3.4.1. Một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam
Một hành lang pháp lý hoàn thiện sẽ tạo điều kiện cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam phát triển và các chủ thể tham gia bảo lãnh ngân hàng sẽ đƣợc đảm bảo công bằng về quyền lợi, cũng nhƣ đƣợc pháp luật bảo vệ. Vì vậy, với những hạn chế còn tồn tại trong văn bản quy phạm pháp luật quy định về bảo lãnh đòi hỏi có văn bản quy phạm pháp luật mới ra đời sửa đổi, bổ sung văn bản trƣớc đó để đảm bảo hoạt động bảo lãnh ngân hàng diễn ra an toàn, hiệu quả.Văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung cần thể hiện đƣợc các nội dung giải quyết đƣợc những vƣớng mắc pháp lý hiện tại, cụ thể tập trung ở một số vấn đề sau:
Về chủ thể tham gia bảo lãnh
Do hoạt động bảo lãnh ngoài sự tham gia của tổ chức tín dụng nƣớc ngoài, còn có sự tham gia của tổ chức tín dụng nƣớc ngoài với vai trò là bên bảo lãnh. Vì vậy, cần xem xét sửa đổi các quy định xác định chủ thể tham gia bảo lãnh theo hƣớng:
- Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh; hoặc tổ chức tín dụng nước ngoài trong trường hợp tham gia đồng bảo lãnh.
- Bên được bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân là người cư trú và tổ chức là người không cư trú được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh.
- Bên nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân là người cư trú hoặc người không cư trú có quyền thụ hưởng bảo lãnh do bên bảo lãnh phát hành.
Xác định số dƣ bảo lãnh để thực hiện quy định về giới hạn cấp tín dụng
Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN quy định thừa 02 khoản nhƣ trình bày phần trên khi xác định số dƣ bảo lãnh. Do đó cần loại bỏ 02 khoản quy định về hình thức bảo lãnh trong tính số dƣ bảo lãnh, để thuận lợi cho bên bảo lãnh thự hiện quy định về giới hạn cấp tín dụng
Sử dụng ngôn ngữ
Việc pháp luật quy định các văn bản liên quan đến bảo lãnh dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ chủ đạo đã tạo nên sự bất cập. Cần điều chỉnh quy định theo hƣớng tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, cụ thể :
Các bên liên quan được thỏa thuận sử dụng tiếng Việt hoặc một thứ tiếng nước ngoài trong các văn bản liên quan đến giao dịch bảo lãnh. Trường hợp sử dụng tiếng nước ngoài, các văn bản phải được dịch sang tiếng Việt đính kèm bản nước ngoài khi cơ quan quản lý yêu cầu.
Trường hợp có sự khác nhau giữa văn bản tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì văn bản tiếng Việt sẽ làm căn cư pháp lý, nếu các bên liên quan không có thỏa thuận khác.
Bảo đảm cho nghĩa vụ hoàn lại của bên đƣợc bảo lãnh đối với bên bảo lãnh
Với tiêu đề của điều luật “ Bảo đảm cho nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh” gây sự nhằm lẫn vì những nội dung bên trong điều luật thể hiện các quy định thực hiện biện pháp bảo đảm của bên đƣợc bảo lãnh với bên bảo lãnh, do đó cần sửa tiêu đề cho phù hợp với nội dung là “bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh”. Ngoài ra , nhƣ đã trình bày biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đƣợc thỏa thuận bởi nhiều chủ thể, nên pháp luật cần ghi nhận tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thỏa thuận với các bên có liên quan về việc có áp dụng biện pháp bảo đảm hay không áp dụng biện pháp bảo đảm, để đảm bảo quyền lợi của các chủ thể còn lại trong giao dịch bảo đảm.
Hạch toán ghi nợ bằng đồng ngoại tệ.
Việc tồn tại mâu thuẫn về quy định giữa 02 văn bản nêu trên, đòi hỏi chỉnh sửa quy định trong Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN nhằm đảm bảo thực hiện thống nhất vấn đề cho vay bằng ngoại tệ khi bảo lãnh nhƣ sau:
Trường hợp trả thay bằng ngoại tệ, sau khi thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán ghi nợ cho vay bắt buộc như sau:
a) Hạch toán ghi nợ bằng loại ngoại tệ theo cam kết bảo lãnh, hoặc
b) Hạch toán ghi nợ bằng đồng Việt Nam tương đương với giá trị ngoại tệ mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã trã nợ thay theo tỷ giá bán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài công bố tại thời điểm thanh toán trong trường hợp bên được bảo lãnh không thuộc đối tượng được cho vay bằng ngoại tệ theo quy định hiện hành.
Nghĩa vụ của bên bảo lãnh , bên bảo lãnh đối ứng và bên xác nhận bảo lãnh
Khoản 2 và khoản 5 Điều 28 của Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN quy định một số nghĩa vụ nhƣ đã nêu chƣa phù hợp với bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và bên xác nhận, cũng nhƣ chƣa hợp lý với thực tiễn. Do đó cần phải sửa đổi các nội dung nhƣ sau:
Bên bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng thực hiện theo dõi, giám sát tình hình chấp hành các cam kết của bên được bảo lãnh trong thời hạn hiệu lực của khoản bảo lãnh.
Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho bên bảo đảm khi thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh hoặc cam kết tương tự hợp đồng cấp bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác.
Bổ sung thêm một số quy định khác
Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng hiện tại quy định còn thiếu nội dung về điều kiện đối với bên bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, nên cần bổ sung thêm để đảm bảo hoạt động bảo lãnh diễn ra hiệu quả.
3.4.2. Kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Sacombank
Để khắc phục những hạn chế còn gặp phải, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh của Sacombank hiện nay, vì thế Ngân hàng cần tập trung giải quyết một số vấn đề về nâng cao yếu tố con ngƣời, cải thiện quy trình, thủ tục bảo lãnh, nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động bảo lãnh, chuyên môn hóa nghiệp vụ bảo lãnh, đồng thời nâng cao hệ thống công nghệ ngân hàng.
Yếu tố nhân sự luôn là yếu tố hàng đầu quyết định hiệu quả của mọi hoạt động kinh doanh. Do đó, trƣớc mắt Sacombank cần mở rộng và nâng cao các khóa đào tạo chuyên sâu về hoạt động bảo lãnh ngân hàng, cũng nhƣ tạo điều kiện giao lƣu trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ nhân viên thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng. Bên cạnh đó tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng văn hóa trong kinh doanh với phong cách phục vụ khách hàng văn minh, lịch sự. Điều này thể hiện ở phong cách giao tiếp với khách hàng tác động đến thu hút khách hàng, góp phần tạo hình ảnh tốt đẹp về Sacombank trong long khách hàng, đây là phƣơng thức quảng cáo tốt nhất cho ngân hàng với chi phí thấp.
Sacombank nên ban hành một quy trình bảo lãnh riêng với thủ tục đơn giản hơn nhằm tiết kiệm thời gian cấp bảo lãnh, đáp ứng nhu cầu nhanh gọn của khách hàng, thay vì quy trình tập trung tại quy trình cấp tín dụng nhƣ hiện nay, song vẫn phải đảm bảo chất lƣợng của bảo lãnh. Ngoài ra, công tác thẩm định trong nghiệp vụ bảo lãnh phải đƣợc nâng cao, thực hiện một cách nghiêm túc và dựa trên các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá.
Để đạt đƣợc hiệu quả trong hoạt động bảo lãnh với bối cảnh có nhiều tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thực hiện dịch vụ bảo lãnh ngân hàng, đòi hỏi Sacombank tăng cƣờng khả năng cạnh tranh. Thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm bảo lãnh phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng, có mức phí bảo lãnh hợp lý thể hiện tính cạnh tranh qua sự ƣu đãi cho những khách hàng truyền thống, đồng thời hỗ trợ thêm các tiện ích khác cho khách hàng nhƣ thanh toán quốc tế, tài khoản tiền gửi,..để tạo sự thuận lợi cho khách hàng. Hơn nữa, chất lƣợng dịch vụ bảo lãnh chính là sự cạnh tranh cao nhất mà Ngân hàng cần có.
Chuyên môn hóa hoạt động bảo lãnh ngân hàng theo hƣớng thí điểm thành lập các Phòng bảo lãnh tại một số Chi nhánh lớn. Một bộ phận chuyên trách đƣợc thiết lập, đƣợc đào tạo chuyên biệt sẽ giúp tập trung thời gian và nguồn lực cho hoạt động bảo lãnh ở Sacombank.
Phát huy tính hiệu quả của công nghệ thông tin, nâng cao tính tự động hóa vào sản phẩm bảo lãnh, quy trình bảo lãnh và hệ thống báo cáo. Nhằm cung cấp nhanh chóng, chính xác, an toàn đem lại lợi ích cho Sacombank và cả khách hàng.
KẾT LUẬN
Đến nay, hoạt động bảo lãnh ngân hàng đã khẳng định vị trí và vai trò của nó đối với sự phát triển của ngành ngân hàng và càng có tầm quan trọng đối với các cá nhân, tổ chức có nhu cầu đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thông qua việc bảo lãnh của ngân hàng nói chung có uy tín để giảm thiểu rủi ro. Để đƣa hoạt động này đƣợc ứng dụng chặt chẽ trên thực tế phải kể đến pháp luật điều chỉnh về hoạt động bảo lãnh ngân hàng hiện nay.
Với mục tiêu đề ra ban đầu và dựa vào kết quả của quá trình nghiên cứu ngƣời viết đƣa ra những kết luận sau:
Sau khi nghiên cứu về mặt lý luận về bảo lãnh ngân hàng, ngƣời viết thấy rằng nó có những đặc điểm riêng biệt so với các hình thức đảm bảo nghĩa vụ khác, song song đó bảo lãnh ngân hàng có chức năng và vai trò đối với từng chủ thể tham gia giao dịch. Ngoài ra, có nhiều loại hình bảo lãnh ngân hàng đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng trong quan hệ tài chính của các chủ thể.
Bên cạnh đó, những quy định về bảo lãnh ngân hàng theo pháp luật Việt Nam dần đƣợc phát triển qua nhiều giai đoạn. Với những quy định mới của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng hiện hành cho thấy những điểm tích cực trong quy định so với văn bản quy phạm pháp luật trƣớc đây, có thể tạo hành lang pháp lý ổn định cho các đối tƣợng tham gia đạt đƣợc mục tiêu đề ra khi vào quan hệ bảo lãnh ngân hàng nhƣ đảm bảo nghĩa vụ, kinh doanh phát triển dịch vụ bảo lãnh và hỗ trợ tham gia các giao dịch
về vốn. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm hạn chế trong quy định gây khó khăn trong quá trình thực hiện quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng.
Về mặt thực tiễn, nhìn chung Sacombank đã tuân thủ thực hiện những quy định của pháp luật liên quan đến dịch vụ bảo lãnh ngân hàng, nhƣng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng do sự tác động từ các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan nên ảnh hƣởng đến nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng. Một trong nhân tố đó sự bất cập của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng chƣa khái quát hết tình hình thực tiễn, từ đó đã ảnh hƣởng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của ngân hàng.
Vì vậy, trong Chƣơng 3 ngƣời viết đã đóng góp một vài ý kiến với mong muốn trên hết là hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và nâng cao hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng.
Trên đây là những ý kiến của ngƣời viết, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp quý báu của Qúy Thầy (Cô) và các bạn sinh viên để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn./.
---HẾT- PHỤ LỤC
1. Giấy đề nghị bảo lãnh
2. Giấy đề nghị cấp hạn mức bảo lãnh 3. Giấy đề nghị bảo lãnh thuế
4. Thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh 5. Thƣ bảo lãnh dự thầu
6. Thƣ bảo lãnh vay vốn
7. Thƣ bảo lãnh đảm bảo chất lƣợng sản phẩm 8. Thƣ bảo lãnh thực hiện hợp đồng
9. Thƣ bảo lãnh bảo hành 10.Thƣ bảo lãnh đối ứng
11.Thƣ bảo lãnh thanh toán thuế 12.Phụ lục A
13.Phụ lục B
14.Hợp đồng cấp bảo lãnh 15.Phôi thƣ bảo lãnh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật dân dự năm 2005. 2. Luật phá sản năm 2004. 3. Luật thƣơng mại năm 2005. 4. Luật doanh nghiệp năm 2005.
5. Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2005 đƣợc sửa đổi năm 2009. 6. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
7. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.
8. Luật ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam năm 2010.
9. Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005 của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội.
10.Nghị định số 163/2006/NĐ- CP ngày 29/12/2006 của chính phủ về giao dịch bảo đảm.
11.Nghị định số 11/2012/NĐ- CP ngày 22/02/21012 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 163/2006/NĐ- CP ngày 29/12/2006 của chính phủ về giao dịch bảo đảm.
12.Thông tƣ số 28/2012/TT- NHNN ngày 03/10/2012 của ngân hàng nhà nƣớc quy định về bảo lãnh ngân hàng.
13.Thông tƣ số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ tài chính về việc hƣớng dẫn thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
14.Thông tƣ số 37/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 quy định về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hàng vay là ngƣời cƣ trú.
Danh mục sách, báo, tạp chí
1. Th.s Bùi Đức Giang: Chế định bảo lãnh của Việt Nam nhìn từ góc độ luật so sánh, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 6(224) tháng 8/2012.
2. Th.s Bùi Đức Giang: Một số hạn chế của quy định pháp luật về gọi bảo lãnh, Tạp chí ngân hàng số 23, tháng 12/2012.
3. Th.s Dƣơng Kim Thế Nguyên, Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản, Nghiên cứu lập pháp số 4(141), tháng 2/2009.
4. Th.s Đoàn Thị Phƣơng Diệp: Giáo trình bảo đảm nghĩa vụ, 2009.
5. TS. Nguyễn Thái Phúc: Luật phá sản năm 2004, những tiến bộ và hạn chế, Tạp chí Khoa học pháp lý, tháng 3/2004.
6. Trƣờng Đại học Cần Thơ : Giáo trình bảo đảm nghĩa vụ, 2009.
7. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân hàng, Nxb. Công an nhân dân, 2000.
8. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội : Giáo trình luật thương mại quốc tế, Nxb. Tƣ pháp, Hà Nội, 2010.
9. Viện khoa học pháp lý: Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2009.
Danh mục văn bản của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín
1. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng tín: Báo cáo thƣờng niên năm 2010.
2. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng tín: Báo cáo thƣờng niên năm 2011.
3. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng tín: Báo cáo thƣờng niên năm 2012.
4. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng tín, Quyết định số 150/2011/QĐ- TGĐ ngày 13/01/2011 quyết định của Tổng giám đốc về việc ban hành quy trình cấp tín dụng.
5. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng tín , Quyết định số 24/2013/QĐ-HĐQT ngày 19/02/2013 quyết đi ̣nh của Hội đồng quản trị về viê ̣c ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng.
6. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng tín , Quyết định số 1163/2013/QĐ-KHDN-KHCN ngày 12/4/2013 quyết đi ̣nh c ủa Tổng giám đốc về viê ̣c ban hành sản phẩm bảo lãnh.
Danh mục các trang thông tin điện tử
1. Thu Hằng, VinaonexViettel định kiện Seabank về vụ ký bảo lãnh vƣợt thẩm quyền, http://www.baomoi.com/VinaconexViettel-dinh-kien-Seabank-ve-vu- ky- bao-lanh-vuot-tham-quyen/126/10008794.epi, [truy cập ngày 22/12/ 2012].
2. Thiên Cầm, Tranh chấp trong bảo lãnh ngân hàng,
http://www.vinacorp.vn/news/tranh-tranh-chap-trong-bao-lanh-ngan-hang/ct- 544134, [truy cập ngày 06/5/2013].