Đây cũng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên bảo lãnh đối ứng ( tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài) phát hành bảo lãnh cho một ngân hàng khác (bên nhận bảo lãnh đối ứng- bên bảo lãnh), trong đó cam kết về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, khi bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính phải trả thay cho khách hàng ( bên đƣợc bảo lãnh)của bên bảo lãnh đối ứng.
Ví dụ: Ngân hàng A bảo lãnh cho doanh nghiệp B thực hiện đúng các nghĩa vụ tài chính với Ông C. Để đảm bảo khả năng doanh nghiệp B sẽ hoàn lại số tiền đã đƣợc ngân hàng A trả thay cho ông C thì doanh nghiê ̣p B yêu cầu ngân hàng D bảo lãnh cho nghĩa vụ này. Trong ví dụ này khi ngân hàng A thực hiện đƣợc nghĩa vụ tài chính thay cho doanh nghiệp B mà doanh nghiệp này không có khả năng thanh toán lại số tiền trên thì ngân hàng D sẽ thực hiện phần nghĩa vụ trên thay cho doanh nghiệp B. Trong trƣờ ng hơ ̣p này ngân hàng A với tƣ cách là bên bảo lãnh (trong mối quan hệ với ông C) và vừa là bên nhận bảo lãnh đối ứng (trong mối quan hệ bảo lãnh với ngân hàng D); doanh nghiệp B vừa là khách hàng đƣợc bảo lãnh của ngân hàng A , đồng thời cũng là khách hàng đƣợc bảo lãnh đối ứng của ngân hàng D; trong khi đó ngân hàng D đóng vai trò là bên bảo lãnh đối ứng; và ông C vẫn với vai trò là bên nhận bảo lãnh. Cụ thể mối quan hệ của các bên trong bảo lãnh đối ứ ng trong ví du ̣ trên đƣợc thể hiê ̣n qua sơ đồ sau:
Ghi chú:
(1)Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh ký kết giữa bên bảo lãnh – bên đƣợc bảo lãnh;
(2)Hợp đồng bảo lãnh đƣợc ký kết giữa bên bảo lãnh – bên nhận bảo lãnh; (3) Nghĩa vụ tài sản đƣợc bảo lãnh của bên đƣợc bảo lãnh - bên nhận bảo
lãnh;
(4)Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh đối ứng ký kết giữa bên bảo lãnh đối ứng - bên nhận bảo lãnh đối ứng;
(5)Nghĩa vụ tài sản đƣợc bảo lãnh đối ứng của bên đƣợc bảo lãnh đối ứng – bên nhận bảo lãnh đối ứng.
Bảo lãnh đối ứng có một số nét riêng để phân biệt với các loại hình khác ở một số mặt nhƣ sau:
- Về chủ thể, bên bảo lãnh đối ứng và bên nhận bảo lãnh đối ứng đều là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc phép hoạt động bảo lãnh theo quy định pháp luật và cả hai chủ thể này đều có chung khách hàng là bên đƣợc bảo lãnh. Tuy nhiên việc có cùng khách hàng không đồng nghĩa với việc nghĩa vụ bảo lãnh của họ là giống nhau. Do có sự khác nhau về chủ thể nhận bảo lãnh và đối tƣợng bảo lãnh nên hoạt động bảo lãnh của bảo lãnh đối ứng không giống nhƣ đồng bảo lãnh, mặc dù cả hai loại hình bảo lãnh này đều có sự giống nhau về chủ thể đƣợc bảo lãnh. Trong đồng bảo lãnh đƣợc hiểu là các bên đồng bảo lãnh có tồn tại sự chịu trách nhiệm liên đới với bên nhận bảo lãnh nếu các bên đồng bảo lãnh không phân chia nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh độc lập với nhau và với bên nhận bảo lãnh, còn trong bảo
Bên bảo lãnh đối ứng (Ngân hàng D)
Bên nhận bảo lãnh đối ứng Bên bảo lãnh
(Ngân hàng A)
Bên nhận bảo lãnh (Ông C)
Bên đƣợc bảo lãnh đối ứng Bên đƣợc bảo lãnh
(Doanh nghiệp B)
(4)
(2) (5) (1)
lãnh đối ứng hoàn toàn không có tính trách nhiệm liên đới giữa hai tổ chức tín dụng hay chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài cùng tham gia bảo lãnh, bởi vì mỗi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài chỉ có nghĩa vụ với một bên có quyền khác nhau. Cụ thể xét trong ví dụ trên, ngân hàng A chỉ có nghĩa vụ thay cho doanh nghiệp B đối với ông C, còn ngân hàng D chỉ có nghĩa vụ thay cho doanh nghiệp B đối với ngân hàng A
- Về đối tƣợng của bảo lãnh đối ứng chính là nghĩa vụ tài chính của khách hàng đƣợc bảo lãnh mà tổ chức tín dụng bảo lãnh đã trả thay. Trong ví dụ đã nêu trên đối tƣợng của bảo lãnh đối ứng là nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp B đối với ngân hàng A. Vậy các nghĩa vụ tài chính (nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền đã đƣợc trả mà bên bảo lãnh phải trả thay, kèm theo các khoản phí dịch vụ bảo lãnh) phát sinh từ hợp đồng dịch vụ bảo lãnh giữa bên bảo lãnh với khách hàng đƣợc bảo lãnh
- Về mục đích của bảo lãnh này là đảm bảo khả năng bên đƣợc bảo lãnh hoàn lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thực hiện bảo lãnh đã thanh toán thay cho bên đƣợc bảo lãnh.