sau đây: - Về chủ thể, trong bảo lãnh thanh toán bao giờ cũng tồn tại chủ thể nhận bảo lãnh là bên có quyền và chủ thể đƣợc bảo lãnh với tƣ cách là bên có nghĩa vụ trong mối quan hệ hợp đồng có nghĩa vụ phải thanh toán. Vì vậy tổ chức tín dụng chịu sự ràng buộc về việc cam kết bảo lãnh chỉ khi hai bên này chứng minh đƣợc là bên có quyền và bên có nghĩa vụ và là các chủ thể trong bảo lãnh của tổ chức tín dụng. - Về đối tƣợng của loại hình bảo lãnh này là nghĩa vụ thanh toán của khách hàng đƣợc bảo lãnh đối với bên nhận bảo đảm, nghĩa vụ này có thể phát sinh từ trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng do pháp luật không quy định rõ, nên có thể xem là những nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng và nghĩa vụ thanh toán ngoài hợp đồng (ví dụ: nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng, nghĩa vụ nộp phạt do vi phạm hợp đồng,…). Điều cần lƣu ý là đối tƣợng của bảo lãnh này là một đối tƣợng xác định cụ thể và đƣợc trị giá thành tiền. - Về mục đích của bảo lãnh thanh toán là đảm bảo việc thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán nhƣ đã thỏa thuận của bên có nghĩa vụ trong hợp đồng ký kết với bên có quyền, giúp bên có quyền nhận bảo lãnh giảm thiể u rủi ro khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thanh toán vì tổ chức tín dụng, chi hánh ngân hàng nƣớc ngoài bảo lãnh sẽ thực hiện thay. 1.4.3. Bảo lãnh dự thầu Bảo lãnh dự thầu là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, trong đó tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phát hành thƣ bảo lãnh gửi cho bên mời thầu (bên nhận bảo lãnh) để cam kết đảm bảo nghĩa vụ tài chính khi tham gia dự thầu của khách hàng- bên dự thầu (bên đƣợc bảo lãnh). Trong trƣờng hợp bên đƣợc bảo lãnh vi phạm quy định dự thầu mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ về tài chính khi tham gia dự thầu thì tổ chức tín dụng bảo lãnh sẽ thực hiện thay.  Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bảo lãnh dự thầu Bên bảo lãnh ( Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài) (1) Bên đƣợc bảo lãnh (2) (3) Bên nhận bảo lãnh ( Bên dự thầu) ( Bên mời thầu) Ghi chú: (1) Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh; (2) Hợp đồng bảo lãnh; (3) Nghĩa vụ tham gia dự thầu của bên đƣợc bảo lãnh. Bảo lãnh dự thầu hàm chứa một số nét đặc thù thể hiện ở một số điểm sau: - Về chủ thể, trong quan hệ bảo lãnh dự thầu bên nhận bảo lãnh bao giờ cũng là bên mời thầu và khách hàng là bên đƣợc bảo lãnh lúc nào cũng là bên dự thầu. Ví dụ: Ngân hàng A bảo lãnh cho công ty xây dựng công trình dân dụng B sẽ tham gia dự thầu xây dựng trƣờng mần non tƣ thục của chủ đầu tƣ C. Trong trƣờng hợp này, ngân hàng A đóng vai trò là bên bảo lãnh, công ty xây dựng công trình dân dụng B là bên đƣợc bảo lãnh, chủ đầu tƣ C là bên nhận bảo lãnh. Khi công ty xây dựng B rút đơn không tham gia dự thầu phải chịu phạt vi phạm mà không thực hiện đƣợc nghĩa vụ nộp phạt vi phạm, thì ngân hàng A sẽ trả thay cho công ty xây dựng B. - Về đối tƣợng, theo luật định (4) các nghĩa vụ tài chính của bên dự thầu đối với bên mời thầu khi tham gia dự thầu là đối tƣợng của bảo lãnh dự thầu. Các nghĩa vụ tài sản thông thƣờng là nghĩa vụ nộp tiền ký quỹ khi tham gia dự thầu, nghĩa vụ bồi thƣờng, nghĩa vụ nộp tiền phạt do vi phạm các quy định dự thầu (rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thầu, không ký tiếp hợp đồng hoặc từ chốithực hiện hợp đồng trong trƣờng hợp trúng thầu,…). Trong hợp đồng bảo lãnh của tổ chức tín dụng bảo lãnh gửi cho bên nhận bảo lãnh bao giờ cũng đều ghi rõ nghĩa vụ tài chính đƣợc bảo lãnh là gì và điều đƣơng nhiên là trị giá đƣợc thành tiền nghĩa vụ đó. Bão lãnh dự thầu thực chất là hình thức thay thế cho việc ký quỹ, đặt cọc của ngƣời tham gia dự thầu, nên thông thƣờng giá trị nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh tƣơng đƣơng với mức tiền ký quỹ, đặt cọc do bên mời thầu đƣa ra. Trong trƣờng hợp nào thì tổ chức tín dụng bảo lãnh phải thanh toán nghĩa vụ thay cho khách hàng, dù cho các nghĩa vụ này có phát sinh từ thỏa thuận giữa bên mời thầu – bên dự thầu hoặc do pháp luật quy định. - Về mục đích thực hiện bảo lãnh dự thầu là đảm bảo trách nhiệm của ngƣời dự thầu đố i với hồ sơ dƣ̣ thầ u , tƣ̀ đó giúp ha ̣n chế các sai pha ̣m của nhà thầ u trong quá trình dự thầu nhƣ : phá thầu trong quá trin ̀ h đấ u thầ u , không ký kế t hoă ̣c không thƣ̣c hiê ̣n hơ ̣p đồ ng khi trúng thầ u gây thiê ̣t ha ̣i cho chủ đầ u tƣ . Bên cạnh đó, giúp cho khách hàng đƣợc bảo lãnh tham gia dự thầu khỏi phải chi một số tiền nhất định khi dự thầu và đảm bảo cho bên mời thầu đƣợc đền bù những khoản thiệt hại do vi phạm quy định dự thầu của bên dự thầu gây ra. 1.4.4. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Đây cũng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên bảo lãnh cam kết vơi bên nhận bảo đảm (bên có quyền) về việc bảo đảm thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký kết giữa bên nhận bảo đảm và bên đƣợc bảo đảm (khách hàng- bên có nghĩa vụ) kể cả các nghĩa vụ vi phạm hợp đồng bị phạt hoặc phải bồi thƣờng của bên đƣợc bảo đảm, nếu bên đƣợc bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của họ đối với bên nhận bảo đảm. (4) Khoản 12 Điề u 3 Thông tƣ số 128/2012/TT-NHNN ngày 03/12/2012 quy đinh ̣ về bảo lañ h ngân hàng Ví dụ: Ngân hàng A bảo lãnh với doanh nghiệp B về việc doanh nghiệp C sẽ giao nông sản đúng số lƣợng, chất lƣợng theo thời gian, địa điểm trong hợp đồng mua bán nông sản đã ký cho doanh nghiệp B. Trong trƣờng hợp này, Ngân hàng A đóng vai trò là bên bảo lãnh, doanh nghiệp B là bên nhận bảo lãnh và doanh nghiệp C là bên đƣợc bảo lãnh.  Sơ đồ 1.4: Sơ đồ bảo lãnh thực hiện hợp đồ ng Bên bảo lãnh ( Tổ chức tính dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài) (2) (1) Bên đƣợc bảo lãnh (3) ( Bên có nghĩa vụ) Bên nhận bảo lãnh ( Bên có quyền) Ghi chú: (1) Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh; (2) Hợp đồng bảo lãnh; (3) Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của bên đƣợc bảo lãnh. Về phƣơng diện lý thuyết, dù đƣợc xem là một hình thức bảo lãnh ngân hàng nhƣng hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng có một vài nét đặc trƣng để phân biệt với các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác ở điểm: - Về chủ thể , cầ n lƣu ý bên đƣơ ̣c bảo lañ h trong bảo lañ h thƣ̣c hiê ̣n hơ ̣p đồ ng phải là bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng , không phải là bên có nghiã vu ̣ thanh toán trong viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n hơ ̣p đồ ng. Đối với bên nhận bảo lãnh là chủ thể c ó quyền đối với bên đƣơ ̣c bảo lañ h trong viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n hơ ̣p đồ ng. - Đối tƣợng của bảo lãnh thực hiện hợp đồng là các nghĩa vụ phải thực hiện trong hợp đồng và đƣơng nhiên nghĩa vụ này bao giờ cũng phải phát sinh từ phần nghĩa vụ của hợp đồng đã có hiệu lực đƣợc giao kết giữa bên nhận bảo lãnh và bên đƣợc bảo lãnh. Tuy nhiên điều cần lƣu ý, về mặt nguyên tắc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài sẽ phải thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng tức có thể là một công việc phải làm nhất định cũng có thể là nghĩa vụ về tài sản, nhƣng về mặt thực tiễn việc thực hiện một công việc nhất định đối với tổ chức tín dụng là rất khó có thể thực hiện vì giả sử nếu công việc đó là giao khối lƣợng hàng hóa nhƣ thỏa thuận, với bản chất là tổ chức tín dụng chuyên thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng thì việc tạo ra hàng hóa nhƣ trên để giao là khó có thể, do vậy tổ chức tín dụng chỉ thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng đƣợc bảo lãnh bằng tài sản của mình chứ không phải là công việc phải thực hiện, trừ khi công việc đó trị giá đƣợc thành tiền. Tóm lại đối tƣợng của bảo lãnh thực hiện hơ ̣p đồ ng – nghĩa vụ của khách hàng đối với bên có quyền là các nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh phải có khả năng tính đƣợc thành tiền. Vì vậy nếu khách hàng yêu cầu tổ chức tín dụng bảo lãnh cho công việc họ phải thực hiện trong hợp đồng đối với bên có quyền mà công việc này không thể tính đƣợc thành tiền thì công việc này không thể là đối tƣợng của bảo lãnh thực hiện hợp đồng. - Mục đích của việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng là đảm bảo bên có nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh thực hiện đúng các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng ký kết với bên nhận bảo đảm và đảm bảo lợi ích về quyền lợi của bên nhận bảo lãnh trong phạm vi bảo lãnh. 1.4.5. Bảo lãnh chất lƣợng sản phẩm Bảo lãnh đảm bảo chất lƣợng sản phẩm là hình thức của bảo lãnh ngân hàng, trong đó tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo đảm (ngƣời mua) về việc đảm bảo bên đƣợc bảo đảm (ngƣời bán) thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lƣợng sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết, bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay cho khách hàng đƣợc bảo lãnh nếu bên đƣợc bảo đảm vi phạm thỏa thuận các điều khoản về chất lƣợng sản phẩm và phải bồi thƣờng cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính.  Sơ đồ 1.5: Sơ đồ bảo lãnh chất lƣợng sản phẩm Bên bảo lãnh ( Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài) (1) Bên đƣợc bảo lãnh ( Bên bán) Ghi chú: (1) Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh; (2) (3) Bên nhận bảo lãnh ( Bên mua) (2) Hợp đồng bảo lãnh; (3) Nghĩa vụ đảm bảo chất lƣợng sản phẩm của bên đƣợc bảo lãnh. Dù bảo lãnh đảm bảo chất lƣợng sản phẩm là một hình thức trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng, tuy nhiên bảo lãnh chất lƣợng sản phẩm có một số dấu hiệu để phân biệt với hình thức bảo lãnh ngân hàng khác nhƣ sau: - Về chủ thể, bên đƣợc bảo lãnh trong trƣờng hợp này chính là bên cung cấp sản phẩm. Việc đảm bảo chất lƣợng sản phẩm này xuất phát từ nghĩa vụ về chất lƣợng sản phẩm của nhà cung cấp nếu có thỏa thuận trong hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc theo quy định của pháp luật thì bên cung cấp sản phẩm mặc nhiên có nghĩa vụ đảm bảo chất lƣợng sản phẩm do mình cung cấp để đảm bảo quyền lợi của ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó, ngƣời nhận bảo lãnh bao giờ cũng là ngƣời mua sản phẩm. Tuy nhiên không phải ngƣời mua nào cũng đƣợc xem là bên nhận bảo lãnh mà chỉ có những ngƣời mua trong hợp đồng cung cấp sản phẩm cũng nhƣ trong hợp đồng bảo lãnh thì mới đƣợc coi là bên nhận bảo lãnh và mới có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài bảo lãnh thực hiện thay nghĩa vụ cho bên cung cấp sản phẩm. Điều mặc nhiên bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho khách hàng trong phạm vi những nghĩa vụ tài chính đã cam kết bảo lãnh khi ngƣời mua phải đƣa ra cơ sở dẫn chứng cho rằng bên nhà cung cấp sản phẩm- bên đƣợc bảo lãnh vi phạm chất lƣợng đã thỏa thuận. - Về đối tƣợng của bảo lãnh đảm bảo chất lƣợng sản phẩm là nghĩa vụ tài chính của khách hàng đƣợc bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh về chất lƣợng sản phẩm, do khách hàng đã vi phạm thỏa thuận về chất lƣợng sản phẩm và phải bồi thƣờng cho bên nhận bảo lãnh. Nhƣ vậy, bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho khách hàng khi khách hàng đƣợc bảo lãnh này bị bên nhận bảo lãnh buộc nộp tiền phạt vi phạm do vi phạm nghĩa vụ về chất lƣợng sản phẩm nhƣng khách hàng không thực hiện đƣợc. Ngƣợc lại, khách hàng đƣợc bảo lãnh vi phạm về chất lƣợng sản phẩm trong hợp đồng với bên nhận bảo lãnh, nhƣng bên nhận bảo lãnh không yêu cầu nộp tiền phạt vi phạm đối với khách hàng là bên đƣợc bảo lãnh thì khi đó bên bảo lãnh không phải thực hiện vai trò của ngƣời bảo lãnh. Việc quy định đối tƣợng của bảo lãnh chất lƣợng sản phẩm chỉ là những nghĩa vụ tài chính – khoản tiền nộp phạt vi phạm do vi phạm nhƣ vậy là chƣa phù hợp, bởi vì nếu chỉ bảo lãnh nghĩa vụ về phần bồi thƣờng thì tính chất bảo lãnh chất lƣợng sản phẩm không đáp ứng đƣợc khi mục đích của việc bảo lãnh này đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, nếu nghĩa vụ về chất lƣợng sản phẩm trị giá thành tiền đƣợc và là đối tƣợng của loại bảo lãnh này thì sẽ hợp lý hơn. So với các loại hình bảo lãnh ngân hàng khác dừơng nhƣ phạm vi bảo lãnh đảm bảo chất lƣợng sản phẩm bị thu hẹp. - Về mục đích của bảo lãnh này là đảm bảo với bên nhận bảo lãnh về chất lƣợng sản phẩm của bên khách hàng đƣợc bảo lãnh, hạn chế nguy cơ rủi ro không nộp tiền bồi thƣờng do vi phạm chất lƣợng sản phẩm đối với bên nhận bảo lãnh vì nếu có sẽ đƣợc thanh toán lại bằng số tiền cụ thể. 1.4.6. Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trƣớc. Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trƣớc là bảo lãnh ngân hàng, theo đó tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phát hành cam kết bảo lãnh gửi cho bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trƣớc thay cho khách hàng đƣợc bảo lãnh, nếu họ không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ theo thỏa thuận nhƣ trong hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh.  Sơ đồ 1.6: Sơ đồ bảo lãnh hoàn trả tiề n ứng trƣớc Bên bảo lãnh ( Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài) (1) Bên đƣợc bảo lãnh (2) (3) ( Bên ứng tiền trƣớc) Bên nhận bảo lãnh ( Bên cho ứng tiền trƣớc) Ghi chú: (1)Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh ; (2) Hợp đồng bảo lãnh; (3) Nghĩa vụ hoàn lại số tiền đã ứng trƣớc của bên đƣợc bảo lãnh. Ví dụ: doanh nghiệp A ứng trƣớc một khoản tiền của doanh nghiệp B để mua nguyên vật liệu phục vụ cho công trình xây dựng và thỏa thuận sẽ hoàn lại cho doanh nghiệp B. Ngân hàng C đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp A về nghĩa vụ hoàn lại số đã ứng trƣớc – đối tƣợng bảo lãnh hoàn tiền ứng trƣớc. Trong trƣờng hợp này ngân hàng A là bên bảo lãnh, doanh nghiệp B là bên đƣợc bảo lãnh, doanh nghiệp C là bên nhận bảo lãnh. So với các hình thức bảo lãnh khác thì bảo lãnh hoàn tiền trƣớc cũng có một số nét đặc thù sau: - Về chủ thể, bên nhận bảo lãnh bao giờ cũng là bên có quyền đã cho ứng trƣớc tiền và bên đƣợc bảo lãnh là bên có nghĩa vụ phải hoàn lại số tiền đã ứng trƣớc. Vì thế chỉ khi nào họ chứng minh đƣợc mình là bên có quyền đƣợc nhận bảo lãnh và bên có nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh thì tổ chức tín dụng bảo lãnh mới thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nếu có với bên có quyền. Các bên có quyền và có nghĩa vụ trong hợp đồng có thể là bên mua hoặc bên bán và ngƣợc lại, nhƣng thông thƣờng bên bán là bên có nghĩa vụ hoàn tiền ứng trƣớc còn bên mua là bên có quyền cho ứng tiền trƣớc. - Về đối tƣợng của bảo lãnh hoàn tiền ứng trƣớc chính là nghĩa vụ hoàn tiền ứng trƣớc của khách hàng đƣợc bảo lãnh đối với bên có quyền. Nghĩa vụ này phát sinh từ việc bên có quyền và bên có nghĩa vụ ký kết hợp đồng và bên có nghĩa vụ đã ứng trƣớc tiền. Đối tƣợng của bảo lãnh này bao giờ cũng là số tiền cụ thể đƣợc xác định. - Mục đích của việc bảo lãnh này là đảm bảo khả năng hoàn tiền ứng lại cho bên cho ứng trƣớc tiền. 1.4.7. Bảo lãnh đối ứng Đây cũng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên bảo lãnh đối ứng ( tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài) phát hành bảo lãnh cho một ngân hàng khác (bên nhận bảo lãnh đối ứng- bên bảo lãnh), trong đó cam kết về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, khi bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính phải trả thay cho khách hàng ( bên đƣợc bảo lãnh)của bên bảo lãnh đối ứng. Ví dụ: Ngân hàng A bảo lãnh cho doanh nghiệp B thực hiện đúng các nghĩa vụ tài chính với Ông C. Để đảm bảo khả năng doanh nghiê ̣p B sẽ hoàn lại số tiền đã đƣợc ngân hàng A trả thay cho ông C thì doanh nghiê ̣p B yêu cầu ngân hàng D bảo lãnh cho nghĩa vụ này. Trong ví dụ này khi ngân hàng A thực hiện đƣợc nghĩa vụ tài chính thay cho doanh nghiệp B mà doanh nghiê ̣p này không có khả năng thanh toán lại số tiền trên thì ngân hàng D sẽ thực hiện phần nghĩa vụ trên thay cho doanh nghiệp B. Trong trƣờng hơ ̣p này ngân hàng A với tƣ cách là bên bảo lãnh (trong mối quan hệ với ông C) và vừa là bên nhận bảo lãnh đối ứng (trong mối quan hệ bảo lãnh với ngân hàng D); doanh nghiệp B vừa là khách hàng đƣợc bảo lãnh của ngân hàng A , đồng thời cũng là khách hàng đƣợc bảo lãnh đối ứng của ngân hàng D; trong khi đó ngân hàng D đóng vai trò là bên bảo lãnh đối ứng; và ông C vẫn với vai trò là bên nhận bảo lãnh. Cụ thể mối quan hệ của các bên trong bảo lãnh đối ứ ng trong ví du ̣ trên đƣơ ̣c thể hiê ̣n qua sơ đồ sau:  Sơ đồ 1.7: Sơ đồ bảo lãnh đối ứng Bên bảo lãnh đối ứng Bên nhận bảo lãnh đối ứng (4) (Ngân hàng D) Bên bảo lãnh (Ngân hàng A) (2) Bên nhận bảo lãnh (Ông C) (3) (5) (1) Bên đƣợc bảo lãnh đối ứng Bên đƣợc bảo lãnh (Doanh nghiêp̣ B ) Ghi chú: (1) Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh ký kết giữa bên bảo lãnh – bên đƣợc bảo lãnh; (2) Hợp đồng bảo lãnh đƣợc ký kết giữa bên bảo lãnh – bên nhận bảo lãnh; (3) Nghĩa vụ tài sản đƣợc bảo lãnh của bên đƣợc bảo lãnh - bên nhận bảo lãnh; (4) Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh đối ứng ký kết giữa bên bảo lãnh đối ứng bên nhận bảo lãnh đối ứng; (5) Nghĩa vụ tài sản đƣợc bảo lãnh đối ứng của bên đƣợc bảo lãnh đối ứng – bên nhận bảo lãnh đối ứng. Bảo lãnh đối ứng có một số nét riêng để phân biệt với các loại hình khác ở một số mặt nhƣ sau: - Về chủ thể, bên bảo lãnh đối ứng và bên nhận bảo lãnh đối ứng đều là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc phép hoạt động bảo lãnh theo quy định pháp luật và cả hai chủ thể này đều có chung khách hàng là bên đƣợc bảo lãnh. Tuy nhiên việc có cùng khách hàng không đồng nghĩa với việc nghĩa vụ bảo lãnh của họ là giống nhau. Do có sự khác nhau về chủ thể nhận bảo lãnh và đối tƣợng bảo lãnh nên hoạt động bảo lãnh của bảo lãnh đối ứng không giống nhƣ đồng bảo lãnh, mặc dù cả hai loại hình bảo lãnh này đều có sự giống nhau về chủ thể đƣợc bảo lãnh. Trong đồng bảo lãnh đƣợc hiểu là các bên đồng bảo lãnh có tồn tại sự chịu trách nhiệm liên đới với bên nhận bảo lãnh nếu các bên đồng bảo lãnh không phân chia nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh độc lập với nhau và với bên nhận bảo lãnh, còn trong bảo lãnh đối ứng hoàn toàn không có tính trách nhiệm liên đới giữa hai tổ chức tín dụng hay chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài cùng tham gia bảo lãnh, bởi vì mỗi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài chỉ có nghĩa vụ với một bên có quyền khác nhau. Cụ thể xét trong ví dụ trên, ngân hàng A chỉ có nghĩa vụ thay cho doanh nghiệp B đối với ông C, còn ngân hàng D chỉ có nghĩa vụ thay cho doanh nghiệp B đối với ngân hàng A - Về đối tƣợng của bảo lãnh đối ứng chính là nghĩa vụ tài chính của khách hàng đƣợc bảo lãnh mà tổ chức tín dụng bảo lãnh đã trả thay. Trong ví dụ đã nêu trên đối tƣợng của bảo lãnh đối ứng là nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp B đối với ngân hàng A. Vậy các nghĩa vụ tài chính (nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền đã đƣợc trả mà bên bảo lãnh phải trả thay, kèm theo các khoản phí dịch vụ bảo lãnh) phát sinh từ hợp đồng dịch vụ bảo lãnh giữa bên bảo lãnh với khách hàng đƣợc bảo lãnh - Về mục đích của bảo lãnh này là đảm bảo khả năng bên đƣợc bảo lãnh hoàn lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thực hiện bảo lãnh đã thanh toán thay cho bên đƣợc bảo lãnh. 1.4.8. Xác nhận bảo lãnh Ví dụ: ngân hàng A bảo lãnh cho doanh nghiệp B về việc phải đảm bảo chất lƣợng hàng thủ công mỹ nghệ cho doanh nghiệp C. Nhƣng do không chắc chắn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài sản thay của ngân hàng A với tƣ cách là ngƣời bảo lãnh, nên doanh nghiệp C yêu cầu ngân hàng A phải có sự bảo lãnh của ngân hàng D cho nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng A. Trong ví dụ này nếu ngân hàng D đồng ý bảo lãnh cho nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng A, khi đó ngân D đƣợc gọi là bên xác nhận bảo lãnh, ngân hàng A đƣợc gọi là bên đƣợc xác nhận bảo lãnh ( trong mối quan hệ xác nhận bảo lãnh ) và vừa là bên bảo lãnh ( trong mối quan hệ bảo lãnh). Và hành vi trên của ngân hàng D đƣợc “các nhà làm luật gọi là xác nhận bảo lãnh và nhà luật học gọi là bảo lãnh của bảo lãnh” (5), nhƣng dù hành vi trên đƣợc gọi theo cách nào đi chăng nữa thì hành vi này đƣợc hiểu cụ thể nhƣ sau: Đây là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên xác nhận bảo lãnh ( tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài) phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết xác nhận bảo lãnh về việc đã cam kết với bên nhận bảo lãnh là sẽ đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với bên đƣợc bảo lãnh. Trong luận văn này ngƣời viết sử dụng cụm từ “xác nhận bảo lãnh” theo quy định của pháp luật để nói đến loại hình bảo lãnh ngân hàng này. (5) Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật ngân hàng, Nxb. Công an nhân dân, tr.198 Dƣ̣a vào ví du ̣ trên ta có thể khái quát mố i quan hê ̣ giƣ̃a các bên trong xác nhâ ̣n bảo lãnh qua sơ đồ sau:  Sơ đồ 1.8: Sơ đồ xác nhận bảo lãnh Bên xác nhận bảo lãnh (4) Bên đƣợc xác nhận bảo lãnh Bên bảo lãnh (Ngân hàng D) (Ngân hàng A) (5) (2) Bên đƣợc bảo lãnh Bên nhận xác nhận bảo lãnh Bên nhận bảo lãnh (1) (3) (Doanh nghiêp̣ B ) (Doanh nghiêp̣ C ) Ghi chú: (1) Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh ký kết giữa bên bảo lãnh – bên đƣợc bảo lãnh; (2) Hợp đồng bảo lãnh đƣợc ký kết giữa bên bảo lãnh – bên nhận bảo lãnh; (3) Nghĩa vụ tài sản của bên đƣợc bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh; (4) Hợp đồng dịch vụ xác nhận bảo lãnh giữa bên xác nhận bảo lãnh – bên đƣợc xác nhận bảo lãnh; (5) Nghĩa vụ tài sản đƣợc bảo lãnh của bên đƣợc xác nhận bảo lãnh – bên nhận bảo lãnh. Xác nhận bảo lãnh có thể phân biệt với các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác ở một số điểm sau: - Về chủ thể, cả bên xác nhận bảo lãnh và bên đƣợc xác nhận bảo lãnh đều là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc đƣợc phép hoạt động bảo lãnh theo quy định của pháp luật. Nhƣng hai chủ thể này tham gia xác nhận bảo lãnh lại có địa vị pháp lý khác nhau, nếu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài xác nhận bảo lãnh có vai trò là ngƣời bảo lãnh( hay bên cấp dịch vụ bảo lãnh ngân hàng) thì bên nhận xác nhận bảo lãnh là ngƣời đƣợc bảo lãnh ( đồng thời là bên khách hàng đƣợc cung ứng dịch vụ bảo lãnh). - Về đối tƣợng, chính là nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với bên nhận bảo lãnh. Nghĩa vụ này phát sinh từ hợp đồng bảo lãnh giữa tổ chức tín dụng bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh( trong ví dụ đã nêu trên là giữa ngân hàng A và doanh nghiệp C) và bên xác nhận bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên đƣợc xác nhận bảo lãnh đã không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận của họ đối với bên nhận bảo lãnh. Đây cũng chính là điểm khác biệt về đối tƣợng của bảo lãnh cũng nhƣ việc thực hiện đối tƣợng bảo lãnh này so với đồng bảo lãnh và bảo lãnh đối ứng. Trong đồng bảo lãnh đối tƣợng là nghĩa vụ của khách hàng đƣợc bảo lãnh đối bên nhận bảo lãnh, còn đối với trƣờng hợp bảo lãnh đối ứng thì chính là nghĩa vụ của khách hàng đƣợc bảo lãnh đối với tổ chức tín dụng. Theo logic này, việc thực hiện đối tƣợng của bảo lãnh trong trƣờng hợp đồng bảo lãnh là phải thực hiện nghĩa vụ khi bên đƣợc bảo lãnh không thực hiện các nghĩa vụ tài chính của họ đối với bên nhận bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh trong trƣờng hợp bảo lãnh đối ứng. - Về mục đích của hình thức bảo lãnh này là đảm bảo sự chắc chắn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài sản thay của bên bảo lãnh đƣợc xác nhận bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh. 1.4.9. Đồng bảo lãnh Trong các giao dịch dân sự, thƣơng mại, kinh tế lớn, khả năng rủi ro cao hoặc vƣợt mức bảo lãnh tối đa của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng do Chính phủ hoặc Ngân hàng trung ƣơng quy định thì các ngân hàng có thể cùng nhau thực hiện đồng bảo lãnh cho một khách hàng. Theo quy định của pháp luật (6), đồng bảo lãnh là hợp vốn để bảo lãnh của các chủ thể đƣợc thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng cho các nghĩa vụ của một khách hàng. Ví dụ các ngân hàng A, ngân hàng nƣớc ngoài B và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài C cam kết bảo lãnh cho nghĩa vụ của Công ty B đối với Công ty D và các bên thỏa thuận giao dịch bảo lãnh thông qua ngân hàng A , vâ ̣y trong ví dụ này ngân hàng A, ngân hàng nƣớc ngoài B, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài C là các bên đồng bảo lãnh, nhƣng trong đó ngân hàng nƣớc ngoài A giữ vai trò đầ u mố i. Cụ thể mối quan hệ giữa các bên trong đồng bảo lãnh ở ví dụ trên đƣợc thể hiê ̣n dƣới sơ đồ sau:  Sơ đồ 1.9: Sơ đồ đồng bảo lãnh (6) Khoản 7 Điề u 3 Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/12/2102 quy đinh ̣ về bảo lañ h ngân hàng Bên đồng bảo lãnh (Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài C) Bên đồng bảo lãnh – vai trò đầu mối (4) Bên đồng bảo lãnh (Ngân hàng nƣớc ngoài B) (Ngân hàng A) (1) Bên đƣợc bảo lãnh (2) (3) Bên nhận bảo lãnh (Công ty B) (Công ty D) Ghi chú: (1) Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh giữa bên bảo lãnh – bên đƣợc bảo lãnh; (2) Hợp đồng bảo lãnh giữa bên bảo lãnh – bên nhận bảo lãnh ; (3) Nghĩa vụ tài chính của bên đƣợc bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh ; (4) Hợp đồng cam kết đồng bảo lãnh giữa các bên tham gia đồng bảo lãnh. Đồng bảo lãnh có các điểm đặc trƣng về mặt chủ thể bảo lãnh, cũng nhƣ về đối tƣợng của đồng bảo lãnh để phân biệt với các hình thức bảo lãnh khác, chẳng hạn: - Theo đó, giống nhƣ các chủ thể ở các loại hình bảo lãnh ngân hàng khác, chủ thể bảo lãnh đều là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, tuy nhiên có thêm một chủ thể nữa tham gia đồng bảo lãnh là tổ chức tín dụng nƣớc ngoài. Ngoài ra, đồng bảo lãnh có sự hợp vốn để bảo lãnh giữa nhiều chủ thể bảo lãnh, các chủ thể đó có thể là: từ 02 (hai) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài trở lên, hoặc giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và tổ chức tín dụng nƣớc ngoài. Hơn nữa, có các chủ thể đồng bảo lãnh cho một nghĩa vụ có quyền và nghĩa vụ tƣơng đối giống nhau trong quan hệ bảo lãnh, điều này chứng tỏ sự khác biệt với loại hình bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh, nếu của ba loại hình bảo lãnh này đều có sự tham gia của nhiều chủ thể bảo lãnh thì các chủ thể của đồng bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ tƣơng đƣơng nhau, còn các chủ thể ở hai hình thức bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ tƣơng đối độc lập với nhau. Ngoài ra các thành viên tham gia đồng bảo lãnh sẽ chọn một ngân hàng bảo lãnh chính làm ngân hàng đầu mối. - Đối tƣợng của đồng bảo lãnh là nghĩa vụ của khách hàng đƣợc bảo lãnh. Tuy nhiên ngân hàng bảo lãnh chính sẽ thay mặt nhóm ngân hàng đồng bảo lãnh phát hành cam kết bảo lãnh cho nghĩa vụ tài chính của khách hàng. Các ngân hàng còn lại sẽ cam kết với ngân hàng chính tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh. Vì vậy khi phải thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng, ngân hàng chính phải thanh toán cho bên nhận bảo lãnh thì có quyền truy đòi các ngân hàng thành viên đồng bảo lãnh tƣơng ƣớng với số tiền mà họ cam kết. 1.4.10. Các loại bảo lãnh khác Ngoài các hình thức bảo lãnh vừa nêu trên thì pháp luật còn có quy định mở về các loại hình bảo lãnh khác tùy theo mục đích của việc bảo lãnh ngân hàng. Điều tất nhiên là các hình thức này do tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phát hành theo đề nghị của bên đƣợc bảo lãnh và không trái với quy định của pháp luật, phù hợp thông lệ quốc tế. Mô ̣t số loa ̣i bảo lañ h khác nhƣ bảo lañ h phát hành chƣ́ng khoán, bảo lãnh thuế quan , bảo lãnh thông qua hình thức thƣ tín dụng dự phòng , bảo lãnh hối phiếu,…Cụ thể một vài loại loại hình thông dụng nhƣ sau: - Thƣ tiń du ̣ng dƣ̣ phòng (Standby L /C) là một hình thức phát hành thƣ bảo lãnh đƣợc áp dụng rộng rãi trong các giao dịch thƣơng mại quốc tế. Thƣ tin ́ du ̣ng dƣ̣ phòng đƣợc mở đơn thuần nhằm ngăn ngừa phía đối tác (mở thƣ tín du ̣ng ) vi pha ̣m nghĩa vụ, cam kế t gây hâ ̣u quả xấ u cho ngƣời hƣởng . L/C dƣ̣ phòng chỉ có giá tri ̣thƣ̣c hiê ̣n khi có sƣ̣ vi pha ̣m của ngƣời mở thƣ tin ́ du ̣ng . Thƣ tin ́ dụng dự phòng thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành tới ngƣời thụ hƣởng trong việc : thanh toán khoản tiề n mà ngƣời yêu cầ u mở thƣ tiń du ̣ng đã vay hoă ̣c ƣ́ng trƣớc , thanh toán khoản nơ ̣ của ngƣời mở thƣ tín dụng dự phò ng, bồ i thƣờng nhƣ̃ng thiê ̣t ha ̣i do ngƣời mở thƣ tin ́ dụng dự phòng không thực hiện nghĩa vụ của mình . - Bảo lãnh thuế quan là cam kết của bên bảo lãnh với cơ quan quản lý thuế về việc nộp thay cho bên đƣợc bảo lãnh các khoản thuế xuất/nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nếu hết thời gian bảo lãnh mà bên đƣợc bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. - Bảo lãnh hối phiếu là cam kết của bên bảo lãnh trả tiền cho ngƣời thụ hƣởng khi hối phiếu của họ đáo hạn mà ngƣời đƣợc bảo lãnh không thực hiện đƣợc đầy đủ các nghĩa vụ tài chính nhƣ đã quy định trên hối phiếu. Khi phát hành bảo lãnh hối phiếu ngân hàng chịu trách nhiệm nhƣ trách nhiệm của ngƣời đƣợc bảo lãnh đối với ngƣời nhận bảo lãnh về các nghĩa vụ tài chính trên hối phiếu. Nhìn chung, có thể cho rằng các loại hình bảo lãnh trên đƣợc pháp luật quy định đa dạng phù hợp với mục tiêu sử dụng của khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc phép hoạt động bảo lãnh. Các loại hình trên đƣợc áp dụng trong các ngành, lĩnh vực thông dụng của nền kinh tế cần có sự biện pháp bảo đãm là bảo lãnh ngân hàng. Thiết nghĩ trong điều kiện hội nhập kinh tế với sự phát triển đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực thì các loại hình bảo lãnh có thể sẽ đƣợc mở rộng hơn nữa trong trong các quy định của pháp luật, cũng nhƣ những quy định có tính hạn chế sẽ đƣợc khắc phục để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các chủ thể tham gia vào hoạt động bảo lãnh ngân hàng 1.5. Chức năng và vai trò của bảo lãnh ngân hàng 1.5.1. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng  Bảo lãnh ngân hàng đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ bảo đảm Mục đích của việc bảo lãnh ngân hàng là đảm bảo các nghĩa vụ tài sản đối với bên nhận bảo lãnh đƣợc thực hiện,vì vậy chức năng nhƣ một công cụ bảo đảm đƣợc coi là chức năng nổi bật nhất của bảo lãnh ngân hàng. Đặc biệt trong lĩnh vực thƣơng mại, kinh tế các giao dịch, hợp đồng đƣợc ký kết giữa các bên có thể là lần đầu tiên họ hợp tác với nhau vì vậy khó tránh khỏi sự nghi ngờ về khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của bên có nghĩa vụ, nên việc bảo lãnh ngân hàng tồn tại lại càng phát huy vai trò là công cụ bảo đảm của nó khi tạo ra sự bảo đảm chắc chắn cho ngƣời thụ hƣỡng khi bên bảo lãnh cam kết sẽ thực hiện thay nghĩa vụ tài chính đó trong trƣờng hợp xảy ra hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh. Với chức năng này hoạt động bảo lãnh ngân hàng ngày càng trở nên hữu dụng và cần thiết trong việc kích thích việc ký kết các hợp đồng trên các lĩnh vực trong phạm vi trong nƣớc hoặc ngoài nƣớc diễn ra thuận tiện và nhanh chóng hơn.  Bảo lãnh ngân hàng đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ tài trợ Bảo lãnh ngân hàng đƣợc coi nhƣ một hình cấp tín dụng tuy việc bảo lãnh không trực tiếp cấp vốn nhƣng với việc phát hành cam kết bảo lãnh, trong trƣờng hợp xảy ra hoạt động bảo lãnh tổ chức tín dụng,chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài cũng đã cung cấp nguồn vốn là các nghĩa vụ tài chính của khách hàng đƣợc bảo lãnh cho bên bảo lãnh thay cho khách hàng này. Nhƣ vậy khách hàng đã thực sự hƣởng đƣợc nguồn vốn tài trợ nhƣ khi họ đƣợc cấp tín dụng. Nhờ bảo lãnh mà khách hàng có nghĩa vụ phải thực hiện đƣợc hỗ trợ nhƣ khi đi vay, đƣợc thực hiện thay các nghĩa vụ tài sản nhanh chóng, thu hồi các nguồn vốn hoặc có thể kéo dài thời gian thanh toán nghĩa vụ tài sản. Với chức năng này bảo lãnh ngân hàng góp phần làm giảm bớt gánh nặng về nghĩa vụ của khách hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu về tài chính đối với ngƣời thụ hƣởng nhận bảo lãnh để phát triển và kinh doanh.  Bảo lãnh ngân hàng sử dụng nhƣ công cụ đôn đốc hoàn thành hợp đồng Bên bảo lãnh luôn giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ tài sản trong hợp đồng chính của ngƣời đƣợc bảo lãnh vì nếu bên khách hàng đƣợc bảo lãnh không thực hiện thì bên bảo lãnh sẽ phải thực hiện thay. Bên cạnh đó, nếu bên đƣợc bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, ngƣời đƣợc bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ hoàn trả lại nghĩa vụ tài chính mà bên bảo lãnh đã thực hiện thay. Vì họ cũng phải chịu áp lực về việc hoàn trả này do phải chịu phí bảo lãnh đồng thời lãi suất cao phát sinh từ các khoản nghĩa vụ trả thay, nên đã đôn đốc ngƣời bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ của mình với bên nhận bảo lãnh có quyền. 1.5.2. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng Nhìn chung các chủ thể tham gia hoạt động bảo lãnh đều có động cơ và đƣợc hƣởng các lợi ích khác nhau từ dịch vụ này, do vậy bảo lãnh ngân hàng có vai trò khác nhau đối với từng chủ thể và cũng tác động nhiều đến nền kinh tế nhƣ sau:  Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh Với bên đƣợc bảo lãnh, họ nhận đƣợc nhiều lợi ích từ việc sử dụng bảo lãnh ngân hàng nhƣ đƣợc hỗ trợ thêm nguồn vốn khi khi chƣa đáp ứng kịp thời đƣợc đối với bên nhận bảo lãnh. Ngoài ra, việc sử dụng bảo lãnh của ngân hàng giúp bên đƣợc bảo lãnh tiếp cận gần hơn với hợp đồng chính mà họ mong muốn ký kết với bên nhận bảo lãnh vì đôi khi họ không tin tƣởng vào khả năng tài chính của bên đƣợc bảo lãnh nên để an toàn, nhanh chóng họ thƣờng yêu cầu có một bên bảo lãnh và đó là điều kiện tiên quyết để hợp đồng chính đƣợc diễn ra. Song song đó, khách hàng đƣợc bảo đảm còn đƣợc nâng cao uy tín với đốc tác khi có tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đứng ra bảo lãnh. Với bên nhận bảo lãnh, khi có sự bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài các rủi ro về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ tài chính sẽ giảm thiểu vì các rủi ro này chuyển từ bên có quyền sang tổ chức tín dụng bảo lãnh . Nếu nhận bảo lãnh của ngân hàng thì khi xảy ra vi phạm về nghĩa vụ thanh toán của đối tác, dòng tiền sẽ chảy về tài khoản bên nhận bảo lãnh ngay lập tức, không cần phải mất nhiều thời gian, công sức thậm chí thiệt hại về tài sản, để thu lại các khoản nghĩa vụ tài chính này nhƣ khi không có bảo lãnh ngân hàng. Đây chính là đều khách hàng nhận bảo lãnh mong muốn khi quan hệ của họ với bên đƣợc bảo lãnh chƣa vững chắc.  Đối với bên bảo lãnh Thông qua việc bảo lãnh tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài với vai trò là bên bảo lãnh nhận đƣợc tăng thêm lợi nhuận từ khoản phí bảo lãnh do việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh. Bên cạnh đó, bảo lãnh ngân hàng còn góp phần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ giúp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, tăng thêm sự thu hút và gắn kết với khách hàng nhiều hơn – đây là vấn đề quan trọng trong tình hình cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay cũng nhƣ xu hƣớng phát triển và tăng doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ. Cuối cùng, hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũng là một biện pháp giúp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài khẳng định uy tín, khả năng tài chính và vị thế của mình trên thị trƣờng tài chính, đồng thời tăng cƣờng quan hệ giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài với nhau. Do đó hoạt động bảo lãnh này rất đƣợc chú trọng.  Đối với nền kinh tế Hoạt đông bảo lãnh ngân hàng nhƣ “chất xúc tác” quan trọng giúp các hợp đồng đƣợc ký kết nhanh chóng hơn, vì vậy nó ngày càng có vai trò quan trọng với nền kinh tế. Hoạt động này đã thực sự trở thành công cụ thông dụng nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong các giao dịch trong và ngoài nƣớc. Ngoài ra việc bảo lãnh còn tác động đến chiến lƣợc phát triển nền kinh tế thúc đẩy các ngành, lĩnh vực kinh tế phát triển theo định hƣớng thông qua các chính sách bảo lãnh nhƣ ƣu tiên bảo lãnh vay vốn, ƣu đãi phí bảo lãnh. Hơn nữa còn có vai trò giảm thiểu các biến động ảnh hƣởng xấu đến nền kinh tế qua việc bảo lãnh thúc đẩy bên đƣợc bảo lãnh có nghĩa vụ sẽ thực hiện đúng theo thỏa thuận và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh cho bên có quyền, tạo công cụ hỗ trợ giúp chủ thể đƣợc bảo lãnh đặc biệt là các doanh nghiệp tránh tình trạng mất ổn định nguồn vốn dẫn đến tình trạng phá sản, giải thể. CHƢƠNG 2 NHƢ̃ NG QUY ĐINH VỀ BẢO LÃ NH NGÂN HÀ NG THEO PHÁP LUẬT ̣ VIỆT NAM Với bản chấ t là biê ̣n pháp bảo đảm nghiã vu ̣ , giao dich ̣ bảo lañ h ngân hàng ngày càng trở nên thông dụng đối với các chủ thể có nhu cầu bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đă ̣c biê ̣t trong các giao dich ̣ kinh tế , dân sƣ̣, thông qua biện pháp bảo lãnh ngân hàng góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững các quan hệ đó . Chính vì thế, với nhu cầ u áp du ̣ng phổ biế n bảo lañ h ngân hàng vào các giao dich , pháp luật Việt Nam đã ̣ điề u chỉ nh hoa ̣t đô ̣ng bảo lã nh ngân hàng thể hiê ̣n trong các văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t mà điể n hình là Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 quy đinh ̣ về bảo lãnh ngân hàng, qua đó ta ̣o hành lang ph áp lý cho các chủ thể có nhu cầu áp dụng biê ̣n phá p bảo lañ h ngân hàng để đảm bảo nghiã vu ̣ , do vâ ̣y trong chƣơng này ngƣời viế t tâ ̣p trung phân tích nhƣ̃ng quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam về các vấ n đề nhƣ chủ thể, đố i tƣơ ̣ng, nội dung, hình thức của bảo lãnh ngân hàng . Bên ca ̣nh đó , tƣ̀ viê ̣c phân tić h, so sánh đố i chiế u lẫn nhau giƣ̃a các quy đinh ̣ về bảo lañ h ngân hàng hiê ̣n hành và các quy định trƣớc đó , để thấ y nhƣ̃ng ƣu điể m và ha ̣n chế của nhƣ̃ng quy đinh ̣ hiê ̣n hành , cũng nhƣ tìm hiể u về biê ̣n pháp bảo lañ h ngân hàng thông qua pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam. 2.1. Chủ thể trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng Hoạt động bảo lãnh ngân hàng thể hiện mối quan hệ đa phƣơng với sự tham gia của nhiề u chủ thể . Vì các mối quan hệ đa phƣơng này hình thành trên cơ sở hơ ̣p đồ ng bảo lañ h, hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h , do đó hin ̀ h thành nên các mố i quan hê ̣ giƣ̃a tổ chƣ́c tin ́ du ̣ng , chi nhánh ngân hàng với bên nhâ ̣n bảo lañ h và quan hê ̣ cấ p bảo lañ h giƣ̃a tổ chƣ́c tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài với khách hàng đƣơ ̣c bảo lañ h . Vì vậy hoạt động bảo lãnh ngân hàng phải có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể , đó là bên bảo lañ h, bên đƣơ ̣c bảo lañ h , bên nhâ ̣n bảo lañ h . Pháp luật Viê ̣t Nam quy đinh ̣ cu ̣ thể về điề u kiê ̣n để trở thành các chủ thể trong giao dich ̣ bảo lañ h ngân hàng nhƣ sau : 2.1.1. Bên bảo lãnh Theo quy đinh ̣ “ bên bảo lañ h là tổ chƣ́c tin ́ du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc (7) ngoài thực hiện nghiê ̣p vu ̣ ngân hàng” . Với quy đinh ̣ này có thể hiể u bên bảo lañ h chỉ có thể là tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc thực hiện nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h , nhƣng với quy đinh ̣ về các loa ̣i hình bảo lañ h tr ong đó có loa ̣i hình đồng bảo lãnh tại điểm b khoản 7 Điề u 3 của Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN có sƣ̣ tham gia của tổ chƣ́c tiń du ̣ng nƣớc ngoài với tƣ cách là bên bảo lañ h , vâ ̣y có phải quy đinh ̣ này của pháp luâ ̣t đã bỏ sót mô ̣t chủ thể – tổ chƣ́c tín du ̣ng nƣớc ngoài trong trƣờng hơ ̣p tham gia đồ ng bảo lañ h .Vì thiết nghĩ luật định cũng xem tổ chức tín dụng nƣớc ngoài trong quan hê ̣ đồ ng bảo lañ h với vi ̣trí pháp lý là bên bảo lañ h nên trong phầ n này ngƣời viế t vẫn đề câ ̣p tổ chƣ́c tín du ̣ng nƣớc ngoài trong đồ ng bảo lañ h với vai trò là bên bảo lañ h . Cụ thể những chủ thể đóng vai trò là bên bảo lãnh đƣợc phân tích sau đây: Đối với tổ chức tín dụng thực hiện nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h đƣơ ̣c hin ̀ h thành dƣới dạng là doanh nghiệp đƣợc thực hiện một , mô ̣t số hoă ̣c tấ t cả các hoa ̣t đô ̣ng ngân (7) Khoản 2 Điề u 3 Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 quy đinh ̣ về bảo lañ h ngân hàng hàng. Các loại hình tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng , tổ chƣ́c tin ́ du ̣ng phi ngân hàng, tổ chƣ́c tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân , trong khi đó chỉ có lo ̣ai hình ngân hàng thƣơng ma ̣i và công ty tài chin ́ h thì mới đƣơ ̣c phép hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h ngân hàng. Để đảm bảo an toàn trong hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của tổ chƣ́c t ín dụng đƣợc phép thực hiê ̣n bảo lañ h ngân hàng (sau đây go ̣i tắ t là tổ chƣ́c tín du ̣ng), cũng nhƣ việc đảm bảo khả năng thƣ̣c hiê ̣n nghiê ̣p vu ̣ ngân hàng , để thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng tổ chƣ́c tiń du ̣ng còn phải đáp ƣ́ng đủ các điề u kiê ̣n sau: - Tổ chƣ́c tiń du ̣ng phải đƣơ ̣c thành lâ ̣p và hoa ̣t đô ̣ng theo quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t (chẳ ng ha ̣n có quyế t đinh ̣ thành lâ ̣p của cơ quan nhà nƣớc có thẩ m quyề n , giấ y chƣ́ng nhâ ̣n đăng kí kinh doanh ,vố n điề u lê ̣ tố i thiể u bằ ng vố n pháp đinh ̣ , có điều lệ tổ chƣ́c và hoa ̣t đô ̣ng, có văn bản xác định rõ ngƣời đại diện theo pháp luật, có trụ sở,…). - Có đăng ký kinh doanh nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng thông thƣờng sẽ đƣợc ghi rõ trong giấ y chƣ́ng nhâ ̣n đăng kí kinh doanh đã đƣơ ̣c cấ p . Điề u này thể hiê ̣n tổ chƣ́c tín du ̣ng có hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh bảo lañ h ngân hàng , viê ̣c đó giúp cho cơ quan quản lý nhà nƣớc dễ quản lý về hoạt động bảo lãnh ngâ n hàng, cũng nhƣ giúp khách hàng biết đƣợc tổ chức tín dụng có hoạt động bảo lãnh ngân hàng để tiến hành giao dịch. - Đƣợc Ngân hàng nhà nƣớc cho phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh , vấ n đề này thƣờng đƣợc thể hiện trong giấ y phép thành lâ ̣p và hoa ̣t đô ̣ng của tổ chƣ́c tin ́ du ̣ng do Ngân hàng nhà nƣớc cấ p . Khi đƣơ ̣c Ngân hàng nhà nƣớc cho phép thƣ̣c hiê ̣n nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h tƣ́c là đã đủ năng lƣ̣c hành vi cũng nhƣ năng lƣ̣c pháp luâ ̣t để tham gia mô ̣t cách đô ̣c lâ ̣p vào quan hê ̣ bảo lañ h ngân hàng , thông qua ngƣời có thẩ m quyề n ký kết các văn bản liên quan đến việc bảo lãnh ngân hàng từ đó xác lập quan hệ bảo lãnh và quan hệ cấp bảo lãnh (8). Ngoài những điều kiê ̣n trên khi bảo lañ h cho bên đƣơ ̣c bảo lañ h là tổ chƣ́c không cƣ trú bên bảo lañ h cầ n phải đáp ƣ́ng các điề u kiê ̣n theo quy đinh ̣ ta ̣i khoản 2 (9) Điề u 11 của Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN , sở di ̃ pháp luâ ̣t đă ̣t ra điề u kiê ̣n này vì nhằ m tránh rủi ro cho hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh ngân hàng của bên bảo lañ h , đồ ng thời (8) (9) Xem tiế p phầ n 2.3.3. Cam kế t bảo lañ h của Luâ ̣n văn 2. Điều kiện đối với bên bảo lãnh a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phải đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cho phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trƣờng quốc tế và thị trƣờng trong nƣớc, trong đó có hoạt động bảo lãnh bằng ngoại tệ; b) Trong thời hạn 6 tháng liền kề trƣớc thời điểm xem xét thực hiện bảo lãnh cho tổ chức là ngƣời không cƣ trú, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài không bị xử phạt vi phạm hành chính các quy định về quản lý ngoại hối, quy định tại Điều 126, Điều 127, Điều 128 và Điều 130 Luật các tổ chức tín dụng. c) Có quy định nội bộ và quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh đối với ngƣời không cƣ trú; d) Có phƣơng án kiểm soát và xử lý rủi ro trong hoạt động bảo lãnh đối với ngƣời không cƣ trú; đ) Không vi phạm quy định về việc báo cáo Ngân hàng Nhà nƣớc khoản bảo lãnh đối với ngƣời không cƣ trú. đảm bảo sƣ̣ thố ng nhấ t về quy đinh ̣ pháp luâ ̣t giƣ̃a hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h ngân hàng và hoạt động kinh doanh cung ứng dịch vụ ngoại tệ . Viê ̣c phá p luâ ̣t công nhâ ̣n chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài là bên bảo lañ h khi thƣ̣c hiê ̣n nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h so với các văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t về bảo lañ h ngân hàng trƣớc đó thì đây là quy đinh ̣ mới , có tính chất mở rộng chủ th ể đóng vai trò bên bảo lañ h. Cũng nhƣ các tổ chức hoạt động kinh doanh khác , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phải đƣơ ̣c thành lâ ̣p và hoa ̣t đô ̣ng theo quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam mà cụ thể đƣợc thể hiện trên giấy phép thà nh lâ ̣p chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài , thêm vào đó chi nhánh ngân hàng muố n thƣ̣c hiê ̣n bảo lañ h ngân hàng cũng cầ n đƣơ ̣c sƣ̣ chấ p thuâ ̣n của Ngân hàng nhà nƣớc thông qua viê ̣c đăng kí viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n nghiê ̣p vụ bảo lãnh . Tuy nhiên, cầ n lƣu ý chi nhánh ngân hàng nƣớc không đƣơ ̣c phép thƣ̣c hiê ̣n hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h phát hành chƣ́ng khoán (10). Tổ chƣ́c tiń du ̣ng nƣớc ngoài đƣơ ̣c xem là chủ thể mới tham gia đồ ng bảo lañ h với vai trò là bên bảo lañ h . Quy đinh ̣ của Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN dƣờ ng nhƣ đã bắ t nhip̣ với giai đoa ̣n hô ̣i nhâ ̣p giao lƣu phát triể n kinh tế giƣ̃a các nƣớc với nhau , với quy đinh ̣ này tổ chƣ́c tín du ̣ng nƣớc ngoài đƣơ ̣c phép thƣ̣c hiê ̣n bảo lañ h trong loa ̣i hình đồng bảo lãnh , điề u này ta ̣o thêm cơ hô ̣i cho tổ chƣ́c tin ́ du ̣ng và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài có thể hợp tác cùng bảo lãnh cho khách hàng khi họ có yêu cầu, cũng nhƣ mở ra thêm sƣ̣ lƣ̣a cho ̣n bên bảo lañ h trong đồ ng bảo lañ h cho khách hàng khi ho ̣ có nhu cầu đƣợc bảo lãnh. Nhƣ đã trình bày , bên bảo lañ h tham gia hoa ̣t đô ̣ng bảo lãnh với hai tƣ cách là bên bảo lañ h (xét trong mối quan hệ với bên nhận bảo lãnh ) và bên cung ứng dịch vụ bảo lãnh (xét trong mối quan hệ với khách hàng đƣợc bảo lãnh ), vì thế khi xem xét tƣ cách pháp lý của bên bảo lã nh cầ n nhìn nhâ ̣n ở cả hai khía ca ̣nh để thấ y đƣơ ̣c mố i quan hê ̣ biê ̣n chƣ́ng giƣ̃a hai tƣ cách này với nhau . Tƣ̀ đó có thể thấ y bên bảo lañ h đóng vai trò trung tâm, liên kế t hai chủ thể còn la ̣i trong quan hê ̣ bảo lañ h ngân hàng. 2.1.2. Bên đƣơ ̣c bảo lãnh Trong quan hê ̣ bảo lañ h ngân hàng , bên đƣơ ̣c bảo lañ h là khách hàng yêu cầ u bảo lãnh để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và đƣợc bên bảo lãnh đồng ý thực hiện bảo lãnh ngân hàng. Luâ ̣t thƣ̣c đinh ̣ , “bên đƣơ ̣c bảo lañ h là tổ chƣ́c (bao gồ m tổ chƣ́c tin ́ du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài ), cá nhân là ngƣời cƣ trú và tổ chức là ngƣời không cƣ trú đƣợc tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài bảo lañ h” . Tƣ̀ cách đi ṇ h nghĩa của luật có thể nhìn nhận bên đƣơ ̣c bảo lãnh cần phải đáp ứng đƣợc hai điều kiê ̣n là chủ thể và bên bảo lãnh đồng ý nhận bảo lãnh thì mới có tƣ cách pháp lý là bên (10) Điể m a Khoản 1 Điề u 123 Luâ ̣t các tổ chƣ́c tín du ̣ng năm2010 đƣơ ̣c bảo lañ h. Tuy nhiên ngƣời viế t cho rằ n g do sơ xuấ t trong khâu soa ̣n thảo Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN nên đã đánh máy thiế u tƣ̀ “cả” tr ong quy đinh ̣ trên “tổ chƣ́c (bao gồ m tổ chƣ́c tiń du ̣ng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài )”, vì thiết nghĩ không thể nào tổ chức đƣợc bả o lañ h chỉ có tổ chƣ́c tin ́ du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài , trên thƣ̣c tế chủ thể là tổ chƣ́c có nhu cầ u đƣơ ̣c bảo lañ h khá đa da ̣ng nhƣ : hô ̣ kinh doanh cá thể , doanh nghiê ̣p thuô ̣c mo ̣i thành phầ n kinh tế , tổ chƣ́c kinh tế nƣớc ngoài,… do đó không thể nào tổ chƣ́c đƣơ ̣c bảo lañ h chỉ có hai đố i tƣơ ̣ng nhƣ luâ ̣t đã đinh ̣ mà do thiế u tƣ̀ “cả”. Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN không liê ̣t kê cu ̣ thể các đố i tƣơ ̣ng đƣơ ̣c bảo lãnh chỉ nêu bên đƣợc bảo lãnh l à cá nhân , tổ chƣ́c và dƣ̣a trên tiêu chí ngƣời cƣ trú để nhìn nhận đó có phải là chủ thể đƣợc bảo lãnh hay không . Vâ ̣y ngƣời cƣ trú là (11) nhƣ̃ng ngƣời nào ?. Dƣ̣a trên nhƣ̃ng quy định của pháp luật về cấ p tin ́ du ̣ng có liê n quan đế n vấ n đề ngƣời cƣ trú , có thể xác định ngƣời cƣ trú là cá nhân , tổ chƣ́c bao gồ m: - Tổ chức tín dụng đƣợc thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức tín dụng); - Tổ chức kinh tế đƣợc thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trừ đối tƣợng là tổ chƣ́c tiń du ̣ng (sau đây gọi là tổ chức kinh tế); - Cơ quan nhà nƣớc, đơn vị lực lƣợng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam; - Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nƣớc ngoài; - Văn phòng đại diện tại nƣớc ngoài của các tổ chức tin ́ du ̣ng , tổ chƣ́c kinh tế và cơ quan nh à nƣớc, đơn vi ̣vũ trang , tổ chƣ́c chin ́ h tri ,̣ tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam; - Công dân Việt Nam cƣ trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cƣ trú ở nƣớc ngoài có thời hạn dƣới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d và điểm đ khoản này và cá nhân đi theo họ; - Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nƣớc ngoài; (11) Khoản 2 Điề u 4 Pháp lệnh ngoại hối của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hô ̣i số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày13/12/2005 - Ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ các trƣờng hợp ngƣời nƣớc ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, văn phòng đại diện của các tổ chức nƣớc ngoài tại Việt Nam. Và ngƣời không cƣ trú là các đối tƣợng không thuộc các đối tƣợng vừa nêu trên. Tƣ̀ quy đinh ̣ về ngƣời cƣ trú ta có thể xác đinh ̣ đƣơ ̣c chủ thể nào là bên đƣơ ̣c bảo lãnh. Nhƣng để trở thành bên đƣơ ̣c bảo lañ h , bên bảo lañ h có t rách nhiệm phải xem xét cá nhân, tổ chƣ́c là ngƣời cƣ trú có đáp ƣ́ng các điề u kiê ̣n: - Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t và nghiã vu ̣ bảo lañ h , giao dich ̣ phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh là hợp pháp. Đây là điề u kiê ̣n đƣơng nhiên khi các chủ thể muố n tham gia các giao dich ̣ đƣơ ̣c pháp luật công nhận và bảo vệ. - Có khả năng thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ cam kết với các bên liên quan trong quan hê ̣ bảo lañ h , thông qua viê ̣c chƣ́ng minh khả năng hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh hiê ̣u quả và tiǹ h hiǹ h tài chiń h lành ma ̣nh ở thời điể m xin bảo lañ h hoă ̣c phƣơng án sản xuất- kinh doanh để có thể thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ tài chin ́ h với bên nhận bảo lãnh,… Sau khi xem xét các điề u kiê ̣n trên , viê ̣c chấ p nhâ ̣n bảo lañ h hay không là quyề n của bên bảo lañ h . Cầ n lƣu ý , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài có thể bảo lañ h đố i ƣ́ng hoă ̣c xác nhâ ̣n bảo lañ h cho ngân hà ng me ̣, các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài nế u các chủ thể đƣơ ̣c bảo lañ h này thuô ̣c ngƣời cƣ trú hoă ̣c ngƣời không cƣ trú và đáp ứng các điều kiện đối với bên đƣợc bảo lãnh theo quy định của pháp luật. Đối với trƣờng hợp bên đƣơ ̣c bảo lañ h là ngƣời không cƣ trú , bên bảo lañ h chỉ đƣơ ̣c bảo lañ h trong các trƣờng hơ ̣p sau: - Chỉ có tổ chức tín dụng bảo lãnh cho bên đƣợc bảo lãnh là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nƣớc ngoài có vốn gó p của doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam dƣới hình thức đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài để thực hiện các dự án , phƣơng án sản xuấ t kinh doanh phù hơ ̣p với pha ̣m vi hoa ̣t đô ̣ng hơ ̣p pháp của bên đƣơ ̣c bảo lañ h. - Tổ chƣ́c tiń du ̣ng , chi nhán h ngân hàng nƣớc ngoài bảo lañ h cho tổ chƣ́c là ngƣời không cƣ trú khi : bên nhâ ̣n bảo lañ h là ngƣời cƣ trú hoă ̣c bên đƣơ ̣c bảo lañ h thƣ̣c hiê ̣n ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh . Quy đinh ̣ này giúp cho bên bảo lañ h khi thƣ̣c hiê ̣n bảo lãnh cho ngƣời không cƣ trú có thể thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hoặc đảm bảo nghiã vu ̣ bảo lañ h đƣơ ̣c hoàn trả . - Ngoài ra các trƣờng hợp khác chỉ đƣợc thực hiện khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà n ƣớc, tƣ́c các trƣờng hơ ̣p ngoa ̣i lê ̣ khác tổ chƣ́c tin ́ du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài xin phép cấ p bảo lañ h cho tƣ̀ng lầ n cấ p bảo lañ h. Tuy nhiên khi bảo lañ h cho ngƣời không cƣ trú bên bảo lañ h cầ n phải đáp ƣ́ng các điều kiê ̣n theo quy đinh ̣ ta ̣i khoản 2 Điề u 11 của Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN, bên ca ̣nh đó bên đƣơ ̣c bảo lañ h cầ n phải đáp ƣ́ng các điề u kiê ̣n nhƣ: - Là ngƣời không cƣ trú đƣợ c xem xét bảo lañ h trong các trƣờng hơ ̣p vƣ̀a nêu trên. - Có đầ y đủ năng lƣ̣c pháp luâ ̣t dân sƣ̣ và năng lƣ̣c hành vi dân sƣ̣ theo quy đinh; ̣ nghĩa vụ bảo lãnh và các giao dịch phát sinh từ nghĩa vụ bảo lãnh là hợp pháp. - Quyề n lơ ̣i và nghiã vu ̣ của bên đƣơ ̣c bảo lañ h không trái với p háp luật Việt Nam. So với các đố i tƣơ ̣ng đƣơ ̣c bảo lañ h khác pháp luâ ̣t quy đinh ̣ khắ c khe hơn khi bảo lãnh cho ngƣời không cƣ trú , vì đặc điểm của đối tƣợng này là không cƣ trú trên lãnh thỗ Việt Nam do vậy khi bảo lãnh bên bảo lãnh cần phải đáp ứng đủ các điều kiện nhƣ luâ ̣t đinh ̣ nhằ m có thể cung ƣ́ng dich ̣ vu ̣ bảo lañ h để khi thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ tài chính thay có thể đảm bảo nhận lại những nghĩa vụ tài chính đã thực hiện , qua đó giảm độ rủi ro khi bảo lãnh cho ngƣời không cƣ trú , bên ca ̣nh đó cũng ít khó khăn hơn khi thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h, cũng nhƣ khi bên bảo lãnh và bên đƣợc bảo lãnh thực hiê ̣n quyề n và nghiã vu ̣ với nhau , trong các trƣờng hơ ̣p ngƣờ i không cƣ trú đƣơ ̣c bảo lãnh. Ngoài ra, cầ n lƣu ý để đảm bảo đô ̣ an toàn trong hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của tổ chƣ́c tín du ̣ng, trong mô ̣t số trƣờng hơ ̣p luâ ̣t đinh ̣ (12) không đƣơ ̣c phép bảo lañ h , cũng nhƣ nhƣ̃ng trƣờng hơ ̣p tổ chƣ́c tiń du ̣ng phải ha ̣n chế bảo lañ h (13).Điề u này có nghiã chủ thể đƣợc bảo lãnh đã bị hạn chế nhằm giảm rủi ro bên bảo lãnh khi thực hiện bảo lãnh ngân hàng , vì đây là những trƣờng hợp chi phối đến hoạt động của tổ chức tín dụng. 2.1.3. Bên nhâ ̣n bảo lãnh Trong quan hê ̣ bảo lañ h ngân hàng có thể hiể u bên nhâ ̣n bảo lañ h là bên có quyề n thu ̣ hƣởng bảo lañ h do bên bảo lañ h phát hà nh, dƣ̣a vào quy đinh ̣ của luâ ̣t bên bảo lãnh bao gồm tổ chức , cá nhân là ngƣời cƣ trú hoặc ngƣời không cƣ trú . Nhƣ vâ ̣y, bên bảo lañ h có thể là tấ t cả các cá nhân, tổ chƣ́c. Ví dụ: trong bảo lañ h dƣ̣ thầ u bên nhâ ̣n bảo lañ h là bên mời thầu, bên nhâ ̣n bảo lãnh trong bảo lãnh vay vốn là bên cho vay , bên mua là bên nhâ ̣n bảo lañ h trong bảo lãnh chất lƣợng sản phẩm,… (12) (13) Điề u 126 Luâ ̣t các tổ chƣ́c tín du ̣ng năm2010 quy đinh ̣ nhƣ̃ng trƣờng hơ ̣p không đƣơ ̣c cấ p tín du ̣ng Điề u 127 Luâ ̣t các tổ chƣ́c tín du ̣ng năn 2010 quy đinh ̣ về ha ̣n chế cấ p tín du ̣ng Về nguyên tắ c , khi tham gia hơ ̣p đồ ng bảo lañ h bên nhâ ̣n bảo lañ h phải là chủ thể có đủ các điều kiện cơ bản sau: - Có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Điề u kiê ̣n này nhƣ là nguyên tắ c cơ bản mà các chủ thể cầ n phải đáp ƣ́ng không chỉ trong quan hê ̣ hơ ̣p đồng bảo lãnh mà còn cả trong pháp luật về hợp đồng. - Có các giấy tờ , tài liệu hay bằng chứng để chứng minh là bên có quyền đối với bên có nghiã vu ̣ (bên đƣơ ̣c bảo lañ h ) và là bên nhận bảo lãnh trong hợp đồng bảo lãnh. Thông thƣờng điề u kiê ̣n này do bên bảo lañ h thỏa thuâ ̣n với bên nhâ ̣n bảo lañ h nhằ m để bảo vê ̣ quyề n lơ ̣i của bên phát hành bảo lañ h. So với các chủ thể khác trong quan hê ̣ bảo lañ h ngân hàng , bên nhâ ̣n bảo lañ h đƣơ ̣c pháp lu ật quy định không khắc khe nhiều vì chủ thể này là bên có quyền thụ hƣởng viê ̣c bảo lañ h, không tác đô ̣ng nhiề u đế n giao dich ̣ bảo lañ h. Nhìn chung, để tham gia vào giao dịch bảo lãnh ngân hàng các chủ thể cần phải đáp ƣ́ng điề u kiê ̣n nhấ t đinh, ̣ tuy có nhƣ̃ng quy đinh ̣ còn thiế u sót và chƣa có quy đinh ̣ cụ thể về điều kiện đối với bên bảo lãnh đối ứng cũng nhƣ bên xác nhận bảo lãnh , nhƣng cũng đã ta ̣o đƣơ ̣c cơ chế pháp lý để các đố i tƣơ ̣ng th am gia vào bảo lañ h ngân hàng có thể chắc chắn về tính chủ thể , tƣ̀ đó ta ̣o đô ̣ an toàn cho giao dich ̣ bảo lañ h ngân hàng. 2.2. Hình thức của bảo lãnh ngân hàng Với bản chấ t là mô ̣t hình thƣ́c bảo đảm thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ , biê ̣n pháp bảo lañ h ngân hàng ta ̣o nên mố i quan hê ̣ giƣ̃a các bên – bên bảo lañ h , bên đƣơ ̣c bảo lañ h , bên nhâ ̣n bảo lañ h . Vì vậy đã hình thành nên các văn bản liên quan đến bảo lãnh ngân hàng ví nhƣ bằng chứng của các mối quan hê ̣ này , đó là hồ sơ đề nghi ̣bảo lañ h , hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h và các văn bản cam kế t bảo lañ h . Các văn bản này đƣợc xem nhƣ là hình thức của bảo lãnh ngân hàng , mỗi hin ̀ h thƣ́c chƣ́a đƣ̣ng nhƣ̃ng mố i liên hê ̣ khác nhau giƣ̃a các bên trong biê ̣n pháp bảo lañ h. Cụ thể : 2.2.1. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng Căn cƣ́ vào đă ̣c điể m cu ̣ thể của tƣ̀ng đố i tƣơ ̣ng khách hàng và tin ̀ h hin ̀ h thƣ̣c tế hoa ̣t đô ̣ng của tổ chƣ́c tiń du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài , cũng nhƣ loại hình bảo lãnh khách hàng yêu cầu thực hiện bảo lãnh mà hồ sơ đề nghi ̣bảo lañ h gồ m có các loại hồ sơ khác nhau dựa trên yêu cầu của tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thự hiện bảo lãnh. So với các văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t quy đinh ̣ về bảo lañ h ngân hàng trƣớc đó thì Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN đã tách ba ̣ch rõ giƣ̃a đơn đề nghi ̣bảo lañ h và hơ ̣p đồ ng dich ̣ vu ̣ bảo lã nh (hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h ). Theo đó , đơn đề nghi ̣bảo lañ h cùng các tài liệu liên quan đến viê ̣c yêu cầ u bảo lañ h đƣơ c̣ pháp luâ ̣t quy đinh ̣ trong hồ sơ đề nghi ̣bảo lañ h , điề u này ta ̣o cơ hô ̣i cho bên nhâ ̣n đƣơ ̣c yêu cầ u bảo lañ h có thể thẩ m định hồ sơ, tránh đƣợc sự không rõ ràng giữa đơn đề nghị bảo lãnh và hợp đồng dịch vụ bảo lãnh sẽ không dẫn đế n viê ̣c quy đinh ̣ các nô ̣i dung cơ bản của hơ ̣p đồ ng dịch vụ bảo lãnh không đầy đủ dẫn đến tranh chấp , nhƣ lúc trƣớc các bên thƣờng ghi nhâ ̣n điề u khoản của hơ ̣p đồ ng dich ̣ vu ̣ bảo lañ h vào đơn đề nghi ̣bảo lañ h và xem nhƣ là hợp đồng dịch vụ bảo lãnh khi có chữ ký của bên bảo lãnh. Hồ sơ đề nghi ̣bảo lañ h chủ yế u gồ m có các loa ̣i hồ sơ sau: - Văn bản đề nghi ̣bảo lañ h ngân hàng do tổ chƣ́c , cá nhân có nhu cầu bảo lãnh lâ ̣p theo mẫu phù hơ ̣p với mu ̣c đić h yêu cầ u bảo lañ h của khách hàng , và đƣợc sử dụng thống nhất trong toàn hệ thống tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thực hiện bảo lãnh. - Tài liệu liên quan về bên đƣợc bảo lã nh, tùy theo từng loại đối tƣợng khách hàng mà tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài bảo lañ h yêu cầ u các loa ̣i tài liệu khác nhau , các tài liệu này thông thƣờng dùng để chứng minh tƣ cách chủ thể về năng lƣ̣c pháp luật, năng lƣ̣c hành vi dân sƣ̣ của khách hàng khi tham gia quan hê ̣ bảo lãnh . Chẳ ng ha ̣n đố i với tổ chƣ́c kinh tế , pháp nhân cần có những giấy tờ nhƣ quyế t đinh , giấ y chƣ́ng nhâ ̣n đăn g kí kinh ̣ thành lâ ̣p doanh nghiê ̣p theo luâ ̣t đinh ̣ doanh, giấ y phép hành nghề (nế u có ), điề u lê ̣ doanh nghiê ̣p , giấ y phép đầ u tƣ , quyết định bổ nhiệm ngƣời đứng đầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc đại diện theo ủy quyền (nếu có); đố i với cá nhân nhƣ giấ y chƣ́ng minh nhân dân của cá nhâ ̣n hoă ̣c hô ̣ chiế u của cá nhân; đố i với hô ̣ gia đin ̀ h có các loa ̣i giấ y tờ nhƣ giấ y chƣ́ng minh nhân dân của ngƣời đa ̣i diê ̣n hô ̣ kinh doanh cá thể , hô ̣ khẩ u gia đình. - Tài liệu về nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh là các loại giấy tờ chƣ́ng minh tin ́ h hơ ̣p pháp của nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh , ngoài ra trong một số trƣờng hợp bên thực hiện nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h còn yêu cầ u các tài liê ̣u chƣ́ng minh tính khả thi về viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh của khách hàng yêu c ầu bảo lãnh , chẳ ng ha ̣n nhƣ : hơ ̣p đồ ng chính liên quan đến nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh (giƣ̃a bên có nghiã vu ̣ và bên có quyề n ), các tài liên quan đến phƣơng án sản xuất – kinh doanh để thƣ̣c hiê ̣n hơ ̣p đồ ng chính , báo cáo tình hình tài chính trong 2 năm. - Tài liệu về tài sản bảo đảm , đây là các loa ̣i tài liê ̣u chỉ cầ n trong trƣờng hơ ̣p cầ n có tài sản bảo đảm .Thông thƣờng gồ m có : giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất hợp pháp (đối với quyền sử dụng đất); quyền sử dụng, quyền quản lý đối với tài sản của doanh nghiệp nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp của nhà nƣớc; biên bản họp Hội đồng quản trị (hoặc họp các thành viên) đồng ý cầm cố, thế chấp tài sản (nếu có); giấy tờ xác nhận tài sản thuộc sở hữu chung, riêng của tập thể, cá nhân (nếu có); chứng thƣ định giá hoặc biên bản thỏa thuận giữa các bên về xác định giá trị tài sản bảo đảm (nếu có), Hợp đồng bảo hiểm của tài sản (nếu có). 2.2.2.Hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lãnh Hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h đƣơ ̣c lâ ̣p thành văn bản , là sự thỏa thuận giữa bên bảo lãnh với bên đƣợc bảo lãnh với bên bảo lãnh và các bên có liên quan ( nế u có ) về các nô ̣i dung liên q uan đế n viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n bảo lañ h . Nhƣ đã trình bày , hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lãnh phát sinh từ hợp đồng chính giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ (bên đƣơ ̣c bảo lãnh) và cũng là cơ sở để phát sinh hợp đồng bảo lãnh . Khi bên thƣ̣c hiê ̣n nghiê ̣p vụ ký kết với khách hàng hợp đồng cấp bảo lãnh , tƣ́c có nghiã bên thƣ̣c hiê ̣n bảo lañ h đã chấ p nhâ ̣n yêu cầ u bảo lañ h cho nghiã vu ̣ của khách hàng và trở thành bên bảo lañ h trong quan hê ̣ bảo lañ h với khách hàng đƣơ ̣c bảo lañ h. Hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h chƣ́a nhƣ̃ng nô ̣i dung chủ yế u để thƣ̣c hiê ̣n bảo lañ h , đây là nhƣ̃ng phầ n không thể thiế u trong hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h , các bên trong giao dịch có thể quy định thành từng điều khoản riêng biệt, các nội dung này bao gồm: - Các quy định pháp luật áp dụng , phầ n này thƣờng trình bày các quy đinh ̣ của pháp luật để làm cơ sở pháp lý cho việc cấp bảo lãnh của bên bảo lãnh . Các quy định của pháp luật áp dụng đƣợc ghi nhận sau phần tên hợp đồng cấp bảo lãnh và đƣợc sắp xế p theo hê ̣ thố ng các văn bản quy phạm pháp luật theo luật định (14). - Thông tin về các bên trong quan hê ̣ bảo lañ h (bên bảo lañ h , bên đƣơ ̣c bảo lãnh, bên nhâ ̣n bảo lañ h, các bên có liên quan khác nếu có ). Mô ̣t số thông tin nhƣ tên của các bên, điạ chi,̉ số điê ̣n thoa ̣i,ngƣời đa ̣i diê ̣n, chƣ́c vu ̣ của ngƣời đa ̣i diê ̣n. - Số tiề n , đồ ng tiề n bảo lañ h đƣơ ̣c quy đinh ̣ cu ̣ thể bằ ng cách v iế t bằ ng số và bằ ng chƣ̃ số tiề n, đồ ng tiề n bảo lañ h mô ̣t cách thố ng nhấ t . - Mục đích của bảo lãnh , tùy từng loại hình bảo lãnh mà tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phát hành sẽ có mục đích của bảo lãnh khác nhau. - Hình thức phát hành cam kết bảo lãnh , thông thƣờng phát hành cam kế t bảo lãnh bằng hình thức thƣ bảo lãnh hoặc hợp đồng bảo lãnh, quyế t đinh ̣ bảo lañ h, ký xác nhâ ̣n bảo lañ h trên lê ̣nh phiế u, hố i phiế u, xác nhận bảo lãnh thông qua mạng truyền tin ký hiệu mật,…hoă ̣c các hình thƣ́c khác theo quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t. - Điề u kiê ̣n thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h đƣơ ̣c ghi nhâ ̣n làm cơ sở trong trƣờng hơ ̣p nà thì bên bảo lañ h phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình. (14) Điề u 2 Luâ ̣t ban hành văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t năm2008 - Biê ̣n pháp bảo đảm cho nghiã vu ̣ của bên đƣơ ̣c bảo lañ h , giá trị tài sản (nế u có), đây là phầ n chỉ tồ n ta ̣i khi bên đƣơ ̣c bảo lañ h dùng tài sản để bảo đảm cho nghiã vụ của mình với bên bảo lañ h. - Quyề n và nghiã vu ̣ của các bên , trong nô ̣i dung này các bên thỏa thuâ ̣n với nhau nhƣ̃ng quyề n và nghiã vu ̣ cơ bản của các bên , cũng nhƣ các quyền và nghĩa vụ do pháp luâ ̣t quy đinh ̣ , chủ yếu là quyền và nhữn g vu ̣ của bên đƣơ ̣c bảo lañ h và bên đƣơ ̣c bảo lañ h trong quan hê ̣ dich ̣ vu ̣ bảo lañ h. - Phí bảo lãnh , đây là nô ̣i dung chỉ có trong hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h khi khách hàng đƣợc bảo lãnh sử dụng dịch vụ bảo lãnh. - Trong trƣờng h ợp có sự miễn giảm số tiền bảo lãnh thì các bên trong hợp đồ ng cấ p bảo lañ h phải ghi nhâ ̣n vào hơ ̣p đồ ng. - Chuyể n nhƣơ ̣ng quyề n và nghiã vu ̣ của các bên , đây là nô ̣i dung mới trong hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h đƣơ ̣c pháp luâ ̣t quy đinh – ̣ gắ n liề n với quyề n của các bên quyề n chuyể n nhƣơ ̣ng quyề n và nghiã vu ̣ của min ̀ h cho bên bảo lañ h khác . - Cam kế t về nhâ ̣n nơ ̣ trả thay , lãi suất nhận nợ bắt buộc và hoàn trả nợ , đây là nô ̣i dung luôn gắ n liề n vớ i bên đƣơ ̣c bảo lañ h khi bên bảo lañ h đã thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lãnh. - Giải quyết tranh chấp phát sinh , nô ̣i dung này đƣơ ̣c sƣ̉ du ̣ng trong trƣờng hơ ̣p các bên trong hợp dồng cấp bảo lãnh xảy ra tranh chấp . Thông thƣờng các bên thỏa thuâ ̣n cu ̣ thể khi xảy tranh chấ p sẽ dùng nhƣ̃ng biê ̣n pháp nào giải quyế t tranh chấ p trong trƣờng hơ ̣p nhƣ thế nào . Chẳ ng ha ̣n nhƣ khi có tranh chấ p phát sinh liên quan đến hợp đồng này , thì các bên thống nhất giải quyết b ằng thƣơng lƣợng và hòa giải , nế u thỏa thuâ ̣n không đƣơ ̣c thì đƣa ra Tòa án kinh tế Hà Nôi giải quyế t và quyế t đinh ̣ của Tòa án là quyết định cuố i cùng. - Số hiê ̣u, ngày ký hợp đồng, hiê ̣u lƣ̣c của hơ ̣p đồ ng, nô ̣i dung này ghi nhâ ̣n các mố c thời gian ngày kí kế t hơ ̣p đồ ng , thời gian có hiê ̣u lƣ̣c , cũng nhƣ thời gian hết hiệu lƣ̣c của hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h. Thông thƣờng các bên thỏa thuâ ̣n thêm các điề u khoản chấ m dƣ́t hơ ̣p đồ ng bảo lañ h . Đây là n ội dung giúp cho các bên trong hợp đồng cấp bảo lãnh có thể đảm bảo quyền lợi của mình khi tham gia quan hệ bảo lãnh trong thời gian có hiê ̣u lƣ̣c của hơ ̣p đồ ng. Các bên trong hợp đồng cấp bảo lãnh có thể thỏa thuận thêm mộ t số nô ̣i dung khác. Hơn nƣ̃a, các bên thỏa thuâ ̣n, quyế t đinh ̣ sƣ̉a đổ i , bổ sung hoă ̣c hủy bỏ nô ̣i dung của hợp đồng cấp bảo lãnh trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật . Viê ̣c lâ ̣p mô ̣t hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h với đầ y đ ủ nội dụng cần thiết và cụ thể sẽ có tác dụng rất lớn trong viê ̣c giúp các bên trong giao dich ̣ bảo lañ h có thể tuân thủ theo nhƣ̃ng nô ̣i dung này để dể dàng thƣ̣c hiê ̣n quyề n và nghiã vu ̣ của mình , đồ ng thời cũng có tác dụng tránh cho các bên những rủi ro pháp lý trong quá trình thực hiện hợp đồng cấp bảo lãnh, bên ca ̣nh đó giúp cho cơ quan tài phán giải quyế t các tranh chấ p (nế u có) sau này tốt hơn. 2.2.3. Cam kế t bảo lãnh ngân hàng Cam kế t bảo lañ h là văn bản bảo lañ h của bên bảo lañ h với bên nhâ ̣n bảo lañ h và đƣợc phát hành theo nhiều hình thức luật định khác nhau . Cam kế t bảo lañ h đƣơ ̣c ví nhƣ một hợp đồng đơn vụ vì chỉ có bên bảo lãnh là bên có nghĩa vụ. Về cơ bản , Bô ̣ luâ ̣t dân sƣ̣ năm 2005, Nghị định 163/2006/NĐ –CP ngày 29/12/2006 về giao dich ̣ bảo đảm đƣơ ̣c sƣ̉a đổ i , bổ sung năm 2012 và cả Thông tƣ số 28/2012/ TT-NHNN ngày 03/10/2012 quy đinh ̣ về bảo lañ h ngân hàng đă ̣t ra y êu cầ u là cam kết bảo lãnh đƣợc lập thành văn bản . Tổ chƣ́c tín du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thƣ̣c hiê ̣n nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h căn cƣ́ vào nô ̣i dung của cam kế t bảo lañ h tƣ̣ thiế t kế , in ấ n và phát hành mẫu cam kế t bả o lañ h để sƣ̉ du ̣ng thố ng nhấ t trong toàn hê ̣ thố ng của mình . Kèm theo đó phải đƣợc quản lý , giám sát , thƣ̣c hiê ̣n các khâu trên nhƣ loa ̣i giấ y tờ có giá . Còn đối với các cam kết phát hành thông qua mạng thông tin liên la ̣c quố c tế giƣ̃a các ngân hàng thì bên bảo lañ h phải có quy trin ̀ h quản lý viê ̣c phát hành thông qua mạng một cách an toàn , ngoài việc thực hiện quy trình phát hành cam kế t bảo lañ h thông qua ma ̣ng thông tin liên la ̣c quố c tế . Theo Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN quy đinh ̣ cam kế t bảo lañ h có thể là thƣ bảo lãnh hoặc hợp đồng bảo lãnh , theo đó thƣ bảo lañ h thể hiê ̣n sƣ̣ cam kế t của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩ a vu ̣ tài chin ́ h thay cho bên đƣơ ̣c bảo lañ h khi bên đƣơ ̣c bảo lañ h không thƣ̣c hiê ̣n hoă ̣c thƣ̣c hiê ̣n không đầ y đủ nghiã vu ̣ đã cam kế t với bên nhâ ̣n bảo lañ h . Giố ng nhƣ thƣ bảo lañ h , hơ ̣p đồ ng bảo lañ h cũng thể hiê ̣n sƣ̣ đảm bảo thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ cho bên nhâ ̣n bảo lãnh khi bên đƣơộc bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình nhƣ cam kết với bên nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay , nhƣng đố i với hơ ̣p đồ ng bảo lãnh là thể hiện sự thỏa thuận giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh hoặc giữa bên bảo lãnh , bên nhâ ̣n bảo lañ h và các bên liên quan (nế u có ). Dù là là sự cam kết hay sự thỏa thuận thì cần nhìn nhận rằng cam kết b ảo lãnh không phải là hành vi pháp lý đơn phƣơng mà là hợp đồng vì suy cho cùng trƣớc khi phát hành cam kế t bảo lañ h bên bảo lañ h , bên nhâ ̣n bảo lañ h , bên đƣơ ̣c bảo lañ h có sƣ̣ thƣơng lƣơ ̣ng nhấ t đinh ̣ trƣớc khi các bên đi đế n thố ng nhấ t về viê ̣c bên bảo lañ h phát hành cam kế t bảo lañ h chính thƣ́c , kể cả hình thƣ́c thƣ bảo lañ h . Ngoài các hình thức của cam kế t bảo lañ h vƣ̀a nêu trên thì pháp luâ ̣t còn quy đinh ̣ các bên có thể thỏa thuâ ̣n các hình thƣ́c khác mà không trái với luâ ̣t đinh, ̣ thông thƣờng tồ n ta ̣i các hin ̀ h thƣ́c nhƣ ký xác nhận trên lệnh phiếu hối phiếu, lê ̣nh phiế u, Về phƣơng diê ̣n nô ̣i dung của cam kế t bảo lañ h , căn cƣ́ vào nô ̣i dung thỏa thuâ ̣n của các bê n ta ̣i hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h mà các bên trong cam kế t bảo lañ h thỏa thuâ ̣n nô ̣i dung của cam kế t bảo lañ h , dù nó tồn tại dƣới hình thức nào thì cam kết bảo lãnh cần có những nội dung chủ yếu nhƣ sau: - Đề u ghi nhâ ̣n các q uy đinh ̣ pháp luâ ̣t áp du ̣ng , số hiê ̣u hin ̀ h thƣ́c cam kế t bảo lãnh, thông tin về các bên trong quan hê ̣ bảo lañ h , mục đích bảo lãnh, số tiề n bảo lañ h và đồng tiền sử dụng để thanh toán , quyề n và nghiã vu ̣ của các bên , điề u kiê ̣n thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h , quy đinh ̣ về chuyể n nhƣơ ̣ng quyề n và nghiã vu ̣ của các bên (nế u có ), điề u khoản miễn , giảm số tiền bảo lãnh (nế u có ), quy đinh ̣ về giải quyế t tranh chấ p phát sinh . Về cơ bản các nô ̣i dung n ày dựa trên tinh thần của các nội dung trong hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h. - Phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh , nô ̣i dung này đƣơ ̣c chú tro ̣ng trong cam kế t bảo lãnh vì thông qua nội dung này bên nhận bảo lãnh có thể xác định mình đƣợc đả m bảo thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ đế n đâu. - Ngày phát hành bảo lãnh , ngày bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh và / hoă ̣c nhƣ̃ng trƣờng hơ ̣p bắ t đầ u hiê ̣u lƣ̣c của bảo lañ h , ngày hết hiệu lực và /hoă ̣c nhƣ̃ng trƣờng hơ ̣p hế t hiê ̣u lƣ̣c của bảo lãnh, các khoảng thời gian này đƣợc ghi nhận chi tiết trong cam kế t bảo lañ h vì quyề n lơ ̣i của bên nhâ ̣n bảo lañ h đố i với bên bảo lañ h khi xảy ra trƣờng hợp thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh chỉ diễn ra trong khoảng thờ i gian có hiê ̣u lƣ̣c này. Cũng giống nhƣ hợp đồng cấp bảo lãnh , cam kêt bảo lañ h có thể sƣ̉a đổ i , bổ sung hoă ̣c hủy bỏ nế u các bên liên quan tƣ̣ thỏa thuâ ̣n với nhau . Và khi bên bảo lãnh phát hành cam kết bảo lãnh tức là đã xác nhận việc đảm bảo thực hiện của bên đƣợc bảo lãnh đối với bên bảo lãnh. Tóm lại, cả hợp đồng cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh đều phải lập thành văn bản và đáp ứng đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của ph áp luật. Trong trƣờng hơ ̣p dẫn chiế u các quy đinh ̣ cu ̣ thể mà các quy đinh ̣ đƣơ ̣c dẫn chiế u này đã bao gồ m các nội dung chủ yếu của cam kết bảo lãnh , hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h thì các văn bản này xem nhƣ đã đáp ứng đƣợc tính hơ ̣p pháp . Ngoài ra , Điề u 7 Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN quy đinh ̣ các văn bản liên quan đế n giao dich ̣ bảo lañ h đƣơ ̣c lâ ̣p bằ ng tiế ng Viê ̣t , trong trƣờng hơ ̣p cầ n sƣ̉ du ̣ng tiế ng nƣớc ngoài thì các bên có thể thỏa thuận sử dụng th êm tiế ng nƣớc ngoài , với quy đinh ̣ này gây khó khăn cho các bên khi bên đƣơ ̣c bảo lañ h hoă ̣c bên nhâ ̣n bảo lañ h là ngƣời không cƣ trú hoă ̣c trong trƣờng hơ ̣p đồ ng bảo lañ h có sƣ̣ tham gia của ngân hàng nƣớc ngoài , đố i với các chủ thể này ho ̣ sƣ̉ du ̣ng tiế ng nƣớc ngoài là chủ yế u , vì vậy việc các văn bản liên quan đến bảo lãnh đƣợc lập bằng tiếng Việt nhƣ một ngôn ngữ chủ đạo sẽ gây trở ngại trong quá trình thiết lập quan hệ bảo lãnh của họ . Hơn nƣ̃a, theo quy đinh ̣ “ khi có sƣ̣ khác nhau về cách hiể u giƣ̃a văn bản tiế ng Viê ̣t và tiế ng nƣớc ngoài thì văn bản tiế ng Viê ̣t là căn cƣ́ pháp lý” (15), theo quan điể m của ngƣời viế t thì nô ̣i dung này chƣa hơ ̣p lý vì trong trƣờng hơ ̣p giải quyế t vu ̣ kiê ̣n dân sƣ̣ ta ̣i cơ quan xét xƣ̉ ở Viê ̣t Nam thì các bằ ng chƣ́ng pháp lý bằ ng tiế ng nƣớc ngoài hơ ̣p pháp vẫn đƣơ ̣c xem là bằ ng chƣ́ng để xem xét và giải quyết tranh chấp trên cơ sở tôn trọng sự thỏa thuận của các bên . Do vâ ̣y, giá trị pháp lý của văn bản bằng tiếng nƣớc ngoài không bị phủ nhận nên không có lý do gì để cho rằ ng khi có sƣ̣ khác nhau về cách hiể u thì văn bản tiế ng Viê ̣t sẽ làm căn cƣ́ pháp lý , pháp luật nên tôn tro ̣ng sƣ̣ thỏa thuâ ̣n của các bên do các bên có quyề n thỏa thuận áp dụng văn bản tiếng Việt hay tiếng nƣớc ngoài để làm căn cứ pháp lý , chỉ khi không có thỏa thuâ ̣n thì quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t sẽ đƣơ ̣c áp du ̣ng – căn cƣ́ pháp lý là văn bản tiếng Việt. Bên ca ̣nh đó , trong cam kế t bảo lañ h và hơ ̣p đồ ng bảo lañ h cầ n có con dấ u và (16) chƣ̃ ký của nhƣ̃ng ngƣời có thẩ m quyề n theo luâ ̣t đinh để chứng minh sự rằng ̣ buô ̣c về hiê ̣u lƣ̣c pháp lý của văn bản đó đố i với bên bảo lañ h . Tuy nhiên viê ̣c pháp luâ ̣t quy đinh ̣ bên bảo lañ h phải ký bởi ba ngƣời , thay vì mô ̣t ngƣời nhƣ trƣớc đây , bao gồ m : ngƣời đa ̣i diê ̣n theo pháp luâ ̣t , ngƣời quản lý rủi ro hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h , ngƣời thẩm định khoản bảo lãnh , cơ chế này tuy có tính chă ̣t chẽ mỗi khâu bảo lañ h đều có xác nhận nhƣng vẫn chứa dựng nhiều hạn chế . Đối với bên nhận bảo lãnh , dƣ̀ng nhƣ quy đinh ̣ này để đảm bảo quyề n lơ ̣i nghiã vu ̣ đƣơ ̣ c đảm bảo của bên nhâ ̣n bảo lãnh, tránh các tiền lệ nhƣ trƣớc đây bên bảo lãnh từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với lý do ký phát không đúng thẩm quyền , nhƣng thâ ̣t sƣ̣ giải pháp này chƣa phát huy đƣơ ̣c tác du ̣ng của nó khi cầ n đế n ba ngƣời ký vì bên nhâ ̣n bảo lañ h phải kiể m tra xem bảo lañ h này có đủ 3 chƣ̃ ký chƣa và viê ̣c ủy quyề n , phân cấ p trong nô ̣i bô ̣ tổ chƣ́c tín du ̣ng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thƣ̣c hiê ̣n bảo lañ h để ký tên xá c nhâ ̣n này ra sao ?, tấ t cả ta ̣o nên sƣ̣ khó khăn trong viê ̣c kiể m tra tin ́ h an toàn của cam kế t bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh . Còn với bên đƣợc bảo lãnh , với quy trin ̀ h ký tên xác nhận nếu yêu cầu cả 3 ngƣời đề u ký thì thời gian xƣ̉ lý kéo dài , luân chuyể n hồ sơ phƣ́c ta ̣p và thông thƣờng ngƣời thẩ m đinh ̣ khoản bảo lañ h , ngƣời quản lý rủi ro hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h đề u ở hô ̣i sở mà không có ở chi nhánh , điề u này sẽ gây khó khăn cho bên đƣơ ̣c bảo lãnh vì tính “ tức thời , nhanh go ̣n” không còn để bên đƣơ ̣c bảo lañ h có thể ký kế t hơ ̣p đồ ng nhanh chóng với bên đố i tác trong trƣờng hơ ̣p bên này yêu cầ u phải có bảo lãnh để đảm bảo nghĩa vụ đƣợc thực hiện thì mớ i ký kế t hơ ̣p đồ ng, nhấ t là trong các hơ ̣p đồ ng kinh tế có tính ca ̣nh tranh cao . Hơn nƣ̃a, với viê ̣c yêu cầ u 3 cán bộ bên bảo lañ h ký vào mô ̣t cam kế t có lẽ nhằ m đổ i lại uy tín của bên bảo lãnh khi trƣớc đó đã xảy ra nhƣ̃ng tiề n lê ̣ tƣ̀ chố i thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h vì hơ ̣p đồ ng bảo lañ h (15) Khoản 2 Điề u 7 Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/12/2012 quy đinh ̣ về bảo lañ h ngân hàng (16) Khoản 1 Điề u 15 Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/12/2012 quy đinh ̣ về bảo lañ h ngân hàng phía bên bảo lãnh ký không đúng thẩm quyền , nhƣng thƣ̣c ra đã làm giảm uy tin ́ của hê ̣ thố ng ngâ n hàng. Vì hãy so sánh trong khi bên đƣợc bảo lãnh chỉ cần 1 ngƣời ký , còn phía bên ngân hàng thì cần phải 3 ngƣời ký, thế có phải ngƣơ ̣c uy tin ́ của bên bảo lãnh không bằng uy tín của bên đƣợc bảo lãnh . Theo quan điể m của ngƣời viế t , viê ̣c ký với 3 chƣ̃ ký của bên bảo lañ h để đảm bảo ràng buô ̣c trách nhiê ̣m của bên bảo lañ h trong quan hê ̣ bảo lañ h nhƣ vâ ̣y là chƣa khả thi , vì trên thực tế chỉ cần chữ ký của ngƣời đa ̣i diê ̣n theo pháp luâ ̣t. 2.2.4. Thủ tục bảo lãnh ngân hàng Thủ tục bảo lãnh ngân hàng bao gồm nhiều quá trình không thể thiếu để hình thành nên việc bảo lãnh ngân hàng , pháp luật cho phép các tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc quyề n quy đinh ̣ cu ̣ thể về trin ̀ h tƣ̣ , thủ tục bảo lãnh ngân, khi đó khách hàng có nhu cầ u bảo lañ h ngân hàng phải tuân theo các trin ̀ h tƣ̣ thủ tục này . Các thủ tục này nhƣ là một quy ƣớc đơn phƣơng của tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng khi tham gia giao dich ̣ bảo lañ h. Ở mỗi tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đề u có quy trin ̀ h thủ tục bảo lãnh ngân hàng khác nhau , nhƣng thông thƣờng nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h ngân hàng đều phải trải qua các bƣớc theo quy trình nhƣ sau : - Bƣớc thƣ́ nhấ t : khách hàng có nhu cầu đƣợc bảo lãnh phải gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài mà khách hàng muố n yêu cầ u bảo lañ h . Thông thƣờng , bên thƣ̣c hiê ̣n nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h cung cấ p cho khách hàng muốn đƣợc bảo lãnh hồ sơ đề nghị bảo lãnh theo mẫu đã thống nhất. - Bƣớc thƣ́ hai: Sau khi nhâ ̣n đƣơ ̣c hồ sơ hơ ̣p lê ̣ tƣ̀ phiá khách hàng có nhu cầ u bảo lãnh , tổ chƣ́c tín du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thu thâ ̣p thông tin và thẩ m đinh ̣ hồ sơ . Sau khi tiế n hành thẩ m đinh ̣ hồ sơ , khi hồ sơ hơ ̣p lê ̣ hay không hơ ̣p lê ̣ thì phía tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài vẫn phải có văn bản trả lời với khách hàng về viê ̣c chấ p nhâ ̣n hay tƣ̀ chố i viê ̣c bảo lañ h. - Bƣớc thƣ́ ba : Trong trƣờng hơ ̣p phải có tài sản bảo đảm theo quy đinh ̣ của pháp luật hoặc theo yêu cầu của tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đƣ́ng ra bảo lañ h hoă ̣ khi các bên thỏa thuâ ̣n thì khách hàng đƣơ ̣c bảo lañ h phải làm thủ tục bảo đảm bằng tài sản cho nghĩa vụ hoàn lại kho ản trả thay của bên bảo lãnh khi bên này thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h. - Bƣớc thƣ́ tƣ: Khi đã chấ p nhâ ̣n bảo lañ h các bên trong giao dich ̣ bảo lañ h (tổ chƣ́c tín du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài bảo lañ h – khách hàng yêu cầ u bảo lãnh) thỏa thuận ký kết hợp đồng cấp bảo lãnh với đầy đủ các điều khoản chủ yếu theo luâ ̣t đinh ̣ , để làm cơ sở thực hiện việc bảo lãnh. - Bƣớc thƣ́ năm : Bên bảo lañ h thƣ̣c hiê ̣n vi ệc bảo lãnh cho khách hàng bằ ng cách gửi cam kết bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh , căn cƣ́ theo nô ̣i dung của hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h giƣ̃a bên bảo lañ h với bên đƣơ ̣c bảo lãnh - Bƣớc thƣ́ sáu : Nế u khách hàng đƣơ ̣c bảo lañ h đã tƣ̣ mình thƣ̣c hiê ̣n đúng nghĩa vu ̣ với bên nhâ ̣n bảo lañ h thì xem nhƣ nghiã vu ̣ bảo lañ h chấ m dƣ́t và thanh lý hơ ̣p đồ ng bảo lañ h , khi đó bên bảo lañ h phải hoàn trả la ̣i tài sản bảo đảm (nế u có ), giấ y tờ có liên quan của bên đƣơ ̣c bảo lañ h trƣớc đó bê n bảo lañ h đã nhâ ̣n . Ngƣơ ̣c lại, nế u bên khách hàng đƣơ ̣c bảo lañ h không tƣ̣ min ̀ h thƣ̣c hiê ̣n đƣơ ̣c các nghiã vu ̣ nhƣ đã cam kế t với bên nhâ ̣n bảo lañ h , khi đó bên bảo lañ h sẽ phải thƣ̣c hiê ̣n thay cho bên đƣơ ̣c bảo lañ h. + Điề u kiê ̣n để bên bảo lañ h thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h khi có đầ y đủ các điề u kiê ̣n sau : phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng trong thời hạn bảo lãnh , có văn bản đề nghị của bên nhận bảo lãnh yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh . Cụ thể để thực hiện quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên nhâ ̣n bảo , trong thời ha ̣n bảo lañ h , bên nhâ ̣n bảo lañ h phải gƣ̉i văn bản yêu cầ u thƣ̣c hiê ̣n nghiã vụ bảo lãnh và các hồ sơ , tài liê ̣u, chƣ́ng tƣ̀ hơ ̣p pháp , hơ ̣p lê ̣ (tài liệu chứng minh bên khách hàng đƣợc bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh , nế u trong cam kế t bảo lañ h đề câ ̣p nhƣ mô ̣t điề u kiê ̣n để thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h ; hơ ̣p đồ ng chính giƣ̃a bên nhâ ̣n bảo lañ h và bên đƣơ ̣c bảo lañ h ; văn bản cam kế t bảo lañ h của bên bảo lañ h ,…) thỏa mãn đầy đủ các điề u kiê ̣n đã ghi nhâ ̣n trong cam kế t bảo lañ h hoă ̣ c cam kế t xác nhâ ̣n bảo lañ h , để yêu cầ u thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h. + Sau khi nhâ ̣n đƣơ ̣c văn bản yêu cầ u thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h kèm theo các tài liệu, chƣ́ng tƣ̀ có liên quan trên bên bảo lañ h tiế n hành xác minh , kiể m tra tài liê ̣u . Khi đã kiể m tra chƣ́ng thƣ̣c xong , nế u bên bảo lañ h hoă ̣c bên xác nhâ ̣n bảo lañ h thấ y không phù hơ ̣p thì phải tiế n hành tƣ̀ chố i và trả lời bằ ng văn bản nêu rõ lý do tƣ̀ chố i . Ngƣơ ̣c la ̣i, nế u thấ y hơ ̣p lê ̣ châ ̣m nhấ t sau 05 ngày làm việc kể từ ngày bên nhận bảo lãnh xuất trình đầy đủ bộ hồ sơ đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh , bên bảo lañ h hoă ̣c bên xác nhâ ̣n bảo lañ h có trách nhiê ̣m thƣ̣c hiê ̣n đầ y đủ , đúng nghiã vu ̣ bảo lã nh với bên bảo lañ h. -Bƣớc thƣ́ bảy : Sau khi bên bảo lañ h đã thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ thay cho khách hàng đƣợc b ảo lãnh, bên bảo lañ h hoă ̣c bên bảo lañ h đố i ƣ́ng có quyề n hạch toán ghi nơ ̣ vào tài khoản cho vay bắ t buô ̣c số tiề n trả thay cho bên đƣợc bảo lãn h hoă ̣c bên đƣơ ̣c bảo lañ h đố i ƣ́ng, căn cƣ́ vào cam kế t nhâ ̣n nơ ̣ trả thay ta ̣i hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h hoă ̣c cam kế t giƣ̃a các bên , tài liệu và chứng từ chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Đồng thời gửi văn bản thông báo về việc trả thay cho các bên liên quan đến khoản bảo lảnh , các bên đƣợc trả thay có nghĩa vụ hoàn trả ngay số tiền mà bên bảo lãnh hoặc bên xác nhận đã trả thay . Khi chƣa hoàn trả la ̣i đƣơ ̣c số tiề n đƣơ ̣c trả thay , bên bảo lañ h hoă ̣c bên bảo lãnh đố i ƣ́ng căn cƣ́ vào hơ ̣p đồ ng cấ p bả o lañ h hoă ̣c cam kế t giƣ̃a các bên, quyế t đinh ̣ thời ha ̣n cho vay bắ t buô ̣c , kỳ hạn trả nợ, lãi suất cho vay áp dụng cho các khoản nghĩa vụ tài chin ̣ thời ́ h đã đƣơ ̣c trả thay. Thời điể m để xác đinh hạn cho vay đối với khoản v ay đƣơ ̣c tin ́ h tƣ̀ ngày bên bảo lañ h , bên xác nhâ ̣n bảo lañ h thƣ̣c hiê ̣n trả thay. Luâ ̣t thƣ̣c đinh ̣ quy đinh ̣ mƣ́c laĩ suấ t cho vay áp du ̣ng tố i đa không đƣơ ̣c vƣơ ̣t quá 150% lãi suất cho vay thông thƣờng đang áp dụng đố i với khoản va y có thời hạn tƣơng ứng. Trong trƣờng hơ ̣p trả thay bằ ng ngoa ̣i tê ̣ , sau khi thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h và hạch toán ghi nợ cho bên đƣợc trả thay , tổ chƣ́c tin ́ du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài ha ̣ch toán nơ ̣ cho vay bắ t b uô ̣c, theo quy đinh ̣ ta ̣i khoản 4 Điề u 20 của Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN có thể ha ̣ch toán ghi nơ ̣ bằ ng ngoa ̣i tê ̣ hoă ̣c bằ ng đồ ng Viê ̣t Nam tƣơng đƣơng với giá tri ̣ngoa ̣i tê ̣ mà tổ chƣ́c tin ́ du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đã t rả nợ thay theo tỷ giá bán của bên bảo lãnh công bố tại thời điểm thanh toán . Với quy đinh ̣ này ta có thể thấ y luâ ̣t cho phép bên bảo lañ h hoă ̣c bên xác nhâ ̣n bảo lañ h có quyề n tƣ̣ quyế t đinh ̣ ha ̣ch toán ghi nơ ̣ bằ ng ngoa ̣i tê ̣ hay bằ ng đồ ng Viê ̣t Nam. Tuy nhiên theo quan điể m của ngƣời viế t quy đinh ̣ này chƣa hơ ̣p lý vì có chỉ có đối tƣợng thuộc trƣờng hợp đƣợc vay bằng ngoại tệ thì mới đƣợc vay the o quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t (17), nhƣ vâ ̣y có phải quy đinh ̣ của Thông tƣ số 28/ 2012/TT-NHNN mâu thuẩ n nế u bên đƣơ ̣c bảo lañ h không thuô ̣c đố i tƣơ ̣ng đƣơ ̣c vay bằ ng ngoa ̣i tê .̣ Nhìn chung, dù pháp luật không quy định trình tự thủ tục bảo lãnh ngân hàng nhƣng trin ̀ h tƣ̣ thủ tu ̣c bảo lã nh ngân hàng của các tổ chƣ́c tin ́ du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thực hiện bảo lãnh đã đảm bảo đƣợc việc thực hiện các hồ sơ trong quá trình bảo lãnh ngân hàng theo quy định của pháp luật , cũng nhƣ các nghĩa vụ thẩm định hồ sơ , kiể m tra thông tin liên quan đế n viê ̣c bảo lañ h hoă ̣c viê ̣c trả lời của bên bảo lañ h về viê ̣c có chấ p nhâ ̣n thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h hay không . Bên ca ̣nh đó, trình tự để yêu cầu các bên có nghĩa vụ trong g iao dich ̣ bảo lañ h thƣ̣c hiê ̣n nghiã vụ là các bƣớc không thể thiếu và không thể đảo ngƣợc , phải đƣợc thực hiện theo trình tự, để đảm bảo bên yêu cầu đƣợc thực hiện nghĩa vụ nhận đƣợc quyền lợi từ bên có nghĩa vụ trong g iao dich ̣ bảo lañ h . Các bƣớc trong quy trình này diễn ra một cách hơ ̣p lý, đều này tạo thuận lợi cho khách hàng khi yêu cầu bảo lãnh. 2.4. Nô ̣i dung của bảo lãnh ngân hàng So với các loa ̣i hơ ̣p đồ ng khác , nô ̣i dung là phầ n k hông thể thiế u trong hơ ̣p đồ ng, trong quan hê ̣ bảo lañ h cũng vâ ̣y nô ̣i dung của hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h , hơ ̣p đồ ng bảo lãnh là phần luôn tồn tại , thông qua nô ̣i dung để làm căn cƣ́ của sƣ̣ thỏa thuâ ̣n , (17) Khoản 1 Điề u 3 Thông tƣ 37/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 quy đinh ̣ về cho vay bằ ng ngoa ̣i tê ̣ của tổ chƣ́c tin ́ du ̣ng, chi nhánh ngânhàng nƣớc ngoài đối với khách hàng vay là ngƣời cƣ trú thông qua nô ̣i dung của bảo lã nh ngân hàng các bên có thể dƣ̣a vào đó để thƣ̣c hiê ̣n các quyền và nghĩa vụ mình , cũng nhƣ thực hiện các hành vi vì lợi ích của chủ thể còn lại trong hợp đồng . Trong bảo lañ g ngân hàng , nô ̣i dung bảo lañ h thể hiê ̣n quyề n và nghĩa vụ của các bên , phạm vi bảo lãnh , hiê ̣u lƣ̣c của bảo lañ h , phí bảo lãnh , viê ̣c bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng với bên bảo lãnh , trình tự bên bảo lãnh thực hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h ,….các nội dung này là n hƣ̃ng nô ̣i dung cơ bản của hơ ̣p đồ ng thƣờng đƣơ ̣c thể hiê ̣n trên nhƣ̃ng điề u khoản thỏa thuâ ̣n của hơ ̣p đồ ng . Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng quy định các nội dung này cụ thể nhƣ sau: 2.4.1. Quyề n và nghiã vu ̣ của các chủ thể trong quan hê ̣ bảo lãnh ngân hàng Trong hơ ̣p đồ ng bảo lañ h và hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h đề u có nhƣ̃ng điề u khoản cơ bản quy đinh ̣ quyề n và nghiã vu ̣ của các bên tham gia quan hê ̣ bảo lañ h ngân hàng, dƣ̣a vào đó mà các bên thƣ̣c hiê ̣n quyề n và nghiã vu ̣ của min ̀ h tƣơng ƣ́ng với bên còn lại trong hợp đồng . Viê ̣c ghi nhâ ̣n quyề n và nghiã vu ̣ của các bên nhằ m đảm bảo quyề n lơ ̣i của các chủ thể này trong quan hê ̣ bảo l ãnh ngân hàng, vì vậy những quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên bảo lãnh , bên đƣơ ̣c bảo lañ h , bên nhâ ̣n bảo lañ h đƣơ ̣c Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 quy đinh ̣ cu ̣ thể . 2.4.1.1. Quyề n và nghiã vu ̣ của bên bảo lãnh Khi thƣ̣c hiê ̣n nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h tổ chƣ́c tin ́ du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài giao kết hai loại hợp đồng là hợp đồng cấp bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh với hai chủ thể khác nhau , do đó tổ chƣ́c tín du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thƣ̣c hiê ̣n bảo lañ h sẽ có quyề n và nghiã vu ̣ pháp lý khác nhau vì có tƣ cách pháp lý khác nhau trong tƣ̀ng mố i quan hê ̣ bảo lañ h đố i với bên đƣơ ̣c bảo lañ h và bên nhâ ̣n bảo lãnh. Với tƣ cách là bên cung ƣ́ ng dich ̣ vu ̣ bảo lañ h tổ chƣ́c tin ́ du ̣ng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài cấp bảo lãnh trong hợp đồng cấp bảo lãnh có những quyền và nghĩa vụ nhƣ sau: - Quyề n chấ p nhâ ̣n hoă ̣c tƣ̀ chố i đề nghi ̣cấ p bảo lañ h của khách hàng khi các chủ thể này đáp ứng hoặc không đủ điều kiện bảo lãnh . Quyề n năng này đƣơ ̣c quy đinh , chi nhánh ngân ̣ nhằ m đảm bảo quyề n tƣ̣ do kinh doanh của tổ chƣ́c tin ́ du ̣ng hàng nƣớc ngoài , bên ca ̣nh quyề n tƣ̣ quyế t , tƣ̣ chiụ trách nhiê ̣m về hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh cũng nhƣ hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h ngân hàng. - Quyề n đề nghi ̣bên xác nhâ ̣n bảo lañ h thƣ̣c hiê ̣n xác nhâ ̣n bảo lañ h đố i với khoản bảo lãnh của mình cho bên đƣợc bảo lãnh trong hình thức xác nhận bảo lãnh. - Quyề n thu phí bảo lañ h tƣ̀ viê ̣c sƣ̉ du ̣ng dich ̣ vu ̣ bảo lañ h của khách hàng đƣơ ̣c bảo lañ h , ngoài ra bên bảo lãnh còn có quyền điều chỉnh phí bảo lãnh ; áp dụng,điề u chin̉ h laĩ suấ t, lãi suất phạt . Quyề n này phát sinh tƣ̀ viê ̣c thỏa thuâ ̣n với bên đƣơ ̣c bảo lañ h , bên bảo lañ h sẽ phát hành thƣ bảo lañ h và thanh toán nghiã vu ̣ tài chính thay bên đƣợc bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh , do đó bên bảo lañ h có quyề n đòi bên đƣơ ̣c bảo lã nh thanh toán các khoản phí bảo lañ h , lãi suất trên phần thanh toán nghĩa vụ tài chính thay hoặc lãi suất phạt nếu có thỏa thuận . Viê ̣c quy đinh ̣ áp dụng lãi suất theo thỏa thuận với bên đƣợc bảo lãnh là quy định mới củ a pháp luâ ̣t so với các văn bản về bảo lañ h có hiê ̣u lƣ̣c trƣớc đó , với quy đinh ̣ này bên bảo lañ h sẽ đƣơ ̣c hƣởng thêm mô ̣t phầ n lơ ̣i nhuâ ̣n tƣ̀ laĩ suấ t thay vì tƣ̀ phí cung cấ p dich ̣ vu ̣ bảo lãnh. - Khi bên bảo lañ h thanh toán các nghĩa vụ tài chính thay cho bên đƣợc bảo lãnh, bên bảo lañ h đố i ƣ́ng thì bên bảo lañ h có quyề n ha ̣ch toán ghi nơ ̣ cho bên đƣơ ̣c bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng khi bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh . Và điề u tất nhiên khi bên bảo lãnh có quyền ghi nợ thì sẽ có quyền yêu cầu bên đƣợc bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả lại số tiền mà bảo lãnh đã phải trả thay theo cam kế t . Trong mo ̣i trƣờng hơ ̣p bên bảo lañ h đƣơ ̣c thƣ̣c hiê ̣n quyề n yêu cầ u bên đƣơ ̣c bảo lãnh hoàn lại số tiền đã trả thay , sau khi bên bảo lañ h đã thƣ̣c hiê ̣n xong nghiã vu ̣ bảo lãnh trong phạm vi bảo lãnh đã đƣợc thỏa thuận giữa bên bảo lãnh và bên đƣợc bảo lãnh. - Quyề n yêu cầ u bên đƣơ ̣c bảo lañ h, bên bảo lañ h đố i ƣ́ng và các bên liên quan cung cấ p các tài liê ̣u , thông tin liên quan đế n viê ̣c thẩ m đinh ̣ bảo lañ h và tài sản bảo đảm nế u có . Quyề n năng này xuấ t phát khi bên bảo lañ h cầ n thẩ m đinh ̣ bả o lañ h hoă ̣c cầ n tài sản để bảo đảm ,vì vậy việc quy định quyền này nhằm đảm bảo tính hỗ trợ cho bên bảo lañ h giúp cho tổ chƣ́c tiń du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài bảo lañ h trong viê ̣c kiể m đinh ̣ la ̣i sƣ̣ hơ ̣p pháp của tài sản bảo đảm cũng nhƣ các nội dung cần thẩ m đinh ̣ để tiế n hàng cấ p bảo lañ h , bên ca ̣nh đó giúp ngăn ngƣ̀a tính rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài . - Ngoài ra, bên bảo lañ h còn có quyề n yêu cầ u thành viên đồ ng bảo lañ h khác hoàn trả số tiền đã phải trả thay cho bên đƣợc bảo lãnh trong trƣờng hợp thành viên làm đầu mối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong đồng bảo lãnh . Viê ̣c quy đinh ̣ quyề n năng này là hơ ̣p lý vì trong mố i quan hê ̣ đồ ng bảo lañ h , khi bên bảo lañ h làm đầ u mố i thƣ̣c hiê ̣n thanh toán nghiã vu ̣ thay cho các bên đồ ng bảo lañ h , thì bên bảo lãnh đầu mố i nà y có quyề n yêu cầ u các bên đồ ng bảo lañ h thanh toán la ̣i tƣơng ƣ́ng với phầ n mà họ cam kết thực hiện thay nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh. - Quyề n yêu cầ u bên đƣơ ̣c bảo lañ h, bên bảo lañ h đố i ƣ́ng có các biê ̣n pháp bảo đảm nghiã vu ̣ cho nghiã vu ̣ hoàn trả la ̣i các nghiã vu ̣ tài chính đƣơ ̣c tổ chƣ́c tín du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài bảo lañ h nế u cầ n . Hơn nƣ̃ a, khi bên đƣơ ̣c bảo đảm không có khả năng thanh toán la ̣i phầ n nghiã vu ̣ tài chin ́ h mà bên bảo lañ h đã thƣ̣c hiê ̣n thay thì lúc đó bên bảo lañ h có quyề n xƣ̉ lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuâ ̣n và quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t . Sở dĩ luật định nhƣ vậy nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho bên bảo lañ h khi thƣ̣c hiê ̣n hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h. - Nhằ m đảm bảo quyề n lơ ̣i của bên đƣơ ̣c bảo lañ h trƣớc pháp luâ ̣t trong quan hê ̣ bảo lañ h , bên bảo lañ h có quyề n khởi ki ện theo quy định của pháp luật khi bên đƣơ ̣c bảo lañ h, bên bảo lañ h đố i ƣ́ng vi pha ̣m nghiã vu ̣ đã cam kế t . - Nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các thông tin , tài liệu liên quan đến thẩm quyền phát hành cam kết bảo lãnh .Viê ̣c quy đinh ̣ nghĩa vụ này nhằm giúp cho bên đƣợc bảo lãnh, bên nhâ ̣n bảo lañ h và các bên liên quan nắ m bắ t đƣơ ̣c đầ y đủ các thông tin chính xác về việc phát hành cam kết bảo lãnh , thêm vào đó nâng cao khả năng tin tƣởng với bên nhâ ̣n bả o lañ h, tránh tình trạng nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh không thực hiện vì các lí do nhƣ không đúng thẩ m quyề n phát hành , viê ̣c cấ p bảo lañ h sai quy trình ,… Bên cạnh đó bên bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lañ h cho bên đƣơ ̣c bảo lañ h, bên nhâ ̣n bảo lañ h chẳ ng ha ̣n nhƣ nghiã vu ̣ phát hành thƣ bảo lañ h gƣ̉i cho bên nhâ ̣n bảo lañ h vì quyề n lơ ̣i của khách hàng đƣơ ̣c bảo lañ h . Đây là mô ̣t nghĩa vụ cơ bản của bên bảo lãnh nhằm phục vụ quyền lợi cho khách hàng đƣợc bảo lãnh, bên nhâ ̣n bảo lañ h và các bên liên quan. - Nghĩa vụ thực hiện kiểm tra , giám sát tình hình chấp hành các cam kết bảo lãnh của bên đƣợc bảo lãnh trong thời hạn hiệu lực của khoản bảo lañ h. Nế u trƣớc đây viê ̣c kiể m tra , giám sát tình hình chấp hành các cam kết bảo lãnh của bên bảo lãnh là quyề n thì giờ đây đã trở thành nghiã vu ̣ , sỡ di ̃ pháp luâ ̣t quy đinh ̣ viê ̣c này là nghiã vu ̣ vì nhằm góp phầ n nâng cao khả năng thƣ̣c hiê ̣n đúng và đầ y đủ các nghiã vu ̣ tài chin ́ h của bên đƣợc bảo lãnh theo thỏa thuận với bên nhận bảo lãnh , cũng nhƣ trách nhiệm của bên bảo lãnh đối với các nghĩa vụ tài chính của bên đƣợc bả o lañ h đố i với bên nhâ ̣n bảo lañ h điề u này góp phầ n ta ̣o đô ̣ tin câ ̣y của bên đƣơ ̣c bảo lañ h với bên nhâ ̣n bảo lãnh, hơn nƣ̃a bên bảo lañ h có thể tƣ̣ bảo vê ̣ lơ ̣i ić h của chin ̣ bảo ́ h trong giao dich lãnh. - Ngoài ra, tổ chƣ́c tí n du ̣ng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đƣ́ng ra bảo lañ h có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm ( nế u có ), các giấy tờ liên quan cho bên đƣơ ̣c bảo lañ h khi thanh lý hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h và có nghiã vu ̣ có văn bản t rả lời khiế u na ̣i của khách hàng về lý do tƣ̀ chố i thƣ̣c hiê ̣n bảo lañ h theo thời ha ̣n quy đinh ̣ của pháp luật. Viê ̣c quy đinh ̣ các nghiã vu ̣ trên cũng không ngoài mu ̣c đích là bảo đảm quyề n lơ ̣i cho bên đƣơ ̣c bảo lañ h, bên nhâ ̣n bảo lãnh. Với điạ vi ̣pháp lý là bên bảo lañ h , tổ chƣ́c tín du ̣ng chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài trong hợp đồng bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ sau: - Quyề n tƣ̀ chố i thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h của n gƣời bảo lañ h khi cam kế t bảo lãnh hết hiệu lực hoặc hồ sơ yêu cầu thanh toán bảo lãnh không đáp ứng đủ các điề u kiê ̣n quy đinh ̣ trong cam kế t bảo lañ h , hoă ̣c có bằ ng chƣ́ng chƣ́ng minh chƣ́ng tƣ̀ xuấ t trình là giả ma ̣o . Với quy đinh ̣ quyề n này thì nghiã vu ̣ bảo lañ h của bên bảo lañ h đƣơ ̣c đảm bảo thƣ̣c hiê ̣n hơ ̣p lý vì bên bảo lañ h chỉ phải thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ thay cho bên đƣơ ̣c bảo lañ h đố i với bên nhâ ̣n bảo lañ h khi bên nhâ ̣n bảo lañ h có cơ sở p háp lý phù hợp, mă ̣c dù bên bảo lañ h đã cam kế t thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ thay cho bên đƣơ ̣c bảo lãnh. - Nghĩa vụ thực hiện đầy đủ , đúng các nghiã vu ̣ bảo lañ h ngay khi bên nhâ ̣n bảo lãnh xuất trình đầy đủ hồ sơ , tài liệu, chƣ́ng tƣ̀ hơ ̣p pháp , hơ ̣p lê ̣ theo quy đinh ̣ ta ̣i cam kế t bảo lañ h và cam kế t xác nhâ ̣n bảo lañ h về viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h . Đây chính là nghiã vu ̣ cơ bản của tổ chƣ́c tín du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thƣ̣c hiê ̣n bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh trong hợp đồng bảo lãnh .Nề n tảng của viê ̣c quy đinh ̣ này nhằ m mu ̣c đić h đảm bảo lơ ̣i ić h hơ ̣p pháp của bên nhâ ̣n bảo lañ h và khách hàng đƣợc bảo lãnh khi bên đƣợc bảo lãnh không thực hiệ n đúng, đầ y đủ các nghĩa vụ tài chính cam kết trƣớc đó với bên nhận bảo lãnh. Khi tổ chƣ́c tín du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài không đủ khả năng để tiế p tu ̣c thƣ̣c hiê ̣n viê ̣c nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h nhƣ đã cam kế t , để đảm bảo quyề n lơ ̣i của bên nhâ ̣n bảo lañ h cũng nhƣ bên đƣơ ̣c bảo lañ h , vì thế pháp luật còn quy định bên bảo lãnh có quyền chuyển nhƣợng quyền , nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài khác the o thỏa thuâ ̣n của các bên liên quan và đƣơ ̣c sƣ̣ chấ p thuâ ̣n của Ngân hàng Nhà nƣớc đố i với tƣ̀ng trƣờng hơ ̣p cu ̣ thể . Mă ̣c dù dƣới hình thƣ́c bảo lañ h đố i ƣ́ng hay xác nhâ ̣n bảo lañ h có sƣ̣ tham gia của bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhâ ̣n bảo lañ h nhƣng về bản chấ t cả hai chủ thể này có những quyền và nghĩa vụ tƣơng đối giống với bên bảo lãnh , vì hai chủ thể này đều phát hành cam kết bảo lãnh để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ tài chính . Tuy nhiên viê ̣c pháp luâ ̣t quy đinh ̣ viê ̣c theo dõi , giám sát tình hình chấp hành các cam kết của bên đƣơ ̣c bảo lañ h là nghiã vu ̣ của bên xác nhâ ̣n bảo lañ h thì dƣ̀ng nhƣ chƣa hơ ̣p lý , vì bên xác nhâ ̣n bảo lañ h chỉ chiụ trách nhiê ̣m với bên nhâ ̣n bảo lañ h về viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh , trong trƣờng hơ ̣p không phát sinh bấ t cƣ́ quan hê ̣ bảo lãnh nào giữa bên xác nhận bảo lãnh đối với bên đƣợc bảo lãnh , phải chăng đây là nghĩa vụ của bên bảo lãnh do đó nếu luật định đây là nghĩa vụ của bên xác nhận bảo lãnh thì nghĩa vụ này không hoàn toàn đảm bảo độ an toàn về lợi ích cho bên nhận bảo lãnh và tính chịu trách nhiệm của bên xác nhận b ảo lãnh trong quan hệ xác nhận bảo lãnh. 2.4.1.2. Quyền và nghiã vu ̣ của khách hàng đƣơ ̣c bảo lãnh Trong mố i quan hê ̣ bảo lañ h ngân hàng , khách hàng đƣợc tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài bảo lãnh chỉ tham gia vào mố i quan hê ̣ này với tƣ cách là chủ thể hƣởng dịch vụ bảo lãnh , vì thế chủ thể này chỉ tồn tại trong hợp đồng cấp bảo lãnh đƣợc ký kết giữa họ với bên bảo lãnh. - Quyề n tƣ̀ chố i các yêu cầ u của bên bảo lañ h , bên bảo lañ h đố i ƣ́ng , bên xác nhâ ̣n bảo lañ h không đúng với thỏa thuâ ̣n trong hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h hoă ̣c cam kế t bảo lãnh. - Quyề n yêu cầ u bên bảo lañ h , bên bảo lañ h đố i ƣ́ng , bên xác nhâ ̣n bảo lañ h thƣ̣c hiê ̣n đúng nghiã vu ̣, trách nhiệm theo cam kết . Chẳ ng hă ̣n viê ̣c yêu cầ u cung ƣ́ng dịch vụ bảo lãnh phát hành cam kết bảo lãnh gửi cho bên nhận bảo lãnh vì quyền lợi của mình hoặc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên đƣợc bảo lãnh với t ƣ cách là bên bảo lañ h , bên bảo lañ h đố i ƣ́ng , bên xác nhâ ̣n bảo lañ h . Đây là quyề n cơ bản của bên đƣơ ̣c bảo lañ h trong hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h vì dƣ̣a vào quyề n này bên đƣơ ̣c bảo lãnh có thể bảo vệ quyền lợi của mình trong mố i quan hê ̣ bảo lañ h ngân hàng. - Quyề n khởi kiê ̣n theo quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t khi bên cung ƣ́ng dich ̣ vu ̣ bảo lãnh vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết . Ngoài ra cũng để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bên đƣợc bảo lãnh trƣớc pháp luật bên đƣợc bảo lãnh có quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật khi các bên liên quan thực hiện. - Nghĩa vụ cung cấp đầy đủ , chính xác và trung thực các thông tin , tài liệu liên quan đế n khoản bảo lañ h và chiụ trách nhiê ̣m trƣớc pháp luâ ̣t về tính chính xác , trung thƣ̣c, đầ y đủ của các thông tin tài liê ̣u đã cung cấ p . Pháp luật quy định nghĩa vụ này của bên đƣợc bảo lãnh nhằm đảm bảo sự an toàn về quyề n lơ ̣i cho tổ chƣ́c tin ́ du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài khi ho ̣ chấ p nhâ ̣n thƣ̣c hiê ̣n vai trò của bên bảo lañ h. - Nghĩa vụ thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ , trách nhiệm đã cam kết và các thỏa thuận theo hợp đồng cấ p bảo lañ h nhƣ nghiã vu ̣ trả tiề n phí dich ̣ vu ̣ bảo lañ h , cam kế t về bảo đảm bằ ng tài sản cho nghiã vu ̣ của mình , cam kế t nhâ ̣n nơ ̣ đã đƣơ ̣c trả thay hoă ̣c cam kế t trả laĩ suấ t khi nhâ ̣n nơ ,̣ … - Nghĩa vụ hoàn trả số tiề n mà bên bảo lañ h , bên bảo lañ h đố i ƣ́ng , bên xác nhâ ̣n bảo lañ h đã trả thay , khi các chủ thể này đã thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ theo hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h hoă ̣c cam kế t giƣ̃a các bên và các chi phí phát sinh tƣ̀ viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n nghĩa vụ bảo lãnh. Và nếu bên đƣợc bảo lãnh không thanh toán lại các khoản nghĩa vụ tài chính theo thỏa thuận thì bên đƣợc bảo lãnh phải tự nguyện phối hợp với bên bảo lãnh, bên bảo lañ h đố i ƣ́ng, bên xác nhâ ̣n bảo lañ h và các bên liên quan trong quá trình xƣ̉ lý tài sản bảo đảm . Các nghĩa vụ này phát sinh từ việc bên cung ứng dịch vụ thanh toán nghĩa vụ tài chính thay cho bên đƣợc bảo lãnh , vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho bảo lãnh trong trƣờng hơ ̣p này bên đƣơ ̣c cầ n phải thƣ̣c hiê ̣n các nghiã vu ̣ trên. - Bên đƣơ ̣c bảo lañ h có trách nhiê ̣m báo cáo tin ̀ h hin ̀ h hoa ̣t đô ̣ng có liên quan đến giao dịch bảo lãnh , chịu sự kiểm tra , kiể m soát , giám sát trách nhiệm , nghĩa vu ̣ thƣ̣c hiê ̣n bảo lañ h của bên cấ p dich ̣ vu ̣ bảo lañ h . Nghĩa vụ này thể hiện trách nhiệm của bên đƣợc bảo lãnh đối với bên bảo lãnh về việc thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến giao dịch bảo lãnh , thông qua nghiã vu ̣ nà y bên cung ƣ́ng dich ̣ vu ̣ bảo lañ h có thể kiể m soát đƣơ ̣c hoa ̣t đô ̣ng của bên đƣơ ̣c bảo lañ h trong quan hê ̣ bảo lañ h ngân hàng tƣ̀ đó ho ̣ sẽ giảm đô ̣ rủi ro về tài sản , uy tín của tổ chƣ́c tín du ̣ng nƣớc ngoài và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài khi thực hiện bảo lãnh. 2.4.1.3. Quyền và nghiã vu ̣ của bên nhâ ̣n bảo lãnh Trong hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h ngân hàng , quyề n và nghiã vu ̣ của bên nhâ ̣n bảo lañ h chỉ phát sinh trong hợp đồng bảo lãnh đƣợc ký kết với tổ chƣ́c tín du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài bảo lañ h . Điề u tấ t nhiên đƣơ ̣c xem là bên bảo lañ h chỉ khi nào chƣ́ng minh đƣơ ̣c miǹ h là bên có quyề n với khách hàng đƣơ ̣c bảo lañ h và đồ ng thời là chủ nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài bảo lañ h ( ngƣời có nghĩa vụ dự bị ). Pháp luật quy định bên nhận bảo lãnh có những quyền và nghĩa vụ sau: - Có quyền yêu cầu bên bảo lãnh , bên xác nhâ ̣n bảo lañ h thƣ̣c hiê ̣n đúng nghiã vụ, trách nhiệm theo cam kết bảo lãnh , chẳ ng ha ̣n nhƣ quyề n yêu cầ u bên bảo lañ h thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ thay cho ngƣời đƣơ ̣c bảo lañ h khi ngƣời này không thƣ̣c hiê ̣n đúng nghĩa vụ của họ đối với mình hay việc yêu cầu bên xác nhậ n bảo lañ h , bên bảo lañ h cung cấ p các thông tin , tài liệu liên quan đến thẩm quyền phát hành cam kết bảo lãnh,…Đây là quyề n năng cơ bản của bên nhâ ̣n bảo lañ h trong quan hê ̣ bảo lañ h. - Cũng nhƣ các chủ thể khác trong giao dịch bảo lãnh, bên nhâ ̣n bảo lañ h cũng đƣơ ̣c bảo vê ̣ trƣớc pháp luâ ̣t về quyề n lơ ̣i của min ̀ h bên nhâ ̣n bảo lañ h đƣơ ̣c quyề n khởi kiê ̣n theo quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t khi bên bảo lañ h , bên xác nhâ ̣n bảo lañ h vi phạm nghĩa đã cam k ết hoặc quyền kiểm tra tính hợp pháp , hơ ̣p lê ̣ của cam kế t bảo lãnh. - Nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trong các hợp đồng liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh , đảm bảo phù hơ ̣p với nô ̣i dung cam kế t bảo lañ h . Ngoài ra bên nhâ ̣n bảo lañ h có nghiã vu ̣ thông báo kip̣ thời cho bên bảo lañ h , bên xác nhâ ̣n bảo lañ h và các bên liên quan dấu hiệu vi phạm , hành vi vi phạm của bên đƣợc bảo lãnh , nghĩa vụ này của bên nhận bảo lãnh hỗ trợ cho bên bảo lãnh và bên xác nhận bảo lãnh thực hiê ̣n tố t nghiã vu ̣ theo dõi , giám sát tình hình thực hiện cam kết bảo lãnh , đồ ng thời viê ̣c thông báo trên cũng là cơ sở để bên bảo lañ h thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ thay cho bên đƣơ ̣c bảo lãnh khi chủ thể này vi phạm nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh. Nhìn chung, với nhƣ̃ng quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t thì quyề n và nghiã vu ̣ của các bên đƣơ ̣c đảm bảo về mă ̣t quyề n lơ ̣i cũng nhƣ trách nhiê ̣m để các bên tham gia giao dịch bảo lãnh đạt đƣợc mục đích ban đầu khi tham gia giao dịch bảo lãnh ngân hàng. 2.4.2. Phạm vi bảo lãnh ngân hàng Phạm vi nghĩa vụ về tài chính mà bên bảo lãnh cam kết sẽ phải thực hiện đƣợc thay cho khách hàng đƣơ ̣c b ảo lãnh gọi là phạm vi bảo lãnh . Phạm vi bảo lãnh do các bên trong giao dich ̣ bảo lañ h thỏa thuâ ̣n mô ̣t cách hơ ̣p pháp (chủ yếu dựa trên sự tự quyế t của bên bảo lañ h chấ p nhâ ̣n pha ̣m vi bảo lañ h đế n đâu ) khi ký kế t văn bản bảo lãnh và đƣợc ghi rõ nhƣ điều khoản chủ yếu trong nội dung của văn bản bảo lãnh . Điề u 9 của Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 quy đinh ̣ về bảo lãnh ngân hàng có quy định các loại nghĩa vụ tài chính mà bên bảo lã nh có thể cam kế t bảo lañ h nhƣ sau : “ Bên bảo lañ h có thể cam kế t bảo lañ h mô ̣t phầ n hoă ̣c toàn bô ̣ các nghĩa vụ sau đây của bên đƣợc bảo lãnh, cụ thể: 1. Nghĩa vụ trả nợ gốc , lãi vay và các chi phí khác có kiên quan đến kh oản vay. 2. Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tƣ , hàng hóa, máy móc, thiế t bi ̣và các khoản chi phí thực hiện dự án hoặc phƣơng thức đầu tƣ , sản xuất, kinh doanh hoă ̣c dich ̣ vu ̣ đời số ng. 3. Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, phí, các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nƣớc. 4. Nghĩa vụ tham gia dự thầu. 5. Nghĩa vụ trong thực hiện hợp đồng , bảo đảm chất lƣợng sản phẩm, nhâ ̣n và hoàn trả tiền ƣớng trƣớc. 6. Các khoản nghĩa vụ hợp pháp khác do các bên thỏa thuâ ̣n.” Theo quy đinh ̣ này của pháp luâ ̣t có thể thấ y bên bảo lañ h có quyề n tƣ̣ quyế t trong pha ̣m vi bảo lañ h, không phải trong mo ̣i trƣờng hơ ̣p khi bên bảo lañ h đã cam kế t bảo lãnh thì phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên có nghiã vu ̣ đƣơ ̣c bảo lañ h , nế u bên đó không thƣ̣c hiê ̣n hoă ̣c thƣ̣c hiê ̣n không đúng nghiã vu ̣ , mà bên bảo lãnh có thể lƣ̣a cho ̣n mô ̣t phầ n trong số nghiã vu ̣ của bên đƣơ ̣c bảo lañ h đố i với bên nhâ ̣n bảo lãnh. Hơn nƣ̃a , các nghĩa vụ trong phạm vi bảo lãnh ngân hàng đƣợc pháp luật quy đinh ̣ luôn gắ n liề n với các hình thƣ́c bảo lañ h ngân hàng , ví dụ nhƣ trong hình thức bảo lãnh thực hiện đúng hợp đồng thì luôn gắn liền với việc bảo lãn h cho nghiã vu ̣ thƣ̣c hiê ̣n đúng hơ ̣p đồ ng của bên đƣơ ̣c bảo lañ h . Tuy luâ ̣t đinh ̣ pha ̣m vi bảo lañ h có thể là các khoản nghiã vu ̣ khác do các bên thỏa thuâ ̣n , nhƣng suy cho cùng thì các nghĩa vụ đƣợc thỏa thuận này thông thƣờng cũng gắn liền với nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh nằ m trong pha ̣m vi của các loa ̣i hiǹ h bảo lañ h ngân hàng , vì thông thƣờng các nghĩa vụ do thỏa thuận này thƣờng phát sinh từ nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh trong các hình thức bảo lãnh n gân hàng, chẳ ng ha ̣n nhƣ trong ví du ̣ trên các bên có thỏa thỏa thuâ ̣n thêm với bên bảo lañ h là cam kế t bảo lañ h tiề n bồ i thƣờng thiê ̣t ha ̣i với bên nhâ ̣n bảo lañ h khi bên đƣơ ̣c bảo lañ h không thƣ̣c hiê ̣n đúng hơ ̣p đồ ng. Mă ̣c dù tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thƣ̣c hiê ̣n bảo lañ h có quyền tự quyết phạm vi bảo lãnh đến đâu , nhƣng khi phát hành bảo lañ h tổ chƣ́c tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoà i phải tuân thủ quy đinh ̣ của pháp luật về giới hạn cấp tín dụng vì bảo lãnh ngân hàng cũng là một trong những hình thức cấp tín dụng, cụ thể tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vố n tƣ̣ có của ngân hàng thƣơng mại, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài ; còn đố i với công ty tài chiń h thì tổ ng mƣ́c dƣ nơ ̣ cấ p tin ́ du ̣ng đố i với mô ̣t khách hàng không đƣơ ̣c vƣơ ̣t quá 25% vố n tƣ̣ có . Quy đinh ̣ này để đảm bảo sƣ̣ an toàn trong nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h, cũng nhƣ nhằm hạn chế rủi ro của việc tập trung tín dụng vào một khách hàng dẫn đến tập trung rủi ro. Luâ ̣t đinh ̣ khi thƣ̣c hiê ̣n quy đinh ̣ về giới ha ̣n cấ p tin ́ du ̣ng thì tổ chƣ́c tin ́ du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thƣ̣c hiê ̣n nghiê ̣p v ụ bảo lãnh cần xác định số dƣ bảo lãnh. Số dƣ bảo lañ h đố i với bên đƣơ ̣c bảo lañ h và ngƣời có liên quan đƣơ ̣c ghi nhâ ̣n “là tổ ng số dƣ các cam kế t bảo lañ h phát hành theo quy đinh 8, khoản 9, ̣ ta ̣i khoản khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15 và khoản 16 Điề u 13 Thông tƣ này và các cam kế t phát hành theo hin ̀ h thƣ́c tin ́ du ̣ng chƣ́ng du ̣ng do tổ chƣ́c tín du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phát hành cho bên đƣơ ̣c bảo lañ h và ngƣời có liên quan”. Theo quy đinh ̣ trên có lẽ trong quá trin ̀ h soa ̣n thảo văn bản Thông tƣ số 28/2012 đã quy đinh ̣ thƣ̀a khoản 8 và khoản 9 vì hai khoản này quy định hình thƣ́c các văn bản liên quan đế n giao dich ̣ bảo lañ h chƣ́ không phải loại hình các cam kế t bảo lañ h . Khi xác đinh ̣ số dƣ bảo lañ h để thƣ̣c hiê ̣n quy đinh ̣ về giới ha ̣n cấ p tín dụng tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đƣơ ̣c loa ̣i trƣ̀ số dƣ bảo lañ h trong mô ̣t số trƣờng hơ ̣p nhƣ: - Phát hành bảo lãnh cho bên đƣợc bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài khác . Sở di ̃ pháp luâ ̣t cho loa ̣i trƣ̀ số dƣ bảo lañ h trƣờng hơ ̣p này vì tổ chƣ́c tín du ̣ng, chi nhánh ngân hàng nƣơc ngoài đƣơ ̣ c bảo lañ h là tổ chƣ́c thành lâ ̣p đa ̣t đƣơ ̣c nguồ n vố n nhấ t đinh ̣ theo quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t vì vâ ̣y sẽ giảm thiể u khả năng rủi ro khi tâ ̣p trung viê ̣c bảo lañ h cho chủ thể này . - Khi phát hành bảo lañ h trên cơ sở bảo lañ h đố i ƣ́ng của tổ chƣ́c tin ́ du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài khác , do viê ̣c xác đinh ̣ số dƣ bảo lañ h để thƣ̣c hiê ̣n quy đinh ̣ về giới ha ̣n cấ p tín du ̣ng đã đƣơ ̣c xác đinh ̣ ở lầ n bảo lañ h đầ u , sau khi thƣ̣c hiê ̣n bảo lãnh đối ứng. Vì vậy sẽ đƣợc loại trừ số dƣ bảo lãnh khi phát hành bảo lãnh đối ứng. - Phát hành trên cơ sở thƣ tín dụng dự phòng đƣợc phát hành bởi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài khác . - Phát hành xác nhận bảo lãnh theo đề nghị của bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài khác nế u các bên liên quan thỏa thuâ ̣n về viê ̣c bên xác nhâ ̣n bảo lañ h đƣơ ̣c quyề n ha ̣ch toán ghi nơ ̣ và yêu cầ u bên bảo lañ h hoàn trả số tiề n mà bên xác nhâ ̣n bảo lañ h đã trả thay cho bên đƣơ ̣c bảo lañ h khi phải thƣ̣c hiê ̣n nghĩa vụ. Cũng nhƣ hình thức bảo lãnh đối ứng , viê ̣c xác nhâ ̣n bảo lañ h cũng đã đƣơ ̣c xét số dƣ bảo lãnh một lần trƣớc đó, do vâ ̣y vẫn đƣơ ̣c loa ̣i trƣ̀ số dƣ bảo lañ h. - Loại trừ số dƣ bảo lãnh và số dƣ cam kết phát hành dƣới hình thức tín dụng chƣ́ng tƣ̀ có tài sản bảo đảm là tiề n gƣ̉i bằ ng đồ ng Viê ̣t Nam , ngoại tệ; vàng; trái phiếu Chính phủ của bên đƣơ ̣c bảo lañ h và / hoă ̣c ngƣời thƣ́ ba. Do có tài sản bảo đảm là tiề n gƣ̉i, vàng, trái phiếu Chính phủ nên sẽ đảm bảo độ an toàn trong nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, cũng nhƣ việc giảm thiể u đô ̣ rủi ro khi tâ ̣p trung bảo lañ h cho khách hàng đƣơ ̣c bảo lañ h bằ ng hình thƣ́c tín du ̣ng chƣ́ng tƣ̀ . Trƣờng hơ ̣p khách hàng có yêu cầ u bảo lañ h vƣơ ̣t quá giới ha ̣n cấ p bảo lañ h theo quy đinh ̣ trên thì tổ chƣ́c tín du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và tổ chƣ́c nƣớc ngoài cùng bảo lañ h cho mô ̣t nghiã vu ̣ của bên đƣơ ̣c bảo lañ h . Khi đó pha ̣m vi bảo lãnh trong trƣờng hợp đồng bảo lãnh sẻ xảy ra hai trƣờng hợp: - Nế u các bên đồ ng bảo lañ h có thỏa thuâ ̣n rõ ràng pha ̣m vi bảo lañ h (nghĩa vụ thƣ̣c hiê ̣n viê ̣c bảo lañ h )thành từng phần riêng biệt và độc lập thì các bên đồng bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong phạm vi đ ã cam kết và không phải chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ đƣợc đồng bảo lãnh còn lại của các bên bảo lãnh khác. - Trái lại, nế u các bên đồ ng bảo lañ h không có thỏa thuâ ̣n hoă ̣c pháp luâ ̣t không quy đinh ̣ hoă ̣c các bê n thỏa thuâ ̣n rằ ng trong pha ̣m vi nghiã vu ̣ đƣơ ̣c bảo lañ h không thể phân chia cho mỗi bên đồ ng bảo lañ h thì nghiã vu ̣ bảo lañ h của các bên đồ ng bảo lãnh sẽ có tính chất liên đới, và điều tất nhiên khi đó bên nhận bảo lãnh có thể yêu cầ u bấ t kì ai trong số nhƣ̃ng bên đồ ng bảo lañ h phải thƣ̣c hiê ̣n toàn bô ̣ nghiã vu ̣ đố i với mình. Sau đó bên đƣơ ̣c chỉ đinh ̣ thƣ̣c hiê ̣n toàn bô ̣ nghiã vu ̣ đƣơ ̣c quyề n yêu cầ u các thành viên đồng bảo lãnh còn lại hoàn trả phần giá trị bảo lãnh mà mình đã thay thế ho ̣ thƣ̣c hiê ̣n . Tuy nhiên, có nhiều quan điểm (18) cho rằ ng quy đinh ̣ về quyề n yêu cầ u hoàn lại trên từ phía các thành viên đồng bảo lãnh còn lại là chƣa hợp lý , cũng có ý kiế n cho rằ ng “ viê ̣c truy đòi bên đƣơ ̣c bảo lañ h sẽ giúp bên bảo lañ h liên đới đã thƣ̣c hiê ̣n nghiã vụ đƣợc bảo lãnh có thể đƣợc thanh toán toàn bộ số tiền đã trả cho bên nhâ ̣n bảo lañ h thay vì đƣơ ̣c thanh toán tƣ̀ng phầ n trong trƣờng hơ ̣p truy đòi tƣ̀ các bên 18 Phầ n bình luâ ̣n điề u 365 (mục 58), Dƣ̣ thảo Báo cáo rà soát Bô ̣ luâ ̣t dân sƣ̣ năm2005: “ nhƣ̃ng ngƣời bảo lãnh liên đới là bảo lãnh đồng thời, không phải là tái bảo lañ h nên khi nghiã vu ̣ đã đƣơ ̣c thƣ̣c hiê ̣n thì nghiã vu ̣ của ho ̣ cũng không còn. Ngƣời bảo lañ h đã thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ hô ̣ bên đƣơ ̣c bảo lañ h phải đòi la ̣i tài sản tƣ̀ bên đƣơ ̣c bảo lañ h chƣ́ không phải tƣ̀ nhƣ̃ng ngƣời bảo lañ h còn la ̣i” . bảo lãnh liên đới khác” (19). Nhƣng có lẽ cách thƣ́c này chỉ phá t huy tác du ̣ng khi bên đƣơ ̣c bảo lañ h có khả năng hoàn trả nghiã vu ̣ bảo lañ h nế u không sẽ chƣ́a đƣ̣ng nhiề u rủi ro cho các bên đồng bảo lãnh liên đới nghĩa vụ bảo lãnh do bên nhận bảo lãnh có thể chỉ đinh ̣ bấ t cƣ́ thành viên đồ ng bảo lañ h nào thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu .̣ Trong trƣờng hơ ̣p đồ ng bảo lañ h các bên bảo lañ h cầ n phải xác đinh ̣ rõ pha ̣m vi bảo lañ h của tƣ̀ng bên đồ ng bảo lañ h nế u không sẽ dể xảy ra tin ̀ h tra ̣ng tranh chấ p về quyề n và nghiã vụ giữa các chủ thể đồng bảo lãnh , điề u này cũng có thể dẫn đế n không đảm bảo quyề n và lơ ̣i ić h hơ ̣p pháp của bên nhâ ̣n bảo lañ h. Tuy nhiên cầ n lƣu ý mô ̣t số điể m về pha ̣m vi bảo lañ h: - Nế u trong văn bản bảo lañ h khôn g ghi rõ pha ̣m vi bảo lañ h , thì hiểu rằng việc bảo lãnh đó là bảo lãnh cho toàn bộ nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh , bao gồ m cả các khoản phát sinh do vi phạm nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh ( tiề n phạt vi pha ̣m, tiề n bồ i thƣờng thiê ̣t ha ̣i, tiề n laĩ ,…). - Nế u trong văn bản bảo lañ h có quy đinh ̣ rõ pha ̣m vi bảo lañ h , tƣ́c là chỉ bảo lãnh cho những nghĩa vụ nhƣ trong phạm vi đã cam kết bảo lãnh . Nhƣng nế u trong văn bản có quy đinh ̣ pha ̣m vi bảo lañ h nhƣng quy đinh ̣ không rõ ràng , trƣờng hơ ̣p này ngƣời bảo lañ h cũng phải chiụ trách nhiê ̣m thƣ̣c hiê ̣n các nghiã vu ̣ bảo lañ h liên quan đến nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh. Phạm vi bảo lãnh là nội dung quan trọng của cam kết bảo lãnh vì thế các bên cầ n phải thỏa thuâ ̣n cu ̣ thể tránh viê ̣c ảnh hƣởng đế n quyề n lơ ̣i của bên nhâ ̣n bảo lañ h và bên bảo lãnh. 2.4.3. Phí bảo lãnh ngân hàng Phí bảo lãnh ngân hàng là khoản lợi nhuận mà tổ chƣ́c tin ́ du ̣ng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng đƣợc hƣởng do khách hàng sƣ̉ du ̣ng dich ̣ vu ̣ này trả dƣ̣a trên sƣ̣ thỏa thuâ ̣n với bên đƣơ ̣c bảo lañ h trong hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h . Sở di ̃ bê n thƣ̣c hiê ̣n bảo lañ h đƣơ ̣c hƣởng tiề n phí này vì theo thỏa thuâ ̣n trong hơ ̣pđồ ng cấ p bảo lañ h thì bên bảo lañ h phải phát hành cam kế t bảo lañ h gƣ̃i cho bên nhâ ̣n bảo lañ h vì lơ ̣i ích của bên đƣơ ̣c bảo lañ h , vì vậy với tƣ c ách là bên thƣ̣c hiê ̣n dich ̣ vu ̣ bảo lañ h ngân hàng thì bên bảo lañ h đƣơng nhiên đƣơ ̣c hƣởng khoản tiền công dịch vụ là phí bảo lãnh ngân hàng . Thông thƣờng bên bảo lañ h thƣờng thu phí bảo lañ h trƣớc thời điể m phát hành cam kế t bảo lañ h và chỉ thu mô ̣t lầ n trong lầ n bảo lañ h. 19 Ths. Bùi Đức Giang, Chế đinh ̣ bảo lañ h của Viê ̣t Nam nhìn từ góc độ luật so sánh, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 16 (224) tháng 8/2012. Phí bảo lãnh có thể đƣợc tha nh toán bằ ng đơn vi ̣ngoa ̣i tê ̣ hoă ̣c đồ ng Viê ̣t Nam căn cƣ́ vào sƣ̣ thỏa thuâ ̣n của các bên , nhƣ trong trƣờng hơ ̣p đồ ng tiề n bảo lañ h là ngoại tệ các bên có thể thỏa thuận thu phí bảo lãnh bằng đồng ngoại tệ hoặc quy đổi ra đồ ng Viê ̣t Nam, lƣu ý rằ ng viê ̣c viê ̣c quy đổ i theo tỷ giá bán của bên bảo lañ h ta ̣i thời điể m thu phí. Vì các khoản phí do các bên thỏa thuận không theo cách tính thông nhất nên có nhiều các tính phí khác nhau nhƣ tính phí theo tỉ lệ phần trăm trên số đƣợc bảo lãnh hoă ̣c tin ̣ cu ̣ thể dƣ̣a trên loa ̣i hin ́ h phí theo mô ̣t mƣ́c xác đinh ̀ h bảo lañ h hoă ̣c tin ́ h phí theo loa ̣i đố i tƣơ ̣ng là cá nhân hay tổ chƣ́c ,… Mă ̣c dù luâ ̣t đinh ̣ “ bên bảo lañ h thỏa thuâ ̣n mƣ́c thu phí bảo lañ h đố i với bên đƣơ ̣c bảo lañ h” , nhƣng dƣ̀ng nhƣ sƣ̣ thỏa thuâ ̣n này không hoàn toàn đúng với bản chấ t của thỏa thuâ ̣n , mƣ́c phí mà các bên ghi nhâ ̣n trong hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h chỉ thể hiê ̣n sƣ̣ chấ p thuâ ̣n mƣ́c phí chƣ́ chƣa có sƣ̣ thƣơng lƣợng, vì thông thƣờng bên bảo lãnh đƣa ra bảng biểu phí bảo lãnh nếu khách hàng chấp nhận mức phí này thì bên bảo lãnh sẽ phát hành cam kết bảo lãnh. Trong bảng biể u phí bảo lañ h ngân hàng bên bảo lañ h thƣờng đƣa ra các mƣ́c phí theo từng công đoạn tiến hành việ c bảo lañ h hay theo t ừng loại hình bảo lãnh , chẳ ng ha ̣n phí phát hành thƣ bảo lañ h , phí bảo lãnh trong đó quy định theo từng loại hình, phí xác nhận bảo lãnh, phí tu chỉnh bảo lãnh, phí xác nhận phong tỏa tài sản bảo đảm theo yêu cầ u của bên đƣơ ̣c bảo lañ h , phí phát hành cam kết bảo lãnh theo hai ngôn ngƣ̃ , phí thay đổi tài sản bảo đảm ,…ngoài ra còn có các phí hơ ̣p lý khác phát sinh liên quan đế n giao dich ̣ bảo lañ h khi các bên có thỏa thuâ ̣n. Trong trƣờng hơ ̣p thƣ̣c hiê ̣n đồ ng bảo lañ h các bên thố ng nhấ t mƣ́c phí bảo lãnh mà các thành viên đồng bảo lãnh đƣợc hƣởng dựa trên cơ sở thỏa thuận về tỷ lệ tham gia đồ ng bả o lañ h và mƣ́c phí thu đƣơ ̣c tƣ̀ bên đƣơ ̣c bảo lañ h. Ví dụ: Các ngân hàng A, B, C thỏa thuâ ̣n đồ ng bảo lañ h cho nghiã vu ̣ trả khoản vay 1 tỷ đồng của ông H , trong đó ngân hàng A bảo lañ h 25% và ngân hàng bảo lãnh 40% cho nghiã vụ của ông H , còn ngân hàng C bảo lãnh cho phần còn còn lại của nghĩa vụ. Gỉa sử phí bảo lãnh ông H trả là 20 triê ̣u đồ ng, vâ ̣y dƣ̣a trên tỉ lê ̣ tham gia bảo lãnh các bên thỏa thuận ngân hàng A nhận đƣợc 5 triê ̣u đồ ng tiề n phí bảo lãnh, lầ n lƣơ ̣t ngân hàng B, C nhâ ̣n đƣơ ̣c phí là 8 triê ̣u đồ ng và 7 triê ̣u đồ ng. Giố ng nhƣ các trƣờng hơ ̣p bảo lañ h thông thƣờng , khi xảy ra bảo lañ h đố i ƣ́ng hoă ̣c xác nhâ ̣n bảo lañ h thì mƣ́c phí bảo lañ h do cá bên th ỏa thuận với bên đƣợc bảo lãnh. Ngoài ra , khi tổ chƣ́c tiń du ̣ng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài bảo lañ h cho mô ̣t nghiã vu ̣ liên đới thì tổ chƣ́c tín du ̣ng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thỏa thuâ ̣n với tƣ̀ng khách hàng về mƣ́ c phí phải trả trên cơ sở nghiã vu ̣ liên đới tƣơng ƣ́ng của mỗi khách hàng. Bên ca ̣nh đó, cầ n lƣu ý rằ ng khách hàng đƣơ ̣c bảo lañ h vẫn phải thanh toán phí bảo lãnh ngân hàng cho tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nƣớc n goài thực hiện nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h ngay cả khi khách hàng tƣ̣ min ̀ h thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ với bên nhâ ̣n bảo lãnh mà không nhờ đến bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. 2.4.4. Bảo đảm cho nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh “Bảo đảm cho nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh” là tiêu đề pháp luật quy định thể hiê ̣n viê ̣c bên đƣơ ̣c bảo lañ h thƣ̣c hiê ̣n các biê ̣n pháp bảo đảm (bảo đảm đối vật hoă ̣c bảo đảm đố i nhân ), để đảm bảo khả năng hoàn trả lại nhữ ng nghiã vu ̣ tài chin ́ h mà bên bảo lãnh đã thực hiện thay cho bên đƣợc bảo lãnh . Tuy nhiên, cụm từ mà pháp luâ ̣t quy đinh ̣ chƣa thể hiê ̣n rõ bản chấ t của viê ̣c bảo đảm này vì chƣa nêu rõ bảo đảm cho nghiã vu ̣ nào của bên đƣơ ̣c bảo lãnh và với đối tƣợng nào , điề u này dễ gây nhằ m lẫn nế u không đo ̣c nhƣ̃ng nô ̣i dung của quy đinh ̣ pháp luật là bảo đảm nghĩa vụ hoàn lại khoản nghĩa vụ tài chính mà bên bảo lãnh đã thực hiện thay. Viê ̣c áp du ̣ng biê ̣n pháp bảo đảm hoă ̣c không áp du ̣ng biê ̣n pháp bảo đảm hoă ̣c bảo đảm toàn bộ hay một phần nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh với bên bảo lãnh là do thỏa thuận của tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài với bên đƣơ ̣c bảo lãnh. Các biê ̣n pháp bảo đảm các bên thông thƣờng áp du ̣ng nhƣ thế chấ p , cầ m cố , ký quỹ, đă ̣t co ̣c. Gỉa sử bên bảo lãnh thỏa thuận với bên đƣợc bảo lãnh khi bên bảo lãnh bảo lãnh cho nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh , bên đƣơ ̣c bảo lã nh phải ký quỹ 10% giá trị của nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh. Căn cƣ́ vào đă ̣c điể m , yêu cầ u quản lý đố i với tƣ̀ng đố i tƣơ ̣ng khách hàng và đă ̣c điể m , tình hình của tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài , trên cơ sở tuân thủ quy đinh ̣ pháp luâ ̣t về hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h , về giao dich ̣ bảo đảm mà tổ chƣ́c tín dụng chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài quy định điều kiện, nguyên tắ c áp du ̣ng tƣ̀ng biê ̣n pháp bảo đảm và với nhƣ̃ng trƣờng hơ ̣p không áp dụng biện pháp bảo đảm trong hoạt động cấp bảo lãnh. Dù các bên đƣợc quyền thỏa thuận áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm ,nhƣng nế u nhƣ không áp du ̣ng các biê ̣n pháp bảo đảm bằ ng tài sản cho khoản bảo lãnh thì bên đƣơ ̣c bảo lañ h phải đáp ƣ́ng các điề u kiê ̣n tố i thiể u nhƣ: - Đáp ƣ́ng đủ các điề u kiê ̣n đố i với bên đƣơ ̣c bảo lañ h theo quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t về bảo lañ h; - Là khách hàng thuộc đối tƣợng đƣợc tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài cấ p tiń du ̣ng không phải thƣ̣c hiê ̣n biê ̣n pháp bảo đảm bằ ng tài sản – tƣ́c có nghĩa ngoại trừ những đối tƣợng mà tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nƣớc (20) ngoài không đƣợc cấp tín dụng không có bảo đảm . - Tại thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh , bên đƣơ ̣c bảo lañ h không vi pha ̣m trong quan hê ̣ cấ p tiń du ̣ng , thanh toán ta ̣i tổ chƣ́c tin ́ du ̣ng , chi nhánh ngân hà ng nƣớc ngoài. Mục đích của điều kiện này là để đảm bảo an toàn trong hoạt động bảo lãnh , cũng nhƣ tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tính dụng , chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài . Vâ ̣y, nế u không đáp ƣ́ng đ ủ các điều kiện trên bên đƣợc bảo lãnh phải thực hiê ̣n biê ̣n pháp bảo đảm bằ ng tài sản với bên bảo lañ h. Để đảm bảo cho khoản bảo lañ h có thể sƣ̉ du ̣ng tài sản của ngƣời thƣ́ ba , kh đó tổ chƣ́c tin ̣ cu ̣ thể điề u kiê ̣n đố i ́ du ̣ng , chi nhánh ngân hà ng nƣớc ngoài phải quy đinh với tài sản bảo đảm và điề u kiê ̣n đố i với bên thƣ́ ba theo nguyên tắ c đảm bảo an toàn hiê ̣u quả . Tuy nhiên luâ ̣t đinh ̣ đây là trƣờng hơ ̣p “ bên bảo lañ h” sƣ̉ du ̣ng tài sản của ngƣời thƣ́ ba để đảm bảo cho khoản bảo lañ h dƣ̀ng nhƣ không hơ ̣p lý vì trƣờng hơ ̣p này là bên đƣợc bảo lãnh sử dụng biện pháp bảo đảm này để đảm bảo cho khoản bảo lãnh của bên bảo lãnh , hơn nƣ̃a không thể nào tổ chƣ́c tí n du ̣ng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tƣ̣ quy đinh ̣ điề u kiê ̣n với bên thƣ́ ba để bên bảo lañ h sƣ̉ du ̣ng tài sản của họ. Viê ̣c áp du ̣ng biê ̣n pháp bảo đảm cho nghiã vu ̣ hoàn trả la ̣i khoản bảo lañ h của bên đƣơ ̣c bảo lañ h góp phầ n giúp cho bên bảo lañ h đảm bảo quyề n lơ ̣i trong quá trình bảo lãnh cho nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh khi bên đƣợc bảo lãnh không có khả năng hoàn trả la ̣i nhƣ̃ng nghiã vu ̣ tài chin ́ h mà bên bảo lañ h thƣ̣c hiê ̣n thay , ngoài viê ̣c thu phí bảo lañ h . Do đó trƣớc thỏa thuâ ̣n có áp du ̣ng biê ̣n pháp bảo đảm hay không , bên bảo lañ h cầ n phải cân nhắ c để bảo vê ̣ quyề n lơ ̣i của mình. 2.4.5. Hiêụ lƣ̣c của cam kế t bảo lãnh 2.4.5.1. Thời ha ̣n bảo lãnh ngân hàng Khi các bên trong giao dich ̣ bảo lañ h ngân hàng muố n biế t quyề n và nghiã vu ̣ của mình tồn tại đến khi nào thì họ căn cứ vào thời hạn của bảo lãnh ngân hàng . Thời hạn này là căn cứ xác định thời hạn có hiệu của cam kế t bảo lañ h, và đƣợc xác định từ ngày phát hành bảo lãnh hoặc khi bảo lãnh có hiệu lực theo thỏa thuận của các bên liên quan cho đế n thời điể m hế t hiê ̣u lƣ̣c của bảo lañ h đƣơ ̣c ghi trong cam kế t bảo lãnh. Ví dụ, trong thƣ̣c tế khách hàng ký kế t hơ ̣p đồ ng kinh tế với đố i tác trƣớc , sau đó đề nghị tổ chức tín dụng phát hành cam kết bảo lãnh nên có rất nhiều trƣờng ngày có hiê ̣u lƣ̣c của cam kế t lùi so với thời điể m phát hành bảo lañ h , vì vậy trong tình huống (20) Khoản 1 Điề u 127 Luâ ̣t các tổ chƣ́c tín du ̣ng năm2010 quy đinh ̣ về ha ̣n chế cấ p tín du ̣ng này các bên liên quan có thể thỏa thuận thời điểm bắt đầu có hiệu lực của thời hạn bảo lãnh, không nhấ t thiế t tính tƣ̀ ngày phát hành bảo lañ h . Trong trƣờng hơ ̣p các bên không có thỏa thuâ ̣n về thời điể m hế t hiê ̣u lƣ̣c của bảo lañ h thì the o quy đinh ̣ của (21) pháp luật thời điể m này đƣơ ̣c xác đinh ̣ ta ̣i thời điể m nghiã vu ̣ bảo lañ h hế t hiê ̣u lƣ̣c theo các quy đinh ̣ về chấ m dƣ́t nghiã vu ̣ bảo lañ h. Trong mô ̣t số trƣờng hơ ̣p trƣớc đây, các bên có liên quan thỏa thuận trong cam kế t bảo lañ h thời ha ̣n của bảo lañ h nhƣ sau : “ Bảo lañ h này có giá tri ̣trong thời ha ̣n 300 ngày, kể ngày 28/6/2012”. Vâ ̣y ngày hế t ha ̣n của bảo lañ h là ngày nào ?. Và đã có tranh chấ p khi cho rằ ng 300 ngày tính luôn ngày nghỉ , hoặc 300 ngày là chỉ tính ngày làm việc. Khi Thông tƣ số 28/2012/ TT-NHNN có hiê ̣u lƣ̣c, vấ n đề xác đinh ̣ ngày nghi ̃ có đƣợc tính vào thời hạn bảo lãnh không đã đƣơ ̣c giải quyết “ trƣờng hơ ̣p ngày hế t hiê ̣u lƣ̣c bảo lañ h trùng vào ngày nghi ̃ , ngày lễ, tế t thì ngày hế t hiê ̣u lƣ̣c đƣơ ̣c chuyể n sang ngày làm viê ̣c tiế p theo”. Tuy nhiên quy đinh ̣ này chỉ áp du ̣ng khi các bên không có thỏa thuận cụ thể nào khác vì khoản 1 Điề u 150 Bộ luâ ̣t dân sƣ̣ năm 2005 quy đinh ̣ “ cách tin ̣ của Bô ̣ luâ ̣t này , trƣ̀ trƣờng hơ ̣p có ́ h thời ha ̣n đƣơ ̣c áp du ̣ng theo quy đinh thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy đinh ̣ khác”, trong khi đó Bộ luật này cũng quy định “ khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghĩ cuối tuần hoặc ngày nghĩ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghĩ đó”, vâ ̣y giả sƣ̉ nế u nhƣ ngày hế t hiê ̣u l ực là ngày 12/1/2013 trùng vào ngày nghĩ chủ nhật mà các bên không có thỏa thuận khác thì thời hạn hết hiệu lực của bảo lãnh sẽ là ngày 13/1/2013. Do đó khi bắ t đầ u viê ̣c bảo lañ h , các bên nên thỏa thuâ ̣n rõ ràng đƣa luôn ngày đế n ha ̣n cu ̣ thể vào văn bản bả o lañ h, viê ̣c thỏa thuâ ̣n này sẽ tránh các tranh chấp về cách tính thời hạn nhƣ trƣớc đây . Quy đinh ̣ trên của Thông tƣ khá chă ̣t chẽ , nhƣng thƣ̣c tế cho thấ y cũng gây nhiề u phiề n toái cho p hía bên bảo lãnh vì thông thƣờng trong hệ thống công nghệ quản trị , theo dõi thông tin của các tổ chƣ́c tin ́ du ̣ng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài sau khi câ ̣p nhâ ̣t yế u tố thời ha ̣n theo thỏa thuận chỉ xác định đƣợc ngày hết hạn theo thỏa thuận này , tƣởng đâu nghiã vu ̣ bảo lãnh đã chấm nhƣng hóa ra lại còn tồn tại do trùng vào ngày nghĩ , ngày lễ, tế t. Do vâ ̣y ở điể m này bên bảo lañ h cầ n tim ̣ vu ̣ bảo ̉ h công nghê ̣ thƣ̣c hiê ̣n dich ̀ cách điề u chin lãnh để tránh những rủi ro. Ngoài ra để đảm bảo nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên trong giao dịch bảo lãnh, pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận việc gia hạn bảo lãnh . Đặt ra trong trƣờng hơ ̣p bên nhâ ̣n bảo lã nh (bên có quyề n ) gia ha ̣n thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ cho bên đƣơ ̣c bảo lañ h (bên có nghiã vu )̣ , vâ ̣y bên bảo lañ h có đƣơ ̣c lùi thời ha ̣n thƣ̣c hiê ̣n nghĩa vụ bảo lãnh không ?, khi các bên thỏa thuâ ̣n khi bên đƣơ ̣c bảo lañ h không thƣ̣c hiê ̣n hoă ̣c thƣ̣c hiê ̣n không đúng nghiã vu ̣ với bên nhâ ̣n bảo lañ h trong thời ha ̣n thì bên (21) Điề u 18 Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/12/2012 quy đinh ̣ về bảo lañ h ngân hàng bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay. Không có quy đinh ̣ nào trả lời trong trƣờng hơ ̣p này có gia hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên b ảo lãnh hay không . Về nguyên tắ c, nghĩa vụ bảo lãnh phụ thuộc vào nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh và không thể nào bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên nhận bảo lãnh trƣớc khi bên đƣợc bảo lãnh – tƣ́c chỉ khi nà o bên đƣơ ̣c bảo lañ h không thƣ̣c hiê ̣n hoă ̣c thƣ̣c hiê ̣n không đầ y đủ nghiã vu ̣ tài chiń h với bên nhâ ̣n bảo lañ h thì bên bảo lañ h mới phải thƣ̣c hiê ̣n nghĩa vụ . Vâ ̣y dƣ̣a vào viê ̣c suy luâ ̣n , khi bên nhâ ̣n bảo lañ h gia ha ̣n viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n nghĩa vụ cho bên đƣợc bảo lãnh thì nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh cũng đƣợc gia hạn theo. 2.4.5.2. Thời điể m phát sinh nghiã vu ̣ bảo lãnh ngân hàng Trong nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h không phải lúc nào bên bảo lañ h cũng p hải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh mà chỉ khi đến thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh thì bên bảo lãnh mới phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình . Thời điể m phát sinh nghiã vu ̣ bảo lañ h ngân hàng của bên bảo lañ h đố i với bên nhâ ̣n bảo lãnh phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong phần nội dung của cam kết bảo lãnh hoặc do pháp luật quy định, gồ m có nhƣ̃ng trƣờng hơ ̣p sau: Khi đế n ha ̣n thƣ̣c hiê ̣n nghiã vụ đƣợc bảo lãnh mà bên bảo lãnh không thực hiê ̣n hoă ̣c thƣ̣c hiê ̣n không đúng nghiã vu ̣ đố i với bên nhâ ̣n bảo lañ h nế u các bên không có thỏa thuâ ̣n gì khác . Trong trƣờng hơ ̣p này đã làm phát sinh nghiã vu ̣ bảo lãnh mặc dù bê n đƣơ ̣c bảo lañ h trong quan hê ̣ hơ ̣p đồ ng với bên nhâ ̣n bảo lañ h hoàn toàn có thể thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh , vì bên bảo lãnh đã cam kết là sẽ thực hiê ̣n nghiã vu ̣ thay cho bên đƣơ ̣c bảo lañ h nế u nhƣ chủ thể này không thƣ̣c hiê ̣n hoă ̣c thƣ̣c hiê ̣n không đúng nghiã vu ̣ của min ̀ h nên viê ̣c phát sinh nghiã vu ̣ bảo lañ h là đƣơng nhiên. Thời điể m phát sinh nghiã vu ̣ bảo lañ h ngân hàng có thể phát sinh trƣớc khi nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh đến hạn , chẳ ng ha ̣n nhƣ bên đƣơ ̣c bảo lañ h tuyên bố phá sản khi đó mă ̣c dù nơ ̣ chƣa đế n thời ha ̣n bên đƣơ ̣c bảo lañ h thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ đố i với bên nhâ ̣n bảo lañ h nhƣng trƣờng hơ ̣p này cũng đƣơ ̣c xem nhƣ là nơ ̣ đế n ha ̣n , bên nhâ ̣n bảo lãnh có thể yêu cầ u bên bảo lañ h thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ trƣớc thời ha ̣n. Nế u bên bảo lañ h cam kế t với bên nhâ ̣n bảo lañ h trong trƣờng hơ ̣p bên đƣơ ̣c bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay đố i với bên nhâ ̣n bảo lañ h. Với sƣ̣ cam kế t này của bên bảo lañ h, ta thấ y nghiã vu ̣ của bên bảo lãnh chỉ phát sinh khi và chỉ khi bên nhận bảo lãnh yêu cầu bên đƣợc bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ mà họ không có khả năn g thƣ̣c hiê ̣n đƣơ ̣c . Khó khăn ở đây là nế u các bên thỏa thuâ ̣n nhƣ trên thì căn cƣ́ nào để xác đinh ̣ bên đƣơ ̣c bảo lañ h không có khả năng thực hiện nghĩa vụ , nế u nhƣ bên bảo lañ h không có thiê ̣n chí thƣ̣c hiê ̣n nghĩa vụ bảo lãnh thì sẽ rất dễ dẫn đến tranh chấp vì có thể cho rằng bên đƣợc bảo lãnh có khả năng thực hiện nghĩa vụ . Trong trƣờng hơ ̣p này ngƣời viế t cho rằ ng nế u phát sinh tranh chấp mà các bên không giải quyết đƣợc phải nhờ đến cơ quan xét xƣ̉ can thiê ̣p thì lúc này Tòa án yêu cầ u bên đƣơ ̣c bảo lañ h buô ̣c thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ nế u nhƣ bên đƣơ ̣c bảo lañ h không có khả năng thƣ̣c hiê ̣n đƣơ ̣c nghiã vu ̣ thì bên bảo lañ h phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh . Trên cở sở của Tòa án , cơ quan thi hành án khi xét thấ y bên đƣơ ̣c bảo lañ h không có khả năng thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ thì có quyề n yêu cầ u bên bảo lañ h thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h. Thời điể m phát sinh nghiã vu ̣ bảo lañ h ngân hàng đƣ ợc xem nhƣ là mốc thời gian để bên nhâ ̣n bảo lañ h yêu cầ u bên bảo lañ h thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h với min ̀ h, vì vậy để đảm bảo nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh đƣợc thực hiện bên nhận bảo lãnh cần xem xét cẩn thận các thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh. 2.5. Chấ m dƣ́t nghiã vu ̣ bảo lãnh ngân hàng Chấ m dƣ́t nghiã vu ̣ bảo lañ h ngân hàng là sƣ̣ kế t thúc nghiã vu ̣ bảo lañ h của bên bảo lañ h, nghĩa vụ đó không đƣợc thực hiện nữa . Trong hoa ̣t đô ̣ng bảo lãnh ngân hàng khi nghĩa vụ bảo lãnh kết thúc thì các bên có quyền trong quan hệ bảo lãnh không đƣơ ̣c quyề n bên có nghiã vu ̣ với min . ̀ h thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h đó nƣ̃a Chẳ ng ha ̣n ngân hàng A có nghiã vu ̣ bảo lañ h c ho nghiã vu ̣ thƣ̣c hiê ̣n đúng hơ ̣p đồ ng của ông B đối với ông C, khi nghiã vu ̣ bảo lañ h chấ m dƣ́t thì ông C không đƣơ ̣c quyề n yêu cầ u ngân hàng A thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h thay cho ông B . Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt có thể kế t thúc , không thƣ̣c hiê ̣n nƣ̃a do nhiề u nguyên nhân . Xét trong trƣờng hợp trên nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng A có thể chấ m dƣ́t do ông B đã hoàn thành nghĩa vụ với ông C (nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh chấm dứt ); hoă ̣c ngân h àng A đã thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh của mình (đã thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h theo cam kế t ); hoă ̣c ông C miễn thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lãnh cho ngân hàng A (bên nhâ ̣n bảo lañ h miễn thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h cho bên bảo lãnh); hoă ̣c giƣ̃a ông B và ông C thỏa thuâ ̣n hủy bỏ biê ̣n pháp bảo lañ h ngân hàng thay thế vào biê ̣n pháp bảo lañ h khá c (nghĩa vụ bảo lãnh đƣợc hủy bỏ ); hoă ̣c các trƣờng hơ ̣p khác do pháp luâ ̣t quy đinh ̣ hay do các bên thỏa thuâ ̣n. Điề u 21 của Thông tƣ số 28/2012/TT-NNNH quy đinh ̣ các trƣờng hơ ̣p chấ m dƣ́t nghiã vu ̣ bảo lañ h ngân hàng , nhƣng chƣa quy đinh ̣ rõ nô ̣i dung của các quyề n này, nên trong quá trình phân tích ngƣời viế t áp du ̣ng mô ̣t số quy đinh ̣ của p háp luật bổ sung ở các văn bản nhƣ Bô ̣ luâ ̣t dân sƣ̣ năm 2005, Nghị định số 163/ 2006/ NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dich ̣ bảo đảm và Nghi ̣đinh ̣ số 11/2012/NĐ- CP sƣ̉a đổ i , bổ sung mô ̣t số điề u của Nghi ̣đinh ̣ số 163/2006/ NĐ-CP để l àm rõ thêm các trƣờng hợp này vì suy cho cùng bản chất của hình thức bảo lãnh ngân hàng gần giống nhƣ biện pháp bảo lãnh thông thƣờng.  Nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh chấm dứt Đây là trƣờng hơ ̣p đƣơng nhiên chấ m dƣ́t nghiã vụ bảo lãnh ngân hàng . Bởi nhƣ đã phân tích đố i tƣơ ̣ng của bảo lañ h ngân hàng là nghiã vu ̣ tài chính của bên đƣơ ̣c bảo lãnh trong hợp đồng chính với bên nhận bảo lãnh , vì vậy khi nghĩa vụ của bên đƣơ ̣c bảo lañ h chấ m dƣ́t , thì nghĩa vụ bảo lãnh sẽ cũng đƣợc chấm dứt theo vì đối tƣơ ̣ng của nó không còn nƣ̃a . Mô ̣t số trƣờng hơ ̣p nghiã vu ̣ của bên đƣơ ̣c bảo lañ h chấ m dƣ́t nhƣ :bên đƣơ ̣c bảo lãnh đã tự mình đứng ra thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh, hoă ̣c bên đƣơ ̣c bảo lañ h đƣơ ̣c chuyể n giao cho ngƣời khác và ngƣời này thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ đƣơ ̣c bảo lañ h với tƣ cách là ngƣời đƣơ ̣c chuyể n giao nghiã vu ̣ , bên nhâ ̣n bảo lañ h và bên đƣơ ̣c bảo lã nh thỏa thuâ ̣n chấ m dƣ́t nghiã vu ̣ đƣơ ̣c bảo lañ h , bên nhâ ̣n bảo lañ h miễn thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ đƣơ ̣c bảo lañ h , hoă ̣c do hòa nhâ ̣p tƣ cách giƣ̃a bên đƣơ ̣c bảo lañ h với bên nhâ ̣n bảo lañ h trong hơ ̣p đồ ng chin ́ h. Trƣờng hơ ̣p chấ m dƣ́t n ghĩa vụ bảo lãnh do bên đƣợc bảo lãnh hoàn thành nghiã vụ đƣợc bảo lãnh , đây là trƣờng hơ ̣p tƣơng đố i phổ biế n do khi hơ ̣p đồ ng chin ́ h chấ m dƣ́t thì hơ ̣p đồ ng bảo lañ h chấ m dƣ́t theo , khi đó quyề n và nghiã vu ̣ của các bên trong hơ ̣p đồ ng bảo lañ h xem nhƣ chấ m dƣ́t . Ví dụ anh A vay của ông B 800 triê ̣u trong vòng 6 tháng để làm vốn kinh doanh và ngân hàng C đứng ra bảo lãnh cho nghĩa vụ trả tiền vay của anh A , nhƣng do đế n tháng thƣ́ năm anh A kinh doan h thuâ ̣n lơ ̣i nên đã trả khoản đã vay cho ngân hàng. Khi này hơ ̣p đồ ng bảo lañ h đƣơ ̣c giao kế t giƣ̃a ông B và ngân hàng bảo lañ h C mă ̣c nhiên chấ m dƣ́t mă ̣c dù hơ ̣p đồ ng bảo lañ h đó còn chƣa đến hạn phát sinh hiệu lực , chỉ trừ trƣờng hơ ̣p anh A đã hoàn thành nghiã vu ̣ trả 800 triê ̣u trong thời ha ̣n thỏa thuâ ̣n nhƣng không thông báo cho ngân hàng C biế t về viê ̣c trả nơ ̣ của miǹ h và kh nghiã vu ̣ đế n ha ̣n thì ngân hàng C la ̣i tiế p tu ̣c trả tiề n cho ông B thay anh A. Khi này ông B đƣơ ̣c lơ ̣i về tài sản không có căn cƣ́ pháp luâ ̣t , ngân hàng C không đòi la ̣i khoản tiề n trả thay ở anh A đƣơ ̣c , nhƣng quyề n yêu cầ u đòi lại khoản tiền để bảo lãnh của ngân hàng C cũng không mất đi đƣợc , vì về nguyên tắc nế u bên đƣơ ̣c bảo lañ h đã thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ đƣơ ̣c bảo lañ h rồ i , thì bên bảo lãnh không có quyề n yêu cầ u chủ thể này thanh toán cho mình . Do vâ ̣y ngân hàng C có quyề n đòi la ̣i B nhƣ̃ng gì đã đƣa. Tuy nhiên điề u cần lƣu ý bên đƣợc bảo lãnh đã thực hiện xong hoàn toàn nghĩa vụ tài chính của mình đối với bên nhận bảo lãnh trong hợp đồng chính thì nghĩa vụ bảo lãnh mới chấm dứt . Nế u nhƣ bên đƣơ ̣c bảo lañ h chỉ thƣ̣c hiê ̣n đƣơ ̣c mô ̣t phầ n nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh thì nghĩa vụ bảo lãnh vẫn còn tồn tại vì phần nghĩa vụ còn lại chƣa đƣơ ̣c thƣ̣c hiê ̣n. Trong trƣờng bên đƣơ ̣c bảo lañ h chuyể n giao nghiã vu ̣ đƣơ ̣c bảo lañ h cho ngƣời thƣ́ 3, điề u kiê ̣n để đáp ƣ́n g chuyể n giao nghiã vu ̣ bảo lañ h xảy ra là phải có sƣ̣ đồ ng ý của bên nhâ ̣n bảo lañ h trong hơ ̣p đồ ng có nghiã vu ̣ đƣơ ̣c bảo lañ h , trong tiǹ h huố ng này nghiã vu ̣ đƣơ ̣c bảo lañ h cũng đƣơ ̣c hoàn thành cho ngƣời thƣ́ 3 này đã thực hiê ̣n nghiã vu ̣ cho bên đƣơ ̣c bảo lañ h .Viê ̣c chuyể n giao nghiã vu ̣ này có thể làm cho nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh chấm dứt dẫn đến việc chấm dứ t nghiã vu ̣ bảo lañ h , nế u “trong trƣờng hơ ̣p nghiã vu ̣ dân sƣ̣ có biê ̣n pháp bảo đảm đƣợc chuyển giao thì biê ̣n pháp bảo đảm đó chấ m dƣ́t, nế u không có thỏa thuâ ̣n khác” (22). Nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh chấm dứt do sự thỏa thuận giữa bên nhận bảo lãnh và bên đƣợc bảo lãnh , sƣ̣ thỏa thuâ ̣n này có thể là thỏa thuận thay thế nghĩa vụ , hủy bỏ nghĩa vụ , miễn viê ̣c thƣ̣c thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ đƣơ ̣c bảo lañ h cho bên đƣơ ̣c bảo lãnh,nghĩa vụ đƣợc bù trừ ,…tuy nhiên sƣ̣ thỏa thuâ ̣n này cũng phải đảm bảo các nguyên tắ c cơ bản của luâ ̣t. Ngoài ra nghĩa vụ bảo lãnh cũng chấm dứt khi bên nhận bảo lãnh miễn toàn bộ nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh cho ngƣời đƣợc bảo lãnh , nế u đƣơ ̣c miễn thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ mô ̣t phầ n thì nghiã vu ̣ bảo lañ h vẫn còn với phần chƣa đƣợc miễn. Dƣ̣a vào khoản 6 Điề u 374 của Bộ luật dân sự năm 2005 có thể hiểu rằng nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh chấm dứt do hòa nhập tƣ cách giữa bên nhận bảo lãnh và bên đƣợc bảo lãnh trong quan hệ nghĩa vụ đ ƣợc bảo lãnh. Ví dụ ông B và anh A là cha con, sau đó anh A vay của ông B 500 triê ̣u, ngân hàng đƣ́ng ra bảo lañ h cho nghiã vụ trả tiền vay của anh A, trong tiǹ h huố ng này nế u ông B chế t để la ̣i di sản là này cho anh A thì nghi ̃ a vu ̣ của anh A đố i với ông B coi nhƣ đã bi ̣hòa nhâ ̣p vì anh A đã trở thành ngƣời thừa kế và nghĩa vụ của anh A đối với ông B đƣơng nhiên chấm dứt . Trƣờng hơ ̣p này xem nhƣ nghiã vu ̣ đƣơ ̣c bảo lañ h chấ m dƣ́t dẫn kéo heo viê ̣c ch ấm dƣ́t nghiã vu ̣ bảo lañ h. Tóm lại, khi nghiã vụ của bên được bảo lãnh không còn do quan hê ̣ nghiã vụ trong hợp đồ ng chính thì nghiã vụ bảo lãnh sẽ đương nhiên không còn.  Bên bảo lãnh đã thƣ̣c hiêṇ nghiã vu ̣ bảo lãnh theo c am kế t bảo lãnh Khi bên bảo lañ h đã hoàn thành nghiã vu ̣ bảo lañ h thì hơ ̣p đồ ng bảo lañ h mă ̣c nhiên chấ m dƣ́t. Viê ̣c hoàn thành nghiã vu ̣ bảo lañ h có thể do bên bảo lañ h tƣ̣ nguyê ̣n thƣ̣c hiê ̣n theo cam kế t bảo lañ h hoă ̣c có th ể thông qua hình thức cƣỡng chế thực hiện của cơ quan có thẩm quyền. Khi đó bên nhâ ̣n bảo lañ h xem nhƣ đã chuyể n giao quyề n chủ nợ lại cho bên bảo lãnh , sau khi đã thƣ̣c hiê ̣n xong nghiã vu ̣ bảo lañ h thì bên bảo lãnh có quyền ghi nơ ̣ cho bên đƣơ ̣c bảo lañ h và yêu cầ u phải thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ với mình khi đến hạn . Lƣu ý viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h và viê ̣c hoàn la ̣i nghiã vu ̣ bảo lãnh tùy thuộc vào phạm vi bảo lãnh. (22) Điề u 317 Bô ̣ luâ ̣t dân sƣ̣ năm 2005 Ví dụ, ông A cam kế t v ới công ty B sẽ giao hàng đúng loại và số lƣợng tivi , giá trị của nghĩa vụ này là 900 triê ̣u và ngân hàng D bảo lañ h cho ông là 600 triê ̣u, nế u đến hạn thực hiện nghĩa vụ ngân hàng D trả thay cho ông A là 600 triê ̣u thì nghi ̃a vu ̣ bảo lãnh kết thúc do bên bảo lãnh đã thực hiện xong nghĩa vụ và lúc này ngân hàng D đƣơ ̣c quyề n yêu cầ u ông A hoàn trả la ̣i 600 triê ̣u. Chú ý rằng , để thực hiện quyền yêu cầu bên bên đƣợ bảo lãnh hoàn trả lại khoản tiề n mà bên bảo lañ h thanh toán thay chỉ khi nghiã vu ̣ đƣơ ̣c bảo lañ h do chính bên bảo lañ h trong cam kế t bảo lañ h đƣơ ̣c thƣ̣c hiê ̣n xong . Ở tình huống trên, nế u ông A không thƣ̣c hiê ̣n đúng hơ ̣p đồ ng nhƣ đã giao kế t với công ty B , trong trƣờng hơ ̣p này nghĩa vụ bảo lãnh đã phát sinh nhƣng ngân hàng D không tự thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đƣợc mà nhờ ngân hàng C thanh toán dùm nghĩa vụ bảo lãnh , thì ngân hàng D không đƣơ ̣c quyề n ghi nơ ̣ đố i với ông A vì nghĩa vụ này không do ngân hàng D thƣ̣c hiê ̣n.  Viêc̣ bảo lãnh đƣơ ̣c hủy bỏ hoă ̣c thay thế bằ ng biêṇ pháp bảo đảm khác Cả hai trƣờng hợp hủy bỏ bảo lãnh hoặc thay thế bảo lãnh bằng biện pháp khác đều làm chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh . Tuy nhiên giƣ̃a chúng có sƣ̣ khác nhau . Nế u viê ̣c bảo lañ h bi ̣hủy bỏ do ý chí của bên nhâ ̣n bảo lañ h hoă ̣c theo thỏa thuâ ̣n của các bên, thì quan hệ nghĩa vụ tài chính giữa bên nhận bảo lãnh và bên đƣợc bảo lã nh trở thành nghiã vu ̣ không có bảo đảm – tƣ́c là không có bảo đảm nghiã vu ̣ bằ ng biê ̣n pháp bảo lãnh ngân hàng ; thì với trƣờng hợp các bên thỏa thuận thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác ngoài biện pháp bảo lãnh ngân hà ng, thì quan hệ nghĩa vụ giữa bên nhâ ̣n bảo lañ h và bên bảo lañ h vẫn là nghiã vu ̣ tài chính đƣơ ̣c bảo đảm , và việc thay thế đó không phải bảo đảm thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bằ ng biê ̣n pháp bảo lañ h ngân hàng. Tuy nhiên trong trƣờ ng hơ ̣p hủy bỏ bảo lañ h , pháp luật có quy định (1) mô ̣t số trƣờng hơ ̣p bắ t buô ̣c phải có biê ̣n pháp bảo đảm thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ mà các bên đã thỏa thuận áp dụng biện pháp bảo lãnh ngân hàng, khi hủy bỏ biê ̣n pháp này mà không có biện pháp nào khác thay thế thì việc bảo lãnh ngân hàng không thể bị hủy bỏ , cho dù bên nhận bảo lãnh đồng ý . Ví dụ anh A là kế toán trƣởng của ngân hàng C muốn vay mô ̣t khoản tiề n của ngân hàng này , trong trƣờng hơ ̣p trên anh A phải có biê ̣n pháp bảo đảm để đƣợc vay nên đã thỏa thuận nhờ ngân hàng B đứng ra bảo lãnh cho nghĩa vụ trả tiền vay của anh A , dù ngân hàng C tin tƣởng vào khả năng trả khoản vay của anh A nhƣng không thể hủy bỏ biện pháp bảo đảm bằng việc bảo lãnh của ngân hàng B trƣ̀ rƣờng hơ ̣p có biê ̣n pháp bảo đảm khác thay thế . Trƣờng hơ ̣p hủy bỏ biê ̣n pháp bảo lañ h ngân hàn g cầ n “ đƣ ợc bên nhâ ̣n bảo lãnh đồng ý” (23), sƣ̣ đồ ng ý này đƣơ ̣c hiể u là sƣ̣ thỏa thuâ ̣n giƣ̃a bên bảo lañ h và bên nhâ ̣n bảo lañ h trong cam kế t bảo lañ h khi xảy ra trƣờng hơ ̣p nhƣ đã thỏa thuâ ̣n thì bên bảo lãnh đƣợc quyền hủy bỏ cam kết bảo lãnh đồng nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt , nhƣng sƣ̣ thỏa thuận này cần phải có sự đồng ý của bên nhận bảo lãnh để làm cơ sở cho quyề n hủy bỏ cam kế t bảo lañ h của bên bảo lañ h . Điề u này cũng hiể u rằ ng pháp luâ ̣t ghi nhâ ̣n điề u kiê ̣n để hủy bỏ cam kế t bảo lañ h chƣ́ khô ng cho ngƣời bảo lañ h có quyề n hủy bỏ cam kế t này , vì khi cam kết bảo lãnh hủy bỏ thì nghĩa vụ bảo lãnh cũng sẽ chấm dứt , nhƣ vâ ̣y nế u bên bảo lañ h chủ đô ̣ng trong viê ̣c hủy bỏ cam kế t bảo lañ h thì quyền lợi của bên nhận bảo lañ h không đƣơ ̣c đảm bảo . Khi các bên thỏa thuâ ̣n thay thế bảo lañ h ngân hàng bằ ng biê ̣n pháp bảo đảm khác làm thì làm chấm dứt biện pháp bảo lãnh ngân hàng , kéo theo chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng .Viê ̣c thay thế viê ̣c bảo lañ h ngân hàng bằ ng mô ̣t biê ̣n pháp khác thì điều trƣớc tiên là biện pháp khác đƣợc thay thế đó phải là biện pháp thay thế đƣơ ̣c, tƣ́c thỏa thuâ ̣n thay thế viê ̣c bảo lañ h ngân hàng bằ ng biê ̣n pháp bảo đảm khá c nế u tuân thủ đúng quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t thì thỏa thuâ ̣n đó mới có giá tri ̣pháp lý. Hơn nƣ̃a biê ̣n pháp bảo đảm đƣơ ̣c thay thế là mô ̣t biê ̣n pháp bảo đảm mới đô ̣c lâ ̣p hoàn toàn so với bảo lãnh ngân hàng trƣớc đó , nó phát sinh theo ý chí của các bên trong quan hê ̣ có nghiã vu ̣ chính cần đƣợc bảo đảm. Giả sƣ̉ hai bên trong hơ ̣p đồ ng có nghiã vụ đƣợc bảo lãnh thỏa thuận thay thế biện pháp bảo lãnh ngân hàng của chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài A bằ ng biê ̣n pháp thế chấ p tài sản và thông báo cho chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài A biế t viê ̣c thỏa thuâ ̣n này , thì hợp đồng bảo lãnh xem nhƣ chấ m dƣ́t và đƣơ ̣c thay thế bằ ng biê ̣n pháp bảo đảm khác là biê ̣n pháp thế chấ p tài sản.  Hiêụ lƣ̣c của cam kế t bảo lãnh đã hế t Khi hiê ̣u lƣ̣c của cam kế t bảo lañ h đã hế t đƣơng nhiên sẽ làm cho nghiã vu ̣ bảo lãnh chấm dứt . Các bên trong giao dịch bảo lãnh thỏa thuận thời gian có hiệu lực của cam kế t bả o lañ h hoă ̣c hiê ̣u lƣ̣c của cam kế t baỏ lañ h hế t rơi vào trƣ̀ trƣờng luâ ̣t đinh ̣ . Nghĩa vụ bảo lãnh đƣợchình thành từ cam kết bảo lãnh có hiệu lực , vì vậy chỉ chấm dƣ́t nghiã vu ̣ bảo lañ h khi cam kế t bảo lañ h có nghiã vu ̣ bảo lãnh đã có hiệu lực và hiê ̣u lƣ̣c này đã hế t . Thông thƣờng bên bảo lañ h và bên nhâ ̣n bảo lañ h thỏa thuâ ̣n thời gian có hiê ̣u lƣ̣c của cam kế t bảo lañ h căn cƣ́ vào khoảng thời gian bên đƣơ ̣c bảo lañ h thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ đƣơ ̣c bảo lañ h cho bên nhâ ̣n bảo lañ h. Trong mô ̣t số trƣờng hơ ̣p các bên đã thỏa thuâ ̣n ngày , giờ cu ̣ thể hế t hiê ̣u lƣ̣c của cam kết bảo lãnh , nhƣng ngày hế t hiê ̣u lƣ̣c rơi ngay vào các ngày nghỉ th eo quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t, thì lúc này ngày hết hiệu lực của cam kết bảo lãnh sẽ chuyển sang (23) Điểu 370 Bộ luật dân sự năm 2005 ngày làm việc tiếp theo . Vì vậy bên bảo lãnh cũng nhƣ các bên liên quan đến giao dịch bảo lãnh cần chú ý trƣờng hợp này để tránh tình trạng nhằm tƣởn g cam kế t bảo lãnh đã hết hiệu lực thì sẽ không còn nghĩa vụ bảo lãnh , nhƣng thƣ̣c ra nghiã vu ̣ bảo lãnh vẫn còn tồn tại.  Bên nhâ ̣n bảo lảnh miễn thƣ̣c hiêṇ nghiã vu ̣ bảo lãnh cho bên bảo lãnh Khi bên nhâ ̣n bảo lañ h miễn v iê ̣c thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h cho bên bảo lañ h thì hợp đồng bảo lãnh chấm dứt. Viê ̣c miễn thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ chỉ xảy ra khi bên nhâ ̣n bảo lãnh cho phép- là sự tuyên bố đơn phƣơng của bên nhận bảo lãnh không cần có sự đồng ý của bên đƣợc bảo lãnh và bên bảo lãnh , đây là điể m giố ng nhau giƣ̃a miễn thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h và hủy bỏ viê ̣c bảo lañ h . Viê ̣c miễn thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lãnh thể hiện bên nhận bảo lãnh không cần bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho mình . Tuy nhiên viê ̣c miễn thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h thì chỉ có nghiã vu ̣ bảo lãnh chấm dứt còn nghĩa vụ chính giữa bên đƣợc bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh vẫn còn , cho dù nghiã vụ bảo lãnh phát sinh từ nghĩa vụ chính . Lúc này nghĩa vụ chính trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm . Khi đó bên đƣơ ̣c bảo lañ h vẫn phải thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ của miǹ h đố i với bên nhâ ̣n bảo lañ h , trƣ̀ trƣờng hơ ̣p các bên có thỏa thuâ ̣n khác hoă ̣c pháp luâ ̣t quy đinh ̣ phải liên đới thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h Cầ n chú ý rằ ng, tuy giƣ̃a viê ̣c miễn thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h và viê ̣c hủy bỏ có những điểm giống nhau . Nhƣng hai trƣờng hơ ̣p này có nét riêng để phân biệt đó là trong trƣờng hơ ̣p hủy bỏ viê ̣c bảo lañ h thì viê ̣c bảo lañ h chấ m dƣ́t ; còn trong trƣờng hơ ̣p miễn thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h thì viê ̣c bảo lañ h vẫn còn tồ n ta ̣i . Nhƣ đã phân tích, khi bên nhâ ̣n bả o lañ h miễn nghiã vu ̣ bảo lañ h thì bên bảo lañ h không phải thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ đó , nhƣng khi đó nghiã vu ̣ của bên đƣơ ̣c bảo lañ h với bên nhâ ̣n bảo lañ h vẫn còn tồ n ta ̣i , hơn nƣ̃a bên nhâ ̣n bảo lañ h chỉ miễn cho bên bảo lañ h v iê ̣c thƣ̣c hiê ̣n nghĩa vụ bảo lãnh chứ không miễn hoàn toàn cá nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với bên nhâ ̣n bảo lañ h , do đó viê ̣c bảo lañ h vẫn còn tồ n ta ̣i dù nghiã vu ̣ chính – nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh trong hợp đồ ng bảo lañ h không còn tồ n ta ̣i. Trong trƣờng hơ ̣p có nhiề u ngƣời đồ ng bảo lañ h cho mô ̣t nghiã vu ̣ , nhƣng chỉ có một hoặc một số thành viên trong số những ngƣời đồng bảo lãnh đƣợc bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thì những ngƣời còn lại vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh . Nhƣ̃ng bên đồ ng bảo lañ h còn la ̣i chỉ thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h trong pha ̣m vi bảo lañ h đã cam kế t sau khi lấ y toàn bô ̣ ng hĩa vụ trừ đi phần nghĩa vụ của những bên đồng bảo lãnh đƣợc miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Ngƣơ ̣c la ̣i khi bên nhâ ̣n bảo lañ h chỉ đinh ̣ mô ̣t hoă ̣c mô ̣t số thành viên trong đồ ng bảo lañ h thƣ̣c hiê ̣n toàn bô ̣ nghiã vu ̣ bảo l ãnh, nhƣng sau đó miễn viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n nghĩa vụ cho một hoặc một số thành viên này thì nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt .  Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt trong các trƣờng hợp khác theo quy của pháp luật Để đảm bảo nguyên tắ c tuân t heo pháp luâ ̣t và nhằ m bảo vê ̣ quyề n lơ ̣i cho các bên tham quan hê ̣ bảo lañ h trong các trƣờng hơ ̣p thỏa thuâ ̣n với các bên liên quan trong giao dich ̣ bảo lañ h không đầ y đủ hoă ̣c không thỏa thuâ ̣n các trƣờng hơ ̣p chấ m dƣ́t nghiã vu ̣ b ảo lãnh theo quy định của pháp luật , để bên bảo lãnh không phải thực hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h , nên luâ ̣t quy đinh ̣ trƣờng hơ ̣p nghiã vu ̣ bảo lañ h chấ m dƣ́t trong các trƣờng hơ ̣p khác theo quy đinh ̣ của luâ ̣t . Khi rơi vào các trƣờ ng hơ ̣p nghiã vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy định của pháp luật , thì dù các bên có liên quan đến nghĩa vụ này không có thỏa thuận sẽ chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh trong trƣờng hợp này thì nghĩa vụ bảo lãnh mặc nhiên chấm d ứt theo quy định của pháp luật khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định . Các trƣờng hợp luật quy định này thƣờng ở rải rác trong nhiề u văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t , chẳ ng ha ̣n nhƣ mô ̣t số trƣờng hơ ̣p luâ ̣t quy đinh ̣ chấ m dƣ́t nghiã vu ̣ bảo lañ h cho bên bảo lañ h nhƣ sau: -Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 vủa Chính phủ về giao dịch bảo đảm, ở khoản 1 Điề u 47 quy đinh ̣ rõ trong trƣờng hơ ̣p bên bảo lañ h là doanh nghiê ̣p bi ̣ phá sản thì việc bảo lãnh đƣơ ̣c giải quyế t nhƣ sau: + Nế u nghiã vu ̣ bảo lañ h phát sinh thì bên bảo lañ h phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trong trƣờng hơ ̣p bên bảo lañ h không thanh toán đầ y đủ trong pha ̣m vi bảo lañ h thì bên nhận bảo lãnh có quyền y êu cầ u bên đƣơ ̣c bảo lañ h thanh toán phầ n còn thiế u . Trong trƣờng hơ ̣p này nghiã vu ̣ bảo lañ h lañ h vẫn còn nế u bên bảo lañ h chƣa thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h khi đế n ha ̣n . Và chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh khi bên bảo lãnh đã thanh toán nhƣng không đủ trong pha ̣m vi bảo lañ h đã cam kế t . + Nế u nghiã vu ̣ bảo lañ h chƣa phát sinh bên đƣơ ̣c bảo lañ h phải thay thế biê ̣n pháp bảo đảm khác , trƣ̀ trƣờng hơ ̣p có thỏa thuâ ̣n khác . Trƣờng hơ ̣p này nghiã vu ̣ bảo lãnh mặc nhiên chấm dứt do đã thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác , nế u không có thỏa thuận gì khác. Ta thấ y ở quy đinh ̣ này quyề n lơ ̣i của bên nhâ ̣n bảo lañ h đƣơ ̣c pháp luâ ̣t bảo vê ̣ mô ̣t cách tố i đa, để đảm bảo khả năng thu hồ i nơ ̣ khi bên bảo lañ h bi ̣phá sản. - Ngƣời bảo lañ h và ngƣời nhâ ̣n bảo lañ h hòa nhâ ̣p tƣ cách làm mô ̣t khi đó nghĩa vụ bảo lãnh cũng sẽ chấm dứt . Tuy rằ ng các văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t chuyên ngành quy đinh ̣ đế n vấ n đề bảo lãnh ngân hàng không đề cập đến trƣờng hợp này, nhƣng trên thƣ̣c tế vẫn xảy ra , vây trong tin ̀ h huố ng này nghiã vu ̣ bảo lañ h có chấ m dƣ́t hay không ?. Tại Điều 382 Bô ̣ luâ ̣t dân sƣ̣ 2005 có quy định “ khi bên có nghĩa vụ lại trở thành bên có quyền đối với chính nghĩa vụ đó thì nghĩa vụ dân sự chấ m dƣ́t” , dƣ̣a vào quy đinh ̣ này ta có thể thấ y rằ ng , vì suy cho cùng nghĩa vụ bảo lãnh cũng là nghĩa vụ dân sự và trong trƣờng hợp này bên b ảo lãnh – bên nhâ ̣n bảo lãnh đồng thời là bên có nghĩa vụ - bên có quyề n trong hơ ̣p đồ ng bảo lañ h . Thiế t nghi ̃ nế u hòa nhâ ̣p tƣ cách giƣ̃a hai chủ thể trên thì vấ n đề thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h sẽ không diễn ra vì viê ̣c hò a nhâ ̣p quyề n yêu cầ u thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h và nghiã vu ̣ thƣ̣c hiê ̣n bảo lañ h , đều chuyển về phía một chủ thể (có thể là bên bảo lãnh hay bên nhâ ̣n bảo lañ h) và vậy là tƣ cách của chủ thể còn lại trong quan hệ bảo lãnh chấm dứt. Vì vậy trong trƣờng hợp này nghĩa vụ bảo lãnh coi nhƣ bị chấm dứt. - Trong trƣờng hơ ̣p bên đƣơ ̣c bảo lañ h lâm vào tình tra ̣ng phá sản . Theo quy đinh ̣ của Luâ ̣t phá sản năm 2004 tại Điều 51 “ trong thời ha ̣n 60 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của Tòa án mở thủ tụ phá sản , mọi chủ nợ đều có nghĩa vụ gửi giấy đòi nợ cho Tòa án , trong đó nêu cu ̣ thể các khoản nơ ̣ , số nơ ̣ đế n ha ̣n và chƣa đế n ha ̣n mà doanh ngh iê ̣p lâm vào tin ̀ h tra ̣ng phá sản phải trả kèm theo các tài liê ̣u chƣ́ng minh về khoản nơ ̣ đó . Nế u mô ̣t chủ nơ ̣ không gƣ̉i giấ y đòi nơ ̣ trong thời hạn này đến Tòa án thì sẽ đƣợc coi là từ bỏ quyền đòi nợ” , dƣ̣a theo quy đinh ̣ này vậy khi bên nhâ ̣n bảo lañ h không gƣ̉i giấ y đòi nơ ̣ đế n Tòa án thì khoản nơ ̣ đƣơ ̣c bảo lañ h sẽ chấm dứt, kéo theo việc bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh vì đối tƣơ ̣ng của bảo lañ h không còn nƣ̃a . Nhƣng trong khi đó Luâ ̣t phá sản năm 2004 cũng đă ̣t ra quy đinh ̣ ta ̣i khoản 3 Điề u 39 theo đó, trong trƣờng hơ ̣p bên đƣơ ̣c bảo lañ h hoă ̣c cả bên đƣợc bảo lãnh và bên bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiê ̣n nghiã vu ̣ tài chiń h với bên nhâ ̣n bảo lañ h , vâ ̣y có phải khi bên đƣơ ̣c bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản thì nghĩa vụ tài chính đƣợc bảo lãnh mặc nhiên đến hạn và bên bảo lãnh phải thực hiện thay . Dƣ̀ng nhƣ hai quy đi ̣nh này của Luâ ̣t phá sản năm 2004 bị mâu thuẫn trong trƣờng hợp nghĩa vụ bảo lãnh sẽ có chấm dứt hay không, khi bên đƣơ ̣c bảo lañ h lâm vào tình tra ̣ng phá sản . Theo quan điể m của ngƣời viế t thì quy đinh ̣ ta ̣i Điề u 51 của Luật phá sản năm 2004 hơ ̣p lý hơn vì tuân thủ trình tƣ̣ go ̣i bảo lañ h vì nế u bên nhâ ̣n bảo lañ h không có hành đô ̣ng khi bên đƣơ ̣c bảo lañ h lâm vào tiǹ h tra ̣ng phá sản tƣ́c ho ̣ tƣ̀ bỏ tƣ cách bên có quyề n của min ̀ h với bên đƣơ ̣c bảo lãnh và nghĩa vụ mà họ mong muốn đƣợc đảm bảo , do vâ ̣y không lý do gì bắ t bên bảo lãnh phải gánh lấy trách nhiệm thực hiện bảo lãnh khi bên đƣợc bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản , đồ ng thời với quy đinh ̣ này quyề n lơ ̣i của bên nhận bảo lãnh cũng đƣơ ̣c đảm bảo do ho ̣ cũng có quyề n yêu cầ u bên bảo lañ h thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của bên bảo lãnh so với quy định tại khoản 3 Điề u 39. Tuy nhiên, Luâ ̣t phá sản cầ n làm rõ hơn ở điể m này để tháo gỡ nhƣ̃ng vƣớng mắ c trong thƣ̣c tiễn áp du ̣ng.  Theo thỏa thuâ ̣n của các bên Pháp luật liệt kê một số trƣờng hợp phổ biến làm căn cứ chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh, nhƣng nhằ m đảm bảo nguyên tắ c tƣ̣ do thỏa thuâ ̣n của các bên và đảm bảo đƣơ ̣c hầ u hế t các trƣờng hơ ̣p chấ m dƣ́t nghiã vu ̣ bảo lañ h có căn cƣ́ pháp luâ ̣t . Pháp luật hiê ̣n hành đã quy đinh ̣ mô ̣t điề u khoản quét, vì vậy không thể coi các trƣờng hợp chấm dứt theo các khoản 1,2,3,4,5,6 của Điều 21- Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN là các trƣờng hơ ̣p duy nhấ t để xác đinh ̣ chấ m dƣ́t nghiã vu ̣ bảo lañ h. Chấ m dƣ́t nghiã vu ̣ bảo lañ h theo thỏa thuâ ̣n của các bên đây là trƣờng hơ ̣p do ý chí c ủa bên bảo lãnh , bên nhâ ̣n bảo lañ h hoă ̣c với các bên liên quan trong quan hê ̣ bảo lãnh. Sƣ̣ chấ m dƣ́t này phải dƣ̣a trên sƣ̣ thỏa thuâ ̣n tƣ̣ nguyê ̣n của các bên , đồ ng thời cũng không đƣơ ̣c vi pha ̣m điề u cấ m của pháp luâ ̣t và không trái với đạo đức xã hô ̣i. Giả sử nếu một bên đồng ý và bên còn lại không đồng ý chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh, thì trƣờng hợp này nghĩa vụ bảo lãnh vẫn còn tồn tại . Thông thƣờng nghiã vu ̣ chấ m dƣ́t trong trƣờng hơ ̣p này xảy ra khi các bên trong quan hệ bảo lãnh đều có quyề n và nghiã vu ̣ đố i với nhau , vì vậy khi thỏa thuận nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh chấm dứt thì các bên cũng thỏa thuận chấm dứt theo các nghĩa vụ tƣơng ứng với bên còn la ̣i . Viê ̣c thỏa thuâ ̣n chấ m dƣ́t nghiã vu ̣ bảo lañ h có thể xảy ra bấ t cƣ́ lúc nào nhƣng đƣơng nhiên là không thể xảy ra sau khi đã thƣ̣c hiê ̣n xong nghiã vu ̣ bảo lañ h . Nhìn chung, có thể nhận xét rằng những quy định của pháp luật Việt Nam hiện tại về bảo lãnh ngân hàng đã có những điểm tích cực so với các văn bản quy phạm pháp luật về b ảo lãnh ngân hàng trước đó , dù còn có điể m hạn chế trong quy đi ̣nh nhưng cũng đã đáp ứng nhu cầ u củ a các chủ thể khi tham gia vào bảo lãnh ngân hàng, điề u này đã tạo sự yên tâm khi các bên tiế n hành giao di ̣ch bảo lãnh vì có cơ chế pháp lý an toàn có thể bảo vê ̣ quyề n lợi của họ .Thêm vào đó , trong giai đoạn hội nhập phát triển kinh tế trong đó có lĩnh vực ngân hàng việc tạo hành lang vững chắc để các chủ thể tham gia giao dịch bảo lãnh ngân hàng là vô cùng cần thiết. CHƢƠNG 3 THƢ̣C TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀ NG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN 3.1. Tổ ng quan về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sacombank Đầu những năm 90 do sƣ̣ khủng hoảng tài chin ́ h , Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 3 hơ ̣p tác xã tiń du ̣ng là Tân Bin ̀ h , Thành Công và Lữ Gia đã đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cho phép sáp nhâ ̣p thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank) vào ngày 21/12/1991 và chính thức đi vào hoạt động với số vố n điề u lê ̣ ban đầ u 3 tỷ đồng. Đồng thời với sự hình thành của Sacombank đã tạo dấu ấn mới là một trong những ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tiên đƣợc thành lập ở Việt Nam và trở thành mô ̣t điể n hình đô ̣t phá , tiên phong về các giải pháp kinh doanh linh hoạt, phát hành –niêm yế t cổ phiế u , tiế p nhâ ̣n vố n góp tƣ̀ cổ đông nƣớc ngoài , mở đầ u chiế n lƣơ ̣c đa da ̣ng hóa sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gó i,khai trƣơng mô hin ̀ h ngân hàng ƣu tiên cho phụ nữ và cộng đồng ngƣời Hoa , mở rô ̣ng hoa ̣t đô ̣ng ta ̣i Lào và Campuchia,… Qua hơn 21 năm phấ n đấ u xây dƣ̣ng và trƣởng thành, Sacombank có thể khẳ ng đinh ̣ vi ̣thế là mô ̣t trong nhƣ̃ng ngâ n hàng TMCP hàng đầ u Viê ̣t Nam với quy mô “tổ ng tài sản đa ̣t trên 150 ngàn tỷ đồng ; vố n chủ sở hƣ̃u đa ̣t gầ n 14 ngàn tỷ đồng và đă ̣c biê ̣t là quy mô về ma ̣ng lƣới chi nhánh / phòng giao dịch với gầ n 420 điể m giao dịch trải rộng tại 48/63 tỉnh/thành ở Việt Nam và 2 nƣớc ba ̣n Lào và Campuchia .”(24), song song đó cũng đã giao dich ̣ với gầ n 2 triê ̣u khách hàng là doanh nghiê ̣p , dân cƣ trong mo ̣i miề n đấ t nƣớc, cũng nhƣ tại 2 nƣớc Lào và Campuchia. Trong năm 2012, Saombank đã thƣ̣c hiê ̣n tái cơ cấ u toàn diê ̣n và sâu sắ c tƣ̀ công tác quản tri ̣- điề u hành, cơ cấ u danh mu ̣c tài chính cho đế n mô hình kinh doanh . Qua quá triǹ h phấ n đấ u và nổ lƣ̣c vƣơ ̣t khó của ban lañ h đa ̣o và toà n thể nhân viên của hê ̣ thố ng , Sacombank đã đa ̣t đƣơ ̣c nhiề u thành tić h tiêu biể u nhƣ : huân hƣơng lao đô ̣ng ha ̣ng 3 vì những thành tích đặc biệt xuất sắc giai đoạn 2006-2010, 50 công ty kinh doanh hiê ̣u quả nhấ t Viê ̣t Nam, Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2012,… Với nề n tảng vƣ̃ng vàng có hơn 10.000 cán bộ nhân viên , hê ̣ thố ng công nghê ̣ hiê ̣n đa ̣i , năng lƣ̣c tài chiń h ổ n đinh và hệ thống mạng lƣới Sacombank rộng khắp , ̣ trong chiế n lƣơ ̣c phát triể n Ngân hàng gia i đoa ̣n 2011-2020, Sacombank vẫ n kiên trì hƣớng đế n mu ̣c tiêu “ Trở thành Ngân hàng bán lẻ hiêṇ đa ̣i , đa năng hàng đầ u Khu vƣc̣ ”, trong đó chú tro ̣ng đế n yế u tố hiê ̣u quả và bề n vƣ̃ng. (24) Trích Báo cáo thƣờng niên năm2012 của Sacombank 3.1.2. Hoạt động ngân hàng của Sacombank Với loại hình kinh doanh là ngân hàng thƣơng mại cổ phần, Sacombak đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng nhƣ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng trong đó có cả loại hình bảo lãnh ngân hàng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Bên cạnh đó, ngân hàng còn thực hiện một số hoạt động kinh doanh khá theo quy định của luật vì mục tiêu lợi nhuận 3.2. Thƣ ̣c tiễn hoạt đ ộng bảo lãnh tại Ngân hàng Thƣơng Tín thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Trên cơ sở các quy đinh luâ ̣t có liên quan ̣ của Ngân hàng Nhà nƣớc và pháp đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng , Sacombank đã ban hành Quyế t đinh ̣ số 24/2013/QĐ-HĐQT ngày 19/02/2013 quyế t đinh ̣ về viê ̣c ban hành quy chế bảo lañ h ngân hàng và Quyế t đinh 1163/2013/QĐ-KHDN-KHCN ngày 12/4/2013 quyế t ̣ số đinh ̣ về viê ̣c b an hành sản phẩ m bảo lañ h , cùng với Quyết định số 150/2011/QĐTGĐ ngày 13/01/2011 quyết định về việc ban hành quy trình cấp tín dụng. Sacombank dƣ̣a trên các quyế t đinh này để thực hiện hoạt động bảo lãnh cho khách ̣ hàng. 3.2.1. Tổ chƣ́c thƣ̣c hiêṇ hoa ̣t đô ̣ng bảo lãnh ta ̣i Sacombank Mỗi ngân hàng đề u có bô ̣ phâ ̣n với chƣ́c năng khác nhau giúp ngân hàng thƣ̣c hiê ̣n các nghiê ̣p vu ̣ ngân hàng , Sacombank cũng vâ ̣y trong hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h mỗi phòng ban, trung tâm, chi nhánh có nhiê ̣m vu ̣ khác nhau phù hơ ̣p với chƣ́c năng .Cụ thể : - Phòng khách hàng doanh nghiệp là đầu mối quản lý và ban hành sản phẩm bảo lãnh. - Phòng pháp lý & tuân thủ : hỗ trơ ̣ Phòng khách hàng do anh nghiê ̣p về mă ̣t pháp lý trong việc điều chỉnh , sƣ̉a đổ i , bổ sung hƣớng dẫn quyế t đinh ̣ về viê ̣c ban hành sản phẩm bảo lãnh cũng nhƣ các biểu mẫu liên quan trong quá trình thực hiện . Bên ca ̣nh đó , tham mƣu trong trƣờng hơ ̣p ph át hành chứng thƣ bảo lãnh khác với mẫu do Sacombank ban hành. - Phòng quản lý rủi ro giúp ngân hàng cảnh báo các rủi ro có liên quan đến hoạt đô ̣ng bảo lañ h. - Trung tâm thanh toán quố c tế : kiể m tra nô ̣i dung cam kế t bảo lãnh và hồ sơ đề nghị bảo lãnh trong trƣờng hợp phát hành cam kết bảo lãnh thông qua Swift theo tập quán quốc tế; kiể m tra nô ̣i dung cam kế t bảo lañ h trong trƣờng hơ ̣p phát hành cam kế t bảo lãnh bằng thƣ theo tâ ̣p quán quố c tế, phát hành thƣ bảo lãnh bằng tiếng Anh. - Phòng quản lý tín dụng có trách nhiệm phối hợp với Phòng khách hàng doanh nghiê ̣p trong viê ̣c hƣớng dẫn các nô ̣i dung có liên quan để chi nhánh thƣ̣c hiê ̣n. - Phòng kế toán hƣớng dẫn về mă ̣t ha ̣ch toán đố i với bảo lañ h và trong trƣờng hơ ̣p cho vay bắ t buô ̣c khi thƣ̣c hiê ̣n thanh toán thay. - Chi nhánh chiụ trách nhiê ̣m thƣ̣c hiê ̣n đúng và đủ các nô ̣i dung mà các cấ p phán quyết cấp tín dụng phê duyệt và các điề u kiê ̣n phát hành bảo lañ h ; đồ ng thời tổ chƣ́c thƣ̣c hiê ̣n nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h trên cơ sở bảo đảm an toàn và hiê ̣u quả trong kinh doanh. Nhìn chung, Sacombank đã thƣ̣c hiê ̣n phân công trách nhiê ̣m giƣ̃a các bô ̣ phâ ̣n trong ngân hàng theo đúng chức năng của các bô ̣ phâ ̣n , điề u này giúp hoa ̣t đô ̣ng bảo lãnh của ngân hàng diễn ra thuận lợi và mang tính chuyên nghiệp . Tuy nhiên còn mô ̣t vài bộ phận cũng ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện bảo lãnh nhƣ ng chƣa đƣơ ̣c nêu trách nhiệm nhƣ các phòng hỗ trợ công nghệ thông tin, tổ thẩ m đinh. ̣ 3.2.2. Chính sách hoạt động bảo lãnh tại Sacombank 3.2.2.1. Các loại bảo lãnh Sacombank đang phát hành Với phƣơng châ m đa da ̣ng hóa các sản phẩ m, dịch vụ cung ƣ́ng cho khách hàng, các loại bảo lãnh Sacombank cung cấ p cho khách hàng ngày càng đa da ̣ng . Sacombank thƣ̣c hiê ̣n nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h cho khách hàng theo các loa ̣i bảo lañ h sau đây: - Bảo lãnh vay vốn - Bảo lãnh thanh toán - Bảo lãnh dự thầu - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng - Bảo lãnh bảo đảm chất lƣợng sản phẩm - Bảo lãnh hoàn tiền ứng trƣớc - Xác nhận bảo lãnh - Bảo lãnh đối ứng - Đồng bảo lãnh - Bảo lãnh thanh toán thuế - Bảo lãnh thƣ tín dụng dự phòng - Các loại bảo lãnh khác phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế Hiê ̣n nay, Sacombank đã thƣ̣c hiê ̣n và phân loa ̣i thành 5 loại bảo lãnh chính sau là bảo lãnh vay vốn , bảo lãnh thanh toán , bảo lãnh dự thầu , bảo lãnh thực hiện hợp đồ ng, bảo lãnh khác ngoài bảo lãnh vay vốn , bảo lãnh thanh toán , bảo lãnh dự thầu , bảo lãnh thực hiện hợp đồng ) trong đó bảo lañ h thanh toán là sản phẩ m bảo lañ h đƣơ ̣c ngân hàng thƣ̣c hiê ̣n nhiề u nhấ t . So với quy định của pháp luật về bảo lãnh Sacombank đã thực hiện thêm bảo lãnh thanh toán thuế và bảo lãnh thƣ tín dụng dự phòng trong các loại hình bảo lãnh ngân hàng. 3.2.2.2. Đối tƣợng đƣợc Sacombank bảo lãnh Khách hàng đƣợc Sacombank xét bảo lãnh là tổ chức (bao gồ m cả tổ chƣ́c tín dụng), cá nhân là ngƣời cƣ trú và tổ chức là ngƣời không cƣ trú . Cụ thể trong quy chế bảo lãnh ngân hàng của Sacombank đều xác định rõ những đối tƣợng trên , các quy chế này đều phù hợp với quy định của pháp luật về việc xác định ngƣời cƣ trú hoặc ngƣời không cƣ trú . Đối với khách hàng là tổ chức không cƣ trú trƣờng hơ ̣p: , Sacombank chỉ bảo lañ h trong - Khách hàng là doanh nghiệp thành lậ p và hoa ̣t đô ̣ng ta ̣i nƣớc ngoài có vố n góp của doanh nghiệp Việt Nam dƣới hình thức đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài để thực hiê ̣n các dƣ̣ án , phƣơng án kinh doanh phù hơ ̣p với pha ̣m vi hoa ̣t đô ̣ng hơ ̣p pháp của khách hàng. - Bên nhâ ̣n bảo lañ h là ngƣời cƣ trú. - Khách hàng thực hiện ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh hoặc có bảo đảm 100% giá trị bảo lãnh bằng tiền gửi của chính khách hàng. Ngoài ra, Saombank không thƣ̣c hiê ̣n bảo lañ h đố i với khách hàng thuộc nhƣ̃ng trƣờng h ợp không đƣợc cấ p tín du ̣ng và không bảo lañ h không có tài sản bảo đảm hoă ̣c bảo lañ h với các điề u kiê ̣n ƣu đaĩ đố i với khách hàng thuô ̣c nhƣ̃ng trƣờng hơ ̣p hạn chế cấp tín dụng theo quy đinh ̣ của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 . 3.2.2.3. Điề u kiêṇ bảo lãnh cho khách hàng Sacombank có thể xem xét bảo lañ h đố i với khách hàng có đầ y đủ các điề u kiê ̣n sau: -Khách hàng là tổ chức có đầy đủ năng lực pháp luâ ̣t dân sƣ̣. Khách hàng là cá nhân phải có đủ năng lƣ̣c pháp luâ ̣t dân sƣ̣ và năng lƣ̣c hành vi dân sƣ̣. - Nghĩa vụ bảo lãnh và giao dịch phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh là hợp pháp. - Có khả năng tài chính thực hiện đúng và đ ầy đủ nghĩa vụ cam kết với các bên có liên quan trong quan hê ̣ bảo lañ h. Trong trƣờng hơ ̣p bảo lãnh cho khách hàng là tổ chức không cƣ trú đáp ƣ́ng các điề u kiê ̣n: cầ n phải - Là ngƣời không cƣ trú thuộc đối tƣợng đƣợc xem xét bảo lãnh - Nghĩa vụ bảo lãnh và giao dịch phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh là hợp pháp - Có khả năng thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ cam kết với các bên liên quan trong quan hê ̣ bảo lañ h - Quyề n lơ ̣i và nghiã vu ̣ bảo lañ h của khách hàng không trái với pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam. - Ngoài ra đối với khách hàng thành lập và hoạt động tại quốc gia nơi không có trụ sở của Sacombank thì chỉ thực hiệ n bảo lañ h khi bên nhâ ̣n bảo lañ h là ngƣời cƣ trú Viê ̣t Nam. Bên cạnh đó, đố i với tƣ̀ng loa ̣i bảo lañ h khách hàng phải thỏa mãn thêm các điề u kiê ̣n, để Ngân hàng có thể thực hiện dịch vụ bảo l ãnh, đồ ng thời đảm bảo đô ̣ an toàn trong quá triǹ h bảo lañ h của Ngân hàng , cụ thể nhƣ sau: Bảo lãnh thanh toán : -  Hơ ̣p đồ ng mua bán giƣ̃a khách hàng và bên bán hàng còn hiê ̣u lƣ̣c .  Nghĩa vụ bảo lãnh theo yêu cầu chƣa đến hạn thanh toán. + Khách hàng có năng lực tài chính để thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn. Bảo lãnh dự thầu:     - Khách hàng có hoạt động trong ngành nghề liên quan đến đấu thầu . Có thông báo mời thầu đích danh hoặc rộng rãi. Đáp ƣ́ng các điề u kiê ̣n quy đinh ̣ trong thông báo /hồ sơ mời thầ u. Có khả năng thực hiện hợp đồng trong trƣờng hợp trúng thầu. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng : + Ngành nghề hoạt động của khách hàng phù hợp với hợp đồng đã ký với bên nhâ ̣n bảo lãnh.  Hơ ̣p đồ ng khách hàng yêu cầ u bảo lañ h còn hiê ̣u lƣ̣c .  Khách hàng có khả năng thực hiện hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh. - Bảo lãnh chất lƣợng sản phẩm : + Khách hàng có uy tín trong việc thực hiện hợp đồng với đố i tác. + Khách hàng có khả năng thực hiện việc bảo hành , sƣ̃a chƣ̃a , hâ ̣u maĩ , có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ bảo hành sản phẩm hàng hóa . + Hợp đồng còn hiệu lực giữa khách hàng và đối tác thỏa thuận về chất lƣợng sản phẩm. - Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trƣớc : + Có thỏa thuận quy định trong việc hoàn tiền ứng trƣớc hơ ̣p đồ ng giƣ̃a khách hàng và đối tác yêu cầu có bảo lãnh hoàn tiền ứng trƣớc. + Khách hàng đƣợc đánh giá có khả năng thực hiện hợp đồng đã ký. - Bảo lãnh vay vốn:  Khách hàng phải có phƣơng án hoặc dự án khả thi và hiệu quả. + Đối với bảo lãnh vay vốn ngoài nƣớc : khách hàng phải đáp ứng thêm điều kiê ̣n về quản lý ngoa ̣i hố i, về vay và trả nơ ̣ nƣớc ngoài của Chin ́ h phủ và Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam.  Hợp đồng vay vốn còn hiệu lực. - Bảo lãnh thƣ tín dụng dự phòng:  Hợp đồng ngoại thƣơng còn hiệu lực pháp lý.  Có phƣơng án sản xuất kinh doanh hiệu quả với lô hàng nhập khẩu. + Lô hàng nhập khẩu có điều kiện phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. - Bảo lãnh thanh toán thuế: + Áp dụng đối với khách hàng hiện hữu của Sacombank và đã có giao dịch tín dụng với Ngân hàng từ 12 tháng trở lên.  Có uy tín thanh toán tốt, đang có hạn mức tín dụng tại Sacombank.  Có tờ khai hải quan, thông báo thuế hoặc xác nhận tính thuế đối với Các điều kiện bảo lãnh của Sacombank đƣa ra phù hợp với quy định của pháp luâ ̣t liên quan đế n bảo lañ h ngân hàng và với nhƣ̃ng điề u kiê ̣n trên có thể giảm độ rủi ro trong hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h của Sacombank . Tuy nhiên, viê ̣c quy đi ṇ h các điề u kiê ̣n xem xét và quyế t đinh ̣ cấ p bảo lañ h cho khách hàng chƣa đề câ ̣p đế n điề u kiê ̣n có tài sản bảo đảm vì có nhƣ̃ng trƣờng hơ ̣p bảo lãnh cầ n có tài sản đảm bảo. 3.2.2.4. Hình thức và nội dung của các văn bả n liên quan đế n bảo lãnh  Hồ sơ đề nghi ba ̣ ̉ o lãnh Thực hiện quy định của pháp luật tại Sacombank , khi khách hàng có yêu cầ u đƣơ ̣c Ngân hàng bảo lañ h thì khách hàng phải làm hồ sơ đề nghi ̣bảo lañ h , trong đó bao gồ m: giấ y đề nghi ̣bảo lañ h và hồ sơ liên quan đến mục đích bảo lãnh luôn là các văn bản bắ t buô ̣c cung cấ p với mỗi lầ n phát sinh yêu cầ u bảo lañ h ; kèm theo là các hồ sơ pháp lý , hồ sơ tài chiń h (báo cáo tài chính trong 2 năm, phƣơng án sản xuấ t kinh doanh), hồ sơ về tài sản bảo đảm, các hồ sơ này không bắ t buô ̣c cung cấ p trong trƣờng hơ ̣p ký quỹ 100% trị giá bảo đảm hoặc đảm bảo 100% trị giá bảo lãnh bằng tiền gửi. Với khách hàng yêu cầu bảo lãnh là tổ chƣ́c là ngƣời không cƣ trú thì cần phải cung cấ p thêm cho Sacombank các hồ sơ sau: - Hồ sơ pháp lý phải đƣơ ̣c hơ ̣p pháp hóa lañ h sƣ̣. - Trƣờng hơ ̣p bảo lañ h đố i với đố i tƣơ ̣ng khách hàng là doanh nghiệp thành lâ ̣p và hoa ̣t đô ̣ng ta ̣i nƣớc ngoài có vố n góp của doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam dƣới hin ̀ h thƣ́c đầ u tƣ trƣ̣c tiế p ra nƣớc ngoài , khách hàng cần cung cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ trƣ̣c tiế p ra nƣớc ngoài của doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam có vố n góp . Thông thƣờng giấ y đề nghi ̣bảo lañ h (25), giấ y đề nghi ̣cấ p bảo lañ h theo ha ̣n mƣ́c bảo lañ h (26) và giấy đề nghị bảo lãnh thuế (27) (sau đây go ̣i chung là giấ y đề nghi ̣ bảo lãnh ) đƣợc lập theo mẫu thố ng nhấ t có sẵn của Sacombank . Nhìn chung, 2 loại giấ y đề nghi ̣ này gồm có 3 phầ n chủ yếu: thông tin về khách hàng đề nghi ̣bảo lañ h , nô ̣i dung chính của đề nghị bảo lãnh và phần cam kết khách hàng . Riêng phầ n nô ̣i dung chin , số tiề n bảo ́ h của đề nghi ̣bảo lañ h khách hàng phải nêu rõ loa ̣i bảo lañ h lãnh, thời ha ̣n bảo lañ h , hình thức phát hành bảo lãnh , phí bảo lãnh, bảo đảm cho bảo lãnh,…nhƣ̃ng nô ̣i dung này giố ng nh ƣ tiề n đề về nô ̣i dung của hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h , vì nếu Ngân hàng đồng ý bảo lãnh cho khách hàng thì sẽ dựa vào nội dung giấy đề nghị bảo lãnh mà soạn thảo hợp đồng cấp bảo lãnh . Đối với phần cam kết của khách hàng, đây là nô ̣i dung đă ̣c thù chỉ tồ n ta ̣i trong giấ y đề nghi ̣bảo lañ h , trong phầ n này thể hiê ̣n sƣ̣ cam kế t tuân thủ quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t và cam kế t về viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n các nghĩa vụ có liên quan trong giao dịch bảo lãnh cho Ngân hàng nế u đồ ng ý bảo lañ h. Bên ca ̣nh đó , tùy theo từng loại hình bảo lãnh mà Sacombank có thể yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ liên quan đế n mu ̣c đích bảo lañ h khác nhau.Với các loa ̣i hồ sơ này có thể giúp Ngân hàng thuâ ̣n lơ ̣i hơn trong viê ̣c thẩ m đinh ̣ hồ sơ đề nghi ̣bảo lãnh, để xem xét có đồng ý bảo lãnh hay không.  Hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lãnh (25) Xem mẫu giấ y đề nghị bảo lãnh của Sacombank, mã số: BM.SPBL.01a của Quyế t đinh ̣ số 1163/2013/QĐKHDN- KHCN ngày 12/4/2013 quyế t đinh ̣ của Tổ ng giám đố c về viê ̣c ban hành sản phẩ m bảo lañ h (26) Xem mẫu giấ y đề nghi ̣cấ p bảo lañ h theo ha ̣n mƣ́c, mã số : BM.SPBL.02 của Quyết định số 1163/2013/QĐKHDN- KHCN ngày 12/4/2013 quyế t đinh ̣ của Tổ ng giám đố c về viê ̣c ban hành sản phẩ m bảo lañ h (27) Xem mẫu đề nghi ̣bảo lañ h thuế, mã số : BM.SPBL.35 của Quyết định số 1163/2013/QĐ-KHDN- KHCN ngày 12/4/2013 quyế t đinh ̣ của Tổ ng giám đố c về viê ̣c ban hành sản phẩ m bảo lañ h Căn cƣ́ vào giấ y đề nghi ̣phát hành thƣ bảo lañ h của khách hàng mà Sacombank phát hành hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h thể hiê ̣n sƣ̣ đồ ng ý bảo lañ h cho khách hàng. Hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h thƣờng lâ ̣p theo mẫu . Tuy nhiên về tên go ̣i N gân hàng gọi là “hợp đồng bảo lãnh” (28) dƣ̀ng nhƣ không đúng với bản chấ t của loa ̣i hơ ̣p đồ ng này vì thể hiện mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng đƣợc bảo lãnh , có lẽ do sơ xuấ t trong khâu soa ̣n thảo nên dẫn đế n viê ̣c nhằ m lẫn trên. Về hiǹ h thƣ́c , hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lãnh đƣợc trình bày có bố cục theo từng nội dung, ngôn ngƣ̃ đƣơ ̣c sƣ̣ du ̣ng là tiế ng Viê ̣t , các câu đầy đủ nô ̣i dung , cách sử dụng ngôn tƣ̀ ngắ n go ̣n , dễ hiể u không đa nghiã . Bên cạnh đó, viê ̣c sƣ̉ du ̣ng khổ giấ y , kiể u trình bày nội dung , phông chƣ̃ , cỡ chƣ̃ , kiể u chƣ̃ và các đinh ̣ da ̣ng khác về hin ̀ h thƣ́c thƣ bảo lañ h, tạo nên sự rõ ràng và dễ nhìn cho ngƣời đọc. Đối với nội dung, hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lãnh dựa trên những nội dung của giấy đề nghị bảo lãnh , hơ ̣p đồ ng này gồ m những nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật nhƣ: thông tin về bên bảo lañ h và bên đƣơ ̣c bảo lañ h, các nội dung cơ bản của hợp đồ ng (số tiề n bảo lã nh, thời ha ̣n bảo lañ h, phí bảo lãnh, mục đích, phạm vi, đố i tƣơ ̣ng của bảo lãnh, hình thức bảo lãnh, điề u kiê ̣n thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ,̣ quyề n và nghiã vu ̣ của các bên, quy đinh ̣ về bồ i hoàn , điề u khoản thi hành ,…), giá trị pháp lý của hợp đồng cấ p bảo lañ h. Tuy nhiên, trong phầ n nô ̣i dung của hơ ̣p đồ ng bảo lañ h có mô ̣t số điề u khoản Ngân hàng dẫn chiế u đế n phu ̣ lu ̣c A (29) hoă ̣c phu ̣ lu ̣c B (30) nhƣng trong hơ ̣p đồ ng không nêu rõ là phu ̣ lu ̣c của văn bản nào , nhƣ vâ ̣y sẽ gây khó hiể u cho bên đƣơ ̣c bảo lãnh, cũng nhƣ dễ dẫn đến tranh chấp vì điều khoản không cụ thể. Trong hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h thể hiê ̣n sƣ̣ xác nhâ ̣n nhƣ̃ ng nô ̣i dung đã thỏa thuâ ̣n thông qua ký tên , ghi rõ ho ̣ tên , đóng dấ u nế u là tổ chƣ́c của bên đƣơ ̣c bảo lañ h và bên bảo lãnh. Viê ̣c ký hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h do Chi nhánh /Sở giao dich ̣ / Phòng giao dịch tiề m năng tƣ̣ thƣ̣c hiê ̣n t rên cơ sở hồ sơ đã đƣơ ̣c cấ p có thẩ m quyề n phán quyế t cấ p tin ́ dụng duyệt thuận. Chi nhánh không đƣơ ̣c ủy quyề n cho Phòng giao dich ̣ trƣ̣c thuô ̣c để ký kết hợp đồng cấp bảo lãnh. Thực hiện quy định mới của pháp luật về bảo lãnh, hợp đồ ng này chỉ có giá trị khi đƣợc ký bởi 03 đa ̣i diê ̣n của Chi nhánh / Sở giao dich ̣ / (28) Xem hơ ̣p đồ ng bảo lañ h phầ n phu ̣ lu ̣c (29) Phụ lục A, mã số: BM.SPBL.28a của Quyết định số 1163/2013/QĐ-KHDN- KHCN ngày 12/4/2013 quyế t đinh ̣ của Tổ ng giám đố c về viê ̣c ban hành sản phẩ m bảo lañ h (30) Phụ lục B , mã số: BM.SPBL.28b của Quyết định số 1163/2013/QĐ-KHDN- KHCN ngày 12/4/2013 quyế t đinh ̣ của Tổ ng giám đố c về viê ̣c ban hành sản phẩ m bảo lañ h Phòng giao dịch tiềm năng bao gồm ngƣời thẩm định , ngƣời quản lý rủi ro hoa ̣t đô ̣ng bảo lãnh, ngƣời đa ̣i diê ̣n theo pháp luâ ̣t. Cụ thể nhƣ sau:  Bảng 3.1: Bảng thẩm quyền ký văn bản liên quan đến bảo lãnh của Sacombank. Đơn vi ̣ Ngƣời đa ̣i diê ̣n theo pháp luật Ngƣời quản lý rủi ro hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h Ngƣời thẩ m đinh ̣ PGD TIỀM NĂNG Trƣởng PGD tiề m năng CV.QLTD hoă ̣c Phó PGD Cố vấ n khoa ho ̣c tiề m năng trong trƣờng hơ ̣p CV.QLTD vắ ng mă ̣t Sở giao dịch/ Chi nhánh - Giám đốc Chi nhánh/ Phó Giám đố c (đƣơ ̣c ủy quyề n bằ ng văn bản của Giám đố c Chi nhánh về điề u hành mo ̣i hoạt động của Sở giao dich/ ̣ Chi nhánh trong thời gian Giám đố c chi nhánh vắ ng mă ̣t do nghỉ phép hoă ̣c đi công tác. - Trƣởng/ Phó Phòng HTKD. Chƣ́c danh khác phụ trách kiểm soát tín dụng ký tro ng trƣờng hơ ̣p khuyế t chƣ́c danh và ngƣời còn la ̣i vắ ng mă ̣t. - Trƣởng/ Phó phòng doanh nghiê ̣p và CN . CVKH phu ̣ trách hồ sơ trong trƣờng hơ ̣p khuyế t chƣ́c danh và ngƣời còn la ̣i vắ ng mă ̣t. - Phó phòng kinh doanh phụ trách quản lý tín dụng hoặc CV .QLTD trong trƣờng hơ ̣p Phó phòng vắng mặt (khu vƣ̣c TP.HCM và khu vƣ̣c đă ̣c thù). - Trƣởng/ Phó phòng phụ trách kinh doanh , CN.CVKH phu ̣ trách hồ sơ ký trong trƣờng hơ ̣p khuyế t chƣ́c danh và ngƣời còn lại vắng mă ̣t (khu vƣ̣c TP .HCM và khu vực đặc thù). Hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h do Sacombank soa ̣n thảo nhin ̀ tổ ng quát đã đáp ƣ́ng các nô ̣i dung chủ yế u theo quy đinh ̣ pháp luâ ̣t , dù còn một số điểm hạn chế nhƣng vẫn có thể ta ̣o sƣ̣ ràng buô ̣c với các bên, cũng nhƣ đảm bảo quyền và lợi ích của của các bên tham gia bảo lañ h.  Cam kế t bảo lãnh Thông thƣờng, Sacombank phát hành các cam kế t bảo lañ h đều dƣới hình thức thƣ bảo lañ h (31) theo mẫu thố ng nhấ t phù hơ ̣p với tƣ̀ng loa ̣i hình bảo lañ h. Trƣờng hơ ̣p phát hành dƣới hình thƣ́c thƣ , cam kế t bảo lañ h đƣơ ̣c phát hành 02 bản, trong đó 01 bản chính giao cho khách hàng và 01 bản chính lƣu tại Đơn vị phát hành (có ịn sẵn là “bản lƣu” để phân biệt). Cam kế t bảo lañ h đƣơ ̣c phát hành theo biể u mẫu của Saombank (ngoại trừ trƣờng hơ ̣p phát hành cam kế t bảo lañ h thông qua hê ̣ thố ng Swift thì áp du ̣ ng theo quy đinh ̣ của hê ̣ thố ng Swift mà Sacombank đã tham gia ). Về hình thƣ́c mẫu thƣ bảo lãnh có các yếu tố sau: - Giấ y phát hành đƣơ ̣c in sẵn theo mẫu thố ng nhấ t của Sacombank . Trên thƣ bảo lãnh có thiết kế một số nội dung m ang đă ̣c trƣng của Sacombank (logo Sacombank, dấ u hiê ̣u nhâ ̣n biế t,…) nhằ m ha ̣n chế viê ̣c giả ma ̣o. - Thƣ bảo lãnh có số serial để quản lý về mặt số lƣợng và luôn thể hiện số giao dịch nhập ngoại bảng bảo lãnh đƣợc sinh ra trên hê ̣ thố ng Core banking T 24 (số MD…..). Viê ̣c này giúp Ngân hàng trong công tác đối chiếu , truy tìm , kiể m tra văn bản bảo lãnh dễ dàng hơn. Về nô ̣i dung , thƣ bảo lañ h đƣơ ̣c phát hành thố ng nhấ t the o nô ̣i dung mẫu của Sacombank. Trong thƣ bảo lañ h của Ngân hàng ghi nhâ ̣n “cam kế t không hủy ngang thanh toán cho bên nhâ ̣n bảo lañ h khoản tiề n tố i đa bằ ng giá tri ̣của bảo lañ h này ngay khi nhâ ̣n đƣơ ̣c yêu cầ u đầ u tiên của bên nhâ ̣n bảo lañ h nêu rõ bên đƣơ ̣c b ảo lãnh vi phạm hợp đồng”. Ngoài ra, còn thể hiê ̣n mô ̣t số thông tin cơ bản của thƣ bảo lañ h nhƣ : thông tin cơ bản của các bên liên quan đế n bảo lañ h , loại bảo lãnh , số tiề n bảo lañ h , phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh , thời gian c ó hiệu lực của bảo lãnh , điề u kiê ̣n thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lãnh, các chừng từ xuất trình để yêu cầu Sacombank thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và giá trị pháp lý của thƣ bảo lãnh. Trƣờng hơ ̣p khách hàng yêu cầ u phát hành cam kế t bảo lañ h có nô ̣i dung khác với nô ̣i dung mẫu của Sacombank , Chi nhánh kiể m tra, đảm bảo nô ̣i dung cam kế t bảo lãnh không có những điều khoản gây bất lợi cho Sacombank và có đầy đủ nội dung cơ bản nêu trên, đồ ng thời Chi nhánh chuyể n cho Phòng pháp lý & tuân thủ tham mƣu và (31) Thƣ bảo lañ h dƣ̣ thầ u(mã số: BM.SPBL.08), thƣ bảo lañ h vay vố n (mã số: BM.SPBL.12), thƣ bảo lañ h đảm bảo chất lƣợng sản phẩm (mã số: BM.SPBL.14), thƣ bảo lañ h thƣ̣c hiêṇ hơ ̣p đồ ng (mã số:BM.SPBL.16), thƣ bảo lãnh bảo hành (mã số : BM.SPBL.18), thƣ bảo lañ h đố i ƣ́ng (mã số: BM.SPBL.22), thƣ bảo lañ h thanh toán thuế (mã số: BM.SPBL.32) của Quyết định số 1163/2013/QĐ-KHDN- KHCN ngày 12/4/2013 quyế t đinh ̣ của Tổ ng giám đố c về viê ̣c ban hành sản phẩ m bảo lañ h thố ng nhấ t với khách hàng nô ̣i dung mẫu đã có ý kiế n tham mƣu của Phòng pháp lý & tuân thủ trƣớc khi trình cấ p có thẩ m quyề n phát hành theo quy đinh. ̣ Nhìn chung, nô ̣i dung mẫu của thƣ bảo lañ h do Sacombank phát hành ghi nhâ ̣n đƣơ ̣c quyề n lơ ̣i cơ bản của bên nhâ ̣n bảo lañ h , song song đó là nghiã vu ̣ của Ngân hàng đối với bên nhận bảo lãnh . Tuy nhiên, trong thƣ bảo lañ h không ghi nhâ ̣n các trƣờng hợp chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh mà chỉ ghi nhận thời gian có hiệu lực của bảo lãnh sẽ dễ dẫn đến tranh chấp, vì trong một số trƣờng hợp chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh (viê ̣c bảo lañ h đƣơ ̣c hủy bỏ , thay thế bằ ng biê ̣n pháp bảo đảm khác, nghĩa vụ của bên đƣơ ̣c bảo lañ h chấ m dƣ́t ,…) trong thời ha ̣n có hiê ̣u có lƣ̣c của thƣ bảo lañ h thì nghiã vụ bảo lãnh cũng sẽ chấm dứt bên nhận bảo lãnh không có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ . Hơn nƣ̃a , thƣ bảo lañ h cũng không ghi nhâ ̣n căn cƣ́ pháp lý áp dụng , nhƣ vâ ̣y khó có thể dẫn chiế u đế n nhƣ̃ng quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t trong trƣờng hơ ̣p thƣ bảo lañ h không ghi nhâ ̣n . Bên ca ̣nh , thƣ bảo lañ h không đề câ ̣p đế n vấ n đ ề giải quyết tranh chấp phát sinh (nế u có ), ngƣời viế t nghi ̃ rằ ng đây là vấ n đề không kém phầ n quan tro ̣ng trong hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của Ngân hàng nói chung và nô ̣i dung thƣ bảo lañ h nói riêng , do it́ hay nhiề u cũng ảnh hƣởng đ ến uy tín của Ngân hàng với khách hàng , thêm vào đó , có nhiều hình thức để giải quyết tranh chấp nhƣ thƣơng lƣơ ̣ng, hòa giải. Cũng giống nhƣ hợp đồng cấp bảo lãnh , kể từ ngày Thông tƣ số 28/2012/TTNHNN ngày 03/10/2012 có hiệu lực thì các cam kết bảo lãnh phải đƣợc ký đồ ng thời bởi 03 chủ thể là ngƣời đại diện theo pháp luật , ngƣời quản lý rủi ro hoa ̣t đô ̣ng bảo lãnh, ngƣời thẩ m đinh ̣ khoản bảo lañ h , vì vậy thƣ cam kết bảo lãnh do Sacombank phát hành có giá trị pháp lý khi có chữ ký của 03 chủ thể trên theo đúng quy định về phân quyề n ký phát hành cam kế t bảo lañ h. Để đảm bảo an toàn trong phát hành cam kết bảo lãnh, vừa qua Sacombank đã chính thức áp dụng mẫu Phôi cam kết bảo lãnh mới (32) trong dịch vụ bảo lãnh trên toàn hệ thống. Phôi cam kết bảo lãnh mới đƣợc in sẵn theo mẫu thống nhất và đƣợc thiết kế phức tạp với các yếu tố bảo an chống làm giả, có số sêri đƣợc in sẵn trên từng Phôi cam kết bảo lãnh và mang đặc trƣng của Sacombank nhằm giúp khách hàng và Sacombank dễ dàng nhận biết tính thật/giả của cam kết bảo lãnh. Ngoài ra Sacombank cũng đƣa vào vận hành Chƣơng trình Quản lý chứng thƣ bảo lãnh để có thể kiểm tra, giám sát và quản lý toàn bộ việc phát hành Chứng thƣ bảo lãnh trên toàn hệ thống. Nhƣ vậy với việc áp dụng đồng thời mẫu Phôi cam kết bảo lãnh đặc biệt và Chƣơng trình Quản lý chứng thƣ bảo lãnh, Sacombank đã nâng cao (32) Phụ lục của luận văn chất lƣợng phục vụ khách hàng và đáp ứng đầy đủ yêu cầu Thông tƣ 28/2012/TTNHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc trong việc quản lý, giám sát việc phát hành chứng thƣ bảo lãnh, đảm bảo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Ngân hàng và khách hàng. Thêm vào đó , Sacombank vừa triển khai chƣơng trình tra cứu chứng thƣ bảo lãnh do Sacombank phát hành tại địa chỉ website của ngân hàng (www.sacombank.com.vn). Theo đó, các bên nhận bảo lãnh bảo lãnh do Sacombank phát hành chỉ cần truy cập website Sacombank là có thể tra cứu chứng thƣ bảo lãnh trực tuyến và đối chiếu, xác thực chứng thƣ bảo lãnh nhận đƣợc là do Sacombank phát hành theo quy định. Trong bối cảnh trên thị trƣờng xảy ra nhiều rủi ro, tranh chấp liên quan đến dịch vụ bảo lãnh nhƣ hiện nay, việc triển khai chƣơng trình tra cứu chứng thƣ bảo lãnh trên website Sacombank giúp các bên thụ hƣởng bảo lãnh tiết kiệm tối đa thời gian thực hiện, thời gian nhận phản hồi và thuận tiện hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì khách hàng có thể truy cập website Sacombank mọi lúc mọi nơi, đồng thời nâng cao chất lƣợng dịch vụ để phục vụ khách hàng tốt nhất 3.2.2.5. Tóm tắt quy trình thƣ̣c hiêṇ nghiêp̣ vu ̣ bảo lãnh ngân hàng Quy triǹ h thƣ̣c hiê ̣n nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h là tổ ng hơ ̣p các bƣớc mà Sacombank phải thực hiện khi tiế n hành bảo lañ h cho khách hàng , tƣ̀ giai đoạn tiếp nhận nhu cầu bảo lãnh của khách hàng đến giải tỏa bảo lãnh . Quy trình này cho Sacombank tƣ̣ thiế t kế , bao gồ m nhiề u bƣớc và đƣơ ̣c sắ p xế p theo mô ̣t trin ̀ h tƣ̣ hơ ̣p lý có chọn lọc . Quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Sacombank thực hiện chủ yếu qua các bƣớc theo sơ đồ sau  Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng Tiế p thi ̣và hƣớng dẫn khách hàng lâ ̣p hồ sơ 1 Thẩ m đinh ̣ 2 Phán quyết 3 Các bƣớc của quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh nêu trên đều đƣơ ̣c thƣ̣c hiê ̣n theo quy trình cấ p tín du ̣ng của Sacombank . Trách nhiệm của các cán bộ nhân viên đƣơ ̣c phân công ở mỗi bƣớc thƣ̣c hiê ̣n, cùng với đó là các hồ sơ liên quan đế n tƣ̀ng giai đoa ̣n của quá triǹ h thƣ̣c hiê ̣n nghiê ̣p vu ̣ với mu ̣c đić h khác nhau . Cụ thể các bƣớc nhƣ sau:  Bƣớc 1: Tiế p thi va ̣ ̀ hƣớng dẫn khách hàng lâ ̣p hồ sơ Hoạt động bảo lãnh bao giờ cũng bắt đầu từ việc tiếp xúc khách hàng . Đây là công viê ̣c không kém phầ n quan tro ̣ng vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến hình ảnh của ngân hàng. Theo mô hiǹ h bán hàng chuyên nghiê ̣p ta ̣i Sacombank , ở bƣớc này Chuyên viên khoa ho ̣c (sau đây viế t tắ t là CV .KH) thƣ̣c hiê ̣n công tác tiế p thi ̣khách hàng, tiế p nhâ ̣n nhu cầ u đƣơ ̣c bảo lañ h của khách hàng và đƣơ ̣c tƣ vấ n các loa ̣i hình bảo lãnh phù hợp với mục đích của khách hàng tại trụ sở của Ngân hàng Sau khi tiế p thị với khách hàng , nắ m bắ t đƣơ ̣c mu ̣c đić h yêu cầ u bảo lañ h của khách hàng thì sẽ hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ yêu cầu bảo lãnh . Lâ ̣p hồ sơ yêu cầ u bảo lañ h là khâu quan tro ̣ng nó là khâu thu thâ ̣p thông tin làm cơ sở thƣ̣c hiê ̣n các khâu sau, đă ̣c biê ̣t là khâu thẩ m đinh ̣ và ra phán quyế t bảo lãnh cho khách hàng . Tùy theo loa ̣i hình bảo lañ h và đố i tƣơ ̣ng khá ch hàng mà CV .KH hƣớng dẫn khách hàng lâ ̣p hồ sơ với nhƣ̃ng thông tin và yêu cầ u khác nhau.  Bƣớc 2: Thẩ m đinh ̣ Ở bƣớc này, là bƣớc khá quan trọng đối với Ngân hàng vì giúp cảnh báo những rủi ro có thể xảy ra , nâng cao chấ t lƣơ ̣ng tin ́ du ̣ng thông qua viê ̣c CV.KH thƣ̣c hiê ̣n công tác xác minh , thẩ m đinh ̣ hồ sơ yêu cầ u bảo lañ h của khách hàng làm cơ sở tham mƣu có cấ p có thẩ m quyề n phê duyê ̣t ghi ý kiế n vào Tờ trình cấ p tín du ̣ng. Dƣa vào hồ sơ của khách hàng mà Ngân hàng hiê ̣n có , CV.KH đánh giá sơ bô ̣ về tình hình pháp lý, tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, nhu cầ u khách hàng, tài sản bảo đả m (nế u có ), quá trình giao dịch của khách hàng tại Sacombank và các TCTD khác (nế u có ) để chuẩn bị các nội dung cần làm việc khách hàng cho phù hợp . Sau đó liên hê ̣ với khách hàng và đề nghi ̣khách hàng chuẩ n bi ̣các chƣ́ ng tƣ̀ cầ n bổ sung (nế u có). Tiế p theo, CV.KH tiế n hành xác minh thực tế khách hàng và lập báo cáo thẩm đinh, ̣ trong đó phân tić h đƣa ra nhâ ̣n xét hoă ̣c đề xuấ t phản ánh trung thƣ̣c ,chính xác các thông tin thu thập đƣợc qua công tác xác minh sau khi đã kiểm tra , đố i chiế u với hồ sơ , chƣ́ng tƣ̀ mà khách hàng c ung cấ p . Sau đó gƣ̉ i bản báo cáo thẩm đị nh cho Chuyên viên thẩ m đinh ̣ để thẩ m đinh ̣ la ̣i hồ sơ và Chuyên viên quản lý tin ́ du ̣ng nhằ m đánh giá mƣ́c đô ̣ rủi ro đố i với viê ̣c bảo lañ h. Lƣu ý : đố i với trƣờng hơ ̣p bảo lañ h đố i vớ i tổ chƣ́c là ngƣời không cƣ trú tùy theo hin ̣ khác nhau , đồ ng thời khi xác ̀ h thƣ́c bảo đảm mà thƣ̣c hiê ̣n viê ̣c thẩ m đinh minh, thẩ m đinh, ̣ Chi nhánh cầ n kiể m tra hồ sơ pháp lý phải đƣơ ̣c hơ ̣p sƣ̣ hóa lañ h sƣ̣ đầ y đủ: - Đối với tài sản bảo đảm là ký quỹ hoặc tiền gửi (bảo đảm 100% giá trị bảo lãnh) tại Sacombank Việt Nam thì Sacombank trong nƣớc thực hiện việc xác minh thẩ m đinh ̣ nhƣ khi cho vay đảm bảo bằ ng tiề n gƣ̉i theo quy đinh ̣ hiê ̣n hành của Sacombank. - Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản tại Sacombank Việt Nam : Sacombank trong nƣớc thu thâ ̣p hồ sơ , xác minh, thẩ m đinh ̣ để trình cấ p bảo lañ h cho khách hàng theo phân quyề n phán quyế t hiê ̣n hành.  Bƣớc 3: Phán quyế t Sau khi nhâ ̣n đƣơ ̣c Tờ triǹ h cấ p tin ̣ và ́ du ̣ng có ý kiế n của ngƣời thẩ m đinh ngƣời quản lý rủi ro hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h cùng với hồ sơ đề nghi ̣bảo lañ h của khách hàng, thì ngƣời có thẩm quyền phán quyết xem xét và ra phán quyế t cấ p bảo lãnh vào Tờ trin ̀ h cấ p tiń du ̣ng trong thẩ m quyề n của min ̀ h . Trƣờng hơ ̣p vƣơ ̣t thẩ m quyề n phán quyế t thì phải có đề xuấ t vào tờ trình cấ p tín du ̣ng trƣớc khi chuyể n cấ p phán quyế t có thẩ m quyề n. Trong trƣờng hơ ̣p ngƣời có thẩ m quyề n phán quyế t không đồ ng ý bảo lañ h cho khách hàng thì phải có văn bản trả lời cho khách hàng và nêu rõ lí do từ chối bảo lãnh  Bƣớc 4: Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết Đây là bƣ ớc thể hiện sự đồng ý bảo lãnh của Sacombank đối với khách hàng . Trong giai đoa ̣n này tƣ̀ng chuyên viên/ nhân viên thuô ̣c Bô ̣ phâ ̣n q uản lý phối hợp với các bộ phận khác tại Chi nhánh thực hiện các thủ tục cần thiết để hoà n chỉnh hồ sơ và triể n khai phán quyế t đồ ng ý bảo lañ h của Sacombank, theo đó: - Kiể m sát viên tín du ̣ng (sau đây go ̣i tắ t là KSVTD) kiể m tra tính đầ y đủ và hơ ̣p lê ̣ của hồ s ơ đề nghi ̣bảo lañ h , bút phê của cấp phê duyệt trong các khâu thẩ m đinh, ̣ quản lý rủi ro, phán quyết cấp bảo lãnh có đúng quy định không , sau đó lâ ̣p hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h khi Giao dich ̣ viên tín du ̣ng (sau đây go ̣i tắ t là GDV .TD) mở số hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h trong hê ̣ th ống. Tiế p theo KSVTD trình Giám đố c chi nhánh (Trƣởng phòng Giao dich) ̣ ký hợp đồng cấp bảo lãnh. - Nhân viên hỗ trơ ̣ thƣ̣c hiê ̣n công chƣ́ng/ chƣ́ng thƣ̣c , đăng ký tài sản bảo đảm , nhâ ̣n hồ sơ tài sản bảo đảm gố c tƣ̀ khách hàng. - KSVTD phát hành chứng thƣ bảo lãnh và GDV.TD thu phí bảo lãnh. Sau đó CVKH chuyể n chƣ́ng thƣ bảo lañ h cho khách hàng.  Bƣớc 5: Giám sát, thƣ̣c hiêṇ các quyề n và nghiã vu ̣ Sau khi cấ p bảo lañ h và phát hành chứng thƣ bảo lãnn , Sacombank có trách nhiê ̣m kiể m tra, giám sát tình hình chấp hàng các cam kết bảo lãnh của khách hàng đƣơ ̣c bảo lañ h thông qua CV.KH. Trong giai đoa ̣n này , Ngân hàng thƣ̣c hiê ̣n các quyề n và ng hĩa vụ đối với khách hàng, bên nhâ ̣n bảo lañ h và các bên có liên quan nhƣ thỏa thuâ ̣n trong các văn bản bảo lãnh. Riêng với trƣờng hơ ̣p nếu khách hàng không thƣ̣c hiê ̣n đúng các nghiã vu ̣ nhƣ đã cam kế t với bên nhâ ̣n bảo lañ h , trong thời ha ̣n bảo lañ h , Sacombank thƣ̣c hiê ̣n nghĩa vụ bảo lãnh khi bên yêu cầu thanh toán xuất trình văn bản yêu cầu Sacombank thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lañ h cùng với các tài liê ̣u liên quan kèm theo nhƣ đã quy đinh ̣ trong cam kế t bảo lañ h . Trong trƣờng hơ ̣p Ngân hàng đồ ng ý thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lãnh, Sacombank thông báo về viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ ( theo mẫu (33) của Ngân hàng) cho các bên có liên quan về viê ̣c Sacombank sẽ thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu ̣ bảo lã nh đố i với bên nhâ ̣n bảo lañ h. Ngay sau khi thƣ̣c hiê ̣n xong nghiã vu ̣ bảo lañ h căn cƣ́ vào tài liê ̣u , chƣ́ng tƣ̀ chƣ́ng minh viê ̣c trả thay Ngân hàng có quyề n ha ̣ch toán ghi nơ ̣ cho khách hàng.  Bƣớc 6: Giải tỏa bảo lãnh và thanh lý hơ ̣p đồ ng bảo lãnh Sau khi thực hiện xong nghiã vu ̣ trong hơ ̣p đồ ng cấ p bảo lañ h và cam kế t bảo lãnh theo thời hạn thỏa thuận , Sacombank tiế n hành giải tỏa bảo lãnh. Trong trƣờng hơ ̣p Sacombank thanh toán nghiã vu ̣ thay cho khá ch hàng đƣơ ̣c bảo lañ h , và sau đó khách hàng này hoàn trả lại cho Ngân hàng thì Giao dich ̣ viên (sau đây go ̣i tắ t là GDV) hƣớng dẫn khách hàng làm thủ tu ̣c thanh toán la ̣i theo quy trin ̣ ta ̣i ̀ h giao dich quầ y và tính toán số tiền mà Ngân hàng đã bảo lañ h , lãi suất, lãi phạt, phí,.. mà khách hàng còn nợ lập chứng từ , in sao kê. Tiế p theo, GDV tiế n hành thu tiề n / trích từ tài khoản tiền gửi của khách hàng / nhâ ̣n diê ̣n chuyể n tiề n theo lê ̣nh của khá ch hàng hoă ̣c chuyễn chƣ́ng tƣ̀ cho bô ̣ phâ ̣n quỹ nế u khách hàng nô ̣p tiề n mă ̣t vƣơ ̣t ha ̣n mƣ́c xƣ̉ lý của GDV. Để đảm bảo sƣ̣ chính xác và minh ba ̣c Trƣởng phòng hỗ trợ kinh doanh/Trƣởng bộ phận xử lý giao dịch/KSVTD xƣ̉ lý giao dich ̣ kiể m tra la ̣i viê ̣c tính toán của GDV và ký kiểm soát trên chứng từ và xác nhận tất toán khoản bảo lãnh . Trƣờng hơ ̣p khách hàng có tài sản bảo đảm thì nhân viên quản lý hồ sơ tài sản bảo đảm tiế n hành hoàn trả các chƣ́ng tƣ̀ liên quan đế n tài sản bảo đảm hoă ̣c xƣ̉ lý tài sản bảo đảm (nế u có).  Bƣớc 7: Lƣu hồ sơ Các bộ phận liên quan lƣu các hồ sơ phát sinh và kết thúc tại công đoạn của mình. Viê ̣c quản lý và hoàn trả hồ sơ tài sản bảo đảm của khách hàng đƣợc thực hiện theo quy triǹ h quản lý hồ sơ tài sản bảo đảm . Bộ phận quản lý tín dụng lƣu bô ̣ hồ sơ tấ t toán ta ̣i Chi nhánh trong mô ̣t năm, sau đó chuyể n về kho lƣu trƣ̃. Quy triǹ h bảo lãnh tại Sacombank đã thể hiện sự phân công chặt chẽ giữa cán bô ̣ tác nghiê ̣p, trƣởng phòng và ban lañ h đa ̣o của Ngân hàng . Tuy nhiên, quy trin ̀ h bảo lãnh còn dựa trên quy trình tín du ̣ng và chƣa tách ba ̣ch quy trì nh bảo lã nh có bảo đảm với quy triǹ h bảo lañ h không có bảo đảm. Đối với bảo lãnh có bảo đảm (ký quỹ 100%, (33) Mẫu thông báo về viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n nghiã vu, ̣ mã số: BM.SPBL.05 của Quyết định số 1163/2013/QĐ-KHDNKHCN ngày 12/4/2013 quyế t đinh ̣ của Tổ ng giám đố c về viê ̣c ban hành sản phẩ m bảo lañ h có tài sản bảo đảm) thì độ rủi ro rất thấp , thƣ̣c hiê ̣n bảo lañ h này đơn thuầ n chỉ là dich ̣ vụ thu phí vì vậy quy trìn h cầ n phải đơn giản hơn quy trình bảo lañ h không có bảo đảm. Mặc dù pháp luật về bảo lãnh ngân hàng không quy định về quy trình thực hiện bảo lãnh ngân hàng, nhƣng có thể thấy thông qua quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của Sacombank thì các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo lãnh đều đƣợc đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. 3.2.2.6. Mƣ́c phí bảo lãnh Phí bảo lãnh là số tiền Sacombank nhận đƣợc từ việc cung cấp dịch vu ̣ bảo lañ h cho khách hàng , thông thƣờng khoản phí này do bên đƣơ ̣c bảo lã nh trả . Tuy pháp luật quy định bên bảo lãnh thỏa thuận mức phí bảo lãnh đối với bên đƣợc bảo lãnh, nhƣng vì đóng vai trò là bên cung cấp dịch vụ nên dừng nhƣ sự thỏa thuận về mức phí với khách hàng đã mờ nhạt, nếu đồng ý với mức phí bảo lãnh trong bảng biểu phí thì ngân hàng sẽ cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Sacombank thu phí bảo lãnh khi thƣ̣c hiê ̣n nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h áp dụng theo biể u phí hiê ̣n hành c ủa Sacombank trong tƣ̀ng thời kỳ , Sacombank áp dụng mức phí bảo lãnh cho khách hàng phù hơ ̣p với chi phí thƣ̣c hiê ̣n bảo lañ h của Sacombank và mƣ́c đô ̣ rủi ro của nghiê ̣p vu ̣ này . Phí đã thu không đƣợc hoàn trả lại trong bất cứ trƣờng hơ ̣p nào. Phí phát hành bảo lãnh đƣợc tính từ ngày phát hành cho đến ngày hết hiệu lực của bảo lãnh đƣợc ghi trên cam kết bảo lãnh và đƣơ ̣c thu mô ̣t lầ n ngay khi thƣ̣ c hiê ̣n nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h . Trƣờng hơ ̣p phí bảo lañ h phải thu tƣ̀ 100 triê ̣u đồ ng/trở lên, Chi nhánh có thể cân nhắc thu phí theo định kỳ vào đầu mỗi kỳ trên cơ sở đảm bảo thu đủ phí. Trong tƣ̀ng trƣờng hơ ̣p bảo lañ h đố i ƣ́ ng, xác nhận bảo lãnh , đồ ng bảo lañ h , bảo lãnh cho nghĩa vụ liên đới hoặc trƣờng hơ ̣p đồ ng tiề n bảo lañ h là ngoa ̣i tê ̣ thì đề u có cách xác định phí bảo lãnh khác nhau. Phí bảo lãnh của Sacombank đƣợc chia làm 2 nhóm là bảo lãnh trong nƣớc và bảo lãnh nƣớc ngoài . Trong đó , Ngân hàng tin ́ h các phí liên quan đế n bảo lañ h nhƣ : phí phát hành thƣ bảo lãnh , phí tu chỉnh thƣ bảo lãnh , phí xác nhận thƣ bảo lãnh , phí phát hành thƣ bảo lãnh bằng 2 ngôn ngƣ̃, phí điện phí, phí thông báo,… Sacombank tiń h phí bảo lãnh theo phần trăm trên tháng (%/tháng) dƣ̣a trên số tiề n ký quỹ hoă ̣c quy đinh ̣ cu ̣ thể mƣ́c phí bảo lañ h thƣ̣c hiê ̣n hoă ̣c quy ƣớc mƣ́c phí tố i thiể u mà khách hàng phải thanh toán . Cụ thể với trƣờng hợp tính phí phát hành thƣ bảo lãnh dƣ̣a trên số tiề n ký quỹ sẽ có cách tin ́ h sau: Số tiề n ký quỹ hoă ̣c Phí phát hành = * tỷ lệ phần trăm * thời ha ̣n bảo lãnh thƣ bảo lãnh số tiề n chƣa ký quỹ Phí bảo lãnh là một trong những nguồn thu quan tro ̣ng của Sacombank trong nhóm doanh thu từ dịch vụ và góp phần đa dạng hóa cơ cấu doanh thu. Trong nhƣ̃ng năm gầ n đây, nguồ n thu này ngày càng đƣơ ̣c ngân hàng quan tâm bên ca ̣nh nguồ n thu tƣ̀ laĩ của hoa ̣t đô ̣ng cho vay . Phí phát hành bảo lãnh luôn là nguồn thu chủ yếu so với các hoạt động khác từ hoạt động bảo lãnh. Trong năm 2013, Sacombank mô ̣t lầ n nƣ̃a thay đổ i biể u phí bảo lañ h cho khách hàng và có hiệu lực từ ngày 18/3/2013 ( biể u phí chƣa bao gồ m VAT ), cụ thể qua bảng biể u phí sau:  Bảng 3.2: Bảng biểu phí hiện hành dịch vụ bảo lãnh của Sacombank KÊNH GIAO DICH ̣ TẠI QUẦY TÊN PHÍ VNĐ Ngoại tệ (USD/EUR) và vàng Bảo Lãnh Trong Nƣớc Phát hành thƣ bảo lañ h dƣ̣ thầ u 0.04%/tháng Tính trên số tiền ký quỹ - Min 150,000 Tính trên số tiền chƣa ký quỹ -Đảm bảo bằ ng tiề n gƣ̉i STB 0.06%/tháng - Min 150,000 -Đảm bảo bằ ng tài sản khác 0.12%/tháng - Min 150,000 -Tín chấp 0.16%/tháng - Min 500,000 Phát hành các loại thƣ Tính trên số tiền ký quỹ 0.06%/tháng Min 200,000 - bảo lãnh khác Tính trên số tiền chƣa ký quỹ -Đảm bảo bằ ng tiề n gƣ̉i STB 0.08%/tháng - Min 250,000 -Đảm bảo bằ ng tài sản khác 0.15%/tháng - Min 250,000 -Tín chấp 0.25%/tháng- - Min 500,000- Tăng tiề n/ tăng thời hạn bảo lãnh Nhƣ phát hành thƣ bảo lañ h - Tu chỉnh khác 200,000 lầ n - Phát hành thƣ bảo lãnh bằng 2 ngôn ngƣ̃( Viê ̣t+Anh) Nhƣ phát hành thƣ bảo lañ h +100,000 - Xác nhận thƣ bảo lãnh 0.3%/quý - Tu chin ̉ h thƣ bảo lãnh Min 300,000 Phát hành thƣ bảo lãnh theo mẫu của khách hàng đƣơ ̣c STB chấ p nhâ ̣n Nhƣ phát hành thƣ bảo lañ h + 200,000 - - Bằ ng phí phát hành thƣ bảo lãnh trong nƣớc của loại hình tƣơng ứng+ 0.01%/tháng Bảo Lãnh Nƣớc Ngoài Phát hành thƣ bảo lãnh Min 20 USD Tăng tiề n/tăng thời ha ̣n bảo lañ h - Tu chin̉ h khác - Tu chỉnh Nhƣ phát hành thƣ bảo lañ h 10 USD Phát hành - 20 USD Tu chỉnh - 10 USD Điê ̣n phí trong nƣơ ̣c chiụ - 05 USD Điê ̣n phí ngoài nƣớc chiụ - 25 USD Thông báo thƣ bảo lañ h - 10 USD Thông báo tu chỉnh thƣ bảo lañ h - 05 USD Phí hủy bảo lãnh do Sacombank phát hành - 10 USD Phí thông báo hủy bảo lãnh của NHNN - 10 USD Phí thông báo điện theo yêu cầu của NHNN - 10USD Điê ̣n phí Thông báo (Nguồ n: Ngân hàng Thương mại cổ phầ n Sài Gòn Thương Tín) Viê ̣c thay đổ i biể u phí này cho thấ y Sacombank đã mở rô ̣ng pha ̣m vi bảo lañ h ra nƣớc ngoài , so với bảng biể u phí trƣớc đó (34) , đồ ng thời với cách tin ́ h phí mới dƣ̣a trên số tiề n ký quỹ đố i với phát hành thƣ bảo lañ h sẽ thuâ ̣n lơ ̣i cho khách hàng có thể chọn một trong hai phƣơng thức và giảm độ rủi ro cho Ngân hàng khi phát hành thƣ bảo lãnh vì nếu tính phí trên số tiền chƣa ký quỹ thì khách hàng phải chịu cao hơn khi tính trên số tiền ký quỹ. Tuy nhiên, viê ̣c áp du ̣ng mƣ́c phí trên ta ̣o nên sƣ̣ cƣ́ng nhắ c làm giảm tin ́ h ca ̣nh tranh của Ngân hàng vì không phân biê ̣t khách hàng chỉ phân biê ̣t ký quỹ hay chƣa ký quỹ. Sacombank chƣa có biể u phí ƣu đaĩ cho nhƣ̃ng khách hàng đă ̣c biê ̣t hoă ̣c khách hàng truyền thống. Điề u này chƣ́ng tỏ Ngân hàng chƣa ma ̣nh da ̣n tƣ̣ chủ thoát ra ngoài khuôn mẫu để khuyế n khić h phát triể n liñ h vƣ̣c này thông qua chính sách về phí. 3.2.2.7. Thời ha ̣n bảo lãnh Khách hàng và Sacombank thỏa thuận về thời hạn bảo lãnh phù hợp với nhu cầ u của khách hàng căn cƣ́ vào hồ sơ , tài liệu liên quan đến mục đích bảo lãnh . Thông (34) Biể u phí dich ̣ vu ̣ giao dich ̣ ta ̣i quầ y, Ban hành kèm theo Quyế t đinh ̣ số 424/2012/NVQĐ- NHĐA- KHCN ngày 16/5/2012 của Tổng Giám đốc thƣờng thời ha ̣n bảo lãnh đƣợc xác định căn cứ vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh của khách hàng với bên nhận bảo lãnh. Theo Quyế t đinh ̣ số 1163/2013/QĐ-KHDN-KHCN ngày 12/4/2013 quyế t đinh ̣ của Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Sài G òn Thƣơng tín về việc ban hành sản phẩm bảo lãnh quy định thời hạn tối đa từng loại bảo lãnh nhƣ sau:: - Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh tiền tạm ứng: tố i đa 12 tháng. - Bảo lãnh thanh toán: tố i đa 13 tháng. - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: tố i đa 24 tháng - Bảo lãnh bảo hành: tố i đa 36 tháng. Viê ̣c quy đinh ̣ thời ha ̣n bảo lañ h tố i đa trên của Sacombank tùy thuô ̣c vào đă ̣c điể m của tƣ̀ng đố i tƣơ ̣ng đƣơ ̣c bảo lañ h , chẳ ng ha ̣n thời ha ̣n bả o hành sản phẩ m thông thƣờng là 3 năm do đó kéo theo thời ha ̣n bảo lañ h tố i đa cho b ảo lãnh bảo hành là 3 năm, điề u này thể hiê ̣n tiń h phù hơ ̣p , thời gian tố i đa của bảo lañ h đủ để khách hàng đảm bảo nghiã vu ̣ . Bên ca ̣nh đó, viê ̣c quy đinh ̣ thời ha ̣n tố i đa góp phầ n ha ̣n chế rủi ro trong viê ̣c bảo lañ h cho Ngân hàng , vì nếu thời gian bảo lãnh quá lâu các điều kiện của khách hàng đƣợc bảo lãnh về khả năng thực hiện nghĩa vụ trong các quan hệ bảo lãnh có thể sẽ giảm xuống theo thời gian so với thời gian lúc Ngân hàng thẩ m đinh ̣ rủi ro đồ ng ý bảo lañ h. Trƣờng hơ ̣p cầ n phát hành cam kế t bảo lañ h có thời ha ̣n vƣơ ̣t quy đinh , ̣ trên Chi nhánh triǹ h về Giám đố c khu vƣ̣c để đƣơ ̣c phê duyê ̣t. Giống nhƣ quy định của pháp luật, Sacombank xác đinh ̣ thời ha ̣n bảo lañ h tƣ̀ ngày phát hành bảo lãnh hoặc khi bảo lãnh có hiệu lực theo thỏa thuận của Sacombank với các bên có liên quan cho đế n thời điể m hế t hiê ̣u lƣ̣c của bảo lañ h ghi trong cam kế t bảo lañ h. Thời điể m hế t hiê ̣u lƣ̣c của bảo lañ h trong cam kế t bảo lañ h phải đƣợc thể hiện bằ ng m ột ngày cụ thể trên cam kết bảo lãnh (ngoại trừ bảo lãnh thuế việc chấm dứt hiê ̣u lƣ̣c của bảo lañ h bằ ng 1 sƣ̣ kiê ̣n do tin ). ́ h đă ̣c thù của loa ̣i hin ̀ h bảo lañ h này Trong trƣờng hơ ̣p cam kế t bảo lañ h không ghi cu ̣ thể thời điể m hế t hiê ̣u lƣ̣c của bảo lãnh thì thời điểm hết hiệu lực của bảo lãnh đƣợc xác đinh ̣ ta ̣i thời điể m nghiã vu ̣ bảo lãnh hết hiệu lực theo những trƣờng hợp chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh theo quy chế. Tuân thủ theo quy đinh ̣ của Ngân hàng Nhà nƣớc quy đinh ̣ liên quan đế n thời hạn bảo lãnh , trong trƣờng hơ ̣p ng ày hết hiệu lực của cam kết trùng vào ngày nghĩ , ngày lễ, tế t, thì ngày hết hiệu lực của các cam kết bảo lãnh do Sacombank phát hành sẽ đƣợc chuyển sang ngày tiếp theo. 3.2.3.8. Biêṇ pháp bảo đảm Để đảm bảo cho hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h của Sacombank có tính an toàn và đáp ứng các điề u kiê ̣n khác nhau của khách hàng . Sacombank đề ra nhiề u biê ̣n pháp bảo đảm khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của khách hàng hoặc có thể để khách hàng lựa chọn. Cụ thể khi thƣ̣c hiê ̣n nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h Chi nhánh áp du ̣ng các biê ̣n pháp bảo đảm sau : ký quỹ đầy đủ (100% giá trị b ảo lãnh ) tại Sacombank , bảo lãnh đầy đủ (100% giá trị bảo lãnh ) của tổ chức tín dụng khác đƣợ c Sacombank chấ p thuâ ̣n , bảo đảm bằ ng các loại tài sản bảo đảm , hoă ̣c bằng các hình thức bảo đảm không đầy đủ . Trong một số trƣờng hợp Sacombank dựa trên trị giá tài sản bảo đảm để làm căn cứ quy định tỉ lệ cấp bảo lãnh tối đa. Từ những quy định trên của Sacombank ta thấy Ngân hàng thực hiện những quy định của luật xác lập biện pháp bảo đảm cho toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ hoàn lại của khách hàng đối với ngân hàng, theo đó tỷ lệ bảo đảm mà khách hàng phải bảo đảm tƣơng ứng với trị giá bảo lãnh do Ngân hàng phát hành, việc này nhằm đảm bảo giảm độ rủi ro cho việc phát hành bảo lãnh của Ngân hàng. 3.2.3. Đánh giá thƣ̣c tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng bảo lãnh ta ̣i Sacombank (2010-2012) qua 3 năm 3.2.3.1. Đánh giá chung hoa ̣t đô ̣ng bảo lãnh ta ̣i Sacombank Hiê ̣n nay, hoạt động bảo lãnh đã trở thành một trong những dịch vụ quan trọng và phát triển ở Sacombank . Bên ca ̣nh đó chấ t lƣơ ̣ng của nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h ngày càng đƣợc cải thiện và nâng cao rất nhiều . Hoạt động bảo lãnh đạt hiệu quả không chỉ tăng uy tín , sƣ́c ca ̣nh tranh củ a Sacombanktrên thi ̣trƣờng , mà còn tác động đến hoạt đô ̣ng kinh doanh khác của Ngân hàng . Để đánh giá tin ̀ h hin ̀ h họat động bảo lãnh tại Ngân hàng cầ n dƣ̣a trên mô ṭ số tiêu chí sau:  Doanh số bảo lãnh Doanh số bảo lañ h là tổ ng giá tri ̣các khoản bảo lañ h phát sinh trong năm . Đây là một tro ng số các tiêu chí đinh ̣ tính , thông qua doanh số bảo lañ h có thể phản ánh tình hình hoạt động bảo lãnh của ngân hàng , nế u doanh số bảo lañ h tăng lên qua các năm đề u này chƣ́ng tỏ dich ̣ vu ̣ bảo lañ h của ngân hàng đang đƣơ ̣c phát triể n . Với sƣ̣ điề u chin̉ h của các văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t , cùng với sự nỗ lực phấ n đấu của toàn thể cán bộ nhân viên , qua 3 năm (2010-2012) hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng đạt đƣợc doanh số bảo lañ h của tƣ̀ng các loa ̣i hình bảo lañ h theo bản phân tić h thố ng kê dƣới đây:  Bảng 3.3: Bảng doanh số bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh trong 3 năm (2010- 2012) Đơn vi ̣: triê ̣u đồ ng CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiề n Tỷ trọng Số tiề n (%) Bảo lãnh vay vốn Tỷ Số tiề n trọng Tỷ trọng (%) (%) 17.626 0.2 35.700 0.4 350.743 3.2 1.102.374 15.4 1.484.786 17.9 1.838.826 16.7 Bảo lãnh thực hiện hợp đồ ng 409.798 5.7 374.344 4.5 377.124 3.4 Bảo lãnh dự thầu 96.006 1.3 99.688 1.2 132.732 1.2 5.161.190 72.1 5.694.112 68.5 7.200.751 65.5 368.951 5.3 619.638 7.5 1.087.277 10 Bảo lãnh thanh toán Bảo lãnh trong nghiệp vụ tín dụng chứng từ Các loại bảo lãnh khác Tổ ng cô ̣ng (35) 7.156.545 100,0 8.308.268 100,0 10.987.453 100,0 (Nguồ n: Báo cáo thường niên của Sacombank) Qua bảng trên ta thấ y doanh số bảo lañ h của Sacombank không ngƣ̀ng tăng trƣởng ma ̣nh qua các năm ở các loa ̣i hình bảo lañ h . Tăng trƣởng nhanh nhấ t ở loa ̣i hình bảo lãnh vay vốn năm 2011 doanh số bảo lañ h chỉ ở mƣ́c 35.700 triê ̣u đồ ng nhƣng đế n năm 2012 tăng trƣởng đáng kể đa ̣t đế n 350.743 triê ̣u đồ ng, do giá trị của mỗi hơ ̣p đồ ng vay vố n lớn có thể lên đế n vài trăm triê ̣u đồ ng , do đó số tiề n bảo lañ h của Ngân hàng cũng tăng , thêm vào đó với sƣ̣ khó khăn của nề n kinh tế ảnh hƣởng tới các lĩnh vực đòi hỏi có nhu cầu vay vốn của các chủ thể kéo theo yêu cầu đƣợc bảo lãnh để vay vốn , vì thế do anh số bảo lañ h đố i với bảo lañ h vay vố n cũng tăng theo , mƣ́c tăng trƣởng vƣơ ̣t bâ ̣c này cho thấ y tin ́ hiê ̣u khả quan trong loa ̣i hin ̀ h bảo lañ h vay vố n của Sacombank . Đối với bảo lãnh thƣ̣c hiê ̣n hơ ̣p đồ ng tuy doanh số bảo lañ h tƣ̀ năm 2010- 2011 có giảm xuống 374.344 triê ̣u đồ ng , nhƣng đế n năm 2012 đã tăng trƣởng phu ̣c hồ i la ̣i ở mƣ́c 377.124 triê ̣u đồ ng. Cùng với đó , các loại bảo dự thầu , bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh trong nghiệp vụ tín dụng chứng t ừ và các loại bảo lãnh khác tăng trƣởng ổ n đinh ̣ tƣ̀ năm 2010 đến năm 2012, điề u này phù hơ ̣p với chính sách phát triể n ổ n đinh. ̣ Đơn vi ̣: % (35) Các loại bảo lãnh khác là các loại bảolãnh ngoài bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hơ ̣p đồ ng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh trong nghiệp vụ tín dụng chứng từ. 0.2 5.3 3.2 10 15.4 1.3 16.7 5.7 3.4 1.2 72.1 65.5 Năm 2010  Chú thích : Năm 2012 Bảo lãnh vay vốn Bảo lãnh thanh toán Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Bảo lãnh dự thầu Bảo lãnh trong nghiệp vụ thƣ tín dụng chứng từ Các loại bảo lãnh khác Biể u đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấ u các loa ̣i bảo lãnh Tuy nhiên, khi nhìn vào biể u đồ cơ cấ u các loa ̣i bảo lañ h , nế u xét sự tăng trƣởng trong nhóm các loa ̣i hiǹ h bảo lañ h th ì bảo lãnh trong nghiệp vụ thƣ tín dụng chƣ́ng tƣ̀ là loại bảo lãnh đƣợc thực hiện nhiề u nhấ t chiế m tỷ tro ̣ng hơn ½ biể u đồ cơ cấ u các loa ̣i bảo lã nh năm 2010 cụ thể chiếm 72,1% , tuy nhiên đế n năm 2012 có sự đổ i chiề u đô ̣t ngô ̣t suy giảm tỷ trọng nhƣng không đáng kể ở mƣ́ c 65,5 %, sỡ di ̃ đây là loại bảo lãnh chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm các loại hình bảo lãnh là do hầu hết Sacombank bảo lañ h ở loa ̣i hình cho các hơ ̣p đồ ng xuấ t khẩ u , nhâ ̣p khẩ u các giá tri ̣ của hợp đồng này khá cao nên kéo theo số tiền bảo lãnh cũng lớn . Tiế p theo , loại hình bảo lãnh chiếm tỷ trọng cao là bảo lãnh thanh toán , đa ̣t mƣ́c 15,4 % năm 2010 và 16,7 % năm 2012. Bảo lãnh dự th ầu giao động ổn định ở mức 1,2% trong 3 năm 2010-2012, trong khi đó bảo lãnh thực hiện hợp đồng có biến động giảm dần. Các loại bảo lãnh khác có xu hƣớng t ăng trƣởng năm 2010 chiế m 5,3% nhƣng đế n năm 2012 tăng tới 10% , điề u này chƣ́ng tỏ cơ cấ u bảo lañ h của Sacombank đa da ̣ng hơn qua các năm . Với sƣ̣ thay đổ i tăng , giảm tỷ trọng của các loạ i bảo lañ h trong nhóm loại hình bảo lãnh qua các năm có thể thấy nhu cầu bảo lãnh của khách hàng thay đổi liên tu ̣c và đa da ̣ng. Nhìn chung, doanh số bảo lañ h của ngân hàng tăng trƣởng qua các mố c thời gian, đều này cho thấ y hoạt động bảo lãnh của Sacombank ngày càng đƣợc chú trọng phát triển. Đồng thời, doanh số bảo lañ h tăng cũng thể hiê ̣n sƣ̣ cố gắ ng cũng nhƣ kinh nghiê ̣m của các cán bộ nhân viên Sacombank trong hoạt động bảo lãnh . Bên ca ̣nh đó, cũng do Ngân hàng đã tiến hành các chính sách hữu hiệu nên thúc đẩy doanh số bảo lãnh phát triển nhƣ : nhƣ̃ng đổ i mới trong công tác quản lý điề u hành , mở rô ̣ng ma ̣ng lƣới, tăng cƣờng công tác tiế p thi ,̣ chú trọng khâu ti ếp xúc khách hàng , nâng cao chấ t lƣơ ̣ng sản phẩ m dich ̣ vu ̣ bảo lañ h phù hợp với nhu cầu khách hàng . Bên ca ̣nh đó , Ngân hàng còn thƣờng xuyên bám sát và thƣ̣c hiê ̣n chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc .  Doanh thu tƣ̀ hoa ̣t đô ̣ng bảo lãnh Để đánh giá hiê ̣u quả của hoạt động bảo lãnh Sacombank ngoài đánh giá sự phát triển theo doanh số thì còn phải kể đến việc đánh giá doanh thu của ngân hàng từ hoạt động bảo lãnh . Doanh thu của hoạt động bảo lãnh là một trong các chỉ tiêu quan trọng trong doanh thu tƣ̀ hoa ̣t đô ̣ng dich ̣ vu ̣ , có tính chất đánh giá bao trùm hơn cả trong các tiêu chí đinh ̣ lƣơ ̣ng . Nó phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động bảo lãnh . Nguồ n thu này đƣơ ̣c tính tƣ̀ phí mà khách hàng sƣ̉ du ̣ng dich ̣ vu ̣ trả cho ngân hàng khi thƣ̣c hiê ̣n nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h . Bên ca ̣nh viê ̣c phản ánh tình hình hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h của ngân hàng, chỉ tiêu này còn thể hiện chính sách phí của ngân hàng . Cụ thể trong 3 năm doanh thu tƣ̀ hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h của ngân hàng thể hiê ̣n qua bảng sau:  Bảng 3.6: Bảng doanh thu tƣ̀ ho ̣at đô ̣ng bảo lã nh (Đơn vi ̣: triê ̣u đồ ng) CHỈ TIÊU (1).Doanh thu tƣ̀ hoa ̣t đô ̣ng bảo lãnh (2).Doanh thu tƣ̀ hoa ̣t đô ̣ng dich ̣ vu ̣ khác Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 106.293 149.510 110.799 1.329.824 1.142.790 1.574.791 - Dịch vụ thanh toán 573.819 697.261 411.071 - Dịch vụ ngân quỹ 151.593 131.736 120.255 - Dịch vụ liên quan đến hoạt đô ̣ng chƣ́ng khoán 161.534 55.119 - - Hoạt động cho thuê 58.871 46.383 131.208 - Các dịch vụ khác 429.061 605.581 518.967 1.436.117 1.292.300 1.685.590 Tỷ trọng (1)/(2) % 7,9 11,6 7,0 Tỷ trọng (1)/(3) % 7,4 8,6 8,9 (3).Tổ ng doanh thu tƣ̀ hoa ̣t đô ̣ng dich ̣ vu ̣ (Nguồ n: Báo cáo thường niên của Sacombank) Tuy hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h còn khá mới mẻ so với các loại hình dịch vụ khác của Saombank, nhƣng cũng đã đóng góp mô ̣t phầ n không nhỏ vào tổ ng doanh thu dich ̣ vu ̣ năm 2012 chiế m 8,9% trong tổ ng doanh thu tƣ̀ hoa ̣t đô ̣ng dich ̣ vu ̣ , nhìn vào số liệu tỷ trọng doanh thu bảo lãnh trong tổng doanh thu hoạt động dịch vụ có thể thấy doanh thu bảo lañ h ngày càng tăng tƣ̀ mƣ́c 7,4% năm 2010 tăng lên tớ i 8,9 % năm 2012. Năm 2010, doanh thu tƣ̀ hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h đa ̣t 106.293 triê ̣u đồ ng, năm 2011 đa ̣t 149.510 triê ̣u đồ ng, tăng 43.217 triê ̣u đồ ng tƣơng ƣ́ng tăng gầ n phân nƣ̃a so với cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên đế n năm 2012 doanh số bảo lañ h giảm còn 110.799 triê ̣u đồ ng do trong năm 2012 Sacombank thay đổ i biể u phí có mƣ́c phí ƣu đãi hơn, đó là lí do vì sao doanh số bảo lañ h trong năm 2012 tăng so với năm trƣớc nhƣng doanh thu bảo lãnh trong năm 2012 lại giảm . Tuy nhiên qua 3 năm thì doanh thu bảo lañ h của ngân hàng cũng thể hiê ̣n sƣ̣ tăng trƣởng , đa ̣t đƣơ ̣c nhƣ̃ng thành tƣ̣u này nhờ sƣ̣ nỗ lƣ̣c của ngân hàng và chất lƣợng bảo lãnh ngày đƣợc chú trọng. Doanh thu tƣ̀ các hoa ̣t đô ̣ng dich ̣ vu ̣ khác có chiều hƣớng giảm ở mức1.142.790 triê ̣u đồ ng so với năm 2010, sau đó la ̣i tăng đế n 1.574.791 triê ̣u đồ ng ở năm 2012 vì vâ ̣y ảnh hƣởng đế n tỷ tro ̣ng của doanh thu hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h so với doanh thu tƣ̀ các hoạt động dịch vụ k hác cũng tăng đến 11,6% rồ i giảm còn 7,0% năm 2012. Điề u này chƣ́ng tỏ tỷ trọng doanh thu từ bảo lãnh so với doanh thu tƣ̀ các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng còn chiếm tỷ trọng thấp . Do đó Ngân hàng cầ n có nhƣ̃ng chí nh sách tăng nguồn thu từ hoạt động bảo lãnh cùng với nguồn thu từ các dịch vụ khác .  Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh Bên ca ̣nh đó , để đánh giá hoạt động bảo lãnh của Sacombank còn phải kể đến đánh giá rủi ro mà ngân hàng phải chiụ trong quá trin ̀ h thƣ̣c hiê ̣n bảo lañ h cho khách hàng. Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh đƣợc hiểu là khả năng xảy ra lỗ hoặc lợi nhuận bị giảm sút, xuấ t phát tƣ̀ nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài của Ngân hàng trong quá trình bảo lãnh . Dƣ̣a vào mƣ́c đô ̣ rủi ro có thể đánh giá đƣơ ̣c hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h của ngân hàng có hiệu qu ả không.Phân chia theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng đƣợc bảo lãnh ta có bảng phân tích mức độ tập trung rủi ro trong hoạt động bảo lãnh của ngân hàng nhƣ sau:  Bảng 3.5: Bảng mức độ tập trung rủi ro theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng (Đơn vi ̣: triê ̣u đồ ng) Ngành nghề kinh doanh Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổ chƣ́c tài chính & Nhà nƣớc - 1.856 - 2.257.364 349.317 429.383 3.320 433 - Bán buôn & bán lẻ 506.881 260.399 1.063.311 Khu vƣc̣ công 51.680 48.115 65.320 Xây dƣṇ g 85.900 316.497 472.585 Nông nghiêp̣ & Lâm nghiêp̣ 84.828 101.347 149.194 Ngành nghề khác 596.799 1.536.162 1.606.909 Sản xuất Bấ t đô ̣ng sản (Nguồ n: Báo cáo thường niên của Sacombank) Dƣ̣a vào bảng trên ta thấ y , số tiề n bảo lañ h chiụ rủi ro tâ ̣p trung ở hầ u hế t các ngành nghề của khách hàng tham gia bảo lãnh với mức độ khác nhau qua từng năm . Trong năm 2010, nhóm ngành nghề có mức độ tập trung rủi ro t hấ p nhấ t là nhóm tổ chƣ́c tài chiń h & Nhà nƣớc, đến năm 2011 có sự thay đổi sang nhóm khách hàng kinh doanh bất động sản . Với năm 2012, Sacombank đã có thay đổi tích cực trong công tác quản lý rủi ro thông qua viê ̣c có 02 nhóm không xảy ra rủi ro nào đó là nhóm tổ chƣ́c tài chiń h & Nhà nƣớc với nhóm bất động sản, nguyên nhân là trong giai đoa ̣n này tiǹ h hiǹ h kinh tế khó khăn ảnh hƣởng nhiề u đế n các mảng tài chin ́ h ngân hàng cũng nhƣ kinh doanh bấ t đô ̣ng sản vì thế Sacombank thắ t chă ̣t công tác thẩ m đinh ̣ bảo lañ h khi khách hàng thuô ̣c 02 nhóm ngành nghề nên dẫn đến kết quả khả thi trên với số tiề n rủi ro bằ ng 0. Trong khi đó nhóm các ngành nghề là nhóm ngành ngh ề khác luôn có mƣ́c đô ̣ tâ ̣p trung rủi ro cao nhấ t ở năm 2011 (1.536.162 triê ̣u đồ ng) và năm 2012 (1.606.909 triê ̣u đồ ng ), điề u này thể hiê ̣n sƣ̣ dich ̣ chuyể n mƣ́c rủi ro cao trong các nhóm ngành nghề so vớ i năm 2010 vì trong năm này nhóm sản xuất là nhóm có rủi ro cao nhất với số tiề n 2.257.364 triê ̣u đồ ng. Sở di ̃ nhóm ngành nghề khác có mức độ tập trung rủi ro cao nhấ t là do tâ ̣p trung tấ t cả ngành nghề đa da ̣ng của khách hàng mà Sacombank bảo lãnh. Tiế p theo nhóm có mƣ́c đô ̣ rủi ro cao là nhóm khách hàng với ngành nghề bán buôn và bán lẻ ở mƣ́c 1.063.311 triê ̣u đồ ng. Cụ thể với biểu đồ sau, ta sẽ thấ y sƣ̣ tăng giảm mƣ́c đô ̣ tâ ̣p trung rủi ro của các nhóm ngành nghề từ năm 2010- 2012. Đơn vị : triệu đồng 1000000 10000 100 1 Năm 2010 Chú thích: Năm 2011 Năm 2012 Tổ chƣ́c tài chính & Nhà nƣớc Sản xuất Bấ t đô ̣ng sản Bán buôn & bán lẻ Khu vƣ̣c công Xây dƣ̣ng Nông nghiê ̣p & Lâm nghiê ̣p Ngành nghề khác  Biểu đồ 3.2 : Biểu đồ thể hiện mức độ tập trung rủi ro theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng Nhìn vào biể u đồ trên ta thấ y có 03 nhóm ngành nghề của khách hàng đƣợc Sacombank bảo lañ h có mƣ́c đô ̣ tâ ̣p trung rủi ro gi ảm dần qua 3 năm đó . Đầu tiên , nhóm thể hiện tính hiệu khả quan trong việc giảm mạnh độ rủi ro là nhóm ngành nghề sản xuất, với năm 2010 có độ rủi ro cao nhất trong nhóm các ngành nghề nhƣng đến năm 2012 thì giảm mạnh xuống ở mƣ́c gầ n nhƣ thấ p nhấ t với số tiề n là 429.383 triê ̣u đồ ng trong thời điể m đó . Tiế p theo là nhóm ngành nghề bấ t đô ̣ng sản , dù năm 2010 đã ở mức có độ rủi ro thấp trong nhóm với số tiền 3.320 triê ̣u đồ ng nhƣng đế n năm 2012 đã không còn xảy ra rủi ro . Điề u này chƣ́ng tỏ đây là nhóm ngành nghề đƣơ ̣c Sacombank chú tro ̣ng công tác quản lý rủi ro nhấ t vì đă ̣c tin ́ h nhóm ngành nghề này có nhiều biến động. Kế tiế p, nhóm ngành nghề tổ chức tài chính & Nhà nƣớc, tuy năm 2011 đô ̣ rủi ro tăng đô ̣t ngô ̣t tƣ̀ mƣ́c bằ ng 0 năm 2010 tăng lên 1.856 triê ̣u đồ ng nhƣng đến năm 2012 đã khố ng chế la ̣i mƣ́c đô ̣ tâ ̣p trung rủi ro với kế t quả là không xảy ra rủi ro ở nhóm ngành nghề này. Bên ca ̣nh đó , nhóm ngành nghề xây dƣ̣ng, nông nghiê ̣p & nông nghiê ̣p và các ngành nghề khác đang có dấu hiệu bá o đô ̣ng rủi ro vì mức độ tập trung rủi ro tăng liên tu ̣c qua các năm. Cụ thể, với số tiề n rủi ro năm 2010 là 85.900 triê ̣u đồ ng tiế p tu ̣c tăng 316.497 triê ̣u đồ ng (năm 2011) và đến năm 2012 thì ở mức 472.585. Kế tiế p là nhóm nông nghiệp và lâm nghiệp từ mức 84.828 triê ̣u đồ ng năm 2010 tăng dầ n qua các năm, đến mức 149.194 triê ̣u đồ ng năm 2012.Đặc biệt , đố i với nhóm các ngành nghề khác , đâ ̣y là nhóm có mƣ́c đô ̣ rủi ro gầ n nhƣ là cao nhấ t qua các năm , thêm vào đó mƣ́c đô ̣ tâ ̣p trung rủi ro vẫn cƣ́ tăng liên tu ̣c , tƣ̀ mƣ́c 596.799 triê ̣u đồ ng năm 2010 tăng lên 1.606.909 triê ̣u đồ ng. Qua đó , Sacombank cầ n chú ý trong công tác cảnh báo rủi ro đố i với nhóm ngành nghề khu vƣ̣c công và xây dƣ̣ng tuy mƣ́c đô ̣ rủi ro tăng lên không cao nhƣng nế u không ngăn chă ̣n mƣ́c tâ ̣p trung rủi ro ở 02 nhóm ngành này thì có thể gây ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng , đă ̣c biê ̣t với nhóm các ngành nghề khác. Còn với các ngành nghề còn lại , nhóm bán buôn & bán lẻ cùng với nhóm khu vƣ̣c công có đô ̣ r ủi ro giao động theo quy trình tăng - giảm – tăng trong 3 năm 20102011-2012. Qua nhƣ̃ng phân tích thông qua các biểu bảng trên về tình hình hoạt động bảo lãnh của Sacombank trong 03 năm (2010- 2012), ta thấ y hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h củ a Sacombank ngày càng có hiệu quả doa nh số bảo lañ h và doanh thu tƣ̀ hoa ̣t đô ̣ng bảo lãnh tăng liên tu ̣c qua các năm . Doanh thu tƣ̀ hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h góp phầ n tăng doanh thu cho hoa ̣t đô ̣ng dich ̣ vu ̣ , tƣ̀ đó thúc đẩ y doanh thu chung cho Ngân hàng. Mƣ́c đô ̣ rủi ro xảy ra trong hoạt động bảo lãnh là điều không tránh khỏi đối với các tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh , Sacombank cũng vâ ̣y , tuy nhiên mƣ́c đô ̣ rủi ro trong quá trình thƣ̣c hiê ̣n bảo lã nh của Ngân hàng không cao so số tiề n bảo lañ h và doanh thu tƣ̀ hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h của Sacombank . Điề u này cho thấ y tin ́ h hiê ̣u tić h cƣ̣c trong hoạt động kinh doanh của Sacombank trong bối cảnh kinh tế khó khăn . Với kinh nghiệm phát triển hoạt động bảo lãnh trong nhiều năm Sacombank đã vận dụng những quy định của pháp luật liên quan đến bảo lãnh ngân hàng đáp ứng tình hình thực tiễn hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng mình trong việc phát hành các cam kết bảo lãnh chuẩn xác, chặt chẽ, đây chính là một trong những nguyên nhân góp phần ngăn chặn mức độ rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng cũng nhƣ thể hiện việc Sacombank chấp hành quy định của pháp luật. Song song đó , chấ t lƣơ ̣ng bảo lañ h của Sacombank ngày càng đƣợc chú trọng phát triển . Với danh mu ̣c sản phẩm, dịch vụ bảo lãnh cung cấ p cho khách hàng thể hiê ̣n sƣ̣ đa da ̣ng , điề u này thể hiê ̣n sƣ̣ quan tâm của Ngân hàng trong viê ̣c phát triể n hoạt động bảo lãnh để đáp ứng nhu cầ u đa da ̣ng của khách hàng . Thêm vào đó , Sacombank có ma ̣ng lƣới chi nhánh rô ̣ng khắ p ta ̣o điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i cho khách hàng cũng nhƣ Ngân hàng giao dịch bảo lãnh , đă ̣c biê ̣t là bảo lañ h nƣớc ngoài . Với kinh nghiê ̣m thƣ̣ c hiê ̣n nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h , Sacombank đã phát hành nhƣ̃ng cam kế t đam ̃ bảo tính chặt chẽ, góp phần hạn chế những rủi ro cho các bên tham gia bảo lãnh . Viê ̣c nâng cao chấ t lƣơ ̣ng bảo lañ h của Sacombank cho thấ y sƣ̣ linh hoa ̣t và đi ̣ nh hƣớng phát triển bền vững trong chính sách kinh doanh của Ngân hàng . Ngoài ra , bảo lãnh ngân hàng góp phần sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Sacombank. Với điề u kiê ̣n công nghê ̣, cơ sở vâ ̣t chấ t hiê ̣n đa ̣i sẵn có phu ̣c vu ̣ cho các hoạt động kinh doanh truyền thống cuả Ngân hàng , viê ̣c phát triể n bảo lañ h góp phầ n nâng cao hiê ̣u suấ t sƣ̉ du ̣ng nguồ n lƣ̣c hiê ̣n có của Ngân hàng . Bên ca ̣nh đó , Sacombank coi trong nguồ n lƣ̣c là con ngƣời , nên Ngân hàng l uôn hƣớng tới xây dƣ̣ng đô ̣i ngũ cán bô nhân viên chuyên nghiê ̣p trong phƣơng thƣ́c làm viê ̣c đế n cách phục vụ khách hàng. Với hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h cũng vâ ̣y, các cán bộ nhân viên thực hiện nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h đƣơ ̣c đào ta ̣o trƣởn g thành về cả năng lƣ̣c lý luâ ̣n và thƣ̣c tiễn . Cùng với đó, giƣ̃a các chi nhánh và phòng ban có liên quan ta ̣i Hô ̣i sở luôn có sƣ̣ phố i hơ ̣p và hỗ trơ ̣ lẫn nhau , cũng nhƣ giữa các chi nhánh thƣờng có sự trao đổi kinh nghiê ̣m tr ong hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h , góp phần tích cực trong việc quản lý rủi ro trong hoạt động này. 3.2.3.2. Nhƣ̃ng vấ n đề còn tồ n ta ̣i lãnh tại Sacombank và nguyên nhân trong hoa ̣t đô ̣ng bảo Bên ca ̣nh , nhƣ̃ng kế t quả đa ̣t đƣơ ̣c , hoạt động bảo lãnh của Sacombank cũng còn tồn tại những mặt hạn chế cần khắc phục do những nguyên nhân sau : Trƣớc hế t , Sacombank đang hoạt động bảo lãnh dƣới sự điều chỉnh của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành. So với trƣớc đây thì hệ thống các văn bản này có những thay đổi hợp lý hơn, tạo điều kiện hơn cho ngân hàng và các chủ thể tham gia bảo lãnh nhƣng nó chƣa thực sự mở ra hàng lang pháp lý an toàn và hiệu quả cho các bên, vì vậy trong một số trƣờng hợp ngân hàng và các bên tham gia bảo lãnh còn gặp khó khăn. Hơn nữa, giữa các văn bản quy phạm pháp luật vẫn chƣa có sự đồng bộ, điển hình nhƣ loại hình bảo lãnh nộp thuế đƣợc thừa nhận trong các văn bản quy phạm liên quan đến thuế, nhƣng trong các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đặc thù về bảo lãnh thì chƣa có quy định nào về cơ chế thực hiện loại hình này. Thứ hai, mă ̣c dù hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h của Sacombank phát triể n tuy nhiên có thể thấ y Sacombank vẫn chƣa khai thác hế t nhu cầ u thi ̣trƣờng về nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h , hoạt động còn mang tính thụ động , chờ đợi khách hàng , vì so với những h oạt động dịch vụ khác Saombank vẫn chƣa đẩy mạnh thực hiện các chính sách thu hút , tìm kiế m khách hàng trong hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h . Hơn nƣ̃a , nhƣ̃ng khoản bảo lañ h lớn của Ngân hàng tâ ̣p trung cho khách hàng truyề n thố ng . Điề u này tuy góp phần làm giảm thiể u rủi ro cho Ngân hàng nhƣng ha ̣n chế khả năng mở rô ̣ng và tim ̀ kiế m khách hàng . Đối tƣợng khách hàng là cá nhân có nhu cầu bảo lãnh chƣa đƣợc đẩy mạnh tiếp cận. Thứ ba, cũng nhƣ các ngân hàn g khách Sacombank phải đố i mă ̣t với sƣ̣ ca ̣nh tranh lớn tƣ̀ các ngân hàng khác , đòi hỏi Sacombank không ngƣ̀ng ca ̣nh tranh thu hút khách hàng, đa da ̣ng hóa sản phẩm bảo lãnh , đáp ƣ́ng tố t nhấ t các nhu cầ u của khách hàng. Không chỉ có Sacombank thực hiện hoạt động bảo lãnh mà còn có các tổ chức tín dụng khác ở Việt Nam đƣợc phép thực hiện bảo lãnh. Trong số đó có những ngân hàng đem lại cho khách hàng những sản phẩm bảo lãnh tốt với chính sách ƣu đãi, tạo điều kiện thuận lợi khi tham gia bảo lãnh, đây là những ngân hàng có thể cạnh tranh trong hoạt động bảo lãnh. Với sự cạnh tranh này khả năng sẽ tác động đến doanh số bảo lãnh của Saombank. Thƣ́ tƣ , hoạt động bảo lãnh của Sacombank bị hạn chế một phần phục thuộc vào yếu tố khách hàng. Trong một số trƣờng hợp năng lực tài chính của khách hàng còn hạn chế, hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng còn thấp, hoặc tình hình tài chính của khách hàng thay đổi theo so với thời gian thẩm định, điều này ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện nghĩa vụ với đối tác, từ đây dẫn đến rủi ro có thể xảy ra khi Sacombank tiến hành bảo lãnh. Ngoài ra, khách hàng chƣa hiểu rõ về tính năng , tiện ích của sản phẩm bảo lãnh do Ngân hàng cung ứng, tâm lý chung của khách hàng ngại các thủ tục trong quá trình bảo lãnh. Thứ năm, hiê ̣n ta ̣i cán bô ̣ thƣ̣c hiê ̣n nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h ở Sacombank còn thiế u , cán bộ tại chi nhánh đảm nhiệm luôn nghiệp vụ này . Do thiế u cán bô ̣ nên không phân đinh ̣ ra ̣ch ròi công viêc , nên cán bộ tín dụng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cũng chính là cán bộ thực hiện nghiệp vụ tín dụng nên đôi khi quá tải trong viê ̣c. Điề u này có thể ảnh hƣởng đến chất lƣợng phục vụ khách hàng , hơn nƣ̃a khiế n cán bô ̣ khó nắ m bắ t hế t bản chất của bảo lãnh vì bên cạnh là hoạt động cấp tín dụng , bảo lãnh còn là dịch vụ của ngân hàng. Thƣ́ sáu, mă ̣c dù Sacombank thƣ̣c hiê ̣n hoa ̣t đô ̣ng bảo lañ h theo quy trin ̀ h chă ̣t chẽ, tuy nhiên quy triǹ h này còn dựa trên quy trình cấp tín dụng chƣa có mô ̣t quy trin ̀ h riêng biê ̣t trong mô ̣t số trƣờng hơ ̣p cấ p bảo lañ h chỉ đơn thuầ n là thu phí , dẫn đế n mô ̣t số ha ̣n chế làm ảnh hƣởng đế n tiń h nhanh go ̣n trong nghiê ̣p vu ̣ bảo lañ h. Bên cạnh đó, quá trình thẩm định để cấp bảo lãnh trên thực tế còn nhiều bất câ ̣p, nhiề u khi còn sơ sài, làm theo hình thức, làm theo cảm tính không tính hết các rủi ro tiề m ẩ n . Thông tin về khách hàng ngân hàng nhận đƣợc trong công tác thẩm định chủ yếu do khách hàng cung cấp, đôi khi chất lƣợng của những thông tin này không cao ảnh hƣởng đến hiệu quả của quá trình thẩm định. Hơn nữa, trong một vài trƣờng hợp kết quả thẩm định của Ngân hàng không còn phù hợp môi trƣờng kinh doanh có nhiều thay đổi của khách hàng. Bên cạnh đó, công tác thẩm định còn dựa nhiều vào kinh nghiệm của cán bộ mà kinh nghiệm thì sẽ có sai sót. Với những khách hàng truyền thống có những gắn bó lâu dài với ngân hàng, nên nhiều trƣờng hợp chƣa thẩm định kỹ khoản khách hàng yêu cầu bảo lãnh. Ngoài ra, trong nhiều trƣờng hợp khi khách hàng đã nộp đầy đủ các tài liệu liên quan trong hồ sơ đề nghị bảo lãnh theo yêu cầu của nhƣng Ngân hàng chƣa chắc đƣợc rằng những giấy tờ có có đảm bảo tính chân thật không vì các thông tin này chủ yếu do khách hàng cung cấp. Thêm vào đó, việc trao đổi thông tin khách hàng giữa các ngân hàng còn hạn chế nên Sacombank khó có thể kiểm soát các thông tin này để ra quyết định cấp bảo lãnh. Hơn nữa, ngân hàng chƣa có chính sách bảo lãnh thu hút khách hàng . Điể n hình nhƣ cơ chế phí chƣa linh hoạt, áp dụng cứng nhắc cho tất cả khách hàng, chƣa có cơ chế phí ƣu đaĩ cho khách hàng thƣờng xuyên và khách hàng truyề n thố ng . Với những hạn chế trong hoạt động bảo lãnh tại Sacombank do nhiều nguyên nhân khách quan và nguyên nhân khách quan trên, đòi hỏi Ngân hàng có những chính sách phù hợp, cũng nhƣ có sự hỗ trợ về mặt pháp luật với cơ chế pháp lý hiệu quả hơn, nhằm khắc phục những tồn tại trên để hoạt động bảo lãnh đạt đƣợc kết quả tốt hơn, góp phần phát triển việc kinh doanh cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng. 3.3. Một số bất cập trong pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ảnh hƣởng đến hoạt động bảo lãnh của Sacombank. Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng có hiệu lực áp dụng từ ngày 02/12/2012. Sau nhiều thời gian áp dụng, Thông tƣ 28 đã góp phần chấn chỉnh việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại các ngân hàng. Tuy nhiên, Thông tƣ 28/2012/TT-NHNN vẫn tồn tại nhiều bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế về nghiệp vụ bảo lãnh. Trong luận văn này, ngƣời viết xin trình bày một số bất cập trong pháp luật phát sinh ảnh hƣởng đến giao dịch bảo lãnh tại Sacombank.  Về chủ thể tham gia bảo lãnh ngân hàng Bên bảo lãnh theo luật xác định chỉ có tổ chức, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, nhƣng trong khi đó ở loại hình đồng bảo lãnh luật có quy định tổ chức tín dụng nƣớc ngoài tham gia thực hiện bảo lãnh đóng vai trò là bên bảo lãnh. Với những quy định trên gây khó khăn trong việc xác định chủ thể tham gia đồng bảo lãnh với Sacombank. Ngoài ra, trên thực tế tổ chức có nhu cầu bảo lãnh không chỉ có tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài mà còn có các tổ chức khác, việc quy định thiếu của Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN ảnh hƣởng đến việc xác định khách hàng đƣợc bảo lãnh của Ngân hàng. Hơn nữa luật định bên đƣợc bảo lãnh là các chủ thể đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh là các chủ thể có quyền thụ hƣởng bảo lãnh do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phát hành. Quy định trên có vẻ chƣa hợp lý vì nhƣ đã trình bày tổ chức tín dụng nƣớc ngoài có thể thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.  Về xác định số dƣ bảo lãnh trong việc thực hiện quy định về giới hạn cấp tín dụng Theo quy định của luật số dƣ bảo lãnh là tổng số dƣ các cam kết bảo lãnh phát hành theo quy định các loại hình bảo lãnh ở các khoản quy định, thêm vào đó phát luật xác định số dƣ bảo lãnh bao gồm luôn 02 khoản quy định về hình thức của bảo lãnh ngân hàng, việc quy định thừa nhƣ vậy dẫn đến rối rắm cho Sacombank khi áp dụng luật để xác định số dƣ bảo lãnh để thực hiện quy định về giới hạn cấp tín dụng.  Sử dụng ngôn ngữ Hiện tại Sacombank thực hiện giao dịch bảo lãnh với nhiều chủ thể khác nhau, trong đó có cả ngƣời không cƣ trú. Nếu luật quy định các văn bản liên quan đến bảo lãnh ngôn ngữ sử dụng chủ đạo là tiếng Việt tạo nên khó khăn cho Ngân hàng trong việc thỏa thuận với khách hàng khi khách hàng hoặc các bên có liên quan tham gia bảo lãnh không sử dụng rõ tiếng Việt. Mặc dù pháp luật cho phép các bên có thể sử dụng thêm tiếng nƣớc ngoài nhƣng lại phủ nhận giá trị của văn bản tiếng nƣớc ngoài khi có cách hiểu khác nhau giữa văn bản tiếng Việt và tiếng nƣớc ngoài. Điều này đã thể hiện sự bất cập của pháp luật vì tạo sự bất bình đẳng cho chủ thể không rõ tiếng Việt khi thỏa thuận tham gia bảo lãnh cũng nhƣ hạn chế sự thỏa thuận của các bên trong giao dịch bảo lãnh, ảnh hƣởng đến hoạt động bảo lãnh của Sacombank khi chủ thể tham gia có tâm lý e ngại sử dụng dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng nếu không rõ về tiếng Việt.  Việc bảo đảm cho nghĩa vụ hoàn lại của bên đƣợc bảo lãnh với bên bảo lãnh Trong quan hệ bảo lãnh ở các loại hình bảo lãnh, đôi khi có sự tham gia của nhiều hơn 03 chủ thể cơ bản trong quan hệ bảo lãnh( bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên đƣợc bảo lãnh), do vậy trên thực tế việc thỏa thuận có áp dụng các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh hay không có sự tham gia của nhiều chủ thể. Điển hình nhƣ trong loại hình đồng bảo lãnh, vì ảnh hƣởng đến lợi ích của các thành viên đồng bảo lãnh khác. Nhƣng so với quy định của Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN thì việc áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm là do sự thỏa thuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và bên đƣợc bảo lãnh.  Hạch toán ghi nợ bằng đồng ngoại tệ Theo ghi nhận của pháp luật về bảo lãnh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài có thể hạch toán ghi nợ bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính thay. Tuy nhiên trong Thông tƣ số 37/2012/TTNHNN ngày 28/12/2012 quy định về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài chỉ có một số đối tƣợng đƣợc vay ngoại tệ. Nhƣ vậy, 02 quy định trên có mâu thuẫn gây khó khăn cho Sacombank trong việc hạch toán ghi nợ khi đối tƣợng đƣợc cho vay bắt buộc không thuộc đối tƣợng đƣợc vay bằng ngoại tệ.  Về nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và bên xác nhận bảo lãnh trong giao dịch bảo lãnh Trong xác nhận bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh chỉ có nghĩa vụ bảo lãnh cho nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, nếu pháp luật quy định việc thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành các cam kết bảo lãnh của bên đƣợc bảo lãnh trong thời hạn có hiệu lực của khoản bảo lãnh là nghĩa vụ của cả bên xác nhận bảo lãnh thì chƣa hợp lý, vì bên xác nhận chỉ chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ bảo lãnh của bảo lãnh không có trách nhiệm với nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh. Điều này tạo vấn đề cho Sacombank khi thực hiện xác nhận bảo lãnh. Hơn nữa , pháp luật ghi nhận phải kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành các cam kết bảo lãnh của bên đƣợc bảo lãnh thì hoàn toàn vô lý, do trong các hợp đồng phát sinh liên quan đến giao dịch bảo lãnh bên đƣợc bảo lãnh chỉ chấp hành hợp đồng bảo lãnh và hợp đồng chính giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, vì vậy nếu quy định nghĩa vụ theo dõi chấp hành cam kết bảo lãnh của bên đƣợc bảo lãnh thì sẽ làm ảnh hƣởng đến mục tiêu đề ra ban đầu là nâng cao trách nhiệm của bên thực hiện bảo lãnh từ đó tạo độ tin cậy cho bên nhận bảo lãnh và để bên bảo lãnh có thể tự bảo vệ lợi ích của mình trong giao dịch bảo lãnh. Bên cạnh đó, bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và bên xác nhận bảo lãnh có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm ( nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho bên đƣợc bảo lãnh khi thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh. Nhƣng khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh Sacombank không chỉ nhận tài sản bảo đảm và các giấy tờ liên quan từ bên đƣợc bảo lãnh mà còn từ tài sản bảo lãnh của ngƣời thứ ba để đảm bảo cho nghĩa vụ hoàn lại của bên đƣợc bảo lãnh, vì vậy nếu áp dụng quy định của luật sẽ ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của Sacombank đối với khách hàng và các bên liên quan trong giao dịch bảo lãnh.  Về điều kiện đối với bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh Hiện nay, pháp luật chƣa có điều khoản nào quy định điều kiện với bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh khi tham gia giao dịch bảo lãnh. Do đó cần phải quy định điều kiện với các chủ thể này tránh ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thực hiện bảo lãnh, cũng nhƣ Sacombank trong khi thực hiện bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh. 3.4. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo lãnh ngân hàng và nâng cao hiêụ quả hoa ̣t đô ̣ng bảo lãnh ta ̣i Sacombank 3.4.1. Một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam Một hành lang pháp lý hoàn thiện sẽ tạo điều kiện cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam phát triển và các chủ thể tham gia bảo lãnh ngân hàng sẽ đƣợc đảm bảo công bằng về quyền lợi, cũng nhƣ đƣợc pháp luật bảo vệ. Vì vậy, với những hạn chế còn tồn tại trong văn bản quy phạm pháp luật quy định về bảo lãnh đòi hỏi có văn bản quy phạm pháp luật mới ra đời sửa đổi, bổ sung văn bản trƣớc đó để đảm bảo hoạt động bảo lãnh ngân hàng diễn ra an toàn, hiệu quả.Văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung cần thể hiện đƣợc các nội dung giải quyết đƣợc những vƣớng mắc pháp lý hiện tại, cụ thể tập trung ở một số vấn đề sau:  Về chủ thể tham gia bảo lãnh Do hoạt động bảo lãnh ngoài sự tham gia của tổ chức tín dụng nƣớc ngoài, còn có sự tham gia của tổ chức tín dụng nƣớc ngoài với vai trò là bên bảo lãnh. Vì vậy, cần xem xét sửa đổi các quy định xác định chủ thể tham gia bảo lãnh theo hƣớng: - Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh; hoặc tổ chức tín dụng nước ngoài trong trường hợp tham gia đồng bảo lãnh. - Bên được bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân là người cư trú và tổ chức là người không cư trú được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh. - Bên nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân là người cư trú hoặc người không cư trú có quyền thụ hưởng bảo lãnh do bên bảo lãnh phát hành.  Xác định số dƣ bảo lãnh để thực hiện quy định về giới hạn cấp tín dụng Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN quy định thừa 02 khoản nhƣ trình bày phần trên khi xác định số dƣ bảo lãnh. Do đó cần loại bỏ 02 khoản quy định về hình thức bảo lãnh trong tính số dƣ bảo lãnh, để thuận lợi cho bên bảo lãnh thự hiện quy định về giới hạn cấp tín dụng  Sử dụng ngôn ngữ Việc pháp luật quy định các văn bản liên quan đến bảo lãnh dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ chủ đạo đã tạo nên sự bất cập. Cần điều chỉnh quy định theo hƣớng tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, cụ thể : Các bên liên quan được thỏa thuận sử dụng tiếng Việt hoặc một thứ tiếng nước ngoài trong các văn bản liên quan đến giao dịch bảo lãnh. Trường hợp sử dụng tiếng nước ngoài, các văn bản phải được dịch sang tiếng Việt đính kèm bản nước ngoài khi cơ quan quản lý yêu cầu. Trường hợp có sự khác nhau giữa văn bản tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì văn bản tiếng Việt sẽ làm căn cư pháp lý, nếu các bên liên quan không có thỏa thuận khác.  Bảo đảm cho nghĩa vụ hoàn lại của bên đƣợc bảo lãnh đối với bên bảo lãnh Với tiêu đề của điều luật “ Bảo đảm cho nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh” gây sự nhằm lẫn vì những nội dung bên trong điều luật thể hiện các quy định thực hiện biện pháp bảo đảm của bên đƣợc bảo lãnh với bên bảo lãnh, do đó cần sửa tiêu đề cho phù hợp với nội dung là “bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh”. Ngoài ra , nhƣ đã trình bày biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đƣợc thỏa thuận bởi nhiều chủ thể, nên pháp luật cần ghi nhận tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thỏa thuận với các bên có liên quan về việc có áp dụng biện pháp bảo đảm hay không áp dụng biện pháp bảo đảm, để đảm bảo quyền lợi của các chủ thể còn lại trong giao dịch bảo đảm.  Hạch toán ghi nợ bằng đồng ngoại tệ. Việc tồn tại mâu thuẫn về quy định giữa 02 văn bản nêu trên, đòi hỏi chỉnh sửa quy định trong Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN nhằm đảm bảo thực hiện thống nhất vấn đề cho vay bằng ngoại tệ khi bảo lãnh nhƣ sau: Trường hợp trả thay bằng ngoại tệ, sau khi thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán ghi nợ cho vay bắt buộc như sau: a) Hạch toán ghi nợ bằng loại ngoại tệ theo cam kết bảo lãnh, hoặc b) Hạch toán ghi nợ bằng đồng Việt Nam tương đương với giá trị ngoại tệ mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã trã nợ thay theo tỷ giá bán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài công bố tại thời điểm thanh toán trong trường hợp bên được bảo lãnh không thuộc đối tượng được cho vay bằng ngoại tệ theo quy định hiện hành.  Nghĩa vụ của bên bảo lãnh , bên bảo lãnh đối ứng và bên xác nhận bảo lãnh Khoản 2 và khoản 5 Điều 28 của Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN quy định một số nghĩa vụ nhƣ đã nêu chƣa phù hợp với bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và bên xác nhận, cũng nhƣ chƣa hợp lý với thực tiễn. Do đó cần phải sửa đổi các nội dung nhƣ sau: Bên bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng thực hiện theo dõi, giám sát tình hình chấp hành các cam kết của bên được bảo lãnh trong thời hạn hiệu lực của khoản bảo lãnh. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho bên bảo đảm khi thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh hoặc cam kết tương tự hợp đồng cấp bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác.  Bổ sung thêm một số quy định khác Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng hiện tại quy định còn thiếu nội dung về điều kiện đối với bên bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, nên cần bổ sung thêm để đảm bảo hoạt động bảo lãnh diễn ra hiệu quả. 3.4.2. Kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Sacombank Để khắc phục những hạn chế còn gặp phải, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh của Sacombank hiện nay, vì thế Ngân hàng cần tập trung giải quyết một số vấn đề về nâng cao yếu tố con ngƣời, cải thiện quy trình, thủ tục bảo lãnh, nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động bảo lãnh, chuyên môn hóa nghiệp vụ bảo lãnh, đồng thời nâng cao hệ thống công nghệ ngân hàng. Yếu tố nhân sự luôn là yếu tố hàng đầu quyết định hiệu quả của mọi hoạt động kinh doanh. Do đó, trƣớc mắt Sacombank cần mở rộng và nâng cao các khóa đào tạo chuyên sâu về hoạt động bảo lãnh ngân hàng, cũng nhƣ tạo điều kiện giao lƣu trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ nhân viên thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng. Bên cạnh đó tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng văn hóa trong kinh doanh với phong cách phục vụ khách hàng văn minh, lịch sự. Điều này thể hiện ở phong cách giao tiếp với khách hàng tác động đến thu hút khách hàng, góp phần tạo hình ảnh tốt đẹp về Sacombank trong long khách hàng, đây là phƣơng thức quảng cáo tốt nhất cho ngân hàng với chi phí thấp. Sacombank nên ban hành một quy trình bảo lãnh riêng với thủ tục đơn giản hơn nhằm tiết kiệm thời gian cấp bảo lãnh, đáp ứng nhu cầu nhanh gọn của khách hàng, thay vì quy trình tập trung tại quy trình cấp tín dụng nhƣ hiện nay, song vẫn phải đảm bảo chất lƣợng của bảo lãnh. Ngoài ra, công tác thẩm định trong nghiệp vụ bảo lãnh phải đƣợc nâng cao, thực hiện một cách nghiêm túc và dựa trên các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá. Để đạt đƣợc hiệu quả trong hoạt động bảo lãnh với bối cảnh có nhiều tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thực hiện dịch vụ bảo lãnh ngân hàng, đòi hỏi Sacombank tăng cƣờng khả năng cạnh tranh. Thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm bảo lãnh phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng, có mức phí bảo lãnh hợp lý thể hiện tính cạnh tranh qua sự ƣu đãi cho những khách hàng truyền thống, đồng thời hỗ trợ thêm các tiện ích khác cho khách hàng nhƣ thanh toán quốc tế, tài khoản tiền gửi,..để tạo sự thuận lợi cho khách hàng. Hơn nữa, chất lƣợng dịch vụ bảo lãnh chính là sự cạnh tranh cao nhất mà Ngân hàng cần có. Chuyên môn hóa hoạt động bảo lãnh ngân hàng theo hƣớng thí điểm thành lập các Phòng bảo lãnh tại một số Chi nhánh lớn. Một bộ phận chuyên trách đƣợc thiết lập, đƣợc đào tạo chuyên biệt sẽ giúp tập trung thời gian và nguồn lực cho hoạt động bảo lãnh ở Sacombank. Phát huy tính hiệu quả của công nghệ thông tin, nâng cao tính tự động hóa vào sản phẩm bảo lãnh, quy trình bảo lãnh và hệ thống báo cáo. Nhằm cung cấp nhanh chóng, chính xác, an toàn đem lại lợi ích cho Sacombank và cả khách hàng. KẾT LUẬN Đến nay, hoạt động bảo lãnh ngân hàng đã khẳng định vị trí và vai trò của nó đối với sự phát triển của ngành ngân hàng và càng có tầm quan trọng đối với các cá nhân, tổ chức có nhu cầu đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thông qua việc bảo lãnh của ngân hàng nói chung có uy tín để giảm thiểu rủi ro. Để đƣa hoạt động này đƣợc ứng dụng chặt chẽ trên thực tế phải kể đến pháp luật điều chỉnh về hoạt động bảo lãnh ngân hàng hiện nay. Với mục tiêu đề ra ban đầu và dựa vào kết quả của quá trình nghiên cứu ngƣời viết đƣa ra những kết luận sau: Sau khi nghiên cứu về mặt lý luận về bảo lãnh ngân hàng, ngƣời viết thấy rằng nó có những đặc điểm riêng biệt so với các hình thức đảm bảo nghĩa vụ khác, song song đó bảo lãnh ngân hàng có chức năng và vai trò đối với từng chủ thể tham gia giao dịch. Ngoài ra, có nhiều loại hình bảo lãnh ngân hàng đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng trong quan hệ tài chính của các chủ thể. Bên cạnh đó, những quy định về bảo lãnh ngân hàng theo pháp luật Việt Nam dần đƣợc phát triển qua nhiều giai đoạn. Với những quy định mới của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng hiện hành cho thấy những điểm tích cực trong quy định so với văn bản quy phạm pháp luật trƣớc đây, có thể tạo hành lang pháp lý ổn định cho các đối tƣợng tham gia đạt đƣợc mục tiêu đề ra khi vào quan hệ bảo lãnh ngân hàng nhƣ đảm bảo nghĩa vụ, kinh doanh phát triển dịch vụ bảo lãnh và hỗ trợ tham gia các giao dịch về vốn. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm hạn chế trong quy định gây khó khăn trong quá trình thực hiện quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng. Về mặt thực tiễn, nhìn chung Sacombank đã tuân thủ thực hiện những quy định của pháp luật liên quan đến dịch vụ bảo lãnh ngân hàng, nhƣng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng do sự tác động từ các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan nên ảnh hƣởng đến nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng. Một trong nhân tố đó sự bất cập của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng chƣa khái quát hết tình hình thực tiễn, từ đó đã ảnh hƣởng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của ngân hàng. Vì vậy, trong Chƣơng 3 ngƣời viết đã đóng góp một vài ý kiến với mong muốn trên hết là hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và nâng cao hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng. Trên đây là những ý kiến của ngƣời viết, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp quý báu của Qúy Thầy (Cô) và các bạn sinh viên để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn./. ---HẾTPHỤ LỤC 1. Giấy đề nghị bảo lãnh 2. Giấy đề nghị cấp hạn mức bảo lãnh 3. Giấy đề nghị bảo lãnh thuế 4. Thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh 5. Thƣ bảo lãnh dự thầu 6. Thƣ bảo lãnh vay vốn 7. Thƣ bảo lãnh đảm bảo chất lƣợng sản phẩm 8. Thƣ bảo lãnh thực hiện hợp đồng 9. Thƣ bảo lãnh bảo hành 10. Thƣ bảo lãnh đối ứng 11. Thƣ bảo lãnh thanh toán thuế 12. Phụ lục A 13. Phụ lục B 14. Hợp đồng cấp bảo lãnh 15. Phôi thƣ bảo lãnh DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Bộ luật dân dự năm 2005. 2. Luật phá sản năm 2004. 3. Luật thƣơng mại năm 2005. 4. Luật doanh nghiệp năm 2005. 5. Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2005 đƣợc sửa đổi năm 2009. 6. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. 7. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. 8. Luật ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam năm 2010. 9. Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005 của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội. 10. Nghị định số 163/2006/NĐ- CP ngày 29/12/2006 của chính phủ về giao dịch bảo đảm. 11. Nghị định số 11/2012/NĐ- CP ngày 22/02/21012 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 163/2006/NĐ- CP ngày 29/12/2006 của chính phủ về giao dịch bảo đảm. 12. Thông tƣ số 28/2012/TT- NHNN ngày 03/10/2012 của ngân hàng nhà nƣớc quy định về bảo lãnh ngân hàng. 13. Thông tƣ số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ tài chính về việc hƣớng dẫn thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 14. Thông tƣ số 37/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 quy định về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hàng vay là ngƣời cƣ trú.  Danh mục sách, báo, tạp chí 1. Th.s Bùi Đức Giang: Chế định bảo lãnh của Việt Nam nhìn từ góc độ luật so sánh, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 6(224) tháng 8/2012. 2. Th.s Bùi Đức Giang: Một số hạn chế của quy định pháp luật về gọi bảo lãnh, Tạp chí ngân hàng số 23, tháng 12/2012. 3. Th.s Dƣơng Kim Thế Nguyên, Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản, Nghiên cứu lập pháp số 4(141), tháng 2/2009. 4. Th.s Đoàn Thị Phƣơng Diệp: Giáo trình bảo đảm nghĩa vụ, 2009. 5. TS. Nguyễn Thái Phúc: Luật phá sản năm 2004, những tiến bộ và hạn chế, Tạp chí Khoa học pháp lý, tháng 3/2004. 6. Trƣờng Đại học Cần Thơ : Giáo trình bảo đảm nghĩa vụ, 2009. 7. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân hàng, Nxb. Công an nhân dân, 2000. 8. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội : Giáo trình luật thương mại quốc tế, Nxb. Tƣ pháp, Hà Nội, 2010. 9. Viện khoa học pháp lý: Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2009.  Danh mục văn bản của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín 1. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng tín: Báo cáo thƣờng niên năm 2010. 2. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng tín: Báo cáo thƣờng niên năm 2011. 3. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng tín: Báo cáo thƣờng niên năm 2012. 4. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng tín, Quyết định số 150/2011/QĐ- TGĐ ngày 13/01/2011 quyết định của Tổng giám đốc về việc ban hành quy trình cấp tín dụng. 5. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng tín , Quyế t đinh ̣ số 24/2013/QĐ-HĐQT ngày 19/02/2013 quyế t đinh ̣ của Hội đồng quản trị về viê ̣c ban hành quy chế bảo lañ h ngân hàng. 6. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng tín , Quyế t đinh ̣ số 1163/2013/QĐ-KHDN-KHCN ngày 12/4/2013 quyế t đinh ̣ c ủa Tổng giám đốc về viê ̣c ban hành sản phẩ m bảo lañ h.  Danh mục các trang thông tin điện tử 1. Thu Hằng, VinaonexViettel định kiện Seabank về vụ ký bảo lãnh vƣợt thẩm quyền, http://www.baomoi.com/VinaconexViettel-dinh-kien-Seabank-ve-vuky- bao-lanh-vuot-tham-quyen/126/10008794.epi, [truy cập ngày 22/12/ 2012]. 2. Thiên Cầm, Tranh chấp trong bảo lãnh ngân hàng, http://www.vinacorp.vn/news/tranh-tranh-chap-trong-bao-lanh-ngan-hang/ct544134, [truy cập ngày 06/5/2013]. 3. Đinh Thu Hƣơng- Lê Thu Minh, Tìm hiểu một số nội dung về Swift, http://vdb.gov.vn/Trangchu.aspx?ID=DETAIL&INFOID=2306, [truy cập ngày 13/5/2013]. 4. Trần Thị Quang Hồng, Nguyễn Hồng Hải, Đỗ Thúy Hằng phối hợp với công ty luật Baker & McKenzie , Dự thảo rà soát Bộ luật dân sự năm 2005, http://luatsuadoi.vibonline.com.vn/Baocao/Bo-luat-Dan-su-16.aspx [truy cập ngày 06/8/2013]. 5. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín, Sacombank áp dụng phôi cam kết bảo lãnh mới trên toàn hệ thống, http://www.sacombank.com.vn/tintuc/pages/Sacombank-ap-dung-mau-Phoicam-ket-bao-lanh-moi-tren-toan-he-thong.aspx, [truy cập ngày 14/08/2013]. 6. Thanh Thanh Lan, Ngân hàng, doanh nghiệp tranh cãi vì chứng thƣ bảo lãnh, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/ngan-hangdoanhnghiep-tranh-cai-vi-chung-thu-bao-lanh-2886017.html, [truy cập ngày 28/9/2013]. 7. Thu Huệ: Hạn chế rủi ro từ bảo lãnh thanh toán ngân hàng, http://www.baomoi.com/Han-che-rui-ro-tu-bao-lanh-thanh-toan-nganhang/126/11783583.epi, [truy cập ngày 03/10/2013]. [...]... móng pháp luật cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng Từ những năm 90 của thế kỉ 20, hệ thống pháp luật của Việt Nam về hoạt động bảo lãnh ngân hàng đƣợc đánh dấu sự ra đời của các chế định về bảo lãnh ngân hàng Đầu tiên với quyết định số 196/ QĐ - NH14 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ngày 16/04/1994 về quy chế bảo lãnh ngân hàng của các ngân hàng thƣơng mại và Quyết định số 23/QĐ- NH14 của Thống đốc Ngân. .. cầu bảo lãnh và dẫn đến việc tạo lập các hợp đồng trong bảo lãnh ngân hàng, nếu bên có quyền yêu cầu cần có sự bảo lãnh ngân hàng và chỉ khi bên có nghĩa vụ đáp ứng đƣợc yêu cầu của bên bảo lãnh thì bảo lãnh ngân hàng mới đƣợc xác lập + Hợp đồng cấp bảo lãnh là sự thỏa thuận giữa bên bảo lãnh với bên đƣợc bảo lãnh về việc bên bảo lãnh chấp nhận việc bảo lãnh Hợp đồng này làm phát sinh nghĩa vụ bảo. .. bên bảo lãnh phải trả thay, kèm theo các khoản phí dịch vụ bảo lãnh) phát sinh từ hợp đồng dịch vụ bảo lãnh giữa bên bảo lãnh với khách hàng đƣợc bảo lãnh - Về mục đích của bảo lãnh này là đảm bảo khả năng bên đƣợc bảo lãnh hoàn lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thực hiện bảo lãnh đã thanh toán thay cho bên đƣợc bảo lãnh 1.4.8 Xác nhận bảo lãnh Ví dụ: ngân hàng A bảo. .. NHNN về quy chế bảo lãnh ngân hàng (sau đây gọi tắt là quyết định số 26), một lần nữa thay thế hoàn toàn chế độ pháp lý có hiệu lực về hoạt động liên quan đến bảo lãnh ngân hàng trƣớc đó Quyết định số 26 đã góp phần làm cho hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo lãnh dần đƣợc hoàn thiện đáp ứng nhu cầu thực tiễn 1.2.3 Giai đoạn cũng cố và hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng. .. ý bảo lãnh cho nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng A, khi đó ngân D đƣợc gọi là bên xác nhận bảo lãnh, ngân hàng A đƣợc gọi là bên đƣợc xác nhận bảo lãnh ( trong mối quan hệ xác nhận bảo lãnh ) và vừa là bên bảo lãnh ( trong mối quan hệ bảo lãnh) Và hành vi trên của ngân hàng D đƣợc “các nhà làm luật gọi là xác nhận bảo lãnh và nhà luật học gọi là bảo lãnh của bảo lãnh” (5), nhƣng dù hành vi trên... vƣợt mức bảo lãnh tối đa của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng do Chính phủ hoặc Ngân hàng trung ƣơng quy định thì các ngân hàng có thể cùng nhau thực hiện đồng bảo lãnh cho một khách hàng Theo quy định của pháp luật (6), đồng bảo lãnh là hợp vốn để bảo lãnh của các chủ thể đƣợc thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng cho các nghĩa vụ của một khách hàng Ví dụ các ngân hàng A, ngân hàng nƣớc... ̣n 1.2 Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng trong phát luật Việt Nam Cùng với sự phát triển của xã hội về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì hệ thống pháp luật của Việt Nam về hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũng dần dần phát triển theo từng giai đoạn, nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của các quan hệ xã hội trong vấn đề bảo lãnh ngân hàng Cụ thể mỗi... đƣợc thực hiện những loại hình bảo lãnh ngân hàng sau đây: (3) - Bảo lãnh vay vốn ; - Bảo lãnh thanh toán ; - Bảo lãnh dự thầu ; Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/12/2012 quy đinh ̣ về bảo lañ h ngân hàng - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng ; - Bảo lãnh đảm bảo chất lƣợng sản phẩm ; - Bảo lãnh hoàn tiền ứng trƣớc ; - Bảo lãnh đối ứng ; - Xác nhận bảo lãnh ; - Đồng bảo lãnh; - Các loại bảo lãnh. .. bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên xác nhận bảo lãnh ( tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài) phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết xác nhận bảo lãnh về việc đã cam kết với bên nhận bảo lãnh là sẽ đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với bên đƣợc bảo lãnh Trong luận văn này ngƣời viết sử dụng cụm từ “xác nhận bảo lãnh” theo quy định của pháp luật. .. đƣợc bảo lãnh thực hiện đúng các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng ký kết với bên nhận bảo đảm và đảm bảo lợi ích về quyền lợi của bên nhận bảo lãnh trong phạm vi bảo lãnh 1.4.5 Bảo lãnh chất lƣợng sản phẩm Bảo lãnh đảm bảo chất lƣợng sản phẩm là hình thức của bảo lãnh ngân hàng, trong đó tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo đảm (ngƣời mua) về việc

Ngày đăng: 05/10/2015, 10:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN